Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở thái nguyên từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết cải cách ruộng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.9 MB, 207 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯÒNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VẢ NHÂN VĂN
------------- -----------------------------

NGUYỄN DUY T!ẺN

QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VÂM DỂ RUỘNG ĐẤT

*

THÁI NGUYÊN TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG e NĂM 1945
M

BÉN HẾT CẢI CÁCH H « J G OẤT

C H U Y Ề N N G À N H : ụ c » s ử VIỆT NAM
MẢ SỐ
: 50315

LUẬN ÁN TIẾN S ỉ LỊCH s ử

N gười hướng dẫn. kh o a học: PGS.TS NGUYỄN VĂN TH Ư
đai hoc

I' •

TR UN G TAM TIlüi;

HÀ NỘI - 2000




BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A.T.K

: An loàn khu

BCH

: Ban Chấp hành

BCHTW

: Ban Chấp hành Trung ương

BNCLSĐ TW

: Ban nghiên cún lịch sử Đảng Trung

B/ q

: Bình quân

CCRĐ

: Cải cách ruộng đất

ĐCCHGA

: Địa chủ cường hào gian ác


CTQG

: Chính trị Quốc gia

ĐCKC

: Địa chủ kháng chiến

ĐCT

: Địa chủ thường

GT

: Giảm tô

GT-CCRĐ

: Giảm tô và Cái cách ruộng đất

HN

: Hà Nội

KHXH

: Khoa học xã hội

m , s, th (" " " )


: Mẫu, sào, thước

NCLS

: Nghiên cứu Lịch sử

Nxb

: Nhà xuâì bản

PTT

: Phủ Thủ tướng

s

: Diện tích

ST

: Sư Thật

Tr.

: Trang

1TLTQG

: Trung lâm Lưu trữ Quốc gia


ƯBKCHC

: ư ỷ ban kháng chiến hành chính

vs Đ

: Văn - Sử -Địa

2

ưưng


MỤC LỤC
Trang
Mư đầu

4

Chương ỉ : TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT Ở THẢI NGUYÊN TRƯỚC CÁCH

14

MẠNG THẢNG TẤM NĂM 1945

1.1. Vài nét về tỉnh Thái Nguyên

14


1.2. Sở hữu ruộng đất ở Thái Nguyên trước cách mạng tháng

23

Tám năm 1945
Chương 2: QUẢ TRÌNH THỤC HIỆN CHÍNII SÁCH RUỘNG ĐÂT CỦA

44

ĐẢN(Ỉ Ở THÁI NGUYÊN (TỪ9/1945 ĐẾN 7/1957)

2.1. Nlìững cải cách từng phần và quá trình thực hiện

44

2.2. Nỉiững chuyển biến về sở hữu ruộng đất dưới tác động của

57

những cải cách tùng phần
2.3. Những chuyển biến về giai cấp

65

2.4.T1Ú điểm triệt để giảm tô ỏ Thái Nguyên

72

2.5.


90

Thí điểm và hoàn thành CCRĐ

Chương 3: MỘT s ố VẤN ĐỂ RÚT RA QUA NGHIÊN c ứ u QUẢ TRÌNH
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỂ RUỘNGĐẤT ở THÁI NGUYÊN
..

115

(Từ NAM 1945 ĐẾN NẮM 1957)

3.1. Những thành quả và sai lầm của việc giải quyết vấn đề ruộng

ỉ 15

đất ỏ Thái Nguyên (từ năm 1945 đến năm 1957)
3.2. Một vài suy nghĩ từ việc nghiên cứu quá trình giải quyết vấn

141

đề ruộng đất ỏ Thái Nguyên (tù năm 1945 đến năm 1957)
KẾT LUẬN

155

Chú thích

159


Các biểu của luận án

160

Tời liệu thom khao

162

M ụ c lục p h ụ lục

182

3


MỞ ĐẦU

I. l í Nil CẤP THIẾT CÚ A ĐỂ TẢI LUẬN ẢN

Ruộng đất - tư liệu sail xuâl quan trọng, thứ tài sản quý giá của cư dân
nông nghiệp, 0 các nước nông imỉiiệp, trong mọi thòi kỳ lịch sir kể lừ khi xuất
hiện giai cấp và Iiluì nước, các giai cấp và các thành phần xã hội xuất phất từ
những quyền lợi khác nhau dă có nhũng cách nhìn cũng như cách giai quyết
khác nhau dôi với vấn dề ruộng đất, song nhìn cliung, tất cá đều tìm cách đế
nắm lấy nguồn lư liệu sản xuất và ihứ lài sản quý giá này, vì nó quyết định sự
"tồn vong" của giai cấp mình.Việc sớ hữu đối với ruộng cìất của từng giai cấp,
từng thành phẩn xã hội không chí có ảnh hưởng trực diện đến đời sống kinli lố
của đất nước, cũng như của lừng lực lượng xã hội, mà còn tạo ra những lương
quan chính trị- xã hội chung. Nhà nước ở mỗi thời kỳ, xuất phát tù' quyền lợi
của giai cấp cầm quyền đều có những chính sách, giải pháp khác nhau dối vấn

dề ruộng tlấl và những chính sách, hiện pháp này lại có tác dộng trở lại đến
dời sống kinh tế - chính trị của đâl nước.
Ớ Việt Nam, tuyệt đại đa số cư dân là nông dân sống chủ yếu bằng
nghề Irồng lúa nước, ruộng đất càng trỏ’ nên quan trọng và quý giá. Xuyên
suốt quá trình lịch sử lừ khi vương triều Lý được thành lập (đầu thế Xĩ) trở CĨI,
nhà nước phong kiến tự chủ luôn quan tâm đến vấn đề ruộng đất. Các vương
triều coi dây là một vấn clề có lính "quốc sự", ỉuồn đề ra các chính sách nhằm
nắm được ruộng đất, mội mặl vừa (lổ có dược nguồn thu về thuế từ nguồn lư
liệu sản xuất này, vừa làm nguồn hổng lộc, lương cho dội ngũ quan lại, binh
lính; mặt khác, giải quyết một phán những đòi hỏi của nông dân - lực lượng
sản xuất đông đảo và quan trọng nhâì của xã hội, tạo ra sự bình ổn cho
đất nước.

4


Sang thời kỳ Pháp thuộc, lừ cuối thế kỷ XIX trở đi, chính sách khai Ihác
bóc lột tàn bạo của đế quốc Pháp cùng với việc chiếm đoạt ruộng đất của giai
cấp địa chủ phong kiến đã làm cho sở hữu ruộng đất của nông dân ngày càng
bị íhu hẹp. Nông dân mất ruộng đất hoặc không có ruộng đất làm ăn đã trở
thành nguồn nhân công dồi dào nhưng rẻ mạt cho địa chủ và giới tư bản công
nghiệp Pháp, ngày càng bị bần cùng hoá. Khất vọng có ruộng đất để làm ăn đi

liền với độc lập dân tộc càng trở nên bức thiết đối với nồng dân.
Từ cuối những năm 20 của thế kỷ này ở Việt Nam đã hình thành những
lực lượng chính trị - xã hội, các cláng phái khác nhau, tạo ra cuộc chạy đua
tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay sau khi thành lập vào đầu năm 1930,
trong Chính cương vắn tắt đã đề ra "Tư sàn dân quyền cách mạng vò ihổ cĩịa
cách m ạng” [71, 2] với hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến,

giành tại độc lạp dân lộc và đem lại ruộng đất cho giai cấp nông dân, trong đó,
nhấn mạnh nhiệm vụ chống đế quốc để giải phóng dân tộc được đặt lên hàng
đầu, còn nhiệm vụ chống phong kiến dược xác định là nhằm xoá bỏ chế độ
bóc lột phong kiến, đánh đổ đại địa chủ, còn đối với phú nông, trung nông,
tiểu địa chủ mà chưa rõ mặt phản cách mạng Ihì phải lợi dụng [71, 3]. Đường
lối đúng đắn này đã được sự ủng hộ lo lớn của nông dân và các tầng lớp xã hội
khác, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, thành lập Nhà nước dân
chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Sau khi Cách mạng thành công, Nhà nước Dân chủ nhân dân đã thi
hành ngay mộl loạt biện pháp như giảm tô, tạm cấp những ruộng đất của Ihực
dan Pháp và Việt gian phản động nhằm gi ái quyết một phần quyền lợi cho
nông dân, tạo ra sự phấn khởi và yên tâm sản xuất, tích cực đóng góp sức
người, sức của cho cách mạng và kháng chiến. Tháng 12 năm 1953, Quốc hội
nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà c!ã thông qua Luật c á i cách ruộng đất và

5


thực hiện thí đicm Cai cách ruộng đất, liến lỏi thực hiện triệt dể khẩu hiệu
"Ruộng đấl về lay dân cày". Chủ trương này đã cổ vũ nông dân hăng hái sán
xuất, đóng góp ngày càng nhiều cho kháng chiến, góp phẩn làm nên thắng lợi
của chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ,
kết thúc Ihắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tiếp đó,
nhằm hoàn thành bước cuối cùng của cuộc cách mạng dân lộc dân chủ nhân
dân, Đảng và Nhà nước ta thực hiện cải cách ruộng đất trong phạm vi toàn
miền Bắc, đánh đổ hoàn toàn uy thế kinh tế- chính trị của giai cấp địa chủ
phong kiến, thủ tiêu hoàn toàn phương thức bóc lột phong kiến, lạo đà thuận
lợi cho cách mạng cả nước đi lên.
Thái Nguvên là một trong nhũng tỉnh có vị trí quan liọng về chính trịkinh tế ở phía Bắc của Tổ quốc. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Thái
Nguyên sớm tiếp nhận ánh sáng cách mạng của Đảng. Một số xã của lỉnh

được chọn để xây dựng ATK của Trung ương. Gần suốt thời gian của cuộc
kháng chiến chổng thực dân Pháp, Thái Nguyên là tỉnh tự do, là một trong
những nơi trú chân của các cơ quan đầu não của Trung ương Đang và Chính
phù. Tháng 11 -1952, hai xã Đồng Bẩm và Dan Chủ Ihuộc huyện Đồng Hỷ
dược Trung ương chọn làm nơi nghiên cứu thí điểm chủ trương phóng tay phát
dộng quẩn chúng nông dân đấu tranh với giai cấp địa chủ. Từ kết quả của đợt
thí điểm giám tô này, Đảng la đã đúc rút được những kinh nghiệm để chí đạo
giảm tô và CCRĐ sau này. Tiếp đỏ, 6 xã của Thái Nguyên được Trung ương
chọn làm thí điểm cải cách ruộng đất dầu tiên Irong cả nước. Tháng 4-1954,
47 xã của tỉnh đã thực hiện Cái cách ruộng đất đợt I. Tháng 10-1954, 22 xã
Ihực hiện Cải cách ruộng đất đợi II.
Như vạy, Thúi Nguyên có một vị trí quan trọng tronẹ việc thực hiện các
chính sách thí điểm của Đàng và Nhà nước tơ về việc giải quyết vẩn đ ề ruộng
đất trong cách mạng dân tộc dân chít. Nghiên cứu quá trình giải quyếl vấn đẻ
ruộng đất ở Thái Nguyên giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám đến hếl

6


cuộc cái cách ruộng ctấl ở miền Bắc (lừ năm 1945 den năm 1957) góp phần
tìm hiểu mối quan hệ giữa giải quyếl vân dề dân tộc và dân chủ Irong cuộc
cách mạng này; hiểu thêm vị trí và vai trò của lỉnh Thái Nguyên trong cuộc
kliáng chiến trường kỳ của dân tộc cũng nhu' trong việc ihực hiện các chủ
trương, chính sách của Đáng và Nhà nước ta đối với vấn đề ruộng đất. Đồng
thòi nghiên cứu vấn đề này góp phần vào việc lìm hiểu làng xã nói riêng, lịch
sử chế độ ruộng ctấl nói chung và làm sáng tỏ nhiều vấn ciẽ dang đặt ra đối với
nồng dân, nông thôn, nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới.
Đễ lài CÒI1 nhằm góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử địa phương mà
lác giá luận án coi dây là lài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giang dạy lịch
sử tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên trước

mắt và lâu dài.
Chính vì vậy lôi chọn đề tài: " Quá trình giỏi quyết vân đ è ru ộn g đất ỏ
Thái N g uyên từ sau cách m ạng tháng 8 năm 1945 đến h ết cải cách ruộng
dát" 1àm luận án liến sỹ.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN c ứ u VẤN ĐỂ
Từ trước đến nay, vấn đề ruộng đấl cía được Irình bày trong nhiều tác
phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng ta và của các nhà ngỉiicn cứu klioa học lự
nhiên và khoa học xã hội.
Về lịch sử chế độ ruộng đất thòi kỳ cổ Irung dại và cận dại, có các
chuyên kháo của các lác giả Phan Huy Lê Ị 103], Trương Hữu Quýnh [135],
Vũ Huy Phúc [126], [127] cùng nhiều bài viết trên các tạp chí: Vãn - s ứ - Đ ịa,
Nghiên cứu ÌỊCÌỈ sử, Dân lộc học...; các Juận án Tiến sĩ, luận văn Cao học, luận
van Đại học được bảo vệ lại nhiều Viện Nghiên cứu, tại khoa Lịch sử các
Trường Đại học Ư nước la như: Đại học Tổ nu hợp Hà Nội (nav là Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhan văn), Đại học Sư phạm I Hà Nội.


v ề vấn đề ruộng đất trong Ihời kỳ cách mạng dân lộc dân chủ, trước hết
phải kể đến các lác phẩm của các dồng chí lãnh đạo Đảng ta nhu' Giai cấp vô
sàn với vấn CÍC ììôììg dân trong cách mạng Việt Nanỉ của đổng CỈ1Í Lê Duẩn
[66], Vấn cié dân cày của Qua Ninh và Vân Đinh (lức các đồng chí Trường
Chinh và Võ Nguyên Giáp) [114], Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của
dồng chí Trường Chinh [58]... Bên cạnh cĩó, có nhiều tác phẩm của các nhà
nghiên cứu như Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam của Trần Phương (chủ
biên), Hoàng Ước, Lê Đức Bình [129], Phác qua tình hình ruộng đất và đời
sổng nông dân trước Cách mạng Tháng Tám của Nguyễn Kiến Giang [86],
Kinh t ế nông nghiệp Đông Dương của Yve Henri [91], Đánh giá cho đúng
những thắng lọi của nhiệm vụ phản phong và những sai lầm trong cải cách
niộììgđâí của Văn Phong [124], Bàn vê nguồn gôc tư tưởng của những sai làm
trong cách mạng ruộng đất của Minh Nghĩa [118], Nông dân và nông thôn

Việt Nam thời cận đại của Viện sử học [202]...
Về "Quá trình giải quyết vân đ ề ruộng đất ở tỉnh T hái Nguyêìì ì ừ
san cách mạng tháng 8 đến hết cải cách ruộng đất" mới chí được trình bày
tóm lược trong cuốn sách "Cách mạng ruộng đất ở Việt N a m " do Trần
Phương chủ biên [129 ], Lịch sử Đ ảng bộ Bấc Thái [108], "Lịch sử Đàng
bộ huyện Dại Từ" [105], Lịch sử Oang bộ huyện ĐồiiíỊ H y [106], "Lịch sử
Đảng bộ huyện Phổ Yên" [107], một sô bài viếl có liên quan như "Cải
cách m ọ n g đâf- thành quá va sai lầ m ” của Viin Tạo trên tạp chí Nyhièiĩ
cứu Lịch sử số 2 -1993 [148]. Đáng lưu ý là các iHận văn Cao học: " Đảng
lãnh dạo íỉìực hiện chính sách rỉtộny (ỉấ/ ở Đại Từ, T há i Nguyêỉi (Ỉ9 4 5 1954)" của Nguyễn Trọỉig c ẩ n [57], "Đáìig lãnh đạo thực hiện chính sách
ruộng đất trong những tìíhn 1945-1953" của Vũ Thị Hái dược bao vệ lại
khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn năm 1998 [89].
Hai luận văn này dã phác hoạ dược những nét CƯ ban về việc thực hiện

8


đường lối ruộng d rít của Đáng trong thời kỳ kháng chiến chống Pluip ở mi én
Bắc, trong đó có địa bàn huyện Đại Từ, lính Thái Nguvcn.
Nhìn chung các cồng trình ngliicn cứu Itcn dây đã phác hoạ dược bức
tranh toàn cánh về vân dề ruộng đất ở nước la từ lliòi phong kiến lự chủ cho
đốn trước Cái cách ruộng ctấl. Quá trình giái quyếl vấn đề ruộng dấl ở địa bàn
lỉnh Thái Nguyêiì lừ sau Cách mạng Tháng Tám đến hôi Cải cách ruộng cỉâl
cho đến nay vẫn chưa có công trình nào được* tông hố. Tuy nhicn những công
trình nghiên cứu 11'LI'Ỏ’C đây dã giúp cho c h ún g lôi, phương hướng va phương

pháp tiếp cận để liếp lục di sâu nghiên cứu vấn dồ mà chúng lồi đặt ra.
3. MỤC ĐÍCH, GIỚI HẠN PHẠM VI NÍỈIIĨÊN c ứ u CỦA LUẬN ÁN

Mục đích

Thực hiện đề lài "Q uá trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở Thái
N guyên từ sau cách m ạng tháng s năm 1945 đến hết cài cách ruộng âái ",
lồi nhằm những mục đích sau dây:
-

Hệ llìống hoá các nguồn lư liệu về vân dề ruộng đất ư Thái Nguyên

sau Cách mạng Thcíng Tám đến hết Cải cách ruộng dâì.
- Bước drill dựng lại bức tranh về sở hữu ruộng đất trên địa bàn tính Thái
Nguyên lừ sau Cấch mạng Tháng Tám đến liếl Cải cách ruộng tlâì (lừ năm
1945 đến năm 1957)
- Bàn thêm VC những thành quá và sai lầm của cái cách ruộng đất ở địa

bàn tỉnh ÍTìái Nguyên. Đồng thời rút ra một vài bài học kinh nghiệm của việc
giai quyết vấn dề ruộng đấl ở Thái Níỉuyên trong giai đoạn lịch sử được
nízliicn cứu.

9


Giới hạn
"Vấn d ề ruọniị (kít'' là một khái niệm rộng, liên quan đến nhiều mặt, do
dó trong luận án này chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu những nội dung cơ han
sau dây:
- Xem xét IIlức độ sở hữu ruộng đất của các dối tượng sở hữu (chủ dồn
điền, địa chủ, phú nông, trung nông, bần cố nông, ruộng đất công làng xã,
ruộng nhà thờ),
- Phương thức sử dụng ruộng đất của từng giai tầng, trong đó nhấn
mạnh đến hình thức phát canh thu tô, thuê mướn nhân công của giai cấp địa
chủ, tầng lớp phú nông,

- Quá trình thực hiện các chính sách về ruộng đất của Đảng Cộng sán
Việl Nam và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đặc biộl là chính sách
Giảm lô và Cải cách ruộng đất; tác động trở lại của chính sách này đối với sở
hữu ruộng đất và quan hệ giai cấp ở nông thôn cũng nhu đối với cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi địa bàn được nghiên cứu của luận án là lỉnh Thái Nguyên hiện
nay, trong đó, lập trung ở 4 huyện được ihực hiện Cải cách ruộng đất là: Đại
Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên và Phú Bình. Các huyện còn lại chỉ đề cập ở mức độ
cẩn lliiếl làm sáng rõ vấn dẻ dặt ra.
Phạm vi Ihời gian được ngliicn cứu là lù khi Cách mạng Tháng Tám
thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, chính quyền nhan dân
các cấp được thành lập (tháng 9-Ỉ945) đến klii hoàn thành cơ bán cuộc Cải
cách ruộng đất ở các địa phương trong tỉnh (tháng 7 năm 1957).
4. NGUỔN TƯ LIỆU CỦA LUẬN ẢN

- Nguồn tư liệu chính của luận án là các T ư liệu lưu trữ, bao gồm các
Thông tư, C hỉ thị, sắc lệnh, S ố liệu ihống kê, Báo cáo của các cơ c/ỉiaiì f)(íiiỊ>

10


và Nhà nước các cấp dang lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Phòng Lưu
trữ Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Phòng Lưu trữ Ưỷ ban nhân dân lĩnh Thái Nguyên,
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên. Đây là nguồn tu' liệu gốc, đáng tin cậy.
Tuy nhicn, do được ra đời trong bối cánh bề bộn của cuộc kháng chiến chống
Pháp nên những tài liệu này có những mặt hạn chế buộc người sử dụng phải
lưu ý, nhất là đối với các số liệu thống kê. Trình độ của người làm íliống kê
lúc đó còn nhiều hạn chế nên các báo cáo, các số liệu thống kê của thời kỳ
này nhiều khi không thống nhấl; cỏ loại lài liệu cùng một nội dung báo cáo,

nhưng số liệu của các cơ quan, Ihậin chí của cùng một cơ quan Irong hai thời
điểm gần nhau cũng có sự khác biệt nhau. Vì vạy, Irong khi xử lý số liệu
thống kê và các báo cáo, một mặl cluíng tôi Vein tôn trọng nội dung văn hán
(đơn vị đo lường, các con số được ghi Irong các bảng biểu...); mặt khác, trong
nhiều trường hợp, chííng tồi thấy cỏ những sai SÓI nên cần phái thẩm định
bằng cách lính loán lại cho phù hợp hoặc đối chiếu với các báo cáo, các số
liệu của các ngành có liên quan Irong cùng thời điểm đó.
-

Nguồn lài liệu thứ hai là tài liệu điền dã. Để hiểu thêm thực tế các vâ

dề có liên quan đến ruộng đất Irong Ihời kỳ này cũng như đổ thẩm định lại
một số vấn đề mà các lài liệu lưu trữ không nói rõ, hoặc các tư liệu có những
mâu thuần, chúng lỏi đã đi khảo sál lại mội số làng xã đã ihực hiện Cái cách
mộng đất, gặp gỡ một số cụ già cao tuổi, nhân chúng lịch sử đổ vừa bổ sung
vừa thẩm định các tài liệu lưu trữ.
-

Luận án còn kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đốn đề

luận án từ Irươc đến nay.
5. CO SỞ LÝ LUẬN VẢ PHƯƠNG VUÁV NC.HIÍÍN c ứ u
Cư sỏ !ý luận
Cơ sở Ịý luận của luận án là nhũng luận điểm cơ ban của cliiì nglíĩa
Mác-Lênin về việc giải quyết vân đổ ruộng đất, nông dân Irons cách mạng vô
san, là lư tưởng Hổ Chí Minlì và quan đicin của Đáng Cộng san Việt Nam vé


vấn đề ruộng đất và những quan điểm đổi mới của Đảng trong cách nhìn nhận,
đánh giá về việc giải quyết vấn đề ruộng đất Hong cách mạng dân lộc dân chủ.

Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận đụng phương pháp duy vậl biện chứng và duy vậl lịch sử
để xem xét, đánh giá các sự kiện, hiện tượng có liên quan đến vấn đề ruộng
đất ở Thái Nguyên tù' sau Cách mạng Tháng Tám đến hết c ả i cách ruộng đất.
Tác giá coi đây là "sợi chỉ đỏ" xuyên suôi quá trình nghiên cứu để xây dựng
luận án.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và lồ gíc là chủ yếu.
Các kliía cạnh liên quan đến vấn dẻ ruộng đất ớ địa bàn và thời điểm được
nghicn cứu dược trình bày Iheo các giai đoạn lịch sử và được xein xét, đánh
giá dựa trên quan điểm lịch sử cụ thổ; đồng thời cũng dược đặt trong mối quan
hệ có tính hệ thống, tức là phải xem xét ruộng đất dưới nhiều góc độ có mối
quan hệ hữu cơ với nhau; giữa bối cảnh chung của phong trào cách mạng cả
nước với những nét đặc thù của lỉnh Thái Nguyên.
Luận án sử dụng phương phấp ihống kê, phân tích, đối chiếu, phương
pháp so sánh lịch sử, trong đó, việc phân tích các số liệu thống kê, các báo cáo
tổng kết được coi trọng.
Ngoài ra, ỉuận án còn sử dụng phương pháp điển dã dân lộc học. Như đã
trình bày trong mục "Nguồn tu' liệu của lìiậỉì á n ”, đặc thù của đề tài là sử dụng
nguồn tài liệu chính là các báo cáo và các số liệu thống kê, nôn có nhiều chỗ

cẩn dược làm rõ. Vì vậy, chúng tôi dã tiến hành kháo sát thực địa ở một số địa
điểm, vừa để sưu tầm Ihêm tư liệu mà cấc báo cáo, các số liệu thống kc khổng
plián ánh đầy đủ, rõ nél; vừa để thẩm định lại các lư liệu và số liệu mà các báo
cáo, các số liệu thống kê dã phán ánh.

12


6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN


- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu cỏ hệ lliống vấn đề ruộng
đất ở tỉnh Thái Nguyên từ sau Cách mạng Tháng Tám đến hết c ả i cách ruộng
đất (từ tháng 9 năm 1945 đến giũa năm 1957)
- Từ việc hệ t h ố n g hoá các ngu ồn tài liệu, luận án l à m rõ quá
trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở tĩnh T hái N g u y ên trong giai đoạn
lịch sử từ sau Cách m ạng T h án g Tám đến hết c ả i cách ru ộ n g đất trên
3 phương diện chủ yếu: sở hữu ruộng đất, p h ư ơ n g thứ c k h a i th ác
ruộng dâl của các giai c ấ p , các tầng lớp và đ ặc b iệt là việc ílìực lỉiựỉỉ
cììit trương cỊìínlì xác lì c ả i cách n iộ n q đất của Đ ảng vờ N h à lì ước ta
ó' Tliái N g u yên - kết q uả và ỷ nqlìĩa của chúng. Q ua đó, luận án nêu
lên một cách khái quát việc giải quy ết vấri đề ruộ n g đất ở Thái
N g uyên trong thời kỳ được n g hiên cứu, giúp người đọc, cán bộ và
nhân dân tỉnh Thái N g uyên hiểu thêm cuộc cách m ạn g ruộ n g đất ở
Thái N g u y ên trong tiến trình lịch sử.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Luận án gồm phần Mở đầu, Kết luận,

nội dung luận án dược cấu

trúc l à m 3 c h ư ơ n g 9 t i êì và 158 trang k h ô n g k ể p h ầ n đ a n h 1ĨÌỊ1C tài l i ệu

tham khảo. Ngoài ra, còn có phần phụ lục về một số vấn dề có liên quan
đến luận án.


C hương 1

T Ì N H H ÌN H R U Ộ N G Đ Ấ T ở T H Á I N G U Y Ê N
T R Ư Ớ C C Á C H M Ạ N G T H Á N G 8 N Ả M 1945


1.1. VÀI NÉT VỂ TỈNH THÁI NGUYÊN

1.1.1. Địa lý hành chính
Thái Nguyên là một trong 13 tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, có
diện tích tự nhiên 3541,5 km 2, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km về phía
Bắc; giáp cư với các tỉnh: Bắc Cạn (phía Bắc), Bắc Giang (phía Đông Nam),
Lạng Sơn (phía Đông Bắc), thành phố Hà Nội (phía Nam), Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang (phía Tây và Tây Nam).
Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là cầu nối giữa dồng bằng sồng
Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc: Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn.
Thái Nguyên có hai đoạn Quốc lộ chạy qua: Quốc lộ số 3 chạy theo hướng
Bắc - Nam, từ cầu Đa Phúc (Phổ Yên) đến cầu Ô Gà - Phú Lương, giáp giới
với tỉnh Bắc Cạn); Quốc lộ 1B chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc từ cầu
Gia Bẩy (thành phố Thái Nguyên) đến cầu Mỏ Gà (Phú Thượng- Võ Nhai).
Ngoài ra Thái Nguyên còn có hai tuyến dường sắt: Thái Nguyên- Hà Nội;
Thái Nguyên- Kép cùng nhiều luyến giao thông nội tỉnh và liên tỉnh như
dường qua Đại Từ lên Tuyên Quang; xuôi Đồng Hỷ, Phú Bình về Bắc Ninh,
Hà Nội... rất thuận lợi cho việc giao lưu giữa các địa phương trong tỉnh và
với các tỉnh bạn. Thái Nguyên theo sách D ư địa chí của Nguyễn Trãi là phên
dậu thứ hai về phương Bắc [191, 238].
Địa danh Thái Nguyên xuất hiện lừ đầu Ihời Lý (đầu Ihế kỷ XI). Khi đó
Thái Nguycn là một châu, ngang cấp lộ. Đến năm 1226, nhà Trần đổi thành

14


trấn Thái Nguyên, tương đương với phần đất của 2 lính: Thái Nguyên, Bắc
Cạn và mội phần tính Cao Bang ngày nay.
Thời thuộc Minh (1407-1427), vào năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), trấn

Thái Nguyên đổi thành phủ Thái Nguyên, trực Ihuộc ty Bố Chính, lãnh 11
huyện. Năm thứ 6 (1408) thăng làm phủ, năm thứ 17 nhập huyện Tư Nồng
vào huyện An Định, huyện Động Hỷ vào huyện Phú Lương, huyện Đại Từ
vào huyện Tuyên Hoá.
Năm 1428, vương triều Lê được thành lập, Lê Thái Tổ chia đất nước
thành 5 đạo: Tây Đạo, Đông Đạo, Bắc Đạo, Nam Đạo và Hải Tây Đạo. Thái
Nguyên lluiộc Bắc Đạo. Dưới đạo là trấn, lộ rồi tiến phu, huyện, châu và cuối
cùng là xã. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), Lê Thánh Tông đổi thành Thái
Nguyên lliừa tuyên. Năm 1467 nhà Lê tiến hành điều tra địa hình, địa giới
cùa các đạo, xây dựng bản đồ Hồng Đức và hoàn thành vào năm 1469, xác
định chặt chẽ hơn lãnh thổ và biên giới đất nước, đổi Thái Nguyên thành
Ninh Sóc thừa tuyên. Đến năm 1483 gọi làxứ Thái Nguyên

với 3 phủ, 7

huyện và 6 châu [69, 147].
Thái Nguyên theo sách Tên lủng x à Việt Nam đầu th ế ky XIX, gồm 2
phủ (Phú Bình và Thông Hoá), I I huyện, 2 châu, 79 tổng, 379 xã, ihôn,
phường, trang, mỏ, p h ố [201, 78-821

Năm 1831, Vua Minh Mệnh chia cá nước thành 29 lỉnh, dưới lỉnh Ịà
phủ, húyện, châu, tổng và xã. Thái Nguyên là một lĩnh gồm 2 phủ Phú Bình
và Thông Hoá. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), Châu Định, 3 huyện (Văn
Lãng, Đại Từ và Phú Lương) được lách ra lập thành phủ Tòng Hóa. Đến lúc
này Thái Nguyên gồm 3 phủ, 9 huyện và 2 châu, được chia như sau:
-

Phả Phú Bình gồm 5 huyện: Tư Nông (nay là huyện Phú Bình), Phổ

Yên, Động Hỷ (nay là Đồng Hỷ), Bình Xuyên (nay thuộc Vĩnh Phúc) và Vũ

Nhai.

15


- Phủ Tòng ìioá gồm 1 châu, 3 luiyện: Châu Định (nay là huyện Định
Hoá), huyện Đại Từ, Phú Lương. Văn Lãng (nay là vùng bắc sông Công
thuộc huyện Đại Từ).
- Phủ Thông Hoá gồm I huyện, 1 châu: huyện Cam Hoá (nay là đấl
huyện Na Rì, vùng Phủ Thông của Bạch Thông và huyện Ngân Sơn lỉnli Bắc
Cạn) và châu Bạch Thông (nay là chít các lniyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ
Rã lĩnh Bắc Cạn).
Đến cuối thô kỷ XIX, theo Dại Nam nhất thống chí, Thái Nguyên gồm
3 phủ, 9 huyện, 2 châu, 81 tổng, 37 I xã, (hồn, phường [69, 1 4 7 - 1 5 3 Ị.

Sau khi lỉánli chiếm và bình tlịnh Tlìái Nguyên, để cai trị và đàn áp các
cuộc nổi dậy của nhân dân la, ngàv 20 - 10- 1890, thực dân Pháp cắt huyện
Bìnli Xuyên của phủ Phú Bình để Iiliập vào Vĩnh Yên; cấc huyện còn lại cùa
phủ Pliiì Bình và phủ Tòng Hoá lách khỏi tỉnh Thái Nguyên dể góp phần tạo
nên Tiểu quân klni Thái Nguyên (mội trong ba tiểu quân khu thuộc Đạo quan
binh I Pha Lại thành lập ngày 9- 9- ỉ 891) í 130, 3.56-365]; châu Bạch Thông
tách ra khỏi phủ Thông Hoá tạo thành một bộ phận của Tiểu quân khu Lạng
Sơn; huyện c ả m Hoá lách khỏi phủ Thông Hoá là bộ phận của Tiểu quân
khu Cao Bằng. Như vậy, lừ Iháim 10- 1890 đến tháng 9- 1892, lĩnh dân sự
Thái Nguyên bị xoá bỏ, sáp nhập vào các địa bàn khác nhau dặt dưới quyền
quan ]ý của giới cầm quyền quân sự Pháp.
Tháng 10-1892, thực dân Pháp lập lại tỉnh Thái Nguyên gổm phủ Tòng
Hoá, phủ Phú Bình, châu Bạch Thông và huyện c ả m Hoá, clặl dưới quyền cai
trị của một viên một công sứ [56, 10].
Từ dây cho đến Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống

Pháp, địa lý hành chính của lỉnh Thái Nguyên không có gì thay doi.

16


Hoà bình lập lại, Iháng 8 - 1956 tliành lập Khu lự trị Việl Bắc, Thái
Nguyên là môi trong sấu tính (Cao Bằng, Hắc Cạn, Lạng Sơn, Thai Nguyên,
Hà Giang, Tuycn Quang) và Im' thành thủ phủ của Khu lự Irị Việt Bắc. Trước
yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, ngày 21- 4 - 1965, Quốc hội nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà quyếl định hợp nhất Thái Nguyen với Bắc Cạn thành
tỉnh Bắc Thái. Đến 29 - 12 - 1978. Quốc hội khoá VI ra Quyếl nghị sáp nhập
2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã vào tỉnh Cao Bằng.
Ngày 11- 4- 1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyốl
định số 113 QĐ/HĐBT thành lập thị xã Sông Công (gồm 1 thị trấn và 3 xã
của huyện Phổ Yên và Đồng Hỷ cắt sang).
Nhằm đáp ứng yêu cầu phái triển kinh tế- xã hội Irong thời kỳ dổi mới
và để thuận tiện hơn về mặt quán lý các dơn vị hành chính, ngày 6 - 1 1 - 1996,
kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX ra Nghị quyết về phân định lại địa giới hành
chính một số tỉnh. Bắc Thái được lách thành 2 tỉnh: Bắc Cạn và Thái Nguyên
(lừ ngày 1 - 1 - 1997).

Tỉnh Thái Nguyên được tái lập gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành
phố Thái Nguyen), 1 thị xã (thị xã Sông Công) và 7 huyện: Phú Lương, Đại
Từ, Định Hoá, Đổng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Võ Nhai với 177 phường, xã,
thi trấn
1.1.2. Điều kiện tụ nhiên
Địa hình Thái Nguyên chia làm 3 vùng:
- Vùng phía Tây và Tây Bác của tỉnh bao gồm các huyện: Đại Từ, Địnli
Hoá và các xã phía Tây của huyện Phú Lương ỉà vùng núi rừng hiểm trở, địa
hình chia cắt mạnh. Xen giữa các dải núi là các khu ruộng nhỏ dốc, hẹp.

- Vùng phía Đông gồm hai huyện Đổng Hỷ và Võ Nhai, độ cao trung
bình 500-6001Ĩ1, địa hình phức lạp, với nhũng khối núi đá vôi to lớn ở Thần

17


Sa Thượng Nung, Nghinh Tường, đặc biệt là khối núi đá vôi Phương Giao ớ
phía Đông Nam huyện Võ Nhai (lổ sộ và hiểm trỏ, tạo ra nhiều thung lũng
hẹp và sâu. Trong lòng núi đá vôi ở các huyện Võ Nhai và Định Hoá có
nhiồu hang, hầm rộng, trong chiến Iranlì có llic làm kho chứa hàng lioá, vũ
khí lioặc làm nơi trú chân lliuận tiện.

-

Vùng Irung du gồm các xà phía Nam của huyện Phú Lương, phía Tây

huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguycn, thị xã Sông Cồng và các huyện
Phú Bình. Phổ Ycn dồi núi thấp xen lẫn với đồng bằng.
Điều kiện lự nhicn của ha vùng trcn dây đã tạo cho Thái Nguycn thê'
mạnh trong quân sự khi chiến tranh xay ra, đố là sự hỗ trợ lần nhau, kél hợp
lAn cồng và phòng ngự; và Irong hoà bình đố là ihố mạnh phái Iriên kinh té
kết hợp giữa nông - lâm nghiệp.
Điều kiện tự nhicn, vị Irí clịii lý của tính dã phân hoá khí hậu nơi đây
thành 3 vùng: Phía Tây nóng và mưa nhiều, phía Đông lạnh và ít mưa; plìía
Nam khí hậu có lính chấl trung gian chuyển tiếp giữa phía Đông và phía Tây,
giữa các lỉnh miền núi đông bắc và dồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu Thái Nguyên
không khắc nghiệt, sự phân hoá Ihco độ cao không lớn, mọi vùng tro ne lỉnh
đều có hộ sinh thái dám báo cho con người sinh sống.
Đấl Thái Nguyên chủ yếu là đất Fcralíl, đâì đá vôi và đất ruộng. Đất dồi
rất thuận tiện cho việc trồng chè và cà phê. Vùng đồi còn thuận lợi cho việc

chăn nuôi đại gia súc, lạo nguồn phân bón cho cây trồng [79, 39]. Đày là
điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các đồn điền trồng các loại cây công
nghiệp.
Trong lòng đất Thái Nguyên cỏ nhiều khoáng sán quý như than, vàng,
quặng, thiếc, chì...; các m ỏ sắl, hạc, vàng, chì, k ẽ m từ lâu đ ã là n g u ồ n hấp

dẫn dối với nhiều nhà khai khoáng Irong và ngoài nước. Theo Đại Nam nhất
thống chí, chỉ lính riêng khoảng lỉiời gian trị vì của 4 triều vua: Gia Long,

18


Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tụ Đức, ca tỉnh cỏ 139 mỏ (lược khai thác (Hong dó
có 4 mỏ chì) thì mỏ chì ờ Quán Triều - Thái Nguyên là mỏ lớn. Đíìy là mội
Irong nhũng cổng trường khai mỏ có quy mô, tạp trung hàng trăm cổng nliAn.
Lực lượng lao động ở các liám mỏ thời đỏ gồm cả binh lính và dân plui, sản
xuất theo chế độ lao dịch, cưỡng bức với liến công rất Uiấp. Ngoài chì, Ihì Irữ
lượng của sắt, ihan, quặng nơi day cĩing kliá lớn và cần thiết cho việc phát
triển nền cổng nghiệp của đất nước.
v ẫ n theo Đại Nam ìiỉìủí thống ch í, thời Nguyễn, thuế IĨ1Ỏ vàng ớ Võ
Nhai (các mỏ Kim Hỉ, Thuần Nang, Báo Nang) là 53 lạ n g /1 năm; ihuế sắt ứ
các mỏ Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương là 10.400 cân [69, 171].
Với những điều kiện trên dây, Thái Nguyên là tỉnh giàu tiềm năng để
phát triển nông nghiệp (trong dó llìế mạnh là Irổng cây công nghiệp trên
vùng đồi), lâm nghiệp và công nghiệp. Thái Nguyên nổi tiếng với đặc sản là
chc Tan CuữnịỊ, co 11 1 kinh le Ccio 1J0 1 1 ^ V1 CC XUHI kliíiu Vti ticu tliu trong

nước.
1.1.3. Điều kiện xã hội
Thái Nguyên từ lâu là địa bàn cư tụ của tihiêu (lân tộc. Theo Báo cáo

lổng kết CCRĐ vào năm 1953 dân số Thái Nguyên có 212.796 nhân khẩu,
bao gồm Kinh: 154.645 người; Tày: 28.952 người; Nùng: 8.478 người; Trại
Đất: .8.058 người; Sán Chí: 5.444 người; Mán: 3.658 người; Hoa Kiểu: 3.320
người; Cao Lan: 146 người; Ngái: 73 người; Mèo: 9 người; Thống: 6 người;
Nhật: 6 người; Tỉiái: I người [43,2Ị.
Theo Ihống kê năm 1997, dân số toàn tỉnh là 1.018.786 n°ưòi, thuộc 8
dàn tộc: Kinh, Tay, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chay, H'mông và Hoa 159, 12].
Đỏng nhâì là dân tộc Kinh (còn gọi là người Việt) chiếm 75,47% (769.226
người). Đây Ici clân lộc mang nguồn gốc bán địa, chiếm số lượng đônu nliâì.
Dân lộc Kinh gồm nhiều hộ phận hợp thành: (lân bail địa, dân được tuyển mộ

19


vào làm c ô n g trong các mỏ, dồn clicn, có bộ phận là người di CU' lư CÌÌC vùng

(.tồng bằng lên. Địa bàn cư trú cùa người Kinh rộng khắp từ vùng trung du
plìía Nam đốn các vùng núi rừng héo lánh phía Bác, trong đó lập ưung nlìicu
ờ thành phố Thái Nguyên (171.203 người) và các huyện: Phổ Yên (128.401
người); Phú Bình (126.965 người); Đồng Hỷ (68.815 người); Phú Lương
(55.560 người); Định Hoá (35.958 người); thị xã Sông Công (35.013 người);
Đai Từ (22.272 người) và Võ Nhai (125.479 người) [59, 12]. Người Kinh có
kinh nghiệm sản xuất và kha năng tiếp thu nhanh các liến bộ khoa học kỹ
thuật. Tổ chức xã hội của người Kinh rất chặl chẽ, từ nông thôn đến thành thị
mang nét đặc thù tiêu biểu cho cơ cấu xã hội Việt Nam. Xuất phái từ đặc
điểm cư trú, người Kinh có truyền thống trồng kìa nước, làm nồng nghiệp và
các nghề thủ công.
Dân tộc có số người đông thứ hai là Tày (108.946 người) bằng 10,68%
dân số toàn tỉnh [59, 12], có mặl ớ Thái Nguyên lừ rất lâu đời, cư trú rộng
khắp trong phạm vi tất cả các huyện, song chủ yếu ờ những huyện miền núi,

vùng cao: Định Hoá, Phú Lương, Đại Từ, Võ Nhai, sống bằng nông nghiệp
là chính. Họ có Irình độ phát triển kinh tế - xã hội khá cao.
Cùng tiếng nói với người Tày là dân tộc Nùng (52.220 người) bằng
5,12% dân số toàn lỉnh [59, 12]. Người Nùng có nhiều nhóm: Nùng Phàn
Sình, Nung Cháo, Nùng Inh. Phạm vi cư Irú của người Nùng gần như người
Tày, ở lất cả các huyện, thị trong lỉnh, song tập trung dông nhất là ở Đổng
Hỷ, Võ Nhai và Đại Từ.
Ngoài ra, Thái Nguyên còn cỏ 24.997 người Sán Dìu, sống bằng nghề
trổng lúa nước ở các vùng núi lỉiâp và dồng bằng; 21.825 người Dao sống
trên vùng núi cao và 41.572 người thuộc các thành phần dân tộc khác:
Hmông, Hoa... [59, 12], sống rải rác ở khắp các địa phương trong tỉnh. Mỗi
dân lộc đều có vốn văn hoá mang bán sắc riêng, rất phong phú, đa dạnu.

20


Xem xét tình hình dân cư, chín tộc ớ Thái Nguyên, chúng tôi thấy cỏ
những điểm dáng lưu ý có ảnh hương đến vấn để ruộng đal:
a- Tuyệt (lại chỉ s ố CH' dân SÔIII> ở Iiôiĩịị thôn. Các chín tộc Kinh, Tày,
Nùng Hoa sống Ihành cấc làng có tổ chức lương đối hoàn chính, chặt chẽ,
cỏ lộ lục ricng, có tín ngưỡng lliờ ihànli hoàng thổ địa với dinh chùa, den
miếu. Các dân lộc Sấn Dìu, Cao Lan sống thành xóm, tuy không có tổ cluíc
chặt chõ như người Kinh, song cũng có người quản lý, có lệ tục, Ihờ cúng.
Tinh hình trên dây ảnh hướng lới cơ cấu ruộng đất mà nét nổi bậl là ở mỏi
làng (hay xóm) của các dân lộc, cho đến sát Cái cách ruộng đất còn tồn tại
một bộ phận ruộng đất công với mức đậm nhạt khác nhau, phục vụ cho các
hoạt đ ộ ng hành chính và các nghi lẻ thờ cú n g của cộng dồng.

b- Kết cấu các tộc 11 qười cita tĩnh tương dổi da (lạnạ bởi vùng đất này
vốn là trung tâm giao lưu giữa miền núi Đồng Bắc với đồng bằng và trung du

Bắc Bộ. Theo Đại N an7 nhất thổiìiị chí, thời Gia Long cả tỉnh cỏ 6700 suất
dinh. Đến cuối thế kỷ XIX có 6761 suâì [69, 1571. Con số đó hẳn chira chính
xác, nhưng cho thấy, dân "bản địa gốc" ở Thái Nguyên không nhiều. Song
qua thời kỳ chiến tranh Trịnh - Mạc, thời kỳ thực dân Pháp khai thác thuộc
địa, Thái Nguyên với những liềm năng về đấl đai nông nghiệp, về các nguồn
khoáng sản... là nơi thu hút hấp dẫn người các tỉnh đến sinh cơ lập nghiệp.
Thêm vào đó là những quan lại người Việl sau Ihời gian nhậm trị không trở
về quê, nhũng lực lượns, chống dối triều đình bị thấl Ihc... đã chọn Thái
Nguyên làm nơi sinh sống lâu dài, làm cho dân số CƯ học tăng nhanh. Xin
dẫn ra một số liệu theo báo cáo của cổng sứ tỉnh Thái Nguyên (năm 1938)
thì số dân các tỉnh chuyển tiến Thái Nguyên sinh sống là 3165 người, trong
dỏ cỏ người các lỉnh là Lạng Sơn (989), Thái Bình (809), Nam Định (807),
Bắc Ninh (315), Hưng Yên (268), Hà Đông (243), Hà Nam (217), Ninh Bình
(151), Bắc Giang (132), Sơn Ttìy (122), số còn lại là thuộc các tỉnh Phúc
Yên, Hải Dương, Hà Nội, Cao Bằng, v ẫ n theo báo cáo trên thì, hàng năm có

21


một số lượng lớn người các lỉnh đến Thái Nguyên lạp nghiệp. Số liệu cụ thể
dược thể hiện ở biểu ì
Biểu ỉ: S ố dân di cư đến T h ái N g uyên từ 1930-1938 [84, 20]
Năm

SỐ hộ

Số khẩu

1930


598

2001

1935

1410

5502

1936

1695

6473

1937

2386

6887

1938 (đến 30/6)

7

3165

Cộng


6089

24028

Đặc điểm trên đây chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến việc chiếm hữu
ruộng đất Irong các Ihời kỳ Irước dây. Mội bộ phận lớn nhũng người nghèo
khổ từ đồng bằng phải rời bỏ quê hương lên đây sinh sống là nguồn nhân
công béo bở cho các chủ đồn điền, các địa chủ khai thác ruộng đất sẵn có,
khai hoang ihêm ruộng đất mới. Đa số họ suốt đời chịu thân phận cùa những
bần cố nông, phải đi lĩnh canh hoặc cày ihuê cuốc mướn cho các chủ đất.
Một số trong những người "bỏ quê" này cũng tìm đến những vùng xa để khai
hoang, có một ít ruộng làm ăn, Irớ thành nông dân lự do. Bức tranh đa dạng
về sở hữu ruộng đất dẫn đến đa dạng về thành phần giai cấp xuất phát một
phẩn từ đặc điểm di chuyển dân cư này.
c- TÍIIỈI đan xen tộc người trong cư trú llìể hiện tươnq đổi rõ nét
Tính dan xen này dãn đến việc học hỏi lẫn nhau Irong sản xuất. Trước
Cách mạng, có hiện lượng các chủ đất người dân lộc "học hỏi" nhau cách
khai thác ruộng đất, bóc ỉộl nông dân của địa chủ người Kinh, làm cho cách
khai thác, kinh doanh ruộng đâì, bóc lột nông dân của các chủ đât thuộc các
cỉân tộc vừa có nhũng nét riêng, lại vừa có những nét chung.

22


Các dặc cliổni vồ diều kiện tự nhiên, dan cư, dan lộc trên đây cía cỏ tác
dộng đến sự phái triển kinh tế- xã liội của tỉnh. Kết cấu kinh tế của Thái
Nguyên là nông- công- lâm nghiệp và dịch vụ. Kết câu xã hội- vãn lioá của
phần dông cu dân tập trung ở kết cấu lang xóm, bản làng.
1.2. SỎ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở THẢI NC.UYKN TRƯỚC CÁCH MẠNG THẢN(Ỉ
TÁM NĂM 1945

1.2.1.

Quá trình chiếm đoạt ruộng đát của thục dân Pháp và sụ

hình thành các đồn điền
Khi xâm lược và bình định xứ Thái Nguyên, bọn cai trị thực dân dã
nhận thấy vùng đất này giữ một vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế, phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột Ihuộc địa của chúng.
"Từ các thời kỳ lịch sử cổ Mía, tỉnh Thái Nguyên d ã đóĩHỊ vai trồ mà vị
trí (ìịci ỉỷ đã quyết (lịnh cho nó, là vai trò tỉnh đệm íỊÌữa cúc lỉnh miên chân
thổ và ìiìiéìì f/ii{'ọ'ni> (ỉu. Qua cóc hiờiỉ cô ỉịcỉì sử, Thái Nquyên đ ã từ/iíỉ là một
vị trí Ìuiiì lê, và tính chất bủn lê dó (íã được sử dụng ỉilỉién phần.
Cho lói ngày nay ììó vần lủ

diêm quá cỉọ, trên lất cả nhỉĩnĩỊ lĩnh vực

ugiĩiâìĩ cứu của chúng tôi. Lịch sử, khí hậu, dân tộc, trao dổi hùiiạ lioá, lui/
lliôiìỊỈ-íiriì lệ IM’... (ĩâỉi cùiìịỊ thấy rằiìỊỊ ÍỈIỈÌÌ này không thoát kìidi những ràn»
buộc mà các định Ỉỉìậl thiên nhiên (lã quy định.
f)(ÌY ìà một tỉnh nông lìghiệp, (lây cũ nạ lủ lỉnh íỊÌần klĩoám* sản, (lây lại
là mội linh lâm nghiệp...
K l ỉ i c u ộ c k h ủ n g h o ả n g k i n h ÍC c lìiu n > h i ệ n n a y q u a í ĩ i , í l ì ỉ CÚI í I lì lì (ĩ ẹ p ( lc

lìủy, nơi có nhiêu chồ có phoiiị* nỉnlì giong nhu' vủiiiị N()óc-mcíiií>-í1i của
chúng I(ỉ ìĩỉìấí dinh s è thịnh vượnạ lên mội cách kh ô n í> lườm* Iníớc dược. Vì
lìó cỏ vò vàn phươìiỊị íiệìì thuận ìợị d ể trao vào tay những con ÌÌỊỊKÚÌ dũng
c c ìm k h ô n g ỉ ì g â n ỉ ĩ g ự i t r ư ớ c k h ó k ỉ ì ă ì ì g i a n k h ổ " [ 84 ,

59 - 60 ].


Năm 1887, khi chưa hoàn thanh công cuộc bìnli định lĩnh Thái Nguyên,
thực dân Pháp dã cấp giấy phép cho các điền chủ người Pliấp chiếm đất để
lập dồn đi én. Quá trình này diẽn ra liên lục kéo dài suốt lừ năm 1887 den

23


giữa ihập kỷ 30. Ngay trong những năm dầu liên, dã có mội loạt người Pháp
dược cấp đất tlổ lập đồn điền. Sô' liệu dược liie hiện ở biêu 2
Biển 2: Các đồn điền đầu tiên của người Pháp ở Thái Nguyên [ 84, 19 Ị
Số TT

Tên đi én chủ

Thời gian lạp

Diện tích (ha)

Địa điểm (huyện)

1

Boisdain

4-1887

277

Phú Bình


2

De ray lu s (nữ)

9-1897

13679

Phú Bình

3
4

Decoumailes

6 1898

3650

Reynaud

7-1898

14605

Phổ Yên

5

Com m ai I1S


1-1903

209

Đổng Hỷ

6

Guillaume

7-1898

10576

Phổ Ycn

Đồng

Hỷ

42996

Tổng cộng

Thủ đoạn cướp đoạt ruộng dai của nông clân của bọn điền chủ Pliáp Nam rất Irắng trợn. Nghị định ngày 1-5-1900 cho phép Khâm sứ Trung kỳ,
Thống sứ Bắc kỳ, Thống dốc Nam kỳ có quyền cấp cho mỗi người 300 ha trở
xuống, còn Toàn quyền Đông Dương có quyền cấp ít nliâì từ 300 ha trở lên
[203,298].
Dựa vào nghị định của Toàn quyền Đông Dương cho phép những nhà

doanh nghiệp Pháp được khẩn hoang những đất bỏ trống để lập dồn điền và
dược sự giúp đỡ của viên cồng sứ đáu lỉnh, bọn thực dân đã dùng vũ lực ctể
đuổi hàng trăm gia đình nông dân đi nơi khác để chiếm đất, chiếm ruộng.
Dưới đanh nghĩa "công ty dân dụng đồn điền" do Guillaume làm chủ có trụ
sở ở Chã và Thác Nhái, cũng như công ty "Reynaud cha và con" có trụ sở ở
Sơn Cốt (Phổ Yên) đã dùng nhân viên của sớ địa chính có lính đi kèm để đo
(lất qui hoạch cho đồn điền, ai có ruộng đồi Irong phạm vi quy hoạch đó sẽ
inAÌ quyền làm chủ; nếu ai có thái độ chống lại lập lức bị kết lội chống dối
nhà nước báo hộ và bị trừng phạt nghiêm khắc [107, 13-14]
Ngoài những tên chủ đồn điền thực dân, bọn quan lại, cường hào, cai
dội, binh lính, các viên chức, nhà Iniôn, cha cố cũng dựa vào thế ỉực cùa clố
quốc để chiếm đoạt ruộng đất của nồng dân. Họ mộ dan miền xuôi lên làm

24


hoặc bắt dân địa phương khai phá, hoặc bao chiếm, hoặc mở sòng bạc, buôn
thuốc phiện, cho vay nặng lãi dể lừa gạl nông dân đến việc phái bán ruộng
cho chúng.
Cho đến năm 1918, theo Tạ Thị Tliuý, số đồn điền của người Pháp được
lập ứ Thái Nguyên lừ 1884 đến 1918 là 24 g ồ m '3 đồn điền có diện tích dưới
50 lia, 21 đồn điền từ 50 ha trở lốn, với các ông chủ: "Dreyíus và công ly",
"Cổng ty Văn Gia" (1*), "Reynaikl, Đlanc và công ty", anh em Guillaume,
Mclman, Hermel, Commaille, Darribe, Girard...24 đồn điền Thái Nguyên
chiếm 5% tổng số đồn điền của Bắc Kỳ) với diện tích 80.757,5625 ha (chiếm
19,35% tổng điện tích đồn điền). Trong số các đồn điền đó có 3 đồn điền
trên 5000 ha và 4 đồn điền hơn 10.000 ha [189, I í 0-1 I 1].
Cùng với các địa chủ người Pháp, còn có cá nhũng địa chủ người Việt.
Nhiều người trong sô họ lợi dụng, câu kêì làm lay sai cho Pháp cũng cướp
đoạt ruộng đất của nông dân để thành lập các đồn điền lớn. Đến năm 1945,

cổ 6 đồn điền lớn của người Việl

b iê n 3.

Đáng lưu ý là năm 1943, bà Nguyễn

Thị Năm- mội lư san ở Hải Phòng lốn mua lại đồn điền của Rcyllon ở Đổng
Hỷ, đổi tên thành dồn điền Cál Hanh Long (2*).
Biển 3: Các đổn đicn lỏn của người Việl ỏ Tliái Nguyên
đến năm 1945 [84, 2 0 1
Địa diêm

Diện tích

SôTT

Tên điền chủ

Sô hộ

1

Nguyễn Trọng Thuật

Đổng Hỷ

808

20


2

Béc na Hiếu

Đổng Hỷ

700

120

3

Nguyễn Kim Lân

Pliií Bình

5845

478

8-1920

4

Phạm Bá Nlui

Đai Từ

1 15


32

2-1927

5

Nguyễn Đức Mai

Đổng IIý

300

7

1-1937

6

Phạm Bá Oánli

Định I loá

125

35

11-191!

(lia)


Tổng sô

7993

25

Năm
thành lập
4-1926
7


×