Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong một số sáng tác của jach london

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
4» 4» 4» 4» 4» 4» 4» 4» 4»

Nguyễn Minh Phương

Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong một số sáng tác của
Jach London

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIÉT HỌC






Chuyên ngành : VĂN HỌC
Mã số

: 5.04.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN LIÊN

HÀ NỘI - 2005

1


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô của Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn nói chung và Khoa Văn học nói riêng đã trau dồi kiến thức cho
tôi trong quá trình học vừa qua.
Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành với sự chỉ dạy và giúp đỡ tận
tình của thầy hướng dẫn PGS - TS Nguyễn Liên. Tồi gửi tới thầy lòng biết ơn
sâu sắc. Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn các thầy cô phản biện, những
người đã có những ý kiến đóng góp bổ ích giúp luận vãn tốt nghiệp của tôi được
hoàn thiện hơn.
Tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè nhũng người luôn động viên và
tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 01 tháng ỉ ỉ năm 2005
Học viên : Nguyễn Minh Phương

ĐẠI H Ọ C Q U Ô C G IA HA NÔl
TRUNG TÂM THÒNG TIN THI r \/ i £ m


1

LUậN VỒN THẠC S ĩ
m

____________ *

NGUVểN MINH PHƯƠNG

MỤC LỤC
Trang

Mở đầu


3

1. Lí do chọn đề tài.

3

2. Nội dung và mục đích nghiên cứu.

4

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

5

4. Phương pháp nghiên cứu.

7

5. Kết cấu luận vãn.

7

Chương I: Chủ nghĩa tự nhiên và tác phẩm của Jack London.

8

1.1- Khái niệm chủ nghĩa tự nhiên.

8


1.2 - Chủ nghĩa tự nhiên với nền văn học Mỹ.

10

1.3- Chủ nghĩa tự nhiên và tác phẩm của Jack London.

12

1.4 - Con người và thiên nhiên là những vấn đề trung tâm trong

15

sáng tác của Jack London.
1.4.1 - Khái niệm tự nhiên / thiên nhiên.

15

1.4.2 - Con người và thiên nhiên trong sáng tác của.

16

Jack London

Chương II: Mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên.

21

2.1 - Con người riêng lẻ và cô đơn vượt trội trong cuộc đua tranh


21

giữa muôn loài.
2.2 - Xung đột giữa khát vọng cao đẹp với những thử thách gay gắt

29

của hoàn cảnh tự nhiên.
2.3 - Tự nhiên hoang dã là môi trường rèn đúc những tính cách

32

kiên cường.
2.4 - Ý chí nam nhi thể hiện trong những hình tượng phụ nữ.

37

Quan h ệ giữa con ngươi và tự nhiêu tron g m ột s ố sắ n g tấc của c/âck London


LUỒN VRN THÍÌCSỉ

2

_______ 0___________ __________________ •______________

NGUVẩN MINH PHƯƠNG

Chương III: Mâu thuẫn giữa văn minh và tự nhiên.


41

3 .1 - Mối xung đột giữa tính người và tính thú.

42

3.2 - Sự phát triển của xã hội văn minh dẫn tới sự diệt vong của

52

những bộ tộc người da đỏ.
3.3 - Sự do dự, dao động giữa hai thế giới văn minh và tự nhiên
3.3.1 - Chối bỏ thế giới văn minh để trở về với tự nhiên

59
59

hoang dã.
3.3.2 - Phê phán và lên án xã hội văn minh.

70

Chương IV: Quan hệ hài hoà, tốt đẹp giữa con người và tự nhiên, 78
giữa xã hội văn minh và thê giới tự nhiên.

4.1 - Quan hệ hài hoà, tốt đẹp giữa con người và tự nhiên.

78

4.2 - Sự chung sống hoà hợp giữa con người với loài vật.


83

4.3 - Quan hệ hài hoà giữa văn minh và tự nhiên.

86

Kết luận.

96

Quan h ệ giữa con người và tự nhiên tron g m ột s ố sá n g tấc của Ja c k London


3

LUtìN VỄN THfí€ S ĩ

NGUVầN MINH PHƯƠNG

9______________ _________•___________

MỞ ĐẦU

1 - Lí do chọn để tài.
Văn học Mỹ là một nền văn học ra đời khá muộn so với nhiều nền văn
học khác trên thế giới, nhưng nó đã nhanh chóng khẳng định được vị trí của
mình trên văn đàn. Từ giữa thế kỉ XIX, văn học Mỹ mới có những bước phát
triển vượt bậc, cùng với sự xuất hiện của nhiều tác phẩm có giá trị của nhiều
nhà văn. Điều này, giúp cho nền văn học Mỹ giành được sự kính trọng và

ngưỡng mộ của các nhà văn nổi tiếng ở Châu Âu. Đến thế kỷ XX, sự xuất
hiện của hàng loạt các nhà văn như: Mark Twain; Jack London; Thoedore
Dreiser; F. Scott Fitzgerald; Upton Sinclair;... sau nữa là Ernest Hemingway,
William Faulker, John Steinbeck, John Updike..., họ đã cho ra đời những tác
phẩm với một phong cách sáng tác hiện đại, đầy sáng tạo đã gây tiếng vang
lớn. Từ đây, nền văn học Mỹ khẳng định được vị thế của mình bên cạnh các
nền văn học lớn khác trên thế giới.
Jack London (1876 - 1916) là một trong nhiều nhà văn đã có đóng
góp lớn cho sự thành công của nền văn học Mỹ trong giai đoạn đầu hình
thành và phát triển. Ông sáng tác một số lượng tác phẩm đồ sộ và khá phong
phú về thể loại. Jack London là một nhà văn đã được giới phê bình đánh giá
cao, những tác phẩm của ông mang đến cho độc giả một cách nhìn mới mẻ
vể cuộc sống ở nhiều miền đất xa lạ; cũng như về thế giới loài vật. ông là
người đầu tiên trong văn học Mỹ xây dựng lên hình tượng sống động và hấp
dẫn về những con vật. Nhà văn có được cái nhìn mới mẻ, sâu sắc và đầy tinh
nhân ái khi đi sâu vào khám phá và tìm hiểu về thế giới loài vật. Ngòi bút
của ông còn vạch trần những tội ác của tầng lớp bóc lột thống trị trong xã
hội tư bản. Ông lên án những kẻ đi xâm lược, đàn áp những người nghèo

Quan h ệ giữa con người và tự nhiên tron g m ột s ố sá n g tác của Ja c k London


LUỒN VỒN THtìC S Ĩ


4

___________ Ị ______________

NGUV€N MINH PHƯƠNG


trong xã hội và vùng đất còn lạc hậu. Văn phong của Jack London là sự kết
hợp của nhiều thể loại tạo cho tác phẩm của ông có chiều sâu về nghệ thuật.
Trong bài viết Jack London, nhà văn vô sản đầu tiên của nước Mỹ
của Lê Đình Cúc, tác giả đã có nhận xét khá đầy đủ vể nhà văn này như sau:
"... Với Jack London, văn học Mỹ bắt đầu một dòng văn học mới:
Vãn học vô sản. Jack London xuất hiện với một cách nhìn với một
cách viết với một nội dung mới... Với bộ óc thông minh và giàu trí
tưởng tượng, Jack London đã đưa vào tác phẩm của mình nhiều vấn
đề của cuộc sống. Chủng ta bắt gặp ở Jack London cái say sưa phơi
phới của Whitman, cái gân guốc sắc bén của Gorki, cái nhẹ nhàng sâu
sắc của La Fontaine...". (19 - tr 311, 316).
Ở Việt Nam, tác phẩm của Jack London dược tuyển chọn và dịch khá
nhiều. Đổng thời, ông cũng là một trong những nhà văn Mỹ được chọn đưa
vào trong chương trình giảng dạy ở trường trung học phổ thông... Có lẽ chính
vì những điều mới mẻ trong phong cách nghệ thuật cùng những triết lí về
nhân sinh của một nhà văn được coi là có nhiều mâu thuẫn và phức tạp này,
đã khiến chúng tôi muốn đi vào tìm hiểu những sáng tác của ông.

2 - Nội dung và mục đích của đề tài.
Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, chúng tôi đi sâu tìm hiểu
về vấn đề quan hệ giữa con người và tự nhiên qua một vài tiểu thuyết và
truyện ngắn tiêu biểu của Jack London. Nghiên cứu vấn đê mối quan hệ giữa
con người và tự nhiên, trong đó chúng tôi có đề cập đến vấn đề mâu thuẫn
muôn thưở giữa văn minh và tự nhiên. Quá trình tiến hoá xã hội, loài người
từng bước tiến tới một nền văn minh hiện đại, xây dụng một cuộc sống tốt
đẹp, tiến bộ và phát triển, nhưng đồng thời cũng không tránh khỏi tình trạng
đua tranh, giành giật, áp bức và bóc lột lẫn nhau. Đó là những mặt phi nhân

Quan h ệ giữa, con người và tự nhiên trong m ột s ố sá n g tác của Ja c k London



LUỒN
VäN_____#
THÍÌCSĨ

_____

5

NGUV€N MINH PHƯƠNG

tính và tàn bạo. Nhưng con người không thể trở lại tình trạng tự nhiên hoang
đã. Cả thế giới tự nhiên và văn minh đều tồn tại những mặt trái, những mặt
tiêu cực. VI vậy, mâu thuẫn tự nhiên và văn minh là mâu thuẫn muôn thuở
của nhân loại. Điều này được nhà văn Jack London miêu tả chân thực và
sinh động trong những tác phẩm của mình. Jack London vẫn chưa tìm ra lời
giải đáp cho những vấn đề mâu thuẫn phức tạp này nhưng cách đặt vấn đề
của ông gợi cho nhân loại nhiều điều phải suy nghĩ là nhằm làm thế nào tạo
nên sự hài hoà và cân bằng giữa tự nhiên và văn minh; giữa con người với
môi trường sinh thái tự nhiên... Qua đó, chúng tôi cũng mong góp một phần
nhỏ vào việc tìm hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của
Jack London.

3 - Lịch sử nghiên cứu vấn để.
Văn học Mỹ được đưa vào nghiên cứu và giảng dạy ở nước ta mới chỉ
vài năm gần đây. Có rất ít những công trình nghiên cứu mang tính hệ thống
và đầy đủ về nền văn học này, có lẽ do bởi điều kiện của lịch sử và xã hội
giữa hai dân tộc. Có thể kể tên những công trình nghiên cứu liên quan tới
văn học Mỹ như:

- Cuốn Văn học phương tây của tập thể tác giả Đặng Anh Đào, Phùng Văn
Tửu, Hoàng N h ân ...
- Hành trình văn học Mỹ của Nguyễn Đức Đàn.
- Đại cương văn học sử Hoa Kỳ của Đắc Sơn.
- Văn học Mỹ của Lê Huy Bắc.
- Văn học Mỹ quá khứ và hiện tại do Nguyễn Thị Khánh chủ biên.
- Văn học Mỹ - mấy vấn đề và tác giả của Lê Đình Cúc.
- Văn học Mỹ: Nhà văn, tác phẩm, thi pháp và kỹ thuật của Nguyễn Liên...
Trong các cuốn sách nghiên cứu về nền văn học Mỹ nói trên, có cuốn
chỉ có vài dòng nhận xét ngắn về sự nghiệp vãn chương của Jack London; có
Quan h ệ giữa con người vả tự nhiên trong m ột s ố sá n g táo của Ja c k London


LUặN
VỒN___
THỌC

*___
0____

6

NGUVÌN MINH PHƯƠNG

cuốn chủ yếu đi sâu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn... Có thể
nói rằng, chưa có một cuốn nào đi sâu vào nghiên cứu về Jack London một
cách hệ thống và toàn diện.
Ngoài ra, còn có những bài viết nghiên cứu về các tác phẩm của Jack
London được đăng trên các tạp chí: Văn học; Văn học nước ngoài; Châu Mỹ
ngày nay, Châu Âu; ...

- Giấc mơ đầu thế kỷ của Jack London của Đổ Đức Dục.
- Jack London và hình tượng con chó Buck trong Tiếng gọi nơi hoang dã của
Lê Nguyên Cẩn.
- Nhân vật và người kể chuyện trong Tiếng gọi nơi hoang dã của Đào Duy
Hiệp.
- Tính cách người Mỹ qua truyện ngắn của Jack London của BÙI Khánh
Dũng...;
Cũng đã có luận án, luận văn đi vào tìm hiểu thiên nhiên và thi pháp
trong sáng tác của Jack London như:
- Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Kim Anh đi vào tìm hiểu Thiền nhiên đặc
trưng trong thi pháp tiểu thuyết của Jack London.
- Luận văn Thạc sĩ của Bùi Văn Thanh tìm hiểu T hế giới nhàn vật vờnẹ
Klondike của Jack London.
Đề tài luận văn của chúng tôi đi sâu tìm hiểu về quan hệ giữa con người và
tự nhiên trong một số sáng tác của Jack London, một vấn đề chưa từng được
đề cập trong các công trình nghiên cứu về Jack London từ trước đến nay.

4 - Phương pháp nghiên cứu.

Trong luận văn này chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu:
-

Khảo sát và phân tích văn bản để tìm hiểu mối quan hệ giữa

người và tự nhiên, đồng thời tìm ra những đặc trưng nghệ thuật trong sáng
tác của Jack London.
Quan h ệ giữa con người và tự nhiên trong m ột s ố sá n g tấc của Ja c k London


7


LUỒN
VỀN THỌC
sỉ
•_______
»_____

-

NGUYÍN MINH PHƯƠNG

So sánh với các tác phẩm của những nhà văn khác để làm nổi bật

trị nội dung nghệ thuật trong các sáng tác của Jack London. Qua đó, khái
quát lên được một số đặc điểm nghệ thuật của nhà văn và những cống hiến
của Jack London đối với nền văn học Mỹ.

5 ■ Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chúng tôi chia luận văn làm bốn
chương sau đây:
Chương I: Chủ nghĩa tự nhiên và tác phẩm của Jack London.
Chương II: Mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên.
Chương III: Mẳu thuẫn giữa văn minh và tự nhiên.
Chương IV: Quan hệ hài hoà, tốt đẹp giữa con người và tự nhiên, giữa
văn minh và tự nhiên.

Quân h ệ giữa con người và tự nh iên tron g m ột s ố sá n g tác của Ja c k London


7


LUậN VfiN THỌC S ĩ

-

NOUYÌN MINH PHƯƠNG

So sánh với các tác phẩm của những nhà vãn khác để làm nổi bật g

trị nội dung nghệ thuật trong các sáng tác của Jack London. Qua đó, khái
quát lên được một số đặc điểm nghệ thuật của nhà vãn và những cống hiến
của Jack London đối với nền văn học Mỹ.

5 ■ Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chúng tôi chia luận văn làm bốn
chương sau đây:
Chương I: Chủ nghĩa tự nhiên và tác phẩm của Jack London.
Chương II: Mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên.
Chương III: Mẳu thuẫn giữa văn minh và tự nhiên.
Chương IV: Quan hệ hài hoà, tốt đẹp giữa con người và tự nhiên, giữa
văn minh và tự nhiên.

Quan h ệ giữa con người và tự nhiên tron g m ột s ố sá n g tác của Ja c k London


LUậN VăN THỌC S Ĩ

8

NGUVẻN MINH PHƯƠNG


_______ • _____________________________ «______________

CHƯƠNG I

CHỦ NGHĨA T ự NHIÊN VÀ
TÁC PHẨM CỦA JACK LONDON
1.1 - Khái niệm chủ nghĩa tự nhiên.
Chủ nghĩa tự nhiên vừa có nghĩa là một trào lưu, vừa có nghĩa là
phương pháp sáng tác. Nó hình thành trong văn học Pháp từ nửa cuối thế kỷ
XIX. Người được coi là đại diện tiêu biểu cho trào lưu văn học này là nhà
văn Pháp Emile Zola. Ông là người đầu tiên áp dụng những thành tựu của
chủ nghĩa Darwin vào trong sáng tác văn học của mình. Thuật ngữ chủ nghĩa
tự nhiên (Naturalisme) không phải do Zola sáng tạo ra mà ông mượn của nhà
văn tiền bối Montaigne. Khái niệm chủ nghĩa tự nhiên không chỉ dùng trong
lĩnh vực Văn học mà nó được dùng ở cả trong: Triết học, Xã hội học... Zola
đã sử dụng phương pháp thực nghiệm vốn đã được ứng dụng trong các ngành
khoa học tự nhiên để sáng tạo ra một kiểu tiểu thuyết mới khác hẳn với tiểu
thuyết truyền thống trước đó - loại tiểu thuyết thực nghiệm. Loại tiểu thuyết
này đưa thuyết quyết định luận của môi trường, nòi giống và hoàn cảnh để lí
giải cuộc đời nhân vật. Chính việc sử dụng bút phát mới mẻ này đã khiến
Zola viết được rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Con vật người, Têrê đơ
Racanh, bộ truyện “ Gia đình Rougon Macquart... Nhưng những tác phẩm
của ông viết ra đã bị phê phán gay gắt, vì ông đã đưa những đề tài cấm kỵ
như: đĩ điếm, loạn luân, nghiện ngập... vào trong sáng tác của mình. Những
điều xấu xa của xã hội đã được Zola cũng như các nhà văn theo trào lưu văn
học này đưa vào miêu tả trong tác phẩm của mình. Điều này tạo nên một đặc
điểm nổi bật trong phương pháp sáng tác chủ nghĩa tự nhiên là chỉ phản ánh
những mặt trái của xã hội, từ đó cảnh tỉnh cho con người quan tâm tới vấn để


Quan h ệ giữa con người và tự nh iên tron g m ột s ố sá n g tấc của Ja c k London


LUỘN VỒN THỌC S ĩ
m

9

NGUVểN MINH PHƯƠNG

*

suy đồi về đạo đức và nhân tính trong quá trình hiện đại hoá. Chủ nghĩa tự
nhiên được hình thành và phát triển trên tâm trạng bi quan của các nhà văn,
khi họ chứng kiến hiện thực xã hội đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa
giai cấp tư sản và vô sản, phong trào cách mạng phát triển nhanh chóng
nhưng còn non yếu, công xã Pari bị chìm trong biển máu... Đồng thời, tư
tưởng của các nhà văn thuộc trào lưu văn học này bị cầm tù bởi hệ ý thức tư
sản nên họ sống xa rời nhân dân và cảm thấy bất lực trước tội ác và thói xấu
đang hoành hành trong xã hội. Điều này khiến cho tác phẩm của những nhà
văn này không có được nội dung đi sâu vào cội nguồn xã hội mà chỉ miêu tả
tội ác và tệ nạn trong xã hội.
Bên cạnh đó, trào lưu vãn học này còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa
thực chứng và quan niệm mỹ học của Hipôlít Ten (học thuyết của mỹ học
này được xây dựng trên chủ nghĩa thực chứng). Điều này đã được Zola thừa
nhận :
" Vào quãng hai mươi tuổi, tôi đã học Hipôỉít Ten vù đọc ông, con
người lí luận, con người thực chứng chủ nghĩa trong tôi đã nảy nở. Tôi
đã dùng lí thuyết ấy vào tiểu thuyết”. ( 10 - tr Ị 60)
Trong lời tựa của cuốn tiểu thuyết Têrêđơ Racanil Zola còn viết :

''Tôi đã chọn những nhân vật hoàn toàn bị thần kinh và huyết ìhổng
chi phối... Các bạn cứ đọc kỹ tiểu thuyết của tôi, các bạn sè thấy mỗi
chương là một trường hợp kì lạ của sinh ỉí".
Cũng theo như Zola thì hầu hết các tác phẩm của các nhà vãn thuộc
trào lưu này đều dựa vào các bệnh liên quan tới thần kinh. Con người trong
các tác phẩm của họ bị tự nhiên chi phối, bị mất đi sự tự ý thức. Chủ nghĩa tự
nhiên kiểu Zola đã nhìn nhận con người theo cách từ bỏ khía cạnh xã hội mà
chỉ tập trung đi vào khai thác khía cạnh sinh vật và sinh lí của con người.
Trào lưu văn học này cho rằng: mọi biểu hiện tâm lí và hành vi con người
đều do hoạt động sinh lí (thần kinh, tuần hoàn, tiêu hoá...) quyết định. Xuất
phát từ quan điểm đó, hầu hết các tác phẩm của những nhà văn thuộc trào
Quan h ệ giữa, con người và tự nhiên trong m ột s ố sá n g tác của Ja ck London


LUỘN VỒN THỌC S Ĩ

10

NGUV€N MINH PHƯƠNG

lưu này chỉ đi vào miêu tả những hành động bất thường mang tính bản năng
của con người, theo đúng nghĩa như nhan đề một cuốn tiểu thuyết của Zola đó là những "Con vật người”.
Chủ nghĩa tự nhiên thực chất còn là biểu hiện quan điểm coi hoàn
cảnh hoặc nòi giống hoặc di truyền có vai trò chi phối và quyết định đối với
con người. Vì vậy giới phê bình Mỹ thường dùng thuật ngữ hoàn cảnh quyết
định luận hoặc nòi giống / di truyền quyết định luận. Nhà phê bình George
Becker trong bài “Chủ nghĩa hiện thực hiện đại, một trào lưu văn học ” do
xuất phát từ quan điểm quyết định luận, đã coi chủ nghĩa tự nhiên là một
biến thể của chủ nghĩa hiện thực. Becker viết rằng:
"...Về bẩn chất và nguồn gốc, chủ nghĩa tự nhiên chỉ ỉà một lập trường

triết học dứt khoát và rỗ ràng được một số nhà hiện thực chủ nghĩa
tiếp thu, thể hiện con người bị mắc kẹt trong một mạng lưới không lối
thoát và thoái hoá trong những hoàn cảnh đố, điều này có nghĩa rằng
đó là quyết định luận duy vật bi quan". (20 - tr 158).
Theo quan điểm của các nhà theo chủ nghĩa Darwin xã hội và các nhà
văn tự nhiên chủ nghĩa, trong quá trình tiến hoá, tự nhiên hoang dã và xã hội
hiện đại đều tồn tại những mặt tiêu cực phi nhân tính. Đó là những gì mà các
nhà văn thuộc trào lưu văn học này dùng làm phương pháp để sáng tác. Điều
này cũng đã có ảnh hưởng đến các nhà văn Mỹ nói chung và Jack London
nói riêng.

1.2 - Chủ nghĩa tự nhiên với nền văn học Mỹ.
Trong nền văn học Mỹ, có những nhà văn viết theo phương pháp sáng
tác của chủ nghĩa tự nhiên như: Stephen Crane, Frank Norris, Theodore
Dreiser, Upton Sinclair và Jack London, họ đã không hoàn toàn rập khuôn
theo cách viết của các nhà văn Pháp. Quan điểm sáng tác của các nhà văn

Quan h ệ giữa con người và tự nh iên tron g m ột s ố sá n g tác của Ja c k London


LURN
VfiN THỌC
>____
• SĨ

11

NGUV€N MINH PHƯƠNG

này chịu ảnh hưởng lớn của học thuyết Charles Darwin. Trong một xã hội

phát triển và tồn tại dựa trên sự cạnh tranh để tiến hoá, học thuyết này đã
được đón nhận rất nồng nhiệt. Bởi cơ chế của xã hội Mỹ xui khiến con người
chạy đua để thích nghi và giành thắng lợi về phía mình, kẻ mạnh nuốt chửng
kẻ yếu. Chính do những ảnh hưởng của chủ nghĩa Darwin, nên các nhà văn
khi miêu tả nhân vật của mình, đã để cho họ hành động và ứng xử theo quy
luật cạnh tranh, loại bỏ nhau của giới sinh vật. Tinh thương, tình người hoàn
toàn vắng bóng trong thế giới loài người. Trong sự vận hành của chủ nghĩa
Darwin, những tình cảm nhân ái đã hoàn toàn bị gạt bỏ ra bên ngoài. Trong
thuyết tiến hoá luận Darwin đã viết: "những nhân tố chủ yếu trong quá trình
tiến hoá của các sinh vật là tính biến đổi, tính di truyền và đào thải...”.
Frank Norris, một nhà văn Mỹ sử dụng phương pháp sáng tác chủ
nghĩa tự nhiên một cách quán triệt và có hệ thống đã đưa ra nhận định:
“Chủ nghĩa tự nhiên có nghĩa là phân tích quá trình tiến hoá của con
vật - người và cuộc chiến giữa những bộ phận tầng cao với tầng thấp
của bản tính con người, ông phát hiện một thế giới sâu kín của những
sức mạnh bản năng. Đôi với ông đó là sự thật của đời sống”.
(20 - tr 74)
Thế hệ các nhà văn Mỹ sống trong thời kỳ mà sự phát triển của kinh tế
tư bản chủ nghĩa đã khiến cho dân số ở các đô thị tăng lên nhanh chóng,
đồng thời sự phân hoá giai cấp sâu sắc giữa giàu và nghèo, cùng với nhũng
tình trạng bất công trong xã hội ngày một gia tăng. Thế giới ngày càng văn
minh hơn nhưng cuộc sống của con người thì lại trở nên mất ổn định. Thành
phố với những ngôi nhà chọc trời bủa vây, Những phát minh kỹ thuật cao tạo
ra sức mạnh thần kỳ. Với tâm hồn chủ nghĩa nhân văn đầy nhạy cảm và nhãn
quan đầy cảnh giác, các nhà văn đã dự cảm thấy một tương lai với sự ngự trị
của sức mạnh kỹ thuật và lòng hám lợi vị kỷ đè nặng lên lương tri con người.
Để miêu tả hiện thực xã hội thời kỳ này, các nhà văn ngoài chủ nghĩa tự

Quan h ệ giữa con người và tự nhiên trong m ột s ố sá n g tác của Ja c k London



LUỘN VÙN THỌC S ỉ

12

NGUV€N MINH PHƯƠNG

m_____________ ________________»

nhiên còn sử dụng cả phương pháp sáng tác của chủ nghĩa hiện thực và chủ
nghĩa hiện đại vào trong các tác phẩm của mình.
Văn học tự nhiên chủ nghĩa và hiện thực chủ nghĩa đều khắc hoạ hiện
thực xã hội trong quá trình công nghiệp hoá và thương nghiệp hoá với những
biến động to lớn trong thế giới vật chất gây nên sự đảo lộn về tinh thần và
đạo đức của các tầng lớp nhân dân ở nông thôn và thành thị. Trong số các
nhà văn viết theo phương pháp sáng tác này, có những nhà văn như David
Phillips, Theodore Dreiser, Jack London... Họ đã sử dụng cả hai phương
pháp: chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực để miêu tả chân xác hiện
thực cuộc sống. Các nhà văn Mỹ thuộc xu hướng này còn tiếp thu và chịu
ảnh hưởng của Emile Zola, ông tổ của chủ nghĩa tự nhiên Pháp. Zola cho
rằng: người cống nhân đã bị hoàn cảnh tự nhiên chi phối, bị mất đi bản tính
và sự tự ý thức. Quyền lực và tiền bạc lấn át tình cảm và nhân tính. Mặt trái
của hiện thực xã hội Mỹ được đề cập ở rất nhiều khía cạnh. Nó như lời cảnh
báo của các nhà văn đối với sự mất cân bằng xã hội trong môi trường sống
cùng những suy đồi về giá trị đạo đức trong xã hội.
Sự kết hợp của nhiều phương pháp sáng tác khác nhau nên những ảnh
hưởng của chủ nghĩa tự nhiên đối với văn học Mỹ cũng có những sắc thái
mới trong sáng tác. Nhiều tác phẩm bóc trần hiện thực xã hội đã được giới
phê bình Mỹ đánh giá cao : Rừng rậm của upton Sinclair; Cuộc sống thânẹ
trầm của Susan Lenox của David Phillip; Cô Carrie của Theodore Dreiser...


1.3 - Chủ nghĩa tự nhiên và tác phẩm của Jack London.

Đọc tác phẩm của Jack London, ta nhận thấy ông chịu ảnh hưởng lớn
của chủ nghĩa tự nhiên và học thuyết của Charles Darwin. Ngoài ra, ông còn
chịu ảnh hưởng của phương pháp sáng tác của chủ nghĩa hiện thực. Sự ảnh
hưởng này thể hiện trong rất nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn như: Sói biển,
Martin Eden, Tình yêu cuộc sống, Nanh trắng, Tiếìiq ÍỊỌÌ nơi ỉioaníị dã...
Quan h ệ giữa con ngươi và tự nhiên trong m ột s ố sá n g tấc của Ja c k London


13

LUỒN VtìN THttCSĩ
*

NGUVÌN MINH PHƯƠNG

___________ »

Trong tác phẩm của mình, Jack London đã đề cập đên vấn đề bản nãng tiêm
ẩn của con người với cái nhìn khách quan, lạnh lùng khi quan sát và miêu tả.
Tiếp thu tư tưởng của các nhà văn tiền bối nhưng Jack London vẫn tạo cho
mình một phong cách sáng tác riêng, không giống với bất cứ nhà văn nào
trước và cùng thế hệ với ông. Trong cuốn Male Caìỉ - Be coming Jack
London (Tiếng gọi nam nhi - Sự làm nên Jack London), Jonathan Auerbach nhà nghiên cứu vé Jack London ở Mỹ đã có nhận xét về nhà vãn này như
sau:
"Kể từ Zola "Chủ nghĩa tự nhiên" được quan niệm như một
phương pháp xây dựng trên nền móng của những quy luật có tính chất
quyết định của môi trường hoặc "tự nhiên", được định nghĩa đối lập

với văn hoá và / hoặc được định nghĩa là cơ sở sinh học cho những
hành vi của con người, cái mà thông thường được gọi là "bản tính tự
nhiên của con người" (human nature). Nhà tiểu thuyết tự nhiên chú
nghĩa như người làm thay cho nhà khoa học (surrogate scientist)
lạnh lùng quan sát và phân tích những sự kiện tất yếu của tự nhiên.
Đặt trong bối cảnh của sự hoang sơ nguyên thuỷ ở miền Bắc cực bãỉìíị
giá, trong những khu dân nghèo trong thành ph ố hoặc những vùng
biển xa lạ, tiếp thu những ngôn từ hoa mỹ về tiến ỉioá ỉuậìì cùa
Herbert spencer và đưa vào tính nam nhi mạnh m ẽ của chính tác ẹiá
trên những chặng đường phiêu hai. Điều này làm CÌIO sánọ, tác của
Jack London trở nên rất có lợi cho những cỗ máy phê bình - một mô
hình lãng mạng được thể hiện rỗ ràng hơn khi coi những kinh nghiệm
trong cuộc sống của ông như một loại tự nhiên thứ hai được chinh
thức hoá và được gợi nên một cách tự phát trong quá trình sáng tác
của ông ầt. (15 - tì' 17)
Bên cạnh đó, Jack London còn chịu ảnh hưởng nhiều hệ tư tưởng khác
nhau của thời đại, điều này khiến cho tác phẩm cũng như con người ông là

Quan hệ giữa,

GOI1

người và tự nhiên trong m ột s ố sả n g tấc của Ja c k London


LUỒN VỒN THỆCSĨ
#__________________

14


NGUV€N MINH PHƯƠNG

*

một khối mâu thuẫn lớn. Jack London được coi là điển hình cho sự chuyển
tiếp quan trọng nhất trong lịch sử văn hoá Mỹ. Tư chất và cá tính nghệ thuật
của Jack London là hiện thân cho “cái thô ráp và sức mạnh kết hợp với sự
tinh nhạy và sự ham hiểu biết, năng lực kích động không ngừng nghĩ, cho cá
thể Lãt trội, hoàn mỹ và cởi mở mà Fređơric J. Tanner đã xác định như đặc
tính Mỹ

(1 8 - t r 320)

Jack London, một con người đầy trải nghiệm và trung thực với cuộc
sống đã trở thành con người tiêu biểu cho những biến chuyển to lớn của xã
hội Mỹ đầu thế kỷ XX - một con người phức tạp, nhạy cảm nhưng bất đắc
chí. Những mâu thuẫn trong con người ông đã thể hiện cụ thể và sinh động
ngay ở chính các nhân vật trong những tác phẩm của mình. Jony Tanner nhà phê bình văn học Mỹ đã nhận xét về Jack London như sau:
"Có ỉẽ ông chưa phải là nhà văn vĩ đợi, bởi ìẽ giống như Martin Eden
ông chịu đựng cái vụng về của sức mạnh quá vĩ đại... Nhưng đôi ỉúc
ông đã nắm giữ vấn đề tự nhiên một cách sâu sắc kỳ ỉạ...".
<18 - tr 319)
Bên cạnh đó, ông còn chịu ảnh hưởng khá lớn những tư tưởng của
Herbert Spencer; Friedrich Nietzsche và cả của Karl Marx. Chính vì vậy, ta
thấy tác phẩm của ông là sự hoà trộn của nhiều bút pháp thuộc các trào lưu
văn học khác nhau như: chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa hiện thực. Ngoài ra,
ông còn đan xen cả những yếu tố lãng mạn và huyền ảo của văn học Châu
Mỹ. Jack London là nhà văn có một hệ ý thức khá phức tạp. Ông tiếp thu
nhiều hệ tư tưởng khác nhau vừa của chủ nghĩa xã hội, vừa của chủ nghĩa hư
vô của Nietzsche. Vì vậy, các tác phẩm của ông đã đề cập đến nhiều đề tài

khác nhau. Trong tiểu thuyết Martin Eden (1903), và đặc biệt là Gót sắt
(1907), ta thấy ông thể hiện đề tài về cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân
chống lại sự áp bức của chủ nghĩa tư bản. Người ta đã gọi ông là một Gorki
của nước Mỹ. Bên cạnh đó, ông còn có những tác phẩm nổi tiếng viết về đề
tài phiêu lưu mạo hiểm. Ở những tác phẩm này, ông đã miêu tả những cuộc
Quan h ệ giữa con người và tự nhiên tron g m ột s ố sá n g tác của Ja c k London


IUỘN
VỒN____
THỆCSĩ
>______
*

15

NGUYÌN MINH PHƯƠNG

Vật lộn dữ dội của con người trong thế giới hoang dã như: Tiếng gọi nơi
hoang dã (1903); Sói biển (1904); Tình yêu cuộc sống (1907); Nanh trắng
(1906)... Ông đã phát hiện ra sức mạnh bản năng của tự nhiên ngầm ẩn trong
con người và loài thú. Sáng tác trong thời đại chủ nghĩa cá nhân vị kỷ được
đề cao, thâm nhập vào đời sống của các bộ lạc, cuộc sống trên biển cả, trong
rừng sâu... Jack London qua các tác phẩm của mình đã ca ngợi lòng kiên
nhãn, quả cảm và nghị lực phi thường của con người. Nhưng không vì thế mà
ông đề cao chủ nghĩa cá nhân, ngược lại ông kịch liệt phê phán quan niệm
này. Điều này được minh chứng trong các tác phẩm của nhà văn.
Jack London đã kết hợp hài hoà giữa hai quan niệm sáng tác của chủ
nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực. Với phương pháp chủ nghĩa hiện thực,
ông phân tích một cách nghệ thuật sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh xã hội

và con người. Còn chủ nghĩa tự nhiên lại là sự vận dụng một cách cơ giới
quy luật phát triển của giới sinh vật vào đời sống xã hội. Cả hai phương pháp
sáng tác này giúp cho ông nắm bắt, quan sát và miêu tả xác thực các hiện
tượng cuộc sống. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào
tìm hiểu những đặc điểm của phương pháp chủ nghĩa tự nhiên ảnh hưởng
đến Jack London, vì phương pháp này liên quan trực tiếp và chi phối tư
tưởng nghệ thuật và cách triển khai mô tip về mối quan hệ giữa con người và
tự nhiên trong các sáng tác của ông. Đồng thời còn thể hiện rõ nét sự vận
hành của chủ nghĩa Darwin xã hội trong việc phản ánh cuộc sống và miêu tả
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội.

1.4 - Con người và thiên nhiên là những vấn đề trung tâm
trong sáng tác của Jack London.
1.4.1 - Khái niệm về tự nhiên / thiên nhiên.

Tự nhiên hay còn gọi là thiên nhiên, trong tiếng Anh có nghĩa là
Nature. Có rất nhiều khái niệm được đưa ra để định nghĩa về tự nhiên / thiên
nhiên như:
Quan h ệ giữa con người và tự nh iên trong m ột s ố sả n g tác của Ja c k London


LUỒN
VỒN____
THỌC

»_______
£_____

16


NGUV€N MINH PHƯƠNG

- Tự nhiên / thiên nhiên là tất cả những gì không do con người làm ra như:
các loài vật, thời tiết, cây cỏ, đất đai, biển, mối quan hệ giữa những vật thê
sống và môi trường tự nhiên bao quanh như sinh thái, cuộc sống hoang dã...
- Tự nhiên Ị thiên nhiên là tình trạng nguyên sơ của con người trước khi có
nền văn minh.
- Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt, tự nhiên và thiên nhiên được định nghĩa
giống nhau đó là: Gồm toàn bộ những gì đang có chung quanh con người
mà không phải do con người tạo nên.
Còn thiên nhiên / tự nhiên trong sáng tác của nhà văn Jack London lại
hiện ra với người đọc vừa thực tại lại vừa hư ảo. Nó là không gian và môi
trường sống và hoạt động của các nhân vật. Đó là những khoảng không gian
hoang sơ nguyên thuỷ, với những cái tên độc đáo, do nhà văn sáng tạo ra.

1.4.2 - Con người và thiên nhiên trong sáng tác của Jack London.

Trước Jack London, đề tài thiên nhiên đã được các nhà văn Mỹ quan
tâm và đề cập đến. Nó được thể hiện trong tác phẩm của nhiều nhà văn, nhà
thơ từ nửa sau thế kỷ XIX như: nhà thơ Ralph Waldo Emerson, nhà vãn
Herman Melville, nhà thơ và nhà triết học Henry D. Thoreau... Những nhà
văn, nhà thơ Mỹ ở giai đoạn này chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu nghiệm
(vốn có xuất xứ từ nước Đức). Chủ nghĩa siêu nghiệm thể hiện tư tưởng chủ
nghĩa nhân văn của thế kỷ XIX. Tư tưởng này khẳng định sự thống nhất giữa
thế giới với Chúa và mỗi cá nhân... Chủ nghĩa siêu nghiệm kêu gọi con
người sống hoà mình vào thiên nhiên. Emerson là người chủ xướng ra chủ
nghĩa này tại Mỹ. Cuốn tiểu luận nhan đề "Tự nhiên" của ông được mở đầu
như sau :
" Thời đại của chúng ta là thời đại nhìn trở lại. Nó xây những ỉănq
tẩm cho cha ông. Nó viết các tiểu sử, ỉịcìi sử và pỉiê bìỉih. Nỉìữnẹ tỉiế

hệ trước chiêm ngưỡng thượng đ ể và thiên nhiên tronq thế đối diện,
chúng ta lợi chiêm ngưỡng qua đôi mắt của họ. Sao CÌỈÚÌÌỌ, ra kỉìôno
Quan h ệ giữa con người và tự Ỉiỉũ ê n trong m ột s ố sá n g tác của Ja ck London


17

LUậN VăN THỌC s ĩ


9

NGUVỂN MINH PHƯƠNG

_______

tận hưởng môi quan hệ cội nguồn

VỚI

vũ trụ? Tại sao ta không xây

dựng một nền thơ ca hướng nội chứ không chỉ theo truyền thống và
một tôn giáo soi rạng chúng ta. Chứ không chỉ là lịch sử của tôn giáo,
được bao bọc suốt một mùa thiên nhiên, những cơn ỉũ của dòng dời
tuôn trào xung quanh chúng ta, tràn qua chúng tư bằng sức mạnh
cung ứng cho con người. Chúng chào mời chúng ta hành động tương
ứng với tự nhiên. Vậy sao ta dò dẫm trong đống xương khô của quá
khứ...? Hôm nay mặt trời vẫn đang chiếu sáng, càng cố nhiều len và
bông trên đồng ruộng. Có những mảnh đất mới, con người mới, tư

tưởng mới. Chúng ta hãy đòi hỏi phải có những công việc của riêng
mình, luật lệ và tôn giáo của riêng mình

( 20- tr 3 )

Emerson còn đưa ra lập luận rằng: tự nhiên và tinh thần con người
cùng nhau biểu hiện cái nội hàm. Tự nhiên và tinh thần có sự trùng hợp. VI
vậy, tự nhiên là cơ sở của việc vận dụng nghệ thuật và thủ pháp tượng trưng.
Từ là ký hiệu của các sự vật trong tự nhiên. Những sự vật đặc thù trong tự
nhiên là biểu tượng của những đặc thù trong lĩnh vực tinh thần. Vậy tự nhiên
là biểu tượng của tinh thần. Là một người yêu thiên nhiên, Emerson đã mua
cả một vùng đất bên bờ bắc hồ Walden ở thành phố Concord nhằm mục đích
bảo vệ cánh rừng đó. Ông tuân theo phong cách sống là hoàn toàn hoà nhập
tình cảm và tâm linh vào môi trường tự nhiên. Henry D. Thoreau đã đến
sống cùng ông ở đó và cũng là người quán triệt một cách sâu sác lý thuyết
chủ nghĩa siêu nghiệm kiểu Emerson. Ngoài ra còn có nhiều nhà văn Mỹ sau
này đã chịu ảnh hưởng quan điểm chủ nghĩa siêu nghiệm ở những mức độ
khác nhau.
Các tác phẩm của Emerson đã có ảnh hưởng và trở thành niềm cổ vũ
rất lớn cho các nhà văn thời đó và cả sau này. Ngay sau đó đã có rất nhiều
nhà văn cho ra đời những tác phẩm gây tiếng vang lớn trên văn đàn thế giới:
Tứp lều của bác Tom (1852) của Harriet Beecher Stowe; Chữ A màu dô,
Ngôi nhà bảy cột (1850) của Nathaniel Hawthorne; tập thơ Lá cỏ của Walt




---------

D A I H O C Q Ư Ó C G IA HA h l


Quan hệ giữa, con người và tự ĩìbm & ĩm ẩ
V' I



của Jack London


LUỒN
VăN THỌC
*____
« Sỉ

17

NGUV€N MINH PHƯƠNG

tân hưởng mối quan hệ cội nguồn VỚI vũ trụ? Tại sao ta không xây
dựng một nền thơ ca hướng nội chứ không chỉ theo truyền thống và
một tôn giáo soi rạng chúng ta. Chứ không chỉ là lịch sử của tôn giáo,
được bao bọc suốt một mùa thiên nhiên, những cơn Ịũ của dòng đời
tuôn trào xung quanh chúng ta, tràn qua chúng ta bằng sức mạnh
cung ứng cho con người. Chúng chào mời chúng ta hành động rương
ứng với tự nhiên. Vậy sao ta dò dẫm trong đống xương khô của quá
khứ...? Hôm nay mặt trời vẫn đang chiếu sáng, càng có nhiều len và
bông trên đồng ruộng. Có những mảnh đất mới, con người mới, rư
tưởng mới. Chúng ta hãy đòi hỏi phải có những công việc của riêng
mình, luật lệ và tôn giáo của riêng mình


( 20- tr 3 )

Emerson còn đưa ra lập luận rằng: tự nhiên và tinh thần con người
cùng nhau biểu hiện cái nội hàm. Tự nhiên và tinh thần có sự trùng hợp. Vì
vậy, tự nhiên là cơ sở của việc vận dụng nghệ thuật và thủ pháp tượng trưng.
Từ là ký hiệu của các sự vật trong tự nhiên. Những sự vật đặc thù trong tự
nhiên là biểu tượng của những đặc thù trong lĩnh vực tinh thần. Vậy tự nhiên
là biểu tượng của tinh thần. Là một người yêu thiên nhiên, Emerson đã mua
cả một vùng đất bên bờ bắc hồ Walden ở thành phố Concord nhằm mục đích
bảo vệ cánh rừng đó. Ông tuân theo phong cách sống là hoàn toàn hoà nhập
tình cảm và tâm linh vào môi trường tự nhiên. Henry D. Thoreau đã đến
sống cùng ông ở đó và cũng là người quán triệt một cách sâu sắc lý thuyết
chủ nghĩa siêu nghiệm kiểu Emerson. Ngoài ra còn có nhiều nhà văn Mỹ sau
này đã chịu ảnh hưởng quan điểm chủ nghĩa siêu nghiệm ở những mức độ
khác nhau.
Các tác phẩm của Emerson đã có ảnh hưởng và trở thành niềm cổ vũ
rất lớn cho các nhà văn thời đó và cả sau này. Ngay sau đó đã có rất nhiều
nhà văn cho ra đời những tác phẩm gây tiếng vang lớn trên văn đàn thế giới:
Túp lều của bác Tom (1852) của Harriet Beecher Stowe; Chữ A màu đỏ,
Ngôi nhà bảy cột (1850) của Nathaniel Hawthorne; tập thơ Let cỏ của Walt
Quan h ệ giữa con người và tự

của Ja c k London


IUỘN
VỒN THỌC
»________
* Sĩ


18

NGUV€N MINH PHƯƠNG

Whitman; Moby-Dick - Cá voi trắng - (1851) của Herman Melville... Những
tác phẩm này đã khiến cho Châu Âu phải chú ý và coi trọng nền văn học
Mỹ. Bởi sự mới mẻ trong sự kết hợp của chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện
thực mà trong đó bản sắc, phong cách Mỹ nổi bật, khác hẳn với bất kì nền
văn học nào ở Châu Âu và trên thế giới.
Cũng như các nhà văn theo chủ nghĩa siêu nghiệm, Jack London đặt tự
nhiên và vấn đề quan hệ giữa con người với tự nhiên vào ví trí trung tâm
trong hầu hết các tác phẩm của mình. Nếu các nhà siêu nghiệm chủ nghĩa
thể hiện sự hài hoà giữa con người và tự nhiên, thì qua những tác phẩm của
mình, Jack London đã thể hiện quan hệ và mâu thuẫn đối nghịch giữa tự
nhiên hoang sơ với nền văn minh của xã hội hiện đại, giữa cái thiện và cái ác
đang tồn tại trong xã hội...
Thiên nhiên trong sáng tác của Jack London là một thiên nhiên rộng
lớn, trải qua nhiều vùng miền: từ vùng Bắc cực hoang mạc và lạnh giá tới
miền Nam chan hoà ánh nắng ấm áp; từ những cánh rừng và thung lũng tới
đại dương bao la... Qua nhiều tác phẩm của một sô nhà văn cùng viết về
mảng đề tài này ta thấy nổi bật lên sự sáng tạo của Jack London. Chẳng hạn
như với James Fenimore Cooper, ông là nhà văn có khá nhiều tác phẩm viết
thành công về những người thổ dân và những cánh rừng hoang sơ bị người
da trắng đến xâm chiếm. Thí dụ như trong tác phẩm: "Những nẹười cuối
củng của bộ lạc Mohican", James Fenimore Cooper miêu tả những cuộc
xung đột giữa các nhóm xã hội khác nhau; giữa các giai đoạn khác nhau của
văn minh. Câu chuyện được diễn ra trong thời kỳ bọn thực dân Anh, Pháp
trong khi mở rộng quyền lực và thuộc địa của mình, đã đẩy các bộ lạc người
da đỏ đến chỗ diệt vong. Dưới ngòi bút của Cooper, người da đỏ hiện lên
không phải là những con người tàn ác, mà là những con người dũng cảm

đáng ca ngợi. Tác phẩm của James Fenimore Cooper đã thể hiện một tinh
thần nhân đạo cao quý. Nhưng bên cạnh đó, cái nhìn của ông vẫn có phần
hạn chế, người da đỏ dù có cao quý đến đâu, vẫn chỉ là loại người "dã ma
Quan h ệ giữa, con người và tự nhiên trong m ột s ố sá n g tác của Ja c k London


LlỉậN VtíN THỌC S ỉ

» ___________________________ J » ______________

19

NGU¥€N MINH PHƯƠNG

Tác giả vẫn không đặt họ ngang hàng với người da trắng. Do tác giả thuộc về
phe những người chiến thắng, nên đã bầy tỏ sự nuối tiếc và cảm phục những
đối thủ kiên cường bị chiến bại.
Trong tác phẩm của Cooper, sự hoang dã ở đây là những cánh rừng và
những người da đỏ trong thời kỳ kết thúc số phận của họ trước sức mạnh của
những người đến xâm chiếm. Vấn đề đặt ra trong tác phẩm của Cooper là: Sự
chinh phục và huỷ diệt của sự hoang dã sẽ diễn ra trong bao lâu? Dưới bàn
tay đẫm máu của thực dân Anh, Pháp và sau này là Mỹ, không chỉ bộ lạc
Mohican, mà nhiều bộ lạc da đỏ khác đã biến mất khỏi mảnh đất quê hương
mà họ đã có cuộc sống yên bình ở đó qua bao thế hệ. Những người sống sót
đã bị ép buộc ở trong các vùng đất dành riêng cho những người da đỏ và họ
phải làm nô lệ ngay trên chính mảnh đất do ông cha mình tạo lập ra. James
Fenimore Cooper đã thể hiện trong tác phẩm của mình quan điểm: tiến trình
phát triển của nền văn minh và hiện đại cũng là sự mở đầu cho quá trình huỷ
diệt của thế giới hoang dã. Sự suy yếu của những cánh rừng và sự diệt vong
của các bộ lạc người da đỏ được thay thế bởi những nét mới của nền văn

minh với cơ khí hoá, súng đạn và chiến tranh. Hệ thống hình tượng nhân vật
trong truyện của Cooper là: những người da trắng, người da đỏ, những con
ngựa, con trâu và thú rừng... Qua chủ đề và hình tượng được thể hiện trong
các tác phẩm, đã cho ta thấy được sự khác biệt giữa Cooper với Jack London.
Trong các tác phẩm của Jack London, mọi xung đột được thể hiện như
những cuộc chiến theo quy luật sinh học của chủ nghĩa Darwin - quy luật
của cuộc sống là sự cạnh tranh để sinh tồn. Đó là xung đột giữa: người và
người; người và chó sói; người và hoang mạc băng giá; người và biển...
(trong các tác phẩm: Sói biển, Người đẹp vùng băng tuyết, Tình yêu cuộc
sống, Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh trắng, Martin Eden và nhiều truyện
ngắn khác... ). Tác giả đã tạo ra những hình tượng nhân vật sống động mới
mẻ trong môi trường hoang sơ nguyên thuỷ của thiên nhiên. Jack London đã
vận dụng chủ nghĩa Darwin như một chìa khoá của nghệ thuật để mở rộng
Quan h ệ giữa con người và tự nhiên tron g m ột s ố sá n g tấc của Ja c k London


LUỘN
THỌC

* VỒN
_____*
_____

20

NGUY€N MINH PHƯƠNG

bến bờ của sự hoang dã bằng nhiều mối xung đột, từ nhiều chiều và khía
cạnh khác nhau. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của Jack
London rộng lớn hơn nhiều so với ở tác phẩm của James Fenimore Cooper.

Tất cả được khắc hoạ rất sinh động và với một nghệ thuật miêu tả rất mới lạ.
Jack London đã thể hiện những cảm nhận tinh tế về tự nhiên, khác hẳn với
các nhà văn trước ông. Tác giả đã có những phát hiện mới mẻ và sắc sảo về
thiên nhiên hoang dã. Trong tác phẩm của mình, Jack London khắc hoạ
nhiều hình tượng như: người da trắng; người da đỏ, những con vật hoang dã
như: Gấu, Hươu, Mèo rừng... Đặc biệt là những con Chó và con Sói đã trở
thành những nhân vật chính trong nhiều tác phẩm của ông. Hệ thống nhân
vật này lại được đặt trong mối quan hệ mật thiết với thế giới tự nhiên nhằm
làm nổi bật lên tính chất hoang dã, vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ, thanh bình đôi
khi cả hung bạo và dữ dội.
Vấn đề nổi bật hơn cả trong các tác phẩm của Jack London là quan hệ
giữa con người và thiên nhiên; mâu thuẫn giữa tự nhiên và văn minh và sự
lựa chọn của con người cũng như những sinh vật sống khác về việc nên xa
rời thế giới văn minh để quay trở về với thế giới tự nhiên hoang dã hay
ngược lại từ bỏ thiên nhiên để về với cuộc sống của nền văn minh hiện đại?
Qua các sáng tác của mình, Jack London đã nêu lên được những mâu thuẫn
giữa tự nhiên hoang sơ với nền văn minh hiện đại. Điều ông đặt ra ở đây là
vấn đề muôn thuở, nhức nhối mà nhân loại phải đối mặt và không dễ gì giải
quyết ngay được. Vì vậy, tác giả bằng tác phẩm của mình cũng không thể
đưa ra một quan điểm giải quyết vấn đề này một cách dứt khoát và chính
xác. Nhưng ông đã gợi ra nhiều điều khiến chúng ta phải suy ngẫm một cách
nghiêm túc để cố gắng làm sao thiết lập được mối quan hệ hài hoà giữa thế
giới tự nhiên với nền văn minh hiện đại. Đổng thời, Jack London đã chỉ ra
những tác hại của nền văn minh công nghiệp hiện đại đối với con người cũng
như môi trường tự nhiên cùng những hậu quả của nó như để cảnh báo đối với
xã hội loài người.

Quan h ệ giữa con người và tự nh iên tron g m ột s ố sá n g táo của Ja c k London



21

LUỒN VtiN THỌC S ĩ

0__________________ __________ •_______________

NGUV€N MINH PHƯƠNG

CHƯƠNG II

MÂU THUẪN GIỮA CON NGƯỜI VÀ T ự NHIÊN


Quan hệ giữa con người và tự nhiên là một mối quan hệ phức tạp: vừa
thống nhất hài hoà, vừa mâu thuẫn đối nghịch. Một mặt con người tồn tại
trong lòng tự nhiên, nhưng khác với loài động vật sơ đẳng, con người không
chỉ dựa dẫm và nương nhờ vào những gì sẵn có trong thiên nhiên để sinh
sống mà không ngừng khai phá, khai thác để cải biến tự nhiên nhằm làm cho
điều kiện sống ngày càng tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Để khai thác và cải
biến tự nhiên hoang dã con người cũng phải trải qua những cuộc vật lộn vô
cùng gian nan và cực nhọc. Hơn nữa, những hiện tượng biến chuyển bất
thường và thiên tai trong thế giới tự nhiên cũng gây nên sự tàn phá và huỷ
hoại đối với con người. Sáng tác của Jack London đã thể hiện cả hai mặt này
trong quan hệ giữa con người và tự nhiên.

2.1 - Con người riêng lẻ và cô đơn vượt trội trong cuộc tranh
đua giữa muôn loàỉ.
Con người và thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó mật thiết, bởi thiên
nhiên là nguồn sống, nơi nuôi dưỡng sự hình thành và phát triển của con
người cũng như vạn vật. Đó cũng là một mối quan hệ phức tạp, vừa hài hoà

lại vừa mâu thuẫn. Thiên nhiên có khi như người mẹ hiền hoà, trìu mến nâng
đỡ con người trên chặng đường sinh tồn và phát triển. Nhưng cũng có khi
thiên nhiên trở nên hung dữ, bạo liệt, gây nên bao thách thức, trở ngại cho
con người. Dưới lăng kính nghệ thuật của chủ nghĩa tự nhiên, trong cuộc đấu
tranh giữa con người với thiên nhiên, những con người mạnh mẽ và kiên
cường bao giờ cũng có thể vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn và chiến thắng.
Quan h ệ giữa con người và tự nh iên trong m ột s ố sả n g tác của Ja c k London


×