match
COMMUNITY DAY
Chuẩn bị cho học sinh thành công trong đại học và xa hơn
SỔ TAY GIA ĐÌNH
2014-15
Cập nhật Tháng 8-2015
MATCH Community Day Charter Public School là trường công lập miễn phí với mục
tiêu là chuẩn bị cho trẻ em vùng Boston có bằng đại học, đặc biệt là những em đang
học Tiếng Anh và những em ở trong gia đình chưa có ai lấy bằng đại học, bằng cách
phát triển lòng can đảm, tinh thần kỷ luật, và sự bền bỉ.
www.matchschool.org
1
MỤC LỤC
Tuyên Ngôn Mục Tiêu ..................................................................................................................................................5
Tầm Nhìn và Giá Trị Nhà Trường .................................................................................................................................5
Văn Hóa Nhà Trường ....................................................................................................................................................5
Các Tính Chất Cơ Bản của Trường .................................................................................................................................6
Chương Trình Giảng Dạy ...............................................................................................................................................8
Mẫu Thời Khóa Biểu Của Học Sinh Cho Những Ngày Học Nguyên Ngày..................................................................11
Dạy Kèm MATCH Corps...............................................................................................................................................11
Chương Trình Học Thứ Bảy và Chương Trình Học Hè ...............................................................................................12
Tiêu Chuẩn Lên Lớp................................................................................................................................................. ......12
Assessments………………………………………………………………………………………………………… 13
Bản Báo Cáo Thành Tích, Phiếu Điểm, và Họp Phụ Huynh..........................................................................................14
Học Kỳ ...........................................................................................................................................................................14
Thông Tin Cho Học Sinh Có Nhu Cầu Đặc Biệt............................................................................................................14
Life's Work.....................................................................................................................................................................14
Fantastic's Friday/ Các Chuyến Đi Ngoại Khóa.............................................................................................................15
Quy Định Về Điểm Danh...............................................................................................................................................18
Quy Định Về Đồng Phục ...............................................................................................................................................20
Ăn Mặc Chỉnh Tề............................................................................................................................................................22
Cách Cư Xử/Quy Tắc trong Nhà Vệ Sinh......................................................................................................................23
Đồ Chơi, Điện Thoại Di Động, & Những Thiết Bị Điện Tử........................................................................................23
STARS ....................................................................................................................... ....................................................24
Cách Cư Xử Trong Hành Lang
...............................................................................................................................25
Các Hình Phạt Kỷ Luật ................................................................................................................................................26
Tuyệt Đối Không Khoan Dung........................................................................................................... ..........................27
Mất Đặc Quyền.............................................................................................................................................. ...............28
Đình Chỉ Học Tại Trường.............................................................................................................................................28
Đình Chỉ Học............................................................................................................................ ....................................28
Qui Trình Đuổi Học......................................................................................................................................................29
2
Đối Phó Với Các Học Sinh Có Các Hành Vi Nguy Hiểm……………………………………………………………32
Quy Định Giam Giữ………………………………………………………………………………………………......32
Kỷ Luật Đối Với Học Sinh Có Nhu Cầu Đặc Biệt ......................................................................................................33
Lục Soát Của Nhà Trường ...........................................................................................................................................33
Hình Phạt Nhóm ...................................................................................................................... .....................................34
Y Tá ........................................................................................................................ ....................................................35
Chính Sách Sức Khỏe ...................................................................................................................................................35
Hồ Sơ Y Tế............................................................................................................................. .......................................36
Chương Trình Dinh Dưỡng............................................................................................................................................36
Dị Ứng Thức Ăn.............................................................................................................................................................37
Sức Khỏe Tại Gia ...........................................................................................................................................................38
Thông Tin Liên Lạc Của Nhà Trường ..........................................................................................................................39
Sự Tham Gia của Phụ Huynh.........................................................................................................................................39
Liên Lạc với Gia Đình....................................................................................................................................................40
Chuyên Chở....................................................................................................................................................................40
Đóng Cửa Vì Bão Tuyết...............................................................................................................................................41
Học Sinh Sử Dụng Điện Thoại.................................................................................................................... ................ 41
Quy Định Tham Quan Trường........................................................................................................................................42
Đồ Dùng bị Thất Lạc/Đánh Cắp.....................................................................................................................................42
Tổ Chức Sinh Nhật............................................................................................................................. ...........................42
Hồ Sơ Học Sinh............................................................................................................................................................43
Quy Định Chống Kỳ Thị..................................................................................................................................................43
Thủ Tục Khiếu Nại Của Phụ Huynh Và Học Sinh...........................................................................................................44
Phụ Lục A: Sự Cam Kết Giữa Trường Match Community Day - Phụ Huynh - Học Sinh..............................................46
Phụ Lục B: Lịch Học......................................................................................................................................................48
Phụ Lục C: Thông Tin Liên Lạc của Giáo Viên.............................................................................................................48
Phụ Lục D: Quy Định Nhập Học....................................................................................................................................50
3
NHÀ TRƯỜNG
TUYÊN NGÔN MỤC TIÊU
Trường MATCH Community Day Charter Public School là trường công lập miễn phí với mục tiêu là chuẩn
bị cho trẻ em vùng Boston có bằng đại học hoặc tiến xa hơn, đặc biệt là những em đang học Tiếng Anh và
những em ở trong gia đình chưa có ai lấy bằng đại học.
TẦM NHÌN VÀ GIÁ TRỊ CỦA TRƯỜNG
Mục tiêu của Match là tất cả các học sinh, bất kể xuất thân từ hoàn cảnh gia đình, tiếng mẹ đẻ, và truyền
thống giáo dục trong gia đình như thế nào, đều có thể đậu vào và tốt nghiệp đại học. Hơn nữa chúng tôi tin
rằng việc bước vào đại học là đường đi tốt nhất cho các học giả từ những gia đình thu nhập thấp, để các em
có thể thoát khỏi cảnh nghèo theo các thế hệ trước. Chúng tôi cam kết sẽ giúp đỡ các em bằng các sự giảng
dạy xuất sắc, phụ đạo cá nhân hằng ngày , ngày học dài hơn, mạng kết nối với gia đình dày đặc, và chương
trình giảng dạy chất lượng dựa theo các tiêu chuẩn đánh giá, để đảm bảo rằng mỗi học sinh có thể đạt được
mục tiêu nói trên.
Tiềm ẩn trong tất cả những gì chúng tôi làm là một chủ đề, được thường xuyên củng cố với học sinh và gia
đình, rằng những gặt hái của họ là kết quả của lòng can đảm, tinh thần kỷ luật, và sự bền chí. Đó là
những giá trị của chúng tôi.
TUYÊN BỐ QUAN TRỌNG:
MCD là một cộng đồng chấp nhận các nền văn hóa khác nhau từ các gia đình, và các nhu cầu học tập đa
dạng của học sinh trong một môi trường an toàn, nghiêm nghặt và thân thiện. Tại MCD, chúng tôi mong
rằng các bậc phụ huynh, học sinh và nhân viên sẽ cảm thấy có quyền năng, được ủng hộ, thông cảm, và thử
thách.
VĂN HÓA CỦA TRƯỜNG
Văn hóa của trường MATCH Community Day sẽ được đặt nền tảng trên lòng tin tuyệt đối rằng tất cả trẻ
em đều có thể và sẽ học tập và rằng việc ấy cần đến lòng can đảm, trách nhiệm, và sự bền chí từ phía
mỗi thành viên trong cộng đồng. Thông điệp “việc chúng ta làm rất quan trọng” được ngấm vào trong
văn hóa của chúng tôi. Chúng tôi không ngừng tán dương thành tích học tập, làm việc cật lực nhằm nuôi
dưỡng một môi trường tích cực chung quanh sự thành công trong học vấn.
Gia đình là trọng tâm đối với việc làm của chúng tôi. Họ sẽ được hoan nghênh trong ngày, làm thiện
nguyện khắp trường, và gặp gỡ với thầy cô và giáo viên dạy kèm của con em họ. Chúng tôi ca ngợi di sản
truyền thống của gia đình, qua những trưng bày bằng hình trong hành lang và lớp học, thư viện lớp, nội
dung lớp gồm cả xã hội học và âm nhạc, và trong lớp chủ nhiệm và những nghi lễ và trình diễn toàn trường.
4
Bầu không khí tương trợ sự học hỏi được thiết lập và duy trì: trong lớp học, trong hành lang, và bên ngoài
trường học, bao gồm cả trên xe buýt. Quy Tắc Hạnh Kiểm của chúng tôi được giữ gìn một cách nghiêm
khắc ở mọi lúc. Tất cả học sinh và phụ huynh phải ký giao ước mỗi đầu năm học đồng ý sẽ tuân theo
những nguyên tắc vạch ra trong Quy Tắc Hạnh Kiểm. Văn hóa của chúng tôi an toàn, tích cực, và tập
trung.
5
CHNG TRèNH HC
Trng MATCH Community Day cam kt tn ty i vi vic nuụi dng s phỏt trin v tng tin ca
hc sinh v nhng nh lónh o tinh thn trong khi vn duy trỡ mt chng trỡnh ging dy nghiờm ngt
chun b cho cỏc em tt nghip t trng i hc bn nm. t c mc tiờu ny, trng MATCH
Community Day hot ng trờn mt ngy hc di hn v mt nm hc di hn, bao gm chng trỡnh hc
Mựa Hố Thỏng 7 dnh cho mt s khi lp.
Niờn Hc 2014/2015 s bt u vo Th Ba Ngy 2 Thỏng 9 cho hc sinh Trong tun u tiờn i hc,
chỳng tụi s dy cho hc sinh nhng phộp tc v sinh hot hng ngy ca trng.
Xe buýt a ún s c cung cp cho tt c hc sinh, min l cỏc em thc hnh ỳng theo ni quy. Bui
sỏng v bui tra s c phc v mi ngy.
CC TNH CHT C BN CA TRNG
Chng trỡnh ging dy ca MATCH Community Day i kt theo Khuụn Kh Chng Trỡnh Giỏo Dc
Massachusetts, v Nhng Tiờu Chun ca Match. Trng tõm ca chng trỡnh ging dy, cỏch ging dy,
v nhng bin phỏp ỏnh giỏ l chun b cho hc sinh c thnh cụng trong trng i hc bn nm
hoc xa hn.
t c nhim v thnh cụng trong i hc, trng chỳng tụi cú 4 yu t then cht:
1. S hng dn u tỳ, c bit phn c vit v phỏt trin ngụn ng th hai.
Chỳng tụi tin rng s ging dy cht lng cao l thit yu i vi mt ngụi trng thnh cụng. Vic ny
bao gm ni dung (nhng k nng v khỏi nim thit thc v cht ch) v nhng phng phỏp ging dy
hu hiu giỳp cho hc sinh nm vng cỏc k nng v khỏi nim ny. Giỏo viờn ca MATCH Community
Day s rt kinh nghim trong nhng chi tit ca vic tip thu ngụn ng v nhng chin lc, gm ni dung
phự hp vi trỡnh , v vic ging dy ngụn ng hc ng mt cỏch rừ rng, s thỳc y s tin b ca
hc sinh, nhng em n vi chỳng tụi i din cho hng lot nhiu trỡnh phỏt trin Anh ng, nhu cu c
bit, v kinh nghim trong mụi trng hc ng khỏc nhau.
2. Ngy hc di vi nột ni bt l vic Dy Kốm Cao Riờng Tng Cỏ Nhõn
Dy kốm cao l yu t then cht cho s thnh cụng ca hc sinh chỳng tụi. Chỳng tụi tin rng, ngoi
nhng li ớch hc vn, hc sinh cũn ớch li t vic duy trỡ dy kốm, v giỏo viờn ớch li t s h tr c
gia tng.
3. Cam kt luụn tip tc ci thin (theo xu hng d liu)
Trng v giỏo viờn ca chỳng tụi liờn tc suy ngm v cỏch ging dy, v dựng d liu a dng v ỏng
tin cy bỏo cỏo vic dy hc ca h, gm nhng ủaựnh giaự nhaọn ủũnh thuụứng xuyeõn (STEP), bi
kim tra, h s lu gi liờn tip, v nhng bin phỏp ỏnh giỏ khụng hp thc. Mt khi giỏo viờn ó phõn
tớch d liu phự hp, h thi hnh cỏc chin lc ỏp ng nhng nhu cu ú. Hc sinh bit rừ mi bi hc
ũi hi gỡ chỳng v chỳng cú th k vng hc hi c gỡ t bi hc, v i ng giỏo viờn gieo rc nim
tin ni hc sinh rng trớ tu phỏt trin t vic lm chm ch.
4. Chỳ trng s hp tỏc tớch cc ca ph huynh
Bng cỏch kờu gi s v gy dng lũng tin ni ph huynh, chỳng tụi cú kh nng giỳp hc sinh tng thờm
sc c gng v t n nhng tiờu chun cao hn. Giỏ tr v vic thc hnh ny vn l nn tng ca phng
phỏp MATCH v, nh ó c trỡnh by phn quan im nh trng, gia ỡnh l trng tõm i vi vic
lm ca chỳng tụi ti MATCH Community Day.
6
Mọi gia đình tại MATCH Community Day sẽ nhận một cuộc gọi từ trường mỗi tuần, các Đêm Cha Mẹ để
hiểu thêm về những phương pháp hỗ trợ học vấn và về sức khỏe con em (bằng ngôn ngữ mẹ đẻ), và những
lễ tuyên dương thành tích của học sinh. Những thành viên trong gia đình có thể nhận trách vụ người đại
diện Hội Đồng Phụ Huynh, hoặc các tình nguyện viên về các vấn đề khác ở trường.
7
THÀNH PHẦN CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
Toán:
ENGAGENY
Chúng tôi đặ mục tiêu đào tạo các nhà toán học có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau để tự thử thách
bản thân, tìm hiểu, và giải các bài toán phức tạp. Các lối dạy học toán hiệu quả sẽ giúp học sinh hoàn thành
bài tập thông qua việc áp dụng các kỹ thuật logic, và giải thích tại sao và như thế nào mà bài toán đó phải
giải như vậy. Chúng tôi dùng chương trình dạy EngageNY, chương trình theo các tiêu chuẩn của chương
trình common core. Chương trình này yêu cầu học giả suy nghĩ sâu sắc, và phải phải giải thích rõ ràng bài
toán mà em làm sau những quy tắc giúp em giải toán. Chương trình được tạo ra để giúp nhấn mạnh sự
chuyển đổi trong môn toán của common core.
Chuyển Đổi 1
Chuyển Đổi 2
Chuyển Đổi 3
Chuyển Đổi 4
Chuyển Đổi 5
Chuyển Đổi 6
Các Chuyển Đôỉ Trong Môn Toán
Tập trung
Kết nối
Lưu loát
Hiểu Sâu
Áp Dụng
Độ Khó Song Song
Lịch Học Toán Mỗi Ngày
Lịch Học Toán Mỗi Ngày cung cấp mỗi ngày 15 phút ôn và coi trước các khái niệm; đây là cơ hội cho học
sinh tập phát triển sự hiểu biết về các khái niệm, dẫn đến sự thành thục. Lịch này bao gồm các bài toán
luyện tập (suy luận, giải toán, phát triển ngôn ngữ và khái niệm số, và phát triển cách giải toán). Khái niệm
con số là khái niệm cốt lõi, với chú trọng trong việc hiểu con số và giá trị của các chữ số trong con số. Các
kỹ năng giúp thông thạo trong tính toán được cải thiện hằng tháng trong tất cả các khối lớp để các em có thể
thành thạo. The Mathematical Practices of the Common Core (Các Bài Tập Toán của Common Core là quá
t nh hiển nhiên trong cuộc thảo luận hằng ngày trong chương trình Lịch Học Toán Mỗi Ngày.
Đọc:
Tại Match Community Day, mục đích của chúng tôi là xâu dựng một môi trường đọc sách để giúp các em
trở thành những người ham đọc sách và viết lách. Học sinh hoàn thiện kỹ năng đọc và viết ở khối K1-2 và
bắt đầu học cách thảo luận về các cuốn sách trong nhóm nhỏ. Bắt đầu năm lớp ba, học sinh đọc các chương
sách dài hơn một các độc lập, và tham gia các câu lạc bộ đọc sách. Mỗi học sinh sẽ được quan sát kỹ càng
bằng các hoạt động khác nhau; thảo luận 1 trên 1, quan sát trong lớp, Bài Đánh Giá Đọc Hiểu STEP, và
Đánh Giá Interim.
Thành phần của chương trình Đọc Hiểu gồm:
Đọc Thành Tiếng: Giáo viên đọc thành tiếng và làm mẫu cho học sinh
Các Hội Thảo Đọc Sách: Giáo viên sẽ ôn lại và cho HS thực hành các kỹ năng đọc sách đã được dạy trong
Đọc Thành Tiếng. Giáo viên sẽ tổng hợp các kỹ năng như đọc thay phiên, đọc đồng loạt, và đọc thành từng
nhóm để giúp đỡ và cho các em tích cực tham gia vào việc đọc.
8
Đọc Một Mình: Học sinh đọc một cuốn sách theo cấp độ của bản thân để tập đọc sách và hoàn thiện kỹ
năng được dạy trong ngày:
Khối
Phút
K1
5-8
K2
30
Khối 1
35
Khối 2
35
Khối 3
40
Khối 4
45
Hội Thảo Viết Lách: Đây là một thời gian cố định dành để lên kế hoạch, viết nháp, sử chữa và đăng các
bài viết của học sinh. Giáo viên có thể tổng hợp các bài viết mẫu, các bài viết được chia sẻ, và các bài viết
giao diện, để làm mẫu các kỹ năng cho học sinh.
Đọc Dưới Sự Hướng Dẫn: Trong thời gian này, học sinh tập các kỹ năng mà em đã học trong Hội Thảo
Đọc Thành Tiếng và Hội Thảo Đọc Sách. Các em luyện tập bằng cách thảo luận về sách được giao bởi giáo
viên.
Phụ Đạo Nhóm: 1 giờ mỗi ngày, bao gồm một hoặc nhiều hơn trong các điều sau đây:
Các yếu tố từ vựng khi đọc (làm rõ, hướng dẫn từ vựng)
Kế Hoạch Bài Học Được Soạn Bởi Giáo Viên (phụ thuộc vào nhu cầu của số đông
Đọc Ở Nhà: Mỗi học sinh tại Match Community Day đọc một mình hoặc cùng với gia đình mỗi ngày để
tạo thói quen và kỹ năng đọc – Mỗi học sinh được yêu cầu đọc 20-30 phút mỗi ngày và ghi lại tựa sách và
tác giả trong Nhật Ký Đọc (Reading Log)
Các mức độ của bài Đánh Giá Đọc Hiểu STEP được trình bày trong trang sau:
9
10
THỜI KHÓA BIỂU MẪU CỦA HỌC SINH TRONG NHỮNG NGÀY HỌC ĐẦY ĐỦ
7:10 sáng
Cửa mở; xe buýt đến trường trước 7:45
7:10sáng to 7:50sáng
Ăn sáng/Làm bài tập Bright Work
7:50sáng to 8:00sáng
Tập Họp Khối
8:00sáng to 11:00sáng
Đọc/Viết
11:00sáng to 12:00chiều
Ăn trưa và ra chơi
12:00chiều to 4:00chiều
Toán, Thể Dục hoặc Âm Nhạc, Khoa Học, và Xã Hội Học (1 tieáng
nguû tröa cho học sinh K1 &K2)
4:15pm
Tan trường
DẠY KÈM MATCH CORPS
Tất cả các trường MATCH đều có những giáo viên dạy kèm được gọi MATCH Corps làm việc toàn thời
gian và đã tốt nghiệp đại học. Tại trường MATCH Community Day, MATCH Corps hình thành bởi 40-50
giáo viên dạy kèm được điều hành bởi Tutorial Content Leads.
Giáo viên dạy kèm MATCH Corps làm việc không ngừng để xây dựng mối quan hệ sâu sắc với học trò của
họ, phục vụ với tư cách cố vấn và huấn luyện viên trong học tập của học sinh. Học sinh được dạy kèm môn
Đọc Viết Anh Ngữ và Toán bởi cùng một giáo viên dạy kèm trong suốt năm học mỗi ngày 2 tiếng, năm
ngày một tuần (học sinh k1 & k2 chỉ được 1 tiếng rưỡi vì thời gian ngủ trưa . Giáo viên dạy kèm nói
chuyện với phụ huynh/người giám hộ của mỗi học sinh ít nhất một lần mỗi tuần để hỗ trợ cho phúc lợi cá
nhân, xã hội, và học đường của đứa trẻ.
Là một trường học công lập, MATCH cung cấp dịch vụ này miễn phí đến mỗi học sinh. Ngược lại, học
sinh phải học chăm chỉ và chứng tỏ lòng can đảm, trách nhiệm, và sự bền chí họ cần để được thành công
trong đại học và xa hơn. Học sinh trường MATCH Community Day phát triển một mối quan hệ mới với
một giáo viên dạy kèm mỗi năm, và từ đó phát triển một mạng lưới vững chắc gồm nhiều người cố vấn và
gương mẫu.
CHƯƠNG TRÌNH HỌC MÙA HÈ
Tất cả học sinh khối K2 và khối 3 đều phải tham gia Chương Trình Học Hè trong bốn tuần của Tháng Bảy
để học thêm và duy trì nền tảng kiến thức cũng như thói quen hành.Chương Trình Học Mùa Hè rất quan
trọng trong việc giúp chúng tôi đạt được mục tiêu đề ra là giúp các em vào đại học hoặc xa hơn. Phụ
Huynh nên dành kỳ nghỉ hè vào Tháng 8.
TIÊU CHUẨN LÊN LỚP
Hai yếu tố được xét trong quyết định cho lên lớp: bảng điểm danh và sự hiểu biết thông thạo theo trình độ
của cấp lớp, như được trích dẫn trong phiếu điểm.
Điểm danh:
11
Những học sinh có hơn 20 ngày nghỉ trong năm học sẽ ở lại lớp. Xin vui lòng tham khảo thêm chi tiết ở
phần Quy Định về Điểm Danh của sổ tay này.
Sự Hiểu Biết Thơng Thạo Theo Trình Độ Cấp Lớp:
Giáo viên trường MATCH Community Day dựa vào thành tích của học sinh so sánh với những tiêu chuẩn học tập của
Khn Khổ Chương Trình Giáo Dục Massachusetts (MCF để quyết định cho lên lớp. Những chuẩn mực theo trình
độ cấp lớp ấy được dùng để xác định số điểm trong phiếu điểm của học sinh. Phiếu điểm được gởi về nhà ba lần trong
năm và mơ tả các mục tiêu và thành tích học tập của học sinh, cũng như thành tích hạnh kiểm và lãnh đạo của em.
Học sinh đòi hỏi phải thơng thạo tất cả những chuẩn mực khi kết thúc mỗi cấp lớp. Các số điểm được dựa trên thang
điểm 1-4:
1- Học sinh bày tỏ sự hiểu biết rất ít và cần sự giúp đỡ đáng kể.
2- Học sinh bày tỏ sự hiểu biết có hạn chế và cần thêm giúp đỡ.
3- Học sinh bày tỏ sự hiểu biết tốt.
4- Học sinh bày tỏ sự hiểu biết vượt trội trên mức thơng thạo căn bản.
Để có thể tốt nghiệp từ trường tiểu học (lớp K1 – 5), học sinh đã phải được cho lên lớp một cách thành cơng
như miêu tả trên. Họ bắt buộc phải đạt số điểm qn bình thấp nhất là 2 vào cuối năm trong các mơn chính,
Tốn, ELA, Khoa Học, và Xã Hội Học.
Nếu một học sinh MATCH Community Day khơng đạt được điểm qn bình là 2, trò ấy sẽ phải lặp lại lớp
và học lại tất cả bài tập trong năm sau.
Những tiến cử cho lên lớp được đưa ra bởi giáo viên đứng lớp, giáo viên dạy chương trình đặc biệt, và các
nhân viên điều hành. Quyết định lên lớp sẽ được đưa ra bởi Hiệu Trưởng. Nhà trường bảo tồn quyền hạn để
đưa ra những ngoại lệ đối với chính sách này trong tình huống đặc biệt.
SỰ ĐÁNH GIÁ
Trường và giáo viên của chúng tơi liên tục suy ngẫm về cách giảng dạy, và dùng dữ liệu đa dạng và đáng
tin cậy để báo cáo việc dạy học của họ, gồm những đánh giá nhận đònh thøng xuyên (STEP), bài
kiểm tra, hồ sơ lưu giữ liên tiếp, và những biện pháp đánh giá khơng hợp thức. Một khi giáo viên đã phân
tích dữ liệu phù hợp, họ thi hành các chiến lược để đáp ứng những nhu cầu đó. Học sinh biết rõ mỗi bài học
đòi hỏi gì ở chúng và chúng có thể kỳ vọng học hỏi được gì từ bài học, và đội ngũ giáo viên gieo rắc niềm
tin nơi học sinh rằng trí tuệ phát triển từ việc làm chăm chỉ.
Chúng tơi dùng ba bài đánh giá khác nhau:
1) STEP – Đánh giá Đọc Hiểu STEP là sự đánh giá về tiến bộ trong việc đọc, phương tiện giảng dạy, hệ
thống quản lý thơng tin bài giảng để xác định chương trình giảng dạy và đánh dấu các tiến bộ của các học
sinh từ khối mầm non đến lớp ba khi mà các em học cách đọc và nghiên cứu. STEP giúp cho đội ngũ giáo
viên áp dụng phương pháp phát triển mới để dạy tập đọc, dùng bằng chứng cụ thể để đưa vào giảng dạy và
giới thiệu mục tiêu ngăn ngừa dựa vào các chứng minh có được. Trường Đại Học Chicago Urban Education
Institute (UEI đã tạo ra chương trình STEP hơn một thập niên và đã làm việc với Trường Cơng Lập
Chicago và các nơi khác về nghiên cứu này.
2 Đánh Giá Achievement Network – Interim được thực hiện 6-8 tuần một lần ở các khối 2 đến 4 để chuẩn
bị cho kỳ thi PARCC Tốn và ELA.
3 Đánh Giá Interim: Giáo viên tạo ra các bài đánh giá tạm thời cho các khối lớp K1 đến lớp 1 để đánh dấu
tiến trình của học sinh và đảm bảo học sinh đang đi đúng hướng để hồn thành mục tiêu cuối năm.
Tiến bộ trong các mơn học khác bao gồm Khoa Học, Xã Hội Học, Âm Nhạc, và Thể Dục được đánh dấu
bằng các bài kiểm tra, đánh giá tạm thời, và các quan sát hằng ngày. Mơn Viết được đánh giá vào cuối mỗi
12
chương cùng với Teacher’s College Reading and Writing Project Narrative, Information và Opinion
Writing Continuums.
BẢN BÁO CÁO THÀNH TÍCH, PHIẾU ĐIỂM, VÀ HỌP PHỤ HUYNH
Ngoài những cuộc gọi hàng tuần, giáo viên và cô thầy dạy kèm sẽ dùng các bản báo cáo tiến triển và phiếu
điểm để truyền đạt thành tích học tập và hạnh kiểm của học sinh.
Các Bản Tường Trình sẽ được gửi về nhà vào giữa các học kỳ để phụ huynh biết các em đang học
như thế nào. Phụ huynh phải ký vào và mang lại cho trường vào ngày hôm sau.
Phiếu Điểm sẽ được giải thích bởi giáo viên và được đưa cho phụ huynh trong cuộc họp Phụ
Huynh-Giáo Viên được tổ chức vào tối thứ Năm và nguyên ngày thứ Sáu vào cuối học kỳ 1 và 2.
o Không có cuộc họp Phụ Huynh-Giáo Viên vào cuối học kỳ 3
o Giáo Viên sẽ sắp xếp gặp mỗi phụ huynh 20 phút.
o Thông dịch viên sẽ sẵn sàng nếu quý vị cần.
Gia đình được khuyến khích là đặt lịch hẹn với giáo viên, phụ đạo viên của học sinh, Hiệu Trưởng, và các
nhân viên khác nếu cần.
Học Kỳ:
MATCH Community Day thực hiện theo Lịch Ba Học Kỳ trong một năm học. Lịch ba học kỳ như sau:
Học Kỳ 1: Đầu năm học đến Tháng 11
Học Kỳ 2: Tháng 12 đến Tháng 3
Học Kỳ 3: Tháng 3 đến Tháng 6
Học Hè: Tháng 7
ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐẶC BIỆT
MATCH Community Day cung cấp dịch vụ giáo dục đặc biệt cho học sinh theo đúng quy định của luật
giáo dục đặc biệt của tiểu bang và liên bang, M.G.L C.71B và Đạo Luật Giáo Dục cho Những Cá Nhân
Khuyết Tật (IDEA) và các quy tắc thi hành những luật ấy. Gíam Đốc Giáo Dục Đặc Biệt giữ gìn tất cả
những hồ sơ giáo dục đặc biệt đúng theo quy định của luật pháp tiểu bang và liên bang; sắp xếp tất cả
những cuộc họp tái xét IEP; phối hợp tu nghiệp chuyên môn cho nhân viên giảng dạy cũng như dạy
kèm; sắp xếp các cuộc họp thích ứng hàng tuần với nhân viên giảng dạy; và hỗ trợ giáo viên và thầy cô
dạy kèm đưa ra chương trình giảng dạy phù hợp, biện pháp đánh giá, và tu sửa cách hướng dẫn. Khi
phụ huynh hoặc giáo viên có bất cứ thắc mắc gì về tiến trình của học sinh, họ sẽ tìm hiểu bằng cách liên
lạc với Giám Đốc Giáo Dục Đặc Biệt. (Xin vui lòng xem Phụ Lục C: Thông Tin Liên Lạc Của Giáo
Viên). Một khi đã liên lạc với Giám Đốc, đội ngũ sẽ xem xét học sinh có nhu cầu gì bằng các bài đánh
giá khác nhau. Các kế hoạch sẽ được đề ra và xem xét hằng năm. Thêm vào đó, MCD lập ra hội Special
Education Parent Advcacy Committee (PAC). Hội này có chủ nhiệm là một thành viên được bầu cử, và
họp mặt mỗi tháng một lần. Đây là nguồn thông tin dành cho tất cả mọi phụ huynh, dù cho có con có
nhu cầu đặc biệt hay không.
ĐỜI SỐNG HỌC SINH
13
CÔNG VIỆC CỦA CUỘC SỐNG (LIFE’S WORK)
Ở trường MATCH Community Day, bài tập về nhà được gọi là Life’s Work (Công Việc của Cuộc
Sống) bởi vì học sinh đang phát triển lòng can đảm, trách nhiệm, và sự bền chí cho “cuộc sống” bằng
cách thực hành thật tốt ở nhà với gia đình. Học sinh sẽ nhận và dự kiến phải hoàn tất Life’s Work
mỗi tối và cuối tuần. Ngoài bài tập Life’s Work, học sinh còn phải tự đọc sách 20 phút hoặc cùng đọc
với người nhà.
Life’s Work sẽ được gởi mang về nhà trong tập bài vở Life’s Work. Bên trong tập bài vở Life’s Work,
học sinh sẽ có một nhật ký bài tập. Tất cả bài tập Life’s Work của trường đều phải được ký bởi người
lớn mỗi tối. Trước khi ký tờ Life’s Work mỗi tối, phụ huynh nên xem qua bài làm của con em và đảm
bảo mọi thứ đã hoàn tất.
Chúng tôi khuyến khích phụ huynh duyệt mỗi bài tập với con em và xem lại cách làm. Sinh hoạt mang
tính liên kết này xây dựng đối thoại chung giữa con em và phụ huynh và sẽ kích thích cũng như thúc
đẩy đứa trẻ. Phụ huynh nên tùy nghi đánh dấu những bài tập bị sai và cùng làm lại với con em để
chứng tỏ mình cũng coi trọng sự bền chí và để cho đứa trẻ có thêm tập luyện. Bài tập Life’s Work cần
được mang lại trường trong tập bài vở Life’s Work, và tập bài vở cần được nộp bằng cách thức được
chỉ định khi học sinh đến trường.
Học sinh sẽ không bao giờ được miễn làm bài tập Life’s Work bất kể vì lý do gì. Nếu học sinh vắng
mặt, học sinh sẽ cần làm đầy đủ bài tập Life’s Work không trễ hơn một ngày sau khi trở lại trường (trừ
khi giáo viên đã chấp thuận sự gia hạn).
Những học sinh không nộp bài tập Life’s Work hoặc không hoàn tất ở mức độ thỏa đáng sẽ bị lỗi vi
phạm Life’s Work nhằm rèn luyện tinh thần trách nhiệm và sự gánh vác những trách nhiệm. Học sinh
sẽ bị lỗi vi phạm Life’s Work cho những lý do sau đây:
không có chữ ký trên bài tập Life’s Work,
bài tập Life’s Work đã được bắt đầu làm nhưng không hoàn tất,
bài tập Life’s Work phản ánh sự kém nỗ lực,
tập bài vở của Life’s Work bị bỏ quên ở trường,
tập bài vở của Life’s Work bị bỏ quên trên xe buýt, hoặc
tập bài vở Life’s Work bị bỏ quên ở nhà;
Phụ huynh sẽ được thông báo ngay trong ngày học sinh bị lỗi vi phạm Life’s Work để họ có thể làm
việc với con em mình nhằm sửa chữa vấn đề. Nếu tình trạng không trở nên tốt hơn, phụ huynh/người
giám hộ sẽ được yêu cầu họp với Hiệu Trưởng hoặc nhân viên hành chính khác.
NHỮNG ĐÒI HỎI CỦA BÀI TẬP LIFE’S WORK
Giáo viên sẽ:
Tạo những bài tập đầy ý nghĩa.
Đảm bảo rằng bài tập Life’s Work được ghi chép vào sổ ghi chép công việc hàng ngày.
Chắc chắn rằng học sinh đã hiểu rõ mỗi bài tập.
Liên kết bài tập với điều giảng dạy trong lớp và thay đổi kiểu cách của những bài tập.
Dùng bài tập Life’s Work như một cách kiểm lại sự thấu hiểu nội dung hoặc kỹ năng nào đó.
Cung cấp phản hồi tức thời khi bài tập đã được hoàn tất.
14
Học sinh sẽ:
Nhanh chóng thông báo cho phụ huynh/người giám hộ về bài tập Life’s Work bằng cách đưa họ xem
sổ ghi chép hàng ngày của Life’s Work.
Chịu trách nhiệm cho việc hoàn tất bài tập đúng hạn, chính xác, và gọn gàng.
Làm đầy đủ bài tập bị thiếu vì vắng mặt.
Đọc sách mỗi ngày.
Luôn luôn cố gắng hết sức.
Phụ huynh sẽ:
Cung cấp một nơi yên tĩnh cho bài tập Life’s Work và bài đọc vào một giờ giấc sớm để cho đứa trẻ
ngủ được 10-12 tiếng.
Giúp học sinh phát triển tinh thần trách nhiệm phải hoàn tất những bài tập.
Biết rõ tất cả những bài tập (hỏi và nhìn vào sổ ghi chép hàng ngày của Life’s Work , kiểm lại bài của
đứa trẻ, và giúp đỡ khi cần thiết.
Đảm bảo tất cả bài tập được hoàn tất.
Nói chuyện thật NHIỀU với con của mình về những gì em đã học được ở trường và khuyến khích con
em phát triển một thái độ tích cực đối với việc học.
Đọc sách cho con mình nghe hoặc cùng với con mình đọc ít nhất 20 phút mỗi tối và ký tên vào sổ nhật
ký bài đọc.
Dành thời gian để con em đọc sách cho mình nghe.
CÁC CHUYẾN ĐI NGOẠI KHÓA
Những chuyến khảo du là một phần của chương trình giáo dục và sẽ được tổ chức thường xuyên bởi giáo
viên. Trong những hoạt động này, điều quan trọng là học sinh phải có trách nhiệm với hành vi của mình bởi
vì thường các điểm tham quan nằm ngoài phạm vi của trường và các em đang đại diện cho trường Match.
Tất cả các nội quy nhà trường và biện pháp kỷ luật áp dụng cho các chuyến đi ngoại khóa. Mỗi khi học sinh
đi ngoại khóa, phụ huynh sẽ được gửi một tờ giấy có đủ thông tin về chuyến đi và xin sự đồng ý của phụ
huynh bằng cách để ký tên.
Chúng tôi hy vọng quý phụ huynh sẽ tham gia vào các hoạt động của Match Community Day! Phụ Huynh
được khuyến khích tham gia tình nguyện vào các ngày Fantastic Fridays và các ngày dã ngoại. Chúng tôi
cần các tình nguyên viên cam kết ủng hộ các chính sách về hành vi của nhà trường và làm theo các quy định
về an toàn một cách cẩn thận. Tình nguyện viên không được mang thêm các em nhỏ khác vào trong chuyến
đi vì như vậy sẽ làm mất tập trung cho việc canh giữ các học sinh Match.
Trong một số trường hợp liên quan đến sự an toàn và hành vi của học sinh, phụ huynh sẽ được yêu cầu phải
đi kèm để trông chừng học sinh này nếu em muốn tham gia hoạt động ngoại khóa.
15
QUY ĐỊNH VỀ SỰ HIỆN DIỆN
Vắng mặt
Để được thành công, học sinh phải có mặt ở trường một cách đều đặn. Những học sinh bỏ nhiều ngày
học không biểu hiện tốt bằng những học sinh đi học mỗi ngày. Vì thế, học sinh phải đi học trừ khi
chúng bệnh nặng đến nỗi không thể hiện được chức năng. Chẳng hạn như, bệnh cảm không là lý do đủ
để giữ con em ở nhà. Trẻ em cũng không nên bị giữ lại ở nhà để trông em.
MATCH Community Day hoạt động từ cuối tháng 8 qua đến cuối tháng 6, và học sinh khối K2 và 3 sẽ
phải đi học tại Học Viện Mùa Hè vào tháng 7. Sự hiện diện từ tháng 8 đến tháng 6 hoặc 7 là một phần
bắt buộc của chương trình giảng dạy. Phụ huynh nên nhận thức rõ ràng rằng khi họ ghi danh cho con
em, họ sẽ tham gia toàn bộ chương trình suốt những nãm ðứa trẻ ði học. Phụ huynh chỉ nên dự tính
những chuyến nghỉ mát gia đình vào các kỳ nghỉ chỉ định của nhà trường. Đối với học sinh khối
K2 và 3, nghỉ hè là vào tháng 8. Họ cũng nên đảm bảo rằng các chuyến nghỉ mát hoặc những chuyến đi
khác trong kỳ nghỉ không gây nên việc học sinh phải bỏ ngày học ở trường. Những ngày vắng mặt vì lý
do du lịch hay trại hè sẽ không được xem như có phép.
Chính sách về sự hiện diện đã được thảo ra nhằm đảm bảo tất cả học sinh đều thành công. Bởi thế, như
đã được lưu ý trong phần Tiêu Chuẩn Lên Lớp, bất kỳ học sinh nào bỏ hơn 20 ngày học, có phép hoặc
không có phép, trong bất kỳ niên học nào, có thể phải học lại nguyên năm, như sẽ được quyết định theo
ý muốn của Hiệu Trưởng.
Nếu con em quý vị sẽ vắng mặt trong một khoảng thời gian dài, quý vị nên thông báo với Hiệu Trưởng
và yêu cầu dạy kèm tại gia.
Trong trường hợp cần vắng mặt:
1.
Phụ huynh và người giám hộ nên gọi nhà trường tại số 617-983-0300 (dành cho khối K1-2)
hoặc 857-284-1531 (dành cho khối 3-4) càng sớm càng tốt và không trễ hơn 8:00 sáng nếu
con em họ sẽ không đến trường vì lý do bị bệnh, nghi thức tôn giáo, hoặc một trường hợp
khẩn cấp trong gia đình.
2.
Nếu quý vị không thể nói chuyện với một người ở bàn hành chánh, xin vui lòng để lại lời nhắn
nêu rõ tên học sinh, lý do nghỉ học, số điện thoại liên lạc của quý vị, và một thời gian thuận
tiện chúng tôi có thể gọi lại cho quý vị.
3.
Nếu học sinh phải nghỉ học vì bị bệnh, phải có giấy chứng nhận của bác sĩ, hoặc y tá trường để
có thể được công nhận là “nghỉ có lý do”
Học sinh vắng mặt nên hoàn thành bài tập của ngày nghỉ bằng cách gọi điện thoại cho giáo viên.
Bài Life’s Work được đưa vào mỗi tuần. Vào ngày trở lại, học sinh phải sẵn sàng nộp lên bất kỳ bài
tập Life’s Work về nhà hoặc giấy tờ được giao phó hoặc làm bất kỳ bài kiểm tra hay bài thi được
thông báo vào ngày cuối mà học sinh đi học.
Nếu học sinh nghỉ học mà không có lý do 3 lần trong 3 tuần, một lá thư cảnh cáo sẽ được
gửi về nhà.
Nếu học sinh có kỳ ngày nghỉ học không có lý do từ sau đó, gia đình sẽ có một cuộc họp
với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng
Nếu học sinh tiếp tục nghỉ học không có lý do, chúng tôi sẽ phải báo cáo phụ huynh với
chính quyền.
Mọi thắc mắc liên quan đến sự hiện diện của học sinh xin trực tiếp chuyển đến Giám Đốc Văn Phòng
của nhà trường tại số 617-983-0300/
Chương 76, điều 8, luật Massachusetts quy định mọi trẻ em dưới 16 tuổi phải đi học. MATCH
Community Day hoạt động dưới sự tuân thủ những yêu cầu và đòi hỏi của Bộ Trợ Cấp Chuyển Tiếp.
16
Trễ Học
Sự đúng giờ rất quan trọng tại trường MATCH Community Day. Đây là một kỹ năng sống quan trọng
mà học sinh sẽ cần đến suốt đời. Tại MATCH Community Day, việc học bắt đầu ngay từ khoảnh khắc
học sinh bước vào cửa. Ví dụ như, học sinh đọc và hoàn tất bài tập Bright Work trong giờ ăn sáng.
Những học sinh đi trễ sẽ bỏ lỡ lúc tập họp toàn khối và hướng dẫn đọc thiết yếu, gián đoạn việc học tập
của những học sinh khác, và có nguy cơ thụt lùi. Học sinh phải đến nơi từ 7:10 sáng và 7:30 sáng. Học
sinh đến lúc 7:31 sáng hay sau đó sẽ bị xem như đi trễ.
Nếu một đứa trẻ đi học trễ, phụ huynh/người giám hộ phải hộ tống học sinh đi trễ đến Văn Phòng Chính
để ký tên trước khi đứa trẻ đi vào lớp.
Nếu học sinh đi trễ 3 lần trong 3 tuần, một lá thư cảnh cáo sẽ được gửi về nhà
Nếu học sinh tiếp tục đi trễ, phụ huynh/người giám hộ sẽ phải gặp Hiệu Trưởng hoặc một viên
chức nhà truờng để thiết lập kế hoạch “Đúng Giờ”.
Trong lần đi trễ kế tiếp, học sinh sẽ bị cấm học một ngày, và điều này tương đương với nghỉ
học không xin phép một ngày.
Học sinh đi trễ có trách nhiệm tìm hiểu phần bài học bị thiếu. Ngoại lệ duy nhất đối với những quy tắc
kể trên là khi xe buýt của nhà trường bị trì hoãn.
Đến trường muộn hoặc ra về sớm
Nhà trường ý thức rằng học sinh có những cuộc hẹn bác sĩ, nha sĩ, hoặc những cuộc hẹn khác. Phụ
huynh nên cố gắng hết mình để làm hẹn vào những kỳ nghỉ hoặc những thời gian khác khi học sinh đã
tan trường. Nếu cần thiết phải làm hẹn trong giờ học, thời gian tốt nhất là sau 1 giờ chiều vào Nửa
Ngày Thứ Sáu.
Nếu học sinh đến trường sau 12:30 chiều, đây sẽ tính như một lần vắng mặt cho dù đó có phải vì một
cuộc hẹn hay không.
Nếu học sinh được ra về trước 12:30 chiều, đây sẽ tính như vắng mặt cả ngày cho dù đó có phải là vì
một cuộc hẹn hay không. Nếu học sinh ra về sau 1:00 chiều, đây sẽ tính như ra về sớm Nếu học sinh
ra về sớm 5 lần hoặc nhiều hơn trong một tam cá nguyệt, sẽ có một cuộc họp bắt buộc với phụ huynh và
học sinh. Bỏ quá nhiều lớp sẽ hủy hoại cơ hội lên lớp của học sinh vì thời gian học tập thật quý báu.
Để được ra về sớm, học sinh phải có thư ký bởi phụ huynh/người giám hộ nêu rõ những điều sau đây:
lý do ra về sớm,
ngày tháng và thời gian học sinh sẽ được đón từ trường,
cụ thể ai sẽ đến đón học sinh từ trường (tên, họ, và quan hệ với học sinh), và
số điện thoại liên lạc với phụ huynh để chứng thực. Sẽ có nhân viên của MATCH
Community Day gọi về nhà để xác thực mỗi lá thư.
Y Tá hoặc người chỉ định của y tá sẽ gọi phụ huynh hoặc người giám hộ nếu đứa trẻ cần về nhà vì
những lý do y tế. Y Tá và người chỉ định của bà ta có thẩm quyền quyết định học sinh có được cho về
sớm hay không.
17
QUY ĐỊNH VỀ ĐỒNG PHỤC
MATCH Community Day có đồng phục BẮT BUỘC. Việc này giúp học sinh tập trung vào việc học từ
khoảnh khắc em mặc quần áo để đến trường vào buổi sáng, để củng cố tính chuyên nghiệp của cộng
đồng chúng ta, và bảo tồn một môi trường không có địa vị tầng lớp nối kết từ việc thời trang quần áo và
giầy.
Mỗi học sinh đều phải mặc đồng phục khi vào trường để học và bất kỳ lúc nào khác, bao gồm học
hè. Nếu học sinh không mặc đồng phục, những đồ đạc không theo quy định trang phục sẽ phải được
tháo ra trước khi học có thể tham gia ngày học, và nếu học sinh cần quần áo để tuân thủ quy định trang
phục, phụ huynh sẽ được gọi và mang đến trường. Phụ huynh được khuyến khích viết tên của con em
lên nhãn hiệu vì quần áo của học sinh hình rất giống nhau.
Trong lần vi phạm đầu tiên, phụ huynh sẽ nhận bản cảnh cáo và bản nội quy về đồng phục.
Trong lần vi phạm thứ hai, thành viên trong gia đình sẽ nhận được một cuộc gọi yêu cầu phải
mang đồng phục tới trường
Trong lần vi phạm thứ ba, nếu đồng phục không được mang đến trường, một cuộc gặp mặt với
Hiệu Trưởng sẽ phải diễn ra.
Học sinh nào vi phạm nội quy đồng phục (ví dụ, giày màu hổng, quần jeans, quần sweatpants) sẽ bị giữ
lại trong văn phòng ban giám hiệu cho đến khi một thành viên trong gia đình có thể đem đồ lên để thay
thế.
Học sinh phải tuân theo quy định về đồng phục trong lúc ở trường hoặc tham gia những hoạt
động của trường ở một nơi khác trừ khi đó là một sự kiện có ngoại lệ được phê chuẩn.
Trang phục học sinh nên luôn luôn gọn gàng và sạch sẽ và phù hợp với quy định đồng phục của
MATCH Community Day.
Tất cả quần áo phải có kích cỡ vừa vặn cho học sinh. Quần áo bó sát hoặc thùng thình không
được chấp nhận.
Học sinh không được sửa đổi đồng phục bằng bất kỳ cách nào (ví dụ: viết/vẽ, xé, làm cho xơ
xác, cắt, v.v.)
Học sinh không được dùng mỹ phẩm trang điểm hay những phụ kiện rối mắt (quá nhiều nữ
trang, đồ cài tóc quá to, móng tay giả, kính râm, khóa thắt lưng cá biệt, hình xâm tạm thời, v.v.)
Học sinh không được đội nón bóng chày, mặc quần jeans, hoặc đeo các máy móc điện tử khi
trong khuôn viên nhà trường.
Áo khoác và mũ mùa đông chỉ được mặc ngoài trời.
Không cho phép bất kỳ loại huy hiệu hay nhãn hiệu nào (ví dụ: Levi's, Aero, GAP, FUBU, Fila,
v.v.) trên áo, áo len, quần, váy, cà vạt, hay giây thắt lưng.
Cho những hoạt động đòi hỏi trang phục không theo quy định, học sinh sẽ nhận được sự cho
phép từ Hiệu Trưởng.
Học sinh không được mặc những trang phục không theo đúng quy định đồng phục nếu những
trang phục này có thể nhìn thấy được dưới lớp áo đồng phục bên ngoài.
Nếu học sinh bị đuổi ra khỏi lớp vì vi phạm quy định về đồng phục, chúng vẫn phải làm đầy đủ
tất cả bài tập trong lớp cũng như bài tập Life’s Work trong khi ở ngoài lớp như thường.
Nếu có sự lưỡng lự về một món đồ quần áo nào đó, học sinh nên mang nó vào trường để hỏi
xem có phù hợp với quy định về trang phục hay không TRƯỚC KHI mặc đến trường (và truớc
khi tháo bỏ bảng giá của tiệm, nếu mua để dùng đi học, để mà còn có thể mang trả lại nếu món
18
đồ không đáp ứng quy định trang phục).
Trường không bao giờ cho mặc quần jeans trong trường, ngay cả những ngày mặc đồ thường
Đồng Phục Hàng Ngày:
Áo: áo thun polo màu trắng ngắn tay hoặc dài tay hay áo polo của MATCH Community Day
(nhét trong quần.)
Hướng Dẫn Cụ Thể: Áo thun polo phải đủ dài để nhét trong quần một cách chắc chắn và giữ như vậy ở
mọi lúc. Bất kỳ áo lót bên trong áo thun phải màu trắng trơn không sọc kẻ màu, chữ, hay hình ảnh. Bất
kỳ áo thun màu nào khác đều không chấp nhận được. Áo thun với bất cứ phù hiệu hay hình vẽ nào phải
được cởi bỏ trước khi học sinh có thể tham gia buổi học.
Quần Tây: quần kaki (màu vàng nhạt hay nâu nhạt có vòng đai lưng.
Hướng Dẫn Cụ Thể: Quần nên mặc vừa vặn như quần lễ phục – không quá thùng thình và không quá
bó sát. Không nên để vải gấp ở mắt cá, và quần không được có đồ trang trí (ví dụ như thiêu hoặc vá
dính hay chữ viết). Quần mặc trể thấp xuống hông là không chấp nhận được. Không mặc quần cắt
rách, quần thun hay quần “yoga”, quần bò (không được có túi ở phần chân), không mặc quần jean hoặc
vải jean, và không mặc quần thể thao. Quần cụt Capri và quần sọt được cho phép trong những tháng
nóng.
Váy: váy khaki hoặc váy liền đủ dài ngang giữa đầu gối.
Hướng Dẫn Cụ Thể: Váy phải tối thiểu dài đến đầu gối. Váy ngắn trên đầu gối không được chấp nhận
và học sinh sẽ phải thay ra.
Giày: Học sinh có thể mang giày trắng hoặc đen trơn không có bất kỳ một màu sắc hay nhãn hiệu nào
trên ấy. Học sinh không được mang giày có bánh hay đèn và không được mang giày cổ cao trong giờ
học, tuy nhiên có thể mang giày tuyết hoặc giày đi mưa đến và từ trường nếu gia đình gởi theo giày để
học sinh thay ra. Học sinh phải mặc vớ. Học sinh không được mang dép quai.
Quần bó/Vớ (Con Gái): Phải là màu trắng. Nếu như quý vị có khó khăn trong việc tìm mua, chúng tôi
có bán ở trường.
Áo len và áo bông: Chỉ mặc áo len và áo bong của MATCH Community Day.
Hướng Dẫn Cụ Thể: MATCH Community Day sẽ may áo len và áo bông để gia đình mua vào mùa
Thu.
Giây Thắt Lưng: Đen, nâu, trắng, xám, hoặc xanh dương đậm trơn tùy chọn
Hướng Dẫn Đặc Biệt: Tuy thắt lưng là tùy ý, đối với những học sinh mặc quần trễ dưới lưng quần tự
nhiên thì giây thắt lưng là bắt buộc. Giây nịt phải là một màu trơn (những màu được cho phép như
trên . Không được có khuya đinh, khóa to, hình ảnh, hay chữ in.
19
Nữ Trang: chỉ cho phép nữ trang nhỏ và nhã nhặn.
Hướng Dẫn Cụ Thể: Nữ trang phải nhã nhặn và chuyên nghiệp theo xác định của nhân viên thi hành
kiểm tra quy tắc trang phục và Hiệu Trưởng. Nữ trang không được gây ồn (vòng lắc tay).
Trang Phục Thể Dục: Học sinh sẽ mặc đồng phục thường trong lớp thể dục.
Xin Vui Lòng Lưu Ý: Học sinh sẽ ra ngoài trời để vận động trong mùa đông. Xin vui lòng cho em
mang giày đi tuyết, áo lạnh mùa đông, găng tay, và/hoặc nón mùa đông đến trường.
Cặp: Tất cả học sinh phải mang cặp đến trường để đựng bài tập Life’s Work và những bài tập khác.
Mọi túi xách phải là loại cặp đeo trên hai vai. Không cho phép cặp kéo lăn và cặp đeo chéo qua một
bên vai theo phong cách messenger.
ĂN MẶC CHUYÊN NGHIỆP:
Học sinh không được nhai sing-gum trong trường
Học sinh không được trang điểm
Chải tóc, thoa son dưỡng môi, vân vân, nên chỉ làm ở trong phòng vệ sinh.
CÁCH CƯ XỬ/QUY TẮC TRONG NHÀ VỆ SINH
Vào buổi sáng và buổi chiều, học sinh sẽ có các thời gian cố định để đi vệ sinh. Để đảm bảo học sinh ở
trong lớp nghe giảng nhiều nhất có thể, học sinh nên tranh thủ đi vệ sinh trước khi đến trường, trong giờ
nghỉ giải lao, và sau giờ học. Khi cần thiết phải đi vệ sinh trong lúc học, học sinh phải theo quy định của
từng lớp để nhận được giấy xin phép đi vệ sinh.
Nên im lặng trong nhà vệ sinh
Học sinh nên được luyện cách đi vệ sinh từ trước. Trường không cho phép học sinh mang tã.
Tai Nạn Trong Nhà Vệ Sinh:
Tai nạn đôi khi xảy ra trong ngày học dài cho ngay cả những học sinh bình thường không bị, và con em
quý vị có thể nhanh chóng thay đồ nếu chúng có đồ thay tại trường.
Tất cả học sinh phải mang theo thêm một bộ đồ phòng bị trong trường hợp tai nạn hay tràn đổ. Quần áo
nên được gởi đến trường đựng trong bịch nylon có ghi rõ tên học sinh bằng viết mực vĩnh viễn. Mỗi lớp
đều có một cái thùng để cất giữ quần áo.
Trong trường hợp học sinh phải thay ra bộ quần áo dự bị, ngày hôm sau phụ huynh phải gởi vào một bộ
đồ sạch khác.
Nếu học sinh của quý vị dễ bị tai nạn, chúng tôi khuyên nên giữ ở trường hơn một bộ đồ phòng bị.
Quần áo phòng bị không cần phải là đồng phục; tuy nhiên, xin đừng gởi vào quần jeans, quần sọt, hoặc
đồ hiệu.
ĐỒ CHƠI, ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG, & NHỮNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ
Học sinh không được mang các vật dụng không cần thiết vào trường – tiền bạc hoặc các món đồ có giá trị vì các món đồ này không có chỗ để và có thể bị thất lạc hoặc đánh cắp. Tuy MATCH Community Day luôn
20
cố gắng ngăn ngừa trộm cắp, nhà trường sẽ không tốn thêm sức lực tìm kiếm những món đồ mà từ đầu đã
không nên mang vào trường.
Việc sử dụng điện thoại di động bị cấm tuyệt đối ở trường. Học sinh không cần điện thoại di động trong
trường và chúng tôi không khuyến khích phụ huynh cho phép học sinh mang chúng đến trường. Nếu có
điện thoại di động, học sinh bắt buộc phải TẮT và giữ trong ngăn tủ riêng của mình suốt ngày học. Những
học sinh bị bắt gặp sử dụng hoặc mở điện thoại di động trong giờ học sẽ bị tịch thu và gánh chịu những hậu
quả cho việc vi phạm Quy Tắc Hạnh Kiểm. Điện thoại sẽ không được hoàn trả lại cho học sinh; mà phải
cần phụ huynh hoặc người giám hộ đến trường mang về. Việc nhiều lần vi phạm chính sách này có thể dẫn
đến bị tịch thu điện thoại vô thời hạn bất chấp những lệ phí hoặc phí tổn bởi do đó mà học sinh và/hoặc gia
đình của họ có thể phải gánh chịu.
21
QUY TẮC HẠNH KIỂM
Kỷ luật là nền tảng cho học tập. Lớp học, hành lang, và những không gian tụ họp rộng lớn, ngăn nắp
và nề nếp rất cần thiết cho việc tạo dựng môi trường học tập tận dụng thời gian hữu hiệu. Một thành
phần quan trọng của kỷ luật là sự nề nếp. Sự nề nếp cung ứng khung sườn cho việc học được diễn ra.
Sự nề nếp mà MATCH Community Day cung ứng sẽ đảm bảo nhà trường là một nơi an toàn để học
sinh khỏi bị phiền nhiễu bởi những áp lực được gây nên bởi những bối cảnh thiếu trật tự và vô kỷ luật.
Học sinh MATCH Community Day được kỳ vọng phải cư xử như những người trẻ chuyên nghiệp ở
mọi lúc. Có nghĩa là học sinh phải luôn lễ độ và hào hiệp trong mọi hoàn cảnh. Học sinh MATCH
Community Day được kỳ vọng phải có cung cách lễ phép và nói “Làm ơn” và “Cám ơn” cũng như xin
phép trước khi chúng cần thưa chuyện với những ai đang có cuộc đối thoại riêng. Nền Văn hóa
chuyên nghiệp này sẽ trang bị cho học sinh của chúng ta sự thành công bên ngoài môi trường lớp
học.
Tại MATCH Community Day, các giáo viên được huấn luyện dùng biện pháp mạnh với những việc
nhỏ. Chúng tôi tin rằng dùng biện pháp mạnh đối với những việc nhỏ giữ được cho lớp hoạt động trôi
chảy và hữu hiệu và thường ngăn ngừa những vấn đề hạnh kiểm/kỷ luật lớn hơn xảy ra. Khi học sinh vi
phạm Quy Tắc Hạnh Kiểm hoặc vi phạm quy tắc STARS, họ sẽ phải đương đầu với hàng loạt những
hậu quả. Những phương pháp quản lý kỷ luật sau đây có thể được áp dụng – riêng biệt hoặc phối hợp –
cho những hành vi bị nghiêm cấm bởi Quy Tắc Hạnh Kiểm của Học Sinh.
STARS
Để giúp học sinh học những thói quen trí thức, MATCH Community Day sử dụng S.T.A.R.S.:
S
Stand/Sit Up Straight (Đứng/Ngồi Thẳng).
T
Track the Speaker with Your Eyes (Dõi mắt theo người nói).
A
Always do your work and be on task (Luôn làm việc của mình và liên tục học hỏi).
R
Respect at all times (Lễ độ ở mọi lúc)
Học sinh được kỳ vọng phải biểu hiện dáng bộ tốt ở mọi lúc. Không có hoàn cảnh nào mà học
sinh có thể gục đầu lên bàn trừ khi chúng đã được cho phép làm như vậy. Khi ngồi trên ghế, học
sinh phải đặt mông lên ghế. Khi đứng, học sinh phải cân bằng trọng lượng bằng hai chân và chấp
tay đằng sau. Khi ngồi trên thảm, học sinh phải ngồi kiểu xếp bằng và xếp hai tay vào lòng.
Học sinh được kỳ vọng phải dõi theo người nói ở mọi lúc. Khi thầy cô nói, học sinh cần phải dõi
mắt theo họ. Học sinh cũng phải dõi theo bất kì trò nào được cô thầy cho phép phát biểu. Dõi theo
người nói giúp cho học sinh chú ý đến công việc và tập trung vào sự giảng dạy. Đây cũng là một việc lễ
phép nên làm.
Học sinh MATCH Community Day được kỳ vọng phải liên tục học hỏi suốt 100% thời gian giảng
dạy với rất ít nhắc nhở từ giáo viên. Học sinh hỏi và trả lời những câu hỏi bằng cách giơ tay và đợi
giáo viên gọi.
22
Không có bất kỳ lý do bào chữa nào dành cho hành vi vô lễ tại MATCH Community Day. Một học sinh có
bất đồng ý kiến với một học sinh khác được kỳ vọng phải tuân theo một thủ tục gồm ba bước để giải quyết
vấn đề: (1 làm lơ học sinh đang vi phạm (2) yêu cầu học sinh đang vi phạm ngừng, và (3) báo với giáo
viên. Những học sinh bị nhắc nhở bởi giáo viên không được phản ứng bằng cách nào ngoài việc làm theo
những chỉ thị của giáo viên. Nếu học sinh cảm thấy trừng phạt đã được áp dụng không công bằng, học sinh
có thể nói chuyện với giáo viên sau khi bài học chấm dứt. Giáo viên có quyền bất đồng quan điểm với học
sinh. Tất cả những quyết định của giáo viên là những quyết định cuối cùng.
S
Smile! (Mỉm cười!)
Những học sinh nhỏ của chúng tôi có cách nhìn theo chiều hướng tích cực. Khi mỉm cười, họ cho
thế giới thấy nét đẹp và sự cao quý nội tâm.
CÁCH CƯ XỬ TRONG HÀNH LANG
Những phép tắc trong hành lang được miêu tả qua cách viết tắt dễ nhớ HALLS dưới đây. Tương tự như
tất cả những tác phong được kỳ vọng tại MATCH Community Day, tất cả học sinh sẽ được hướng dẫn
và sẽ thực hành HALLS.
H Hands at Your Side (Hai tay giữ bên người) — Học sinh sẽ giữ hai tay sát bên người khi đi. Họ
không bao giờ nên đụng một học sinh khác hoặc sờ vào tường hoặc những vật gì trong lúc đi ngang
qua.
A All Eyes Forward (Hai mắt nhìn về phía trước) — Học sinh nên nhìn về phía trước. Sự chú ý
của họ nên tập trung vào việc giữ khoảng cách gần với người đi đằng trước (tuy nhiên không bao giờ va
vào hoặc chen lấn) và việc lắng nghe những hướng dẫn của thầy cô.
L Lips Zipped (Môi khóa kín) — Học sinh MATCH Community Day được kỳ vọng phải im lặng
khi di chuyển từ phòng này qua phòng kia trong phạm vi nhà trường. Việc này đảm bảo họ sẽ không
làm xao lãng những lớp học khác có thể đang có những bài học quan trọng, và cũng tạo cho các em khả
năng nghe được những hướng dẫn quan trọng của thầy cô.
L Legs Walking Safely (Hai chân bước một cách an toàn) — Những học sinh của trường MATCH
Community Day đi khoan thai trong hành lang. Họ không bao giờ chạy. Việc này giữ an toàn cho tất
cả học sinh, ngăn ngừa những cú ngã và va chạm mạnh.
S Stick Together (Gắn bó với nhau) — Học sinh trường MATCH Community Day đi ngay phía sau
người trước mặt mình, tạo nên từng hàng chặt chẽ. Họ di chuyển một cách khẩn trương và cẩn thận để có
thể dành trọn từng phút có được vào việc học.
CÁC HÌNH PHẠT KỶ LUẬT
Lời cảnh cáo và chuyển kẹp đánh dấu đến một mức hoặc màu khác
Thời gian dịu lại hoặc Thời Gian Tạm Ngưng
Dời đổi chỗ ngồi trong lớp học
23
Giấy cảnh cáo hoặc gọi điện thoại về cho phụ huynh
Bản báo cáo chính thức đến phụ huynh/người giám hộ
Gởi học sinh xuống văn phòng hoặc khu vực chỉ định khác
Họp với phụ huynh/người giám hộ
Phân công những bổn phận trong trường như lau chùi hoặc lượm rác
Bị cấm và/hoặc đuổi khỏi lớp hoặc sự kiện
Bị đình chỉ khỏi căn-tin, những hoạt động hoặc đặc quyền xã hội, thể thao, sau giờ học, khảo du, và
ngoại khóa
Đình chỉ tại trường
Đình chỉ học ngắn hạn (ba ngày hoặc ngắn hơn
Đình chỉ học dài hạn (hơn ba ngày
Đuổi học
CÁC HÌNH PHẠT KỶ LUẬT
Tất cả các lớp học, lớp phụ đạo, trong giờ ăn trưa và ra chơi, trong hành lang và khi đứng xếp hàng, cũng
như trong chuyến đi dã ngoại, tất cả đều sử dụng chung hình phạt kỷ luật này.
Học sinh sẽ được cho điểm Hạnh Kiểm mỗi ngày dựa trên hành vi của em. Mục tiêu của việc làm này là để
đảm bảo thời gian học được nới rộng tối đa – “mỗi phút đều quý giá” và để đảm bảo môi trường học an
toàn.
Học sinh bắt đầu mỗi ngày với mức 0. Học sinh có thể nhận checks nếu em có các hành vi xấu, (như là
không tập trung, nói chuyện không đúng lúc v.v hoặc có thể nhận được sao cho các hành vi tốt (như là
tham gia trong lớp, thể hiện lòng dung cảm, hoặc kiên trì v.v), làm cho hệ thống này dễ dàng đạt được
Green hơn.
Sự giao tiếp là cần thiết để học sinh học được lòng can đảm, trách nhiệm, và sự kiên trì. Mỗi ngày chúng
tôi, các giáo viên trường, đều sẽ báo cáo hành kiểm từng ngày của học sinh cho phụ huynh, các giáo viên ở
nhà. Việc này sẽ giúp người lớn kết nối và hợp tác với nhau – trong việc học của học sinh.
Phụ Huynh sẽ kiểm tra hành vi của học sinh mỗi tối. Phụ huynh sẽ thấy mỗi một ô thông tin cho mỗi ngày.
Màu Xanh – Mặt cười màu xanh nghĩa là học sinh cư xử ngoài mức mong đợi (ví dụ như là học sinh hoàn
tất mọi nghĩa vụ, thực hiện đúng các luật lệ của trường, và giữ an toàn). Học sinh có ít nhất 80% các hành vi
tốt trong ngày sẽ được cho mặt cười màu xanh.
Màu Vàng – Mặt cười màu vàng nghĩa là học sinh đã mất tập trung trong một vài nhiệm vụ (ví dụ như
không làm theo chỉ dẫn, gây mất trật tự trong giờ học, nói chuyện trong H.A.L.L.S, vân vân) Học sinh sẹ
nhận được mặt màu vàng khi học sinh có từ 60-79% hành vi tốt trong ngày.
Màu Đỏ - Cảnh báo! Mặt xệ màu đỏ nghĩa là học sinh không tập trung nhiều lần trong ngày (dưới 60% các
hành vi tốt) hoặc học sinh đã phạm vi trong cách cư xử hoặc thể hiện sự vô lễ nghiêm trọng (trong trường
hợp này, học sinh có thể đạt được rất nhiều hành vi tốt trong ngày nhưng vẫn có thể nhận được mặt xệ màu
đỏ). Phụ huynh sẽ luôn luôn được thông báo hành vi này qua điện thoại.
24
Phụ huynh nên cùng con thảo luận về hành vi của chúng vào mỗi tối và cùng làm việc với trường cho
những trường hợp nhận mặt màu vàng và đỏ.
Các kỹ thuật kỷ luật sau có thể được dùng – một mình hoặc phối hợp – cho các hành vi được nghiêm cấm
bởi Nội Quy Hạnh Kiểm bởi trường và lớp học.
Cảnh cáo bằng lời nói, hoặc bằng cái check
Thời gian phạt
Viết bảng kiểm điểm, lời xin lỗi nếu hợp lệ
Thay đổi chỗ ngồi
Cảnh cáo bằng giấy tờ và gọi cho phụ huynh
Thông báo bằng giấy và gọi cho phụ huynh
Gửi học sinh đến văn phòng hoặc một chỗ nhất định
Họp phụ huynh
Bắt phạt học sinh nhặt rác hoặc dọn dẹp
Trừ học sinh khỏi các hoạt động torng lớp
Cấm học sinh tham gia các hoạt động xã hội, thể thao, ngoại khóa, sau giờ học, và các hoạt động
cũng như quyền lợi khác
Không cho nghỉ giải lao
Ăn trưa một mình
Đình chỉ học trong trường, đình chỉ học nửa ngày
Đình chỉ học (ít hơn ba ngày
Đình chỉ học (nhiều hơn ba ngày(
Đuổi học
TUYỆT ĐỐI KHÔNG KHOAN DUNG
Đối Với Việc Đánh Lộn:
Tuyệt đối không có sự khoan dung đối với việc đánh lộn. Trong hầu hết tất cả các trường hợp, cả hai
học sinh đều sẽ bị đình chỉ học. Phụ huynh sẽ phải đến trường đón học sinh liên quan đến cuộc đánh
lộn ngay trong ngày sự cố xảy ra. Nhà trường khuyến khích cách giải quyết xung đột không dùng đến
bạo lực. Học sinh được kỳ vọng áp dụng những kỹ thuật giải quyết xung đột để dàn xếp cãi cọ với thái
độ ôn hòa. Toàn thể đội ngũ giáo viên sẽ theo sát để phát hiện vấn đề và học sinh phải báo cáo những
xung động trước khi chúng trở nên nghiệm trọng.
Đối Với Việc Ăn Hiếp:
Tuyệt đối không có sự khoan dung đối với việc ăn hiếp. Nếu một học sinh ăn hiếp một học sinh khác,
em sẽ bị cảnh cáo và phụ huynh sẽ nhận một cuộc gọi điện thoại cũng như biên bản sự việc. Nếu học
sinh còn bị bắt quả tang trong một sự cố ăn hiếp khác, em sẽ bị đình chỉ học. Trước khi em trở lại
trường, phụ huynh và học sinh phải họp với Hiệu Trưởng và thiết lập kế hoạch giúp chấm dứt việc ăn
hiếp.
25