Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ TÀI CHÍNH TẠI VĂN PHÒNG TỔNG CỤC QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI, BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.13 KB, 54 trang )

Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUYỀN TỰ
CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ TÀI CHÍNH TẠI VĂN
PHÒNG TỔNG CỤC QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI, BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG

MỤC LỤC
Chương 1 Lý luận chung về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính
đối với các cơ quan nhà nước

3

1.1.1.
1.1.2.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.

Khái quát về cơ quan nhà nước
Khái niệm và đặc điểm cơ quan nhà nước
Hệ thống các cơ quan nhà nước Việt Nam
Nội dung cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ quan nhà nước
Khái niệm – Mục tiêu – Nguyên tắc
Nội dung cơ bản của cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính

3
3
3


5
5
7

1.3.

đối với các cơ quan nhà nước
Yêu cầu khách quan cần nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách

1.1.

nhiệm về tài chính trong các cơ quan nhà nước
Chương 2 Thực trạng triển khai cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài

13

chính tại Văn phòng Tổng cục quản lí đất đai
Khái quát chung về Tổng cục quản lí đất đai
Lịch sử hình thành và phát triển
Cơ cấu tổ chức
Vụ tài chính -kế hoạch, Tổng cục quản lí đất đai
Văn phòng Tổng cục quản lí đất đai, Bộ tài nguyên và môi trường
Thực trạng triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài

14
14
14
16
17
19


2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.
2.2.

chính tại văn phòng Tổng cụcquản lí đất đai, Bộ tài nguyên và
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.

môi trường
Nguồn tài chính tại Văn phòng Tổng cục quản lí đất đai
Về hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí
Về quy chế chi tiêu nội bộ

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

23
23
26
31
1


Khoa Tài chính công
2.2.4.
2.3.


Luận văn tốt nghiệp

Phân phối kết quả hoạt động tài chính
Đánh giá kết quả thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài

44

chính tại Văn phòng tổng cục
2.3.1.
Những kết quả đạt được
2.3.2.
Những hạn chế
2.3.3.
Nguyên nhân của những hạn chế
Chương 3 Một số định hướng phát triển và giải pháp nâng cao quyền tự

44
44
45
46

chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại Văn phòng Tổng cục
3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.2.

quản lí đất đai, Bộ tài nguyên và môi trường

Một số định hướng phát triển của Văn phòng tổn cục
Định hướng sự nghiệp giáo dục đào tạo
Định hướng sự nghiệp khoa học
Định hướng quản lý tài chính
Một số giải pháp nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

49
49
49
49
50

3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.3.

tài chính tại Văn phòng tổng cục
Nâng cao hiểu quả từ các khoản chi
Tiếp tục hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ
Nâng cao vai trò và năng lực của đội ngũ cán bộ tài chính kế toán
Một số kiến nghị với chính sách của Nhà nước

50
50
51
52
53

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02


2


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM
VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1.1. Khái quát về cơ quan nhà nước
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cơ quan nhà nước
 Khái niệm: Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt
động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định,có cơ cấu tổ chức nhất định
và được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được qui định trong các
văn bản pháp luật để thực hiện một phần những nhiệm vụ và quyền hạn của
nhà nước.
 Các đặc trưng cơ bản của cơ quan nhà nước
- Được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định
- Được giao một phần nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan nhà nước
- Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan này được qui định trong các
văn bản pháp luật
1.1.2. Hệ thống các cơ quan nhà nước Việt Nam
- Cơ quan lập pháp
+ Quốc hội
Trong tổ chức bộ máy Nhà nước, Quốc hội là “cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quốc hội thể hiện tính đại diện nhân dân và tính
quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của mình. Thông qua hoạt

động của mình, Quốc hội biến ý chí của nhân dân thành ý chí Nhà nước, thể
hiện trong Hiến pháp, luật, các nghị quyết, mang tính bắt buộc thực hiện
chung đối với mọi thành viên trong xã hội.
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm: Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Hội đồng dân tộc, các Ủy ban Quốc, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc
hội.

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

3


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

+ Hội đồng nhân dân các cấp
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương,
đại diên cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân
địa phương bầu ra, chịu sự giám sát, hướng dẫn của cơ quan quyền lực cao
nhất thông qua Ủy ban thường vụ Quốc hội, chịu sự kiểm tra hướng dẫn của
Chính phủ, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và các cơ Nhà nước
cấp trên.
- Cơ quan hành pháp
+ Chính phủ
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính
Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ
chịu chịu sự giám sát của Quốc hội, chấp hành Hiến pháp, luật, nghị quyết
của Quốc hội; lệnh,quyết định của Chủ tịch nước. Trong hoạt động, Chính
phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban

Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Bộ) là bộ phận cấu thành của
Chính phủ. Theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ, Bộ là cơ quan của
Chính phủ, thực hiện các chức năng quản lí Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh
vực công tác trong phạm vi cả nước.
+ Về ủy ban nhân dân
Theo quy định của Hiến pháp 1992 Ủy ban nhân dân Hội đồng
nhân dân bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và cơ quan hành
chính Nhà nước ở địa phương.
Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp , luật, các
văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Ủy
ban nhân dân có nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau
của đời sống địa phương ; thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật,
kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

4


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp tại các cơ quan Nhà
nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang; bảo đảm an ninh chính
trị, trật tự , an toàn xã hội ; thực hiện xây dựng lực lượng vũ trang và xây
dựng quốc phòng toàn dân ; quản lí hộ khẩu, hộ tịch, quản lí công tác tổ chức,
biên chế, lao động tiền lương; tổ chức thu chi ngân sách của địa phương theo

quy định của pháp luật.
- Cơ quan tư pháp
+ Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật thông qua
hoạt động xét xử. đây là chức năng riêng có của các tòa án. Hiến pháp 1992
quy định: Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa
án quân sự và các Tòa án khác là những cơ quan xét xử của Nhà nước ta.
+ Viện kiểm sát nhân dân
Kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật, thực hành quyền công tố theo
quy định của Hiến pháp và pháp luật là chức năng riêng có của Viện kiểm sát
trong thực hiện quyền tư pháp, nhằm bảo đảm cho pháp luật được thi hành
nghiêm chỉnh, thống nhất trong phạm vi cả nước.
Viện kiểm sát nhân dân là hệ thống cơ quan bao gồm: Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, các Viện kiểm sát
nhân dân cấp huyện và các Viện kiểm sát quân sự.
1.2. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ quan nhà nước
1.2.1. Khái niệm – Mục tiêu – Nguyên tắc
 Khái niệm: Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chính xác nào về
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước.
Theo từ điển tiếng Việt, “tự chủ” là hình thức tự điều hành, quản lý
mọi công việc của mình, không bị phụ thuộc hay chi phối bởi một chủ thể
khác. Nó thể hiện tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vai trò của chủ thể
trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao phó nhằm đạt được
các mục tiêu đặt ra. “Tự chịu trách nhiệm” là khả năng chủ thể có thể đứng ra

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

5



Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

giải trình, chứng minh cho những hành động và quyết định của mình đã được
thực hiện một cách hợp lý, đúng luật pháp; và đồng thời là việc chủ thể sẵn
sàng gánh chịu những hậu quả pháp lý có thể xảy ra.
Theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ nước CHXHCN
Việt Nam ngày 17/10/2005, có quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại
các cơ quan nhà nước là quyền được chủ động trong các quyết định về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính một cách tiết kiệm và có
hiệu quả để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
 Mục tiêu: Điều 2 Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định mục tiêu
thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước là:
- Tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế
và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức
năng, nhiệm vụ được giao.
- Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính.
- Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành
chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
- Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ
trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao
theo quy định của pháp luật.
 Nguyên tắc: Trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cần tuân thủ những nguyên tắc (Điều 3 Nghị định 130/2005/NĐ-CP):
- Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao, trừ
trường hợp
+ Do điều chỉnh biên chế hành chính theo quyết định của cấp có

thẩm quyền;
+ Do điều chỉnh nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

6


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

+ Do nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, thay đổi các định
mức phân bổ dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh tỷ lệ phân bổ ngân sách
nhà nước cho lĩnh vực quản lý hành chính.
- Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của
cán bộ, công chức.
1.2.2. Nội dung cơ bản của cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài
chính đối với các cơ quan nhà nước
Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định các đơn vị sự nghiệp công lập
được quyền chủ động quyết định về quản lý tài chính trong các nội dung:
 Tự chủ về nguồn tài chính:
Các cơ quan nhà nước được tự chủ tài chính, được chủ động bố trí kinh
phí để thực hiện nhiệm vụ được giao. Các nguồn tài chính cơ quan nhà nước
thực hiện tự chủ tài chính được phép chủ động quản lý sử dụng bao gồm:
- Nguồn kinh phí do NSNN cấp
Mức kinh phí ngân sách nhà nước cấp thực hiện chế độ tự chủ xác
định trên cơ sở chỉu tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao, kể cả biên
chế dự bị (nếu có), định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước tính
trên biên chế, các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo chế độ quy

định và tình hình thực hiện dự toán năm trước.
- Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định
Trường hợp cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được cấp có thẩm quyền
giao thu phí, lệ phí thì việc xác định mức phí, lệ phí được trích để lại bảo đảm
hoạt động phục vụ thu căn cứ vào các văn bản do cơ quan có thẩm quyền quy
định (trừ số phí, lệ phí được để lại mua sắm tài sản cố định và các quy định
khác, nếu có).
- Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Khi có các phát sinh các trường hợp làm thay đổi mức kinh phí ngân
sách nhà nước giao để thực hiện chế độ tự chủ, cơ quan thực hiện chế đọ tự
chủ có văn bản đề nghị bổ sung, điều chỉnh dự toán kinh phí, giải trình chi tiết
các yếu tố làm tăng, giảm dự toán kinh phí gửi cơ quan quản lí cấp trên trực

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

7


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự
toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi
đơn vị dự toán cấp I. Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương (đơn vị
dự toán cấp I) xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc lập, tổng hợp và lập
dự toán chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính cùng cấp
để trình cấp có thẩm quyền quyết định.

 Tự chủ về nội dung chi:

Kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ gồm:
- Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: Tiền lương, tiền công, phụ
cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và
các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định.
- Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi phí thuê mướn, chi vật tư văn
phòng, thông tin, tuyên truyền liên lạc.
- Chi hội nghị, công tác phí trong nước, chi các đoàn đi công tác nước
ngoai và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam.
- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn.
- Các khoản chi đặc thù của ngành, chi may sắm trang phục ( theo quy
định của cơ quan có thẩm quyền).
- Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện ( không phải là tài
sản cố định ), vật tư, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.
- Các khoản chi có tính chất thường xuyên khác.
- Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định.
 Tự chủ trong việc quyết định các khoản chi và mức chi:
Trong phạm vi kinh phí được giao, thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ
tự chủ có quyền hạn và trách nhiệm:
- Chủ động bố trí, sử dụng kinh phí theo các nội dung, yêu cầu công
việc được giao cho phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo tiết kiệm và có
hiệu quả.

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

8


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp


- Được quyết định mức chi cho từng nội dung công việc phù hợp với
đặc thù của cơ quan nhưng không vượt quá chế độ, tiêu chuẩn định mức chi
hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (trong trường hợp
quy định khung mứcchi thì không được vượt quá mức chi cụ thể do Bộ
trưởng, thủ trưởng các cơ quan ở trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định).
Việc quyết định các mức chi được quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ
và thực hiện quản lý, giám sát chi tiêu theo Quy chế đã ban hành;
- Được quyết định sử dụng toàn bộ kinh phí tiết kiệm được theo quy
định.
- Được chuyển kinh phí giao tự chủ cuối năm chưa sử dụng sang năm
tiếp tục sử dụng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
- Sử dụng các khoản phí, lệ phí được để lại theo đúng nội dung chi,
không được vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định .
 Sử dụng kinh phí quản lí hành chính tiết kiệm được
Kết thúc năm ngân sách, sau khi đó hoàn thành cỏc nhiệm vụ được
giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh
phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh
lệch này được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được.
Kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau:
+ Bổ sung thu thập cho cán bộ, công chức theo hệ số tăng thêm quỹ
tiền lương nhưng tối đa không quá 1,0 (một) lần so với mức tiền lương cấp
bậc, chức vụ do nhà nước quy định;
+ Chi khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích;
+ Chi cho các hoạt động phúc lợi trong cơ quan;
+ Chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động kể cả những trường
hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức;
+ Chi thêm cho người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế;


Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

9


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

+ Trường hợp xét thấy khả năng kinh phí tiết kiệm không ổn định, cơ
quan thực hiện chế độ tự chủ có thể trích một phần số tiết kiệm được để lập
Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định việc sử dụng
kinh phí tiết kiệm theo các nội dung nêu trên sau khi thống nhất với tổ chức
công đoàn và được công khai trong toàn cơ quan.
- Cuối cùng kinh phí tiết kiệm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm
sau tiếp tục sử dụng.
 Chi trả thu thập tăng thêm cho cán bộ, công chức:
- Cách xác định:
Trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ
tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0
(một) lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định để trả
thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức. Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng
thêm được xác định theo công thức:
QTL = Lmin x K1 x (K2 + K3) x L x 12 tháng
Trong đó:
QTL: là Quỹ tiền lương, tiền công của cơ quan được phép trả tăng thêm
tối đa trong năm;
Lmin: là mức lương tối thiểu chung (đồng/tháng) hiện hành do nhà nước
quy định;

K1: là hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu của đơn vị được
xác định theo kết quả công việc (tối đa không quá 1,0 lần);
K2: là hệ số lương cấp bậc chức vụ bình quân của cơ quan;
K3: là hệ số phụ cấp lương bình quân của cơ quan.
Hệ số phụ cấp lương bình quân để xác định quỹ tiền lương, tiền công trả
thu nhập tăng thêm tối đa nêu trên bao gồm các khoản phụ cấp tính theo lương
tối thiểu và các khoản phụ cấp tính theo lương cấp bậc, chức vụ của các đối
tượng được hưởng được trả hàng tháng cùng với tiền lương tháng theo quy
định. Không bao gồm các loại phụ cấp không được xác định trả cùng với trả
tiền lương hàng tháng như: Phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp trực.

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

10


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

L: là số biên chế bao gồm cả số lao động hợp đồng trả lương theo thang
bảng lương do nhà nước quy định.
Quỹ tiền lương, tiền công năm của cơ quan để tính trả thu nhập tăng
thêm nêu trên không bao gồm khoản tiền công trả theo hợp đồng vụ việc.
- Trả thu nhập tăng thêm:
Việc trả thu nhập tăng thêm cho từng người lao động bảo đảm theo
nguyên tắc gắn với chất lượng và hiệu quả công việc; người nào, bộ phận nào
có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả
thu nhập tăng thêm cao hơn. Mức chi trả cụ thể do Thủ trưởng cơ quan quyết
định sau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan.

- Tạm chi trước thu nhập tăng thêm:
Để động viên cán bộ công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, thực
hành tiết kiệm chống lãng phí; căn cứ tình hình thực hiện của quý trước, nếu
xét thấy cơ quan có khả năng tiết kiệm được kinh phí; Thủ trưởng cơ quan căn
cứ vào số kinh phí có thể tiết kiệm được để quyết định tạm chi trước thu nhập
tăng thêm cho cán bộ, công chức trong cơ quan theo quý. Mức tạm chi hàng
quý tối đa không quá 60% quỹ tiền lương một quý của cơ quan.
Vào quý 4 hàng năm, sau khi xác định chính xác số kinh phí tiết kiệm
được sẽ xem xét điều chỉnh lại chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ công
chức, bảo đảm không được vượt quá số kinh phí thực tế tiết kiệm được trong
năm. Trường hợp cơ quan đã chi quá số tiết kiệm được, sẽ phải giảm trừ vào
số tiết kiệm được của năm sau.
 Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử
dụng tài sản công:
- Để chủ động sử dụng kinh phí tự chủ được giao, quản lý sử dụng tài
sản công đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, cơ quan thực hiện chế độ tự
chủ có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý sử
dụng tài sản công theo nội dung hướng dẫn tại Mẫu số 01 kèm theo Thông tư
liên tịch số 03/2006, làm căn cứ cho cán bộ, công chức trong cơ quan thực
hiện, Kho bạc nhà nước kiểm soát chi.
- Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công do Thủ
trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ ban hành sau khi có ý kiến tham gia
của tổ chức công đoàn cơ quan và phải được công khai trong toàn cơ quan,
phải gửi đến Kho bạc nhà nước nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch để kiểm
soát chi theo quy định, cơ quan quản lý cấp trên (đối với cơ quan thực hiện chế
Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

11



Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

độ tự chủ là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc) hoặc cơ quan tài chính cùng
cấp (đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ không có đơn vị dự toán cấp dưới
trực thuộc) để theo dõi, giám sát.
- Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài
sản công cần tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau:
+ Cử cán bộ đi công tác trong nước, chế độ thanh toán tiền công tác phí,
tiền thuê chỗ nghỉ, khoán thanh toán công tác phí cho những trường hợp
thường xuyên phải đi công tác;
+ Quản lý, phân bổ kinh phí, sử dụng văn phòng phẩm trong các Vụ,
Cục, Phòng, Ban thuộc cơ quan;
+ Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí thanh toán tiền cước sử dụng
điện thoại công vụ tại cơ quan cho từng đầu máy điện thoại hoặc từng đơn vị
trong cơ quan; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng, thanh toán cước phí điện thoại
công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với các cán bộ lãnh đạo trong
cơ quan.
+ Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí sử dụng ô tô, xăng dầu theo
từng Vụ, Cục, Phòng, Ban;
+ Quản lý và sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, sử dụng điện thắp sáng.
- Khi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản
công, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định
mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tình hình
thực hiện của các Vụ, Cục, Phòng, Ban trong thời gian qua, khả năng nguồn
kinh phí được giao để quy định. Mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức
trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức, tiêu
chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Trường hợp Quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan xây dựng vượt quá chế

độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì cơ quan quản
lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính có trách nhiệm yêu cầu cơ quan ban hành
Quy chế chi tiêu nội bộ điều chỉnh lại cho phù hợp.
- Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, cơ quan phải bảo đảm có chứng từ,
hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định (trừ khoản thanh toán khoán tiền công
tác phí theo hướng dẫn tại điểm 5.4 mục I Thông tư số 118/2004/TT-BTC
ngày 8/12/2004 của Bộ Tài chính; khoản thanh toán tiền cước sử dụng điện
thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động hàng tháng theo hướng dẫn
tại Thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/04/2003 của Bộ Tài chính).
Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

12


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

1.3. Yêu cầu khách quan cần hoàn thiện việc giao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về tài chính trong các cơ quan nhà nước
Nghị định số 130/2005/NĐ-CP qua một thời gian đưa vào áp dụng tại
các cơ quan nhà nước đã cho thấy được những kết quả đáng khích lệ, như:
khai thác có hiệu quả và sử dụng tiết kiệm nguồn ngân sách nhà nước cấp, các
nguồn thu hợp pháp; chi trả thu nhập tăng thêm trên cơ sở tính chất và hiệu
quả công việc được hoàn thành, từ đó khích lệ tinh thần làm việc và cải thiện
đời sống người lao động…
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP tại các
đơn vị ở một số nội dung còn chỉ ra nhiều hạn chế và tồn tại, như: xây dựng
định mức thu theo quy định còn mang tính tổng quát, chưa phù hợp với đặc
thù từng ngành và điều kiện thực tế tại từng cơ quan; chính sách ban hành

thiếu đồng bộ; cơ chế phân phối thu nhập còn mang tính bình quân, chưa
khuyến khích được người lao động nỗ lực tăng hiệu suất công việc và gắn bó
với nghề…
Những hạn chế và tồn tại đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có những
giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính trong các cơ quan nhà nước. Chỉ khi đó, việc quản lý tài
chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các cơ quan nha nước mới
được thực hiện một cách đầy đủ, đúng với yêu cầu và hướng chỉ đạo của Nghị
định 130/2005/NĐ-CP. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm tại các cơ quan nhà nước cũng chính nhằm mục tiêu đáp ứng những
yêu cầu quản lý của Nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ
quan nhà nước trong viêc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

13


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CƠ CHẾ
TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ TÀI CHÍNH
TẠI VĂN PHÒNG TỔNG CỤC QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI
2.1. Khái quát chung về Tổng cục quản lí đất đai
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Quản lý Nhà nước đối với đất đai - một nhiệm vụ không thể thiếu trong
việc quản lý, điều hành đất nước của bất kỳ một nhà nước nào tồn tại trong xã

hội.
Nhà nước "Dân chủ cộng hòa Việt Nam", ngay sau khi tuyên bố độc lập,
tại Sắc lệnh số 41/SL ngày 3/10/1945 của Chủ tịch lâm thời Chính phủ dân
chủ cộng hòa Việt Nam về bãi bỏ tất cả các công sở và các cơ quan trước
thuộc phủ Toàn quyền Đông Dương đó thiết lập ở Hà Nội, ở Sài Gòn, ở Đà
Lạt và các nơi khác thuộc địa hạt Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ nước Việt
Nam; chuyển giao toàn bộ tài sản, tài liệu, khí cụ... và những nhân viên tòng
sự tại các cơ quan nói trên sang các Bộ của Chính phủ lâm thời Việt Nam;
Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai đó được định rõ và do Bộ Tài chính
đảm nhiệm với cơ quan chuyên trách giúp việc là " Sở Trước bạ, văn tự, quản
thư điền thổ".
Trải theo thời gian, nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu khác nhau
của từng giai đoạn Cách mạng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai cũng
từng bước được bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa theo trọng tâm, trọng điểm
ứng với yêu cầu của mỗi thời kỳ, các tổ chức chuyên trách cũng được hình
thành tương ứng: Nha Trước bạ công sản và điền thổ thuộc Bộ Tài chính
(1946), Nha Địa chính thuộc Bộ Canh nông(1948), Nha Cộng sản - Trực thu Địa chính thuộc Bộ Tài chính (1950); Khi cuộc kháng chiến chống Pháp
chuyển sang giai đoạn chuẩn bị tổng phản công, để đảm bảo lương thực cho

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

14


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

chiến trường, toàn bộ cán bộ địa chính trong bộ máy Công sản - Trực thu Địa chínhđược huy động phục vụ việc thu thuế nông nghiệp (bằng thóc) theo
quy định tại Sắc lệnh số 40/SL ngày 15/7/1951. Ngành Địa chính bắt đầu

ngừng hoạt động công tác của mình từ ngày đó.
Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, cải cách ruộng đất thành
công. Chính phủ đó chủ trương tiến hành công tác địa chính nhằm nắm tương
đối chính xác diện tích ruộng đất và vẽ bản đồ ruộng đất để cung cấp tài liệu
cần thiết cho việc kế hoạch hóa và hợp tác hóa nông nghiệp, tính thuế nông
nghiệp, xây dựng đô thị... Do đó ngày 3/7/1958 Chính phủ đó có chỉ thị 334TTg cho tái lập lại ngành Địa chính từ Trung ương đến xã.
Năm 1960, hợp tác hóa nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc đó hoàn
thành 90% diện tích đất canh tác đó được tập thể hóa. Sở hữu tập thể đối với
ruộng đất được ra đời và phát triển nhanh chóng.. Để phù hợp với tình hình và
yêu cầu mới, ngày 9/12/1960 Hội đồng Chính phủ đó quyết định: chuyển
ngành Địa chính từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp phụ trách và đổi tên
thành ngành quản lý ruộng đất.
Trong thời kỳ từ 1960 đến 1979, ngành Quản lý ruộng đất từ Trung
ương đến địa phương vẫn trực thuộc hệ thống tổ chức của Bộ Nông nghiệp,
nhưng tổ chức cụ thể của ngành đó nhiều lần thay đổi: năm 1966 từ Vụ Quản
lý ruộng đất được tách ra: Cục Điều tra, đo đạc bản đồ đất và Vụ Quản lý
ruộng đất. Năm 1968 thực hiện Nghị định số 24/CP ngày 9/12/1968 của Hội
đồng Chính phủ quy định tổ chức bộ máy Bộ Nông nghiệp, hai Cục và Vụ nói
trên được sát nhập thành Vụ Quản lý ruộng đất và quy hoạch vựng sản xuất
nụng nghiệp. Năm 1972 thực hiện Nghị định số 234/CP ngày 18/12/1971 của
Hội đồng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ và bộ máy của Ủy ban
nông nghiệp Trung ương. Vụ Quản lý ruộng đất và quy hoạch vùng sản xuất
nông nghiệp đó được tách thành 3 cơ quan: Vụ Quản lý ruộng đất, Ban phân
vùng và quy hoạch nông nghiệp và Viện Thổ nhưỡng nông hóa.

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

15



Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

Căn cứ vào Nghị quyết số 548-NQ/QHK6 ngày 24/5/1979 của Ủy
ban thường vụ quốc hội , ngày 9/11/1979 Hội đồng Chính phủ đó ban hành
Nghị định số 404-CP thành lập hệ thống Tổng cục Quản lý ruộng đất. Chiểu
theo Nghị định thì kể từ ngày 9/11/1979 hệ thống tổ chức ngành quản lý
ruộng đất được tách khỏi hệ thống tổ chức của Bộ Nông nghiệp để trực thuộc
Hội đồng Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
Cơ quan chuyên trách quản lý ruộng đất được thành lập tại 4 cấp:
+ Ở Trung ương: Tổng cục Quản lý ruộng đất trực thuộc Hội đồng Chính phủ
+ Cấp tỉnh: Ban quản lý ruộng đất trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
+ Cấp huyện: Phòng quản lý ruộng đất đặt trong Văn phòng Ủy ban nhân dân
+ Cấp xã: Do Ủy ban nhân dân xã phụ trách.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức Tổng cục quản lí đất đai bao gồm các đơn vị được tổ
chức theo sơ đồ sau:
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng cục quản lí đất đai

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

16


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp


2.1.3. Vụ tài chính – kế hoạch, Tổng cục quản lí đất đai
 Vị trí và chức năng
Vụ Kế hoạch - Tài chính là tổ chức trực thuộc Tổng cục Quản lý đất
đai, có chức năng tham mưu giúp Tổng cục trưởng quản lý và chỉ đạo thực
hiện công tác kế hoạch, tài chính, thống kê, kế toán, đầu tư, tài sản thuộc
phạm vi quản lý của Tổng cục.
 Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Tổng cục trưởng kế hoạch công tác hàng năm của Vụ và các
chương trình, đề án, dự án do Tổng cục trưởng giao chủ trì thực hiện; giúp
Tổng cục trưởng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc
Tổng cục tổ chức thực hiện các quy định về công tác kế hoạch - tài chính.
2. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình,
đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn, nghiệp

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

17


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

vụ liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Tổng cục theo phân công
của Tổng cục trưởng.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng
chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch năm năm về lĩnh vực quản lý
đất đai trình Tổng cục trưởng.
4. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế
hoạch nhiệm vụ và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và phương án điều

chỉnh, bổ sung kế hoạch nhiệm vụ về dự toán ngân sách trình Tổng cục
trưởng; lập phương án phân bổ số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách nhà
nước hàng năm cho các đơn vị trực thuộc Tổng cục theo sau khi được cấp có
thẩm quyền thông báo.
5. Trình Tổng cục trưởng giao chỉ tiêu kế hoạch nhiệm vụ và dự toán
ngân sách hàng năm cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện sau khi
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Tổng hợp, đề xuất các chương trình, đề án, dự án đầu tư và nhiệm vụ
chuyên môn của các cơ quan, đơn vị để trình Tổng cục trưởng.
7. Chủ trì hoặc phối hợp thẩm định dự án, thiết kế tổng dự toán, dự toán
chi tiết, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu theo phân cấp
trình Tổng cục trưởng quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.
8. Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc
Tổng cục thực hiện chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch 5 năm, kế
hoạch nhiệm vụ và dự toán ngân sách hàng năm sau khi được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
9. Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các định mức, đơn giá sản phẩm
thuộc lĩnh vực quản lý đất đai theo phân cấp của Tổng cục trưởng; tham gia
xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình,
quy phạm.
10. Thực hiện việc quản lý tài chính, kế toán theo quy định của đơn vị
dự toán cấp II, bao gồm: hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ
tài chính, kế toán của các đơn vị dự toán thuộc Tổng cục; chủ trì kiểm tra, xét
duyệt, thông báo quyết toán tài chính hàng năm đối với các nguồn kinh phí
theo quy định; tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị trực
thuộc trình Tổng cục trưởng.
11. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục trong việc
mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản nhà nước, việc đấu thầu, đặt hàng cung

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02


18


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng vốn ngân sách nhà nước; thực hiện chế
độ báo cáo tài sản nhà nước theo quy định.
12. Thực hiện công khai việc phân bổ, giao dự toán nhân sách và quyết
toán ngân sách hàng năm theo quy định.
13. Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện và tổng hợp tình hình thực
hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với các cơ quan, đơn vị
trực thuộc Tổng cục.
14. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách
hành chính của Tổng cục và theo phân công của Tổng cục trưởng; chủ trì tổ
chức thực hiện nội dung cải cách tài chính công của Tổng cục.
15. Tổ chức thực hiện công tác thống kê theo quy định; báo cáo định kỳ
và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác được giao.
16. Quản lý công chức, tài sản thuộc Vụ theo quy định.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.
 Cơ cấu tổ chức
Vụ Kế hoạch - Tài chính có Vụ trưởng và không quá 02 Phó Vụ
trưởng;
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về nhiệm vụ được
giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Vụ; xây dựng
quy chế làm việc của Vụ; ký các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ theo
chức năng, nhiệm vụ được giao.
Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về

lĩnh vực công tác được phân công.
Công chức của Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên.
2.1.4. Văn phòng Tổng cục quản lí đất đai, Bộ tài nguyên và môi trường.
 Vị trí và chức năng
1. Văn phòng là tổ chức trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, có chức
năng tham mưu giúp Tổng cục trưởng tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các cơ
quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch,

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

19


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

nhiệm vụ công tác của Tổng cục; thực hiện công tác hành chính, quản trị, văn
thư, lưu trữ và tài vụ bảo đảm phục vụ các hoạt động của Tổng cục.
2. Văn phòng có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định
của pháp luật.
 Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Tổng cục trưởng ban hành chương trình, kế hoạch công tác
của Tổng cục và của Văn phòng; các đề án, dự án do Tổng cục trưởng giao
cho Văn phòng chủ trì thực hiện.
2. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; chủ trì hoặc
tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học theo phân công của Tổng cục trưởng.
3. Về công tác tổng hợp:
a) Trình Tổng cục trưởng ban hành quy chế làm việc của Tổng cục,
nội quy, quy định của cơ quan Tổng cục; tổ chức thực hiện sau khi được ban

hành;
b) Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục thực
hiện chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ công tác và quy chế làm việc của Tổng
cục; tổng hợp, xây dựng báo cáo định kỳ hoặc đột xuất phục vụ công tác chỉ
đạo, điều hành của Lãnh đạo Tổng cục;
c) Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo,
họp báo của Tổng cục, các buổi làm việc của Lãnh đạo Tổng cục; chuẩn bị hồ
sơ, tài liệu cho các chuyến đi công tác của Lãnh đạo Tổng cục;
d) Xây dựng lịch làm việc tuần, chương trình, kế hoạch công tác
tháng, quý của Tổng cục; chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có
liên quan chuẩn bị tài liệu, ghi biên bản và thông báo ý kiến kết luận các cuộc
họp do Lãnh đạo Tổng cục chủ trì;
đ) Giúp Tổng cục trưởng rà soát các thông tin về lĩnh vực quản lý
của Tổng cục trước khi đưa lên trang thông tin điện tử của Tổng cục;
e) Giúp Tổng cục trưởng trong việc cung cấp thông tin thuộc lĩnh
vực quản lý của Tổng cục cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của Tổng

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

20


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

cục và quy định của pháp luật;
g) Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của
cơ quan Tổng cục.
4. Về công tác kế hoạch - tài vụ:

a) Xây dựng kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm và tổ chức thực
hiện sau khi được giao;
b) Quản lý kinh phí và thực hiện công tác kế toán - tài vụ của cơ
quan Tổng cục;
c) Thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và phối hợp
với các cơ quan, đơn vị có liên quan giải quyết các chế độ, chính sách đối với
công chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
5. Về công tác hành chính, văn thư, lưu trữ:
a) Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, bảo mật
của cơ quan Tổng cục;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác hành chính, văn thư,
lưu trữ, bảo mật đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục;
c) Tổ chức việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ theo quy chế
"Một cửa" tại cơ quan Tổng cục;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức
khánh tiết, lễ kỷ niệm các ngày lễ, ngày tết và ngày truyền thống của đất nước
theo quy định của Nhà nước.
6. Về công tác quản trị:
a) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, bảo đảm phương tiện và điều kiện
làm việc của cơ quan Tổng cục;
b) Thực hiện công tác xây dựng, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng trụ sở,
phương tiện và trang thiết bị làm việc của cơ quan Tổng cục;
c) Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi
trường, phòng cháy, chữa cháy, quốc phòng, tự vệ của cơ quan Tổng cục;
quản lý các công tác này đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục;

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

21



Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

d) Quản lý, điều hành xe công phục vụ các hoạt động của Tổng cục.
7. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách
hành chính của Tổng cục và phân công của Tổng cục trưởng; chủ trì xây
dựng, tổ chức thực hiện các đề án hiện đại hóa công sở, đổi mới lề lối làm
việc của cơ quan Tổng cục.
8. Quản lý công chức và người lao động thuộc Văn phòng theo phân
cấp của Tổng cục.
9. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ,
công tác được giao
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.
 Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Văn phòng:
Văn phòng có Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn
phòng.
Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về nhiệm
vụ được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Văn
phòng; quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Văn phòng;
điều hành hoạt động, xây dựng quy chế làm việc của Văn phòng; ký các văn
bản hành chính theo phân công của Tổng cục trưởng.
Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng và chịu trách nhiệm
trước Chánh Văn phòng về lĩnh vực công tác được phân công.
2. Bộ máy giúp việc Chánh Văn phòng, gồm có:
a) Phòng Tổng hợp;
Địa chỉ: 78/9 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04.36290197

b) Phòng Kế hoạch - Tài vụ;
c) Phòng Hành chính - Văn thư, lưu trữ;
d) Phòng Quản trị;
e) Cơ sở II Văn phòng (tại thành phố Hồ Chí Minh).

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

22


Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

2.2. Thực trạng triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài
chính tại Văn phòng Tổng cục quản lí đất đai, Bộ tài nguyên và môi
trường
Trải qua một thời kì dài từ lúc thành lập, từ đó cho đến nay mặc dù còn
gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên cán bộ, công chức tại Văn phòng đã nỗ lực hết
sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.2.1. Nguồn tài chính tại Văn phòng Tổng cục quản lí đất đai
Theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP qui định rõ kinh phí quản lý hành
chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước cấp;
- Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định;
- Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

23



Khoa Tài chính công

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 2.1: Thực trạng huy động nguồn thu cho Quản lí hành chính tại Văn phòng Tổng cục quản lí đất đai
Đơn vị: đồng
Nội dung

Năm 2010
DT

Tổng thu

Năm 2011

TH

DT

Năm 2012
TH

DT

TH

8.654.000.000


8.602.647.657

9.094.441.000

9.063.255.362

10.105.000.000

10.022.982.000

1.NSNN

8.654.000.000

8.602.647.657

9.094.441.000

9.063.255.362

10.105.000.000

10.022.982.000

a.Kinh phí thực hiện tự chủ

5.284.000.000

5.284.000.000


6.586.000.000

6.586.000.000

8.770.000.000

8.770.000.000

b.Kinh phí thực hiện không tự chủ

3.370.000.000

3.318.647.657

2.508.441.000

2.477.255.362

1.335.000.000

1.252.982

2.Thu phí, lệ phí

0

0

0


0

0

0

3.Thu khác

0

0

0

0

0

0

Nguồn: Kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và dự toán ngân sách năm 2010, 2011, 2012 – Văn phòng Tổng cục quản lí
đất đai

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02

24


Khoa Tài chính công


Luận văn tốt nghiệp

 Nguồn kinh phí NSNN
Là loại hình cơ quan nhà nước hàng năm Văn phòng tổng cục được
NSNN cấp kinh phí hoạt động. Đây là nguồn kinh phí khá ổn định, chịu sự
chi phối của các chính sách, chế độ, định mức của Nhà nước và được cấp
thông qua dự toán của đơn vị nên có thể biết trước được tình hình cấp phát
của nguồn kinh phí này.
Kinh phí NSNNS cấp cho hoạt động quản lí hành chính của Văn phòng
tổng cục bao gồm phần kinh phí thực hiện tự chủ và phần kinh phí thực hiện
không tự chủ. Nguồn kinh phí do NSNN cấp được Văn phòng tổng cục sử
dụng để chi trả tiền lương, tiền công cho cán bộ viên chức, mua sắm vật tư,
thiết bị văn phòng, thanh toán các dịch vụ công cộng, chi cho các nghiệp vụ
chuyên môn, thanh tra kiểm tra, đoàn ra, đoàn vào…
Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy:
Khoảng thời gian từ năm 2010 – 2012, số kinh phí NSNN cấp cho Văn
phòng tổng cục đã có sự tăng dần về số tuyệt đối, cả số dự toán và số thực
hiện trong kỳ. Sự tăng dần này được giải thích do sự tăng lên về mức lương
cơ bản, tình hình kinh tế khó khăn nên tỉ lệ lạm phát cao.
Xét về tỷ trọng các nguồn thu trong tổng số thu huy động được của Văn
phòng tổng cục qua các năm, dễ dàng nhận thấy sự tăng dần về tỷ trọng phần
kinh phí thực hiện tự chủ. Cụ thể là: tăng từ 61,06% năm 2010 lên 72,48%
năm 2011 và 86,79% năm 2012. Đây là một tín hiệu tích cực trong việc thực
hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng tổng cục, cho thấy sự nâng cao
quyền tự chủ của Văn phòng tổng cục trong việc quản lý tài chính.
 Nguồn kinh phí khác
Do đặc thù là cơ quan nhà nước và với tình hình thực tế tại Văn
phòng tổng cục những năm vừa qua thì các khoản thu này là không có.

Bùi Nguyên Kiêm – CQ 47/01.02


25


×