Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận bảo hiểm thương mại bảo HIỂM NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.83 KB, 13 trang )

Học viên: Đặng Trường Thi

Hà Nội, Ngày 07/04/2013

Mã HV: CH210338
Lớp: CH21L

Môn: Kinh Tế Bảo Hiểm
BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP- NHÓM LẺ

Bảo hiểm nông nghiệp là loại hình bảo hiểm đã được triển khai ở Việt Nam từ
những năm 1980. Tuy nhiên cho đến nay bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta mặc dù rất
tiềm năng và hết sức cần thiết nhưng lại gần như không phát triển được. Chính vì vậy,
Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg “Về việc thực hiện thí
điểm BHNN giai đoạn 2011-2013” do Bộ Tài chính thực hiện.

Yêu cầu đối với nhóm nghiên cứu:
1. Thuận lợi và khó khăn khi triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam?
2. Thực trạng bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam?
3. Nội dung của Quyết định số 315/QĐ-TTg và ý kiến đánh giá của nhóm nghiên
cứu về Quyết định này (điểm nào hợp lý hay không hợp lý, điểm nào khả thi
hay không khả thi...)?
Bài làm:
1. Sự cần thiết khách quan phải có Bảo hiểm Nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng, cung cấp lương thực thực và thực
phảm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và hàng hóa để xuất
khẩu. Nông nghiệp cũng là ngành thu hút nhiều lao động xã hội, góp phần giải quyết công ăn việc làm
và đồng thời còn là một ngành đóng góp không nhỏ vào tổng sản phẩm quốc nội. Nhưng sản xuất nông


nghiệp thường không ổn định, bởi ngành này có nhiều đặc điểm khác biệt so với những ngành sản xuất


khác. Những đặc điểm cơ bản đó là:
Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp thường trải trên một phạm vi rộng lớn và hầu hết được tiến
hành ở ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên.
Thứ hai, đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống như: cây trồng, vật nuôi.
Chúng không chỉ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng của các quy luật sinh
học: đồng hóa, dị hóa, biến dị, di truyền; quy luật về thời gian sinh trưởng và cho sản phẩm...
Thứ ba, chu kỳ sản xuất trong nông nghiệp thường kéo dài, thời gian lao động và thời gian sản
xuất không trùng nhau, do đó việc đánh giá, kiểm soát; việc phòng ngừa quản lý rủi ro là rất khó thực
hiện.
Thứ tư, trong nông nghiệp có hàng trăm, hàng ngàn loại cây trồng và vật nuôi khác nhau.
Thậm chí, có những loại rủi ro mà thiệt hại chúng gây ra mang tính chất thảm họa. Từ đó ảnh hưởng
rất lớn đến tâm lý của người chăn nuôi và trồng trọt.
Thứ tư, các rủi ro thường gặp trong nông nghiệp bao gồm rất nhiều loại, có những loại mang
tính tích lũy rủi ro, hậu quả cuả chúng mang tính thảm họa và diễn ra trên diện rộng
Vì vậy, xác suất rủi ro trong nông nghiệp đã lớn lại càng lớn hơn so với nhiều ngành sản xuất
khác.
Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế thị trường, mô hình tổ chức và quản lý nông nghiệp rất đa
dạng phong phú, trong đó mô hình trang trại diễn ra khá phổ biến và mang tính quy luật. Tổ chức quản
lý kiểu trang trại đã làm cho lao động, đất đai và tiền vốn được tích tụ và tập trung. Vì vậy nhu cầu ổn
định sản xuất , bảo toàn và tăng trưởng đồng vốn luôn là vấn đề bức xúc, được các chủ trang trại quan
tâm hàng đầu.
Những đặc điểm trên cho thấy tính chất ổn định trong sản xuất nông nhiệp là rất thấp, đặc biệt
là sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Thông số liệu thống kê, bình quân mỗi namwcacs hiện tượng thiên
tai đã làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp nước ta từ 15 đến 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Hàng năm, ngân sách Nhà nước và quỹ lương thực dự trữ quốc gia phải dành ra những khoản lương
thực và những khoản tiền rất lớn để cứu trợ nông dân gặp thiên tai, miễn giảm thuế nông nghiệp cho
những nơi bị mất mùa. Trong điều kiện kinh tế thị trường, mặc dù các biện pháp đó là cần thiết nhưng
lại tỏ ra bị động và kém hiệu quả. Vì vậy. để chủ động đối phó và có quỹ dự trữ dự phòng bồi thường
kịp thời những tổn thất do thiên tai gây ra, biện pháp tốt nhất và hữu hiệu nhất là phải tiến hành bảo
hiểm nông nghiệp. Như vậy Bảo hiểm nông nghiệp ra đời là cần thiết khách quan, nhưng trong quá

trình triển khai, các công ty bảo hiểm phải tính đến tất cả những đặc điểm của ngành này. Có như vậy
mới giúp cho công ty triển khai bảo hiểm được đúng hướng, tính phí bảo hiểm chính xác, dễ dàng đánh


giá, kiểm soát và quản lý được rủi ro. Đồng thời đòi hỏi công ty bảo hiểm phải luôn chú ý và quản lý
tốt nguồn quỹ dự trữ dự phòng, bên cạnh đó phải luôn đặt ra vấn đề tái bảo hiểm để tránh phá sản.
2. Vai trò của Bảo hiểm Nông nghiệp
Ngoài những tác dụng đã được đề cập trong các loại hình bảo hiểm, bảo hiểm nông nghiệp ra đời có
tác dụng rất lớn. Chẳng hạn nó góp phần bảo vệ an toàn các loại tài sản và quá trình sản xuất nông
nghiệp, góp phần ổn định cuộc sống cho hàng triệu người dân cùng một lúc, ổn định giá cả trên thị
trường tự do, đặc biệt là giá cả những mặt hàng thiết yếu nhất như: lương thực và thực phẩm. Điều này
có ý nghĩa rất lớn đối với nước ta, một đất nước có gần 80% dân số và gần 70% lực lượng lao động xã
hội sống dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Nếu triển khai bảo hiểm trên diện rộng còn góp phần giảm nhẹ và ổn định ngân sách, ổn định
đời sống xã hội và giữ vững an ninh lương thực cho quốc gia. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp là một
thị trường rất rộng lớn cho các công ty bảo hiểm, mặc dù triển khai bảo hiểm gặp nhiều khó khăn, song
với đối tượng là hàng trăm loại cây trồng và con gia súc khác nhau sẽ giúp các công ty bảo hiểm dễ
dàng khai thác, hạn chế được sức ép cạnh tranh. Đồng thời nó còn phát huy tối đa quy luật “số đông bù
số ít” trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
3. Bảo hiểm Nông nghiệp trên thế giới
Năm 1898 đánh dấu sự ra đời bảo hiểm nông nghiệp. Nước Phổ đã tiến hành bảo hiểm mọi rủi
ro cây trồng thông qua hoạt động của các công ty bảo hiểm tương hỗ nhỏ. Nhưng các công ty này
không tồn tại và phát triển được trước các thảm họa.
Từ năm 1949 đến nay, nhiều nước trên thế giới tiến hành bảo hiểm cây trồng theo hướng bảo
hiểm mọi rủi ro hoặc một số loại rủi ro. Hình thức bảo hiểm bao gồm: tự nguyện hoặc bắt buộc, do
công ty tư nhân hoặc công ty nhà nước tiến hành.Tình hình bảo hiểm nông nghiệp ở một số nước trên
thế giới được thể hiện qua bảng sau:
Bảo hiểm nông nghiệp cây trồng trên thế giới
Năm
TT


Tên nước

triển

Rủi ro BH

khai

Loại cây

CQ tiến

được BH

hành

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1


Jamaica

1946

Bão

Cây chuối

Chính phủ

2

canada

1917

Mưa đá

3

TBN

1954

Cháy, mưa đá

Nguồn
hình thành


Hình thức

quỹ BH
(7)

(8)
Bắt buộc

Tất cả cây
trồng
Mọi cây

Chính phủ

Từ phí BH

Tự nguyện


trồng

- Công ty

và những rủi

nhà nước

của nông

ro thảm họa


dân và sự

không được
BH Cháy, mưa

- Công ty
tư nhân

đá

1972

Công ty
Lúa mạch,

tư nhân

1938
Nhật Bản

Mọi rủi ro
1947

Phí nông

Bắt buộc với

dân đóng


chủ nông lớn,

góp và sự

tự nguyện

hỗ trợ của

với chủ nông

chính phủ

nhỏ

Phí nông

Bắt buộc với

dân đóng

cây lúa, tự

góp và sự

nguyện với

hỗ trợ của

những cây


CP

khác

Công ty

Phí nông

Bắt buộc với

BH nhà

dân đóng

người vay

nước

góp

tiền

Cây ngũ

tương hỗ

cốc, cây ăn

có giúp


quả, dâu

đỡ của

tằm

chính
quyền

5

Srilanca

1958

CP

lúa mỳ
Hội BH

4

hỗ trợ của

Mọi rủi ro

Cây lúa

Chính phủ


Ngô lúa,
lạc, đậu
6

Phillipin

1978

Mọi rủi ro

tương,
bông
hướng
dương

4. Các loại Bảo hiểm Nông nghiệp
4.1 Bảo hiểm cây trồng
Cây trồng rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Tùy theo quá trình sinh trưởng, mục đích sử
dụng và biện pháp canh tác, có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm sinh
trưởng, cây trồng được chia ra:
- Cây hàng năm: là những loại cây trồng có chu kỳ sinh trưởng và cho sản phẩm trong vòng
dưới 1 năm: lúa ngô, khoai, sắn, đậu đỗ các loại… Đặc điểm của nhóm cây này là thời gian sinh trưởng
ngắn, gieo trồng mang tính thời vụ, mỗi loại cây phù hợp với một thời kỳ nhất định, Trong năm đầu tư
gieo trồng không lớn nhưng việc kiểm soát và quản lý rủi ro rất khó.


- Cây lâu năm: là loại cây trồng có chu kỳ sinh trưởng và cho sản phẩm từ 1 năm trở lên như:
cà phê, cao su, hồ tiêu… Đặc điểm của cây lâu năm là chu kỳ sinh trưởng kéo dài, có loại 20 đến 30
năm như cà phê, cũng có loại từ 50 đến 80 năm như cây cao su. Việc gieo trồng cây lâu năm đòi hỏi kỹ
thuật cao, chi phí đầu tư rất lớn. Cây lâu năm là một trong những loại tài sản cố định có giá trị ban đầu

thường rất lớn so với các loại tài sản cố định khác trong nông nghiệp.
- Vườn ươm (cây giống): là loại cây trồng có chu kỳ sinh trưởng rất ngắn, sản phẩm của chúng
được coi là chi phí sản xuất cho những quá trình sản xuất tiếp theo. Đặc điểm của vườn ươm là giá trị
thường rất thấp, nhưng kỹ thuật đòi hỏi rất cao và rất nhạy cảm với thời tiết khí hậu.
4.1.1 Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm cây trồng
Đối tượng bảo hiểm cây trồng có thể là bản thân cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng và
phát triển hoặc cũng có thể là sản phẩm cuối cùng do cây trồng đem lại tùy theo mục đích trồng trọt. Vì
thế có thể chia ra:
+ Đối với cây hàng năm, đối tượng bảo hiểm là sản lượng thu hoạch
+ Đối với cây lâu năm, đối tượng bảo hiểm là giá trị của các loại cây đó hoặc sản lượng từng
năm của mỗi loại cây.
+ Đối với vườn ươm, đối tượng bảo hiểm là giá trị của cây giống trong suốt thời gian ươm
giống đến khi nhổ đi trồng ở nơi khác.
Phạm vi bảo hiểm: trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng thường gặp rất nhiều rủi
ro khác nhau (cùng một lúc có thể gặp một hoặc một số loại rủi ro gây thiệt hại)
Khi triển khai bảo hiểm, các công ty thường tiến shành bảo hiểm một hay một số loại rủi ro
nhất định. Về nguyên tắc, những rủi ro được bảo hiểm phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Là hiện tượng bất ngờ mà con người chưa lường trước được hoặc hoàn toàn chưa khống chế
và loại trừ được.
+ Dù đã áp dụng các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất nhưng không có kết quả hoặc
không thể tránh khỏi tổn thất.
+ Là hiện tượng bất ngờ đối với nơi xảy ra, có cường độ phá hoại, hủy hoại lớn hơn hoặc xảy
ra sớm hơn hay muộn hơn bình thường hàng năm.
4.1.2 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Bảo hiểm cây trồng cũng là loại hình bảo hiểm tài sản. GTBH cây trồng là giá trị của bản thân
cây trồng hoặc giá trị sản lượng cây trồng trên một đơn vị bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu bảo hiểm theo sản
lượng thu hoạch thì phải căn cứ vào giá trị sản lượng thực thu của những năm trước để xác định STBH
của năm báo cáo.



- STBH vườn ươm được xác định bằng cách lấy giá cả của 1 cây nhân với số cây trên 1 đơn vị
bảo hiểm. Hoặc giá trị của 1 mét vuông cây giống nhân với số mét vuông trên 1 đv bảo hiểm. Giá cả
cây giống hoặc 1 mét vuông cây giống được xác định căn cứ vào giá bán bình quân 1 số năm trước đó.
- STBH đối với cây hàng năm được xác định căn cứ vào sản lượng thu hoạch thực tế của từng
loại cây trong 1 số năm trước đó và giá cả 1 đơn vị sản phẩm trong những năm đó.
- STBH cây lâu năm là giá trị của từng cây, từng lô cây hoặc từng đơn vị bảo hiểm. Nhưng cây
lâu năm là tài sản cố định, giá trị ban đầu của loại tài sản này được xá định tại thời điểm vườn cây đưa
vào kinh doanh. Vì thế STNH chính là giá trị ban đầu của cây đó trừ đi khấu hao cơ bản nếu có
4.1.3 Các chế độ bảo hiểm cây trồng:
Thứ nhất, chế độ bảo hiểm bồi thường theo tỷ lệ: khi tổn thất xảy ra, người bảo hiểm chỉ bồi
thường cho người trồng trọt theo một tỷ lệ nhất định so với toàn bộ giá trị tổn thất. Tỷ lệ bồi thường do
các bên thỏa thuận, nhưng tỷ lệ này phụ thuộc vào trình độ phát triển của sản xuất nông nghiệp, trình
độ thâm canh tăng năng suất cây trồng, khả năng tổ chức và quản lý của công ty bảo hiểm, khả năng tài
chính của người tham gia bảo hiểm, trình độ dân trí và sự tiến bộ của xã hội.
Thông thường ở nhiều nước, tỷ lệ được bồi thường trong khoảng 60% đến 80% so với giá trị
tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm.
Thứ hai, chế độ bảo hiểm trên mức miễn thường: có nghĩa là khi ký hợp đồng bảo hiểm, các bên thỏa
thuận với nhau về mức miễn thường. Nếu tổn thất xảy ra bằng mức miễn thường hoặc trở xuống, người
bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường phần tổn thất đó. Nếu tổn thất xảy ra lớn hơn mức miễn
thường, người bảo hiểm sẽ bồi thường phần vượt quá hoặc bồi thường toàn bộ tổn thất.
4.2. Bảo hiểm chăn nuôi
4.2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm chăn nuôi là các sản phẩm chăn nuôi và các loại vật nuôi. Đối với vật nuôi
là tài sản cố định thường được bảo hiểm đến từng con, còn đối với vật nuôi là tài sản lưu động có thể
bảo hiểm cả đàn.
Phạm vi bảo hiểm: các rủi ro sau đây thông thường được bảo hiểm:
+ Thiên tai, bão lũ, mưa đá, nóng, lạnh bất thường, khô cạn nguồn nước.
+ Bệnh dịch, bao gồm cả bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm.
+ Buộc phải giết mổ để phòng trừ dịch bệnh lây lan. Hoặc khi vật nuôi bị ốm, bị tai nạn, bị
thương tật không còn tiếp tục nuôi dưỡng và sử dụng được



+ Các rủi ro khác như: động vật ăn thịt, hoặc phá hoại; đánh cắn lẫn nhau, tai nạn giao thông,
hỏa hoạn…
4.2.2 Số tiền bảo hiểm và chế độ bảo hiểm:
Đối với súc vật vỗ béo lấy thịt, STBH thường được xác định căn cứ vào giá trị trọng lượng
xuất chuồng bình quân một số năm trước đó (thông thường là từ 3 đến 5 năm). Đối với vật nuôi là tài
sản cố định trừ đi khấu hao cơ bản nếu có. Còn STBH sản phẩm chăn nuôi như trứng, sữa… được xác
định căn cứ vào giá trị sản lượng thực tế thu được bình quân một số năm trước đó (thường là 3 đến 5
năm)
Cũng như trong trồng trọt, trong chăn nuôi, khi tiến hành bảo hiểm cũng có thể áp dụng các
chế độ bảo hiểm khác nhau nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm, làm
giảm phí bảo hiểm và phù hợp với tình hình tổ chức và quản lý của công ty bảo hiểm.
5. Tình hình bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam
5.1 Thuận lợi khi triển khai bảo hiểm Nông nghiệp ở Việt Nam
Nếu xét về tiềm năng, thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam là rất lớn. Đây sẽ là một
mảnh đất tốt để các công ty bảo hiểm Việt Nam có kế hoạch khai thác trong thời gian tới. Chẳng hạn,
chỉ tính riêng diện tích một số loại cây trồng chủ yếu ở nước ta hàng năm đã lên tới gần 10 triệu ha,
chưa kể đến hàng triệu gia súc, gia cầm các loại cũng có khả năng tham gia bảo hiểm.
5.2 Những khó khăn trong quá trình triển khai
BHNN là một nghiệp vụ rất khó khăn không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế
giới. Với thị phần rất nhỏ trên thị trường bảo hiểm thế giới, BHNN đang chứng minh tính chất khó
khăn phức tạp khi triển khai. Chính vì vậy, để giải bài toán BHNN, chính phủ của nhiều quốc gia đã
phải can thiệp vào BHNN nhằm hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến BHNN chưa thành công tại Việt Nam. Đầu tiên phải kể tới là
do rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn và thường xuyên. Nếu chỉ bảo hiểm theo hướng kinh
doanh đơn thuần thì không có doanh nghiệp bảo hiểm nào mặn mà với BHNN vì nguy cơ thua lỗ cao.
Nếu có triển khai BHNN thì cũng chọn rủi ro, chọn đối tượng ít có rủi ro để nhận bảo hiểm hoặc tiến
hành một cách cầm chừng.
Thứ hai là: đối tượng được bảo hiểm là những cơ thể sống chịu tác động mạnh của các yếu tố

thiên nhiên dẫn đến công tác quản lý rủi ro gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ ba, công tác đánh giá rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại trong BHNN gặp nhiều khó khăn.


Thứ tư, mâu thuẫn trong việc lựa chọn rủi ro và đối tượng. Doanh nghiệp bảo hiểm chọn loại
rủi ro, đối tượng có mức độ rủi ro thấp để nhận bảo hiểm, ngược lại người tham gia bảo hiểm chỉ chấp
nhận bảo hiểm cho đối tượng có mức độ rủi ro cao, thường xuyên có thiệt hại.
Ngoài ra còn phải kể tới các nguyên nhân như: đặc thù sản xuất nông nghiệp Việt Nam (nhỏ lẻ,
manh mún, tập quán sản xuất...); rủi ro đạo đức; thị trường tái bảo hiểm gặp rất nhiều khó khăn cho
việc tái bảo hiểm các nghiệp vụ nông nghiệp; thiếu kinh nghiệm; chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ của
nhà nước.
5.3 Thực trạng triển khai Bảo hiểm Nông nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam triển khai bảo hiểm nông nghiệp chậm hơn so với các nước trên thế giới. Mãi đến
năm 1981, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam mới tiến hành thí điểm bảo hiểm mùa màng ở 2 huyện Vụ
Bản và Nam Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh cũ.
Tổng công ty tiến hành bảo hiểm cây lúa với mọi rủi ro do thiên tai gây ra. Năng suất chuẩn để
bảo hiểm là năng suất bình quân 5 năm ở từng hợp tác xã, từng vụ và thực hiện chế độ bảo hiểm theo
tỷ lệ bồi thường từ 50 – 70% với mức miễn thường 15%. Phí bảo hiểm tính trên cơ sở thiệt hại của
từng huyện và áo dụng thống nhất cả huyện, hình thức bảo hiểm là tự nguyện.
Đợt thí điểm tiến hành trên phạm vi hẹp (2 huyện) với thời gian không dài (chỉ kéo dài 2 năm
1981, 1982), sau đó phải dừng lại vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt do cơ chế tổ chức quản lý trong
nông nghiệp có sự thay đổi căn bản sau chỉ thị 100 của Ban bí thư TW Đảng (1981). Hơn nữa các công
ty bảo hiểm ở các tỉnh thành trực thuộc tổng công ty bảo hiểm Việt Nam lúc đó chưa đủ mạnh, kinh
nghiệm triển khai bảo hiểm nông nghiệp còn hạn chế. Tuy nhiên chúng ta đã rút ra được những bài học
kinh nghiệm bổ ích.
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã coi bảo hiểm nông nghiệp như là một bộ phận trong
chiến lược phát triển nông thôn. Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng đã nêu: Xây dựng cơ chế bảo
hiểm nông sản để chủ động bù đắp thiệt hại khi bị thiên tai hoặc khi giá cả biến động bất lợi, nhất là
đối với lương thực. Để phát triển bảo hiểm nông nghiệp, Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) đã yêu
cầu: Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, bảo đảm mức sống tối thiểu cho cư dân nông thôn. Để góp phần

phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, Văn kiện Đại hội XI tiếp tục chỉ rõ: Phát
triển các hình thức bảo hiểm phù hợp trong nông nghiệp.
Tuy việc triển khai thực hiện bảo hiểm nông nghiệp đã được tiến hành, nhưng dịch vụ bảo
hiểm này ở nước ta mới manh nha. Theo số liệu của Bộ Tài chính, tỷ trọng tham gia bảo hiểm của nông
dân rất thấp, chưa tới 1% tổng diện tích cây trồng, vật nuôi. Thực tiễn cho thấy, sau mỗi lần hứng chịu
thiên tai, rất nhiều nông dân dễ dàng trở nên trắng tay, trở về với nghèo đói và Chính phủ phải hỗ trợ
hàng nghìn tỷ đồng. Mặt khác, các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh thua lỗ dẫn tới việc không hoạt


động hoặc ngừng hoạt động bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, việc hình thành và phát triển bảo
hiểm nông nghiệp phù hợp với đặc thù của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam và tình hình
thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách.
Trong số các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, có 2 doanh nghiệp (Tổng công
ty bảo hiểm Bảo Việt và Groupama) đã triển khai bảo hiểm nông nghiệp và 2 doanh nghiệp ở dạng
tiềm năng (Bảo Minh và Công ty bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp).
Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt đã tiến hành bảo hiểm cây lúa, mùa màng tại huyện Vụ Bản
(tỉnh Nam Định) từ năm 1982 nhưng không thành công, hiện nay đã dừng hoạt động này (kết thúc năm
1983). Thời gian gần đây, Bảo Việt tiến hành bảo hiểm cây cao su, bạch đàn, vật nuôi (bò sữa), tuy
nhiên, tổn thất quá lớn, chi phí cao, hiệu quả thấp.
Từ năm 1993, bảo hiểm mùa màng cũng được triển khai tới các hộ nông dân của 12 tỉnh trong
cả nước, bao gồm: An Giang, Bình Định, Bình Thuận, Bắc Giang, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng
Tháp, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Sóc Trăng và Vĩnh Long. Kết quả bảo hiểm này chưa thực ý nghĩa vì tổng
diện tích được bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 1,16% tổng diện tích gieo trồng toàn quốc (năm 1995) và
0,27% (năm 1997).
Rừng và cao su (2 sản phẩm bảo hiểm cây công nghiệp chính của Bảo Việt) cũng được bảo
hiểm, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với diện tích gieo trồng thực tế. Diện tích cao su được bảo hiểm chỉ
chiếm 10% (doanh thu phí bảo hiểm trong 3 năm 1996, 1997 và 1998 là 3,4 tỷ đồng, bồi thường 200
triệu đồng), còn rừng chỉ được bảo hiểm một vùng 20.000ha ở Kiên Giang. Bảo hiểm cây bạch đàn làm
nguyên liệu giấy mới được thực hiện cho một dự án liên doanh trồng rừng với 44.000ha trong 2 năm
1997, 1998 với phí bảo hiểm thu được 120.000 USD.

Bảo hiểm vật nuôi trước đây có triển khai một số nơi, nhưng Bảo Việt thấy không hiệu quả nên
đã dừng triển khai.
Nhìn chung những năm gần đây, trong bảo hiểm nông nghiệp, Bảo Việt chủ yếu triển khai bảo
hiểm nông nghiệp cho hai đối tượng là cây cao su (Bình Phước, Tây Ninh) và bò sữa (Kon Tum). Tuy
nhiên, hiệu quả kinh doanh không cao, tỷ lệ bồi thường chiếm trên 80% so với doanh thu phí bảo hiểm,
cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ bồi thường của các nghiệp vụ bảo hiểm khác của Bảo Việt (tỷ lệ bồi
thường 50%).
Cùng với Bảo Việt, Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam cũng triển khai
bảo hiểm nông nghiệp. Groupama là một công ty bảo hiểm của Pháp bắt đầu hoạt động tại Việt Nam
năm 2001. Groupama cung cấp các dịch vụ bảo hiểm vật nuôi, cây trồng; bảo hiểm tài sản, thiệt hại
dùng trong sản xuất nông nghiệp, bảo hiểm việc cung ứng nguyên vật liệu thiết bị và bao tiêu các sản
phẩm nông nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động nông nghiệp và trách nhiệm dân sự trong sản xuất nông


nghiệp, bảo hiểm đối với hoạt động nuôi tôm từ năm 2002. Mặc dù là nhà bảo hiểm nông nghiệp lớn và
có nhiều kinh nghiệm tại Pháp và trên thế giới, song Groupama không thành công với bảo hiểm nông
nghiệp ở Việt Nam, doanh thu thấp, bồi thường cao, liên tục lỗ từ khi thành lập đến nay.
Trước đây, Groupama hoạt động chủ yếu tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long với việc
cung cấp các dịch vụ bảo hiểm vật nuôi, cây trồng; bảo hiểm tài sản, thiệt hại dùng trong sản xuất nông
nghiệp, bảo hiểm việc cung ứng nguyên vật liệu thiết bị và bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp; bảo
hiểm tai nạn lao động nông nghiệp và trách nhiệm dân sự trong sản xuất nông nghiệp từ năm 2002.
Groupama cũng đã thử nghiệm cung cấp dịch vụ bảo hiểm đối với các hoạt động ngư nghiệp, chủ yếu
là đối với hoạt động nuôi tôm. Tuy nhiên, công ty đã chấm dứt cung cấp dịch vụ này sau một cơn bão
gây ra thiệt hại nặng nề. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng doanh thu từ loại hình bảo hiểm nông
nghiệp của Groupama cũng không đáng kể, tỷ lệ bồi thường rất lớn (năm 2005 tỷ lệ bồi thường lên tới
4.426%).
Từ năm 2005, công ty này mở rộng địa bàn hoạt động ra ngoài khu vực đồng bằng sông Cửu
Long và miền Đông Nam Bộ, đồng thời thu hẹp đối tượng bảo hiểm, theo đó, chỉ bảo hiểm cho vật
nuôi (bò và lợn). Doanh thu bảo hiểm nông nghiệp thấp chỉ đạt 11 triệu đồng năm 2007.
Hai doanh nghiệp khác ở dạng tiềm năng, đó là Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh và Công ty

cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Bảo Minh triển khai bảo
hiểm tín dụng khoản vay phục vụ sản xuất nông nghiệp theo chỉ số thời tiết ở Đồng Tháp. Tuy nhiên,
do mức phí tương đối cao (khoảng 15% giá trị khoản vay) nên phía ngân hàng cũng không mặn mà
lắm. Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phép triển khai
bảo hiểm nông nghiệp. Hiện nay, cũng đang nghiên cứu đề án tiền khả thi triển khai bảo hiểm nông
nghiệp.
Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
Ngày 01/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thực
hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 với mục đích hỗ trợ cho người sản xuất nông
nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra.
Theo đó, giai đoạn 2011-2013 sẽ thực hiện thí điểm BHNN đối với cây lúa tại Nam Định, Thái
Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp; thực hiện bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn,
gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình
Dương và Hà Nội; thực hiện bảo hiểm đối với nuôi trồng thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân
trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.
Người tham gia thí điểm sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá
nhân nghèo sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ 80% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản


xuất nông nghiệp; hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận
nghèo sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ phải là một trong những đối
tượng quy định ở trên; có quyền lợi được bảo hiểm; tham gia thí điểm, đóng phí bảo hiểm phần trách
nhiệm của mình và thực hiện sản xuất, canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng, phòng dịch theo quy định của
Bộ NN&PTNT.
Cũng theo Quyết định này, các rủi ro được bảo hiểm bao gồm: Thiên tai (bão lũ, lụt, hạn hán,
rét đậm, rét hại, sương giá…); Dịch bệnh (dịch cúm, dịch tai xanh, bệnh lở mồm, long móng, bệnh
thủy sản, dịch rầy nâu, vàng lùn, xoắn lá…). Việc bồi thường bảo hiểm được thực hiện theo quy định
hiện hành hoặc bồi thường dựa trên chỉ số thời tiết, dịch bệnh, sản lượng có liên quan với thiệt hại.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và áp dụng từ ngày 01/7/2011 đến

hết năm 2013.
Triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam còn nhiều hạn chế
Qua phân tích kết quả triển khai bảo hiểm nông nghiệp của Bảo Việt và Groupama cho thấy,
kết quả triển khai bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam rất hạn chế. Doanh thu phí bảo hiểm nông
nghiệp hàng năm thấp, tỷ trọng doanh thu rất nhỏ so với phí bảo hiểm của toàn thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ: 0,069% (năm 2004); 0,008% (năm 2005); 0,012% (năm 2006); 0,01% (năm 2007). Việc triển
khai bảo hiểm nông nghiệp không hiệu quả, tỷ lệ bồi thường trên doanh thu cao – trên 80%, nếu tính
các chi phí khác của doanh nghiệp bảo hiểm như chi quản lý, chi bán hàng, trích lập dự phòng nghiệp
vụ thì kết quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp bị lỗ.
Như vậy, qua thực tế triển khai bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam thời gian qua có thể thấy, diện
tích cây có hạt, cây ăn quả, cây công nghiệp lớn, số lượng gia súc, gia cầm rất nhiều, song mới chỉ có
một số lượng rất nhỏ cây công nghiệp được bảo hiểm. Việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp không
hiệu quả, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đề ra cũng như hỗ trợ nông dân khi xảy ra tổn thất. Cây
lúa là cây nông nghiệp có tầm quan trọng hàng đầu, nhưng vào thời điểm hiện tại vẫn chưa được bảo
hiểm.
Nguyên nhân của những hạn chế trong triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của thị trường bảo hiểm nông nghiệp thời gian qua.
Về phía doanh nghiệp bảo hiểm: Sản phẩm bảo hiểm chưa phù hợp. Phần lớn là các sản phẩm
bảo hiểm đa rủi ro, chưa có sản phẩm chuẩn, cụ thể cho một loại đối tượng bảo hiểm, cho một số rủi ro
nhất định và triển khai với quy mô rộng khắp. Công tác khai thác bảo hiểm còn nhiều hạn chế. Tập
quán sản xuất, nuôi trồng của nông dân manh mún, thiếu các phương pháp nuôi trồng chuẩn trong khi
địa bàn sản xuất lại phân bố rất rộng. Số lượng cán bộ ít, trình độ hạn chế (yêu cầu phải rất hiểu biết về


cây trồng vật nuôi cũng như kiến thức về bảo hiểm), chi phí khai thác lớn trong khi giá trị bảo hiểm
nhỏ, phân tán. Chưa có phương thức quản lý rủi ro hữu hiệu đối với cây trồng vật nuôi được bảo hiểm.
Thậm chí còn xuất hiện tâm lý sợ người dân lựa chọn rủi ro đối nghịch hoặc trục lợi trong bảo hiểm
nông nghiệp. Trong các loại hình bảo hiểm khác, doanh nghiệp bảo hiểm có thể kiểm soát và hạn chế
tổn thất, nhưng trong bảo hiểm nông nghiệp rất khó hạn chế hiện tượng này vì số người được bảo
hiểm, đối tượng bảo hiểm rất lớn và có mặt rộng khắp trên mọi miền đất nước. Công tác giải quyết bồi

thường còn chậm, thủ tục còn phiền hà, gây nhiều khó khăn cho người tham gia bảo hiểm dẫn đến tâm
lý người dân không muốn tham gia bảo hiểm.
Mặt khác, do tổn thất cao, lợi nhuận thấp nên không thu hút được các doanh nghiệp bảo hiểm
tham gia. Vì là bảo hiểm thương mại nên doanh nghiệp đặt mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Nhà nước
không thể ép doanh nghiệp triển khai sản phẩm này. Do những đặc thù của sản xuất nông nghiệp, chi
phí cho bán bảo hiểm lớn, việc kiểm tra, giám định tổn thất và bồi thường gặp khó khăn, trong khi hoa
hồng lại thấp so với số phí bảo hiểm thu được... nên không thực sự hấp dẫn đối với doanh nghiệp bảo
hiểm. Nếu tăng phí bảo hiểm tương ứng với rủi ro thì nông dân không có khả năng tham gia; còn nếu
giữ phí bảo hiểm ở mức thấp thì không đảm bảo khả năng tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm. Bên
cạnh đó, do các doanh nghiệp đều đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận lên hàng đầu, tiền lương của cán
bộ khai thác bảo hiểm cũng được căn cứ trên cơ sở này, do vậy không có cán bộ bảo hiểm nào mặn mà
với việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp của doanh nghiệp mình.
Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm có hạn. Rủi ro thiên tai trong bảo hiểm
nông nghiệp nhiều khi mang tính chất thảm hoạ do phạm vi, mức độ tàn phá, thiệt hại về mặt tài chính
rất lớn vượt quá năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ lựa
chọn một số rủi ro và triển khai trên một vài địa bàn hạn chế.
Thị trường tái bảo hiểm chưa phát triển. Chưa có sự hỗ trợ, hậu thuẫn của các nhà tái bảo hiểm,
các chương trình tái bảo hiểm cũng như sự phát triển của thị trường tái bảo hiểm, đầu ra rất quan trọng
cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Vì các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, nên các doanh nghiệp
bảo hiểm cần phải có sự hậu thuẫn của các nhà tái bảo hiểm.
Đối với người nông dân: Người dân chưa có thói quen tham gia bảo hiểm. Dân trí của nông
dân còn thấp, tập quán phó mặc cho trời nên chưa chủ động tham gia bảo hiểm, nhằm khắc phục khó
khăn tài chính khi xảy ra thiên tai. Thiên tai trong nông nghiệp rất lớn nhiều khi mang tính chất thảm
hoạ, mức độ tổn thất khác nhau trong khi đại đa số nông dân nước ta có thu nhập rất thấp do vậy không
có khả năng mua bảo hiểm. Sản xuất manh mún, phần lớn kỹ thuật chăm sóc, quy trình sản xuất theo
kinh nghiệm và tự phát dẫn đến rất rủi ro và khó đánh giá đối với đối tượng được bảo hiểm. Tâm lý
phổ biến là lựa chọn khả năng chắc chắn xảy ra tổn thất mới tham gia bảo hiểm. Ví dụ như: Người dân


ở vùng thường xuyên bị lũ lụt mới mua bảo hiểm, hoặc biết vật nuôi có bệnh thì mới mua bảo hiểm,

hoặc chỉ mua bảo hiểm cho tài sản sắp hỏng,…
Đối với Nhà nước: Chưa có cơ chế, chính sách cụ thể hỗ trợ chi phí cho nông dân, doanh
nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp; chưa có cơ chế, chính sách tài chính, bù đắp chi phí cho doanh
nghiệp triển khai bảo hiểm nông nghiệp; chưa có chính sách hỗ trợ nông dân tham gia bảo hiểm; Chưa
có sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống pháp luật (bảo hiểm nông nghiệp chưa được chú trọng, chưa được coi
là loại hình bảo hiểm bắt buộc), vai trò của các cơ quan nhà nước có liên quan trong công tác điều tra,
nghiên cứu, phân tích dự báo chưa được chú trọng; Chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu để làm căn cứ cho
việc tính phí, triển khai bảo hiểm. Sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước; các doanh nghiệp bảo
hiểm, tái bảo hiểm, các tổ chức tín dụng, tài chính và người nông dân chưa chặt chẽ nên việc cung cấp
đồng bộ các dịch vụ bảo hiểm và tín dụng để thúc đẩy, xúc tiến bảo hiểm nông nghiệp còn hạn chế.
Mặt khác, việc Chính phủ vẫn thường xuyên thực hiện việc trợ cấp trong trường hợp xảy ra thiên tai
lớn đã làm nảy sinh tư tưởng ỷ lại, làm suy yếu khả năng tham gia bảo hiểm nông nghiệp của người
dân.
Ý kiến đánh giá của nhóm nghiên cứu
Để hình thành và phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam, trước hết, cần xác định đối
tượng bảo hiểm hướng vào một số cây trồng, vật nuôi chủ lực như: Lúa, cà phê, trâu, bò, lợn, gia cầm,
tôm, cá và xác định những rủi ro cần được bảo hiểm.... Lựa chọn một số cây trồng, vật nuôi phù hợp
với từng vùng làm thí điểm rồi nhân rộng; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham
gia bảo hiểm cây trồng, vật nuôi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các đoàn thể quần
chúng như hội nông dân, hội khuyến nông, hội phụ nữ; Mở các lớp tập huấn cho nông dân; Hỗ trợ các
doanh nghiệp nghiên cứu, triển khai các loại sản phẩm theo từng vùng, miền, kênh phân phối, đội ngũ
giám định và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ về tài chính, bù đắp chi phí cho doanh nghiệp triển
khai bảo hiểm nông nghiệp; Hỗ trợ nông dân tham gia bảo hiểm; Tăng cường sự phối hợp giữa Nhà
nước, các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, các tổ chức tín dụng, tài chính và nông dân.
Trước hết phải lựa chọn cây con bảo hiểm sau đó xác định phạm vi bảo hiểm cho phù hợp với
từng vùng sinh thái. Việc đa dạng hóa sản phẩm cũng phải được đặt ra để người tham gia dễ dàng lựa
chọn, đồng thời phải tính toán mức phí bảo hiểm sao cho phù hợp với khả năng tài chính của người
nông dân, trên cơ sở áp dụng các chế độ bảo hiểm một cách linh hoạt. Trong quá trình triển khai bảo
hiểm nông nghiệp ở nước ta, vai trò của Nhà nước là không thể thiếu được đối với cả người tham gia
và công ty bảo hiểm.




×