Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Chuyển biến về kinh tế xã hội thành phố Yên Bái từ 1991 đến 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 114 trang )

w

..................
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư P H Ạ M

NGUYỄN THỊ NHUNG

C H U Y Ể N B IẾ N
V Ể K IN H T Ế - X Ã H Ộ I T H À N H PH Ố Y Ê N B Á I
T ừ 1991 Đ ẾN 2005

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
M ã sô
: 6 0 .2 2 .5 4

LUẬN VÀN THẠC s ĩ LỊCH s ử

NGƯỜI HUỚNG DẪ N K H O A HỌC:

PCỈS.TS Trần Bá Đé

TH Á I N G U Y ÊN - 2006


M Ụ C LỤ C
Tran
MỞ ĐẨU

3


C h ư ơ n g 1 : KINH T Ế - XÃ HỘI THÀNH PHỐ YÊN BÁ I TRƯ Ớ C 1991

10

1.1. Khái quát về thành phô Yên Bái
1.1.ỉ Điều kiện tự nhiên
1.1.2. Đ ặc điểm kinh tế-x ã h ộ i
* Đ ặc điểm kinh t ế
* Đ ặc điểm x ã hội
1.2. Tình hình kinh tế-xã hội thành phô Yên Bái trước 1991
1.2.1. Tình hình kinh tê
1.2.2. Tình hình x ã h ộ i

10
10
14
14
15
18
18
24

C h ư ơ n g 2 : CHUYỂN BIÊN VỂ

27

KINH TÊ THÀNH PHỐYÊN BÁI

T ừ 1991 ĐẾN 2005


2.1. Thành phô Yên Bái sau khi tái lập tỉnh
2.1.1. H oàn cảnh lịch sử m ới
2.1.2. C hủ trương p h át triển kinh tê củ a thành p h ô
2.2. Chuyên biến về kinh tê thành phô Yên Bái
2.2.1. Trong c ơ cấu kinh tè
2.2.2. Trong công nghiệp, tiểu thủ côn g nghiệp
2.2.3. Trong thương m ại, dịch vụ, du lịch
2.2.4. Trong n ông nghiệp, lâm nghiệp
2.2.5. Trong xày dựng c ơ s ở h ạ tầng

27
27
29
30
30
36
42
49
59

C h ư ơ n g 3 : CHUYỂN BIẾN V Ề XÃ HỘI THÀNH PHỐ YÊN BÁI
T ừ 1991 ĐẾN 2005

65

3.1. Về lao động, việc làm
3.2. Về thu nhập, đời sóng
3.3. Về vãn hóa, giáo dục

66

67
69

3 .4 . V ề V tế , m ô i trư ờ n g

76

3.5. Về chính sách xã hội

82

3.6. Về an ninh, quốc phòng

86

K Ế T LUẬN

90

T À I L IỆ U TH AM KHẢO

95

PHỤ LỤC

1


M ỤC LỤ C
Tran

MỞ ĐẨU

3

C h ư ơ n g 1 : KINH T Ế - XÃ H Ộ I THÀNH PHỐ YÊN BÁI TRƯ Ớ C 1991

10

1.1. Khái quát về thành phô Yên Bái
1.1.1 Điêu kiện tự nhiên
1.1.2. Đ ặc điểm kinh tế-x ã h ộ i
* Đ ặc điểm kinh t ế
* Đ ặc điểm x ã hội
1.2. Tình hình kinh tế-xã hội thành phô YênBái trước 1991
1.2.1. Tình hình kinh tê
1.2.2. Tình hình x ã h ộ i

10
10
14
14
15
18
18
24

C h ư ơ n g 2 : CHUYỂN BIẾN VỂ KINH TẾ THÀNH PHỐ YÊN BÁI

27


T ừ 1991 ĐẾN 2005

2.1. Thành phô Yên Bái sau khi tái lập tỉnh
2.1.1. H oàn cảnh lịch sử m ới
2.1.2. C hủ trương p h á t triển kinh tê của thành p h ô
2.2. Chuyên biến về kinh tê thành phô Yên Bái
2.2.1. Trong c ơ cáu kinh té
2.2.2. Trong công nghiệp, tiểu thủ côn g nghiệp
2.2.3. Trong thương mạiy dịch vụ, du lịch
2.2.4. Trong nông nghiệp, làm ng h iệp
2.2.5. Trong xáy dựng c ơ s ở h ạ tầng

27
27
29
30
30
36
42
49
59

C h ư ơ n g 3 : CHUYỂN BIẾN V Ể XẢ HỘI THÀNH PHỐ YÊN BÁI
T Ừ 1991 ĐẾN 2005

65

3.1. Về lao động, việc làm
3.2. Về thu nhập, đời sòng
3.3. Về văn hóa, giáo dục


66
67
69

3 .4 . V ề V tế , m ó i trư ờ n g

76

3.5. Về chính sách xã hội
3.6. Về an ninh, quốc phòng

82
86

K Ế T LUẬN

90

T À I L IỆ U THAM KHẢO

95

PHỤ LỤC


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU
BCH

CNXH
HTX
HĐND

NỘI DUNG
Ban chấp hành
Chủ nghĩa xã hội
Hợp tác xã
Hội đồng nhân dân

Nxb

Nhà xuất bản

TW

Trung ương

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

T D -T T

Thể dục- Thê thao


ƯBND

Uy ban nhân dàn

XNK

Xuất, nhập khẩu

DSGĐ-TE

Dân số gia đình - Trẻ em

2


MỞ ĐẨU
1. LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI
Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, vãn hóa của tinh Yên
Bái, mảnh đất có bề dày truyền thống yêu nước, đoàn kết gắn bó trong sự
nghiệp đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước. Nhân dân Yên Bái có truyền
thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.
Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, sau khi đất nước thống nhất (1975), nhân dân Yên Bái cùng
cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong hơn một thập kỷ
(1976-1986) đi lên chù nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu đã đạt được,
Yên Bái vẫn là một địa phương có nền kinh tế phát triển chậm, tự cung, tự cấp.
Khủng hoảng đã diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là từ giữa
những năm 80 của thế kỷ XX. Sự khủng hoảng trì trệ này không riêng gì Yên
Bái hay một địa phương nào mà là của cả nước.
Một trong những nguyên nhân cơ bản của những khó khăn, yếu kém này

là do ta mắc phải "Sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách
lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện " [30, tr.26].
Đê khắc phục sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khùng hoàng
và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng XHCN tiến lên, đòi hói Đáng và Nhà nước
ta phải đổi mới.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI( 12-1986) của Đảng là một mốc
son lịch sử, đánh dấu sự chuyển hướng có ý nghĩa quyết định đối với sự hình
thành mô hình kinh tế mới. Đường lối đổi mới của Đàng tiếp tục được khẳng
định, điều chinh, bổ sung, phát triển tại các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, VIII, IX, X của Đảng.
Trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, kinh tế địa phương đưực
ví như một tế bào của cơ thê’ sống quốc gia. Do đó, xây dựng nền kinh tế trung

3


ương, đồng thời đầu tư và phát triển kinh tế địa phương là một nhiệm vụ quan
trọng, tất yếu trên bước đường xây dựng CNXH ở nước ta [100, tr.4]. Đường
lối đổi mới của Đảng đã thổi một luồng gió mới cho sự nghiệp xây dựng đất
nước nói chung và Yên Bái nói riêng.
Dưới sự lãnh đạo của Đáng, trực tiếp là Tỉnh ủy, nhằm đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới, từ 22 đến 24 tháng 9 năm
1986, Đại hội Đảng bộ thị xã Yên Bái lần thứ X II được tổ chức. Thị xã Yên
Bái thực sự bước vào công cuộc đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc, đã
giành được những thắng lợi cơ bản, góp phần cùng cả nước thực hiện công
cuộc đổi mới cúa Đảng.
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, thành phố Yên
Bái đã có những chuyên biến quan trọng về kinh tế - xã hội. Sự chuyên biến
đó khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, đồng thời thế hiện chủ trương
đường lối của Đảng được thành phố Yên Bái vận dụng một cách chủ động,

sáng tạo. phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của địa phương. Thành phố Yên Bái
đã xây dựng được một nền kinh tế phát triển toàn diện với cơ cấu: Công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ; thương mại - dịch vụ; nông - lâm nghiệp. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thành phố Yên Bái còn bộc lộ
không ít những tồn tại yếu kém, những bất cập cần phải được khắc phục để đạt
kết quả cao hơn trong những giai đoạn tiếp theo.
Nghiên cứu chuyến biến kinh tế-xã hội thành phố Yên Bái sau khi tái
lập tỉnh từ năm 1991 đến 2005, không chỉ tái hiện bức tranh về sự phát triển
kinh tế-xã hội, mà còn khẳng định niềm tin của nhân dân các dân tộc thành
phố Yên Bái vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Do đó, việc nghiên cứu, tim hiểu sự chuyển biến về kinh tế-xã hội thành
phố Yên Bái từ 1991 đến năm 2005 không chi có ý nghĩa về mặt khoa học, mà
cả về thực tiễn. Đây là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa
học lịch sử.

4


Nghiên cứu sự chuyển biến về kinh tế-xã hội thành phố Yên Bái từ
1991 đến 2005, không chì cung cấp cái nhìn tổng quan về sự trưởng thành, lớn
mạnh của thành phố Yên Bái trong thời kỳ đổi mới, mà còn rút ra được những
mặt mạnh, ưu điểm cần phát huy, những tồn tại, yếu kém cần khắc phục, đe
xây dựng thành phố Yên Bái giàu mạnh , xứng đáng là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa của tỉnh.
Ngoài ra, nghiên cứu về kinh tế - xã hội thành phố Yên Bái, còn mong
muốn góp phần vào việc cung cấp thêm tài liệu lịch sử địa phương phục vụ
cho công tác, học tập, giảng dạy và nghiên cứu.
Với những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi chọn "Chuyển
biến v ề kinh tế- x ã hội thành p h ổ Yên Bái từ 1991 đến 2005'" làm đề tài luận
văn Thạc sỹ.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỂ
Khi nghiên cứu, viết về những thành tựu, hạn chế trong quá trình đổi
mới của đất nước thì vấn đề kinh tế- xã hội là một trong những đề tài thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở cả trung ương và địa phương.
Lê Duẩn trong tác phẩm " Nắm vững đường lối cách mạng x ã h ội chủ
nghĩa tiến lên xâv dựng kinh tê'địa phương vừng m ạnh"-N xb Sự thật, Hà Nội
1968, nêu rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước, để cập đến vị trí, vai trò của kinh tế địa phương đến sự phát
triển chung của nền kinh tế quốc gia.
Cuốn : “ Cỡ một Việt Nam như t h ế đ ổ i mới và plìát triển” , Nxb Chính
trị Quốc gia - Hà Nội-1987 là công trình nghiên cứu cúa 13 tác giả do Trần
Nhâm làm chủ biên, đề cập đến sự phát triển của Việt Nam trong công cuộc
đổi mới, coi đổi mới là đòi hỏi bức xúc của cuộc sống dân tộc và sự phát triển
của đất nước ; những thành tựu trong công cuộc đổi m ớ i; những bài học và
triển vọng ; nguồn lực con người - yếu tố quyết định việc thực hiện mục tiêu
dán giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ; củng cố quốc

5


phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa...
Trần Bá Đệ trong tác phẩm "Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay” , Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội - 1998 và tác phẩm "Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến
nay” Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - 2000 đã đề cập đến toàn cảnh đất nước,
nền tảng kinh tế - xã hội Việt Nam khi bước vào công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã h ộ i; chủ trương quan điểm đổi mới của Đảng, coi đổi mới là vấn đề
cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân ta; những thành tựu và hạn chế trong bước
đầu của công cuộc đổi mới đất nước.
Chủ trương đường lối đổi mới của Đảng được cụ thể hóa qua các Chỉ
thị, Nghị quyết của Đảng bộ tính. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ

thành phố, nhàn dân Yên Bái đã đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn, vững
vàng bước vào công cuộc đổi mới. Thông qua các văn kiện trong các kỳ Đại
hội Đảng bộ thành phố, các thành tựu đạt được và khó khăn hạn chế trong sự
nghiệp thực hiện công cuộc đổi mới đã được đánh giá nghiêm túc, từ đó đề ra
chủ trương đường lối phát triển kinh tế-xã hội thành phố Yên Bái trong những
giai đoạn tiếp theo.
Điểu kiện tự nhiên-xã hội, các giai đoạn lịch sử, truyền thống đấu tranh,
tiềm năng và giải pháp phát triển kinh tế- xã hội, chiến lược phát triển kinh tế,
quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của nhân dân Yên Bái đã được đề cập đến trong một số tài liệu của các
tập thể, cá nhân khi nghiên cứu về Yên Bái : ủy ban nhân dân tình Yên B á i:
Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010 của tỉnhYên
Bái, tháng 5. 1995 ; Tập bài giảng lịch sử địa phương tính Yên Bái của Sở
Giáo dục- Đào tạo Yên Bái, 1999 ; "Tỉnh Yên Bái một thế ký"( 1900-2000)
của Tỉnh ủy- Hội đồng nhân dân- Ưỷ ban nhân dân tinh Yên Bái, tháng
4.2000 ; "Nông nghiệp nông thôn Yên Bái trong sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa"-Nxb Thống kê 2002 ; "Lịch sử Đáng bộ thành phố Yên Bái
"(1945-2002), xuất bán năm 2003...

6


Các báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ về tình hình kinh tế-xã hội từ
1991 đến 2005 của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dán tỉnh, Thành ủy, ủy ban nhân
dân thành phố Yên Bái, là sự tổng kết tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh, thành
phố và đề ra mục tiêu, phương hướng thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.
Hệ thống tạp chí, báo cáo, đề án của úy ban nhân dân thành phố, của
các Sở : Giáo dục- Đào tạo, Văn hóa-Thông tin, Công nghiệp, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Thương mại- Du lịch... đều nêu bật kết quả đạt được,
khó khãn, hạn chế, phương hướng và kế hoạch thực hiện... Nhưng chỉ đi sâu

vào lĩnh vực mà sở, ngành mình quản lý.
Hệ thống Niên giám Thống kê của Cục Thống kê tỉnh, Phòng Thống kê
thành phố đã thống kê các kết quả đạt được trong từng năm của tất cả các lĩnh
vực công, nông, lâm, ngư nghiệp, văn hóa, giáo dục... của các huyện, thị trong
tỉnh, nhưng đó chỉ là những con số còn rời rạc, lẻ tẻ, chưa thành một hệ thống.
Ngoài ra, các bài viết được đăng tải trên Báo, Đài địa phương của nhiều
tác giả đã nêu bật được những mặt mạnh, mặt yếu, những thành tựu đạt được
của các ban, ngành và các cá nhân tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ quê hương. Nhưng cũng chỉ phản ánh được một phần, một khía cạnh nào
đó, mang tính thời sự, tin tức.
Tất cả các công trình trên đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề về kinh tế-xã
hội của đất nước nói chung, và thành phố Yên Bái nói riêng, thấy được đổi
mới là bức thiết, là sự sống còn của quốc gia, dân tộc, phản ánh những thành
tựu bước đầu trong công cuộc đổi mới của đất nước, nêu bật được các giai
đoạn lịch sử, truyền thống đấu tranh, khái quát được tình hình kinh tế- xã hội
thành phố Yên Bái, những thành tựu, hạn chế của thành phố Yên Bái trong
quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của Đáng. Song, đến nay chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ. có hệ thống bức tranh toàn cành sự
chuyển biến về kinh tế- xã hội của thành phô' Yên Bái trong thời kỳ đổi mới.
Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn đánh giá cao những công trình đã được công
bố nói trên và coi đây là những tư liệu quý có độ tin cậy cao, giúp chúng tối

7


tiếp tục đi sâu nghiên cứu đê hoàn thành luận văn "Chuyển biến vé kinh tếx ã h ộ i thành p h ố Yên B á i từ 1991 đến 2005 ’
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM V I NGHIÊN c ứ u , NHIỆM v ụ ĐỂ TÀ I.

3.1. Đỏi tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự chuyển biến về kinh tế- xã hội

thành phố Yên Bái.
3 .2 . P h ạ m vi n g h iê n cứu .

- Không gian : Đề tài giới hạn trong thị xã và từ 2002 là thành phố Yên
Bái thuộc tinh Yên Bái. Địa giới hành chính thành phố gồm 7 phường, 4 xã.
- Thời gian : Từ khi tái lập tỉnh năm 1991 đến nãm 2005
3.3. Nhiệm vụ đề tài.
- Luận văn để cập khái quát về thành phố Yên Bái, điều kiện tự nhiên,
đặc điểm kinh tế- xã hội và tình hình kinh tế- xã hội thành phố Yên Bái trước
khi tái lập tính năm 1991.
- Nghiên cứu hệ thống, toàn diện những chuyển biến về kinh tế, biến
đổi về xã hội của thành phố Yên Bái trong 15 năm xây dựng và phát triển từ
1991 đến 2005. Từ đó nêu rõ thành tựu, ưu điểm, tiến bộ và những khó khăn,
tổn tại, yếu kém cần khắc phục trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới.
- Đề xuất những giải pháp bước đầu nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng
và phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố Yên Bái trong thời kỳ đổi mới.
4. NGUỔN TƯ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
4.1.

Nguón tư liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng:
- Tác phẩm kinh điển cua chủ nghĩa Mác- Lênin bàn về kinh tế; các

Văn kiện của Đảng, Nhà nước, các Chi thị, Nghị quyết, báo cáo tổng kết của
Đảng bộ tính Yên Bái, Thành ủy và ủy ban nhân dân thành phố; các số liệu
thống kê của Phòng Thống kê và Cục Thống kê Yên Bái; các công trình
nghiên cứu , bài báo , luận văn ...

8



- Ngoài tư liệu thành vãn, chúng tôi còn sử dụng tài liệu thu thập được
qua các đợt điền dã tìm hiểu những vấn đề có liên quan tới xây dựng và phát
triển của thành phố Yên Bái. Trực tiếp trao đổi với các đồng chí lãnh đạo, các
cơ sở sản xuất trong và ngoài quốc doanh, các cá nhân tiêu biểu đã có nhiều
năm sống và làm việc ở địa phương để có thêm thông tin, nhận định, đánh giá
phục vụ cho nghiên cứu.
4.2.

Phương pháp nghiên cứu
Đê dựng lại quá trình chuyển biến về kinh tế, biến đổi về xã hội thành

phô' Yên Bái từ 1991 đến 2005, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử là chủ
yếu, kết hợp phương pháp lôgíc. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp:
Thống kê, so sánh, khảo sát điền dã, đối chiếu, phân tích, tổng hợp sự kiện, từ
đó rút ra nhận xét, đánh giá chính xác.
5. Đ Ó N G G Ó P CỦ A LU ẬN VÃN

- Luận vãn phục dựng lại bức tranh toàn cảnh quá trình xây dựng, phát triển,
chuyên biến kinh tế, biến đổi xã hội của thành phố Yên Bái từ 1991 đến 2005.
- Từ kết quả nghiên cứu, luận văn nêu hệ thống, thành tựu kinh tế- xã
hội của thành phố Yên Bái từ 1991 đến 2005, phân tích, làm rõ nguyên nhàn
của những thành tựu, ưu điểm cũng như hạn chế về kinh tế- xã hội thành phố
và để xuất những giái pháp nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của thành phố
trong giai đoạn tiếp theo.
- Luận văn cung cấp nguồn tài liệu phục vụ việc nghiên cứu lịch sử Yên
Bái trong thời kỳ đổi mới, dùng làm tài liệu giáo dục truyền thống, tham khảo
giảng dạy lịch sử địa phương.
6. K Ế T C Â U LU Ậ N VÃN


Luận văn ngoài phần mớ đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ
lục là 3 chương nội dung.
Chương 1: Kinh tế- xã hội thành phố Yên Bái trước 1991
Chương 2: Chuyển biến về kinh tế thành phố Yên Bái từ 1991 đến 2005
Chương 3: Chuyển biến về xã hội thành phó' Yên Bái từ 1991 đến 2005

9



CHƯƠNG 1

KINH T Ế - X Ã HỘI THÀNH PHỐ Y Ê N BÁI TR Ư Ớ C 1991
1.1.

Khái quát về thành phó Yên Bái

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nằm ở vị trí địa lý 21°18' - 22°17’ vĩ Bắc, 103°56' - 105°06' kinh Đông,
trải dọc theo bờ sông Hồng. Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội
địa, là khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và trung du Bắc Bộ, phía đông
bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú
Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp tỉnh Lào Cai.
Diện tích tự nhiên của cả tỉnh là 6.882,922 km2 với số dân 72 vạn
người (2005). Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính trực thuộc là: Thành phố
Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, các huyện Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, Văn
Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Yên Bái đứng hàng thứ 15 về
diện tích (2,08% ) và thứ 50 về số dân (0,89% ) trong tổng số 61 tỉnh thành
của cả nước [95, tr.338].
Theo Nghị định ngày 11/4/1900 của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh

Yên Bái được thành lập, địa bàn khi đó gồm: Huyện Trấn Yên và Châu Văn
Chấn, Văn Bàn, Lục Yên và Châu Than Uyên. Tỉnh lỵ đặt tại Yên Bái. Năm
1962, một số huyện của Yên Bái và Sơn La được tách ra lập tỉnh Nghĩa Lộ.
Sau ngày đất nước giải phóng, tại kì họp thứ II (27/12/1975) Quốc hội
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, quyết định bỏ cấp khu trong hệ thống các
đơn vị hành chính của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; hợp nhất ba tỉnh Lào
Cai, Yên Bái và Nghĩa Lộ ( trừ huyện Bắc Yên và Phù Yên nhập về tỉnh Sơn
La) thành một tỉnh mới Hoàng Liên Sơn [80, tr.341].
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra
quyết định chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Tinh
Yên Bái chính thức hoạt động ngày 1 tháng 10 năm 1991.

10


v ề mặt hành chính, Yên Bái có hai thị xã (thị xã- tỉnh lỵ Yên Bái và thị
xã Nghĩa Lộ), 7 huyện (Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn
Yên, Yên Bình, Văn Chấn).
Ngày 11 /1/2002 , thị xã Yên Bái được Thủ tướng chính phủ ra Nghị
định số 05/2002/NĐ-CP thành lập Thành phố Yên Bái. Thành phố Yên Bái
ngày nay có 11 đơn vị hành chính, gồm 7 phường là : Nguyễn Phúc. Hồng Hà,
Nguyễn Thái Học, Minh Tân, Yên Ninh, Đồng Tâm, Yên Thịnh và 4 xã là
:Tuy Lộc, Nam Cường, Minh Bảo, Tân Thịnh .
Thị xã Yên Bái (nay là thành phố Yên Bái) là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Yên
Bái với diện tích tự nhiên là 58,020 Krrr, nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa
miền Tây Bắc, Việt Bắc và trung du Bắc Bộ. Thành phố Yên Bái nằm ở vị trí
21.42°B, 104,52°D, phía bắc và phía đông giáp huyện Yên Bình, phía tây và
phía nam giáp huyện Trấn Yên của tỉnh.
Thành phô' Yên Bái nằm bên tả ngạn sông Hồng, có độ cao trung binh
so với mặt biển là 35m, với cấu tạo địa hình gồm dải phù sa ven sông, đồng

bằng phù sa cổ thềm sông, các đồi núi thấp, đỉnh tròn hình bát úp, các thung
lũng khe suối len lỏi, xen kẽ đồi núi là cánh đồng lượn sóng chạy dọc theo
triền sông.
Các yếu tố khí hậu của thành phố mang đặc trưng khí hậu chuyển tiếp
của miền Tây Bắc và Việt Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,4°c.
Lượng mưa trung bình năm là 1.755,8mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 10 hàng năm (cao điểm vào các tháng 6, 7, 8) chiếm 80- 85% lượng
mưa cả năm. Có những năm xuất hiện mưa đá cục bộ trên địa bàn thành phố.
Do ảnh hướng của dãy Hoàng Liên Sơn ớ phía Tây và hồ Thác Bà ở
phía Đông nên thành phố Yên Bái có độ ẩm cao hơn một số nơi khác trong
tỉnh, độ ẩm trung bình là 87%, có lúc lên tới 90% [11, tr. 14].
Tài nguyên đất ở thành phố về nguồn gốc phát sinh có thể phân ra thành
hai hệ chính đó là đất phù sa hình thành do sông suôi bù đắp và hệ đất Feralit

11


phát triển trên miền địa chất đa dạng của địa hình miền núi. v ề nông hóa thố
nhưỡng, đất ớ Yên Bái chia làm các loại sau:
Đất phù sa được bồi tụ hàng năm tập trung phân bố ở xã Tuy Lộc,
phường Nguyễn Phức, phường Hồng Hà...dư lượng phù sa lớn, ít chua, thành
phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, độ phì cao, thích hợp cho việc
trồng rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất phù sa không bồi tụ hàng năm được phân bố trải dọc theo sông
Hồng, xã Nam Cường thích hợp cho việc trồng lúa.
Đất Feralit vàng đỏ trên nền phiến thạch sét có độ dốc lớn, tầng đất dày,
thành phần cơ giới thịt nặng, dinh dưỡng khá phân bố ở các phường Đồng
Tâm, Yên Thịnh, Minh Tân và xã Nam Cường, Minh Bảo, Tân Thịnh thích
hợp cho việc trồng cây công nghiệp như chè, cà phê và trồng cây làm nguyên
liệu giấy.

Với diện tích đất tự nhiên là 5.802ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm
1.718,13ha, đất lâm nghiệp là 2.255,87ha, đất chuyên dùng là 848,21 ha, đất ở
338,09ha, còn 642,3ha là đất chưa sử dụng. Như vậy, so với tổng quỹ đất, đất
canh tác chưa phải là cao.
Chế độ thủy vãn của thành phố Yên Bái khá phong phú nhờ có sông
Hồng chày qua và hệ thống hồ, đầm, khe, suối. Đoạn sông Hồng chảy qua
thành phố Yên Bái độ dốc giảm, lòng sông rộng từ 100- 200m, xuất hiện bãi
bồi, chiều sâu mùa cạn thấp nhất từ 2- 3m, mùa lũ có thê lên tới 20- 30m.
Thuyền bè có thê đi lại quanh năm, còn tàu thủy, ca nô chỉ đi lại trong khoảng
9 tháng vì có nhiều bãi cạn và nổi. Bắt đầu từ Yên Bái đã xuất hiện những
đoạn đê đầu tiên thuộc hệ thống đê sông Hồng.
Do sông Hồng phát nguyên và chày qua vùng đất đỏ. đá vôi, đá biến
chất và vùng trầm tích có chứa phốt phát nên hàng năm hai bên bờ sông Hồng
ớ thành phố Yên Bái được bồi đắp một lượng phù sa nhiều dinh dưỡng, trung
tính thích hợp với nhiều loại cây trồng.

12


Lượng phù sa trên dòng chính sông Hồng là lớn nhất Bắc Bộ. Lượng
phù sa của sông đoạn chảy qua thành phố là 1.770gam/m3 . Do lượng phù sa
lớn, lượng chuyển cát bùn nhiều chứng tỏ độ xâm thực trên lưu vực sông rất
mạnh. Hệ số xâm thực trên địa bàn là 926 tấn/km3/năm. Trong 3 tháng từ
tháng 7 đến tháng 9 trên sông Hồng có lưu lượng lũ lớn nhất xuất hiện. Ngọn
lữ lớn nhất hàng năm xuất hiện vào các tháng 7,8,9. Trùng với mùa mưa bão,
mưa do phrônglanh gây lũ lớn trên sông từ tháng 9 đến tháng 10 có năm sang
cả tháng 11. Do bị ảnh hưởng của lũ, nên ở thành phố thường xuyên có lụt cục
bộ ớ những khu vực thấp như phường Hồng Hà, Nguyễn Phúc, xã Tuv Lộc.
Ngoài nguồn nước chính ở sông Hồng, thành phố còn có một hệ thống
hồ, đầm, khe, suối tiêu biểu là hồ Hào Gia, hồ Bơi ( hồ công viên Yên Hòa) là

nguồn nước tự nhiên vừa có tác dụng làm cảnh đẹp vừa làm tăng nguồn nước
tự nhiên.
Tài nguyên khoáng sản là một trong những thế mạnh của thành phố
Yên Bái. Khoáng sản được chia làm những nhóm chính như sau:
Nhóm vật liệu xây dựng: Phân bố rộng rãi toàn thành phố Yên Bái.
Nhưng nhìn chung cát, sỏi được khai thác chủ yếu dọc ven sông Hồng. Đất sét
ỡ Bái Dương, Tuy Lộc dùng cho sản xuất gạch ngói.
Nhóm khoáng chất công nghiệp: Các nguyên liệu kỳ thuật mỏ cao lanh
có trữ lượng gần 3 triệu tấn ở Minh Bảo (đã được khai thác khoảng 202.050
tấn) là nguyên liệu đê’ làm đổ phụ gia trong ngành công nghiệp sản xuất giấy,
thủy tinh, gốm sứ.

Đất sét ở Xuân Lan với trữ lượng 3.795.OOOm3, Nam

Cường 1.260.000m\ Bái Dương 3.795.000m\
Các yếu tố về địa hình, khí hậu, đất đai đã tạo điều kiện cho thành phô'
phát triển về kinh tế-xã hội, tuy nhiên những yếu tố này cũng ảnh hưởpơ
không nhỏ đến sản xuất và đời sống.

13


1.1.2. Đ ặc điểm kinh t ế - x ã h ội
* Đ ặc điểm kinh tế:
Trước thời kì đổi mới thị xã Yên Bái vẫn là một thị xã miền núi có nền
kinh tế phát triển chậm, sản xuất nhỏ, chủ yếu là thủ công, mang tính tự cấp tự
túc. Đời sống vật chất của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Từ những năm đổi mới, đặc biệt là từ khi tách tỉnh(1991), thị xã Yên
Bái (nay là thành phố Yên Bái) đã từng bước phát huy được thế mạnh của
mình, nãng động, sáng tạo hơn trong mọi hoạt động, đặc biệt là lĩnh vực kinh

tế được chú trọng và đẩy mạnh phát triển.
Kinh tế thành phố được phát triển đa dạng như công nghiệp- tiểu thủ
công nghiệp, nông- lâm nghiệp; thương mại, dịch vụ, du lịch. Tuy nhiên, sản
xuất cổng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vẫn là nền kinh tế chủ đạo của thành
phố. Hoạt động này đã phát huy được sức mạnh tổng hợp bằng chính nội lực
của minh. Những công ty lớn của tình đóng trên địa bàn như : Gạch Xuân
Lan, sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong nước
và quốc tế. Toàn thành phố có 667 cơ sở sản xuất công nghiệp bao gồm kinh
tế nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
[ll,tr.3 3 ]. Phát triển tiểu thủ công nghiệp cũng là một trong những thế mạnh
của thành phố. Nhiều cơ sở như tổ hợp cơ khí Hồng Hà, công ty trách nhiệm
hữu hạn Tân Thành, hợp tác xã Thành Công... đã mạnh dạn đầu tư nâng cao
năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Một số ngành hàng sản xuất ổn định
có mức tăng khá về giá trị sản lượng như : Chế biến lương thực, thực phẩm;
sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các sản phẩm từ kim loại, sản xuất giấy...
Nhiều sản phẩm được giữ vững và phát triển tốt như: Chế biến chè khô, đũa
gỗ, máv vò chè, cao lanh tinh lọc, dột may. thức ãn gia súc...
Do nầm ờ khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc, Việt Bác và trung du
Bấc Bộ nên thành phố Yên Bái còn đóng vai trò quan trọng trong việc trung
chuyển kinh tế giữa miền ngược với miền xuôi.

14


Ngoài ra, thị xã còn chú ý phát triển nông, lâm nghiệp trồng lúa, ngô,
nhất là cây chè. Cây chè là cây công nghiệp có vị trí quan trọng trong cơ cấu
kinh tế nông nghiệp của thị xã.
Do địa hình ở ven sông, đất đai màu mỡ nên thành phố còn có một vùng
chuyên canh rau với sản lượng lớn cung cấp cho thị trường. Công tác trồng
rừng cũng được quan tâm, chủ yếu là trồng các cây nguyên liệu giấy như bạch

đàn, bồ đề, keo, nứa, vầu...
Trước đây hoạt động buôn bán, thông thương của Yên Bái một thời sôi
động với phiên chợ Bách Lẫm, khu vực phường Hồng Hà, Nguyễn Thái Học
thì ngày nay hoạt động này đã mở rộng trên toàn thành phố, các chợ, siêu thị,
trung tâm thương mại đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi, mua bán của thị
trường. Chợ Yên Bái (chợ Ga) là trung tâm thương mại của tỉnh nằm ở vị trí
tập trung các đầu mối giao thông. Hàng hóa ở đây được chuyển đi các nơi
trong tỉnh và các vùng lân cận. Hoạt động dịch vụ của thành phố đa dạng,
phong phú, chủ yếu là dịch vụ chế biến phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
Như thế, từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ, nghèo nàn, tự cung tự cấp
trước đây, đến nay bản chất nền kinh tế của thành phố Yên Bái đã hoàn toàn
thay đổi. Thay vào đó là một nền kinh tế đa dạng, năng động, phát huy được
tiềm năng, thế mạnh, nội lực của mình đê từng bước đi lên. Trên đà phát triển
này trong những năm tới chắc chắn thành phố Yên Bái sẽ khẳng định được
hưn nữa vị trí của mình trong tính cũng như trong khu vực và trong toàn quốc.
* Đ ặc điểm x ã h ội:
Toàn thành phố có 17 dàn tộc anh em cùng chung sống trong đó chủ
yếu là người Kinh, ngoài ra là người Tày, Dao, H'.Mông, Thái ...
Dân cư của thành phố Yên Bái mang đặc trưng của dân cư thành thị
vùng cao. Những năm đầu thế kỉ X X dân cư của thị xã Yên Bái thưa thớt.
Người Kinh chiếm hầu như đa số, họ tập trung ở Bách Lẫm, Giới Phiên và thị
xã Yên Bái với mật độ dân số là trên 10 người/km2. Tuy nhiên, khi thực dân

15


Pháp mở tuyến đường sắt Hải Phòng- Hà Nội - Lào Cai và do chính sách tiểu
đồn điền nên các luồng cư dân theo dòng sông Hồng lên ngày một gia tăng, vì
vậy dân số ở thị xã tăng khá nhanh. Họ từ mạn Phú Thọ, Nam Định, Hà Nam,
Hà Đông, Thái Bình lên sinh sống tại các vùng Bách Lẫm, Nam Cường. Trong

dòng người nhập cư này, phải kể đến một số người từ các tỉnh miền xuôi lên
đây khai thác lâm sản, buôn bán rồi ở lại luôn.
Dân số thị xã Yên Bái tính đến năm 1991 có 65.585 người.
Ở vị trí nằm trong các tuyến đường giao thông huyết mạch thủy, bộ
nên thành phố Yên Bái trở thành một trong những đầu mối thông thương quan
trọng giữa miền ngược và miền xuôi. Do vậy, đạo Phật và đạo Thiên chúa
cũng đã xâm nhập vào đây từ rất sớm, chứng tỏ đây là một vùng đất mở để
đón nhận những khả năng và tiềm thức mới để thúc đáy sinh hoạt và đời sống
cộng đồng. Chính vì vậy ngoài tín ngưỡng dân gian, trong đời sống tôn giáo
của thành phố còn tồn tại Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Tại thành phố có quần thể tôn giáo- tín ngưỡng khang trang, đã tồn tại
từ lâu trong lịch sử như: Đền Tuần Quán( phường Yên Ninh) là một ngôi đền
có từ thế kỉ XIV, thời nhà Lê thờ Thần Diệp phu nhân. Chùa Bách Lẫm
(phường Nguyễn Thái Học), Chùa Ngọc Am (phường Hồng Hà) là những ngôi
chùa có lịch sử hơn một trăm nãm nay. Nhà thờ Yên Bái được hình thành từ
cuối thế kỉ XIX, đến nay được tu bổ, xây dựng lại với kiến trúc khang trang,
đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của giáo dân.
Trong đời sống tín ngưỡng của mình, đặc biệt là các di tích về Phật giáo
trên địa bàn thành phố Yên Bái đều có liên quan đến truyền thống trọng người
tài của đất nước. Trong các Đền, Chùa thờ các vị nhân tài, tướng giỏi, những
người có công với nước, với dân được phong làm thần thánh hoặc do triều
đình, hoặc dân suy tôn. "Xuân thu nhị kì" các cơ sở này trở nên tấp nập với
nhiều lễ hội đặc sắc mang phong cách riêng ờ nơi phố núi này. Các tín đồ
trong tinh thường xuyên đến làm lễ cầu an, cầu cho mưa thuận gió hòa. cầu

16


cho các tăng ni, phật tử và nhân dân Yên Bái ấm no hạnh phúc, mọi người đời
đời theo Đảng, Bác Hồ hăng say lao động sản xuất, có cuộc sống "hướng

thiện", "tốt đời đẹp đạo", xây dựng Yên Bái ngày càng giàu đẹp.
Những nghiên cứu khảo cổ học đã chứng minh thành phố Yên Bái là
tâm điểm trong khu vực địa bàn sinh tụ và phát triển liên tục của người Việt cổ
trên đất nước ta. Riêng thành phô' Yên Bái đã phát hiện 12 địa điểm của văn
hóa Sơn Vi với nhiều loại hình công cụ đặc trưng như rìu lưỡi dọc, lưỡi
ngang, mũi nhọn, các loại tước... Những dấu tích của thời đại kim khí ớ
thành phố Yên Bái cũng khá độc đáo, nổi bật là thạp đồng Hợp Minh mang
phong cách văn hóa Đông Sơn. Nhiều di vật được phát hiện ở thành phố đã
chứng minh đời sống vãn hóa tinh thần của cư dân Việt cổ ở Yên Bái khá
phong phú [61 ,tr. 138].
Nhân dân các dân tộc thành phố Yên Bái có đời sống văn hóa tinh thần
khá phong phú, đa dạng, chứa đựng nhiều yếu tố tích cực, lành mạnh, vừa
mang đậm nét địa phương vừa thể hiện sự thống nhất trong nền văn hóa dân
tộc. Những trò chơi dân gian, những vần thơ, lời ca, tiếng hát và phong trào
văn hóa thể dục thể thao phát triển mạnh ờ địa phương đều thê hiện tình yêu
quê hương, đất nước, ca ngợi và dựng xây cuộc sống tươi đẹp.
Cùng chung dòng máu của dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc
Yên Bái từ xưa đã có truyền thống đoàn kết, ý chí kiên cường, bất khuất, sáng
tạo trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, cần cù trong lao động sản xuất,
xây dựng quê hương. Điều này đã được thực tế lịch sử chứng minh và đến nay
truyền thống đó vẫn không ngừng được phát huy trong công cuộc công nghiệp
hóa- hiện đại hóa thành phố.
Như vậy, kinh tế- xã hội thành phô' Yên Bái có đặc điểm là diện tích
rộng, giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc và truyền thống đoàn kết. Đây là
những điều kiện thuận lợi đế nhân lỈầiiiihkih
triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ (H&httỉHì

17

YiêẾikBối xây dựng và phát



1.2.Tình hình kinh tế- xã hội thành phò Yên Bái trước 1991
Miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), cuộc kháng chiến chống Mĩ
kết thúc, đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước đã hoàn thành. Cách mạng Việt
Nam chuyển sang thời kì mới - thời kì cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Phấn khởi và tự hào trước thắng lợi vĩ đại của dân tộc, nhân dân Yên
Bái đã cùng nhân dân cả nước bước vào thời kì xây dựng, phát triển kinh tế,
vãn hóa, xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa xây dựng vừa bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN.
Vận dụng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần IV( 12/1976), lần
V(3/1982), lần VI( 12/1986) và Nghị quyết Đại hội thị xã Yên Bái các khóa,
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, nhân dân thành phố Yên Bái đã đạt
được những thành tựu đáng kể trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.
1.2.1. Tình hình kinh tê
Từ 1976 đến 1980 thị xã Yên Bái bước vào thời kỳ ổn định đời sống
nhân dân, góp phần đẩy lùi chiến tranh biên giới. Mặc dù phải đôi mặt với
nhiều khó khăn, thứ thách lớn, nhưng Đảng bộ và nhân dân thị xã cũng đã
giành được một số kết quả quan trọng. Nhiều cơ sở kinh tế được khôi phục,
đảm bảo giữ vững sản xuất, bước đầu tạo lập được một cơ cấu kinh tế cân đối
có công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp kết hợp với nông - lâm nghiệp và phàn
phối lưu thông dịch vụ. Xây dựng được một hệ thống ngân sách từ thị đến xã,
phường. Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân tăng trung bình mồi năm
từ 20 đến 30%. Cơ sớ vật chất - kỹ thuật từng bước được tăng cường
Tuy nhiên, sản xuất nống nghiệp, công nghiệp năng suất thấp, có mặt
còn trì trệ. sản lượng lương thực bình quân không đạt so với kế hoạch, mô
hình hợp tác xã với cơ chế quản lý tập trung, bao cấp đã bộc lộ những nhược
điểm của nó, nhất là công tác quản lý còn thể hiện sự yếu kém nhiều mật.
Hoạt động phân phối, lưu thông, quản lý thị trường còn lúng túng, xáy ra hiện


18


tượng tiêu cực. Việc quản lý chỉ đạo và vận dụng các chính sách kinh tê còn
chậm cải tiến, tư tưởng bao cấp, ỷ lại còn nặng.
Trong giai đoạn 1981-1985, Yên Bái tiếp tục khôi phục và phát triển
kinh tế, xây dựng thị xã theo quy hoạch đô thị miền núi. Ớ giai đoạn này, tuy
trong điều kiện khó khăn, thiếu vốn, vật tư, trình độ khoa học kĩ thuật còn non
yếu, các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vẫn vươn lên và đạt được
những kết quả đáng khích lệ. Giá trị tổng sản lượng của ngành thủ công
nghiệp năm 1981 đạt 5,3 triệu đồng tăng 3,5 triệu đồng so với năm 1978. Các
ngành cơ khí, may, nhuộm, xây dựng cơ bản, vận tải... đều đạt và một số
ngành vượt chỉ tiêu.
Trên địa bàn thị xã đã có thêm một số cơ sở kinh tế và mặt hàng mới
như : Một số cơ sở dịch vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủ công nghiệp,
bên cạnh đó còn có hàng chục điểm xay xát, chế biến thực phẩm, nạp ắc quy,
sản xuất sành sứ, thủy tinh, da, cao su, phương tiện vận tải thủy, cụm sản xuất
công nghiệp của hợp tác xã Đồng Thanh- Minh Bảo...
Phong trào sản xuất lương thực, thực phẩm để tự túc được hưởng ứng
mạnh mẽ trong nhân dân. Ngoài rau, thị xã đã trồng được lúa, ngô, sắn; trong
chăn nuôi ngoài đàn lợn đã có thêm đàn trâu, bò, cá.
Bước sang năm 1983, thị xã đã xác định tạo lập một cơ cấu kinh tế gắn bó
chặt chẽ giữa công nghiệp với phân phối lun thông và dịch vụ, tàng khối lượng
lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, tăng tích lũy vốn.
Với vị trí là một đô thị tỉnh lỵ, thị xã coi sản xuất công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, một trong những mũi nhọn chủ yếu
trong cơ cấu kinh tế công- nông- lâm nghiệp. Riêng công nghiệp- tiểu thủ
công nghiệp thuộc kinh tế địa phương, năm 1985 đạt 35 triệu đồng tăng 146%
so với nãm 1983. Các ngành cơ khí, khai thác chế biến lâm sán, chế biến thực

phẩm, sán xuất thủy tinh, gốm, nhựa, sành sứ, may, nhuộm, giày dép đều vượt
kế hoạch và đạt từ trên 100% đến trên 200% so với năm 1984.

19


Sản xuất vật liệu xây dựng đạt 712 ngàn đồng ( vượt 247% so với
1984). Các sản phẩm gạch nung, ngói lợp, vôi cục đã đáp ứng được nhu cầu
của thị xã và một số huyện trong tỉnh.
Trên lĩnh vực nông nghiệp có những tiến bộ rõ rệt trong thâm canh cây
trồng, áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong việc đổi mới cơ cấu giống, tăng cường
phán bón, bảo vệ thực vật, đẩy mạnh công tác dịch vụ nông nghiệp và mớ rộng
vành đai thực phẩm. Nền nông nghiệp thị xã dù gập khó khăn về thòi tiết, khí
hậu, sâu bệnh, giá cả vật tư tăng... nhưng năng suất, tổng sản lượng lương
thực hàng nãm đều tăng. Năm 1982, các hợp tác xã nông nghiệp đều được
mùa lớn và là năm đầu tiên thị xã giao nộp cho Nhà nước 146 tấn thóc. Năng
suất bình quân đạt 48,53 tạ/ha. Có một số điển hình đạt năng suất lúa 3
tấn/ha/vụ như ở xã Tuy Lộc, Tân Thịnh, Đồng Thanh- Minh Bảo. Có nơi gần
100% xã viên vượt khoán (ít nhất là lOOkg thóc), riêng thôn Trực Bình (xã
Minh Bảo) trong vụ mùa sản lượng tăng 2 lần so với vụ trước.
Năm 1985, năng suất lúa đạt 54 tạ/ha (tãng 24% so với năm 1983).
Diện tích màu chủ yếu trồng sắn, ngô, khoai... Diện tích sắn đạt 250 ha; diện
tích ngô là 50 ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 2.442 tấn, tăng 6%, tỉ trọng
màu chiếm 41%.
Về rau xanh, với diện tích định hàng năm là trên 100 ha, tuy bị hạn
hán, ngập lụt song năng suất vẫn tãng (năm 1985 đạt 162 tạ/ha).
Cây công nghiệp ngắn ngày và cây ãn quả bước đầu được quan tâm và
phát triển khá. Cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây chè đã phát huy thế
mạnh, tổng diện tích đạt 238 ha, công tác thâm canh chè có nhiều tiến bộ,
năng suất hàng năm đều tăng.

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp trên địa bàn trong năm 1986 đạt
143.527.000 đồng vượt 4,2% so với năm 1985 [70, tr.4]. Một số mặt hàng mới
đã khảng định được chỗ đứng trên thị trường như : Dột khăn mặt. xô màn.
chổi chít, mành tre... Phong trào sản xuất vật liệu xây dựng cả ba khu vực

20


quốc doanh, tập thể và gia đình được phát động mạnh mẽ, có hiệu quả rõ nét.
Phong trào học nghề thủ công phát triển, toàn thị xã có 6 lớp bồi dưỡng dạy
nghề dệt thủ công, cắt may cho hơn 150 người tạo nguồn lao động, bổ xung
cho các hợp tác xã thủ công nghiệp. Những kết quả thu được đóng góp quan
trọng vào công tác xây dựng cơ bản, giải quyết việc làm cho người lao động
và đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 2,5 lần so với năm 1985 . Tuy nhiên
sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu chất lượng chưa tốt, chưa phong
phú; lực lượng sản xuất và nguyên liệu làm hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu
chưa được khai thác tốt.
Sản xuất nông, lâm nghiệp năm 1986 gặp rất nhiều khó khăn về thời
tiết, vụ đông xuân bị mưa rét kéo dài, vụ mùa bị lũ lụt làm mất trắng 40% diện
tích trồng lúa. Tuy nhiên số diện tích còn lại được chăm sóc tốt vẫn được thu
hoạch với năng suất khá cao (bình quàn đạt 32 tạ/ha). Với những cố gắng
chung của cả 2 vụ đã đưa tổng sản lượng lúa cả năm đạt 1.242 tấn. Cây ngô đã
áp dụng giống mới TSDi có năng suất cao và trồng tập trung ờ Tuy Lộc. Cây
sắn vẫn được ổn định diện tích là 250 ha. Các cây khoai lang, đao, riềng, rau.
đậu đều tăng hơn năm trước về diện tích. Cây công nghiệp ngắn ngàv và dài
ngày được ổn định, trong năm đã trồng mới 40 ha chè, đưa diện tích tăng từ
282 ha (1985) lên 328 ha (1986). Nãng suất đạt 1,8 tấn/ha/năm [ 70, tr.4].
Tuy vậy, trong lĩnh vực trồng trọt, phong trào thâm canh chưa đều, chưa
mạnh mè, công tác chuẩn bị giống, chọn lọc giống chưa đảm bảo. Công tác
khoanh nuôi, giao đất, giao rừng có nhiều tiến bộ. Tuy thế, hoạt động bảo vệ

rừng còn nhiều tồn tại.
Năm 1988, sau 2 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi
xướng và lãnh đạo, kinh tế-xã hội của thị xã có nhiều khởi sắc. Xác định tầm
quan trọng có tính mũi nhọn của sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp, thành phố đã coi trọng phát triển các ngành nghề, sản phẩm có thế
mạnh của địa phương như chế biến lâm sán. vật liệu xây dựng, sứ, thuỷ tinh ;

21


đồng thời mở rộng liên doanh, liên kết với các địa phương đơn vị bạn phát
triển thêm một số cơ sở sản xuất, sản phẩm mới phục vụ tiêu dùng và xuất
khẩu như dệt màn, khăn mặt, thuộc da, sứ mỹ nghệ, mây tre đan, phèn chua,
xà phòng...các đơn vị sản xuất chuyển mạnh sang thực hiện cơ chế quản lý
mới với tinh thần năng động sáng tạo, bước đầu làm ăn có hiệu quả như :
Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, X í nghiệp Mộc xẻ Sông Hồng, Công ty
Vận tải thuỷ bộ, X í nghiệp Chế biến liên dược, Công ty Chế biến thức ăn gia
súc, X í nghiệp Thuyền phà, Công ty Vật liệu xây dựng.
Thực hiện các Nghị định, Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng về đổi
mới cơ chế quản lý đối với các đơn vị sản xuất ngoài quốc doanh, bước đầu đã
tạo ra khả năng mới phát huy và khuyến khích các thành phần kinh tế phát
triển, nhất là kinh tế gia đình trong việc sản xuất hàng thủ công và hàng xuất
khẩu. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 1988 đạt
50 triệu đồng (tăng 12 triệu đồng so với năm 1986).
Tháng 4 năm 1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết 10 về
đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết 10 ra đời đã khắc phục một
bước nhược điểm của Chỉ thị 100, tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế khoán sản phẩm
cuối cùng đến nhóm hộ và hộ xã viên. Ban Thường vụ Tinh uỷ Hoàng Liên
Sơn ban hành Nghị quyết 02 về đổi mới cơ chế quản lý nông thôn một cách
kịp thời, sáng tạo phù hợp với tinh thần cụ thể của tinh và Nghị quyết 10 của

Đảng. Các Nghị quyết trên được ban hành đúng thời điểm, phù hợp với
nguyện vọng và lợi ích vì vậy nông dân vui mừng đón nhận và thực hiện. Nghị
quyết đã tạo động lực thúc đẩy nòng dân tích cực đầu tư vốn, lao động, vật tư
và áp dụng tiến bộ vào sản xuất, đất đai, đồi rừng và thừa ruộng khoán của
mình. Nhờ đó hiệu quả kinh tế đạt cao hơn, đời sống nhân dân được cải thiện
thêm một bước.
Do nhận thức đúng vị trí hàng đầu của nông nghiệp nên Đáng bộ đã tập
trung chỉ đạo đầu tư thâm canh cây lúa nước, phát triển mạnh cây ngô đông.

22


×