Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Nhận thức về bạo hành trong gia đình của những người phụ nữ là nạn nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.45 MB, 176 trang )

ĐẠI n ọ c QUỐC g i a m à n ộ i
TRƯỜNC ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN








____* * *

PHẠM THỊ HÒNG PHƯƠNG

NHẬN T H Ứ C VÈ BẠO HÀNH T R O N G GIA ĐÌNH
CỦA NHŨ NG NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN

LUẬN
VĂN THẠC
SĨ KHOA HỌC
TÂM LÝ



Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
MÃ SÒ : 60 31 80

Người hướng dẫn khoa học'. PGS. TRẦN TRỌNG THỦY

Hà Nội, 2007



Lòi cảm ơn

Đê hoàn thành luận văn thục sĩ, tôi dã nhận dược rât nhiêu sự ỵiúp
dí' quý báu của thầy cô, gia dinh và bạn bè.

Tôi xin chân thành cám ơn tất củ các thầy cô giáo trong và ngoài
ktoa Tânt Lý Học dã nhiệt tình giảng (Ịạv, hướng dẫn và giúp đỡ tồi trong
siổt thời gian học tập vừa

ÍỊIHL

lặc biệt, tôi xin bày tỏ IÒIĨỊỊ biết ơn sâu sẳc tởi PGS. Trần Trọng Thủy - người
tíầy đã tận tâm hưởng (lẫn, chỉ báo tỏi troiíỊỊ suốt thời gian làm luận văn.

Tôi xin cảm ơn Tỉt.s Nguyễn Văn Anh - Giám đốc trung tâm CSAGA
di nhiệt tình tạo m ọi điều kiện thuận lợi nhất đế tôi hoàn thành luận văn.















ịà tôi cũng chân thành cảm ơn các đồng nghiệp noi đây đã giúp đỡ tôi rất
riùèu trong suốt quá trình nghiên cứu.

Một lần nữa tỏi xin chân thành cảm ơn vì nhũng tình cảm vô cùng
tít đẹp đỏ.

Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2007
Học viên

Phạm Thị Hồng Phirong


MỤC LỤC
NỤC LỤC..................................................................................................................... 1
\Ò ĐẦU...................................................................................................................... 3
I.u do chọn dề là i...................................................................................................... 3
II Mục đích nghiên cứu:............................................................................................ 7
II. Nhiệm vụ nghiên cứu:......................................................................................... 7
p. Đôi tượng, khách thê nghiên cứu....................................................................... 8
V Giới hạn nghiên cứu.............................................................................................8
V. Giả thuyết khoa học:............................................................................................ 8
VI. Phương pháp nghicn cứu................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ T À I .................................................. 10
1.>ịch sử nghiên cứu vấn đ ề:.................................................................................. 10
1. Tổng quan vấn đề bạo hành trong gia đình trên thế giới và những hoạt
đ1.! Một sổ nghiên cứu về bạo hành gia đình và nhận thức về bạo hành gia
đìih trên thế g iớ i....................................................................................................... 13
1.> Nghiên cứu về bạo hành trong gia đình và nhận thức về bạo hành gia đình

ở /iệ t N am ................................................................................................................. 18
2.Những vấn đề lý luận liên quan đến đề t à i .......................................................24
2. Nhận thức và nhận thức về bạo hành gia đình của những phụ nữ là nạn
nhân.............................................................................................................................24
2.'. Bạo hành hay bạo lực (Violence):..................................................................26
2.' Bạo hành trên cơ sở giới hay bạo lực chống lạiphụ n ữ :............................... 26
2.* Bạo hành trong gia đình và các hình thức của n ó ..........................................27
CHƯƠNG 2: TỎ CHÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .........................30

1.Chọn mẫu nghiên cứ u :......................................................................................... 30
2 tá c phương pháp nghiên c ử u ..............................................................................34
2. Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu....................................................34
2.\ Phương pháp phỏng vấn sâu:........................................................................... 36
2..' Phưong pháp chuyên gia:..................................................................................36


21 Phương pháp thống kê toán học:.......................................................................36

C1ƯƠNG 3: KÉT QUẢ NGHIÊN c ừ u ............................................................ 37
1 Thực trạng nhận thức về bạo hành gia đình của các nạn nhân.......................37
]. Nhận thức của nạn nhân về các hình thức bạo hành gia dinh.......................39
I. .1 Nhận thức về bạo hành the xác.....................................................................41
1i .2 Nhận thức vồ bạo hành tình d ụ c .................................................................. 43
I I .3 Nhận thức về bạo hành tinh th ần .................................................................46
1J .4 Nhận thức về bạo hành kinh t ế .................................................................... 52
1i .5 Nhận thức bạo hành về mặt xã hội................................................................ 56
1 Nhận thức của nạn nhân về nguyên nhân, hậu quả của bạo hành trong gia
đìih.............................................................................................................................. 59
1.Ỉ.1 Nhận thức về nguyên nhân bạo hành............................................................ 61
1.1.2 Nhận thức về hậu quả của bạo hành.............................................................68

1 Nhận thức của nạn nhân về quyền phụ nữ và sự hỗ trợ của các tổ chức,
bai ngành chức năng................................................................................................. 81
2.Một số phẩm chát tâm lý ảnh hưởng đến nhận thức về bạo hành gia đình
cia người phụ nữ....................................................................................................... 86
3.Nâng cao nhận thức cho nạn nhân bị bạo hành gia đình thông qua mô hình
cái lạc bộ nạn nhân và hình thức tham vấn nhóm sử dụng các hình thức đưa
nịhệ thuật vào phát triển của Trung tâm CSAGA................................................95
1.K-ết luận:............................................................................................................. 103
2.Khuyến nghị...................................................................................................... 104
MJC LỤC THAM K H Ả O ..................................................................................106
PFỤ LỤC............................................................................................................109

_________________________________________________________________2
Phim Thị Hồng Ph U'0Ì1Ị>

Nhận íhừc về bạo hành ị>i(i dinh cùa những phụ nữ là nạn nhân.


MỞ ĐẨU
I. A do chọn dề tài
Trong những năm gần đây, những hành dộng mang tính chất bạo lực
đf với phụ nữ và trẻ em đã trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội,
ru gây ra những hậu quủ nặng I1C cả về tinh thần và thể chất đối với những
nil nhân phải hửng chịu. Trước năm 1993, phần lớn các chính phủ coi bạo
hah với phụ nữ là vấn đề riêng tư giữa các cá nhân (United Nations, 1996)
nhrng ngày nay nó được coi là inổi quan tâm chung của toàn nhân loại. Xoá
bi mọi hình thức bạo lực vói phụ nữ là một trong những vấn đê được Tuyên
b(' Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc thông qua: "Chổng lại mọi hình ihức
bọ lực đổi với phụ nữ và thực hiện công ước về việc loại bỏ mọi hình thức
ptìn biệt đổi x ử với phụ nữ" (Mục 25, Phần V- Nhân quyền, dân chủ và điều

hềih tốt, The United Nations Millennium Declaration). Tại hội nghị thượng
đỉih Thế giới vào tháng 9/2005, các nhà lãnh đạo đã cam kết nỗ lực hơn nữa
đéloại bỏ tất các các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, điều này
đè hỏi sự thay đổi cho rằng bạo lực đổi với phụ nữ được chấp nhận. Ngày
1 ^ 10/2005 Tổng Thổng nước cộng hòa Indonesia cũng ban hành quy định số
65năm 2005 về Uỷ ban quốc gia về xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ, một trong
nhrng nhiệm vụ được nêu ra đó là "nâng cao nhận thức của người dân về
mà hình thức bạo lực đổi với phụ nữ Indonesia cũng như những nỗ lực nhằm
ngin chặn, giải quyết và xuá bỏ bạo lực đối với phụ n ữ ”.
Trong mối quan tâm chung đó, hình thức đổi xử bạo lực với phụ nữ
ngiy trong gia đình được các chính phủ, các cấp ban ngành, các tổ chức xã
hộ đặc biệt quan tâm. Thông qua nhiều diễn đàn quốc tế khác nhau, bạo lực
trcng gia đình (hay bạo hành trong gia đình) ngày càng được nhìn nhận như
"nôt sự trở ngại đối với sự bình đẳng, là sự vi phạm không thẻ chấp nhận
âiơc đối với nhân phẩm con người". Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ràng người
gâ' ra bạo hành với phụ nữ trong gia đình nhiều nhất chính là người chồng.
K(i quỉ khảo sát một số nước trên thế giới đã đưa ra con số như sau: Tại Nhật
3
l*him Thị lion«» IMiincnfi

Nhận thúc 1 ò bạo lù in ỉì iỊĨa lỉình cùa những phụ nữ lù nạn nhân.


tnng số 796 phụ nữ dược hỏi cho biêt 58% bị chồng bạo hành thân thể, 66%
bị bạo hành tinh thần, 60% bị bạo hành tình dục; Tại Hàn Quốc: trong 707
plụ nữ có 37% bị chồng hành hung; Tại Trung Quốc, năm 2000, có 80%
cBng hành hung vợ; Tại Mỹ khảo sát 8000 phụ nữ có 22% phụ nữ trên 18
tuii bị nam giới bạo hành, 1,3% bị bạo hành trong thời gian 12 tháng qua; Tại
Ciiada khảo sát trên cả nưức 12.300 phụ nữ có 29% trên 18 tuổi bị bạo hành
(Tv Robin HaaiT, 2004). Một nghiên cứu những người đàn ông đã có gia

đìih và họ thừa nhận đã ngược đãi vợ về thế chất: 18- 45% ở Ân Độ (1996),
2(Vo ử Thái Lan (1994), 16% ở Cambodia (1996), 28% ở Mỹ (1986), 41% ở

u,anda (1997) [Population Council, 2003]. Gần đây nhất, nghiên cứu đầu
tiei mang tính toàn cầu về bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình được WHO
- ổ chức y tế thế giới- công bổ 11/2005 vừa qua; nghiên cứu này được tiến
hồih trong 7 năm với sự tham gia của 24.000 phụ nữ ở châu Phi, châu Á,
chiu Âu và châu Mỹ La tinh, bản báo cáo đã chỉ ra rằng 1/6 phụ nữ trên thế
giri là nạn nhân của bạo hành trong gia đình, WHO cũng công bố kết quả
klảo sát rằng tại một số nước cứ trong 3 người phụ nữ thì có 2 người bị bạo
hàìh bởi chồng hay bạn tình. Bà Mary Robinson, nguyên cố vấn về nhân
qiyền của Liên Hợp Quốc cho biết: "Neu chủng tôi không tiến hành nghiên
CIU này, chúng tôi thực sự không thể biết vấn đề bạo hành do bạn tình gây ra
đc lun rộng vù trở nên trầm trọng như thể nào".
Trước tình hình trên, một số nước trên thế giới đã ban hành các đạo luật
riaig về chống bạo lực trong gia đình. Năm 1994, tại Mỹ, tổng thống Bin
Cinton đã đưa ra đạo luật về bạo hành trong gia đình, đây là lần đầu tiên
chnh phủ liên bang cam kết cho chương trình này 150 triệu đô la để xây dựng
CX chương trình, dự án hỗ trợ phụ nữ; năm 2000 tổng thống lại ký một công
ưcc chống bạo hành trong gia đình giai đoạn 2000- 2005. Các nước như
Aistralia, Nhật, Mông cố, Niu- di- lân, Hàn Quốc., đã có đạo luật riêng về
bạ) hành trong gia đình.

4
Phim Thị IIÔII^ Ph iro'nji

A'7/ộn llìửc về bạo hành ịịiu đình cùa những phụ nữ là nạn nhân.


Bo hanh trong gia dinh ở Việt Nam cũng được dồ cập dến trong những năm

gn dây và nhanh chỏng trở thành mối quan tâm của cộng dồng, các cấp chính
qi/ền địa phương, các to chức đau tranh cho sự tiến bộ của phụ nữ. sổ liệu
npiên cứu từ các cuộc nghiên cứu về tình trạng bạo hành phụ nữ tại Việt
N.m cũng dưa ra các con sô giật mình: trong tống số các ca về bạo hành gia
đì h 65- 70% là do người chồng bạo hành vợ (Vũ Mạnh Lợi, 1999); trên 40%
plụ nữ tham gia cuộc nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tại 3
tỉ;h Thái Bình, 'Tiền Giang và Lạng Sơn năm 2001 cho biết bị chồng đánh
độ hoặc chửi mắng; 25% phụ nữ được phỏng vấn tại Bình Dương báo cáo bị
cBng ngược đãi (Population Council, 2003); 66% các vụ li hôn là do bạo
hảih trong gia đình (TS. Robin Haarr, 2004).
Tại Việt Nam, tuy chưa có đạo luật riêng về bạo hành gia đình nhưng
đì cỏ nhiều biện pháp hỗ trợ tích cực hiệu quả như dịch vụ bảo vệ, hỗ trợ và
lú hoạch hành động về lĩnh vực này. Công ước CEDAW về xóa bỏ mọi hình
thrc phân biệt đối xử với phụ nữ được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông
qư ngày 18/12/1979 cũng đã được Việt Nam ký năm 1980 và phê chuẩn năm
19Ỉ2. Việc phê chuấn công ước này tạo ra một hành lang pháp lý trong việc
đản báo các quyền bình đẳng của phụ nữ. Nước ta cũng đã chuyển hóa các
nộ dung công ước vào pháp luật quốc gia. Hiện nay Việt Nam đang trong quá
trìih xem xét để xây dựng và ban hành luật về bình đẳng giới. Bên cạnh đó,
рЫр luật Việt Nam (hiến pháp, luật Hôn nhân- gia đình, luật hình sự...) cũng
đâcó những quy định về bảo vệ người phụ nữ như: điều 63 Hiến pháp 1992
qiv định "nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đổi xử đổi với phụ nữ

điều 71

nêi "c3ng dân cỏ quyền bất khả xâm phạm về thân thẻ, được pháp luật bảo
ht về únh mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Nghiêm cấm mọi hình
thrc truy bức, nhục hình, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của công dân".
Đi':u 130 Bộ luật hình sự 1999 quy dịnh "người nào dùng vũ lực hoặc cỏ
hàìh X' nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt dộng chính trị, kinh


5
1’hini Thị IIÔI 1ỊỊ Иш онц - Nhận lliú r Ví' bạo hành ạiự đình cùa những phụ nữ lù nạn nhân.


te khoa học, văn hỏa và xũ hội thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đời / năm hoặc bị phạt í ù từ 3 tháng đến Ị năm ”.
Như vậy, những con số thống kê về tình hình bạo hành ở trên cho thấy
một sự háo dộng vê tình trạng ngược đãi đối với phụ nữ trong gia đình và
những hệ lụy của nó gây ra. Trong diễn đàn về gia đình cấp bộ trưởng khu
vực Đông Nam Ả, báo cáo của TS Nguyễn Thiện Trưởng, Phó chủ nhiệm
UBDSGĐTE cho biêt: "Bạo lực gia đình đang gia tăng là một trong những
nguyên nhân chủ yểu dẫn đến tình trạng ly hôn, ly thân và tan vỡ gia đình".
Sự quan tâm của nhà nước cũng đã chỉ ra phần nào một nhận định rằng: Bạo
hành trong gia đình là một trong những yếu tố nghiêm trọng góp phần làm
hạn chế cơ hội của người phụ nữ trong khi Việt Nam đang trong quá trình
tham gia vào khu vực hoá, toàn cầu hoá, kìm hãm sự phát triển đi lên của xã
hội nói chung và của người phụ nữ nói riêng.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định "Điềm xuất p h á t là làm cho cộng đồng ý
thức được rằng bạo lực không phải là cách có thế chấp nhận được để giải
quyết xung đột và tạo ra nhận thức rằng bạo lực trong gia đình là một vấn đề
đang tồn tại" (Việt Nam- Bạo lực trên cơ sở giới, World Bank, 11/1999).
Việc tác động đển cộng đồng bao gồm những hoạt động được thực hiện ở
nhiều khía cạnh khác nhau, và tác động đến chính nhận thức của bản thân
người phụ nữ là một trong những yếu tổ quan trọng. Tuy nhiên, trong bối
cảnh văn hóa xã hội của Việt Nam những tư tưởng từ thời kỳ phong kiến còn
tồn tại dai dắng, việc tác động này cũng gặp nhiều khó khăn bởi người dân
trong cộng đồng nói chung và bản thân người phụ nữ từ trước đến nay coi
chuyện " dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” là một điều bình thường và hợp lẽ tự
nhiên. Bên cạnh đó, những suy nghĩ như "xấu chàng hổ ai", hoặc "đèn nhà ai

nhà nẤy rạng" cho ràng việc bị bạo hành là vấn dề riêng tư trong gia đình
không nên nói ra cúa chính những người phụ nũ' là nạn nhân là một trong
những mầm mống nuôi dưỡng và nảy sinh nạn bạo hành trong gia đình. Hơn
nữa, tủn thân van dề bạo hành gia đình cũng là một vẩn đề khá mới mẻ với đa

6
Phạm Thị l lổiiỊỊ Pillio n^

Nhận thức vỗ bạo hành g ia dinh của những phụ nữ là nạn nhân.


S( người dân Việt Nam nói chung, việc nâng cao nhận thức của mọi người về

vái dê này nhìn chung còn chưa dược quan tâm thỏa đáng. Đặc biệt với
nlừng người phụ nữ có nguy cơ là nạn nhân của bạo hành gia đình thì việc
npiiên cứu thực trạng nhận thức của họ là điều hết sức quan trọng đế có thể
tìn ra đưực các cách thức can thiệp phù hợp trong cuộc chiến chống lại nạn
bạ) hành.
Xiất phát từ tình hình thực tế trôn, tôi lựa chọn đề tài "Nhận thửc về bạo
hinlì trong gia đình của những người phụ nữ ìà nạn nhản " nhằm tìm
hi;u nhận thức của những người phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình mà
n^ười trực tiếp có hành vi bạo hành là những người chồng của họ. Từ đó đưa
ranhững kết luận và khuyến nghị ban đầu với một số ban ngành chức năng có
liúi quan trong việc nâng cao nhận thức của người dân nói chung và người
phi nữ là nạn nhân của bạo hành trong gia đình nói riêng; bên cạnh đó, đề
xiất một số giải pháp góp phần nhỏ bé trong việc xây dựng các biện pháp đấu
trinh và ngăn chặn nạn bạo hành trong gia đình.
II Mục đích nghiên cứu:
Tin hiểu thực trạng nhận thức của những người phụ nữ là nạn nhân của bạo
hàih trong gia đình, từ đó đưa ra một số kết luận và đề xuất biện pháp nhằm

tăig cường sự hỗ trợ của các ban ngành chức năng trong việc nâng cao nhận
thrc của người dân nói chung và của người phụ nữ là nạn nhân nói riêng.
I I . Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.

Nghiên cứu lí luận: Làm rõ CƯ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Cụ thể

làn rõ một số khái niệm sau: Nhận thức, bạo hành trong gia đình, nhận thức
củi người phụ nữ là nạn nhân của bạo hành trong gia đình.
3.2

Nghiên cứu thực tiễn:

-

Tiên hành nghiên cứu thực trạng nhận thức của những người phụ nữ là

nại nhân của bạo hành trong gia đình.
-

Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao nhận thức người dân và hạn chế tình

trạig bạo hành trong gia đình.
7
P h im Thị l-lồng l*hITOÌIỊỊ

A7lận thức về bạo hành g ia dinh của n h ừ iiịỉp h ụ nữ là nạn nhân.


I\ Dối tirọ'nỊỊ, khách thể nghiên cửu

4.

Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức về bạo hành trong gia đình của những
người phụ nữ là nạn nhân.

4.

Khách thể nghiên cứu:

-

199 phụ nữ là nạn nhân của bạo hành trong gia đình (thông qua 179 hồ

so*ham vẩn và phỏng vấn trực tiếp 20 người)
-

03 nam giới là thủ phạm gây ra bạo hành trong gia đình



03 cán bộ của trung târr. tham vấn - Người írực tiếp thani vẩncho nạn

nhìn và thủ phạm của bạo hành Irong gia đình.
-

04 cán bộ chính quyền và đoàn thể của địa phương

V.Giói hạn nghiên cứu
5.. Giới hạn về nội dung:
Nghiên cứu bạo hành trong gia đình nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên

CÚI bạo hành của người chồng đối với người vợ.
5.1. Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
Đctài tiến hành nghiên cứu tại Hà Nội, cụ thể:
- >ghiên cứu trực tiếp: Tại huyện ngoại thành Gia Lâm, nghiên cứu tại hai
phrờng Long Biên và Ngọc Thụy. Tại quận c ầ u Giấy: 8 phường gồm Nghĩa
IX. Dịch Vọng, Yên Hòa, Mai Dịch, Dịch Vọng Hậu, Nghĩa Tân, Quan Hoa,
Tring Hòa.
- ì^ghiên cứu gián tiếp thông qua hệ thống đường dây tham vấn điện thoại của
Tring tâm CSAGA : Các trường hợp nạn nhân của bạo hành trong gia đình
gọ đến từ các quận nội, ngoại thành Hà nội.
VI Giả thuyết khoa học:
-

Nhận thức của những phụ nữ là nạn nhân về bạo hành gia đình còn hạn

ch(, còn cho đó là việc riêng của mỗi gia đình, chưa coi đó là hiện tượng phô
biếi cần phải đấu tranh.

8
Phím Thị Mồnfi PỈI IKH1»

Nhận thức về hạo hành x ia dinh cùa những phụ nữ là nạn nhân.


-

Có thê nâng cao nhận thức cho những phụ nữ là nạn nhân của bạo hành

gi; đinh thông qua sinh hoạt câu lạc bộ - một hình thức tham vấn có kết quả
tốt

VI. Phưong pháp nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Tun đọc, phân tích, tong họp các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
ngiién cứu. Tù' đó xác định nội dung của các khái niệm cơ bản, xây dựng cơ
sởlý luận của đề tài nghiên cứu
- l'-ghien cứu, phân tích hồ sơ của nạn nhân bị bạo hành trong gia đinh được
lưi trừ tại Trung tâm tham vấn từ 3/2003 đến 11/2005
7.1Phương pháp phỏng vấn sâu:
-

Phỏng vấn sâu 3 thủ phạm

-

Phỏng vấn sâu 20 nạn nhân của bạo

-

Phỏng vấn sâu 4 cán bộ khối chính quyền và các bộ khối đoàn thể tại

hành trong gia đình.

các địa bàn nghiên cứu.
P lm g vấn sâu 3 cán bộ trung tâm tham vấn trực tiếp và tham vấn qua điện
thcại cho nạn nhân của bạo hành trong gia đình.
7.3

Phương pháp chuyên gia

Thim khảo ý kiến của 03 chuyên gia đã và đang nghiên cứu về vấn đề liên

quin đến bạo hành trong gia đình.
7.+

Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các

két quả thu được.

____________________________________________________________________9
P hím Thị IIÔHỊÍ, IMiint íi” - A hận /lỉức IV bạo hành ý a dinh cùa những p hụ nữ lù nạn nhân.


CHIJONC 1: CO SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI
1.1 ịch sử nghiên cứu vấn đề:
1.1 Tống quan vấn đề bạo hành trong gia đình trên thế giói và nhừng
hoỉt động toàn cầu nhằm xóa bỏ nạn bạo hành vói phụ nữ trong gia
đìrh:
Trong những năm gần đây, vấn đề bạo hành gia đình đã được hiểu biết rộng
hơi, điều này đã mang lại những hiệu quả và có được sự thống nhất ngày
càrg sâu rộng trên phạm vi quốc tế về nhu cầu giải quyết vấn đề bạo hành gia
đìrh. Hiệp định loại trừ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ
đã được Đại Hội Đồng Liên Hợp Quổc thông qua khoảng 20 năm trước. Hiệp
địrh về quyền của trẻ em, và Diễn đàn hành động đã được thông qua tại Hội
ng!tị quốc tế về phụ nữ lần thứ 4 tại Bắc Kinh năm 1995. Tất cả những kết
qui trên đã cho thấy sự thống nhất trên phạm vi thế giới. Nhung tiến trình này
điền ra rất chậm chạp vì thái độ cổ hủ và một nguyên nhân khác nữa là do các
chiến lược hiệu qưủ về vấn đề bạo lực gia đình vẫn đang bị từ chối. K.ểt quả là
khoảng từ 20 đến 50% phụ nữ (tỉ lệ này thay đổi theo từng nước) trên toàn thế
gici vẫn tiếp tục phải gánh chịu bạo lực gia đình ( Mehr Khan,
UMCEF)[34,2|.
Hội nghị thế giới về nhân quyền được tổ chức tại Vienna (1993) đã công nhận

c.ác quyền của phụ nữ và trỏ em gái là “một phần không thể thiếu của vẩn đề
nhản quyền nói chung”. Tháng 12 năm 1993 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã
thcng qua Tuyên bổ về việc loại trừ nạn bạo hành đổi với phụ nữ. Tuyên bố
n à' được xem như là văn kiện quốc tế đầu tiên về nhân quyền để giải quyết
mệt cách hiệu quá nạn bạo hành chổng lại phụ nữ. Văn bản này trở thành nền
táng cho các quy trình pháp lý liên quan.
N ă n 1994, Uỷ ban vê nhàn quyên đã chỉ định một chuyên gia báo cáo đâu
ti ên về vấn dề bạo hành chổng phụ nữ của Liên Hợp Quốc, bà có nhiệm vụ
10
P’hïin Thị Hông IMiiK.il”

Nhận íhửc V’c hụo hành ỊỊÌa dinh cùa những phụ fìữ lù nụn nhân.


phái tích và cung câp các tư liệu về hiện tượng này, và theo dõi các giải trình
củí các chính phủ vỗ nạn bạo hành dối với phụ nữ. Hội nghị quốc tế lần thứ
tư í Вас Kinh (1995) coi vấn đề loại trừ mọi hình thức bạo hành chổng lại
phi nữ là một Irong 12 mục tiêu chiến lược và liệt kê các hành động cụ thể
củí các chính phủ , Liền Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi
chíih phủ.
Trmg khi bạo hành về giới không được đề cập một cách chi tiết trong Hiệp
dim

kết năm 1979 về việc loại trừ các hình thức phân biệt đối xử đối với

phi nừ (CEDAW), năm 1992 Uỷ ban giám sát việc thực thi hoạt động loại
trừ các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) đã thông qua
Bải kiến nghị chung thứ 19, trong đó có trình bày rõ đó là một dạng phân biệt
đối xử mà nó ngăn cản khả năng phụ nữ được hưởng tự do và các quyền con
ngiời dựa trên nguyên tắc bình đẳng với nam giới. Bản kiến nghị yêu cầu các

chíih phủ quan tâm đến vấn đề này khi xem xét lại luật pháp và chính sách
củehọ.
ThíO Nghị Định Thư không bắt buộc về vấn đề loại trừ các hình thức phân
biệ đổi xử đổi với phụ nữ, đã được Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua
tháig 10 năm 1999, các quổc gia phê chuẩn Nghị Định Thư đã xác nhận Uỷ
bar nà) có quyền tiếp nhận và xem xét các lời tố cáo từ các cá nhân và các tổ
chíc trong phạm vi quyền hạn của nước đó. Căn cứ các lời tố cáo đó, Uỷ ban
có hế tiến hành các cuộc điều tra bí mật và yêu cầu chính phủ có hành động
bảc vệ các nạn nhân khỏi bị xâm hại. Hiệp định này là một trong những công
cụ lỉể báo vệ nhân quyền, chẳng hạn như Hiệp định chống lại sự tra tấn.
Sự loạt động ngày càng mạnh mẽ của cộng đồng thế giới trong vấn đề này đã
giủ) cá: quốc gia có sự hiếu biết hơn về các nguvên nhân và hậu quả của nạn
bạc hàr.h chống lại phụ nữ và có những bước tiến tích cực, trong đó bao gồm
việc cải cách và thay đối luật pháp liên quan đến vấn đề này. Một vài khu vực
đã

'vây

dựng các

hiệp

định riêng của họ về vấn về này, ví dụ như Hiệp định
11

Phạn

Thị Нопц lMniOíi”

Nhận tliứ c VC bạo hành g ia dinh cùa những phụ nừ


lù nạn

nhân.


ng;n chặn, trừng phạt, và xoá bỏ nạn bạo hành chống lại phụ nừ cúa các nước
Ba. Nam Mỹ, Hiệp định cua châu Phi về các quyền công dân và quyền con
ngrời, bao gồm Nghị định thư bổ sung về các quyền của phụ nữ.
M(l số nước trên the giới có các hoạt dộng tuyên truyền xóa bỏ bạo hành gia
đìni do chính những người đàn ông thực hiện với quan điểm rằng đàn ông
vừí là xu hướng vừa là cổt lõi giải quyết vấn đề, nói như Michael Food, giảng
viel ĐHQG Australia "Khi nói về vẩn đề bạo hành với phụ nữ thì người đàn
ỏtĩị là trọng túm của vắn đề mà cũng là trọng tâm của giải quyết vẩn đế
- P'om udo là một lố chúc phi chính phủ của Brazin đã tiến hành nhiều dự án
ngHên cửu chương trình hành động về vấn đề nam tính và bạo hành phụ nữ ở
thị trấn Favelas Shanty ở Rio de Janeiro. Tổ chức thành lập các nhóm tập
trung những nam thanh niên trẻ tuổi thảo luận những hiểu biết và kinh nghiệm
của họ về bạo hành với phụ nữ. Từ những hoạt động này, họ đã nhận ra vai
trò :ủa bình đẳng giới và trử thành những người hoạt động tích cực của dự án.
Họ sẽ làm gương cho các thanh niên trẻ khác và có vai trò vận động các thanh
niêi khác. Các hoạt động đi kèm với phong trào này là các thanh niên trẻ sẽ
than gia cuộc thi viết kịch và phim, họ sẽ nói lên tiếng nói của chính họ, kêu
gọi những nam thanh niên khác không nên bạo hành với phụ nữ và khuyến
khí;h họ can thiệp giúp đờ các nạn nhân mà họ đã chứng kiến bị bạo hành.
Mụ; tiêu của dự án nhàm chống lại những ảnh hưửng tiêu cực của tính chất
nam tính và các chuẩn mực của cộng đồng đến bạo hành trong gia đình
(vww.promundo.org.br). [33,6]
- 'Ciiến dịch dải ruy băng màu trắng là lá cờ đàu trong phong trào của nam
gi ớ chổng bạo hành với phụ nữ. Chiến dịch này được khởi xướng đầu tiên

bải 3 người đàn ông ở Toronto, Canada với mục đích để giáo dục nhằm nâng
cao nhận thức của nam giứi về vấn đề bạo hành với người phụ nữ. Chiến dịch
kéo dài dến nay dã gàn được một thập kỉ, dần dàn lan rộng toàn Canada và
các nước ở châu All, Mĩ La Tinh, châu Ả, sang Mĩ và Australia. Cứ vào ngày
12
P h ạn Thị llônị» IMuioiiji

Nhậu ilìức về hạo hành íụci dinh cùa những phụ nữ lù nạn nhân.


25/1 1 và ngày 6/12 tât cả nam giới đêu đeo dai ruy băng màu trắng, tham gia
VIO các hoạt động của phụ nữ trong cộng đồng. Mục tiêu chính của chiến dịch
my là khuyến khích sự tụ nhận thức về bản thân cho nam giới, thúc đẩy và
teng cường khôi liên minh nam giới và nữ giới , kêu gọi chính phủ và các cơ
qjan hãy lưu tâm dặc biệt đến vẩn dề bạo hành với phụ nữ. Chiến dịch Dải
ny băng màu trắng hoạt động một cách hiệu quả bằng việc kết họp với các
piương tiện thông tin đại chúng, gây quỹ ủng hộ, tạo ra sự hợp tác chặt chẽ
vyi các tô chức phụ nữ vì mục tiêu chung (www.whiteribbon.com).[33,7]
- Hội nghị Quốc Gia nam giói Namibia (NAMEC) hành động chống lại bạo
hanh với phụ nữ dược tổ chức vào tháng 2 năm 2000, kêu gọi tất cả nam giới
cung với những ngưừi bạn của mình đoàn kết lại hoạt động chống bạo hành
phụ nữ. NAMEC được thành lập sau phiên họp với chức năng nâng cao nhận
thức của các nam thanh niên về các vấn đề như: nam tính, các moi quan hệ,
tình cảm cha mẹ với con cái, lạm dụng tình dục và sức sáng tạo trong một nền
văn hoá không có bạo lực tại Namibia. NAMEC hoạt động rất tích cực và
năng động ở hầu hết các vùng ở Namibia, họ đến các trường học và tổ chức
hang loạt cuộc toạ đàm, thảo luận giữa nam giới và nữ giới.[33,8]

1.2 Một số nghiên cửu về bạo hành gia đình và nhận thức về bạo hành gia



o



o





o

đình trên thế giói
Paula Kantor, một tác giả của Trung tâm nghiên cứu Quốc gia (UCIS) thuộc
trường Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill (College o f Arts and Sciences),
trong nghiên cứu cúa mình vcVi nhan đề "Bạo lực đổi với phụ nữ: Một vấn đề
toàn cầu" đã đua ra Các lý thuyết về bạo hành gia đình như sau:
Lý thuyết thứ nhất nói về nguyên nhân gây ra bạo hành gia đình tập
trung vào những đặc tính của những cá nhân gây ra bạo hành. Các nguyên
nhân này được xem như có thế loại bỏ được, các vấn đề cá nhân mà thường
13
Phạm Thị Hồnịí Pillion«; - S'liJn Ihức VC' bạo hành ạiu dinh của những phụ nữ lù nạn nhún.


bít nguôn từ tâm lý vù xã hội như căng thắng, đói nghèo, thất nghiệp. Lý
thuyêt này xem bạo hành gia đình như một vấn dề cá nhân, riêng tư. Dây là
n ọt cách giải thích hạn chế vì bạo hành gia đình nó xảy ra trên toàn cầu và ở
trong mọi nền kinh tế, mọi xã hội, mọi tầng lớp, mọi dân tộc.
Lý thuyết thứ hai cho rằng nguyên nhân của bạo hành gia đình là nằm

trong hệ thống xã hội. Ý tưởng này bị ảnh hưởng bởi mức độ phổ biến và
điTỢc chấp nhận rộng rãi của bạo hành gia đình. Nội dung chính của lý thuyết
này đề cập đến sự bất bình đẳng về quyền lực giữa phụ nữ và nam giới mà đã
được hợp pháp hoá trong chế độ gia trưởng. Bạo hành gia đình được nhìn
nhận trong một bối cảnh xã hội chấp nhận sự hạ thấp vai trò của phụ nữ. Các
nguyên nhân gây ra bạo hành được giải thích như là một hệ thống hơn là gói
gọn trong các mối quan hệ cá nhân bởi vì bạo hành được đặt trong khuôn khổ
của các mối quan hệ giữa văn hoá, kinh tế, xã hội, chính trị và các yếu tố
trong gia đình, cộng đồng, và nhà nước mà ủng hộ nguyên tắc xã hội mà cho
phép bạo hành xảy ra.
Trong cả hai lý thuyết trên, gia đình là nơi xảy ra bạo hành. Sự khép kín của
gia đình khiến cho bạo hành gia đình được giấu kín. Các giá trị văn hoá, ở hầu
hết các xã hội đó là chế độ gia trưởng, đều nhấn mạnh đến chế độ tự trị của
gia đình và điều này đã gây trở ngại cho việc ngăn chặn bạo hành. Chế độ gia
trưởng hạ thấp vai trò của người phụ nữ và cho rằng đàn ông là người nắm
quyền lãnh đạo và ra quyết định trong gia đình. Địa vị thấp kém của phụ nữ
được hợp thức hoá trong cơ cấu gia đình và bạo hành gia đình được chấp
nhận, đàn ông dược có quyền kiểm soát phụ nữ. Việc cộng đồng ngầm chấp
nhận bạo hành gia đình như một hành vi đặc trưng và hạ thấp vai trò của phụ
nữ thông qua việc không đánh giá cao công việc của họ khiến cho phụ nữ dễ
bị trở thành nạn nhân của bạo hành do họ bị phụ thuộc đàn ông về mặt kinh tế
và xã hội. Địa vị kinh tế thấp kém của phụ nữ cũng có liên quan đến sự bất
lire của phụ nữ trong bộ máy nhà nước. Sự bất lực này cho phép nhà nước kéo
14
Phạm Thị Hổng Ph U'O'IIJ»

Nhận thức vê bạo hành g ia dinh cùa những phụ nữ lù nạn nhân.


dài bạo hành gia dinh thông qua việc bỏ qua không xem bạo hành gia đình

như là một van dề trong chương trình nghị sự.
Cách giải thích mang tính hộ thống ve bạo hành gia đình được nhận được sự
ing hộ rộng rãi. Một nghicMi cứu của Levinson đã xác định 4 yểu tố văn hoá
Jần đến bạo hành dối với phụ nữ: (1) sự bất bình đẳng về kinh tế và giới tính,
2) Bạo hành

VC

the chất được sử dụng như một giải pháp đế giải quyết xung

iột, (3) Đàn ông nắm quyền lãnh đạo và ra quyết định trong gia đình, (4)
Những hạn chế về việc ly hôn đổi với phụ nữ.
Vlặc dù có nhiều sự ủng hộ cho lý thuyết thứ 2 nhưng lý thuyết thứ nhất tập
rung vào nguyên nhân đặc tính cá nhân vẫn không bị bỏ qua. Bởi vì không
3hải tất cả những người đàn ông trong xã hội gia trưởng đều có hành vi bạo
lành đối với vợ hoặc người thân của anh ta, đây là một cách lý giải bổ sung
;ho trường hợp bạo hành gia đình đối với phụ nữ không phải do hệ thống xã
lội. Chắc chắn trong mỗi trường hợp bạo hành có sự phối hợp giữa các đặc
ính cá nhân và các nguyên tắc xã hội dẫn đến thái độ dung túng cho bạo hành
/à việc sử dụng bạo lực. Trong khi bạo hành được bào chữa bằng các yếu tổ
nang tính nguyên tắc trong xã hội, nó cũng có mối liên quan tới các yếu tổ
lặc tính cá nhân. Bản chất phức tạp và nhiều mặt của nguyên nhân gây ra bạo
lành đòi hỏi cần phải nghiên cứu thêm. [38, 7J
.Xang với hai lý thuyết giải thích về nguyên nhân dẫn đến bạo hành gia đình,
ác giả cũng đưa ra hai chiến lược đế phát triên các chương trình ngăn chặn:
Jhiến lược thứ nhất tập trung vào nạn nhân dể tăng cường năng lực cá nhân
/à giảm nguy cơ bạo hành. Chiến lược thứ hai nhàm vào việc thay đổi môi
rường thông qua việc loại bỏ các hệ thống sức mạnh mà các nguyên tắc ủng
'lộ' bạo hành gia đình. Một chiến lưực chung kết hợp cả 2 chiến lược trên sẽ
dirợc đua ra để các nhà hoạt động căn cứ vào đó sẽ xây dựng một chiến lược

cụ thẻ hơn phù họp với nhu cân hiện tại của địa phưưng. 138, 1 11
15
Phiạin Thị Hồnjí lMiu o ìi”

Nhận í/iửc VC bạo hành x iu iỉìn h cua những p hụ nữ là nạn nhân.


Một nghiên cứu dirọe tiến hành tại 4 trường đại hục của Anh về việc trẻ em
va những người trẻ tuoi nhạn thức như thể nào về bạo hành gia đình, và các
em phải sống cùng bạo hành thì sẽ đương đầu với nó như thế nào cảm thấy
thế nào về nhũng gì các mà các em trải qua. Nghiên cứu được tiến hành ở
1.395 trẻ em trong độ tuối từ 8-16 và dã phát hiện ra ràng:
- Phần lớn trẻ em ở trường cap II và chỉ hơn một nửa các em độ tuổi học sinh
tiêu học muôn được biết hơn nữa về bạo hành gia đình như: Bạo hành là gì?
Làm thê nào đê châm dút nó? Tại sao lại xảy ra bạo hành?
- Trỏ em phải sống cùng với bạo hành có nhiều cách tự vệ khác nhau, từ cách
giừ cho bản thân dược an toàn và cố gắng bảo vệ các bà mẹ và các anh chị em
của mình đến việc kêu cứu và can thiệp trực tiếp ví dụ như gọi cảnh sát.
- Các nhà chuyên môn nói rằng hầu hết các trẻ em phải sống trong cảnh bạo
hành đêu từ chối cộng tác với họ, các em hoặc cố tình không đế ý hoặc là
không tin vào họ. Các em muốn được lắng nghe, được tham dự và đưa ra các
quyết định có liên quan đến cuộc sổng của các em. Các em muốn được giúp
đữ, được hiêu và có được có cảm giác an tâm, các em cũng muốn được an
toàn với mẹ và có những thứ của riêng mình thậm chí là các vật nuôi ở quanh
mình.
Đây là một nghiên cứu điển hình về quan điểm của trẻ em và những người trẻ
tuổi và thấy rằng trẻ em không im lặng hoặc không phải là những nạn nhân
thụ động của bạo hành. Trỏ em ỏ tất cả các lứa tuối đều có những phản ứng
tích cực và có những cách để đối phó với bạo hành, đôi khi các em có những
nhận thức và những sáng kiến vượt ra ngoài phạm vi lứa tuổi của các em.

Nghiên cứu này đã kết luận rằng triển vọng và sự hiểu biết của trẻ em cần
được tính đến khi triển khai các chính sách và quy định về y tế, trợ cấp, giáo
dục và hộ thông luật hình sự cũng như các dịch vụ chuyên khoa cho phụ nữ
và trẻ em. Sự kiên cường và khả năng mau phục hồi của các em. [36,15].
Tạp chí Innoeenti Digest được thực hiện dựa trên các nghiên cứu của
Trung tàm nghiên cứu tre em của UNICEF cho tạp chí Digest trước đây về trẻ
16
Phiạm Thị Hồn« PluroìiỊí

Nhận lỉiử c về hạo hùnỉỉ g ia dinh của những phụ nữ lù nạn nhân.


em và bạo hành, 'lạp chí Digest là một tạp chí quan tâm đặc biệt đên vân đê
bạo hành gia đình. Một so bài viết trên tạp chí đà dề câp đến các nguyên nhân
dẫn đen bạo hành gia đình:
- Sự mất ổn định của các mô hình kinh tế trong xã hội. Các chính sách kinh tế
vĩ mô như các chưưng trình diều chỉnh cơ cấu, toàn cầu hoá, và sự chênh lệch
giàu nghèo ngày càng gia tăng do các chính sách này gây ra có liên quan tới
mức độ gia tăng của nạn bạo hành ở một vài khu vực, bao gồm Mỹ La Tinh,
Châu Phi, Châu Á. Trong thời kỳ chuyến đối của các nước Trung Đông, Đông
Âu và Liên Xô cũ, với sự gia tăng đói nghèo, thất nghiệp, sự bần hàn và sự
chênh lệch về thu nhập, và sự lạm dụng bia rượu đã dẫn đén tình trạng gia
tăng bạo lực nói chung trong xã hội trong đó có cả nạn bạo hành đối với phụ
nữ. Những yếu tố này cũng đóng vai trò gián tiếp trong việc làm tăng nguy cơ
bị tốn thương của phụ nữ thông qua việc khuyến khích các hoạt động nguy
hiểm, tăng sự lạm dụng rượu, ma tuý, sự tan rã của hệ thống hỗ trợ xã hội và
sir phụ thuộc về kinh tế của người vợ vào chồng.
- Nguyên nhân về văn hóa: Một số ý thức hệ văn hoá ở các nước phát triển và
các nước đang phát triển cung cấp vỏ bọc hợp pháp cho nạn bạo hành đối với
phụ nữ. Tôn giáo và nhũng tập quán lâu đời đã thừa nhận các hành vi trừng

phạt và đánh đập vợ. Sự trừng phạt người vợ về mặt thể chất đặc biệt được
công nhận do quan niệm cho rằng người chồng có quyền sở hữu đối với
người vợ của anh ta. Sự kiếm soát của đàn ông đối với tài sản gia đình chắc
chắn đặt quyền đưa ra quyết định vào tay họ, điều này dẫn đến sự thống trị và
quyền sở hữu của nam giới dối với phụ nữ và các bé gái. Khái niệm về quyền
sở hữu đã hợp pháp hoá quyền kiểm soát tình dục của nam giới đôi với phụ
nữ, trong nhiều bộ luật quy định nhất thiết phải đảm bảo quyền thừa kế theo
chế độ phụ hệ. Trong nhiều xã hội vấn đề tình dục của phụ nữ cũng bị buộc
chặt vào khái niệm danh dự gia đình. Các phong tục và tập. quán truyền thống
trong những xã hội này cho phép giết hại các phụ nữ mà-bị nghi ngờ là làm ô

Phạm Thị Ilồiiịí Pli iroĩiịi - Nhím lliử c vẻ bạo hành ÍỊÌO dinh của những phụ nữ là nạn nhân.


ué danh dự cúa gia dinh thông qua việc vi phạm các cấm đoán trong vấn đề
tình dục, kết hôn hoặc ly hôn mà không được sự dồng ý của gia đình. Với lập
luận tương tự, thì danh dự của một cộng đồng dân tộc hoặc xã hội có thế bị ô
ué bởi các hành vi bạo hành tình dục với phụ nữ.
- Những chịu đựng trong thời kỳ thơ ấu như phải chứng kiến bạo hành gia
đình, bị bạo hành về thân thế và bị lạm dụng tình dục, đã được thừa nhận là
các nguyên nhân đặt trẻ em vào tình trạng nguy hiểm. Bạo hành có thể được
sừ dụng như công cụ đế giải quyết các mâu thuẫn và nó cũng cướp mất tuối thơ
cùa những đứa trẻ mà phải chứng kiến các cách giải quyết mâu thuẫn như vậy.
- Việc lạm dụng rượu và các chất gây nghiện khác cũng được lưu ý như là
một nguyên nhân kích động hành vi bạo lực và gây gổ của nam giới đổi với
phụ nữ và trẻ em.
- Sự bị cô lập của phụ nữ ở trong gia đình và trong xã hội cũng được xem như
một yếu tố góp phần làm gia tăng bạo hành, đặc biệt nếu những người phụ nữ
này ít đưực tiếp xúc với gia đình và các tổ chức ở địa phương.
- Thiếu sự bảo vệ của luật pháp, đặc biệt là ở trong phạm vi bất khả xâm

phạm của gia đình, là một nguyên nhân chủ yếu làm cho nạn bạo hành đối với
phụ vẫn còn tồn tại. [34,7]
1.3 Nghiên cứu về bạo hành trong gia đình và nhận thức về bạo hành gia
đình Ö’ Viêt Nam
Ở Việt Nam vấn đề bạo hành trên cơ sở giới được quan tâm nghiên cứu từ
những năm 90 và được nhiều tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ đặc
biệt quan tâm nghiên cứu vài năm gần dây. Và mặc dù chưa có những tài liệu
nghiên cứu và số liệu thống kê của cuộc điều tra diện rộng trên địa bàn cả
nước về con số thực tế của nạn bạo hành trong gia đình nhưng các kết quả
nghiên cứu trong thòi gian gàn đây đă cho thấy bạo hành trong gia đình là
hiện tượng có tính phố biến trong mọi tầng lớp dân CU' và xảy ra trên mọi
vùng miền và ở hàu hết các tỉnh thành phổ.
18
Phạm Thị Hồng Pliirciiị* - Nhận thức 14’ bạo hành g ia dinh cùa những phụ nữ là nạn nhún.


I lội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam năm 1997 nghiên cứu về "Thực trụng
tình hình bạo lực doi với phụ nữ trong ịỊÌa đình Việt Nam- Báo cáo kêt quả
nghiên cừu sau 8 năm thực hiện Luật hỏn nhân gia đình của Viện Kiểm sát
nhân dân" dã cho thấy kết quả điều tra như sau: tại 18/53 tỉnh thành có 11.603
vụ đánh đập hành hạ vự con ( đây không phải là sô liệu toàn diện cho 18 tỉnh
vì có tỉnh chỉ điều tra 6 xã hoặc 1 huyện hoặc chỉ thống kê số vụ đánh vợ).
Trong năm 1996 và 4 tháng đầu năm 1997, các ban ngành của 99 phường xã
ở Hà Nội nhận được 1.894 vụ việc yêu cầu giải quyết thì có 512 vụ việc về
bạo hành trong gia dinh mà nạn nhân là phụ nữ (chiếm 27%). Cũng trong thời
gian này, tại 111 xã phường có 1.748 đương sự tìm đến Hội phụ nữ thì có 633
vụ bạo lực gia đình mà nạn nhân là phụ nữ (chiếm 36%).
Báo cáo nghiên cứu của Lê Thị Phương Mai năm 1998 về bạo lực và hậu
quả đối với sức khỏe sinh sản đã đề cập đến hiện trạng bạo hành trong gia
đình ở Việt Nam: "Bạo lực đổi với phụ nữ cỏ thể xảy ra trong nhiều gia đình

và ở mọi tầng lớp xã hội khác nhau". Trong bản báo cáo tác giả đã nêu các
trường hợp bị chồng ngược đãi tại một trung tâm tham vấn tình yêu- hôn
nhân- gia đình. Những nạn nhân của bạo hành trong gia đình tìm đến trung
tâm vì họ không muốn nhờ đến sự can thiệp của chính quyền bởi vì các nhà
chức trách nhiều khi coi những xung đột này là vấn đề riêng của gia đình. Báo
cáo cũng chỉ ra rằng tại Việt Nam đang tồn tại các hình thức bạo hành đối với
phụ nữ về cả mặt thể xác, tinh thần và tình dục. [17, 15]
TS. Lê Ngọc Văn Viện Gia đình và Giới trong bài viết "Vẩn đề giới trong
các nghiên cứu về gia đình" đã thổng kê ra hàng loạt các kết quả nghiên cứu
về bạo hành gia đình trong thời gian qua. Nội dung cụ thể:
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra con sổ đáng lo
ngại: tỷ lệ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình dưới nhiều hình thức khác
nhau chiếm từ 40-80% sổ ngưừi được phỏng vấn. Những thiệt hại về thể chất
và tinh thần do bạo lực uia đình gây ra đối với nạn nhân là vô cùng nghiêm
trọng. Theo Báo cáo của Bộ Công an, từ năm 1995 dên năm 2000 đã có 106
19
Phạin Thị liổrií» 1’liir

,\!hận ihức YC bạo hành ạia dinh cùa những phụ nữ lù nạn nhân.


\ụán bạo lực gia dinh dẫn đen chết người. Riêng năm 2001, trong số 1 100 vụ
giét người trên phạm vi toàn quốc thì có tứi 16% số vụ do người thân trong
gib đình giết hại lẫn nhau (Nguyễn Xuân Yêm, 2003)
Nghiên cứu của Vũ Tuấn Huy (2003) ở một số tỉnh thuộc đồng bàng Bắc
bộ cho thấy trong vỏng 12 tháng trước thời điểm diều tra, có 79% hộ gia đình
xả' ra ít nhất một lần về một loại hành vi bạo lực giữa vợ và chồng trong gia
dìrh. Trong các hộ gia đình được điều tra, hình thức bạo lực về tình cảm như
[hc ơ iãnh đạm, “chiên tranh lạnh’' là khá phô biển: 53,4% ớ các mức độ khác
nhau. Tiếp theo là bạo lực về lời nói như lăng mạ hoặc chừi bới xảy ra ở 20%

hộ gia đình. Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức bạo lực khác như đe doạ đánh
hoác ném đồ vật là 4,3%; đập phá đồ đạc 2,1%; đuổi ra khỏi nhà 1,6%.
Những hành vi bạo lực mang tính ngược đãi về thân thể như đánh, tát, xô ngã
có ở 5,5% số hộ gia đình.
Một nghiên cứu khác ở một xã nông thôn ở đồng bằng Bắc bộ cho thấy có
87’/o số người được hỏi nói rằng ở xóm, thôn, nơi họ sinh sống có hiện tượng
bạo lục gia đình,

về

bạo lực tinh thần có 94,4% người chồng chửi mắng vợ.

Ngược lại, cứ 3 ngưừi vợ thì có một người chủi mắng chồng (chiếm 33,3%)-

về

bạo lực thể chất: 54,4% sổ người được hỏi cho rằng hiện tượng chồng

đánh vợ và 8,9% sổ người được hỏi cho biết có hiện tượng vợ đánh chồng
(bbàng Bá Thịnh, 2002)
Nghiên cứu "Bạo lực trên cơ sở g ió T (Vũ Mạnh Lợi và đồng nghiệp,
1949) cho thấy hiện tượng ngược đãi về lời nói xảy ra trong khoảng 20% gia
đìrh và bạo lực thân thể xảy ra trong khoảng 10% các gia đình ở thành phố
Hc Chí Minh. Ở miền Trung, khoảng 50% người chồng có hành vi ngược đãi
về lời nói đối với vợ, tỷ lệ này ở Hà Nội là 10%. Có tới 75% người chồng
trcng tống số mẫu nghiên cứu có hành vi ngưực dãi về tình cảm đổi với người
vọ và trung bình có 30% phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng, cưỡng bức theo nhiều
hìrh thức, phần lởn là do những người quen biết, chồng và những người thân
trcng gia đình, '[’rong đỏ, có 15% phụ nữ bị chồng đánh, gần 80% bị chồng
20

Phim Thị 1lồng IMiiro'd”

Nhân ihửc IV bạo hành iĩia cỉình của пИГпщphụ lĩừ là nạn nhún.


mắng chửi, hơn 70% bị chồng bỏ mặc, gần 10% bị chồng cấm đoán các quan
hệ và gần 20% bị chồng cưỡng ép quan hộ tình dục.
Một sô nhà nghiên cứu cho lằng trong nhũng năm gần đây mặc dù chất
lượng cuộc sông ngây càng được cải thiện, các quyền cơ bản của con người
dược tôn trọng hơn nhưng bạo lực gia đình cỏ xu hướng gia tăng (Vũ Mạnh
Lợi và đồng nghiệp, 1999; Lê Thị Quý, 2000). Điều đáng quan tâm là bạo lực
gia dinh đã trở thành một nguyên nhân chủ yểu dẫn đến tình trạng tan vỡ của
gia dinh.
Theo số liệu của Гоа án Nhân dân tối cao, trong sổ các nguyên nhân do
“mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập ngược đãi” chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2000,
trong tổng sổ 51.361 vụ vợ chồng xin ly hôn, nguyên nhân do mâu thuẫn gia
đình bị đánh đập ngược đãi là 29.372 vụ (57,18%). Năm 2001 là 29.254 vụ/
tổng số 54.226 (53,9%). Năm 2002 là 18.696 vụ/ 56.487 (33,09%).
Năm 1998, tại Hà Nội và thành phố n ồ Chí Minh, nguyên nhân ly hôn do
mâu thuẫn gia dinh, bị đánh đập, ngược đãi chiếm 50% và 64% tổng số vụ ly
hôn. Còn ở Tây Ninh, từ 1994-1998, nguyên nhân ly hôn này là 86% (Uỷ ban
Dân số, Gia đình và Trẻ em, 2002). [28, 17-19]
Một số nghiên cứu được công bố năm 2005 vừa qua về hiện trạng này cũng
đưa ra những kết quả như sau:
Theo SAVY (Bộ у tể và cơ quan khác, 2005) thì có 19% thanh niên đã lập
gia đình cho biết họ đã từng bị vợ/chồng chửi mắng (trong đó 15% nam và
21% nữ), 18.2% thanh niên đã từng bị vợ/ chồng cấm đoán làm một việc gì
đó (28.8% nam và 12.8% nữ), 4.8% đã từng bị chồng/vợ đánh đập (2.8% nam
và 5.8% nữ). Mặc dù thời gian cuộc sổng vợ chồng của các mẫu khảo sát- từ
khi kết hôn đến thời điếm điều tra là rất ngắn nhưng những số liệu trên có thế

cho tháy mức dộ nghiêm trọng của hành vi bạo hành đối với phụ nữ ở nước ta
hiện nay.
Cuộc diều tra về thực trạng bình đắng giới năm 2004- 2005( Trần Thị Vân
Anh, 2005) cho thay : có 21.2% phụ nữ cho biết đã từng bị chồng chửi trong
21
Phạm Thị II<)I1<Í 1М11ГОПЦ

Nhân líìức vẽ bạo hành g ia dinh của nhữ ng p hụ nữ lù nạn nhân.


] 2 tháng trước khi khao sát, 5.7% phụ nữ cho biết bị chồng đánh và tỷ lệ nam
giới cho biết họ cỏ hành vi chửi mắng vọ cũng tương tự [29, 5-6].
Dựa trên các kêt qua nghiên cứu có the phân chia thành hai nhóm nguyên
nhân của bạo lực trong gia dinh là nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián
tiếp. Nguyên nhân trực tiếp gồm những mâu thuẫn vợ chồng nảy sinh trong
làm ăn kinh tê, nuôi dạy con cái, áp lực sinh con trai, thói quen cờ bạc, lạm
dụng rượu, ma tuý, cưỡng ép tình dục, hành vi ngoại tình...(Nguyễn Thu Hà,
ỉ 998; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Thị trường
và Phát triến 2 0 0 1). Nguyên nhân giản tiếp là sự bất bình đẳng giới bắt nguồn
từ truyền thống gia trưởng cho phép người đàn ông được đánh vợ và tư tưởng
tự ti, an phận của người vợ chấp nhận hành vi bạo lực của người chồng (Lê
Thi, 2001).
Những khuyến nghị nhằm khắc phục bạo lực giới trong gia đình mà các
tác giả đã nêu lên qua các công trình nghiên cứu có thế chia thành nhóm. Một
là những khuyến nghị nhằm thay đổi nhận thức của gia đình, cộng đồng và xã
hội về bạo lực gia đình (Lê Thị Ọuý, 1996; Phạm Kiều Oanh và Nguyễn Thị
Khoa, 2003; Bùi Thu nàng, 2001; HLHPNVN và Trung tâm Nghiên cứu Thị
trường và Phát triển, 2001). Hai là những biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn
hành vi bạo lực trong gia đình (Vũ Mạnh Lợi, 2001; Bùi Thu Hằng,
2001).[29,5-6]

Tuy nhiên những nghiên cứu này thường là nhằm tìm ra thực trạng và
nguyên nhân dẫn đến bạo hành trong gia đình tại các địa phương đó để từ đó
có các tác động can thiệp phù hợp. vấn đề nhận thức của người dân về hiện
tượng bạo hành trong gia đình chỉ mới như một sự đánh giá hiểu biết ban đầu
một cách đơn giản của người dân trong cộng đồng về vấn đề này. Các nghiên
cứu dưới góc độ tâm lý học về bạo hành trong gia dinh còn tương đối ít ỏi,
điếm qua một so nghiên cứu liên quan đến vấn đề này:
Đề tài khóa luận tốt rmhiệp của Phùng Thị Thanh Hương 2004 " Một sổ
yếu tồ tủm lý - Xíl hội dẫn í ('ri hành vi bạo lỉành đ ố i với phụ nữ trong g ia đình"
22
Phạm Tliị Hồng Pliu o ri” - Nhận tlìức vẽ bạo hành í^ia íiình cùa những p hụ nữ lù nạn nhún.


nghiên cứu tại xã An Bồi huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình trên mẫu khách
the là 15 phụ nữ là nạn nhân của bạo hành trong gia đình. Tác giả đi đến kết
luận răng: Các yếu to tâm lý xã hội dẫn đến bạo hành trong gia đình trước hết
là thái dộ không kiên quyết của các bậc cha mẹ nạn nhân trước hành vi bạo
hành của người chồng; Bên cạnh đó các mối quan hệ gia đình phức tạp chồng
chéo cũng là một trong những nguyên nhân. Một số nguyên nhân khác xuất
phát từ người chồng hoặc người vự như kinh tế khó khăn, chồng sa vào tệ nạn
xã hội, ngưừi vợ nhận thức hạn chế... [ 14, 124]
Năm 2005 đề tài nghiên cứu cua sinh viên Nguyễn Thị Huệ về "Nhận thức
của người dân về hiện tưựMỊ bạo hành đổi với phụ nữ trong gia đình" tại địa
bàn xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa trên 200 khách thể là
người dân đã chỉ ra rằng: Phàn lớn người dân hiểu được bản chất của hiện
tượng bạo hành nói chung và bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình nói
riêng. Tuy nhiên hầu hết người dân vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ về
các hình thức biếu hiện của hiện tượng bạo hành. Người dân còn có những
cảm xúc, phản ứng trước hiện tượng bạo hành với phụ nữ trong gia đình và
phần lớn họ đều có ý thức can thiệp để hạn chế và ngăn chặn hiện tượng này.

[15,95]
Luận văn thạc sĩ của Trịnh Thị Vân Anh "Thái độ của phụ nữ trước hành
vi bạo lực đổi với phụ nữ trong gia đình" nghiên cứu tại Hà Nội đã đưa ra
một sổ kết luận như sau: Nhìn chung thái độ của phụ nữ trước hành vi bạo lực
đối với phụ nữ trong gia đình chưa thực sự tích cực. Có sự khác nhau về từng
mặt biểu hiện của thái độ cũng như nội dung cụ thể giữa các nhóm phụ nữ
khác nhau nhưng sự chênh lệch không lớn. Các trường hợp phụ nữ bị bạo
hành đến tham vấn cho thấy họ chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc và điều này
dẫn đến những hành vi chưa đúng đắn, kịp thời khi ứng phó với những hành
vi bạo lực| 1, 102].
Như vậy có thê thấy, hầu hết các nghiên cứu đưực kế ra trên đây (nghiên
cứu xã hội học và tâm lý học) đều có một điếm chung đó là ít nhiều đều tìm
23
Phạm Thị Hông IMìii o níỊ

A'hận thức về bạo hành g ia din h cùa những p h ụ nữ là nạn nhún.


×