Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC THỰC HÀNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 38 trang )

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG

Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp tỉnh

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ HƯỚNG DẪN
HỌC SINH TỰ NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC THỰC HÀNH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH VẬN
CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO

Họ tên
Chức vụ
Nơi công tác

: Vũ Chí Dũng
Đỗ Thị Thư
: Giáo viên
: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong


Nam Định, tháng 05 năm 2015

2


Phần thứ nhất
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chương trình sinh học 11 cơ bản và nâng cao.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015.


4. Tác giả:
Họ và tên
: Đỗ Thị Thư
Năm sinh
: 02 - 11 - 1979
Nơi thường trú
: Xóm 1 - Nam Toàn - Nam Trực - Nam Định
Trình độ chuyên môn : Thạc sĩ Sinh học
Chức vụ công tác
: Giáo viên
Nơi làm việc
: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, T.P Nam Định
Địa chỉ liên hệ
: Xóm 1 - Nam Toàn - Nam Trực - Nam Định
Điện thoại
: 0904240498
Họ và tên
:
Năm sinh
:
Nơi thường trú
:
Trình độ chuyên môn :
Chức vụ công tác
:
Nơi làm việc
:
Địa chỉ liên hệ
:
Điện thoại

:
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị
:
Địa chỉ
:
Điện thoại
:

Vũ Chí Dũng
1985
26 Đường Kênh - P. Cửa Bắc - Nam Định
Thạc sĩ Sinh học
Giáo viên
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, T.P Nam Định
26 Đường Kênh - P. Cửa Bắc - Nam Định

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
76 Vị Xuyên
03503 640297

3


Phần thứ nhất
MỞ ĐẦU
1. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là xu thế chung của sự phát triển xã
hội. Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy thì ngày càng đòi hỏi phải tăng
cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn..

Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, đòi hỏi học sinh phải có được năng lực
thực hành, vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy
học cần phải tăng cường rèn năng lực thực hành, theo hướng tích hợp, liên môn.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã tiến hành đề tài: “ Vận dụng kiến thức liên
môn để hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu và tổ chức thực hành một số vấn đề
liên quan đến quá trình vận chuyển các chất qua màng tế bào”.

2. Thực trạng
Trong những năm gần đây Sở GD&ĐT luôn quan tâm, hỗ trợ giáo viên trong
việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Những buổi
hội nghị, hội thảo, tập huấn về thiết bị dạy học đã giúp mỗi giáo viên có được các
kĩ năng thực hành cần thiết. Bên cạnh đó, các trường THPT đặc biệt là các trường
chuyên hàng năm luôn được đầu tư đổi mới về trang thiết bị. Ngoài ra, môn Sinh
học với đặc thù là một môn học có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn, nên
việc áp dụng dạy học tích hợp liên môn kết hợp với thực hành là rất khả thi. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, để thiết kế và tiến hành được một bài dạy theo hướng này
có hiệu quả thì giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức.

3. Các nội dung chính
Nội dung sáng kiến gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN
Chương 3: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Chương 4: KẾT QUẢ

4


Phần thứ hai
NỘI DUNG SÁNG KIẾN

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. MÔN SINH HỌC
1.1. Màng sinh chất

a. Cấu trúc:
- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động, dày khoảng 9nm gồm photpholipit và
protein.
- Photpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước và nhau, 2 đầu ưa nước quay ra ngoài.
Phân tử phopholipit của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu nên dễ
dàng di chuyển.
- Prôtêin gồm prôtêin xuyên màng và prôtein bán thấm.
- Các phân tử colesterôn xen kẽ trong lớp phôtpholipit.
- Các lipôprôtêin và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như giác quan, kênh, dấu chuẩn
nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.
b. Chức năng:
- Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm.
- Thu nhận thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các prôtêin thụ thể) và đưa ra
đáp ứng kịp thời.
- Nhờ glicôprôtêin đặc trưng màng sinh chất có thể nhận biết nhau và nhận biết
tế bào lạ.
1.2. Khái niệm, cơ chế của các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất

a. Vận chuyển thụ động
- Khái niệm: Vận chuyển thụ động là vận chuyển các chất qua màng sinh chất
từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp mà không cần tiêu tốn năng lượng.
- Nguyên lí: là sự khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ thấp.
- Hình thức: Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép gồm các chất
không phân cực và các chất có kích thước nhỏ như CO2, O2…


5


• Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng gồm các chất phân cực có kích
thước lớn.
• Khuếch tán qua kênh prôtein đặc hiệu theo cơ chế thẩm thấu (các phân tử
nước).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán qua màng
• Nhiệt độ môi trường.
• Bản chất của chất khuếch tán.
• Sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài màng.
* Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất phân chia thành các loại môi trường:
+ Ưu trương: nồng độ chất tan ngoài tế bào cao hơn trong tế bào.
+ Đẳng trương: nồng độ chất tan ngoài tế bào và trong tế bào bằng nhau.
+ Nhược trương: nồng độ chất tan ngoài tế bào thấp hơn trong tế bào.
b. Vận chuyển chủ động
- Khái niệm: Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua
màng tế bào từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều građient
nồng độ) và có sự tiêu tốn năng lượng.
- Cơ chế
+ Cần ATP và prôtêin đặc chủng cho từng loại cơ chất.
+ Prôtêin biến đổi cấu hình để đưa ra ngoài tế bào hay đưa vào bên trong tế bào.
1.3. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng

a. Hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút
* Hấp thụ nước: Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút luôn
theo cơ chế thẩm thấu: đi từ môi trường nhược trương vào dung dịch ưu trương của
các tế bào rễ cây nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu (hay chênh lệch thế nước).
* Hấp thụ muối khoáng: Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách
chọn lọc theo hai cơ chế :

- Thụ động: cơ chế khuếch tán từ nơi nồng độ cao đến nồng độ thấp.
- Chủ động: di chuyển ngược chiều građien nồng độ và cần năng lượng.

6


b. Dòng nước và các ion khoáng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ
- Gồm 2 con đường:
+ Con đường gian bào: từ lông hút  khoảng gian bào các tế bào vỏ  đai
caspari  trung trụ  mạch gỗ
+ Con đường tế bào: từ lông hút  các tế bào vỏ  đai caspari trung trụ 
mạch gỗ.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng: nhiệt độ,
ánh sáng, ôxy, pH., đặc điểm lý hoá của đất.....
- Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường: rễ tiết các chất làm thay đổi tính chất lý
hoá của đất.
1.4. Cơ sở các biện pháp bón phân hợp lý

- Khái niệm bón phân hợp lý: là bón phân đúng loại, đủ số lượng và tỷ lệ các thành
phần dinh dưỡng, đúng nhu cầu của giống, loài cây trồng, phù hợp với thời kỳ sinh
trưởng và phát triển của cây cũng như các điều kiện đất đai, thời tiết, mùa vụ.
- Vai trò:
+ Tăng năng suất cây trồng.
+ Không gây ô nhiễm môi trường.
+ Không làm xấu đặc tính của đất.
1.5. Quang hợp và các nhân tố ảnh hưởng tới quang hợp

- Khái niệm:
Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá (diệp
lục) hấp thụ để tạo ra cacbonhyđrat và ôxy từ khí CO2 và H2O.

AS
6CO2 + 6H2O

C6H12O6+ 6O2

Sắc tố QH
- Vai trò:
+ Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật.
+ Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống.
+ Cung cấp nguyên liệu cho XD và dược liệu.
+ Điều hoà không khí.
7


1.6. Các biện pháp bón phân

- Bón phân qua rễ
Cơ sở khoa học: Khả năng hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào rễ.
Phân loại: Bón lót và bón thúc.
- Bón phân qua lá
Cơ sở khoa học: Khả năng hấp thụ ion khoáng qua khí khổng.
Lưu ý: Bón khi trời không mưa hoặc nắng gắt.
2. MÔN HÓA HỌC
2.1. Các khái niệm cơ bản: chất tan, dung môi, dung dịch, khuếch tán, thẩm thẩu

- Chất tan: trong hóa học, một dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất và chỉ có
một pha. Trong một hỗn hợp như vậy, một chất tan là một chất hòa tan được trong
một chất khác, được biết là dung môi.
- Dung môi: dung môi là một chất lỏng, rắn, hoặc khí dùng để hòa tan một chất
tan chất rắn, lỏng, hoặc khí khác, tạo thành một dung dịch có thể hòa tan trong một

thể tích dung môi nhất định ở một nhiệt độ quy định.
- Dung dịch: trong hóa học, một dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất và chỉ có
một pha.
- Khuếch tán: khuếch tán là sự dao động nhiệt của tất cả các phần tử (chất lỏng
hay chất khí) ở nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối. Tốc độ của chuyển động nhiệt
là hàm số của nhiệt độ, độ nhớt của dòng chảy và kích thước (khối lượng) của các
phần tử nhưng không phải là hàm số của nồng độ.
- Thẩm thấu: Thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước qua một màng
có tính chọn lọc ion (còn gọi là màng bán thấm).
2.2. Bản chất hóa học của các chất cấu tạo màng sinh chất
Tính chất cơ bản của các chất chủ yếu cấu tạo nên màng sinh chất:
- Prôtêin:
• Phản ứng thủy phân:
Điều kiện thủy phân: xúc tác axit hoặc kiềm và đun nóng hoặc xúc tác enzim
Sản phẩm: các α-amino axit
• Phản ứng màu:

8


- Photpholipit và cholesteron:
Tính chất chung của hai loại là mỗi phân tử đều có một đầu ưa nước và một đầu
kỵ nước. Đầu ưa nước quay ra ngoài tế bào hoặc và trong tế bào để tiếp xúc với
nước của môi trường hoặc của bào tương, còn đầu kỵ nước thì quay vào giữa, nơi
tiếp giáp của hai phân tử lipit. Tính chất dấu đầu kỵ nước này đã làm chomàng
luôn luôn có xu hướng kết dính các phân tử lipit với nhau để cho đầu kỵ nước ấy
khỏi tiếp xúc với nước, và lớp phân tử kép lipit còn khép kín lại tạo thành một cái
túi kín để cho tất cả các đầu kỵ nước được dấu kín khỏi nước. Nhờ tính chầt này
mà màng lipit có khả năng tự động khép kín, tái hợp nhanh mỗi khi bị mở ra, xé ra
hay tiếp thu một bộ phận màng lipit mới vào màng.

2.3. Tính chất hóa học của axit cacboxylic

- Tính axít: làm đổi màu chất chỉ thị là quỳ tím thành đỏ hồng. Tác dụng với các
kim loại hoạt động, các dung dịch bazơ và muối:
CH3COOH + CaCO3 → CH3COOCa + CO2 + H2O
2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2↑
- Tác dụng với rượu tạo hợp chất este và nước (xúc tác H+)
CH3COOH + CH3-CH2-OH ↔ CH3-C(O)-O-CH2-CH3 + H2O
Muốn phản ứng xảy ra hoàn toàn cần có chất xúc tác là Axít sulfuric H2SO4 đặc
để hút nước.
3. MÔN VẬT LÝ
3.1. Nhiệt độ sôi của các chất

- Khái niệm: Là nhiệt độ tại đó các chất bắt đầu chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
- Mỗi chất có nhiệt độ sôi khác nhau.
3.2. Cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi

- Kính hiển vi là hệ hai thấu kính hội tụ ghép đồng trục để tạo góc trông ảnh của
vật lớn hơn góc trông vật trực tiếp nhiều lần.
Thấu kính thứ nhất cho ta ảnh thật của vật được phóng đại. Thấu kính thứ hai
dùng làm kính lúp để quan sát ảnh này.

9


- Kính hiển vi gồm hai bộ phận chính là vật kính và thị kính, được đặt đồng trục
ở hai đầu của một ống hình trục. Khoảng cách giữa chúng không đổi. Ngoài ra, còn
có bộ phận chiếu sáng và vật cần quan sát.
Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, khoảng vài mm, dùng để
tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật nhiều lần.

Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự vài cm, được dùng như một kính
lúp để quan sát ảnh thật nêu trên.
- Cách sử dụng: gồm các bước:
1. Bật công tắc khối nguồn.
2. Nhấn công tắc khởi động trên kính.
3. Đưa bộ lọc sáng vào trục quang học (nếu có).
4. Chỉnh tâm hai thị kính vào trục quang học.
5. Tăng tụ quang (nếu có) đến vị trí cao nhất (sử dụng núm hội tụ tụ quang).
6. Lựa chọn vật kính 10x đưa vào trục quang học.
7. Mở hoàn toàn màn chắn sáng và khẩu độ.
8. Đưa mẫu và dịch chuyển giá đỡ mẫu đến vị trí phù hợp để quan sát.
9. Điều chỉnh độ hội tụ.
10.Điều chỉnh diop và thị kính phù hợp với mắt.
11.Điều chỉnh độ hội tụ và chuẩn tâm tụ quang.
12.Lựa chọn vật kính có độ phóng đại mong muốn (lưu ý: khi thay đổi vật kính,
có thể không quan sát được hình ảnh của mẫu, do đó phải điều chỉnh độ hội tu và
khoảng cách giữa vật kính và mẫu).
13.Tắt nguồn sau khi quá trình quan sát mẫu kết thúc
4. MÔN CÔNG NGHỆ
4.1. Đặc điểm, kĩ thuật sử dụng phân bón trong trồng trọt, xác định sức sống của hạt

LOẠI PHÂN
Phân hoá học

ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT
KĨ THUẬT SỬ DỤNG
- Ưu:
- Phân đạm, ka li: bón thúc là
+Chứa ít nguyên tố dinh chính, nếu bón lót phải bón với
dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh lượng nhỏ.

dưỡng cao.
- Phân lân: bón lót để có thời
+ Dễ hoà tan (trừ phân lân) gian cho phân hoà tan.
10


Phân hữu cơ

Phân vi sinh

nên cây dễ hấp thụ và có hiệu
- Sau nhiều năm bón đạm, kali
quả nhanh.
cần bón vôi cải tạo đất.
- Nhược: bón nhiều và bón
- Hiện nay có sản xuất phân hỗn
liên tục trong nhiều năm sẽ làm hợp N, P, K: bón một lần cung cấp
cho đất bị chua.
cả 3 nguyên tố N, P, K cho cây, có
thể dùng bón lót hoặc bón thúc.
- Ưu:
+ Chứa nhiều ntố dinh
- Bón lót là chính, nhưng trước
dưỡng.
khi sử dụng phải ủ cho phân hoai
+ Bón liên tục nhiều năm mục.
không làm hại đất.
- Nhược:
+ Có thành phần và tỉ lệ các
chất dd không ổn định

+ Hiệu quả chậm:chất dinh
dưỡng trong phân cây chưa sử
dụng được ngay mà phải qua
quá trình khoáng hoá cây mới
sử dụng được
- Ưu : Không ô nhiễm môi
trường, không làm hại đất.
- Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt,
- Nhược:
rễ cây trước khi gieo trồng.
+ Thời hạn sử dụng ngắn
- Bón trực tiếp vào đất để tăng số
(do khả năng sống và thời gian lượng VSV có ích cho đất.
tồn tại của vi sinh vật phụ
thuộc vào ngoại cảnh).
+Mỗi loại phân chỉ thích
hợp với một hoặc một nhóm
cây trồng nhất định.

4.2. Đặc điểm, tính chất vật lý, hóa học của các loại đất

11


*Tính chất của đất xám bạc màu
- Tính chất vật lí: Tầng đất mặt mỏng với thành phần cơ giới nhẹ, nhiều cát, ít
hạt keo nên không giữ được nước và chất dinh dưỡng dễ bị khô hạn.
- Tính chất hóa học: Đất chua, nghèo dinh dưỡng (nghèo đạm (0,07%), lân
(0,05%), kali (0,15%), ít mùn (<1,5%).
- Tính chất sinh học: Số lượng vi sinh vật trong đất ít, hoạt động của vi sinh vật đất yếu.

* Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
- Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh.
- Cát sỏi chiếm ưu thế, ít keo.
- Đất chua hoặc rất chua, nghèo mùn, nghèo chất dinh dưỡng.
- Số lượng vi sinh vật trong đất ít, hoạt động yếu.
* Tính chất của đất mặn
- Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao (50 – 60%).
- Có nhiều muối tan NaCl, Na2SO4
- Đất trung tính hoặc kiềm yếu.
- Số lượng VSV ít và hoạt động của VSV yếu.
* Tính chất của đất phèn
- Thành phần cơ giới nặng.
- Tầng đất mặt khi khô thì cứng, nứt nẻ
- Độ chua: cao: pH< 4
- Trong đất có nhiều chất độc hại: Al3+, Fe3+, H2...
- Độ phì nhiêu thấp, nghèo mùn, nghèo đạm.
- Hoạt động của vi sinh vật kém.
5. MÔN ĐỊA LÝ
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:
* Hiện trạng sử dụng đất
Năm 2005, có 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4 triệu ha đất sử dụng trong
nông nghiệp (chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên), 5,3 triệu ha đất chưa sử
dụng.
12


Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người thấp (0,1 ha). Khả năng mở
rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và miền núi là không nhiều.
* Suy thoái tài nguyên đất
Diện tích đất trống đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đai bị suy thoái

vẫn còn rất lớn.
Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hoá (chiếm khoảng 28%).
* Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
- Đối với đất vùng đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc
thang, trong cây theo băng.
+ Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp. Bảo vệ
rừng, đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư.
- Đối với đất nông nghiệp:
+ Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích.
+ Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu.
+ Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất, thoái hóa đất.
6. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại: ô nhiễm môi trường, suy
thoái tài nguyên và trách nhiệm của công dân.

13


Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN
1. PHƯƠNG PHÁP
1.1. Phương pháp vấn đáp

a. Khái niệm:
Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi
để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai
phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh
nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng,
đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích
kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức.

b. Phân loại: Tuỳ theo cơ sở để phân loại, nên có những phương pháp vấn đáp
sau:
Dựa vào mục đích dạy học mà phân ra vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn
đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra.
Vấn đáp gợi mở là phương pháp giáo viên khéo léo đặt câu hỏi hoặc một chuỗi
câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh giải quyết một câu hỏi cơ bản, từ đó rút ra kết luận,
nhờ vậy mà học sinh lĩnh hội được tri thức mới.
Vấn đáp củng cố là phương pháp giáo viên khéo léo đặt ra một câu hỏi hoặc hệ
thống câu hỏi nhằm giúp học sinh củng cố những tri thức cơ bản hoặc giúp học
sinh mở rộng, đào sâu những tri thức đã thu lượm được.
Vấn đáp tổng kết là phương pháp vấn đáp nhằm giúp học sinh khái quát, hệ
thống hoá những tri thức sau khi đã học một số bài, một chương, một bộ môn nhất
định.
Vấn đáp kiểm tra là phương pháp vấn đáp nhằm kiểm tra những tri thức đã học,
đã được củng cố, khái quát, hệ thống hoá. Qua câu trả lời của học sinh mà giáo
viên có thể đánh giá và học sinh có thể tự kiểm tra, tự đánh giá những tri thức đã
được lĩnh hội một cách kịp thời, nhanh gọn.
Dựa vào tính chất nhận thức của học sinh mà phân ra vấn đáp giải thích, minh
họa, vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi - phát hiện.
14


Vấn đáp giải thích - minh họa là phương pháp mà giáo viên đặt ra những câu
hỏi đòi hỏi học sinh giải thích và nêu dẫn chứng để minh họa, làm sáng tỏ cho sự
giải thích của mình. Trong câu trả lời của học sinh không chỉ đòi hỏi nhớ lại nội
dung tri thức mà phải có sự cấu trúc lại tri thức để có sự suy luận cần thiết.
Vấn đáp tái hiện là phương pháp giáo viên đặt ra những câu hỏi đòi hỏi học
sinh phải nhớ lại những tri thức đã học và vận dụng chúng để giải quyết những
nhiệm vụ học tập trong hoàn cảnh đã biết.
Vấn đáp tìm tòi - phát hiện là phương pháp mà giáo viên đặt ra những câu hỏi

có tính chất vấn đề gây cho học sinh gặp phải tình huống có vấn đề và qua đó học
sinh có nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết vấn đề đó.
c. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp vấn đáp:
Nếu vận dụng khéo léo phương pháp vấn đáp sẽ có tác dụng quan trọng sau:
Điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tích cực
hoạt động nhận thức của học sinh.
Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một
cách chính xác, đầy đủ, súc tích.
Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh, gon, kịp
thời để kịp điều chỉnh hoạt động của mình và của học sinh. Đồng thời qua đó mà
học sinh cũng thu được tín hiệu ngược để kịp thời điều chỉnh hoạt động nhận thức học tập của mình. Ngoài ra, thông qua đó mà giáo viên có khả năng chỉ đạo hoạt
động nhận thức của cả lớp và của từng học sinh.
Tuy nhiên, nếu vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến
kế hoạch lên lớp, biến vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa giáo viên và một vài học
sinh, không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt động chung. Nếu câu hỏi đặt ra chỉ
đòi hỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển
tư duy logic, tư duy sáng tạo của học sinh.
d. Những yêu cầu cơ bản trong việc sử dụng phương pháp vấn đáp:
Để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của phương pháp vấn đáp thì cần
phải đảm bảo những yêu cầu khi đề ra câu hỏi và việc vận dụng phương pháp đó.
Sở dĩ như vậy là vì trong phương pháp vấn đáp, câu hỏi có ý nghĩa hết sức quan
15


trọng. Không biện pháp nào linh hoạt, uyển chuyển, dễ điều khiển hoạt động nhận
thức của học sinh bằng cách đề ra câu hỏi.
e. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp vấn đáp:
Cần phải đặt câu hỏi cho toàn lớp rồi mới chỉ định học sinh trả lời. Khi một học
sinh trả lời xong, cần yêu cầu những học sinh khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa câu
trả lời nhằm thu hút sự chú ý lắng nghe câu trả lời của bạn với tinh thần phê phán.

Qua đó mà kích thích hoạt động chung của cả lớp.
Khi học sinh trả lời, giáo viên cần lắng nghe. Nếu cần thiết đặt thêm câu hỏi
phụ, câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi chính.
Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác, tránh thái
độ nôn nóng, vội vàng cắt ngang ý khi không thật cần thiết. Chú ý uốn nắn, bổ
sung câu trả lời của học sinh, giúp học sinh hệ thống hoá lại những tri thức đã thu
được trong quá trình vấn đáp.
Không chỉ chú ý kết quả câu trả lời của học sinh mà cả cách diễn đạt câu trả lời
của học sinh một cách chính xác, rõ ràng, hợp logic. Đó là điều kiện quan trọng để
phát triển tư duy logic của học sinh.
Cần chú ý sử dụng mọi biện pháp nhằm thúc đẩy học sinh mạnh dạn nêu thắc
mắc và khéo léo sử dụng thắc mắc đó để tạo nên tình huống có vấn đề và thu hút
toàn lớp tham gia thảo luận, tranh luận để giải quyết vấn đề đó. Qua đó có thể góp
phần lấp lỗ hổng, chữa những sai lầm hoặc hiểu chưa chính xác những nội dung
học tập của học sinh.
1.2 Thảo luận nhóm

a. Khái niệm:
Theo tác giả Nguyễn Văn Cường “Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của
dạy học, trong đó học sinh của lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong
khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên
cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình
bày và đánh giá trước toàn lớp”. Tác giả Phan Trọng Ngọ cũng cho rằng:“Thảo
luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những
nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một
16


chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó.”. Từ đó có thể
đi đến kết luận: thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học hiện đại, lấy người

học làm trung tâm.Với phương pháp này, người học được làm việc cùng nhau theo
các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào giải
quyết các nhiệm vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định dưới sự hướng
dẫn, chỉ đạo của giáo viên.
b. Mục đích:
Phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của học sinh: trong thảo luân nhóm, học
sinh phải tự giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành
viên; đồng thời, các thành viên cũng có trách nhiệm về kết quả làm việc của mình.
Phát triển năng lực cộng tác làm việc của học sinh: học sinh được luyện tập kỹ
năng cộng tác, làm việc với tinh thần đồng đội, các thành viên có sự quan tâm và
khoan dung trong cách sống, cách ứng xử…
Giúp cho học sinh có điều kiện trao đồi, rèn luyện khả năng ngôn ngữ thông
qua cộng tác làm việc trong nhóm, phát triển năng lực giao tiếp, biết lắng nghe,
chấp nhận và phê phán ý kiến người khác. Đồng thời, các em biết đưa ra những ý
kiến và bảo vệ những ý kiến của mình.
Giúp cho học sinh có sự tự tin trong học tập, vì học sinh học tập theo hình thức
hợp tác và qua giao tiếp xã hội - lớp học, cho nên các em sẽ mạnh dạn và không sợ
mắc phải những sai lầm.
Hình thành phương pháp nghiên khoa học cho học sinh: thông qua thảo luận
nhóm, nhất là quá trình tự lực giải quyết các vấn đề bài học, giúp các em hình
thành dần phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện và phát triển năng lực
khoa học trong mọi vấn đề cuộc sống.
Tăng cường tri thức, hiệu quả trong học tập: qua học nhóm, học sinh có thể nắm
bài ngay trên lớp, hình thành những tri thức sáng tạo thông qua sự tự tư duy của
mỗi thành viên. Áp dụng phương pháp này sẽ kích thích học sinh tìm kiếm những
nguồn tri thức có liên quan đến vấn đề thảo luận. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ thu
lượm những kiến thức cho bản thân thông qua quá trình tìm kiếm tri thức.
c. Các bước tiến hành thảo luận nhóm:
17



Có 4 bước tiến hành thảo luận nhóm:
Bước 1: Sau khi chia nhóm, giáo viên giới thiệu nội dung và cung cấp thông
tin ,định hướng cho việc thảo luận và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm.
Bước 2: Thảo luận nhóm.
Bước 3: Thảo luận lớp: các nhóm báo cáo trước lớp, nếu cần các nhóm có thể
thảo luận với nhau để đi đến kết luận.
Bước 4: Giáo viên tổng kết và khái quát kết quả bài học.
d. Ưu điểm, nhược điểm:
* Ưu điểm:
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo sự đoàn kết, hợp tác giữa các
thành viên trong nhóm và mở rộng giao lưu với các học sinh khác, góp phần tích
cực trong quá trình xây dựng nội dung bài học.
Giáo viên rèn luyện dần phương pháp học tập, nghiên cứu và thái độ học tập tập
thể, trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện tốt để học tập cao hơn.
Giúp học sinh tự tin qua những lần thảo luận, thuyết trình, đồng thời rèn luyện
năng lực tư duy và phát hiện vấn đề.
Thảo luận nhóm là cơ hội tốt cho học sinh học tập, trao đổi với nhau. Qua đó
học sinh sẽ góp nhặt những kiến thức của nhau mà hoàn chỉnh dần kiến thức của
mình.
* Nhược điểm:
Thời gian học tập trên lớp bị bó hẹp ở tiết học, nên giáo viên sử dụng không
khéo sẽ không cung cấp hết nội dung bài học vì phương pháp này rất mất thời gian.
Do phải tập hợp học sinh thành những nhóm, giáo viên không nói rõ cách chuẩn
bị nhóm trước thì lớp học sẽ rối loạn hoặc mất trật, bị lãng phí nhiều thời gian.
Nếu trình độ học sinh trong nhóm không đều nhau thì những học sinh giỏi, khá
sẽ lấn lướt những học sinh trung bình, yếu. Học sinh trung bình, yếu sẽ không có
những điều kiện nói lên ý kiến riêng của mình. Từ đấy, học sinh sẽ mặc cảm, bất
mãn, lơ là và không chú ý vào buổi thảo luận.
Số lượng học sinh trong lớp quá đông cũng gây những khó khăn cho việc vận

dụng thảo luân nhóm vào việc dạy và học.
18


1.3. Phương pháp dạy học trực quan

a. Khái niệm:
Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là phương pháp dạy học
sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và
sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức,
kĩ năng, kĩ xảo.
Phương pháp dạy học trực quan được thể hiện dưới hình thức là minh họa và
trình bày:


Minh họa thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa

như bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng,...


Trình bày thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị kĩ

thuật, chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video. Trình bày thí nghiệm là
trình bày mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chọn cẩn thận về
mặt sư phạm. Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức - học tập của
học sinh, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Thông qua sự trình bày của giáo
viên mà học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp họ học tập được
những thao tác mẫu của giáo viên từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo,...
b. Quy trình thực hiện:



Giáo viên treo những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa hoặc giới

thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kĩ thuật, ... và nêu yêu cầu định
hướng cho sự quan sát của học sinh.


Giáo viên trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ,... tiến hành

làm thí nghiệm, trình chiếu các thiết bị kĩ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh,...


Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ,

biểu đồ, trình bày những gì thu nhận được qua thí nghiệm hoặc qua những phương
tiện kĩ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh. Từ những chi tiết, thông tin học sinh
thu được từ phương tiện trực quan, giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh rút ra
kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần chuyển tải.

19


c. Ưu điểm:
Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học nhằm tạo
cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp
quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Đồ dùng trực
quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất kiến thức, là phương tiện có hiệu lực để
hình thành các khái niệm.
Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu
những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Đồ dùng trực quan còn phát triển khả

năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh.
Sử dụng các thí nghiệm trực quan giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết
vấn đề, hình thành tư duy khoa học và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
d. Nhược điểm:
Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian của cả giáo viên và học sinh.
Nếu sử dụng đồ dùng trực quan không khéo sẽ làm phân tán chú ý của học sinh,
dẫn đến học sinh không lĩnh hội được những nội dung chính của bài học.
Khi sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt là khi quan sát tranh ảnh, phim video,
nếu giáo viên không định hướng cho học sinh quan sát sẽ dễ dẫn đến tình trạng học
sinh sa đà vào những chi tiết nhỏ lẻ, không quan trọng.
2. HÌNH THỨC
2.1. Hoạt động cá nhân

Mỗi cá nhân tự tìm hiểu trước nội dung của bài học, các công việc của nhóm đã
giao, hoàn thành đúng thời gian quy định.
2.2. Hoạt động nhóm:

+ Các nhóm tổ chức báo cáo nội dung trong nội bộ nhóm.
+ Báo cáo nội dung nghiên cứu trước lớp.
+ Giáo viên và học sinh đánh giá, tổng kết nội dung của bài học và chất lượng
hoạt động của các nhóm.

20


Chương 3: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Mô tả được cấu trúc màng sinh chất.
- Trình bày và giải thích được chức năng của màng sinh chất.

- Nêu được vai trò sinh lý của các nguyên tố khoáng với cây trồng.
- Trình bày được khái niệm vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động.
- Phân tích được cơ chế, ý nghĩa của vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ
động.
- Phân tích được các ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến việc hút các
chất dinh dưỡng ở rễ.
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp bón phân, bón phân hợp lý.
- Vận dụng kiến thức liên môn làm được thí nghiệm và giải thích được một số
hiện tượng trong tự nhiên, tác hại của bón phân không hợp lý với cây trồng và môi
trường.
1.2. Kĩ năng
- Kĩ năng tư duy, giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng học tập: tự học, tự nghiên cứu, hoạt động nhóm
- Kĩ năng khoa học: quan sát, tìm kiếm các mối quan hệ, thí nghiệm, tính toán.
1.3. Thái độ
- HS có ý thức vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn sản xuất.
- Tuyên truyền bảo vệ môi trường.
1.4. Các năng lực cần hướng tới
- Năng lực quan sát.
- Năng lực so sánh.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
21


2. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các

nhóm hoàn thành bài thu hoạch để báo cáo
trước lớp với các nội dung cụ thể sau:

NỘI DUNG
Tiết1
I. MÀNG TẾ BÀO (MÀNG
SINH CHẤT)

Nhóm 1:

1. Cấu trúc:

1. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Khảm: là do 2 lớp photpho lipit

Tại sao gọi cấu trúc màng sinh chất là được khảm bởi các phân tử prôtêin
cấu trúc khảm động?

(trung

bình

cứ

15

phân

tử


Trình bày chức năng của màng sinh photpholipit xếp liền nhau lại xen vào
chất và giải thích.

1 ptử prôtêin).

2. Tìm hiểu qui trình làm thí nghiệm

- Động là do các ptử photpholipit

xác định sức sống của hạt sau đó tiến hành và prôtêin có thể di chuyển bên trong
làm thí nghiệm, quay lại video thí nghiệm. lớp màng làm cho MSC có độ nhớt
Dự đoán KQ thí nghiệm và giải thích vào như dầu.
bài thu hoạch.

2. Chức năng:

Tài liệu tham khảo:

- Trao đổi chất với môi trường

SGK sinh 10 - bài 10: tế bào nhân thực.
SGK hóa 12 - bài 2: lipit, bài 11:
prôtêin.

một cách có chọn lọc:
Lớp photpholipit chỉ cho những
phân tử nhỏ, không phân cực (tan

SGK công nghệ 10 - bài 5: thực hành: trong dầu mỡ) đi qua.

xác định sức sống của hạt.

Những phân tử có kích thước lớn,
phân cực đi qua kênh prôtêin xuyên
màng.
- Giúp tế bào thu nhận thông tin:
Trên màng có các prôtêin thụ thể.
- Giúp tế bào nhận biết nhau và
nhận biết các tế bào lạ: trên màng có
các phân tử glycôprôtêin đặc trưng.

22


Nhóm 2:
1. Thảo luận và hoàn thành phiếu học
tập.
Phiếu học tập: Sự phù hợp về cấu trúc
và chức năng của màng sinh chất ở tế bào
nhân thực.
STT Cấu trúc
Chức năng
1
2
3
2. Dựa vào kiến thức về màng sinh
chất, kiến thức về nhiệt độ sôi của các chất,
liên hệ thực tiễn, hãy giải thích vì sao cho
thêm muối vào khi luộc rau, rau sẽ xanh
hơn?

3. HS vận dụng kiến thức đã học hoàn
thành thí nghiệm: Loại bỏ lớp vỏ quả trứng
bằng giấm ăn. HS quay lại video thí
nghiệm, quan sát hiện tượng và giải thích.
Tài liệu tham khảo:
SGK sinh 10 - bài 10: tế bào nhân thực
SGK hóa 12 - bài 2: lipit, bài 11:
prôtêin
SGK vật lý 10 - bài 38: sự chuyển thể
của các chất - sự sôi: mỗi chất có một nhiệt
độ sôi nhất định
SGK hóa 11 - bài 45: axit cacboxylic:
tính chất hóa học của axit cacboxylic: tác
dụng với muối.
Nhóm 3:

Tiết 2:
23


1. Hoàn thành phiếu học tập: phân biệt

II. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT

vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ QUA MÀNG SINH CHẤT
động

1. Vận chuyển thụ động:
Vận chuyển Vận
thụ động


chuyển

- Khái niệm: Là phương thức vận
chuyển các chất qua màng sinh chất

chủ động

Khái

mà không tiêu tốn năng lượng, dựa

niệm
Nguyên

theo nguyên lí khuếch tán của các

tắc
Hình

nồng độ thấp.

chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
- Nguyên tắc: các chất tan đi từ

thức
Điều

nơi có nồng độ cao  nồng độ thấp.


kiện
Ý

- Hình thức:
Khuếch tán trực tiếp qua lớp

nghĩa

photpholipit.

2. Vận dụng kiến thức đã học về các

Khuếch tán qua kênh prôtêin

phương thức vận chuyển các chất qua xuyên màng.
- Điều kiện:
màng sinh chất kết hợp với những hiểu biết
môn vật lý 11 về kính hiển vi (bài 33 - kính

Sự chênh lệch về nồng độ

hiển vi) HS làm thí nghiệm: quan sát tế bào

Đặc tính lí hóa của chất tan

co nguyên sinh và phản co nguyên sinh.

Nhu cầu của tế bào

Giải thích kết quả.


- Ý nghĩa: giúp vận chuyển các
chất cần thiết mà không tiêu tốn năng

Tài liệu tham khảo:

SGK sinh 10 - bài 11: vận chuyển các lượng
2. Vận chuyển chủ động:
chất qua màng sinh chất, bài 12: Thực
hành: thí nghiệm co và phản co nguyên

- Khái niệm: Là phương thức vận
chuyển các chất qua màng từ nơi có

sinh;

SGK hóa 12 - bài 2: lipit, bài 11: nồng độ thấp đến nôi có nồng độ cao
và cần tiêu tốn năng lượng.
prôtêin.
- Nguyên tắc: các chất tan đi từ
nơi có nồng độ thấp  nồng độ cao.
24


- Hình thức: Vận chuyển qua kênh
prôtêin xuyên màng.
- Điều kiện:
Tiêu tốn năng lượng dưới dạng
ATP.
Máy bơm đặc chủng (kênh prôtêin

xuyên màng).
Nhu cầu của tế bào
- Ý nghĩa: giúp lấy vào các chất
cần thiết khi nồng độ chất này ở bên
ngoài thấp hơn bên trong tế bào.
Tiết 3:

Nhóm 4:
1. Thảo luận và trả lời câu hỏi:

III. CƠ CHẾ HẤP THỤ ION

Giải thích cơ chế hấp thụ nước và ion KHOÁNG Ở RỄ CÂY
khoáng ở rễ.

- Cơ chế thụ động

Trình bày cơ sở khoa học của các biện

- Cơ chế chủ động

pháp bón phân. Theo em thế nào là bón
phân hợp lý?
2. Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về hậu quả
của việc bón phân hóa học không hợp lý.
Giải thích vì sao khi bón phân không hợp
lý lại gây ra những hậu quả đó. Đề xuất các
biện pháp hạn chế hậu quả của việc bón
phân không hợp lý. Ý thức, thái độ của em
về những ảnh hưởng xấu của việc bón

phân không hợp lý tới môi trường.
Tài liệu tham khảo:

IV. PHÂN BÓN VỚI NĂNG

SGK sinh học 11 bài 1: sự hấp thụ nước SUẤT CÂY TRỒNG VÀ MÔI
và muối khoáng ở rễ, bài 6: dinh dưỡng TRƯỜNG
25


×