Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đổi mới mô hình tổ chức giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.48 KB, 106 trang )

www.HanhChinhVN.com
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH, LỊCH SỬ VÀ
THỰC TRẠNG KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA 6

1.1 Khái lược lịch sử khiếu kiện hành chính và tổ chức giải quyết khiếu kiện hành
chính ở nước ta 6

1.1.1. Thời phong kiến 6

1.1.2. Thời Ngụy quyền Sài Gòn 9

1.1.3 Ở miền Bắc sau 1954 và trên cả nước sau 1975 9

1.2. Khái niệm và tính chất của khiếu kiện hành chính 11

1.2.1. Khái niệm khiếu kiện hành chính 11

1.2.2. Tính chất của khiếu kiện hành chính 13

1.3. Phân loại khiếu kiện hành chính 15

1.4. Ý nghĩa của khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền, nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam 17

1.5. Thực trạng khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay 21

1.5.1. Thực trạng khiếu nại hành chính 21



1.5.2 Thực trạng khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án 25

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH , THỰC TRẠNG PHÁP
LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA
29

2.1. Cơ sở lý luận về tài phán hành chính 29

2.1.1. Khái niệm và tính chất cuả tài phán hành chính 29

2.1.2. Vai trò của tài phán hành chính 33

2.1.3 Mô hình tổ chức giải quyết khiếu kiện hành chính ở một số quốc gia 37

2.1.4. Các quan điểm và các nguyên tắc tổ chức và hoạt động tài phán hành chính
ở nước ta 47

2.2. Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về tài phán hành chính ở Việt Nam
53

2.2.1. Thực trạng pháp luật về tài phán hành chính ở Việt Nam 53

2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về tài phán hành chính ở Việt Nam 68

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HÒAN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA 75

3.1. Mô hình tài phán hành chính thuộc Chính phủ 75


3.2. Vấn đề hòan thiện mô hình tài phán hành chính ở nước ta 78

3.2.1 Các quan điểm cần quán triệt 78

3.2.2. Mô hình tài phán hành chính được đề xuất 80

KẾT LUẬN 90


www.HanhChinhVN.com

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1 Tổng hợp số liệu án hành chính thụ lý tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh trong 5 năm 2002-2006 [Nguồn báo cáo tổng kết họat động của TAND
tp.HCM, 79-83]: .................................................................................................. 93

Bảng 2.1 Tổng hợp số liệu đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính tại
thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1999 – 2005[82] ............................................... 94

Bảng 2.2 Tổng hợp số lượng các vụ án hành chính mà ngành Tòa án nhân dân đã thụ
lý, giải quyết từ năm 2002 đến 2006[73-77] ....................................................... 94

Bảng 2.3 Tổng hợp số lượng khiếu kiện hành chính mà Tòa án nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh đã thụ lý, giải quyết từ năm 2002- 2006 [79-83] .................................. 95




















www.HanhChinhVN.com



NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
- Ñaûng coäng saûn Vieät Nam : Đảng CSVN
- Giải quyết khiếu nại : GQKN
- Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ : HĐTMVM
- Hành vi hành chính : HVHC
- Khiếu nại, tố cáo : KNTC
- Khiếu kiện hành chính : KKHC
- Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 : Luật 1998
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo ban hành ngày
15/6/2004 : Luật 2004
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo ban hành ngày

29/11/2005 : Luật 2005
- Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính : Pháp lệnh TTGQCVAHC
- Pháp lệnh quy định xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo cuả công dân ngày 27/11/1981
: Pháp lệnh 1981
- Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo ngày 02/5/1991 : Pháp lệnh 1991
- Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 21/5/1996 : Pháp lệnh 1996
- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
28/12/1998 : Pháp lệnh 1998
- Quyết định hành chính : QĐHC
- Xử phạt vi phạm hành chính : XPVPHC
- Tài phán hành chính :TPHC
- Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh : TAND tp.HCM
- Tòa án nhân dân tối cao : TANDTC
www.HanhChinhVN.com

- Tổ chức thương mại thế giới : WTO
- Uỷ ban nhân dân : UBND
- Xã hội chủ nghĩa : XHCN
1
MỞ ĐẦU

Nhà nước XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân, quyền làm chủ
về mọi mặt của nhân dân được Nhà nước bảo đảm. Công dân , tổ chức có quyền khiếu
nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có căn cứ để cho rằng có QĐHC, HVHC
của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
nhà nước là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Do vai trò , vị trí quan trọng của quyền khiếu nại trong đời sống chính trị, xã hội
ngay từ khi ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã chú ý đặc biệt đến công tác giải quyết khiếu
nại của công dân, cơ quan, tổ chức, nên hoạt động giải quyết khiếu nại cuûa Nhà nước ta
ngày càng được đổi mới và hoàn thiện. Điều này được phản ánh trước hết thông qua tổ

chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước. Trong việc thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của mình, cùng với các cơ quan trong bộ máy nhà nước, hệ
thống thanh tra nhà nước đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết các khiếu nại hành
chính. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải thừa nhận một thực tế là trong nhiều lĩnh vực
thuộc đời sống xã hội vẫn còn tình trạng thiếu dân chủ, kỷ cương lỏng lẻo, bộ máy nhà
nước của chúng ta vẫn còn kồng kềnh gây lãng phí ngân quỹ nhà nước, việc giải quyết
khiếu nại còn chậm, chồng chéo, trùng lắp, hiệu quả chưa cao.
Nhằm đổi mới tổ chức, hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính, cùng với việc
tiếp tục trao quyền giải quyết các khiếu nại hành chính cho các cơ quan hành chính nhà
nước, từ ngày 01/7/1996 hệ thống Tòa án nhân dân cũng được củng cố và trao thêm
thẩm quyền giải quyết một số KKHC.
1. Lý do chọn đề tài
Qua giải quyết các KKHC, Tòa án đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, tăng cường pháp chế XHCN và xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
2
Tuy nhiên, việc thiết lập hệ thống các cơ quan nhà nước để giải quyết các KKHC
cũng đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần nghiên cứu như:
- Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động giải quyết KKHC. Việc tổ chức hoạt động
giải quyết KKHC cuả chúng ta có phù hợp với cơ sở lý luận này hay không?
- Các nước khác tổ chức hoạt động giải quyết KKHC ra sao, những ưu điểm và
hạn chế của các mô hình này?
- Pháp luật của nhà nước ta quy định thế nào về mô hình giải quyết KKHC; Thực
tế hoạt động giải quyết KKHC của chúng ta?
- Tại sao hoạt động giải quyết KKHC của Tòa án đã trải qua hơn 10 năm nhưng số
lượng đơn khởi kiện vẫn ít, tỷ lệ các phán quyết hành chính được thi hành còn thấp.
Trong khi đó số lượng đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan hành chính vẫn còn nhiều.
Đâu là nguyên nhân của tình trạng trên? Chúng ta phải làm gì để khắc phục ?
- Việc duy trì hai hệ thống giải quyết các tranh chấp hành chính như hiện nay có
còn phù hợp hay không. Nếu còn phù hợp thì cần hoàn thiện như thế nào để các cơ

quan này hoạt động có hiệu quả hơn? Nếu việc tổ chức mô hình giải quyết như hiện nay
không còn phù hợp thì nên đổi mới như thế nào. Cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra mô
hình mới?
Là người trực tiếp tham gia giải quyết các KKHC ngay từ khi Toà hành chính-
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, trên cơ sở các kiến thức tiếp
thu được trong quá trình theo học khoá đào tạo cao học luật, tôi chọn đề tài “Đổi mới
mô hình tổ chức giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay.” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
KKHC là một thực tế khách quan phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước của
mọi quốc gia, không phân biệt đó là chính thể hoặc chế độ chính trị nào.
Ngay từ khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn
đề giải quyết KKHC [65, Tr 30]. Nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động
3
giải quyết KKHC (bao gồm giải quyết khiếu nại hành chính và khởi kiện vụ án hành
chính) đã được thực hiện như: Coâng trình “Thiết lập tài phán hành chính ở nước ta”
cuûa Học viện Hành chính quốc gia do GS. TSKH Nguyễn Duy Gia chủ biên, Nhà xuất
bản Giáo dục Hà Nội-1995; “Tìm hiểu về tài phán hành chính ở Việt Nam” cuûa PTS
Phạm Hòang Thái và PTS Đinh Văn Mậu, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh -1996;
“Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền”
cuûa PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, Nhà
xuất bản Tư pháp- 2004, trong đó có nghiên cứu về tổ chức Toà hành chính … Ngoài
ra, một số cơ sở đào tạo đại học luật, đại học hành chính như Đại học Luật Hà Nội,
Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Học viện hành chính quốc gia, cũng đã nghiên cứu
và đưa vào giáo trình luật hành chính cuả mình những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hoạt động giải quyết KKHC. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nêu trên chỉ giới hạn
phạm vi nghiên cứu ở những vấn đề chung nhất về lý luận và thực tiễn. Về phía các cơ
quan hành chính nhà nước , ngày 19/11/2004 Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số
6327/VPCP-CV giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, soạn thảo Đề án thành lập cơ quan
TPHC ở Việt Nam. Hiện nay công trình này đang trong giai đọan triển khai nên nhìn

chung vấn đề tổ chức và hoạt động giải quyết các KKHC ở nước ta theo mô hình như
thế nào là phù hợp, có hiệu quả nhất vẫn đang là một vấn đề có tính thời sự, cần được
sự quan tâm nghiên cứu của các cơ quan chức năng và các nhà khoa học.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
-Hệ thống
hoùa các lý luận về KKHC, mô hình tổ chức giải quyết KKHC ở một số
quốc gia khác.
-Làm rõ thưc trạng về tổ chức và hoạt động giải quyết các KKHC ở Việt Nam.
-Đánh giá các mặt tích cực và hạn chế trong việc tổ chức và hoạt động giải quyết
KKHC ở nước ta.
4
-Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cưú, đề xuất các giải pháp nhằm đổi
mới, hoàn thiện pháp luật về Tòa chức hoạt động giải quyết các KKHC ở nước ta.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc KKHC và mô hình tổ chức giải
quyết KKHC.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật. Trên cơ sở phương pháp luận trên, đề tài
này sử dụng các phương pháp nhận thức khoa học cụ thể như:
- Phương pháp trừu tượng khoa học;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp tổng hợp, thống kê;
- Phương pháp phân tích đánh giá…
5. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Để nghiên cứu về khiếu kiện hành chính và tổ chức mô hình giải quyết KKHC
không thể không vận dụng những quy tắc cơ bản, các phạm trù, khái niệm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng như các khái niệm chính trị
học, hành chính học hiện đại. Chúng cho phép ta nhận thức và thấu hiểu bản chất cũng
như đặc điểm riêng của KKHC và việc giải quyết KKHC, hiểu được mối quan hệ giữa

chúng với nhau và giữa chúng với các vấn đề có liên quan khác.
Về mặt cơ sở lý luận, đề tài này sử dụng những thành tựu lý luận của khoa học
Luật hành chính thế giới, trước hết là của các nước XHCN. Hệ thống các khái niệm,
phạm trù, quan điểm được sử dụng trong đề tài cũng bắt nguồn từ những kết luận khoa
học của lý luận luật hành chính XHCN, ñồng thời còn tiếp thu những yếu tố khoa học,
hợp lý liên quan đến các lý luận về KKHC và các mô hình tổ chức giải quyết KKHC
của các nước có chế độ chính trị khác nhau.
Nguồn tư liệu quan trọng của đề tài này là các nghị quyết của Đảng CSVN, đặc
biệt là chủ trương đổi mới và tăng cường hiệu lực của bộ máy nhà nước, thực hiện cải
5
cách bộ máy hành chính nhà nước và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật của
Đảng và Nhà Nước ta hiện nay. Ngoài ra, đề tài này còn tham khảo, sử dụng các giáo
trình có liên quan , các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước…
Cơ sở thực tiễn chủ yếu của luận văn là thực tiễn hoạt động giải quyết KKHC của
của Tòa án nhân dân; hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành
chính nhà nước.
Nguồn thông tin được sử dụng làm cơ sở nghiên cứu thực tiễn nêu trên là các văn
bản quy phạm pháp luật, các báo cáo tổng kết hoạt động, các tham luận… của các cơ
quan nhà nước, các nhà khoa học có liên quan và các hiểu biết của tác giả trong hơn 10
năm trực tiếp tham gia vào hoạt động giải quyết KKHC tại Tòa án nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hy vọng các giải pháp đổi mới mô hình tổ chức giải quyết KKHC ở nước ta do đề
tài này đề xuất sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống lý luận khoa học luật hành
chính và cung cấp được những thông tin có ý nghĩa cho các cơ quan chức năng trong
việc đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức giải quyết KKHC ở nước ta.
7. Về kết cấu của đề tài
Nội dung đề tài được chia làm ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về KKHC, lịch sử và thực trạng KKHC ở nước ta.
- Chương 2: Cơ sở lý luận về tài phán hành chính, thực trạng pháp luật và thực

hiện pháp luật về tài phán hành chính ở nước ta.
- Chương 3: Vấn đề hoàn thiện mô hình tài phán hành chính ở nước ta.

6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH, LỊCH SỬ
VÀ THỰC TRẠNG KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA
1.1 Khái lược lịch sử khiếu kiện hành chính và tổ chức giải quyết
khiếu kiện hành chính ở nước ta
1.1.1. Thời phong kiến
Trong các chế độ chính trị, hoạt động hành chính luôn luôn thể hiện tính chất dân
chủ cao hay thấp, dân chủ thực sự hay dân chủ giả hiệu. Do đó khi xây dựng bộ máy
hành chính nhà nước mỗi quốc gia thường lựa chọn các phương cách phù hợp với các
điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội của nước mình.
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nền văn hoá Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của
văn hoá Trung Quốc, nhất là tư tưởng Nho gia. Suốt 10 thế kỷ (từ năm 939 đến 1945)
Nho gio đã thâm nhập, có thời kỳ còn chiếm giữ vị trí độc tôn trong hoạt động của nhà
nước phong kiến Việt Nam. Theo quan điểm Nho gia, trong quan hệ giữa Vua- Dân thì
vua là người thay trời trị dân. Toàn bộ quyền lực quốc gia tập trung vào tay vua, từ lập
pháp, hành pháp đến tư pháp. Vua là gạch nối giữa trời với dân, vua có nghĩa vụ thay
trời lo cho dân được ấm no, hạnh phúc[24,Tr68].
Trong thời kỳ ấy mọi tầng lớp nhân dân phải có nghĩa vụ tuân thủ lệnh vua, như
con tuân lệnh Cha: “Vua nói chết không chết là bất trung – Cha nói chết không chết là
bất hiếu”. Trong cái trật tự ấy của Nho gio” vua là con trời”, ” ý vua là ý trời”, “Vua sẽ
thay trời trị dân”.
Theo sử cũ, khi Lý Công Uẩn lên ngôi (1009 - 1028), là vị vua khai sáng triều đại
quân chủ trung ương tập quyền hoàn chỉnh đầu tiên ở Việt Nam đã ban hành chiếu chỉ
đích thân trực tiếp giải quyết các khiếu kiện của dân. Chiếu rằng “Từ nay hễ có ai kiện
tụng, được đến triều tâu bày, Vua sẽ đích thân xét quyết cho” [38,Tr142].

Trong các triều đại phong kiến Việt Nam sau đó, đã hình thành một truyền thống
dân chủ trong chế độ quân chủ ở Việt Nam là dân có thể kiện đến triều đình các hành vi
7
sai trái, phạm pháp của quan lại để vua xét xử. Trước điện triều có đặt sẵn một cái trống
hay cái chuông để có oan ức điều gì thì dân có thể đến đánh trống, đánh chuông kêu
oan lên Vua.
Vào thời Trần, ở trung ương, bên cạnh các cơ quan, chức quan đã có từ thời Lý,
triều đình còn đặt thêm nhiều cơ quan chuyên trách mới trong đó có Thẩm hình viện và
Tam ty viện. Thẩm hình viện là cơ quan xét xử cao nhất, Tam ty viện là cơ quan có
chức năng giám sát việc thi hành pháp luật cuả các quan lại và viên chức nhà nước, là
cơ quan đề nghị Nhà Vua sưả đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cuả Nhà nước. Ngoài
các chức quan như đã có dưới triều Lý, nhà Trần còn đặt thêm các chức quan như Tư
đồ, Tư mã, Tư không, gọi chung là Tam tư, trong đó Tư mã là quan phụ trách công việc
chinh phạt như quốc phòng, công an, tư pháp[26,Tr91]. Có chức quan là Ngự sử đài với
nhiệm vụ là chuyển những giấy tờ trình nhà vua, chuyển đơn khiếu tố cuả tất cả các nơi
lên nhà vua, kiểm tra, giám sát và phát hiện lầm lỡ cuả các quan lại, viên chức lên vua.
Ở điạ phương, mỗi lộ có 2 viên quan trông coi về hành chính và tư pháp là An phủ
chánh sứ và An phủ phó sứ. Quan lại hành chính ở điạ phương đồng thời phụ trách cả
việc xét xử tội phạm và các kiện tụng khác.
Đến thời nhà Lê, tổ chức cơ quan xét xử vẫn chưa có sự độc lập hẳn so với cơ
quan hành pháp nhưng đã có sự phát triển vượt bậc so với các triều đại trước. Hệ thống
cơ quan hành chính vẫn thực hiện chức năng tài phán, tuy nhiên đã xuất hiện một số cơ
quan được phân định chuyên trách quyền tài phán như: Thưà ty, Hiến ty, Ngự sử đài,
Đại lý tự… trong đó Thưà ty có thẩm quyền xét xử những vụ kiện đặc biệt (điền thổ,
hộ hôn, công nợ, thuế khoá, phân định điạ giới hành chính giữa các làng, khiếu kiện
việc bầu cử xã trưởng…), Hiến Ty có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ sang đoạt tài
sản, ức hiếp do các quan lại cầm quyền gây ra, các vụ sách nhiễu cuả viên chức thu
thuế, việc mua bán cuả các nhà chức trách, các vụ sách nhiễu trong thi hành các trát án,
việc giả mạo dấu má hay tư cách sai nha…[9,Tr 141-152].
8

Dưới triều Nguyễn, có cơ quan phụ trách giải oan cho dân là Tam pháp
ty[26,Tr187]. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) theo tấu trình của đình thần, Vua đã
chuẩn cho quy định: Hàng tháng, cứ đến ngày 6, 16 và 26 thì Tam pháp ty mở hội đồng
để nhận các đơn kiện của dân. Tuy nhiên, đối với những việc thật cần kíp, khẩn thiết
không thể đợi đến nhật kỳ nhận đơn thì cho phép bất cứ lúc nào dân cũng có quyền đến
triều đình đánh trống kêu oan. Trước Công chính đường có treo một cái trống gọi là
trống Đăng Văn để cho ai có việc oan thì đến đánh trống ấy và nộp đơn kêu oan. Dân
có quyền kêu oan tới Vua thì cũng có nghĩa vụ bảo đảm cho việc cáo oan nghiên túc.
Nếu không phải sự việc khẩn thiết mà cứ đánh trống đưa đơn kêu thì việc dẫu có thật
cũng bị đóng gông 10 ngày để ngoài sân, đến khi mãn hạn còn bị phạt đánh 100 trượng,
nếu có vu cáo thì chiếu theo tội vu cáo mà bắt chịu tội [38, Tr143]

. Theo luật lệ triều
Nguyễn lúc đó kẻ nào đón xa giá nhà vua hoặc đánh trống Đăng Văn để khiếu oan mà
việc không có gì khẩn thiết thì bị xử phạt 100 trượng; nếu khiếu oan không có sự thực
thì theo mức nặng của tội vu cáo mà xử tội.
Các quy định trên chứng tỏ nhà nước phong kiến Việt Nam cũng có quan tâm đến
việc khiếu kiện của dân. Không ít quan lại làm điều phi pháp nếu bị kiện đến tai vua thì
bị trừng trị thích đáng như: Cách chức; thu hồi áo, mão…Theo Đại Nam Thực Lục
Chính Biên vào năm 1832 bọn lại viên và người coi kho ở Sơn Nam và Hải Dương có ý
gian đem cái quan hộc dùng để đong gạo thu thuế đẽo đáy cho trũng xuống và mỗi lần
đong thì nặng tay ấn gạo xuống để lạm thu cho nhiều… Khi vụ việc bị khiếu kiện, nhà
Vua đã ra lệnh chém bêu đầu những kẻ cầm đầu, đục lấy mỗi bên một mảnh xương sọ,
phơi gió cho khô, treo ở cửa để răn đe người khác. Vua còn bảo quần thần rằng: “Lấy
được mảnh xương sọ mà cứu được ức muôn người khỏi khổ luỵ, thì dù có mang tiếng
là hình phạt tàn khốc cũng không hề gì” [38, Tr144].

9
1.1.2. Thời Ngụy quyền Sài Gòn
Năm 1885 kinh đô thất thủ, vua nhà Nguyễn thực tế lúc đó không còn quyền hành

thực sự nên Tam pháp ty bị bị bỏ, trống Đồng Văn bị dẹp. Cũng kể từ thời điểm này,
đất nước ta luôn chìm trong khói lửa chiến tranh cho đến năm 1954, bằng các thoả
thuận tại Hiệp định Géneve đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc.
Tại miền Nam Việt Nam kế thừa Dụ số 2 ngày 05/01/1950 (được ban hành khi Việt
Nam còn là thành viên trong Khối liên hiệp Pháp), chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp
tục ban hành Dụ số 36 ngày 08/11/1954 tiếp tục duy trì tổ chức Tòa hành chính và Dụ
số 38 ngày 09/11/1954 về việc thành lập Tham chính viện.
Theo các quy định có liên quan thì Tòa hành chính có thẩm quyền xét xử sơ thẩm
các vụ án đòi bồi thường liên quan đến pháp nhân hành chính, các vụ kiện xin thủ tiêu
các QĐHC có tính cách cá nhân liên quan đến tình trạng hành chính của công chức cấp
trung, cấp thấp, các vụ tranh tụng liên quan đến tuyển cử hội đồng hàng tỉnh, hàng
quận, hàng xã; sơ và chung thẩm các vụ kiện liên quan đến thuế trực thu và các thuế
đồng hoá với thuế trực thu. Tham chính viện là cơ quan cấp trên của Toà hành chính,
trong đó có Ban tài phán có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án do Toà hành
chính đã xử sơ thẩm; xét xử sơ và chung thẩm những việc xin thủ tiêu các QĐHC cá
biệt hay lập quy có vi phạm, các vụ tranh tụng liên quan đến tình trạng hành chính của
các công chức cao cấp…
Ngoài ra, trong tổ chức Tối cao pháp viện còn có Ban bảo hiến có thẩm quyền giải
thích luật; xem xét tính hợp hiến của các đạo luật, sắc lệnh, nghị định…và Ban phá án
có thẩm quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm các bản án đã có hiệu lực pháp luật [38,
Tr148].
1.1.3 Ở miền Bắc sau 1954 và trên cả nước sau 1975
Tại miền Bắc Việt Nam, chính quyền thuộc về nhân dân. Đảng và Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa đã chủ trương xây dựng một nhà nước Việt Nam của dân, do
dân và vì dân: “Tất cả quyền binh trong nước là của tòan thể nhân dân”( Điều 1 Hiến
10
pháp 1946) “Tất cả các nhân viên cơ quan nhà nước phải dưạ vào dân, lắng nghe ý kiến
và chiụ sự kiểm sóat cuả nhân dân. Tất cả các nhân viên cơ quan nhà nước đều phải
trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng
hết sức phục vụ nhân dân”( Điều 29 Hiến pháp 1959); “Công dân nước Việt Nam dân

chủ cộng hòa có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nhà nước nào về những
hành vi vi phạm pháp luật cuả nhân viên cơ quan nhà nước. Những việc khiếu nại và tố
cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại vì hành vi vi phạm
pháp luật cuả nhân viên cơ quan nhà nước có quyền được bồi thường “(Điều 73, Hiến
pháp 1980).
Từ ngày 30/4/1975 đất nước được thống nhất. Kế thưà các quy định về quyền
khiếu nại, tố cáo cuả các cá nhân, cơ quan, tổ chức do nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa quy định, Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam
tiếp tục ban hành các quy định có liên quan như: Tất cả các cơ quan nhà nước từ trung
ương đến điạ phương phải trả lời kịp thời và đầy đủ tất cả các vấn đề cuả nhân dân đặt
ra [ 67,Tr1030]. Một sự kiện đáng ghi nhớ là ngày 07/11/1979 Thủ tướng Chính phủ đã
có Chỉ thị số 363/TTg trong đó quy định: Sau khi xác minh sự phản ánh cuả quần
chúng, báo, đài có thể tự động đăng công khai các vấn đề để đấu tranh chống tiêu cực.
Trong thời hạn 30 ngày các cơ quan liên quan phải trả lời việc được báo đài nêu lên
hoặc chuyển thư đến.
Ngày 27/11/1981 Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh quy định việc xét và
giải quyết KNTC cuả công dân (Pháp lệnh 1981); quy định về quyền KNTC cuả công
dân đến các cơ quan hành chính nhà nước và thủ tục giải quyết KNTC cuả công dân tại
các cơ quan hành chính nhà nước. Ngày 02/5/1991 Hội đồng nhà nước có Pháp lệnh
KNTC cuả công dân (Pháp lệnh 1991) để thay thế cho Pháp lệnh 1981. Đến ngày
02/12/1998 Pháp lệnh 1991 được nâng lên thành một đạo luật là Luật KNTC (Luật
1998).
11
c bit, moọt bc ngot quan trng trong quỏ trỡnh phỏt trin ca phỏp lut v gii
quyt KKHC nc ta l ngy 21/5/1996 U ban thng v quc hi thụng qua Phỏp
lnh Th tc gii quyt cỏc v ỏn hnh chớnh, cú hiu lc t ngy 01/7/1996 (Phỏp lnh
1996). Theo ú trong mt s trng hp, ngoi vic khiu ni theo th tc KNTC, mi
cỏ nhõn, c quan, t chc cũn cú quyn khi kin v ỏn hnh chớnh n Tũa ỏn yờu
cu Tũa ỏn bo v cỏc quyn v li ớch hp phỏp cu mỡnh khi b cỏc QẹHC, HVHC
cu cỏc c quan nh nc, cỏn b, cụng chc, ngi cú thm quyn trong cỏc c quan

nh nc xõm phm. Vn ny s c xem xột c th trong cỏc phn sau.
1.2. Khỏi nim v tớnh cht ca khiu kin hnh chớnh
1.2.1. Khỏi nim khiu kin hnh chớnh
Xem xột quỏ trỡnh phỏt trin ca quyn khiu ni, KKHC trong lch s nh trờn ó
cho ta nhng nột khỏi quỏt v KKHC. Nhng v mt phỏp lý, cho n nay vn cha cú
mt vn bn quy phm phỏp lut no nh ngha khỏi nim KKHC l gỡ. Tuy nhiờn,
thụng qua vic s dng thut ng khiu kin hnh chớnh, ti Phỏp lnh 1996 v vic
s dng ca cỏc lut gia, cỏc nh khoa hc thỡ nú c hiu theo hai cỏch:
Theo ngha hp, khiu kin hnh chớnh c hiu l vic cỏ nhõn, c quan, t
chc khi kin yờu cu Tũa ỏn bo v quyn v li ớch hp phỏp ca mỡnh khi b
QẹHC, HVHC xõm phm. Vi ý ngha ny thỡ khỏi nim KKHC ng nht vi khỏi
nim khi kin hnh chớnh [ 23, Tr 944 v 986].
Theo ngha rng, khiu kin hnh chớnh l vic cỏ nhõn, c quan t chc khiu
ni n c quan hnh chớnh nh nc cú thm quyn hoc khi kin ti Tũa ỏn yờu cu
bo v quyn v li ớch hp phỏp ca mỡnh khi b QẹHC, HVHC xõm phm[45,Tr2-3],
[40,Tr1]. Khỏi nim KKHC maứ ti ny nghieõn cửựu c hiu theo ngha rng.
KKHC l s biu hin cu tranh chp hnh chớnh phỏt sinh trong quỏ trỡnh thc
hin chc nng qun lý nh nc gia mt bờn l c quan nh nc, ngi cú thm
12
quyền trong cơ quan nhà nước với một bên là các cá nhân, cơ quan, tổ chức khi các chủ
thể này tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
Để hiểu rõ thêm về khái niệm KKHC ta cần tìm hiểu thêm về một số khái niện liên
quan như: Quyết định hành chính, hành vi hành chính, khiếu nại hành chính, khởi kiện
hành chính.
+ “Quyết định hành chính” hiểu theo nghĩa rộng là các quyết định do cơ quan nhà
nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ban hành để thực hiện chức
năng quản lý nhà nước, bao gồm quyết định quy phạm pháp luật hành chính và QĐHC
cá biệt (ngoài hai loại quyết định trên, có quan điểm còn đưa thêm một số lọai QĐHC
khác như: Quyết định chung hay còn gọi là quyết định chính sách [24.Tr137],
[34,Tr99], quyết định chỉ đạo, hướng dẫn[28,tr67] nhưng theo quan điểm của chúng tôi

thì các lọai quyết định này cũng chỉ là các dạng cụ thể của quyết định quy phạm pháp
luật hoặc QĐHC cá biệt) . Hiện nay, pháp luật cuả chúng ta chưa có các quy định về
khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện đối với các quyết định quy phạm pháp luật. Khái
niệm QĐHC (đối tượng KKHC) được hiểu là các quyết định cá biệt. Theo khoản 10
Điều 2 Luật 1998 và khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh 1996, khái niệm “quyết định hành
chính” được định nghĩa như sau: “Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản
của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn
đề cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước”. Với định nghĩa này, QĐHC được xác
định bởi những dấu hiệu đặc trưng sau:
- Là một mệnh lệnh mang tính bắt buộc thi hành (khác với các văn bản hành chính
khác như: công văn, báo cáo, tờ trình, diễn văn…. không chứa đựng các mệnh lệnh
hành chính).
- Phải được thể hiện bằng văn bản (khác với hành vi hành chính, có thể bằng văn
bản, bằng hành động hoặc không hành động).
13
- Phải do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền của cơ quan
hành chính nhà nước ban hành (phân biệt với các quyết định do các cơ quan, tổ chức
khác ban hành).
- Được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ
thể trong hoạt động quản lý nhà nước (phân biệt với văn bản quy phạm pháp luật:
mang tính bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần).
+ “Hành vi hành chính” là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có
thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ, công vụ
(khoản 11 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo và khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án hành chính).
HVHC có thể bằng văn bản nhưng không chứa đựng mệnh lệnh, có thể chứa đựng
mệnh lệnh nhưng không bằng văn bản, có thể là hành động (như: khám xét người, thu,
giữ, làm hư hỏng tài sản…), có thể là không hành động (không thực hiện các công vụ,
nhiệm vụ của mình, như: Không cấp giấy phép xây dựng, không giao đất, không thu

hồi giấy chứng nhận đã cấp…).
+ “Khiếu nại hành chính” là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền xem xét lại QÑHC, HVHC khi có căn cứ cho rằng QÑHC, HVHC là
trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp cuả mình (khoản 1 Điều 2 Luật
khiếu nại, tố cáo).
+ “Khởi kiện hành chính” là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức làm đơn kiện yêu cầu
Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị
QÑHC,HVHC xâm phạm (
tham khảo khỏan 5 Điều 4 Pháp lệnh TTGQCVAHC).
1.2.2. Tính chất của khiếu kiện hành chính
Do tính đa dạng cuả khái niệm KKHC nên việc nghiên cứu những nét đặc trưng cuả
nó cũng chỉ mang tính tương đối. Đặt trong tổng thể hoạt động quản lý nhà nước và thể
chế chính trị cuả quốc gia, khái niệm KKHC có những tính chất như: Tính khách quan;
14
Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị; Tính hệ thống, thứ bậc; Tính bảo đảm
bằng pháp luật…
1.2.2.1. Tính khách quan
KKHC là sự việc mang tính khách quan phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước
cuả mỗi quốc gia, không phụ thuộc vào hình thức chính thể và chế độ chính trị cuả
quốc gia đó như thế nào. Bởi lẽ về mặt lý luận, theo quan điểm cuả chủ nghĩa Mác -
LêNin thì mâu thuẫn chính là động lực cuả sự phát triển, mà KKHC chính là một sự thể
hiện cuả các mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
Về mặt thực tiễn thì những sơ suất, sai sót cuả cơ quan nhà nước, những bất cập cuả bộ
máy hành chính là những vấn đề khó tránh khỏi khi tác nghiệp. Mặt khác, với sự phát
triển không ngừng cuả xã hội thì mỗi một thao tác hành chính trong thực tế cũng luôn
chứa đựng các yếu tố không phù hợp, dù rất nhỏ và ngay bản thân các chủ thể là đối
tượng bị quản lý khi tham gia vào quan hệ hành chính cũng luôn đòi hỏi nhận được một
sự quản lý “hoàn hảo”, mà sự hoàn hảo thì luôn mang tính tương đối.
Luôn tồn tại với tư cách là một thực tế khách quan, KKHC đòi hỏi các quốc gia
không được phủ nhận mà phải nhìn nhận và có các hình thức, biện pháp tổ chức giải

quyết các khiếu kiện này một cách hợp lý, hiệu quả nhằm làm lành mạnh hoá các quan
hệ pháp luật hành chính, thúc đẩy xã hội phát triển triển theo đúng định hướng cuả nhà
cầm quyền.
1.2.2.2. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị
Nhà nước nói chung, hệ thống hành chính nhà nước nói riêng có hai chức năng:
duy trì trật tự chung, lợi ích chung cuả xã hội và bảo vệ quyền và lợi ích cuả giai cấp
cầm quyền. Theo quan điểm cuả Các-Mác thì chính trị là lĩnh vực thể hiện ý chí, lợi ích
cuả giai cấp thống trị. Như vậy, KKHC trước hết phải phù hợp với lợi ích chính trị cuả
giai cấp cầm quyền và không làm phương hại đến lợi ích chung cuả giai cấp cầm
quyền.
15
Ở nước ta, Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam là nhà nước cuả dân, do dân và vì
dân, dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức do
Đảng Cộng sản lãnh đạo. Do đó, KKHC cũng phải được thực hiện phù hợp với lợi ích
chung cuả giai cấp công nhân, nông dân và nhân dân lao động.
1.2.2.3. Tính hệ thống, thứ bậc
Quản lý nhà nước là một hệ thống theo thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ trung
ương đến điạ phương, trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị, mệnh lệnh và
chiụ sự kiểm tra thường xuyên cuả cấp trên. Mỗi cấp cơ quan, mỗi cán bộ, công chức
làm việc trong cơ quan nhà nước đều hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được giao.
Do vậy, KKHC cũng phải được thực hiện theo thứ bậc tương ứng, tức là việc khiếu
kiện cũng phải được thực hiện theo nguyên tắc từ dưới lên trên.
1.2.2.4. Tính bảo đảm bằng pháp luật
Quan hệ pháp luật hành chính là một quan hệ không bình đẳng giữa một bên là
các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà
nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước với bên kia là các cá nhân, cơ quan, tổ
chức là đối tượng bị quản lý phải tuân thủ các quyết định quản lý, hành vi quản lý cuả
chủ thể quản lý theo nguyên tắc phục tùng. Do đó, để bảo đảm quyền KKHC cuả người
khiếu kiện và bảo đảm trật tự cuả quản lý nhà nước, việc KKHC phải được quy định
bằng pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật.

1.3. Phân loại khiếu kiện hành chính

Phân loại KKHC là việc
laøm cần thiết để hiểu rõ các loại khiếu kiện, là cách thức để
tìm kiếm sự trùng lắp, chồng chéo cuả từng loại khiếu kiện, đảm bảo cho quá trình
nghiên cứu được tiếp cận một cách bao quát, trọn vẹn, hoàn chỉnh, tạo cơ sở khách
quan cho việc xác định mô hình giải quyết khiếu kiện tương ứng, tránh sự rắc rối,
16
chồng chéo, bỏ trống, giành giật, đổ lỗi cho nhau giữa các cơ quan nhà nước trong việc
giải quyết khiếu kiện.
Việc phân loại KKHC có thể dưạ vào nhiều tiêu chí khác nhau. Cũng giống như caùc
phân loại khác, phân loại khiếu kiện hành chính
cuõng chỉ mang tính chất tương đối.
+ Theo chủ thể giải quyết khiếu kiện, KKHC bao gồm hai loại: khiếu nại đến các cơ
quan hành chính nhà nước (khiếu nại hành chính) và khởi kiện vụ án hành chính tại
Tòa án có thẩm quyền. Đây là cách phân loại chung nhất và có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn quan trọng nhất.
+ Dưạ vào các lĩnh vực quản lý nhà nước, KKHC có thể phân thành:
- KKHC trong lĩnh vực quản lý kinh tế;
- KKHC trong lĩnh vực quản lý văn hoá - xã hội;
- KKHC trong lĩnh vực quản lý về hành chính, chính trị.
+ Dưạ vào đặc trưng cuả đối tượng bị quản lý, KKHC được chia thành:
- KKHC trong quản lý đô thị;
- KKHC trong quản lý nông thôn.
+ Dưạ vào đối tượng khiếu kiện, KKHC được chia thành:
- Khiếu kiện QĐHC;
- Khiếu kiện HVHC.
+ Dưạ vào chủ thể bị khiếu kiện, KKHC được chia thành:
- Khiếu kiện QÑHC, HVHC cuả cơ quan nhà nước;
- Khiếu kiện QÑHC, HVHC cuả cán bộ, công chức, người có thẩm quyền trong cơ

quan nhà nước;
Hoặc:
- Khiếu kiện QÑHC, HVHC cuả cơ quan nhà nước, cuả cán bộ, công chức, người có
thẩm quyền trong cơ quan nhà nước cấp trung ương.
17
- Khiếu kiện QÑHC, HVHC cuả cơ quan nhà nước, cuả cán bộ, công chức, người có
thẩm quyền trong cơ quan nhà nước các cấp điạ phương.
+ Dưạ vào tính bảo mật cuả các thông tin liên quan, khiếu kiện hành chính được
chia thành:
- KKHC thuộc hoặc có liên quan đến bí mật quốc gia;
- KKHC thuộc hoặc có liên quan đến bí mật an ninh, quốc phòng;
- KKHC thuộc hoặc có liên quan đến bí mật cuả bộ, ngành;
- KKHC khác.
1.4. Ý nghĩa của khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng
nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở
Việt Nam

KKHC có tính chất hai mặt. Một mặt nó là hình thức thể hiện quyền cá nhân trong
việc tự do đánh giá họat động của công quyền nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp
của mình,với ý nghĩa tích cực này họat động KKHC đã góp phần thúc đẩy sự phát triển
lành mạnh của quyền lực, đem lại các hiệu quả ích lợi cho xã hội. Cùng với mặt tích
cực trên, nếu KKHC vượt quá mức cho phép hoặc bị lạm dụng, trong xã hội sẽ xuất
hiện hiện tượng thiếu lành mạnh lôi cuốn dư luận và các nguồn lực vào hướng thiếu ổn
định, gây ảnh hươởg đến sự phát triển bền vững [35,Tr4].
Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, việc xây dựng một nhà nước thực sự là
cuả dân, do dân và vì dân như Điều 2 Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định là một trong
những nhiệm vụ bức xúc, vô cùng quan trọng.
Ý thức được tầm quan trọng cuả KKHC, trong thực tiễn quản lý thông qua việc
nghiên cứu và thực tiễn giải quyết các khiếu kiện hành chính, Đảng và Nhà nước ta đã
kịp thời có các chính sách, pháp luật phù hợp để tổ chức tốt hoạt động giải quyết khiếu

kiện. Thông qua các KKHC chúng ta cũng có thể phát hiện ra những quy định cuả pháp
luật không còn phù hợp, nắm được tâm tư, nguyện vọng cuả nhân dân để từ đó có
18
những sưả đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là các quy định liên
quan đến quyền và lợi ích hợp pháp cuả các cá nhân, cơ quan, tổ chức. làm cho pháp
luật cuả Nhà nước ta thực sự là pháp luật mang tính nhân văn, nhân đạo, phục vụ con
người, vì con người.
Qua các KKHC chúng ta cũng có thể phát hiện ra những yếu tố bất hợp lý cuả bộ
máy hành chính, các yếu kém, tiêu cực cuả một số cán bộ, công chức nhà nước để từ đó
có những chấn chỉnh, xử lý kịp thời nhằm bảo đảm cho pháp luật cuả Nhà nước ta được
chấp hành nghiêm chỉnh, tất cả các cơ quan nhà nước, các nhân viên nhà nước đều phải
tôn trọng pháp luật, đặt mình dưới pháp luật.
Thông qua KKHC cuả các cá nhân, cơ quan, tổ chức, chúng ta cũng phát hiện các
quyền lợi hợp pháp cuả các chủ thể bị
QÑHC, HVHC xâm phạm, để từ đó có các biện
pháp, hình thức khắc phục nhằm khôi phục các quyền lợi hợp pháp cuả các chủ thể, bảo
đảm các quyền tự do, lợi ích cuả công dân phải được không ngừng mở rộng và được
pháp luật bảo hộ.
Thay vì lưạ chọn các hình thức phản ứng tiêu cực trước sự xâm hại cuả các QÑHC,
HVHC
như la hét, chống đối…, việc khiếu kiện đến các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong khuôn khổ pháp luật cuả các cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng thể hiện sự
tôn trọng pháp luật, sự tin tưởng vào việc giải quyết đúng đắn các khiếu kiện cuả cơ
quan nhà nước.
Với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghiã,
từ năm 1986 đến nay Nhà nước ta đã không ngừng có các chính sách khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý
kinh tế cũ đã tồn tại suốt một thời gian dài nên cho dù chúng ta có chuyển đổi sang cơ
chế quản lý mới thì các thói quen, sự ảnh hưởng cuả cơ chế cũ cũng vẫn còn và tác
động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp. KKHC chính là một kênh

thông tin giúp chúng ta phát hiện và có các chấn chỉnh kịp thời.
19
Thực tế đã chứng minh, qua việc giải quyết một số khiếu kiện cụ thể cuả các doanh
nghiệp, chúng ta đã phát hiện được sự không phù hợp trong các quy định cuả pháp luật
về xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục hải quan, áp thuế suất hàng nhập khẩu, thuế giá
trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…, từ đó có những
hướng dẫn, giải thích hoặc quy định điều chỉnh lại cho phù hợp.
Với chính sách mở cưả và hội nhập quốc tế, từ năm 1977 chúng ta đã trở thành
thành viên cuả Liên hiệp quốc, những năm 1980 chúng ta đã hội nhập kinh tế đa
phương thông qua Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Ngày13/7/2000 Chính phủ Việt
Nam và Chính phủ Hoa Kỳ đã ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa
Kỳ. Đặc biệt bằng việc ký kết Nghị định thư ngày 07/11/2006, Việt Nam đã chính thức
tham gia làm thành viên thứ 150 cuả Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Qua nghiên
cứu một số quy định cuả Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ
(HĐTMVM) và các quy định cuả WTO liên quan đến KKHC, chúng ta có thể thấy rõ
các đòi hỏi về một cơ chế pháp lý cho việc KKHC khi thực hiện HĐTMVM và tham
gia WTO:
- Hầu hết các yêu cầu cuả HĐTMVM liên quan đến đến việc khiếu kiện, xét xử và
điều chỉnh các quyết định hành chính đều phải thực hiện ngay từ khi hiệp định có hiệu
lực (10/12/2001). Đối với WTO, tất cả các cam kết trên đều phải thực hiện ngay khi gia
nhập[1,Tr4].
- Yêu cầu của Hoa Kỳ với Việt Nam là phải duy trì các cơ quan tài phán, thủ tục
hành chính, tư pháp và các cơ chế khác, để xem xét lại và sưả đổi nhanh chóng theo
yêu cầu cuả người bị ảnh hưởng bởi các quyết định hành chính liên quan đến các vấn
đề theo HĐTMVM[13,Tr44]. Các thủ tục này bao gồm cơ hội khiếu kiện mà không bị
trừng phạt cho người bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính có liên quan. Nếu quyền
khiếu kiện ban đầu là quyền khiếu nại đến cơ quan hành chính, thì phải có cơ hội để
khiếu kiện QĐHC đó lên một cơ quan tư pháp (Điều VI.7)[1,Tr5], [13,Tr44].
20
- Yêu cầu mỗi bên phải duy trì hoặc thiết lập càng sớm càng tốt các cơ quan hoặc

thủ tục tư pháp, hành chính hoặc trọng tài để theo yêu cầu cuả thương nhân cung cấp
dịch vụ bị ảnh hưởng, xem xét lại một cách nhanh chóng và khi cần thiết chế tài đối với
các QĐHC gây ảnh hưởng đến thương mại, dịch vụ. Nếu như các thủ tục đó không độc
lập với cơ quan hành chính có quyết định bị xem xét lại thì bên đó phải đảm bảo sao
cho các thủ tục đó thực sự khách quan, không thiên vị (Điều 42.A chương III
HĐTMVM, điểm a và b Điều VI.2 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ cuả WTO -
GATS)[2,Tr12].
- Yêu cầu pháp luật cuả mỗi thành viên phải quy định cho quyền khiếu kiện mà
không bị trừng phạt đối với quyết định định giá hải quan cuả nhà nhập khẩu hoặc bất
kỳ ai chịu nghĩa vụ nộp thuế. Quyền khiếu kiện ban đầu mà không bị trừng phạt có thể
thực hiện với một cơ quan nằm trong cơ quan hải quan hoặc một cơ quan độc lập
nhưng pháp luật của mỗi thành viên phải quy định cho quyền khiếu kiện đến cơ quan tư
pháp (Điều VI.7 HĐTMVM, Điều 11 Hiệp định định giá hải quan cuả WTO-
CVA)[2,Tr13].
- Yêu cầu khi có một QĐHC dẫn đến tranh chấp giữa nhà đầu tư Hoa Kỳ và Chính
phủ Việt Nam, nhà đầu tư có quyền chọn kiện quyết định đó ra Tòa án Việt Nam hoặc
cơ quan hành chính Việt Nam hoặc ra trọng tài quốc tế theo quy định cuả ICSID (Trung
tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư tại Washington D.C), UNCITRAL (Quy
tắc trọng tài UNCITRAL) hoặc bất kỳ quy định nào khác do các bên thống nhất (Điều 4
chương IV HĐTMVM)[2,Tr14]
Qua các yêu cầu như trên cuả HĐTMVM và WTO chúng ta có thể nhận thấy rằng,
Chính phủ Hoa Kỳ cũng như WTO hiểu rất rõ ý nghĩa cuả KKHC trong mối quan hệ
hợp tác với Việt Nam nên đã có các thoả thuận nhằm bảo đảm cho các khiếu kiện ấy
phải được giải quyết một cách minh bạch, công bằng, công khai, nhanh chóng trên cơ
sở tôn trọng các điều ước quốc tế đã được công nhận hoặc thoả thuận.
21
1.5. Thực trạng khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay

Như đã trình bày ở trên, KKHC bao gồm hai loại: khiếu nại đến các cơ quan hành
chính nhà nước (khiếu nại hành chính) và khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có

thẩm quyền, vì vậy, vấn đề được xem xét theo hai loại này.
1.5.1. Thực trạng khiếu nại hành chính
Trong thời gian qua tình hình khiếu nại trong lĩnh vực hành chính ở nước ta diễn
biến phức tạp, số lượng vụ việc khiếu nại gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, tính
chất gay gắt, đặc biệt là tình trạng khiếu kiện đông người diễn ra trên diện rộng ở nhiều
tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo thống kê từ năm 1999 đến năm 2005, cả nước có
2.161 đoàn khiếu kiện đông người, vượt cấp lên trung ương. Các cơ quan hành chính
các cấp đã tiếp 1.867.864 lượt công dân đến trình bày KNTC, kiến nghị, phản ánh.
Riêng tại trụ sở tiếp công dân cuả trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh đã tiếp 113.101 lượt người và 2.902 đoàn đông người khiếu kiện lên
trung ương. Số lượng người đến KNTC tại Trụ sở tiếp dân cuả Trung ương Đảng và
Nhà nước từ năm 1999 đến năm 2002 liên tục tăng, đặc biệt là hai năm 2001- 2002,
mỗi năm người khiếu kiện vượt cấp lên trung ương tăng hơn 20% (năm 2001 tiếp
20.525 lượt người, tăng 27,6% so vơí năm trước; năm 2002 tiếp 25.734 lượt người,
tăng 21,7%). Ở nhiều điạ phương đã phát sinh khiếu kiện đông người gay gắt, phức
tạp, trở thành “điểm nóng” như:
Việc khiếu tố ở 20/22 xã thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định; khiếu kiện tranh
chấp đất cuả hơn 2000 hộ dân ở huyện Ba Trái, Giồng Trơm, Thạnh Phú tỉnh Bến Tre;
Khiếu kiện về đai cuả hơn 300 hộ nông dân với nông trường 30/4, tỉnh Sóc Trăng;
Khiếu kiện về đất đai cuả nhiều hộ nông dân người Khơme ở An Giang…Các đoàn
khiếu kiện đông người ở các điạ phương thườg lên trung ương trong thời gian diễn ra
các sự kiện chính trị quan trọng cuả đất nước như: Hội nghị cuả Ban chấp hành trung
ương Đảng, các kỳ họp Quốc hội. Đáng lưu ý, nhiều cá nhân, các đoàn khiếu kiện đông

×