Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

Bình luận về việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp dân sự tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.52 KB, 31 trang )

1

BÌNH LUẬN VỀ VIỆC XỬ LÝ XÂM PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẰNG CÁC
BIỆN PHÁP DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM
THỰC HIỆN: NHÓM 12
1

NGUYỄN THU CÚC

2

VŨ THỊ ANH ĐÀO

3

NGUYỄN NGỌC THANH XUÂN

4

PHẠM HẢI VÂN


PHẦN 1: KHÁI QUÁT CÁC BIỆN PHÁP


Biện pháp hành chính
Được coi là cách giải quyết hiệu quả nhất cho các hành vi vi
phạm QSHTT tại Việt Nam, có lẽ bởi văn hóa Việt Nam quen
với cách giải quyết tranh chấp bằng con đường hành chính.
Thực tế chứng minh rằng thay vì biện pháp dân sự hay hình


sự, biện pháp hành chính thường mang lại kết quả nhanh
chóng và hiệu quả.



Biện pháp dân sự
Chủ thể QSHTT có thể tiến hành các thủ tục dân sự để bảo vệ
quyền của mình trước các hành vi vi phạm tại tòa án.



Biện pháp hình sự
Hành vi xâm phạm QSHTT có thể bị xét xử theo luật hình sự
đối với các vụ án nghiêm trọng. Cơ quan có thẩm quyền sẽ
đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục hình sự.

2


PHẦN 2: CÁC BIỆN PHÁP DÂN SỰ


Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;



Buộc xin lỗi cải chính công khai;




Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;



Buộc bồi thường thiệt hại;



Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng
không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên
liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản
xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm QSHTT với điều kiện
không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ
thể QSHTT.

3


PHẦN 2: CÁC BIỆN PHÁP DÂN SỰ


Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm là việc Tòa án quyết định
buộc người có hành vi xâm phạm QSHTT chấm dứt ngay hành
vi xâm phạm theo yêu cầu của người khởi kiện. Tòa án có thể
quyết định buộc người có hành vi xâm phạm QSHTT chấm dứt
hành vi xâm phạm trong bản án hoặc trong quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT). Trong đó Tòa
án phải nêu cụ thể các QSHTT bị xâm phạm và các hành vi
xâm phạm QSHTT, đồng thời Tòa án cũng quy định rõ những
việc người có hành vi xâm phạm QSHTT phải thực hiện và

không được thực hiện để thi hành bản án, quyết định của
Tòa.

4


PHẦN 2: CÁC BIỆN PHÁP DÂN SỰ


Buộc xin lỗi, cải chính công khai cũng là một biện pháp được quy định
tại điều 202 của LSHTT. Đây là biện pháp do Tòa án quyết định trong
bản án, quyết định về việc buộc người có hành vi xâm phạm QSHTT
phải xin lỗi, cải chính công khai nhằm khôi phục danh dự, nhân phẩm,
uy tín, danh tiếng... cho chủ thể QSHTT bị xâm phạm. Việc buộc xin
lỗi, cải chính công khai nhằm mục đích bảo vệ quyền nhân thân của
tác giả và khôi phục danh dự, uy tín cho tác giả. Trong trường hợp các
đương sự thỏa thuận được với nhau về nội dung, cách thức xin lỗi, cải
chính công khai và chi phí để thực hiện việc xin lỗi, cải chính đó mà
thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì tòa án công
nhận sự thỏa thuận của họ. Trong trường hợp các bên không thỏa
thuận được với nhau về nội dung, cách thức thực hiện việc xin lỗi, cải
chính công khai và chi phí thực hiện thì Tòa án căn cứ vào tính chất
hành vi xâm phạm và mức độ, hậu quả do hành vi đó gây ra quyết
định về nội dung, thời lượng xin lỗi, cải chính công khai và chi phí thực
hiện. Việc xin lỗi, cải chính công khai có thể được thực hiện trực tiếp
tại nơi có địa chỉ chính của người bị thiệt hại hoặc đăng công khai trên
báo hàng ngày của cơ quan trung ương, báo địa phương nơi có địa chỉ
chính của người bị thiệt hại trong ba số liên tiếp.

5



PHẦN 2: CÁC BIỆN PHÁP DÂN SỰ


Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp được Tòa án
quyết định áp dụng đối với người có hành vi vi phạm nghĩa vụ
đối với chủ thể QSHTT. Đây là biện pháp dân sự được áp
dụng khi người có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng và
phải chịu trách nhiệm dân sự đối với chủ thể QSHTT. Khi áp
dụng biện pháp này cần căn cứ vào các quy định tương ứng
tại các mục 2 và 3 Chương XVII, Phần thứ ba của Bộ luật dân
sự năm 2005 (BLDS).

6


PHẦN 2: CÁC BIỆN PHÁP DÂN SỰ


Buộc bồi thường thiệt hại là biện pháp mà người có hành vi
xâm phạm QSHTT mà gây thiệt hại về vật chất và thiệt hại về
tinh thần cho chủ thể QSHTT thì phải bồi thường. Thiệt hại do
hành vi xâm phạm QSHTT được bồi thường bao gồm thiệt hại
về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Trong đó thiệt hại về vật
chất bao gồm: các tổn thất về tài sản; mức giảm sút về thu
nhập, lợi nhuận; tổn thất về cơ hội kinh doanh; chi phí hợp lý
để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại. Thiệt hại về tinh thần bao
gồm: các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín danh tiếng

gây ra cho tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kế bố trí.

7


PHẦN 2: CÁC BIỆN PHÁP DÂN SỰ


Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không
nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật
liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh
doanh hàng hóa xâm phạm QSHTT với điều kiện không làm
ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể QSHTT.
Tòa án xem xét quyết định buộc tiêu hủy hoặc phân phối
hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối
với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện nêu trên
mà không phụ thuộc vào việc chủ thể quyền có yêu cầu hay
không có yêu cầu. Khi quyết định buộc tiêu hủy hàng hóa,
nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để
sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm QSHTT, Tòa án sẽ
quyết định trách nhiệm của người có hành vi xâm phạm
QSHTT phải chịu chi phí cho việc tiêu hủy đó.

8


PHẦN 3: THỰC TẾ – Quốc gia khác
Việc bảo vệ QSHTT:
•Chủ yếu bằng biện pháp dân sự

•Do hệ thống tư pháp đảm trách
•Cơ quan hành chính chỉ thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành
vi xâm phạm QSHTT ban đầu để đảm bảo tính tức thì của hoạt
động thực thi.


Có nhiều ưu điểm hơn so với biện pháp hành chính, hình sự vì
 Bảo đảm được trình tự, thủ tục công khai, công bằng để
người tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng
 Bảo đảm các nguyên tắc, thủ tục tố tụng đầy đủ, có hệ
thống, xác định rõ chức năng, thẩm quyền của cơ quan và
người tiến hành tố tụng, thẩm quyền của mỗi cấp Tòa án
trong việc giải quyết các vụ việc dân sự

9


PHẦN 3: THỰC TẾ – Quốc gia khác
-

Đức, Thái Lan... đã thành lập Tòa án chuyên biệt
xét xử các vụ xâm phạm về SHTT;

-

Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh… chỉ có Tòa SHTT
giải quyết các vụ án dân sự về SHTT mà không có
Tòa chuyên trách để giải quyết các vụ án hình sự về
SHTT, các vụ án hình sự về SHTT được giải quyết
theo thủ tục thông thường.


-

Các nước này đều có Tòa án về Văn bằng sáng chế,
Tòa này có thẩm quyền đối với các vụ việc dân sự,
phúc thẩm các quyết định của Văn phòng về Văn
bằng sáng chế.

10


PHẦN 3: THỰC TẾ – Việt Nam

11

“Việt Nam đang bị coi là một trong các quốc
gia có tỷ lệ vi phạm QSHTT lớn trên thế giới,
nhất là trong lĩnh vực vi phạm bản quyền về
nghe nhìn và phần mềm máy tính”.
Tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính: 81%
Năm 2004: 92%
Giảm 11%
Năm 2014: 81%
Các năm tiếp theo: 70%
Năm 2014 (cơ quan thanh tra của Bộ VHTT&DL):
•82 doanh nghiệp bị kiểm tra đột xuất
•1,5 tỉ đồng là số tiền xử phạt hành chính về việc vi phạm quy
định pháp luật về quyền tác giả đối với phần mềm máy tính



PHẦN 3: THỰC TẾ – Việt Nam
Số vụ vi phạm QSHTT bị phát hiện tăng
nhanh chóng qua các năm, điểm qua:
Năm 2007: xử lý trên 18.000 trường hợp, phạt tiền
trên 15 tỷ đồng, tịch thu phương tiện, tang vật.
Năm 2011 (Bộ Khoa học và Công nghệ):
•Thanh tra 61 vụ
•Xử lý 38 vụ xâm phạm về nhãn hiệu, 02 vụ về kiểu
dáng và 05 vụ về giải pháp hữu ích
•Xử phạt cảnh cáo 01 vụ, phạt tiền 45 vụ
•Tổng số tiền phạt 697.356.000 đồng
•Xử lý 156.426 sản phẩm xâm phạm QSHTT.

12


PHẦN 3: THỰC TẾ – Việt Nam
Năm 2013 – 2014 (lĩnh vực SHCN):
•Xử

lý 32.474 vụ

•Tổng
•Cơ

số tiền phạt: 139 tỷ đồng

quan công an khởi tố 158 vụ, 254 bị can

Năm 2014 (Bộ Khoa học và Công nghệ):

•Kiểm

tra hơn 18.200 vụ

•Phát

hiện gần 17.600 vụ vi phạm SHTT

13


PHẦN 3: THỰC TẾ – Việt Nam

Nhận xét
Các hành vi xâm phạm QSHTT:
•Diễn

ra ở tất cả các lĩnh vực (sản xuất, chế
biến, lưu thông, XNK…)
•Liên

quan đến nhiều thành phần kinh tế (tư
nhân, nhà nước, liên doanh, 100% vốn nước
ngoài…)
•Diễn

ra ở hầu hết các đối tượng SHTT

14



PHẦN 3: THỰC TẾ – Việt Nam
Trong khi đó việc giải quyết các tranh chấp
QSHTT tại TAND bằng biện pháp dân sự lại
không đem lại kết quả như mong muốn.
Số liệu giải quyết tranh chấp về QSHTT của ngành Tòa án:
•Giai đoạn 2000 – 2005: thụ lý 93 vụ, giải quyết được 61 vụ, trong
đó tạm đình chỉ, đình chỉ, rút đơn khởi kiện là 16 vụ, hòa giải
thành 12 vụ, đưa ra xét xử 33 vụ (bao gồm 11 vụ tranh chấp về
quyền tác giả và liên quan, 22 vụ tranh chấp về QSHCN)
•Giai đoạn 2006 – 2009: thụ lý 108 vụ, giải quyết được 57 vụ,
trong đó đình chỉ, chuyển HS vụ án là 20 vụ, hòa giải thành 12 vụ,
đưa ra xét xử 25 vụ (bao gồm 24 vụ tranh chấp về quyền tác giả
và liên quan, 01 vụ tranh chấp về QSHCN).
•Từ năm 2010 đến nay: chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng
ước tính số vụ việc xâm phạm QSHTT được Tòa án thụ lý giải
quyết trung bình mỗi năm chỉ khoảng từ 25 - 30 vụ.

15


PHẦN 3: THỰC TẾ – Việt Nam
Đối chiếu số liệu:
-Số

vụ việc xâm phạm QSHTT

-Thực

tế xét xử tại tòa án


Cho thấy:
Số

vụ vi phạm nhiều nhưng được xét xử tại Tòa án rất hạn chế

Số

vụ xử lý bằng biện pháp hành chính được áp dụng nhiều hơn và tỏ
ra hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của chủ thể quyền.

Lý giải nguyên nhân:
Xử lý theo trình tự hành chính giúp:
•Giải

quyết nhanh chóng, đáp ứng kịp thời yêu cầu thời gian để chủ thể
quyền khai thác hiệu quả đối tượng SHTT của mình.
•Thủ

tục đơn giản, nhất là cung cấp chứng cứ chứng minh hành vi xâm
phạm của đối tượng vi phạm, sau đó cơ quan có thẩm quyền thực thi
quyền bằng biện pháp hành chính tiếp tục chứng minh, làm rõ thông qua
việc thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại cơ sở vi phạm.

Hệ quả:
Tranh chấp dân sự bị hành chính hóa quá mức  bảo vệ QSHTT không
triệt để  vi phạm vẫn tiếp tục với qui mô lớn, thủ đoạn tinh vi hơn

16



PHẦN 4: NGUYÊN NHÂN & ĐỀ XUẤT
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp QSHTT:
•Là vấn đề khó
•Đòi hỏi có kỹ thuật chuyên môn sâu
•Liên quan đến (nhiều) bên thứ 3
•Có yếu tố nước ngoài

Do đó, gây ra các vấn đề:
•Cung cấp tài liệu, chứng cứ mất nhiều thời gian
•Việc giải quyết kéo dài
•Phải xét xử nhiều lần, nhiều cấp

Dẫn đến hệ quả:
•Tốn kém thời gian, tiền bạc của đương sự, nhà nước.
•Việc chậm giải quyết không đáp ứng kịp thời đối với hoạt động khai
thác quyền của chủ thể quyền
•Bất lợi cho chủ thể quyền vì QSHTT của họ bị giới hạn thời gian
•Làm cho các bên ít lựa chọn Toà án khi bị xâm phạm về QSHTT

17


PHẦN 4: NGUYÊN NHÂN & ĐỀ XUẤT
Quy định của luật:
Điều 179 của BLTTDS
-Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với vụ án dân sự là 4
tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án;
-Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách
quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 2 tháng.


Thực tế xét xử:
VD: vụ kiện tranh chấp quyền tác giả và đòi tiền nhuận bút
kịch bản giữa nhà báo Nguyễn Thanh và đạo diễn – biên kịch
Lê Phương, Hãng phim truyện Việt Nam xung quanh kịch bản
phim Biệt động Sài Gòn.
Tính từ phiên xét xử sơ thẩm lần đầu tại TAND thành phố Hà
Nội năm 2009 (vụ án sau đó bị hủy để xét xử lại từ đầu) thì
đến nay, ngày 25/3/2015, Tòa án mới mở lại phiên tòa sơ
thẩm để xét xử, sau đó các bên kháng cáo
 6 năm vẫn chưa giải quyết xong một vụ án

18


PHẦN 4: NGUYÊN NHÂN & ĐỀ XUẤT
Quy định của luật:
-Xét xử hai cấp
-Giám đốc/tái thẩm trong một số trường hợp

Thực tế xét xử:
-Sau khi có bản án, vẫn tiếp tục khiếu nại đến Chính phủ,
Quốc hội hoặc đưa ra cơ quan báo chí.
-Cơ quan chức năng đề nghị Chính phủ can thiệp vào quá
trình giải quyết vụ án của tòa án
VD: Tranh chấp sở hữu nhãn hiệu hàng hóa Trường Sinh giữa
Công ty TNHH Việt Nam Foremost với Công ty TNHH công
nghiệp Trường Sinh  Bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã
quyết định buộc Công ty Trường Sinh chấm dứt việc sử dụng
nhãn hiệu “Trường Sinh” cho sản phẩm sữa đậu nành của

Công ty. Công ty Trường Sinh sau đó gửi đơn kêu cứu tới các
cơ quan, lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội để
được xem xét giải quyết, một số tổ chức, báo chí cũng có ý
kiến.

19


PHẦN 4: NGUYÊN NHÂN & ĐỀ XUẤT
 Cần có hướng dẫn hợp lý các trường hợp như tạm
hoãn, tạm đình chỉ... hoặc nên có hướng dẫn của
TANDTC về việc rút ngắn thời gian giải quyết đối với
vụ án xâm phạm QSHTT.
 Cần ban hành các quy định riêng về thủ tục xét xử
các vụ án về SHTT, theo đó thủ tục xét xử cần được
tiến hành một cách linh hoạt, đơn giản, ngắn gọn, có
thể học tập kinh nghiệm của một số nước như thẩm
vấn nhân chứng qua điện thoại, không được hoãn
phiên toà, xét xử bí mật…

20


PHẦN 4: NGUYÊN NHÂN & ĐỀ XUẤT
Thứ hai, trong quá trình giải quyết vụ án:
Tòa án thường phải trưng cầu ý kiến của các cơ quan quản lý
nhà nước về SHTT và các cơ quan chức năng có liên quan để
kết luận có hay không có hành vi xâm phạm về SHTT.

Vì vậy

Toà án rất bị động, khó khăn cho việc ra phán quyết
Hoặc
Tòa án chưa đủ khả năng trong việc đưa ra nhận định về
hành vi xâm phạm nên còn phụ thuộc nhiều vào kết luận các
yếu tố vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước về SHTT để ra
kết luận của vụ án.

21


PHẦN 4: NGUYÊN NHÂN & ĐỀ XUẤT
Tòa án, Viện Kiểm sát phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan quản lý chuyên ngành về SHTT để cùng tham gia
khi có vấn đề về chuyên môn liên quan, thông qua các
hình thức sau:
•Tòa án có văn bản lấy ý kiến  cơ quan chức năng có
trách nhiệm trả lời hoặc thành lập hội đồng giám định.
•Các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cho ý kiến chuyên
môn tại phiên xử  nâng cao trách nhiệm của các cơ
quan và giảm bớt thời gian giải quyết tranh chấp.
•Tòa án thông báo lịch xét xử  cơ quan tham gia tố
tụng hoặc theo dõi kết quả bảo vệ QSHTT trong phạm
vi chức năng của mình.
•Chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra để thụ lý
giải quyết nếu thấy hành vi xâm phạm QSHTT đủ yếu
tố cấu thành tội phạm theo quy định của BLHS.

22



PHẦN 4: NGUYÊN NHÂN & ĐỀ XUẤT
Thứ ba: Tâm lý sợ công khai bí mật kinh doanh
• Các chủ thể có quyền liên quan thường có tâm lý ngại ra Tòa
• Thường chọn phương pháp đơn giản hơn, hiệu quả nhanh
hơn đó là khiếu nại đến cơ quan nhà nước bằng biện pháp
hành chính.
Cần có các quy định bảo vệ bí mật kinh doanh của chủ
thể (có thể học tập cách làm của một số nước như việc xét
xử bí mật) hoặc thành lập tòa chuyên biệt về SHTT nhằm
khuyến khích các chủ thể bị xâm phạm mạnh dạn thực
hiện các biện pháp dân sự khi bị xâm phạm.

23


PHẦN 4: NGUYÊN NHÂN & ĐỀ XUẤT
Thứ tư: Khó khăn trong việc xác minh mức độ thiệt hại
và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị xâm phạm ít khi
được chấp nhận.
•Nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minh trước Tòa án về
mức độ thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm.
•Tuy nhiên, rất khó để chứng minh mức độ thiệt hại về mặt
vật chất và tinh thần hoặc không đưa ra được chứng cứ
chứng minh hành vi xâm phạm
•Yêu cầu đòi bồi thường chỉ được Tòa án chấp nhận 1 phần
không đủ bù đắp cho thiệt hại thực tế hoặc chỉ đủ bù đắp cho
chi phí khởi kiện, cũng có khi những thiệt hại không chấp
nhận bồi thường
Về căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại
Về định giá tài sản SHTT


24


PHẦN 4: NGUYÊN NHÂN & ĐỀ XUẤT
Về căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại
Cần có hướng dẫn cụ thể cho việc xác định mức thiệt hại như:
•Đối với thiệt hại về mặt vật chất: nên đưa ra các danh mục
tài liệu cần cung cấp trong quá trình xác định mức thiệt hại:
cung cấp báo cáo tài chính để chứng minh tình hình hoạt
động kinh doanh, thị phần tiêu thụ bị giảm sút … để chủ thể
có quyền có thể định hướng được những việc cần phải thực
hiện khi khởi kiện.
•Đối với thiệt hại về tinh thần như danh dự, uy tín, nhân phẩm
do bị xâm phạm cần đánh giá thông qua chứng minh của
đương sự, qua tài liệu cung cấp của cơ quan nhà nước, các
hiệp hội có liên quan hoặc nơi cư trú của đương sự…

25


×