Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi trong bể cá tầm nga acipencer gueldenstaedtii brandt, 1833 từ giai đoạn cá bột lên cá giống tại công ty TNHH thương mại đầu tư việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.83 KB, 60 trang )

1

1

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VÀ TỪ VIẾT TẮT

- DO

: Hàm lượng Oxy hòa tan

- DOM

: Domperidon

- CTV

: Cộng tác viên

- FCR

: Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn

- LRHa

: A. luteinising realising hormone

- PI

: Chỉ số lệch cực của nhân

- TNHH



: Trách nhiệm hữu hạn

- UBND

: Ủy ban nhân dân

- Viện NCNTTS1 : Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1


2

2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


3

3

MỤC LỤC


4

4

Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Sa Pa là một huyện vùng núi cao nằm ở phía Tây tỉnh Lào Cai, có diện
tích tự nhiên là 68.329,09ha chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm
trong tọa độ địa lý từ 22007’04” đến 22028’46” vĩ độ Bắc và 103043’28” đến
104004’15” kinh độ Đông.
- Phía bắc giáp với huyện Bát Xát.
- Phía Nam giáo với huyện Văn Bàn.
- Phía Đông giáp với huyện Bảo Thắng và thanh phố Lào Cai.
- Phía Nam giáp với huyện Than Uyên va huyện Tam Đường tỉnh
Lào Châu.
Huyện Sa Pa có 17 xã và một thị trấn. Thị trấn Sa Pa là trung tâm
huyện lỵ nằm cách thị xã Lào Cai 35km về phía Tây Nam. Nằm trên trục
quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu, Sa Pa là cửa ngõ giữa hai vùng đông bắc
và tây bắc.
b. Địa hình đất đai
Sa Pa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung
bình từ 35 - 400, có nơi có độ dốc trên 45 0, địa hình hiểm trở và chia cắt phức
tạp. Nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình từ
1.200m đến 1.800m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây - Tây
Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m và thấp
nhất là suối Bo cao 400m so với mặt biển.
Địa hình của Sa Pa chia thành ba dạng đặc trưng sau:
- Tiểu vùng núi cao trên đỉnh: Gồm các xã Tả Giàng Phình, Bản
Khoang, Tả Phìn, San Sả Hồ. Diện tích của vùng 16.574ha, chiếm 24,42
% diện tích tự nhiên của huyện. Độ cao trung bình của khu vực từ 1.400 1.700m, địa hình phân cắt, độ dốc lớn và thung lũng hẹp tạo thành một
vùng hiểm trở.



5

5

- Tiểu vùng Sa Pa - Sa Pả: Gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Lao Chải,
Hầu Thào, Tả Van, Sử Pán và Thị trấn Sa Pa có diện tích 20.170ha, chiếm
29,72% diện tích của huyện. Đây là tiểu vùng nằm trên bậc thềm thứ hai của
đỉnh Phan Xi Păng, độ cao trung bình là 1.500m, địa hình ít bị phân cắt, phần
lớn có kiểu đồi bát úp.
- Tiểu vùng núi phân cắt mạnh: Gồm 7 xã phía Nam của huyện là
Bản Phùng, Nậm Sài, Thanh Kim, Suối Thầu, Thanh Phú, Nậm Cang và
Bản Hồ có diện tích 31.120ha, chiếm 45,86% diện tích của huyện. Đặc
trưng của vùng là kiểu địa hình phún xuất núi cao, đỉnh nhọn, sườn dốc,
thung lũng hẹp sâu.
Sự đa dạng về địa hình đã tạo điều kiện hình thành các tiểu vùng sinh
thái khác nhau, tạo sự đa dạng về sản xuất nông, lâm nghiệp với các vùng
chuyên canh sản xuất nhiều loại nông lâm sản. Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt
phức tạp cũng gây không ít khó khăn đến sản xuất nông, lâm nghiệp, bố trí
xây dựng các cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi... cũng như việc giao lưu,
buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các huyện và các địa phương.
b. Khí hậu thủy văn
* Khí hậu
Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí
hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5
đến tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm
trước đến tháng 4 năm sau .
Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh
và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trưng cơ bản sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40C, nhiệt độ trung bình
từ 18 - 200C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 12 0C. Nhiệt độ

tối cao tuyệt đối 330C vào tháng 4, ở các vùng thấp. Nhiệt độ xuống thấp nhất
từ tháng 2 năm sau, thấp nhất vào tháng 1 là 00C (cá biệt có những năm xuống
tới -3,20 C). Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên
tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một
thời điểm.


6

6

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm của Sa Pa biến động
trong khoảng 1.400 - 1.460 giờ. Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa
hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm từ 180 - 200 giờ, tháng 10 số giờ
nắng ít nhất, khoảng 30 - 40 giờ.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90%,
độ ẩm thấp nhất vào tháng 4 khoảng 65 - 70%. Do sương mù nhiều, càng lên
cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu
ẩm ướt hơn các khu vực khác.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762mm,
cao nhất 3.484mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc
vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm. Các tháng ít
mưa có lượng mưa trung bình từ 50 - 100mm/tháng. Mưa đá hay xảy ra vào
các tháng 2, 3,4 và không thường xuyên trong các năm.
- Gió: Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa,
mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc. Với địa
hình đồi núi phức tạp và nằm sâu trong lục địa, Sa Pa ít chịu ảnh hưởng của
chế độ gió mùa mà chủ yếu là gió địa hình diễn ra cục bộ theo từng khu vực,
tốc độ gió trung bình đạt 2,2m/s, mạnh nhất có thể lên tới 19,7m/s. Ngoài ra

huyện Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quí Hồ (gió địa phương) cũng rất
khô nóng, thường xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4.
- Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo
theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.
- Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào
mùa đông một số nơi có mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng
núi cao và thung lũng kín gió còn có cả sương muối, băng giá, tuyết. mỗi đợt
kéo dài 2 - 3ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp.
Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy
Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân


7

7

chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về
sản xuất nông lâm nghiệp. Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ
mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên các hiện
tượng tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất
và sinh hoạt của nhân dân.
* Thuỷ văn
Sa Pa có mạng lưới sông suối khá dày, bình quân khoảng 0,7 -1,0km/km 2,
với hai hệ thống suối chính là hệ thống suối Đum và hệ thống suối Bo.
- Hệ thống suối Đum có tổng chiều dàu khoảng 50 km, bắt nguồn từ
vùng núi cao phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn được phân thành hai nhánh chính
và phân bố ở hầu hết các xã phía Bắc và Đông Bắc gồm các xã Sa Pả, Trung
Chải, Tả Phìn với tổng diện tích lưu vực khoản 156km2 .
- Hệ thống suối Bo có chiều dài khoảng 80km, bắt nguồn từ các núi cao
phía Nam dãy Hoàng Liên Sơn với diện tích lưu vực khoảng 578km 2 chạy dọc

theo sườn phía Tây và Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn gồm các xã San Sả
Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú, Hầu Thào, Thanh Kim
và Bản Phùng.
Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng nước
thất thường và biến đổi theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn với dòng chảy
khá mạnh (suối Bo 989m/s) dễ gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là
đối với vùng thấp. Mùa khô các suối thường cạn.
c. Cở sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
* Giao thông:
Hiện nay huyện Sa Pa có các tuyến đường bộ như sau:
Tuyến Quốc lộ 4D chạy từ thành phố Lào Cai đi Phong Thổ (Lai Châu)
đoạn qua huyện Sa Pa dài 36 km, đạt tiểu chuẩn kỹ thuật cấp V miền núi, chất
lượng đường tốt.
- Tỉnh lộ 155 đoạn qua địa bàn huyện xuất phát từ ngã ba Ô Quý Hồ
đến Tả Giàng Phình dài 20 km, mặt đường cấp phối rộng 4,5 m, đạt tiêu
chuẩn cấp VI miền núi.


8

8

- Các tuyến huyện lộ có tổng chiều dài 76,2 km, chiều rộng từ 3 - 4,5
m, mặt đường thường là đá cấp phối, một số đã được trải nhựa.
- Đường nội thị trấn Sa Pa co tổng chiều dài là 15 km, rộng từ 3 - 8 m,
mặt đường trải nhựa.
- Đường liên thôn có khoảng 160km, rộng từ 2 - 2,5 m, mặt đường đất,
do dân tự làm.
Ngoài ra trên các tuyến giao thong còn có 22 cây cầu treo dài từ 30 - 80
m, rộng từ 1,2 - 2,2 m và 5 cây cầu thép rộng từ 1,5 - 2 m, dài từ 8 - 16 m.

Nhìn chung hệ thống giao thông huyện Sa Pa được phân bố tương đôi
hợp lý. Các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã nhưng chất lượng xấu và
đang xuống cấp, đi lại khó khăn nhất là những ngày mưa.
*Thủy lợi:
Trong những năm gần đây huyện Sa Pa xây dựng hang chục phai đập và
gần 400km kênh mương các loại đáp ứng tưới tiêu cho 37% diện tích đất canh tác,
nhiều công trình thủy nông xây dựng trước đây cũng đang được tu sửa.
* Giáo dục và đào tạo:
Hiện nay trên địa bàn huyện có 52 trường học các cấp với 901 lớp học
phân theo các cấp học. Tất cả các xã đều có trường mẫu giáo, tiểu học, trung
học cơ sở. 18/18 xã, thị trấn đã được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi và 3/18 xã, thị trấn đã được công nhận phổ cập trung học cơ sở.
* Y tế :
Mạng lưới y tế đã được phát triển đến các thôn bản, hiện có 148 giường
bệnh, trong đó trung tâm y tế huyện 50 giường, 4 phòng khám đa khoa khu
vực 30 giường và 18 trạm y tế xã, thị trấn với 68 giường. Số cán bộ y tế có
126 người, trong đó trung tâm y tế huyện quản lý 75 người và cán bộ tuyến xã
có 51 người. Về chuyên môn: Bác sĩ đã khoa 13 người, dược sĩ đại học 01
người, y sĩ 20 người, y tá trung học 11 người, nữ hộ sinh trung học 09 người
và y tá sơ học 39 người còn lại là cán bộ y tế thôn bản.
* Văn hóa giáo dục:
Trong nhữn năm qua lĩnh vực văn hóa thể thao của huyện đã có bước
phát triển đáng khích lệ. Công tác thông tin tuyên truyền cổ động, truyền


9

9

thanh, truyền hình được quan tâm đầu tư đúng mức, các nhà văn hóa xã, điểm

văn hóa… được đầu tư xây dựng. Các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ,
thể dục thể thao được tổ chức và các ngày lễ, tết đã trở thành phong trào thi
đua của quần chúng nhân dân.
* Năng lượng:
Hiện chỉ có thị trấn Sa Pa và một số thuộc các Sa Pả, Tả Phìn và Trung
Chải được sử dụng điện lưới quốc gia. Trên địa bàn huyện có công trình thủy
điện Cát Cát được xây dựng từ thời Pháp thuộc với công suốt 30kw/h và
khoảng 800 máy phát điện nhỏ của các hộ gia đình. Nhìn chung việc cung cấp
điện lưới của huyện còn gặp nhiều khó khăn.
* Bưu chính viễn thông :
Tính đến năm 2008 trên địa bàn huyện Sa Pa có một bưu điện trung
tâm. Ở các xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã phục vụ nhu cầu thông tin
liên lạc của nhân dân. Toàn huyện có khoảng 2.000 máy điện thoại cố định,
bình quân 4,6máy/100 dân.
* Quốc phòng, an ninh:
Bên cạnh đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, vấn đề an ninh quốc phòng
đã được huyện chú trọng trên phương châm kết hợp kinh tế với quốc phòng,
quốc phòng với kinh tế. Công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân luôn được chú trọng và đạt được những kết quả quan
trọng. Công tác diễn tập chiến đấu, diễn tập phòng thủ khu vực, huấn luyện
lực lượng cơ động, quân dự bị được duy trì thương xuyên. Xây duwng lực
lượng dân quân tự vệ luôn đạt ở mức 2,3% dân số toàn huyện, hoàn thành tốt
chỉ tiêu giao quân hàng năm. Bên cạnh đó thường xuyên bồi dưỡng kiến thức
quốc phòng cho đội ngũ cán bộ và đoàn viên thanh niên ý thức cảnh giác
trước những âm mưu ‘‘ diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch bên ngoài.
An ninh chính tri được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến
tiến bộ. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc tiếp tục được phát
triển, các mô hình tổ chức quần chúng tự quản ở cơ sở phát triển đến địa bàn
thôn, khu phố. Mở rộng nhiều đợt cao điểm đấu tranh chấn áp các hoạt động



10

10

tôi phạm đặc biệt tội pham nguy hiểm được các nghành, đoàn thể và đông đảo
quần chúng nhân dân tham gia. Lực lượng công an từ huyện đến cơ sở thường
xuyên được củng cố, tăng cường đã làm giảm đáng kể các hoạt động tội phạm
cả về quy mô và sỗ vụ góp phần ổn định xã hội.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế- xã hội tại địa phương
a. Tăng trưởng kinh tế
Từ năm 2005 đến 2010 giá trị tăng thêm trên địa bàn huyện tăng liên
tục, tốc độ tăng bình quân mỗi năm 19,65%(theo giá trị thực tế) va 14,8%
(theo giá trị so sánh năm 2000). Nhờ vậy, đến năm 2010 tổng giá trị tăng
thêm trên địa bàn đã gấp 2,45 lần so với năm 2005. Sa Pa có tốc độ phát triển
giá trị tăng thêm và thu ngân sách đứng thứ 2 của tỉnh (sau thành phố Lào
Cai).
Bảng 1.1. Tốc độ phát triển giá trị tăng thêm thời kỳ 2006 - 2010
(giá thực tế)
Các ngành (%)

Tổng
số

Nông, lâm nghiệp Công nghiệp

Dịch vụ

(%)


và thủy sản

và xây dựng

Tốc độ bình quân

19,65

13,35

17,50

24,67

-Năm 2006

24,50

23,00

12,42

27,40

-Năm 2007

16,25

2,90


20,50

27,50

-Năm 2008

16.80

14,20

26,90

17,50

-Năm 2009

22,70

16,70

12,50

28,10

-Năm 2010

18.25

10,90


15,80

23,20

(Nguồn:Báo cáo huyện Sa pa [16])
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cớ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ,
công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản.


11

11

Bảng 1.2. Cơ cấu giá trị sản xuất theo 3 khu vực kinh tế (giá hiện hành)
Tổng số(%)

Các ngành (%)
Nông, lâm nghiệp Công nghiệp
và thủy sản
và xây dựng

Dịch vụ

-Năm 2005

100

39,30


11,70

49,00

-Năm 2006

100

38,79

10,53

50,68

-Năm 2007

100

34,23

10,77

55,00

-Năm 2008

100

33,48


11,73

54,79

-Năm 2009

100

32,00

10,72

57,28

-Năm 2010

100

29.97

10,49

59,54

Theo đó giá trị tỷ trọng trên địa bàn phân theo ba khu vực kinh tế
cũng dịch chuyển tương đương.
Nguồn:Báo cáo huyện Sa pa [16])
Bảng 1.3. Cơ cấu giá trị gia tăng trên địa bàn phân theo ba
khu vực kinh tế (giá hiện hành)


-Năm 2005

100

Các ngành (%)
Nông, lâm nghiệp
Công nghiệp
và thủy sản
và xây dựng
44,68
6,46

-Năm 2006

100

44,18

5,38

49,98

-Năm 2007

100

39,13

6,05


54,82

-Năm 2008

100

38,27

6,57

55,16

-Năm 2009

100

36,39

6,03

57,58

-Năm 2010

100

34,13

5,90


60,00

Tổng số
(%)

Dịch vụ
48,86

(Nguồn:Báo cáo huyện Sa pa [16])
d. Dân số
Năm 2009 dân số Sa Pa có 613.075 người, trong đó nông thôn 397.735
người chiếm 64,88%, đô thị 215.340 người chiếm 35,12% tổng nhân khẩu.
Bình quân 5,5người/hộ. Mật độ dân số trung bình của huyện 64người/km 2,
huyện có mật độ dân số thấp thứ ba trong tỉnh.


12

12

1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
- Một Giám đốc
- Hai kế toán
- Một người quản lý vật tư
- Một bảo vệ
- Hai cơ sở sản xuất giống gồm 8 nhân viên kỹ thuật
1.1.3. Sư phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp:

Giá trị sản xuất của nghành có sự tăng trưởng liên tục, năm 2005 đạt
14.481 triệu đồng, năm 2010 đạt 23.903 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình
quân trong giai đoạn 2005-2010 đạt 10,55 %/năm
+ Trồng trọt: Đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh
tăng vụ, mờ rộng diện tích canh tác, nên năng suất và sản lượng cây lượng
thực, cây công nghiệp được tăng qua các năm. Năm 2010 diện tích cây lương
thực có hạt là 3.570 ha, tăng 601 ha so với năm 2005 (2.969 ha); năng suất lúa
năm 2010 là 43,35tạ/năm (năm 2005 là 33,81tạ/năm); năng suất ngô năm
2010 là 21tạ/ha (năm 2005 là 15,5tạ/ha) và sản lượng cây lương thực co hạt
đạt 12.387 tấn, tăng 4.938 tấn so với năm 2005 (7.499 tấn).
+ Các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau màu các loại cũng
được chú trọng phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển của nhân dân, bước đầu
đã tao ra sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện.
Năm 2010 sản lượng đỗ tương là 70 tấn; lạc 30 tấn; chè 35 tấn; cây ăn quả
650 tấn.
+ Chăn nuôi : Đàn gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển nhưng
chưa ổn định, công tác phòng và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm được chú ý
thường xuyên, cá dich bênh cơ bản được kiểm soát. Giá trị sản xuất của ngành
chăn nuôi năm 2010 tăng 7.156 triệu đống so với năm 2005 (bình quân mỗi
năm tăng 1.400 triệu đồng). Nhưng chăn nuôi tập trung chủ yếu ở khu vực hộ
gia đình với quy mô, mang tính tự cấp tự túc


13

13

- Lâm nghiệp:
Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp huyện trong năm 2005 đạt 23,3tỷ
đồng, năm 2010 đạt 36,9tỷ đồng.

Đến năm 2010 nghành lâm nghiệp đã khoán bảo vệ và chăm sóc
20.526.52 ha rừng tự nhiên, khoanh nuôi 2.000 ha rừng tái sinh, trồng mới
250 ha rừng tập trung theo trương trình 5 triệu ha rừng của Chính phủ và
trồng 78.000 cây phân tán. Phát triển lâm nghiệp đã nâng cao độ che phủ của
rừng từ 33,27% từ năm 2000 lên 48,45% năm 2010, môi trường sinh thái
được cải thiện, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho một bộ
phận dân cư.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Hiện nay trên địa bàn đã có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp như : khai thác đá, chế biến gỗ, lâm sản, sản xuất trang phục,
hàng da, giả da, chế biến thực phẩm... Sản xuất công nghiệp tuy không phải là
nghành chủ yếu trên địa bàn huyện, nhưng trong nhưng năm qua được sự
quan tâm phát triển đồng bộ của huyện nên đã phát triển ổn định với tốc đô
tăng mỗi năm. Tính theo giá trị sản xuất thù quy mô sản xuất công nghiệp
năm 2010 đã gấp 2,4lần năm 2005.
Bảng 1.4. Tốc độ giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005- 2010
(giá thực tế)
Tổng số
(%)

Chia ra (%)
Khu vực kinh tế
Khu vực ngoài
nhà nước
quốc doanh
15,0
21,0

-Năm 2005


19,1

-Năm 2006

13,2

13,4

13,1

-Năm 2007

21,9

16,0

25,1

-Năm 2008

19,1

20,2

18,5

-Năm 2009

23,5


12,9

28,8

-Năm 2010

18,0

12,6

20,3

(Nguồn:Báo cáo huyện Sa pa [16])


14

14

- Xây dựng:
Việc xây dựng cơ bản luôn được quan tâm chú trọng nhất là xây dựng
cơ sơ hạ tầng phục vụ cho khách đến thăm quan du lịch. Tính đến hết năm
2008 đã có 100% các hộ tại thị trấn Sa Pa được sử dụng nước máy, có 28
công trình cấp nước sinh hoạt cho 22.000 nhân khẩu vùng nông thôn(chiếm
khoảng 60%).
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Lợi thế lớn nhất của huyện Sa Pa là tiềm năng phát triển du lịch. Từ
năm 2005 khu vực dịch vụ đã đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng kinh tế
của huyện. Giá trị tăng them khu vực dịch vụ theo giá so sánh 94 tăng bình

quân 19,12%/năm, số cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn năm
2005 có 355 cơ sở, năm 2010 tăng lên 700 cơ sở (tăng gần 1,97 lần). Số lượt
khách đến du lịch tại Sa Pa năm 2005 có 49.322 lượt người, năm 2010 lên tới
200.000 lượt người(tăng 4,05 lần).
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
- Khí hậu mát mẻ, môi trường trong sạch, cảnh quan đẹp, là điều kiện
thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch.
- Diện tích đất đai rộng lớn màu mỡ, chưa bị bạc màu, đăc biệt quỹ đất
đồi núi chưa sử dụng còn khá lớn(chiếm 21,46% diện tích tự nhiên), có thể
khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp.
- Huyện có hệ thống sông suối khác dày, nước phù hợp cho phát triển
ngành thủy sản, đăc biệt là loài ôn đới có giá trị kinh tế cao.
- Huyện có nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản cho phát
triển các nghành công nghiệp khác thác và chế biến lâm sản, khoáng sản và
sản xuất vật liệu xây dựng…
- Nền kinh tế đã và đang chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng
khá, có nguồn lao động dồi dào, là nội lực lớn để khai thác tiềm năng phát
triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới.
- Là huyện miền núi được Đảng và nhà nước quan tâm với nhiều chính
sách ưu tiên và đầu tư phát triển.


15

15

1.1.4.2. Khó khăn
- Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, còn mang nặng tính thuần
nông tự cấp, tự túc, chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa, 17/18 xã, thị trấn còn

gặp nhiều khó khăn.
- Đất đai tuy rộng nhưng địa hình cao dốc, chia cắt ít có điều kiện hình
thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn.
- Sông suối tuy nhiều nhưng hep, dốc, nhiều thác ghềnh, lưu lượng
nước thất thường và biến đổi theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn, mùa khô
thường cạn
- cơ sở vật chất, hạ tầng còn nghèo nàn, giao thông khó khăn, nguồn
năng lượng hạn chế.
- Mặc dù có nguồn lao động dồi dào, nhưng chất lượng chưa đáp ứng
được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
- Từ thực trạng kinh tế- xã hội của huyện cho thấy áp lực đối với đất
đai ngày càng gia tăng, đặc biệt trong giai đoạn tới nhu cầu sử dụng đất đai
cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình sản
xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản.
Để hòa nhập cùng các huyện trong tỉnh và cả nước, tránh tụt hậu, đang
là thách thức lớn đối với huyện trong giai đoạn tới.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
- Tham gia vào quá trình ương nuôi cá Tầm Nga từ bột lên hương
- Tham gia vào quá trình ương nuôi cá Tầm Nga từ hương lên giống
- Tham gia vào công tác quản lý môi trường ương nuôi
- Tham gia vào quá trình đánh bắt và xuất bán cá giống
1.2.2. Phương pháp tiến hành
- Lên kế hoạch làm việc phù hợp, bám sát với thực tiến sản xuất tại cơ
sở thực tập
- Tham gia trực tiếp vào công tác sản xuất cùng với nhân viên tại công ty
- Theo dõi và học hỏi, làm tăng thêm kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân
- Vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tiễn sản xuất
- Xây dựng tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận, có hiệu quả trong
quá trình sản xuất



16

16

1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
* Công tác vệ sinh
Trước khi thực hiện quy trình ương cá phải vệ sinh, khử trùng cho các
bể cần dùng để phục vụ sản xuất, các bước chuẩn bị bể để phục vụ sản xuất
như sau:
- Cấp nước vào trong bể khoảng 20- 30cm, cho thuốc tím KMnO4 với
nồng độ 4mg/l ngâm bể trong 24h.
- Sau 24h tiến hành rửa bể, dùng miếng mút rửa bát rửa toàn bộ thành
bể, đáy bể, các lù thoát nước. Sau đó xả toàn bộ nước đã ngâm thuốc tím ra
ngoài hệ thống chạy tuần hoàn.
- Cấp nước mới rửa sạch lại bể và xả nước ra ngoài hệ thống.
Tiến hành rửa được 12 bể composit hình chữ nhật, 12 bể xi măng hình
chữ nhật và 6 bể composit hình tròn.
* Chăm sóc, nuôi dưỡng cá ương từ bột lên hương
Trong thởi gian ương cần phải chú ý về cách cho ăn, thời gian ăn và
quản lý môi trường:
- Cách cho ăn: cám cho ăn được giải đều trong bể không giải cám tập
trung một chỗ. Với thức ăn tự chế như Artemia thì phải tách vỏ, với giun phải
băm nhỏ kích thước bằng kích thước phân của cá.
- Thời gian cho ăn: phải cho ăn đúng giờ tránh bỏ bữa trừ khi tiến hành
tắm phòng, trị bệnh và khi san chuyển cá. Cá ương từ bột lên hương cho ăn
12lần/ngày, cá ương từ hương lê giống cho ăn 8lần/ngày.
- Quản lý môi trường: chú ý thường xuyên vệ sinh thức ăn thừa trong
bể trước khi cho ăn, hàng ngày vệ sinh lưới chắn và lú thoát nước 1lần/ngày.

Trong thời gian tham gia phục vụ sản xuất chăm sóc nuôi dưỡng đươc
45000 cá giai đoạn ương từ cá bột lên cá hương, và 3000 cá giai đoạn ương từ
cá hương lên giống.
* Các loai thuốc phòng và trị bệnh
Đây là công tác rất quan trọng trong quá trình ương nuôi cá giúp phòng
và trị bệnh cho cá giúp cá phát triển sinh trưởng bình thường, hạn chế được
dich bệnh, cá chết và tăng được hiệu quả kinh tế.
- Định kỳ tắm muối cho cá 300-400g/10lít nước, cứ 10ngày/lần.


17

17

- Tắm phòng và trị bệnh cho cá bằng thuốc tím KMnO4 với nồng độ
4mg/l trong vòng 10-15 phút 15, bằng formaline với nồng độ 25mg/l trong
vòng 10-15 phút cứ 30ngày/lần.
Trước khi tắm cho cá cần phải cho cá nhịn ăn, tắt nước cấp sau khi tắm
mở nước cấp cho bể và cho ăn như bình thường
Bảng 1.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Kết quả
STT

Nội Dung Công việc

Đơn vị
tính

Khối lượng


Tỷ lệ
đạt
(%)

1

Vệ sinh bể

cái

30

100

Chăm sóc, nuôi dưỡng
cá ương từ bột lên
giống

con

48000

2
3

Các loại thuốc Phòng
và trị bệnh

4


Đo chỉ số môi trường

5

Tham gia bắt và xuất
bán cá giống

71,9
g
mg/l
mg/l
lần
đo/ngày
con

- 3600-4800 (muối NaCl)
- 16 (formaline)
- 100 (thuốc tím KMnO4)
1
20000

100
98
100

1.3. Kết luận và đề nghị
1.3.1. Kết luận
Cá tầm và đặc biệt là trứng cá tầm được đánh giá cao về giá trị dinh
dưỡng. Do nhu cầu về thịt và trứng cá tầm ngày càng cao nên đã thúc đẩy
nghề nuôi loại cá này trên thế giới phát triển mạnh. Ở nước ta, từ năm 2002

đến nay, ngành thuỷ sản đã rất quan tâm đến việc phát triển nuôi các loại cá
nước lạnh, trong đó có cá tầm. Sau việc nuôi thành công cá hồi và cá tầm thương
phẩm tại Lào Cai, nay lại ấp nở và ương được cá giống đang thực sự mở ra triển
vọng rất lớn cho tương lai phát triển của nghề cá nước lạnh Việt Nam.
Hiện các tỉnh đang nuôi cá hồi, cá tầm là: Sơn la, Lai Châu, Điện Biên,
Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Thanh Hóa,
Nghệ An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Thuận... Thị trường cá nước
lạnh trong nước có nhiều khởi sắc. Các cơ sở nuôi cá nước lạnh đã cung cấp
cho nhiều siêu thị, nhà hàng nguồn cá thương phẩm khá ổn định. Cá nước


18

18

lạnh đang trở thành một mặt hàng tiêu dùng quen thuộc trong nước. Riêng tại
Tây Nguyên, năm 2006 đã bắt đầu nuôi tại Lâm Đồng. Đặc biệt tại Lào Cai
đã có nhiều đơn vị đầu tư nuôi cá thương phẩm rất hiệu quả, khai thác được
lợi thế từ nguồn nước lạnh độc đáo của vùng cao. Kết quả bước đầu trong
việc ấp và ương giống cá nước lạnh của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương
mại đầu tư Việt Đức đã mở ra triển vọng mới, có thể cung cấp nguồn giống để
mở rộng quy mô nuôi cá tầm thương phẩm ở nước ta.
Qua kết quả nghiên cứu tại Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Việt
Đức đã cho thấy hiệu quả thu được từ việc ấp và ương giống cá tầm mang lại
rất cao. Hiệu quả kinh tế của việc ương cá tầm giống đã hơn hẳn so với ương
các loài cá truyền thống. Nhận thấy được giá trị của việc ấp và ương giống
mang lại công ty đã mở rộng diện tích, tăng vốn đầu tư cơ sơ vất chất để đáp
ứng nhu cầu tăng cao của thị trường. Việc đẩy mạnh sản xuất giống tại Công
ty là hướng đi đúng đắn để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh nhằm phát triển
kinh tế, tăng công ăn việc làm cho người dân.

Trong những năm qua mô hình ấp và ương giống cá tầm đã được nhân
rộng trên nhiều tỉnh thành của nước ta đã có những kết quả nhất giai đoạn
ương cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống đạt tỷ lệ sống cao tới
85%. Sau 14 tháng cá đã đạt trọng lượng 1,5-1,7kg. Có thể đáp ứng nhu cầu 8
vạn đến 10 vạn giống, sản lượng đạt 1000 tấn. Tuy nhiên, sản xuất cá nước
lạnh hiện tại vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục, nếu muốn phát triển thành
một nghề kinh tế mũi nhọn trong tương lai.
Từ những kết quả trên, có thể khẳng định nuôi cá nước lạnh nói chung
cá tầm nói riêng có thể phát triển nghề kinh tế mũi nhọn của huyện cũng như
của tỉnh Lào Cai. Vì vậy cần phải tập trung nhấn mạnh về giải pháp hoàn
thiện hệ thống cơ chế, chính sách, giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng
dụng, khuyến ngư và đào tạo, giải pháp về hình thành hệ thống dịch vụ hậu
cần và tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, sinh
thái; tăng cường đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp, kiến nghị xây dựng chương
trình Quốc gia phát triển cá nước lạnh một cách đồng bộ, hoàn chỉnh, tạo điều
kiện đưa nghề ương, nuôi cá nước lạnh tại Lào Cai phát triển cao hơn, đáp
ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.


19

19

1.3.1. Đề nghị
Trong thời gian thực hiện đề tài tại trại giống của Công ty TNHH
Thương mại đầu tư Việt Đức với tên đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi
trong bể cá Tầm Nga Acipencer gueldenstaedtii Brandt, 1833 từ giai đoạn
cá bột lên cá giống tại Công ty TNHH Thương mại đầu tư Việt Đức”. Tôi
thấy trại giống có điều kiện sản xuất ương và nuôi giống cá tầm, vì vậy để
nghề nuôi cá tầm phất triển tốt và bền vững trong tương lai tôi có một số đề

nghị sau:
a- Đối với Công ty
- Công ty tăng thêm kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất,
hoàn thiện mô hình ương nuôi cá.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất để tăng
hiệu quả kinh tế.
- Cần có thêm kỹ sư, chuyên gia có kinh nghiệm để việc sản xuất có
hiệu quả
- Tổ chức cho nhân viên tham quan các mô hình sản xuất ương nuôi cá
tầm trong và ngoài tỉnh để xây dựng được quy trình ương nuôi hoàn chỉnh.
b- Đối với nhân viên kỹ thuật
- Luôn học tập, trau dồi kiến thức bản thân, ham học hỏi, không giấu
dốt để nâng cao tay nghề.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, thực hiện tốt các
công tác phòng và trị bệnh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Có ý thức làm việc chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ, nhiệt tình
trong công việc, yêu nghề - yêu cá.
- Tuần thủ đầy đủ các quy định, yêu cầu của công ty đề ra.


20

20

Phần 2

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài :
“Nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi trong bể cá Tầm Nga Acipencer
gueldenstaedtii Brandt, 1833 từ giai đoạn cá bột lên cá giống tại Công ty

TNHH Thương mại đầu tư Việt Đức”
2.1. Đặt vấn đề
Sapa là một huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Với địa thế là một vùng miền
núi phía Bắc, Sapa có một nguồn tài nguyên đặc biệt, đó là nguồn nước lạnh,
nước mát từ rừng già, rừng nguyên sinh. Đây là tiềm năng để phát triển du
lịch và nghề nuôi các loài cá ôn đới. trong đó có giống cá Tầm.
Cá Tầm xuát hiện trên trái đất cách đây khoảng 200 triệu năm và vì vậy
chúng trở thành một trong những loài cá vây tia cổ đại nhất hiện nay. Đây là
loài cá sống tại vùng nước lạnh tại vùng biển Caspian, Biển Đen, và nhiều
sông hồ như sông Delaware, Rhin, Gaornne, Volga, Danube và Hồ Ladoga.
Cá Tầm là loài cá xương sụn. Thân cá hình ống gồm 5 hàng xương gai (sụn),
da dầy, nhám không vảy. Từ hàng năm nay, trứng cá Tầm muối luôn được ưa
chuộng, đồng nghĩa với sự giàu có và sang trọng. Khi nói đến cá Tầm ngừoi
ta thường gắn liền hình ảnh này với nước Nga, vì vậy chính nơi này được nổi
danh với đặc sản cá Tầm hun khói và trứng cá muối.
Cá Tầm Nga được nhập giống từ Liên Bang Nga . Đây là giống cá có
kích thước lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon và bổ
dưỡng. Thịt cá Tầm trắng mịn, có vân vàng, dai, có vị béo ngậy và bổ dưỡng
đã nổi tiếng thơm ngon và được xem là lý do để người Nga tìm cách mở rộng
đất nước của họ sang tận Châu Á Thái Bình Dương. Cá Tầm là nguồn cung
cấp Vitamin A, Phốt-pho và Selenium rất cao. Ngoài ra còn chứa một hàm
lượng Protein, Niacin và Vitamin 12, những dưỡng chất có lợi cho hoạt động
của cơ thể và bộ não của con người. Tổng hợp các Vitamin có trong cá Tầm
rất tốt choa làn da và mái tóc của phụ nữ. Các công ty dược phẩm thường sử
dụng sụn cá Tầm để bào chế các loại thuốc có lợi cho xương khớp, giúp phát
triển xương khớp, giúp phát triển chiều cao và phục hồi các khớp xương của


21


21

người già (SEOULJUNG [19]). Do đó, cá Tầm có giá bán cao, được nhiều
người ưa chuộng và đầu ra ổn định, và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Những loài cá Tầm được nuôi trồng ở Việt Nam gồm các loài sau :
- Acipencer baerii baerii : cá tầm Siberi
- Acipencer gueldenstaedtii : cá tầm Nga
- Huso huso
: cá tầm Beluga
- Acipencer ruthenus
: cá tầm Sterlet
Tuy nhiên, nghề nuôi cá tầm hiện nay vấp phải một số trở ngại lớn, đó là
chúng ta vẫn chưa chủ động được nguồn giống mà hoàn toàn phụ thuộc vào
nguồn giống nhập khẩu, do đó chi phí đầu tư cho sản xuất còn rất cao, chưa thể
áp dụng được rộng rãi cho người nông dân. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên
cứu ứng dụng, Công ty TNHH Thương mại đầu tư Việt Đức đã thành công
trong việc ấp nở và ương giống cá Tầm bằng nguồn trứng nhập khẩu, nhờ đó
giúp làm giảm chi phí đầu tư con giống trong sản xuất, mở ra một hướng đi
mới cho nghề nuôi cá Tầm nói chung và nghề nuôi cá Tầm nói riêng.
Nhằm tìm hiểu kỹ thuật ương nuôi từ bột lên giống cá Tầm Nga phục vụ
cho sản xuất, được sự giúp đỡ của Công ty TNHH Thương mại đầu tư Việt
Đức, sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - thú y và giáo viên hướng
dẫn, tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi
trong bể cá Tầm Nga Acipencer gueldenstaedtii Brandt, 1833 từ giai đoạn
cá bột lên cá giống tại Công ty TNHH Thương mại đầu tư Việt Đức”.
a. Mục đích của việc nghiên cứu
Rèn luyện tay nghề, nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức lý thuyết
vào trong thực tiễn sản xuất.
b. Mục tiêu chuyên đề nghiên cứu cần đạt được
- Nắm được kỹ thuật ương nuôi từ bột lên hương cá Tầm Nga

- Nắm được kỹ thuật ương nuôi từ hương lên giống cá Tầm Nga
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Đặc điểm sinh học của cá Tầm Nga
2.2.1.1 Vị trí phân loại
- Giới (regnum): Animalia
- Ngành (phylum): Chordata


22

-

22

- Lớp (class):Actinopterygii
- Bộ (ordo):Acipenseriformes
- Phân bộ: Acipenseroidei
- Họ (familia):Acipenseridae
- Chi (genus):Acipenser
- Loài: Acipenser gueldenstaedtii Brandt & Ratzeburg, 1833
- Tên tiếng Anh: Russian Sturgeon (theo FAO [18]).
2.2.1.2. Đặc điểm hình thái
Thân hình thoi, có màu tối, thường xuyên với màu hơi vàng. ngang
miệng, môi dưới bị gián đoạn
Kích thước cơ thể lớn,đầu lớn,có bốn râu nằm ở phía trước của miệng
lớn, rộng, nằm ở phía bên (bụng) phía dưới đầu
Không có răng
Đầu và mõm tương đối ngắn
Vây lưng 9-18,
Vây bụng 7-12.

Lược mang 19-29
Hầu hết các bộ xương được tạo thành chủ yếu của sụn chứ không phải
là xương
2.2.1.3. Đặc điểm môi trường sống
Khi sống ở biển, cá tầm Nga thường ở những vùng nước nông của vùng
thềm lục địa; Khi ở trong sông, chúng thường ở độ sâu từ 2 đến 30m, lưu tốc
nước (1-1,5m/s),trong các con sông lớn và sâu, đáy đá hoặc sỏi. Ấu thể cá tầm
Nga thường xuất hiện nhiều ở vùng sông sâu và có dòng chảy mạnh. Ngoài
các dạng sống giữa nước ngọt và nước độ mặn 5-14‰, còn có dạng cá tầm
Nga sống ở nước ngọt trong nhiều con sông ở Nga và chúng không di cư xuôi
dòng ra biển. Cá tầm Nga là loài sống đáy và ăn động vật thân mềm
(Corbulomya, Abra, Cardium, Nassa). Chúng cũng ăn các loài giáp xác (như
tôm, cua), ăn cá (Engraulis encrasicolus, Sprattus sprattus và gobiids) và giun
nhiêu tơ (polychaetes).
- Nhiệt độ : 14-25ºC
- PH : trung tính
- DO: thấp do sống đáy


23

23

2.2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Khi môi trường sống tốt, những ấu trùng dinh dưỡng bằng các túi noãn
hoàng trong 25 ngày đầu tiên. Khoảng một tháng sau khi nở chúng ăn côn
trùng, cá nhỏ, và giáp xác, động vật thân mềm. Trưởng thành chủ yếu ăn cá,
sò ốc, tôm, và động vật không xương sống, trai, amphipods, và tôm. Cá có thể
sử dụng thức ăn công nghiệp trong điểu kiện nuôi.
2.2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng

Tốc độ lớn của cá bột rất nhanh, sau khi đạt tới độ trưởng thành thì tốc
độ lớn của chúng dường như là chậm lại rất nhiều, mặc dù vẫn tiếp tục trong
vài năm. Trong tự nhiên cá Tầm đạt 2,2-2,4m chiều dài và trọng lượng 65115kg.
- Năm đầu tiên: dài 19.2cm nặng 0.15kg
- Năm 2 : 28.2cm-0.5kg
- Năm 8 :92cm-5kg
2.2.1.6. Đặc điểm sinh sản
- Trong dòng sông Volga sinh sản xảy ra vào tháng Năm và tháng Sáu,
trong Kura - từ những ngày cuối cùng tháng 10 cho đến đầu tháng 6 năm sau.
- Sức sinh sản tuyệt đối: 323,900-310,700trứng
- Tuổi thành thục :8-16 năm đối với cá đực, 13-23 năm đối với cá cái
- Khối lượng cá tham gia sinh sản : Đực 8kg trở lên, cái từ 9kg trở lên
- Đẻ trứng dính
- Bãi đẻ là những chỗ có sỏi hoặc thềm đá ở đáy sông với độ sâu từ 4
đến 25m
- Điều kiện sinh thái sinh sản:
+ Nhiệt độ :22-25ºC
+ PH: trung tính
+ DO: 3-4mg/l
+ Nguồn nước không ô nhiễm


24

24

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong nhiều thế kỷ, nhiều loài cá Tầm được đánh giá cao do giá trị
trứng của chúng, được chế biến thành caviar (trứng cá muối) có giá bán trên

thị trường rất cao. Bên cạnh đó, thịt cá Tầm cũng rất ngon, mềm và không có
xương. Phần lớn các loài cá Tầm và các sản phẩm cá Tầm có nguồn gốc từ
biển Caspi, gồm các nước Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Iran. Các loài phổ
biến tại đây là cá Tầm Beluga Huso huso, Tầm Nga A. gueldenstaedti, cá
Tầm A.persicus và cá Tầm sevruga A. Stellatus (Mims và ctv[4]). Bên cạnh
thịt và trứng, cá Tầm còn được chế biến thành nhiều sản phẩm giá trị gia tăng có
giá trị khác như thịt cá Tầm hun khói, cá Tầm tươi, đông lạnh, khô, súp cá Tầm
(hỗn hợp súp vây cá Tầm và cá mập của một số nước Nam Á), collagen dùng để
tinh chế rượu bia, da cá Tầm được dùng làm nguyên liệu chế tạo quần áo, túi xách
(Coppens [2]).
Do nhu cầu về thịt cá Tầm và các sản phẩm từ cá Tầm trên thị trường
rất lớn dẫn đến cá Tầm trong tự nhiên bị khai thác quá mức, đồng thời môi
trường sống của cá Tầm bị huỷ hoại nhất là cá bãi đẻ tự nhiên nên cá Tầm đã
được đưa vào danh sách hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu (CITES) năm 1998.
Sản lượng khai thác cá tự nhiên năm 1998 là 3175tấn, giảm so với năm 1995
là 5723tấn. Trong khi đó sản lượng khai tháctrung bình hàng năm khoảng
17500 tấn vào những năm 1940 và dao động quanh mức 13500 đến 31500 tấn
vào giữa những năm 1960 đến 1970 (Tzankova [8]).
Trong thời gian vừa qua, sản lượng khai thác tự nhiên giảm mạnh đã
thúc đẩy nghề nuôi cá Tầm trên thế giới đã và đang được quan tâm phát
triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về caviar, thịt và các sản phẩm
khác từ cá Tầm. Nghề nuôi cá Tầm có những đặc trưng riêng như chu kỳ nuôi
dài, sản phẩm có giá trị cao và một số công đoạn kỹ thuật đòi hỏi kỹ thuật cao
- đặc biệt là công nghệ nuôi cá để sản xuất caviar và sản xuất cá giống. Cá
Tầm có thể được nuôi trong bể có nước chảy qua hoặc trong hệ thống tuần
hoàn khép kín hoặc trong ao, lồng sử dụng nước ngầm hoặc nước mặt. Phần


25


25

lớn thức ăn sử dụng nuôi cá Tầm hiện nay là thức ăn của cá Hồi do chưa có
công thức thức ăn hoàn chỉnh cho cá Tầm, một số trang trại cá Tầm tự nghiên
cứu công thức thức ăn cho cá qua thực tế sản xuất nhưng sản lượng thức ăn
nhỏ, hầu như chỉ đáp ứng nhu cầu cho riêng trại đó (Williot và ctv [9];
Tzankova [8]). Hiện tại sản lượng cá Tầm nuôi đã vượt xa khá nhiều sản
lượng khai thác, ước đạt 17000 tấn so với sản lượng khai thác khoảng 2000
tấn vào năm 2004 (Coppens [2]). Một số trại nuôi cá Tầm sử dụng cá có
nguồn gốc bản địa trong khi đó một số sử dụng cá có nguồn gốc nhập ngoại.
Những loài chính hiện nay đang được nuôi rộng rãi trên thế giới là cá Tầm
trắng A.
transmonnatus, cá
Tầm
XibêriA
baerii,

Tầm
Nga A. gueldenstaedti, cá Tầm SterletA. ruthenus và Bester - một dạng lai
giữa cá Tầm Beluga (cái) và Sterlet (đực) (Mims và ctv., 2002). Một số loài
cá Tầm khác như cá Tầm stellate A. stellatus, cá Tầm Beluga Huso huso, cá
Tầm Adriatic A. naccarii và cá Tầm Mỹ Polyodon spathula, cá Tầm Trung
Hoa A. sinensis cũng được dùng để nuôi (Tzankova [8]). Ở Liên xô cũ, cá
Tầm Xibêri lần đầu tiên được nuôi thử nghiệm vào những năm 1970. Sản
lượng thịt các loài cá Tầm nuôi tại Nga khá lớn, trong năm 1999 ước đạt
100.000 tấn trong đó cá Tầm Xibêri và cá Tầm Nga là 2 loài chiếm sản lượng
cao nhất cùng đạt khoảng 30% (Chebanov và ctv [3]).
Tiếp theo Nga, nghề nuôi cá Tầm được mở rộng ra nhiều nước Châu
Âu khác. Tại Pháp, cá Tầm Xibêri được nhập từ Liên Xô từ cuối năm
1975, được ương nuôi để bán tại Pháp và Hungary từ năm 1981 (Kozlov [5]).

Cá Tầm cũng được nuôi tại Ý vào năm 1990, Đức năm 1993 và cũng được
nuôi tại Bỉ, Áo và Ba Lan, Hy Lạp, Estonia. Trong các loài cá Tầm đang được
nuôi tại châu Âu thì cá Tầm Xibêri A. baerii với đặc điểm sinh trưởng nhanh,
thành thục khá sớm trong điều kiện nuôi (4 - 6 năm), chất lượng caviar tốt và
cá Tầm trắng A. transmontanus là hai loài được nuôi phổ biến và chiếm sản
lượng cao nhất (Steffens và ctv [7); Bronzi và ctv [1]). Ở Châu Mỹ, cá Tầm
cũng được nuôi tại Urugoay, Mỹ và loài đang có sản lượng cao nhất tại Mỹ
hiện nay là cá Tầm trắng, tiếp theo là một số loài cá Tầm khác như cá Tầm
Xibêri, cá Tầm stellate ... Ở Châu Á, Trung Quốc, Iran và Nhật Bản là các


×