Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 204 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện Chỉ thị 32/1998/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác
quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2010; Tiền Giang đã tiến hành
xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1996-2010 và đã
được phê duyệt năm 1999 cùng các quy hoạch phát triển của các ngành, các địa
phương làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm
2001-2005, 10 chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm cùng các dự
án ưu tiên, đã góp phần phục vụ tích cực cho các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo
của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh trong quản lý, điều hành nền kinh tế- xã hội.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây có nhiều yếu tố mới (kể cả yếu tố
trong và ngoài nước) tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tiền Giang, đặc biệt trong năm 2005
Tiền Giang đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa vào Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và thành phố Mỹ Tho được công nhận là đô thị loại II... nhiều cơ
hội phát triển mới sẽ mở ra cho tỉnh. Để đánh giá được các yếu tố mới tác động
đến Tiền Giang, gắn quy hoạch phát triển của tỉnh với quy hoạch phát triển của
Vùng đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và làm
cơ sở xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phối hợp với Viện Chiến lược phát triển
tiến hành nghiên cứu cập nhật, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
Trên cơ sở kế thừa tài liệu nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh năm 1999 và kết quả thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu phát triển giai
đoạn 2001-2005, đồng thời bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cả
nước, của Vùng đồng bằng sông Cửu Long và Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam; triệt để khai thác nội lực và tạo môi trường thuận lợi tối đa để thu hút đầu
tư từ bên ngoài, phấn đấu xây dựng Tiền Giang trở thành tỉnh phát triển trọng
điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng công nghiệp hoá và hiện
đại hoá, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước và hội nhập kinh tế
quốc tế.
1. Những căn cứ để lập quy hoạch


- Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/09/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về công tác Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến năm 2010;
- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương
hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc
phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2010;
- Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 06/11/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2001-2005;
- Công văn số 4973/VPCP-ĐP ngày 03/9/2005 của Văn phòng Chính phủ
về việc thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ bổ sung tỉnh Tiền Giang vào
vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam;
- Chỉ thị 49/2004/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch
vụ trong kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2006 - 2010;
- Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/4/2006 phê duyệt điều chỉnh, bổ
sung Quy hoạch thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006 - 2010 và
định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 20/1/2006 về phát triển giáo dục, đào
tạo, dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010;
- Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 24/1/2005của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Danh mục dự án phát triển thương mại vùng đồng bằng sông Cửu Long;
- Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 về phát triển hoạt động văn
hoá thông tin vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010;
- Nghị quyết số 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Quyết định số 256-QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ
V/v Phê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 ”;
- Quyết định số 153-QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ
V/v Ban hành “Định hướng Chiến lược PTBV ở Việt Nam” (Chương trình Nghị
sự 21 của Việt Nam);
- Quyết định số 34-QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ
V/v Ban hành Các chương trình hành động của Chính phủ nhằm tổ chức thực
hiện triển khai Nghị quyết số 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị;
- Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050;
- Quyết định số 17/2007/QĐ-BCT ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

thương mại chủ yếu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định
hướng đến 2020;
- Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/08/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐPN đến năm 2010
và tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29/05/2006 của Thủ tướng Chính
phủ V/v Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện

Nghị quyết số 53/NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo
đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020.
- Công văn số 4973/VPCP-ĐP ngày 03/9/2005 của Văn phòng Chính phủ
V/v Thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ bổ sung tỉnh Tiền Giang vào
vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Công văn số 155/TB-BKH ngày 09/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về việc Thông báo Hội nghị tư vấn thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 cùng các văn bản đóng góp ý
kiến của 14 Bộ ngành chức năng Trung ương.
- Các quy hoạch phát triển của các ngành ở Trung ương có liên quan đến
tỉnh;
- Văn kiện và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang khóa VII nhiệm kỳ 2001-2005 và VIII - nhiệm kỳ 2006-2010;
- Chỉ thị số 20/2004/CT.UB ngày 13/09/2004 của UBND tỉnh về công tác
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020;
- Tài liệu hướng dẫn về nội dung, phương pháp nghiên cứu lập quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 2005-2020 của Viện Chiến lược phát
triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tiền Giang năm 1999
và các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, địa phương và các chương trình
mục tiêu quốc gia, chương trình KT-XH trọng điểm của tỉnh.
- Nguồn dữ liệu thống kê của Cục thống kê Tiền Giang và của các ngành
có liên quan đến tỉnh.
2. Yêu cầu và nội dung chủ yếu của báo cáo.
Tiền Giang là một tỉnh nằm liền kề với thành phố Hồ Chí Minh và vùng
Kinh tế trọng điểm Phía Nam - khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao
lưu kinh tế mạnh nên phải có bước phát triển mạnh mẽ theo một quy hoạch tổng
thể với tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp để phát huy được lợi thế so sánh
của mình và phát triển cùng các tỉnh trong vùng.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm

2020 được nghiên cứu toàn diện (cả về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

an ninh quốc phòng); tập trung giải quyết những vấn đề then chốt, có trọng điểm
làm cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa phù hợp với xu thế chung của vùng và cả nước.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang đến
năm 2020, tính tới các điều kiện phối hợp với các địa phương trong vùng
ĐBSCL và vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam, vùng thành phố Hồ Chí Minh và
hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể là, trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và
trong nước, phân tích đánh giá hiện trạng kinh tế xã hội tỉnh từ năm 1995 đến
năm 2005; từ đó xác định các quan điểm, mục tiêu, các phương án phát triển và
tổ chức lại không gian kinh tế xã hội của Tiền Giang đến năm 2020 theo các
bước đi thích hợp.
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến
năm 2020” bao gồm 4 phần chính:
(1) Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Tiền Giang đến năm 2005
(2) Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước và các yếu tố phát triển
khác đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tiền Giang
(3) Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
(4) Các giải pháp và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển chủ yếu.


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG
ĐẾN NĂM 2005
I. VỊ TRÍ ĐỊA KINH TẾ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN.
1. Vị trí địa lý kinh tế - chính trị của tỉnh.
Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
vừa nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN); nằm trải dài trên
bờ Bắc Sông Tiền với chiều dài trên 120 km; có tọa độ địa lý 105 o49'07'' đến
106o48'06'' kinh độ Đông và 10o12'20'' đến 10o35'26'' vĩ độ Bắc. Về ranh giới
hành chính, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam
giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và
TP.Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích
Đồng bằng sông Cửu Long, 8,1% diện tích Vùng KTTĐPN, 0,7% diện tích cả
nước; dân số năm 2005 là 1,699 triệu người, chiếm khoảng 9,8% dân số vùng
ĐBSCL, 11,4% dân số Vùng KTTĐPN và 2% dân số cả nước.
Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 1 thành phố (thành
phố Mỹ Tho); 1 thị xã (thị xã Gò Công); và 8 huyện (Cái Bè, Cai Lậy, Châu
Thành, Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông) với
169 đơn vị hành chính cấp xã (7 thị trấn, 16 phường, 146 xã). Trong đó, thành
phố Mỹ Tho là đô thị loại 2 - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh,
đồng thời là hợp điểm giao lưu kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu
đời của các tỉnh trong vùng ĐBSCL, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về
hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc.
Tiền Giang có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi, nằm trên các
trục giao thông- kinh tế quan trọng như quốc lộ IA, quốc lộ 50, quốc lộ 60, quốc
lộ 30, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Trung Lương (Mỹ Tho)-Cần Thơ...nối
thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ với các tỉnh ĐBSCL, tạo cho Tiền
Giang vị thế của một cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh
và vùng KTTĐPN. Mặt khác, Tiền Giang còn có 32 km bờ biển và hệ thống các
sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo...nối liền các tỉnh
ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven

sông Tiền và Kampuchea.
Nhìn chung, với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông thủy
bộ, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát
triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả
năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong vùng... đặc
biệt là thành phố Hồ Chí Minh và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam.


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

2. Đặc điểm khí hậu. Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa chung của Đồng bằng sông Cửu Long với đặc điểm: nền nhiệt cao và ổn
định quanh năm, khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với
mùa gió Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 28 oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng
không lớn, khoảng 4oC. Tổng tích ôn năm cao (khoảng 9.700 - 9.800oC)
Độ ẩm không khí bình quân năm là 78,4% và thay đổi theo mùa. Mùa
mưa ẩm độ không khí cao, đạt cực đại vào tháng 8 (82,5%), mùa khô ẩm độ thấp
và đạt trị số thấp nhất vào tháng 4 (74,1%)
Tiền Giang chịu ảnh hưởng hai mùa gió chính:
- Gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước, thổi vào mùa mưa. Hướng
gió thịnh hành là hướng Tây Nam chiếm tần suất 60 - 70%, tốc độ trung bình là
2,4m/s.
- Gió mùa Đông Bắc mang không khí khô hơn, thổi vào mùa khô. Hướng
gió thịnh hành là hướng Đông Bắc chiếm tần suất 50 - 60%, kế đến là hướng
Đông chiếm tần suất 20 - 30%, tốc độ gió trung bình là 3,8m/s. Từ tháng 11 đến
tháng 4, gió mùa Đông Bắc thịnh hành, thổi cùng hướng với các cửa sông, làm
gia tăng tác động thủy triều và xâm nhập mặn theo sông rạch vào đồng ruộng,
đồng thời làm hư hại đê biển, được gọi là gió chướng.

Bão ít xảy ra, thường chỉ ảnh hưởng bão từ xa, gây mưa nhiều và kéo dài
vài ngày.
Lượng bốc hơi bình quân năm là 1.183 mm, trung bình là 3,3 mm/ngày.
Mùa khô có lượng bốc hơi nước cao, từ 3,0 mm/ngày đến 4,5 mm/ngày. Lượng
bốc hơi nước vào mùa mưa thấp hơn, từ 2,4 mm/ngày đến 2,9 mm/ngày.
Tỉnh Tiền Giang nằm vào khu vực có lượng mưa thấp ở ĐBSCL với
lượng mưa trung bình năm ở Mỹ Tho là 1.437 mm và Gò Công là 1.191 mm,
thấp dần theo hướng từ Tây sang Đông. Các tháng mùa mưa chiếm đến 90%
lượng mưa năm nhưng các tháng mùa khô lại bị hạn gay gắt. Trong mùa mưa
thường có một thời gian khô hạn ngắn (gọi là hạn bà chằn) vào khoảng cuối
tháng 7 đến đầu tháng 8.
Số giờ nắng cao bình quân năm từ 2.586 giờ đến 2.650 giờ. Số giờ nắng
mùa khô cao hơn nhiều so với mùa mưa (từ 7,3 giờ/ngày đến 9,9 giờ/ngày vào
mùa khô và từ 5,5 giờ/ngày đến 7,3 giờ/ngày vào mùa mưa).
Nhìn chung, Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung
của đồng bằng sông Cửu Long, với đặc điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh
năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên trong 10 năm qua,
điều kiện khí hậu thủy văn diễn biến khá phức tạp so với quy luật, tình hình thiên
tai lũ lụt, bão lốc xảy ra liên tiếp, tình trạng thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn
khá nghiêm trọng vào mùa nắng tại vùng nhiễm mặn Gò Công và vùng nhiễm


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

phèn Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, cần được quan tâm trong việc
quy hoạch bố trí cây trồng, vật nuôi và đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thích
hợp để phát triển ổn định của các tiểu vùng kinh tế này và hạn chế phần nào ảnh
hưởng xấu do các điều kiện khí hậu thuỷ văn gây ra.
3. Đặc điểm địa hình - địa chất. Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng
phẳng, với độ dốc < 1% và cao trình biến thiên từ 0 mét đến 1,6 m so với mặt

nước biển, phổ biến từ 0,8 m đến 1,1m.
Toàn bộ diện tích tỉnh nằm trong vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bề
mặt địa hình hiện tại và đất đai được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa sông Cửu
Long trong quá trình phát triển châu thổ hiện đại trong giai đoạn biển thoái từ đại
Holoxen trung, khoảng 5.000-4.500 năm trở lại đây, còn được gọi là phù sa mới.
Nhìn chung, do đặc điểm bề mặt là nền đất là phù sa mới, giàu bùn sét và
hữu cơ (trừ các giồng cát) nên về mặt địa hình cao trình tương đối thấp, về địa
chất công trình khả năng chịu lực không cao, cần phải san nền và gia cố nhiều
cho các công trình xây dựng. Các tầng đất sâu tương đối giàu cát và có đặc tính
địa chất công trình khá hơn, tuy nhiên phân bố các tầng rất phức tạp và có hiện
tượng xen kẹp với các tầng đất có đặc tính địa chất công trình kém, cần khảo sát
kỹ khi xây dựng các công trình có qui mô lớn, tải trọng cao....
4. Tài nguyên nƣớc và đặc điểm thủy văn.
a)- Tài nguyên nước mặt. Tiền Giang có hai sông lớn chảy qua là sông
Tiền, sông Vàm Cỏ Tây và hệ thống kênh ngang, dọc tương đối phong phú, rất
thuận lợi cho việc đi lại bằng phương tiện đường thủy và sử dụng nguồn nước
mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Sông Tiền chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang dài khoảng 120 km, cao
trình đáy sông từ -6 đến -16m, bình quân -9m; sông có chiều rộng 600-1.800 m,
là nguồn chủ yếu cung cấp nước ngọt cho toàn tỉnh.
- Sông Vàm Cỏ là sông chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang dài khoảng 25
km, rộng 185m, lưu lượng dòng chảy chủ yếu từ sông Tiền chuyển qua và một
phần nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra, là tuyến xâm nhập mặn chính
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Các kênh chính trong tỉnh là :
- Kênh chợ Gạo, nằm trong tuyến kênh chính cấp Trung ương nối Thành
phố Hồ Chí Minh - Rạch Giá - Hà Tiên.
- Kênh Nguyễn Văn Tiếp, đi từ sông Vàm Cỏ Tây (thị xã Tân An) qua
tỉnh Tiền Giang sang Đồng Tháp. Đây là tuyến kênh quan trọng xuyên Đồng
Tháp Mười.

- Hệ thống kênh ngang, tạo thành hệ thống đường thủy xương cá nối các
đô thị và điểm dân cư dọc Quốc lộ 1A với các vùng sâu vùng xa trong tỉnh, đó là
các kênh Cổ Cò, kênh 28, kênh 7, kênh 9, kênh 10, kênh 12, kênh Nguyễn Tấn
Thành, kênh Kinh Năng, kênh Kinh lộ Ngang...


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Về phương diện thủy văn, địa bàn tỉnh Tiền Giang có thể chia làm ba vùng:
- Vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang giới hạn bởi
kênh Bắc Đông, kênh Hai Hạt ở phía Bắc, kênh Nguyễn Văn Tiếp B ở phía Tây,
sông Tiền ở phía Nam, quốc lộ 1 ở phía Đông.
Hàng năm vùng Đồng Tháp Mười đều bị ngập lũ; diện tích ngập lũ vào
khoảng 120.000 ha, thời gian ngập lũ khoảng 3 tháng (tháng 9-11), độ sâu ngập
biến thiên từ 0,4-1,8 m.
Về chất lượng, nước tại địa bàn thường bị nhiễm phèn trong thời kỳ từ đầu
đến giữa mùa mưa, độ pH vào khoảng 3-4. Ngoài ra, mặn cũng xâm nhập vào từ
sông Vàm Cỏ với độ mặn khoảng 2-4%o trong vòng 2-3 tháng tại vùng phía
đông Đồng Tháp Mười.
Vùng Đồng Tháp Mười có nhiều hạn chế, chủ yếu là ngập lũ và nước bị
chua phèn. Tuy nhiên, việc triển khai các quy hoạch thuỷ lợi và kiểm soát lũ trên
toàn vùng ĐBSCL nói chung và Đồng Tháp Mười của tỉnh nói riêng đã và đang
thúc đẩy sự phát triển nông lâm nghiệp toàn diện cho khu vực.
- Vùng ngọt giữa Đồng Tháp Mười và Gò Công giới hạn giữa Quốc lộ 1
và kênh Chợ Gạo có điều kiện thủy văn thuận lợi.
Địa bàn chịu ảnh hưởng lũ lụt nhẹ theo con triều, chất lượng nước tốt,
nhiều khả năng tưới tiêu, cho phép phát triển nông nghiệp đa dạng nhất.
- Vùng Gò Công giới hạn bởi sông Vàm Cỏ ở phía Bắc, kênh Chợ Gạo ở
phía Tây, sông Cửa Tiểu ở phía Nam và biển Đông ở phía Đông. Đặc điểm thủy
văn chung là bị nhiễm mặn từ 1,5 tháng đến 7 tháng tùy vào vị trí cửa lấy nước.

Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp vào chế độ bán nhật triều biển Đông.
Mặn xâm nhập chính theo 2 sông cửa Tiểu và sông Vàm Cỏ, đi từ Xuân Hòa đến
Vàm Tháp, thời gian mặn tăng dần từ 2-6 tháng. Trên sông Vàm Cỏ mặn thường
lên sớm và kết thúc muộn, trong năm chỉ có 4-5 tháng nước ngọt, độ mặn cao
hơn sông Tiền từ 2-7 lần.
Nhìn chung, Tiền Giang có trữ lượng nước mặt rất dồi dào, nhưng trên
thực tế nguồn nước đủ tiêu chuẩn được sử dụng cho sinh hoạt và trồng trọt chỉ
duy nhất được cung cấp từ sông Tiền. Lượng nước ngọt ngày càng hạn chế khi đi
ra gần biển nhưng nhờ vào chương trình ngọt hóa Gò Công, đặt căn bản trên
việc bao đê ngăn mặn và tiếp ngọt từ thượng lưu sông Cửa Tiểu cũng đã và đang
tạo tiền đề cho quá trình thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi tại
khu vực này. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 nhà máy nước với tổng công suất
bơm 1.410m3/giờ và 10 trạm nước mặt với tổng công suất bơm 66m3/giờ. Về lâu
dài khi sản suất phát triển cao hơn cũng như quá trình công nghiệp hóa tăng lên,
cần phải có kế hoạch đầu tư phát triển, cân đối lượng nước ngọt phục vụ cho sản
suất và sinh hoạt, du lịch... đặc biệt là nước sạch.
b)- Tài nguyên nước dưới đất.
Tiền Giang có nguồn nước ngầm ngọt có chất lượng khá tốt ở khu vực


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

phía Tây và một phần khu vực phía Đông của Tỉnh, nhưng phải khai thác ở độ
sâu khá lớn (từ 200-500m). Đây là một trong những nguồn nước sạch quan trọng,
góp phần bổ sung nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, đặc
biệt đối với những vùng bị nhiễm mặn, phèn...
Theo số liệu điều tra đến cuối tháng 12 năm 2004, toàn tỉnh đã đưa vào
khai thác 1.069 giếng khoan tầng sâu với đường kính khai thác 49 - 60mm có
công suất 5-8 m3/giờ và 41 giếng khoan khai thác công nghiệp với đường kính
khai thác 110mm có công suất mỗi giếng 50-100 m3/giờ. Các giếng khai thác chủ

yếu phục vụ cho ăn uống sinh hoạt và một phần nhỏ phục vụ cho chăn nuôi, sản
suất chế biến lương thực thực phẩm, nước uống tinh khiết. Hầu hết các giếng
được khai thác từ tầng chứa nước Plioxen và Mioxen ở độ sâu khoảng từ 220 500m, thường có nhiệt độ 30oC, chất lượng nước giếng đa số đều đạt tiêu chuẩn
quy định.
Hiện nay, nhu cầu khai thác, sử dụng nước ngầm từ các cơ quan đơn vị,
các cơ sở sản xuất có xu hướng tăng rất nhiều. Theo số liệu quan trắc của Liên
đoàn Địa chất Thuỷ văn- Địa chất công trình miền Nam thì khu vực Nam bộ hiện
mực nước dưới đất đang sụt giảm rất nhanh, cụ thể là các giếng nằm trong khu
vực Tiền Giang (tầng chứa nước Plioxen và Mioxen) trước năm 1995 đa số đều
tự chảy, nhưng hiện nay mực nước đã tụt sâu cách mặt đất có nhiều nơi khoảng
từ 4 đến 10 mét.
Nước dưới đất là nguồn tài nguyên quý và khan hiếm, để phục vụ lâu dài
và ổn định theo hướng phát triển bền vũng, cần có sự quản lý tốt việc khai thác,
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này, nhằm hạn chế sự cạn kiệt, xâm nhập mặn
và ô nhiểm các tầng chứa nước cũng như sự lún mặt đất trong tương lai.
5. Tài nguyên khoáng sản.
Theo các chương trình khảo sát, điều tra cơ bản, các loại khoáng sản
được tìm thấy trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có:
- Than bùn tìm thấy tại các xã Phú Cường (Cai Lậy), Tân Hòa Tây và
Hưng Thạnh (Tân Phước). Than bùn nằm ở độ sâu từ 0,5 - 1m với trữ lượng sơ
bộ khoảng 5 triệu m3 và trải rộng trên diện tích gần 500ha, chất lượng nhìn chung
không cao, lẫn nhiều tạp chất và hàm lượng lưu huỳnh cao. Riêng Than bùn ở
Kinh Tây và Tràm Sập có hàm lượng axít humic đạt yêu cầu làm nền cho phân
bón với trữ lượng 1,3 triệu m3, có thể sử dụng cho một nhà máy phân bón công
suất 10.000 tấn/năm.
- Sét sử dụng cho công nghiệp được tìm thấy trong phù sa cổ và mới. Sét
làm gốm sành đã được phát hiện trong tỉnh dọc theo Quốc lộ 1 từ Cổ Cò đến Bà
Lâm (Cái Bè), có thể sử dụng làm gốm sành quy mô nhỏ. Sét ở Tân Lập trữ lượng
khoảng 6 triệu m3 có thể làm gạch ngói, nhưng việc khai thác, sản xuất cần phải sử
dụng các biện pháp cách ly sự ô nhiễm phèn và xử lý phèn từ lớp đất bên trên.

- Cát trên sông Tiền có thể khai thác để làm đường nông thôn và làm nền
cho các cồng trình xây dựng. Trữ lượng dự báo 93 triệu m3, khối lượng cho phép


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

khai thác hàng năm 3 - 3,5 triệu m3 (theo Qui hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác và
sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Tiền Giang đã được UBND tỉnh thông qua).
Nhìn chung, khoáng sản ở Tiền Giang nghèo về chủng loại, ít về trữ
lượng, các dự án khai thác các nguồn tài nguyên này cần nghiên cứu, tính toán
kỹ về hiệu quả và vấn đề bảo vệ môi trường phát triển bền vững, đặc biệt nguồn
nước ngầm cần được quan tâm khai thác hợp lý và quan trắc động thái để tránh
xâm nhập mặn các tầng chứa nước.
6. Tài nguyên sinh vật.
Về thảm thực vật, ngoài các loại cây kinh tế do con người canh tác, Tiền
Giang còn có 3 thảm thực vật mang tính chất hoang dại là:
- Rừng ngập mặn ven biển: gặp ở ven biển và gần cửa sông trên đất bùn
mặn của bãi lầy ngập theo triều gồm: bần, mắm, đước, rau muống biển, cỏ lức...
- Thảm thực vật rừng nước lợ: gặp ở vùng nước lợ ven sông Vàm Cỏ Tây,
sông Tiền thường xuyên ngập theo triều gồm: dừa nước, bần chua, ô rô, cóc kèn,
mái dầm..
- Thảm thực vật vùng đất phèn hoang: gặp ở vùng Đồng Tháp Mười trên
vùng đất phèn ngập lũ gồm: cỏ năng, cỏ mồm, bàng, tràm tái sinh...
Về động vật, ngoài các loài động vật nuôi, tài nguyên động vật có giá trị
kinh tế chủ yếu là thủy sản. Tiền Giang có tài nguyên thủy sản phong phú và đa
dạng gồm thủy sản nước ngọt, thủy sản nước lợ và hải sản.
Các điều tra cho biết trên địa bàn tỉnh có 157 loài tảo, 66 loài động vật đáy
thuộc khu vực nội địa và 227 loài tảo, 152 loài động vật đáy vùng biển; có
khoảng 198 loài cá với sản lượng bình quân 50-115 kg/km2 vùng biển và 87-274
kg/km2 vùng nội địa; 32 loài tôm với sản lượng bình quân 24-56 kg/km2 vùng

biển và 12-97 kg/km2 vùng nội địa; 8 loài mực với sản lượng bình quân 8-139
kg/km2. Về nhuyễn thể, trên địa bàn có khoảng 3.500 ha có thể nuôi nghêu, trong
đó có 500 ha giống với sản lượng nghêu giống 135-540 T/năm.
7. Tiềm năng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Tiền Giang là tỉnh ở cuối nguồn sông Cửu Long, có khoảng 32 km bờ
biển, có hệ thống sông rạch đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long và khoảng
120 km sông Tiền đổ ra biển qua 2 cửa Tiểu và cửa Đại, có nguồn lợi thủy sản
phong phú. Ngoài ra, Tiền Giang còn có nghề cá dân gian và hệ thống dịch vụ
hậu cần nghề cá phát triển khá mạnh và có vị trí địa lý thuận lợi trong việc trung
chuyển hàng hóa với TP. Hồ Chí Minh. Với những đặc điểm như trên Tiền Giang
có đủ điều kiện để phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Ngoài nguồn lợi về tôm cá các loại, ở Tiền Giang còn có nguồn nghêu
giống (sản lượng năm cao nhất khoảng 200- 300 tấn/ năm ) đã đáp ứng một phần
nhu cầu con giống cho vùng nuôi nghêu thịt với khoảng 1.800 ha cồn bải ven
biển (có sản lượng từ 15 - 20 ngàn tấn/ năm).


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Tiền Giang có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, có điều kiện để
phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ven biển Gò Công có khoảng 7.500
ha nuôi thủy sản nước mặn, lợ với các loài có giá trị kinh tế nghêu, sò huyết, tôm
sú . Vùng nước ngọt ở các huyện phía tây thuận lợi cho việc nuôi tôm càng xanh,
nuôi cá ao, nuôi cá trên ruộng lúa và nuôi cá bè dọc sông Tiền, nếu khai thác triệt
để có khả năng đưa diện tích nuôi thủy sản nước ngọt lên khoảng 10.000 ha với
các mô hình như nuôi ao, mương vườn, nuôi trên ruộng lúa .
Tiền Giang dù chỉ có 32 km bờ biển nhưng nghề khai thác biển phát triển
khá mạnh, cùng với đội ngũ ngư dân có kinh nghiệm và tay nghề giỏi là điều
kiện tốt để vươn ra khai thác xa bờ. Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển
khá mạnh với sự hoạt động ổn định của Cảng cá Mỹ Tho và việc đầu tư nâng cấp

cảng cá Vàm Láng cùng với các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của nghề khai thác thủy sản.
Với tiềm năng phong phú về nuôi trồng, khai thác thủy sản sẽ đáp ứng cho
chế biến tiêu thụ nội địa, đặc biệt là chế biến xuất khẩu thủy sản.
Khả năng nguồn nguyên liệu cho chế biến từ nuôi trồng, khai thác thủy
sản của Tiền Giang là khá lớn và đa dạng, trong đó nguyên liệu chính và chủ lực
vẫn là tôm, cá, mực, nghêu cho chế biến đông lạnh xuất khẩu và chế biến phục
vụ cho tiêu dùng trong nước. Các loại cá tạp nhỏ từ khai thác là nguồn nguyên
liệu chủ lực chế biến nước mắm, chế biến bột cá đáp ứng nhu cầu dùng sản xuất
thức ăn thủy sản .
8. Tài nguyên đất đai và hiện trạng sử dụng đất.
a)- Tài nguyên đất: theo các chương trình điều tra thổ nhưỡng, Tiền Giang
có các nhóm đất chính như sau:
- Nhóm đất phù sa: Chiếm 54,9% diện tích tự nhiên, chiếm phần lớn diện
tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và
một phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước ngọt. Đây là nhóm
đất thuận lợi nhất cho nông nghiệp, đã được sử dụng toàn bộ diện tích. Trong
nhóm đất này có loại đất phù sa bồi ven sông có thành phần cơ giới tương đối
nhẹ hơn cả nên thích hợp cho trồng cây ăn trái.
- Nhóm đất mặn: Chiếm 14,6% diện tích tự nhiên, chiếm phần lớn diện
tích huyện Gò Công Đông, Thị xã Gò Công, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và
một phần huyện Chợ Gạo. Về bản chất, đất đai thuận lợi như nhóm đất phù sa,
nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên.
Việc trồng trọt thường chỉ giới hạn trong mùa mưa có đủ nước ngọt, ngoại
trừ các loại cây chịu lợ như dừa, sơ ri, cói...Một ít diện tích được tiếp ngọt về
hoặc có trữ nước mưa trong ao thì có thể tiếp tục trồng trọt vào mùa khô. Loại
đất này khi có điều kiện rửa mặn sẽ trở nên rất thích hợp cho sản xuất nông
nghiệp với chủng loại cây trồng tương đối đa dạng.
Chương trình ngọt hóa Gò Công bằng biện pháp ngăn mặn và đưa nguồn
nước ngọt dồi dào về đã mở ra một diện tích lớn đất tăng vụ mùa khô hoặc đầu



QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

mùa khô. Riêng đất ven biển là thích nghi cho rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy
sản.
- Nhóm đất phèn: Chiếm 19,4% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở khu
vực trũng thấp Đồng Tháp Mười thuộc phía Bắc 3 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân
Phước. Đây là loại đất hình thành trên trầm tích đầm lầy mặn ven biển thành tạo
trong quá trình biển thoái, nên loại đất này giàu hữu cơ và phèn. Hiện nay, ngoài
tràm và bàng là 2 cây cố hữu trên đất phèn nông, đã tiến hành trồng khóm và mía
có hiệu quả ổn định trên diện tích đáng kể. Ngoài ra, một số diện tích khác cũng
đã bước đầu được canh tác có hiệu quả với một số mô hình như trồng khoai mỡ
và các loại rau màu, trồng lúa 2 vụ và cả trồng cây ăn quả trên những diện tích có
đủ nguồn nước ngọt và có khả năng chống lũ.
Đất phèn mặn chiếm diện tích nhỏ phân bố dọc bờ thấp (đất biền) bị ngập
triều ven các lạch triều và bưng trũng.
- Nhóm đất cát giồng: Chỉ chiếm 3% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở
các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở huyện
Gò Công Đông. Do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ, nên
chủ yếu sử dụng làm thổ cư và canh tác cây ăn trái, rau màu.
Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 55%),
thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành
vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4%
là nhóm đất phèn và 14,6% là nhóm đất phù sa nhiễm mặn...trong thời gian qua
được tập trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ thông qua các
chương trình khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mười, chương trình ngọt hóa
Gò Công, đã từng bước mở rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vườn cây ăn trái
sang các huyện phía Đông và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện
Tân Phước.

b)- Hiện trạng sử dụng đất:
Trong giai đoạn 1995-2005, diện tích đất tự nhiên của tỉnh có biến động
tăng từ 232.609 ha (năm 1995) lên 236.663 ha (giai đoạn năm 2000 - 2004) và
248.177 ha (năm 2005), trong 10 năm tăng 15.568 ha, chủ yếu do quá trình hiệu
chỉnh, cập nhật số liệu đo đạc bản đồ địa chính và một phần diện tích đất cù lao,
bãi bồi mới tăng thêm.
+ Đất nông nghiệp: toàn tỉnh hiện có 182.720 ha đất nông nghiệp, chiếm
75,0% tổng diện tích tự nhiên.
Qua các giai đoạn phát triển diện tích đất nông nghiệp có thay đổi, giai
đoạn 1996-2000 tăng thêm 6.198 ha - tốc độ tăng bình quân 0,7%/năm, giai đoạn
2001-2005 tăng thêm 1.215 ha - tốc độ tăng bình quân 0,13%/năm và trong 10
năm 1995-2005 diện tích đất nông nghiệp tăng 7.413 ha - tốc độ tăng bình quân
0,42%/năm, do công tác khai hoang phục hoá và một số diện tích đất chưa sử
dụng được đưa vào khai thác sử dụng.


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Biểu 01: Diễn biến tình hình sử dụng đất giai đoạn 1996-2005.

Chỉ tiêu

Đơn
vị

Hiện trạng

Tốc độ tăng(%)

1995


2000

2004

2005

19962000

20012005

19962005

Tổng diện tích đất tự nhiên

Ha

232.609

236.663

236.663

248.177

0,35%

0,95%

0,65%


I.Đất nông nghiệp

Ha

175.307

181.505

177.425

182.720

0,70%

0,13%

0,42%

%

75,4

76,7

75,0

75,0

Ha


2.715

8.265

13.950

12.420

24,94%

8,49%

16,42%

%

1,2

3,5

5,9

5,9

Ha

13.117

15.887


18.402

17.652

3,91%

2,13%

3,01%

%

5,6

6,7

7,8

7,8

Ha

4.597

7.646

7.911

8.274


10,71%

1,59%

6,05%

% so tổng diện tích tự nhiên

%

2,0

3,2

3,3

3,3

1. Đất ở đô thị

Ha

580

686

707

616


3,41%

-2,13%

0,60%

% so tổng diện tích tự nhiên

%

0,3

0,3

0,3

0,3

2. Đất ở nông thôn

Ha

4.018

6.960

7.204

7.658


11,61%

1,93%

6,66%

% so tổng diện tích tự nhiên

%

1,7

2,9

3,0

3,0

Ha

36.873

23.360

18.976

27.110

-8,72%


3,02%

-3,03%

%

15,9

9,9

8,0

8,0

Ha

23.511

18.958

18.958

19.637

% so tổng diện tích tự nhiên
II.Đất lâm nghiệp
% so tổng diện tích tự nhiên
III.Đất chuyên dùng
% so tổng diện tích tự nhiên

IV.Đất ở

V.Đất chƣa sử dụng
% so tổng diện tích tự nhiên
Trong đó: Sông, suối...

Trong 10 năm qua, diện tích đất nông nghiệp chỉ tăng nhẹ nhưng trong
nội bộ đất nông nghiệp có sự biến động lớn, đất cây hàng năm (lúa, màu...) giảm
12.784 ha; đất cây lâu năm (cây ăn quả và vườn tạp...) tăng 16.829 ha, trong đó
đất vườn tạp giảm 2.697 ha, đất vườn cây lâu năm tăng 19.526 ha; mặt nước
nuôi trồng thuỷ sản tăng 3.359 ha. Tuy có sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
nông nghiệp trong từng thời kỳ nhưng diện tích đất cây hàng năm vẫn luôn
chiếm tỉ lệ cao hơn các loại đất khác với cơ cấu diện tích hiện nay giữa các loại
đất cây hàng năm-cây lâu năm-mặt nước nuôi trồng thủy sản là 55%-41%-4%.
+ Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp năm 2005 là 12.420 ha, chiếm
5,9% tổng diện tích tự nhiên, tăng bình quân 16,4%/năm. Nhìn chung, từ năm
1995 đến nay diện tích đất lâm nghiệp có sự biến động khá lớn, tăng thêm 9.706
ha. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này một số diện tích đất chưa sử dụng
được sử dụng để trồng tràm theo chương trình trồng 5 triệu ha rừng và một số dự
án trồng tràm ở huyện Tân Phước, bên cạnh đó số diện tích đất trồng bạch đàn
trước đây tổng hợp ở loại đất cây lâu năm nay chuyển sang loại đất lâm nghiệp.
+ Đất chuyên dùng: Diện tích đất chuyên dùng là 17.652 ha chiếm 7,8%
tổng diện tích tự nhiên. Trong 10 năm qua, diện tích đất chuyên dùng tăng thêm
4.535 ha, tốc độ tăng bình quân 3%/năm, do việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật và phúc lợi xã hội như giao thông, thủy lợi, y tế, trường học, chợ... phục


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân ngày càng tăng,

nâng chỉ số diện tích đất chuyên dùng bình quân đầu người từ 83m2/người
(1995) lên 105m2/người (2005). Trong đó, chiếm tỷ lệ cao là đất giao thông
29m2/người, đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng 57 m2/người.
+ Đất ở: Diện tích đất ở là 8.274 ha, chiếm 3,3% tổng diện tích tự nhiên.
Trong 10 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu diện tích đất ở
không ngừng tăng lên từ 4.597 ha (1995) lên 7.646 ha (2000) và 8.274 ha
(2005), tăng thêm 3.677 ha, tốc độ tăng bình quân 6%/năm. Bên cạnh đó diện
tích đất ở bình quân đầu người cũng được cải thiện và nâng lên từ 29m 2/người
(1995) lên 49m2 /người (2005). Trong đó, đất ở đô thị là 616 ha - chiếm khoảng
7% tổng diện tích đất ở, bình quân 22 m2/ người (còn thấp so với tiêu chuẩn đất
ở đô thị- khoảng 30 m2/người); đất ở nông thôn là 7.204 ha chiếm 93% tổng diện
tích đất ở, bình quân 53m2/người (đạt tiêu chuẩn về đất ở nông thôn hiện nay).
Một số nhận xét về tình hình sử dụng đất trong 10 năm qua:
- Trong biến chuyển sử dụng đất giai đoạn 1995-2005, đất vườn cây lâu
năm có xu hướng tăng mạnh do hiệu quả cây ăn trái cao hơn các loại cây trồng
khác, kế đến là đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất chuyên dùng và đất ở;
đất ruộng lúa, màu...có xu hướng ngày càng giảm, bình quân - 0,85%/năm.
- Tuy diện tích đất nông nghiệp có tăng lên do quá trình khai hoang mở
rộng diện tích, nhưng do biến động giảm từ đất nông nghiệp sang các loại đất
khác, nên tốc độ tăng không đáng kể - bình quân 0,42%/ năm, dẫn đến diện tích
đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm 0,2%/năm, từ 1.106 m2 (năm 1995)
xuống 1.076 m2 (năm 2005), đồng thời đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp
cũng giảm từ 3.336 m2 (1995) xuống 2.925 m2 (2005).
Nhìn chung xu hướng đất nông nghiệp sẽ giảm dần những năm sau này do
nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, khu cụm công nghiệp và
nhà ở ngày càng tăng, trong khi tiềm năng đất có khả năng nông-lâm nghiệp không
còn nhiều (<3%), quỹ đất nông nghiệp của tỉnh đã khai thác sử dụng đến mức giới
hạn, điều này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sản xuất hàng hoá và tích lũy từ nội bộ
ngành nông nghiệp, cần có biện pháp tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, gắn với phát triển toàn diện nông

nghiệp - nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động khu vực nông
nghiệp sang các khu vực khác theo hướng công nghiệp hoá và đô thị hoá.
II. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ, PHÂN BỐ DÂN CƢ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG.
1. Thực trạng dân số và lao động.
a. Dân số:
Tiền Giang là một tỉnh đông dân, năm 2005 dân số trung bình toàn tỉnh là
1,699 triệu người, mật độ dân số 684 người/km2 (cao gấp 1,6 lần Đồng bằng
sông Cửu Long và 3 lần so với trung bình cả nước). Trong 10 năm 1996-2005
dân số tăng 118.144 người, bình quân mỗi năm tăng thêm 11.814 người, tốc độ
tăng bình quân 0,72%/năm.


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Biểu 02: Qui mô và biến chuyển dân số thời kỳ 1996-2005.
HIỆN TRẠNG
CHỈ TIÊU

1995

2000

2005

Tốc độ tăng b/q(%)
19962001- 19962000
2005
2005

Dân số trung bình

Tỷ lệ tăng tự nhiên

1.580.707 1.618.412 1.698.851
1,88%
1,48%
1,21%

0,47

0,97

0,72

Dân số thành thị
Dân số nông thôn
* Tỷ lệ cơ cấu
- Dân số thành thị
- Dân số nông thôn
Dân số nông nghiệp
Dân số phi n.nghiệp
* Tỷ lệ cơ cấu
- Nông nghiệp
- Phi nông nghiệp

203.075
216.791
255.111
1.377.632 1.401.621 1.443.740

1,32

0,35

3,31
0,59

2,31
0,47

12,8%
13,4%
15,0%
87,2%
86,6%
85,0%
1.282.752 1.209.105 1.138.230
297.955
409.307
560.621

-1,18
6,56

-1,20
6,49

-1,19
6,53

81,2%
18,8%


74,7%
25,3%

67,0%
33,0%

- Về cơ cấu dân số đô thị - nông thôn, trong giai đoạn 1996-2005, dân số
đô thị tăng bình quân 2,31%/năm, nông thôn tăng 0,47%/năm, tạo nên sự chuyển
dịch cơ cấu dân số thành thị - nông thôn từ 12,8%- 87,2% (1995) lên 15,0% 85,0% (2005), tuy nhiên tỷ lệ này thay đổi không nhiều, cho thấy tốc độ đô thị
hoá còn chậm.
- Về cơ cấu dân số nông nghiệp - phi nông nghiệp năm 1995 là 81,2% 18,8%, năm 2000 là 74,7% - 25,3%, đến năm 2005 là 67%-33%, tuy có sự
chuyển biến khá lớn, nhưng tỷ lệ tỷ lệ dân số nông nghiệp vẫn còn cao, cho thấy
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá còn chậm nhất
là ở trong nông thôn, kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền
kinh tế chung của tỉnh.
- Về tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và biến động cơ học:
Trong giai đoạn (1996-2000) tỷ lệ sinh giảm 5,57%o, bình quân mỗi năm
giảm 1,11%o; trong giai đoạn (2001-2005) tỷ lệ sinh sinh giảm 2,63%o, bình
quân mỗi năm giảm 0,53%o (vượt mục tiêu giảm bình quân 0,4%o) và tính
trong 10 năm (1995-2005) mức sinh giảm 8,2%o, bình quân mỗi năm giảm
0,82%o, tỷ lệ chết biến động không lớn, bình quân 0,5%/năm.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm đáng kể từ 1,88% (1995) xuống 1,20%
năm 2005 (mục tiêu là 1,25%).
Tỉ lệ di dân cơ học có khuynh hướng ngày càng giảm, trong giai đoạn
1996-2000 số dân xuất cư đến các tỉnh, thành phố khác tìm việc làm khá nhiều,
trên 90.000 người so với giai đoạn 2001-2005 - chỉ có khoảng 24.000 người, nên
dân số của tỉnh trong giai đoạn này gia tăng cao hơn giai đoạn trước gấp 2,1 lần.



QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

- Về cơ cấu dân số theo độ tuổi:
Theo tổng điều tra dân số 01/04/1999 dân số Tiền Giang 1.606.792 người,
dân số (từ 0-14) tuổi là 480.913 người, chiếm tỉ lệ 29,93%; dân số (từ 15-59)
tuổi là 997.336 người, chiếm tỉ lệ 62,07%; dân số trên 60 tuổi là 128.543, chiếm
tỉ lệ 8%. Năm 2005, dân số (từ 0-14) tuổi là 409.136 người - chiếm tỉ lệ 24,1%,
dân số (từ 15-59) tuổi là 1.126.534 người - chiếm tỉ lệ 66,3%, dân số trên 60 tuổi
là 162.775 người - chiếm tỉ lệ 9,6%.
Nhóm tuổi (0-14) giảm 71.777 trẻ, bình quân mỗi năm giảm hơn 11.000
trẻ. Đây là nhóm tuổi đi nhà trẻ, học mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở, sự
giảm dân số ở nhóm tuổi này góp phần giảm chi phí cho các hoạt động giáo dục,
chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, cần tập trung chủ yếu cho công tác nâng
cao chất lượng giáo dục và y tế.
Nhóm tuổi (15-59) tăng 129.198 người, bình quân mỗi năm tăng hơn
20.000 người, đây là nguồn nhân lực dồi dào bổ sung vào lực lượng lao động xã
hội, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã
hội là động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, đây cũng là sự
thách thức lớn cho xã hội, trong việc giải quyết nhu cầu việc làm và đầu tư cho
sản xuất cao mới đem lại lương thực, thực phẩm, hàng hoá cho xã hội; nếu
ngược lại số người thất nghiệp cao, vốn đầu tư ít, việc làm không ổn định thì sự
trì hoãn kinh tế kéo dài, nền kinh tế chậm phát triển.
Nhóm tuổi trên 60, trong thời gian qua tăng hơn 34.000 người, bình quân
tăng gần 6.000 người mỗi năm, chiếm tỉ lệ 9,6% dân số, phần lớn người hết tuổi
lao động và mất sức lao động, đã trãi qua giai đoạn góp phần tạo ra của vật chất
cho xã hội, cần sự hỗ trợ của phúc lợi xã hội.
Nhìn chung, trong giai đoạn 1996-2005, mức sinh hàng năm giảm khá lớn
(bình quân 0,82%o/năm) cùng với số dân xuất cư ra khỏi tỉnh khá nhiều, nhưng
do dân số đông nên sự gia tăng dân số vẫn còn là áp lực lớn. Hàng năm dân số
tăng gần 12 ngàn người gần bằng dân số 1 xã lớn trong tỉnh và trong 10 năm

1996-2005 số dân gia tăng trên 118 nghìn người bằng dân số của 2 đơn vị thị xã
Gò Công và huyện Tân Phước. Về cơ cấu dân số trong giai đoạn (1996-2005) cho
thấy tỉ lệ dân số phụ thuộc giảm dần, dân số trong độ tuổi lao động tăng lên
thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, sự gia
tăng dân số chung và gia tăng dân số trong độ tuổi lao động tiếp tục là sự thách
thức lớn cho xã hội trong vấn đề đầu tư phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm,
đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cải thiện và nâng cao đời sống dân cư về mọi
mặt nhằm ổn định và phát triển kinh tế-xã hội theo hướng phát triển bền vững.
b. Lao động:
- Về qui mô và biến chuyển lao động: Lao động trong độ tuổi của tỉnh
tăng từ 898.263 người năm 1995 (56,8% dân số) lên 995.318 người năm 2000
(61,5% dân số); năm 2005 là 1.112.746 người (65,5% dân số); trong 10 năm
(1996- 2005) lao động trong độ tuổi tăng thêm 214.483 người, bình quân hằng


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

năm tăng thêm 21.448 lao động mới. Dự báo năm 2010 là 1.209 ngàn người và
năm 2020 là 1.312 ngàn người. Thời kỳ 2006 - 2010 bình quân mỗi năm tăng
hơn 19,3 ngàn lao động trong độ tuổi và thời kỳ 2011 - 2020 bình quân mỗi năm
tăng hơn 10 ngàn lao động.
Lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăng từ 730.731 người năm
1995 lên 825.759 người năm 2000, và năm 2005 là 921.905 người. Dự báo đến
năm 2010 lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân khoảng 1.003 ngàn
người và năm 2020 là 1.106 ngàn người.
Biểu 03: Qui mô và biến chuyển lao động 1996-2005
Tốc độ tăng bình
quân (%)
1996- 2001- 19962005
2000 2005 2005

1.112.746 2,07 2,26 2,16
13.922
913.358 2,28 2,23 2,26
625.812 1,58 1,92 1,75
98.059 6,10 3,14 4,61
189.487 3,04 2,80 2,92

HIỆN TRẠNG

Lao động trong độ tuổi
Lao động gia tăng
Lao động ngành nghề
Lao động khu vực 1
Lao động khu vực 2
Lao động khu vực 3

1995

2000

898.263
19.498
730.731
526.097
62.497
142.137

995.318
20.759
818.090

569.015
84.016
165.059

- Về cơ cấu sử dụng lao động: lao động khu vực nông nghiệp tăng bình
quân 1,75%/năm, nhưng tỷ trọng giảm từ 72,0% (1995) xuống 69,6% (năm
2000) và 68,5% năm 2005; lao động khu vực công nghiệp - xây dựng tăng bình
quân 4,61%/năm, có tỷ trọng tăng từ 8,55% (1995) lên 10,3% (năm 2000) và
10,74% năm 2005; lao động khu vực dịch vụ tăng bình quân 2,9%/năm, tỷ trọng
tăng từ 19,5% (1995) lên 20,39% (năm 2000) và 20,7% năm 2005. Tỷ lệ lao
động thất nghiệp giảm từ 5,1% (1995) còn 3,93% (2000) và 3,87% năm 2005.
- Về chất lượng nguồn lao động: giai đoạn 1995-2005, cơ cấu lao động
theo nhóm tuổi có sự thay đổi theo hướng nhóm lao động trẻ tuổi từ 15-29 giảm
từ 53,1% còn 46%, nhóm tuổi 30-49 tăng từ 40,2% lên 45,4%.
Giai đoạn 2001-2005 lao động qua đào tạo của tỉnh tăng nhanh, bình quân
tăng 20%/năm và có sự chuyển biến tích cực từ 7% lực lượng lao động xã hội
(1995) lên 10,5% (2000) và 23% năm 2005 (mục tiêu 25% và trung bình cả
nước là 25%), nhiều nhất là lao động được đào tạo nghề sơ cấp dưới 1 năm và
công nhân kỹ thuật không bằng (chiếm hơn 59% lao động qua đào tạo). Về cơ
cấu lực lượng lao động kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và sơ cấp tăng từ 48% lên
73%; trung học chuyên nghiệp giảm từ 27% còn 14%; cao đẳng-đại học giảm từ
25% còn 13%.
Đánh giá chung, trong thời gian qua có sự chuyển dịch cơ cấu lao động
nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, nhưng nhìn chung còn chậm


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

và lao động khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trên 68% lực lượng lao
động ngành nghề.

Tỷ lệ lao động chưa có việc làm khu vực thành thị tuy có giảm nhưng
không lớn do lao động mới không ngừng tăng lên; tỷ lệ thời gian lao động chưa
được sử dụng khu vực nông thôn còn khoảng 20%- tương đương với khoảng
120.000 người không có việc làm, khoảng 14% lực lượng lao động ngành nghề),
đây chính là lực lượng lao động thất nghiệp tiềm tàng trong nông nghiệp.
Lực lượng lao động kỹ thuật có sự chuyển biến tích cực, góp phân nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương và đáp ứng phần nào nhu cầu
lao động kỹ thuật của xã hội. Tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp
so mục tiêu đề ra đến năm 2005 là 25% và tháp tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng
còn mất cân đối nhiều giữa cao đẳng, đại học - trung cấp - công nhân kỹ thuật
là 1-1-2,6... (so với chuẩn là 1 CĐ, ĐH/4TC/10 CNKT). Bên cạnh đó, lực lượng
lao động ngành nghề tuy có tăng lên đáng kể, nhưng nhìn chung lực lượng lao
động không có chuyên môn kỹ thuật vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trên 77% lực lượng
lao động xã hội, là một thách thức cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
trong việc tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và chuyển dịch lao động nông
nghiệp-nông thôn.
c. Phân bố dân cư và nhà ở:
+ Phân bố dân cư: có 3 dạng chính
- Dạng tập trung thành cụm, điểm: bao gồm các đô thị, thị tứ, các trung
tâm xã, các làng xóm; chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 22% tổng số nhà ở.
- Dạng tuyến: phân bố dọc theo các trục đường giao thông, các sông, kênh
rạch lớn; chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 47% tổng số nhà ở.
- Dạng phân tán: phân bố lẻ tẻ, rải rác trên các thửa đất hoặc trên các
mảnh vườn nhỏ ngoài đồng ruộng, trên các kênh rạch nhỏ nội đồng... chiếm tỷ lệ
bình quân khoảng 31% số nhà ở, đặc biệt tập trung ở các huyện phía Đông.
+ Về nhà ở: cùng với sự phát triển KT-XH, trong thời gian qua số nhà ở
được xây dựng mới khá nhiều, 312.497 căn năm 1995 lên đến 381.446 căn năm
2005, mỗi năm có thêm khoảng 7.000 căn nhà, tốc độ tăng bình quân 2,0%/năm.
Cơ cấu nhà ở trong dân năm 2005 như sau: tổng số nhà: 381.446 nhà,
trong đó nhà kiên cố 33.949 nhà, chiếm 8,9%; nhà bán kiên cố 221.239 nhà,

chiếm 58,0%; nhà tạm 126.258 nhà, chiếm 33,1%.
2. Dự báo dân số.
a. Qui mô, cơ cấu dân số
Dự báo quy mô dân số Tiền Giang vào năm 2020 là 1,96 triệu người, dân
số thành thị 728 nghìn người, chiếm 37% dân số chung, gắn với sự xây dựng,
phát triển và hình thành các khu cụm công nghiệp, các khu dân cư, đô thị mới.
Dân số lao động (15-59 tuổi) là 1,28 triệu người, chiếm 65,2% dân số chung,


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

tiềm năng lao động dồi dào thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng hoá và
kinh tế xã hội nói chung; dân số (0-14 tuổi) là 376 nghìn người - chiếm tỉ lệ
19,1% và dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ 15,6%, số người già ngày càng
đông, tuổi thọ trung bình ngày càng cao và cần sự quan tâm chăm sóc sức khoẻ,
phúc lợi xã hội.
b. Qui mô cơ cấu dân số với yêu cầu giải quyết việc làm:
Theo như dự báo cho thấy, tháp dân số Tiền Giang có xu thế là dân số già,
số người trẻ (0-14 tuổi) ngày một giảm, số người già (trên 60 tuổi) tăng và lực
lượng lao động (15-59 tuổi) tăng, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế xã hội
tỉnh ta với nhiều khu công nghiệp, khu dân cư đô thị mới mở ra. Cần khuyến
khích đầu tư phát triển sản xuất, đa dạng hoá dịch vụ nhằm thu hút lao động, đáp
ứng nhu cầu việc làm của người dân, hạn chế tình trạng thất nghiệp và di dân đi
tìm việc làm, ổn định cơ cấu dân số.
c. Qui mô cơ cấu dân với yêu cầu phát triển giáo dục đào tạo:
Dân số từ (0-14 tuổi) giảm dần góp phần làm giảm chi phí chi cho giáo
dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Tuy nhiên với yêu cầu tiến trình phát
triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trình độ dân trí, trình độ sản xuất ngày càng
cao, đòi hỏi số người lao động phải có kỹ thuật ngày càng đông. Do đó đòi hỏi
ngành giáo dục đào tạo ngoài việc tập trung nâng cao cơ sở vật chất, chất lượng

dạy và học, nâng cao trình độ dân trí mà còn phải tập trung công tác đào tạo đa
ngành, đa nghề, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng phát triển
bền vững.
d. Qui mô cơ cấu dân với yêu cầu phát triển y tế
Mức sinh hàng năm giảm, dân số từ (0-14 tuổi) giảm dần, góp phần giảm
nhẹ chi phí phúc lợi xã hội, chi phí y tế cho công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ
và trẻ em...Tuy nhiên vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, chất
lượng công tác phòng và chữa bệnh, đòi hỏi ngành y tế, dân số phải bảo đảm
đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện và lực lượng y bác sĩ đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao trong chăm sóc sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình, đặc
biệt là sức khoẻ sinh sản vị thành niên để góp phần vào việc nâng cao thể lực, trí
lực cho nhân dân.
III. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN MỤC TIÊU QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI KỲ 2001-2005 VÀ THỰC
TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2005.
Trong suốt quá trình phát triển tỉnh Tiền Giang từ năm 1990 đến nay, với
những quan điểm, chủ trương và chính sách đổi mới kinh tế - xã hội đúng đắn
của Đảng đề ra tại các Đại hội VI, VII, VIII và IX đã được cụ thể hóa qua các kỳ
Đại hội của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang, cùng với những nỗ lực cao của nhân dân,
Đảng bộ và chính quyền các cấp đã đưa kinh tế tỉnh vượt qua những khó khăn
thử thách, tiếp tục duy trì khả năng phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ khá
nhanh và đạt được những thành tựu quan trọng.


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Trong các kỳ kế hoạch 5 năm tuy kinh tế của tỉnh đứng trước không ít khó
khăn, thách thức, nhưng so với mục tiêu quy hoạch nhiều chỉ tiêu đề ra đều hoàn
thành; nền kinh tế đã phát triển tương đối toàn diện.
Biểu 04: Một số chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu trong quy hoạch 1999.


CHỈ TIÊU

Năm 2000
Mục
Thực hiện
tiêu
Chỉ
% so
QH
tiêu
QH
(1999)

Mục
tiêu QH
(1999)

Năm 2005
Thực hiện
Chỉ
tiêu

%so
QH

1.945
7.9148.272

1.699


87,3

8.167

đạt

8,3-9,3

9,00

đạt

3.698

3.666

99,1

5,4

5,1

I.Tăng trƣởng
1.Dân số (103 người)

1.822

1.618


88,83

2.GDP SS 94, (tỷ. đ)

5.313

5.307

đạt

- Tăng bq 5 năm (%)
a - Nông lâm ngư nghiệp

2.844

2.861

100,6

- Tăng bq 5 năm (%)
b- Công nghiệp-XD

716

693

96,8

- Tăng bq 5 năm (%)
c- Dịch vụ


1.753

1.753

đạt

- Tăng bq 5 năm (%)

1.2891.385
12,514,1
2.9273.189
10,812,7

1499

109-117

16,7
3.002

94-103

11,4

3. GDP/người (giá HH, tr.đ)

4,29

4,27


7,9-8,2

7,58

91,795,2

4. Sản lượng lương thực (tr.T)

1,3

1,3

1,3

1,297

99,7

5. Tỷ lệ trồng rừng/DT rừng(%)

8,5

4,9

6,8

17,4

255,9


6. GT xuất khẩu (10 USD)

132

92,6

175-220

173,5

79 -99

7. Tỷ lệ thu NS/GDP (%)

8,8

8,9

7,8-8,5

9,86

113-123

1.775

2.101

3.7164.374


5.003

115-135

- Nông lâm ngư

61,2

56,5

55,5

48,1

- Công nghiệp –XD

13,0

15,3

16,0

22,4

- Dịch vụ

25,9

28,2


Chuy
ển
dịch
nhanh
hơn

28,5

29,5

Chuyển
dịch
nhanh
hơn

1.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

1,49

1,48

đạt

1,29

1,21

đạt


2.Tỷ lệ T.em <5 tuổi suy DD(%)

32,1

28,2

đạt

<20

22

90,9

6

8. Vốn đầu tư phát triển (tỷ đ)
9. Cơ cấu kinh tế (%)

II. Mục tiêu XH


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

CHỈ TIÊU

3. Số máy điện thoại/100 dân

Năm 2000
Mục

Thực hiện
tiêu
Chỉ
% so
QH
tiêu
QH
(1999)

Mục
tiêu QH
(1999)

Năm 2005
Thực hiện
Chỉ
tiêu

%so
QH

1,92

2,35

122,4

2,62

11,2


429

4.Tỷ lệ số hộ xem TV (%)

85

53

62,4

100

100

đạt

5.Tỷ lệ số hộ được nghe đài (%)

100

85

85

100

98

98


6.Tỷ lệ hộ có điện (%)

92,0

89,0

96,7

95

98

103

7.Số xã có điện (%)

100

100

đạt

100

100

đạt

7


6,39

109,5

3

<3

đạt

9.Giải quyết VL (103người)

20,7

16,7

80,7

15,3

19,8

129

10.Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)

11,5

10,4


90,4

18,9

23

120

8.Tỷ lệ hộ nghèo (%)

11.Số xã có bác sĩ
12. Tỷ lệ huy động học sinh so độ tuổi (%)

75

169

- Mẫu giáo và nhà trẻ

17

25,4

149,4

25

26,9


108

- Tiểu học

133

106

79,7

92

95

103

- Trung học cơ sở

74

66

89,2

90

90

100


- Trung học phổ thông

40

30

75

49

43

88

1. Những thành tựu chủ yếu:
(1) Nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với
nhịp độ cao đạt mục tiêu quy hoạch đề ra và cao hơn mức trung bình của cả
nước, chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện.
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) theo giá so sánh 1994 trên địa bàn tỉnh năm
1995 là 3.599 tỷ đồng tăng lên 5.307 tỷ đồng (2000), và năm 2005 đạt 8.167 tỷ
đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996-2005 là 8,5%/năm. Trong đó,
giai đoạn 1996-2000 là tăng 8,1%/năm (so cả nước là 6,9%) và giai đoạn 20012005 là 9%/năm (so cả nước là 7,5%) bằng mức tăng bình quân của các tỉnh
trong vùng KTTĐ phía Nam. Năm 2005 tổng GDP tăng gấp 2,27 lần và GDP
bình quân đầu người tăng gần 2 lần so với năm 1995- từ 243 USD lên 478 USD
(bằng 96% so ĐBSCL và 74,7% so cả nước).
Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp trong 10 năm 1996-2005 tăng bình
quân 4,8%/năm; riêng giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 5,1%/năm, các
ngành công nghiệp - xây dựng tăng tương ứng thời gian trên là 13,4% và 16,7%;
khối dịch vụ là 12,9% và 11,4%.



QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

Biểu 05: Quy mô GDP các ngành giai đoạn 1996-2005
Đơn vị: tỷ đồng, theo giá hiện hành

Tổng GDP
Nông lâm nghiệp
Công nghiệp - XD
Dịch vụ

1995
4.234
2.718
542
973

Thực hiện
2000
2004
6.916
11.048
3.909
5.570
1.055
2.311
1.952
3.166

2005

12.872
6.185
2.884
3.802

Biểu 06: Nhịp độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 1996-2005
Chỉ tiêu
Tổng GDP (gía ss 94)
- Nông lâm nghiệp
- Công nghiệp-Xây dựng
- Dịch vụ

Nhịp độ tăng trƣởng (%)
1996200119962000
2005
2005
8,1
9,0
8,5
4,6
5,1
4,8
10,2
16,7
13,4
14,6
11,4
12,9

(2) Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các ngành phi

nông nghiệp tăng nhanh hơn so với mục tiêu quy hoạch đề ra, đặc biệt cơ cấu
trong nội bộ các ngành cũng có bước thay đổi đáng kể theo hướng phát huy các
lợi thế so sánh của tỉnh.
Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 8,48% năm 1990 lên
12,81% năm 1995; 15,26% năm 2000 và đạt 22,4% năm 2005 (mục tiêu quy
hoạch 20%). Cùng với sự đóng góp của khu vực dịch vụ ngày càng tăng, từ
18,62% năm 1990 lên 22,99% năm 1995; 28,22% năm 2000 và 29,5% năm
2005. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP liên tục giảm từ 72,89% năm
1990 xuống 64,20% năm 1995; 56,52% năm 2000 và đến năm 2005 là 48,1%.
Tuy nhiên, khu vực nông lâm thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế
trên 48% (so với cả nước năm 2005 là 20,9%).
Biểu 07: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1995 -2005
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Tổng GDP
- CN-Xây dựng
- Nông lâm ngư
- Dịch vụ

1995
100
12,81
64,20
22,99

Hiện trạng
2000
2004
100,0
100,0

15,3
20,9
56,5
50,4
28,2
28,7

2005
100,0
22,4
48,1
29,5

- Khu vực nông nghiệp (gồm nông, lâm, thủy sản) đã thực hiện theo định
hướng quy hoạch, thông qua 4 chương trình phát triển kinh tế lúa gạo, vườn,


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

chăn nuôi và thuỷ sản. Từ năm 2001 đến nay có nhiều khó khăn đối với phát
triển sản xuất khu vực nông lâm ngư nghiệp xuất hiện, nhất là thời tiết bất lợi,
dịch cúm gia cầm phát sinh, chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp tăng lên...
Tuy nhiên, tình hình phát triển khu vực nông nghiệp vẫn khá ổn định theo hướng
thâm canh, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và ngày càng nâng cao tỷ suất hàng
hóa, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, góp phần quan trọng vào xuất
khẩu và gia tăng thu nhập xã hội. Đặc biệt kinh tế vườn và kinh tế thuỷ sản đã có
những bước đột phá nhất định, làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế công
nghiệp và dịch vụ.
Trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành nông lâm
ngư nghiệp bình quân đạt 5,4%/năm, vượt mục tiêu đề ra là 4,6%/năm. Trong đó

nông nghiệp tăng bình quân 4,7%, lâm nghiệp tăng 1,4% và thuỷ sản tăng 8,6%.
- Khu vực công nghiệp-xây dựng, đã có sự sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức,
sản xuất theo hướng khắc phục những khó khăn, gắn sản xuất với thị trường,
thực hiện nhiều đổi mới công nghệ, hiện đại hóa từng bước các khâu sản xuất
kinh doanh...phát huy được những lợi thế của nhiều sản phẩm; do vậy tốc độ
tăng trưởng sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm, giá trị sản
xuất trong giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 15,7%/năm, tuy không đạt tốc độ
tăng trưởng theo mục tiêu cao trong kế hoạch 5 năm đã đề ra, nhưng cũng đã
phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá tích cực, chiếm tỷ trọng
22,4% trong cơ cấu GDP của tỉnh (vượt mục tiêu năm 2005 là 20%).
- Khu vực thƣơng mại - dịch vụ, phát triển trong điều kiện chịu ảnh
hưởng của cạnh tranh thương mại toàn cầu và khu vực, cùng các biến động của
thị trường thế giới và bệnh dịch...tuy không đạt tốc độ tăng trưởng và cơ cấu
theo mục tiêu cao đã đề ra, nhưng các hoạt động dịch vụ, trong nội thương cũng
như ngoại thương, phát triển ngày càng đa dạng, nhất là trong khu vực ngoài
quốc doanh, chất lượng ngày càng tăng, đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của
sự nghiệp phát triển kinh tế đồng thời phục vụ tốt đời sống nhân dân nên tốc độ
tăng giá trị sản xuất vẫn khá nhanh, bình quân trên 11,7%/năm và chiếm tỉ trọng
đáng kể trong cơ cấu kinh tế, chiếm 29,5%.
Dịch vụ vận tải được phát triển mạnh, toàn tỉnh có trên 7.000 hộ kinh
doanh vận tải, với trên 6.000 phương tiện vận tải đường bộ, 3.500 ghe tàu và
nhiều phương tiện gia dụng đảm nhận 75% khối lượng vận tải. Năm 2005, khối
lượng vận tải hàng hoá 5.443 ngàn tấn/năm; khối lượng luân chuyển hàng hoá
485.815 ngàn tấn/km; khối lượng vận tải hàng khách 22.731 ngàn người/năm;
khối lượng luân chuyển hàng khách 982.889 ngàn người/km
Nếu xét theo tương quan trong thời gian 10 năm 1996-2005 giữa hai khu
vực sản xuất và dịch vụ, thấy rằng nếu khối sản xuất tăng 6,6% thì khu vực dịch
vụ của tỉnh tăng cao hơn 2 lần so với khu vực sản xuất và đạt 12,9%. Hoặc giữa
khu vực phi nông nghiệp và nông nghiệp, thấy rằng sự tăng trưởng của kinh tế
tỉnh thời gian qua có đóng góp lớn của các ngành thuộc khu vực phi nông



QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

nghiệp. Mức tăng trưởng của khu vực này 13,1% so với mức tăng của khu vực
nông nghiệp là 4,8%.
Biểu 08 . Một số chỉ tiêu về tăng trƣởng kinh tế theo GDP
Tổng sản phẩm GDP
TT
1

2

Cơ cấu GDP (%)

chia theo

1995

2000

2005

Sản xuất vật chất và phi SXVC
- Sản xuất vật chất
- Phi sản xuất vật chất
Nông nghiệp và phi nông nghiệp
- Phi nông nghiệp
- Nông nghiệp


100,0
77,0
22,99
100,0
35,8
64,2

100,0
71,8
28,2
100,0
43,5
56,5

100,0
70,5
29,5
100,0
51,95
48,05

Nhịp độ tăng trƣởng GDP (%)

19962000
8,1
5,6
14,6
8,1
13,2
4,6


20012005
9,0
7,8
11,4
9,0
13,0
5,1

19962005
8,5
6,7
12,9
8,5
13,1
4,8

(3) Kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự tồn tại và đan xen nhiều hình
thức sở hữu đã khơi dậy và phát huy các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực trong
dân, tạo ra sự năng động sáng tạo, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
- Khu vực kinh tế Nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước từng bước được
củng cố, tổ chức sắp xếp lại. Đầu năm 2005, toàn tỉnh còn 17 doanh nghiệp Nhà
nước, đã cổ phần hoá 15 doanh nghiệp, sáp nhập 02 doanh nghiệp, chuyển thành
đơn vị sự nghiệp 03 doanh nghiệp; giải thể 04 doanh nghiệp; phá sản 01 doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp cổ phần hoá, phần lớn đều phát huy hiệu quả tốt, lợi
nhuận trước thuế tăng bình quân là 10,79% /năm; nộp ngân sách tăng bình quân
14,44%/năm; thu nhập người lao động tăng bình quân 17,38%/năm.
Biểu 09. Cơ cấu tổng sản phẩm GDP phân theo thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế (%)


1995

2000

2004

2005

1. Kinh tế Nhà nước
2. Kinh tế tập thể
3. Kinh tế tư nhân
4 Kinh tế cá thể
5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

11,0%
0,5%
5,2%
78,7%
4,6%

15,7%
1,7%
9,0%
71,6%
2,0%

16,1%
1,5%
10,8%
68,4%

3,2%

14,5%
1,1%
13,3%
68,6%
2,5%

- Kinh tế tập thể: kinh tế hợp tác sau thời kỳ dài bị suy giảm, đến cuối năm
2005, toàn tỉnh có 88 hợp tác xã được thành lập và tổ chức lại theo Luật Hợp tác
xã mới và trên 1.700 tổ hợp tác trong các ngành, nghề khác nhau. Trong đó, nông
nghiệp có 32 HTX và 1.600 tổ hợp tác; công nghiệp -TTCN có 16 HTX và 11 tổ
hợp tác; thương mại - dịch vụ có 12 HTX; vận tải có 10 HTX; xây dựng có 04
HTX; và có 14 Quỹ tín dụng nhân dân... thu hút trên 39.500 xã viên (tăng 14.500
so năm 2000) và tạo việc làm cho trên 22.000 lao động. Tổng vốn hoạt động năm
2005 là 435 tỷ đồng, trong đó vốn góp của xã viên là 308 tỷ đồng.
Khu vực kinh tế tập thể từng bước góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

kinh tế khu vực nông nghiệp - nông thôn. Các đơn vị kinh tế tập thể trong nông
nghiệp từng bước đầu đổi mới phương hướng sản xuất kinh doanh theo hướng
phát triển tổng hợp và dịch vụ, ngoài việc cung cấp dịch vụ giống cây trồng, vật
nuôi... đã quan tâm đến việc ứng dụng chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật
mới trong và sau thu hoạch giúp hộ xã viên tăng năng suất và chất lượng sản
phẩm. Các HTX tiểu thủ công nghiệp chế biến và sản xuất hàng xuất khẩu... đã
quan tâm đầu tư thay đổi máy móc thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu
mã theo yêu cầu của thị trường. Các đơn vị kinh tế tập thể có vai trò đáng kể
trong việc huy động các nguồn lực trong dân để đầu tư phát triển, đặc biệt là đã

tận dụng tay nghề của người lao động tại các địa phương, khai thác chế biến
nguồn nguyên liệu có giá trị sử dụng thấp thành những sản phẩm xuất khẩu, góp
phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo...
- Kinh tế tư nhân: trong giai đoạn 2001-2005 có hơn 1.136 doanh nghiệp
thành lập mới (tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 1996-2000) với tổng vốn đăng ký
trên 1.950 tỷ đồng (tăng gấp 6 lần so với giai đoạn 1996-2000) và gần 1.100 lượt
doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành nghề về vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký
bổ sung khoảng 500 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh có 2.184 doanh nghiệp, trong đó, có
1.978 doanh nghiệp tư nhân; 187 công ty TNHH; 33 công ty cổ phần.
Nhìn chung, khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh,
ngành nghề sản xuất, kinh doanh đa dạng, vốn đầu tư ngày càng tăng, thị trường
tiêu thụ được mở rộng, bước đầu đã có sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt trong chế
biến thuỷ sản. Qui mô vốn đầu tư cho một doanh nghiệp ngày càng tăng (từ bình
quân 570 triệu/DN giai đoạn 1996-2000 lên trên 1,7 tỷ/DN giai đoạn 2001-2005),
tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp đáng kể vào quá
trình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Khu vực kinh tế tư nhân tạo ra giá trị tăng thêm (theo giá hiện hành) từ
191 tỷ đồng (1995) tăng lên 625 tỷ (2000) và 1.708 tỷ đồng (2005) - tăng bình
quân 14,1%/năm trong giai đoạn 2001-2005 và chiếm tỷ trọng 13,3% trong cơ
cấu kinh tế của tỉnh năm 2005.
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài đến nay, Tiền Giang thu hút được 20
dự án với với tổng vốn đầu tư đăng ký 176,83 triệu USD, vốn pháp định trên 70
triệu USD. Trong đó, 3 dự án không triển khai thực hiện giấy phép đầu tư, 6 dự
án giải thể do sản xuất kinh doanh không hiệu quả, 2 dự án chuyển sang hình
thức đầu tư trong nước do nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng toàn bộ vốn
góp. Đến cuối năm 2005, tỉnh có 9 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với
tổng vốn đầu tư đăng ký 109,10 triệu USD, vốn pháp định 40,58 triệu USD.
Tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án còn hiệu lực là 60,62 triệu USD, bằng
54% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Về sản xuất kinh doanh, trong giai đoạn 1996-2000 doanh thu từ hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu
hướng giảm bình quân 9%/năm, sang giai đoạn 2001-2005 doanh thu tăng nhanh


×