Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu phát triển loài cây tre mai (dendrocalamus cauhainensis n h xia, v t nguyen) tại xã lâm thượng huyện lục yên tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.27 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------

CHU VĂN AN

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA
HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN LOÀI CÂY TRE MAI
(Dendrocalamus cauhainensis N.H.Xia, V.T.Nguyen)
TẠI XÃ LÂM THƯỢNG HUYỆN LỤC YÊN
TỈNH YÊN BÁI”

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên – 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------------------

CHU VĂN AN

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA
HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN LOÀI CÂY TRE MAI
(Dendrocalamus cauhainensis N.H.Xia, V.T.Nguyen)
TẠI XÃ LÂM THƯỢNG HUYỆN LỤC YÊN
TỈNH YÊN BÁI”
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số 60620201


LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: - TS. NGUYỄN VĂN THÁI
- TS. NGUYỄN ANH DŨNG

Thái Nguyên – 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm – Trường Đại học
Thái Nguyên theo chương trình Đào tạo Thạc sĩ Lâm nghiệp khóa học 2014 - 2015.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ của Khoa Sau đại học cũng như của các thầy giáo, cô giáo Khoa Lâm
nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm – Trường Đại học Thái Nguyên, Chi cục Lâm
nghiệp tỉnh Yên Bái, Hạt kiểm lâm huyện Lục Yên, UBND xã Lâm Thượng. Nhân dịp
này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Văn Thái, TS.
Nguyễn Anh Dũng với tư cách là người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng
dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quí báu và dành những tình cảm
tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện về mọi
mặt để tôi có thể hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng do điều kiện hạn chế về thời gian, kinh phí
và trình độ nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi kính
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các thầy
giáo cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 9 tháng 11 năm 2015
Tác giả


Chu Văn An


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không sao chép. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc
thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Thái Nguyên, ngày 9 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Chu Văn An


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. ix
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1

2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................. 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài ........................................................................................... 3
4.1. Về lý luận ...................................................................................................................... 3
4.2. Về thực tiễn .................................................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................... 4
1.1. Trên thế giới ................................................................................................................. 4
1.1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm phân bố phân loại .............................................. 4
1.1.2. Những nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng .......................................... 7
1.1.3. Những nghiên cứu chế biến và thị trường ............................................................. 9
1.1.4. Nghiên cứu về Tre mai .......................................................................................... 10
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................................. 11
1.2.1. Những nghiên cứu về đặc điểm phân bố, phân loại ........................................... 11
1.2.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và gây trồng ................................... 14
1.2.3. Những nghiên cứu về chế biến, thị trường tiêu thụ ............................................ 17
1.2.4. Nghiên cứu về Tre mai .......................................................................................... 20


iv
1.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ............................................................................ 21
1.2.1.1.Vị trí địa lý ............................................................................................................ 21
1.2.1.2. Địa hình ................................................................................................................ 22
1.2.1.3. Về khí hậu ............................................................................................................ 22
1.2.1.4. Thủy văn ............................................................................................................... 22
1.2.1.5. Đất đai ................................................................................................................... 22
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................................... 23

1.2.2.1. Dân số và lao động .............................................................................................. 23
1.2.2.2. Tình hình kinh tế ................................................................................................. 23
1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng.......................................................................................... 25
1.2.3.1. Giao thông ............................................................................................................ 25
1.2.3.2. Thủy lợi ................................................................................................................ 26
1.2.3.3. Điện ....................................................................................................................... 26
1.2.3.4. Cơ sở giáo dục ..................................................................................................... 26
1.2.3.5. Y tế ........................................................................................................................ 28
1.3. Đánh giá chung .......................................................................................................... 28
1.3.1. Thuận lợi .................................................................................................................. 28
1.3.2. Khó khăn .................................................................................................................. 29
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 31
2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 31
2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cây Tre mai tại khu vực nghiên cứu ............... 31
2.1.2. Kỹ thuật gây trồng Tre mai tại xã Lâm Thượng huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái
............................................................................................................................................. 31

2.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của trồng cây Tre mai .................................. 31
2.1.4. Đánh giá thực trạng các mô hình trồng Tre mai tại xã Lâm Thượng
huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái ........................................................................................... 31
2.1.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật về trồng cây Tre mai tại
huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái ........................................................................................... 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 32
2.2.1. Quan điểm và phương pháp luận .......................................................................... 32
2.2.2. Phương pháp kế thừa.............................................................................................. 34


v
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái học cây Tre mai tại khu vực
nghiên cứu .......................................................................................................................... 35

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng kết kỹ thuật gây trồng Tre mai tại
khu vực nghiên cứu ........................................................................................................... 36
2.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng Tre mai tại khu
vực nghiên cứu................................................................................................................... 36
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 39
3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học cây Tre mai tại điểm nghiên cứu ................ 39
3.1.1. Đặc điểm hình thái học cây Tre mai .................................................................... 39
3.1.2. Đặc điểm phân bố ................................................................................................... 48
3.1.3. Đặc điểm sinh thái .................................................................................................. 49
3.1.4. Đặc điểm tái sinh hạt và tái sinh thân ngầm........................................................ 49
3.1.4.1. Tái sinh hạt ...................................................................................................49
3.1.4.2. Tái sinh thân ngâm .......................................................................................49
3.2. Tổng kết đánh giá các biện pháp kỹ thuật gây trồng Tre mai tại khu vực
nghiên cứu .......................................................................................................................... 50
3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của các mô hình trồng Tre mai
tại khu vực nghiên cứu...................................................................................................... 53
3.3.1. Hiệu quả kinh tế của mô hình ............................................................................... 53
3.3.2. Hiệu quả xã hội của mô hình .................................................................................. 55
3.4. Đánh giá thực trạng các mô hình trồng Tre mai tại điểm nghiên cứu................. 56
3.4.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng xã Lâm Thượng .................................. 56
3.4.2. Thực trạng gây trồng và phát triển Tre mai tại khu vực nghiên cứu................ 59
3.4.3. Thực trạng các mô hình trồng Tre mai tại khu vực nghiên cứu ....................... 60
3.5. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Tre mai tại huyện
Lục Yên tỉnh Yên Bái ....................................................................................................... 64
3.5.1. Giải pháp về giống.................................................................................................. 64
a) Tạo giống tre Tre mai từ gốc + thân ngầm ...........................................................65
b) Tạo giống Tre mai bằng chét ................................................................................66
c) Tạo giống Tre mai bằng hom thân ........................................................................66
d) Tạo giống Tre mai bằng hom cành .......................................................................68



vi
3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác ........................................... 69
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 72
1. Kết luận .......................................................................................................................... 72
2. Tồn tại ............................................................................................................................. 73
3. Khuyến nghị................................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 75


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết đầy đủ

Từ viết tắt
Dgoc

Đường kính gốc

Hvn

Chiều cao vút ngọn

KHKT

Khoa học kỹ thuật


LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NLKH

Nông lâm kết hợp



Quyết định

OTC

Ô tiêu chuẩn

ODB

Ô dạng bản

UBND

Ủy ban nhân dân


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1: Phân bố của các loài tre trúc trên thế giới (Biswas 1995) ............................ 5
Bảng 3.1. Sinh trưởng đường kính và chiều cao cây Tre mai tại khu vực
nghiên cứu .......................................................................................................................... 39
Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái thân cây tre mai tại khu vực nghiên cứu ..................... 41
Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái măng tre mai tại khu vực nghiên cứu .......................... 42
Bảng 3.4. Cấp kính cành chét tre mai tại khu vực nghiên cứu .................................... 45
Bảng 3.5. Đặc điểm hình thái lá tre mai tại khu vực nghiên cứu ................................ 46
Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái mo Tre mai tại khu vực nghiên cứu ............................ 47
Bảng 3.7. Đặc điểm mắt ngủ thân ngầm Tre mai .......................................................... 50
Bảng 3.8. Các biện pháp kỹ thuật trồng Tre mai tại khu vực nghiên cứu .................. 50
Bảng 3.9. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Tre mai .......... 53
Bảng 3.10. Hiệu quả của các mô hình trồng Tre mai ................................................... 54
Bảng 3.11. Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng xã Lâm Thượng năm 2014 ...... 57
Bảng 3.12. Diện tích và phân bố rừng Tre mai tại xã Lâm Thượng ........................... 59
Bảng 3.13. Diện tích, mật độ và năng suất tre mai tại khu vực nghiên cứu
tại các điểm điều tra .......................................................................................................... 63


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1.1. Phân bố số chi, số loài tre trúc ở một số nước trên thế giới.......................... 6
Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu ............................................................................. 33
Hình 3.1. Tương quan giữa đường kính và chiều cao thân cây tre mai...................... 41

Hình 3.2. Hình thái thân, gốc cây .................................................................................... 42
Hình 3.3. Đặc điểm hình thái măng Tre mai .................................................................. 44
Hình 3.4. Hình thái cành tre mai ..................................................................................... 45
Hình 3.5. Đo chiều rộng lá tre mai .................................................................................. 46
Hình 3.6. Đặc điểm hình thái mo .................................................................................... 48
Hình 3.7. Phân bố diện tích Tre mai theo các đơn vị hành chính thôn ....................... 48
Hình 3.8. Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng xã Lâm Thượng năm 2014 ......... 58
Hình 3.9. Phân bố diện tích trồng tre mai tại các hộ điều tra....................................... 61
Hình 3.10. Phân bố mật độ trồng Tre mai tại các điểm điều tra .................................. 61
Hình 3.11. Phân bố năng suất Tre mai tại các điểm điều tra ....................................... 62
Hình 3.12. Tương quan giữa diện tích và năng suất Tre mai....................................... 63
Hình 3.13. Tương quan giữa diện tích và mật độ trồng tre mai .................................. 63
Hình 3.14. Tương quan giữa năng suất và mật độ trồng tre mai tại các điểm điều tra
............................................................................................................................................. 63


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngành lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng
như an ninh chính trị cho một quốc gia. Từ lâu đời, tài nguyên rừng đã thể hiện rõ
vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của người dân, đặc
biệt đối với cộng đồng các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.
Trong những năm gần đây, diện tích rừng của nước ta đã bị suy giảm nghiêm
trọng, nhiều loài động, thực vật đã bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu của mất
rừng là do các hoạt động không kiểm soát của con người, thủy điện, canh tác nương
rẫy…, cũng như các hoạt động khai thác sử dụng các sản phẩm ngoài gỗ với cường
độ cao. Để đáp ứng nhu cầu của mình, con người đã khai thác rừng quá mức khiến
cho nhiều nơi rừng không còn khả năng phục hồi. Ngoài ra, cũng có những nguyên
nhân liên quan tới tính không hợp lý của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hoặc

những biện pháp về kinh tế - xã hội thiếu cơ sở khoa học đã làm gia tăng những tác
động tiêu cực đến rừng.
Đã có nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một trong những giải pháp tốt nhất
cho bảo vệ và phát triển rừng, giảm áp lực đối với rừng là kinh doanh lâm sản ngoài gỗ.
Việc phát triển cây lâm sản ngoài gỗ sẽ tạo được nguồn thu nhập kinh tế ổn định cho
người dân miền núi trong khi vẫn bảo vệ và phát triển được rừng. Kinh doanh lâm sản
ngoài gỗ đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân miền núi.
Tre mai là loài cây cho lâm sản ngoài gỗ, cây Tre mai có tên khoa học
Dendrocalamus cauhainensis N.H. Xia, V.T. Nguyen và tên thường gọi là Tre mai,
tên gọi khác Mai cây thuộc họ phụ tre trúc (Bambusoideae). Măng tre mai có hàm
lượng dinh dưỡng cao được dùng làm thực phẩm. Thân tre được sử dụng làm vật liệu
xây dựng, đồ dùng gia đình, đồ mỹ nghệ và bột giấy…
Những năm gần đây, cây Tre mai đã được phát triển nhiều tại các tỉnh như:
Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn,...
Thực tế đã cho thấy Tre mai là loài cây mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, góp phần
tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân miền núi.


2
Tuy nhiên, việc trồng và phát triển cây Tre mai ở đây chỉ mang tính bột phát,
nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch cụ thể để phát triển thành vùng nguyên liệu. Do chưa
hiểu biết đầy đủ đặc điểm sinh học của cây Tre mai mà việc gây trồng và phát triển
loài cây này đang gặp không ít khó khăn. Có nhiều nơi gây trồng loài cây này trên
điều kiện lập địa không thích hợp cũng như kỹ thuật khai thác, chế biến, bảo quản
chưa khoa học mà chỉ dựa trên kinh nghiệm đã làm giảm sinh trưởng, năng suất,
hiệu quả kinh tế của loài cây này. Các công trình nghiên cứu về Tre mai còn rất ít
và tập trung nghiên cứu về phân loại, hình thái, phân bố chưa có nghiên cứu sâu để
phát triển loài cây này. Để góp phần giải quyết tồn tại nêu trên, đề tài “Nghiên cứu
phát triển loài cây Tre mai (Dendrocalamus cauhainensis N.H. Xia, V.T. Nguyen)
tại xã Lâm Thượng huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái” được thực hiện có ý nghĩa cả về

lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Góp phần phát triển mô hình trồng Tre mai và đảm bảo sử dụng tài nguyên
rừng bền vững tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được một số đặc điểm sinh học của cây Tre mai.
- Xác định được kỹ thuật gây trồng cây Tre mai.
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Tre mai tại xã Lâm
Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài cây Tre mai được trồng phổ biến tại
xã Lâm Thượng huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh học và tổng kết
kinh nghiệm gây trồng loài cây Tre mai.
- Về địa điểm: Đề tài chỉ nghiên cứu tại xã Lâm Thượng huyện Lục Yên tỉnh
Yên Bái.


3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
4.1. Về lý luận
Góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu, ứng dụng, gây
trồng cây Tre mai trên địa bàn huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái.
4.2. Về thực tiễn
- Kết quả của đề tài là cơ sở để đề xuất một số biện pháp kỹ thuật cho việc
gây trồng, phát triển loài cây Tre mai trên địa bàn.
- Luận văn còn là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, các

cơ quan, đơn vị và cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về cây Tre mai.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tre trúc là tập hợp các loài thực vật thuộc họ Hoà thảo (Poaceae, hoặc còn gọi
là Gramineae). Các loài tre trúc rất phong phú, đa dạng, phân bố rộng khắp trên thế
giới, đặc biệt là ở Châu Á trong đó có Việt Nam. Tre trúc dễ trồng, sinh trưởng
nhanh, sớm cho khai thác, dễ chế biến nên được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác
nhau. Tre trúc có giá trị rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống nhân dân,
đặc biệt là nông dân nông thôn và miền núi. Tre trúc là một nguồn lâm sản ngoài gỗ
chiếm vị trí quan trọng trong tài nguyên rừng ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều loài
tre trúc là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành thủ công mỹ nghệ, công nghiệp
chế biến nông lâm sản, công nghiệp giấy sợi, công nghiệp chế biến ván nhân tạo, vật
liệu trong xây dựng, kiến trúc, giao thông vận tải,... Một số loài tre trúc cho măng ăn
ngon, đã trở thành nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị. Các sản phẩm từ tre trúc
không còn bó hẹp trong biên giới của một số quốc gia mà đã có mặt ngày càng nhiều
trên thị trường quốc tế và được nhiều nước châu Âu, châu Mỹ ưa chuộng. Chính vì vị
trí quan trọng của tài nguyên tre trúc, nhiều nước trên thế giới có tre trúc và kể cả
những nước sử dụng tre trúc, đã tiến hành nhiều nghiên cứu về tre trúc.
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm phân bố phân loại
Các loài tre trúc phân bố tự nhiên ở các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, từ
vùng thấp tới độ cao 4000 m (so với mực nước biển) song tập trung chủ yếu ở vùng
thấp tới đai cao trung bình (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005) [26]. Các loài tre trúc có thể
mọc hoang dại hoặc được gây trồng và có một đặc điểm nổi bật là có mặt ở rất nhiều
các môi trường sống khác nhau (Dransfield and Widjaja, 1995) [43]. Theo Rao and
Rao (1995) [52], cả thế giới có khoảng 1250 loài tre trúc của 75 chi, phân bố ở khắp

các châu lục, trừ châu Âu. Châu Á đặc biệt phong phú về số lượng và chủng loại tre
trúc với khoảng 900 loài của khoảng 65 chi (Rao and Rao 1995; 1999) [52], [53]. Kết
quả tại bảng 1 là số liệu năm 1995 về sự đa dạng của các loài tre trúc trên thế giới. Từ


5
đó tới nay có nhiều loài tre trúc mới đã được tìm ra và phân loại trong đó có Việt Nam
làm tăng số loài tre trúc đã được xác định.
Bảng 1.1: Phân bố của các loài tre trúc trên thế giới (Biswas 1995)
Nước
Vùng lãnh thổ

Nước-Vùng
lãnh thổ

Số
chi

Số
loài

Diện tích
(ha)

Trung Quốc

26

300


2.900.000 Singapore

Nhật Bản

13

237

Ấn Độ

23

125

9.600.000 Papua New Guinea

Việt Nam

16

92*

1.942.000 Srilanka

7

14

Myanma


20

90

2.200.000 Hàn Quốc

10

13

Inđônêxia

10

65

Phillipnines

8

54

Mađagaxca

11

40

Malaysia


7

44

Châu Mỹ

20

45

Thai Lan

12

41

4

4

825.000

50.000

Bănglađet

Số
chi

Số

loài

6

23

8

20

6.000.000

26

Đài Loan

1.000.000 Ôxtralia

Diện tích
(ha)

40

140.000

Nguồn: Dẫn theo Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn, 2007 [7].

Tre trên thế giới có phân bố ở 3 khu vực lớn: châu Á Thái Bình Dương, châu
Phi và châu Mỹ. Các loài tre lớn thuộc chi Bambusa và Dendrocalamus phân bố ở
khu vực châu Á Thái Bình dương. Trên thế giới có 36,77 triệu ha rừng tre. Diện tích

tre của châu Á là 23,6 triệu ha, trong đó Ấn Độ 11,36 triệu ha, Trung Quốc 5,44
triệu ha, Indonesia 2,08 triệu ha, Lào 1,61 triệu ha, Myanmar 0,85 triệu ha, Việt
Nam 0,81 triệu ha (FAO 2005) [44].
Phân bố số chi và số loài tre trúc ở một số nước trên thế giới được biểu thị
chi tiết qua hình 1.1 sau:


30

6

25

TrungQuoc

20

ChauMy Myanma

15

VietNam
NhatBan

ThaiLan
Madagaxca
HanQuoc Indonexia
Bangladet
Philippines
SrilankaMaylaysia


5

10

So chi

AnDo

0

Otraylia
Singapope

0

50

100

150

200

250

300

350


So loai

Hình 1.1. Phân bố số chi, số loài tre trúc ở một số nước trên thế giới
Công trình "Nghiên cứu về tre trúc" của Munro (1868) được coi là một
trong những nghiên cứu đầu tiên về tre trúc (dẫn theo Đỗ Văn Bản, 2005) [8].
Trong công tác nghiên cứu tác giả đã khái quát được một cách tổng quan về họ
phụ tre trúc trên thế giới.
Khi nghiên cứu về "Các loại tre trúc" Gamble (1986) đã phân tích tương
đối chi tiết về phân bố, hình thái và một số đặc điểm sinh thái của 151 loài tre trúc
(dẫn theo Đỗ Văn Bản, 2005) [8] có ở các nước Ấn Độ, Pakistan, Miến Điện,
Malaysia và Indonesia
Theo Dransfied S. and Widjaja E.A (1995) [43] đã tiến hành mô tả đặc điểm
hình thái, sinh thái, phân bố, gây trồng, sử dụng cho 75 loài tre trúc thông dụng có
giá trị ở vùng Đông Nam Á.


7
1.1.2. Những nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng
Nhân giống tre được nhiều tác giả quan tâm và đề cập đến như Banik (1979,
1985) [36], [37]; Hassan (1977) [47]; Bernard (2007) [39]; R. Swarup & A.
Gambhir (2008) [51]; Nautiyal et al (2008); v.v... bằng nhiều phương pháp khác
nhau như nhân giống bằng hạt, nuôi cấy mô, sử dụng chồi, gốc, đốt và cành để tạo
cây con. Cụ thể như sau:
Theo Banik (1979) [37] hạt B.tulda có tỷ lệ nảy mầm chỉ 24,78% và 5% cây con
tồn tại ở vườn ươm. Nhưng nhân giống bằng gốc đạt tỷ lệ cao hơn, chẳng hạn đạt 5% ở
Melocana baccifera, 9% ở B.tulda, 33% ở Oxytanenthera nigrociliata, 40% ở
Dendrocalamus longispathus và 100% ở Bambusa vulgaris (Hassan, 1977) [47].
Bernard (2007) [39] cho biết, có thể dùng đoạn ngắn trên thân để tạo cây con.
Tuy nhiên, khi dùng đoạn thân trên cây thì nên lấy ở cây có độ tuổi từ 2 – 3 năm. Sau
đó cắt một đoạn có 2 đến 3 mắt để làm vật liệu, đục lỗ cách các mắt từ 5 - 7cm và vùi

sâu 6 – 10cm theo hướng nằm ngang vào đất trộn cát. Để kích thích ra rễ có thể dùng
axit 1-Naphthalene acetic (NAA) đổ vào lỗ đã đục. Trong trường hợp dùng gốc để
làm vật liệu nhân giống thì chọn cây có độ tuổi 1-2 năm, sau đó đào sâu 30-60cm và
cắt toàn bộ gốc mang đi trồng ngay. Ngoài việc nhân giống bằng thân và gốc thì có
thể nhân giống các loài tre, luồng bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Tại Kenya, Bernard (2007) [39] cũng đã nhân giống thành công bằng phương
pháp nuôi cấy mô cho các loài Yushania alpina và Oxytenanthera abyssinica.
Phương pháp chiết tỷ lệ ra rễ ở các loài tre vách dày được áp dụng ở Băng-la- đét đạt
45-56% ở các loài Bambusa vulgaris, B.polymorpha và D.giganteus (Banik 1985)
[37]. A. Benton et al (2011) nghiên cứu về phương pháp chiết (air-layering method)
đối với tre cho rằng: đảm bảo ra rễ tốt ở trên cây trước khi cắt xuống. Nhưng phương
pháp này chỉ áp dụng ở những vùng có độ ẩm cao và bị hạn chế ở phần dưới của cây
và thường phần này không dùng làm vật liệu nhân giống [38].
Tại Ấn Độ có 607 ha rừng tre của 9 loài (Dendrocalamus strictus, D.asper,
D.hamiltonii, Bambusa bambos, B.nutans, B.balcooa, Pseudooxytanthera, Guadua
angustifolia) được trồng bằng giống nuôi cấy mô. Điều này rất có lợi ích về mặt


8
kinh tế và có thể trồng rừng qui mô lớn. Công nghệ này đạt chất lượng tốt có thể
triển khai trồng rừng trên toàn quốc Ấn độ (R. Swarup & Gambhir 2008) [51].
Marina A. Alipon et al (2009) khi nghiên cứu xử lý lâm sinh cho rừng tre
Bambusa blumeana và Dendrocalamus asper 9 và 11 tuổi cho rằng tiến hành làm
sạch gốc phủ chất hữu cơ, bón phân và duy trì 4 cây 1 tuổi + 4 cây 2 tuổi + 4 cây 3
tuổi + 4 cây 4 tuổi/búi (4-4-4-4, tổng số 16 cây/búi) ở rừng Bambusa blumeana sẽ
cho sản lượng thân khí ổn định và chất lượng cao nhất. Còn đối với rừng D.asper
sẽ đạt sản lượng cao nhất khi được bón phân nhưng không phủ gốc và duy trì 6 cây
1 tuổi + 6 cây 2 tuổi/búi [48].
Theo Fu Maoyi, Xiao Jianghua (1996) với “Cultivation & Utilization on
Bamboos” đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh măng, sinh

trưởng và phát triển của thân khí sinh là: độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng,
biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân tố cần phải được quan tâm khi áp
dụng các biện pháp thâm canh tăng năng xuất măng và thân khí sinh [45].
Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2001, 2008) trong công trình
“Cultivation and Integrated Utilization on Bamboo in China” bằng các thí nghiệm
với loài Dendrocalamus latiflorus và Dendrocalamus oldhamii cho thấy phân bón
làm tăng nhiệt độ trong đất giúp không khí và nước lưu thông tốt hơn, kích thích
măng ra sớm hơn, sản lượng măng và thân khí sinh tăng cao hơn [40].
Theo Xiao Jianghua (1996) đã xác định những nhân tố ảnh hưởng dến quá
trình sinh măng, sinh trưởng và phát triển của cây thân khí là độ ẩm, nhiệt độ, dinh
dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân tố cần phải
được quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất măng và thân
khí sinh (dẫn theo Triệu Văn Hùng, 2002) [17].
Ngoài phương pháp nhân giống sinh dưỡng, ở một số nơi trên thế giới các
loài tre, luồng cũng đã được nhân giống bằng hạt. Tại Thái Lan và Ấn Độ, việc
nhân giống bằng hạt đã được thực hiện cho các loài cây như Dendrocalamus
brandisii,

Dendrocalamus

membranaceus,

Dendrocalamus

strictus



Dendrocalamus (Bernard, 2007 [39] và Dai Qihui, 1998 [41]). Theo Banik (1979)



9
[37] hạt B.tulda có tỷ lệ nảy mầm chỉ 24.78% và 5% cây con tồn tại ở vườn ươm.
Nhưng nhân giống bằng gốc đạt tỷ lệ cao hơn, chẳng hạn đạt 5% ở Melocana
baccifera, 9% ở B.tulda, 33% ở Oxytanenthera nigrociliata, 40% ở Dendrocalamus
longispathus và 100% ở Bambusa vulgaris. Tuy nhiên do cây con được tạo bằng hạt
không đạt được những ưu điểm vượt trội so với cây con được tạo bằng thân, gốc
hoặc cành. Do vậy, đến nay phần lớn cây con của các loài tre, luồng đều được tạo
bằng phương pháp nhân giống sinh dưỡng.
1.1.3. Những nghiên cứu chế biến và thị trường
Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước gây trồng chế biến tre lớn nhất thế giới. Năm
2006 tổng giá trị sản phẩm tre của Trung Quốc hơn 6 tỷ USD và giá trị xuất khẩu đạt
600 triệu USD. Tỉnh Chiết Giang có 0,78 triệu ha rừng tre, trong đó 0,6 triệu ha là rừng
Mao trúc (Phyllostachys pubescens) chiếm 1/6 diện tích tre của Trung quốc, giá trị đạt
2,3 tỷ USD (chiếm 1/3 giá trị của cả Trung quốc) (Ding X., 2008) [42] .
Sản phẩm ván dăm của Ấn Độ đạt 62,52 tấn năm 1991, 14.61 tấn năm 2001,
ván sợi 77,38 ngàn tấn năm 1997, 145.18 ngàn tấn năm 2001 (Pandey, 2008).
Ganapathy (1997) [46] đánh giá yêu cầu về nguyên liệu thô cho sản xuất ván ép,
ván sợi, ván dăm tre của Ấn độ năm 2010 là 3,93 triệu m3 để sản xuất 0.96 triệu m3
ván ép, 0,25 triệu m3 ván dăm, 0,64 triệu m3 ván sợi. Ba loài tre chủ yếu chiếm đến
78% trữ lượng (Dendrocalamus strictus 45%, Melocanna baccifera 20%, và
Bambusa bambos 13%), tăng trưởng sinh khối là 80,4 triệu tấn. Thị trường tre Ấn
Độ có giá trị khoảng 1 tỷ USD/năm và dự đoán tăng lên 5,7 tỷ USD vào năm 2015.
Theo N. Smith và các tác giả (2006) [50] nghiên cứu thị trường tre thế giới
chỉ ra rằng: thị trường ván sàn tre khoảng 100 triệu USD, ván tre (Wood panels)
khoảng 200 triệu USD. Các tác giả cũng dự đoán thị trường của chúng trong tương
lai ở các mức thấp, trung bình cao tương ứng nằm trong khoảng 500 – 2.400 triệu
USD, 900 – 4.300 triệu USD.
Nhìn chung, Tre trúc được gây trồng với 3 mục đích kinh doanh: chuyên
măng, chuyên thân khí sinh hoặc cả 2. Các loài tre trúc được kinh doanh chỉ cho năng

suất, chất lượng cao khi có tác động bởi một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp.


10
Các biện pháp thâm canh tăng năng suất chất lượng được nghiên cứu và thực nghiệm
chủ yếu là: Bón phân, điều chỉnh mật độ khóm trên hecta, điều chỉnh số lượng thân
khí sinh để lại cho mỗi bụi, mỗi thế hệ, khai thác măng, khai thác thân khí sinh,
phòng trừ sâu bệnh cho từng loài cụ thể. Ngoài ra, điều kiện khí hậu như lượng mưa,
nhiệt độ, điều kiện thổ nhưỡng cũng là những nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến
quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng tre trúc và được chọn làm những tiêu chí
khi lựa chọn biện pháp thâm canh. Kết quả nghiên cứu của nước ngoài là nguồn tài
liệu tham khảo rất có giá trị, đặc biệt đối với những loài có quan hệ thân thuộc với
những loài ở Việt Nam.
1.1.4. Nghiên cứu về Tre mai
Tre mai là loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá thực phẩm, giá trị môi trường
và giá trị kinh tế cao, cây tre mai được phân bố ở các nước như: Lào, miền Nam
Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Băng la desh, Sri Lanka, Malaysia,
Myanmar. Mai cũng được nhập trồng trong các vườn thực vật ở: lndonesia,
Philippin, Madagasca . . .
Tre mai mọc thành bụi lớn, thân cao 18 – 20m, đường kính thân từ 10 –
17cm. Hoa của loài này được quan sát vào tháng 12, còn quả thì chưa có thông
tin gì. Chúng có hình thái khá giống với loài Dendrocalamus yunnanicus [50].
Theo tài liệu nước ngoài, chu kỳ khuy của Tre mai khoảng 30 - 40 năm. Ở
lndonesia, mai trồng từ hạt có thể đạt độ cao 6 – 8 m và đường kính 10 cm, sau 3
năm. Tre mai là loài cây dễ bị sâu bệnh. Các loài sâu thường thấy là: sâu vòi voi đục
măng và bọ hả (Loryma bambusicola Tanahashi); sâu non sống từng bầy trên cành
lá. Nếu bệnh nặng cây sẽ bị chết.
Các nghiên cứu trên thế giới về Tre mai cho thấy, để tạo rừng tre mai có hiệu
quả thì cần chú ý:
- Tre mai không sống dưới độ che phủ dày đặc;

- Tre mai không được trồng trong điều kiện đất phèn, mặn và úng nước, ngập
nước;


11
- Đất trồng phải thoát nước tốt, ẩm và giàu chất hữu cơ;
- Bờ sông, bờ kênh cũng là vị trí trồng tốt.
- Tròng cự li 5 x 5m hoặc 4 x 4m tùy thuộc từng điều kiện. Kích thước hố áp
dụng 60 x 60 x60cm.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu về đặc điểm phân bố, phân loại
Hiện nay Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về diện tích tre nứa, với 194 loài
tre trúc thuộc 26 chi được các nhà khoa học phát hiện ở Việt Nam đã phần nào đánh
giá được tính da dạng về thành phần loài tre trúc ở nước ta. Tuy nhiên, mới chỉ có
80 loài đã tạm thời được định danh, còn lại là các loài chưa có tên. Trong nhiều năm
trở lại đây, rất nhiều chi, loài mới được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và
bổ sung vào danh lục tre nứa của nước nhà. Các tư liệu, tài liệu và các công trình
nghiên cứu liên quan đến họ tre trúc hiện nay phần lớn giới thiệu về sự đa dạng,
khái niệm, phân loại, vai trò, giá trị sử dụng và kỹ thuật nuôi trồng cho một số loài
cây thuộc họ tre trúc chủ yếu, điển hình là một số công trình nghiên cứu sau:
Công trình nghiên cứu đầu tiên về tre nứa ở Việt Nam là Camus and Camus
(1923) đã thống kê có 73 loài tre trúc của Việt Nam. Theo Vũ Văn Dũng (1980)
[12] cho biết, Việt Nam có khoảng 50 loài tre trúc; Phạm Hoàng Hộ (1999) đã
thống kê được 123 loài. Theo Nguyễn Tử Ưởng (2001) đã xác định ở Việt Nam có
113 loài của 22 chi và đã kiểm tra, cập nhật 11 tên khoa học mới, đặc biệt đưa ra
được 6 loài và 22 chi tre lần đầu tiên được định tên khoa học ở Việt Nam; đưa ra 22
loài cần được xem xét để xác nhận loài mới [35].
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005) [26] cũng đã mô tả đặc điểm hình thái,
sinh thái, phân bố và công dụng của 194 loài tre ở Việt Nam và 3 giống Bát độ,
Điền trúc và Tạp giao có xuất xứ từ Trung Quốc…

Theo Triệu Văn Hùng và cs. (2007) [17], đã mô tả hình thái, phân bố, công
dụng, kỹ thuật gây trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản của 299 loài lâm sản ngoài
gỗ. Trong đó có nhóm cây có sợi (35 loài tre nứa, 2 loài mây và 8 loài khác), v.v…


12
Tài nguyên tre của Việt Nam được E.G.Camus & A.Camus (1923) ghi nhận
14 chi, 73 loài. Ban thực vật chí thuộc tổng cục lâm nghiệp đã tiến hành điều tra các
loài tre ở lưu vực sông Lô, Gâm, Chảy (1973) và sau đó KS Vũ Dũng đã đưa ra kết
quả điều tra thành phần và phân bố các loại Tre trúc ở miền Bắc Việt nam (1973 –
1975) là 10 chi, 48 loài, 4 dạng, 2 thứ trong đó vùng Đông bắc có tới 36 loài thuộc 9
chi [12]. Phạm Hoàng Hộ (1999) [16] đã giới thiệu 23 chi, 121 loài nhưng có loài
không có mô tả, các loài khác mô tả rất ngắn không đủ các thông tin cần thiết để
nhận biết chúng ngoài thực địa. Lê Viết Lâm và các tác giả (2005) đã thống kê được
22 chi và 122 loài [24]. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005) đã giới thiệu 25 chi, 216 loài,
công trình của Nguyễn Hoàng Nghĩa có thể coi là một tài liệu duy nhất từ trước đến
nay đã liệt kê đầy đủ nhất về số lượng chi, loài tre với nhiều thông tin có ý nghĩa về
phân bố, đặc tính hình thái, sinh thái, công dụng và có giá trị như một cẩm nang tra
cứu, đặc biệt là nhận dạng loài tre [26].
Theo Nguyễn Tử Ưởng (2001) [35] cho biết, Việt Nam có 1.489.068 ha bằng
4,53% diện tích toàn quốc với tổng trữ lượng là 8.400.767.000 cây. Trong đó: Rừng
tre trúc tự nhiên có 1.415.552 ha bằng 14,99% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng
là 8.304.693.000 cây bao gồm: Rừng thuần loại tre trúc có 789.221 ha bằng 8,36%
diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng là 5.863.091.000 cây; Rừng hỗn giao gỗ tre
trúc có 626.331 ha bằng 6,63% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng là
2.441.602.000 cây. Rừng tre trúc trồng có 73.516ha bằng 4,99%diện tích rừng trồng
với trữ lượng là 96.074.000 cây.
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa và cs. (2004, 2005) [25], [26] tiếp tục cộng tác
nghiên cứu định danh các loài tre nứa hiện nay của Việt Nam ban đầu đã đưa ra
danh sách gồm 194 loài của 26 chi tre trúc Việt Nam. Phần lớn trong số đó là chưa

có tên. Một số chi có nhiều loài là chi Tre gai (Bambusa) có 55 loài thì có tới 31
loài chưa có tên, chi Luồng (Dendrocalamus) có 21 loài với 5 loài chưa định tên,
chi Le (Gigantochloa) có 16 loài với 14 loài chưa có tên, chi Vầu đắng (Indosasa)
có 11 loài với 8 loài chưa có tên và chi Nứa (Schizostachyum) có 14 loài thì có tới
11 loài chưa có tên.


13
Bên cạnh đó, các nhà khoa học Việt Nam đã tìm ra được nhiều chi, loài mới
bổ sung vào danh lục tre trúc của nước nhà. Năm 2005, Nguyễn Hoàng Nghĩa và cs
đã công bố 7 loài nứa mới thuộc chi Nứa (Schizotachyum) như: Khốp Cà Ná (Cà Ná,
Ninh Thuận), Nứa Núi Dinh (Bà Rịa, Vũng Tàu), Nứa đèo Lò Xo (Đắc Glei, Kon
Tum), Nứa lá to Saloong (Ngọc Hồi, Kon Tum), Nứa không ta Côn Sơn (Chí Linh,
Hải Dương), Nứa có tai Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương), Nứa Bảo Lộc (Bảo Lộc,
Lâm Đồng). Các tác giả đã mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái, sinh thái của từng
loài cụ thể. Đồng thời nhóm nghiên cứu phát hiện ra 6 loài tre quả thịt dựa trên cơ sở
cấu tạo hình thái và giải phẫu hoa quả, sáu loài tre quả thịt đã được mô tả và định
danh để tạo nên một chi tre mới cho Việt Nam, đó là chi Tre quả thịt (Melocalamus).
Các loài đã được nhận biết là Dẹ Yên Bái (Melocalamus yenbaiensis), Tre quả thịt
Cúc Phương (M. cucphuongensis), Tre quả thịt Kon Hà Nừng (M. kbangensis), Tre
quả thịt Lộc Bắc (M. blaoensis), Tre quả thịt Pà Cò (M. pacoensis) và Tre quả thịt
Trường Sơn (M. truongsonensis). Cũng trong đợt khảo sát này, Nguyễn Hoàng Nghĩa
và cs đã phát hiện thêm và mô tả đặc điểm về hình thái, sinh học của một loài nứa
mới cho Việt Nam là Nứa Sapa (Schizostachyum chinense Rendle) được tìm thấy
trong rừng lá rộng thường xanh của Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) [26].
Theo Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn (2007), tính tới năm 2001, tổng
diện tích rừng tre trúc của Việt Nam có khoảng 1.489.000 ha, trong đó 1.415.500 ha
là rừng tự nhiên (thuần loài hoặc hỗn loài), và khoảng 73.500 ha là rừng trồng tre
trúc. Tính tới tháng 12/2004, thì tổng diện tích rừng tre trúc của Việt Nam là
1.563.253 ha [6].

Năm 2004 nhóm định loại tre nứa của đề tài “Điều tra bổ sung thành phần loài,
phân bố và một số đặc điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt Nam” giai đoạn 20012003 và dự án “Đa dạng loài và bảo tồn ex situ một số loài tre ở Việt Nam” gồm
Nguyễn Hoàng Nghĩa, Xia Nianhe, Li Dezhu và Lê Viết Lâm đã thống nhất một danh
sách mới bao gồm 133 loài thuộc 24 chi tre trúc ở Việt Nam trong đó có rất nhiều loài
cho giá trị sử dụng có giá trị kinh tế cao cần được nghiên cứu phát triển. Như vậy, rõ
ràng nước ta có nguồn tài nguyên tre trúc vừa rất phong phú lại vừa có giá trị xong đây
chưa phải là danh sách hoàn chỉnh [24], [26].


14
Năm 2007, Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt nam - Pha II
do chính phủ Hà Lan tài trợ đã xuất bản ấn phẩm ”Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” với
trên 1000 trang giới thiệu về các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị, trong đó đã giới
thiệu 58 loài tre với những thông tin từ hình thái đến sinh thái, công dụng và gây
m

trồng. Những thông tin này đã được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu từ trước đến nay
và đặc biệt có giá trị để tham khảo các kỹ thuật gây trồng, khai thác, bảo quản thân tre
và măng (trích theo Đặng Thịnh Triều, 2011) [32], [33].
Mới đây trên tạp chí Blumea, Nguyễn Văn Thọ, Xia Nianhe, Nguyễn Hoàng
Nghĩa và Lê Viết Lâm (2013) [50] đã công bố 3 loài Luồng (Dendrocalamus) thuộc
họ phụ Tre nứa (Bambosoideae) mới cho khoa học, phát hiện ở miền Bắc Việt Nam.
Các loài này là Luồng Cầu hai hay Mai cây (Dendrocalamus cauhaiensis), Luồng
nhiều hoa hay Pụa mốn (D. multifloscalus) và Luồng Tây bắc hay Mạy púa (D.
taybacensis). Như vậy, hiện nay ở Việt Nam có tổng cộng 30 loài Luồng
(Dendrocalamus) và còn nhiều loài nữa vẫn chưa được mô tả và định danh.
Có thể thấy rằng, các loài tre nứa của Việt Nam không ngừng được phát hiện, mô
tả, định danh và nhiều loài được phát hiện đóng góp thêm vào sự phong phú về tre nứa
sẵn có và bổ sung những loài mới cho khoa học Việt Nam và thế giới.
1.2.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và gây trồng

Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống, trồng, khai thác tre đã được quan tâm
nghiên cứu khá sớm ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỷ 20 như: Phạm Quang
Độ (1963) [13], Nguyễn Ngọc Bình (1963, 1964) [3], [4]; Nguyễn Tử Ưởng (1965 1968) [34], [35]; Nguyễn Thị Phi Anh (1967) [1], Phạm Văn Tích (1963) [30]. Trần
Xuân Thiệp (1976) [31], Trịnh Đức Trình (1990), Lê Quang Liên (1994, 2000,
2001, 2004) [19], [20], [21], [22], [23], [24]; Đỗ Văn Bản (2005, 2010) [8], [9],
[10]; v.v... Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu về một số loài
cây có giá trị cao.
Năm 1964, khi nghiên cứu về cây luồng tác giả Nguyễn Ngọc Bình đã chỉ ra
rằng Luồng sinh trưởng tốt nơi đất chua pHKCl từ 4,2 – 5,0 [4]. Cũng theo Nguyễn
Ngọc Bình (2001) khi nghiên cứu đặc biệt đất trồng rừng tre Luồng và ảnh hưởng của


×