Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

giáo trinh văn học việt nam hiên đại từ 1900 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.82 KB, 155 trang )

HỌC PHẦN : VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI I
Thời lượng: 03 ĐVHT - Ngành : CĐSP Sư phạm Ngữ văn
A. KẾ HOẠCH HỌC TẬP:
1. Mục tiêu học tập học phần: Giúp Sinh viên
Học phần trang bị những tri thức cơ bản và hệ thống về vị trí, diện mạo phát triển,
đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Qua đó, nắm vững tri thức cơ bản về thành tựu chủ yếu, các thể loại, các tác giả và tác phẩm
tiêu biểu cho các trào lưu và bộ phận văn học chính.
Chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy các tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam trong ch ương trình Ngữ văn THCS hiện hành.
2. Nội dung và thời lượng học tập:
Thời lượng

Nội dung
Chương I: Khái quát về văn học Việt Nam

Thứ tự tiết

từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng Tháng Tám năm 1945
2, 0, 0

1. Hoàn cảnh lịch sử – xã hội và văn hóa tư tưởng
2. Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.

1-2

3. Những đặc điểm cơ bản văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.
4. Thành tựu chủ yếu của các thể loại văn học.
Chương II: Khuynh hướng văn học yêu nước và cách mạng
từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
1. Khái quát về khuynh hướng văn học yêu nước và cách mạng từ đầu thế
kỉ XX đến năm 1945


1.1. Khái niệm chủ nghĩa yêu nước.

3-4

1.2. Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng văn học yêu nước và cách
mạng từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
1.3. Những nội dung cơ bản của khuynh hướng.
2. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
7, 6, 1

2.1. Tác giả Phạm Duy Tốn và Tác giả Phan Bội Châu
- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
- Phân tích tác phẩm Sống chết mặc bay của Phan Châu Trinh (Ngữ văn 7, tập

5-8
(T8: sv tự
học)

hai) và tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu
2.2. Tác giả Phan Châu Trinh & Tác giả Trần Tuấn Khải
- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
- Phân tích tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn (Ngữ văn 8, tập một)
- Phân tích tác phẩm Hai chữ nước nhà (Ngữ văn 8, tập một)
2.3. Tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

9 - 12
(T12: sv tự
học)
13 - 15


- Sự nghiệp sáng tác
- Phân tích các tác phẩm: Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu

1


(Ngữ văn 7, tập hai); Tức cảnh Pắc Bó (Ngữ văn 8, tập hai); Thuế máu, Ngắm
trăng, Đi đường (Ngữ văn 9, tập hai).
3. Kiểm tra thường xuyên 1
Chương III: Trào lưu văn học lãng mạn
1. Khái quát về trào lưu văn học lãng mạn
- Khái niệm chủ nghĩa lãng mạn trong văn học.
- Những tiền đề xã hội, văn hóa làm xuất hiện văn học lãng mạn Việt Nam
2. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
2.1. Một số vấn đề về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
- Sự vận động và biến chuyển của xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.

16

17

18 - 24
(T22-23: sv
tự học)

- Khuynh hướng tư tưởng và mô hình tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.
2.2. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
2.2.1. Tác giả Thạch Lam
- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
- Phân tích tác phẩm Một thứ quà của lúa non: Cốm (Ngữ văn 7, tập một)

2.2.2. Tác giả Nguyễn Tuân
- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
11, 6, 1

- Phân tích tác phẩm Cô Tô (Ngữ văn 6, tập hai).
3. Phong trào Thơ mới
3.1. Một số vấn đề về phong trào Thơ mới
- Khái niệm Thơ mới

25 - 29
(T28-29: sv
tự học)

- Sự hình thành, phát triển và những đóng góp của phong trào Thơ mới
3.2. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
- Tác giả Tản Đà
+ Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ Sự đóng góp của Tản Đà cho phong trào Thơ mới
- Tác giả Xuân Diệu:
+ Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu
+ Sự chuyển biến thơ Xuân Diệu thời kì trước và sau Cách mạng Th8/ 1945.
3.3. Thực hành: Phân tích một số tác phẩm Muốn làm thằng cuội (Ngữ văn

30 - 33

8, tập một); Nhớ rừng của Thế Lữ; Ông đồ của Vũ Đình Liên; Quê hương của
Tế Hanh (Ngữ văn 8, tập hai).
4. Thi giữa học phần
Chương IV: Trào lưu văn học hiện thực phê phán 30 - 45
1. Khái quát về trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945

1.1. Sự hình thành, sự vận động và phát triển của chủ nghĩa hiện thực trong
văn học Việt Nam.

34
35 - 36
(T36: sv tự
học)

1.2. Đặc điểm của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam.

2


2. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
2.1. Tác giả Nguyên Hồng
- Khái quát về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác.
- Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu, Ngữ văn 8,
tập một).
2.2. Tác giả Ngô Tất Tố

37 - 44

- Khái quát về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác.

(T43-44: sv

- Những giá trị cơ bản của tiểu thuyết Tắt đèn.
- Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn, Ngữ văn 8, tập một).

tự học)


2.3. Tác giả Nam Cao.
- Khái quát về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng
tháng Tám.
- Một vài đặc điểm nghệ thuật sáng tác.
- Phân tích tác phẩm Lão Hạc (Ngữ văn 8, tập một).
3. Kiểm tra thường xuyên 2

45

B. TÀI LIỆU HỌC TẬP
* Giáo trình: Trần Đăng Xuyền (chủ biên), Văn học Việt Nam hiện đại 1, NXBGD, 2006.
* Tài liệu tham khảo:
- Phan Cự Đệ, Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, NXB GD, HN, 1997.
- Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Tuân, in trong Từ điển văn học, TG, 2004.
- Nguyễn Đăng Mạnh, Mấy vấn đề vè phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Chủ tịch
Hồ Chí Mình, NXB GD, 1981.
- Chu Văn Sơn , Ba đỉnh cao của phong trào thơ Mới, NXB GD, HN, 2006.
- Nhóm tác giả, Nam Cao - tác gia và tác phẩm, NXBGD, H, 2000.

Ngày soạn: 16/12/2015

Ký duyệt

3


Tiết: 01 - 02
Bài 1
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ ĐẦU TK XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG 8 - 1945
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp Sinh viên nắm được
1.

Kiến thức: Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa tư tưởng; Quá trình phát triển, những

đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của thể loại văn học Việt Nam từ TK XX - 1945.
2.

Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp vấn đề về văn học VN từ TK XX - 8/1945. Đồng thời

có khả năng vận dụng tri thức vào việc tìm hiểu sâu hơn vấn đề trong từng tác giả. tác phẩm
văn học cụ thể
3.

Thái độ: Tích cực học tập và nghiêm túc. Phát huy tính chủ động trong học tập.

B. TÀI LIỆU HỌC TẬP
* Giáo trình: Trần Đăng Xuyền (chủ biên), Văn học Việt Nam hiện đại 1, NXBGD,
2006.
* Tài liệu tham khảo:
1. Phan Ngọc Thu, Để hiểu thêm về một số tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam hiện đại.
2. Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, gd, 97.

C. NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Hoàn cảnh lịch sử – xã hội và văn hóa tư tưởng
1. Về lịch sử - xã hội
Cuối TK XIX, thực dân Pháp hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam và bắt đầu 2 cuộc
khai thác thuộc địa, sau khi đã buộc triều đình Nguyễn kí hiệp ước thừa nhận sự bảo hộ của

Pháp (năm 1884) và sau cái chết của Phan Đình Phùng (1896), chấm dứt phong trào Cần
Vương ở khắp các tỉnh.
- Tiến hành khai thác xứ Đông Dương giàu có đè bóc lột, vơ vét tài nguyên.
- Thực hiện chính sách kinh tế: bán hàng hóa, khai thác nguyên liệu, cho vay nặng
lãi. Công nghiệp chỉ được phát triển trong phạm vi cung cấp cho chính quốc những nguyên
liệu cần thiết và tập trung phát triển ở đô thị.
+ Độc chiếm mua rẻ nông phẩm (gạo, tơ tằm) bán đất công nghiệp phẩm cho dân.
+ Độc chiếm khai thác mỏ, làm muối, nấu rượu...
+ Duy trì bộ máy quan liêu, chính sách thuế phong kiến, chiếm đoạt ruộng đất, tăng
cường bóc lột... Đẩy nhân dân vào con đường bần cùng

4


- Thực hành chính sách : đặt ra chế độ chính trị ban hành luật pháp khác nhau giữa
ba kì, để tránh sự thống nhất khi chúng thực hiện mở rộng giao lưu trao đổi hàng hóa...
Xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến sang thuộc địa nửa phong kiến. Sự đối
lập rõ giữa nông thôn và đô thị nhưng không giống với sự đối lập trong xã hội tư sản (sản
xuất >< tiêu thụ, truyền thống >< hiện đại, nông dân >< quyền quý...)
Từ 1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, nhân dân lại chịu thêm tầng bức. Sau
chiến tranh thế giới thứ II xảy, Pháp và Nhật lại càng ra sức vơ vét dẫn đến nạn đói khủng
khiếp năm 1945.
Trong nước, các cuộc khởi nghĩa tiếp tục nổ ra nhưng theo hướng mới. Đó là việc
thành lập những tổ chức đầu tiên lãnh đạo: sự ra đời của Đảng CSVN 1930. Đến năm 1945
cách mạng tháng 8 thành công đưa nước ta sang trang mới: chấm dứt chế độ thực dân, lật
nhào ngai vàng phong kiến trên đất nước ta.
2. Về văn hóa, tư tưởng
- Bãi bỏ khoa thi Hán học, thay đổi hệ thống giáo dục, đưa văn hóa phương Tây vào
đời sống. Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh. Chữ quốc ngữ dần thay thế chữ Hán và
chữ Nôm. Phong trào dịch thuật phát triển. Lớp trí thức Tây học thay thế lớp trí thức Nho học

và đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hoá thời kì này.
- Hệ tư tưởng Nho giáo mất dần địa vị thống trị mà thay vào đó là hệ tư tưởng tư sản
phương Tây du nhập vào nước ta. Đó là điều kiện để hệ tư tưởng vô sản với nền tảng chủ
nghĩa Mác - Lê nin được truyền bá rộng dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
Làm cho nền văn hoá phát triển theo chiều hướng tiến bộ.
II. Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.
1. Từ đầu TK XX - 1930: Đây là giai đoạn văn học mang tính giao thời.
Có thể phân chia thành 2 chặng:
1.2.

Từ đầu TK XX - 1920:
Văn học bước vào giai đoạn giao thời, văn chương nhà nho vẫn giữ vị trí quan trọng

nhưng phân hóa và có ít nhiều biến đổi về tư tưởng và nghệ thuật.
Sự phát triển của văn xuôi chữ quốc ngữ báo hiệu sự đổi mới trong quan niệm sáng
tác, ý thức nghệ thuật...
Văn học cách mạng sản sinh trong các phong trào yêu nước, được nuôi dưỡng thành
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Là tiền đề văn học mở rộng cảm hứng, quan điểm..
Hạn chế: hình thức thể hiện vẫn chưa thoát khỏi phạm trù văn học trung đại.

5


1.2. Từ năm 1920 - 1930
Văn học chuyển mình mạnh mẽ theo hướng HĐH và đạt được nhiều thành tựu:
+ Tiểu thuyết bắt đầu phát triển với cây bút tiêu biểu Hồ Biểu Chánh, Trọng Khiêm,
Hoàng Ngọc Phách ... (Tự lực văn đoàn)
+ Thơ có sự nảy nở với khuynh hướng lãng mạn: Tản Đà, Tương Phố, Bích Khê...
(Thơ mới)
+ Kịch nói xuất hiện và gây chú ý

+ Dịch thuật phát triển. Xuất hiện công trình biên khảo...
2. Giai đoạn 1930 - 1945
Hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực đều có sự phát triển mạnh mẽ.
Các thể loại văn học biến đổi sâu sắc đạt tới tính hiện đại và kết tinh được nhiều tác
phẩm đặc sắc, nảy nở nhiều phong cách nghệ thuật
- Văn xuôi phát triển sôi nổi và đa dạng ở cả 2 khuynh hướng hiện thực và lãng mạn.
- Phong trào thơ Mới phát triển tạo cuộc cách mạng trong thi ca.
- Phê bình văn học trở thành ngành hoạt động chuyên biệt và được phát triển khá
mạnh mẽ.
- Kịch nói mới du nhập đến giai đoạn này cũng khá phát triển
III/ Những đặc điểm cơ bản văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.
1.Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá.
Khái niệm hiện đại hoá: là quá trình làm cho văn học VN biến đổi thoát khỏi hệ
thống thi pháp văn học TĐ và đổi mới theo hình thức văn học PT, có thể hội nhập với nền
văn học hiện đại thế giới.
Biểu hiện trên nhiều phương diện:
- Ý thức nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ và quan niệm văn chương tr VHTĐ chưa
thoát khỏi hiện tượng văn sử triết bất phân, coi trọng tính giáo huấn đạo lí và là phương tiện
thể hiện khám phá theo quan niệm nho gia. VHHĐ là phương tiện tự biểu hiện, khám phá
thế giới của nhà văn, đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ và nhận thức của công chúng. Kích thích sự
mở rộng công chúng văn học.
- Văn học giải phóng khỏi những quy tắc, luật lệ mang tính quy phạm, đề cao tính cá
thể trong sự khám phá và thể hiện con người và thế giới, mở ra khả năng khám phá, biểu
hiện bằng nghệ thuật. Nó diễn ra trên mọi thể loại: sự ra đời mau lẹ của thể loại văn xuôi
hiện đại bằng tiếng Việt.

6


Ví dụ: Bút pháp nghệ thuật trong VHTĐ thường là Ước lệ, tượng trưng

“ Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý kiều là chị em là Thuý vân.
.....Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
Trong văn học hiện đại: Bút pháp tả thực
“ Em đẹp lắm khi mày em nhíu lại
Cặp mày xanh như rừng biếc chen cây
Em thảnh thơi như buổi sáng đầu ngày
Em mạnh mẽ như buổi chiều giữa hạ”
( Xuân Diệu )
- Xuất hiện những tác giả văn học kiểu mới: tri thức văn học phương Tây.
- Văn tự: chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, Nôm.
Quá trình hiện đại hoá: 3 giai đoạn.
- Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920)
Đây là giai đoạn mở đầu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại
hoá văn học.
Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi.
Báo chí và phong trào dịch thuật phát triển khá rầm rộ, thúc đẩy sự hình thành phát
triển của nền văn xuôi chữ quốc ngữ (điểm khác vơi VHTĐ)
Truyện kí (những cây bút Nam Bộ)
Thành tựu chủ yếu của giai đoạn này là thơ của các chí sĩ cách mạng: Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...
Nhìn chung, văn học ở giai đoạn này chỉ mới đổi mới về nội dung tư tưởng, chứ
chưa đổi mới về hình thức nghệ thuật.
- Giai đoạn thứ hai (từ 1920 đến 1930)
Giai đoạn quá độ trong quá trình hiện đại hóa văn học
Tiểu thuyết có những thành tựu đáng kể. Các tác giả, tác phẩm có giá trị như: tiểu
thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách.
Bộ phận truyện kí của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đã góp phần đáng kể
vào quá trình hiện đại hoá văn học trong nước.

Nhìn chung, giai đoạn này báo hiệu một cuộc cách mạng mới trong văn học. Tuy
nhiên nhiều yếu tố của văn học trung đại vẫn còn tồn tại từ nội dung đến hình thức.

7


- Giai đoạn thứ ba ( từ 1930 đến 1945)
Quá trình hiện đại hoá văn học đã được hoàn tất với những cuộc cách tân sâu sắc
trên mọi thể loại, nhất là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.
Văn xuôi được viết theo lối mới từ cách xây dựng nhân vật đến nghệ thuật kể chuyện
và ngôn ngữ nghệ thuật với các tác giả tiêu biểu như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,
Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, nhóm Tự lực văn đoàn,…(Tự
lực văn đoàn)
Thơ ca đổi mới sâu sắc với phong trào thơ mới, đưa lại một “cuộc cách mạng trong
thơ ca” cùng với những tên tuổi sáng chói và phong cách riêng biệt như Thế Lữ, Lưu Trọng
Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên...
Những thể loại mới như Phóng sự, phê bình văn học…cũng góp phần khẳng định sự
đổi mới toàn diện của văn học.
Đây là giai đoạn bùng nổ các trào lưu văn học
Công cuộc hiện đại hoá đã diễn ra trên mọi mặt của đời sống văn học, làm biến đổi
toàn diện nền văn học nước nhà.
2. Văn học phát triển với một nhịp độ khẩn trương, mau lẹ
Nguyên nhân: do sự thúc bách của yêu cầu thời đại, sự vận động tự thân của nền
văn học, sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân, viết văn trở thành nghề kiếm sống.
Biểu hiện:
Số lượng tác giả và tác phẩm. Riêng trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài
Chân tuyển chọn 169 bài thơ với 45 nhà thơ hay đặc sắc.
Thành tựu (chất lượng) nghệ thuật: có cả ở văn xuôi và thơ ca. Tiểu thuyết của Tự
lực văn đoàn. Thơ ca xuất hiện “thi san” (núi thơ) trên văn đàn.
Cách tân văn học: cả ở văn xuôi và thơ ca đều có đổi mới.

Vũ Ngọc Phan: “Ở nước ta, một năm có thể kể như ba mươi năm của người”
3. Sự phân hóa phức tạp thành nhiều khuynh hướng văn học
Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều khuynh hướng vừa đấu
tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
a. Bộ phận công khai (hợp pháp): chia thành 2 khuynh hướng chính:
* Thứ nhất: Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa:
Biểu hiện trực tiếp cái tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc, đề cập tới cái tôi cá nhân. VD: bài
thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Tương tư của Nguyễn Bính...), những cái bất hòa, bất lực trước
môi trường xã hội tầm thường giả dối (Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân).

8


Đề tài: tình yêu, thiên nhiên, quá khứ...
H/chế: ít gắn với đời sống xã hội chính trị...
* Thứ hai: Khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa:
Phản ánh hiện thực với tinh thần phê phán xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giời:
thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng
lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc.
Tiêu biểu: Nam Cao, NCH, Nguyên Hồng, Tô Hoài, VTP, NTT...
b. Bộ phận phát triển bất hợp pháp:
- Là văn học Cách mạng, sản phẩm của nhà văn - chiến sĩ tuyên truyền cổ vũ cho
Cách mạng nên bị cấm, hạn chế.
- Tinh thần yêu nước, đấu tranh cách mạng đầy nhiệt huyết. Đánh thẳng vào bọn
thống trị thực dân cùng bè lũ tay sai, nói lên khát vọng độc lập, đấu tranh để giải phóng dân
tộc, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn và niềm tin không gì lay chuyển nổi vào tương lai
tất thắng của cách mạng. Có thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là thơ của các chí sĩ và các
chiến sĩ cách mạng trong tù. Tiêu biểu: Tố Hữu, NAQ- HCM.
Hạn chế: ít có điều kiện đầu tư, gia công về nghệ thuật, chủ yếu là tác phẩm ngắn,
phổ biến là thơ ca.

Hai bộ phận văn học này có sự tác động qua lại lẫn nhau; làm cho văn học phát
triển không ngừng.
IV. Thành tựu chủ yếu của các thể loại văn học.
1. Các thể loại văn xuôi
Cuối TK XIX, xuất hiện những tác phẩm văn xuôi chữ quốc ngữ đầu tiên qua tác
phẩm Thầy Lazalo Phiền của Nguyễn Trọng Quản. Đến TK XX trở thành trào lưu sáng tác
văn xuôi chữ quốc ngữ ở Nam Bộ với việc đưa vào những yếu tố mới: hình ảnh, sự viêc con
người của cuộc sống Nam Bộ. Những tác phẩm ghi lại thành công của công cuộc hiện đại
hóa này: Truyện ngắn cua Phạm Duy Tốn, Tố Tâm - Hoàng Ngọc Phách...
Tiểu thuyết: Phát triển mạnh ở Nam Bộ với tên tuổi tiêu biểu: Hồ Biểu Chánh. VHTĐ
nhiều khi vay mượn đề tài cốt truyện của VH nước ngoài, nhân vật phân theo loại thiện ác, kết
cấu hay kể theo trình tự thời gian, cái nào có trước kể trước... ảnh hưởng VHDG. Còn VHHĐ
có thay đổi: Hầu như không còn sự vay mượn mà là sáng tạo, phá vỡ kết cấu, nhân vật đi sâu
vào miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật...

9


Truyện ngắn: phát triển phong phú, đổi mới nhanh chóng và hình thành nhiều phong
cách. Thạch Lam phong cách trữ tình, Nam Cao phong cách hiện thực... Đi sâu vào khía
cạnh đời sống làm truyện dễ đến gần công chúng.
Phóng sự: là thể mới phát triển cùng với báo chí, đáp ứng yêu cầu tìm hiểu và phát
hiện sự thật đời sống xã hội công chúng. Vũ Trọng Phụng là ông vua phóng sự đất Bắc.
Tùy bút hiện đại coi trọng sự thể hiện cái tôi của chủ thể tác giả nên thường đậm
chất trữ tình. Nguyễn Tuân là cây tùy bút tiêu biểu.
3. Thơ ca
Tuy có phần phát triển chậm hơn văn xuôi, nhưng đến năm 30 thơ bùng nổ rất sôi
động với phong trào Thơ mới. Nó đã đem tới sự biến đổi sâu sắc và toàn diện cho thơ Việt
Nam, báo hiệu sự thức tỉnh ý thức cá nhân của cái tôi trữ tình kiểu mới. Bộc lộ nhu cầu giải
phóng tình cảm... tạo giọng điệu đa dạng sôi nổi, thể thơ tự do hóa...

4. Kịch
Được du nhập và phát triển với ảnh hưởng sân khấu phương Tây. Ban đầu là phỏng
dịch sau đó biểu diễn chủ yếu là kịch cổ điển. Một số tác giả tiêu biểu như Vũ Đình Long,
Nam Xương đã dùng thể loại hoàn toàn mới mẻ này để phản ánh hiện thực xã hội đương
thời. Đời sống của các gia đình phong kiến bị phá sản, sự hư hỏng của con người trong xã
hội tư sản, hiện tượng lai căng mất gốc... Tuy nhiên, mọi vấn đề được các ông đưa lên sân
khấu để bóc trần sự thật, để phê phán hay đả kích đều xuất phát từ lập trường đạo lí, nhằm
củng cố nền luân lí cổ truyền của dân tộc. Cho nên, chưa thể xem nội dung đó là hoàn
toàn mới lạ mà những vấn đề hãy còn xưa cũ ấy được thể hiện trong một hình thức rất
mới.
5. Phê bình văn học
Trong những năm đầu, lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào biên khảo, giới thiệu các
quan niệm và thể loại văn học phương Tây. Sau đs thì đã xuất hiện những công trình phê
bình văn học và cây bút chuyên viết về phê bình...
D. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Văn học Việt Nam từ TK XX - 1945 đã phát triển trong hoàn cảnh lịch sử xã hội
văn hóa tư tưởng nào? Nêu những giai đoạn phát triển của VHVN từ TK XX - 1945.
2. Những đặc điểm cơ bản và thành tựu thể loại của VHVN TK XX - 1945
3. Chuẩn bị bài Khái quát khuynh hướng văn học yêu nước và Cách mạng từ
đầu TK XX - 1945.
Ngày soạn: 18/12/2015

Ký duyệt

10


Tiết: 03 - 04
Chương II/ Bài 1
KHÁI QUÁT KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC YÊU NƯỚC

VÀ CÁCH MẠNG TỪ ĐẦU TK XX - 1945
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp Sinh viên nắm được
1.

Kiến thức: Cơ sở xã hội, tư tưởng tác động tới khuynh hướng văn học yêu nước và

cách mạng từ đầu TK XX - 1945. Đồng thời nắm được các chặng đường phát triển, những
hiện tượng tác giả tiêu biểu, những đặc điểm cơ bản của khuynh hướng văn học yêu nước
và cách mạng.
2.

Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp, đánh giá và so sánh khuynh hướng văn học yêu nước

cách mạng với các khuynh hướng văn học khác.
3.

Thái độ: Tích cực học tập và làm việc nghiêm túc. Phát huy tính chủ động trong học

tập và có ý thức vận dụng tri thức vào học tập các phần tác giả.
B. TÀI LIỆU HỌC TẬP
* Giáo trình: Trần Đăng Xuyền (chủ biên), Văn học Việt Nam hiện đại 1.
* Tài liệu tham khảo:
1. Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX (1900 - 1930), gd, 73.
2. Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, gd, 97.
C. NỘI DUNG BÀI HỌC
I/ Khái niệm chủ nghĩa yêu nước
- Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện quan điểm tích cực về quê hương của một cá nhân
hay tập thể, trong đó quê hương có thể là một vùng, một thành phố nhưng thường gắn với
khái niệm quốc gia. Nó gồm những quan điểm như: tự hào về thành tựu hay văn hóa của

quê hương, mong muốn bảo vệ những đặc điểm đó, đồng hóa mọi thành viên của quốc gia.
Hiện nay chủ nghĩa yêu nước rất gần với chủ nghĩa dân tộc, vì thế chúng hay được dùng
như những từ đồng nghĩa. Nếu xét cặn kẽ thì chủ nghĩa dân tộc liên quan tới các học thuyết
và phong trào chính trị hơn, trong khi chủ nghĩa yêu nước liên quan tới q/ niệm nhiều hơn.
- Trong văn học Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước luôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu
nhưng ở mỗi thời đại có biểu hiện khác nhau: yêu quê hương tổ quốc, yêu thiên nhiên con
người Việt Nam...
II/ Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng văn học yêu nước

11


và cách mạng từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
1. Văn thơ yêu nước của các nhà nho, các chí sĩ cách mạng ở ba mươi năm đầu thế kỉ.
- Vứt bỏ lối văn chương cũ còn xa vời quần chúng, các nhà nho yêu nước thời kỳ này
đã ý thức được độc lập chủ quyền của dân tộc.
- Họ tự gánh vác trách nhiệm trên vai, hướng tới sự kêu gọi quần chúng nhân dân,
hướng tới tinh thần dân chủ trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
- Nơi họ thể nghiệm ước vọng là Đông Kinh nghĩa thục.
2. Văn thơ cách mạng theo ý thức hệ vô sản thời kì 1930 -1945
2.1. Thời kì 1930 -1935: Văn học vô sản có 2 hình thái:
* Thơ văn xô Viết Nghệ Tĩnh:
- Đây là hồi trống báo hiệu sự có mặt và phát triển mạnh mẽ của dòng văn học vô
sản, là khúc dạo đầu cho khuynh hướng văn học xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Sáng tác phổ biến bằng hình thức truyền miệng với khí thế chiến đấu của lực lượng
tri thức mới mẻ
- Nội dung: vạch mặt đế quốc thực dân, phong kiến thống trị, phơi bày cuộc sống
đen tối. Từ đó hô hào cổ vũ đấu tranh:
Trên gió cả, cờ đào phất thẳng
Dưới đất bằng giấy trắng tung bay

Giữa thành một trận xông pha
Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng
(Bài ca Cách mạng)
- Các nhà văn nghệ sĩ đã vận dụng hữu ích thể thơ truyền thống lục bát, vè... để cổ
vũ đấu tranh.
* Thơ ca trong tù: Từ tháng 5/ 1931 - 1933
Đây là giai đoạn thoái trào của cách mạng nên văn thơ cũng theo nhà thơ vào tù làm
bạn, làm vũ khí chiến đấu.
- Chủ đề: động viên, ca ngợi phẩm chất cách mạng, chống biểu hiện tư tưởng phi vô
sản, kêu gọi tinh thần lạc quan
Còn trời, còn nước, còn non
Còn nhiều cay đắng, ta còn đấu tranh
(Giã mồ liệt sĩ - Trịnh Quang Xuân)

12


2.2. Thời kì 1936 - 1939
Thời kì chịu ảnh hưởng của Mặt trận Việt Minh và nền văn học cách mạng tiến bộ
của Liên Xô và Pháp.
Dòng văn học phát triển mạng mẽ phong phú, đa dạng ở nhiều thể loại: Thơ, văn
xuôi, kí...
2.3. Thời kì 1940 - 1945
Là thời kì dân chịu một cổ hai tròng, nên văn thơ cách mạng tiếp tục là nguồn cổ vũ
cho quần chúng đấu tranh.
Thơ ca trong thù tiếp tục phản ánh tâm tư, tình cảm, ý chí chiến đấu trong tù.
Thơ văn thời kì Mặt trận Việt Minh được in ấn rộng khắp phản ánh cuộc sống khổ
cực của dân. Từ đó khơi gợi lòng căm thù, giáo dục tình đoàn kết...
Tổ chức Văn hóa cứu quốc thành lập dưới ánh sáng của Đề cương văn hóa tập hợp
nhiều nghệ sĩ yêu nước tiến bộ: Nguyễn Huy Tưởng, Như Phong...

III/ Những nội dung cơ bản của khuynh hướng
1. Thể hiện nhiệt tình cứu nước, khát vọng dân chủ, duy tân.
Đó là khát vọng dân chủ mở mang dân trí chấn hưng dân khí.
Là niềm tự hào đất nước, ý thức tự chủ tự cường dân tộc .
Kêu gọi mọi người đồng tâm cứu nước.
2. Phản ánh những vấn đề cơ bản, cốt yếu nhất của xã hội Việt Nam, con người Việt
Nam trong thời kì lịch sử sôi động.
Nhìn bằng con mắt biện chứng của giai cấp triệt để cách mạng.
Tố cáo xã hội, vạch mặt bè lũ phản động.
Vạch ra con đường giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh cách mạng
Lực lượng đấu tranh chủ yếu là quần chúng nhân dân do Đảng lãnh đạo.
3. Văn học Cách mạng là tiếng nói mạnh mẽ khỏe khoắn của những tâm hồn rực lửa
đấu tranh và vững vàng trước gian nguy thử thách.
Lực lượng chủ yếu là nhà nho yêu nước tiến bộ, các chí sĩ cách mạng. Mục đích của
họ là phản ánh hiện thực điển hình bằng sự động viên cổ vũ.
Thể hiện qua cuộc đấu tranh gay go trong chính bản thân người chiến sĩ cộng sản để
giữ vững lòng trung thành với Đảng.

13


4. Văn học vô sản thể hiện niềm tin vững chắc vào tương lai.
Thơ ca thường nói nhiều về tương lai bằng vẻ say sưa chín chắn tin vào cách mạng .
Ví dụ bài Từ ấy - Tố Hữu.
Thể hiện sức mạnh chiến đấu tin vào tương lai chắc thắng.
D. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Nêu cơ sở xã hội, tư tưởng có tác động tới khuynh hướng văn học yêu nước và cách
mạng từ đầu TK XX - 1945.
2. Phân tích một vài nội dung yêu nước và cách mạng thể hiện trong thơ của những tác giả
yêu nước từ TK XX - 1945.

3. Những đặc điểm cơ bản khuynh hướng văn học yêu nước và cách mạng từ đầu TK XX 1945
4. Chuẩn bị bài Phan Bội Châu và Phạm Duy Tốn.

14


Ngày soạn: 18/12/2015

Ký duyệt

Tiết: 05 - 08
Chương II/ Bài 2

MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
1. TÁC GIẢ PHẠM DUY TỐN VÀ PHAN BỘI CHÂU
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp Sinh viên nắm được
1.

Kiến thức: Nắm được một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của hai

tác giả Phạm Duy Tốn & Phan Bội Châu.
2.

Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp, đánh giá một số nét về tác giả và tác phẩm yêu nước

của hai tác giả trong chương trình Ngữ văn THCS.
3.

Thái độ: Tích cực học tập và làm việc nghiêm túc. Phát huy tính chủ động trong học


tập và có ý thức vận dụng tri thức vào học tập các phần tác giả.
B. TÀI LIỆU HỌC TẬP
* Giáo trình: Trần Đăng Xuyền (chủ biên), Văn học Việt Nam hiện đại 1.
* Tài liệu tham khảo:
1. Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX (1900 - 1930), gd, 73.
2. Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, gd, 97.
C. NỘI DUNG BÀI HỌC
I/ Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
1. Tác giả Phạm Duy Tốn
1.1. Tiểu sử
- Phạm Duy Tốn sinh tại nhà số 54 đường Felloneau (nay là phố Hàng Dầu),
- Nguyên quán của ông ở làng Phượng Vũ, xã [Phượng Dực], huyện [Thường Tín],
tỉnh [Hà Đông] (nay là huyện [Phú Xuyên], thành phố Hà Nội). Cha là Phạm Duy Đạt làm
chánh tổng, còn mẹ là Nguyễn Thị Huệ "một người ả đầu cũ kỹ nổi tiếng hát hay một thời".
Sau khi lấy nhau, bà Huệ bỏ nghề hát về bán dầu. Cũng theo lời Phạm Duy, nhờ nghề buôn
bán của gia đình ông nội nên "chắc bố tôi cũng được lớn lên trong một hoàn cảnh dễ chịu,
không bị thôi thúc vì đồng tiền" .
- Thuở nhỏ Phạm Duy Tốn học chữ Nho. Sau ông cùng với các ông Nguyễn Văn
Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim học trường Thông ngôn Hà Nội . Sau khi tốt nghiệp,
Phạm Duy Tốn được bổ làm thông ngôn ngạch tòa sứ Ninh Bình rồi sang Thị Cầu (tòa sứ
Bắc Ninh). Lúc ấy ông nổi tiếng là một thông ngôn có bản sắc riêng. Tuy nhiên, ông nhanh

15


chóng bỏ công việc đúng theo sở học của mình mà không rõ lý do. Mặc dù có tài liệu nói
ông bỏ việc vì chống đối người Pháp, nhưng theo Phạm Duy, có thể lý do là ở máu phiêu
lưu và sự hiếu động của ông.
Làm đủ nghề để kiếm sống. Phạm Duy viết trong bài Viết về bố: "Theo lời mẹ tôi

nói trong lúc răn dạy tôi khi còn bé thì bố tôi là một người rất đam mê, nhưng chóng chán.
Làm đủ mọi việc nhưng không bao giờ làm hết một việc. Tính tình đó đã cắt nghĩa được sự
hành nghề lung tung của bố tôi trong một quãng đời ngắn ngủi".
+ Bỏ việc thông ngôn, ông đi dạy học ở trường Trí Tri, phố Hàng Quạt, Hà Nội. Là
một trong số những người Việt Nam đầu tiên húi tóc ngắn và mặc trang phục châu Âu,
Phạm Duy Tốn cùng Nguyễn Văn Vĩnh là hai trong số người sáng lập Đông Kinh Nghĩa
Thục ở Hà Nội năm 1907. Tuy nhiên, trường này bị trách đóng cửa vào năm 1908 vì tập
hợp các trí thức yêu nước, có khuynh hướng độc lập dân tộc và chống lại thực dân Pháp.
+ Sau đó là mở một tiệm cao lâu ở phố Cầu Gỗ, Hà Nội. Theo Phạm Duy, là tiệm
đầu tiên của người Việt Nam nhưng không cạnh tranh được và phải đóng cửa. Ông lại vay
tiền để mở một tiệm vàng tên là Nam Bảo. Chính vì việc vay mượn này mà sau khi ông mất,
vợ ông, bà Nguyễn Thị Hòa, đã phải làm lụng suốt đời để trả món nợ cũ của chồng. Tiệm
vàng thất bại, ông lại cùng một số bạn bè đi tìm mỏ Quảng Yên, nhưng theo Phạm Duy,
"việc tìm mỏ chắc không đem lại cho bố tôi những thích thú về tiền bạc hay tinh thần".
+ Sau khi thất bại liên tục trên đường tìm sinh kế, Phạm Duy Tốn được một người
bạn Pháp giới thiệu vào làm cho chi nhánh Ngân hàng Đông Dương (Banque d'Indochine) ở
Mông Tự, Trung Quốc. Ông ở Trung Quốc không lâu, lại bỏ việc trở về viết văn, làm báo.
- Viết văn, làm báo là lúc Phạm Duy Tốn "đã tìm thấy tiếng gọi của ông" và ông
theo đuổi các hoạt động này đến khi qua đời.
- Làm chính trị: Năm 1919, ông được bầu vào Hội đồng dân biểu thành phố Hà
Nội. Từ năm 1920 đến 1923, ông là nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ, đại biểu của khu vực
ba, Hà Nội. Năm 1922, ông cùng một số trí thức và quan chức của chính quyền thuộc địa
như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Vũ Huy Quang tham dự Hội chợ triển lãm quốc tế
(tức Đấu xảo) ở Marseilles, Pháp.
- Thời gian này sức khỏe ông đã kém đi nhiều. Phạm Duy Tốn bắt đầu hút thuốc
phiện khi biết ông mắc bệnh lao và sẽ không còn sống được bao lâu. Phạm Duy Tốn nói:
"Người ta chỉ chết một lần. Tôi đã biết mình sẽ chết vài năm trước. Bệnh này không chữa
được. Với tôi chết thì chẳng đáng hy vọng gì, nhưng cũng chẳng đáng sợ gì".
- Ông qua đời ngày 25/ 2/1924 tại nhà số 54, đường Felloneau, Hồ Chí Minh


16


1.2. Sự nghiệp sáng tác
- Toàn bộ văn nghiệp của ông chỉ để lại có bốn truyện nhưng ông vẫn được đánh giá
là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng với văn học Việt Nam trong thời kỳ đầu hiện đại
hóa. Giáo sư Schafer, trong tiểu luận đã dẫn, cho rằng ông "thử nghiệm một lối văn mới với
chủ nghĩa hiện thực và phương pháp khách quan trở nên phổ biến ở Pháp thông qua ngòi
bút Guy de Maupassant". Phạm Duy Tốn đã trở thành một trong những người tiên phong
mở lối cho giai đoạn thành tựu rực rỡ của nền văn học Việt Nam cách tân giai đoạn sau này.
Thay vì viết những tác phẩm văn xuôi theo khuôn khổ truyền thống, Schafer nhận xét ông
đã "mở ra cánh cửa sổ đến một thế giới khác, thế giới không chỉ bao gồm trí thức và những
tầng lớp trên, mà cả nông dân và những người kéo xe cần lao".
- Tác phẩm:
Bực mình hay Câu chuyện thương tâm (Ðông Dương tạp chí số 55, Hà Nội, 1914)
Sống chết mặc bay! (báo Nam Phong, Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 1918)
Con người Sở Khanh (báo Nam Phong, Hà Nội, tháng 2 năm 1919)
Nước đời lắm nỗi (báo Nam Phong, Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1919)
Tiếu lâm An Nam (bút danh Thọ An, hai tập, nhà xuất bản Ích Ký, Hà Nội, 1924)
2. Tác giả Phan Bội Châu
2.1 Thân thế và thời đại.
- Phan Bội Châu (1867 - 1940) tên hiệu là Sào Nam, lúc nhỏ tên là Phan Văn San.
Sinh tại quê ngoại là làng Sa Nam nay là xã Nam Diên huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đến
năm 3 tuổi, nhà dời về quê nội thuộc làng Đan Nhiệm nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn
tỉnh Nghệ An - Đây là mảnh đất có truyền thống cần cù lao động, kiên cường bất khuất đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, có nhiều di tích lịch sử và có tác động lớn đến tinh thần yêu
nước của Phan Bội Châu.
- Phan Văn San nổi tiếng trong nghề văn cử “là người hay chữ nhất nước Nam”.
Ngoài lẽ ông thông minh, chăm học thì có lẽ bởi một phần ông xuất thân trong gia đình đã
mấy đời “Lấy nghiên làm ruộng, lấy bút làm cày” (Dẫn thêm: Bà con xứ Nghệ cho đến nay

vẫn truyền lại nhiều mẫu truyện ca ngợi tài học, tài làm thơ và lẩy Kiều của Phan Văn San.
Mới 4 tuổi Phan Văn San đã thuộc lòng nhiều bài thơ chữ Hán trong Kinh Thi do mẹ truyền
miệng. Lên 5 tuổi đã học xong sách Tam tự kinh. 6 tuổi theo cha đi đến các nơi cha dạy học
và nổi tiếng thần đồng từ thưở đó. Năm lên 7 tuổi đã đọc thông kinh truyện, học thuộc sách

17


Luận ngữ và có phóng tác Phan tiên sinh Luận ngữ chế giễu bạn bè. Lúc 8 tuổi đã biết viết
những bài văn ngắn và mấy lần đi thi hạch ở làng, ở phủ, huyện đều đỗ đầu)
- Phan Văn San là người con chí hiếu và nghị lực. Sinh ra trong một gia đình nhà
nho nghèo. Phan Văn San đã sớm biết chia sẻ cùng cha mẹ, không bao giờ đòi hỏi, yêu sách
cho riêng mình. Năm 1894 thân mẫu qua đời, cha già, bệnh tật, hai đứa em còn nhỏ dại, gia
đình lâm vào cảnh khó khăn, túng thiếu. Phan Văn San phải đi kiếm sống bằng nghề dạy
học để nuôi gia đình và giúp các nghĩa sĩ của phong trào Cần Vương.
Nhưng con đường thi cử làm quan lại không hanh thông. Khoa Đinh Dậu 1897 do mang
sách vào trường thi nên mắc án hoài hiệp văn tự, bị cấm thi suốt đời.Ông vào Huế tìm nơi dạy
học và tìm cách liên lạc với những người cùng chí hướng làm bài phú “Bái thạch vi huynh”
(Tôn đá làm anh) (vì bài thơ này ông được kinh đô Huế đánh giá là người hay chữ nhất nước
Nam, được mọi người vận động nhà vua xóa án). Nên đến năm 1900 ông đã đi thi và đỗ Giải
nguyên - Bảng tên lừng lẫy làng văn.
- Là một người rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân lao động. Điểm đặc sắc nhất ở
Phan Văn San là sớm có tinh thần yêu nước, chống Pháp. Viết trong Phan Bội Châu niên biểu:
“Lúc tôi sinh ra là lúc Nam Kỳ đã thất thủ 5 năm. Tiếng khóc oa oa chào đời như báo trước
cho tôi rằng: Mày sẽ là một người dân mất nước”. Mới 9 tuổi nghe tin Trần Tấn, Đỗ Mai ở
Nghệ An, Lê An ở Hà Tĩnh khởi nghĩa chống Pháp, đã tụ tập các bạn lấy ống tre làm súng, hạt
vải làm đạn chơi trò đánh Tây. Năm 17 tuổi viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây
đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kì khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng
Trần Văn Lương lập nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng không thành. Trong 5 năm sau
khi đỗ Giải nguyên, ông bôn ba khắp nước Việt Nam liên kết với các nhà yêu nước như Phan

Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp... cùng chống Pháp. Ông chọn Kỳ Ngoại Hầu
Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm lãnh tụ phong trào Cần Vương và đã
thành lập phong trào Duy Tân Hội (1904) - chủ trương tôn quân và bạo động đánh đổ đô hộ
Pháp để khôi phục nền độc lập và khởi xướng phong trào Đông Du (1905) - vận động người
trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nước
ngoài về giúp nước nhà. Năm 1908 (thời kì đắc ý nhất), nhận được sự giúp đỡ vào trường học
Nhật Ban, ông không ngừng sáng tác vừa giới thiệu cách mạng Việt Nam vừa gửi vè nước
cùng phối hợp hành động, chung tay giúp cho lưu học sinh ăn học... Khi Nhật bắt tay với Pháp
ông bị trục xuất thì chạy sang Trung Quốc (thời kì buồn bã nhất) lưu vong. Năm 1910, di tản
các đồng chí sang Xiêm nhờ giúp đỡ và đợi thời.

18


- Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông lại bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về
Hà Nội và xử án chung thân khổ sai, về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia
do phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp.
- Năm 1926, bị đưa về Bến Ngự, Huế. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự.
- Phan Bội Châu mất ngày 20 tháng 10 năm 1940 tại Huế trong tình cảnh khá thê
lương. Mật thám bủa vây xung quanh nhà ngày đêm. Ông nói khá mỉa mai:
Đêm nghe con Vá chào ông trộm
Ngày bảo thằng Nghi kể chuyện tù
Và để lời từ biệt: Cứu nước, bảo toàn giống nòi [tôi] có chí, nhưng không có tài.
Nay tôi từ biệt quốc dân mãi mãi. Tội [tôi] rất lớn. Xin [quốc dân] tha thứ cho.
Đám tang vắng vẻ. Báo chị bị cấm đưa tin, chỉ một số bạn bè thân thiết đến đưa tang.
=> Là ngôi sao dẫn đường cho cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Sáng tác của ông
biểu hiện vai trò là dấu nối của hai thời đại, hai nền văn học cũ và mới.
2.2. Con người:
- Tổng kết cuộc đời mình, Phan Bội Châu tự đánh giá: Lịch sử tôi, quả tình chỉ là
lịch sử của một cuộc thất bại từ đầu chí cuối” ( Phan Bội Châu niên biểu). Nhưng đó chỉ là

nhận xét khiêm tốn của “con người sống đẹp”:
- Ông là nhà nho tiến bộ, dám vứt bỏ những tín điều cũ rích để vươn tới một chân
trời mới đầy khát vọng và ước mơ. Ông cho rằng “ Đọc sách thánh hiền mới được chữ
trung quân” vì thế phải lặn lội trùng dương để “Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà”.
Không chỉ kêu gọi mọi người hướng ra khỏi lối tư duy cũ mà khi chấm dứt hoạt động sôi
nổi vẫn cổ động “Đời đã mới, người càng nên đổi mới”.
- Là con người nhiệt thành với lí tưởng cứu nước, có tinh thần chiến đấu bền bỉ, kiên
cường. Dù cả cuộc đời theo ông là mưu trăm việc không nên việc gì nhưng ông vẫn cho rằng
“Gian nan mới là trường học”, “Thất bại là mẹ thành công”. Dù có phải thay đổi chính kiến,
vất vả gian nguy ông vẫn sãn sàng đi bất cứ đâu, làm việc gì, dám chấp nhận hi sinh lớn : từ bỏ
ngay cả niềm tin. Bảy mươi tuổi người ta vẫn còn thấy ông hăng hái:
Mò tim quên quách chòm râu bạc
Bảy chục còn nghi tuổi mới ba
2.3. Nội dung văn thơ của Phan Bội Châu
a. Quan niệm mới về văn chương
- Vào đời vốn không phải là để làm một nhà văn, nhà thơ mà là để làm người chiến sĩ
đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

19


- Ông là người đầu tiên trong lịch sử đã có ý thức dùng văn chương để tuyên
truyền¸vận động cách mạng. Ngòi bút của ông đã khơi dòng chảy cho một loại văn chương
trữ tình chính trị góp phần đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng.
b. Có lí tưởng mới cho cuộc sống: Lý tưởng đó là cứu nước
- Dùng thơ văn để cổ động cho lẽ sống mới: Sống có trách nhiệm với đời, sống hào
hùng, oanh liệt, đầy hoài bão, khát vọng ước mơ và dám đương đầu với thử thách để vươn tới
chân trời khát vọng.
- Tự ý thức vượt lên khỏi thực tại khắc nghiệt, mong xoay chuyển càn không để làm
chủ cuộc đời mình và tái tạo giang sơn.

- Thể hiện khí phách hiên ngang, đầy kiêu hãnh của người hào kiệt mang khát vọng
chinh phục kể cả khi đã leo tới đỉnh núi cao.
- Đôi khi còn hiên ngang coi thường nguy hiểm: Sống trong hoàn cảnh luôn bị uy
hiếp, đe dọa, thơ văn vẫn khí thế hừng hực như khi mới xuất dương
"Ðúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ"
(Bài ca chúc tết thanh niên)
- Tư tưởng dứt khoát, hành động quyết liệt: Đem máu ra mua lấy quyền tự do mà thôi
Sống tủi làm chi đứng chật trời!
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến,
Sống chịu ngu si để chúng cười.
Sống tưởng công danh, không tưởng nước,
Sống lo phú quý, chẳng lo đời.
Sống mà như thế, đừng nên sống!
Sống tủi làm chi, đứng chật trời.
Sống
Ông nói: Trước tình hình mất nước mà không đập bàn kêu thương, vung tay kêu khổ
thì là người không có tai mắt, không có tâm huyết, không phải là giống người nữa. Ai
không mang nỗi đau mất nước, dâng lòng trung để báo đền cho nước đều là đại gian đại
ác, thù địch của toàn quốc. Tuyên bố từ giã thánh hiền để tới trang sử khác của đời mình
-

Dám đương đầu, đối mặt với khó khăn, không chịu trói buộc thúc ép mình vào

khuôn khổ để khẳng định nhân cách cao đẹp hào kiệt, phong lưu, ung dung với thái độ hóm
hỉnh, lạc quan, ngạo nghễ. Coi nhà tù như chốn nghĩ, nơi dừng chân:

20



Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Cảm tác nhà ngục Quảng Đông
c. Niềm tin sắt đá vào tương lai đất nước
- Niềm tin vào con người, lòng người. Ông nói: Nước đã không toàn thì thân làm sao
mà vẹn được. Vì thế ông tin: đã là người thì dẫu là hạng người nào đi nữa cũng phải khác
loài thú mà đã khác loài thú tất sẽ biết phân biệt phải trái, tất sẽ yêu nước, ghét thù, bởi
nước đã mất thì còn nói gì đến quyền lợi, danh dự, cuộc sống bản thân nữa”.
- Tin vào dân . Dân làm chủ
- Tin vào sức mạnh đoàn kết của dân: Cả nước phải đồng lòng như thế/ Việc gì coi cũng
dễ như không; Bốn phương nào sĩ nào nông/ Nào công nào cổ đều cùng anh em.
d. Tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử với luận đề chủ nghĩa anh hùng và vấn đề phụ nữ
- Viết trong thời gian sống lưu vong ở nước ngoài bằng tiếng Hán.
- Chủ đề: cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng chống quân Minh. Nhưng dụng ý
thay đổi thực tế lịch sử để trình bày diễn tả ước mơ chính trị, kêu gọi quốc dân chống Pháp.
- Nội dung cụ thể:
+ Ca ngợi những người anh hùng: đó à những minh chủ, quý tộc hoặc người bình
thường trong xã hội... Tất cả ở họ đều có khát vọng sống, mưu đồ phục quốc.
+ Khẳng định “Phụ nữ cũng là hạng người ở trong loài người, một suất dân ở trong
nước. Và “Trong một nước nếu không có phụ nữ yêu nước thì nước ấy chỉ làm đầy tớ cho
người ta mà thôi”.
II/ Thực hành (Thời lượng 2 tiết)
1. Phân tích tác phẩm Sống chết mặc bay (Ngữ văn 7, tập hai) của Phạm Duy Tốn
* Giới thiệu:
- Sống chết mặc bay là truyện ngắn đầu tay và nổi tiếng nhất của Phạm Duy Tốn,
cũng là được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn Việt Nam, in trên báo Nam Phong
tháng 12 năm 1918. Tác phẩm được giới thiệu một cách ấn tượng với người đọc: Dưới tiêu
đề chữ to MỘT LỐI VĂN MỚI và lời giới thiệu đặc biệt của Phạm Quỳnh, câu chuyện trải
dài suốt ba cột báo.

- Bùi Xuân Bào cho rằng Phạm Duy Tốn đã nhái lại truyện Le partie de billard của
Alphonse Daudet xuất bản năm 1873. Tác phẩm này tả lại cảnh viên tướng chỉ huy chơi bi-a
trong khi binh lính dầm mưa dãi gió ngoài mặt trận. Tuy nhiên, giáo sư Schafer khẳng định

21


nhiều khả năng Sống chết mặc bay! được lấy cảm hứng từ chính những trải nghiệm của
Phạm Duy Tốn với trận lũ lịch sử ở Bắc Kì mà ông từng mô tả trong bài báo nổi tiếng Hoạn
nạn tương cứu, chứ không phải là sự sao chép từ văn chương Pháp.
- Sự canh tân của truyện ngắn Sống chết mặc bay! không chỉ ở nội dung và các chi
tiết miêu tả rất đắt, mà còn ở hình thức thể hiện mới mẻ. Thay vì bắt đầu bằng lời giới thiệu
chính thức như các tác phẩm văn xuôi cổ điển, Sống chết mặc bay! mở đầu với đoạn mô tả
trực tiếp những gì đang diễn ra, như một lát cắt vào giữa câu chuyện, điển hình cho "một lối
văn mới": Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng...
thuộc phủ..., xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ
mất....
- Phạm Duy Tốn cũng đặc biệt thành công trong việc mô tả hai hình ảnh tương phản
đối lập gay gắt: những người nông dân vất vả, hoảng hốt và hoàn toàn tuyệt vọng trước
thiên tai; còn viên quan sở tại an nhàn, hưởng thụ, mặc kệ số phận dân đen: Than ôi! Cứ
như cách quan ngồi ung dung như vậy, mà hai bên tả hữu, nha lại nghiêm trang, lính hầu
rầm rập thì đố ai bảo rằng: gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn
thảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến mà chẳng động tâm, thương xót đồng
bào huyết mạch...
* Phân tích
T.Gian
Đ.Điểm

Cảnh ngoài đê
Gần một giờ đêm

Khúc đê thắm lâu, nguy cơ sắp

Cảnh trong đình
Trong đình vững chắc

Quang

vỡ
- Mưa tầm tã nước sông

- Đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng đi lại

cảnh

dâng lên cao khúc đê núng

rộn ràng, quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm

thế trống đánh ốc thổi 

 tĩnh mịch, trang nghiêm, đường bệ, nguy

tiếng người xao xác gọi, nhốn

nga.

nháo căng thẳng

- Hình ảnh quan phụ mẫu: dáng ngồi oai vệ,


-Mưa gió ầm ầm dân phu rối uy nghi, chễm chệ, có kẻ hầu người hạ, cử chỉ
rít, trăm họ vất vả lầm than.

hách dịch, gắt quát
- Say sưa đánh tổ tôm, kẻ trên người dưới

Đê vỡ

Nước tràn lênh láng xoáy

nghiêm trang như thần như thánh.
- Thái độ khi có người báo tin đê vỡ: đổ trách

thành vực nhà trôi lúa

nhiệm cho cấp dưới, cho dân, đe dọa.….và

ngập kẻ sống không chỗ ở,

tiếp tục chơi bài cho đến khi ù to ... -> không

kẻ chết không chỗ chôn

hề lo lắng.

22


“ Ù, thông tôm, chi chi nảy” -> niềm vui tàn
bạo, phi nhân tính.

- Phép đối lập – tương phản và tăng cấp có tác dụng:
+ Làm cho câu chuyện càng đọc càng hấp dẫn, nút truyện càng thắt chặt, mâu thuẫn
càng bị đẩy tới cao trào.
+ Tâm lí, tính cách nhân vật càng thêm rõ rệt.
* Kết luận:
Nội dung, ý nghĩa văn bản
Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần
gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu – đại diện cho nhà cầm quyền thời
Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và
do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống tương phản, tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại
ngắn gọn, rất sinh động.
- Lựa chọn ngôi kể khách quan.
- Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc hoạ chân dung nhân vật sinh động.
2. Phân tích tác phẩm Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu
a) Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang bị bắt giam ở Quảng
Đông (Trung Quốc). Nhưng với giọng đùa vui hóm hỉnh xen lẫn ngạo nghễ, tác giả đã cho
thấy một bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người chiến sĩ cộng sản trong cảnh tù
đày.
b) Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
Có thể hình dung về cấu trúc như sau:
+ Hai câu đầu: diễn tả hoàn cảnh (Chạy mỏi chân thì hãy ở tù)
+ Bốn câu giữa: chia thành hai cặp đối nhau cả ý và từ diễn tả tâm trạng, thể hiện bản
lĩnh, khí phách...
+ Hai câu cuối: khép lại vấn đề, khẳng định tư tưởng, cảm xúc chủ đạo... của cả bài
thơ.
c) Phân tích:
- Hai câu đề: tâm thế đẹp của người chiến sĩ cách mạng
+ Điệp từ “vẫn”: khẳng định, biểu lộ lòng tự hào về nhân cách cao đẹp: hào kiệt,

phong lưu.

23


+ Chạy mỏi chân: là cách nói hóm hỉnh về sự hoạt động sôi nổi của PBC lúc bôn ba
khắp nơi.
+ Thì hãy ở tù: là sự chấp nhận cảnh ngộ tù đày, là thách đố thể hiện thái độ bình
tĩnh, chủ động.
- Hai câu thực: nói về cuộc đời người chiến sĩ cách mạng
+ Khách không nhà, bốn bể: thể hiện chí lớn tung hoàng mang tầm vóc lớn lao.
+ Người có tội với năm châu: sự hi sinh cao đẹp vì Tổ quốc.
- Hai câu luận là ý chí khát vọng cứu nước, cứu đời.
+ Sử dụng đối câu 5 >< câu 6: ôm chặt >< cười tan tô đậm cốt cách anh hùng.
+ Dang tay, ôm chặt: diễn tả tư thế hào hùng, quyết tâm vững chãi, lí tưởng sáng
ngời.
+ Cuộc oán thù: là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai.
+ Cười tan: thể hiện tinh thần lạc quan, bất khuất, ngạo nghễ ...
- Hai câu kết: diễn đạt khẩu khí ngang tàng, dũng cảm, tự làm chủ và niềm tin vững
chắc vào tương lai tươi sáng
+ Sử dụng tiểu đối “Thân ấy hãy còn” >< “còn sự nghiệp” và điệp từ “Còn” : tác
dụng nhấn mạnh con đường cứu nước, cứu dân là vinh quang, chính nghĩa.
+ Câu 8: là cách nói khoa trương thể hiện sự chấp nhận thách thức, thậm chí coi
thường nguy hiểm gian truân, là lời tự khích lệ mình, làm chủ hoàn cảnh.
d) Ý nghĩa: Bài thơ là tấm lòng nhiệt thành tìm lẽ sống mới cho dân tộc, thể hiện khí
phách hiên ngang, bất khuất, phong thái ung dung và niềm lạc quan của người chiến sĩ yêu
nước cách mạng.
e) Bài học nhận thức về lí tưởng sống mới mà Phan Bội Châu nêu lên cho thời
đại:
- Sống có trách nhiệm với đời, sống hào hùng, oanh liệt với tổ quốc, nhân dân.

- Khát vọng ước mơ và dám đương đầu với thử thách để vươn tới chân trời khát
vọng.
III/ Nội dung sinh viên tự học, tự nghiên cứu
(Tiết 08)
Nội dung tự học:
1. Sự nghiệp văn chương của Phan Bội Châu
2. Nghệ thuật thơ Phan Bội Châu
Yêu cầu cần đạt:

24


1. Sự nghiệp văn chương của Phan Bội Châu: có thể chia 3 thời kì gắn với 3 giai
đoạn trong cuộc đời hoạt động:
a. Thời kì trước 1905.
- Hịch Bình Tây thu Bắc (16 tuổi - hiện không còn) dán đầu làng.
- Trước ngày xuất dương, ngoài phần văn thơ cử tử, Phan Bội Châu đã viết những
bài cổ động tinh thần yêu nước chống Pháp: Song tuất lục (1886), Lưu Cầu huyết lệ tâm
thư (1903) … Riêng bài Lưu Cầu huyết lệ tâm thư đương thời đã làm cho nhiều sĩ phu có
tâm huyết biết tiếng cụ Phan Bội Châu và sau đó trở nên những người cộng sự.
- Bài Chơi xuân, Xuất dương lưu biệt...
b. Từ 1905 - 1925:
- Thời kì ngòi bút của Phan Bội Châu được tung hoành thoải mái. Một số tác phẩm
viết vào thời gian này chủ yếu bằng chữ Hán như: Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải
ngoại huyết thư (1906), Khuyến quốc dân tư trợ du học văn (1905), Việt Nam quốc sử
khảo (1908)… đã được bí mật đưa về trong nước, khích lệ nhân dân, nhất là tầng lớp thanh
niên trí thức đi vào con đường cách mạng. Có tác phẩm đã làm cho nhiều chính khách Nhật
Bản, Trung Hoa biết tiếng và khâm phục. Loại văn thơ này đã giúp đắc lực cho hoạt động
ngoại giao của Phan Bội Châu.
- Cũng thời gian này Phan Bội Châu đã viết rất nhiều về tiểu sử các liệt sĩ như: Kỉ

niệm lục (1907) viết về Tăng Bạt Hổ và Vương Thúc Quí; Sùng Bái Giai Nhân (1907) ghi
lại cuộc đấu tranh của những anh hùng nhân dân như Cao Thắng và Quán Báo; Hà Thành
liệt sĩ truyện (1913) viết lại gương hy sinh của các liệt sĩ trong vụ đầu độc lính Pháp tại Hà
Nội; Hoàng Yên Thế tướng quân liệt truyện, chép lại lịch sử đấu tranh của Hoàng Hoa
Thám; Phạm Hồng Thái truyện, ghi lại tiểu sử liệt sĩ Phạm Hồng Thái hy sinh năm 1924
trong vụ ném bom giết Toàn quyền Đông dương Mec1lanh tại Sa điện. Loại sách này vừa
ghi công, vừa để nêu lên cho quốc dân những tấm gương dũng cảm, sự hy sinh bất khuất
của các liệt sĩ. Ngoài công việc viết sách, lúc này cụ Phan còn viết rất nhiều bài cho các báo
ở Trung Quốc, Nhật Bản, đã ghi lại một phần tư tưởng, tình cảm tốt đẹp và các bước chuyển
biến trong đường lối đấu tranh cách mạng của nhà chí sĩ.
c. Từ 1925 – 1940:
- Mặc dầu bị Thực dân Pháp kìm kẹp, cách ly khỏi cách mạng, song Phan Bội Châu
vẫn cố gắng làm người tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước. Thơ, văn của Cụ vẫn tiếp tục
nói nhiều đến nỗi khổ nhục của người dân mất nước, trách nhiệm của người dân mất nước,

25


×