Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

KINH NGHIỆM LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ LỚP 4- 5 Ở TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 26 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAO THỦY
TRƯỜNG TIỂU HỌC A GIAO THỊNH

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN LỊCH
SỬ- ĐỊA LÍ LỚP 4- 5 Ở TIỂU HỌC

Tác giả: Trần Thị Miền
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học A Giao Thịnh

Giao Thủy, ngày 20 tháng 3 năm 2015
1


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp
4-5 ở Tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 ở Tiểu học
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15/8/2012 đến 15/3/2015
4.Tác giả:
Họ và tên

: Trần Thị Miền

Năm sinh

: 1974

Nơi thƣờng trú



: Xóm 2- Giao Thịnh- Giao Thủy- Nam Định

Trình độ chuyên môn : Cao đẳng Sư phạm
Chức vụ công tác

: Phó Hiệu trưởng

Nơi làm việc

: Trường Tiểu học A Giao Thịnh

Điện thoại

: 0979685409

Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp sáng kiến:
Tên đơn vị

: Trường Tiểu học A Giao Thịnh

Địa chỉ

: Xóm 6 – Giao Thịnh – Giao Thuỷ – Nam Định

Điện thoại

: 03503893148


2


I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Hiện nay, chúng ta đã và đang thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học,
giáo dục ở bậc Tiểu học để đạt đƣợc mục tiêu cấp học, đồng thời đáp ứng những
đổi mới về kinh tế, xã hội của đất nƣớc.
Giáo dục Tiểu học là nền móng vô cùng quan trọng của hệ thống giáo dục
quốc gia, nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục con ngƣời mới phát triển toàn diện.
Giáo dục Tiểu học vừa tạo điều kiện cơ sở cho trẻ có thể tiếp tục học lên Trung
học, vừa chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để các em có thể bƣớc vào cuộc
sống lao động, dễ dàng thích nghi với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nƣớc.
Trong các môn học của bậc Tiểu học, môn Tự nhiên và xã hội nói chung,
môn Lịch sử- Địa lí nói riêng giữ vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển
toàn diện của HS. Dạy Lịch sử- Địa lí không những cung cấp cho học sinh
những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con ngƣời mà còn hình thành và phát triển
óc quan sát, năng lực tƣ duy, suy luận, khái quát…Đồng thời hình thành và bồi
dƣỡng lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc, lòng tự hào dân tộc.
Trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông đòi hỏi chúng ta mạnh dạn
cải cách trên hai lĩnh vực: Nội dung và phƣơng pháp dạy học. Nội dung dạy học
đã đƣợc thể hiện trên sách giáo khoa mới. Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học là
quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con ngƣời Việt Nam mới
với phƣơng pháp dạy học theo kiểu thuyết trình tràn lan vẫn ngự trị trong một số
bộ phận giáo viên các cấp học. Để giải quyết vấn đề này, tƣ tƣởng chỉ đạo về đổi
mới phƣơng pháp dạy học đã đƣợc phát biểu nhƣ: "Lấy người học làm trung
tâm", "Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh", "Tích cực hoá hoạt động
học tập của học sinh".
Để làm đƣợc điều đó, đòi hỏi trƣớc hết ở năng lực chọn phƣơng pháp dạy
học và tính sáng tạo của giáo viên. Đó chính là phƣơng pháp dạy học hiệu quả.

Trong phƣơng pháp dạy học hiệu quả có thể sử dụng kết hợp các phƣơng pháp
dạy học khác nhau. Một trong những phƣơng pháp ấy phải kể đến phƣơng pháp
trực quan- phƣơng pháp sử dụng đồ dùng dạy học (ĐDDH). Nói đến phƣơng
pháp này thì lại phải kể đến phƣơng tiện nằm trong phƣơng pháp đó, chính là
ĐDDH.
3


ĐDDH là phƣơng tiện góp phần nâng cao hiệu quả giờ lên lớp ở các môn
nói chung, giờ học Lịch sử- Địa lí nói riêng.
Học sinh Tiểu học các em còn nhỏ, khả năng tƣ duy, trừu tƣợng còn thấp.
Các hoạt động tƣ duy của các em dựa trên mô hình, lƣợc đồ, bản đồ, bảng, biểu,
tranh, ảnh ....Chính vì vậy, ngay từ khi thay sách, Bộ giáo dục đã cung cấp bộ đồ
dùng dạy học với một số lƣợc đồ, bản đồ, phục vụ cho việc dạy học trong nhà
trƣờng. Tuy nhiên số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng còn hạn chế so với yêu cầu của
từng bài, từng môn; bên cạnh đó bộ đồ dùng đƣợc cấp rất khó bảo quản trong
điều kiện khí hậu ẩm, nhanh bị mục nát mà đồ dùng chỉ đƣợc cấp một lần nên
nhiều khi giáo viên không có đồ dùng để dạy. Chính vì vậy các cấp giáo dục đã
phát động phong trào tự làm thiết bị đồ dùng dạy học. Trong các môn học của
lớp 4,5 bản thân tôi nhận thấy môn Lịch sử- Địa lí cần bổ sung đồ dùng hơn cả
bởi đặc trƣng của hầu hết các bài địa lí lớp 4,5 là đều cần tới bản đồ, lƣợc đồ để
học sinh quan sát, dễ dàng liên hệ rút ra nội dung bài học. Với vai trò một phó
Hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn, tôi cần có trách nhiệm tăng hiệu quả dạy học của giáo viên và học sinh. Vì vậy tôi đã làm đồ dùng dạy học mang tên
“Lƣợc đồ đa năng” để giáo viên ứng dụng vào việc dạy môn Lịch sử- Địa lí lớp
4,5.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trên thực tế, số lƣợng bản đồ, lƣợc đồ của môn Lịch sử - Địa lí lớp 4,5 do
Bộ cấp phát cụ thể nhƣ sau:
STT


Môn

Lớp

Tên bản đồ, lƣợc đồ

Số
lƣợng

4
1

Lịch sử

Bản đồ hành chính

2

Bản đồ tự nhiên Việt Nam

Địa lí
5

2

Bản đồ tự nhiên

4


Bản đồ tự nhiên Thế giới
Bản đồ kinh tế Việt Nam
Lƣợc đồ cho bài: Làm quen
với bản đồ
4

3

3

Ghi chú


Lƣợc đồ cho bài: Cuộc kháng
chiến chống quân Tống xâm
lƣợc lần thứ hai

1

Lƣợc đồ cho bài: Kinh thành
Huế
1
Lƣợc đồ chiến dịch Điện
5

Biên Phủ

1

Nhƣ vậy số lƣợng lƣợc đồ trong bộ đồ dùng đƣợc cấp phát quá ít so với

nhu cầu. Và những bản đồ, lƣợc đồ đó gặp phải những tồn tại là: mau hỏng do
làm bằng giấy nên dễ hỏng trong điều kiện thời tiết ẩm, tính đa dụng chƣa cao,
khó sử dụng, nhỏ, nhiều nội dung chồng chéo của nhiều bài (Ví dụ Bản đồ tự
nhiên chồng chéo nội dung của các bài địa lí trong chƣơng trình), có nhiều chi
tiết thừa làm học sinh không tập trung trong khi học, khó quan sát và phát hiện
nội dung bài.
- Các lƣợc đồ trong SGK của từng bài quá nhỏ, chỉ có thể quan sát cá nhân
hoặc theo nhóm, không tiện cho giáo viên giới thiệu, giảng giải cho cả lớp dẫn
đến hiệu quả giờ học không cao.
- Từ thực tế trên dẫn đến hiện tƣợng giáo viên dạy chay, miêu tả nội dung
bằng lời lẽ, không có lƣợc đồ để học sinh quan sát nên các em học bài không
hứng thú, khó tiếp thu, tƣ duy logic kém phát triển, khả năng khái quát và rút ra
bài học còn hạn chế.
- Đầu năm học 2012-2013, tôi đã tiến hành khảo sát 180 em học sinh khối
4, 5 với các câu hỏi:
1 Khi học môn Lịch sử- Địa lí ,em có dễ nắm đƣợc nội dung bài
học không?
2 Em ghi nhớ nội dung bài học có lâu không?
3 EM có thích học môn Lịch sử- Địa lí không?
4 Em có mong chờ đến tiết sau để học môn Lịch sử- Địa lí không?
5


Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
STT

Nội dung

Số


tỉ lệ %

Ghi chú

lƣợng(em)
1

Hiểu bài nhanh

108/180

60,0

2

Ghi nhớ lâu

90/180

50,0

3

Thích học

90/180

50,0

4


Mong đến tiết sau

85/180

47,2

Nhận xét: Trên thực tế chỉ có một nửa số HS học tốt và hứng thú với môn học
này.
Trƣớc thực trạng trên tôi đã nghiên cứu, làm và sử dụng đồ dùng dạy học có
tên: Lƣợc đồ đa năng với mong muốn góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Phương hướng khắc phục
- Lƣợc đồ đa năng đƣợc thiết kế lớn để tất cả học sinh trong lớp dễ dàng
quan sát. Nó đƣợc thiết kế để dạy các bài có sử dụng lƣợc đồ trong chƣơng trình
môn Lịch sử và Địa lí lớp 4,5 và đƣợc làm bằng những vật liệu bền để sử dụng
lâu dài trong nhiều năm.
- Lƣợc đồ lớn đƣợc chia thành các tỉnh thành, các con sông, dãy núi lớn
có từ tính để hút nam châm và đƣợc gắn bóng đèn LED và bật sáng từng vùng
khi cần.
- Ngoài những bài có nội dung đƣợc thiết kế sẵn trên lƣợc đồ lớn, còn có
những bài mà nội dung cụ thể đƣợc làm rời và nội dung mỗi bài đƣợc cho vào
một túi nhỏ . Dạy đến bài nào thì gắn nội dung bài đó vào lƣợc đồ lớn (nhờ có
nam châm hút).
2.2. Giải pháp thực hiện
Sau đây tôi xin trình bày cấu tạo, cách làm và cách sử dụng của Lƣợc đồ đa
năng :
Cấu tạo:
Lƣợc đồ đa năng gồm hai phần riêng biệt: Lƣợc đồ lớn (Lƣợc đồ tự nhiên
Việt Nam) và các lƣợc đồ nhỏ (Mỗi lƣợc đồ nhỏ là nội dung một bài dạy). Phía

6


sau lƣợc đồ có các bóng đèn LED nhỏ và các thanh nam châm dùng để giữ các
lƣợc đồ nhỏ đƣợc sử dụng khi dạy đến từng bài cụ thể. Lƣợc đồ đƣợc gắn vào
một chiếc giá có chân với bánh xe di chuyển tiện lợi khi dùng trong lớp học và
mang từ lớp này sang lớp khác, đồ dùng đƣợc làm bằng vật liệu bền đẹp đảm
bảo có thể sử dụng lâu dài đƣợc.
2.2.1 Lược đồ lớn
Để mọi Học sinh quan sát đƣợc, đọc đƣợc các chữ trên lƣợc đồ khi đặt
trên bục giảng, tôi đã thiết kế kích thƣớc lƣợc đồ: 1,4m x 1m.
Vật liệu: Tấm mica trắng, các thanh nam châm, bóng đèn LED, dây dẫn điện,
băng dính, keo dán.
Cách làm:
Bƣớc 1: Trên lƣợc đồ lớn là nƣớc Việt Nam gồm phần biển và phần đất
liền. Phần đất liền đƣợc chia thành các tỉnh thành, các con sông và dãy núi có
liên quan đến các bài học ( lƣu ý là chỉ đƣa hình ảnh còn tên của các con sông,
dãy núi thì dạy đến đâu gắn đến đấy để lƣợc đồ thoáng và hấp dẫn với học sinh).
Lƣợc đồ đƣợc in trên giấy đề can và dán lên tấm mica trắng (để khi bật bóng
điện phía sau lƣợc đồ thì phía trƣớc đƣợc sáng rõ) - nhƣ hình vẽ:

7


Bƣớc 2: Phía sau gắn các bóng đèn LED vào vị trí các tỉnh, thành phố,
con sông, dãy núi cần giới thiệu.
+ Gắn bóng đèn LED sau các thành phố sau:
- Thủ đô Hà Nội (Dạy bài Thủ đô Hà Nội- Địa lí Lớp 4)
- Thành phố Hải Phòng (Dạy bài Thành phố Hải Phòng- Địa lí Lớp 4)
- Thành phố Hồ Chí Minh (Dạy bài Thành phố Hồ Chí Minh- Địa lí Lớp 4 )

- Thành phố Cần Thơ (Dạy bài Thành phố Cần Thơ- Địa lí Lớp 4)
- Thành phố Huế (Dạy bài Thành phố Huế- Lớp 4- Địa lí Lớp 4)
- Thành phố Đà (Nẵng Dạy bài Thành phố Đà Nẵng- Địa lí Lớp 4)
8


+ Gắn các bóng đèn LED vào phía sau các con sông:
- Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, sông Gianh để dạy các bài:
Bài “Sông ngòi” (Địa lí lớp 5) ; bài “Đồng bằng Bắc bộ”, “Đồng bằng Nam bộ”
(Địa Lí Lớp 4), “Bài Trịnh- Nguyễn phân tranh” (Lịch sử lớp 5)
+ Dãy núi: Gắn điện sau dãy Hoàng Liên Sơn để dạy bài: Dãy Hoàng Liên Sơn
(Địa lí lớp 4)
+ Lƣu ý: Gắn nhiều bóng đèn LED nhỏ vào một vị trí để tạo độ sáng cần thiết.
Bƣớc 3: Lƣợc đồ đa năng đƣợc gắn vào khung nhôm và đóng hộp (hộp có
bề dày 10 cm) có cánh phía sau nhƣ cánh tủ để bảo vệ các bóng đèn. Bên cạnh
hộp gắn các công tắc điện để khi giới thiệu đến tỉnh, thành phố nào thì bật công
tắc tƣơng ứng với tỉnh, thành phố đó để khu vực đó sáng lên cho HS dễ nhìn.
Bƣớc 4: Dùng keo gắn thanh nam châm phía mặt sau lƣợc đồ để tạo lực
hút khi gắn các lƣợc đồ nhỏ và các biểu tƣợng vào lƣợc đồ lớn.
Bƣớc 5: Gắn lƣợc đồ đa năng trên giá đỡ chắc chắn để đặt trên bục giảng
khi dạy, dƣới chân giá có gắn bánh xe để dễ di chuyển.
Nhƣ vậy tôi đã làm xong lƣợc đồ lớn với 10 bài đƣợc thiết kế sẵn trên đó (với
các nội dung về các tỉnh, thành phố, các con sông, dãy núi của 10 bài đó). Cụ thể
là các bài sau:
1. Việt Nam- đất nƣớc chúng ta ( Phần Địa lí lớp 5)
2. Địa hình và khoáng sản (Phần Địa lí lớp 5)
3. Sông ngòi (Phần Địa lí lớp 5)
4. Vùng biển nƣớc ta (Phần Địa lí lớp 5)
5. Dãy Hoàng Liên Sơn (Phần Địa lí lớp 4)
6. Tây nguyên (Phần Địa lí lớp 4)

7. Hoạt động sản xuất của ngƣời dân Tây Nguyên (Phần Địa lí lớp 4)
8. Dải đồng bằng duyên hải miền Trung (Phần Địa lí lớp 4)
9. Biển, đảo và quần đảo (Phần Địa lí lớp 4)
10.Trịnh- Nguyễn phân tranh (Phần Lịch sử lớp 4)

9


Đây là bức ảnh chụp Lƣợc đồ đa năng sau khi đã làm xong (Lƣợc đồ
lớn):

2.2.2 Các lược đồ nhỏ
* Vật liệu:

10


- Dùng giấy đề can để in các lƣợc đồ nhỏ, các biểu tƣợng và tên các con sông,
địa danh, dãy núi.
- Các miếng tôn mỏng để khi gắn giấy đề can có in lƣợc đồ lên nam châm của
lƣợc đồ lớn có thể hút đƣợc.
* Cách làm:
- Với những bài Lịch sử- Địa lí lớp 4,5 cần dùng lƣợc đồ, tôi chụp ảnh lƣợc đồ
trong SGK đƣa vào photoshop phóng to, xử lí, tách rời các biểu tƣợng, các chữ
viết khi dạy đến đâu mới gắn vào lƣợc đồ lớn đến đó để gây sức hấp dẫn cho
học sinh. (Chú ý: Với những lƣợc đồ nhỏ khi dạy cần chồng khít lên một phần
lƣợc đồ lớn thì kích thƣớc và hình dáng phải điều chỉnh bằng khít với phần đó
của lƣợc đồ lớn đã làm trƣớc đó).
Ví dụ: Lƣợc đồ nhỏ về cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lƣợc lần thứ
nhất (Bài 8-Lịch sử 4) phải có kích cỡ bằng khít và hình dáng giống với khu

vực miền Bắc của nƣớc ta trên lƣợc đồ lớn để khi gắn vào thì chồng khít lên
phần miền Bắc của lƣợc đồ lớn.

11


Sau khi gắn chồng khít, ta đƣợc lƣợc đồ mới sau :

- Còn đối với những lƣợc đồ nhỏ không gắn chồng khít lên một phần hay cả
lƣợc đồ lớn thì tôi phóng to sao cho dƣới lớp học sinh cũng quan sát đƣợc và đặt
vừa vào phần biển Đông trên lƣợc đồ (Tận dụng khoảng trống này khi không
giới thiệu về biển).
- Sau khi làm xong trên photoshop tôi in ra giấy đề can.
- Dán giấy đề can lên các tấm tôn mỏng để khi dạy đến bài nào ta có thể đặt nó
trong lƣợc đồ lớn.
- Dùng kéo cắt theo hình của lƣợc đồ, các biểu tƣợng, các dòng chữ.
12


- Lƣợc đồ nhỏ và các biểu tƣợng của mỗi bài sẽ đƣợc cho vào một túi nhỏ có
gắn tên bài tiện cho việc sử dụng.

Nhƣ vậy tôi đã làm xong các lƣợc đồ nhỏ và các biểu tƣợng rời cho 18 bài Lịch
sử - Địa lí lớp 4,5. Cụ thể là các bài sau và một số hình ảnh minh họa:
+ Phần Địa lí lớp 5 gồm các bài:
1-Khí hậu
2- Đất và Rừng

13



3- Nông nghiệp
4- Công nghiệp
+ Phần Địa lí lớp 4 gồm các bài:
5- Hoạt động sản xuất của ngƣời dân ở Tây Nguyên
6- Đồng bằng Bắc bộ
7- Thủ đô Hà Nội

8-Thành phố Hải Phòng

14


9-Đồng bằng Nam bộ
10-Thành phố Hồ Chí Minh

15


11-Thành phố Cần Thơ

12-Thành phố Huế
13-Thành phố Đà Nẵng

+ Phần Địa lí lớp 4 gồm các bài:
14-Nƣớc Văn Lang
15-Khởi nghĩa Hai bà Trƣng
16-Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lƣợc lần thứ nhất(981)
16



+ Phần Lịch sử lớp 5 gồm các bài:
17-Thu đông 1947- Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp
18- Chiến thắng biên giới thu đông 1950
Hai bài Lịch sử này đều là khu Việt Bắc nên lƣợc đồ giống nhau, khi dạy gắn
các biểu tƣợng cho diễn biến trận đánh khác nhau.
Đây là bức ảnh chụp các biểu tƣợng và lƣợc đồ nhỏ của các bài để khi dạy
đến bài nào thì gắn lên lƣợc đồ lớn nội dung bài đó (Mỗi bài đƣợc chứa trong
một ngăn nhỏ)

17


18


2.3.Cách sử dụng:
- Dùng Lƣợc đồ đa năng để dạy hầu hết các bài Lịch sử+ Địa lí lớp 4,5 (gồm 28
bài có lƣợc đồ). Cụ thể: 13 bài Địa lý lớp 4; 8 bài Địa lý lớp 5; 4 bài Lịch sử lớp
4 ; 3 bài Lịch sử lớp 5
- Ngoài ra còn dùng để dạy các bài tập đọc từ lớp 1 đến lớp 5 có nói đến các địa
danh của Việt Nam . VD : Bài “Nhớ Việt Bắc” của lớp 3 , bài “Cao Bằng”, “
Đất Cà Mau” của lớp 5.
Cụ thể:
- Khi dạy về các tỉnh , thành phố, con sông hay dãy núi, dạy bài nào thì giáo
viên bật công tắc điện sáng vùng đó để học sinh dễ xác định vị trí và xác định
vùng đó giáp những tỉnh nào.. Sau đó cần dạy đến những phần chi tiết của thành
phố đó thì dùng lƣợc đồ phóng to đặt sang bên cạnh để học sinh dễ quan sát.
Ví dụ: Dạy bài Thủ đô Hà Nội, giáo viên tiến hành nhƣ sau:
Trƣớc hết giới thiệu thủ đô Hà Nội trên lƣợc đồ lớn bằng cách bật điện sáng

vùng đó để HS dễ dàng quan sát Hà Nội nằm ở khu vực miền Bắc nƣớc ta, dễ
xác định Hà Nội giáp với các tỉnh nào. Sau đó đến phần tìm hiểu về những trung
tâm kinh tế, văn hóa…của Hà Nội thì đặt lƣợc đồ phóng to sang bên cạnh để HS
dễ quan sát. Nhƣ ảnh chụp:

19


- Với 10 bài Lịch sử và địa lí lớp 4,5 nội dung bài đã đƣợc thiết kế sẵn trên lƣợc
đồ lớn, dạy dến bài nào thì giới thiệu nội dung liên quan đến bài đó ( Ví dụ: Dạy
bài 1 Địa 5: “Vị trí Việt Nam”, đã có sẵn tên các nƣớc láng giềng trên lƣợc đồ
để học sinh dễ dàng xác định Việt Nam giáp với những nƣớc nào, Dạy về biển
đông, bật điện sáng vùng biển, dạy bài Đảo và các quần đảo (Địa lý 4), đã có sẵn
tên các đảo, Dạy bài Các nƣớc láng giềng của VN (Địa 5), trên lƣợc đồ đã thiết
kế sẵn tên và thủ đô các nƣớc đó với cỡ chữ lớn để học sinh quan sát.
- Với 18 bài đƣợc thiết kế rời, dạy bài nào thì gắn nội dung bài đó lên lƣợc đồ
lớn đã đƣợc đính sẵn nam châm.

20


Ví dụ1 : Giới thiệu sông nào thì gắn tên con sông đó vào lƣợc đồ lớn. Tên các
con sông đã đƣợc cắt rời.
.- Các dãy núi tiến hành tƣơng tự….) .
Ví dụ 2 : Khi dạy bài 14,15 môn Lịch sử lớp 5: “Chiến thắng biên giới thu đông 1950” và bài: “Thu đông 1947- Việt Bắc, mồ chôn giặc Pháp” : giáo viên
chỉ vào lƣợc đồ lớn khoanh vùng Việt Bắc gồm 6 tỉnh để HS xác định vị trí của
khu Việt Bắc trên đất nƣớc ta sau đó dùng lƣợc đồ phóng to vùng Việt Bắc,
miêu tả diễn biến trận đánh đến đâu , GV gắn mũi tên tấn công và rút lui đến đó.
Ví dụ 3: Dạy bài 7 - Địa lý 4 : Hoạt động sản xuất của ngƣời dân Tây Nguyên
+ Trƣớc hết cho cả lớp quan sát lƣợc đồ lớn để đọc tên các cao nguyên (chữ to

thiết kế sẵn trên lƣợc đồ HS quan sát rất dễ) và xác định các cao nguyên nằm ở
miền Nam nƣớc ta.
+ Đến nội dung hoạt động sản xuất: gắn phần chú giải, gắn các biểu tƣợng để
dạy. Các biểu tƣợng đã đƣợc làm rời bằng miếng tôn mỏng nhƣ sau:

- Các bài khác tiến hành dạy tƣơng tự .
* Để Lƣợc đồ đa năng phát huy hết hiệu quả, tôi- Hiệu phó phụ trách chuyên
môn đã sắp xếp thời khóa biểu môn Lịch sử- Địa lí lớp 4,5 so le nhau để lƣợc
đồ đa năng đƣợc dùng cho tất cả các tiết của hai khối lớp trên. Ngoài ra còn
dùng để dạy các bài tập đọc từ lớp 1 đến lớp 5 có nói đến các địa danh của Việt
Nam . VD : Bài “Nhớ Việt Bắc” của lớp 3 , bài “Cao Bằng”, “ Đất Cà Mau” của
lớp 5.

III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
1. Hiệu quả xã hội

21


2. Lƣợc đồ đa năng đƣợc đƣa vào sử dụng rộng rãi trong trƣờng và đã đem
lại những hiệu quả sau:
- Vì dạy bài nào mới gắn bài đó vào lƣợc đồ lớn nên lƣợc đồ thoáng, không
bị chồng chéo nội dung của nhiều bài nhƣ bản đồ đƣợc cấp phát, học sinh dễ
quan sát và phát hiện nội dung.
- Lƣợc đồ đa năng đƣợc làm bằng các vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm nên tiết kiệm
đƣợc tiền của và thời gian.
- Những vật liệu dùng để làm là tôn, mica nên rất bền, sử dụng đƣợc nhiều
năm không tốn công làm đi làm lại.
- Lƣợc đồ đa năng đƣợc thiết kế với màu sắc đẹp, tính khoa học và thẩm mĩ
cao gây sức hấp dẫn khiến học sinh rất hứng thú trong giờ học và mong chờ đến

tiết sau đƣợc dùng nó.
- Lƣợc đồ đa năng khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của những lƣợc đồ trong
sách giáo khoa: Nhỏ, chỉ có thể áp dụng với từng cá nhân hoặc một nhóm,
không tiện cho việc hƣớng dẫn chung cho cả lớp .
- Trong các năm học 2012-2013; 2013-2014; 2014-2015, các giáo viên khối
4 và khối 5 thay phiên nhau dùng Lƣợc đồ đa năng để giảng dạy đã mang lại
hiệu quả rõ rệt. Cả giáo viên và học sinh đều phấn khởi học tập và tiết học diễn
ra nhẹ nhàng, hiệu quả góp phần làm cho học sinh cảm thấy “ Mỗi ngày đến
trƣờng là một ngày vui”.
- Lƣợc đồ đa năng dùng để dạy nhiều bài, nhiều môn và nhiều tiết, đáp ứng
đƣợc nhu cầu của tất cả các bài lịch sử - địa lí có dùng lƣợc đồ, khắc phục đƣợc
tình trạng dạy chay của giáo viên trƣớc đây. Ngoài ra còn giúp các các em hứng
thú, tự tin phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới một cách chủ động; ghi nhớ các
kiến thức đã học một cách vững chắc; biết liên hệ, khái khoát các hiện tƣợng tự
nhiên từ những hình ảnh cụ thể.
- Sau một năm sử dụng, đầu tháng 3 năm 2013 tôi đã làm cuộc khảo sát với
180 em học sinh khối 4,5 đã khảo sát đầu năm với các câu hỏi nhƣ cũ thì thu
đƣợc kết quả nhƣ sau:
STT

Nội dung

Số

%

lƣợng(em)
1

Hiểu bài nhanh


162/180
22

90,0

Ghi chú


2

Ghi nhớ lâu

158/180

87,8

3

Thích học

170/180

94,4

4

Mong đến tiết sau

170/180


94,4

Nhƣ vậy so với đầu năm học đó tỷ lệ học sinh học tốt môn này nâng lên rõ
rệt. Và cuối hai năm học sau khi tiếp tục sử dụng lƣợc đồ đa năng ( năm học
2013-2014 và 2014-2015) tôi tiếp tục khảo sát tƣơng tự và kết quả thu đƣợc
cũng tƣơng tự nhƣ trên.
Bức ảnh minh chứng Lƣợc đồ đa năng đã đƣợc sử dụng trong giảng dạy:

- Với những hiệu quả đem lại, Lƣợc đồ đa năng đã đƣợc Sở Giáo dục -Đào tạo
trao giải Nhất trong cuộc thi “Thiết bị đồ dùng dạy học” cấp tỉnh năm học 20112012.
2. Bài học kinh nghiệm
Từ việc làm đồ dùng dạy học “ Lƣợc đồ đa năng”, tôi rút ra bài học kinh
nghiệm sau:
23


- Trƣớc khi làm đồ dùng dạy học cần nghiên cứu kĩ nội dung chƣơng trình,
thực trạng đồ dùng dạy học của trƣờng mình đã đáp ứng đƣợc yêu cầu dạy
học đến đâu để làm đồ dùng dạy học mới có tính khả thi cao, có hiệu quả tốt
và đƣợc áp dụng rộng rãi.
- Thiết kế đồ dùng dạy học bằng những nguyên liệu rẻ tiền mà sử dụng đƣợc
lâu dài không mất công làm đi làm lại.
- đồ dùng dạy học phải đảm bảo đủ độ lớn (để cả lớp quan sát dễ dàng), có
màu sắc đẹp, hình ảnh nổi bật, rõ nét, sinh động để hấp dẫn học sinh.
- Làm đồ dùng dạy học có thể sử dụng dạy đƣợc nhiều bài để phát huy tối đa
hiệu quả của đồ dùng.
KẾT LUẬN
Nhờ việc tìm hiểu nội dung, phƣơng pháp và thực trạng việc dạy môn Lịch sửđịa lí lớp 4,5, tôi đã làm đƣợc đồ dùng dạy học mang tên “Lƣợc đồ đa năng” một
cách sáng tạo, không trùng lặp với bất kì đồ dùng nào trong hội thi “TBĐDDH

tự làm” cấp huyện cũng nhƣ cấp tỉnh năm học 2011-2012 nhằm nâng cao chất
lƣợng dạy và học môn Lịch sử - địa lí ở Tiểu học.
Có thể khẳng định việc tự làm và sử dụng Lƣợc đồ đa năng một cách sáng tạo,
linh hoạt đã mang lại hiệu quả rất lớn trong việc dạy học môn Lịch sử - Địa lí
lớp 4, 5. Trong quá trình sử dụng Lƣợc đồ đa năng vào việc dạy môn Lịch sử Địa lí lớp 4, 5 trong ba năm học vừa qua, giáo viên đứng lớp đã phản ánh về
hiệu quả của nó là rất tốt, là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học. Đồ dùng này cũng đã đoạt giải nhất trong hội thi “TBĐDDH tự làm”
cấp tỉnh, năm học 2011-2012, đƣợc Sở giáo dục cấp giấy khen. Nếu các đồng
chí quản lý và giáo viên trƣờng bạn thấy giá trị của lƣợc đồ đa năng này thì hãy
cùng nghiên cứu và áp dụng.
Trên đây là bản báo cáo kinh nghiệm của bản thân tôi. Rất mong nhận
đƣợc sự góp ý quý báu của cấp trên và các bạn đồng nghiệp để giúp cho đề tài
của tôi hoàn thiện hơn! Xin chân thành cảm ơn!
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam kết sáng kiến trên không sao chép của bất kì ai và không vi phạm
bản quyền. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
24


TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(xác nhận)
Trƣờng Tiểu học A Giao Thịnh xác nhận:
đồ dùng dạy học “Lƣợc đồ đa năng” của
tác giả Trần Thị Miền đã đƣợc áp dụng
thƣờng xuyên trong việc dậy môn Lịch sửĐịa lí lớp 4,5 và đạt hiệu quả cao. Sáng
kiến đƣợc xếp loại xuất sắc.
HIỆU TRƯỞNG


Vũ Hồng Sinh

25

TRẦN THỊ MIỀN


×