Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Quan hệ australia việt nam trong giai đoạn 1973 1995

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN

Ò"CJ"Ô

T R ỊN H T H Ị Đ ỊN H

QUAN HỆ AUSTRALIA-VỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 1973-1995

Chuyên ngành: Lịch sử cận đại và hiện đại
Mã số
: 5.03.04

LUẬN ÁN TIẾN Sĩ LỊCH s ử

NGƯỜI HƯÓNG DẪN K H O A HỌC:

PGS. Nguvễn Văn Hồng

H à N ộ i - 2001


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮVIẼT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIÊU


MỞ ĐẦU

1

Chương 1 - TIỀN ĐỂ LỊCH s ử CỦA QUAN HỆ AUSTRALIAVIỆT NAM
1.1. Khái quát lịch sử chính sách đối ngoại của Australia

18

1.1.1. Vị thế của Australia trong quan hệ quốc tế

20

1.1.2. Australia trong quan hệ với các cường quốc và khu vực

25

1.2. Australia và Việt Nam trước nãm 1973

38

1.2.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Australia-Việt Nam
giai đoạn trước năm 1973

39

1.2.2. Chính sách của Australia đối với Việt Nam
trước nãm 1973

40


1.2.3 Quan hệ của Australia đối với miền Nam Việt Nam

49

Chương 2- QUAN HỆ AUSTRALIA -VIỆT NAM TỪ KHI THIẾT
LẬP ĐẾN GIỮA THẬP NIÊN 90
2.1. Quan hệ Australia-Việt Nam giai đoạn 1973-1978

54

2.1.1. Định hướng đối ngoại của Australia và Việt Nam
trong những năm 1970

54

2.1.2. Quá trình thiết lập và bước đầu phát triển quan hệ
Australia-Việt Nam (2/1973-4/1975)

60

2.1.3. Những thành tựu đầu tiên của quan hệ
Australia-Việt Nam (5/1975-12/1978)
2.2. Quan hệ Ausíralia-Việt Nam giai đoạn 1979-1991
2.2.1. Bối cảnh chính trị Đông Nam Á

70
81
81


2.2.2 Quan hệ Australia-Việt Nam trước nhữne động thái
chính trị mới (1979-1983)

82


2.2.3. Những chuyển biến trong quan hệ
Ausưalia-Việt Nam (1983-1991)
2.3. Quan hệ Australia-Việt Nam trong nửa đầu thập niên 90

97
115

2.3.1. Điều kiện phát triển quan hệ Australia-Việt Nam
trong nửa đầu thập niên 90

115

2.3.2. Sự phát triển của quan hệ Australia-Việt Nam trong
bối cảnh chính trị mới (1991-1995)

130

Chương 3 - NHẬN XÉT CHUNG VỂ QUAN HỆ AUSTRALIAV IỆ T NAM G IA I ĐOẠN 1973-1995
3.1. Đặc điểm và tính chất của quan hệ Australia-Việt Nam

147

3.2. Những bài học kinh nghiệm


165

3.3. Triển vọng của quan hệ Australia-Việt Nam

171

KẾT LUẬN

177

T À I L IỆU T H A M K H Ả O
PH Ụ LỤC
Phụ lục 1. Tư liệu phỏng vấn Anthony Street
Phụ lục ảnh: tác giả chụp cùng ngài Malcolm Fraser sau buổi phỏng
vấn tại Văn phòng cựu Thủ tướng (26/2/1997)
Phụ lục 2. Thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao Australia từ 1945 đến nay
Phụ lục ảnh: Trường Tiểu học Brunswick-một hình ảnh thu nhỏ của
xã hội đa sắc dân Australia
Phụ lục 3. Biểu đổ về tình hình viện trợ ODA của Australia cho
Việt Nam (1973 -1995)
Phụ lục 4. Biểu đổ dự kiến phân bố nguồn viện trợ ODA của Australia
đối với các lĩnh vực phát triển ờ Việt nam (1998-2001)
Phụ lục ảnh: Cầu Mỹ Thuận: thành tựu tiêu biểu của quan hệ hợp tác
Việt Nam - Ausưalia
Phụ lục 5. Biểu đổ về tình hình xuất nhập khẩu của Australia với
Việt Nam trong nửa đầu thập niên 90
Phụ lục 6. Biểu đồ về phân bố đầu tư của Australia trong các
lĩnh vực (1997)
Phụ lục 7. Danh mục một số tài liệu về quan hệ hợp tác
Việt Nam -Australia tại Lưu trữ Bộ Ngoại Việt Nam



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LU Ậ N ÁN
A FTA

ASEAN Free Trade Area

AIDAB

Australian International Developm ent A ssistance Bureau

ANU

Australian National University

APEC

A sia-Pacific Econom ic Cooperation

ASEAN

A ssociation of South East Asian Nations

AUD

Đ ôla A ustralia

A usA ID

Australian Agency for International D evelopm ent


AVBC
A V JTECC

A ustralian-V ietnam Business Council
A ustralian-V ietnam Joint Trade and Econom ic Cooperation
Council

CHN D

Cộng hòa Nhân dân

CHXHCN Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
CSAAR

Center for the Study of A ustralian-A sian R elations

DCCH

Dần chủ Cộng hòa

ĐCS

Đảng Cộng sản

ĐH

Đại học

ĐQ


Đ ế quốc

EEC

European E conom ic Com munity

EU

European Union

FPDA

Five Powers Defence A greem ent

ICK

International Conference on K am puchea

InterFE T

International Forces in East

N A FTA

North A m erican Free Trade A greem ent

Tim or



NGO

N on-G ovem m ent Organisation

ODA

O fficial Developm ent Assistance

ODP

Orderly Departure Program

PMC

Post-M inisterial M eeting

R M IT

Royal M elbourne Institute of Technology

TBCN

Tu ban chu nghîa

XHCN

Xâ hôi chu nghîa

ZOPFAN


A Zone of Peace, Freedom and Neutrality.


DANH SÁCH CÁC BẢNG BlỂU VÀ Đ ổ THỊ
Trang
Bản đồ Australia

18

Bảng 1.1. Tỷ trọng buôn bán với Anh trong tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu của Australia

29

Bảng 1.2. Viện trợ của Australia cho miền Nam Việt Nam
từ 1946 đến 1973

51

Bảng 1.3. Hàng nhập từ miền Bắc Việt Nam sang Australia

52

Bảng 1.4. Hàng xuất từ Australia sang miền Bắc Việt Nam

52

Bảng 2.1. ODA của Australia cho Việt Nam (1973-1975)

67


Bảng 2.2. ODA của Australia cho Việt Nam (1975-1978)

78

Bảng 2.3. Xuất nhập khẩu của Australia với Việt Nam (1975-1977)

79

Bảng 2.4. Viện trợ của Australia cho các nước ASEAN
và Việt Nam (1975-1979)

79

Bảng 2.5. Sô' người tỵ nạn từ các nước Đông Dương
đến định cư ở một số nước (1975-1984)

93

Bảng 2.6. Tỷ lệ người tỵ nạn Đông Dương trong tổng số
người tỵ nạn đến định cư tại Australia
Bảng 2.7. Số người Đông Dương đến Australia định cư (1975-1985)
Bảng 2.8. Viện trợ của Australia cho Việt Nam (1980-1990)

94
95
112

Bảng 2.9. Xuất nhập khẩu của Australia với các nước Đông Á
và ASEAN năm 1983


119

Bảng 2.10. Xuất nhập khẩu của Australia với các nước Đông Á
và ASEAN nãm 1996

120

Bảng 2.11. Viện trợ ODA của Australia cho Việt Nam (1991-1996)

135

Bảng 2.12. Đầu tư của Australia trong các lĩnh vực

141

Bảng 2.13.Viện trợ về giáo dục đào tạo và tỷ lệ so với tổng số
viện trợ ODA của Australia cho ViệtNam

143


M Ở ĐẦU
1. Ý N G H ĨA KH O A HỌ C VÀ M ỤC Đ ÍC H CỦA ĐE t à i
Nghị quyết Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra nhiệm vụ
chiến lược trong công tác đói ngoại là "tiếp tục thực hiện đường lói đối ngoại
độc lập, tự chủ, rộng mỏ, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đói ngoại
voi tinh thần Việt Nam muổn là bạn của tất cả các nưỏc trong cộng đồng thế
giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" [9; 41]. Để đạt được những
mục tiêu nêu trên, về mặt lý luận cần phải tiếp cận một cách khoa học và

khách quan các vấn đề như đường lói chính sách cụ thể, hoàn cảnh lịch sử và
những yếu tó tác động đến sự phát triển quan hệ giữa các nước với Việt Nam.
Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài lịch sử quan hệ Australia - Việt Nam làm
luận án tiến sĩ sử học của mình.
Hơn nữa, việc nghiên cứu Australia đang còn là một mảng đề tài hầu
như chưa được khai thác ỏ nước ta. Tại Australia, việc nghiên cứu các vấn đề
Việt Nam ngày càng được gia tăng từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Trong khi giói nghiên cứu lịch sử và chinh trị tại Australia có sự quan tâm
thích đáng đến tiến trình phát triển của Việt Nam và lý giải các vấn đề theo
cách nhìn nhận của họ, thì ỏ nước ta việc nghiên cứu Australia chưa có m ột sự
quan tâm tương ứng, chưa có một công trình nào đề cập đến vấn đề m ột cách
toàn diện và khoa học. Lĩnh vực quan hệ Australia - Việt Nam là một m ảng đề
tài còn hoàn toàn bỏ ngỏ. Đó là lý do thứ hai nhưng là động lực chính thúc đẩy
chúng tôi nghiên cứu quan hệ Australia-Việt Nam.
Vào thòi kỳ sau năm 1975, Việt Nam cũng như các nước Đ ôns Dương
nói chung không thuộc diện ưu tiên trong việc phát triển các mối quan hệ đổi
ngoại của Australia. Thê nhưng những diễn biến chính trị xảy ra ỏ ba nưóc
Việt Nam, Lào và Campuchia thòi kỳ nàv lại thu hút sự chú ý của Australia,


2

chiếm vị trí không kém phần quan ưọng trong những hoạt động đối ngoại của
nưỏc này. Đồng thời các chính sách của Australia đối với các vấn đề Đông
Dương đã có những tác động đến quan hệ giữa Australia vối các nước khác
trong khu vực.
Trong bối cảnh Ausứalia ưu tiên hơn cho khu vực các nước ASEAN,
việc nghiên cứu mối quan hệ của Australia với Việt Nam vì vậy vừa có giá trị
thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Thông qua việc nhìn nhận m ột cách khách
quan và khoa học quá trình phát triển quan hệ Australia - Việt N am từ góc độ

quan điểm của sử học Mácxít, cũng như đánh giá đúng đắn những yếu tố tác
động đến sự phát triển của mối quan hệ này từ khi thiết lập đến năm 1995 sẽ
cho thấy rõ hơn vị trí của Việt Nam trong chính sách khu vực của Australia.
Từ dó chúng ta mới có thể vạch định các chính sách đối ngoại thích hợp và có
hiệu quả trong tương lai, góp phần tăng cường và củng cố hơn nữa mối quan
hệ đang trên đà phát triển giữa hai nước.
Voi nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu sự hình thành và phát triển quan
hệ Australia-Việt Nam trong giai đoạn đã xác định như trên, trên cơ sỏ những
nguồn tư liệu tiếp cận được, luận án nhằm đạt được những mục đích sau đây:
+ Trình bày quá trình hình thành và phát triển quan hệ Australia - Việt
Nam, ưong đò nêu lên những thành tựu và hạn chế của mối quan hệ này qua
từng giai đoạn.
+ Xác định các điều kiện và yếu tố tác động đến quá trình hình thành và
phát triển quan hệ Ausữalia - Việt Nam.
+ Xác định vị trí của quan hệ vổi Việt Nam trong tương quan so sánh
với các mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và trong chính sách đối
ngoại của Australia nói chung.


3

+ Qua đó nêu lên những nhận xét về đặc điểm tính chất của quan hệ
Australia-Việt Nam, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm về sự phát triển
quan hệ hợp tác cùng phát triển giữa nước ta với các nước không cùng hệ thống
chính trị xã hội trong bối cảnh chính trị quốc tế và khu vực có nhiều biến động.

2. LỊCH S Ử NGHIÊN CỬtJ VAN đ e
Nghiên cứu Australia chi mổi bắt đầu ỏ Việt Nam trong những năm gần
đây. Khoa Đông phương Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ
Chí Minh tổ chức thành công hai hội thảo khoa học về Ausừalia vào năm

1997 và 1999, trong đó tập họp được những nhà nghiên cứu quan tâm đến lịch
sử của quốc đảo rộng lớn này. Thành quả của Hội thảo lần thứ nhất là kỷ yếu
Hành trình vào Ausíralia phát hành vào cuối năm 1998. Viện Đông Nam Á
cũng đã ra mắt bạn đọc cuốn sách giới thiệu Australia ngày nay do tiến sĩ Vũ
Tuyết Loan chủ biên vào năm 1998 và tái bản vào năm 1999. Những báo cáo
tham gia các hội thảo cũng như công trình của tác giả Vũ Tuyết Loan đã đề
cập đến các lĩnh vực khác nhau của lịch sử đất nước Australia. Tuy nhiên, đó
mổi là những nghiên cứu bưổc đầu nhằm giới thiệu khái quát về lịch sử, đất
nước, con ngưòi và đòi sống ỏ Australia.
Liên quan đến lĩnh vực đối ngoại của Australia, từ năm 1998 trỏ về
trước có các bài viết của Đỗ Thị Hạnh, Nguyễn Bảo Thanh Nghi và m ột vài
tác giả khác. Nhùng các bài trên mang tính tổng thuật hay lược dịch, do đó
chưa cho thấy quan điểm hay cách đánh giá của giổi nghiên cứu nưổc ta đối
với quá trình phát triển chính sách đối ngoại của Ausừalia. N ăm 1999 tiến sĩ
Đồ Thị Hanh xuất bản cuốn Quan hệ Austraỉia với Đông Nam Á từ sau chiên
tranh thế giới lần thứ hai, trong đó bưổc đầu có sự đánh giá về tiến trình phát
triển chính sách và quan hệ đối ngoại của Ausừalia đối voi khu vực Đône
Nam Á. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng cả về không gian và thời
gian, phần quan hệ với V iệt Nam mỏi chỉ được đề cập ỏ những chừng mực


4

nhất định. Do đó, có thể nói chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống về chính sách và quan hệ của Australia đối voi Việt Nam trong khoảng
thòi gian từ sau chiến tranh Việt Nam đến giữa thập niên 90.
Tại Australia, quan hệ Australia vổi Đông Nam Á là một mảng đề tài
rất được quan tâm nghiên cứu. Các trung tâm nghiên cứu thuộc các trưòng đại
học khác nhau, như Trung tâm nghiên cứu châu Ả của Đại học quốc gia
Australia (Australian National University - ANƯ), Trung tâm nghiên cứu quan

hệ Australia - châu Á (Center for the Study o f Australian - Asian Relations CSAAR) thuộc Đại học Griffith (Queensland), Trung tâm Đông Nam Á của
Đại học Monash đà thực hiện nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến mảng
dề tài này. Sự quan tâm nghiên cứu quan hệ Australia vói châu A (kể cả Đông
Nam Á) tại Ausừalia liên quan đến quá trình hình thành nền ngoại giao độc
lập của Australia và đặc biệt là định hướng đối ngoại hướng về châu Á và
Đông Nam Á của quốc gia này [114], [43], [70], [89], [121].
Trong vài thập niên gần đây, các công trình nghiên cứu về chính sách
đối ngoại của Australia đều có một phần viết về quan hệ Australia-Đông Nam
Á. Tiêu biểu nhất là bộ Australia and the World Affairs viết về quan hệ đối
ngoại của Australia trong hai thập niên 1970 và 1980. John Ingleson có bài
"Southeast Asia" in trong Australia and the World Affairs 1970-1975 (1980);
Angel viết về "Australia and South-East Asia" trong Independence and
Alliance: Australia and the World Affairs 1976-1980 (1983) và trong
Diplomacy in the Marketplace: Australia and the World Affairs 1981-1990
(1992). Một số công trình khác cũng dành những phần tương ứng cho quan hệ
Australia-Đông Nam Ả như phần viết của Carlyle Thayer "Australia and
South-East Asia" in trong cuon Australia in a Changing World: A'ew Foreign
Policy Directions do M ediansky chủ biên. Gareth

Evans, nguyên Ngoại

trưỏng Australia cùng nhà nghiên cứu Bruce Grant cũne bàn về chính sách và


5

quan hệ Australia với Đông Nam Á trong Australian Foreign Relations in the
World o f the 1990s
Trong các công trình trên, phần quan hệ với Việt Nam được đề cập rất
mò nhạt vì trọng tâm là bàn về chính sách và quan hệ của Australia với

ASEAN. Liên quan đến ASEAN, nhận thấy từ giữa những năm 70 Hiệp hội
này bước sang một trang mới trong lịch sử phát triển của mình, các nhà nghiên
cứu chính trị người Australia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và
phát triển quan hệ họp tác nhiều mặt giữa A usừalia và ASEAN. Trong nhận
thức của các chính trị gia cũng như giới quan sát chính trị Australia, ASEAN
là một thị trường rộng lớn và là khu vực đầy tiềm năng phát triển [43; 235],
[122; 136]. v ề quan hệ Australia vỏi ASEAN như một tổ chúc, các tác giả

nhận thấy mói quan hệ này đang được củng có và tăng cường thông qua những
gặp gỡ, cộng tác và hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, những vấn đề nảy
sinh trong quan hệ Australia - ASEAN trong lĩnh vực kinh tế và cả trong một
số vấn đề liên quan đến an ninh chính trị cũng đã được chỉ ra [43; 241]. Năm
1979, Ưy ban thường trực Thượng viện Australia về đói ngoại và quốc phòng
(Senate Standing Committee for Foreign Affairs and Defence ) bàn về chuyên
đề Quan hệ Australia - A SE A N [144]. Tiếp đó, vào năm 1984 Ưy ban hỗn hợp
đối ngoại và quốc phòng thuộc Quốc hội Australia (Parliamentary Joint
Committee o f Foreign Affairs and Defence) tổng kết tiến trình phát triển quan
hệ Australia - ASEAN trong báo cáo tựa đề Australia and ASEAN: Challenges
an d Opportunities [135].
So với các nước ASEAN, các nước Đông Dương nói chung và Việt
Nam nói riêng chiếm vị trí khá khiêm tốn trong só các công trình n g h iên cứu ỏ
Australia nếu không kể đến những công trình liên quan đến sự dính líu của
Australia vào chiến tranh Việt Nam. Đề cập trực tiếp đến chính sách và quan
hệ của Australia đoi vói Việt Nam có công trình của Frank Frost và Carlyle


6

Thayer Australia and Vietnam 1950-1980 (1980). Frost và Thayer trình bày
những điểm chính và nêu lên các giai đoạn phát triển chính sách của Australia

đối với Việt Nam trong ba thập niên từ 1950 đến 1980. Đánh giá chính sách
thân thiện hòa hợp của các chính phủ Australia (cả Liên Đảng và Công Đảng)
đối với Việt Nam giai đoạn 1975-1978, hai tác giả nêu lên mục đích chính của
các chính phủ Australia là bằng việc giúp Việt Nam hội nhập vào cộng đồng
quốc tế và khu vực sẽ tạo khả năng tăng cưòng ổn định và an ninh cho Đông
Nam Á [100; 6-9]. Điểm đáng chú ý trong bài nghiên cứu của hai tác giả trên
là Việt Nam ỏ đây được hiểu với chủ thể là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chứ
không coi Việt Nam Cộng hòa là đại diện cho toàn thể Việt Nam như một số
công trình viết trước đó. Tuy nhiên bài viết của hai ông thiên về các chính
sách của Australia đối với Việt Nam hơn là bàn về quan hệ giữa hai nước.
Nhà nghiên cứu gổc Lào tại Trung tâm nghiên cứu quan hệ Australiachâu A (CSAAR) thuộc Đại học Griffith (Queensland), tiến sĩ Pheiuphanh
Ngaosyvathn có công trình:

"Strategic Involvement and International

Partnership: Australia's P ost-1975 Relations with Cambodia, Laos and
Vietnam” (1993). Đánh giá vị trí các nước Đông Dương trong chính sách khu
vực của Australia, tác giả cuốn sách nhận thấy Đông Dương ỏ một vị trí rất
thấp trong thứ tự ưu tiên phát ừiển quan hệ của Australia [129; 5]. Philip
O'Brien nghiên cứu chính sách Đông Dương của Australia thòi chính phủ do
Bob Hawke làm thủ tướng (từ 1983) trong bối cảnh khủng hoảng và xung đột
ỏ Campuchia trong The Making o f Australia's Indochina Policy under the
Labor Government (1983-1986): the Policy o f Circumspections? (1987). BỘ
trưỏng ngoại giao AusƯalia, Thượng nghị sĩ Evans nhiều lần bàn về tầm quan
trọng của các chính sách đối với Đông Dương trong chính sách đối nsoại của
Australia trong một số bài phát biểu cũng như các công trình nghiên cứu của
ông [81], [82], [83], [85], [88], [89].


7


Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến các chính sách
Australia đề ra đối với từng vẩn đề cụ thể diễn ra ỏ ba nước Đông Dương như
chính sách đối vỏi vấn đề ngưòi tị nạn, thái độ và chính sách của Australia đối
với việc giải quyết vẩn đề Campuchia. Chính sách của Australia đối vói người
tỵ nạn Đông Dương được nhà nghiên cứu Nancy Viviani bàn đến trong nhiều
công trình của bà [155], [157], [158], [159]. Nghiên cứu của Viviani cho thấy
chính sách đói với việc nhận người tị nạn Đông Dương (chủ yếu là người Việt
Nam) của Australia chịu sức ép rất lón từ phía các nước ASEAN. Tuy nhiên
Viviani đã không nhận thấy (hoặc không có ý định bàn đến) những tác động từ
phía chính sách của Mỹ, của các cường quốc phương Tây và Trung Quốc đến
chính sách của Liên Đảng trong vấn đề này mà bà bàn nhiều đến khía cạnh
nhân đạo của những chính sách trên. Trong khi đó Peter Laurence lại đề cập
đến ý kiến của công luận Australia đối với vấn đề ngưòi tị nạn và ảnh hưỏng
của nó đến chính sách nhập cư người tị nạn Đông Dương của chính phủ [115].
Thái độ và chính sách của Australia đối vỏi xung đột diễn ra ỏ
Campuchia được bàn đến rất nhiều trong các bài viết nghiên cứu tình hình thời
sự chính trị ỏ Australia. Điều đáng chú ý là tính thòi sự rõ nét của các bài

nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Thái độ và các chinh sách của chính phủ
được đưa ra mổ xẻ, phân tích, và trong nhiều trường hợp là phê phán chỉ trích
ngay khi vừa ra đòi. Ví dụ, chính sách của chính phủ Fraser đã được bàn đến từ
đầu thập niên 1980. Nhiều tác giả chỉ trích Fraser và nội các của ông đã quá lệ
thuộc vào quan điểm và lập trường của các nước phương Tây và các nước
ASEAN trong chính sách cũng như thái độ của họ đối voi xung đột ỏ Campuchia
[116; 101-106], [124; 48-67].
Cách tiếp cận mới và nhung sáng kiến của chính phủ Công Đảng thòi
Bob Hawke làm thủ tưổng đối vói vấn đề Campuchia và đối vỏi Việt N am gần
như là đề tài thưòng xuyên được bàn đến trong loạt bài "Problems in



8

Australian Foreign Policy" đăng thường kỳ trên Tạp chí nghiên cứu chính trị
và lịch sử Australia (Australian Journal o f Politics and History). Leng và
Silwood trong "Australia and the Kampuchean Problem"

đăng trong

Australian Outlook ( 1986) coi đấy là một "ôđixê ngoại giao"[l 16]. Những nỗ
lực của chính phủ Hawke trong vấn đề Campuchia cũng như những dự định
của họ về quan hệ với Việt Nam vào giữa những năm 1980 được đánh giá là
nhung sáng kiến cổ tính chất đột phá những cản trổ trên con đưòng tìm ra một
giải pháp cho vấn đề Campuchia.
Lập trường của Australia đói với vấn đề Campuchia cũng được giỏi
nghiên cứu quốc tế chú ý. Nhà nghiên cứu Xô Viết Ivanov trong Australia và
Trung Quốc: Lịch sử phát triển các mối quan hệ (1984) đã bàn về ảnh hưỏng
của Trung Quốc đói với quan hệ của Australia vói Việt N am trong bối cảnh
vấn đề Campuchia và chiến tranh biên giới Trung Quốc-Việt Nam [165; 122­
132]. Gần đây hơn, Maletin, một nhà nghiên cứu ngưòi N ga đề cập đến tác
động của cách tiếp cận và các đề xuất độc lập của Australia liên quan đến Việt
Nam trong quan hệ ASEAN-Australia [170; 104-105]. N hà nghiên cứu ngũòi
Nhật Bản Kikuchi Tsutomu đánh giá cao công lao và những cố gắng của Bộ
trưỏng ngoại giao Australia bấy giò, ông Bill Hayden, và cho rằng "Chính
Ngoại trưỏng Hayden đã luôn luôn đi đầu trong những nỗ lực của chính phủ
Hawke trong những chính sách đối vói Campuchia" [153; 224-225]. Tác giả
người Mỹ Michael Hass cho rằng những nỗ lực của Australia đã gộp phần vào
việc tháo gỡ bế tác trong vấn đề Campuchia và làm dịu bầu không khí chính
trị căng thẳng tại Đông Nam Á [105; 52], [106; 217]. Nhiều công trinh nghiên
cứu tại Australia cũng như ỏ nước ngoài đã nhìn nhận nhận đóng góp của

Australia vào tiến trình hòa bình tại Campuchia, nhất là sau giải pháp hòa binh
được Ngoại trưỏng Australia, ông Gareth Evans đề xuất vào cuổi năm 1990.


9

Để có một cái nhìn toàn diện và có hệ thống hơn về lịch sử và chính
sách đối ngoại của Australia, trong quá trình làm luận án chúng tôi có tham
khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả Xô Viết. M ột só công ưình
và tác giả tiêu biểu như: Australia từ sau Chiên tranh th ể giới thứ hai
(Австралия после Второй Мировой Войны) ( 1 9 6 9 ) , A ustralia và châu A
(Австралия и Азия) ( 1 9 6 9 ) , Lịch sử A ustralia (История Авст ралии)
( 1 9 7 1 ) , Australia - Có p h ả i thòi diêm đôi thay?(Австралия - Время

перемен?), ( 1 9 8 7 ) của tiến sĩ Kim V axiliêvich M alakhôpxky, Chính sách
đối ngoại của Australia (Внешняя политика Австралии) ( 1 9 3 9 - 1 9 7 4 ) của
Lebedev ( 1 9 7 5 ) , Australia trong các quan hệ quôc tê (Австралия в
меж дународных отношениях) (1978) của M artưnov và Ricasov, A ustralia
và Trung Quôc: Lịch sử p h á t triên quan hệ hai nước (Австралия и Кит ай История развития отношений) của Ivanov v.v...
Trong số các tác giả Xô Viết, đáng chú ý nhất là các công trình nghiên
cứu của M alakhôpxky, người đã thực hiện nhiều chuyến đi Australia. Nhìn
chung quan điểm của ông về chính sách Đông Nam Á của Australia tỏ ra nhất
quán. Trước sau, theo ông, ngưòi Australia đều quan tâm đến an ninh và ổn
định của mình, tuy cách thể hiện sự quan tâm trên lại phụ thuộc vào quan
điểm và cách nhìn nhận của đảng phái cầm quyền và tùy thuộc rất nhiều vào
bói cảnh quốc tế và khu vực ỏ từng thòi điểm. Do đó, tùy vào từng thòi kỳ lịch
sử, chính sách đói ngoại của Australia có những đặc thù riêng. Nhung vấn đề
cụ thể mà Malakhôpxky bàn đến cũng thể hiện tính thòi sự của nó. Vào cưổi
thập kỷ 1960 Malakhôpxky bàn nhiều đến tính chất lệ thuộc vào Mỹ và Anh
Ưong các chính sách của Australia đổi với châu A [167; 32]. ồ n g cũng nhận

thấy sự quan tâm của A usưalia đến khu vực này, ngoài việc muốn làm cầu nổi
giừa châu Á và châu Âu như ngưòi Australia vẫn khẳne định, nhung ngưòi
cầm quyền ổ Canberra còn lo ngại sự phát triển của các quốc gia trẻ ỏ khu vực


10

này sẽ tiến triển theo chiều hướng không có lợi cho Australia, do đó chính phủ
nước này đã tham gia vào việc đàn áp các phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc ỏ đây. Nhưng chính sách phụ họa theo Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ
của Việt Nam của chính phủ Australia đã gặp phải sự chóng đối mạnh mẽ từ
chính những công dân Australia [167; 33]. ở các công trình viết sau này,
Malakhôpxky nhận thấy ngoài các vấn đề an ninh quốc phòng, Australia bắt
đầu quan tâm đến các lĩnh vực khác trong quan hệ với Đông Nam A. N hận xét
trên được tác giả minh họa bằng những só liệu cụ thể về sự phát triển quan hệ
toàn diện giữa Australia và các nước ASEAN [169; 166-173].
Nhìn chung, về những công trình nghiên cứu có liên quan có thể rút ra
những nhận xét sau:

Thứ nhất, ỏ trong nước đề tài Quan hệ A ustralỉa-V ỉệt N am trong giai
đoạn 1973-1995 mà chúng tôi dự định nghiên cứu hầu như chưa được khai
thác. Một vài bài viết có liên quan chủ yếu là lược dịch hoặc tổng thuật.

Thứ hai, tại Australia, chính sách của Australia đối với Việt Nam cũng
như đối với ba nưổc Đông Dương nói chung trong bổi cảnh chính sách Đông
Nam Á của Australia được nghiên cứu vào những thòi điểm mà các chính sách
đổ được đưa ra, hoặc đang thực hiện. Hay nói cách khác, các đề tài thiên về việc
nghiên cứu nền chính trị đối ngoại của Australia. Những công tìn h nghiên cứu
lịch sử còn rất ít, chưa có một công trình lịch sử tập trung nghiên cứu về đề tài
này.


Thứ ba, do phần lớn những bài nghiên cứu mang tính thòi sự chính trị
nên đồng thòi cũng phản ánh quan điểm và cách nhìn nhận của gioi nghiên
cứu chính trị tại Australia về các chính sách của chính phủ Australia. Nhiều
bài viết có thể sử dụng như tư liệu để nghiên cứu đánh giá về dư luận, về phản
ứng của các tầng lổp nhân dân Australia đối vỏi chính sách của chính phủ
trong nhừng vấn đề nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài của luận văn.


11

3. Đ Ó I TƯỢNG VÀ PH Ạ M VI NGHIÊN CỨtJ
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiến trình quan hệ Australia-Việt
Nam trong giai đoạn hơn hai mười năm từ khi thiết lập (năm 1973) đến giữa
những năm 90. Do vậy, luận án sẽ tìm hiểu tất cả những yéu tố liên quan đến
quá trình phát triển của mối quan hệ này từ bối cảnh lịch sử, các chính sách
của chính phủ hai bên đề ra liên quan đến quan hệ hai nũóc, những yếu tố tác
động đến quan hệ hai nước, những vấn đề nảy sinh trong quá trình quan hệ,
diễn biến, tiến trình phát ừiển, những thành công và những hạn chế của mối
quan hệ này trong hơn hai mươi năm trên.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định trên một sổ phương diện
như sau:

về không gian, đề tài nghiên cứu sự hình thành và phát triển quan hệ
A ustralia - V iệt Nam. Chủ thể Việt Nam là nước V iệt Nam Dân chủ Cộng
hòa, từ tháng 7 năm 1976 là nước CHXHCN V iệt Nam. ở giai đoạn trưdc
năm 1973 có sự tách biệt thành miền Bắc và m iền Nam V iệt Nam , nhưng
riêng từ V iệt Nam được sử dung ổ chương 1 thì được hiểu là V iệt N am Dân
chủ Cộng hòa.
Việc tái hiện tiến trình quan hệ Australia-Việt Nam trong luận án được

thực hiện chủ yếu dựa trên những chính sách do Australia đề ra, bối cảnh lịch
sử và những yếu tố tác động đến việc đưa ra những chính sách cụ thể của
Australia trong quan hệ vói Việt Nam. Cũng cần làm rõ rằng ỏ đây chúng
nhấn mạnh các chính sách của Australia trong quan hệ với Việi N am nhiều
hơn là của Việt Nam đổi voi Australia. Việc chúng tôi đề cập quá trình hình
thành và phát triển của mối quan hệ chủ yếu dựa trên tư liệu phía Australia
Idiông có nghĩa là chúng tôi cho rằng Đảng và nhà núổc ta không chủ động
trong sự phát triển của mối quan hệ này. Việc phát triển quan hệ vói Australia


12

nằm trong đưòng lối đói ngoại chung của Đảng và chính phủ ta. Trong điều
kiện đất nưổc còn nhiều khó khăn của thòi kỳ sau chiến tranh và trong tình
trạng bị cô lập về ngoại giao vào thập niên 1980, chủ trương của ta là cổ gắng
lạo những điều kiện quốc tế thuận lợi nhất cũng như tranh thủ sự đồng tình,
ủng hộ và giúp đỡ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nưổc
của chúng ta. Đảng và nhà nước ta đã tỏ ra nhạy bén và kịp thòi nắm bắt
nhừng cơ hội để cải thiện và phát triển quan hệ với các nũổc bên ngoài, phá
dần thế bao vây cấm vận mà các thế lực thù địch tạo nên đối vối chúng ta.
Thành công trong quan hệ với Australia thể hiện sự đúng đắn của những chính
sách đối ngoại mà Đảng ta đã đề ra trong hòn một thập kỷ qua.
Quan hệ với Việt Nam của Australia trong hơn hai thập kỷ trên nằm
trong chính sách Đông Dương của Australia và bị chi phối bổi rất nhiều yếu
tổ, trong đó có những vấn đề xảy ra ỏ Đông Dương, tác động trực tiếp đến
Australia như vấn đề người tỵ nạn và không tác động trực tiếp đến Australia
như xung đột ỏ Campuchia. Nghiên cứu quan hệ Australia-Việt Nam trong bói
cảnh những vấn đề trên được thực hiện trong luận án ổ những thòi điểm có liên
quan, do đó chúng tôi cũng sẽ đề cập thái độ và chính sách của Australia đối
vói hai vấn đề nêu trên trong luận án. Ngoài ra, quan hệ Australia - Việt Nam

còn chịu sự tác động đan xen của các mối quan hệ ữong và ngoài khu vực, vì
vậy để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan chúng tôi có đề cập đến chính sách
của ASEAN, Mỹ, Trung Quốc và một vài nước khác.
Cụm từ Đông Dương (Indochina) chúng tôi sử dụng trong luận án
không bao hàm một ý nghĩa nào khác ngoài việc chỉ đây là m ột khu vực địa lý
nằm ỏ Đông Nam A. sỏ dĩ chúng tôi sử dụng thuật ngũ' này là vì cả giổi chính
trị cũng như giới nghiên củu Australia thưòng dùna cụm từ Đ ôna Dương để
chỉ ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, rất nhiều chính sách của Australia
đưa ra là chung cho cả ba nưổc trong thòi gian nói trên.


13

về m ốc thời g ian , việc xác định phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian từ
năm 1973 và điểm kết thúc là năm 1995 bỏi những lý do sau. Năm 1973 là
thòi điểm quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập, khỏi đầu cho sự
phát triển của quan hệ Australia-Việt Nam. Trải qua hơn hai mươi năm với
những thăng trầm, đến giữa những năm 90 có những dấu hiệu để khẳng định
sự trưỏng thành và tính bền vững của mối quan hệ này. Việc quan hệ Việt
Nam-Mỳ được thiết lập và Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7 năm 1995
cho thấy môi trường quốc tế và khu vực của quan hệ Australia-Việt N am đã
thay đổi cơ bản. Chuyến đi thăm Australia của Tổng Bí thư Đỗ Mưòi cùng
năm có thể coi là những mốc đánh dấu thắng lợi của chính sách đổi mới trong
đường lói dối ngoại khu vực của Đảng ta. Việc quan hệ Australia - Việt Nam
vẫn tiếp tục duy trì và phát triển tốt đẹp sau khi Liên Đảng lên cầm quyền vào
tháng 3 năm 1996 thể hiện sự tniổng thành và ổn định của mối quan hệ này.2
Hơn nữa, từ năm 1995 Việt Nam đã là thành viên của tổ chức ASEAN do đó
chính sách phát triển quan hệ với Việt Nam của Australia sẽ nằm trong tổng
thể những chính sách của Australia đói với ASEAN. Chưa phải là điểm kết
thúc, nhưng với những lý do trên chúng tôi coi quan hệ Autralia - Việt N am từ

năm 1995 đến nay đã phát triển sang một trang mới, mang tính chất ổn định
và bền vững hơn. Vì những lý do trên, chúng tôi giói hạn mốc cuối của đề tài
Quan hệ Australia - Việt Nam vào năm 1995.

4. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
Cơ sỏ lý luận để nghiên cứu đề tài là hệ thống nhận thức luận Mácxít,
bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên cơ
sỏ đó, mọi chính sách, mọi sự kiện và vấn đề liên quan đến quan hệ AustraliaViệt Nam đều được xem xét một cách biện chung trone xu thế phát triển lịch
sử. Việc đánh giá các chính sách và các vấn đề phải được xem xét trong từng
hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong tổng hòa các mối liên hệ khác nhau. Cơ sỏ lv


14

luận trên cho phép tác giả có cái nhìn khách quan, biện chứng và khoa học đối
vói tiến trình phát triển của mối quan hệ Australia-Việt Nam trong thòi gian
hơn hai mươi năm từ khi thiết lập đến giữa thập niên 90. Đồng thời, hệ thống
nhận thức luận Mácxít còn làm nền tảng để tác giả phân tích đánh giá các sự
kiện, các vấn đề nảy sinh trong quá trình quan hệ Australia-Việt Nam cũng
như giúp tác giả đưa ra nhũng kiến giải và nhận định về mối quan hệ này.
Luận án trình bày các vấn đề theo phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic. Việc tái hiện tiến trình phát triển quan hệ Australia-Việt Nam được trình
bày theo trình tự thời gian và hoàn toàn dựa trên cơ sỏ tư liệu lịch sử. Trong
khi hoàn toàn trung thành với nguồn tư liệu tiếp cận được, tác giả dùng phép
lôgíc để phân tích và đánh giá các chính sách và các vấn đề lịch sử, phân tích
nguyên nhân và hệ qủa của các chính sách đó. Đồng thời trong luận án cũng
sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, biên niên, đối chiếu so sánh và
biểu đồ v.v... trong mối quan hệ biện chứng giữa logic và lịch sử.

5. T Ư LIỆU SỬ DỤNG NGHIÊN CỨƯ

Đề tài được thực hiện dựa trên những nguồn tư liệu sau:
- Dòng tư liệu chính thống bằng tiếng Việt và tiếng Anh bao gồm:
+ Các văn kiện tài liệu do các cơ quan Đảng và Chính phủ Việt N am ấn
hành. Đây là cơ sỏ để chúng tôi nghiên cứu về đường lói chính sách của Đảng
và Chính phủ ta về đưòng lối đối ngoại nói chung và đưòng lổi chính sách
trong quan hệ vói Australia nói riêng.
+ Các ấn phẩm do Nhà XB Quốc gia Australia (Australian Government
Publishing

Service)

Commonwealth

phát

hành

nhũ:

Parliam entary

Debates,

The

Records, Australian Foreign Affairs Records (trúỏc kia là

Current Notes on International Affairs), Annual Report và Backgrounder của
Bộ ngoại giao Australia. Các ấn phẩm này cung cấp nhung thông tin về đưòng



15

lối và các chính sánh cụ thể của Australia trong quan hệ đối ngoại. Đây là một
nguồn tư liệu đáng tin cậy để chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề có
liên quan đến đề tài.
- Các công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng N ga của
các tác giả trong ngoài nước. Đặc biệt trong số này có các tài liệu nghiên cứu
của các cơ quan nghiên cứu thuộc Thượng viện Australia như Senate Standing
Committee o f Foreign Affairs and Defence, và Parliamentary Joint Committee
for Foreign Affairs and Defence; các bài đăng trên các tạp chi chuyên ngành
như Australian

Studies, Australian Journal

o f Politics

and History,

Contemporary Southeast Asia, Bulletin o f Concerned Asian Scholars v.v...
cho thấy những đánh giá khác nhau về các vấn đề chúng tôi quan tâm.
- Hồi ký của các nhà hoạt động chính trị Australia vào thòi kỳ trên như
Gough W hitlam, Malcolm Fraser, Bob Hawke, Bill Hayden.
- Báo và tạp chí (Tiếng Việt và tiếng Anh).
- Các số liệu do Đại sứ quán Australia tại Hà Nội cung cấp và các số
liệu thu thập được ỏ các Bộ ngành có liên quan.
- Ngoài ra, bản thân tác giả may mắn có điều kiện đi học một thời gian
tại Đại học Melbourne, Australia. Ngoài những nguồn tư liệu chúng tôi tiếp
cận được tại các thư viện lớn của Australia, chúng tôi còn có dịp gặp gõ trao
đổi với một số nhà nghiên cứu ngưòi Australia như Giáo sư David Chandler

của Đại học M onash, Giáo sư Robert Manne của Đại học La Trobe, Tiến sĩ
Derek MacDougall của Đại học Melbourne, Giáo sư Ben K iem an của Đại học
Yale (Hoa Kỳ), về một vài vấn đề chúng tôi không tìm được lời lý giải qua
các trang tư liệu (do một bộ phận tư liệu lưu trữ chưa đến thòi hạn sử dụng cho
mục đích nghiên cứu), chúng tôi cũng đã mạnh dạn xin gặp gỡ trao đổi với
nhừng người đã từng giữ những trọng trách như ngài Malcolm Fraser, nguyên


16

Thủ tướng Australia từ tháng 11 năm 1975 đến tháng 3 năm 1983; viết thư
trao đổi với ngài Anthony Street, nguyên Bộ trưỏng ngoại giao Australia từ
tháng 9 năm 1980 đến tháng 3 năm 1983. Những cuộc gặp gõ với các nhà
nghiên cứu cũng như các nhà hoạt động chính trị trên đã giúp chúng tôi có một
cái nhìn toàn diện, thực tế hơn đói vói những vấn đề chúng tôi quan tâm.
-

Một khó khăn cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là hạn chế về

mặt tư liệu phía Việt Nam. Ngoài việc khai thác được toàn bộ số tư liệu hiện
giữ tại Lưu trữ Bộ Ngoại giao3, chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận các nguồn tư
liệu khác phản ánh trực tiếp chính sách cụ thể của Đảng và chính phủ ta trong quan
hệ với Australia trong thòi gian trên. Đây là một khó khăn đối với chúng tôi, đồng
thòi cũng là một hạn chế của chúng tôi khi thực hiện đề tài này.

6. Đ Ó N G GÓP CỦA LUẬN ẤN
+ Tập hợp và hệ thống hóa nguồn tư liệu và kết quả nghiên cứu về quan
hệ Ausừalia-Việt Nam cũng như về chính sách đối ngoại khu vực của
Australia nói chung.
+ Trên cơ sỏ nguồn tư liệu tiếp cận được, luận án trình bày một cách có

hệ thống toàn bộ tiến trình phát triển quan hệ Australia-Việt Nam trong thòi
kỳ lịch sử phức tạp và có nhiều biến động ừong tình hình thể giới, khu vực
cũng như trong quan hệ quốc tế của Việt Nam từ 1973 đến 1995.
+ Đây là luận án đầu tiên ỏ Việt Nam tập trung nghiên cứu quan hệ
Australia-Việt Nam. Điểm nhấn mạnh của luận án là những bước thăng trầm
ưong mói quan hệ này được nghiên cứu và đánh giá thông qua các chính sách
phía Australia đề ra cho mối quan hệ này. Tuy nhiên những phân tích đánh giá
lại tù' góc độ nhận thức của một ngũòi Việt Nam. Do đó, luận án góp phần vào
việc nhận thức đầy đủ, toàn diện và đúng thực chất lịch su quan hệ AustraliaViệt Nam.


+ Quan hệ Việt Nam- Australia hiện đang đứng tníóc những vận hội và
cả những thách thức. Thông qua những phân tích, kiến giải và những nhận xét
về tiến trình phát triển mối quan hệ này trong lịch sử có thể góp phần đũa ra
những cơ sỏ nhằm định hưổng chính sách cho sự phát triển quan hệ Việt NamAustralia trong tương lai.
+ Là công trình nghiên cứu theo hướng chuyên đề, luận án có thể làm
tài liệu tham khảo cho công tác học tập, nghiên cứu và giảng dạy về chính
sách đói ngoại của Australia cũng như về quan hệ Australia-Việt Nam.


18

Chương 1

TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ CỦA QUAN HỆ
AUSTRALIA - VIỆT NAM
1.1.

K HÁI QUÁT LỊCH SỬ CHÍN H SÁC H Đ ố i N G O Ạ I CỦA


AUSTRALIA
Ngày 26 tháng 1 năm 1788, mưòi tám năm sau khi thuyền trưỏng James
Cook đặt tên cho vùng đất phía Đông Nam Australia là New South W ales,
nhóm người Anh đầu tiên cập bò biển Sydney đến Australia lập nghiệp. Theo
cách giải thích phổ thông nhất, họ là những tù nhân trọng tội, theo luật pháp
nước Anh cần cách ly khỏi xã hội văn minh. Do nước Anh không có luật tử
hình (capital punishment), chính quyền Luân Đôn trước đó đưa những ngúòi
này sang Bắc Mỹ. Sau khi các thuộc địa Bắc Mỹ tuyên bố độc lập vào năm
1776, phần đất phía Nam mới khám phá trỏ thành nơi lý tưỏng để cách ly khỏi
xã hội văn minh những tù nhân nói trên. Ngày 26 tháng Giêng được lấy làm lễ
dân tộc hàng năm của Australia.
Trong suốt thế kỷ XIX, dòng ngưòi đến Australia ngày càng đông, dần
dần hình thành các thuộc địa di dân của Anh với các chính phủ tự trị (self­
governments) tại đây. Đến cuối thế kỷ XIX, các thuộc địa trỏ nên tương đói
giàu có với cư dân xấp xi 4 triệu ngưòi. Hơn nữa, ỏ vùng đất mới, bên cạnh
những nét văn hóa mang tính truyền thống của cư dân Anglo-Saxon dần dần
đã hình thành những thành tổ văn hóa mới phù hợp với những thay đổi về môi
trường tự nhiên xã hội. Các yếu tổ ừên đà dẫn đến sự ra đòi của Liên Bang
Australia vào năm 1901. Hiện tại Australia có sáu bang là N ew South W ales,
Victoria, Queesnland, South Australia, West Australia, Tasmania và hai vùng
lãnh thổ là Northern Territory và Australian Capital Territory’ vói dân số
khoảng xấp xỉ 19 ưiệu người.


australi


×