Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ sắt tiến bộ, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.28 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

QUÁCH HOÀNG LONG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI MỎ SẮT TIẾN BỘ,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên – 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

QUÁCH HOÀNG LONG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI MỎ SẮT TIẾN BỘ,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Hải

Thái Nguyên - 2015




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

QUÁCH HOÀNG LONG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI MỎ SẮT TIẾN BỘ,
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Hải

Thái Nguyên - 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài từ năm 2013 đến năm 2015, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo,
Khoa Môi trường, cùng các Thầy, Cô giáo và học viên, sinh viên Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn khoa học: TS.
Nguyễn Thanh Hải - Phó trưởng khoa Môi trường, Trường đại học Nông lâm Thái
Nguyên là người Thầy đã tận tình trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và giúp

đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả đồng nghiệp, bạn bè và người đã
luônđộng viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Luận văn này khó tránh khỏi còn có những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các Thầy Cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn
được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Quách Hoàng Long


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài .........................................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .....................................................................................6
1.3. Hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt trong nước và thế giới .....................7
1.3.1. Hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt trên thế giới ..................................7
1.3.2. Hoạt động khai thác và chế biên quặng sắt trong nước. .................................11
1.3.3. Hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt ở Thái Nguyên ............................17
1.3.4. Hoạt động khai thác của mỏ sắt Tiến Bộ ........................................................20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..24

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................24
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................24
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................24
2.3.1. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu
vực mỏ .......................................................................................................................24
2.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ và các tác động đến môi trường
do hoạt động của mỏ đến khi kết thúc mỏ ................................................................24
2.3.3. Đưa ra các vấn đề khó khăn còn tồn tại và đề xuất các giải pháp kĩ thuật và
giải pháp quản lý nhằm cải thiện môi trường khu vực mỏ .......................................25
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................25


iv

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................25
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa .........................................................28
2.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ...........................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................30
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực Mỏ sắt Tiến Bộ, huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên.......................................................................................................30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực Mỏ sắt Tiến Bộ, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên ......................................................................................................................30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực mỏ ............................................................33
3.1.3. Thực trạng công tác quản lý môi trường tại Mỏ sắt Tiến Bộ ..........................35
3.2. Hiện trạng môi trường khu vực Mỏ sắt Tiến Bộ, huyện Đồng hỷ, tỉnh Thái
Nguyên ......................................................................................................................37
3.2.1. Hiện trạng môi trường không khí ....................................................................37
3.2.2. Hiện trạng môi trường nước ............................................................................42

3.2.3. Hiện trạng môi trường đất ...............................................................................54
3.2.4. Các tác động của hoạt động khai thác quặng sắt tới đời sồng của người dân
khu vực Mỏ sắt Tiến Bộ ............................................................................................58
3.3.Khó khăn, tồn tại và đề xuất các giải để cải thiện môi trường khu vực mỏ sắt
Tiến Bộ ......................................................................................................................60
3.3.1. Khó khăn, tồn tại .............................................................................................60
3.3.2. Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường khu vực Mỏ sắt Tiến Bộ ............61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................65
1. Kết luận .................................................................................................................65
2. Kiến nghị ...............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................67


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu viết tắt

Tên ký hiệu

1

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2


BOD (Biochemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy sinh học

3

COD (Chemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy hóa học

4

ĐC

5

ĐCTV

Địa chất thủy văn

6

ĐCCT

Địa chất công trình

7

HTX


8

MPN (Most Probable Number)

9

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

10

TSS (Total Suspended Solid)

Tổng chất rắn lơ lửng

11

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

12

UBND

Ủy ban nhân dân

Điều chỉnh


Hợp tác xã
Số vi khuẩn có thể lớn nhất


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng vốn đầu tư trong khai thác các kim loạitrọngđiểm năm 2009 .............. 9
Bảng 1.2. Tổng vốn đầu tư các dự án khai thácnăm 2010 tính theo khu vực ..................... 9
Bảng 1.3. Các quốc gia hàng đầu trong đầu tưkhai thác kim loại năm 2010 .................... 10
Bảng 1.4.Quy mô khai thác một số mỏ sắt lộ thiên lớn....................................................... 12
Bảng 1.5.Trữ lượng các mỏ sắt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......................................... 17
Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Đợt 1 và Đợt 2 ............... 38
Bảng 3.2. Ước tính lượng bụi sinh ra trong hoạt độngkhai thác tại mỏ ............................. 41
Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải sinh hoạt Đợt 1 và Đợt 2 43
Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải sản xuất Đợt 1 và Đợt 2 . 44
Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt Đợt 1 và Đợt 2 ................ 48
Bảng 3.6. Kết quảphân tích chất lượng môi trường nước ngầm Đợt 1 và Đợt 2 .............. 51
Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất Đợt 1 và Đợt 2 ........................... 55
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp kết quả điều tra ý kiến nhận xét của người dân ........................ 59


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng cho bảo vệ một học vị nào, mọi sự giúp
đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn
trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả


Quách Hoàng Long


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khoáng sản là một tài nguyên thiênnhiên
vô cùng quý giá. Chính vì vậy mà nền công nghiệp khai thác khoángsản phát triển ở
khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều này mộtmặt giúp cho sự
phát triển của đất nước, nhưng mặt khác nó lại tạo ra một lượnglớn chất thải công
nghiệp gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực xung quanh.
Đối với chất thải hữu cơ nó có thể tự phân hủy nhanh trong điều kiện tự
nhiên, nhưng trong chất thải của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản có
chứa các kim loại nặng, chúng rất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên
gây ảnh hưởng tới đất, nước và sinh vật tại khu vực bị ô nhiễm.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có 171 các điểm mỏ, điểm
khoáng sản của 24 loại khoáng sản rắn thuộc 4 nhóm (Nhiên liệu khoáng; khoáng
sản kim loại; khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng)[11]
Hoạt động khai thác tự do khoáng sản nói chung, khai thác quặng sắt nói
riêng đang là một trong những vấn đề khá nóng bỏng ở nước ta. Hoạt động này
diễn ra nhiều năm nay và ảnh hưởng đến nhiều mặt của môi trường tự nhiên và xã
hội. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, có nhiều bài báo phản ánh, nhưng
giải pháp cho tình trạng này vẫn còn là một bài toán nan giải.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội để cung cấp nguồn nguyên liệu để
phục vụ cho quá trình phát triển các ngành kinh tế khác thì khai thác quặng sắt đã
được quan tâm chú trọng từ khá lâu. Trong những năm gần đây, tốc độ khai thác,
mở mỏ đã tăng đáng kể, đóng góp một phần lớn cho sự tăng trưởng kinh tế xã hội
của tỉnh Thái Nguyên.
Bên cạnh những lợi ích của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản mang
lại cho tỉnh Thái Nguyên thì hoạt động khai thác cũng gây tác động không nhỏ đến

môi trường và sức khoẻ cộng đồng nhân dân xung quanh khu vực khai thác khoáng
sản. Tại khu vực mỏ sắt Tiến Bộ hoạt động khai thác có nguy cơ làm mất đi các


2
thảm thực vật trên cạn và ảnh hưởng đến các loài động vật hệ quả là làm suy thoái
đa dạng sinh học. Với bụi, khí thải, chất thải rắn phát sinh từ quá trình khai thác
cũng ảnh hưởng đến hệ động vật khu vực xung quanh. Bụi là một trong những tác
nhân gây ô nhiễm nguy hiểm. Đối với thực vật, bụi lắng đọng trên lá làm giảm khả
năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất cây trồng. Chất thải rắn và khí độc hại
làm ảnh hưởng tới sự sinh sản của các loài động vật. Tiếng ồn và chấn động khi nổ
mìn làm động vật hoảng sợ dẫn đến sự di cư hàng loạt các loài động vật. Khu vực
khai thác đã làm biến đổi nặng nề bề mặt địa hình, thảm thực vật bị suy thoái, tốc độ
rửa trôi, xói mòn tăng nhanh; môi trường nước đất bị xáo trộn và ô nhiễm kim loại
nặng,…đang ngày càng nghiêm trọng.
Trước thực tế trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý
môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản tại Mỏ sắt Tiến Bộ, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” nhằm mục đích đánh giá hiện trạng môi trường, đề
xuất các giải pháp quản lý môi trường giúp cải thiện môi trường khu vực mỏ và
nâng cao hiệu quả quản lý mỏ Sắt Tiến Bộ, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản của
Mỏ sắt Tiến Bộ, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đưa ra các giải pháp và
công tác quản lý môi trường để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt
động khai thác khoáng sản gây ra đối với mỏ Sắt Tiến Bộ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đưa ra các tác động đến môi trường do hoạt động của mỏ đến khi kết thúc mỏ.
- Đánh giá tổng thể công tác bảo vệ môi trường mỏ nhằm chỉ ra các giải pháp
cần ưu tiên giải quyết.

- Giúp cho chính quyền địa phương cũng như các nhà quản lý môi trường
thấy được thực trạng công tác quản lý môi trường ở địa phương
- Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của
khai thác quặng sắt tới môi trường đất, nước và không khí của địa phương


3
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Trên cơ sở điều tra, đánh giá về tình hình ô nhiễm môi trường trong hoạt
động khai thác và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường sẽ là cơ sở nhằm hiểu rõ
thực trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
- Tạo cho sinh viên có cơ hội vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, rèn luyện khả
năng tổng hợp phân tích số liệu.
- Là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả của đề tài là cơ sở giúp cho:
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ, cán bộ môi trường thị
trấn Trại Cau thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường hiệu quả hơn
- Ban lãnh đạo Mỏ sắt Tiến Bộ thấy được hiện trạng môi trường trong khi
khai thác để từ đó có những cải tiến về công nghệ, trang thiết bị, giải pháp quản lý
môi trườnghiệu quả hơn và đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường được tốt hơn.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
* Các khái niệm môi trường

- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Đây là khái niệm tổng quát
về môi trường
- Môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài ảnh hưởng tới
một vật thể hoặc sự kiện.
- Môi trường sống là tổng thể các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự
sống và sự phát triển của cơ thể sống.
- Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học,
sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển của
từng cá nhân và toàn bộ cộng đồng người.
- Theo Luật Môi trường Việt Nam năm 2014: “Môi trường là hệ thống các
yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật”.
* Một số khái niệm liên quan đến môi trường
- Sức khỏe môi trường là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành môi
trường có tác động đến sức khỏe và bệnh tật của con người.
- Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
- Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc
biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
- Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất
hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.
- Kiểm soát ô nhiễm là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm.


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài từ năm 2013 đến năm 2015, tôi đã

nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo,
Khoa Môi trường, cùng các Thầy, Cô giáo và học viên, sinh viên Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn khoa học: TS.
Nguyễn Thanh Hải - Phó trưởng khoa Môi trường, Trường đại học Nông lâm Thái
Nguyên là người Thầy đã tận tình trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả đồng nghiệp, bạn bè và người đã
luônđộng viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Luận văn này khó tránh khỏi còn có những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các Thầy Cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn
được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Quách Hoàng Long


6
của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch gây nhiễu bụi bặm, thiên tai....tạo điều kiện
cho nhiều loại vi sinh vật gây bệnh phát triển.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Tác động môi trường của hoạt động khai khoáng bao gồm xói mòn, sụt đất,
mất đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt do hóa chất từ chế biến
quặng. Trong một số trường hợp, rừng ở vùng lân cận còn bị chặt phá để lấy chỗ
chứa chất thải mỏ. Bên cạnh việc hủy hoại môi trường, ô nhiễm do hóa chất cũng
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân địa phương, ở những vùng hoang vu, khai
khoáng có thể gây hủy hoại hoặc nhiễu loạn hệ sinh thái và sinh cảnh. còn ở nơi
canh tác thì hủy hoại hoặc nhiễu loạn đất trồng cấy và đồng cỏ...
Thay đổi cảnh quan: Không hoạt động nào cảnh quan bị thay đổi nghiêm

trọng như khai thác lộ thiên hay khai thác dải, làm tổn hại giá trị của môi trường tự
nhiên của những vùng đất lân cận. Khai thác theo dải hay lộ thiên sẽ phá hủy hoàn
toàn hệ thực vật, phá hủy phẫu diện đất phát sinh, di chuyển hoặc phá hủy sinh cảnh
động thực vật, ô nhiễm không khí, thay đổi cách sử dụng đất hiện tại và ở mức độ
nào đó thay đổi vĩnh viễn địa hình tổng quan của khu vực khai mỏ. Quần xã vi sinh
vật và quá trình quay vòng chất dinh dưỡng bị đảo lộn do di chuyển, tổn trữ và tái
phân bố đất. Nhìn chung, nhiễu loạn đất và đất bị nén sẽ dẫn đến xói mòn. Di
chuyển đất từ khu vực chuẩn bị khai mỏ sẽ làm thay đổi hoặc phá hủy nhiều đặc
tính tự nhiên của đất và có thể giảm năng suất nông nghiệp hoặc đa dạng sinh học.
Cấu trúc đất có thể bị nhiễu loạn do bột hóa hoặc vỡ vụn kết tập.
Phá bỏ lớp thực bì và những hoạt động làm đường chuyên chở quặng sắt, tổn
dư đất mặt, di chuyển chất thải và chuyên chở đất và quặng sắt làm tăng lượng bụi
xung quanh vùng khai mỏ. Bụi làm giảm chất lượng không khí tại ngay khu khai mỏ,
tổn hại thực vật, và sức khỏe của công nhân mỏ cũng như vùng lân cận. Hàng trăm ha
đất dành cho khai mỏ bị bỏ hoang chờ đến khi được trả lại dáng cũ và cải tạo. Nếu
khai mỏ được cấp phép thì cử dân phải di dời khỏi nơi này và những hoạt động kinh
tế như nông nghiệp, săn bắn, thu hái thực phẩm hoặc cây thuốc đều phải ngừng.


7
Khai mỏ lộ thiên có thể ảnh hưởng đến thủy văn của khu vực. Chất lượng
nước sông, suối có thể bị giảm do axít mỏ chảy tràn, thành phần độc tố vết, hàm
lượng cao của những chất rắn hòa tan trong nước thoát ra từ mỏ và lượng lớn phù sa
được đứa vào sông suối. Chất thải mỏ tổn trữ cũng có thể thải trầm tích xuống sông
suối, nước rỉ từ những nơi này có thể là axít và chứa những thành phần độc tố vết.
Trầm tích tác động lên động vật thủy sinh cũng thay đổi tùy theo loài và hàm
lượng trầm tích. Hàm lượng trầm tích cao có thể làm chết cá, lấp nơi sinh sản; giảm
xâm nhập của ánh sáng vào nước; bồi lấp ao hồ; theo nước suối loang ra một vùng
nước sông rộng lớn và làm giảm năng suất của những động vật thủy sinh làm thức
ăn cho những loài khác. Những thay đổi này cũng hủy hoại sinh cảnh một số loài có

giá trị và có thể tạo ra những sinh cảnh tốt cho những loài không mong đợi. Ô
nhiễm trầm tích nặng nề nhất có thể xảy ra trong khoảng từ 5 đến 25 năm sau khi
khai mỏ. Ở những nơi không có cây cối thì xói mòn còn có thể kéo dài đến 50 - 60
năm sau khi khai mỏ. Nước mặt ở nơi này sẽ không dùng được cho nông nghiệp,
sinh hoạt, tắm rửa hoặc những hoạt động khác cho gia đình.
Tác động đến nước: Khai mỏ lộ thiên cần một lượng lớn nước để tuyển rửa
cũng như khắc phục bụi. Để thỏa mãn nhu cầu này, mỏ đã "chiếm" nguồn nước mặt
và nước ngấm cần thiết cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng lân cận.
Khai mỏ ngầm dưới đất cũng có những đặc điểm tương tự nhưng ít tác động tiêu
cực hơn do không cần nhiều nước để kiểm soát bụi nhưng vẫn cần nhiều nước để
tuyển rửa.
1.3. Hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt trong nước và thế giới
1.3.1. Hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt trên thế giới
1.3.1.1. Hoạt động khai thác quặng sắt trên thế giới
Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác quặng sắt nói riêng
đã và đang diễn ra rất lớn trên thế giới, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà giá
các kim loại ngày càng tăng.Quặng sắt đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực khai
thác mỏ trên toàn cầu.
Sắt chính là một trong những nguyên liệu chính cung cấp cho ngành sản xuất
thépvà các ngành công nghiệp nặng khác trên thế giới.Theo thứ tự, quặng sắt, đồng,


8
vàng và niken là những kim loại quan trọngnhất được các công ty mỏ đầu tư khai
thác. Bốn kim loại này chiếm tới 84% trongtổng số vốn của các dự án đầu tư.
Xéttheo tổng giá trị sản lượng, bốn kim loại nàycũng chiếm ưu thế trong kinh doanh
mỏ. Trong năm 2008, tổng giá trị sản lượng củachúng ước định đạt 280 tỷ USD
(76% tổng giá trị sản lượng khoáng sản phi nhiênliệu). Nhu cầu sử dụng và giá cả
tăng cao khiến cho quặng sắt dần trở thành nguồnkim loại quan trọng nhất. Tổng
vốn đầu tư cho các dự án khai thác quặng sắt trongnăm 2010 đạt 162 tỷ USD, vượt

mức đầu tư cho dự án đồng (155 tỷ USD) và caohơn nhiều so với vàng (83 tỷ USD)
và niken (69 tỷ USD), tiếp theo mới là nhóm urani, chì/kẽm và nhóm các kim loại
chứa platin PGMs (Platinum Group Metals) với mức đầu tư 15 tỷ USD - 20 tỷ USD.
Để tiện so sánh, bảng 1 giới thiệu mức vốn đầu tư trong khai thác các kim loại trọng
điểm trên thế giới vào năm 2009.
Theo số liệu công bố của Raw Materials Group (RMG), trong năm 2010, đã
có thêm 105 dự án mới trong khai thác quặng kim loại với tổng vốn đầu tư lên tới 60
tỷ USD được đăng ký, trong đó có 36 dự án khai thác vàng, 22 dự án khai thác quặng
sắt và 12 dự án khai thác đồng. Tổng vốn đầu tư trung bình cho một dự án khai thác
quặng sắt xấp xỉ 1,3 tỷ USD (tăng từ mức 750 triệu USD), còn đối với các dự án khai
thác vàng con số này vẫn giữ mức ổn định 204 triệu USD. Như vậy, trong tổng vốn
đầu tư các dự án được công bố trong năm 2010, ngành khai thác quặng sắt chiếm
47%. Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ thép tiếp tục tăng cao là nguyên nhân chính khiến
cho sản lượng thép tiếp tục tăng trong vòng 3 đến 5 năm tới.
Giá kim loại tăng cao dẫn đến nhu cầu thăm dò và đầu tư khai thác các mỏ
mới tăng cao. Điển hình là trong năm 2010, giá bạc tăng khiến cho hàng loạt dự án
mới được triển khai, đặc biệt là trong thời gian cuối năm. Sáu dự án khai thác bạc
với tổng vồn đầu tư 4 tỷ USD được công bố. Ngoài ra, những động thái gần đây
cho thấy Trung Quốc có khả năng ngừng xuất khẩu đất hiếm nhằm giữ thế độc
quyền đối với nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng này đã dẫn đến việc 4 dự
án khai thác đất hiếm với số vốn đầu tư trên 3 tỷ USD đã được triển khai ngoài
lãnh thổ nước này.


9
Bảng 1.1. Tổng vốn đầu tư trong khai thác các kim loạitrọngđiểm năm 2009
Tên kim loại
Tổng vốn đầu tư (tỷ USD)
%
Quặng sắt

127
27
Đồng
124
27
Vàng
75
16
Niken
65
14
Urani
15
3
Chì/Kẽm
14
3
PGMs
13
3
Kim Cương
8
2
Kim loại khác
24
5
Tổng Cộng
465
100
(Nguồn: Mai Văn Tâm (2005), “Khai thác và chế biến khoáng sản phải gắn

bó với vệ sinh môi trường”, Tạp chí khoa học công nghệ và môi trường Hải Dương)
Trong bảng 1.2 Mỹ La tinh giành lại được vị trí số 1 trong bảng xếp hạng
cáckhu vực có mức đầu tư trong khai thác khoáng sản kim loại cao nhất năm 2010,
thuhút được trên 32% trong tổng vốn đầu tư toàn cầu, cao hơn gấp đôi so với các
khu vực khác. Trong năm 2010, tổng vốn đầu tư tại khu vực này đã tăng thêm 46 tỷ
USD, cao hơn nhiều so với mức tăng trung bình toàn cầu 21%. Hiện tại, Mỹ La tinh
có 58 dự án có mức đầu tư trung bình trên 1 tỷ USD/dự án, cao hơn 20% so với khu
vực Bắc Mỹ và gấp đôi so với Châu Đại Dương.
Chiếm 11%, tương đương với 62 tỷ USD, Châu Âu hiện là khu vực có lượng
vốn đầu tư vào ngành khai thác kim loại thấp nhất trên toàn cầu. Tuy nhiên, xu
hướng này sớm bị phá vỡ do một loạt các dự án mới đang được hình thành tại
Thụy Điển, Phần Lan và Rumani, cho thấy động thái tích cực của Cộng đồng Châu
Âu trong việc cải thiện điều kiện khai thác mỏ tại Châu Âu.
Bảng 1.2. Tổng vốn đầu tư các dự án khai thácnăm 2010 tính theo khu vực
STT
Tên Châu lục
Tổng vốn đầu tư (tỷ USD)
%
1
Châu Phi
80
14
2
Châu Á
73
13
3
Châu Âu
62
11

4
Mỹ La Tinh
180
32
5
Bắc Mỹ
86
15
6
Châu Đại Dương
81
15
Tổng cộng
562
100
(Nguồn: Mai Văn Tâm (2005), “Khai thác và chế biến khoáng sản phải gắn
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

bó với vệ sinh môi trường”, Tạp chí khoa học công nghệ và môi trường Hải Dương)



10
Bảng 1.3 giới thiệu các quốc gia đứng đầu trong đầu tư khai thác khoáng
sảnkim loại năm 2010. Vị trí đầu tiên thuộc về Australia với tổng vốn đầu tư đạt 64
tỷUSD, chiếm 11% tổng vốn đầu tư trên toàn cầu. Trong 20 dự án lớn nhất
tạiAustralia đã có tới 11 dự án dành cho khai thác quặng sắt với vốn đầu tư lên
tớitrên 1 tỷ USD/dự án. Canada là quốc gia đứng thứ hai, nhưng lĩnh vực khai
thácphong phú hơn, bao gồm 20 dự án khai thác vàng và các kim loại cơ bản.
Bảng 1.3. Các quốc gia hàng đầu trong đầu tưkhai thác kim loại năm 2010
STT

Tên quốc gia

Tổng vốn đầu tư (tỷ USD)

%

Xếp hạng năm
2009

1

Australia

64

11

2

2


Canada

63

11

1

3

Brazil

51

9

3

4

Chile

45

8

6

5


Peru

48

8

5

6

Nga

39

7

4

7

Nam Phi

23

4

8

8


Mỹ

23

4

7

9

Philipin

17

3

9

10

Mexico

13

2

10

381


64

Tổng

(Nguồn: Mai Văn Tâm (2005), “Khai thác và chế biến khoáng sản phải gắn
bó với vệ sinh môi trường”, Tạp chí khoa học công nghệ và môi trường Hải Dương)
Ngoài 10 quốc gia nêu trên còn phải kể đến một số quốc gia khác
nhưGuinea,Indonesia, Argentina, Kazakhstan, New Caledonia, Trung Quốc có tổng
vốn đầu tưđạt từ 8 đến 11 tỷ USD/quốc gia trong khai thác khoáng sản kim loại.
Hầu như cácdự án của Trung Quốc đều có quy mô nhỏ, với vốn đầu tư trung bình
đạt khoảng150 triệu USD/dự án. Tuy nhiên, trước những thay đổi trong chính sách


11
cải cáchkinh tế, chỉ trong một vài năm tới, Trung Quốc sẽ trở thành một trong
những quốcgia có ngành khai thác kim loại lớn mạnh.
Khai thác quặng sắt đang là ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế
rấtcao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Tuynhiên, hậu quả của hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt lại là vấn đề
đángđược quan tâm trong những năm gần đây (vấn đề ô nhiễm môi trường do khai
thácvà nạn khai thác trái phép tại nhiều nước có trữ lượng quặng sắt lớn).
Như vậy, hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt trên thế giới đang diễnra
rất mạng trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn nguyên liệu cho các
ngànhcông nghiệp nặng và phục vụ đời sống con người. Cùng với sản lượng khai
tháctăng thì ngành công nghiệp khai thác và chế biến quặng sắt trên toàn thế giới
cũngđang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của hậu quả khai thác và chế biến
đểlại, trong đó đáng nói đến nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường [20].
1.3.1.2. Ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác và chế biến quạng sắt trên thế giới.
Hiện nay, khai thác quặng sắt trên thế giới đang áp dụng công nghệ khaithác

lộ thiên là chủ yếu. Ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ sắt đang là vấn đề lớn cho
các nhà chức trách ở nhiều quốc gia đang khai thác và sử dụng loại tài nguyên này.
Tại một số nước như Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc khai thác và chế biến quặng sắt là
một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ô nhiễm môi trường. Theo tính toán
của WHO thì tải lượng sinh ra trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản là:
- 0,4kg bụi/tấn trong công đoạn nổ mìn khai thác.
- 0,17 kg bụi/tấn trong công đoạn bốc xúc, vận chuyển.
- 0,134 kg bụi/tấn đất đá thải trong công đoạn vận chuyển khai thác [20].
1.3.2. Hoạt động khai thác và chế biên quặng sắt trong nước.
1.3.2.1. Hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt ở Việt Nam
Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khai thác quặng sắt nước ta đã
được Chính phủ phê duyệt, để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế quốc dân giai đoạn
đến năm 2025. Ngoài cac mỏ sắt lộ thiên hiện đang khai thác như: Trại Cau, Nà


12
Lũng, Ngườm Tráng.... nhiều mỏ lộ thiên sẽ được đầu tư đưa vào khai thác nhằm
đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu
Bảng 1.4.Quy mô khai thác một số mỏ sắt lộ thiên lớn[2]
Thông số

Trại
Cau

Tiến
Bộ

Làng
Mỵ


Tên mỏ
Quy Thạch
Xa
Khê


Nà Nguyên
Lũng Rụa
Bình

Trữ lượng địa
2,0
23
76
118
544
7,3
chất (106 tấn)
Hàm lượng
48-60 41,27
30
53
61
52
Fe (%)
Tỷ lệ quặng
84,3
100
90
100

gốc (%)
(Nguồn: Cục địa chất khoáng sản Việt Nam)

22

6

58

56

100

Hiện nay và những năm tới sản lượng quặng sắt của Việt Nam chủ yếu khai
thác bằng công nghệ lộ thiên. Các mỏ quặng sắt lộ thiên của Việt Nam đều có cấu
trúc địa chất phức tạp. Địa chất phía trên gồm trầm tích Đệ tứ, Neogen và các tàn
tích, đây là các loại đất yếu, độ bão hòa thấp. Địa tầng phía dưới thường là các loại
đá vôi, đá gabro, các loại đá này do hoạt động của nước ngầm thường hình thành
các hang castor. Đây là nguyên nhân tạo nên dòng chảy ngầm vào các khai trường
khi khai thác xuống sâu rất lớn và ảnh hưởng đến quá trình khai thác mỏ. Các mỏ
phải khai thác xuống sâu dưới mức thoát nước tự chảy, điều kiện địa chất thủy văn
(ĐCTV), địa chất công trình (ĐCCT) của các mỏ phức tạp, khai trường chật hẹp.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên về mùa mưa lượng bùn và
nước đổ xuống đáy mỏ rất lớn, điều kiện khai thác, vận tải, xử lý bùn và thoát nước
ngày càng phức tạp. Hàng năm công tác khai thác quặng chủ yếu tập trung vào 6
tháng mùa khô.
Các mỏ quặng sắt gốc có sự khác nhau về nguồn gốc tạo thành, nhưng có đặc
điểm chung là: Khi khai thác các mỏ quặng sắt gốc đều gặp phải đất yếu, cát, sét,
neogen..... Theo kết quả tổng hợp có 3 dạng đất yếu thường gặp khi khai thác các
mỏ quặng sắt gốc:

+ Đất yếu dạng cát chảy có 2 dạng phân bố:
- Dạng phân bố nông ngay trên bề mặt địa hình như mỏ Thạch Khê


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài .........................................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .....................................................................................6
1.3. Hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt trong nước và thế giới .....................7
1.3.1. Hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt trên thế giới ..................................7
1.3.2. Hoạt động khai thác và chế biên quặng sắt trong nước. .................................11
1.3.3. Hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt ở Thái Nguyên ............................17
1.3.4. Hoạt động khai thác của mỏ sắt Tiến Bộ ........................................................20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................24
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................24
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................24
2.3.1. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu
vực mỏ .......................................................................................................................24
2.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ và các tác động đến môi trường

do hoạt động của mỏ đến khi kết thúc mỏ ................................................................24
2.3.3. Đưa ra các vấn đề khó khăn còn tồn tại và đề xuất các giải pháp kĩ thuật và
giải pháp quản lý nhằm cải thiện môi trường khu vực mỏ .......................................25
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................25


14
ra axit sulfuric.Acid được nước mưa hay nước theo dòng chảy thoát ra khu vực mỏ
và đổ vào các sông, suối hoặc nước ngầm xung quanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chất lượng nước.
Ô nhiễm môi trường không khí: Môi trường không khí các khu vực khai thác
khoáng sản và lân cận thường xuyên bị ô nhiễm do bụi, khí độc, khí nổ và tiếng ồn
phát sinh ở hầu hết các khâu sản xuất. Đặc biệt là khu vực khai thác mỏ sắt Quý Xa
ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh, mỏ sắt Trại Cau ở Thái Nguyên.
Ô nhiễm kim loại nặng: Các kim loại như asen, coban, đồng, cadimi, bạc,chì,
kẽm chứa trong đất đá khai thác hoặc mỏ ngầm lộ thiên tiếp xúc vói nước. Kim loại
bị rửa trôi ra ngoài gây ô nhiễm nguồn nước dưới hạ lưu.
Một số nơi như là Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên
Quang… Nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng có nhiều loại đặc
thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có
được như: Quặng sắt, chì - kẽm, đồng, vàng… phạm vi khai thác khá lớn. Tuy
nhiên, hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt luôn có những diễn biến phức tạp,
gây tác động xấu đến nhiều lĩnh vực.
Ô nhiễm nước thải mỏ:Với phương pháp áp dụng khai thác chủ yếu hiện nay
là khai thác lộ thiên sau đó sử dụng nước để rửa thu quặng sắt thì việc gây ô nhiễm
môi trường từ quá trình khai thác chủ yếu là môi trường nước. Quy trình chế biến
quặng thải ra một lượng cặn khá cao với thành phần gồm các chất khoáng và kim
loại như: Đất, sét, cát và các chất thải khác của đuôi thải như SiO2, Fe, Pb, Zn…nếu
xâm nhập vào nguồn nước mặt, lượng nước này có thể gây bồi lắng, làm thay đổi
chế độ thủy văn của các dòng chảy, giảm độ trong, tăng độ đục và tăng hàm lượng

các kim loại trong nước….ảnh hưởng đến đời sống của các loại sinh vật thủy vực.
Các chất thải của hoạt động khai thác các mỏ sắt nếu không được xử lý tốt sẽ
là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt và lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng
nước ngầm của khu vực lân cận.
Cụ thể mỏ sắt Ô Pù, xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn
2011-2012 bị ô nhiễm BOD5, TSS, Fe ở mức cao. Nguyên nhân do mỏ thiếu các


15
biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác và chế biến dẫn đến ảnh
hưởng đến môi trường khu vực xã Đồng Lạc.
Tác động đến địa hình, cảnh quan: Những biến đổi mạnh nhất diễn ra chủ
yếu ở những khu vực có khai thác lộ thiên. Các bãi đổ thải tạo nên những quả đồi..
và nhiều bãi thải trên các sườn đồi. Bãi thải thường có sườn dốc tới 350. Nhiều
moong khai thác lộ thiên tạo nên địa hình âm có độ sâu.
Vấn đề chiếm dụng đất trồng trọt và cây xanh: Diện tích đất canh tác và
thảm thực vật mà các mỏ khai thác lộ thiên chiếm dụng là khá lớn.
Ngoài những nguy cơ về ô nhiễm môi trường, biến đổi cảnh quan, suy giảm
đa dạng sinh học thì hoạt động khai thác quặng sắt cũng để lại nhiều rủi ro về sạt lở,
trượt lở đe dọa tính mạng người dân do các hố mỏ gây ra. Tại khu vực khai thác
quặng sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh, trong quá trình bóc đất tầng phủ, đã thực hiện bốc
xúc 11,2 triệu m3 đất đá, sau quá trình khai thác đất mặt vào khai thác quặng nguyên
khai sẽ tạo lên các hố mỏ khổng lồ.
Vấn đề công nghệ khai thác, đổ thải không đúng kĩ thuật, không đầu tư cho
các công trình bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn bắt đầu của dự án, công tác
hoàn thổ không được chú trọng là những nguyên nhân gây biến đổi môi trường, ô
nhiễm nước, thiệt hại về sức khỏe công nhân, nhân dân. Đây là một thực tế đang rất
cần sự quan tâm của các cấp, ngành, cơ quan quản lý và đặc biệt là nhận thức của
các nhà đầu tư, chủ dự án khai thác quặng sắt.
Tại các vùng khai thác quặng sắt đã gây ra những sự cố, ảnh hưởng gây

hậuquả nặng nề tới môi trường như: Dự án khai thác mỏ quặng sắt xóm Mỗ 2 (xã
BìnhThanh, huyện Cao Phòng, Hòa Bình) đã để lại cho người dân nơi đây quá
nhiều hệlụy. Hiện nay, dù việc khai thác khoáng sản tại đây đã bị tạm ngừng nhưng
nhữnghậu quả nặng nề vẫn chưa được khắc phục. Nguyên nhân do vị trí của mỏ
quặngnằm trên đồi cao, nơi đầu nguồn của các con suối nên từ nhiều năm nay việc
khaithác nơi đây đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khu vực xóm Mỗ
2,nhất là vào mùa mưa lũ. Nước chảy từ điểm khai thác quặng sắt đã kéo theo đất,


16
đátràn xuống khu dân cư, khu vực ruộng lúa mà người dân đang canh tác. Lượng
đấtđá, bùn quặng vùi lấp xuống ruộng quá lớn, người dân đã phải lấy xô múc bớt
đấtbùn từ ruộng ra nhưng vẫn không xuể.
Cụ thể như sau những trận mưa đầu mùa mưa năm 2012, tại thời điểm
thốngkê ngày 31/5/2012 đã có 0,93 ha lúa của 27 hộ dân xóm Mỗ 1 và Mỗ 2 bị đất
đávùi lấp, mất trắng. Đó là chưa kể đến diện tích khoảng trên 1ha bị bùn đất
lắngđọng lâu ngày làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng.
Ngoài ra, việc chảy trôi bùn đất từ trên cao xuống đã gây ô nhiễm
nghiêmtrọng cho giếng nước sinh hoạt của các hộ dân xóm Mỗ 2. Sau mỗi trận
mưa, bùnđất theo mạch nước ngầm ngấm xuống làm giếng nước đục ngầu, phải vài
ngày saunước lắng đọng mới sử dụng được. Đáng lo ngại hơn khi đây lại là giếng
nước sinhhoạt của các hộ dân trong bản du lịch Giang Mỗ!
Khai thác mỏ cũng đồng nghĩa với việc phải đánh đổi phá hủy nhiều
cảnhquan môi trường.
1.3.2.3. Công nghệ khai thác quặng sắt ở nước ta
Quặng sắt là loại hình khoáng sản được khai thác từ lâu với khối lượng lớn
nên khối lượng bóc đất và đổ thải cũng nhiều hơn so với các quặng kim loại khác.
Trong đó mỏ có khối lượng bóc đất và thải lớn nhất là mỏ Tiến Bộ.
Công nghệ khai thác sử dụng phổ biến hiện nay là công nghệ dùng máy xúc
phối hợp với ô tô tự đổ, gồm các công đoạn chủ yếu sau:

- Khoan nổ mìn để phá vỡ đất đá nguyên khối;
- Sử dụng thiết bị cơ giới để xúc đất đá và quặng lên các phương tiện vận
chuyển;
- Sử dụng thiết bị vận tải bằng xe tải để chuyển đất đá thải từ khai trường ra
bãi thải và vận chuyển các loại quặng khai thác về kho chứa;
- Sản phẩm từ kho chứa được thiết bị xúc lên phương tiện vận tải đường bộ
về nơi tiêu thụ.


×