Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá hiệu quả một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.12 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

LƯƠNG VĂN HIỆP

“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH
KHUYẾN LÂM TẠI TỈNH YÊN BÁI
GIAI ĐOẠN 2010-2014”

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

LƯƠNG VĂN HIỆP

“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH
KHUYẾN LÂM TẠI TỈNH YÊN BÁI
GIAI ĐOẠN 2010-2014”
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số ngành: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS. Lê Sỹ Trung

Thái Nguyên - 2015




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông
tin, tài liệu trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả


ii

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn, khoa chuyên môn, Ban giấm hiệu
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu
quả một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2014”. Để hoàn
thành được luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo, bạn bè
đồng nghiệp. Nhân dịp này cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng
dẫn khoa học PGS.TS Lê Sỹ Trung đã tận tình giúp đỡ tôi trong cả quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn, xin cảm ơn các thầy cô giáo và Ban giám hiệu Trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trung tâm khuyến nông lâm tỉnh Yên
Bái, Trạm khuyến nông lâm huyện Văn Chấn, huyện Yên Bình, cán bộ và người
dân các xã thuộc huyện Văn Chấn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, đã tạo điều kiện

thuận lợi cho tôi trong việc điều tra, nghiên cứu, thu thập số liệu tại hiện trường và
thừa kế các số liệu sẵn có để hoàn thành tốt luận văn.
Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên bản luận
văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn!
Thái nguyên

tháng
Tác giả

năm 2015


iii

MỤC LỤC

MỤC LỤC ..................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................vi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 3
2.1.Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................. 4

1.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................................... 4
1.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................... 4
1.3. Lịch sử nghiên cứu khuyến nông ......................................................................... 5
1.3.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 5
1.3.2. Trong nước ...................................................................................................... 10
1.4. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ...................................... 20
1.4.1. Điều kiện địa lý tự nhiên ................................................................................. 20
1.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ................................................................................. 25
1.4.3. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh ...................................... 30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................31
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 31
2.2. Giới hạn nghiên cứu .......................................................................................... 31
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 31
2.3.1. Đánh giá kết quả xây dựng các mô hình khuyến lâm ........................................ 31
2.3.2. Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện xây dựng mô hình: tỉnh, huyện, xã ....... 31


iv

2.3.3. Đánh giá các mô hình khuyến lâm: Dự tính hiệu quả kinh tế, xã hội (nhận thức
của người dân; khả năng nhân rộng mô hình) .............................................................31
2.3.4. Phân tích thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức trong xây dựng mô hình........ 31
2.3.5. Đề xuất các giải pháp phát triển các mô hình khuyến lâm cho khu vực
nghiên cứu .................................................................................................................32
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 32
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài ............................................................ 32
2.4.2. Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài .................................................... 32
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu chung ...................................................................... 34
2.4.4.Công tác nội nghiệp ......................................................................................... 36

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ........................................... 38
3.1. Kết quả đánh giá các mô hình khuyến lâm tại tỉnh Yên Bái đã được triển khai ....... 38
3.2. Kết quả đánh giá về công tác tổ chức, thực hiện xây dựng mô hình và các biện
pháp kỹ thuật áp dụng ...............................................................................................42
3.2.1. Tổ chức triển khai xây dựng và quản lý mô hình khuyến lâm........................ 42
3.2.2 Đánh giá kết quả chuyển giao .......................................................................... 54
3.3. Đánh giá tác động của mô hình .......................................................................... 57
3.3.1. Tác động về kinh tế ......................................................................................... 57
3.3.2. Tác động về xã hội .......................................................................................... 60
3.3.3. Đánh giá tác động của mô hình khuyến lâm đến phát triển kinh tế - xã hội .. 64
3.4. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong xây dựng các mô hình khuyến lâm ........... 65
3.4.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 65
3.4.2. Khó khăn ......................................................................................................... 67
3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây
dựngmô hình khuyến lâm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lâm nghiệp, làm cơ
sở nhân rộng ..............................................................................................................70
3.5.1. Giải pháp về tổ chức thực hiện xây dựng mô hình khuyến lâm ..................... 71
3.5.2. Giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy khuyến nông ................................... 75
3.5.3. Giải pháp về phát triển nguồn lực ................................................................... 76


v

3.5.4. Giải pháp về kỹ thuật ...................................................................................... 77
3.5.5. Giải pháp về chính sách .................................................................................. 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................830
1. Kết luận ................................................................................................................. 79
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 83
Tiếng Việt.................................................................................................................. 83

Tiếng Anh.................................................................................................................. 85


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW:

Ban chấp hành trung ương

CTTW:

Chỉ thị trung ương

HTX:

Hợp tác xã

HNDN:

Hướng nghiệp doanh nghiệp

GDMN:

Giáo dục mầm non

THCS:

Trung học cơ sở


THPT:

Trung học phổ thông

TTGDTX:

Trung tâm giáo dục thường xuyên


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông
tin, tài liệu trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài ....................................33


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Yên Bái là một tỉnh miền núi, phía Tây Bắc của tổ quốc với tổng diện tích tự
nhiên là 688.627,64 ha, bằng 2% diện tích tự nhiên của cả nước và băng 10,4%
diện tích vùng Đông Bắc, xếp thứ 8 so với 11 tỉnh thược vùng núi phía bắc.; trong
đó diện tích rừng và đất rừng chiếm tới 60,2% (414.565,1 ha). Do đó rừng Yên Bái
chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, ngoài chức
năng phòng hộ đầu nguồn tạo nguồn sinh thủy cung cấp nước cho sản xuất và đời
sống, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ môi trường, giữ đất, giữ nước điều hòa
khí hậu hạn chế thiên tai, làm đẹp cảnh quan mà rừng còn cung cấp một lượng gỗ
lớn cho ngành lâm sản, nguyên liệu giấy, công nghệ ván dăm và nhiều lâm đặc sản
có giá trị kinh tế khác và là một nhân tố không thể thiếu trong việc phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh. Đựơc sự quan tâm chỉ đạo của chính phủ, các Bộ , ngành Trung
Ương cũng như sự quan tâm của tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự cố gắng của các cấp chính
quyền địa phương, sự tham gia tích cực của các Doanh nghiệp và người dân sống
trên địa bàn, tranh thủ mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển rừng. Từ năm 20092013 bằng nhiều nguồn vốn khác nhau từ các chương trình mục tiêu Quốc gia, từ
nguồn ngân sách địa phương; Vốn tự có, vốn ODA, vốn hỗ trợ phát triển sản xuất
của tỉnh, hỗ trợ từ nguồn Dự án 661, vốn hỗ trợ xây dựng các mô hình khuyến lâm
và hiện nay là QĐ số 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch bảo vệ
phát triển rừng 2011 -2020… Yên Bái đã trồng mới được 177.727,6 ha rừng góp
phần nâng độ che phủ của rừng trong toàn tỉnh từ 32,3% năm 1992 lên 52,% năm
2010 và 56,2 % năm 2013.
Để có được kết quả đó bên cạnh sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự tham
gia tích cực của người dân và các doanh nghiệp thì công tác khuyến lâm có vai trò
hết sức quan trọng nó đóng vai trò là cầu nối giữa 4 nhà; nhà nông, nhà nước, nhà
khoa học và nhà sản xuất đồng thời thông qua các mô hình khuyến lâm người dân
có điều kiện giao lưu học hỏi những cách làm hay, những mô hình sản xuất tiêu


2

biểu, nắm bắt những kiến thức khoa học kỹ thuật mới, giống mới áp dụng vào thực

tế sản xuất.
Mục tiêu của các mô hình khuyến lâm là “Tạo điều kiện cho nông dân trong
tỉnh học tập và làm theo những mô hình sản xuất tiêu biểu, tiếp cận được những
kiến thức khoa học mới, các giống cây trồng sinh trường phát triển nhanh, kháng
bệnh để quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng để bảo vệ nguồn nước và đất cũng
như cải thiện được nguồn thu nhập cho hộ gia đình”. Trong 5 năm qua các chương
trình khuyến lâm đã có những hoạt động khá phong phú, phù hợp với mục tiêu đề ra
và bước đầu đã giúp cho bà con nông dân trong tỉnh nâng cao được hiểu biết về môi
trường, kỹ thuật canh tác, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và nâng cao được
thu nhập thông qua việc trực tiếp tham gia xây dựng và phát triển rừng.
Hoạt động của các mô hình khuyến lâm đã tập trung giải quyết những vấn
đề cơ bản và mấu chốt nhất của ngành Lâm nghiệp hiện nay, của vùng nông thôn
miền núi phía Tây Bắc nước ta nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng, đó là bảo vệ,
nâng cao chất lượng của rừng tự nhiên, trồng rừng mới để phủ xanh đất trống đồi
núi trọc và xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp. Đặc biệt là các mô hình
khuyến lâm đã thiết lập được hệ thống các mô hình lâm sinh ở nhiều thôn bản nhằm
trình diễn kỹ thuật để người dân học tập, làm theo và hàng loạt các thử nghiệm về
trồng cây nguyên liệu, cây đặc sản, cây bản địa có giá trị kinh tế cao với nhiều
phương thức kỹ thuật khác nhau để từ đó lựa chọn các loài cây trồng, phương thức
kỹ thuật phù hợp cho các tiểu vùng sinh thái. Bước đầu các hoạt động này cũng đã
mang lại những kết quả rõ nét, đáp ứng được phần nào nguyện vọng của người dân
trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề tồn tại cần được bổ sung,
rút kinh nghiệm như lựa chọn lập địa trồng rừng, kỹ thuật lâm sinh áp dụng, quy mô
các mô hình,…
Để có những nhận xét, đánh giá đầy đủ về các kết quả xây dựng các mô hình
khuyến lâm trong 5 năm qua 2010-2014, nhằm rút ra được những bài học kinh
nghiệm lựa chọn các mô hình có triển vọng ứng dụng cho phát triển lâm nghiệp nói
chung và các mô hình khuyến lâm nói riêng trong thời gian tới trên địa bàn toàn



3

tỉnh, cần thiết phải đánh giá lại các mô hình khuyến lâm một cách toàn diện và có
hệ thống. Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài: “Đánh giá hiệu quả một số mô hình
khuyến lâm tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010- 2014” là hết sức cần thiết
2. Mục tiêu của đề tài
2.1.Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các mô hình khuyến lâm ở các địa phương,
góp phần lựa chọn các mô hình hiệu quả, phương pháp chuyển giao tốt để nhân
rộng cho người dân và giúp cho các nhà quản lý hoạch định chính sách phù hợp cho
chương trình xây dựng mô hình khuyến lâm.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được các mô hình khuyến lâm tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 20092013 về các mặt khối lượng công việc thực hiện, kỹ thuật áp dụng, tình hình sinh
trưởng cây trồng và hiệu quả kinh tế, xã hội.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Lựa chọn và đề xuất được các mô hình, loài cây và kỹ thuật có triển vọng
cho việc phát triển mở rộng tại khu vực nghiên cứu.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
Khuyến lâm là công tác chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ
ra thực tế, do vậy công tác khuyến lâm thường gắn liền với công tác nghiên cứu
khoa học và đào tạo, khoa học kỹ thuật lâm nghiệp cùng với các ngành khoa học
khác đang được phát triển mạnh mẽ trong và ngoài nước như: công nghệ sinh học
trong công tác giống, phương thức phối kết hợp, trồng rừng thâm canh, trồng rừng
lâm sản ngoài gỗ… hiệu quả kinh tế, môi trường được nghiên cứu thử nghiệm.

Đánh giá một cách đầy đủ ở các vùng sinh thái khác nhau, vấn đề đặt ra là làm thế
nào để có sự phối kết hợp hài hoà phát huy hiệu quả, kiến thức khoa học kỹ thuật
lâm nghiệp tiên tiến với kiến thức bản địa của người dân.
Kinh doanh lâm nghiệp từ đời này qua đời khác đã tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm quý giá trong việc lựa chọn cây trồng, phương thức trồng và kỹ thuật trồng.
những kinh nghiệm đó cần được tổng kết, đánh giá, hoàn thiện và phát triển.
1.2. Cơ sở pháp lý
Chiến lược phát triển lâm nghiệp việt nam giai đoạn 2006-2020 đã được thủ
tướng chính phủ phê duyệt ngày 5/2/2007, chương trình nghiên cứu, giáo dục, đào
tạo và khuyến lâm là một trong 5 chương trình để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ
đến năm 2020.
Đề án phát triển khuyến lâm giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến năm
2020 đã được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt tại quyết định số
832/QĐ-BNN-KHCN ngày 17/3/2008.
Quyết định số 100/2007/ QĐ - TTg ngày 6/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của thủ
tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng
mới 5 triệu ha rừng.
Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
một số chính sách phát triển rừng sản xuất, đều đề cập đến phát triển khuyến lâm. Ngày


5

26 tháng 4 năm 2005 thủ tướng chính phủ ban hành nghị định số 56/2005/NĐ - CP
nghị định của chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư.
Ngày 10/10/2005 ban hành thông tư số 60/ TT- BNN về việc hướng dẫn
thực hiện một số nội dung của nghị định số 56/2005/ NĐ-CP.
Ngày 6/4/2006 ban hành thông tư liên tịch số 30/2006/ TTLT - BTC - BNN
&PTNT - BTS, ngày 21/5/2007 ban hành thông tư 50/TTLT về việc hướng dẫn sử dụng

kinh phí sự nghiệp đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
1.3. Lịch sử nghiên cứu khuyến nông
1.3.1. Trên thế giới
* Mỹ (1914)
- Một trong những điều kiện hoạt động khuyến nông là cần có nguồn
kinh phí tài trợ giúp đỡ nông dân. Mỹ là một trong những nước hoạt động khuyến
nông của Nhà nước khá sớm.
- Năm 1843, Sớm nhất ở NewYork nhà nước cấp nguồn kinh phí khá lớn
cho phép UBNN bang thuê tuyển những nhà khoa học nông nghiệp có năng lực
thực hành tốt làm giảng viên khuyến nông xuống các thôn xã đào tạo những kiến
thức về khoa học và thực hành nông nghiệp cho nông dân.
- Năm 1853, Edward Hitchcoch, là chủ tịch trường đại học Amherst và là
thành viên của UBNN bang Massachuisetts đã có nhiều công lao đào tạo khuyến
nông cho nông dân và học sinh, sinh viên. Ông cũng là người sáng lập ra Hội nông
dân và Học viện nông dân.
- Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước Nhà nước đã quan tâm đến công
tác đào tạo khuyến nông trong trường đại học. Năm 1891 bang NewYork đã hỗ trợ
10.000 USD cho công tác đào tạo khuyến nông đại học. Những năm sau đó nhiều
nhiều trường đại học như Đại học Chicago, Đại học Wicosin …cũng đưa khuyến
nông vào chương trình đào tạo. Bộ thương mại cũng như ngân hàng và nhiều công
ty công, nông, thương nghiệp tài trợ cho các hoạt động khuyến nông. Đến năm 1907
ở Mỹ đã có 42 trường / 39 bang có đào tạo khuyến nông. Năm 1910 có 35 trường có
bộ môn khuyến nông.


6

-Năm 1914, Mỹ ban hành đạo luật khuyến nông và thành lập Hệ thống
khuyến nông quốc gia. Giai đạn này đã có 8861 Hội nông dân, với khoảng
3.050.150 hội viên.

- Mỹ là quốc gia có 6% dân sống bằng nghề nông nghiệp nhưng nền nông
nghiệp Mỹ được xếp vào nhóm những nước nông nghiệp phát triển. Nhiều sản
phẩm nông nghiệp của Mỹ chiếm lĩnh thị trường thế giới như ngô, đậu tương
…(Sản lượng đậu tương năm1985 đạt 55 triệu tấn, năm 2001 đạt 70 triệu tấn,
tăng 15 triệu tấn /6 năm, xuất khẩu lớn nhất TG: 16,9 triệu tấn/năm, đạt khoảng 54
% lượng đậu tương xuất khẩu của thế giới. Ngô 2000-2001 đạt 335 triệu tấn,
xuất khẩu 70 triệu tấn = 69 % TG )
* Ấn Độ (1960)
-Hệ thống khuyến nông Ấn Độ được thành lập tương đối sớm vào năm
1960. Vào thời điểm này tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung, lương thực
nói riêng của Ấn Độ đang là vấn đề rất bức xúc. Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ
2 trên thế giới, sau Trung quốc, (vào thời điểm này dân số Ấn Độ có khoảng 400
triệu, Trung Quốc có khoảng 600 triệu). Nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu,
lương thực thiếu thốn, dân thiếu ăn và thường xuyên có những người dân chết do
đói ăn.Trước thực trạng này Chính phủ Ấn Độ có chủ trương quyết tâm giải quyết
vấn đề lương thực. Sự ra đời của hệ thống khuyến nông Ấn Độ lúc này là cần thiết
và tất yếu.
- Sự thành công của nông nghiệp Ấn Độ những năm sau đó có vai trò
đóng góp đáng kể của khuyến nông. Đã nói đến nông nghiệp Ấn Độ phải nói tới
thành tựu 3 cuộc cách mạng:
- Cách mạng xanh: Đây là cuộc cách mạng tiêu biểu nhất. Đã nói đến nông
nghiệp Ấn Độ phải nói đến cuộc cách mạng xanh; đã nói đến cách mạng xanh phải
nói đến nông nghiệp Ấn Độ. Thực chất của cuộc cách mạng xanh là cuộc cách
mạng về giống cây trồng nói chung, và đặc biệt là cách mạng về giống cây lương
thực: lúa nước, lúa cạn, lúa mỳ, ngô khoai … Hàng loạt các giống lúa thấp cây,
năng suất cao ra đời … đã làm tăng vọt năng suất và sản lương lương thực của quốc


ii


LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn, khoa chuyên môn, Ban giấm hiệu
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu
quả một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2014”. Để hoàn
thành được luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo, bạn bè
đồng nghiệp. Nhân dịp này cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng
dẫn khoa học PGS.TS Lê Sỹ Trung đã tận tình giúp đỡ tôi trong cả quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn, xin cảm ơn các thầy cô giáo và Ban giám hiệu Trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trung tâm khuyến nông lâm tỉnh Yên
Bái, Trạm khuyến nông lâm huyện Văn Chấn, huyện Yên Bình, cán bộ và người
dân các xã thuộc huyện Văn Chấn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong việc điều tra, nghiên cứu, thu thập số liệu tại hiện trường và
thừa kế các số liệu sẵn có để hoàn thành tốt luận văn.
Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên bản luận
văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn!
Thái nguyên

tháng
Tác giả

năm 2015



8

nông nghiệp, gia tăng năng suất, cải thiện tổ chức nông thôn và sinh hoạt nông dân,
phổ biến tri thức về khoa học nông nghiệp, thành lập các HTX nông dân sản xuất và
tiêu thụ”.
- Năm1933, Trường đại học Kim Lăng (Nay là trường Đại học tổng hợp Nam
Kinh) có khoa khuyến nông.
- Trung Quốc tổ chức HTX và Công xã nhân dân từ 1951 - 1978 nên giai
đoạn này công tác khuyến nông chỉ triển khai đến HTX. Nội dung khuyến nông
giai đoạn này coi trọng phổ biến đường lối chủ trương nông nghiệp của Đảng và
Chính phủ cũng như chuyển giao TBKT nông nghiệp, xây dưng các mô hình điểm
trình diễn đến thăm quan học tập và áp dụng.
- Sau 1978 tổ chức sản xuất nông nghiệp Trung Quốc có thay đổi theo hướng
phát triển kinh tế nông hộ song song với kinh tế tập thể quốc doanh.
- Năm 1991, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn, NQ của
BCH TW Đảng khóa VIII rất coi trọng khoa học công nghệ nông nghiệp và giáo
dục khuyến nông; xây dựng khu sản xuất trình diễn; đưa cán bộ nông nghiệp xuống
nông thôn, thực hiện thực tế sản xuất nông nghiệp…
Có thể nói những năm gần đây nông nghiệp Trung Quốc khá phát triển. Hiện nay
Trung Quốc có 3 mũi nhọn về nông nghiệp được thế giới thừa nhận là:
+ Lúa lai
Trung Quốc nghiên cứu lúa lai từ năm 1964 và thành công năm 1985. Đây
là một thành công rực rỡ. Người ta nói sứ mạng lịch sử của cuộc “Cách mạng
xanh” đến nay đã đạt tột đỉnh. Khi mà sản xuất nông nghiệp cây lúa đạt năng suất
thấp dưới 5 tấn thóc/ha thì thành công của “Cách mạng xanh” đã giúp các nước
tăng năng suất sản lượng lúa bằng các giống lúa thấp cây, chống đổ, chụi thâm canh
tăng năng suất và sản lượng.
Khi mà năng suất lúa nhiều nước đạt 5-8 tấn/ha, để tăng năng suất cao hơn nữa
trên 8 tấn/ha thì hiệu qủa áp dụng những giống lúa tiến bộ thông thường không thể có
được. Công nghệ sản xuất lúa lai cho phép chúng ta có thể năng cao năng suất lúa nước

đạt trên 8 tấn/ha không phải là vấn đề khó khăn.


9

+ Thú y và dụng cụ thú y
Công nghệ sản xuất dụng cụ thú y của Trung Quốc phát triển mạnh, sản
xuất số lượng nhiều, sử dụng tiện lợi, giá rẻ.
Cũng như y học cổ truyền, khoa học thú y Trung Quốc có nhiều thành tựu.
Trung Quốc sáng tạo ra nhiều loại thuốc có tác dụng phòng chống dịch hại ứng
dụng trong chăn nuôi, tăng sức đề kháng, kích thích cho các vật nuôi sinh trưởng
phát dục mạnh.
+ Nuôi trồng thủy sản:
Nuôi trồng thủy sản cũng là thế mạnh của Trung quốc. Nuôi trai lấy ngọc,
nuôi các loài thủy sản quí hiếm như ba ba, lươn, ếch… Nhiều loài thủy sản Trung
quốc độc quyền sản xuất giống như công nghệ nuôi trai lấy ngọc, sản xuất cá giò,
cá song v.v.
Muốn duy trì được tính ổn định, bền vững của các mô hình rừng thì các mô
hình phải đạt được hiệu quả kinh tế, sản phẩm rừng trồng phải có thị trường tiêu
thụ, các loại sản phẩm lâm sản ngoài gỗ phải phục vụ được mục tiêu trước mắt cũng
như lâu dài của người dân, phương thức canh tác phải gần với kiến thức bản địa và
được người dân áp dụng. Về vấn đề này nghiên cứu của Ianuskơ K. (1996) cho biết
cần phải giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các khu rừng trồng kinh
tế, trong đó cần có kế hoạch xây dựng và phát triển các nhà máy chế biến lâm sản
với các quy mô khác nhau trên cơ sở áp dụng các công cụ chính sách đòn bẩy để thu
hút các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển rừng. Theo Thom R Waggener
(2000) để phát triển các mô hình trồng rừng theo hướng sản xuất hàng hoá với hiệu
quả kinh tế cao không chỉ đòi hỏi phải có sự đầu tư tập trung về kinh tế và kỹ thuật
mà còn phải nghiên cứu làm sáng tỏ hàng loạt vấn đề có liên quan đến chính sách
và thị trường. Chính vì vậy ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Canada,... nghiên

cứu về kinh tế lâm nghiệp ở cấp quốc gia hiện nay được tập trung vào 2 vấn đề lớn
và đóng vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất là thị trường và khả năng cạnh
tranh của sản phẩm. Theo quan điểm thị trường các nhà kinh tế Lâm nghiệp cho
rằng thị trường sẽ là chìa khoá của quá trình sản xuất, thị trường sẽ trả lời câu hỏi


10

sản xuất cái gì? cho ai? Khi thị trường có nhu cầu và lợi ích của người sản xuất
được đảm bảo thì động cơ lợi nhuận và thu nhập sẽ thúc đẩy họ tăng cường đầu tư
vào sản xuất, thâm canh tạo ra sản phẩm hàng hoá cho xã hội.
Liu Jinlong (2004) [19] dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế
trong những năm qua đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyến khích tư nhân phát
triển trồng rừng ở Trung Quốc là:
i) Rừng và đất rừng cần được tư nhân hoá;
ii) Ký hợp đồng hoặc cho tư nhân thuê đất lâm nghiệp của Nhà nước;
iii) Giảm thuế đánh vào các lâm sản;
iv) Đầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng.
v) Phát triển quan hệ hợp tác giữa các công ty với người dân để phát triển
trồng rừng.
Những công cụ mà tác giả đề xuất tương đối toàn diện từ quan điểm chung
về quản lý lâm nghiệp, vấn đề đất đai, thuế,… cho tới mối quan hệ giữa các công ty
và người dân. Đây có thể nói là những đòn bẩy thúc đẩy tư nhân tham gia xây dựng
các mô hình trồng rừng ở Trung Quốc nói riêng trong những năm qua và là những
định hướng quan trọng cho các nước đang phát triển nói chung, trong đó có Việt
Nam.
Các hình thức khuyến khích trồng rừng cũng được nhiều tác giả trên thế giới
quan tâm nghiên cứu như Ashadi and Nina Mindawati (2004) ở Indonesia [18];
Narong Mahannop (2004) [20] ở Thái Lan, ,... Các tác giả cho biết hiện nay ở các
nước Đông Nam á, 3 vấn đề được xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia

trồng rừng là:
- Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất.
- Quy định rõ đối tượng hưởng lợi rừng trồng.
- Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân.
Đây cũng là những vấn đề mà các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam đã
và đang giải quyết để thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư vào trồng rừng.
1.3.2. Trong nước


11

•Trước 1993
-Tháng 4/1945, Hồ Chủ Tịch trong lễ bế giảng khóa chỉnh huấn cán bộ tại
Việt Bắc, Người đã căn dặn các cán bộ ta trước khi ra về: “Các chú ra về phải làm
tốt công tác khuyến nông, ra sức phát triển nông nghiệp, chống giặc đói, diệt giặc
dốt”, người người thực hiện “Hũ gạo tiết kiệm”.
-Năm 1950-1957, chủ yếu năm 1955-1956 chúng ta thực hiện cải cách
ruộng đất (CCRĐ), thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Đây là cuộc cách
mạng lớn chưa từng có trong lịch sử nông nghiệp nước ta. Chúng ta đã tịch thu
hơn 81 vạn ha ruộng đất của địa chủ …, 106.448 trâu bò cùng với 1.846.000
nông cụ chia cho 2.104.158 hộ nông dân và nhân dân lao động (72,8% hộ nông
thôn miền Bắc). Kết quả này đã tạo điều kiện và khích lệ nông dân ra sức tăng gia
sản xuất.
- Năm1956-1958, kế tiếp ngay sau CCRĐ nông dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng, Chính phủ thực hiện “đổi công, vần công”, nông dân tương thân tương ái
giúp nhau trong sản xuất nông nghiệp.
-Năm 1960 ở miền Bắc thành lập các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
(HTX) bậc thấp-1968 HTX bậc cao-1974 HTX toàn xã. Tổ chức HTX sản xuất
nông nghiệp vào giai đoạn này có một ý nghĩa lịch sử lớn lao. Tổ chức HTX sản
xuất nông nghiệp nông dân “Cùng làm cùng hưởng” đã tạo điều kiện cực kỳ quan

trọng giúp cho đảng và Nhà nước huy động được mức độ tối đa sức người, sức
của phục vụ cho tiền tuyến, phục vụ cho công cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu
nước giải phóng miền Nam, thống nhất Đ ấ t nước.
Công tác khuyến nông giai đoạn này chủ yếu triển khai đến HTX. Phương pháp
khuyến nông chủ yếu đưa TBKT nào sản xuất, xây dựng các mô hình HTX sản xuất
tiến bộ như: HTX Tân Phong, HTX Vũ Thắng Thái Bình …
- Năm1961 sinh viên các trường Đại học nông nghiệp tham gia đi thực tế sản
xuất nông nghiệp tại các HTX, nông trường quốc doanh là một trong những nội dung
đào tạo quan trọng của Nhà trường nhằm thực hiện phương châm đào tạo “Học kết
hợp với hành”; thực hiện thực tiễn hóa tay nghề của các sinh viên nông nghiệp.


12

-Năm 1963-1973, Bộ Nông nghiệp tổ chức các “Đoàn chỉ đạo sản xuất
nông nghiệp giúp …”các tỉnh. Các Đoàn chỉ đạo sản xuất nông nghiệp là tổ chức
nông nghiệp của Chính phủ do Bộ Nông nghiệp tổ chức và quản lý nhưng hoạt
động giúp các địa phương. Hoạt động của Đoàn chỉ đạo sản xuất nông nghiệp
thực chất làm các công việc khuyến nông như giúp các địa phương thực hiện các
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, đưa các tiến bộ kỹ
thuật nông nghiệp vào sản xuất. Phấn đấu thực hiện mục tiêu 5 tấn thóc/ha…
- Năm 1966 Thái Bình là tỉnh đầu tiên ở miền Bắc đạt 5 tấn thóc/ha. Năm
1974 toàn miền Bắc đạt 5 tấn thóc/ha. Năm 1988 huyện Hưng Hà (Thái Bình) đạt
10 tấn thóc/ha….
-Năm1964-1980 nhìn chung nông nghiệp trì trệ kém phát triển, đời sống
nông dân gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu do chiến
tranh. Chúng ta phải tập trung mọi nỗ lực cho công cuộc đấu tranh giải phóng
miềm Nam, giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
Mặt khác sau giải phóng miền Nam năm 1975 đến 1980 miền Bắc vẫn còn
duy trì HTX sản xuất nông nghiệp là một thực tế bất cập mất cân đối giữa quan hệ

sản xuất với lực lượng sản suất…
- Trước thực trạng sản xuất nông nghiệp trì trệ và đời sống nhân dân gặp
nhiều khó khăn, tháng 1 năm 1981, Chỉ thị 100 của Ban CHTW Đảng: “Khoán
sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động”, còn gọi là “Khoán 100” được
ra đời. HTX nông nghiệp chỉ quản lý 5 khâu: Đất- nước- giống- phân bón và bảo
vệ thực vật còn toàn bộ các khâu khác khoán cho nhóm và người lao động.
“Khoán 100” đã có tác dụng to lớn khích lệ nông dân sản xuất. Ngoài sản lượng
nông sản phải nộp HTX còn lại người nông dân được tự do sử dụng.
- Sau 7 năm thực hiện “Khoán 100” Đảng ta xem xét rút kinh nghiệm:
“Khoán 100” có nhiều ưu điểm thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhưng vẫn còn
nhiều hạn chế: Nông dân chưa thực sự chủ động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Trên đồng ruộng, ao hồ, chuồng trại chăn nuôi người nông dân chưa có thể
chủ động sản xuất kinh doanh vì những khâu then chốt như giống, phân bón nông


13

dân vẫn phải phụ thuộc vào sự quản lý của HTX.
Mảnh đất họ trồng trọt vụ này vụ sau có thể thay đổi nên không ai nghĩ
đến thâm canh bảo vệ và duy trì độ phì của đất để vụ sau năng suất cao hơn vụ
trước …Thứ nữa nông dân còn phải đóng góp nhiều khoản như nộp sản của 5
khâu HTX quản lý và đóng góp quỹ phúc lợi …Những hộ nông dân có vốn, có
lao động, có trình độ dân trí cao sản xuất có hiệu quả.
Có nhiều hộ nông dân cuộc sống vẫn không khỏi đói nghèo do bởi nguồn
lực sản xuất thiếu lao động, thiếu vốn; do gặp rủi ro trong cuộc sống; do trình
độ dân trí thấp sản xuất không có hiệu quả đã dẫn đến nợ sản nhiều vụ, nhiều
năm …
Chính vì vậy ngày 5/4/1988, Bộ chính trị BCH TW Đảng khóa V ra NQ
10: “Cải tiến quản lý kinh tế trong nông nghiệp”, còn gọi là “Khoán 10”. NQ 10
được thực hiện và hoàn thiện vài năm sau đó đã chuyển đổi hẳn cơ chế quản lý

kinh tế trong nông nghiệp. Ruộng đất giao cho nông dân quản lý lâu dài 20 năm
đối với đất nông nghiệp, 50 năm đối với đất lâm nghiệp.
Chuyển đổi từ cơ chế sản xuất tập thể tự cung tự cấp, sản xuất theo kế
hoạch hóa Nhà nước sang sản xuất kinh tế hộ gia đình và trang trại. Người nông
dân chủ động sản xuất kinh doanh trên mảnh đất, ao hồ, chuồng trại của mình theo
hướng nông nghiệp hàng hóa có sự điều tiết của Nhà nước. Nông nghiệp của đất
nước có cơ hội ngày càng phát triển mạnh.
- Ngay năm 1988, An Giang khá sáng tạo đã vận dụng cơ chế sản xuất mới
trong điều kiện cụ thể của địa phương, học tập kinh nghiệm của các nước thành
lập Trung tâm Khuyến nông nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của
nông dân trong tỉnh.
- Năm 1992, Để điều phối và lãnh đạo công tác khuyến nông của đất nước,
Bộ Nông nghiệp thành lập “Ban điều phối Khuyến nông”
- Do nhu cầu bức súc của sản xuất, ngày 2/3/1993, Thủ tướng Chính phủ
ra Ngh 13/CP về việc thành lập hệ thống Khuyến nông, Khuyến lâm, Khuyến ngư
của đất nước.


14

•Sau cuối năm 1993
- Ngày 2/3/1993, NĐ 13/CP của Chính phủ về việc thành lập hệ thống
Khuyến nông, Khuyến lâm, Khuyến ngư.
- Ngày 2/8/1993 Thông tư 02/LB-TT cụ thể hóa việc thực hiện NĐ 13/CP.
Như vậy cuối năm 1993 nước ta chính thức có Hệ thống Khuyến nông Quốc gia.
- Thực

hiện

NĐ số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003, QĐ số


118/2003/QĐ-BNN ngày 3/11/2003 về thay đổi cơ cấu tổ chức Cục KN-KL,
thành lập Trung tâm khuyến nông Quốc gia. Tiếp sau năm 2005 thực hiện NĐ số
56/2005/NĐ-CP và TT số 60/2005/TT-BNN cụ thể hoá công tác khuyến nông,
khuyến ngư trong giai đoạn hiện nay.
-Từ 1989 đến nay dưới sự lãnh đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, sự tăng
cường hoạt động của Khuyến nông đã thúc đẩy nền nông nghiệp của đất nước
ngày càng phát triển. Bình quân hàng năm tăng 1 triệu tấn lương thực và vươn
lên từ nước thiếu lương thực đến đủ và thừa lương thực.
Nếu như những năm trước 1980 chúng ta còn thiếu lương thực thì từ năm
1989 chẳng những chúng ta tự tức đủ lương thực mà còn dư thừa bắt đầu xuất
khẩu lương thực từ hơn 1 triệu đến gần 2 triệu tấn lương thực/năm. Nhiều năm
gần đây chúng ta đã là nước đứng vị trí thứ 2 xuất khẩu lương thực vào thị
trường TG: Hàng năm xuất khẩu vào thị trường lương thực thế giới trên dưới 4
triệu tấn/năm, năm 2005 xuất khẩu 5,2 triệu tấn gạo đạt kim ngạch xuất khẩu 1,4
tỷ USD.
* Chức năng nhiệm vụ của khuyến Nông lâm
- Phổ biến những tiến bộ trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ chế biến nông
lâm thủy sản và những kinh nghiệm điển hình tiền tiến cho nông dân.
- Bồi dưỡng và phát triển kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân để sản
xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Phối hợp với các cơ quan cung cấp cho nông dân những thông tin về thị
trường giá cả nông sản để nông dân bố trí sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
• Để phù hợp với thực tế sản xuất mới hiện nay, NĐ số 56/2005/NĐ-CP


15

ngày 24/6/2005 và TT số 60/2005/TT/BNN đã qui định mục tiêu khuyến nôngkhuyến ngư:
- Nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ

năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn;
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững,
tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
tham gia khuyến nông, khuyến ngư.
- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về khuyến lâm
Trong giai đoạn 1993-1996, hệ thống khuyến lâm đã huy động được 27.304
hộ tham gia xây dựng mô hình trình diễn, với diện tích là 26.640 ha rừng. Đào tạo,
huấn luyện được 30.869 lượt người, xuất bản được 17 đầu sách với 35000 cuốn; xây
dựng được 14 loại băng hình, hàng nghìn tờ rơi, tranh cổ động các loại.
Từ nguồn ngân sách địa phương, đã huy động được 4.361 hộ tham gia xây
dựng mô hình, trồng được 4977 ha rừng trình diễn, tập huấn 5395 hộ nông dân.
Công tác khuyến lâm được nhiều tổ chức quốc tế và phi Chính phủ quan tâm trong các
dự án phát triển lâm nghiệp. Nhiều cách tiếp cận và phương pháp khuyến lâm mới đã
được áp dụng và bước đầu được thể chế hoá ở một số địa phương.
Nguyễn Xuân Quát (1985-1990) [11] đã đánh giá ảnh hưởng của cây phù
trợ Đậu tràm tới cây trồng rừng chính là Tếch và Muồng đen ở Tây Nguyên và cho
nhận xét “bước đầu cho thấy chưa rõ hiệu quả sinh trưởng của Tếch tốt hoặc xấu
hơn nhưng đã tạo được cấu trúc rừng kết hợp giữa cây rụng lá mùa khô, cây phù
trợ là Đậu tràm và cây bạn Muồng đen thường xanh”. Phạm Đình Tam (1995 –
1999) đã tiến hành thí nghiệm và đánh giá rừng trồng hỗn loài giữa Trám trắng,
Lim xẹt và Keo lai đã kết luận chưa thấy ảnh hưởng rõ rệt sinh trưởng của Trám
trắng ở các phuơng thức trồng hỗn giao khác nhau. Sau 4 năm mô hình hỗn loài
Trám + Keo + Lim xẹt đã thấy Keo lai bắt đầu che bóng Lim xẹt [14]. Tuy nhiên


×