Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Chò chỉ tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.45 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

PHÙNG KIM HẢI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI CHÒ CHỈ
(PARASHOREA CHINENSIS) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ
HẨU TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hồ Ngọc Sơn

Thái Nguyên - 2015




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không sao chép. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người viết cam đoan

TS. Hồ Ngọc Sơn

Phùng Kim Hải

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Hội đồng khoa học

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu.
(ký, ghi rõ họ tên)


ii


LỜI CẢM ƠN
Để kết thúc khóa học 2011 - 2015 tại trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, được sự nhất trí của khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực tập tại
KBTTN Nà Hẩu tỉnh Yên Bái . Với sự cố gắng hết sức của bản thân cộng với
sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy giáo, tôi đã hoàn thành bản khóa luận
tốt nghiệp của mình. Nhưng do trình độ có hạn và thời gian thực tập ngắn nên
bản khóa luận của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản
khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới BGH Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, nơi đã gắn bó với tôi suốt 4 năm học tập và tu dưỡng trở thành người
có ích cho xã hội. Tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân tới BCN khoa Lâm nghiệp,
nơi đã trực tiếp đào tạo chúng tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy
cô trong Khoa Lâm nghiệp đã dìu dắt, giúp đỡ tôi, cho tôi những kiến thức
khoa học mới và dạy tôi cách làm người có ích. Đặc biệt, cho tôi gửi lòng biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Hồ Ngọc Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn tận
tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin chân thành
cảm ơn các cán bộ kiểm lâm KBTTN Nà Hẩu tỉnh Yên Bái , đã tạo mọi điều
kiện để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Phùng Kim Hải


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1:

Hiện trạng sử dụng đất đai các xã vùng dự án ........................... 16

Bảng 4.1:

Các pha vật hậu của loài Chò chỉ tại KBTTN Nà Hẩu .............. 34

Bảng 4.2:

Phân bố loài Chò chỉ theo độ cao tại KBTTN Nà Hẩu .............. 36

Bảng 4.3:

Hệ số tổ thành rừng của các loài cây trong OTC nơi có loài
Chò chỉ phân bố theo IV% (ở độ cao 728m, trạng thái rừng
IIIA2) ........................................................................................... 38

Bảng 4.4:

Công thức tổ thành rừng nơi có loài Chò chỉ phân bố theo
IV% (ở độ cao 728m, trạng thái rừng IIIA2) .............................. 39

Bảng 4.5:

Hệ số tổ thành rừng của các loài cây trong OTC nơi có loài
Chò chỉ phân bố theo IV% (ở độ cao 705m, trạng thái rừng
IIIA2) ........................................................................................... 40

Bảng 4.6:


Công thức tổ thành rừng nơi có loài Chò chỉ phân bố theo
IV% (ở độ cao 705m, trạng thái rừng IIIA2) .............................. 41

Bảng 4.7:

Hệ số tổ thành rừng của các loài cây trong OTC nơi có loài
Chò chỉ phân bố theo IV% (ở độ cao 746m, trạng thái rừng
IIIA2) .......................................................................................... 42

Bảng 4.8:

Công thức tổ thành rừng nơi có loài Chò chỉ phân bố theo
IV% (ở độ cao 746m, trạng thái rừng IIIA2) .............................. 43

Bảng 4.9:

Cấu trúc mật độ loài Chò chỉ phân bố theo độ cao tại KBTTN
Nà Hẩu ........................................................................................ 45

Bảng 4.10: Mức độ thường gặp loài Chò chỉ tại KBTTN Nà Hẩu ............... 46
Bảng 4.11: Mức độ thường gặp của các loài trong lâm phần điều tra .......... 47
Bảng 4.12: Đặc trưng khí hậu tại KBTTN Nà Hẩu ...................................... 48


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu của đề tài ............................. 24

Hình 4.1: Hình thái thân cây Chò chỉ tại KBTTN Nà Hẩu ............................. 30
Hình 4.2: Hình thái lá cây Chò chỉ tại KBTTN Nà Hẩu ................................. 31
Hình 4.3: Hình thái hoa cây Chò chỉ............................................................... 32
Hình 4.4: Số loài và số loài tham gia vào trong công thức tổ thành ............... 44


v

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Nghĩa đầy đủ

D1.3

Đường kính ngang ngực

Ha

Hecta

Hvn

Chiều cao vút ngọn

N

Số cây


ODB

Ô dạng bản

OTC

Ô tiên chuẩn

T

Tốt

TB

Trung bình

TT

Thứ Tự

X

Xấu


vi

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. ................................................................. 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài. ...................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................ 4
2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. .......................... 4
2.1.1 Trên thế giới ............................................................................................. 4
2.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 7
2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu......................... 12
2.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên............................................................. 12
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ..................................... 17
2.2.3. Nhận xét, đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tới bảo tồn loài Chò chỉ ........................................................................ 21
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 23
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 23
3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Chò chỉ tại khu vực nghiên cứu... 23
3.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố loài cây Chò chỉ tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Nà Hẩu ................................................................................... 23
3.2.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững loài cây Chò chỉ tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. .................................................................... 23
3.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
3.3.1. Cách tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu. .................................. 24
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu chung ............................................................ 24


vii

3.3.3. Phương pháp điều tra cụ thể.................................................................. 25
3.3.4. Phương pháp nội nghiệp ....................................................................... 28
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................30
4.1. Đặc điểm hình thái loài Chò chỉ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu .... 30

4.1.1. Đặc điểm hình thái thân, cành, lá cây Chò chỉ...................................... 30
4.1.2. Đặc điểm hình thái hoa, quả cây Chò chỉ ............................................. 32
4.1.3. Đặc điểm vật hậu cây Chò chỉ .............................................................. 33
4.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố cây Chò chỉ tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Nà Hẩu............................................................................................................. 36
4.2.1. Đặc điểm phân bố loài cây Chò chỉ theo đai cao và trạng thái rừng .... 36
4.2.2. Đặc điểm cấu trúc quần xã nơi có loài Chò chỉ phân bố ...................... 37
4.2.3. Một số đặc điểm về hoàn cảnh rừng nơi có loài Chò chỉ phân bố........ 47
PHẦN 5: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ..........................................................................51
5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................54
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 54
II. Tài liệu tiếng Anh ....................................................................................... 56


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường
sống, luôn gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng
không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu
khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, điều hoà khí hậu,
phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, ngăn chặn sự hoang mạc hoá, chống
sói mòn, sạt lở đất, ngăn ngừa lũ lụt, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời
rừng cũng tạo cảnh quan phục vụ cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Họ Dầu (Dipterocarpaceae), là một họ thực vật điển hình của rừng
nhiệt đới Đông Nam Á, Có phân bố rộng trải suốt khu vực từ Ấn Độ đến

Philippin, gồm 13 chi và 470 loài. Trung tâm phân bố của các loài cây họ Dầu
còn có cả ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Trung Quốc
(Thái Văn Trừng, 1978 [27]). Hệ sinh thái của các loài cây họ Dầu trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng chịu tác động rất mãnh liệt bởi các
nhân tố phát sinh. Tác động này không chỉ chi phối phạm vi phân bố mà còn
tạo nên sự đa dạng về kiểu rừng, về tổ hợp cây ưu thế tạo thành nhiều trạng
thái rừng khác nhau.
Hệ sinh thái rừng cây họ Dầu ở khu vực phía Bắc chủ yếu là các kiểu
rừng lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới mà tổ thành là các loài cây lá
rộng họ 3 mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Dẻ (Fabaceae), Họ Xoan (Meliaceae),
họ Cà phê (Rubiaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Đậu (Fabaceae). Các loài
cây họ Dầu như cây Chò chỉ (Parashorea chinensis), Táu mật (Vatica
tonkinensis), Táu muối, Chò nâu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cấu trúc tổ
thành rừng tự nhiên lá rộng thường xanh (Thái Văn Trừng, 1983 [27].


2

Cây Chò chỉ (Parashorea chinensis), mới được nghiên cứu ở nước ta
vào những năm 1965 với công trình nghiên cứu của Lê Viết Lộc về “Bước
đầu điều tra thảm thực vật rừng Cúc Phương” Công trình đã tiến hành điều tra
47 ô tiêu chuẩn có diện tích 1000 m2 và 2000 m2 và đã xây dựng được bản đồ
phân bố của 11 loại hình ưu thế trong vùng nghiên cứu cho thấy ở Cúc
phương Chò chỉ là cây ưu thế lập quần trong loại hình ưu thế: Sâng – Sấu –
Chò chỉ - Đinh hương (Lê Viết Lộc, 1964 [20]).
Chò chỉ mang nhiều đặc điểm quan trọng cho khoa học và là loài cây
tiềm năng có thể ứng dụng trong lâm nghiệp đô thị, trồng rừng hay có thể phát
triển nghiên cứu, nhưng sự phân bố của loài này tại khu bảo tồn còn ít được
biết đến. Từ thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm
lâm học của loài Chò chỉ (Parashorea chinensis) tại khu bảo tồn thiên

nhiên Nà Hẩu tỉnh Yên Bái"
” nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, đề xuất những hướng bảo tồn và
phát triển loài cây có triển vọng và hiếm này tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Xác định được những đặc điểm hình thái và vật hậu của loài Chò chỉ.
- Xác định được một số đặc điểm sinh thái của loài Chò chỉ tại khu vực
nghiên cứu.
- Bước đầu đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.
1.3 Ý nghĩa của đề tài.
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên
cứu khoa học, cũng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế; biết
các thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm
việc với cộng đồng thôn bản và người dân.


3

+ Bổ sung các thông tin khoa học và là cơ sở khoa học cho các nhà
quản lý.
- Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Nghiên cứu loài Chò chỉ (Parashorea chinensis), làm cơ sở đề xuất
hướng bảo tồn và phát triển loài tại KBT TN Nà Hẩu Tỉnh Yên Bái


ii

LỜI CẢM ƠN
Để kết thúc khóa học 2011 - 2015 tại trường Đại học Nông lâm Thái

Nguyên, được sự nhất trí của khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực tập tại
KBTTN Nà Hẩu tỉnh Yên Bái . Với sự cố gắng hết sức của bản thân cộng với
sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy giáo, tôi đã hoàn thành bản khóa luận
tốt nghiệp của mình. Nhưng do trình độ có hạn và thời gian thực tập ngắn nên
bản khóa luận của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản
khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới BGH Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, nơi đã gắn bó với tôi suốt 4 năm học tập và tu dưỡng trở thành người
có ích cho xã hội. Tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân tới BCN khoa Lâm nghiệp,
nơi đã trực tiếp đào tạo chúng tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy
cô trong Khoa Lâm nghiệp đã dìu dắt, giúp đỡ tôi, cho tôi những kiến thức
khoa học mới và dạy tôi cách làm người có ích. Đặc biệt, cho tôi gửi lòng biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Hồ Ngọc Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn tận
tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin chân thành
cảm ơn các cán bộ kiểm lâm KBTTN Nà Hẩu tỉnh Yên Bái , đã tạo mọi điều
kiện để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Phùng Kim Hải


5

và trung tâm Ấn độ (1874), Thực vật chí Ấn độ 7 tập (1872 – 1897), Thực vật
chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia (1892 – 1925), Thực vật chí Hải
Nam (1972 – 1977), Thực vật chí Vân Nam (1977), Thực vật chí Quảng
Đông, Trung Quốc (9 tập). Sự ra đời của các bộ thực vật chí đã góp phần làm

tiền đề cho công tác nghiên cứu về hình thái, phân loại cũng như đánh giá tính
đa dạng của các vùng miền khác nhau.
Về vật hậu học: Hoạt động sinh học có tính chất chu kỳ của các cơ
quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Chu kỳ vật hậu của cùng 1 loài phân bố
ở các vùng sinh thái khác nhau sẽ có sự sai khác rõ rệt. Điều này có ý nghĩa
cần thiết trong nghiên cứu sinh thái cá thể loài và công các chọn tạo giống.
Các công trình như nêu trên cũng đã ít nhiều nêu ra các đặc điểm về chu kỳ
hoa, quả và các đặc trưng vật hậu của từng loài, nhóm loài.
2.1.1.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học loài cây
Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài làm cơ sở đề xuất
biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong
kinh doanh rừng rất được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo đó,
các lý thuyết về hệ sinh thái, cấu trúc, tái sinh rừng được vận dụng triệt để
trong nghiên cứu đặc điểm của 1 loài cụ thể nào đó.
Theo Odum E.P (1971) [35] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái,
trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P (1935). Ông đã
phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá
thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài, trong đó chu kỳ sống, tập
tính cũng như khả năng thích nghi với môi trường được đặc biệt chú ý.
Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới (World Agroforestry Centre,
2006), Anon (1996), Keble và Sidiyasa (1994) đã nghiên cứu đặc điểm hình
thái của loài Vối thuốc (Schima wallichii) và đã mô tả tương đối chi tiết về
đặc điểm hình thái thân, lá, hoa, quả, hạt của loài cây này, góp phần cung cấp


6

cơ sở cho việc gây trồng và nhân rộng loài Vối thuốc trong các dự án trồng
rừng (dẫn theo Hoàng Văn Chúc, 2009 [7]).
Vối thuốc là loài cây tiên phong ưa sáng, biên độ sinh thái rộng, phân

bố rải rác ở các khu vực phía Đông Nam Châu Á. Vối thuốc xuất hiện ở nhiều
vùng rừng thấp (phía Nam Thái Lan) và cả ở các vùng cao hơn (Nepal) cũng
như tại các vùng có khí hậu lạnh. Là cây bản địa của Brunei, Trung Quốc, ấn
Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Papua New Guinea, Phillipines, Thailand và Việt
Nam (World Agroforestry Centre, 2006). Vối thuốc thường mọc thành quần
thụ từ nơi đất thấp đến núi cao, phân bố ở rừng thứ sinh, nơi đồng cỏ, cây bụi
và ngay cả nơi ngập nước có độ mặn nhẹ. Vối thuốc có thể mọc trên nhiều
loại đất với thành phần cơ giới và độ phì khác nhau, từ đất cằn cỗi xương xẩu
khô cằn đến đất phì nhiêu, tươi tốt, có thể thấy Vối thuốc xuất hiện nơi đầm
lầy. Vối thuốc là loài cây tiên phong sau nương rẫy (Laos tree seed project,
2006) (dẫn theo Hoàng Văn Chúc, 2009) [7].
Như vậy, với các công trình nghiên cứu về lý thuyết sinh thái, tái sinh,
cấu trúc rừng tự nhiên cũng như nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái đối
với một số loài cây như trên đã phần nào làm sáng tỏ những đặc điểm cấu trúc,
tái sinh của rừng nhiệt đới nói chung. Đó là cơ sở để lựa chọn cho hướng
nghiên cứu trong luận văn.
2.1.1.4. Nghiên cứu về cây Chò chỉ
Những nghiên cứu về cây Chò chỉ trên thế giới không có nhiều. Tuy
nhiên, theo Wendy Jackson (Bộ canh nông Mỹ) thì họ Dầu (Dipterocarpaceae)
phân bố nhiều ở vùng Đông Nam Á và rất nhạy cảm với đất, chịu ảnh
hưởng sâu sắc của Cacbonnat canxi.
Theo Lecont đã nghiên cứu và xuất bản cuốn “Thực vật chí Đông
Dương”. Trong đó tác giả đã xác định được hai loài Chò chỉ là Parashorea
stelata và Parashorea chinensis. Hai loài cây này đã được đưa vào danh lục
Thực vật ở Việt Nam. Chò chỉ phân bố nhiều ở Trung Quốc, Miến Điện thuộc


7

khu hệ Malaysia từ Nam di cư lên Bắc. Chính vì vậy mà các nghiên cứu về

loài Chò chỉ tập trung nhiều ở Trung Quốc.
Theo Guang xi (1974), đã nghiên cứu việc gây trồng loài Chò chỉ ở
Trung Quốc và đã có những thành công nhất định. Năm 1988, nhà nghiên cứu
Lin Chi cũng đã nghiên cứu một số sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của cây Chò chỉ tại vùng Quảng Đông.
2.1.2. Ở Việt Nam
2.1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt nam cũng đã được rất nhiều tác
giả đề cập tới nhằm đưa ra giải pháp lâm sinh phù hợp, song tiêu biểu phải kể
đến một số công trình nghiên cứu sau:
Theo Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) [26] đã đưa ra mô hình cấu
trúc tầng như: Tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán
(A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C). Ông đã vận dụng và cải tiến bổ
sung phương pháp biểu đồ, mặt cắt đứng của Davit - Risa để nghiên cứu cấu
trúc rừng Việt Nam, trong đó tầng cây bụi và thảm tươi được vẽ phóng đại
với tỉ lệ nhỏ hơn và có ký hiệu thành phần loài cây của quần thể đối với
những đặc trưng sinh thái và vật hậu cùng biểu đồ khí hậu, vị trí địa lý, địa
hình. Bên cạnh đó, ông còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực
vật rừng Việt Nam. Đó là dạng sống ưu thế của những thực vật trong tầng cây
lập quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh thái, hình thái sinh thái của nó và
trạng mùa của tán lá. Với những quan điểm trên, Thái Văn Trừng đã phân
chia thảm thực vật Rừng Việt Nam thành 14 kiểu. Rõ ràng các nhân tố cấu
trúc rừng được vận dụng triệt để trong phân loại rừng dựa trên quan điểm sinh
thái phát sinh quần thể.
Về đa dạng tầng cây gỗ đã có nhiều tác giả Việt Nam quan tâm nghiên
cứu về đa dạng sinh học, đặc biệt là đa dạng hệ thực vật, đầu tiên phải kể đến


8


công trình nghiên cứu “Thảm thực vật rừng Việt Nam” của Thái Văn Trừng
(1963, 1978 [26]). Tác giả đã tổng kết và công bố công trình nghiên cứu của
mình với 7004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi và 189 họ ở Việt
Nam. Ông đã nhấn mạnh sự ưu thế của ngành thực vật hạt kín (Angiospermae)
trong hệ thực vật Việt Nam với 6336 loài chiếm 90,9%, 1727 chi chiếm 93,5%
và 239 họ chiếm 82,7% trong tổng số taxon mỗi bậc. Tiếp theo là công trình
“Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc” của Trần Ngũ Phương (1963) [23]. Tác
giả chia rừng miền Bắc Việt Nam thành 3 đai với 8 kiểu.
2.1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây
Ngoài những tác phẩm cổ điển về thực vật như “Flora Cochinchinensis“
của Loureiro (1790) và “Flore Forestière de la Cochinchine” của Pierre (18791907), thì từ đầu những năm đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện một công trình nổi
tiếng, là nền tảng cho việc nghiên cứu về hình thái phân loại thực vật, đó là Bộ
thực vật chí Đông Dương do H. Lecomte chủ biên (1907-1952). Trong công
trình này, các tác giả người pháp đã thu mẫu, định tên và lập khóa mô tả các
loài thực vật bậc cao có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương, trong đó hệ
thực vật Việt Nam có 7004 loài, 1850 chi và 289 họ.
Đối với mỗi miền có những tác phẩm lớn khác nhau như ở miền Nam
Việt Nam có công trình thảm thực vật Nam Trung Bộ của Schmid (1974),
trong đó tác giả đã chỉ rõ những tiêu chuẩn để phân biệt các quần xã khác
nhau là sự phân hóa khí hậu, chế độ thoát nước khác nhau. Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập
do Lê Khả Kế chủ biên và ở miền Nam Phạm Hoàng Độ (1970-1972) cũng
cho ra đời công trình đồ sộ 2 tập về “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”, trong đó
giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài rêu, còn
lại là 5246 loài thực vật có mạch, và sau này là “Cây cỏ Việt Nam” [12].
Ngoài ra, còn rất nhiều các bộ sách chuyên khảo khác, tuy không tách


9


riêng cho vùng Tây Nam Bộ nhưng cũng đã góp phần vào việc nghiên cứu đa
dạng sinh học thực vật chung, như các bộ về Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện
điều tra qui hoạch, 1971-1988), Cây thuốc Việt Nam (Viện dược liệu, 1990),
Cây tài nguyên (Trần Đình lý và cs., 1993), Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam (Trần
Hợp & Nguyễn Bội Quỳnh, 1993), 100 loài cây bản địa (Trần Hợp & Hoàng
Quảng Hà, 1997), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn chi và Trần Hợp,
1999), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002) [17], v.v...Gần đây
Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật cũng đã xây dựng và biên soạn được 11
tập chuyên khảo đến họ riêng biệt. Đây là những tài liệu vô cùng quý giá góp
phần vào việc nghiên cứu về thực vật của Việt Nam.
2.1.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học loài cây
Ở nước ta, nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của các loài cây bản
địa chưa nhiều, tản mạn, có thể tổng hợp một số thông tin có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu như sau:
Theo Nguyễn Bá Chất (1996) [4] đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và
biện pháp gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa, ngoài những kết quả nghiên cứu
về các đặc điểm phân bố, sinh thái, tái sinh,... tác giả cũng đã đưa ra một số
biện pháp kỹ thuật gieo ươm cây con và trồng rừng đối với Lát hoa.
Theo Lê Phương Triều (2003) [32] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh
vật học của loài Trai lý tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tác giả đã đưa ra một
số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, vật hậu và sinh thái của loài,
ngoài ra tác giả còn kết luận là: có thể dùng hàm khoảng cách để biểu thị phân
bố N-D1.3, N-Hvn, các mối quan hệ H-D1,3, Dt-D1,3.
Theo Ly Meng Seang (2008) [25] đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm
học của rừng Tếch trồng ở Kampong Cham Campuchia, đã kết luận: ở các độ
tuổi khác nhau: Phân bố N-D1,3 ở các tuổi đều có dạng một đỉnh lệch trái và
nhọn, phân bố N-H thường có đỉnh lệch phải và nhọn, phân bố N-Dt đều có


10


đỉnh lệch trái và tù. Giữa D1,3 hoặc Hvn so với tuổi cây hay lâm phần luôn tồn
tại mối quan hệ chặt chẽ theo mô hình Schumacher. Ngoài ra, tác giả cũng đề
nghị trong khoảng 18 năm đầu sau khi trồng rừng Tếch nên chặt nuôi dưỡng 3
lần theo phương pháp cơ giới, với kỳ dãn cách là 6 năm 1 lần.
Theo Nguyễn Toàn Thắng (2008) [34] đã nghiên cứu một số đặc điểm
lâm học của loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis) tại Lâm Đồng. Tác giả đã
có những kết luận rõ ràng về đặc điểm hình thái, vật hậu, phân bố, giá trị sử
dụng, về tổ thành tầng cây gỗ biến đổi theo đai cao từ 17 đến 41 loài, với các
loài ưu thế là Dẻ anh, Vối thuốc răng cưa, Du sam,....
Tóm lại, với những kết quả của những công trình nghiên cứu như
trên, là cơ sở để đề tài lựa chọn những nội dung thích hợp để tham khảo
vận dụng trong đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài Chò chỉ tại
Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Nà Hẩu.
2.1.2.4. Nghiên cứu về cây Chò chỉ
Cây Chò chỉ (Parashorea chinensis), mới được nghiên cứu ở nước ta
vào những năm 1965 với công trình nghiên cứu của Lê Viết Lộc (1964) [19]
về “Bước đầu điều tra thảm thực vật rừng Cúc Phương” Công trình đã tiến
hành điều tra 47 ô tiêu chuẩn có diện tích 1000 m2 và 2000 m2 và đã xây dựng
được bản đồ phân bố của 11 loại hình ưu thế trong vùng nghiên cứu cho thấy
ở Cúc phương Chò chỉ là cây ưu thế lập quần trong loại hình ưu thế: Sâng –
Sấu – Chò chỉ - Đinh hương (Lê Viết Lộc, 1964 [19]. Các thảm thực vật rừng
ở Cúc Phương).
Năm 1976, Trạm nghiên cứu – VQG Cúc Phương đã giao trồng thử 1 ha
rừng trồng Chò chỉ và vào năm 1985, tại trạm nghiên cứu – VQG Cúc Phương
đẫ tiến hành xây dựng vườn thực vật. Trong danh lục vây trồng ở đó có Chò chỉ
đã được gây trồng và sinh trưởng rất tốt (Trạm NC-VQG Cúc Phương, 1976,
1985. Thiết kế trồng rừng Chò chỉ tại vườn thực vật VQG Cúc Phương).



iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1:

Hiện trạng sử dụng đất đai các xã vùng dự án ........................... 16

Bảng 4.1:

Các pha vật hậu của loài Chò chỉ tại KBTTN Nà Hẩu .............. 34

Bảng 4.2:

Phân bố loài Chò chỉ theo độ cao tại KBTTN Nà Hẩu .............. 36

Bảng 4.3:

Hệ số tổ thành rừng của các loài cây trong OTC nơi có loài
Chò chỉ phân bố theo IV% (ở độ cao 728m, trạng thái rừng
IIIA2) ........................................................................................... 38

Bảng 4.4:

Công thức tổ thành rừng nơi có loài Chò chỉ phân bố theo
IV% (ở độ cao 728m, trạng thái rừng IIIA2) .............................. 39

Bảng 4.5:

Hệ số tổ thành rừng của các loài cây trong OTC nơi có loài

Chò chỉ phân bố theo IV% (ở độ cao 705m, trạng thái rừng
IIIA2) ........................................................................................... 40

Bảng 4.6:

Công thức tổ thành rừng nơi có loài Chò chỉ phân bố theo
IV% (ở độ cao 705m, trạng thái rừng IIIA2) .............................. 41

Bảng 4.7:

Hệ số tổ thành rừng của các loài cây trong OTC nơi có loài
Chò chỉ phân bố theo IV% (ở độ cao 746m, trạng thái rừng
IIIA2) .......................................................................................... 42

Bảng 4.8:

Công thức tổ thành rừng nơi có loài Chò chỉ phân bố theo
IV% (ở độ cao 746m, trạng thái rừng IIIA2) .............................. 43

Bảng 4.9:

Cấu trúc mật độ loài Chò chỉ phân bố theo độ cao tại KBTTN
Nà Hẩu ........................................................................................ 45

Bảng 4.10: Mức độ thường gặp loài Chò chỉ tại KBTTN Nà Hẩu ............... 46
Bảng 4.11: Mức độ thường gặp của các loài trong lâm phần điều tra .......... 47
Bảng 4.12: Đặc trưng khí hậu tại KBTTN Nà Hẩu ...................................... 48


12


được một số nhận định ban đầu rằng: cây Chò chỉ có thể sống thành quần thụ
rừng và trong Hệ Sinh thái đó, chúng có thể cũng có những vai trò khác nhau
trên những lập địa khác nhau (Dự án xây dựng mô hình cộng đồng và phát
triển cây Chò chỉ. GEF).
Chò chỉ có một số ưu điểm như thân thẳng, cây lớn, sinh trưởng tương
đối nhanh, gỗ tốt và có giá trị kinh tế và môi trường cao nên Chò chỉ đã được
một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu về loài Chò chỉ
mới chỉ là bước đầu, chưa đồng bộ và chưa dủ cơ sở để phục vụ cho việc đề
xuất các biện pháp kỹ thuật gieo ươm và gây trồng trên diện tích lớn. Chính vì
vậy mà việc nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái một loài cây gỗ lớn có
giá trị cao như Chò chỉ là hết sức cần thiết nhằm phục vụ cho mục tiêu gây
trồng và Bảo tồn loài cây này và nâng cao chất lượng của rừng trồng tại vùng
phòng hộ đầu nguồn hiện nay.
2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.2.1.1 Vị trí địa lý, địa giới hành chính
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc địa phận của bốn xã phía Nam
của huyện Văn Yên: xã Nà Hẩu, xã Đại Sơn, xã Mỏ Vàng và xã Phong Dụ
Thượng. Khu BTTN cách trung tâm huyện 30km và có vị trí địa lý như sau:
- Từ 104º23’ đến 104º40’ kinh độ Đông
- Từ 21º50’ đến 22º01’ vĩ độ Bắc
+ Phía Bắc giáp các xã Xuân Tầm, Tân Hợp, Đại Phác huyện Văn Yên.
+ Phía Đông giáp xã Viễn Sơn huyện Văn Yên.
+ Phía Đông – Nam giáp huyện Trấn Yên
+ Phía Nam giáp huyện Văn Chấn
+ Phía Tây và Tây – Nam giáp huyện Mù Cang Chải.
+ Phía Tây Bắc giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai



13

Tổng diện tích tự nhiên khu vực 4 xã là 43.850ha, chiếm 31,6% tổng
diện tích (27 xã) toàn huyện.
2.2.1.2. Địa hình - địa thế
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu nằm trong vùng địa hình đồi núi trung
bình và cao thuộc lưu vực sông Hồng của dãy Hoàng Liên Sơn. Nhìn toàn
cảnh, các dãy núi cao phổ biến từ 1000-1400m, chạy theo hướng từ Tây – Bắc
đến Đông – Nam và thoải dần về phía Đông – Bắc. Cao nhất trong khu vực là
đỉnh núi ở phía Nam, là điểm tiếp giáp ranh giới giữa Nà Hẩu – Phong Dụ
Thượng và Văn Chấn, cao khoảng 1783m. Tiếp đến là đỉnh phía Bắc thuộc
Núi Khe Vàng cao 1412m, là điểm tiếp giáp ranh giới của ba xã Xuân Tầm,
Đại Sơn và Phong Dụ Thượng.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu là đầu nguồn của hai lưu vực suối lớn
chảy theo hướng Bắc đổ ra sông Hồng, đó là lưu vực Ngòi Thia trên địa phận
ba xã Nà Hẩu, Đại Sơn và Mỏ Vàng, lưu vực thứ hai trên địa phận xã Phong
Dụ Thượng thuộc Ngòi Hút. Phân chia giữa hai lưu vực này chính là dãy núi
cao 1000m nối 2 đỉnh cao nhất kể trên, là ranh giới giữa Phong Dụ Thượng
với Nà Hẩu và Đại Sơn.
2.2.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho biết: Khu vực
KBT có quá trình hình thành và phát triển địa chất rất phức tạp. Toàn vùng có
cấu trúc dạng nếp lồi. Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm
xen kẽ.
Được hình thành trong điều kiện địa chất phức tạp vời nhiều kiểu dạng
địa hình và đá mẹ khác nhau, nên có nhiều loại đất được hình thành trong khu
vực. Chủ yếu gồm các loại đất Feralit với tầng đất được phong hoá từ đá trầm
tích, đá mác ma và đá vôi. Do khí hậu nóng ẩm tạo nên tầng đất dày với các
khoáng vật khó phong hoá như Thạch anh và Silíc. Thành phần cơ giới chủ yếu
từ trung bình đến nặng.

Những nhóm loại đất chính có trong khu vực gồm:


14

Đất alít có mùn trên núi cao, được hình thành trong điều kiện mát ẩm,
độ dốc lớn, không đọng nước, tầng mùn nhiều, phân bố trên các đỉnh núi cao
trên 1400m, chủ yếu tập trung ở phía Nam của khu bảo tồn.
Đất feralit có mùn trên núi cao và núi trung bình, được hình thành trong
điều kiện ẩm mát, không có kết von và nhiều mùn. Nhóm loại đất này phân bố
tập trung ở các đai độ cao từ 700m đến 1400m.
Đất feralit đỏ vàng phát triển trên vùng đồi và núi thấp, được hình
thành với quá trình feralitic rất mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào đá
mẹ và độ ẩm. Nhóm loại đất này phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 700m. Thành
phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tầng đất dầy, ít đá lẫn, đất đai
khá màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
Đất dốc tụ chân đồi và ven suối, là loại đất tốt, thích hợp với việc canh
tác nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở vùng thấp dưới 400m hoặc vùng thung
lũng và bồn địa. Đất có tầng dày, màu mỡ.
Đất biến đổi do trồng lúa, là loại đất bị biến đổi do canh tác lúa nước,
đất chua, quá trình glây hoá mạnh.
2.2.1.4. Khí hậu thủy văn
2.2.1.4.1. Khí hậu
Khí hậu khu vực Nà Hẩu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới núi cao.
Hàng năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng tư đến tháng 10, thời tiết
nóng và ẩm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh và khô.
Sau đây là số liệu các chỉ tiêu khí hậu cơ bản tại hai trạm quan trắc gần nhất là
trạm khí tượng Văn Chấn và Lục Yên.
* Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 220C đến 230C. Tổng bức xạ 147

Kcl/cm2 (nằm trong vành đai nhiệt đới).


15

Mùa lạnh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông – Bắc, nhiệt độ trung bình
các tháng này thường dưới 200C, nhiệt độ thường thấp nhất vào thàng 1 hàng
năm với trung bình là 15,10C.
Mùa nóng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, thời tiết luôn nóng
ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình thường trên 250C, nhiệt độ cao nhất vào
tháng 7, với nhiệt độ trung bình tháng bảy từ 27,6 đến 280C.
* Chế độ mưa ẩm:
Lượng mưa trung bình năm từ 1547mm ở Văn Chấn đến 2126mm ở
Lục Yên, tập trung gần 90% lượng mưa vào mùa mưa, hai thàng có lương
mưa cao nhất là tháng 7 và tháng 8 hàng năm.
Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm hơn 10% tổng lượng mưa cả năm. Hạn
hán ít khi sảy ra.
Độ ẩm không khí bình quân năm khoảng 84 – 86%.
2.2.1.4.2. Thuỷ văn
Với lượng mưa tương đối cao và số ngày sương mù trong năm khoảng
40 ngày cho nên nguồn nước trong khu vực tương đối dồi dào. Các con suối
chính thường có nước quanh năm. Lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt cũng
như sản xuất nông nghiệp ở các xã. Tuy nhiên, vùng thượng nguồn các con
ngòi, suối thường dốc nên vào mùa mưa có thể xảy ra lũ quét.
2.2.1.5. Hiện trạng rừng và sử dụng đất
Khu BTTN Nà Hẩu được thành lập theo Quyết định số 512/QĐ-UB
ngày 09/10/2006 của UBND tỉnh Yên Bái với diện tích 16950 ha nằm trên địa
vàn các xã Nà Hẩu, Đại Sơn, Phong Dụ Thượng, Mỏ Vàng.
Hiện trạng sử dụng đất các xã trong vùng được thống kê ở (bảng 2.1):



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu của đề tài ............................. 24
Hình 4.1: Hình thái thân cây Chò chỉ tại KBTTN Nà Hẩu ............................. 30
Hình 4.2: Hình thái lá cây Chò chỉ tại KBTTN Nà Hẩu ................................. 31
Hình 4.3: Hình thái hoa cây Chò chỉ............................................................... 32
Hình 4.4: Số loài và số loài tham gia vào trong công thức tổ thành ............... 44


17

núi chưa sử dụng và núi đá là 16452,64ha (chiếm 97,1%). Đất ở nông thôn
27,32ha, chiếm 0,2%. Trong diện tích dự kiến làm phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt không có đất nông nghiệp và đất ở.
Nhiều nơi trong KBT còn giữ đặc tính nguyên sinh và là nơi cư trú
chính của các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp – quý hiếm, đáp ứng được
yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen.
Sau rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Yên Bái, Theo Quyết định số
325/2007/QĐ-UBND, ngày15/3/2007 của UBND tỉnh Yên Bái, diện tích
vùng lõi Khu bảo tồn là 16950ha và vùng đệm có diện tích là 26754ha.
2.2.1.6. Tài nguyên nước
- Rừng của khu bảo tồn thiên nhiên là nguồn cung cấp nước chủ yếu
cho các con suối chính của khu vực ngòi Thia và ngòi Hút đổ ra sông Hồng
hướng chảy từ Tây sang Đông của khu vực, hệ thống suối này có vai trò rất
quan trọng trong việc cung cấp nước để phát triển sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân. Khu rừng còn có vai trò lớn trong hệ thống cảnh quan, điều tiết các
yếu tố sinh thái môi trường, hạn chế lũ lụt và hạn hán cho vùng hạ lưu ven

sông Hồng. Trong KBT còn có hồ tích nước của các thủy điện Ngòi Hút 1 và
Ngòi Hút 2.
Tại các xã, phần lớn các thôn bản được sự hỗ trợ của các chương trình
đầu tư đã xây dựng hệ thống kênh mương, nước sạch đảm bảo tưới tiêu và
sinh hoạt.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.2.2.1. Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư
- Dân số: Năm 2010 dân số Khu BTTN Nà Hẩu có 13,988 người. Mật
độ dân số trung bình 33 người/km2, trong đó: Mỏ Vàng có mật độ cao nhất 39
người/km2; thấp nhất là Phong Dụ Thượng là 27 người/km2.


×