Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khâu của nhóm mặt hàng thìêt bị âm thanh từ thị trường Anh tại công ty cổ Phần Đầu Tư TMXNK Sao Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.47 KB, 56 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Thương Mại Quốc Tế
- Trường Đại học Thương Mại đã tận tình giảng dạy và trang bị cho em những kiến
thức nền tảng, những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống, giúp em đủ tự tin để
khẳng định mình trong công việc và cuộc sống sau này.
Khóa luận này đã được hoàn thành dưới sự chỉ dạy tận tình của thầy giáo
Nguyễn Duy Đạt. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy - người đã tận tình
giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn để em có thể thực hiện khóa luận này một cách hoàn
thiện nhất, cũng như giúp em định hướng trong việc xác định đề tài Khóa luận tốt
nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo cũng như toàn
bộ nhân viên trong Công ty CP ĐT TM xuất nhập khẩu Sao Mai, đã tạo điều kiện
thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty, đồng thời
cung cấp các tài liệu để giúp em hoàn thành khóa luận này.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian có hạn, cũng như kiến thức còn hạn chế
nên trong Khóa luận tốt nghiệp này của vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, em
kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Phượng

1
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


DANH MỤC BẢNG.
STT
1
2
3
4
5
6
7

Bảng
Bảng 3.1.Tỷ trọng mặt hàng thiết bị âm thanh nhập khẩu
trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty.
Bảng 3.2. Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường.
Bảng 3.3. Kim ngạch nhập khẩu âm thanh theo Hãng cung
cấp của Anh.
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của mặt
hàng âm thanh nhập khẩu từ thị trường Anh của Sao Mai
Audio 2011-2013
Bảng 3.5. Thang, bảng lương của công ty.
Bảng 3.6.Các tiêu chí về hiệu quả sử dụng vốn đối với hoạt
động kinh doanh nhập khẩu âm thanh từ Anh của công ty
giai đoạn 2011-2013.
Bảng 4.1. Mục tiêu doanh thu, lợi nhuận nhập khẩu nhóm
mặt hàng thiết bị âm thanh từ Anh của công ty trong 5
năm tới.

Trang
19
20

21
22
24
28
37

DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
1

Sơ đồ
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty CP ĐT TM
XNK Sao Mai.

Trang
17

DANH MỤC HÌNH VẼ
STT
1
2
3

Hình vẽ
Hình 3.1. Sự tăng trưởng về Doanh số qua các năm
của Công ty.
Hình 3.2. Sự tăng trưởng về độ bao phủ thị trường
của Công ty.
Hình 3.3. Phân loại hàng hóa tồn kho.


Trang
18
18
21

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
1

Biểu đồ
Biểu đồ 3.1.Lợi nhuận nhập khẩu thiết bị âm thanh

2
SV: Nguyễn Thị Phượng

Trang
23

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


2
3
4
5
6

từ Anh của công ty.
Biểu đồ 3.2.Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu mặt

hàng âm thanh NK từ Anh.
Biểu đồ 3.3.Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu
của mặt hàng âm thanh nhập khẩu từ Anh.
Biểu đồ 3.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho hoạt
động kinh doanh nhập khẩu hàng âm thanh từ Anh
của công ty.
Biểu đồ 3.5. Tốc độ quay vòng vốn lưu động đối với
hoạt động kinh doanh nhập khẩu âm thanh từ Anh
của công ty.
Biểu đồ 3.6. Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động
của hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị âm
thanh từ Anh của công ty.

25
27
29
31
32

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13

Từ viết tắt
TM
XNK
KDNK
DTNK
CFNK
VLĐ
NK
VLĐNK
CP
ĐT
DTKDNK
LNKDNK
VNĐ

3
SV: Nguyễn Thị Phượng

Nghĩa Tiếng Việt
Thương mại
Xuất nhập khẩu
Kinh doanh nhập khẩu
Doanh thu nhập khẩu
Chi phí nhập khẩu
Vốn lưu động

Nhập khẩu
Vốn lưu động nhập khẩu
Cổ phần
Đầu tư
Doanh thu kinh doanh nhập khẩu
Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
Việt Nam Đồng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.

1.1.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiên nay, kinh doanh quốc tế ngày càng được mở
rộng và giữ vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, nhờ đó mà nhiều doanh nghiệp,
ngành nghề trong nền kinh tế của nhiều quốc gia có cơ hội phá triển. Hoạt động
nhập khẩu đã và đang giúp cho người tiêu dùng trong nước có điều kiện được tiếp
cận với các chủng loại sản phẩm đa dạng, hiện đại với giá cả thấp. Do đó, việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là
trong điều kiện sự bảo hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước đang
giảm dần. Mặt khác, thị trường âm thanh ánh sáng của Việt Nam đang trong giai
đoạn phát triển mạnh mẽ khi mà dịch vụ giải trí, sự kiện, hội trường… đang phát
theo đà phát triển chung của xã hội.
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại XNK Sao Mai là một công ty hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Là một công ty thuộc loại hình
doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu, công ty

phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các công ty quốc doanh
hay công ty liên doanh với nước ngoài cũng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
nhập khẩu với số vốn lớn và nguồn tài trợ từ bên ngoài. Trong thời gian thực tập tại
công ty, em đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu cách thức hoạt động của công ty, và
thấy được một thực tế về sự sụt giảm lợi nhuận cũng như doanh số của việc kinh
doanh nhập khẩu đối với mặt hàng âm thanh nhập khẩu từ thị trường Anh của công
ty Sao Mai trong bối cảnh kinh tế thế giới chuyển biến theo hướng xấu đi.Vì vậy,
em xin đề xuất hướng đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình:
“Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của nhóm mặt hàng thiết bị
âm thanh từ thị trường Anh tại công ty Cổ Phần Đầu Tư TM XNK Sao Mai”.
1.2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu.


Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.
Giao thương quốc tế xuất hiện khá muộn ở Việt Nam so với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên từ khi nhà nước mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là
từ khi hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Càng ngày thì thương mại quốc tế càng
4
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, thị trường âm thanh
ánh sáng đang rất phát triển, các mặt hàng âm thanh chuyên nghiệp dung trong các
sự kiện, hội trường lớn hay các dàn loa gia đình chủ yếu được nhập khẩu từ nước
ngoài, vì thế vấn đề hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa nói chung và âm
thanh nói riêng được đề cập và nghiên cứu rất nhiều, các vấn đề nghiên cứu mang
tầm vĩ mô, và nhiều đề tài nghiên cứu mang tính vi mô trong các doanh nghiệp xuất

nhập khẩu.
• Bài viết trên các trang báo điện tử: “Nghề âm thanh ánh sáng” Đức Anh, trang Dân
trí.
Tác giả bài viết đưa ra được đánh giá tổng quan về thị trường âm thanh ánh
sáng ở Việt Nam, vai trò của nó đóng góp cho sự phát triển chung. Những ưu điểm,
những khó khăn nhất định và tương lai của ngành. Ngoài ra, cũng đưa ra được nhận
định về sân khấu Việt Nam, hội trường Việt Nam – đặc trưng nhất cho thị trường
âm thanh trong nước, nhìn ra thế giới. Giúp cho việc đánh giá đúng đắn tình hình
thị trường âm thanh, đưa ra được định hướng kinh doanh phù hợp với thực tế, từ đó
đề ra các phương án nhập khẩu mặt hàng này sao cho hiệu quả nhất, đáp ứng yêu
cầu thị trường và đồng thời đối phó với khó khăn chung của nền kinh tế.
• Các ấn phẩm của Hải Quan Đồng Nai: “Mức thuế nhập khẩu của loa âm thanh”.
Đưa ra các phân tích về thuế suất đối với mặt hàng âm thanh nhập khẩu vào
nội địa, đối với hàng nhập kinh doanh. Các ưu đãi khi hàng nhập từ các nước thuộc
khu vực như ASEAN, Trung Quốc… để từ đó doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa
chọn nhà cung cấp để hưởng các ưu đãi về thuế, giúp giảm chi phí nhập khẩu.
• Website tạp chí nghe nhìn />Tạp chí đã đăng tải nhiều bài viết, cập nhật tin tức của thế giới âm thanh, ánh
sáng, nghiên cứu chuyên sâu tất cả các lĩnh vực liên quan đến âm thanh ánh sáng
trên thế giới cũng như tại Việt Nam, để các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước có
thể nhận biết đối thủ cạnh tranh và có nhưng hướng đi tốt nhất để có thể thỏa mãn
khách hàng một cách hoàn hảo nhất.
• Các bài viết của Phòng thương mại quốc tế VCCI: “tình hình nhập khẩu của Việt
Nam năm 2013”, Thùy Linh, báo Công thương điện tử.
Bài viết đưa ra nhiều vấn đề đang khúc mắc, các rào cản thuế quan, thủ tục
thông quan ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước.
5
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK





Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu
vang của công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế- SBI”, Bùi Xuân
Vinh, khoa Quản trị kinh doanh quốc tế, trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
Khóa luận là rõ thực trạng cụ kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Đầu
Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế- SBI. Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả nhập

khẩu cho công ty.
• Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Thương mại quốc tế đã xuất hiện từ rất sớm, từ Con đường Tơ lụa từ thế kỷ
thứ 3 TCN và Con đường Hổ phách. Kinh tế học quốc tế được phát triển suốt từ thế
kỷ XVIII và đã quy tụ được nhiều học giả kinh tế học nổi tiếng như John Stuart
Mill, Alfred Marshall, và Paul A. Samuelson. Đi vào cụ thể hơn đối với lĩnh vực âm
thanh của thế giới, có các bài viết có giá trị, nghiên cứu cũng như tìm hiểu về vấn
đề âm thanh ánh sáng, cũng như hiệu quả xuất nhập khẩu đối mặt hàng này, tìm
hiểu sự thành công của các ông lớn trong làng âm thanh thế giới như BOSE, OHM,
BEHRINGER… và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả, vượt rào cản… trong



hoạt động xuất nhập khẩu:
“Import / Export Kit For Dummies”, John J. Capela, US.
“Home Audio Equipments Market - Global Industry Analysis, Size, Share and

Forecasts, 2012 – 2018”, Albany, New York (PRWEB) January 26, 2014.
• “Audio and Video Equipment Market in The United Kingdom”, from website
.

Trên đây là những tác phẩm viết về tình hình cũng như xu hướng xuất nhập
khẩu mặt hàng âm thanh trên thế giới, xuất phát từ cá nhân, tổ chức với mục tiêu
chung là nghiên cứu tình hình đưa ra quy luật cũng như giải pháp trong kinh doanh
quốc tế. Tóm lại, dù ở Việt Nam hay trên thế giới, vấn đề hiệu quả xuất nhập khẩu
ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn do xu hướng toàn cầu hóa. Tuy nhiên,
mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại có những đặc điểm khác nhau, do đó, việc nghiên
cứu cụ thể chi tiết về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu âm thanh từ Anh trở nên quan
trọng, trong điều kiện cụ thể tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu
Sao Mai là thực sự cần thiết.
1.3.Mục đích nghiên cứu.
6
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK




Đề tài giới thiệu thực trạng của hoạt đông kinh doanh nhập khẩu thiết bị âm thanh
từ Anh tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Mai trong một

vài năm trở lại đây.
• Ngoài ra, đề tài cũng đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu, những vấn đề còn tồn tại,
giải pháp đề xuất để khắc phục việc giảm hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập
khẩu mặt hàng âm thanh từ Anh của Công ty CP ĐTTM XNK Sao Mai.
1.4.Đối tượng nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra của đề tài, cần nghiên cứu hệ thống cơ sở lý
luận về hoạt động nhập nhẩu, kinh doanh, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của hàng
âm thanh và tất cả các yếu tố có liên của Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất

nhập khẩu Sao Mai, mà cụ thể là: nghiên cứu hoạt động nhập khẩu và nhập kinh
doanh âm thanh từ Anh của công ty, thông tin từ hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết
bị, nhân sự, các phòng ban phục vụ cho các hoạt động này.
1.5.Phạm vi nghiên cứu.


Phạm vi về không gian:
Nội dung của đề tài nghiên cứu của đề tài chỉ mang tính vi mô, hướng tới
một doanh nghiệp cụ thể - Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao

Mai, được đặt trong bối cảnh nền kinh tế với sự xu hướng toàn cầu hóa.
• Phạm vi về thời gian:
Để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ
phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Sao Mai, quá trình nghiên cứu sẽ được thực
hiện dựa trên tình hình hoạt động của công ty trong năm năm gần đây (từ 2011 đến
2013).
1.6. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện các mục tiêu cụ thể đã đặt ra của đề tài nghiên cứu, một số
phương pháp đã được sử dụng như sau:


Phương pháp thu thập thông tin:
Đề tài đã sử dụng nhiều cách để thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Thông tin được thu thập qua các công cụ chính là sách, báo, mạng Internet …Thông
qua các giáo trình về Kinh tế quốc tế, thì bài báo cáo đã thu lượm được rất nhiều

7
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại

kKKK


thông tin liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu, đến vấn đề kinh doanh quốc
tế, hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước.


Phương pháp phân tích, khảo sát công ty.
Từ những thông tin đã thu thập được từ ban đầu với rất nhiều nguồn khác
nhau thì tôi tiến hành chọn lọc thông tin để tổng hợp và phân tích. Với việc có được
những thông tin về thực trạng và tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của
công ty thì tôi tiến hành tổng hợp rồi phân tích tình hình liên quan của các công ty
cụ thể sau đó đưa ra các luận cứ dựa trên kết quả phân tích được.



Phương pháp tổng hợp và đánh giá.
Sau khi đã thu thập và phân tích các thông tin có được thì tôi tiến hành tổng
hợp và đánh giá lại thông tin. Từ các kết quả phân tích thì tôi tiến hành tổng hợp lại
tất cả những thông tin mà mình có được sau đó tiến hành đánh giá, đưa ra các kết
luận, các phát hiện cho báo cáo.
1.7.Kết cấu của khóa luận.
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp được chia làm 4 phần. Cụ thể:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận của hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả
kinh doanh nhập khẩu.
Chương 3 : Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuât với vấn đề nghiên cứu cho công
ty nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mặt hàng âm thanh từ thị trường
Anh của công ty CPTMĐT XNK Sao Mai.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP
KHẨU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU.
2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh nhập khẩu hang hóa.
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.
2.1.1.1. Khái niệm kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.



Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình
đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi. Tiến hành bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng có
nghĩa là tập hợp các phương tiện, con người… và đưa họ vào hoạt động sinh lợi cho
doanh nghiệp.
8
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK




Kinh doanh thương mại là một lĩnh vực của hoạt động kinh doanh, đó chính là hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông. Theo nghĩa rộng, kinh doanh thương mại
là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vực
mua bán hàng hóa nhằm tìm kiếm lợi nhuận . Theo nghĩa hẹp, kinh doanh thương
mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và

lưu thông hàng hóa.
• Nhập khẩu là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nhập khẩu là hoạt động

kinh doanh buôn bán diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Nhập khẩu không chỉ là
hoạt động buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một
nền kinh tế có tổ chức bên trong và bên ngoài. Mặt khác thông qua thị trường nhập
khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định những ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi
nước mà khả năng sản xuất trong nước chưa đảm bảo nguyên liệu cho chúng,
tạo những năng lực mới cho sản xuất, khai thác thế mạnh của quốc gia mình, kết
hợp hài hòa có hiệu quả nhập khẩu và cán cân thanh toán.
• Kinh doanh thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước
thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội
và phản ánh sự phụ tlhuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa
riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh doanh nhập khẩu.


Chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chính là các thương nhân ở
các nước khác nhau, có quốc tịch khác nhau. Mục đích của hoạt động kinh doanh
nhập khẩu là thực hiện nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài để tiêu thụ tại thị trường



trong nước.
Hàng hoá có sự di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia. Chủng loại hàng hóa trong
kinh doanh nhập khẩu đa dạng, với các danh mục hàng hóa chịu quota hoặc đánh
thuế cao để hạn chế nhập khẩu như oto, thuốc lá, rượu,… hay các danh mục khuyến
khích nhập khẩu,… hoặc bị quản lý bằng các chính sách thuế, hạn ngạch, giấy phép,
chính sách quản lý tỷ giá như các danh mục hàng rủi ro về giá… chịu sự chi phối
của các chính sách Nhà nước.
2.1.2. Các hình thức kinh doanh nhập khẩu.
9
SV: Nguyễn Thị Phượng


K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


2.1.2.1. Theo phương thức nhập khẩu.
Theo tiêu chí này thì kinh doanh nhập khẩu được chia thành:


Kinh doanh hàng nhập khẩu trực tiếp :
Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu độc lập của một doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước,
tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, chính
sách luật pháp của Nhà nước cũng như quốc tế.
Trong hoạt động nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền
chủ động và phải tự tiến hành các nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu từ nghiên cứu
thị trường, lựa chọn bạn hàng, lựa chọn phương thức giao dịch, đến việc ký kết và
thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để chi trả các chi phí phát sinh
trong hoạt động kinh doanh và được hưởng toàn bộ phần lãi thu được cũng như phải
tự chịu trách nhiệm nếu hoạt động đó thua lỗ.
Khi nhập khẩu tự doanh thì doanh nghiệp được trích kim ngạch nhập khẩu,
khi tiêu thụ hàng nhập khẩu doanh nghiệp phải chịu thuế doanh thu, thuế lợi tức.
Tuy nhiên vẫn còn hạn chế:
o Khả năng rủi ro lớn.
o Dễ mắc sai lầm, bị động nếu người không có đủ trình độ và kinh nghiệm
tham gia kí kết hợp đồng ở một thị trường mới.
o Khối lượng hàng hóa tham gia giao dịch thường phải lớn thì mới có thể bù
đắp được chi phí trong giao dịch.
Khi tham giao dịch trực tiếp phải chuẩn bị tốt một số công việc : Nghiên cứu
kỹ về bạn hàng, loại hàng hóa định mua bán, các điều kiện giao dịch đã trao đổi, lựa

chọn người có đủ năng lực tham gia giao dịch, cân nhắc khối lượng hàng hóa cần
thiết để giao dịch có hiệu quả.



Kinh doanh hàng nhập khẩu ủy thác.
Nhập khẩu ủy thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong
nước có vốn ngoại tệ riêng và nhu cầu nhập khẩu một số lại hàng hóa nhưng lại
không có quyền tham gia hoặc không có khả năng tham gia hoặc tham gia không
đạt hiệu quả, khi đó sẽ ủy nhiệm cho các doanh nghiệp khác làm nhiệm vụ giao dịch
trực tiếp và tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình.
Ưu, nhược điểm:
10
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


Là độ rủi ro thấp hơn nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp không mất nhiều
chi phí. Song lợi nhuận từ hình thức nhập khẩu này lại không cao vì doanh nghiệp
nhận ủy thác không được tính giá trị lô hàng giao cho bên ủy thác vào doanh thu
của công ty mà chỉ được tính vào kim ngạch nhập khẩu. Khi hạch toán doanh thu,
doanh nghiệp chỉ hạch toán phần phí ủy thác mà thôi.


Kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất.
Tạm nhập tái xuất là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhưng
không phải để tiêu thụ tại thị trường trong nước mà là để xuất khẩu sang một nước
khác nhằm thu lợi nhuận. Những mặt hàng này không được gia công hay chế biến

tại nơi tái xuất.
Hàng hóa vừa phải làm thủ tục nhập khẩu vừa phải làm thủ tục xuất khẩu sau
đó. Người kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất thu lơi nhuận từ khoản chênh lệch
cước.
2.1.2.2. Theo mặt hàng nhập khẩu kinh doanh.



Loại hình kinh doanh nhập khẩu tư liệu sản xuất :
Đối tượng kinh doanh là các sản phẩm phục vụ hoạt động sản xuất như máy
móc trang thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất…:
Hiện nay, ở nước ta tư liệu sản xuất đang là danh mục mặt hàng được nhà
nước khuyến khích nhập khẩu nhằm phát triển sản xuất trong nước, phục vụ xuất
khẩu,ví dụ như xuất nhập khẩu tại chỗ phục vụ co các nhà máy, khu chế xuất ở các
khu công nghiệp để khuyển khích công nghiệp phát triển ,thể hiện ở mức thuế thấp
hơn hoặc miễn thuế đối với loại hàng hóa này, việc nhập khẩu không hạn chế về số
lượng, các ưu đãi trong vay vốn kinh doanh…
Người nhập khẩu chủ yếu là các đơn vị sản xuất, nhà máy, xí nghiệp lắp
ráp… khối lượng hàng hóa trong mỗi lần giao dịch thường lớn và có thể cung cấp
lâu dài thành từng chuyến.



Loại hình kinh doanh nhập khẩu hàng tiêu dùng :
Hàng tiêu dùng là các sản phẩm phục vụ mọi nhu cầu cho cuộc sống của con
người, bao gồm các sản phẩm như hàng dệt may, đồ điện gia dụng, thực phẩm,
lương thực, bách hóa phẩm…Mỗi loại hàng hóa lại rất đa dạng và phong phú về
11
SV: Nguyễn Thị Phượng


K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


chủng loại, mẫu mã, chất lượng sản phẩm…Thị trường hàng tiêu dùng thường có
những biến động lớn và phức tạp, đòi hòi khắt khe hơn về thủ tục nhập khẩu như
tình trạng hàng hóa là hàng mới, hạn chế hàng hóa tiêu dùng là hàng đã qua sử dụng
nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Trong chính sách ngoại thương của nước ta hiện nay, mặt hàng tiêu dùng
không phải là mặt hàng được khuyến khích nhập khẩu, nằm trong danh mục hàng
hóa bị hạn chế nhập khẩu, nhằm mục đích phát triển sản xuất trong nước, khuyến
khích người Việt dùng hàng Việt. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu
hàng tiêu dùng gặp phải một số cản trở như: danh mục hàng nhập khẩu chịu sự quản
lý của bộ Thương mại, các cơ quan chuyên nghành, mức thuế cao, hạn ngạch nhập
khẩu, quản lý ngoại tệ, hạn chế trong tín dụng ngân hàng.
2.1.3. Vai trò kinh doanh nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế.
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế,
nhập khẩu có tác động trực tiếp tới quá trình sản xuất và đời sống của một quốc gia.
Đối với một nền kinh tế, hoạt động nhập khẩu thường nhằm hai mục đích: một là,
để bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất trong
nước không đáp ứng đủ nhu cầu; hai là, để thay thế những hàng hóa mà sản xuất
trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu nếu được tổ chức
tốt, hợp lý với nhu cầu và khả năng sản xuất trong nước sẽ tác động tích cực đến sự
phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân mà trong đó cân đối trực tiếp ba yếu tố
của sản xuất: công cụ lao động, đối tượng lao động và lao động.
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, hoạt động nhập khẩu đang
ngày càng phát triển và thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế
đất nước. Thể hiện trên các khía cạnh sau :
Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa đất nước.

Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển
cân đối và ổn định.
Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Đối với
người tiêu dùng, nhập khẩu mang lại cơ hội tiếp cận với hàng hóa đa dạng, hiện đại
và giá thành thấp hơn so với hàng sản xuất trong nước. Đối với sản xuất, nhập khẩu
12
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


là nguồn đảm bảo đầu vào cho hoạt động sản xuất, đảm bảo về công nghệ thiết bị
cho quá trình hiện đại hóa sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Với những
trang thiết bị sản xuất hiện đại, những tư liệu sản xuất mà nhập khẩu đem lại sẽ làm
tăng chất lượng của hàng hóa, làm cho hàng xuất khẩu của ta tiến gần hơn với nhu
cầu của thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để hàng Việt Nam có thể xuất ra thế giới.
2.2. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
2.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các
mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong
điều kiện nhất định.
Tương tự, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là một đại lượng so sánh
giữa kết quả thu được từ kinh doanh nhập khẩu và toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được
kết quả đó (bao gồm cả chi phí bằng vật chất và sức lao động).
2.2.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
2.2.2.1. Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội.
Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động kinh doanh
của từng doanh nghiệp nhập khẩu. Biểu hiện chung của hiệu quả cá biệt là doanh lợi

mà mỗi doanh nghiệp đạt được.
Hiệu quả kinh tế xã hội: đem lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của
họat động thương mại quốc tế vào việc sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng
suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm,
cải thiện đời sống nhân dân…
2.2.2.2. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh.


Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách
xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra. Chẳng hạn, tính toán mức lợi
nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất (giá thành) hoặc từ một đồng vốn bỏ
ra…



Tổng lợi nhuận = Tổng kết quả - Tổng chi phí.
Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối
của các phương án với nhau. Nói cách khác, hiệu quả so sánh chính là mức chênh
lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án.

13
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


Giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh mặc dù độc lập với nhau song
chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và làm căn cứ cho nhau.
Trên cơ sở của hiệu quả tuyệt đối, người ta sẽ xác định được hiệu quả so sánh, từ

hiệu quả so sánh xác định được phương án tối ưu.
2.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
2.2.3.1. Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu.
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối
cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là tiền đề duy trì và tái sản xuất mở
rộng của doanh nghiệp.
Về mặt lượng, lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả
các chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Công thức chung: P = R – C
Trong đó:
P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
R: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
C: Tổng chi phí kinh doanh nhập khẩu.
C = Tổng chi phí nhập khẩu hàng hóa + Chi phí lưu thông, bán hàng + Thuế
2.2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu.


Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu.
Là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận đạt được và
doanh thu thu về.
Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
Doanh thu kinh doanh nhập khẩu
Tỷ số này cho biết trong một đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

100% x

khẩu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua chỉ tiêu này, có thể thấy xu hướng biến đổi
của lợi nhuận khi doanh thu tăng lên, trên cơ sở đó có những biện pháp phù hợp để

nâng cao mức doanh lợi nhằm làm tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.


Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu.
Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận đạt được với chi phí bỏ ra.
Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
Chi phí kinh doanh nhập khẩu
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh nhập

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí =

100% x

khẩu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cũng như tỷ suất lợi nhuận theo doanh
thu, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cao thì hiệu quả kinh doanh nhập khẩu càng cao.
14
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.


Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu:
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =

Lợi nhuận KDNK
Vốn lưu động nhập khẩu


Vốn lưu động nhập khẩu được tính bằng đơn vị tiền tệ như: triệu đồng, tỷ
đồng,… là các khoản sử dụng cho nhập hàng, các khoản vay, các khoản tạm ứng,
các chi phí trả trước… cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh nhập
khẩu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ khả năng
sử dụng vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu càng hiệu quả.


Tốc độ quay vòng vốn kinh doanh nhập khẩu:
Tổng doanh nhập khẩu
Vốn lưu động nhập khẩu bình quân trong kỳ
Số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động nhập khẩu quay được bao

Số vòng quay vốn lưu động =

nhiêu vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay càng nhiều càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng
vốn cao và ngược lại.


Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động:
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay của vốn lưu động
(Số ngày trong kỳ: nếu tính 1 năm là 360 ngày)
Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động là số ngày bình quân cần thiết

Kỳ luôn chuyển bình quân vốn lưu động =

để vốn lưu động thực hiện được một vòng quay trong kỳ. Thời gian một vòng quay
càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả
kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.
2.3.1. Các yếu tố bên ngoài.
2.3.1.1. Chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước về nhập khẩu.
Đối với hoạt động nhập khẩu Nhà nước luôn có những chính sách, luật lệ
nghiêm ngặt đối với hàng hóa nhập khẩu và cách thức thực hiện hoạt động nhập

15
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


khẩu. Theo nghị định số 57/1998/NĐ - CP của chính phủ quy định ba nhóm hàng
nhập khẩu cho thời kỳ 2001 – 2005:
Một là, hàng hóa cấm nhập khẩu: danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu bao
gồm 11 nhóm hàng chính, như vũ khí, đạn dược, các loại ma túy, hóa chất độc, sản
phẩm văn hóa đồi trụy, pháo các loại…
Hai là, hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại: đối với loại
hàng hóa này các doanh nghiệp muốn thực hiện kinh doanh nhập khẩu phải xin giấy
phép nhập khẩu của Bộ thương mại.
Ba là, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên nghành: nhóm hàng
hóa này chịu sự quản lý của các cơ quan chuyên nghành về tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh … Một loại hàng hóa có thể chịu sự quản lý của hai
hay nhiều bộ, cơ quan chuyên ngành khác nhau.
2.3.1.2. Luật pháp, môi trường kinh doanh của nước xuất khẩu và quốc tế.
Sự khác biệt lớn nhất giữa kinh doanh nội địa và kinh doanh thương mại
quốc tế nói chung, kinh doanh nhập khẩu nói riêng là sự tác động của luật pháp
nước ngoài, các công ước quốc tế. Hợp đồng kinh doanh nhập khẩu và các hoạt

động nhập khẩu phải tuân theo luật pháp của nước xuất khẩu, luật pháp của nước
thứ ba (nếu được quy định trong hợp đồng nhập khẩu), tập quán kinh doanh quốc tế
và các công ước, hiệp ước quốc tế mà nước ta tham gia. Luật pháp và các yếu tố về
chính sách của nước xuất khẩu làm cho quá trình nhập khẩu của doanh nghiệp có
thể đơn giản hoặc phức tạp hơn nhiều, điều này ảnh hưởng đến chi phí cho hoạt
động nhập khẩu và do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập
khẩu.
2.3.1.3. Biến động của thị trường trong nước và quốc tế.
Cũng như các loại hình kinh doanh khác, kinh doanh nhập khẩu chịu sự chi
phối của thị trường hàng hóa đầu vào và thị trường hàng hóa đầu ra. Tuy nhiên, đối
với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, thị trường đầu vào là thị trường quốc
tế, tức là chịu sự chi phối của những biến động xảy ra trên thị trường thế giới như
sự biến động về giá cả, sản lượng hàng hóa bán ra, chất lượng sản phẩm có trên thị
trường… Khi giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tăng thì giá thành của hàng
nhập khẩu cũng tăng lên tương đối làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa. Mặt khác,
16
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trường trong nước,
giảm sản lượng tiêu thụ và từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa
của doanh nghiệp.
2.3.1.4. Biến động của tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng tác động đến giá cả nhập khẩu hay
giá thành sản phẩm nhập khẩu, và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động
kinh doanh nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, giá thành của một đơn vị hàng
hóa nhập khẩu cũng tăng lên tương đối và do đó làm giảm tính cạnh tranh của sản

phẩm về giá, đồng thời giảm khả năng tiêu thụ và giảm hiệu quả kinh doanh. Ngược
lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, giá thành của một đơn vị hàng hóa nhập khẩu giảm đi
tương đối, và do đó làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ
và tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.
2.3.1.5. Hệ thống ngân hàng – tài chính, giao thông vận tải.
Hệ thống ngân hàng – tài chính, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng kỹ thuật
ngoại thương ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Trước hết, sự
phát triển của hệ thống ngân hàng – tài chính ảnh hưởng đến an toàn, sự đảm bảo
cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp, và khả năng hưởng các khoản tín dụng.
Giao thông vận tải là một khâu trong quá trình kinh doanh nhập khẩu, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến chi phí, khả năng vận chuyển hàng hóa trong hoạt động nhập
khẩu và trong phân phối trên thị trường trong nước.
2.3.1.6. Các đối thủ cạnh tranh.
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh, đối thủ cạnh tranh của một doanh
nghiệp bao gồm đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng (những đối thủ cạnh tranh sẽ
xuất hiện trong tương lai). Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng hóa,
đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng bao gồm các đơn vị, doanh nghiệp kinh
doanh nhập khẩu khác, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hóa nội địa
có tính chất tương tự hoặc thay thế. Doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ về các đối
thủ cạnh tranh hiện tại cũng như tiềm năng để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu
của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, tìm cho mình cách thức thực
hiện kinh doanh, đặc biệt là các chương trình marketing phù hợp, có tính cạnh tranh
và tạo những nét riêng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
2.3.1.7. Các nhân tố môi trường khác.
17
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK



Các nhân tố môi trường khác ở trong nước và quốc tế như các yếu tố nhân
khẩu, văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên… Các yếu tố này sẽ ảnh
hưởng đến tập quán sản xuất và tập quán tiêu dùng của từng quốc gia.
Đối với yếu tố này, doanh nghiệp phải tuân theo và có những biện pháp điều
chỉnh hoạt động, cơ cấu tổ chức để phù hợp với quy luật hoạt động của chúng.
2.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
2.3.2.1. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
Thể hiện ở tiềm năng tài chính và doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn lực tài
chính mạnh hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong nước. Quy
mô kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở để xem xét việc kinh doanh nhập khẩu
hàng hóa là có thể thực hiện được hay không và kinh doanh có hiệu quả hay không.
2.3.2.2. Nguồn lực con người trong doanh nghiệp.
Được thể hiện ở số lượng lao động, trình độ và khả năng làm việc của từng
cán bộ nhân viên, trình độ quản lý có phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh
nghiệp hay không. Nguồn lực con người là nhân tố quyết định trong mọi quá trình
kinh doanh, trình độ và năng lực của nguồn nhân lực phải phù hợp với loại hình
kinh doanh và mức độ kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn thì mới đem lại hiệu
quả.
2.3.2.3. Đối tượng khách hàng.
Đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp lựa chọn là đối tượng chính để phục
vụ, thông thường doanh nghiệp thường tiến hành lựa chọn khách hàng của mình
theo mức thu nhập. Tùy theo đối tượng khách hàng và chủng loại hàng hóa mà
doanh nghiệp kinh doanh, cầu đối với sản phẩm của công ty sẽ có mức biến động
khác nhau khi có sự thay đổi trên thị trường. Ví dụ, khi giá cả leo thang, thì cầu đối
với các loại hàng hóa không thiết yếu của nhóm khách hàng có thu nhập cao sẽ
giảm ít hơn so với nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và thấp.
2.3.2.4. Thị trường tiêu thụ.
Các khu vực thị trường khác nhau với cung cầu hàng hóa khác nhau quyết

định quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu hàng hóa và chủng loại hàng hóa

18
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


phải phù hợp với tập quán tiêu dùng của khu vực thị trường đó. Mặt khác, quy mô
thị trường phải đủ lớn để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Các yếu tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp là những yếu tố mà doanh
nghiệp có thể thay đổi điều chỉnh sao cho phù hợp với các quy luật khách quan khác
và phù hợp với mục đích hoạt động của mỗi doanh nghiệp.

19
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XUẤT
NHẬP KHẨU SAO MAI.
Địa chỉ trụ sở chính: Số 16, Phố Hàng Lược, Phường Hàng Mã, Quận Hoàn
Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Vốn điều lệ: 1.200.000.000 đồng (Một tỷ hai trăm triệu Việt Nam đồng).
Giám đốc: Trần Xuân Hiến



Định hướng: Trở thành Công ty phân phối hàng đầu trong lĩnh vực các trang thiết bị

về Âm thanh – Ánh sáng.
• Sơ đồ tổ chức công ty:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty CP ĐT TM XNK Sao Mai.
(Nguồn: Phòng hành chính Công ty Sao Mai)
3.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.2.1. Lĩnh vực kinh doanh.
Công ty cổ phần đầu tư TM XNK Sao Mai hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
về kinh doanh các thiết bị loa đài, âm thanh, ánh sáng hội trường…Đây là một trong
những lĩnh vực kinh doanh đang phát triển và rất có tương lai ở nước ta hiện nay.
Đây là một bộ phận mà trong bất kỳ một cuộc họp lớn nào, trong các trung tâm văn
hóa, trong các nhà hát, trong các tổ chức văn hóa - văn nghệ hay trong các trường
học… là rất cần thiết, cũng không thể thiếu được.

3.2.2. Sự phát triển của công ty.
• Sự tăng trưởng về Doanh số:
2008

20
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


30%

2010
50%

2012
25%

Hình 3.1. Sự tăng trưởng về Doanh số qua các năm của Công ty
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty)


Sự tăng trưởng về độ bao phủ thị trường:

21
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


22
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


23
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại

kKKK


24
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


25
SV: Nguyễn Thị Phượng

K46E4- ĐH Thương Mại
kKKK


×