Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Hướng Dẫn Vận Hành Lò Hơi Đốt Than 30 Tấn.H (Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.23 KB, 27 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HOÀ

TÀI LIỆU

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LÒ HƠI
ĐỐT THAN 30 TẤN/H

BIÊN HOÀ – THÁNG 08 NĂM 2006
1


PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ LỊ HƠI ĐỐT THAN
Lò hơi đốt than 30 tấn/h do Cơng Ty JMB ( Trung Quốc) thiết kế và chế tạo. Tồn bộ cơng trình
được lắp đặt và đưa vào vận hành thử từ tháng 4/2006. Bên cạnh lò than còn có các thiết bị phụ trợ do
Cơng Ty tự thiết kế và th các đơn vị trong nước gia cơng lắp đặt.
1. Hệ thống tiếp nhận than :
Hệ thống tiếp nhận than là 1 nhà chưá than được bao che bằng tole, bên dưới có HT băng tải để
có thể chuyển than đến dàn gàu. Than theo dàn gàu sẽ được đổ vào silo cao 20m với dung tích
chưá khoảng 800 tấn than
2. Hệ thống tải than sang lò :
Than qua cưả chặn dưới đáy Silo sẽ xuống vistải để đến bàn sàng. Lượng than có kích thước
hạt nhỏ ( < 10mm) sẽ qua lưới sàng xuống trực tiếp băng tải cào, lượng than có kích thước hạt
lớn sẽ qua máy nghiền trước khi xuống băng tải cào. Than sẽ được băng tải cào sang dàn gàu
cuả JMB tại lò để nạp than vào 2 phễu chưá trước lò.
3. Hệ thống khử bụi :
Hệ thống khử bụi tro bao gồm HT Wetsruber với các bec phun bên trong, HT nước cấp đến
wetscruber và các bể chưá tro ( bao gồm 2 bể chưá được xây bằng cement và 3 dãy bể chưá
bằng bờ đất sau Cơ Điện.
4. Hệ thống thải xỉ :
Xỉ than được xả xuống 4 vistải phiá dưới đáy lò và được tải đến băng tải cào xỉ. Theo băng tải,
xỉ được đổ vào phễu chưá và được xe vận chuyển đi.


5. Hệ thống nước :
a) Nước cấp lò : Nước từ thùng G2, qua bơm G5-A/B để bơm đi lên dearator. Từ dearator,
nước qua bơm G6-A/B (bơm điện hoặc bơm turbin) để cấp đến balon lò.
b) Nước khử hơi siêu nhiệt : Nước từ thùng G2, qua bơm G5-A/B để bơm đến bộ khử siêu
nhiệt, sau đó được dẫn lại về thùng dearator hoặc thùng G2
c) Nước khử bụi : Tuỳ theo điều kiện mà có thể sử dụng nguồn nước tại hầm, qua bơm F9
đến cấp cho bộ wetscruber để khử bụi. Hoặc có thể sử dụng nước tại bể chưá tại Cơ Điện,
qua bơm tại hố lắng trong để cấp đến wetscruber, lượng nước hao hụt trong q trình khử
bụi sẽ được bù đắp bằng nguồn nước giếng tại xưởng Cơ Điện.
d) Nước vệ sinh bụi lò than và làm nguội xỉ : sử dụng nguồn nước từ hầm qua bơm F9.
6. Hệ thống điện :
Điện từ Panel qua ACB 4000A sẽ được cấp đến tủ điện chính (tủ điện số 1) đặt dưới nhà
điều hành. Từ tủ điện này sẽ cấp nguồn đến :
a) Tủ điện số 2 : điều khiển HT tiếp nhận than và HT bơm nước cho xử lý bụi, chiếu sáng
trong khu vực này.
b) Tủ số 3 : Tủ điện này dùng để điều khiển motor máy nghiền đặt dưới đáy silo
c) Tủ số 4 : tủ này được lắp đặt 2 biến tần dùng để điều khiển vistải, băng tải cào.
d) Tủ số 5 : Tủ này lắp các thiết bò để điều khiển HT vistải xỉ và băng tải cào xỉ than
e) Tủ điện PLC : Tủ này được đặt trong nhà điều hành, chưá PLC và các relay liên quan
để đo lường và điều khiển toàn bộ HT điện cuả lò hơi
2


PHẦN 2 : HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH LÒ THAN
I. KIỂM TRA TRƯỚC KHI ĐỐT LÒ
A.

Hệ thống gió:

1. Kiểm tra quạt thổi gió và quạt hút khói.

1..1.1. Khi quạt hút khói hoạt động bình thường, thì sau khi khởi động mới tiến hành kiểm tra
thông đường ống khói. Mở dần đến tối đa cửa hút của quạt hút khói cần chú ý dòng điện
của động cơ điện không được vượt quá đònh mức của nó, thời gian thông gió trong ống gió
không được ít hơn 5’.
1..1.2. Nếu như quạt thổi gió bình thường, thì sau khi khởi động nên kiểm tra đóng cửa gió ở
sau bộ gia nhiệt không khí. Sau đó từ từ mở cửa điều chỉnh gió trên quạt thổi gió. Khi mở
nên chú ý dòng điện của động cơ điện. Sau khi hoàn tất công tác nên xem và kiểm tra bộ
gia nhiệt gió, ống gió có rò rỉ gió chỗ nào không ?
2. Kiểm tra xem cửa gió bên trong mương gió, mương khói có hoàn chỉnh chưa và xem cửa gió có
hoạt động nhòp nhàng, chính xác, có đáp ứng kòp thời không.
3. Kiểm tra hộc phân phối gió có vật lạ hay không, có bò rò rỉ không, ống xả tro phải sạch sẽ, cửa
điều tiết tro phải đóng mở linh hoạt.
4. Kiểm tra, thông nghẹt béc phun gió nếu cần
B.

Hệ thống nước, hơi

1. Kiểm tra van an toàn trên balông lò hơi, trên bộ điều nhiệt nhiệt, trên bộ hâm nước, chú ý vò
trí của cánh tay đòn van an toàn có chính xác không, đòn bẩy van an toàn phải hoạt động tự
do, ống thoát hơi của van an toàn nên cố đònh thật tốt.
2. Kiểm tra lò, bộ hâm nước và phụ kiện khác.
a. Kiểm tra van xả nước, van cấp nước các ống góp và lò, bộ điều nhiệt, bộ hâm nước có
đóng mở tốt không
b. Kiểm tra mức nước ở ống thuỷ, kiểm tra toàn bộ van hơi có tốt không.
3. Kiểm tra tình trạng các hệ thống phụ kiện đường ống, nên điều chỉnh vò trí các thiết bò phụ
kiện dưới đây:
3.1 Tất cả các van cấp nước, xả nước, xả cặn đều đóng chặt .
3.2 Tất cả các van xả gió đều mở
3.3 Nếu ống thuỷ đo mực nước ở trong trạng thái sử dụng tốt,
3.4 Kiểm tra đồng hồ áp lực phải rõ, đồng thời chiếu sáng phải tốt, đồng hồ áp lực phải

được kiểm đònh.
3.5 Trước khi bơm nước vào lo,ø nên kiểm tra kỹ nắp lỗ kiểm tra và lỗ người chui.
C.

Hệ thống cấp than, thải xỉ , khử bụi
3


Kiểm tra các hệ thống gồm cấp than, thải xỉ, khử bụi , bảo đảm các hệ thống này đã ở tình ở tình
trạng sẵn sàng hoạt động.
D.

Buồng lò: ( p dụng sau các đợt tu bổ)

1. Mở cửa, đi vào bên trong, dùng đèn, kiểm tra các bộ phận trong lò: Bề mặt trao đổi nhiệt,
tường lò, nóc lò có ở tình trạng bình thường không ? Có vật lạ gì ở bên ngoài lọt vào không,
bề mặt trao đổi nhiệt phải sạch.
2. Kiểm tra các bộ phận tường lò, làm kín tất cả các lỗ và khe hở trên tường.

II. CHUẨN BỊ ĐỐT LÒ
1. Sau khi hoàn tất công tác kiểm tra trước khi đốt lò, có thể tiếp tục bơm nước vào lò.
2. Nếu lò có trang bò bộ hâm nước, phải cho nước qua bộ hâm
3. Không nên bơm nước vào lò nước một cách nhanh chóng, bơm nước vào lò một cách từ từ .
4. Khi van xả gió tại bộ hâm nước có xuất hiện nước thì đóng chặt van này lại.
5. Khi mực nước lò lên đến vò trí thấp nhất của ống thuỷ đo mực nước lò, thì duy trì mực nước
không cho thay đổi.
6. Nếu như trong lò đã có nước sẵn thì kiểm tra tính chính xác của kính thuỷ đo nước. Sau đó
cho nước vào hoặc cho nước ra để điều chỉnh đến vò trí nước thấp nhất của ống thuỷ.
7. Lò sau khi vào nước hoàn tất, tiến hành chuẩn bò đốt.
a. Chuẩn bò vật liệu mồi đốt : than củi

b. Chuẩn bò nhiên liệu đốt (than cám cỡ hạt từ 0 - 6mm)
c. Chuẩn bò vật liệu tầng sôi : độ dày ước tính 250 – 300mm
8. Thử nghiệm lớp sôi ở trạng thái lạnh:
a.

Mở cửa buồng lò phía đầu lò sàng 2.8 m, chạy quạt hút trước rồi chạy quạt thổi để
kiểm tra tầng sôi. p lực buồng đốt trong quá trình thí nghiệm từ 0-2 mm cột nước.
p lực hộc phân phối gió > 400 mm cột nước. Thử từng buồng một không thử hai
buồng cùng lúc.

b. Cách kiểm tra kiểm tra đơn giản là: Khởi động quạt hút, mở cửa gió quạt hút chỉnh áp
lực buồng hơi âm, nhỏ hơn 2mm cột nước; khởi động quạt thổi mở cửa gió quạt thổi để
cho tầng vật liệu ở trạng thái sôi, sau đó lập tức đóng cửa gió, tầng nhiên liệu ngưng
sôi và xẹp xuống có đều không ? Nếu không đều, kiểm tra lại cửa gió. Nếu gió được
phân bố đồng đều trên tầng sôi, thử nghiệm làm nhiều lần. Nếu phát hiện nơi nào đó
cục bộ sôi không bình thường thì điều chỉnh cửa gió, béc gió cục bộ. Phần tầng sôi bò
nghẹt (khu chết) mở thêm cửa gió, béc gió lớn thêm, phần thổi xuyên đóng bớt cửa
gió nhỏ đi.
c. Từ từ tăng độ mở cửa gió vào lò, quan sát tình hình sôi, nên xác đònh mức độ sôi trong
lò khi thử lạnh, ghi lại để vận hành . Trạng thái lúc này là trở lực duy trì không thay
đổi. Khi lượng gió tiếp tục tăng mà độ sụt áp tầng liệu giảm xuống, hạt than bò thổi
bay lên , trạng thái sôi bò phá hoại.

4


III. KHỞI ĐỘNG LÒ :
1. Làm sạch buồng đốt , nạp lớp xỉ tầng sôi cao khoảng 250mm( ở vò trí cửa lò). Cho than củi ở
vò trí ô đầu tiên của buồng đốt và cửa lò .
2. Đốt cháy than củi, khởi động quạt hút nhưng không mở cưả quạt, chờ than đỏ đều, đẩy dần

than vào trong, đồng thời cào đều lớp than đều trên mặt tầng sôi, lớp than cao từ 100 –150mm
3. Khi lượng than củi cháy đã đủ ( khoảng 7 bao than) và đã được trãi đều, cho mở quạt thổi,
điều chỉnh lượng gió quạt thổi tạo tầng sôi nhẹ, làm sao cho nhiệt độ buồng đốt tăng từ từ, nếu
nhiệt độ tăng quá nhanh, phải tăng gió quạt thổi đồng thời dùng cào , cào tản ra các vùng có
nhiệt độ cao , cố gắng duy trì trạng thái tầng sôi .
4. Khi nhiệt độ buồng đốt tăng tới 300- 350 oC, dùng xẻng xúc than đá cho một ít dần dần vào
buồng đốt, để cho nhiệt độ từ từ tăng lên .
5. Khi nhiệt độ buồng đồt tăng đến 350 – 400 oC, mở máy nạp than, cấp than. Lượng than cấp từ
ít nhất và tăng dần lên , đồng thời điều chỉnh lượng quạt thổi và quạt hút duy trì trạng thái
tầng sôi .
6. Khi buồng đốt đã cháy ổn đònh (nhiệt độ khoảng 900oC), mở van cấp gió hồi lưu từ từ
7. Đóng cửa lò lại, đi vào trạng thái vận hành ổn đònh .
A. Những vấn đề khi đốt lửa thường gặp và biện pháp xử lý
1.

Đóng xỉ ở nhiệt độ thấp : tức là tầng vật liệu vẫn chưa vào trạng thái sôi, nhiệt độ lò dưới
7000 C đã xuất hiện hiện tượng kết xỉ. Nguyên nhân đó là:
a) Gió vào sàng sôi không đều
b) Vật liệu tầng sôi quá nhiều.
c) Vật liệu bên dưới trộn không đều với vật liệu đốt
d) Than cháy trong giai đoạn 2 quá nhiều mà lượng gió vào không thích hợp , thời gian đốt
quá dài, một số vò trí bò nghẹt gió trong thời gian dài, dẫn đến cháy nhiệt độ cao cục bộ
e) Nhiều lần đốt lửa thất bại do vật liệu ở dưới có nhiều vật liệu đốt, không có biện pháp
xử lý lại tiếp tục lập lại đốt nhiều lần

2. Đóng xỉ ở nhiệt độ cao: Nhiệt độ trong lò quá cao, nhiệt độ vượt quá nhiệt độ ở điểm
nóng chảy tro do đó tạo thành hiện tượng đóng xỉ.
a) Sau khi lò đạt 6000C cho than vào quá nhiều khiến cho nhiệt độ lò lên một cách nhanh
chóng, nếu lên đến 1000 0 C mà vẫn còn lên, áp lực trong hộc phân hối gió đột nhiên
giảm xuống, thì trong lò đã đóng nhiều cục xỉ to.

b) Hàm lượng tro của vật liệu đốt không phù hợp yêu cầu. Không nên quá cao.
c) Vật liệu ở bên dưới và vật đốt không trộn đều
d) Đốt lửa đến giai đoạn 2 thì dùng than nhỏ (đặc biệt là than nhiều chất bốc ) không nhất
thiết đưa vào quá nhiều, lượng gió đưa vào phải phù hợp, trách xụất hiện khu chết
e) Nhiệt độ lò trên 7000 C mà vẫn cứ lên, nên ngừng cho than và tăng thêm ít gió. Có thể
mở cửa gió to và lập tức trở lại vò trí cũ khiến cho gió lạnh vào lò đột nhiên làm giảm
nhiệt độ lò.
5


f) Nhiệt độ lò lên đến 8500 C nên mở van gió làm nguội buồng đốt. Nếu như nhiệt độ lò
lên chậm , lập tức đóng van ống làm lạnh.
g) Nhiều lần đốt lửa thất bại, nên thay đổi vật liệu ở dưới và trở lại đốt như cu’
.

IV. ĐIỀU KHIỂN KHI VẬN HÀNH LÒ
I. Điều chỉnh khống chế vận hành cháy
1. Sau khi lò vận hành đã cháy, nên duy trì ổn đònh của nhiệt độ tầng sôi thường là 850 0C
-9500C. Việc khống chế nhiệt độ buồng đốt được điều khiển thông qua việc tăng giảm lượng
than nạp vào lò (tác động chính), góc mở quạt hút, quạt thổi hoặc lượng xỉ thải.
2. Áp lực tầng sôi cũng được duy trì khoảng 290mmH 2O – 300 mmH2O. Để duy trì áp lực này thì
cần dưạ vào góc mở cưả quạt thổi và việc xả xỉ để đảm bảo bề dày tầng sôi (tác động chính)
cũng như việc điều chỉnh góc mở cưả quạt hút.
3. Góc mở quạt hút cũng được điều chỉnh phù hợp, đảm bảo áp suất trong buồng lò hơi âm (-2
mmH2O) và nhiệt độ các vò trí là phù hợp. Theo dòng đi cuả khí cháy, nhiệt độ được giảm
dần và khi ra đến cuối lò (sau bộ hâm gió) thì nhiệt độ còn khoảng 120 oC
4. Lưu ý bảo đảm độ dầy hoạt động của tầng sôi, đònh kỳ phải bỏ chất cặn bã (thải tro). Nguyên
tắc xả tro là: thải nhiều lần, nên xả mỗi lần số lượng ít. Hiện nay, đang trang bò HT thải
xỉ tự động theo chu trình. Thời gian và tốc độ thải xỉ cần được thử nghiệm và sét đặt cho phù
hợp

5. Trong quá trình vận hành, đònh kỳ cào bên trong lò để đảm bảo không có xỉ bò đóng trong lò,
cũng như chú ý theo dõi mực nước tại balong bằng camera cũng như bộ đo mực chỉ thò bên
trong nhà điều hành, că cứ số liệu cuả kiểm nghiệm để tiến hành xả cặn đáy lò …
6. Trong khi vận hành, tuỳ theo sự cao thấp của phụ tải thì điều chỉnh độ dầy mỏng của
tầng sôi, nên phối hợp tốt giữa cấp gió và cấp than. Tải cao tăng bề dầy và ngược lại.
Chú ý:
Mỗi ca nên kiểm tra cửa đề phòng nổ 1 lần, cửa phòng nổ bình thường luôn đóng, không rò rỉ.

V.

NGƯNG LÒ
1. NGƯNG LÒ BÌNH THƯỜNG
Ngưng lò của lò hơi tầng sôi là ngưng lò theo kế hoạch dự đònh
1.

Khi tiếp nhận thông báo ngưng lò, nhân viên thao tác lò nên làm tốt công tác chuẩn bò
ngưng lò.

2. Trước khi ngưng lò đóng van lấy mẫu
3.

Trước khi ngưng lò tầng sôi, phải ngưng cấp than, lò tiếp tục cháy mấy phút, đóng van
hồi lưu nhiệt độ lò giảm khoảng 750 0C thì ngưng quạt thổi, đóng kín cưả quạt thổi. Sau
đó ngưng quạt hút gió và đóng kín cưả quạt hút.

6


4.


Sau khi lò ngừng đốt, áp lực hơi trong lò thấp dần, nên đóng van cô lập ống hơi chính.
Lúc này cho bơm nước vào lò cho mực nước lên đến độ cao cho phép và sau đó ngưng
cho nước vào (hoặc gián đoạn cấp nước để bảo trì mực nước bình thường).

5.

Khi lò ngưng, nhiệt độ hơi còn cao nên mở nhỏ van cấp nước vào bộ điều nhiệt (30 –
50 phút). Để tránh cho bộ điều nhiệt còn hơi đi qua sẽ bò cháy ống. p lực hơi trong lò
không nên giảm xuống quá nhanh, trong 6 – 8 tiếng dần dần đến số 0.

6.

Sau khi ngưng lò 4 tiếng đồng hồ nên đóng chặt cửa lò và van chặn khói để tránh lò
lạnh đột ngột. Nếu cần làm lạnh lò cấp tốc, cô lập ống hơi chính và lò, sau 4 – 6 giờ,
mở quạt hút khói, tăng cường thông gió đồng thời tăng thêm lượng nước vào và ra
khỏi lò.

7.

Nếu lò và ống hơi chính đã được cô lập, nhưng áp suất hơi trong lò vẫn tiếp tục tăng
thì nên tăng mạnh xả hơi tại bộ điều nhiệt và châm thêm nước vào lò, đồng thời tiến
hành xả chất cặn bã với số lượng ít, không nên để lò lạnh xuống quá nhanh.

8. Thời gian ngưng lò 26 – 27 giờ, nhiệt độ xuống 200 oC thì có thể mở cửa dẫn khói,
thông gió tự nhiên, làm sạch tầng nhiên liệu và kiểm tra toàn bộ lò chuẩn bò đốt cho
mở máy lần sau.

2. NGƯNG LÒ TẠM THỜI :
a. Ủ LƯẢ
1.


Khi được tin ngưng lò: Ca trưởng và thợ lò nên báo cáo cho đơn vò làm tốt công tác
ngưng lò.

2. Đóng van cấp gió hồi lưu .
3.

Khi nhiệt độ buồng đốt đang vận hành cao hơn 900 oC, thì điều chỉnh chế độ đốt để
giảm nhiệt độ xuống < 900o

4.

Ngưng cấp than .

5.

Khi nhiệt độ trong lò bắt đầu xuống đều và giảm hơn nhiệt độ thời điểm ngưng cấp
than khoảng 30 – 80oC thì cho ngưng quạt thổi, đóng kín cánh gió quạt thổi ( chỉnh
về 0).

6.

Đóng kín cưả lò

7.

Nếu như chỉ ủ lửa một bên buồng đốt có thể không ngừng quạt hút ..

b. LÊN LỬA SAU KHI NGƯNG LÒ TẠM THỜI
1.


Điều kiện tái khởi động sau khi dập lửa, tầng nguyên liệu không được thấp hơn
6500C, bề dày lớp xỉ tầng sôi không được lớn hơn 400mm

2. Phương pháp thao tác đầu tiên mở cửa mương gió, độ mở không được lớn, sau đó
chạy quạt thổi gió, lượng gió không được quá lớn tạo tầng sôi nhẹ, sau đó mở máy
cấp than và cho than xuống từ từ. Chờ nhiệt độ tầng sôi lên cao, tiếp tục cho than
và gió vào bình thường
3.

Khi nhiệt độ trong tầng nhiên liệu thấp hơn 650 oC và cao hơn 500oC trước hết cho
một ít than phân bố đều trên bề mặt của tầng nhiên liệu, lần lượt tăng gió, nhiệt độ
7


tăng lên trên 600oC tiếp tục cho than và gió và dần dần đưa vào trạng thái vận
hành bình thường
4.

Khi tầng nhiên liệu nhiệt độ thấp hơn 500 oC và tầng nhiên liệu rất dầy, phải xả bỏ
toàn bộ và thực hiện lại chu trình mồi lò như ban đầu

3. NGƯNG LÒ KHẨN CẤP
a. MỘT SỐ TRƯỜNG HP DƯỚI ĐÂY NÊN CẤP TỐC NGƯNG LÒ
1.

Lò thiếu nước nghiêm trọng, đóng van hơi của ống thuỷ đo mực nước lò mà không
thấy mực nước lúc này phải cho nước vào lò ( Mạch điện sẽ tự động ngưng lò)

2. ng của lò hoặc các mối hàn bò nứt, hết biện pháp duy trì mực nước bình thường

trong lò
3.

Bơm nước lò bò hư và không còn biện pháp cho nước vào

4.

Lò tường lò bò nứt quá lớn có hiện tượng đổ ngã nguy hiểm

5.

Tất cả các ống thuỷ đo mực nước bò hư, không có cách nào để nhìn mực nước

6.

Điện bò cắt, thời gian dài không thể khôi phục dẫn đến sự rắc rối nguy hiểm cho lò

b. MỘT SỐ TÌNH HÌNH DƯỚI ĐÂY NÊN KHẨN CẤP Ủ LỬA
1.

Trong quá trình vận hành, bò lò cặn bám nghiêm trọng, nổ ống, phải kòp thời xử lý

2. Các phụ kiện đường ống dẫn, ống vách lò, bộ hâm nước rò rỉ nước, rỉ gió nghiêm
trọng nên kòp thời sửa chữa xử lý.
3.

Thiếu than, không cung ứng kòp, không có nguồn nước nào cho HT xử lý bụi khói

4.


Thiết bò phụ của lò như : buồng phân phối gió, máng dẫn gió, máy cấp than hư
không thể tiếp tục vận hành.

5.

Sôi bùng, nước cuốn theo hơi

6.

Van an toàn của lò bò trục trặc, sửa chữa không bình thường

7.

Lò đầy nước , vượt đồng hồ mực nước của lò

8. Tất cả các vấn đề trên phải báo cáo lãnh đạo kỹ thuật sản xuất quyết đònh.
Nếu tình hình khẩn cấp mà báo không kòp, ca trưởng lò nên tự quyết đònh, kòp thời báo cáo cho lãnh
đạo kỹ thuật và thông báo các bộ phận dùng hơi được biết.

c. PHƯƠNG PHÁP THAO TÁC KHẨN CẤP NGƯNG LÒ


Sau khi quyết đònh ngưng lò, ca trưởng lò nên căn cứ tính khẩn cấp ngưng lò,
nhanh chóng bố trí thợ lò, mỗi người một việc chuẩn xác thao tác ngưng lò.



Lập tức ngưng cấp than, ngưng cấp gió và dẫn gió, các cửa khói kòp thời đóng khẩn
cấp làm thao tác ngưng lò, giống như cơ bản ngưng lò bình thường, động tác phải
nhanh và chính xác, để tránh sự cố càng lớn.




Nếu như khẩn cấp ngưng lò, bỏ thải tầng nhiên liệu, phương pháp thao tác của nó
như sau: Trước hết khẩn cấp ngưng than, khoá valve hồi lưu, ngưng gió, xả hết
tầng nhiên liệu, đồng thời tiếp tục cấp nước, đóng van hơi chính, mở van xả gió ,
mở cửa ống khói, để thông gió tự nhiên. Không được để lò lạnh quá nhanh.
8


VI. XỬ LÝ SỰ CỐ VẬN HÀNH LÒ HƠI BÁM XỈ VÀ DẬP LỬA LÒ
1. Nguyên nhân
1.1 Hệ thống cấp than không cấùp được than, làm ngưng cấp than và tạo thành lửa tắt
1.2 Kích thước hạt than vượt quá yêu cầu thiết kế khiến cho trạng thái sôi phá huỷ, tạo thành kết
cháy.
1.3 Nhiệt độ vận hành quá cao tạo ra bám xỉ hoặc quá thấp làm cho tắt lửa
2. Hiện tượng
2.1 Lò hơi khi bám xỉ thì lưu lượng gió giao động và áp lực phòng gió dao động rất mạnh
2.2 Ngọn lửa trong lò nhìn thấy sáng, nhiệt độ lò vượt quá nhiệt dộ bình thường
2.3 Nếu như kết cháy nghiêm trọng thì áp lực gió đột nhiên giảm xuống
2.4 Nhiệt độ trong lò thấp hơn 7500C thì ánh sáng lửa biến thành màu đen lúc này gần đến lúc tắt
lửa
3. Xử lý
3.1 Nghiêm khắc kiểm tra nhiệt độ gió, nếu phát hiện nhiệt độ vượt quá phải kòp thời xử lý. Có
thể ngưng than, tăng thêm gió, thời gian tăng thêm gió không nên dài hoặc mở van gióhồi lưu
của buồng gió giảm nhiệt độ.
3.2 Nếu phát hiện do hạt quá lớn mà độ sôi không tốt phải tăng cường xả tro cặn và trong thời
gian ngắn phải tăng thêm gió
3.3 Nếu phát hiện có nhiều cục xỉ cháy có thể dùng phương pháp nói trên tiến hành loại trừ hoặc
mở cửa lò dùng móc câu trì bỏ các cục cháy

3.4 Nếu bám xỉ nghiêm trọng nên lập tức ngưng lò để đập các cục xỉ cháy ( CÓ QUY TRÌNH
RIÊNG).
3.5 Nếu nhiệt độ lò thấp hơn 750oC nên đóng nhỏ cửa gió thích đáng, cho thêm vào lò loại than
khói, đợi nhiệt độ lên cao. Nếu nhiệt độ lò tiếp tục xuống nên dập lửa, lại cho vào thích đáng
than khói, khởi động lại lò.

9


PHẦN 3 : HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THIẾT BỊ PHỤ TR

QUY TRÌNH VẬN HÀNH KHU VỰC TIẾP NẠP THAN VÀO SILÔ
I-Phạm vi thiết bò: Nhà tiếp nhận than - Phễu chứa than – Băng tải than – Gàu tải than 30T/h – Hệ
thống phun sương.
II- Phạm vi áp dụng: cho Phòng KHVT; Phòng QM, Phân Xưởng Đường và vệ sinh theo ca.
III- Chuẩn bò tiếp nhận than:
- Nhân viên kiểm nghiệm phòng QM : Lấy mẫu than theo quy trình lấy mẫu để kiểm tra nhanh độ ẩm.
Nếu độ ẩm đạt trong giới hạn cho phép ≤12% thì thông báo đến nhân viên nhận than của P.KH-VT.
IV- Khởi động tiếp nhận than vào Silô:
-

Nhân viên vận hành thiết bò tiếp nạp than kiểm tra và cho hoạt động hệ thống bơm phun sương
khử bụi trong nhà tiếp nhận than.

-

Nhân viên nhận than phòng KH-VT : Sau nhận khi kết quả kiểm tra than của P.QM đạt yêu
cầu, tiến hành thông báo cho nhân viên vận hành thiết bò tiếp nạp than vào Silô chạy thiết bò.

-


Nhân viên vận hành sẽ khởi động thiết bò bằng cách nhấn nút màu xanh cho từng thiết bò trên
tủ vận hành đặt tại silô than theo tuần tự :


Gàu tải than 30T/h;



Băng tải than.

-

Khi thấy thiết bò băng tải than hoạt động thì tiến hành cho than đổ vào phễu chứa than.

-

Điều chỉnh cửa lấy than trên băng chuyền với độ dày lớp than khoảng 70-80 mm, tương ứng
với năng suất 30 tấn than/giờ. Kiểm tra bằng cách nhìn gàu tải vừa đầy than, không có than dư ùn
tắt ở đáy gàu tải than.

-

Quá trình này nhân viên vận hành luôn luôn kiểm soát lượng than vận chuyển đều đặn cho
từng thiết bò không gây ùn tắt cục bộ. Khi có dấu hiệu than bò kẹt ở miệng vào của gàu tải, bấm nút
khởi động máy rung miệng vào của gàu tải tại tủ vận hành thiết bò để than dễ vào gàu.

V- Dừng hệ thống cấp than vào Silô:
- Khi đã tiếp nhận xong toàn bộ xe than nhân viên nhận than của P.KHVT thông báo cho nhân viên
vận hành thiết bò tiếp nạp than biết. Khi tất cả than có trên băng tải, gàu tải than đã hết thì tiến hành

dừng thiết bò.
- Nhân viên vận hành sẽ tắt thiết bò bằng nhấn nút màu đỏ cho từng thiết bò trên tủ vận hành theo thứ
tự:


Băng tải than;



Gàu tải than 30T/h: sau 2-3 phút;



Hệ thống bơm phun sương khử bụi.

VI- Vệ sinh - An toàn :
10


-

Tuyệt đối phải chạy hệ thống theo thứ tự vừa nêu trên. Không dùng cây để chọt than ở vò trí
miệng vào của gàu tải khi thiết bò băng tải than và gàu tải than đang hoạt động.

-

Nhân viên nhận than phòng KH-VT vệ sinh sạch bụi than khu vực nhà tiếp nhận than sau mỗi
đợt nhận than.

-


Nhân viên vận hành thiết bò tiếp nạp than vào silô của PXĐ vệ sinh sạch bụi than khu vực thiết
bò tiếp nạp than vào silô sau mỗi đợt nhận than.

-

Khi làm việc công nhân phải trang bò đầy đủ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang chống bụi.
Ngoài ra cần đề phòng cháy nổ trong khu vực có nhiều bụi than.

QUY TRÌNH VẬN HÀNH KHU VỰC TIẾP NẠP THAN VÀO LÒ
I-Phạm vi thiết bò: Silô than, Vis tải than D300, Máy sàng than, Máy nghiền than, Băng tải cào B350,
Gàu tải than JMB, Phểu chứa.
II- Phạm vi áp dụng: dùng cho công nhân vận hành lò hơi, nhân viên vệ sinh lò theo ca.
III- Khởi động lấy than vào lò (local):
-

Điều kiện để lấy than vào lò là mực độ than ở phểu chứa phải dưới mức cao nhất (higher)

-

Chay gàu tải JMB trước, kế đến chạy băng tải cào B350, chạy máy nghiền than, chạy máy
sàng than, chạy vis tải than, lúc này cửa đáy silô luôn luôn mở ở mức 2/3 (điều chỉnh bằng tay
quay tại vò trí đáy silô).

-

Thường xuyên quan sát than ở silô xuống vis tải bằng mắt thường, nếu không có than nghóa là
than ở đáy silô bò kẹt. Vận hành hệ thống gió chống nghẹt bằng cách nhấn nút màu xanh (ON)
trên tử điện TĐ2 (tủ đặt tại silô than) một lần và hệ thống gió sẽ chạy theo thời gian có chu kỳ,
muốn tắt hệ thống gió ta nhấn nút màu đỏ (OFF).


-

Quá trình này nhân viên vận hành luôn luôn kiểm soát lượng than vận chuyển đều đặn cho
từng thiết bò không gây ùn tắt cục bộ bằng cách điều chỉnh vận tốc quay của vis tải và vận tốc
dài của băng tải cào B350 bằng các volume thông qua biến tần (VFD).

-

Khi than vào phểu chứa đầy đến mực cao nhất (higher) toàn bộ hệ thống sẽ dừng lại.

IV- Dừng hệ thống cấp than vào lò (Local): Nhân viên vận hành sẽ tắt thiết bò theo thứ tự sau :
-

Đóng cửa xuống than ở đáy Silô than 1000T;

-

Sau 1-1,5phút tắt vis tải than;

-

Tắt máy sàng than;

-

Sau khoảng thời gian từ 30 đến 35 giây tắt máy nghiền than;

-


Sau 5 phút tắt băng tải cào;

-

Sau khoảng thời gian 2-3 phút tắt gàu tải JMB.

(Nguyên tắc là than phải xuống hết khỏi thiết bò mới được ngưng thiết bò)
III- Chạy và dừng(Auto) toàn bộ hệ thống:
11


-

Khi lò hoạt động toàn bộ hệ thống tiếp nạp than sẽ được đặt ở chế độ Interlock. Khi này hệ
thống sẽ lần lượt khởi động theo chu trình đã được đònh sẵn từ vis tải – máy nghiền - băng tải
cào B350 - gàu tải than vào phểu chứa và ngừng hệ thống theo thứ tự lần lượt ngược lại.

-

Cơ chế kiểm soát bằng 2 cảm biến mực độ cao nhất (Higher) và thấp nhất (Lower) tại thân
phểu chứa. Khi này nhân viên vận hành lò kiểm soát lượng than vào máy nghiền bằng camera
trên màn hình vi tính, đèn báo mực Higher và Lower.

-

Nhân viên vệ sinh theo ca xem xét tại chổ ở miệng máy nghiền, cửa băng tải cào ở hai đầu
băng tải.

-


Quá trình chạy Auto nếu than gây nghẹt cục bộ ở đáy Silô, nhân viên bấm cho máy rung hoạt
động cưỡng bức rung vách đáy silô cho than rớt xuống vis tải than.

V- An toàn :
-

Tuyệt đối không chạy Local hệ thống khi không theo thứ tự vừa nêu trên.

-

Không dùng que kim loại để thông nghẹt than ở vò trí miệng máy nghiền, 2 đầu băng tài cào.

-

Công nhân vận hành hệ thống cần phải trang bò đầy đủ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang chống
bụi. Ngoài ra cần đề phòng cháy nổ trong khu vực có nhiều bụi than.

HỆ THỐNG NƯỚC - HƠI LÒ ĐỐT TẦNG SÔI SHF 30 – 2,5/ 320
I. Phạm vi thiết bò:
- Toàn bộ hệ thống thùng chứa G1, G2, DEARATOR, bơm G1-3, G1 -5, G6 (1,2)
- Hệ thống ống dẫn nước tớí lò hơi và hơi tới ống góp G9.
- Hệ thống tuần hoàn nước, hệ thống sinh hơi, hệ thống đối lưu, hệ thống hơi quá nhiệt, bộ hâm
nước và hệ thống các ống góp nước - hơi.
II. Hệ thống nước cấp balon:
1. Nguồn nước cấp được lấy thùng chứa G1 bơm qua G2, từø G2 cộâng vớí nước ngưng tụ hồi
lưu, được bơm G5 bơm lên dearator.
2. Nước từ dearator qua bơm turbin hoặc/ và bơm điện để cấp nước đến balong.
3. Nước cấp tới balon bằng hai ngả: Đi qua bộ Economize hoặc trực tiếp bằng bybass. Giưã
chúng có một van chặn (t sàn 9,2 m phiá đường khói)
 Qua bộ Economize: (bản vẽ FII 71 – O)

-

Nước cấp đi qua van by pass hoặc van tự động tới ống góp (1), thông qua van chặn trước
khi tới ống góp (2). Tại đây có gắn nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ nước vào.

-

Tại ống góp (2) nước được chia làm ba nhánh độc lập vô bộ Economize (bộ hâmnước).
Economize gồm có 2 hệ thốngä đặt song song trên đường khói ra. Bộ trên có số ống ít hơn
bộ dưới. Chúng được nối với nhau bởi 3 ống dẫn chia thành 3 khoang riêng biệt. Sau khi
được gia nhiệt, nước cấp sẽ được dẫn tới ống góp (3)

12


-

Tại ống góp (3) có gắn: đồng hồ áp lực, sú pap an toàn, một cảm biến nhiệt độ và một van
xả nước khẩn cấp. Từ ống góp (3) nước sẽ vô balon hơi bằng 2 đường qua hệ thống van
chặn và van một chiều. (trên nóc lò)
 Không qua bộ Economize: (bản vẽ FII 71 – O)

-

Tức là nước cấp sẽ không qua bộ Economize mà tới thẳng balon hơi qua hai nhánh có gắn
hệ thống van chặn và van 1 chiều.( trên nóc lò )

Lưu ý: Đường nước cấp này không được sử dụng khi lò đang khởi động hay đang vận hành .
III. Hệ thống nước điều nhiệt:
-


Nước từ thùng G2 sẽ được bơm đến bộ khử siêu nhiệt thông qua valve tự động được điều
khiển tại màn hình máy tính đặt trong phòng điều hành.

-

Nhiệt độ hơi siêu nhiệt được cài đặt để duy trì sao cho < 330 oC

-

Sau khi ra khỏi bộ điều nhiệt, nước điều nhiệt được dẫn hồi lưu về thùng Dearator hoặc/ và
về thùng G2.

IV. Hệ thống hơi bão hoà và siêu nhiệt :
-

Hệ thống tuần hoàn nước: ( hình vẽ)
+ Các ống góp φ 219 – dầy 10 mm 120 ống φ 51 ( tại buồng đốt).
+ ng sinh hơi: φ 51 ( nối giữa hai balon, balon hơi với ống góp), φ 89 – dầy 4mm x 22 ống
( hai bên hông lò)
+ ng đối lưu: φ 89 – dầy 4mm x 20 ống( dưới balon nước), ống φ 51 - dầy 3 mm ( nối giữa
hai balon)

-

Hệ quá nhiệt: ống φ 38 – dầy 3 mm (dạng treo)

-

Bộ hâm nước: ống gang có cánh. Nhiệt độ vào: 105 độ C, ra 170 độ C ( khi đạt công suất

thiết kế)

 Tại balon hơi, nước cấp hấp thụ nhiệt (sinh hơi) tạo áp suâùt và tạo ra quá trình tuần hoàn tự
nhiên.
 Sau khi qua bộ phân ly hơi, hơi bão hoà được dẫn tới ống góp (1). Tại đây chúng theo hai
đường dẫn xuống bộ siêu nhiệt, sau khi được gia nhiệt lần 1, hơi siêu nhiệt được dẫn tới
ống góp (4). Tại đây, chúng theo 8 ống dẫn trên nóc ống góp tới ống góp (3).
 Từ ống góp (3) hơi siêu nhiệt được điều nhiệt, để có nhiệt độ ổn đònh trước khi trở lại bộ siêu
nhiệt và được gia nhiệt lần 2. Sau khi gia nhiệt, hơi đạt tới nhiệt độ theo yêu cầu vàđược
dẫn tới ống góp hơi chính .
 Từ ống góp hơi chính, hơi siêu nhiệt qua van chính và ống dẫn tới ống góp G9, sau đó tớí
các phụ tải.
V. Quá trình khơỉ động và vậân hành hệ thống nước, hơi:
Khơỉ động:
 Sau khi thực hiện xong các công tác chuẩn bò, tiến hành bơm nước vô lò: sau khi chạy bơm
G6, mở van cấp nước tới hệä thống van tại sàn 9,2 m (phiá ống khói ), sau đó, mở van cho
13


nước qua đườøng bybass trực tiếp vô balon trên. Khi đủ lượng nước trong balon, đóng van
chặn
 Trong quá trình bơm nước phải tiến hành mở van xả air t đường ống dẫn (khi thấy nước ra
thì đóng l) và các van xả air trên nóc lò. Sau khi bơm đủ nước thì đóng van l.
Trong quá trình đốt lò
 Phải mở van nước qua economizer bằng van by pass cho hồi lưu. Khi áp suất trong lò lớn hơn
áp suất bên ngoài: tiến hành mở van xả air tại balon trên và bộ siêu nhiệt. Lượng mở van
tuỳ theo áp lực và thơì gian khơỉ động lò.
 Khi áp lực lò khoảng 2,5 – 3,5 kg/ cm2 tiến hành xả nước t các ống góp (xả cặn) để đảm
bảo mực nước và nhiệt độ đồng đều t các vò trí khác nhau trong lò..ø
 Khi tiến hành đưa hơi vào sử dụng: từ từ mở van hơi chính, kết hợp đóng các van air lại và sử

dụng van tự động cấp nước lò.
Trong quá trình vận hành:
 Luôn sử dụng hệ thống van tự động cấp nước lò qua bộ Economize. Việâc giữ cân bằng mực
nước trong balon hơi bằng van tự động xả đáy. Đồng thời van xả mặt luôn mở, hai van này
được nối vơí thùng thu hồi ( lò 1 cũ) đặt tại chân quạt hút.
 Các ống góp đều có gắn từ 1 – 2 van xả cặên, trừ các ống góp bên hông lò. Balon nước có gắn
hai van xả cặn bằng tay. Trong quá trình vận hành, các van này phải mở một vài lần trong
ca: số lần mở và lượng mở tùy thuộc vào chất lượng nước do phòng kiểm nghiệm đo.
Lưu ý: tuyệt đối không mở đồng thời 2 van xả trên một đường ống thoát hoặc trên cùng một
thiết bò ( ống góp , balon . . .)

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG KHỬ BỤI
I-Phạm vi thiết bò:
-

Bể lắng tro: gồm 02 bể cement và các bể chưá bằng đất tại xưởng Cơ Điện

-

Bơm nước hố tro (nằm cạnh bể lắng nhỏ)

-

Bơm nước sau lắng (nằm cạnh bể lắng lớn)

-

HT nước F9

-


Wet srubber

-

Nhà lắng bụi

-

Hệ thống ống.

-

Ống khói

II- Phạm vi áp dụng: PXĐ, Phòng QM, Công nhân vận hành lò than, nhân viên vệ sinh lò theo ca.
III- Chuẩn bò :
Lưu ý : Chỉ được đốt lò khi hệ thống khử bụi đã hoạt động. Nếu đốt lò mà không chạy
hệ thống khử bụi nhiệt độ khói cao sẽ làm hư thiết bò và gây ô nhiễm môi trường
14


Khi có lệnh chạy lò than, thì nhân viên vận hành khu vực này thực hiện :
-

Kiểm tra mở tất cả các van nước vào vòi phun tại Wet srubber. Độ mở của van cần điều
chỉnh phù hợp để các béc phun đều nước (các van trên cao hay nằm đầu nguồn nước mở
nhỏ hơn các van dưới thấp, gần nguồn nước).

-


Mở valve để cấp nước từ bơm F9 và chạy bơm nước tro để làm đầy nước 1 trong 2 hồ và bể
chưá. Đến khi 2 hố nước tại khu vực này thông nhau qua mương tràn thì đóng valve cấp
nước F9

-

Kiểm tra tình trạng motor, bơm, tủ điện liên quan.

-

Bật bơm giếng chìm về vò trí auto

-

Mồi và thử tình trạng cuả bơm nước lắng trong.

IV- Khởi động hệ thống : Có hai chế độ chạy :
 Cấp nước wet scrubber bằng bơm nước luân lưu từ bể chưá cement
 Cấp nước cho wet scrubber bằng nước bơm F9.
1. Chế độ cấp nước wet scrubber bằng bơm nước luân lưu từ bể chưá cement. (Ưu tiên dùng)
Trước khi khởi động các quạt hút 5 phút, nhân viên vận hành tiến hành :
− Khởi động bơm nước sau lắng, trước tiên mở van thoát cho nước qua wet scrubber.
Quan sát xem nước có về hố gom nước tro hay không,
− Khởi động cho bơm nước tro và mở valve cho nước vào bể lắng (chỉ sử dụng một bể, bể
còn lại sẽ luân phiên khi bể đang sử dụng bò đầy tro, thì chuyển sang bể còn lại, bể
trong đầy khi thấy mực tro nổi cao hơn mực nước).
− Điều chỉnh valve thoát cuả bơm nước lắng trong cũng như valve vào bể chưá sao cho
mực nước trong hố gom tro giữ ổn đònh và thấp hơn đáy mương chảy tràn.
− Trong quá trình hoạt động thì thường xuyên theo dõi mực nước tại các hố gom và điều

chỉnh valve cho phù hợp
− Nếu nước tại hố gom nước sau lắng xuống thấp thì bổ sung thêm nước giếng chìm (tự
động)
− Khi lò đã cháy thì mở valve để làm sạch tro phần ống tro nằm ngang (valve cấp nước
F9 phiá quạt thổi số 2)
− Đònh kỳ (4h/lần), kiểm nghiệm lấy mẫu cuả nước tại bể tro và cung cấp số liệu pH cho
CN vận hành lò, khi pH xuống thấp (< 6) thì cho 1 bao vôi (20kg) vào bể chưá đang sử
dụng
2. Chế độ cấp nước wetsrubber bằng bơm nước F9
Trước khi khởi động các quạt hút, nhân viên vận hành cho :
− Đóng van thoát bơm nước sau lắng.
− Mở van nước F9 tại wet scrubber.
− Khởi động cho bơm nước tro và mở valve cho nước chảy ra các bể chưá bằng đất sau
PX Cơ Điện. Tuỳ thuộc tình trạng từng bể mà chuyển các ống dẫn nước cho phù hợp
15


V- Dừng hệ thống:
Sau khi lò ngưng toàn bộ quạt gió nhân viên vận hành tiến hành dừng thiết bò.
1. Chế độ cấp nước wet scrubber bằng bơm nước luân lưu từ bể chưá cement.
− Đóng van thoát, tắt bơm bơm nước lắng trong.
− Đóng van thoát, tắt bơm nước tro.
2. Chế độ cấp nước wetsrubber bằng bơm nước F9 :
− Đóng van nước F9 tại wet scrubber.
− Đóng van thoát, tắt bơm nước tro.
VI- Sự cố :
− Trong quá trình vận hành ở chế độ cấp nước wet scrubber bằng bơm nước luân lưu từ bể
chưá cement mà lượng nước thừa làm tràn nước qua mương chảy tràn thì cho mở valve để
bơm bớt nước ra các bể chưá bằng đất sau Cơ Điện
− Bơm nước sau lắng hỏng : chọn chế độ cấp nước wetsrubber bằng bơm nước F9

− Bơm nước hố tro hỏng : khẩn trương sử dụng bơm chìm di động để thay thế
− Nước từ bơm F9 không có : chọn chế độ cấp nước wet scrubber bằng bơm nước luân lưu từ
bể chưá cement
− Bơm nước sau lắng hỏng, nước F9 không có : thông báo ngưng lò, khắc phục sự cố
− Hố tro bằng cement đầy (cả 2 bể) : chọn chế độ cấp nước wetsrubber bằng bơm nước F9
− Các hố tro bằng đất đầy : chọn chế độ cấp nước wet scrubber bằng bơm nước luân lưu từ bể
chưá cement
VII- Vệ sinh Wet scrubber và bể lắng bụi bể lắng :
− Trong mỗi đợt tu bổ đònh kỳ, PXĐ cho kiểm tra và vệ sinh wet scrubber và nhà lắng bụi
− Khi bể lắng đầy tro, PXĐ liên hệ Phòng KH-VT để yêu cầu lấy xỉ, làm sạch bể lắng.
− Vệ sinh và làm sạch các bể chưá, hố nước gom
VII- Vệ sinh - An toàn :
− Nhân viên vận hành thiết bò khu khử bụi phải làm vệ sinh xung quanh bể lắng, xòt rửa nước
tro trên lối xe vào lấy xỉ, vệ sinh bên ngoài wet scrubber, bể lắng bụi, lò hơi.
− Khi làm việc công nhân phải trang bò đầy đủ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang chống bụi.

QUY TRÌNH VẬN HÀNH KHU VỰC THẢI XỈ THAN TỪ LÒ
16


I-Phạm vi thiết bò:
- Vis tải thải xỉ 01; 02; 03; 04;
- Băng tải thải xỉ
- Phểu chứa xỉ than 8m3.
II- Phạm vi áp dụng: cho nhân viên vận hành lò hơi đốt than Phân Xưởng Đường.
III- Chuẩn bò khởi động thiết bò:
Nhân viên vận hành phải kiểm tra thiết bò bao gồm:
-

04 Vis tải than: Đảm bảo không có vật rắn lớn, v.v…chắn ngang hoặc nằm trong các miệng vào

của vis tải xỉ than.

-

Băng tải xỉ than: Đảm bảo không có vật rắn lớn; bao bì, giẻ lau,v.v…nằm trong lòng băng tải.

-

Phểu chứa xỉ than 8m3: Đảm bảo phểu còn trống đủ khả năng chứa xỉ và miệng xả của phểu
phải được đóng kín.

IV- Vận hành thiết bò hệ thống thải xỉ:
-

Hệ thống thải xỉ than được vận hành theo từng thời điểm khi thải xỉ than từ lò.
Khi vận hành,nhân viên vận hành nhấn nút khởi động (nút có màu xanh) từng thiết bò tại tủ
điều khiển đặt tại khu vực thải xỉ.

-

-

Khi vận hành hệ thống thải xỉ than phải đảm bảo các yêu cầu sau:


Xỉ than xả vào vis tải xỉ với lượng nhỏ, vừa phải. Không được xả lượng lớn, ào ạt.



Phải mở van cho nước vào các miệng vis tải xỉ đều đặn với lượng vừa đủ để kết hợp với xỉ than

tạo thành hỗn hợp hơi sệt, ướt để tránh hư vis tải xỉ do than nóng và dễ vận chuyển xỉ đi trong
vis tải và băng tải thải xỉ. Nếu xả nước quá nhiều thì hỗn hợp sẽ bò lỏng đi và băng tải xỉ
không thể chuyển xỉ lên phểu chứa được.



Không được xả xỉ nóng đỏ vào vis tải khi không có nước.



Không được cho các xỉ đóng cục lớn, bao bì, giẻ lao,.v.v…. vào vis tải và băng tải thải xỉ.



Luôn kiểm tra thiết bò hoạt động có ổn đònh không, có tiếng kêu lạ không.



Trong trường hợp cần thiết phải xả xỉ than từ lò với lượng lớn và gấp thì phải xả ra ngoài nền
nhà, không được xả vào hệ thống vis tải thải xỉ để tránh làm hư và gây nghẹt vis tải thải xỉ.

Khi xỉ than chứa gần đầy (khoảng 2/3) phểu, thì tiến hành xả xỉ xuống xe chở xỉ dưới phểu
than bằng cách gạt nút mở van gió sang vò trí mở miệng xả của phểu. Khi xỉ than đã xuống hết ta
gạt van gió sang vò trí đóng miệng phểu để tiếp tục chứa xỉ từ băng tải thải xỉ than.

V- Dừng hệ thống thải xỉ than:
Hệ thống thải xỉ được dừng trong các trường hợp:
- Khi không thải xỉ than.
- Khi có sự cố thiết bò của hệ thống.
- Khi ngưng đốt lò hơi đốt than.

Khi dừng hệ thống thải xỉ, nhân viên vận hành sẽ tắt thiết bò bằng cách nhấn nút stop (màu đỏ) của
từng thiết bò tại tủ điều khiển, theo thứ tự:
17




Các vis tải thải xỉ



Băng tải thải xỉ khi thấy trong băng tải đã hết xỉ.

VI- Vệ sinh - An toàn :
-

Nhân viên vận hành thiết bò hệ thống thải xỉ than, vệ sinh sạch nền nhà khu vực thải xỉ than,
vét các xỉ than trong mương nước tải khu vực ít nhất 02 lần trong ngày.

-

Khi làm việc công nhân phải trang bò đầy đủ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang chống bụi.
Ngoài ra cần đề phòng cháy nổ trong khu vực có nhiều bụi và xỉ nóng của than.

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN CUẢ LÒ THAN
I- MỤC ĐÍCH
Hướng dẫn công việc vận hành hệ thống điện cho khu vực lò hơi đốt than
II- PHẠM VI ÁP DỤNG
p dụng cho các đơn vò PXĐ, P.KH-VT, các nhân viên vận hành lò hơi đốt than và các cá nhân đơn
vò có liên quan trong Công ty.

III- ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IV- NỘI DUNG :
A- MÔ TẢ HỆÂ THỐNG :
Hệ thống điện cho khu vực lò hơi đốt than bao gồm ( xem chi tiết trong sơ đồ đính kèm):


ACB 4000A (nằm trong Panel room), dùng cấp nguồn cho toàn bộ khu vực lò than từ thanh
cái chính trong Panel room.



Tủ điện dưới nhà điều hành – Tủ số 1 (do Vónh Tri cung cấp) : đây là tủ điện lắp đặt các
thiết bò để điều khiển cho các thiết bò cuả lò hơi đốt than : Quạt hút, quạt thổi số 1, số 2,
Gàu than tại lò, mâm nạp than lò số 2, motor điều khiển các cưả gió quạt hút, quạt thổi 1
và quạt thổi 2. Tủ điện này cũng dùng để cấp nguồn cho tủ điện dưới silo than, tủ điện cho
biến tần điều khiển băng tải, vis tải, tủ điện cho hệ thống thải xỉ và tủ điện điều khiển
motor máy nghiền .



Tủ điện dưới đáy silo – Tủ số 2 : đây là tủ điện lắp đặt các thiết bò để điều khiển cho các
thiết bò tiếp nạp than : băng tải và dàn gàu nạp than vào Silo, điều khiển bơm nước lọc bụi,
bơm nước vào bể tro cũng như bơm giếng chìm, sàng than và quạt hút bụi tại khu vực này.
Tủ điện này cũng cấp nguồn chiếu sáng cho hầm băng tải than, nhà tiếp nhận than và đáy
silo.



Tủ điện điều khiển motor máy nghiền – Tủ số 3 : Tủ điện này dùng để điều khiển motor
máy nghiền đặt dưới đáy silo




Tủ điện trong nhà điều hành - Tủ số 4 : tủ này được lắp đặt 2 biến tần dùng để điều
khiển vistải, băng tải cào.
18




Tủ điện dưới đáy lò hơi - Tủ số 5 : Tủ này lắp các thiết bò để điều khiển HT vistải xỉ và
băng tải cào xỉ than



Tủ điện PLC : Tủ này được đặt trong nhà điều hành, chưá PLC và các relay liên quan để
đo lường và điều khiển toàn bộ HT điện cuả lò hơi

B- HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG TIẾP NẠP THAN VÀO SILOVÀ BƠM NƯỚC CẤP:
 Đóng ACB 4000A bên trong Panel để cấp nguồn cho tủ điện số 1
 Tại tủ điện số 1 , đóng MCB 21( 225A) để cấp nguồn cho tủ điện số 2
 Tại tủ điện số 2, đóng các CB tương ứng với các thiết bò cần hoạt động cũng như đóng
CB 30A( 1 pha) để cấp nguồn điều khiển cho tủ.
1. HT tiếp nạp than vào Silo – Tủ điện số 2 :


HT tiếp nạp than vào Silo bao gồm dàn gàu và băng tải dưới hầm nhà chứa than.




Thông thường, 2 thiết bò này được hoạt động liên thông với nhau : Dàn gàu hoạt động
thì băng tải mới được phép hoạt động. Muốn 2 thiết bò hoạt động độc lập thì cần bật
contac bên trong tủ số 2 về vò trí “ Release”



Khi cần nạp than vào silo, thì ta nhấn nút khởi động dàn gàu sau đó nhấn nút khởi động
băng tải dưới hầm ( bên dưới nhà chứa than). Trong quá trình tiếp nạp than, nếu cần
ngưng hoặc chạy băng tải, người vận hành có thể bấm nút chạy hoặc dừng tại hộp
“local box” gắn bên trong nhà chứa than (Để các nút chạy, dừng tại “local box” tác
động thì cần bật con tac về vò trí “local”).



Tại tủ điện số 2 còn có 1 nút nhấn để bộ rung dưới đáy dàn gàu hoạt động nhằm chống
nghẹt. Bộ rung này sẽ tự động dừng sau thời gian cài đặt trước.

2. HT bơm nước khử bụi – Tủ điện số 2 :


HT bơm nước khử bụi bao gồm bơm lọc bụi, bơm hố tro và bơm giếng ngầm



Tất cả các bơm này đều có thể nhấn dừng hoặc chạy tại tủ điện số 2. Ngoài ra, bơm lọc
bụi và bơm hố tro có thể vận hành chạy, dừng tại “local box” được đặt gần các bơm
trên. ( lưu ý : phải chuyển contac trên “local box” về vò trí “local”). Bơm nước giếng
chìm thì được lắp đặt để hoạt động tự động : Khi hố nước trong cạn thì bơm chìm hoạt
động, nếu hố đầy thì bơm dừng.


3. Quạt hút bụi – Tủ điện số 2 :


Sau khi bật MCB 4 nguồn bên trong tủ, quạt hút sẽ hoạt động hoặc dừng bằng cách
nhấn các nút ngay tại quạt.

C- HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG TIẾP NẠP THAN VÀO PHỄU CHƯÁ (Tủ số 1, số 3,
số 4 ) :
 Đóng ACB 4000A bên trong Panel để cấp nguồn cho tủ điện số 1
 Tại tủ điện số 1:

Đóng MCB5( 75A) để cấp nguồn cho tủ điện số 3
Đóng MCB 21 (225A )để cấp nguồn cho tủ điện số 2 , số 4 và số 5
Đóng MCB 7 ( 6A ) cấp nguồn cho gàu than
19


Đóng MCB18 ( 6A) cấp nguồn điều khiển contactor bên trong tủ,
Đóng MCB16 (6A) cấp nguồn PLC.
Tại tủ điện số 2:

Đóng MCB 3 cấp nguồn cho sàng

Tại các tủ điện số 4 : Đóng MCB 1 cấp nguồn cho biến tần vist.
Đóng MCB 2 cấp nguồn cho biến tần băng tải cào.


HT tiếp nạp than vào phễu chưá bao gồm phễu chưá, dàn gàu (tại lò than), băng tải
cào, máy nghiền và vistải than.




Thông thường, các thiết bò này được hoạt động liên thông (interlock) với nhau theo
trình tự như sau: Dàn gàu hoạt động thì băng tải cào mới được phép hoạt động, rồi đến
máy nghiền tiếp theo là máy sàng vàcuối cùng là vistải hoạt động.



Khi cần hoạt động, chỉ cần chạy dàn gàu thì toàn bộ hệ thống sẽ lần lượt hoạt động,
muốn dừng thì chỉ cần bấm dừng dàn gàu thì cả HT sẽ dừng theo Việc bấm dừng hoặc
chạy dàn gàu có thể điều khiển tại máy tính hoặc tại nút nhấn ở tủ điện số 1.



Ngoài ra, để chạy độc lập băng tải cào, nghiền, sàng than, vistải than ,ta chỉ cần bật
contac
( theo tên thiết bò trong tủ điện) về vò trí “RELEASE”



Người vận hành cũng có thể cho HT hoạt động ở chế độ tự động bằng cách chuyển chế
độ điều khiển dàn gàu sang hoạt động ở chế độ tự động (trên màn hình vi tính). Lúc
này, tuỳ thuộc vào mực độ than trong phễu chưá mà HT chạy hoặc dừng.



Trong khi HT hoạt động, để tăng hoặc giảm tốc độ nạp than vào phễu, người vận hành
có thể tăng hoặc giảm tốc độ băng tải cào và vistải bằng cách chỉnh các volume trên
mặt tủ điện số 4.




Trong quá trình hoạt động, người vận hành có thể dừng khẩn cấp băng tải cào và vistải
than bằng cách nhấn nút “DỪNG KHẨN CẤP” được lắp tại tủ điện số 2 hoặc tại đáy
lò hơi,kề tủ điện số 5.



Máy nghiền than cũng có thể dừng khi cần thiết bằng cách chuyển contac trên tủ điện
số 3 về vò trí “ RELEASE” và nhấn nút dừng.

D- HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG THẢI XỈ THAN – Tủ số 5 :


Tại tủ điện số 5:

Đóng MCB 1 cấp nguồn chính trong tủ.
Đóng MCB 2 cấp nguồn cho vistải 1.
Đóng MCB 3 cấp nguồn cho vistải 2.
Đóng MCB 4 cấp nguồn cho vistải 3.
Đóng MCB 5 cấp nguồn cho vistải 4.
Đóng MCB 6 cấp nguồn cho băng tải.



HT thải xỉ than bao gồm các vistải 1,2,3,4 và băng tải cào xỉ và phễu chưá xỉ



Người vận hành cần nhấn nút hoạt động băng tải cào trước sau đó mới nhấn nút cho

vistải hoạt động theo nhu cầu. Tất cả các nút nhấn này đều được đặt trên tủ điện số 5
được đặt dưới lò than.
20




Khi phễu chưá xỉ đầy thì gạt cần đóng mở cưả đáy phễu chưá để xỉ tự rơi vào xe để
chuyển đi. Cần gạt này được lắp ngay tại chân trụ cuả phễu chưá.

E- HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HOẠT ĐỘNG LÒ HƠI :
Lò than có rất nhiều thiết bò đi kèm để có thể hoạt động, nhưng có thể chia ra làm 3 cụm thiết bò
chính :


Hệ thống gió : Gồm có quạt hút, 2 quạt thổi và các bộ điều khiển đóng mở cưả quạt



Hệ thống hơi – nước : Gồm có bơm cấp nước, bộ điều khiển valve cấp nước lò, valve
cấp nước khử siêu nhiệt



Hệ thống cấp than : Gồm có 2 mâm quay nạp than vào lò



Thiết bò đo lường : Gồm có các bộ đo nhiết độ buồng lò, đo nhiệt độ hơi nước, nhiệt
độ khói thải, bộ đo áp suất hơi và bộ đo mực độ nước cũng như các electrode (điện

cực), để bảo vệ khi mực nước quá thấp.

Tất cả các thiết bò trên đều được cấp nguồn tại tủ điện số 1 và có thể vận hành tại : ngay tủ
điện, tại máy tính hoặc ngay tại các hộp điều khiển lắp ngay tại sàn thao tác 2,8m
Chuẩn bò vận hành thiết bò:


Đóng ACB 4000 cấp nguồn cho tủ điện số 1 ( tại Panel)



Tại tủ điện số 1 : Đóng MCB1 ( 400A ) cấp nguồn cho soft start
Đóng MCB15( 6A) cấp nguồn điều khiển bộ khởi động bên trong tủ.
Đóng MCB16(6A) cấp nguồn cho PLC.
Đóng MCB18(6A) cấp nguồn điều khiển cho contactor.
Đóng MCB19(6A) cho nguồn đèn tủ điện.

1/ Quạt hút:


Đóng MCB2( 300A) cho contac tor quạt hút



Đóng MCB11(4A) nguồn điều khiển cửa quạt hút.



Người vận hành có thể khởi động quạt thổi ở hai vò trí: Một là, tại tủ điện số 1 qua các
nút nhấn ON-OFF. Hai là, tại màn hình máy tính, bằng cách click chuột vào biểu tượng

quạt, click vào start, thì biểu tượng sẽ nhấp nháy trong khoảng thời gian mà SoftStarter
khởi động.Khi quạt chạy ổn đònh thì biểu tượng sẽ màu xanh. Để dừng quạt thì click
vào stop.



Điều chỉnh cửa quạt hút: Click vào biểu tượng góc mở quạt hút,
Nếu để quạt ở chế độ LOCAl thì điều chỉnh góc mở cửa gió bằng công tắc tăng,
giảm trên hộp điều khiển ở sàn thao tác 2,8 mét, tại đó sẽ hiển thò % góc mở
cửa gió.
Nếu để quạt ở chế độ REMOTE thì điều khiển góc mở từ máy tính xuống.

2/ Quạt thổi 1 và quạt thổi 2:


Đóng MCB3(200A) cho contactor quạt thổi 1.
21




Đóng MCB4(200A) cho contactor quạt thổi 2.



Đóng MCB12(6A) nguồn điều khiển cửa quạt thổi 1.



Đóng MCB13(6A) nguồn điều khiển cửa quạt thổi 2




Các bước vận hành khởi động và điều chỉnh cửa quạt thổi 1 &2 giống như quạt hút .

Ghi chú : Do quạt hút và 2 quạt thổi đều sử dụng chung 1 bộ khởi động mềm( trong phần đk mạch điện), nên
các ca không được khởi động liên tục các quạt này. Quạt này khởi động sau quạt kia phải > 5phút

3/ Mâm xoay:


Đóng MCB8(6A) cấp nguồn cho biến tần mâm xoay



Có hai vò trí vận hành . Một là: Tại tủ điều khiển trước cửa lò, bắng nút nhấn ON-OFF.
Hai là: Click vào biểu tượng mâm, Click vào RUN: Chạy, STOP: Dừng.



Điều chỉnh tốc độ mâm xoay bằng công tắc tăng giảm tại tủ hoặc trên cửa sổ mâm
xoay trong máy tính. Tuỳ theo lượng than nạp vào lò nhiều hay ít, ta có thể điều chỉnh
tăng hoặc giảm theo 0.5% trên máy (01 HZ ngoài tủ), hoặc ta có thể nhập một số từ
0% đến 100% để có được tốc độ than nạp vào như mong muốn.



Để tránh tình trạng than xuống mâm xoay không đều, tại sàn thao tác 2,8m còn có box
điện điều khiển 2 bộ rung tương ứng cho 2 mâm xoay. Các bộ rung này hoạt động tuần
hoàn theo chu trình được set đặt bằng các timer bên trong. Muốn hoạt động bộ rung

nào thì nhấn nút start (đèn đỏ sáng) và bật con tac cuả bộ rung tương ứng về vò trí ON.

4/ Bơm cấp nước lò và nước điều nhiệt cho hơi :


Bơm G5/A,B : Vận hành tại tủ điện lò dầu, bơm nước từ thùng G2 lên DEARATOR .



Bơm điện: Vận hành tại tủ điện lò dầu, bơm nước cấp vào baloon từ dearator quacác
valve chặn bằng tay.

5/ VALVE cấp nước:


Đóng MCB9(6A) cấp nguồn cho valve.



Click vào biểu tượng P-I-D của valve cấp nước, cửa sổ xuất hiện:


Nhập giá trò đặt cho mức nước trên và mức nước dưới của Baloon



Nếu công tắc đang ở chế độ MANUAL thì nhập góc đóng hoặc mở của valve theo
% độ (từ 0% đến 100%) trên ô hiển thò trên màn hình PID




Nếu công tắc ở chế độ AUTO thì valve sẽ hoạt động tự động theo giá trò mực nước
thực trong baloon ( có hiển thò trên máy tính) và giá trò đặt. Mỗi bước mở của valve
là: 7% và đóng là: 20%

6/ VALVE cấp nước điều nhiệt:


Đóng MCB10(6.3A) cấp nguồn cho valve.



Click vào biểu tượng P-I-D của valve điều nhiệt, cửa sổ xuất hiện:


Nhập giá trò nhiệt độ mức trên vào ô SETPOINT.
22




Nếu công tắc ở chế độ LOCAL, theo dõi nhiệt độ thực tế củahơi siêu nhiệt thể hiện
trên máy tính, nhập góc mở valvetheo % độ mở ( từ 0% đến 100%) và đóng đều
bằng thao tác chuột.



Nếu công tắc ở chế độ REMOTE thì valve sẽ hoạt động tự động theo giá trò nhiệt
độ đã đặt trước, và thay đổi đáp ứng bằng các thông số: P, I, D


7/ VALVE xả mặt:


Đóng MCB14(6A) cấp nguồn cho valve.



Click vào biểu tượng của valve xả, cửa sổ xuất hiện:


Ở chế độ MANUAL, nhập các giá trò góc cần mở (0% đến 100%).



Ở chế độ AUTO, khi mức nước trong Baloon bằng 70% thì valve tự động mở ra và
khi mức nước xuống thấp hơn 60% thì valve tự động đóng lại.

Ghi chú : Các giá trò nhập vào máy tính chỉ có tác động điều khiển khi ta nhập giá trò và nhấn nút
“enter”

8/ Bộ đo mực nước trong Baloon:( LEVEL TRANSMITTER)


Nguồn được cấp từ tủ điện PLC



Đo mực độ nước thực trong baloon và điều khiển đóng mở valve nước cấp, được hiển
thò trên màn hình tổng quan máy tính.


Ghi chú : Khi mực nước trong balong quá cao (đầy quá kính thuỷ) thì mực nước lúc đó sẽ chỉ 0%
9/ Bộ điện cực electrod
Hai cọc electrod dò hai mức baloon là: Hight và Low, gởi qua bộ OMRON -61G xuất về máy
tính để hiển thò và điều khiển :


Nếu mực nước trong Baloon tụt xuống mức LOW, toàn bộ thiết bò lò than sẽ “TRIP”.
Lúc này, trên màn hình mực báo Low sẽ chuyển sang trạng thái đỏ và toàn bộ HT
quạt, mâm nạp than đều tắt.



Nếu mực nước trong balong quá cao thì trên màn hình mực báo hight sẽ chuyển sang
trạng thái đỏ và cảnh báo qua màn hình alarm.

10/ Các bộ đo nhiệt độ:
Hiện tại lò than được kiểm soát nhiệt độ ở 15 vò trí. Mỗi bộ đo nhiệt độ gồm có: một
đầu dò loại thermocouple, một bộ hiển thò số. Tất cả bộ hiển thò được gắn tập trung lên mặt
panel trên sàng thao tác, dễ theo dõi, quan sát. Vò trí đặt các đầu dò nhiệt như sau:


Buồng 1:


Nhiệt độ dưới tầng sôi



Nhiệt độ giữa tầng sôi
23







Nhiệt độ trên tầng sôi



Nhiệt độ trước buồng đốt

Buồng 2:


Nhiệt độ dưới tầng sôi



Nhiệt độ giữa tầng sôi



Nhiệt độ trên tầng sôi



Nhiệt độ trước buồng đốt




Nhiệt độ nóc buồng đốt.



Nhiệt độ trước siêu nhiệt.



Nhiệt độ sau siêu nhiệt.



Nhiệt độ sau bộ sấy không khí 1.



Nhiệt độ sau bộ sấy không khí 2 ( còn gọi là nhiệt độ khí thải)



Nhiệt độ sau bộ Economize.



Nhiệt độ hơi nước trong Baloon. (Nhiệt độ hơi nước trong Baloon được hiển thò trên màn hình
máy tính)

11/ Bộ đo áp suất hơi:



Dò áp suất hơi trong Baloon, gởi tín hiệu về hiển thò trên màn hình máy tính.



Nếu áp suất hơi trong Baloon quá cao, toàn bộ thiết bò lò than sẽ “TRIP”. Lúc này, trên
màn hình alarm sẽ chuyển sang trạng thái đỏ và toàn bộ HT quạt, mâm nạp than đều
tắt.

CHÚ Ý: Ta phải RESET lại toàn bộ hệ thống lỗi ( nếu có) trước khi vận hành thiết bò trở lại,bằng cách Click vào
thanh “ Dừng khẩn cấp” và nhấp Reset.

24


Kính gởi : Phòng nhân sự
Dưới đây là 1 số câu hỏi và đáp án để kiểm tra, đề nghò Phòng có thêm bảng câu hỏi. Anh
Dương sẽ có bổ sung thêm câu hỏi vào sáng mai, sau đó sẽ chọn lựa)
CÂU HỎI KIỂM TRA ( chỉ chọn 2/ 3 câu chuyên môn + 1 câu quản lý)
1. Hãy cho biết các thiết bò tham gia vào việc chuyển than từ silo vào phễu chưá trước lò than,
nguyên tắc vận hành .
2. Trong khi lò hơi đang hoạt động bình thường, nếu nguồn nước F9 bò sự cố (không có nước), bể
chưá cement hoàn toàn trống (không có nước, xỉ tro), hãy cho biết cách xử lý.
3. Trong vận hành lò, tại sàn thao tác 2,8m có các nút điều khiển sau : điều khiển tốc độ mâm
nạp than, điều khiển góc mở cưả quạt hút và quạt thổi. Hãy cho biết, căn cứ vào thông số nào
để điều khiển các thiết bò tương ứng.
4. Anh chò hãy tự lập bảng mô tả công việc cuả bản thân mình hiện nay.(câu hỏi về quản lý)

ĐÁP ÁN :
Hỏi : Hãy cho biết các thiết bò tham gia vào việc chuyển than từ silo vào phễu chưá trước lò than,

nguyên tắc vận hành .
Trả lời :
a. Các thiết bò tham gia vận chuyển than vào phễu chứa trước lò :
 Vis tải than
 Bàn sàng
 Máy nghiền
 Băng tải cào than
 Và gàu tải vào than (phiá bên lò)
b. Nguyên tắc vận hành : Khi khởi động, ta phải khởi động từ sau ( gàu tải than) và lần
lượt đến thiết bò đầu là vis tải. Khi dừng thì ta thực hiện ngược lại : từ thiết bò đầu
(vistải) và lần lượt đến thiết bò sau cùng là gàu tải than.
Hỏi : Trong khi lò hơi đang hoạt động bình thường, nếu nguồn nước F9 bò sự cố (không có nước), bể
chưá cement hoàn toàn trống (không có nước, xỉ tro), hãy cho biết cách xử lý.
Trong khi lò đang hoạt động bình thường mà bể chưá bằng cement không có nước, tro nghiã là hệ
thống xử lý bụi đang sử dụng các bể chứa bằng đất sau PX Cơ Điện. Lúc này, cần nhanh chóng
thực hiện các thao tác :
 Tắt bơm nước hố tro
 Cấp nước vào bể lắng trong :
25


×