Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Hôn nhân của người raglai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.39 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA LỊCH SỬ


LÊ HOÀNG DUNG

HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI RAGLAI
Ở XÃ KHÁNH BÌNH- HUYỆN KHÁNH VĨNH
-TỈNH KHÁNH HÒA

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ


LÂM ĐỒNG, 22/5/2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA LỊCH SỬ


HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI RAGLAI
Ở XÃ KHÁNH BÌNH- HUYỆN KHÁNH VĨNH
-TỈNH KHÁNH HÒA

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ


GVHD: LÊ XUÂN HƯNG
SVTH: LÊ HOÀNG DUNG

Đà Lạt, ngày 22 thánh 5 năm 2015



MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ TRONG BÀI BÁO CÁO


DANH MỤC CÁC MINH HỌA TRONG PHỤ LỤC

Bản đồ. Bản đồ hành chính huyện Khánh vĩnh
Ảnh 1. Dàn Mã La, nhạc cụ dùng trong đám cưới của người Raglai (nguồn
internet)
Ảnh 2. Cô dâu và chú rễ người Raglai chụp hình cùng bạn bè trong đám cưới
kiểu người Kinh (ảnh: Hoàng Dung)
Ảnh 3. Mẹ chồng trao khuyên tai cho cô dâu trong đám cưới kiểu người Kinh
(ảnh Hoàng Dung)


Ảnh 4. Cô dâu và chú rễ cùng bạn bè trong đám cưới kiểu người Kinh (ảnh:
Hoàng Dung)
Ảnh 5. Mẹ chồng trao khuyên tai cho cô dâu trong đám cưới kiểu người Kinh
(ảnh: Hoàng Dung)


7

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt nam là một quốc gia có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Trên

lãnh thổ Việt Nam có rất nhiều tộc người sinh sống, cụ thể có 54 dân tộc anh em.
Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng, có tiếng nói riêng. Nhưng tất cả các
dân tộc đều có sự đoàn kết gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Tỉnh Khánh Hòa là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt
Nam. Tại đây cũng có rất nhiều tộc người sinh sống. Người Kinh chiếm vị trí đa
số và sống chủ yếu ở khu vực đồng bằng. Sau người Kinh là người Raglai chiếm
vị trí số 2. Người Raglai sinh sống chủ yếu ở các khu vực miền núi của tỉnh
Khánh Hòa (tập trung chủ yếu ở 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh), ngoài
người Kinh và người Raglai thì tỉnh Khánh Hoà còn có các tộc người thiểu số
khác như người Tày, Nùng, Mường, ÊĐê, .v..v.
Dân tộc Raglai có truyền thống văn hóa lâu đời, khi nhắc đến người
Raglai không ai là không biết đến cây đàn Chapi, tiếng Mã la. Người Raglai có
rất nhiều nét văn hóa truyền thống và độc đáo. Hôn nhân cũng là một nét độc đáo
trong văn hóa của người Raglai. Trong cuộc sống, ngày xưa cũng như ngày nay,
hôn nhân chính là biểu hiện của nếp sống xã hội, của nền vǎn hoá dân tộc. Nó
vừa kế thừa truyền thống phong tục-tập quán của dân tộc, vừa được cách tân
ngày càng vǎn minh theo sự phát triển của thời đại.Và hơn thế nữa đối với người
Raglai theo chế độ mẫu hệ, cho đến nay họ vẫn duy trì phong tục hôn nhân
truyền thống của mình tuy đã có sự thay đổi theo môi trường xã hội mới. Con gái
cưới chồng về nhà mình với quan niệm “Chặt cây rừng về làm nhà, bắt người ta
về làm người nhà mình”. Chàng rể, người chồng trở thành trụ cột trong gia đình
nhà vợ nhưng quyền quyết định những công việc lớn lao vẫn thuộc về người vợ
và ông cậu bên vợ. Con gái sinh ra mang họ mẹ và luôn giữ mối quan hệ huyết
thống theo dòng họ mẹ suốt 7 đời. Quyền thừa kế tài sản chỉ thuộc về con gái,
đặc biệt là người con gái út.


8

Trong ngày cưới, chẳng những cô dâu, chú rể, hai bên cha mẹ hoan hỉ mà

cả họ hàng, bạn bè, làng xóm đều hân hoan chúc mừng hạnh phúc lứa đôi. Cưới
hiểu theo nghĩa thông thường là tổ chức lễ chính thức lấy nhau làm vợ chồng.
Với ý nghĩa đó, đám cưới trở thành ngày thiêng liêng vui mừng nhất, nếu không
muốn nói là duy nhất trong cuộc đời mỗi người.Có thể khẳng định rằng, từ lâu,
việc tổ chức lễ cưới đã là một phong tục không thể thiếu trong cuộc sống cộng
đồng, mà ý nghĩa xã hội của nó thể hiện ở nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội, đạo
đức, vǎn hoá. Lễ cưới thường là sự ghi nhận quá trình trưởng thành của đôi
thanh niên nam nữ, sau quá trình tìm hiểu.
Trong quá trình phát triển và sự giao lưu và hội nhập với nhiều nền văn
hóa khác đã làm thay đổi rất nhiều về Văn hóa của người Raglai hiện nay. Tình
trạng Văn hóa nội sinh của tộc người và những sắc thái Văn hóa mới vô cùng đa
dạng cùng song song tồn tại là một thực tế. Những tác động của nền văn hóa
người Kinh hay còn gọi là Kinh hóa đã gây tác động không nhỏ đến văn hóa nói
chung cũng như trong phong tục cưới hỏi của người dân tộc Raglai nói riêng.
Chính những đặc điểm này làm nên sự thay đổi Văn hóa mà biểu hiện rõ nét ở
phong tục hôn nhân.
Người Raglai sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam khá lâu nhưng trong quá
trình di cư, cộng cư cùng với các dân tộc khác trên lãnh thổ Việt Nam nên hôn
nhân của người Raglai ít nhiều gì cũng có sự biến đổi. Nghiên cứu về hôn nhân
của người Raglai giúp chúng ta biết được những nét độc đáo trong văn hoá của
người Raglai so với các dân tộc khác ở tỉnh Khánh Hòa nói riêng, cũng như trên
lãnh thổ Việt Nam nói chung. Ngoài ra nghiên cứu về hôn nhân giúp chúng ta
hiểu được sự đóng góp của người Raglai vào kho tàng văn hóa chung của dân
tộc Việt Nam. Ở Việt Nam hiện nay còn có ít học giả nghiên cứu về người
Raglai. Tài liệu về người Raglai không nhiều. Từ những lý do trên để giúp cho
văn hóa của người Raglai không bị mai một tôi quyết định chọn đề tài “Hôn
nhân của người Raglai ở xã Khánh Bình – Huyện Khánh Vĩnh – Tỉnh
Khánh Hòa” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề



9

Ở Việt Nam hiện nay nghiên cứu về hôn nhân không phải là đề tài mới.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về hôn nhân cụ thể như:
Tác phẩm “Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam” Tác giả: GS.Phan
Hữu Dật, NXB đại học quốc gia Hà Nội, 1999.(tr.256 – 274): nói đến hôn nhân
và gia đình của các dân tộc thiểu số ở nước ta, lịch sử phát triển của hôn nhân và
gia đình, những đặc điểm của hôn nhân và gia đình ở các dân tộc Việt Nam và
việc thực hiện đạo luật hôn nhân gia đình hiện nay.
Trong cuốn “Hôn nhân và gia đình của người Hoa ở Nam Bộ” do tác giả
Nguyễn Duy Bính chủ biên, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2005 Nói
khá rõ về hôn nhân của người Hoa cùng với các quan niệm và quy tắc trong hôn
nhân của người Hoa ở Nam Bộ Việt Nam.
Tác phẩm “Văn hóa Việt Nam những nét đại cương” của tác giả Toan
Ánh, NXB văn học, 2002.(tr.381) nói đến hôn nhân trong luật lệ của người An
Nam trước đây trải qua 6 lễ (Nạp thái,vấn danh, lễ nạp cát, lễ nạp tê, lễ thỉnh kỳ,
lễ thân nghinh) ngày nay được rút ngắn còn các lễ sau (bắn tin, chạm ngõ,ăn
dạm, ăn hỏi).
Tác phẩm “Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, NXB
thanh niên, 2006. (tr.179) nói đến hôn nhân của người Êđê trải qua 3 lễ lớn: lễ
hỏi chồng, lễ thỏa thuận, lễ cưới.
Tác giả Lê Văn Liêm, “Hôn nhân- gia đình và dòng họ truyền thống của
người dân tộc Gia Rai, in trên tạp chí văn hóa các dân tộc, số 1,2013.(tr.6-8).
Trong tạp chí này nói đến hôn nhân của người Gia Rai,trong giai đoạn trước hôn
nhân con trai, con gái có quyền tự do tìm hiểu. Sau khi kết hôn thì người chồng
sẽ sống bên nhà vợ.
Một số bài viết liên quan đến người Raglai như:
Tác giả Bá Minh Truyền, “Văn hóa lễ tục Padhi của ngưởi Raglai”, in
trên tạp chí số 8, 2013.(tr.4-5). Nói về người Raglai có quan hệ mật thiết với

người Chăm và nói đến sự gắn kết cộng đồng của người Raglai khá bền chặt, thể


10

hiện rõ nhất trong 3 ngày diễn ra lễ Padhi – một lễ đánh dấu kết thúc vòng đời
của một con người.
Riêng trong cuốn “Luật tục Chăm và luật tục Raglai”, NXB văn hóa dân
tộc, 2012.(tr.343-438) có nói về đời sống người Raglai, có một phần nhắc đến
hôn nhân của người Raglai nhưng chỉ nêu 1 cách sơ lược.
Nhìn chung cho tới nay chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên
cứu một cách toàn diện về dân tộc Raglai nói chung và ở lĩnh vực hôn nhân
người Raglai nói riêng. Tuy nhiên một số công trình của các tác giả đi trước
cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến tộc người thiểu số ở
Việt Nam, giúp người nghiên cứu đề tài dễ dàng tiếp cận với đối tượng hơn trong
việc nghiên cứu đề tài có liên quan đến quá trình điền dã và khảo sát thực tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Hôn nhân của người Raglai ở xã Khánh
Bình – Huyện Khánh Vĩnh -Tỉnh Khánh Hòa”.
Đề tài tập trung nghiên cứu về các quan niệm, phong tục và những biến
đổi trong hôn nhân của người Raglai ở xã Khánh Bình - huyện Khánh VĩnhTỉnh Khánh Hòa, nhằm khắc họa bức tranh hôn nhân truyền thống của người
Raglai cùng với những biến đổi về hôn nhân trong cuộc sống hiện nay. Phạm vi
nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu ở xã Khánh Bình (chủ yếu là thôn Bến
Khế), huyện Khánh Vĩnh - tỉnh Khánh Hòa.
Thời gian tiến hành nghiên cứu tại thực địa từ ngày 6/4/2015 đến ngày
20/4/2015.
4. Mục đích nghiên cứu
-

Mục tiêu chung: tìm hiểu vấn đề về hôn nhân của người Raglai ở xã Khánh


-

Bình-huyện Khánh Vĩnh-tỉnh Khánh
Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu cách thức tổ chức và phong tục hôn nhân của người Raglai ở xã
Khánh Bình -Huyện Khánh Vĩnh- tỉnh Khánh Hòa.
Tìm ra sự thay đổi trong phong tục hôn nhân của người Raglai ở xã
Khánh Bình – huyện Khánh Vĩnh- tỉnh Khánh Hòa.


11

Tìm hiểu và chỉ ra các yếu tố tác động đến phong tục hôn nhân ở xã
Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
Từ đó nhìn nhận vấn đề đặc trưng trong phong tục hôn nhân của người
Raglai và tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự biến đổi trong bối cảnh hiện
nay trong địa bàn nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài báo cáo này tôi tiến hành đi điền dã thực tế tại địa bàn
xã Khánh Bình- huyện Khánh Vĩnh- tỉnh Khánh Hòa.
Trong quá trình đi điền đã tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn, cùng với
sự hỗ trợ của máy ghi âm.
Từ nguồn thông tin thu thập tại địa bàn tôi tiến hành hệ thống bằng
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để viết thành một bài hoàn chỉnh. Bên
cạnh nguồn tư liệu lấy từ địa bàn tôi còn kết hợp với các số liệu ở xã để xác
minh lại những thông tin đã thu thập được.
Ngoài ra tôi còn tiến hành tham khảo, tìm hiểu kế thừa 1 số tài liệu của
các học giả đi trước có liên quan để so sánh đối chiếu với kết quả của mình cũng

như tham khảo một số tài liệu khác về lĩnh vực hôn nhân và tham khảo cách
trình bày của họ.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tàì
-

Ý nghĩa khoa học
Qua việc nghiên cứu về hôn nhân của người Raglai ở xã Khánh Bìnhhuyện Khánh Vĩnh- tỉnh Khánh Hòa, tôi mong rằng đây sẽ là tài liệu cho những
ai quan tâm đến vấn đề người Raglai cũng như hôn nhân của người Raglai. Giúp
làm phong phú thêm nguồn tư liệu về dân tộc học, đặc biệt là tài liệu về người
Raglai ở Khánh Hòa. Đồng thời, đề tài còn góp phần đóng góp cho hệ thống lý


12

luận và phương pháp luận xã hội học trong lĩnh vực văn hóa. Không những thế
đề tài còn đóng góp lý luận về tộc người Raglai trong bối cảnh hiện nay.
-

Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả nghiên cứu tôi cũng mong muốn lý giải một số vấn đề
về dân số, kinh tế, xã hội của người Raglai giúp người đọc hiểu được nét văn hóa
độc đáo trong hôn nhân của người Raglai.
Qua nghiên cứu thực tiễn sẽ giúp cho nhà quản lý cộng đồng dân tộc có
cái nhìn thực tế hơn nhằm đề ra những biện pháp hiệu quả, lưu giữ những nét
văn hóa riêng của dân tộc.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo, nội dung chính gồm có 3
chương
Chương một: Tổng quan về người Raglai ở xã Khánh Bình- huyện Khánh
Vĩnh- tỉnh Khánh Hòa. Chương này giới thiệu một cách tổng quát về xã Khánh

Bình và người Raglai sinh sống.
Chương hai: Hôn nhân của người Raglai ở Xã Khánh
Bình. Đây là chương chính, trong chương này tìm hiểu các quan niệm về
hôn nhân của người Raglai, phong tục hôn nhân cùng với các vấn đề sau hôn
nhân.
Chương ba: Những biến đổi trong hôn nhân của người Raglai ở xã Khánh
Bình.Chương này tập trung nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến biến đổi về quan
niệm cũng như phong tục hôn nhân của người Raglai ở xã Khánh Bình- huyện
Khánh Vĩnh -tỉnh Khánh Hòa.
Ngoài ra bài làm còn có phần phụ lục gồm : Tài liệu tham khảo; phụ lục
minh họa gồm: bản đồ, bản ảnh. Những trang đầu của bài làm còn có mục lục,
danh mục các bản thống kê được trình bày trong bài làm.


13

Chương một
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI RAGLAI Ở XÃ KHÁNH BÌNH-HUYỆN
KHÁNH VĨNH-TỈNH KHÁNH HÒA
1.1. Tổng quan về xã Khánh Bình
1.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Khánh Bình
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Khánh Bình là một xã miền núi nằm ở phía bắc huyện Khánh Vĩnh-tỉnh
Khánh Hòa, ở đây dân tộc sinh sống chủ yếu là người Raglai và người Kinh,
ngoài ra còn có các dân tộc khác như :Ê Đê, Tày, Nùng, T’rin, Mường. Xã
Khánh Bình cách trung tâm huyện Khánh Vĩnh 15km nếu đi xe máy thì mất
khoảng 45 phút. Vị trí địa lý của xã như sau:
-

Phía Bắc giáp Ninh Tây (thuộc thị xã Ninh Hòa)

Phía Nam giáp xã Khánh Trung
Phía Đông giáp xã Khánh Đông
Phía Tây giáp xã Khánh Hiệp
1.1.1.2. Đất đai – địa hình

-

Đất đai
Diện tích đất tự nhiên của xã là 8840.62 ha. Trong đó có đất sản xuất nông
nghiệp 1424.89 ha, đất phi nông nghiệp 153.47 ha, đất chưa sử dụng 850.00 ha.
Trong đất sản xuất nông nghiệp gồm: đất trồng cây hàng năm 530.82 ha, đất
trồng cây lâu năm 894.07 ha, đất trồng lúa 104.48 ha, đất lâm nghiệp 6407.56 ha,
đất rừng sản xuất 1755.74 ha, đất rừng phòng hộ 4651.82ha, đất nuôi trồng thủy
sản 2.50 ha, đất nông nghiệp khác 2.20 ha.
Đất ở gồm: đất ở tại nông thôn 38.00 ha, đất chuyên dùng 62.72 ha, đất
trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp 6.72 ha, đất sản xuất-kinh doanh phi nông
nghiệp 7.20 ha, đất có mục đích công cộng 48.80 ha, đất tôn giáo-tín ngưỡng
0.12 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.75ha, đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng 50.88ha.


14

Đất chưa sử dụng gồm: đất bằng chưa sử dụng 6.27 ha và đất đồi núi chưa
sử dụng 843.73 ha.
-

Địa hình
Địa hình chủ yếu là miền núi và bán sơn địa.
1.1.1.3. Khí hậu – sông ngoài


-

Khí hậu
Xã Khánh Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thường chỉ có 2
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng (mùa khô). Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa
tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào tháng 10 và tháng 11, lượng
mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa
nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng nhiệt độ trung bình hàng năm
của xã Khánh Bình khoảng 26,7 độ C. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%.

-

Sông ngoài
Xã Khánh Bình có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối
dày đặc và hồ chứa nước trên địa bàn. Xã có 1 đập giữ nước là đập Ba Dùi,
nguồn nước chủ yếu lấy từ sông, suối. Địa bàn xã Khánh Bình có 2 con sông
chảy qua là sông Cà Hon và sông Chò. 2 con sông này cung cấp nước sinh hoạt
cũng như sản xuất cho nhân dân, mặc khác mùa mưa cũng thường xảy ra lũ lụt
gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Ngoài nguồn nước lấy từ sông suối thì nước ngầm cũng phục vụ cho đời
sống sinh hoạt của nhân dân. Nước ngầm thường không ổn định vì mùa mưa
thường không có nước, ngoài ra có 1 số giếng nước bị nhiễm phèn gây ảnh
hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
1.1.2. Đặc điểm dân cư – xã hội ở xã Khánh Bình
1.1.2.1. Thành phần dân tộc và sự phân bố dân cư
Theo số liệu của ủy ban nhân dân xã Khánh Bình cung cấp thì toàn bộ xã
có 4 thôn: thôn Cà Hon, thôn Bến Khế, thôn Bến Lễ và thôn Ba Dùi. Tổng số hộ
của 4 thôn là 1016 hộ, 4585 nhân khẩu.Trên địa bàn xã có 7 tộc người sinh sống
xem bản thống kê sau:



15

Bảng 1. Bảng thống kê về dân số của xã Khánh Bình
Dân số

Số hộ

Số nhân khẩu

Kinh

298

1226

Ê Đê

37

177

Raglai

569

2741

Tày


75

301

Nùng

35

129

T’Rin

01

04

Mường

02

07

Tổng cộng

1016

4585

(Nguồn: số liệu thống kê của ủy ban nhân dân xã Khánh Bình, năm 2014)


1.1.2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội ở xã Khánh Bình
hiện nay
-

Tình hình kinh tế
Nền kinh tế chủ yếu của cư dân xã Khánh Bình là nông nghiệp và lâm
nghiệp. Nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi.
Trồng trọt: trồng các loại cây hàng năm như mía 78.5ha, mì 31.6 ha. Cây
lâu năm như: điều 10 ha, cao su 8 ha. Dừa 3 ha,xoài 29 ha, cây ăn quả 47 ha.
Theo báo cáo kinh tế xã hội xã Khánh Bình năm 2014 tổng sản lượng
lương thực 641 tấn trong đó lúa 613 tấn, bắp 28 tấn.
Chăn nuôi tổng đàn gia súc của xã là 2024 con. Trong đó trâu là 182 con,
bò 582 con, heo 1310 con, gia cầm 42.000 con. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia
cầm trên địa bàn xã rất an toàn. Kiểm soát chặt chẽ các điểm giết mổ gia súc trên
địa bàn xã. UBND xã thường xuyên tuyên truyền cho dân cách phòng chống
dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đài truyền thanh và trong các cuộc họp thôn.
Tổ chức tiêm phòng dịch bệnh 2 đợt vào tháng 8 và tháng 9 năm 2014 cho đàn
gia súc trên địa bàn xã. Ngoài ra trung tâm khuyến nông tỉnh Khánh Hòa còn tổ
chức tập huấn công tác khuyến nông cho khuyến nông viên.


16

Lâm nghiệp chủ yếu là khai thác và chế biến lâm sản.
Y Tế - văn hóa-giáo dục- chính sách xã hội
Sự chăm lo của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế-văn hóa-giáo dụcy tế và hơn nữa là quá trình sinh sống cộng cư, giao lưu văn hóa cùng các tộc
người khác đã làm cho xã hội có bước phát triển nhanh chóng dẫn đến đời sống
của nhân dân ngày càng được cải thiện. Từ đó hoạt động nhận thức của nhân dân
ngày càng được nâng cao mọi người được đưa vào tham gia các hoạt động văn

hóa lành mạnh làm thay đổi các hủ tục lạc hậu, nâng cao trình độ dân trí cho
người dân và cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.
Y tế:Trong toàn xã có 1 trạm xá tại thôn Bến Lễ và 1 phòng khám đa khoa
Bắc Khánh Vĩnh tại thôn Bến Khế mới xây dựng vào năm 2014. Cán bộ nhân
viên thực hiện tốt vai trò khám chữa bệnh của mình, trực 24/24, công tác khám
và điều trị đúng quy định. Ngoài ra còn phối hợp với trung tâm y tế dự phòng
huyện đã tổ chức các chiến dịch phòng chống sốt rét, phun thuốc, tẩm màn…tổ
chức tiêm phòng sởi –Rubela cho học sinh tiểu học. Trạm y tế xã Khánh Bình đã
thực hiện khám chữa bệnh cho 4.994 lượt người trong năm 2014.Trong đó bệnh
nhân sốt rét là 1 người, số trẻ suy dinh dưỡng 124 trẻ. Trong năm 2014 không
xảy ra dịch bệnh kéo dài.
Tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ nhưng thuốc vẫn còn bị
thiếu. Người dân vẫn còn e ngại đến trạm y tế khám bệnh, ngoài ra các trường
hợp nặng đều chuyển lên tuyến trên.
Văn hóa
Toàn xã xây dựng 1 nhà văn hóa và 1 bưu điện đặt ở thôn Bến Khế. Xã đã
tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như: đêm giao lưu văn nghệ
mừng Đảng mừng Xuân năm 2014. Tổ chức trang trí UBND để đón tết. Tổ chức
giải thể thao và giao lưu văn nghệ mừng ngày 30-4, 1-5. Phối hợp với Đoàn
thanh niên tổ chức giao lưu văn nghệ tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ…


17

Phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa luôn được quan tâm. Hoạt
động của ban chỉ đạo luôn được duy trì và hoạt động hiệu qủa.Hiện nay toàn xã
có 775 hộ đạt gia đình văn hóa.
Giáo dục:
Trong toàn xã có 1 trường Mầm non là trường mầm non Trầm Hương có
225 cháu. Trường tiểu học Khánh Bình có 413 học sinh. Trường THCS Nguyễn

Thái Bình có 406 học sinh , Địa bàn xã chưa có trường cấp 3.Dựđịnh 2016 địa
bàn xã sẽ có 1 trường cấp 3 được xây dựng tại thôn Bến Khế. Hiện nay trường
THCS Nguyễn Thái Bình có 3 lớp (10,11,12), nhưng vì chưa có trường cấp 3
nên các em học sinh học tạm ở đây.Toàn huyện Khánh Vĩnh chỉ có 1 trường cấp
3 là trường THPT Lạc Long Quân rất khó khăn cho việc dạy và học của học sinh
cấp 3.
Việc dạy và học đều được quan tâm, ngày càng được nâng cao. Hằng năm
các trường đều cử một số giáo viên đi thi học sinh giỏi cấp huyện và các giáo
viên đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Chính sách xã hội:
Uỷ ban nhân dân đã thực hiện tốt các chế độ ưu đãi chính sách xã hội đối
với các đối tượng ưu tiên và chăm lo đến toàn thể đời sống nhân dân.
Xã đã huy động nguồn đầu tư xóa đói giảm nghèo , năm 2014 toàn xã đã
xây dựng được 10 căn nhà tình nghĩa cho bà con khó khăn.
Toàn xã Khánh Bình có 38 hộ nghèo và 43 hộ cận nghèo.
Năm 2014 đã cấp đượcc 40 thẻ bảo hiểm cho người nghèo. Với nhiều
nguồn gạo hỗ trợ từ cấp trên , xã đã tiếp nhận và cấp phát cho những người
nghèo. Xã còn cấp phát tiền hỗ trợ ăn tết cho người nghèo, ngoài ra xã còn cho
dân vay vốn để sản xuất kinh doanh.
An ninh quốc phòng
Ban chỉ huy quân sự đã thực hiện báo cáo kế hoạch hoạt động, tổ chức
huấn luyện quân sự năm 2014 huấn luyện được 48 đội viên.Huấn luyện về chính


18

trị, giáo dục, y tế cho lực lượng dân quân tự vệ . Trên địa bàn xã Khánh Bình an
ninh trật tự được đảm bảo.
1.2. Tổng quan về người Raglai ở xã Khánh Bình
1.2.1. Lịch sử cư trú

Người Raglai là dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời trên đất nước Việt
Nam. Ngoài tên gọi Raglai thì còn có nhiều tên gọi khác như: Rốc Lay, Rắc Lây,
Oranglai, đa số dùng Raglai vì đây là tên được dùng phổ biến nhất.
Dân tộc Raglai thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo-polynedi có quan hệ nguồn
gốc với người Chăm và cùng nguồn gốc với một số tộc người hiện sinh sống rải
rác trên một số hải đảo và ven biển cực Nam Trung Bộ với tên gọi là “người
Đàng Hạ”.
Người Raglai vốn sinh sống lâu đời trên mảnh đất cực Nam Trung Bộ.
Trải qua bao biến thiên lịch sử hiện nay người Raglai vẫn định cư ở triền Đông
cuối dãy Trường Sơn. Hiện nay người Raglai ở Việt Nam cư trú chủ yếu ở tỉnh
Ninh Thuận và huyện Khánh Sơn, phía Nam tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận.
Người Raglai ở Việt Nam được chia làm hai nhóm : Raglai Bắc và Raglai Nam.
Người Raglai ở xã Khánh Bình nói riêng cũng như Raglai ở Khánh Hòa nói
chung thuộc nhóm Raglai Bắc. Người Raglai ở xã Khánh Bình về mặt giao lưu
văn hóa trong quá trình sinh tồn và phát triển gần gũi với người Ê Đê vì vậy họ
nghe và hiểu tiếng Ê Đê. Người Raglai ở xã Khánh Bình có 1 số là sinh sống lâu
đời.1 Số là di cư từ các nơi khác đến như Khánh Sơn, Cam Ranh..v.v. Một số
khác là do chủ trương xây dựng quê hương mới (kinh tế mới) của nhà nước mà
họ định cư tại đây. Cũng có 1 số người đàn ông Raglai ở đồng bằng lấy vợ miền
núi rồi lên sinh sống tại đây.
1.2.1. Sinh hoạt kinh tế
 Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất là một khái niệm khá rộng, bao gồm nhiều đặc trưng. Đồng bào
Raglai có quan niệm là sống hòa thuận với tự nhiên, dựa vào tự nhiên, khai thác
tài nguyên thiên nhiên hợp lý, sản xuất chủ yếu là dựa vào nương rẫy và phụ


19


thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên.Người Raglai không du canh du cư như các tộc
người khác.
Nông nghiệp nương rẫy vốn là phương thức sản xuất chủ đạo trong suốt
quá trình hoạt động kinh tế của người Raglai. Người Raglai ở xã Khánh Bình
không trồng lúa nước như người Kinh và người Tày. Lương thực mà người
Raglai ở đây trồng là lúa rẫy và bắp, ngoài ra còn các loại nông sản khác như
sắn, khoai, đậu..v..v
Người Raglai chọn đất phù hợp để sản xuất từng loại cây lương thực, ví
dụ đối với đất trồng lúa không chọn quá cao vì gió sẽ làm cho lúa không đậu
được bông. Chọn đất trồng bắp thì không chọn đất núi cao mà chọn nơi triền đồi
thấp.
Người Raglai có quan niệm là không bao giờ ăn hết lương thực mà mình
trồng, vì nếu ăn hết sẽ không còn giống cho vụ mùa sau. Để bảo quản được
giống má từ xưa đến nay người Raglai trao quyền lại cho các thế hệ cách bảo
quản các giống lúa như để đối phó với mối mọt người Raglai phải đợi lúa thật
chín rồi mới thu hoạch.
Ngoài việc trồng các cây lương thực hiện nay người Raglai ở Xã Khánh
Bình còn trồng cây rừng trên các sườn đồi. Vì trồng cây rừng còn bảo vệ môi
trường, hạn chế tình trạng xói mòn, rửa trôi.v..v, trồng cây rừng ít tốn công chăm
sóc mà còn mang lại giá trị kinh tế. Cây được người dân ở xã Khánh Bình trồng
hiện nay là cây keo lai 3-4 năm thì khai thác 1 lần. Cây keo lai được dùng để làm
giấy, lấy gỗ..v..v.
Công cụ sản xuất của người Raglai ở xã Khánh Bình đó là cuốc,
dao,..v..v, công cụ rất thô sơ. Đồ đựng lương thực cũng như các tộc người khác
người Raglai ở đây cũng sử dụng cái gùi. Đựng lương thực trong gùi dễ vận
chuyển, đi lại.
Chăn nuôi của người Rahlai ở xã Khánh Bình đa số theo hình thức thả
rong như: heo rừng, bò, gà, vịt..v..v. Chăn nuôi ở đây đa số là phục vụ cho các



20

dịp như đám cưới, đám tang, lễ hội..v..v. Đa số ở đây heo và gà được sử dụng
nhiều nhất trong các dịp lễ hội. Chăn nuôi không nhằm vào mục đích kinh tế.
-

Nghề rừng
Rừng núi, đất đai là phương tiện sinh sống đặc biệt của người Raglai,
được kế thừa từ đời này sang đời khác. Rừng núi là sở hữu của cộng đồng,
nương rẫy, ruộng vườn thuộc sở hữu của dòng họ. Người Raglai tin rằng săn bắn
thú rừng nhiều sẽ bị tai nạn. Người Raglai cũng có quan niệm là đầu núi là nơi
thần linh trú ngụ vì vậy không làm nhà gần rừng. Người Raglai cho rằng rau củ
trên rừng là của núi rừng, là của trời ban cho họ trong lúc khó khăn. Trong rừng
người Raglai cũng có nhiều cây được dùng làm thuốc chữa bệnh, ngoài ra có
nhiều lá cây ăn được: ví dụ như lá cây vừng. Ngoài ra có rất nhiều trái cây ăn
ngon mà giá trị kinh tế cao như trái ươi. Hiện nay ở xã Khánh Bình có rất nhiều
người Raglai đi rừng để săn bắn thú rừng, tìm mật ong, tìm măng, nấm, ..v..v
rừng cũng đem lại 1 phần kinh tế cho người Raglai ở đây. Nhưng bên cạnh đó
rừng cũng đem lại nhiều nguy hiểm, có 1 số người Raglai đi rừng bị cây đè, bị
thú dữ tấn công.

 Thủ công nghiệp và thương nghiệp và dịch vụ

Người Raglai ở xã Khánh Bình không có các hoạt động thủ công nghiệp
và thương nghiệp.
1.2.3. Tổ chức xã hội:
Người Raglai không có khái niệm về tổ quốc, quốc gia.Cơ cấu xã hội lớn
nhất của người Raglai là xứ sở (lagar), một khái niệm chung và mờ nhạt. Xứ sở
bao gồm nhiều núi, nhiều rừng hợp thành, đứng đầu một vùng là chủ núi. Núi là
do nhiều làng (palơi) tập hợp với nhau, đứng đầu một làng là chủ làng (Po palơi).

Một làng Palơi có thể có một hoặc nhiều dòng họ. Người đứng đầu của một dòng
họ gọi là trưởng tộc. Trong một dòng họ lại bao gồm nhiều gia đình, người chủ
gia đình – là phụ nữ - gọi là Po Sàc. Tuy nhiên, mỗi dòng họ không nhất thiết
phải ở chung một làng (palơi) mà có thể ở nhiều làng khác nhau, thậm chí có thể
ở khác núi, khác xứ sở.


21

Trước đây đơn vị cao nhất của người Raglai là làng. Trong làng thì có một
già làng, già làng là người có nhiều kinh nghiệm; am hiểu rất rõ về phong tục
của người Raglai, biết ăn nói, được cộng đồng tin tưởng. Già làng chịu trách
nhiệm hướng dẫn các việc tang ma, cưới hỏi..v..v
Hiện nay người Raglai ở xã Khánh Bình sống tập trung ở các thôn. Mỗi
thôn thì có nhiều dòng họ sinh sống. Người Raglai theo chế độ mẫu hệ, con sinh
ra theo họ mẹ, đặc biệt là người Raglai không có nhiều họ như người Việt, ở
thôn Bến Khế thì có 2 dòng họ lớn đó là Cau (cao) và Pi nãng. Khác với các tộc
người thiểu số khác thì ở gia đình người Raglai thì người con gái út được thừa
hưởng căn nhà chính. Nam giới lấy vợ thì sẽ sang nhà vợ, làm mọi việc cho nhà
vợ. Nếu vợ chết thì sẽ trở về nhà mình và không được mang theo gì cả.
1.2.4. Đời sống văn hóa
Văn hóa vật chất
Ăn
Do sống trong điều kiện nhiệt đới gió mùa, nguồn thức ăn từ động thực
vật phong phú. Nguồn thức ăn của người Raglai ở xã Khánh Bình chủ yếu là hái
lượm, thu nhặt từtrong rừng hay dưới suối và một số được trồng trên rẫy. Ngoài
ra nguồn thức ăn của người Raglai ở đây cũng được mua từ các chợ.
Cơ cấu bữa ăn của người Raglai ở xã Khánh Bình hiện nay cũng giống
như người Kinh. Trong bữa ăn người Raglai hiện nay cơm vẫn là chính. Ngoài ra
còn có canh. Vì vậy mà người Raglai hay gọi là cơm canh. Món canh bồi là món

ăn truyền thống của người Raglai.
Về cách ăn thì người Raglai có hai bữa chính trong ngày. Mọi người trong
nhà đều bình đẳng cùng ăn một mâm. Mặc dù ăn chung nhưng mỗi thành viên
vẫn được chia phần ăn đều nhau. Người Raglai vẫn dùng đũa để ăn như người
Kinh. Phụ nữ vẫn nhà người nấu nướng bữa ăn, ăn xong phần ai nấy dọn phụ nữ
chỉ là người dọn soong đựng đồ ăn.


22

Cách chế biến món ăn truyền thống đó là nướng, luộc, nấu canh, chiên,
xào..v..v. Hiện nay do tiếp xúc với người Kinh người Raglai nơi đây biết sử
dụng các nguyên liệu như dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, đường, muối, tiêu..v.v.
Uống, hút
Nước uống chủ yếu của người Raglai trước đây là nước múc từ suối lên.
Hiện nay do các con sông bị ô nhiễm nên người Raglai ở xã Khánh Bình có một
số hộ gia đình mua nước khoáng để uống. Ngoài ra có một số người già còn
uống trà. Khi bệnh thì người Raglai hái một số lá trong rừng về nấu nước uống.
Những lúc rãnh rỗi thì người Raglai ở đây uống rượu, bia.
Trước đây người Raglai ở đây ai cũng biết nấu rượu cần, rượu cần được
dùng trong các dịp lễ hội, đám tiệc.
Người Raglai ở xã Khánh Bình hiện nay hút thuốc lá.Mọi người kể cả trẻ
em hút thuốc lá cũng rất nhiều.Thuốc lá được mua từ các cửa hàng tạp hóa.

Trước đây người Raglai sống ở nhà sàn – còn gọi là nhà dài, nhà sàn bao
giờ cũng cao hơn mặt đất và nghiên cao dần về phía sau và cao so với mặt đất
không quá 1m. Để tiện cho việc lên xuống nhà sàn thường có một hoặc hai cầu
thang phụ hai bên. Nhà sàn thường có thang bắc lên ở phía trước nhà. Vật liệu
làm nhà chủ yếu là cây gỗ và tre nứa, mái tranh hoặc lá mây.
Trong nhà dài truyền thống của người Raglai thường có nhiều bếp.Nhà tổ

mẫu của người Raglai có ba chức năng chính đó là chức năng xã hội: là nơi tiến
hành các cuộc họp, .v.v.
Chức năng tín ngưỡng: nhà dài tổ mẫu là nơi thần linh trú ngụ .
Chức năng văn hóa: nhà dài tổ mẫu còn là nơi diễn ra các sinh hoạt văn
hoá chung.
Hiện nay do chương trình xóa đói giảm nghèo, người Raglai ở xã Khánh
Bình sống trong các ngôi nhà tình nghĩa mà nhà nước xây,ở thôn Bến Khế khó


23

mà tìm thấy một ngôi nhà sàn của người Raglai nếu có nhà sàn thì cũng xây theo
kiểu mới,hiện nay không còn nhà sàn truyền thống nữa.
Trang phục
Về giác ngộ văn hóa, trang phục đóng vai trò hình thành nên hệ thống tín
hiệu của một nền văn hóa. Từ mục đích ban đầu chỉ là đối phó với môi trường tự
nhiên, trang phục dần dần trở thành nhu cầu không thể thiếu trong mục đích tự
làm đẹp bản thân và cho cả mọi người trong cộng đồng. “Mỗi dân tộc có cách ăn
mặc và trang phục riêng, vì vậy, cái mặc đã trở thành biểu tượng văn hóa dân
tộc”[7;375]
Trang phục truyền thống của người phụ nữ Raglai xưa gồm: yếm; áo
khoang; cà chăn; váy.Trang phục nam giới: cà giọt khố và áo khoang Lưng, cả
nam và nữ đều có khăn quấn đầu, ngoài trang phục thường ngày thì còn có trang
phục cho dịp lễ hội. Hiện nay ở xã Khánh Binh người Raglai không còn mặc
trang phục truyền thống đó nữa. Người Raglai ở đây mặc đồ giống như người
Kinh, thanh niên mặc quần jean, áo thun..v.v.

Trang sức
Đồ trang sức người Raglai dùng nhiều nhất đó là dây cườm; cườm của
người Raglai có nhiều kích cỡ khác nhau và nhiều màu nhưng không có cườm

màu đỏ. Ngoài ra còn có khuyên tai, vòng đeo cổ, nhẫn..v.v. Thông qua đồ trang
sức có thể đoán được người Raglai đó là nhà giàu hay nghèo.
Phương tiện vận chuyển, đi lại
Trước đây người Raglai ở đây chủ yếu là đi bộ do đường rừng núi khó đi
với kinh tế chưa phát triển. Nhưng hiện nay kinh tế phát triển, đường xá được
xây dựng giao thông đi lại dễ dàng hơn. Vì vậy phương tiện đi lại của người
Raglai ở đây là xe máy và xe đạp. Nhiều nhất là xe máy có nhà có tới 2 đến 3
chiếc xe máy.Xe máy thuận tiện cho việc vận chuyển cũng như các dịp đi xa.
Văn hóa tinh thần


24

Văn hóa tinh thần của người Raglai rất phong phú. Người Raglai theo tín
ngưỡng vạn vật hữu linh. Ở thế giới trần gian có 3 vị thần ở ba tầng: Tầng trời
đứng đầu là thần mặt trời, thần mặt trăng, thần tinh tú, thần mưa, thần sấm
sét..v.v.
Tầng mặt đất: thần sông, thần rừng, thần núi, thần nương rẫy..v.v
Tầng dưới mặt đất: đứng đầu là thần lửa thiêng lòng đất, thần mãng
xà.v.v.
Các thần linh có thể ngao du khắp nơi, gieo rắc tai họa cũng như ban phúc
lành đến con người. Con người có thể tiếp xúc với thần linh qua các bài khấn ở
các cuộc lễ thông thường.
Người Raglai ở Khánh Hòa có rất nhiều lễ hội như lễ cầu mưa, lễ ăn
mừng lúa mới, lễ bỏ ma, v..v. Người Raglai ở xã Khánh Bình hàng năm có lễ ăn
mừng lúa mới.Đến ngày lễ này thì người Raglai sẽ đi gặt lúa về rồi sau đó đem
lúa của mình chia cho mọi người trong làng.
Ngoài ra ở đây còn có các lễ cúng mà cả cộng đồng cùng tham gia như:
đám cưới, đám tang, lễ bỏ ma diễn ra sau khi người chết được 3 năm.
Người Raglai ở xã Khánh Bình có 1 số ít là theo phật giáo. Đa số cư dân ở

đây chỉ theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các vị thần, ma làng, ma nhà mà thôi.
Tóm lại, người Raglai ỡ xã Khánh Bình hiện nay mặc dù cuộc sống có sự
thay đổi theo lối hiện đại nhưng cư dân ở đây vẫn còn lưu giữ những bản sắc văn
hóa truyền thống. Tuy cuộc sống của cư dân ở đây có sự thay đổi, phát triển hơn
so với trước nhưng nhìn chung thì đời sống vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhà
nước cùng các cấp chính quyền cần phải quan tâm, và đưa ra những chính sách
phù hợp để cải thiện và nâng cao đời sống cho cư dân ở đây.


25

Chương hai
HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI RAGLAI Ở XÃ KHÁNH BÌNH

Hôn nhân là cơ sở đầu tiên để hình thành nên gia đình, theo Ăngen lịch sử
nghiên cứu hôn nhân và gia đình bắt đầu đầu từ năm 1861. Lúc Batcophen cho ra
đời tác phẩm mẫu quyền. Hôn nhân rất quan trọng đối với mỗi con người, hôn
nhân không những là việc riêng của đôi trai gái mà còn là việc chung của cả gia
đình, dòng họ. Hôn nhân là một sự kiện đánh dấu sự trưởng thành của nam và
nữ. Hôn nhân được tiến hành khi đôi nam nữ được cộng đồng chấp nhận. Mỗi


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×