Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Phân tích và đánh giá cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính ở nước ta dưới thời vua lê – chúa trịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.84 KB, 70 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành khoá luận em đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cô giáo trong Học viện Hành chính, của gia đình và
bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành, lòng biết ơn vô hạn đến các thầy cô
giáo trong khoa Hành chính học cũng như toàn thể các thầy cô giáo trong Học
viện đã giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt bốn năm học.
Qua đây em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người luôn ở bên
động viên và chia sẻ với em trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Đặc biệt em xin gửi lời tri ân sâu sắc tới cô giáo, ThS. Lương Ban Mai
đã tận tình quan tâm, chỉ dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện
khoá luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn.
SINH VIÊN
BÙI THỊ HÒA

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................1
MỤC LỤC.........................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1


1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu..................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
4. Kết cấu của khóa luận...................................................................................3
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ THỜI KỲ VUA LÊ – CHÚA TRỊNH...........4
1.1. Khái quát về bối cảnh lịch sử thời vua Lê – chúa Trịnh và sự xuất hiện
của thiết chế “lưỡng đầu”..................................................................................4
1.2. Đôi nét về các triều vua – chúa và một số vị vua – chúa tiêu biểu.............5
1.2.1. Trịnh Kiểm (1503 – 1570).......................................................................5
1.2.2. Trịnh Tùng (1550 – 1623).......................................................................6
1.2.3. Trịnh Cương (1686 – 1729).....................................................................6
CHƯƠNG II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA BỘ
MÁY HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA DƯỚI THỜI VUA LÊ – CHÚA TRỊNH
...........................................................................................................................8
2.1. Khái quát chung về vai trò, vị trí, quyền hạn của vua Lê – chúa Trịnh.....8
2.1.1. Vai trò của vua Lê...................................................................................8
2.1.2. Quyền của chúa Trịnh...........................................................................10
2.2. Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính thời vua Lê –
chúa Trịnh........................................................................................................12
2.2.1. Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính trung ương...................12

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

a. Triều đình và Phủ đường.............................................................................13
b. Các văn thư phòng.......................................................................................14

c. Lục bộ và Lục phiên....................................................................................16
d. Các cơ quan chuyên môn............................................................................21
2.2.2. Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương..............................21
2.2.3. Chế độ quan lại......................................................................................23
a. Các chức quan..............................................................................................23
b. Chế độ tuyển chọn quan lại.........................................................................23
c. Chế độ bổ dụng............................................................................................26
d. Chế độ đãi ngộ.............................................................................................27
2.2.4. Chính sách quản lý kinh tế - xã hội.......................................................28
a. Chính sách về kinh tế - tài chính.................................................................28
b. Chính sách xây dựng quân đội....................................................................29
c. Chính sách đối ngoại...................................................................................32
2.2.5. Một số bộ phận, cơ quan khác...............................................................32
a. Các cơ quan giám sát...................................................................................32
b. Quá trình cải biến, hoàn thiện hệ thống pháp luật.......................................34
CHƯƠNG III. TỔNG QUAN CHUNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ KHI
NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA BỘ MÁY HÀNH CHÍNH
NƯỚC TA DƯỚI THỜI VUA LÊ – CHÚA TRỊNH.....................................36
3.1. Tổng quan đánh giá chung.......................................................................36
3.1.1. Những mặt tích cực đạt được................................................................37
3.1.2. Những hạn chế, tồn tại...........................................................................43
3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế...........................................................49

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai


a. Nguyên nhân lịch sử....................................................................................49
b. Nguyên nhân chính trị (tư tưởng chính danh Nho giáo).............................49
c. Nguyên nhân xuất phát từ tương quan lực lượng giữa các phe phái phong
kiến..................................................................................................................50
3.2. Bài học lịch sử..........................................................................................51
3.2.1. Phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, cơ chế phối hợp
linh hoạt, khoa học trong thực thi công việc...................................................51
3.2.2. Chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương
xứng.................................................................................................................52
3.2.3. “Quyền” theo quy định phải được thực thi trên thực tế........................53
3.2.4. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công
chức.................................................................................................................54
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính 55
3.2.6. Xây dựng một bộ máy hành chính hợp lý, hiệu quả. Thực hiện cải cách
hành chính đồng bộ và thiết thực....................................................................56
KẾT LUẬN.....................................................................................................58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................60
PHỤ LỤC........................................................................................................62

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX là thời kỳ phát triển của các triều đại phong
kiến Việt Nam, thời kỳ tiêu biểu của lịch sử nhà nước phong kiến với những

triều đại để lại những dấu mốc vô cùng quan trọng như triều Lý, Trần, Hồ, Lê
sơ, Nguyễn và đặc biệt trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể còn tồn tại cả
những triều đại được xem là điển hình trong lịch sử phát triển nhà nước phong
kiến như Thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh. Một đất nước chịu
sự cai trị của hai thế lực, giữa một bên là Triều đình của các đời Vua Lê và Phủ
chúa của các chúa Trịnh, cùng song song tồn tại, đối trọng nhau về quyền lợi
nhưng lại dựa vào nhau, phối hợp với nhau cùng thực hiện công việc trị nước
an dân, và cơ chế lưỡng đầu ấy cùng tồn tại bên nhau trong suốt một thời gian
dài (hơn hai thế kỷ) trong lịch sử mà hầu như không xảy một biến cố lớn nào.
Thể chế chính trị lưỡng đầu Lê - Trịnh đã trở thành một nét đặc trưng trong lịch
sử hoạt động của nền hành chính nhà nước Việt Nam.
Mặc dù nằm trong một thời kỳ phát triển của kiểu nhà nước phong
kiến, nhưng cơ chế hoạt động của nhà nước thời kỳ vua Lê - chúa Trịnh với
những đặc điểm riêng có của mình, cho đến ngày nay, cũng để lại nhiều bài
học lịch sử đáng phải suy ngẫm.
Trong tiến trình chung của công cuộc cải cách hành chính cũng như
vấn đề xây dựng một bộ máy hành chính nhà nước nói chung sao cho đạt hiệu
quả, hiệu lực luôn luôn cần sự nỗ lực của nhiều ban ngành, sự phối hợp của
nhiều kế sách và phương pháp hữu hiệu. Đồng thời, cũng như những bộ phận
khác trong ngành khoa học xã hội, hành chính luôn mang tính kế thừa rõ nét.
Do vậy, vấn đề nghiên cứu, tìm tòi và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn tổ
chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước trong các tiến trình khác
nhau của lịch sử dân tộc trở thành một yêu cầu hết sức cần thiết và thiết thực.
Điều này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tránh được phần nào những sai

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

1



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

sót, hạn chế đã từng mắc phải trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ
máy hành chính nhà nước trong lịch sử nước ta, đồng thời tận dụng thêm
nhiều mặt tích cực như là nền tảng để phát triển nền hành chính nhà nước theo
hướng hợp lý và hiệu quả.
Xuất phát từ lý do trên, em xin chọn đề tài: “Phân tích và đánh giá cơ
cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính ở nước ta dưới
thời vua Lê – chúa Trịnh (1599 – 1786)” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp
của mình với hy vọng giới thiệu một số nét cơ bản về tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước của một trong những mốc lịch sử quan trọng trong thời kỳ
lịch sử phong kiến ở nước ta và phần nào đó rút ra được những bài học kinh
nghiệm cho công cuộc cải cách hành chính nhà nước ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy
hành chính ở nước ta dưới thời vua Lê – chúa Trịnh (1599 – 1786), trong đó
tập trung phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính.
Trên cơ sở những thành công của cơ chế “lưỡng đầu” và những mâu thuẫn
nảy sinh của cơ chế này, dưới góc nhìn của một sinh viên học tập và nghiên
cứu về quản lý hành chính nhà nước, qua khóa luận mạnh dạn nêu lên một số
ý kiến về bài học kinh nghiệm với hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào
việc nâng cao hơn nữa hiệu quả tổ chức và hoạt động của của bộ máy hành
chính nhà nước cũng như công cuộc cải cách hành chính nhà nước ở nước ta
hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Nghiên cứu cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của
bộ máy hành chính ở nước ta dưới thời vua Lê – chúa Trịnh dựa trên cơ sở

các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời cũng có sự xâu
chuỗi, đối chiếu với hệ thống quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng và

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

Nhà nước về quản lý nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách nền
hành chính nhà nước trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
sơ đồ hóa và các phương pháp khác.
4. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát về bối cảnh lịch sử thời vua Lê – chúa Trịnh. Đôi
nét về các triều vua – những dòng chúa và giới thiệu một số vị vua – chúa tiêu
biểu.
Chương II: Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính
ở nước ta dưới thời vua Lê – chúa Trịnh.
Chương III: Tổng quan về cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ
máy hành chính ở nước ta dưới thời vua Lê – chúa Trịnh. Những bài học lịch
sử và một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ
máy hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.


SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ THỜI KỲ VUA LÊ – CHÚA TRỊNH
1.1. Khái quát về bối cảnh lịch sử thời vua Lê – chúa Trịnh và sự xuất
hiện của thiết chế “lưỡng đầu”
Quốc gia Đại Việt đã trải qua hơn 500 năm thống nhất, với một nhà
nước phong kiến trung ương tập quyền ngày càng được củng cố. Nhưng đến
đầu thế kỷ XVI, các Hoàng đế Lê Sơ mất dần thực quyền, bắt đầu phải nhờ
cậy đến các thế lực võ quan để duy trì và phục hồi địa vị, quyền lợi thống trị
của mình. Hậu quả là không lâu sau đó, võ tướng Mạc Đăng Dung đã lật đổ
nhà Lê, lập ra triều Mạc (1527).
Sau khi nhà Lê bị họ Mạc cướp ngôi, phất ngọn cờ “phù Lê diệt Mạc”,
một võ tướng khác là Hữu vệ Điện tiền tướng quân, tước An Thành hầu
Nguyễn Kim đứng ra tập hợp lực lượng ở Sầm Châu (Ai Lao), dựng Lê Duy
Ninh lên ngôi Hoàng Đế (1533). Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Kim, đội quân
phù Lê đã tiến đánh Thanh Hóa, Nghệ An, thu phục Tây Đô (1543), mở ra thời
kỳ trung hưng của triều Lê.
Sau cái chết đột ngột của Nguyễn Kim (1545), mọi binh quyền được
trao vào tay Trịnh Kiểm, con rể Nguyễn Kim. Nhờ tài năng của Trịnh Kiểm,
Trịnh Tùng, quân nhà Lê dần dần thắng thế. Năm 1592, quân Nam triều
chiếm được Thăng Long, họ Mạc bỏ chạy lên cát cứ ở Cao Bằng và đến năm
1688 thì bị tiêu diệt hoàn toàn. Trải Nam chinh, Bắc chiến, uy thế dòng Trịnh
tộc ngày càng lớn mạnh.

Đánh bại nhà Mạc, quyền hành họ Trịnh trên thực tế đã lấn át triều Lê.
Ngày 7 tháng 4 năm Kỷ Hợi (1599), vua Thế Tông sai Hoàng Đình Ái đem
sách vàng tấn phong Trịnh Tùng làm Đô nguyên súy Tổng quốc chính
Thượng phụ Bình An vương. Từ đó họ Trịnh được thế tập tước vương, được
mở phủ chúa, đặt quan chức và nhờ vậy ngày càng thâu tóm mọi quyền hành
trong tay. Vua Lê là hư vị, chỉ còn được giữ lại 5.000 quân lính túc trực, 7

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

thớt voi, 20 thuyền rồng, ngụ lộc 1.000 xã làm lộc thượng tiến và cử hành một
vài nghi lễ mang tính hình thức như “mặc áo long bào, cầm hốt ngọc, nhận lễ
triều yết”.
Với quyền lực như vậy, các chúa Trịnh có thừa khả năng để phế truất
nhà Lê, lập ra triều đại riêng của mình. Tuy nhiên, họ đã không đi vào vết xe
đổ của họ Mạc. Các chúa Trịnh hiểu rằng thành công của sự nghiệp trung
hưng phần lớn là dựa trên ảnh hưởng và uy tín của nhà Lê, trong điều kiện
mới, ngọn cờ chính trị “tôn phù Lê thất” vẫn nguyên giá trị. Nhận thức được
tình thế đó, các chúa Trịnh đã áp dụng một định chế mà ở đó ngôi vị của vua
Lê vẫn được bảo tồn, đồng thời họ Trịnh vẫn duy trì được địa vị thống trị của
mình và đảm bảo thực thi quyền lực. Cơ chế liên kết này phải luôn đảm bảo
tính ổn định, bền vững để không thể bị phá vỡ dẫn đến tình trạng phong kiến
phân quyền. Đó là cơ sở thiết lập nên một thiết chế hết sức đặc biệt trong lịch
sử phong kiến Việt Nam – thiết chế “lưỡng đầu” vua Lê - chúa Trịnh.

1.2. Đôi nét về các triều vua – chúa và một số vị vua – chúa tiêu biểu
- Triều Lê trung hưng của các vua Lê (1533 – 1789) kéo dài 256 năm,
trong đó tồn tại song song với triều Mạc từ 1533 – 1592, có 17 đời vua nối
tiếp nhau.
- Các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1545 – 1787) và các chúa Nguyễn ở
Đàng Trong.
1.2.1. Trịnh Kiểm (1503 – 1570)
Trịnh Kiểm là người mở đầu sự nghiệp nắm quyền của họ Trịnh.
Đương thời khi cầm quyền ông không xưng là chúa nhưng được đời sau truy
tôn là Minh Khang Thái Vương. Ông là người nắm quyền chỉ huy quân đội
trong triều các vua Lê thời Nam - Bắc triều từ năm 1545 tới khi mất. Thời kỳ
này ông không thể hiện về vai trò quản lý kinh tế hay vai trò người đứng đầu
cơ quan hành pháp, do các vấn đề quân sự khi đó đã lấn át tất cả, nhưng có
một số tư liệu cho thấy vai trò quản lý nhà nước về kinh tế của ông trong việc

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

sai các viên quan đi đo đạc đất đai để thu thuế hay đắp đê, làm đường. Ngoài
ra, Trịnh Kiểm còn là người biết trọng dụng nhân tài, hội tụ hào kiệt bốn
phương.
1.2.2. Trịnh Tùng (1550 – 1623)
Trịnh Tùng là người có công lao trong việc hoàn thành công cuộc trung
hưng của nhà Lê và chính thức xác định vị thế vững chắc cho cơ nghiệp hơn

200 năm của họ Trịnh với Đàng Ngoài.
Trịnh Tùng cầm quyền trong thời loạn nên luôn phải đối phó với nhiều
lực lượng và nguy cơ chống đối nên muốn giữ vững ngôi vị, ngoài tài năng
cầm quân và cai trị, ông buộc phải trở thành người cứng rắn, minh triết và
thực tế. Sau khi lên cầm quyền, Trịnh Tùng đã từng bước kiện toàn và tăng
cường hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính từ trung ương đến địa
phương, tổ chức khoa cử kén chọn nhân tài, ban hành nhiều chính sách lớn để
phát triển kinh tế, đặc biệt khá thông thoáng trong việc mở cửa giao thương
với phương Tây. Ông không những là người biết sử dụng được hết các “hiền
tài nguyên khí” do chính mình đào tạo mà còn biết thu phục những kẻ sĩ Bắc
triều phụ tá cho mình trong công cuộc an dân trị quốc. Do đó, thời kỳ Trịnh
Tùng nắm quyền, đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt ở Kinh đô Thăng Long,
mang một sắc thái mới hơn so với trước đó.
1.2.3. Trịnh Cương (1686 – 1729)
Trịnh Cương là vị chúa Trịnh thứ 6 thời Lê trung hưng. Ông là chúa
Trịnh duy nhất có cuộc đời và sự nghiệp trong thời thái bình thịnh trị không
hề có nạn binh đao.
Không giống như các chúa Trịnh trước và sau mình, Trịnh Cương
trưởng thành trong nhung lụa, cai trị trong hoà bình, không được trau rèn qua
chiến trận nhưng ông không sa vào hưởng lạc, không có thái độ hống hách kiêu
căng mà lại sớm tỏ ra là người chín chắn, tận tụy khi tiếp quản cơ nghiệp họ
Trịnh và củng cố thêm nền cai trị ở Bắc Hà. Đứng trên cương vị của một vị

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

6


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Ths. Lương Ban Mai

chúa nắm hết quyền hành điều hành chính sự của nhà nước, nhưng Trịnh
Cương vẫn luôn thể hiện sự khiêm nhường và giữ đúng lễ nghĩa vua tôi, điều
này thể hiện qua vấn đề lễ nghi, triều phục… Với những việc làm có phần giữ
lễ như vậy, ông được người đời rất tin phục.
Thời kỳ ở ngôi chúa, Trịnh Cương đã cho thi hành nhiều chính sách tích
cực nhằm ổn định nền chính trị - xã hội ở Đàng Ngoài và tiến hành được một
số cải tiến, đổi mới như cải tiến quản lý kinh tế tài chính (đặc biệt là cải cách
thuế), cải tiến bộ máy quản lý hành chính, đổi mới chế độ giáo dục thi cử và
nâng cao chất lượng tuyển chọn nhân tài, tiềm lực quốc phòng được tăng
cường và góp phần quan trọng trong việc giữ gìn lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền
đất nước. Do vậy, thời Trịnh Cương nắm quyền thiên hạ được giữ yên, thần
dân được chăm lo, đất nước thịnh vượng.

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

CHƯƠNG II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA BỘ
MÁY HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA DƯỚI THỜI VUA LÊ – CHÚA
TRỊNH
2.1. Khái quát chung về vai trò, vị trí, quyền hạn của vua Lê – chúa Trịnh
Chính quyền Lê - Trịnh là “lưỡng đầu” chế điển hình trong lịch sử chế
độ phong kiến Việt Nam, điển hình về độ dài của thời gian tồn tại (suốt hai

thế kỷ), điển hình cả về độ sâu của các yếu tố cấu thành một thể chế “lưỡng
đầu”. Đây là chính quyền của hai dòng họ - hai thế lực phong kiến lớn, vừa
phải dựa vào nhau để trị nước quản dân, vừa mâu thuẫn với nhau về quyền
lực và quyền lợi.
- Nhà vua kế thừa sự nghiệp của tổ tông, bước lên ngôi báu để tiếp tục
giữ gìn tông miếu, xã tắc, phát huy đức độ, thừa hưởng và bảo tồn uy phúc
của tổ tiên.
- Còn việc trị quốc an dân, nhà vua hoàn toàn nhờ cậy Trịnh vương
giúp giập, trông coi.
Như vậy, thiết chế “lưỡng đầu” được đặc trưng bởi tính nhị nguyên
trong phân chia ngôi vị vua – chúa và bản chất quyền lực của hai cương vị đó.
Trong cơ chế này, vua là một biểu tượng quan trọng nhưng chỉ có hư quyền;
còn chúa ở địa vị thứ yếu nhưng lại nắm thực quyền lực cai trị đất nước. Tất
cả được phản ánh trong câu nói ngắn gọn nhưng súc tích thường được người
đương thời nhắc đến: “Hoàng gia giữ uy phúc, Vương phủ nắm quyền bính”.
2.1.1. Vai trò của vua Lê
Theo thuyết “Tôn quân quyền” và thuyết “Thiên mệnh” trong Nho
giáo, tất cả sự biến chuyển trong trời đất đều tùng theo một mệnh lệnh duy
nhất là mệnh Trời và Hoàng đế là Thiên tử nhận trách nhiệm thay trời hành
đạo trị vì thiên hạ. Chính vì thế, vua Lê là vẫn “thiên tử”, người có quyền
năng tối thượng, đại diện hợp pháp duy nhất của quốc gia.

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai


Xét về hình thức, vua Lê có địa vị chí tôn và có những đặc quyền vượt
trên tất cả các quần thần. Pháp luật nhà Lê nghiêm cấm tất cả các quan lại và
dân chúng không được sử dụng sắc phục của nhà vua. Trong mọi điển lễ quốc
gia, những nghi thức cử hành đối với Hoàng đế luôn là trang trọng nhất. Tất
cả biểu thị sự trang nghiêm trước quyền uy của đấng trị vì muôn dân.
Xét về nội dung, vua Lê có những vai trò không thể thay thế, đặc biệt là
trên phương diện thần quyền. Hoàng đế là người duy nhất có quyền phong sắc
cho bách thần và cử hành những nghi lễ trọng đại nhất. Trên phương diện thế
quyền, vua Lê về danh nghĩa là nguyên thủ nhưng thực chất đã chia quyền
cùng chúa Trịnh trên cương vị người đứng đầu nền lập pháp, tư pháp và hành
pháp quốc gia.
Về lập pháp, vua chỉ có quyền ban hành những văn bản luật pháp có tính
chất phổ quát, đưa ra những nguyên tắc cốt yếu dưới dạng dụ hay sắc dụ (nếu
quan trọng) hoặc chỉ chuẩn, chiếu hay sắc chiếu (nếu ít quan trọng). Đối với
những văn bản lập pháp ở dạng này, hầu như không thấy sự can thiệp của chúa
Trịnh. Những khi ban hành chiếu hay dụ, nhà vua thường cho tổ chức rất trọng
thể tại chính điện Kính thiên, đích thân làm chủ tọa, với sự hiện diện của chúa
và đông đủ văn võ bá quan.
Về tư pháp, vua Lê vẫn là vị thẩm phán cao nhất về phương diện biểu
kiến, duy nhất có quyền ban bố chiếu đại xá, giảm miễn tội cho các phạm nhân.
Đối với nền hành pháp, vua là người trực tiếp có quyền gia phong,
thăng giáng, bãi miễn đối với các chức quan từ hàm tam phẩm trở lên, kể cả
ngôi chúa dù trong thực tế có thể nhà chúa đã dùng những biện pháp khéo léo
nhằm gây áp lực đối với các quyết định của nhà vua. Với những chức quan
ngoại nhiệm và từ hàm tứ phẩm trở xuống, mặc dù theo quy định chúa Trịnh
trực tiếp có quyền bổ nhiệm nhưng để hợp lễ chúa vẫn phải chuyển hồ sơ
sang triều đình để vua ban sắc chiếu và làm chủ tọa trong những buổi lễ khâm
ban. Đối với những mệnh lệnh có tính chất quan trọng, chúa Trịnh cũng


SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

không thể tự quyết định mà phải đệ lên vua phê duyệt và đứng chủ tọa trong
lễ ban chiếu. Trên lĩnh vực quân sự, vua Lê chủ trì những buổi lễ ban bố
mệnh lệnh liên quan đến chính sách quốc phòng, những buổi lễ xuất chinh,
hay ban sắc phong chức cho những tướng lĩnh cao cấp trong quân đội. Trong
quan hệ bang giao, vua là người đại diện hợp pháp duy nhất quốc gia. Hoàng
đế Trung Hoa chỉ thừa nhận vua Lê là “An Nam Quốc vương”, có quyền đón
tiếp các sứ giả Trung Quốc và đứng tên trong các văn thư ngoại giao với
“thiên triều” phương Bắc.
2.1.2. Quyền của chúa Trịnh
Trên danh nghĩa pháp lý, chỉ có Lê đế mới được coi là vị vua độc tôn
duy nhất trên toàn cõi Đại Việt và có niên hiệu, còn Trịnh Vương vẫn chỉ là
bầy tôi của nhà vua nhưng là một bầy tôi đặc biệt, vượt lên trên tất cả các bầy
tôi khác, thay nhà vua trông coi bá quan và bách tính.
Theo thông lệ trước đây của nhà Lê, thường chỉ có con cháu của nhà
vua mới được phong tước vương, nhưng từ đời Lê Thế Tông và Trịnh Tùng
trở đi, vua phải phong vương cho chúa. Để tăng uy quyền và danh vị của
mình, các chúa Trịnh đều buộc các vua Lê phải tổ chức nghi lễ phong vương
cho mình một cách trọng thể, nhưng Trịnh vương không phải là vua, “vương”
chỉ là tước, một tước vị cao nhất. Vì thế, trong một số nghi thức nhất định,
chúa Trịnh không được phép vượt quá giới hạn trên, ví dụ như trong vấn đề
triều phục và lễ nghi. Dẫu vậy, trong thực tế, chúa Trịnh có một phạm vi

quyền lực rất rộng lớn thể hiện trong cả lập pháp, tư pháp và hành pháp.
Về lập pháp, chúa cũng có quyền ban hành những văn bản có tính pháp
quy dưới dạng các lệnh hay lệnh dụ (nếu có tính chất ngăn cấm, khuyên răn)
hoặc chỉ hay chỉ truyền (để ban bố những thể lệ, luật lệnh). Các văn bản pháp
luật do chúa ban hành có tính ứng dụng cao, là sự cụ thể hóa các chiếu, sắc dụ
của nhà vua trong đời sống thực tiễn mà không có sự can thiệp hay kiểm soát
của nhà vua hay triều đình.

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

Về tư pháp, chúa Trịnh là vị quan tòa cao nhất, có quyền chung thẩm các
vụ án, quyết định các hình thức xử phạt hoặc miễn giảm, ân xá cho các phạm
nhân, dù rằng, để cho hợp thức phải thông qua các sắc, chiếu của vua Lê.
Về hành pháp, chúa Trịnh là người đứng đầu nền hành chính quốc gia.
Với chức Tổng quốc chính do vua Lê phong, chúa Trịnh có toàn quyền trong
việc tuyển bổ, thăng giáng, bãi miễn các chức quan và ban hành lệnh dụ, chỉ
truyền đối với các quan ngoại nhiệm, quan hàm từ tam phẩm trở xuống, mà
trên thực tế họ mới chính là những người thực sự điều hành nền nội chính.
Chúa Trịnh cũng có quyền ban hành những mệnh lệnh có tính lập quy, những
quyết định hành chính liên quan đến việc điều động mọi chức quan lại trong
ngoài. Với chức Đại nguyên súy, chúa Trịnh cũng chính là vị tổng chỉ huy
quân đội cả nước, toàn quyền điều động, tuyển bổ binh lính, thăng giáng
tướng lĩnh, quyết định những chính sách quốc phòng và nắm quyền cao nhất

về việc đảm bảo an ninh quốc gia. Chúa Trịnh còn là người kiểm soát toàn bộ
nền kinh tế, tài chính trong nước. Trên phương diện bang giao, chúa Trịnh
nắm thực quyền trong việc quyết định đường lối ngoại giao, đón tiếp các sứ
thần ngoại quốc và cử người đi sứ nước ngoài…
Nhìn chung, chúa Trịnh nắm hầu hết quyền hành cai trị đất nước, còn
vua Lê chỉ tồn tại trên danh nghĩa, rất ít quyền lực. Địa vị, chức tước và quyền
lực của chúa được cha truyền con nối, cũng như sự thế tập ngôi báu hư vị của
vua. Điều đó trở thành tập quán chính trị bền vững của cơ chế lưỡng đầu Lê –
Trịnh và chi phối toàn bộ cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, mối quan hệ của các cơ
quan phụ tá cho vua ở triều đình và phụ tá cho chúa ở Phủ liêu.

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

2.2. Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính thời vua
Lê – chúa Trịnh
2.2.1. Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính trung ương
VUA
TRIỀU ĐÌNH

Các cơ
quan
chuyên
môn


Ngự
sử
đài

Lục
khoa

CHÚA
PHỦ ĐƯỜNG

Lục
tự

Lục
bộ

Các
văn
thư
phòng
TW

Lục
phiên

Phủ
liêu

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy hành chính trung ương thời Lê – Trịnh

Về hình thức, triều đình vua Lê vẫn được tổ chức theo mô hình thời Lê
sơ bao gồm các quan đại thần, Lục Bộ, Lục Khoa, Lục Tự và các cơ quan khác.
Các cơ quan này, về cơ bản, vẫn có cơ cấu tổ chức và chức năng như trước đây
nhưng quyền hạn ngày càng bị hạn chế bởi các cơ quan bên phủ chúa.
Chỉ với danh nghĩa thần tử chúa Trịnh đã thâu tóm mọi quyền hành của
vua Lê. Song, để đảm bảo địa vị của mình, chúa Trịnh còn lập ra Phủ đường
(Phủ liêu) trong thế đối sánh với Triều đình nhà Lê. Nếu Triều đình có các
văn thư phòng giúp việc Hoàng đế, có Lục bộ để điều hành các việc chuyên
môn; thì Phủ chúa cũng lập ra các cơ quan riêng để quản lý mọi hoạt động của
đất nước. Tuy cùng thực hiện chung một nhiệm vụ, nhưng các cơ quan bên
cung vua và bên phủ chúa lại không hề có sự chồng chéo; mà ngược lại chúng
luôn có sự phân công rõ ràng, phối hợp nhịp nhàng khi triển khai công việc.

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

12

Ngũ
phủ


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

a. Triều đình và Phủ đường
* Triều đình (hay triều đường) vốn là nơi dự bàn quốc sự của đại thần
văn võ bá quan. Tuy nhiên, dưới thời Trung hưng vai trò họp bàn chính sự
của triều Lê không còn. Đây trở thành nơi hội tụ của quần thần chủ yếu để
thăm viếng, chúc tụng vua Lê theo nghi lễ định kỳ hàng tháng hoặc những

ngày đại lễ khánh hạ hay khi vua ban hành các sắc dụ, chiếu chỉ.
* Phủ đường là nơi chúa Trịnh tụ họp các đại thần để luận bàn những
việc quân quốc trọng sự và điều hành toàn bộ hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước, dù rằng cách bài trí và các nghi lễ cử hành nơi Phủ chúa
không trang nghiêm và phức tạp như bên Triều đình.
Sau khi lên ngôi chúa, Trịnh Tùng đặt chức Tham tụng và Bồi tụng
đứng đầu hàng văn bên Phủ đường, gọi là quan Phủ liêu; còn đứng đầu hàng
võ (đứng đầu Ngũ phủ quân) là chức Chưởng phủ, Thự phủ và Quyền phủ,
gọi là quan Ngũ phủ; hợp nhất các chức Tham tụng, Bồi tụng, Chưởng phủ,
Thự phủ và Quyền phủ gọi là quan Ngũ phủ Phủ liêu. Các chức quan này
được giao trách nhiệm trực tiếp điều hành mọi hoạt động hành chính, quân sự
bên Phủ đường và là những chức có quyền hạn lớn nhất trong bộ máy quan lại
thời Lê – Trịnh.
Giữ ngôi vị Tể tướng bên Phủ liêu là chức Tham tụng, còn chức Bồi
tụng giữ ngôi vị Á tướng. Theo quan chế thời Trung hưng, số người giữ chức
Tham tụng và Bồi tụng không hạn chế và những người giữ chức này thường có
quyền hạn rất lớn. Khi chọn người giữ chức Tham tụng và Bồi tụng, chúa
Trịnh không quan tâm lắm đến phẩm trật do Triều đình ban, mà cốt chọn người
có năng lực, trung thành với chúa, không nhất thiết phải đỗ đạt khoa bảng.
Các chức Chưởng phủ, Thự phủ, Quyền phủ là những võ quan cao cấp
đứng đầu Ngũ phủ quân và trực tiếp thống lĩnh quân đội toàn quốc. Người
được chọn giữ chức này là những thân cận của chúa Trịnh. Họ đồng thời là
những bậc huân thần, được ban phong tước phẩm rất cao bên triều đình.

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

13


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Ths. Lương Ban Mai

Theo quy định, chúa ngự điện thính chính, chủ tọa mọi cuộc luận bàn
quốc sự đều đặn vào chín ngày định kỳ ở Phủ đường. Ngoài ra, vào những
ngày đại lễ, như lễ phong Vương cho chúa, phong Tiết chế cho Thế tử, lễ sinh
nhật của chúa… các quan cũng phải có mặt đông đủ để chúc mừng. Trong
những buổi mở Phủ đường, những người dự họp gồm quan Ngũ phủ Phủ liêu
và các quan viên khác có mặt tại kinh đô. Khi có việc khó hoặc hệ trọng cần
giải quyết, chúa thường ban lệnh dự họp chính phủ tại Nghị sự đường để bàn
định. Trong buổi họp này, chúa không dự mà thành phần chỉ có các quan
chính phủ, gồm: Tham tụng, Bồi tụng và sáu viên Tri phiên.
Tóm lại, Phủ đường có chức năng như một triều đình thứ hai nhưng
quan trọng hơn. Với cơ quan thường trực tối cao riêng có, Ngũ phủ Phủ liêu
trực tiếp đảm trách việc điều hành toàn bộ guồng máy hành chính quốc gia và
nắm thực quyền cai trị đất nước. Những quan chức làm việc tại Phủ đường là
những đại thần cao cấp nhất, trụ cột của triều Lê – Trịnh. Họ đồng thời cũng
nắm giữ những trọng trách bên triều đình, nhờ vậy mà phủ chúa thâu tóm mọi
hoạt động của vua Lê.
b. Các văn thư phòng
Để giúp triển khai các công việc của Triều đình và Phủ đường, chính
quyền Lê – Trịnh cùng lúc duy trì ba loại cơ quan văn phòng ở trung ương:
các văn thư phòng giúp việc Hoàng đế, các văn thư phòng giúp việc nhà chúa
và các văn thư phòng giúp việc chung cho cả vua và chúa.
* Các văn thư phòng giúp việc Hoàng đế
- Thông chính ty là cơ quan giữ nhiệm vụ liên lạc, chuyển đạt công
văn, mệnh lệnh của vua tới quan lại và dân chúng cùng các tấu chương của
quan, các đơn từ, khiếu nại của dân tới nhà vua. Đứng đầu Thông chính ty là
một viên Thông chính sứ và một viên Thông chính phó giúp việc.
- Bí thư giám trông coi về thư viện của Triều đình, đồng thời có nhiệm

vụ sao chép, lưu giữ những công văn đệ đạt lên vua hoặc do vua ban hành.

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

Đứng đầu Bí thư giám có Bí thư giám học sĩ và Bí thư giám điển thư đứng
thứ hai.
- Hoàng môn sảnh là cơ quan chuyên việc giữ ấn và đóng ấn của vua
vào các văn thư. Hoàng môn sảnh được giao cho một viên Hoàng môn thị lang
phụ trách.
* Các văn thư phòng giúp việc nhà chúa
- Phủ liêu là cơ quan thuộc quyền điều khiển trực tiếp của nhà chúa, có
nhiệm vụ trông coi mọi công việc bên Phủ đường, từ việc nghi lễ đến việc thu
và phát các công văn, giấy tờ. Sắc dụ năm 1751 quy định các nhiệm vụ chủ
yếu của Phủ liêu là: 1- Uốn nắm lòng vua, 2- Chọn lựa quan lại, 3- Chọn phép
trị dân, 4- Thẩm xét binh cơ, 5- Chế định tài chính, 6- Định lệ kiện tụng, 7Hội kê đinh điền, 8- Làm đúng thưởng phạt, 9- Giữ đúng pháp lệnh. Quan
Phủ liêu gồm các chức Tham tụng và Bồi tụng, ngoài ra còn có các Nội sai,
Thị nội thư giúp việc. Các chức này đều do đích thân chúa Trịnh chọn lựa.
- Bí thư các là các cơ quan có nhiệm vụ phê duyệt công văn, sổ sách và
lưu trữ các hồ sơ bên phủ chúa, do hai quan Học sĩ đứng đầu và các viên
Chính tự giúp việc. Bí thư các được thiết lập tương đối giống với Bí thư giám
bên cung vua.
* Các văn thư phòng giúp việc chung cho cả vua và chúa
- Hàn lâm viện thời Lê – Trịnh vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức và hoạt

động giống triều Lê sơ. Đây là cơ quan có nhiệm vụ khởi thảo các bài chế,
cáo, thơ văn, văn thư nhưng có điều khác trước là Hàn lâm viện thời kỳ này
phải thừa mệnh của cả vua và chúa. Các quan Hàn lâm thời Trung hưng có
chức tước và phẩm hàm cao. Ngoài công việc ở Viện Hàn lâm, họ đồng thời
còn kiêm nhiệm chức vụ của nhiều cơ quan khác.
- Đông các được lập ra dưới triều Hồng Đức (1470 – 1479) và tiếp tục
được duy trì trong suốt thời Lê – Trịnh. Đây là cơ quan chuyên việc sửa chữa
các bài chế cáo, thơ, ca, văn thư của vua và chúa. Đồng thời, Đông các còn có

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

nhiệm vụ khác là trông coi việc bảo cử ở triều đình, sẵn sàng tâu trình lên vua
hoặc khải với chúa về những chức vị xét thấy chưa hợp lý.
- Trung thư giám thời Trung hưng vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức và
nhiệm vụ như thời Lê sơ từ năm 1471. Theo đó, Trung thư giám là cơ quan
phụ trách việc biên chép các tờ kim tiên, ngân tiên, chế, cáo, sắc và các bài
biểu, giản, văn tế ở điện miếu. Đứng đầu Trung thư giám là viên Trung thư
giám Xá nhân, giúp việc có các chức Trung thư giám Điển thư chuyên khảo
về kinh điển và văn thư, Trung thư giám Chính tự lo việc hiệu đính lại văn
bản các bài văn thư.
c. Lục bộ và Lục phiên
Đây là loại cơ quan cơ bản của Triều đình và của Phủ chúa. Thể hiện rõ
nhất sự phân định cơ cấu quyền hạn giữa hai bên. Cạnh Lục bộ của triều đình,

theo Đại việt sử ký tục biên, cuối năm 1718, “bắt đầu đặt Lục phiên. Theo chế
độ cũ thì phủ chúa chỉ có ba phiên binh, hộ, thủy sư, dùng hơn trăm tướng
thuộc lại làm việc. Đến nay mới đặt làm 6 phiên: lại, hộ, lễ, binh, hình, công”.
* Cơ cấu tổ chức của Lục bộ
Cơ cấu tổ chức của Lục bộ được hoàn thiện dưới thời Lê Thánh Tông
(1460 – 1497) và tiếp tục được duy trì đến hết thời Lê – Trịnh. Phụ trách mỗi
Bộ vẫn là một ban điều hành gồm một Thượng thư và hai viên Tả hữu thị
lang. Thống kê từ nguồn sử liệu cho thấy các chức trưởng quan Lục bộ được
đặt thường xuyên, với số lượng lớn. Để giải quyết những công việc thường
nhật, mỗi Bộ đều có một cơ quan văn phòng trung ương là Tư vụ sảnh. Tùy
theo khối lượng công việc mà mỗi Bộ có một hoặc một vài cơ quan chuyên
môn và các Nha môn thừa hành.
Giúp việc cho Lục bộ có Lục tự, gồm: Đại lý tự, Thái thường tự, Quang
lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự và Thượng bảo tự. Đứng đầu mỗi tự là Tự
khanh, Thiếu khanh và Tự thừa. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Lục phiên và
sự suy giảm quyền lực của Lục bộ, Lục tự thời Lê –Trịnh không còn đóng vai
trò quan trọng như trước, các chức đặt ra chỉ là “hàm hư không và nhàn tản”.

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

Thời kỳ này, Lục bộ mặc dù không thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức so
với trước, nhưng số nhân viên (quan và lại), đặc biệt số lại viên các bộ có sự
biến động lớn qua các thời kỳ tùy theo phạm vi hoạt động và quyền hạn của

Lục bộ tại những thời điểm tương ứng.
* Cơ cấu tổ chức của Lục phiên
TRI PHIÊN

THIÊM TRI
(THIÊM ĐÔ)

PHÓ TRI
(PHÓ ĐÔ)
Các hiệu thu thuế theo địa phương

Các hiệu thu thuế theo sản vật

Cơ quan tiếp nhận thuế
và cấp phát bổng lộc
Cơ quan chuyên môn
Văn phòng trung ương
Sơ đồ 2: Tổ chức Lục phiên thời Lê – Trịnh
Lục phiên là cơ quan thừa hành công vụ quan trọng nhất của Phủ
đường thời Lê – Trịnh, tương ứng với Lục bộ bên triều đình. Mỗi phiên đều
được hợp thành bởi ba hệ thống cơ quan: 1- Hệ thống văn phòng trung ương
gồm Công điếm giữ nhiệm vụ hành chính, chuyên việc thu phát và lưu giữ
các công văn, giấy tờ thuộc Phiên; Loát hiệu chuyên thu nhận những sổ sách
về việc thu thuế do các loát quan (quan thu thuế) đem nộp; Quan khố là kho
lưu trữ lúa của bản Phiên; 2- Hệ thống các hiệu được chia làm ba loại, gồm
các hiệu phụ trách thu thuế theo địa phương, các hiệu phụ trách thu thuế theo

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

17



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

sản vật, các hiệu chuyên thu nhận thuế má và cấp phát bổng lộc; 3- Hệ thống
các cơ quan chuyên trách đảm nhận các công việc chuyên môn của Phiên.
Đứng đầu mỗi phiên là quan Tri phiên, các Phó tri phiên, Thiêm tri
phiên giúp việc. Lúc đầu, với nhiệm vụ chủ yếu là trông coi việc thu thuế do
các hiệu đem nộp nên các chức trưởng quan Lục phiên không mấy quan
trọng. Đến khi hiệu định quan chế năm 1751, các chức quan Lục phiên trở
nên rất quan trọng. Phần lớn trong số họ là các văn thần xuất thân khoa mục.
Riêng chức Tri phiên chỉ đặt một người chuyên trách và thường do Thượng
thư các bộ đảm nhiệm. Trợ giúp Tri phiên vẫn gồm 02 Phó tri phiên và 02
Thiêm tri phiên như trước. Chức Phó tri phiên thường được chọn trong số các
viên Thiêm tri, Tự khanh “ở chức đã lâu năm, làm việc xứng chức, và nghiêm
nghị ngay thẳng” để bổ nhiệm. Bên cạnh các chức trưởng quan nắm quyền
quản lý chung, mỗi phiên còn có bộ phận thừa hành công vụ là các Nội sai và
Lại viên. Các chức Nội sai và Lại viên đều do chúa Trịnh tùy ý bổ dụng, cốt
chọn người có năng lực, trung thành với nhà chúa chứ không có quy định
thống nhất.
Như vậy, xét về nguồn gốc, Lục phiên là một sản phẩm đặc biệt và
riêng có của thời Lê – Trịnh. Tổ chức này chưa từng xuất hiện trong lịch sử
Việt Nam trước đó và cả về sau. Tuy nhiên có thể nhận thấy Lục phiên được
các chúa Trịnh thiết lập và kiện toàn trong thế đối sánh với Lục bộ bên triều
đình, vì thế Lục phiên có thể được coi là bản sao nguyên mẫu từ Lục bộ nếu
xét về cơ cấu tổ chức. Song dù vậy, phạm vi quyền hạn cũng như chức năng,
nhiệm vụ của hai cơ quan này lại luôn có sự biến đổi, hoán đổi theo thời gian.
Đó là xu hướng tất yếu khi mà vai trò của các vua Lê ngày càng bị thu hẹp

nhường chỗ cho sự gia tăng quyền lực của chúa Trịnh.

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

18


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

* Phạm vi quyền hạn và sự phân công nhiệm vụ giữa Lục bộ và Lục phiên
Có thể phân theo bốn giai đoạn sau:
- Giai đoạn trước 1718: Tam phiên khi ấy chưa thực sự đóng vai trò
quan trọng trong bộ máy chính quyền triều Lê mà chỉ là một cơ quan nhỏ
phục vụ quyền lợi riêng cho bên Phủ chúa, nên về cơ bản quyền lực của Lục
bộ vẫn được bảo toàn, bởi vì lúc ấy uy thế của Lê đế còn lớn, nhà chúa chưa
dám lộ liễu lấn quyền.
- Giai đoạn 1718 – 1751: Chúa Trịnh cho lập đủ Lục phiên và từ đó
quyền hạn, phạm vi hoạt động của cơ quan này ngày càng gia tăng.
Với quyền quản lý trực tiếp Lục cung, Lục phiên đảm nhận trách nhiệm
trông coi ruộng đất, nhân khẩu và thu tô thuế ở 7115/7727 xã thuộc 11/13 trấn
cả nước. Công việc này trước đây do bộ Hộ đặc trách, nay bộ Hộ chỉ còn
quyền thu tô thuế ở phủ Trung đô và 612 xã còn lại thuộc hai trấn Thuận Hoá
và Quảng Nam. Bộ Hộ cũng không còn nắm quyền quản lý ngân sách quốc
gia, mà giới hạn nhiệm vụ chỉ còn là ấn định các khoản thu chi cho riêng nhà
vua, đồng thời quản lý tài sản, vật dụng hoàng cung. Quyền quản lý việc thu
chi cho Phủ chúa và toàn bộ nền tài chính quốc gia nay thuộc cả về Hộ phiên.
Đối với nhiệm vụ cấp phát thóc tiền, lương bổng cho quan lại trong ngoài và
binh sĩ, bộ Hộ nay chỉ còn đóng vai trò trung gian, tiếp nhận đề nghị từ phía

các Bộ, chuyển đạt và nhận tiền từ các Phiên tương ứng rồi chuyển lại cho Bộ
theo yêu cầu.
Trong lĩnh vực quân sự, bộ Binh chỉ nắm quyền ấn định những nguyên
tắc chung về binh nhung, tổ chức quân cấm vệ, trông coi xe ngựa, nghi
trượng, khí giới, việc biên cảnh… và bàn bạc cùng Binh phiên trong các vấn
đề về tuyển bổ binh lính, khám sức khỏe tân binh. Trong khi đó, Binh phiên
ngoài trách nhiệm tham bàn cùng bộ Binh để tuyển chọn binh lính, bổ dụng
các chức còn nắm quyền kiểm kê quân số, đặc biệt là quản lý toàn bộ việc chi
tiêu của quân đội toàn quốc.

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

19


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

Trong lĩnh vực hình án, mặc dù bộ Hình vẫn giữ được những chức
nhiệm chính của mình, nhưng đã bị Hình phiên của Lục phiên can thiệp thông
qua việc nắm đặc quyền xét xử tất cả các vụ án liên quan đến vấn đề thuế
khóa trên địa bàn 11 trấn do Lục cung quản lý. Sự can thiệp này của Lục
phiên cũng không nằm ngoài mục đích tăng cường khả năng kiểm soát nền
kinh tế, tài chính của Phủ chúa.
Với những Bộ còn lại (Lại, Lễ, Công), tuy Lục phiên không can thiệp
trực tiếp vào chức trách chuyên môn, nhưng lại kiểm soát và chi phối tới các
Bộ này thông qua đặc quyền cấp phát kinh phí, lương bổng, phẩm vật.
Như vậy, trong giai đoạn thứ hai, phạm vi hoạt động và quyền hạn của
Lục bộ đã bị sụt giảm đáng kể. Trọng tâm trong bước lấn quyền thứ hai này

được chúa Trịnh đặt vào lĩnh vực kinh tế, tài chính, thông qua đó mà kiểm
soát các quyền lực khác. Từ đó, “chính quyền trong nước về hết Lục phiên,
mà Lục tự, Lục bộ chỉ đặt cho đủ vị mà thôi”.
- Giai đoạn 1751 – 1762: Hiệu định quan chế (1751) được ban hành đã
chính thức khẳng định quyền hạn của Lục phiên bên cạnh Lục bộ. Với đạo dụ
này, Phủ chúa từ quyền kiểm soát các lĩnh vực quân sự, kinh tế - tài chính đã
tiến thêm một bước trong việc thâu tóm quyền hành trên phương diện chuyên
môn của các Bộ. Những nhiệm vụ trước đây vốn được coi là đặc trách của
Lục bộ, thì nay Lục bộ hoặc phải chia quyền hoặc chỉ còn hoạt động trong
phạm vi cung vua mà thôi.
- Giai đoạn 1763 – 1786: Lục phiên được xác lập hoàn toàn quyền về
cả danh nghĩa và thực chất. Lúc này Lục bộ đóng vai trò là những cơ quan cố
vấn danh dự cho Lục phiên, tồn tại bởi hư quyền, trong khi đó mọi quyền
hành trước đây thuộc Lục bộ nay đều do Lục phiên nắm giữ. Cơ cấu quyền
lực này kéo dài 14 năm, đến 1787 thì kết thúc cùng với sự sụp đổ của Phủ
chúa.

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

20


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lương Ban Mai

- Giai đoạn 1787 – 1789: chứng kiến sự phục hồi quyền lực của Lục bộ
nhà Lê. Năm 1787, vua Lê Chiêu Thống ban chiếu rằng: “Quốc triều buổi đầu
theo đời xưa đặt quan, đặt ra sáu Bộ, chia việc đốc suất thuộc hạ, giữ liêm giữ
phép, cùng noi theo nhau, mưu lớn về trị bình, để lại làm phép tắc mãi mãi.

Từ thời Trung hưng trở đi, quyền coi việc chia cho sáu Phiên, thể thống rối
loạn bởi quan hệ riêng, tích lâu thành hỏng, nên mới có ngày nay” và hạ lệnh
“tham chiếu quan chế cũ đời Hồng Đức mà định lại”. Tuy nhiên, quyền hạn
đó cũng chỉ duy trì trong gần hai năm thì chấm dứt cùng với sự tiêu vong của
triều Lê.
d. Các cơ quan chuyên môn
Để thực hiện các công việc ngoài trách nhiệm của Lục bộ và Lục phiên,
triều Lê – Trịnh tiếp tục duy trì hoạt động của các cơ quan chuyên môn, gồm:
Quốc sử giám, Quốc sử viện, Tư thiên giám, Hà đê sứ và các sở về nông
nghiệp… Bên cạnh đó, noi theo quan chế thời Trần, triều Trung hưng lập Tôn
nhân phủ chuyên việc khảo xét tài năng, phẩm hạnh của những người trong
tôn thất để đưa sang bộ Lại chọn bổ và chuyên việc khám hỏi các vụ kiện
trong hoàng gia. Đứng đầu tôn nhân phủ là một viên Tôn nhân lệnh, giúp việc
có hai viên Tả hữu Tôn chánh, một viên Thủ lĩnh và một viên Kiểm hiệu.
2.2.2. Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
Trên danh nghĩa, hệ thống chính quyền địa phương phụ thuộc vào cả
vua và chúa. Nhưng trong thực tế, do chúa có quyền tuyển bổ, thăng giáng,
thuyên chuyển những quan lại từ hàm tứ phẩm trở xuống và các quan lại địa
phương cũng thường mang hàm từ tứ phẩm trở xuống, nên chính quyền địa
phương hầu như là của chúa.
Chính quyền địa phương thời Lê – Trịnh về cơ bản vẫn phỏng theo thời
Hồng Đức (các cấp: đạo, phủ, huyện/châu, xã), tuy vậy có một vài thay đổi.
Đầu thế kỷ XVII, chúa Trịnh đổi 13 xứ thừa tuyên thành 13 trấn (đổi đạo
thành trấn). Đến đầu thế kỷ XVIII, trấn lại được đổi lại thành Thừa tuyên.

SVTH: Bùi Thị Hòa – KH8G

21



×