Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng tại hai xã an bá và hữu sản, sơn động, bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 97 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
o O o





ĐỖ THỊ KIM OANH




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤ U TRÚ C VÀ TÁI SINH
TỰ NHIÊN DƢỚ I TÁ N RƢ̀ NG TRỒ NG TẠI HAI XÃ
AN BÁ VÀ HỮU SẢN, SƠN ĐỘNG, BẮC GIANG






LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC














Thái Nguyên - năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
o O o




ĐỖ THỊ KIM OANH




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤ U TRÚ C V TÁI SINH
TỰ NHIÊN DƢỚ I TÁ N RƢ̀ NG TRỒ NG TẠI HAI XÃ
AN BÁ VÀ HỮU SẢN, SƠN ĐỘNG, BẮC GIANG


Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60.42.60





LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐỖ HỮU THƯ






Thái Nguyên - năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng có vai trò hết sức quan trọng đối với nhân loại. Rừng giữ cho đất
khỏi xói mòn, điều hoà dòng chẩy giữa mùa mưa và mùa khô, rừng nuôi
dưỡng các loài chim thú và các loài động vật khác, rừng còn là nơi lưu trữ
nguồn gen và bảo vệ sự đa dạng sinh học. Rừng còn có vai trò điều hoà khí
hậu, làm cho khí quyển trong lành nhờ sự cân bằng lượng ôxi và cácbônic v.v.
Bởi vậy mất rừng sẽ dẫn đến hiểm hoạ về nhiều mặt.
Hiện nay chúng ta đều nhận thấy rất rõ Việt Nam là một trong năm
quốc gia trên thế giới chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu mà một
trong những nguyên nhân sâu xa là do diện tích rừng trên thế giới nói chung

và ở Việt Nam nói riêng bị suy giảm. Bên cạnh sự suy giảm về số lượng còn
phải kể tới sự suy giảm về chất lượng của rừng. Theo Lê Văn Khoa (2010)
[26], ở Việt Nam năm 1945 có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43 %; năm
1975 có 11169000 ha rừng, độ che phủ là 33,8%; năm 1985 có 9892000 ha
rừng, độ che phủ 30,0 %; năm1995 có 9302000 ha rừng, độ che phủ 28,2 %;
năm 2005 có 12640000 ha rừng, độ che phủ là 36,3 %. Bởi vậy chính phủ đã
phải đóng cửa rừng, cấm khai thác gỗ ở nhiều nơi, sử dụng nhiều chế tái
mạnh mẽ để hạn chế tổn thất về rừng. Tuy vậy thực trạng về rừng hiện nay
vẫn tiếp tục bị suy giảm đến mức báo động. Không nói đến các công trình xây
dựng của nhà nước như các công trình thuỷ điện lớn, quá trình đô thị hoá diễn
ra mạnh mẽ, các công trình giao thông được mở rộng về các tỉnh như tuyến
đường Hồ Chí Minh, chỉ xét riêng đến việc phá rừng làm nương rẫy và khai
thác rừng trái phép, sai mục đích trong những năm qua ở các tỉnh có rừng như
Bình Thuận, Gia Lai, Quảng Ninh, Nghệ An, Lào Cai, Bắc Giang v.v cũng đã
gây ra những thiệt hại rất lớn về rừng. Bên cạnh đó phải kể đến những vụ
cháy đã thiêu trụi hàng nghìn hec ta rừng ở nườc ta.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Thảm hoạ mất rừng kéo theo thảm hoạ về môi trường như hạn hán, ô
nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, dịch bệnh, lũ lụt sạt lở đất ở các
tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc và các tỉnh miền trung trong những năm gần đây
đã gây ra những tổn thất nặng nề cả về người và của. Quan trọng hơn cả là số
lượng các trận bão lũ có những diễn biến phức tạp và chiều hướng bất thường
ngày càng nhiều và có mức độ huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng. Mà mộ t
trong nhữ ng nguyên nhân là do sự thu hẹp diện tích rừng đầu nguồn.
Bởi vậy việc bảo vệ và phục hồi rừng là điều hết sức cần thiết. Có như
vậy mới góp phần bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, bảo tồn nguồn gen,
nâng cao khả năng cung ứng các nhu cầu kinh tế - xã hội về lâm sản, giải

quyết công ăn việc làm chính đáng cho các cộng động dân cư thuộc vùng sâu
vùng xa, các dân tộc miền núi đang sống dựa vào rừng.
Sơn Động là một huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang có phía Nam và
Đông Nam giáp với tỉnh Quảng Ninh, phía Tây và Tây Bắc giáp với tỉnh Lạng
Sơn, Phía Tây giáp với huyện Lục Ngạn, phía Tây Nam Giáp với huyện Lục
Nam. Đây Sơn Động là một trong những huyện của tỉnh Bắc Giang có diện
tích rừng thuộc vào diện lớn trong đó khu rừng nguyên sinh của huyện Sơn
Động tập trung chủ yếu thuộc xã An Lạc có diện tích 7153 ha trong đó có
5092 ha là rừng tự nhiên. Khu rừng có 236 loài thực vật và cây lấy gỗ,255
loài dược liệu quý hiếm, trong rừng còn có 37 loài thú, 73 loài chim, 18 loài
bò sát đặc biệt có 7 loài thuộc loài động vật quý hiếm, đây là cánh rừng
nguyên sinh tiêu biểu của khu vực đông bắc Việt Nam. Ngoài diện tích rừng
nguyên sinh nói trên ở Sơn Động còn có một số lượng diện tích rừng trồng và
khu đất trống đồi núi trọc được tập trung chủ yếu ở hai xã là An Bá và Hữu
Sản cần phải tiếp tục trồng rừng để phủ xanh. Trên thực tế cho thấy các quần
xã rừng trồng đặc biệt là rừng thuần loà i, rừng được trồng trên hệ thống đồi
núi trọc khó đáp ứng yêu cầu về phòng hộ,bảo vệ nâng cao sự đa dạng sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
học về nguồn gen, chúng dễ bị sâu bệnh và thoái hoá trong một thời gian ngắn.
Vì vậy một trong những giải pháp khắc phục những mặt hạn chế của rừng
trồng là kết hợp giữa trồng rừng với xúc tiến tái sinh tự nhiên dưới tán rừng
trồng. Tuy nhiên việc nghiên cứu về vấn đề này còn nhiều hạn chế và chưa
được làm rõ kể cả về thực tiễn lẫn cơ sở lý luận.
Việc tìm hiểu những đặc điểm quá trình tái sinh dưới tán rừng trồng là
cơ sở cung cấp những kiến thức thực tế cũng như cơ sở khoa học cho việc lựa
chọn khoanh nuôi, phục hồi thích hợp cho từng đối tượng, điều kiện địa lý,
chất đất tại khu vực Sơn Động cũng như các khu vực khác. Xuất phát từ

những vấn đề trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm
cấu trúc và tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng ti hai xã An Bá và Hữu
Sản thuộc huyện Sơn Động, Bắc Giang”. Nhằm mục đích nâng cao diện tích
rừng tự nhiên ở đầu nguồn và để rừng Sơn Động thực sự đúng với vai trò là
khu bảo tồn thiên nhiên thuộc dải phía tây Yên Tử.













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
NỘ I DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm về tái sinh và phục hồi
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh
thái rừng biểu hiện đặc trưng của tái sinh hệ sinh thái rừng là sự xuất hiện một
thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh hệ sinh thái
rừng (hoặc mất đi chưa lâu): Dưới tán rừng, lỗ trống trong hệ sinh thái rừng,
hệ sinh thái rừng sau khai thác, trên đất hệ sinh thái rừng sau làm nương, đốt

rẫy v.v. Vai trò lịch sử của thế hệ cây con này là kế tục cây gỗ già cỗi. Vì vậy
tái sinh hệ sinh thái rừng, hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồ i lại thành
phần cơ bản của hệ sinh thái rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Sự xuấ t hiệ n lớ p
cây con là nhân tố mớ i là m phong phú thêm số lượ ng và thà nh phầ n loà i trong
quầ n lạ c sinh vậ t (thự c vậ t, độ ng vậ t, vi sinh vậ t ), đó ng gó p và o việ c hì nh
thành tiểu hoàn cảnh rừng và làm thay đổi cả quá trình trao đổi vật chất và
năng lượ ng diễ n ra trong hệ sinh thá i . Do đó ti sinh rừng c thể đưc hiểu
theo nghĩ a rộ ng là sự tá i sinh củ a mộ t hệ sinh thá i rừ ng . Tái sinh hệ sinh thái
rừng thúc đẩy việc hình thành cân bằng sinh học, đảm bảo cho hệ sinh thái
rừng tồn tại liên tục và do đó bảo đảm cho việc sử dụng hệ sinh thái rừng
thường xuyên ở đây cần khẳng định tái sinh hệ sinh thái rừng không chỉ là
một hiện tượng sinh học mà còn là một hiện tượng địa lí. Xét về bản chất sinh
học tái sinh hệ sinh thái rừng diễn ra dưới ba hình thức: Tái sinh hạt, tái sinh
chồi và tái sinh thân ngầm (các loài tre nứa). Mỗi hình thức tái sinh trên có
quy luật riêng và trải qua nhiều giai đoạn khác.
Đứng trên quan điểm triết học , tái sinh rừng là một quá trình phủ định
biệ n chứ ng : Rừ ng non thay thế rừ ng già trên cơ sở đượ c thừ a hưở ng hoà n

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
cảnh thuận lợi do thế hệ rừ ng ban đầ u tạ o nên . Đứng trên quan điểm chính trị
kinh tế họ c , tái sinh rừng là một quá trình tái sản xuất mở rộng tài nguyên
rừ ng. Đương nhiên điề u kiệ n nà y chỉ có thể trở thà nh hiệ n thự c khi ta nắ m
chắ c các biện pháp k thuật lâm sinh chính xác, nhằ m điề u hò a và đị nh hướ ng
các quá trình tái sinh nhằm phục vụ mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Như vậ y tá i
sinh rừ ng không cò n chỉ là tự nhiên, k thuật mà còn là vấn đề kinh tế xã hội.
( Sinh thá i rừ ng – Hoàng Kim Ngũ, Phúng Ngọc Lan,1998) [41]
Theo Nguyễn Xuân Lâm (2000) [31] Tái sinh rừng là sự xuất hiện một
thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở dưới tán rừng hoặc trên đất rừng (sau

khi làm nương rẫy), thế hệ cây tái sinh này sẽ lớn dần lên thay thế thế hệ cây
già .
Phục hồi rừng: Theo Trần Đình Lý (1995) [38] Phục hồi rừng là một
quá trình sinh địa phức tạp, gồm nhiều thời gian và kết thúc bằng sự xuất hiện
một thảm thực vật cây gỗ ( tre nứa) bắt đầu khép tán. Nói cách khác phục hồi
rừng là một quá trình tái tạo lại hệ sinh thái, một quần xã sinh vật mà trong đó
cây gỗ là yếu tố cấu thành chủ yếu nó chi phối quá trình biến đổi tiếp theo.
1.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật
trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có
thể chung sống hài hòa và đạt tới sự ổn định tương đối trong một giai đoạn
phát triển nhất định của tự nhiên. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể
hiện quan hệ đấu tranh và thích ứng lẫn nhau giữa các sinh vật rừng với môi
trường sinh thái và giữa các sinh vật rừng với nhau.
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới
1.2.1.1. Cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng
Quy luật về cấu trúc rừng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh thái
học, hệ sinh thái rừng và đặc biệt là để xây dựng những mô hình lâm sinh cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
hiệu quả sản xuất cao. Trong nghiên cứu cấu trúc rừng người ta chia thành ba
dạng cấu trúc là cấu trúc sinh thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian.
Cấu trúc của lớp thảm thực vật là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, là
sản phẩm của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật và thực vật và giữa
thực vật với hoàn cảnh sống. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính
là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng.
Thực tế cấu trúc rừng nó có tính trật tự và theo quy luật của quần xã.
Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được

Richards P.W(1933-1934), Baur.G.N (1962), Odum (1971)…tiến hành. Các
nghiên cứu này thường nêu lên quan điểm, khái niệm và mô tả định tính về tổ
thành, dạng sống và tầng phiến của rừng.
Công trình nghiên cứu của tác giả Catinot (1965) [6], Plaudy.J đã biểu
diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố
cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng
sống, tầng phiến…
Tác giả Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên
cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P (1935). Khái niệm
hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên
quan điểm sinh thái học.
1.2.1.2. Mô tả về hình thái cấu trúc rừng
Hiện tượng thành tầng là sự sắp xếp không gian phân bố của các thành
phần sinh vật rừng trên cả mặt bằng và theo chiều đứng. Phương pháp vẽ biểu
đồ mặt cắt đứng của rừng do Davit và P.W. Richardr (1933-1934) đề xướng
và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan đến nay vẫn là phương pháp có hiệu quả để
nghiên cứu cấu trúc tầng của rừng. Tuy nhiên phương pháp này có nhược
điểm là chỉ minh họa được cách sắp xếp theo hướng thẳng đứng của các loài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
cây gỗ trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ
một số giải kề bên nhau và đưa lại một hình tượng về không gian ba chiều.
Phương pháp biểu đồ trắc diện do Davit và Richards (1933 -1934) đề
xuất trong khi phân loại và mô tả rừng nhiệt đới phức tạp về thành phần loài
và cấu trúc thảm thực vật theo chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng.
Richards P.W (1952) đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa
thành hai loại là rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây phức tạp và rừng mưa
đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản.Trong những lập địa đặc biệt thì rừng

mưa đơn ưu chỉ bao gồm một vài loài cây. Cũng theo tác giả này thì rừng mưa
thường có nhiều tầng (thường có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ).
Trong rừng mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân cỏ còn
có nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ
sinh trên thân hoặc cành cây.
Kraft (1884), lần đầu tiên đưa ra hệ thống phân cấp cây rừng, ông phân
chia cây rừng trong một lâm phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng,
kích thước và chất lượng của cây rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh được
tình hình phân hóa cây rừng, tiêu chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp
dụng nhưng chỉ phù hợp với rừng thuần loài đều tuổi .
Việc phân cấp cây rừng cho rừng hỗn loài nhiệt đới tự nhiên là một vấn
đề phức tạp, cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào đưa ra được phương án phân
cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự nhiên mà được chấp nhận rộng rãi.
Sampion Gripfit (1948), khi nghiên cứu rừng tự nhiên Ấn Độ và rừng ẩm
nhiệt đới Tây Phi có kiến nghị phân cấp cây rừng thành 5 cấp cũng dựa vào
kích thước và chất lượng cây rừng. Richards (1952) phân rừng ở Nigeria
thành 6 tầng dựa vào chiều cao cây rừng.
Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra
những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
mang tính cơ giới nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự
nhiên nhiệt đới.
1.2.1.3. Nghiên cứu định lƣợng cấu trúc rừng
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã có từ lâu và được chuyển dần từ mô
tả định tính sang định lượng với sự thống kê của toán học và tin học, trong đó
việc mô hình hoá cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc
rừng đã được nhiều tác giả nghiên cứu có kêt quả. Vấn đề về cấu trúc không

gian và thời gian của rừng được các tác giả tập trung nghiên cứu nhiều nhất.
Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như : Rollet B (1971), Brung (1970),
Loeth et al (1976) Rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cấu trúc không
gian và thời gian của rừng theo hướng định lượng và dùng các mô hình toán
để mô phỏng các qui luật cấu trúc (dẫn theo Trần Văn Con, 2001) [12]. Rollet.
B (1971) đã mô tả mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm
hồi qui, phân bố đường kính bằng các dạng phân bố xác suất. Nhiều tác giả
còn sử dụng hàm Weibull để mô hình hóa cấu trúc đường kính loài theo mô
hình của Schumarcher và Coil (Belly, 1973). Bên cạnh đó các hàm Meyer,
Hyperbol, hàm mũ, Pearson, Poisson, … cũng được nhiều tác giả sử dụng để
mô hình hóa cấu trúc rừng.
Khác với xu hướng phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo chủ yếu
mô tả rừng ở trạng thái tĩnh. Trên cơ sở nghiên cứu rừng ở trạng thái động,
Melekhov đã nhấn mạnh sự biến đổi của rừng theo thời gian, đặc biệt là sự
biến đổi của tổ thành loài cây trong lâm phần qua các giai đoạn khác nhau
trong quá trình phát sinh và phát triển của rừng.
Tóm lại, trên thế giới, các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc
rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng, có nhiều
công trình nghiên cứu công phu và đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh
rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
1.2.2. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam
1.2.2.1. Về phân loại rừng
Dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể, tác giả Thái Văn
Trừng (1978) [54] đã phân chia thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu.
Đây là công trình tổng quát đáp ứng được yêu cầu về quy luật sinh thái.
Với tác giả Vũ Đình Phương (1985-1988) [43,44,45,46,47].đã đưa ra

phương pháp phân chia rừng phục vụ công tác điều chế với đơn vị phân chia
là lô và dựa vào 5 nhân tố : Nhóm sinh thái tự nhiên, các giai đoạn phát triển
và suy thoái của rừng, khả năng tái tạo rừng bằng con đường tái sinh tự nhiên,
đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng với một bảng mã hiệu dùng để tra trong qúa
trình phân chia. Phương pháp phân chia này đã được đưa ra áp dụng trong khi
xây dựng phương án điều chế cho một số lâm trường ở Tây Nguyên và Quảng
Ninh đã tỏ ra có nhiều ưu điểm.
Như vậy, có rất nhiều tác giả trong nước cũng như của nước ngoài đều
cho rằng việc phân chia loại hình rừng tự nhiên ở Việt Nam là tối cần thiết đối
với nghiên cứu cũng như trong sản xuất. Nhưng tùy từng mục tiêu đề ra mà
xây dựng các phương pháp phân chia khác nhau nhưng đều nhằm mục đích
làm rõ thêm các đặc điểm của đối tượng cần quan tâm. Công trình của Thái
Văn Trừng đã đặt nền móng cho việc phân chia rừng tự nhiên của nước ta một
cách tổng quát. Phương pháp của Vũ Đình Phương tỉ mỉ hơn và cho ta những
thông số cơ bản về tình trạng rừng hiện tại không chỉ ở góc độ về trữ lượng,
vì vậy người quản lí dễ phác họa được các biện pháp xử lí lâm sinh tác động
vào rừng. Phương pháp này tỏ ra hữu hiệu khi áp dụng ở nơi có trình độ kinh
doanh tương đối cao và ổn định.
1.2.2.2. Nghiên cứu định lƣợng cấu trúc rừng
Trong những năm gần đây, việc đi vào chiều sâu nghiên cứu cấu trúc
rừng cũng đã được nhiều tác giả quan tâm như những công trình nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
mô hình hóa cấu trúc đường kính D
1.3
và biểu diễn chúng theo các dạng hàm
phân bố xác suất khác nhau, nổi bật là công trình nghiên cứu của Đồng S
Hiền (1974) [21] dùng hàm Meyer và hệ đường cong Poisson để nắn phân bố

thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự nhiên.
Tác giả Nguyễn Hải Tuất (1982) [67] đã sử dụng hàm phân bố giảm,
phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc của rừng thứ sinh, đồng thời cũng
áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng.
Tác giả Lê Minh Trung (1991) đã sử dụng hàm Poisson mô phỏng cấu
trúc tán lá cây, hàm Weibull mô phỏng cấu trúc chiều cao và đường kính.
Đồng thời cũng tiến hành khảo nghiệm hàm Hyperbol và Meyer cho các cấu
trúc này.
Nhìn chung các nghiên cứu định lượng cấu trúc đã được nhiều nhà lâm
sinh học trong nước quan tâm ở các mức độ khác nhau nhưng đều nhằm một
mục đích là xây dựng các cơ sở khoa học cho các giải pháp lâm sinh hợp lí.
Các nghiên cứu không dừng lại ở mức độ mô tả chung chung mà đã đi sâu
vào phân tích các quy luật kết cấu và theo xu hướng chung của thế giới. Đó là
khái quát hóa, mô phỏng các quy luật bằng toán học, đồng thời các giải pháp
lâm sinh được xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu định lượng.
1.2.2.3. Nghiên cứu cấu trúc và xây dựng mô hình cấu trúc mẫu
Nghiên cứu cấu trúc rừng định lượng các nhân tố cấu trúc và xây dựng
các mô hình mẫu chuẩn phục vụ khai thác, nuôi dưỡng rừng là mục tiêu quan
trọng nhằm vạch ra phương hướng và phương pháp điều chế rừng. Nguyễn
Văn Trương (1973-1986) đã nghiên cứu về phương pháp thống kê cây đứng,
cấu trúc 3 chiều rừng gỗ hỗn loại và đề xuất các mô hình cấu trúc mẫu định
lượng bằng toán học phục vụ công tác khai thác, nuôi dưỡng. Theo tác giả đây
là những mô hình hoàn thiện nhất đã có trong thiên nhiên và trên cơ sở khắc
phục những tồn tại lớn mà sự ngẫu nhiên của thiên nhiên mang lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Để xây dựng mô hình cấu trúc cho các loài, kiểu rừng ứng với từng
điều kiện hoàn cảnh, Nguyễn Hồng Quân (1975, 1981, 1982) [50,51,52] đã sử

dụng hàm mũ theo dạng Meyer để phân cấp các lâm phần chặt chọn trên cơ
sở thay đổi hệ số góc của phương trình khi điều kiện, hoàn cảnh thay đổi. Lê
Minh Trung (1991) đã vận dụng phương pháp này để xây dựng cấu trúc mẫu
trên 3 cấp năng suất cho rừng tự nhiên hỗn loài ở ĐăkNông. Từ đó làm cơ sở
đề xuất hướng khai thác và nuôi dưỡng rừng.
Nguyễn Ngọc Lung (1985) [33] đã cho rằng: Trong thực tiễn sản xuất,
sau khi phân chia rừng ra các loại, mỗi loại thuần nhất về một mặt nào đó như
tổ thành, tầng thứ, phân bố số cây theo kích cỡ thì ta có thể chọn được một
loại trong các lô tốt nhất, có trữ lượng cao, sinh trưởng tốt, tổ thành cấu trúc
hợp lí nhất, có đủ thế hệ cây gỗ, cũng cho phép sản lượng ồn định. Ta coi đây
là mẫu chuẩn tự nhiên và đây cũng chính là cái mà con người cần hướng tới
trong quá trình kinh doanh rừng.
Phùng Ngọc Lan (1986) [28] cũng đã nêu lên : Mô hình cấu trúc mẫu là
mô hình có khả năng tận dụng tối đa tiềm năng của điều kiện lập địa, có sự
phối hợp hài hòa giữa các nhân tố cấu trúc để tạo ra một quần thể rừng có sản
lượng, tính ổn định và chức năng phòng hộ cao nhất, nhằm đáp ứng mục tiêu
kinh doanh nhất định.
Vũ Đình Phương (1987) [45] cũng đồng quan điểm trong việc xây
dựng mô hình cấu trúc rừng và vốn rừng cho rằng, cần phải tìm trong tự nhiên
những cấu trúc mẫu có năng suất cao đáp ứng mục tiêu kinh tế trong từng khu
vực. Để nghiên cứu cấu trúc sinh trưởng rừng hỗn loại, ông đã đề xuất quan
điểm: Tổng thể hỗn loài hay còn gọi là rừng cây là do các phần tử thuần loài
hợp thành.
Trong lĩnh vực này, các tác giả đều xây dựng các cấu trúc mẫu từ
nghiên cứu cơ sở cơ bản các quy luật kết cấu, từ đó đề xuất các hướng tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
động vào rừng. Các mẫu này đều được xây dựng trên cơ sở các mẫu tự nhiên

đã chọn lọc thông qua tài liệu quan sát và được coi là ổn định, có năng suất
cao nhất. Tính ổn định của các cấu trúc này thường được tính toán theo lí
thuyết trước khi đi vào khảo nghiệm. Cấu trúc mẫu được quan tâm nhiều nhất
là cấu trúc N-D
1.3
, nó cũng là cơ sở cho việc khai thác và nuôi dưỡng thông
qua việc điều chỉnh cấu trúc này.
1.3. Nghiên cứu về tái sinh
1.3.1. Trên thế giới
1.3.1.1. Những nghiên cứu về tái sinh rừng tự nhiên
Hiện nay vấn đề tái sinh rừng trên thế giới được nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu từ lâu. Nhưng đối với rừng nhiệt đới thì được nghiên
cứu vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX trở lại đây.
Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả
của các phương thức xử lý lâm sinh đến tái sinh rừng các loài cây có mục đích
trong các kiểu rừng. Các tác giả bàn đến như Taylor (1854), Kennedy (1935),
Lancaster (1953). Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều
phương thức chặt tái sinh. Công trình của Bernand (1954,1959), Wyatt smith
(1961,1963) [74] với phương thức rừng đều tuổi ở Mã lai , Taylor (1954),
Jones (1960) với phương thức chặt dần tái sinh dưới tán ở Nijeria và Gana.
Nội dung chi tiết, các bước và hiệu quả của từng phương thức đối với tái sinh
đã được Baur (1961) tổng kết trong tác phẩm: Cơ sở sinh thái học của kinh
doanh rừng mưa.
Khi nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới ở Châu phi, A.obrevin (1938) đã
nhận thấy cây con của các loài cây ưu thế trong rừng mưa là rất hiếm. Ông đã
khái quát hóa các hiện tượng tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu phi để đúc kết lên
lí luận bức khảm tái sinh, nhưng phần lí giải các hiện tượng đó còn hạn chế.
Vì vậy lí luận của ông còn ít sức thuyết phục, chưa giúp ích cho thực tiễn sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
xuất các biện pháp k thuật điều khiển tái sinh rừng theo những mục tiêu kinh
doanh đã đề ra.
Tuy nhiên những kết quả quan sát của Davit và P.W richards (1933),
Bot (1946), Sun (1960), Role (1969) ở rừng nhiệt đới Nam m lại khác hẳn
với những nhận định của A.obrevin. Đó là hiện tượng tái sinh tại chỗ và liên
tục của các loài cây và tổ thành loài cây có khả năng giữ nguyên không đổi
trong một thời gian dài.
Trong công trình nghiên cứu của Risa (1952), Roole (1974) cho thấy tái
sinh có dạng phổ cụm, một số ít phân bố poisson. Ở Châu phi theo số liệu của
A.Ôbrêvin (1938) nhận thấy cây con của cây ưu thế trong hệ sinh thái rừng
mưa có thể cực hiếm hoặc vắng hẳn. Ông gọi đó là hiện tượng “ không bao
giờ sinh con đẻ cái” của cây mẹ trong thành phần tầng cây gỗ của hệ sinh thái
rừng mưa. Tổ thành loài cây mẹ ở tầng trên và tổ thành loài cây tái sinh ở tầng
dưới thường khác nhau rất nhiều. Tương tự theo Taylor (1954), Bơoat
Berwad (1955), số lượng cây tái sinh trong rừng thiếu hụ t cần phải bổ sung
bằng rừng trồng nhân tạo. Ngược lại ở Châu á như Budowski (1956), Bava
(1954), Atinôt (1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ
số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra cần
thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn đưới tán rừng. (theo Nguyễn
Duy Chuyên, 1995). [10]
H. Lamprecht (1989) căn cứ và o nhu cầ u á nh sá ng củ a cá c loà i cây
rừ ng trong suố t quá trì nh số ng để phân chia cây rừ ng nhiệ t đớ i thà nh nhó m
cây ưa sá ng, nhóm cây bán chịu bóng, nhóm cây chịu bóng. Kế t cấ u củ a quầ n
tụ lâm phần có ảnh hưởng đến tái sinh rừng . I.D.Yurkevich (1960) đã chứ ng
minh độ tà n che tố i ưu cho sự phá t triể n bì nh thườ ng của đa số các loài cây gỗ
là 0,6 – 0,7.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
Sự phân bố cây theo đường kính là cấu trúc cơ bản của lâm phần và
cũng được nhiều nhà lâm học quan tâm nghiên cứu. Đầu tiên phải kể đến
công trình nghiên cứu của Meyer (1952). Ông mô tả phân bố số cây theo
đường kính bằng phương trình toán học mà dạng của nó là một đường cong
giảm liên tục. Phương trình này được gọi là phương trình Meyer hay còn
được gọi là hàm Meyer. Tiếp đó nhiều tác giả đã dù ng phương pháp giải tích
để tìm phương trình đường cong phân bố N/D của lâm phần thuần loà i đều
tuổi. M.Prodan và A.Ipalatscase (1964), Bill và K.Aremken (1964) đã tiếp cận
phân bố này bằng phương trình Logarit. Đặc biệt một số tác giả hay dùng các
hàm khác nhau. Loetsch (1973) dung hàm Beta để nắn các phân bố thực
nghiệm.J.LF Batista và H.T.Z Docouto (1992) trong khi nghiên cứu 19 ô tiêu
chuẩn với 60 loài của rừng nhiệt đới ở Maranhoo- Brazil đã dùng hàm
Weibull mô phỏng sự phân bố N/D (dẫn theo Nguyễn Thanh Bình, năm 2003)
[4].
Để xác định mật độ cây tái sinh người ta đã sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau như: Ô dạng bản theo hệ thống do Lowdermilk (1927) đề
xuất với diện tích (1 đến 4m
2
), ô có kích thước lớn (10 đến 100m
2
), điều tra
theo dải hẹp ô có kích thước từ (10 đến 100m
2
). Phổ biến nhất là ô bố trí theo
hệ thống trong các diện tích nghiên cứu từ 0,25 đến 1,0 ha (Povar nix bun,
1934; Yuskevich,1938) để giảm sai số trong khi thống kê, Barnard (1950) đã
đề nghị một phương pháp “ điều tra chuẩn đoán” mà theo ông kích thước ô đó
đếm được có thể thay đổi tùy theo thời gian phát triển của cây tái sinh ở các

trạng thái rừng khác. V.G Nextorov (1954, 1960) đề nghị dùng 15 đến 26 ô
kích thước từ 1 đến 2m
2
thống kê cây con tuổi nhỏ hơn 5 năm, 10 đến 15 ô
kích thước từ 4 đến 5m
2
thống kê cây con từ 5 đến 10 năm. A.VPobedinxki
(1961) đề nghị dùng 25 ô dạng bản 1x1m cho một khu tiêu chuẩn (0,5 đến 1,0
ha), XW.Belov (1983) nhấn mạnh phải áp dụng thống kê toán học để điều tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
và đánh giá tái sinh. Việc phân tích chi tiết lí luận các phương pháp thống kê
toán học trong điều tra và đánh giá tái sinh rừng đã được trình bày trong các
công trình của PG.Smith (1976), VI.Vasilevich (dẫn theo Phạm Ngọc Thường,
2003) [65].
Tóm lại thông qua những kết quả công trình nghiên cứu tái sinh tự
nhiên của các thảm thực vật rừng trên thế giới cho chúng ta thấy được các
phương pháp nghiên cứu của một số tác giả cũng như những quy luật sinh
thái ở một số nơi. Thông qua đó các tác giả cũng đưa ra một số biện pháp lâm
sinh phù hợp thúc đẩy quá trình tái sinh theo hướng có lợi. Như vậy ta đều
nhận thấy các công trình nghiên cứu tái sinh trên thế giới chủ yếu tập chung
vào trạng thái rừng tự nhiên mà rất ít đề cập tới trạng thái rừng thứ sinh nhân
tác, phục hồi nhân tạo.
1.3.1.2. Những nghiên cứu về phục hồi bằng trồng rừng (phục hồi nhân
tạo)
Trên thế giới trồng rừng đã xuất hiện khá sớm và phát triển mạnh vào
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Một số nước ở Tây Âu như: Pháp, Italia đã tiến hành trồng các rừng

Bạch Dương cho sản lượng cao trên một phạm vi lớn với mục đích cung cấp
nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy. Nhiều nước trên thế giới đã
phát động trồng rừng với nhiều mục đích khác nhau như cung cấp nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp, thủ công m nghệ, trồng rừng nhằm mục đích
bảo vệ môi trường như rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng chống cát bay,
rừng phòng hộ chắn sóng ven biển… Các nước nhiệt đới và á nhiệt đới rừng
trồng đã được hình thành ngay cả trên đất trước là đồi trọc do nhu cầu của
ngành công nghiệp giấy sợi và tính cấp bách phải bảo vệ môi trường.
Với vai trò to lớn mà rừng đã đem lại cho nhân loại và hiện nay khi
nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, môi trường bị suy thoái thì vai trò

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
của rừng ngày càng không thể phủ nhận, các nước trên thế giới càng phải chú
trọng tăng diện tích rừng đặc biệ t là rừ ng tự nhiên . Điề u đá ng nó i là tạ i dướ i
tán rừng trồng có thể xuất hiệ n cá c lớ p cây gỗ tá i sinh tự nhiên có triể n vọ ng
phát triển thành rừng. Điề u nà y đò i hỏ i phả i có nhữ ng nghiên cứ u kị p thờ i và
đưa ra nhữ ng giả i phá p hợ p lý nhằ m chuyể n dầ n diệ n tí ch rừ ng trồ ng thành
rừ ng gầ n giố ng vớ i tự nhiên để tăng tí nh đa dạ ng sinh họ c , tăng khả năng
phòng hộ của rừng . Chính vì vậy việc trồng rừng và tái sinh rừng ngày càng
được nhiều nước quan tâm và phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc
sống. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn
đề rừng trồng.
Wads worth (1960) khi nói về vai trò của rừng trong kinh doanh, ông
đã khẳng định trồng rừng thâm canh sẽ là nguồn cung cấp gỗ duy nhất có kinh
tế ở các miền nhiệt đới (Baur, 1976) [1].
RCatinot (1965) [6] cho rằng ở vùng nhiệt đới ẩm Châu phi sau khi
khai thác có thể thay thế một quần thể rừng tự nhiên bằng rừng trồng mà vẫn
mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả kinh tế cao tác giả

cũng lưu ý rằng cần phải nắm chắc kĩ thuật lâm sinh thì quá trình thực hiện
mới có hiệu quả.
G Raur (1976) [1] đã khẳng định việc trồng rừng là cần thiết để mang
lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng nhưng nếu trồng rừng như của
Wadsnorth (1960) thì chỉ là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài thì phải dựa
vào những kiến thức đúng đắn về sinh thái học của quần lạc đó.
A.Miyawaki (1991) [72] đã đưa ra khẩu hiệu cây bản địa trên đất bản
địa, xuất phát từ quan điểm rừng là một hệ sinh thái ông đã thực hiện nhiều dự
án phục hồi hệ sinh thái rừng nhiệt đới bằng biện pháp trồng rừng. Phương
pháp tác giả đề xuất được áp dụng ở một số nước Đông Nam Á như Thái Lan,
Malayxia, Indonexia(61, 63, 68). Các nghiên cứu này được thể hiện chủ yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
bằng việc trồng rừng. Trong đó giống cây trồng là tập đoàn những cây bản địa
được xác định bằng phương pháp sinh thái thảm thực vật của Clement (1916)
và trồng rừng được thực hiện bằng phương pháp do ông đề xướng được gọi là
phương pháp Miyawaki. Theo phương pháp này thì việc phục hồi lại rừng
mưa nhiệt đới ở Malayxia chỉ khoảng 40 đến 50 năm trong khi đó để đạt trạng
thái này theo con đường diễn thế tự nhiên thì cần phải 200 đến 250 năm
(Miyawaki,1991) [72].
Tansley (1994) cho rằng trồng rừng là quá trình rút ngắn quá trình diễn
thế thảm thực vật nhưng Beard (1947) lại phản đối việc trồng rừng và cho đó
là “bệnh sởi trồ ng rừng đã mắc phải do thiếu sinh tố sinh thái học” (dẫn theo
G Baur,1976)[1].
Trong hội nghị lâm sinh thế giới lần thứ 7 (10/1972) tại Buenos – Aises
đã khẳng định cần đẩy mạnh việc trồng rừng. Nhưng hội nghị cũng lưu ý
trồng rừng chỉ cho hiệu quả khi phối hợp chặt chẽ các biện pháp kĩ thuật tạo
điều kiện cho cây rừng sinh trưởng (Vorobiev,1981)[70].

1.3.2. Ở Việt Nam
1.3.2.1. Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên
Ở nước ta vấn đề nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đã được
nghiên cứu từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX và nhữ ng năm gầ n đây việ c
đi và o nghiên cứ u rừ ng tự nhiên ở Việ t Nam ngày một nhiều , bở i đằ ng sau
nhữ ng hệ sinh thá i rừ ng cò n rấ t nhiề u điề u bí ẩ n. Điề u đó đã thu hú t rấ t nhiề u
tác giả quan tâm tới . Từ những năm 1962 – 1967, việc điều tra và quy hoạch
rừng đã được thực hiện chuyên đề “Tái sinh rừng tự nhiên” tại một số khu
rừng trọng điểm thuộc các tỉnh Yên Bái (Văn Đàn), Quảng Ninh (Tiên Yên,
Ba Chẽ, Yên Hưng), Nghệ An (Quỳ Châu, Nghĩa Đàn), Hà Tĩnh (Hương Sơn,
Hương Khê), Quảng Bình (Long Đại).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Nghiên cứ u quy luậ t phá t sinh, tái sinh tự nhiên và diễn thế thứ sinh của
các xã hợp thực vật rừng nhiệt đới Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) [66]
đã nhậ n đị nh:
Sự phát sinh cá c loạ i hì nh quầ n thể có thà nh phầ n loà i cây khá c nhau đượ c
nghiên cứ u đ ầy đủ trước kia cho nên lúc đó chúng tôi cho rằng trong thiên
nhiên nhiệ t đớ i khôn g có quầ n hợ p và chỉ có nhữ ng loà i ưu thế do đó chú ng
tôi có đề nghị lấ y nhữ ng kiể u thả m thự c vậ t là m đơn vị cơ bả n củ a thả m thự c
vậ t. Như trên đã trì nh bà y trong thiên nhiên nhiệ t đớ i có thể có nhữ ng dạ ng
quầ n hợ p thực vậ t ở nhữ ng môi trườ ng khắ c nghiệ t, còn đại bộ phận là những
ưu hợ p thự c vậ t có mộ t ưu thế tương đố i của cá thể các loài cây trong tầng ưu
thế sinh thá i (hay lậ p quầ n) của quần thể và có lẽ phổ biến hơn là những phứ c
hợ p mà độ ưu thế chưa phân hó a rõ rệ t.
Nhữ ng vấ n đề cầ n đặ t ra để nghiên cứ u là tá c nhân nà o đã tá c độ ng
trong quá trì nh phá t sinh nhữ ng xã hợ p thự c vậ t nguyên sinh , và quá trình tái
sinh tự nhiên sẽ diễ n ra như thế nà o và chỉ tiêu về chế độ khắ c nghiệ t củ a môi

trườ ng có cò n là nguyên nhân duy nhấ t khố ng chế sự hì nh thà nh nhữ ng quầ n
hợ p, ưu hợ p, phứ c hợ p tự nhiên nữ a hay không?
Vấ n đề nà y đã đượ c Lê Viế t Lộ c cù ng cá c cộ ng tá c viên nghiên cứ u sơ
bộ trong khi điề u tra cá c loạ i hì nh ưu thế trong khu rừ ng nguyên sinh Cú c
Phương. Lê Viế t Lộ c đã dù ng mộ t số chỉ tiêu khá c , ngoài số lượng cá thể cây
để tính sinh khối trên diện tích điều tra như c hiề u cao, tiế t diệ n ngang v .v để
tính độ ưu thế của các loài và đã thấy các nhân tố phát sinh của loại hình ưu
thế là khu hệ thự c vậ t , tiể u đị a hì nh, đặ c điể m lý tí nh của đất và nhữn g hoạ t
độ ng củ a con ngườ i (Lê Viế t Lộ c; 1964; bướ c đầ u điề u tra thả m thự c vậ t
trong khu rừ ng nguyên sinh Cú c Phương).
Trong nhữ ng khu vự c tự nhiên nhiệ t đớ i gió mù a như ở Việ t Nam , mộ t
quầ n thể sinh ra , lớ n lên, thành thục, già cỗi và sẽ tàn lụi hoặc từ ng cá thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
hoặ c từ ng bộ phậ n , hoặ c toà n bộ quầ n thể , nhưng cũ ng có nhiề u trườ ng hợ p
quầ n thể chưa thà nh thụ c, già cỗi mà một số cá th ể, mộ t bộ phậ n hay cả quầ n
thể có thể bị gió bã o, lũ lụt hay các thiên tai khác hủy diệ t.
Nế u môi trườ ng khí hậ u đấ t đai chưa biế n đổ i, thì quần thể có xu hướng
lại phục hồ i tì nh trạ ng nguyên sinh: Đó là quá trì nh tá i sinh tự nhiên củ a quầ n
thể . Trong thiên nhiên nhiệ t đớ i, rõ ràng là rất hiếm những loài cây có tuổi thọ
dài hàng ngàn năm , vạn năm như loài cây Cù tùng (Metasequoia gigantea) ở
M hay Bạch đàn vua (Eucalyptus regnans) ở c, mà có nhiều loài cây có
tuổ i thọ ngắ n hay trung bì nh m ột vài trăm năm , cho đế n 1000 năm thậ m chí
có loài chỉ sống hai , ba chụ c năm , cho nên ở mộ t số đị a phương nhấ t đị nh ,
chắ c chắ n có nhiế u thế hệ củ a cá c loà i cây đã sinh ra lớ n lên , chế t đi và cá thể
của các loài cây ấy đã tái sinh nhiều lần ở đấy.
Thái Văn Trừ ng cũ ng khẳ ng đị nh : Mộ t thự c tế mà bấ t kỳ tá c giả nà o
khi đã nghiên cứ u thả m thự c vậ t rừ ng nhiệ t đớ i , cũng đều nhất trí là tình hình

tái sinh rất thưa và yếu dưới tán rừng, của những loài cây đang chiếm ưu thế ở
tầ ng trên. Theo nhữ ng số liệ u điề u tra và thố ng kê củ a Aubreville A ở Coote
d

Ivoire (Bờ biể n ngà ở châu phi ) hay củ a David T .A.W và Richards P .W ở
Moraballi (Guyana) về tì nh hì nh đạ i biể u cá c cấ p thể tí ch củ a cá c loà i tro ng
các ô tiêu chuẩn thì các loài cây ưu thế của các tầng trên có rất ít đại biểu
trong cá c tầ ng dướ i tá n rừ ng , thậ m chí nhiề u khi không có đạ i biể u , như vậ y
khi cá c loà i cây ưu thế nà y chế t đi , thì thành phần của xã hợp có biến đổi
không? Mộ t số hợ p khá c giữ a cá thể cá c loà i cây ưu thế có thể thay thế cho xã
hợ p hiệ n nay không? Loài cây tái sinh được nhiều nhất , có phải là loài chiếm
ưu thế hiệ n nay không? Thế thì điều tra tình hình tái sinh cây con củ a cá c loà i
mà không nắm được quy luật tái sinh của quần thể , không biế t tậ p tí nh củ a
từ ng loà i cây đố i vớ i á nh sá ng, độ ẩ m, nhiệ t độ dướ i rừ ng thì là m sao mà phá n
đoá n nổ i hướ ng diễ n thế củ a quầ n thể , thành phần của các xã hợp , ưu hợ p sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
phát sinh? Có loài cây hiện nay, cây mạ mọ c rấ t nhiề u nhưng vì sao lạ i không
thấ y cây con, cây nhỡ ở tầ ng trên, có loài thì không thấy cây mạ, cây con, cây
nhỡ tá i sinh dướ i rừ ng , nhưng nế u đó là mộ t loà i ưa sá ng và chặ t rừ ng đú ng
vào năm sai hạt , đú ng và o mù a quả chí n , hạt già thì có thể bảo đảm được tái
sinh tự nhiên củ a cá c loà i cây ấ y hay không?
Nguyễn Trọng Đạo (1969)[18] đã đưa ra các biện pháp k thuật xúc
tiến tái sinh tự nhiên dựa vào tiêu chuẩn phân loại rừng, theo ông rừng loại
một thì không tu bổ và xúc tiến tái sinh.
Đồng S Hiền (1974) đã dùng hàm Meyer và hệ đường cong Poisson
để nắm phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở
cho việc lập biểu đồ thể tích và biểu độ thân cây rừng Việt Nam. Khi nghiên

cứu rừng tự nhiên, ông cho rằng phân bố số cây theo chiều cao N/H ở các lâm
phần tự nhiên hay trong từng loài cây thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu
rừng phức tạp của rừng chặt chọn. Các tác giả đã sử dụng nhiều phương trình
toán học khác nhau để biểu diễn tương quan này.
Thái Văn Trừng (1978) [66] trong “thảm thực vật rừng Việt Nam” đã
nhấn mạnh một số nhân tố sinh thái trong nhóm nhân tố khí hậu đã ảnh hưởng
điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên của các quần xã thực vật là ánh sáng.
Nguyễn Hải Tuất (1982) [67] sử dụng phân bố khoảng cách mô tả phân bố
thực nghiệm dạng một đỉnh ở ngay sát cỡ đường kính bắt đầu đo. Lê Minh
Trung (1991) đã thử nghiệm một số phân bố xác suất mô tả phân bố N/D
1.3

nhận xét là, phân bố Weibull là thích hợp nhất cho rừng tự nhiên ở Đắc Lắc.
Gần đây nhất, Trần Xuân Thiệp (1996) [60], Lê Sáu (1985) [54] cũng khẳng
đinh sự hơn hẳn của phân bố Weibull trong việc mô tả phân bố N/D cho tất cả
các trạng thái rừng tự nhiên, cho dù phân bố thực nghiệm có dạng giảm liên
tục hay một đỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
Khi bàn về vấn đề đảm bảo tái sinh trong khai thác, Phùng Ngọc Lan
(1984) [27] đã nêu ra kết quả tra dặm hạt Lim xanh dưới tán rừng ở lâm
trường Hữu Lũng (Lạng sơn). Ngay từ giai đoạn nẩy mầm, bọ xít là nhân tố
sinh vật đầu tiên gây ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ nẩy mầm. Tiếp theo các đề
tài trên, tác giả đã nghiên cứu và nêu lên sự cần thiết của việc bảo vệ và phát
triển Lim xanh, đồng thời đề ra một số biện pháp k thuật về xử lí hạt giống,
gieo trồng loài cây này. Theo tác giả không nên trồng thuần loài Lim xanh.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp lâm sinh tới quá trình tái sinh
tự nhiên của quần xã thực vật còn được một số tác giả nghiên cứu, Hoàng

Kim Ngũ (1984), Phùng Ngọc Lan (1984), Nguyễn Ngọc Lung (1985),
Nguyễn Duy Chuyên (1995).v.v
Vũ Đình Phương (1987) [46] đã khẳng định giữa đường kính tán và
đường kính ngang ngực của cây rừng tự nhiên Việt Nam tồn tại mối quan hệ
mật thiết theo dạng đường thẳng. Tác giả đã thiết lập phương trình cho một số
loài cây lá rộng như: Vạng, Lim xanh, Chò Chỉ trong lâm phần hỗn giao khác
tuổi để phục vụ công tác điều chế rừng.
Phạm Đình Tam (1987) [55], nghiên cứu tình hình tái sinh dưới các lỗ
trống ở rừng thứ sinh vùng Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã có nhận xét: Số lượng
cây tái sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau, lỗ trống càng
lớn cây tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán.
Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1993) [35] cho rằng nghiên cứu quá trình tái
sinh tự nhiên cho phép nắm vững các điều kiện cần và đủ để sự can thiệp của
con người đi đúng hướng. Quá trình đó tùy thuộc vào mức độ tác động của
con người mà ta thường gọi là xúc tiến tái sinh tự nhiên với mức cao nhất là
tái sinh nhân tạo.
Lê Mộng Chân (1994) [7] khi điều tra tổ thành loài cây ở vùng núi cao
vườn quốc gia Ba Vì, ông cho rằng tình hình tái sinh tốt là 4100-7440 cây/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
Cây có triển vọng chiếm trên 60%, thành phần cây tái sinh phấn lớn là những
cây chịu bóng.
Khi nghiên cứu vai trò của cây tái sinh rừng ở các vùng Tây Bắc, vùng
Đông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng trung tâm, Trần Xuân Thiệp (1996) [60]
đã nhận định rằng vùng Đông bắc có năng lực tái sinh khá tốt với số lượng
8000 – 12000 cây/1ha, tỉ lệ cây có triển vọng cao đáp ứng được cho việc phục
hồi rừng.
Thống kê các công trình nghiên cứu về rừng tự nhiên ở Việt Nam cho

thấy, phân bố N/D
1.3
của tầng cây cao (D lớn hơn hoặc bằng 6cm) có hai dạng
chính như sau: Dạng giảm liên tục và có nhiều đỉnh phụ hình răng cưa, dạng
một đỉnh hình chữ J. Với mỗi dạng cụ thể, các tác giả chọn lọc những mô
hình toán học thích hợp để mô phỏng.
Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý và cộng sự (1995) [64] khi nghiên cứu
năng lực tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng trong các trạng thái thực bì ở
Việt Nam đã nhận xét: Về số lượng và chất lượng của lớp tái sinh tự nhiên,
tốc độ sinh trưởng và những thay đổi của lớp tái sinh tự nhiên trong giai đoạn
đầu của quá trình phục hồi thảm thực vật rừng thì các dạng thực bì ở trạng
thái I
B
, I
C
, II
A
, II
B
đều có thể xếp vào đối tượng có khả năng khoanh nuôi phục
hồi rừng.
Nhiều tác giả cũng có những nghiên cứu về đặc điểm lớp tái sinh tự
nhiên trong các trạng thái thực bì khác nhau ở một số vùng sinh thái đồi núi
nước ta như: Lê Thị Kim Thuần (1985) [61]; Lê Sáu (1985) [54]; Phạm Đình
Tam (1987) [55]; Trần Đình Đại, Đỗ Hữu Thư và cộng sự (1990) [17]; Vũ
Tiến Hinh (1991) [20]; Đỗ Hữu Thư và cộng sự (1994) [62]; Hà Văn Tuế và
cộng sự (1995) [69]
Trần Xuân Thiệp (1996) [60], căn cứ vào số lượng cây tái sinh đã xây
dựng bảng đánh giá tái sinh cho các trạng thái rừng (theo hệ thống phân loại


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
của Loschau) theo ba cấp: tốt, trung bình, xấu. Về phân bố theo cấp chiều cao
đều có sự tương đồng ở các trạng thái rừng, phân bố giảm theo hàm Meyer từ
cấp 1 đến 5 (< 3m), cấp 6 có chiều cao cộng dồn của cây có đường kính
<10cm nên không thể hiện rõ quy luật này.
Qua tham khảo các tài liệu có liên quan cho thấy, việc nghiên cứu phân
bố N/D trong thời gian gần đây không chỉ dùng ở mục đích phục vụ công tác
điều tra như xác định tổng diện tích ngang, trữ lượng, mà chủ yếu là xây dựng
cơ sở khoa học cho giải pháp lâm sinh trong nuôi dượng rừng. Bảo Huy
(1993), Đào Công Khanh (1996) [25], Lê Sáu (1995) [54], đã nghiên cứu
phân bố N/H để tìm tầng tích tụ tán cây.
Các tác giả đều đi đến nhận xét chung là, phân bố N/D có dạng một
đỉnh chính và nhiều đỉnh phụ hình răng cưa và mô tả thích hợp bằng hàm
Weibull.
Lê Ngọc Công (2004) [14] trong nghiên cứu phục hồi rừng bằng
khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên cho thấy rằng trong
diễn thế phục hồi rừng giai đoạn 1- 6 năm mật độ cây gỗ thay đổi rõ rệt ở tuổi
1 từ 9-10 loài, ở tuổi 3 từ 19 đến 21 loài, ở tuổi 15 từ 15 đến 16 loài và tiến tớ i
ổn định.
1.3.2.2. Những nghiên cứu về phục hồi bằng rừng trồng ( phục hồi nhân
tạo)
Theo Phùng Ngọc Lan (1991) [29] khi nghiên cứu về đặc điểm của
rừng trồng thuần loài đã nêu rõ nhược điểm của rừng trồng thuần loài (Mỡ,
Bồ Đề Thông, Bạch Đàn ) thường xuất hiện dịch bệnh, tác dụng cải tạo đất
của rừng Thông, rừng Bạch Đàn diễn ra rất chậm. Vì vậy theo tác giả cần phải
phát triển các mô hình trồng rừng hỗn loài và mô hình nông lâm kết hợp.
Lâm Phúc Cố (1994) [15] khi nghiên cứu phục hồi lại rừng đầu nguồn
sông Đà tại Mù Căng Chải cũng đưa ra ý kiến: Ở những nơi đất khó có khả

×