Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động góc học tập.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
Mỗi chúng ta đều biết hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm
non nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức đồng thời giáo dục
và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này. Hoạt động vui chơi là phương tiện
giúp trẻ hoàn thành nhân cách đồng thời là phương tiện phát triển nhân cách, hướng
trẻ phát triển theo chuẩn mực xã hội quy định.
Vì vậy là một giáo viên mầm non tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để quá trình
giáo dục trẻ được kết hợp, đan xen lại với nhau không bị rời rạc. Do đó, muốn trẻ
phát triển tốt, một cách toàn diện thì cô phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ của
mình, luôn linh động sáng tạo nhằm giúp trẻ thông qua “Chơi mà học, học mà chơi”.
Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên cần
phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thế nào để đem lại kiến thức phục vụ cho
hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ.
Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho trẻ có được sự hứng thú chơi trong
các hoạt động ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi đã sưu
tầm và tìm kiếm một số trò chơi nhằm giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động góc
học tập.
II. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm
non nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức đồng thời giáo dục
và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này.
Đa phần trẻ tôi rất thích chơi các góc như: phân vai, xây dựng, âm nhạc, tạo
hình nhưng lại không hứng thú với góc học tập. Nguyên nhân là do một số tồn tại và
hạn chế cần khắc phục như:
-Một số trẻ không thích chơi ở góc học tập mà đợi cô hướng trẻ vào góc chơi.
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12
1
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động góc học tập.
-Trẻ chơi mau chán không tập trung góc mình đang chơi mà hay đi qua các
góc khác.
-Đồ chơi còn hạn chế, không đa dạng, phong phú để thu hút trẻ.
Do đó tôi đã sưu tầm và tìm một số biện pháp “Giúp trẻ tích cực tham gia
vào hoạt động góc học tập”.
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. Biện pháp thực hiện:
Trong quá trình thực hiện đề tài và qua thực tế giảng dạy tại trường tôi đã đề
ra một số biện pháp chung để giải quyết vấn đề như sau:
* Thực trạng trẻ ở lớp:
Qua thực trạng đầu năm tôi nhận thấy trẻ tham gia vào các hoạt động còn một
số hạn chế như sau:
1. Về phía trẻ:
-Trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động do hoạt động còn nhàm chán chưa
thu hút được sự chú ý của trẻ.
-Trẻ chơi mau chán không tập trung vào góc mình đang chơi mà hay đi qua
các góc khác.
-Kỹ năng chơi với các bài tập, trò chơi còn hạn chế do chưa sáng tạo, các bài
tập, trò chơi mang tính áp đặt, rập khuôn.
-Một số trẻ không thích chơi ở góc học tập mà đợi cô hướng trẻ vào góc chơi.
-Đồ chơi còn hạn chế, không đa dạng, phong phú để thu hút trẻ.
2. Về phía giáo viên:
-Giáo viên chưa quan tâm đến việc trẻ chơi có tích cực, hứng thú hay không.
-Chưa quan tâm đến việc trẻ chơi trò chơi đó thì phát triển cho trẻ ở mặt nào,
ở lĩnh vực nào.
-Giáo viên chưa sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi từ chương trình Kidsmart.
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12
2
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động góc học tập.
3. Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với hoạt động góc học tập.
Để khắc phục những thực trạng và một số hạn chế trên tôi đã đưa ra một số
biện pháp “Giúp trẻ tham gia vào hoạt động góc học tập” như sau:
* Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động hấp dẫn và bố trí góc chơi hợp lí.
-Môi trường xung quanh lớp cũng như đồ dùng, đồ chơi góc phải được sắp
xếp một cách hợp lí, hấp dẫn trẻ.
-Đồ chơi phải để sao cho trẻ dễ nhìn, dễ thấy và dễ lấy nhằm gây sự chú ý,
thu hút ở trẻ.
-Vì là góc học tập cần sự yên tĩnh để tập trung nên tránh sắp xếp gần những
góc động làm trẻ phân tán.
-Không nên đưa quá nhiều đồ dùng, đồ chơi 1 lúc mà nên đưa từ 2- 3 bài tập
trò chơi mới để trẻ tránh nhàm chán và nhiều quá không biết cách chơi.
-Đồ chơi phải đẹp, mới lạ và nhiều màu sắc mới thu hút sự chú ý của trẻ.
* Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động góc học tập cho trẻ.
Muốn thực hiện tốt hoạt động góc học tập một cách khoa học và có hiệu quả.
Trước hết phải lập ra kế hoạch cho mình:
+Lên kế hoạch sẽ phát triển cho trẻ ở lĩnh vực nào?
+Sưu tầm tìm kiếm những bài tập trò chơi nhằm phát triển cho trẻ những lĩnh
vực khác nhau không trùng lắp.
+Chuẩn bị thiết kế cho bài tập, trò chơi mới nhưng thêm phần sáng tạo. Việc
này cần huy động vốn kinh nghiệm sáng tạo ở mỗi trẻ, điều đó rất phù hợp với quan
điểm quan trọng trong giáo dục mầm non là lấy trẻ làm trung tâm.
* Biện pháp 3: Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp
-Nhằm gây hứng thú, tạo tâm thế cho trẻ bắt đầu vào chơi có ý nghĩa vô cùng
to lớn, kích thích sự tò mò của trẻ, thúc đẩy sự chú ý của trẻ. Vì vậy trong quá trình
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12
3
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động góc học tập.
tổ chúc cho trẻ chơi tôi luôn chú trọng tới sự gợi ý ban đầu của mình để tạo hứng
thú cho trẻ và thay đổi hình thức để phù hợp với trẻ của lớp mình.
-Trong quá trình trẻ chơi cô cần quan sát trẻ chơi để nắm được sự hứng thú
của trẻ nhất là khi bổ sung đồ chơi mới. Nếu trẻ chơi còn lúng túng, hay chưa biết
cách chơi cô phải có mặt kịp thời để hỗ trợ, tạo tình huống giúp trẻ chơi.
-Để phát huy tính tích cực, sáng tạo, tạo hứng thú cho trẻ ở những lần chơi
sau, cô phải quan sát kỹ quá trình chơi của từng trẻ, gợi ý trẻ nhận xét về mình và về
nhóm bạn chơi cùng. Ngoài ra cô cũng phải khen thưởng, động viên, khích lệ trẻ
hay nhóm chơi của trẻ khi có một điểm mới nào đó trong quá trình chơi.
* Biện pháp 4: Sưu tầm một số bài tập, trò chơi giúp trẻ tham gia hoạt động góc
học tập.
-Một số bài tập, trò chơi thông qua Ngôi nhà toán học của trò chơi Kidsmart.
Anh Bin & Chị Bon
Dựa vào Ngôi nhà toán học của trò chơi Kidsmart tôi đã làm cho trẻ bài tập
trò chơi Hãy điền tiếp cho tôi nhằm giúp trẻ nhận dạng các mẫu, tạo và hoàn thành
những mẫu thú vị được lặp đi lặp lại. Từ đó, tôi có thể phát triển cho trẻ chỉ số 116
“Trẻ nhận ra qui tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện quy tắc sắp xếp”.
Chẳng hạn như:
*Bài tập: Thực hiện tiếp theo
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12
4
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động góc học tập.
*Trò chơi: Đổi số
Mục đích: Nghe và nhận ra ký hiệu số, phản xạ, chuyển đổi vị trí chính xác.
Cách chơi:
- Viết trên sân nhiều con số từ 1-10 được khoanh tròn lại sao cho trẻ có thể
đứng được 2 chân vào vòng tròn. Số trẻ nhiều hơn số vòng tròn từ 1-2 vòng.
1
0
2
2
7
9
3
1
0
8
6
1
0
4
2
2
7
9
3
1
0
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12
8
6
4
5
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động góc học tập.
- Cho các trẻ bước vào con số mình chọn, 1 trẻ ở ngoài gọi to: (Đổi chỗ số 1
và 5 hoặc số nào bé thích). Khi trẻ gọi xong trẻ sẽ nhanh chân chạy vào số nào còn
trống, những bạn có số vừa gọi không nhanh chân đổi sẽ bị ra ngoài và gọi tiếp các
số khác.
- Lúc đầu gọi 2 số, sau tăng lên 3- 5 số, rồi tất cả các số.
-Một số bài tập, trò chơi dân gian
Trẻ được chơi một số trò chơi dân gian như: Lựa đậu, Cờ gánh, Cờ cá ngựa,
Cờ ô ăn quan.
Trẻ chơi Cờ gánh
Trẻ chơi Cờ cá ngựa
-Một số bài tập, trò chơi sáng tạo
Ngoài một số bài tập trò chơi như: Tranh bù chỗ thiếu, Tranh so hình, lật
hình, ghép hình… tôi còn có sáng tạo thêm một số trò chơi từ những chương trinh
truyền hình như: Chiếc nón kì diệu, trúc xanh hoặc một số trò chơi như: Đi tìm kho
báu, Ai đến trường sớm, Ai nhiều đậu nhất…
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12
6
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động góc học tập.
Trò chơi Chiếc nón kì diệu
Trò chơi Trúc xanh
Trò chơi Đi tìm kho báu
Trò chơi Ai đến trường sớm
Trò chơi Ghép hình
Trò chơi Tìm đường về nhà
II. Kết quả đạt được:
Qua quá trình thực hiện các biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt
động góc học tập tôi đã đạt được một số kết qủa sau:
* Về phía trẻ:
-Trẻ tham gia vào góc học tập một cách mạnh dạn. Số trẻ đạt là : 19/22 đạt tỉ
lệ 86.36 %.
-Trẻ biết rủ bạn cùng tham gia trò chơi góc học tập. Số trẻ đạt là : 19/22 đạt tỉ
lệ 86.36 %.
-Biết chơi đúng luật và chơi được một số trò chơi dân gian: Cờ cá ngựa, cờ
gánh, ô ăn quan… Số trẻ đạt là : 17/22 đạt tỉ lệ 77.27 %.
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12
7
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động góc học tập.
-Trẻ thích thú tham gia vào trò chơi Ngôi nhà toán học của Kidsmart. Số trẻ
đạt là : 20/22 đạt tỉ lệ 90.9 %.
* Về phía giáo viên:
-Thích thú khi trẻ tham gia vào góc học tập một cách tự giác.
-Giúp trẻ phát triển tư duy logic hơn.
-Tích cực sưu tầm và tìm kiếm thêm những bài tập trò chơi sáng tạo hơn.
III. Bài học kinh nghiệm:
Qua việc lập kế hoạch thực hiện một số biện pháp giúp cho trẻ tích cực tham
gia vào hoạt động góc học tập trong năm học, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
-Xây dựng kế hoạch thực hiện bài tập, trò chơi phải phù hợp với độ tuổi của
nhóm lớp.
-Tạo môi trường hoạt động hấp dẫn và bố trí góc chơi hợp lý.
-Tìm tòi sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi lạ, đẹp, hấp dẫn tạo sự thu hút đối
với trẻ.
- Luôn luôn gần gũi trẻ, tạo các tình huống để kích thích trẻ làm theo mà trẻ
không bị áp đặt.
IV. Kết luận:
Việc cho trẻ hoạt động góc là một giờ hoạt động vô cùng quan trọng hàng
ngày đối với trẻ không thể thiếu được. Vì thế là một giáo viên cần xác định đây là
nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục mọi khó khăn để tổ chức cho trẻ hoạt động
hàng ngày ở các góc.
Qua việc thực hiện áp dụng các biện pháp trên tôi thấy trẻ thích chơi hơn, tích
cực chơi vào góc học tập hơn, tư duy logic của trẻ phát triển, khi thực hiện những
bài tập toán trẻ đưa ra kết quả một cách nhanh nhẹn hơn.
Tạo cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ
chơi cho trẻ. Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ chơi
cho trẻ.
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12
8
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động góc học tập.
Đề tài của tôi chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, rất mong được sự chỉ dẫn, góp
ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để bản thân tôi ngày càng hoàn thiện
hơn trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Tôi xin cám ơn.
Quận 12, ngày
Duyệt
tháng
năm 2016.
Người viết
Trần Thị Thanh Thúy
Giáo viên: Trần Thị Thanh Thúy - Mầm Non Sơn Ca – Quận 12
9