Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng IIb tại huyện mai sơn tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.08 KB, 69 trang )

1

1

MỤC LỤC

1


2

2

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
OTC
IVI
Shannon
SI
Ai
Di
Fi
OĐĐ

2

Ô tiêu chuẩn
Chỉ số tổ thành tầng cây gỗ
Chỉ số đa dạng sinh học
Chỉ số tương đồng về thành phần loài cây
Độ phong phú tương đối của loài thứ i
Độ ưu thế tương đối của loài thứ i


Tần số xuất hiện tương đối của loài thứ i
Ô đo đếm


3

3

DANH MỤC CÁC BẢNG

3


4

4

DANH MỤC CÁC HÌNH

4


5

5

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý giá và có thể tái tạo được của nước ta. Rừng có

vai trò to lớn đối với con người không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới như
cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy, điều hoà nước, chống
xói mòn, rửa trôi... Bảo vệ môi trường, là nơi cư trú của động thực vật và tàng
trữ các nguồn gen quý hiếm. Mất rừng gây ra hậu quả nghiêm trọng,
những diện tích đất trống đồi núi trọc tăng, là nguyên nhân gây ra hiện
tượng xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, mất diện tích canh tác, mất đi sự
đa dạng sinh học. Mặc dù diện tích rừng trồng cũng tăng trong những năm
gần đây, song rừng trồng thường có cấu trúc không ổn định, vai trò bảo vệ
môi trường, phòng hộ kém. Hầu hết, rừng tự nhiên của Việt Nam đều bị tác
động, sự tác động theo hai hướng chính đó, là chặt chọn (chặt cây đáp ứng
yêu cầu sử dụng). Đây là lối khai thác hoàn toàn tự do, phổ biến ở các vùng
có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (lấy gỗ về làm nhà, làm củi…). Cách
thứ hai là khai thác trắng như: phá rừng làm nương rẫy, khai thác trồng cây
công nghiệp, phá rừng tự nhiên trồng rừng công nghiệp…). Trong hai cách
này, cách thứ nhất rừng vẫn còn tính chất đất rừng, kết cấu rừng bị phá vỡ,
rừng nghèo kiệt về trữ lượng và chất lượng, nhưng vẫn còn khả năng phục
hồi. Với cách khai thác thứ hai, rừng hoàn toàn bị mất trắng, khó có khả năng
phục hồi.
Vai trò của rừng là rất to lớn, thế nhưng trong những năm vừa qua diện
tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất
lượng. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có 11 triệu
ha rừng bị phá huỷ, riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương hàng năm có 1,8
triệu ha rừng bị phá huỷ, tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt
đới. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, diện tích rừng bị suy giảm nghiêm
trọng. Năm 1943 độ che phủ của rừng là 43%, đến năm 1993 chỉ còn 26%.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng là do chiến tranh, khai thác bừa bãi,
đốt nương làm rẫy [1].
5



6

6

Mai Sơn là một huyện thuộc tỉnh Sơn La. Đây là một vùng núi thấp ở
vùng Tây Bắc Việt Nam. Nơi mà rừng đã bị thoái hóa nghiêm trọng do tác
động của con người và thiên nhiên làm cho đất trống đồi núi trọc nhiều.
Những năm gần đây rừng và đất rừng đã được giao cho hộ gia đình. Do đó,
rừng phục hồi đã được tăng dần về diện tích và bên cạnh đó chất lượng rừng
cũng được cải thiện. Chúng giữ vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ môi
trường, là nơi cư trú của động thực vật và lưu trữ các nguồn gen quý hiếm.
Chính vì vậy cần có những giải pháp thích hợp nhằm phục hồi lại rừng, để
rừng có thể phát huy tối đa những vai trò của nó đảm bảo được lợi ích về mặt
sinh thái môi trường và kinh tế cho người dân sống quanh khu vực. Để làm
được điều này thì chúng ta phải hiểu biết đầy đủ những quy luật sống của hệ
sinh thái rừng. Do đó cấu trúc rừng được xem là cơ sở quan trọng nhất giúp
các nhà Lâm Nghiệp có thể chủ động trong việc xác lập các kế hoạch và biện
pháp kỹ thuật tác động chính xác vào rừng để quản lý, kinh doanh rừng được
lâu bền hơn.
Trước thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm cấu trúc của trạng thái rừng IIb tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La”
làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu về diễn thế và đa dạng sinh học. Từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi rừng phục vụ cho công tác nghiên
cứu khoa học, bảo tồn tài nguyên, đa dạng sinh học và phát triển sản xuất lâm
nghiệp ở địa bàn nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được cấu trúc của trạng thái rừng IIb và đề xuất một số biện
pháp kỹ thuật nhằm đẩy nhanh quá trình diễn thế đi lên phục hồi rừng ở
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1. Về lý luận
Bổ sung những hiểu biết về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của
thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La góp
phần vào việc nghiên cứu về diễn thế và đa dạng sinh học. Từ đó đề xuất các
biện pháp tác động thích hợp nhằm từng bước đưa rừng về trạng thái có cấu
trúc hợp lý, ổn định hơn.
6


7

7

1.3.2. Về thực tiễn
Trên cơ sở các quy luật cấu trúc. Đề xuất một số giải pháp nhằm
phục hồi rừng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn tài
nguyên, đa dạng sinh học và phát triển sản xuất lâm nghiệp ở huyện Mai
Sơn, tỉnh Sơn La.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho tôi củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng vào
thực tế sản xuất.
- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề
tài cụ thể.
- Học tập, hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật được áp dụng trong
thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất
Việc nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khả năng phục hồi
tự nhiên của rừng và có cơ sở đề ra những biện pháp lâm sinh như khoanh
nuôi phục hồi rừng, làm giàu rừng để có thể tận dụng được những khu rừng

sinh trưởng phát triển tự nhiên mang lại hiệu quả hơn cho cuộc sống của
người dân cũng như việc cải tạo môi trường, tăng mức độ đa dạng sinh học.
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
+ Cấu trúc rừng: là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh
vật trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác
nhau có thể cùng sinh sống hoà thuận trong một khoảng không gian nhất định
trong một giai đoạn phát triển của rừng. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là
sự thể hiện các mối quan hệ đấu tranh sinh tồn và thích ứng lẫn nhau giữa các
thành phần trong hệ sinh thái với nhau và với môi trường sinh thái. Cấu trúc
rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi.
7


8

8

2.1.2. Những nghiên cứu trên Thế giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã được tiến hành từ lâu
nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác
động vào rừng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng.
Baur G.N.(1976) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói
chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong
đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm
sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên.
Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở
thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ

sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên
quan điểm sinh thái học.
Phương pháp phân tích lâm sinh đã được H. Lamprecht (1969) mô tả
chi tiết. Các tác giả nghiên cứu rừng tự nhiên vùng nhiệt đới sau đó đã vận
dụng phương pháp này và mở rộng thêm những chỉ tiêu định lượng mới cho
phân tích cấu trúc rừng tự nhiên như Kammesheidt (1994).
Bên cạnh đó các công trình của các tác giả Richards, Baur, Catinot,
Odum, Van Stennis... được coi là nền tảng cho những nghiên cứu về cấu
trúc rừng.
2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, cấu trúc rừng ở nước ta đã được nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu. Sở dĩ như vậy vì cấu trúc là cơ sở cho việc định
hướng phát triển rừng, đề ra biện pháp lâm sinh hợp lý.
Đào Công Khanh (1996), Bảo Huy (1993) đã căn cứ vào tổ thành
loài cây mục đích để phân loại rừng phục vụ cho việc xây dựng các biện pháp
lâm sinh.
Lê Sáu (1996) dựa vào hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng
kết hợp với hệ thống phân loại của Loeschau, chia rừng ở khu vực Kon Hà
Nừng thành 6 trạng thái.
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
8


9

9

2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu

Mai Sơn là một trong những huyện miền núi của tỉnh Sơn La, nằm ở
trung tâm của tỉnh Sơn La nằm trong toạ độ, từ 20 o 52'30'' đến 21o 20'50'' vĩ
độ bắc; từ 103o41'30'' đến 104o16' kinh độ đông.
- Phía Bắc giáp thị xã Sơn La.
- Phía Đông nam giáp huyện Yên Châu.
- Phía Tây Bắc giáp huyện Thuận Châu.
- Phía Tây Nam giáp huyện Sông Mã .
- Phía Đông bắc giáp huyện Bắc Yên và huyện Mường La.
- Phía Nam giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào).
Với tổng diện tích tự nhiên 143.247 km 2, dân số 142.698 người, gồm 6
dân tộc anh em chủ yếu cùng cộng cư sinh sống (Dân tộc Thái chiếm 55,62%,
dân tộc Kinh 30,53%, dân tộc Mông 7,42%, dân tộc Sinh Mun 3,23%, dân tộc
Khơ Mú 2,49%; Dân tộc Mường 0,65% còn lại là dân tộc khác).
Huyện có 22 đơn vị hành chính (21 xã và 1 thị trấn) với tổng số 547
bản, tiểu khu. Mai Sơn bao gồm 21 xã: Hát Lót, Cò Nòi, Tà Hộc, Chiềng
Lương, Phiêng Pằn, Phiêng Cằm, Chiềng Mung, Mường Bon, Mường Bằng,
Chiềng Sung, Chiềng Chăn, Chiềng Ban, Chiềng Mai, Chiềng Ve, Chiềng
Chung, Mường Tranh, Nà Ớt, Chiềng Nơi, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Nà
Bó và thị trấn Hát Lót. Ngày 10/10/2008 thành lập xã Nà Bó. Địa giới tách
một phần từ xã Hát Lót và xã Tà HộcThị trấn Hát lót là trung tâm hành chính
Kinh tế - văn hoá, giáo dục, y tế của huyện. Huyện có 8 km đường biên giới
Việt - Lào; Hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không và đường thuỷ
khá thuận lợi tạo điều kiện cho Mai Sơn trong việc giao lưu, thông thương
trao đổi hàng hoá, thông tin kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công
nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế, cá nhân
trong và ngoài huyện.
b. Địa hình
9



10

10

Địa hình huyện ¾ diện tích nằm trên cao nguyên Nà Sản, núi đá xen lẫn
đồi, thung lũng, lòng chảo và cao nguyên. Độ cao trung bình so với mực nước
biển từ 700 - 8000m. Với 2 hệ thống núi chính là dãy núi đông chính chạy
dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và chạy dọc theo hướng Tây bắc - Tây
Nam có độ cao 1200 - 1500 m, tạo ra nhiều tiểu vùng có các ưu thế khác nhau
cho phép phát triển kinh tế đa dạng.
Do đặc điểm kiến tạo địa chất với các đứt gãy, điển hình, đã tạo cho
Mai Sơn nhiều dạng địa hình đặc trưng vùng núi, có địa thế hiểm trở, cát cứ,
nhiều đỉnh cao xen kẽ các hẻm sâu, mức độ chia cắt sâu và mạnh. Diện tích
đất sản xuất nông nghiệp chiếm 25% diện tích tự nhiên (tỉnh chiếm 10%) thế
đất dốc dưới 250 chiếm tỷ lệ thấp. Là địa bàn thuộc khu vực cao nguyên Nà
Sản có nhiều ưu thế để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu với quy mô tập
trung theo hướng hàng hoá và cơ cấu đa dạng gồm phát triển các loại cây
công nghiệp, cây ăn quả, cây màu, chăn nuôi và trồng rừng.
c. Điều kiện địa chất - thổ nhưỡng

Về địa chất
Do đặc điểm kiến tạo địa chất với các đứt gãy, điển hình, đã tạo cho
Mai Sơn nhiều dạng địa hình đặc trưng vùng núi, có địa thế hiểm trở, cát cứ,
nhiều đỉnh cao xen kẽ các hẻm sâu, mức độ chia cắt sâu và mạnh. Diện tích
đất sản xuất nông nghiệp chiếm 25% diện tích tự nhiên (tỉnh chiếm 10%) thế
đất dốc dưới 250 chiếm tỷ lệ thấp. Là địa bàn thuộc khu vực cao nguyên Nà
Sản có nhiều ưu thế để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu với quy mô tập
trung theo hướng hàng hoá và cơ cấu đa dạng gồm phát triển các loại cây
công nghiệp, cây ăn quả, cây màu, chăn nuôi và trồng rừng.
** Tài nguyên nước:

Gồm các nguồn nước chính:
+ Nguồn nước mặt: Được cung cấp bằng hệ thống suối chính, bao gồm
các suối (Nậm quét, Nặm Lẹ, Nặm Pàn và một số suối khác), ngoài ra có một
lượng lớn các ao, hồ.
+ Nguồn nước ngầm: phân bố không đồng đều, mực nước thấp, khai
thác khó khăn và tồn tại dưới hai dạng: Nước ngầm Kaster và nước ngầm
chứa trong các kẽ nứt của đá.
10


11

11

** Tài nguyên rừng, thảm thực vật: Mai Sơn là huyện có diện tích đất
lâm nghiệp lớn, chiếm 38,65% tổng diện tích tự nhiên, đất đai phù hợp với
nhiều loại cây trồng, có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo
vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng có nhiều nguồn gen động,
thực vật quý hiếm.
Có nguồn tài nguyên thảm thực vật khá phong phú và đa dạng, có ý
nghĩa lớn cả về kinh tế và khoa học - môi trường sinh thái. Tập đoàn cây
trồng tương đối phong phú về chủng loại, giống có ưu thế về chất lượng, năng
suất…Hàng năm cung cấp trữ lượng gỗ khá lơn.
** Tài nguyên khoáng sản: Mai Sơn có nhiều khoáng sản khá phong
phú nhưng phần lớn có qui mô nhỏ, trữ lượng không lớn, như: Vàng sa
khoáng (xã Chiềng Lương, xã Chiềng Chung), đất sét ở xã Mường Chanh.
Ngoài ra còn có gần 1.000 ha núi đá để làm nguyên vật liệu xây dựng và sản
xuất xi măng.

Về thổ nhưỡng

Gồm có 3 nhóm đất chính:
- Nhóm đất đỏ vàng: 138,364 ha, chiếm 96,88% tổng diện tích điều tra.
- Nhóm đất đá vôi: 957ha, chiếm 0,67%.
- Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: 1,642 ha, chiếm 1,15%.
- Còn lại là các nhóm khác: 1858 ha, chiếm 1,3%.
Phần lớn đất đai trên địa bàn toàn huyện có độ dốc lớn, có tới 85%
diện tích đất có độ dốc trên 25 0 và gần 10% có độ dốc dưới 15 0. Mai Sơn có
cao nguyên Nà Sản và nhiều cánh đồng có diện tích khá rộng và tương đối
bằng phẳng.
d. Điều kiện khí hậu - thủy văn
Điều kiện khí hậu



Khí hậu Mai Sơn mang đặc điểm chung của vùng Tây Bắc (nhiệt đới
gió mùa) nóng ẩm, mưu nhiều và chia làm 2 mùa rõ rệt.
+ Mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.
+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
11


12

12

+ Nhiệt độ không khí: Cao nhất: 38 oc; Trung bình: 20,9oc; Thấp nhất:
0,5oc.
+ Độ ẩm không khí: Trung bình: 88,8%; Thấp nhất: 23,5%.
+ Tổng số giờ nắng: 1935 giờ
+ Lượng mưa bình quân: 1.414,4 mm và số ngày mưa: 125 ngày/năm.

Điều kiện thủy văn.



Gồm các nguồn nước chính:
Được cung cấp bằng hệ thống suối chính, bao gồm các suối (Nậm
Quét, Nặm Lẹ, Nặm Pàn và một số suối khác), ngoài ra có một lượng lớn
các ao, hồ.
+ Nguồn nước ngầm: phân bố không đồng đều, mực nước thấp, khai
thác khó khăn và tồn tại dưới hai dạng: Nước ngầm Kaster và nước ngầm
chứa trong các kẽ nứt của đá.
Mai Sơn có một con sông lớn chảy qua đó là sông đà, chảy theo hướng
tây bắc - đông nam, sông đà chảy qua Mai Sơn với chiều dài hơn 200km. Bên
cạnh con sông lớn này Mai Sơn còn có nhiều con suối lớn nhỏ phân bố khắp
khu vực, với hệ thống nhiều con suối và núi cao, dốc đứng đã tạo khả năng
phát triển nhiều thủy điện, thủy lợi nhỏ đáp ứng một phần điện sinh hoạt cho
nhân dân và phục vụ sản xuất.
2.2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
a. Tình hình kinh tế
Trong 5 năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (2006-2010) đạt
16,84%, năm 2010 đạt 16,53 %; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 710
USD/người/năm (13,5 triệu đồng) gấp 2,5 lần so với năm 2005.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ. Tỷ trọng GDP
nông lâm nghiệp giảm từ 40,05% (năm 2005) xuống 32,3%; công nghiệp xây
dựng tăng từ 29,95% lên 33,5%; dịch vụ - thương mại từ 30,0% lên 34,2%; an
ninh lương thực được đảm bảo, các vấn đề an sinh xã hội được quan tâm thực
hiện; qui hoạch rõ vùng sản xuất cây công nghiệp với qui mô hợp lý; gắn với
12



13

13

công nghiệp chế biến. Chương trình bảo vệ và phát triển rừng được triển khai
thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ độ che phủ rừng từ 38,5% năm 2005 tăng lên
42,5% năm 2010. Hoàn thành nhiệm vụ đón dân tái định cư thuỷ điện Sơn La,
đã đón được 930 hộ về 8 khu, 19 điểm, đời sống của đồng bào đã ổn định;
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển, làm tốt công tác thu
hút đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, đổi mới
công nghệ, mở rộng qui mô sản ượng sản phẩm; dịch vụ thương mại có bước
phát triển mạnh cả về loại hình và qui mô, hàng hoá đa dạng, phong phú, đáp
ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân; thu ngân sách tại
địa phương tăng bình quân 29,7%/năm, năm 2005 thu đạt 11,6 tỷ đồng, năm
2010 thu đạt 35,8 tỷ đồng.
b. Văn hóa, xã hội
- Giáo dục: Quy mô và chất lượng giáo dục được củng cố và phát triển
toàn diện ở các cấp học. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường trong độ tuổi hằng
năm đạt 97-98%. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo
bồi dưỡng theo hướng chuẩn và trên chuẩn cả về trình độ chính trị, chuyên
môn, nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục.
Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, năm 2010 tổ chức triển khai xây
dựng 205 phòng học kiên cố, 114 phòng công vụ thuộc 91 điểm trường, nâng
tổng số phòng học trên địa bàn huyện lên 1.637 phòng (trong đó có 1.113
phòng kiên cố, 261 phòng bán kiên cố và 263 phòng học tạm).
Hoàn thành nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 ở các cấp học tiến hành xét
tốt nghiệp bậc THCS cho 2.232/2.245 học sinh đạt 99,4%. Tổ chức kỳ thi tốt
nghiệp THPT đảm bảo an toàn, đúng quy định, kết quả đạt 96,3%; tốt nghiệp
Bổ túc văn hoá THPT đạt 96%.
Duy trì 10 trường đạt chuẩn quốc gia, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở

vật chất cho trường mầm non Tô Hiệu và trường Tiểu học Nà Ban để đạt tiêu
chí chuẩn quốc gia, tuy nhiên tiến độ chậm không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Y tế: Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân
được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị
ngành y tế được tăng cường đầu tư, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu khám
13


14

14

chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Kịp thời triển khai
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh không để xảy ra các bệnh dịch lây lan
trên địa bàn huyện. Năm 2010, toàn huyện có 330 cán bộ y tế, 100% các bản,
tiểu khu có nhân viên y tế hoạt động; có 3,3 bác sỹ/vạn dân, 80% trạm y tế xã
có bác sỹ; 100% trạm y tế xã, thị trấn có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi.
Trong năm 2010 tổ chức khám chữa bệnh cho 134.708 lượt bệnh nhân
(trong đó : Tại bệnh viện đa khoa huyện 51.613 lượt, các phòng khám đa khoa
khu vực 11.363 lượt, các trạm y tế xã 71.732 lượt). Các chương trình mục tiêu
y tế quốc gia được triển khai tích cực, cơ bản đạt kế hoạch đề ra. Công tác dân
số - kế hoạch hoá gia đình được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, các
hoạt động truyền thông dân số - kế hoạch hoá gia đình gắn với chiến dịch
chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại các xã, thị trấn được duy trì và đổi mới với
nhiều hình thức đa dạng góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc
chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
- Văn hoá: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
đã được nhân dân các dân tộc trong huyện hướng ứng tích cực, chất lượng đi
vào chiều sâu góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống
bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, môi

trường văn hoá lành mạnh ở khu dân cư, thực sự là nền tảng tinh thần xã hội.
Năm 2010, toàn huyện đã có 291/547 bản, tiểu khu có nhà văn hoá
(năm 2010 có thêm 30 bản hoàn thành việc xây dựng nhà văn hoá); 455 đội
văn nghệ bản, tiểu khu hoạt động có hiệu quả, đời sống tinh thần của nhân
dân ngày càng được nâng cao; có 65% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá,
85% số cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hoá có 98% số hộ dân được xem
truyền hình.
- Thuỷ lợi: Cả huyện có 18 hồ chứa với dung tích 728.000m 3; 110
phai, trong đó 27 phai rọ thép, 83 phai tạm (làm bằng tre, gỗ); 183,505 m
kênh mương, trong đó 14,867 m được kiên cố hoá bằng bê tông, còn lại
168,63 m là kênh bằng đất. Do địa hình toàn đồi núi đá vôi, mức nước ở
14


15

15

các hệ thống sông suối thấp từ 5 -15m so với mực tưới tiêu nên chưa đáp
ứng nhu cầu tưới tiêu của nhân dân trong xã sản xuất nông nghiệp phục
thuộc vào điều kiện tự nhiên.

15


16

16

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là trạng thái rừng IIb tại Xã Nà Ớt và Xã Chiềng
Kheo huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa diểm điểm tiến hành nghiên cứu
- Tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu
- Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ
- Cấu trúc tổ thành sinh thái, mật độ tầng cây gỗ.
- Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây.
- Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học (Shannon - Weaver).
3.3.2. Đặc điểm cấu trúc ngang
- Phân bố số cây theo cấp đường kính.
- Phân bố loài cây theo cấp đường kính.
- Phân bố loài cây theo các nhóm tần số xuất hiện trong quần hợp cây gỗ.
3.3.3. Đặc điểm cấu trúc đứng
- Phân bố số cây theo cấp chiều cao.
- Phân bố loài cây theo cấp chiều cao.
3.3.4. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi và thảm mục
- Phân bố cây bụi theo cấp chiều cao.
- Đánh giá các đặc điểm về thành phần loài, chiều cao trung bình, độ
nhiều của các loài thảm tươi.
- Đặc điểm che phủ của cây bụi thảm tươi.
- Đặc điểm lớp thảm mục
3.3.5. Đặc điểm cấu trúc sinh khối rừng
- Sinh khối tầng cây gỗ
- Sinh khối tầng cây bụi thảm tươi

- Sinh khối tầng thảm mục
16


17

17

3.3.6. Đề xuất một số giải pháp
- Giải pháp về kỹ thuật
- Giải pháp về quản lý
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp luận
Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật
rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978). Đề tài đã sử dụng phương pháp
điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở khu vực nghiên cứu, số liệu đảm bảo tính đại
diện, khách quan và chính xác. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số
liệu truyền thống, phương pháp kế thừa các tư liệu, số liệu có liên quan.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.2.1. Phương pháp kế thừa
Chuyên đề có kế thừa một số tư liệu:
- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa
hình, tài nguyên rừng.
- Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội.
- Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
3.4.2.2. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn
Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải được thu thập trên một
số ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích đủ lớn. Việc áp dụng phương pháp điều tra
theo OTC ngẫu nhiên.
a. Cách lập ô

Cách bố trí các ô đo đếm được thể hiện trong (hình 3.1) và lập 6 OTC
cho 2 Xã, mỗi Xã 3 OTC.
- Đối với ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời:
+ Đối với đất có rừng tự nhiên trên núi đất, diện tích OTC: 2500 m 2 (50
m x 50 m), hình dạng OTC phụ thuộc vào địa hình.
+ Các OTC được đánh dấu ngoài hiện trường thông qua hệ thống cột
mốc gồm 4 cột đặt ở 4 góc của ô. Phần trên mặt đất 0,5m ghi rõ số hiệu OTC
và hướng xác định các góc còn lại.
17


18

18

- Đối với ô thứ cấp và ô dạng bản
+ Trong OTC, lập 5 ô thứ cấp 25m 2 (5 m x 5m) theo đường chéo của
OTC. Trong một ô thứ cấp lập 1 ô dạng bản 1m 2 (1 m x 1 m) ở chính giữa để
điều tra cây bụi thảm tươi, đất và vật rơi rụng.

Hình 3.1. Cách bố trí các ô đo đếm trong ô tiêu chuẩn diện tích 2500m2
- Xác định độ dốc của ô tiêu chuẩn
Cách xác định độ dốc được mô tả tại phụ lục 08.
b. Điều tra nhóm cây gỗ trên ô tiêu chuẩn
- Đối tượng đo đếm: Tất cả các cây gỗ có D1,3 ≥ 5cm.
- Nội dung đo đếm:
(1) Đo đường kính:
• Đo đường kính các cây gỗ tại vị trí chiều cao ngang ngực (1,3 m).
• Trường hợp cây hai thân: Nếu chia thân từ vị trí 1,3m trở xuống thì coi như
hai cây, còn nếu chia thân trên 1,3m thì coi như một cây.

• Những cây nằm trên ranh giới ÔĐĐ được xử lý như sau: Chỉ đo đếm và ghi
chép vào phiếu những cây nằm trên cạnh trước và cạnh bên phải theo hướng
tiến của ÔĐĐ, còn những cây nằm cạnh sau và cạnh bên trái thì không đo
(xem Hình 3.2).
18


19

19

Đơn vị đo đường kính là (cm), đo theo đường kính thực (không phân theo cấp
đường kính).
• Khi đo đường kính thân cây bằng thước kẹp kính cần đo theo 2 chiều vuông
góc (theo hướng Đông Tây và Bắc Nam) rồi lấy trị số bình quân. Có thể đo
chu vi thân cây tại độ cao 1,3 m cho những cây gỗ sau đó dùng chương trình
Excel và công thức chuyển đổi để tính đường kính theo công thức:
D=P/3.14
(3.1)
Trong đó: D là đường kính thân (cm); P là chu vi thân (cm); π = 3,14 .
Xác định đường kính 1,3m cho tất cả các cây có đường kính > 5cm hay
có chu vi thân > 15.7 cm)
• Đánh dấu tại vị trí đo đường kính bằng 2 vạch sơn đỏ song song với mặt đất
về 2 phía của thân cây (mỗi phía 1 vạch sơn).


20 m

25m


Hình 3.2: Xử lý các cây trên đường ranh giới ô đo đế́m
Không tính vào ÔĐĐ
Đo tính và ghi vào ÔĐĐ
(2) Xác định tên cây (tên phổ thông/tên địa phương) cho từng cây gỗ đã
đo đường kính. Những cây không biết tên phải lấy mẫu để giám định nhằm
đảm bảo ≥ 90% số cây đo đếm phải được xác định tên cây.
(3) Xác định phẩm chất cây gỗ cho từng cây gỗ đã đo đường kính:

19


20

20

Xác định phẩm chất cây gỗ cho từng cây gỗ đã đo đường kính phân theo 3
mức phẩm chất A (Tốt), B (Trung bình), C (Xấu). Chỉ xác định phẩm chất cho
những cây còn sống:
+ Cây phẩm chất A: Cây gỗ khỏe mạnh, thân thẳng, đều, tán cân đối,
không sâu bệnh hoặc rỗng ruột.
+ Cây phẩm chất B: Cây có một số đặc điểm như thân hơi cong, tán
lệch, có thể có u bướu hoặc một số khuyết tật nhỏ nhưng vẫn có khả năng
sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành; hoặc cây đã trưởng thành,
có một số khuyết tật nhỏ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh
trưởng hoặc lợi dụng gỗ.
+ Cây phẩm chất C: Cây phẩm chất C là những cây đã trưởng thành, bị
khuyết tật nặng (sâu bệnh, cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn...) hầu như không
có khả năng lợi dụng gỗ; hoặc những cây chưa trưởng thành nhưng có nhiều
khiếm khuyết (cây cong queo, sâu bệnh, rỗng ruột, cụt ngọn hoặc sinh trưởng
không bình thường), khó có khả năng tiếp tục sinh trưởng và phát triển đạt

đến độ trưởng thành.
(4) Đo chiều cao
• Đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành tất cả các cây đã đo đường
kính.
• Đơn vị đo đếm là mét, đo chính xác đến 0,2m.
(5) Đo đường kính tán
• Đo đường kính tán (Tính trung bình cho đường kính theo hai hướng: Đông Tây và Nam - Bắc) cho mỗi cây đã đo đường kính
Tất cả các số liệu được ghi vào biểu mẫu 01 (Phụ lục 05).
c. Điều tra nhóm cây bụi, thảm tươi và thảm mục
(1)
Trên ô thứ cấp 5 x 5m tiến hành thu thập số liệu
Đếm số cây bụi: Ghi phân biệt theo loài cây. Đối với 3 loài cây bụi chủ
yếu, mỗi loài chọn 3 cây trung bình để đo D1,3 và chiều cao. Đường kính đo
lấy tròn 1cm và chiều cao là 0,1m. Trường hợp cây bụi thuộc loài chủ yếu có
chiều cao H < 1,3m thì đo đường kính ở vị trí cổ rễ nhưng phải ghi vào cột
ghi chú là đo cổ rễ.


20


21

21

Xác định độ che phủ của cây bụi và thảm tươi: Được tiến hành đo theo
2 đường chéo của ô thứ cấp. Là tỷ số giữa chiều dài những đoạn bị tán của
cây bụi hoặc thảm tươi che kín với tổng chiều dài 2 đường chéo.
Tất cả các số liệu được ghi vào biểu mẫu 02 (Phụ lục 06).
(2)

Trên ô dạng bản 1 x 1m tiến hành thu thập số liệu
Tại chính giữa ô thứ cấp lập ô dạng bản có kích thước 1 x 1m. Sử dụng
khung nhựa (Hình 3.3).
Điều tra tầng thảm mục:
• Tại ô dạng bản tiến hành đo chiều dày của tầng thảm mục theo các mức độ:
thảm khô chưa phân giải, bán phân giải và phân giải (mùn). Đơn vị đo tính
lấy tròn đến 0,5cm.
• Sau đó thu thập toàn bộ sinh khối tầng thảm mục:
Thu mẫu thảm mục thô hạn như tất cả các đoạn thân/cành có d <5 cm
và/hoặc chiều dài < 50cm, vật liệu thực vật chưa phân hủy (thân, cành, lá) và
vật liệu thực vật đã bị phân giải. Phân loại theo các thành phần: Thân cành, lá,
các mảnh vụn thực vật, hạt. Xác định sinh khối của các thành phần.
• Trộn đều mẫu của mỗi loại (Thân cành, lá và mảnh vụn thực vật, hạt) thu
được từ 5 ô dạng bản và lấy mẫu mỗi loại 200 g để xác định % khối lượng
khô. Đối với hạt lấy toàn bộ hạt thu được từ 5 ô dạng bản.
Xác định sinh khối cây bụi, thảm tươi:
Tại ô dạng bản sau khi thu thập thảm mục tiến hành:
• Cắt toàn bộ các cây có trong ô dạng bản (Cây gỗ có đường kính <5cm, cây tái
sinh, cây bụi, thảm tươi). Xác định trọng lượng tươi (fresh weight = FW )
ngay tại thực địa (g/1 m2).

Chặt nhỏ tất cả mẫu và trộn đều trước khi lấy mẫu phân tích.

Lấy mẫu đại diện 200g tươi, cho vào túi giấy. Để xác định % khối
lượng khô.

21


22


22

Hình 3.3. Khung nhựa 1 x 1 m sử dụng để lập ô dạng bản
Ghi tất cả các số liệu vào biểu mẫu 03 (Phụ lục 07)
Lưu ý:
Các ô mẫu cần được ký hiệu rõ ràng chính xác để biết xuất xứ và có thể
tổng hợp dữ liệu tính toán ở bước xử lý nội nghiệp .

Ký hiệu ô mẫu cần bao gồm các thông tin: Xã, Trạng thái và Số hiệu
ô. Ví dụ: NC-IIa-03: Rừng thuộc xã Nam Cường, trạng thái rừng IIa và ô
số 03.

Ký hiệu mẫu lấy về phân tích: Bao gồm các thông tin ô mẫu + ký hiệu
của loại mẫu. Ví dụ: NC-IIa-03-TT (Bao gồm: TT hoặc TC hoặc LA hoặc VT
hoặc HA: Thảm tươi, thân cành, lá, mảnh vụn thực vật và hạt).
Toàn bộ bảng dữ liệu ô mẫu có ký hiệu, tọa độ và được sắp xếp theo lô
rừng, trạng thái rừng, xã và huyện. Dữ liệu này được đính kèm tập số liệu
điều tra thực địa.
3.4.2.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Các chỉ số thông dụng được tính theo các công thức đã được sử dụng
rộng rãi trong thực tiễn thống kê, quy hoạch rừng với việc sử dụng chương
trình Excel.
(1) Đặc điểm cấu trúc rừng
a. Cấu trúc tổ thành sinh thái tầng cây gỗ:
Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo
thành rừng, tuỳ thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia
lâm phần thành rừng thuần hoài hay hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành
22



23

23

loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa
dạng sinh học cũng khác nhau.
Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ,
chúng tôi sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI),
tính theo công thức 3.2.
Ai+Di+RFi
IVIi(%)=
3
(3.2)
Trong đó:
• IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ i.
• Ai là độ phong phú tương đối của loài thứ i:
N
Ai(%)= s i x100
Ni

i=1
(3.2.1)
Trong đó: Ni là số cá thể của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp

Gi
Di(%)= s
x100
∑ Gi
i=1


(3.2.2)

• Di là độ ưu thế tương đối của loài thứ i:

Với: D i là đường kính 1.3 m (D 1.3) của cây thứ i; s là số loài trong
quần hợp
2

D 
Gi (cm ) = ∑ π x  i ÷
 2 
i =1
s

2

(3.2.3)

Trong đó: Gi là tiết diện thân của loài thứ i; s là số loài trong quần hợp

RFi (%) =

Fi
s

∑F
i =1

i


x100
(3.2.4)

RFi là tần xuất xuất hiện tương đối của loài thứ i:
Trong đó: F i là tần xuất xuất hiện của loài thứ i; s là số loài trong
quần hợp
23


24

24

Fi =

Sè l­îng c¸c « mÉu cã loµi thø i xuÊt hiÖn
x100
Tæng sè « mÉu nghiª n cøu

(3.2.5)

Theo đó, những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về
mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm
phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì
nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế.
b. Mật độ:
Công thức xác định mật độ như sau:

n

N= x10.000
S

(cây/ha)

(3.3)

Trong đó:
- n: Tổng số cá thể của loài trong các OTC,
- S: Tổng diện tích các OTC (ha).
c. Đánh giá phân bố số loài
- Phân bố số loài, số cây theo các cấp đường kính: Số loài và số cây
được tính cho các cấp đường kính: 6 - 10 cm; 11 - 15 cm; 16 - 20 cm,... kết
quả được thể hiện bằng đồ thị.
- Phân bố số loài, số cây theo các cấp chiều cao: Số loài và số cây
được tính cho các cấp chiều cao: 1 - 5 m; 6 - 10 m; 11 - 15 m,... kết quả được
thể hiện bằng đồ thị.
- Phân bố số loài theo các nhóm tần số xuất hiện: Tần số xuất hiện ở
đây là tần số xuất hiện tuyệt đối của loài, là tỷ lệ phần trăm số ô tiêu chuẩn có
đại diện của loài đó trên tổng số ô tiêu chuẩn đã điều tra. Số loài được tính
cho 5 nhóm tần số: 1 - 20%; 21 - 40%; 41 - 60%; 61 - 80%; 81 - 100%.
d. Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây
Đề tài sử dụng công thức Soerensen`s Index - SI (1948) để tính chỉ số
tương đồng về thành phần loài giữa các nhóm cây trong cùng một trạng thái
cũng như giữa các trạng thái thảm thực vật khác nhau để đánh giá sự biến

24


25


25

động thành phần loài cây gỗ của các tầng khác nhau trong hiện tại và tương
lai, tính theo công thức 3.4.

SI =

2xC
A+ B

(3.4)

Trong đó:
- C là số lượng loài xuất hiện cả ở 2 quần thể A và B,
- A là số lượng loài của quần thể A,
- B là số lượng loài của quần thể B.
f. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học của quần hợp cây gỗ rừng
Trong đề tài, sử dụng chỉ số Shannon để đánh giá tính đa dạng của các
quần hợp cây gỗ đã nghiên cứu vì chỉ số này đánh giá tổng hợp cả độ đa dạng
loài (số loài) và độ đa dạng trong loài, tính theo công thức 3.5.

s ni ni
H`= ∑ ln
i=1 N N

( 3.5)

Trong đó:
- s là số loài trong quần hợp,

- ni là số cá thể loài thứ i trong quần hợp,
- N là tổng số cá thể trong quần hợp.
(2) Đặc điểm cấu trúc sinh khối
a. Sinh khối cây gỗ
Quy đổi giá trị đo đếm cây (D1.3) thành sinh khối trên mặt đất của cây
rừng, sử dụng công thức theo Kettering et al. (2001) được xây dựng cho rừng
tự nhiên, công thức 3.6.
Y = 0,11.ρ.D2+c
(3.6)
(Y = sinh khối cây, kg/tree; D = dbh, cm;  ρ = tỷ trọng gỗ= 0,5,
g/cm3; c = 0,62, các tham số ρ và c được sử dụng giá trị mặc định).
b. Sinh khối cây bụi thảm tươi và thảm mục
Trong ô dạng bản 1 m2, chúng ta thu được 2500 g sinh khối tươi (FW).
Lấy mẫu sấy 200 g, sấy khô trong tủ sấy với nhiệt độ 80oC trong 48 giờ.
Ta có:
25


×