Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

SỬ DỤNG PHẦN MỀM VIOLET SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BỘ MÔN TOÁN LỚP 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.08 KB, 13 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HUẾ
KHOA TOÁN

ĐỀ TÀI RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM
THƢỜNG XUYÊN 3

SỬ DỤNG PHẦN MỀM VIOLET SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN
TỬ BỘ MÔN TOÁN LỚP 11

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huệ
Lớp: Toán 3B
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Đăng Minh Phúc

HUẾ 11/2012

1


SỬ DỤNG PHẦN MỀM VIOLET SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BỘ
MÔN TOÁN LỚP 11
Mục lục
I. Lý do chọn đề tài
II. Cơ sở lý luận
III. Thực trạng
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
IV. Nội dung đề tài
1. Khái niệm phần mềm Violet
2. Ưu nhược điểm của Violet
2.1 Ưu điểm
2.2 Nhược điểm


3. Các kiểu giáo án điện tử dùngViolet
4. Giáo án điện tử có lợi gì hơn?
5. Xây dựng giáo án điện tử bằng phần mềm violet
5.1 Các bước xây dựng bài giảng điện tử bằng phần mềm Violet
5.2 Các chức năng chính của Violet
6. Một số ví dụ sử dụng giáo án điện tử giảng dạy các loại bài toán học lớp 11
7. Những dạng bài sử dụng hiệu quả nhất
8. Bài học kinh nghiệm
V. Kết luận

I .LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Nhờ việc sử dụng “ Giáo án điện tử” trong tiết dạy sẽ giúp khả năng lưu giữ
thông tin của học sinh tốt hơn vì học sinh có thể được đọc, nghe, nhìn, nghe và nhìn 
thảo luận  Thu nhận kinh nghiệm bằng hành động  Dạy lại cho người khác..
- Có nhiều phần mềm khác nhau có thể dùng cho mục đích này, nhưng được sử
dụng nhiều hơn gần đây là phần mềm VIOLET sở dĩ :
+Ưu thế về tính tương thích cao với hệ điều hành Windows (là hệ điều hành
phổ biến trên các máy PC ở VN).
+Khả năng hỗ trợ multimedia rất mạnh.
+Sự đa dạng về hiệu ứng, nhưng sử dụng hiệu ứng lại đơn giản.
- Dạy học trực quan bằng “Giáo ánđiện tử” là một phương pháp có hiệu quả cao,
có tác dụng nhiều mặt nhưng hiện nay vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và thường
xuyên hoặc chưa khai thác hết tác dụng hoặc chỉ sử dụng chỉ mang tính chấtđối phó ở các
bài giảng biểu diễn như các tiết hội giảng, dự giờ, thanh tra…nên hiệu quả chưa cao.
- Việc sử dụng phương tiện dạy học trực quan trong các tiết dạy là điều
cần thiết để giúp học sinh hứng thú trong học tập , là một trong những phương pháp phù

2



hợp với đặc trưng bộ môn Toán lớp 11 ở THPT, giúp học sinh nắm bài nhanh ,tốt,
tinh thần học tập sẽ hăng say.
- Các thao tác chia sẻ tài nguyên bài giảng giúp giáo viên học hỏi, tiếp thu kinh
nghiệm, hoàn thành tốt việc soạn bài, là công cụ cần thiết góp phần cho sự thành công của
tiết dạy.
- Vậy cách sử dụng và chia sẻ “ Giáo án điện tử” như thế nào để đạt hiệu quả
nhất đặc biệt là đối với bộ môn Toán học lớp 11?
Đó là lý do khiến tôi chọn đề tài này.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Đổi mới chương trình phổ thông và phương pháp giáo dục trong thời đại hiện
nay đòi hỏi sự nhạy bén rất cao của giáo viên
2. Sự bùng nổ khoa học công nghệ ảnh hưởng lớn đến xã hội giáo dục
3. Hiệu quả đáng kể của “giáo án điện tử” trong việc tạo nguồn kiến thức để học
sinh tìm kiếm, phát hiện, xây dựng kiến thức toán lớp 11 mới.
III. THỰC TRẠNG:
Tình trạng sử dụng phần mềm dạy học tràn lan, theo phong trào, áp dụng tùy tiện
đối với từng môn học, mọi hình thức và phương pháp dạy học đã xãy ra. Chính những hạn
chế đó đòi hỏi người giáo viên cần nhận biết được chức năng, ưu điểm, nhược điểm của
từng phần mềm dạy học cũng như sử dụng chúng một cách thành thạo.
1. Thuận lợi
- Sử dụng “ Giáo án điện tử” trong tiết dạy giáo viên có thể tiết kiệm được thời
gian, thay vì phải chuẩn bị các tranh vẽ, bảng biểu… rườm rà nayđược soạn sẵn trong
máy để trình chiếu hoặc lưu vào USP hay đĩa CD sử dụng ở nhiều lớp,
nhiều năm học.
- Giáo viên tiết kiệmđược thời gian trong tiết dạy ở những hoạt động trên lớp
như: Treo tranh vẽ, hình ành, sơ đồ, kẻ bảng SGK, ghi các đáp án, giải bải tập … Nay
được thực hiện nhanh gọn chiếu trên máy chiếu, những thời gian đó giờ được dùng cho
hoạt động của học sinh, hay để giáo viên mở rộng thêm kiến thức, khắc sâu kiến thức sẽ
giúp học sinh hiểu bài hơn và phát huy tốt tính tích cực của học sinh trong việc phối hợp
hoạt động nhóm.

2. Khó khăn
- Nay công việc chuẩn bị một “giáo án điện tử” của giáo viên cho một tiết lên lớp
cần phải công phu, kỹ lưỡng hơn.
- Máy chiếu (projector) , các thiết bị kèm theo như máy tính sách tay,
CPU, màn chiếu…cồng kềnh,việc mang đến từng lớp còn khó khăn, phải mất thời gian
chuẩn bị trước nên thời gian nghỉ chuyển tiết nay giáo viên phải làm việc là đem
máy chiếu từ lớp này sang lớp khác.
- Nếu nhiều lớp cùng dạy cùng tiết có sử dụng máy chiếu thì số lượng máy
chiếu, máy tính không đáp ứng đủ với những trường vùng nông thôn, còn khó khăn thiếu
trang thiết bị.

3


VI. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Khái niệm phần mềm violet:
Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được bài giảng
trên máy tính có giao diện thuần Việt, một cách nhanh chóng và hiệu quả. Phần mềm này
do nhóm Violet (Đinh Hải Minh, Nguyễn Phú Bình, Nguyễn Phú Quảng và Bùi Anh
Tuấn) xây dựng.
So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có
âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác… Rất phù hợp với học sinh từ tiểu học đến
THPT.
Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson Editor for Teachers.
2. Ưu nhược điểm của Violet:
2.1 Ưu điểm:
- Có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ
giúp đều hoàn toàn bằng tiếng Việt nên rất phù hợp với cả giáo viên hạn chế khả năng về
tin học và ngoại ngữ. Font chữ đẹp, dễ nhìn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế
giới. Mặt khác, Violet cho phép chuyển đổi được ngôn ngữ một cách toàn diện, vì vậy rất

thích hợp cho việc dạy học bất cứ ngôn ngữ nào.
- Violet có đầy đủ các chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như:
cho phép nhận dữ liệu văn bản, công thức, các file dự liệu multimedia (hình ảnh, âm
thanh, phim, hoạt hình Flash…), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh
hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, tương tác với người dùng. Riêng đối
với việc xử lí những dữ liệu multimedia, violet tỏ ra mạnh hơn so với các phần mềm khác.
- Các hiệu ứng được chạy với tần số quét cao giúp cho các chuyển động trở nên
mịn màng.-> Do đó, violet rất phù hợp trong việc soạn bài giảng dành cho học sinh từ tiểu
học đến THPT
- Violet cũng có các module công cụ dùng cho vẽ hình cơ bản và soạn thảo văn
bản nhiều định dạng.
- Ngoài ra violet còn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng
trong sách giáo khoa và các sách bài tập như: bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ, bài tập
kéo thả chữ, kéo thả hình ảnh…
- Ngoài các module dùng chung và mẫu bài tập như trên, Violet còn hỗ trợ sử
dụng rất nhiều các module chuyên dụng cho từng môn học như vẽ đồ thị hàm số, dựng
hình hình học, soạn thảo công thức, vẽ mạch điện, thí nghiệm cơ học, quang học…
- violet còn cho phép chon nhiều kiểu giao diện khác nhau cho bài giảng, tùy
thuộc vào bài học, môn học và ý thích của giáo viên.
- Sau khi soạn thảo xong bài giảng, violet sẽ cho phép xuất bài giảng ra thành
một thư mục chứa file EXE hoặc file HTML chạy độc lập, tức không cần Violet vẫn có
thể chạy được trên mọi máy tính, hoặc đưa lên máy chủ thành các bài giảng trực tuyến
ddeer sử dụng qua mạng internet.
2.2. Nhược điểm:
- Đây là phần mềm công cụ đóng, giáo viên chỉ có thể sử dụng các mẫu có sẵn để
thiết kế bài giảng
- Phần mềm này chỉ thích hợp cho học sinh phổ thông.
4



3. Các kiểu giáo án điện tử dùngViolet
- Quan sát một số giáo ánđiện tử, tôi thấy có thể tạm chia các giáo án
điện tử thành 2 kiểu:
- Kiểu 1: Giáo viên chỉ sử dụng Violet và thiết bị máy chiếu (projector) để thay
thế bảng và phấn một cách đơn thuần.
- Kiểu 2: Khai thác tốt tính năng multimedia củaViolet. Giáo án kiểu 2 không chỉ
thay thế bảng phấn, mà còn thay thế rất sinh động giáo cụ trực quan, thí nghiệm, tài liệu
minh họa,..
4. Giáo án điện tử có lợi gì hơn?
- Đối với các môn khoa học tự nhiên, giáo ánđiện tử dùngVioletcó ưu thế rất lớn
ở chỗ: Giúp giáo viên thực hiệnđược nhiều thứ mà cách dạy “bảng phấn” không thể
làmđược như: sơ đồ động, tài liệu minh họa đa dạng và phổ biến được đến từng học
sinh, … Cho phép giáo viên liên kết sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ bộ
môn.
5. Xây dựng giáo án điện tử bằng phần mềm violet:
Giao diện chính của trang soạn thảo phần mềm violet

5.1. Các bước xây dựng bài giảng điện tử bằng phần mềm Violet
a). Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp
- Chúng ta sử dụng bài giảng điện tử trong các trường hợp sauđây :
+ Dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng trong đó học sinh
khó hình dung
5


+ Khi cần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nào đó, thông qua hoàn
thành số lượng lớn các bài tập
+ Xây dựng các phần mềm dạy học thí nghiệm ảo hỗ trợ thực hiện các thí
nghiệm trong điều kiện không thể thực hiện thí nghiệm đó
b). Bước đầu xây dựng kịch bản

Tn bài học
Mục 1
Mục 2
Mục 1.1
Mục 1.2
Lý thuyết
Minh hoạ
Bài tập
Tóm tắt ghi nhớ
B1 :Xây dựng mô hình thể hiện các thành tố của nội dung dạy học
B2 : Mô hình hoá quá trình dạy học
B3 : Hình dung việc thể hiện các thành tố trên màn hình, cách thể hiện thông
tin, thể hiện hiệu ứng phản hồi trong từng pha dạy học, thứ tự của các pha dạy học.
B4 : Mô tả các pha dạy học theo trật tự tuyến tính hoá
c). Kiểm thử :
-Kiểm tra lại toàn bộ chương trình, thử lại các tương tác cùng hiệu ứng.
d). Yêu cầu
- Bài giảng điện tử cần thể hiện :
- Tính đa phương tiện (Multimedia)
- Tính tương tác giữa thầy và trò
5.2 Yêu cầu đối với một “giáo ánđiện tử”
- Yêu cầu về nội dung : Trình bày nội dung với lý thuyết côđọngđược minh
hoạ sinhđộng
- Bài giảngđiện tử cần thể hiện một số câu hỏi, với mục đích :
+ Giới thiệu một chủđề mới
+ Kiểm trađánh giá người học có hiểu nội dung vừa trình bày không ?
+ Liên kết một chủđềđã dạy trước với chủđề hiện tại hay kế tiếp
+ Câu hỏi cầnđược thiết kế sử dụng tínhđa phương tiệnđể kích thích người học
vận động trí nãođể tìm câu trả lời. Phần giải đáp cũng được thiết kế sẵn trong bài giảng
điện tử

- Yêu cầu về thể hiện khi thiết kế
+ Đầyđủ
+ Chính xác
+ Trực quan

6


5.3. Các chức năng chính của Violet
*Tạo trang màn hình cơ bản
- Để tạo trang màn hình, vào menu Nội dung→Thêm đề mục, cửa sổ
nhập liệu đầu tiên sẽ xuất hiện. Gõ tên Chủ đề và tên Mục, rồi nhấn nút “Tiếp tục”, cửa
sổ soạn thảo trang màn hình sẽ hiện ra và ta có thể đưa nội dung kiến thức vàođây.
- Có 3 nút chức năng trên cửa sổ soạn thảo là: “Ảnh, phim”, “Văn bản”, “Công
cụ”. Sử dụng công cụ chuẩn vẽ hình cơ bản
Cách sử dụng:
- Trên cửa sổ soạn thảo, click chuột vào nút “Công cụ”, một thực đơn hiện ra,
chọn mục “Vẽ hình”
*Thiết kế bài tập trắc nghiệm:
- Để tạo một bài tập, ta nhấn nút "Công cụ"ở cửa sổ soạn thảo trang màn, rồi
chọn một trong các loại bài tập được hiện ra trong menu ("Bài tập trắc nghiệm", "Bài
tập ô chữ", "Bài tập kéo thả chữ"). Sau đó, cửa sổ nhập liệu cho loại bài tập được chọn sẽ
hiện ra. Phần dưới đây sẽ mô tả chi tiết về việc nhập liệu cho các bài tập thông qua một số
ví dụ tương ứng.
- Violet cho phép tạo được 4 kiểu bài tập trắc nghiệm: Một đáp án đúng, nhiều
đáp án đúng, Đúng/Sai, Câu hỏi ghép đôi
- Làm tương tự đối với loại câu đúng-sai và loại trắc ngiệm ghép đôi (song phải
chọn kiểu bài tập là “Ghép đôi”, và chú ý khi soạn thảo phải luôn đưa ra kết quả đúng
đằng sau mỗi phương án. Sau đó, Violet sẽ trộn ngẫu nhiên các kết quả để người làm bài
tập sắp xếp lại.)

*Sử dụng hình ảnh trong bài tập trắc nghiệm:
Dùng Macromedia Flash, Corel Draw để vẽ hình và tạo ra một file .swf, hoặc dùng một
phần mềm xử lý ảnh (chẳng hạn như Paint Brush, Photoshop,...) để vẽ hình và tạo ra
một file ảnh JPEG. Nhập tên file này vào ô nhập liệu “Ảnh”, ảnh này sẽ được hiện ra
trong bài trắc nghiệm ở ngay phía dưới của câu hỏi.
*Tạo bài tập ô chữ
Tạo một bài tập ô chữ. Khi tạo bài tập này, người soạn thảo phải biết trước về ô chữ cột
dọc và các câu trả lời hàng ngang.
- Ta lần lượt nhập câu hỏi và câu trả lời trong đề bài vào các hộp nhập liệu. Hình
sau thể hiện việc nhập liệu của hai câu hỏi hàng ngang đầu tiên.
- Cuối cùng, nhấn nút “Đồng ý” ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ. Khi giải
ô chữ học sinh sẽ click chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hộp, nhấn
Enter thì sẽ có kết quả trên ô chữ

7


*Tạo bài tập kéo thả chữ
- Trên một đoạn văn bản có các chỗ trống (...), người soạn có thể tạo ra 3 dạng
bài tập như sau:
1. Kéo thả chữ: nhiệm vụ của học sinh là kéo các từ tương ứng thả vào những
chỗ trống. Ngoài các từ phương án đúng của đoạn văn bản còn có thêm những phương án
nhiễu khác.
2. Điền khuyết: Không có sẵn các từ phương án, học sinh phải click chuột vào ô
trống để gõ (nhập) phương án của mình vào.
3. Ẩn/hiện chữ: Khi click chuột vào chỗ trống thìđáp án sẽ hiện lên (nếu
đangẩn), hoặc ẩn đi (nếu đang hiện)
* Bài tập điền khuyết
- Ta có thể sửa lại bài tập kéo thả chữ thành dạng bài tập "Điền khuyết" bằng
cách vào menu Nội dung  mục Sửa đổi thông tin  Nhấn “Tiếp tục”  click đúp vào

bài tập kéo thả  Chọn kiểu “Điền khuyết”  Nhấn nút “Đồng ý”.
*Tạo hiệu ứng hình ảnh
-Với một đối tượng (ảnh, văn bản, bài tập,...)để mở bảng hiệu ứng hình ảnh, đầu
tiên ta chọn đối tượng, click vào nút tròn thứ nhất ở phía trên bên phải đối tượng để mở
bảng thuộc tính, sau đó click vào nút tròn ở góc dưới bên phải của bảng thuộc tính.
*Tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi
Chọn một hình ảnh,đoạn văn bản hoặc plugin trên màn hình soạn thảo, khi đó sẽ hiện ra 3
nút tròn nhỏ ở phía trên bên phải. Click vào nút (nút đang quay), bảng lựa chọn hiệu ứng
sẽ hiện ra như sau:

*Đóng gói bài giảng
- Sau khi soạn thảo xong và lưu bài giảng, ta vào mục Bài giảng  Đóng
gói (phím tắt F4) chọn “Xuất ra file chạy (EXE)”.
Nội dung gói bài giảng và cách chạy
- Sau khi đã đóng gói và xuất ra dưới dạng file chạy (EXE), trong thư mục gói
bài giảng sẽ bao gồm các file và thư mục con như sau:
- Nếu muốn chạy bài giảng thì click đúp chuột vào file chạy EXE (file có biểu
tượng hình chữ F).

8


6. Một số ví dụ sử dụng giáo án điện tử giảng dạy các loại bài toán học lớp 11
Ví dụ 1:
Điền vào chỗ trống trong định nghĩa sau:
Ta nói rằng dãy số có giới hạn 0 nếu với……………… cho trước, mọi số hạng của
dãy số, kể từ………………. đều có………………… nhỏ hơn số dương đó.
Khi đó ta viết ……………………………………………

Ví dụ 2: Tạo một bài tập trắc nghiệm như sau:

Cho tứ diện S.ABC trong đó ABC là tam giác đều. I là trung điểm SA. Thiết diện
của tứ diện tạo bởi mặt phẳng đi qua I và song song với mp(ABC) là hình gì?
a. Tam giác vuông
b. Tam giác cân
c. Tam giác đều
d. Tất cả đều sai
Nhập liệu cho bài tập trên như sau

9


Ví dụ 3: tiến trình dạy bài “Dãy số có giới hạn 0” (tiết 1):

Ví dụ 4:
Cho các từ sau : [-1;1], chẵn, trục tung
Dùng chuột kéo các cụm từ trên thả vào chỗ trống thích hợp trong nhận xét sau:
“ Khi x thay đổi, hàm số y = cos x có tập giá trị …………. Hàm số y = cos x là hàm số
……….., nhận ………… làm trục đối xứng.”
Nhập liệu cho bài trên như sau:

10


Ví dụ 5:
Giải bài tập ô chữ sau:
1. Ta nói rằng …………?……….. nếu với mỗi số dương nhỏ tùy ý cho trước, mọi
số hạng của dãy số, kể từ một số hạng nào đó trở đi đều có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn số
dương đó.
2. Cho hai biến cố A và B. Biến cố “ Cả A và B cùng xảy ra”, kí hiệu là AB, được
gọi là …………….. của biến cố A và B.

3. Một quy tắc đếm cơ bản áp dụng trong trường hợp thực hiện một công việc bao
gồm cả hai công đoạn A và B
4. Cho tập hợp A gồm n phần tử và số nguyên k với 1  k  n. Khi lấy ra k phần
tử của A và sắp xếp chúng theo một thứ tự, ta được một …………. chập k của n phần tử
của A.
f ( x)
, trong đó lim f (x) = lim g (x ) = 0 hoặc lim f (x) =   ,
g ( x)
lim g (x ) =  
Lim [ f ( x) g ( x) ], trong đó lim f (x) = 0, Lim g (x ) =  
Lim [ f ( x)  g ( x) ], trong đó lim f (x)  lim g (x)   

5. Lim

Được gọi là…………. của giới hạn hàm số

11


Ví dụ 6

Cho tứ diện S.ABC, chiều cao h, đáy ABC là tam giác đều.
Trên tia BA, lấy điểm I Sao cho AB = AI, lấy D thuộc CI sao cho CD = 2DI.
Tính thể tích của tứ diện S.AID ?
Ví dụ 7:
Soạn giáo án phần quy tắc biểu diễn của một hình không gian chương trình hình
học SGK lớp 11

Trong đó giáo viên có thể cho học sinh xem các hình ảnh về hình không gian, xem
các hình ảnh, đoạn phim về kim tự tháp, đoạn phim động về hình lập phương….. thay vì

vẽ hình ở trên bảng.
Sau đó cho học sinh tự vẽ và xem hình đáp án bằng cách chèn đoạn phim trình tự
vẽ hình thông dụng trong không gian.

12


7. Những dạng bài sử dụng hiệu quả nhất
- Dạy học với “Giáo án điện tử” môn toán học lớp 11 có thể áp dụng hầu như ở
các dạng bài nhưng hiệu quả nhất là các dạng sau :
+ Bài hình thành các khái niệm và định lý toán hoc. Nếu dựa vào việc quan sát
các hình ảnh, từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng, từ đó rút ra khái niệm. đồng
thời sau đó tìm ra cách chứng minh các định lý được đưa ra và các định lý liên quan cũng
như đưa ra hệ quả.
+ Bài nghiên cứu tính chất của khái niệm. đặc biệt là các khái niệm vuông góc,
song song trong không gian và cách chứng minh hai quan hệ trên trong không gian để ứng
dụng làm bài tập.
+ Bài ôn tập nếu được tổ chức dưới các dạng trò chơi học tập
+ Tất cả các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan dùng trong kiểm tra bài cũ,
dạy bài mới, củng cố.
8. Bài học kinh nghiệm
- Dạy học toán học lớp 11 không chỉ là quá trình dạy, truyền thụ kiến thức, thông
báo thông tin, “rót” kiến thức vào cho học sinh mà chủ yếu là quá trình giáo viên thiết kế ,
tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh để đạt được các mục tiêu cụ thể ở mỗi bài,
chương, phần bài học cụ thể.
- Tạo điều kiện để cho mọi học sinh ở những trình độ khác nhau có thể phát huy
tính tích cực của mình.
-Để giúp việc dạy học có hiệu quả nhất phải áp dụng nhiều phương pháp và
nhiều phương tiện dạy học.
- Thiết kế và thực hiện việc sử dụng“ Giáo án điện tử” như là nguồn để học sinh

khai thác, tìm kiếm, phát hiện những kiến thức, kĩ năng toán học lớp 11.
- Máy chiếu, máy tính cần phải được bố trí sẵn ngay trong lớp học để tránh việc
vận chuyển khi chuyển tiết rất cồng kềnh dễ gây hư, vỡ
- Giảng dạy với“ Giáo án điện tử”có thể áp dụng trong tất cả các trường, các lớp
và các dạng bài dạy khác nhau cho nên việc tận dụng và phát huy hết tác dụng thực sự của
nó là một vấn đề mang tính cấp thiết.
E. KẾT LUẬN
- Qua những vấn đề đã trình bày, tôi nhận thấy rằng để đạt kết quả tốt nhất trong
hoạt động lên lớp giữa thầy và trò thì giáo viên cần phải sử dụng triệt để các đồ dùng dạy
học hiện có.
-“ Giáo án điện tử”có nhiều ưu điểm trong giảng dạy bộ môn toán học lớp 11 ở
trường THPT. Cho nên mỗi giáo viên cần phải khắc phục khó khăn để phát huy được hết
tác dụng của “Giáo án điện tử ”trong hoạt động dạy học nhằm góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục.
- Tuy nhiên để kết quả tiết học đạt kết quả tốt nhất thì cần phải có sự kết hợp của
nhiều phương pháp và nhiều phương tiện trong hoạt động giảng dạy sao cho có hiệu quả
nhất.

13



×