Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Thủ tục hải quan đối vơi hàng đầu tư nhập khẩu tạo tài sán cố định được miễn thuế nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.91 KB, 46 trang )

Phần I: Lời Mở Đầu
1. Tính

cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Cùng với sự phát triển của thế giới,xu thế tăng cường hội nhập kinh tế

thế giới, và đặc biệt là từ sau khi gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam đang ngày
càng mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới trong đó có quan hệ
đầu tư. Xét trong một quốc gia hay trên toàn thế giới, muốn sản xuất, phát
triển chúng ta cần đầu tư. Tùy vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia mà
nhu cầu đầu tư, dây truyền công nghệ, trình độ quản lí là khác nhau. Đầu tư
giữ vai trò không thể thiếu trong mọi thời kì phát triển của nền kinh tế thế giới
nói chung và của Việt Nam nói riêng. Trong thời kì hiện nay, Nhà nước ta
luôn có những chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút đầu tư của mọi thành phần
kinh tế tạo thế mạnh tổng hợp phát triển đất nước.
Trong những năm gần đây,tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn,
hoạt động đầu tư có phần suy giảm và có nhiều thay đổi phức tạp. Có những
doanh nghiệp không thể trụ vững, có những doanh nghiệp thu hẹp hoặc mở
rộng quy mô sản xuất, thay đổi trang thiết bị, dây truyền công nghệ nhằm thực
hiện những bước đi mới, các nhà đầu tư tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới tại
thị trường Việt Nam. Vì thế mà luôn có những thay đổi trong chính sách quản
lí của Nhà nước về hoạt động đầu tư, hàng hóa xuất nhập khẩu của hoạt động
đầu tư ra vào trong nước đòi hỏi các cơ quan Nhà nước, các cán bộ, công
chức nắm bắt kịp thời để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ được giao, thực hiện
tốt định hướng quản lí của Nhà nước.
Hải quan là một trong những lưc lượng tham gia vào quản lí Nhà nước
hoạt động đầu tư thông qua việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải
quan đối với hàng xuất nhập khẩu cho mục đích đầu tư. Để tìm hiểu hoạt
động hải quan đối với tất cả hàng đầu tư là rất rộng, do vậy, trên cơ sở những



kiến thức được trang bị ở trường, tìm hiểu qua các kênh thông tin, gợi ý của
thầy cô trong khoa Thuế - Hải quan và cục Hải quan quản lí hàng đầu tư – gia
công,tôi xin chọn đề tài: “Thủ tục hải quan đối vơi hàng đầu tư nhập khẩu tạo
tài sán cố định được miễn thuế nhập khẩu”.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu:
Đối tượng: Thủ tục hải quan đối với hàng đầu tư nhập khẩu tạo tài sản cố
định được miễn thuế nhập khẩu tại chi cục hải quan quản lí hàng đầu tư – gia
công.
Mục đích: hiểu rõ hơn về hoạt động hải quan, những khó khăn, vướng
mắc và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hải quan với
hàng hóa nhập khẩu đầu tư tạo tài sản cố định.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Tại chi cục hải quan quản lí hàng đầu tư – gia công.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài đã chọn được tìm hiểu thông qua một số phương pháp: phép biện
chứng duy vật, thống kê, phân tích tổng hợp,so sánh ,suy luận…
5. Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Thủ tục hải quan đối với hàng đầu tư nhập khẩu tạo tài sản
-

-

cố định được miễn thuế nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng hoạt động hải quan tại chi cục hải quan quản lí

hàng đầu tư – gia công.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan đối
với hàng đầu tư nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế nhập khẩu tại
Chi cục hải quan quản lí hàng đầu tư – gia công.

Mặc dù đã cố gắng và vận dụng những kiến thức đã được thầy cô và các
cô chú, anh chị trong cơ quan truyền đạt nhưng do kiến thức cũng như khả
năng tiếp cận thực tế của em còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót, bất cấp vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng
góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài báo cáo của em ngày càng hoàn
thiện hơn.


Qua đây em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo Nguyễn Thị Lan
Hương và các cô chú, anh chị trong Chi cục hải quan quản lí hàng đầu tư –
gia công Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp tài liệu để em hoàn
thành khoá thực tập và bài luận văn của mình.
Em xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo Học viện Tài chính và các cô chú,
anh chị tại Chi cục hải quan quản lí hàng đầu tư – gia công lời chúc sức khỏe,
thành công và công tác tốt.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2013
Sinh viên:
Vũ Ngọc Mai

Phần II: Nội dung chính
CHƯƠNG 1
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG ĐẦU TƯ NHẬP
KHẨU TẠO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐƯỢC MIỄN THUẾ NHẬP
KHẨU.


1.1.

Khái quát về hàng đầu tư nhập khẩu và hàng đầu tư nhập


khẩu tạo tài sản cố định
1.1.1. Khái quát về hàng đầu tư nhập khẩu
Hàng đầu tư nhập khẩu là hàng hóa được các cơ sở sản xuất kinh doanh
được phép nhập khẩu để thực hiện hoạt động đầu tư
Hàng đầu tư nhập khẩu có hai thuộc tính: giá trị (là sự kết tinh lao động
trong hàng hóa, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, và là cơ sở của giá trị trao
đổi) và giá trị sử dụng (là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người)
Mục đích để nhà đầu tư tham gia quản lí hoạt động đầu tư, hoặc mục
đích khác, nói chung là thường mang mục đích sinh lời.
1.1.2. Khái quát về hàng đầu tư nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn
thuế nhập khẩu
1.1.2.1. Khái niệm
Hàng đầu tư nhập khẩu tạo tà sản cố định được miễn thuế nhập khẩu là
hàng đầu tư gồm:
Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu
tư quy định tại Danh mục A hoặc B Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm
theo nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, dự án đầu bằng
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA):
Bảng 01
Hàng hóa nhập khẩu để tạo TSCĐ của dự án khuyến khích đầu tư
1.
2.

3.

Thiết bị, máy móc
Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ

được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; Phương tiện vận
chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên
và phương tiện thủy.
Linh kiện,chi tiết,bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ
kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết


4.

5.

bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại 02
mục trên.
Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm
trong dây truyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết,
bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để
lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc
quy định tại mục 1 trong bảng này.
Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
(Nguồn: Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006)
Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh

mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 149/2005/NĐCP ngày 8/12/2005 của Chính phủ để tạo tài sản cố định của dự án khuyến
khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA)đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm
thương mại, dịch vụ kĩ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu
vui chơi giải trí, cơ sở khám chữa bệnh, đào tạo, văn hóa, tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn.
Bảng 02
Trang thiết bị nhập khẩu tạo TSCĐ được miễn thuế lần đầu

1.

Trang thiết bị phòng khách sạn và trang trí nội thất (giường, tủ,
bàn, ghế, điện thoại)

2.

Thiết bị vệ sinh (bồn tắm, bệ xí, lavabo, các vật tư lắp đặt hệ
thống vệ sinh, gương).

3.

Trang thiết bị nội thất phòng khách (bàn, ghế).

4.

Trang thiết bị bếp, phòng ăn, nhà hàng, quầy bar (các loại bếp và
dụng cụ làm bếp).

5.

Tranh, tượng, thảm và các vật trang trí khác.


6.

Tủ lạnh, ti vi, lò vi sóng, máy hút khói, hút bụi, khử mùi, ly, tách,
đĩa, chén, bát.

7.


Thiết bị nghe nhìn.

8.

Dụng cụ đánh golf.
(Nguồn: Nghị định số 149/2005/NĐ-CP này 8/12/2005)
Bảng 03
Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp BOT và Nhà thầu phụ để
thực hiện dự án BOT, BTO, BT:

1.

Thiết bị, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định (kể cả thiết bị,
máy móc, phụ tùng sử dụng cho việc khảo sát, thiết kế, thi công,
xây dựng công trình).

2.

Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công
nghệ nhập khẩu để tạo tài sản cố định được Bộ Khoa học và Công
nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm
xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy.

3.

Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ
kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị,
máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận
chuyển nêu tại điểm này, kể cả trường hợp sử dụng cho việc thay

thế, bảo hành, bảo dưỡng trong quá trình vận hành công trình.

Đặc điểm:
Ngoài những đặc điểm của hàng đầu tư nhập khẩu là giá trị, giá trị sử
1.1.2.2.

dụng, tính mục đích thì hàng đầu tư nhập khẩu tạo tài sản cố định còn phải
-

thỏa mãn một số tiêu chí riêng:
Theo chuẩn mực kế toán số 03, 04 ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐBTC, chuẩn mực số 06 ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC và
quyết định số 206/2003/QĐ-BTC: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong
tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; Nguyên giá tài sản phải được xác định


một cách tin cậy; Có thời hạn sử dụng từ một năm trở lên; Có trị giá từ
-

10.000.000 đồng trở lên.
Khi nhập khẩu về thì những hàng hóa này phải được sử dụng đúng mục đích
trực tiếp làm tài sản cố định hoặc trải qua quá trình lắp ráp, chế tạo tạo tài sản

-

cố định.
Nếu là hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn thuế nhập khẩu thì
những hàng hóa này phải nằm trong danh mục đăng kí hàng nhập khẩu tạo tài
sản cố định được miễn thuế nhập khẩu của doanh nghiệp, dự án đầu tư với cơ

-


quan hải quan.
Hàng đầu tư tạo tài sản cố định có loại thuộc đối tượng miễn thuế nhập
khẩu,có loại được miễn thuế nhập khẩu, có loại chịu thuế GTGT, có loại
không.
1.2.
1.2.1.

Thủ tục hải quan đối với hàng đầu tư nhập khẩu tạo tài sản

cố định được miễn thuế nhập khẩu.
Thủ tục đăng kí danh mục hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định
được miễn thuế nhập khẩu lần đầu cho dự án đầu tư:
Trước khi làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định

được miễn thuế nhập khẩu, doanh nghiệp phải đăng ký danh mục hàng hóa
nhập khẩu miễn thuế cho cả dự án đầu tư hoặc từng giai đoạn thực hiện dự
án từng hạng mục công trình của dự án với cơ quan hải quan theo mẫu.
Trước khi làm thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu, người nộp thuế tự
kê khai, đăng kí Danh mục cho Cục Hải Quan địa phương: 02 bản chính.
Người nộp thuế căn cứ vào Danh mục vật tư xây dựng; Danh mục vật tư
cần thiết cho hoạt động dầu khí; Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành
phẩm phục vụ cho việc đóng tàu; Danh mục nguyên liệu, vật tư phục vụ trực
tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm; Danh mục máy móc, thiết
bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt
động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Danh mục nguyên liệu,


vật tư, bán thành phẩm mà trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và
Đầu tư ban hành để xác định hàng hóa nào trong nước chưa sản xuất được; và

văn bản hướng dẫn phân loại chi tiết nguyên liệu sản xuất,vật tư, linh kiện do
Bộ Thương Mại ban hành để xây dựng danh mục hàng hóa miễn thuế xuất
khẩu, nhập khẩu.
Riêng hàng hóa là phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền
công nghệ, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí
phải có xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trang thiết bị y tế và thuốc
cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công trình nổi phải có xác nhận của
Bộ Y tế.
Cục Hải quan địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, đăng kí vào sổ công
văn và đánh dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hóa miễn thuế do người
nộp thuế lập lưu 01 bản, trả người nộp thuế 01 bản. Đồng thời lập phiếu theo
dõi trừ lùi thành 02 bản chính (lưu 01 bản, giao cho người nộp thuế 01 bản).
Trường hợp Cục Hải quan địa phương ủy quyền cho Chi cục hải quan
đăng kí danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thì phải kí thừa ủy quyền và
phải đóng dấu Cục hải quan như quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số
110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004.
Hồ sơ đăng ký:
- Công văn kèm theo Danh mục hàng miễn thuế của doanh nghiệp đề
nghị đăng ký Danh mục hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định được miễn
-

thuế nhập khẩu của dự án đầu tư, cam kết sử dụng đúng mục đích.
Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận

-

ưu đãi đầu tư (bản sao); xuất trình bản chính để đối chiếu.
Luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án đầu tư (bản sao); xuất trình bản
chính để đối chiếu. tuy nhiên theo quy định mới hiện nay thì doanh


1.2.2.

ng1hiệp không phải nộp loại giấy tờ này để đảm bảo bí mật kinh doanh.
Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định miễn
thuế nhập khẩu


Doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan nơi có
hàng nhập khẩu hoặc tại Chi cục hải quan nơi xây dựng dự án đầu tư.
Thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn đối với hàng hóa nhập khẩu
thương mại tại mục 1, phần B Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005
và Quyết định 874/QĐ-TCHQ ngày 15/05/2006

-

Bộ hồ sơ hải quan gồm:
Hồ sơ chuyển cảng hàng hóa được người vận chuyển chuyển từ hải

-

quan cửa khẩu nhập đến;
Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lí tương

-

đương hợp đồng: 01 bản sao;
Hóa đơn thương mại (nếu cần): 01 bản chính và 01 bản sao;
Vận tải đơn (nếu cần): 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của


-

các bản vận tải đơn có ghi chữ copy;
Tùy trường hợp cụ thể dưới đây, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm




các chứng từ sau:
Bản kê chi tiết hàng hóa: 01 bản chính và 01 bản sao;
Trường hợp hàng hóa được giải phóng hàng trên cơ sở kết quả giám



định: Chứng thư giám định: 01 bản chính
Trường hợp hàng hóa phải khai trên Tờ khai trị giá:



Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu: 01 bản chính
Trường hợp hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của
pháp luật: Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lí Nhà nước có thẩm
quyền: 01 bản (là bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi



nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu);
Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 01

bản chính.

Để xác định hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập
khẩu, cơ sở nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan những chứng từ
sau:
-

Hợp đồng nhập khẩu.


Trường hợp nhập khẩu ủy thác phải có thêm Hợp đồng ủy thác nhập
khẩu.
Trường hợp cơ sở đã trúng thầu cung cấp hàng hóa cho các đối tượng, sử
dụng cho các mục đích quy định tại điểm này phải có thêm Giấy báo trúng
thầu và hợp đồng bán cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu.
Trường hợp Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu để cho thuê tài chính
phải có thêm Hợp đồng cho thuê tài chính.
Trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
phải có thêm Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các tổ
chức thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ hoặc Hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng và
-

bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ.
Xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng cơ quan nghiên cứu
khoa học về các loại hàng hóa nhập khẩu để sử dụng làm tài sản cố định; sử
dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; sử
dụng vào hoạt động thăm dò, phát triển mỏ dầu khí; là loại chuyên dùng cho
máy bay.
Các loại hàng hóa nhập khẩu trên thuộc loại trong nước chưa sản xuất
được cần nhập khẩu được xác định căn cứ vào danh mục các loại máy móc,
thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư xây dựng, vật tư, phụ tùng

trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Tùy trường hợp cụ thể dưới đây, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm

-

các chứng từ sau:
Trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất:

-

Bản kê chi tiết hàng hóa: 01 bản chính và 01 bản sao;
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất
lượng: Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc Giấy
thông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lí nhà nước
có thẩm quyền cấp: 01 bản chính


-

Trường hợp hàng hóa được giải phóng hàng trên cơ sở kết quả giám định:

-

Chứng thư giám định: 01 bản chính
Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải khai Tờ khai trị giá: Tờ khai trị giá

-

hàng nhập khẩu: 01 bản chính
Trường hợp hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp

luật: Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lí Nhà nước có thẩm quyền:01
bản (là bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao nếu nhập khẩu nhiều
lần và phải xuât trình bản chính để đối chiếu);
Nếu hàng hóa nhập khẩu có tổng trị giá lô hàng (FOB) không vượt quá

-

200USD thì không phải nộp hoặc xuất trình C/O;
Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 01 bản



chính.
Hồ sơ miễn thuế và trình tự, thủ tục giải quyết miễn thuế đối với hàng
hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định cho dự án đầu tư được miễn thuế nhập
khẩu:
Hồ sơ miễn thuế và trình tự, thủ tục giải quyết miễn thuế đối với hàng
hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định cho dự án đầu tư được miễn thuế nhập khẩu
thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2, điểm 3 mục I phần D thông tư số
59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài Chính. Cụ thể:
Hồ sơ miễn thuế phải nộp:
- Hồ sơ hải quan theo qui định của pháp luật về hải quan;
- Bản cam kết sử dụng đúng mục đích được miễn thuế của người nộp
thuế
- Giấy báo trúng thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá (đối với
trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập
khẩu hàng hoá) trong đó có quy định giá trúng thầu không bao gồm
thuế nhập khẩu: 01 bản photocopy;
- Danh mục hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu kèm theo
phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu do

người nộp thuế tự kê khai và đã đăng ký
Trình tự, thủ tục giải quyết miễn thuế:


Căn cứ vào qui định về đối tượng miễn thuế và hồ sơ miễn thuế, người
nộp thuế tự kê khai và nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải
quan, hải quan Gia Thụy làm thủ tục hải quan kiểm tra khai báo của người
nộp thuế và đối chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ tục miễn thuế
theo quy định.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc,
kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan phải thông báo cho người nộp
thuế để hoàn chỉnh hồ sơ hoặc trả lời lý do không thuộc đối tượng được miễn
thuế.
Trường hợp hồ sơ không thuộc đối tượng miễn thuế, cơ quan hải quan
nơi làm thủ tục hải quan tính thuế, thông báo lý do và số tiền thuế phải nộp
cho người nộp thuế và xử phạt theo qui định hiện hành.
Trường hợp đúng đối tượng, hồ sơ đầy đủ, chính xác, thì thực hiện miễn
thuế trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ và ghi rõ
trên Tờ khai hải quan gốc lưu tại đơn vị và Tờ khai hải quan gốc do người
nộp thuế lưu: "Hàng hoá được miễn thuế theo điểm... Mục... Phần... Thông tư
số... ngày... tháng... năm... của Bộ Tài chính".
Riêng hàng hoá miễn thuế nhập khẩu của các trường hợp thuộc đối tượng
phải đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế nhập khẩu lần đầu, thì thực hiện
thêm các việc sau:
+ Kiểm tra Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký do người
nộp thuế xuất trình;
+ Ghi chép, ký xác nhận số lượng, trị giá hàng hoá đã thực tế nhập khẩu
vào Phiếu theo dõi trừ lùi, lưu 01 bản photocopy vào bộ hồ sơ nhập khẩu;
Khi doanh nghiệp nhập khẩu hết lượng hàng hóa ghi trên danh mục hàng
hóa nhập khẩu miễn thuế đã đăng ký, hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu cho

lô hàng cuối cùng xác nhận” đã nhập khẩu hết hàng hóa” lên phiếu theo dõi


trừ lùi ( bản do doanh nghiệp xuất trình); doanh nghiệp gửi 01 bản sao phiếu
này cho Cục hải quan nơi đăng ký danh mục và cấp phiếu theo dõi trừ lùi để
theo dõi .
Khi doanh nghiệp nhập khẩu hết lượng hàng hóa ghi trên danh mục hàng
hóa nhập khẩu miễn thuế đã đăng ký, Chi cục hải qua làm thủ tục nhập khẩu
cho lô hàng cuối cùng xác nhận” đã nhập khẩu hết hàng hóa” lên phiếu theo
dõi trừ lùi ( bản do doanh nghiệp xuất trình); doanh nghiệp gửi 01 bản sao
phiếu này cho Cục hải quan nơi đăng ký danh mục và cấp phiếu theo dõi trừ
lùi để theo dõi .
Thu thuế, lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan”, trả tờ khai
cho người khai hải quan, thông quan hàng hóa, phúc tập hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
+ Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi
người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp
luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan);
+ Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện
vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu
về làm thủ tục hải quan theo quy đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16
Luật Hải quan):
++ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu
áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
++ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập
khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa
mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì
thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan


+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân
cấp thực hiện (nếu có):
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan
1.2.3.

Thủ tục hải quan thanh lý hàng nhập khẩu đã được miễn thuế
nhập khẩu
Hồ sơ thanh lý hàng nhập khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu gửi cơ

quan hải quan bao gồm:
- Thanh lý vật tư, thiết bị nhập khẩu dôi dư sau khi hoàn thành xây dựng cơ
bản:
+ Công văn đề nghị thanh lý (kèm theo danh mục hàng đề nghị thanh lý),
trong đó nêu rõ hình thức thanh lý.
- Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và hàng hoá khác khi
doanh nghiệp vẫn đang hoạt động:
+ Công văn đề nghị thanh lý của doanh nghiệp, trong đó nêu rõ hình
thức thanh lý và danh mục máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật
tư và các hàng hoá khác đề nghị thanh lý;
+ Bản kê khai khấu hao máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển hoặc
biên bản giám định máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng;
- Thanh lý máy móc, thiết bị, vật tư và các hàng hoá khác sau khi doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động:
+ Công văn đề nghị thanh lý của doanh nghiệp, trong đó nêu rõ hình
thức thanh lý và danh mục máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, vật
tư và các hàng hoá khác đề nghị thanh lý;

+ Bản kê khai khấu hao máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển hoặc
biên bản giám định máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển.
+ Quyết định của cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận
đầu tư chấp thuận việc giải thể, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp;
+ Phương án thanh lý tài sản.
1.2.4. Kiểm tra, giám sát hải quan
Kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan bao gồm: kiểm tra


hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế thực tế hàng hoá. Giám sát hải quan đối với
hàng hóa được tiến hành trong suốt quá trình làm thủ tục thông quan hàng hóa
cho đến khi hàng hóa được hoàn thành thủ tục và được thông quan
1.2.4.1. Kiểm tra hồ sơ hải quan
* Kiểm tra sơ bộ để thực hiện đăng ký hồ sơ hải quan
Trước khi đăng ký hồ sơ, công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra
các nội dung sau:
- Kiểm tra việc khai tên và mã số nhập khẩu và khai thuế của người khai
hải quan;
- Kiểm tra đối chiếu các điều kiện, quy định về việc làm thủ tục hải
quan;
- Kiểm tra về số lượng các chứng từ phải có của bộ hồ sơ hải quan.
Kết thúc kiểm tra hồ sơ công chức hải quan quyết định tiếp nhận hoặc
không tiếp nhận hồ sơ đăng ký. Trường hợp không tiếp nhận đăng ký, công
chức hải quan phải có ý kiến bằng giấy nêu rõ lý do cho người khai hải quan
biết ( theo mẫu của Tổng cục Hải quan).
* Kiểm tra chi tiết hồ sơ:
Sau khi hồ sơ đã được tiếp nhận, đăng ký cán bộ hải quan tiến hành
kiểm tra chi tiết hồ sơ:
- Kiểm tra chi tiết các tiếu chí, các nội dung khai trên tờ khai hải quan;
- Kiểm tra tính chính xác, sự phù hợp của các chứng từ trong bộ hồ sơ hải



quan với các nội dung khai trong tờ khai hải quan;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về thủ tục hải quan, về chính sách

quản lý nhập khẩu hàng hoá, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các
quy định khác có liên quan.
- Kiểm tra việc khai của người khai hải quan về tên hàng, mã số, số lượng,

chất lượng, trọng lượng, xuất xứ của hàng hoá, kê khai thuế, căn cứ kê
khai thuế
Kết thúc kiểm tra chi tiết hồ sơ, lãnh đạo Chi cục quyết định thông
quan hàng hoá hoặc quyết định phải tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá,
quyết định tham vấn giá, quyết định trưng cầu giám định hàng hoá.
1.2.4.2. Kiểm tra thực tế hàng hoá
* Các trường hợp kiểm tra thực tế hàng hoá:
Kiểm tra thực tế hàng hoá tới mức toàn bộ lô hàng đối với:
- Hàng hoá nhập khẩu của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải
quan;
- Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan Hải
quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;
- Hàng hoá qua kết quả phân tích thông tin của cơ quan hải quan xác định
có khả năng vi phạm pháp luật hải quan.
Kiểm tra xác suất hàng hoá để đánh giá việc chấp hành pháp luật hải
quan của chủ hàng.


* Mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá:
Đối với hàng hoá nhập khẩu của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về
hải quan thì tiến hành kiểm tra toàn bộ lô hàng.

Sau nhiều lần kiểm tra nếu doanh nghiệp không vi phạm thì giảm dần
mức độ kiểm tra
Kiểm tra xác suất đối với các lô hàng nhập đầu tư tạo tài sản cố định
thường ít chỉ đối với các lô hàng nhập vật tư, nguyên liệu nhằm phục vụ việc
sản xuất chế tạo tạo tài sản cố định, còn với máy móc dây truyền, phương tiện
vận tải nguyên chiếc thì khó ,do vậy nếu cần thì phải có cơ quan chuyên môn
mới thực hiện được việc kiểm tra.
Việc kiểm tra thực tế hàng hoá được tiến hành bằng máy móc thiết bị
Trường hợp không có máy móc thiết bị hoặc qua việc kiểm tra bằng máy móc
thiết bị thấy cần thiết phải kiểm tra bằng máy móc thiết bị thấy cần thiết phải
kiểm tra bằng phương pháp thủ công mới kết luận được thì tiến hành kiểm tra
thủ công. Kết thúc kiểm tra thực tế hàng hoá ( bằng phương pháp thủ công
hoặc máy móc thiết bị) công chức kiểm tra thực tế phải ghi kết quả kiểm tra
theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
1.2.4.3. Nội dung kiểm tra trong quá trinh thông quan hàng hoá
* Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hoá
Tên, số lượng hàng hóa có phù hợp với nội dung đăng ký danh mục hàng
hóa nhập khẩu của dự án được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập
khẩu thuộc diện miễn thuế nhập khẩu


Chi cục trưởng Chi Cục Hải quan chịu trách nhiệm xác định về tên hàng,
mã số hàng hoá. Trường hợp phát hiện việc khai của người khai hải quan là
chưa chính xác thì giải thích cho người khai hải quan biết và điều chỉnh tên
hàng, mã số theo đúng quy định, hướng dẫn về phân loại, áp mã hàng hoá.
Nếu cơ quan hải quan không xác định được tên, mã hàng hóa hoặc người
khai không chấp nhận tên, mã của cơ quan hải quan xác định thì hai bên thống
nhất cơ quan trung gian để thực hiện giám định xác định.
* Kiểm tra về lượng hàng hoá
- Đối với hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.

Cơ quan Hải quan căn cứ giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng
hàng hoá hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng
hoá của cơ quan quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng có thẩm
quyền để làm thủ tục hải quan.
Chủ hàng có hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng
chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giữ nguyên trạng hàng hoá cho đến
khi có kết luận về chất lượng hàng hoá của cơ quan quản lý Nhà nước về chất
lượng có thẩm quyền. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về nơi bảo
quản chủ hàng phải nộp bổ sung vào hồ sơ hải quan kết luận hàng hoá của cơ
quan quản lý Nhà nước về chất lượng có thẩm quyền.
- Đối với hàng hoá không thuộc diện phải kiểm tra Nhà nước về chất
lượng:
- Trường hợp bằng phương tiện và thiết bị của mình, cơ quan Hải quan
không xác định được chất lượng hàng hoá để áp dụng chính sách quản lý nhập


khảu hàng hoá thì cùng với chủ hàng và yêu cầu chủ hàng giữ nguyên trạng
hàng hoá, thống nhất lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành thực
hiện giám định. Kết luận của cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành có giá
trị để các bên thực hiện.
* Kiểm tra xuất xứ hàng hoá
Việc kiểm tra xuất xứ hàng hoá phải căn cứ vào thực tế hàng hoá và hồ
sơ hải quan. Khi kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) cơ quan
Hải quan kiểm tra các nội dung sau:
- Các tiêu chí cơ bản trên C/O, sự phù hợp về nội dung trên C/O và các
chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
- Mẫu dấu, tên và mẫu chữ ký, tên cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền
cấp C/O thuộc Chính phủ của nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thoả thuận ưu
đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Thời hạn hiệu lực của C/O.

Trường hợp có khác biệt nhỏ giữa việc khai trên C/O và chứng ttừ thuộc
hồ sơ hải quan nhưng cơ quan Hải quan không có nghi ngờ về tính xác thực
của xuất xứ hàng hoá và việc khai đó vẫn phù hợp với hàng hoá thực tế nhập
khẩu thì C/O đó vẫn được coi là hợp lệ.
C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được thay thế hoặc sửa đổi
nội dung, trừ trường hợp có lý do chính đáng và do chính cơ quan hay tổ chức
có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp
luật;


* Kiểm tra thuế( nếu có thuế)
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế do đối tượng nộp
thuế khai thuế. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc khai thiếu nội dung hoặc không
đảm bảo thể thức pháp lý theo quy định, cơ quan hải quan thông báo cho đối
tượng nộp thuế biết để khai bổ sung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, khai đủ
nội dung, đảm bảo thuể thức pháp lý theo quy định, cơ quan hải quan thực
hiện kiểm tra các bước tiếp theo sau đây:
- Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá không thuộc đối tượng chịu
thuế trong trường hợp người khai hải quan khai hàng hoá không thuộc đối
tượng chịu thuế thuế nhập khẩu hoặc giá trị gia tăng hoặc thuế tiêu thụ đặc
biệt;
- Kiểm tra các căn cứ để xác định hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế
trong trường hợp người khai hải quan hàng hoá thuộc tượng miễn thuế
- Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp trong trường
hợp hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế. Nội dung kiểm tra gồm:
+ Kiểm tra kê khai của người khai hải quan về số lượng, trọng lượng, đơn
vị tính của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Kiểm tra trị giá khai báo của người khai hải quan;
+ Kiểm tra kê khai của người khai hải quan về mức thuế suất thuế giá trị
gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt; chênh lệch giá (nếu có);

+ Kiểm tra kê khai của của người khai hải quan về tỷ giá tính thuế;
+ Kiểm tra kết quả tính thuế cho người khai hải quan kê khai, bao gồm


kiểm tra phép tính số học, số thuế phải nộp của từng mặt hàng theo từng sắc
thuế, tổng số thuế phải nộp của cả tờ khai hải quan;
+ Kiểm tra điều kiện để áp dụng thời hạn nộp thuế hoặc áp dụng các biện
pháp cưỡng chế thuế theo quy định của pháp luật thuế.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN TẠI CHI CỤC
HẢI QUAN QUẢN LÍ HÀNG ĐẦU TƯ-GIA CÔNG HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức,chức năng
nhiệm vụ của Chi cục hải quan quản lí hàng đầu tư – gia công Hà
Nội.
2.1.1. Lịch sử hình thành:
-

Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Hà Nội là chi cục hải quan
ngoài cửa khẩu, được thành lập năm 1998 theo Quyết định số 524/QĐ-TCHQ
của Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Hải quan ký ngày 18/08/1998. Tiền thân là
phòng giám sát, quản lý về Hải quan số 2 trực thuộc Cục Hải Quan thành phố

-

Hà Nội
Từ năm 2000-2005 chi cục có 2 đội công tác: Đội gia công và đội đầu tư.

-


Năm 2006 có thêm đội tổng hợp. Năm 2008 có thêm đội quản lý thuế.
Kể từ khi thành lập, Chi cục đã bốn lần thay đổi trụ sở làm việc. Và trụ sở

-

hiện tại của chi cục là 939 đường Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trụ sở chính đặt tại: Số 4 Nguyễn Huy Tự - Hai Bà Trưng – Hà Nội
Hiện nay, tên gọi pháp lý đầy đủ của Chi cục là Chi cục Hải quan quản lý
hàng đầu tư - gia công Hà Nội. Địa chỉ: 938 đường Bạch Đằng, Hai Bà
Trưng, Hà Nội.
2.1.2. Tổ chức bộ máy:
Cơ cấu tổ chức, bộ máy Chi cục quản lý hàng đầu tư gia công từ
01/03/2013 gồm 1Chi cục trưởng, 4 phó Chi cục trưởng.
Chi cục chia làm 4 đội: Đội đầu tư, đội gia công, đội quản lý thuế, đội
tổng hợp.


Chi cục trưởng
Nguyễn Thị Lan Anh

Phó Chi cục
trưởng

Phó Chi cục
trưởng

Phó Chi cục
trưởng


Phó Chi cục
trưởng

Nguyễn Hữu
Bình

Phạm Văn
Mạnh

Bùi Văn
Dũng

Bùi Xuân
Giang

Đội đầu tư

Đội gia
công

Đội quản lý
thuế

Đội tổng
hợp

4 Đội:
Đội đầu tư gồm 12 cán bộ, trong đó có 3 phó đội trưởng:
Vũ Văn Vang: P.ĐT
Nguyễn Hồng Khánh: P.ĐT

Trần Thành Mai: P.ĐT
Đội gia công gồm 14 cán bộ, trong đó có 1 đội trưởng và 3 phó đội
trưởng:
Phạm Thị Thu Yên: ĐT
Phạm Thị Liên: P.ĐT
Mai Khánh Toàn: P.ĐT
Nguyễn Thị Bích Liên: P.ĐT


Đội quản lý thuế gồm 12 cán bộ, trong đó có 1 đội trưởng và 2 phó đội
trưởng:
Nguyễn Quang Vinh: ĐT
Lê Thị Phương Anh: P.ĐT
Trần Thị Thanh Mai: P.ĐT
Đội tổng hợp gồm 16 cán bộ, trong đó có 1 đội trưởng và 2 phó đội
trưởng:
Nguyễn Trường Thái: ĐT
Doãn Hữu Kiên: P.ĐT
Quách Đình Thủy: P.ĐT
Tổng số: 59 (51 CBCC + 4 HĐ 68 + 4 HĐTH)
.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ:


Chức năng , nhiệm vụ chung của chi cục:
Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư- gia công là đơn vị trực thuộc Cục

Hải quan thành phố Hà Nội, có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định
quản lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức
thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu; phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
Chi cục tập trung quản lý tốt đối với:
-

Hàng nhập khẩu kinh doanh: chủ yếu là linh kiện để sản xuất, lắp ráp,
phụ tùng ô tô-xe máy..

-

Hàng gia công, hàng sản xuất xuất khẩu: chủ yếu nhập khẩu nguyên
liệu để sản xuất hàng dệt may, giầy dép, hàng trang sức, bộ dây điện
cho xe có động cơ...


Hàng đầu tư: chủ yếu là nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, dây

-

truyền sản xuất...
Trên cơ sở đó đảm bảo quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.


Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đội công tác:
- Đội đầu tư: Làm thủ tục hải quan cho tất cả các loại hình hàng hóa XNK
trừ hàng hóa gia công: tiếp nhận hồ sơ; kiểm hóa; kiểm tra thuế, thu thuế; xử
lý vi phạm.
- Đội gia công: Làm thủ tục hải quan đối với loại hình gia công, bao gồm:
Tiếp nhận hợp đồng gia công, hồ sơ hải quan; kiểm hóa hàng hóa gia công;

giải quyết thủ tục chuyển cửa khẩu, thông quan; xử lý vi phạm; thanh khoản
hợp đồng.
- Đội quản lý thuế: Giải quyết các vấn đề miễn thuế, không thu thuế, hoàn
thuế; theo dõi, thu đòi nợ tiền thuế.
- Đội tổng hợp: Thực thi công tác hành chính của chi cục, bao gồm: Tham
mưu, giải quyết các vấn đề công tác chung cho chi cục trưởng; công tác văn
thư lưu trữ; công tác quản lý tài sản; công tác báo cáo.
2.2. Khái quát về hoạt động quản lí hải quan tại chi cục hải quan
quản lí hàng đầu tư – gia công Hà Nội.
2.2.1. Loại hình và mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu:
* Các loại hình xuất nhập khẩu chủ yếu
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị để đầu tư tạo tài sản cố
định.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất
khẩu, hàng kinh doanh nội địa.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu để gia công, chế xuất


×