HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
Lời mở đầu ........................................................................................................ 5
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN
QUỐC TẾ. ....................................................................................................... 11
1.1.Khái niệm, phân loại và nguyên tắc hạch toán cán cân thanh toán quốc tế.
......................................................................................................................... 11
1.1.1.Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế ............................................... 11
1.1.2. Phân loại cán cân thanh toán quốc tế. ............................................... 12
1.1.3 Nguyên tắc hạch toán ......................................................................... 13
1.1.2.3 Nguyên tắc hạch toán cán cân thanh toán quốc tế ...................... 13
1.1.2.2.Trạng thái thặng dƣ và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ..... 14
Kết cấu các cán cân bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế ......................... 14
1.2.1Kết cấu của cán cân thanh toán ........................................................... 14
1.2.1.1.
Kết cấu theo hàng dọc............................................................ 14
1.2.1.2.
Kết cấu theo hàng ngang ....................................................... 15
1.2.2.
Các bộ phận của cán cân thanh toán ............................................ 15
1.2.2.1.
Cán cân vãng lai (Current Account – CA) ............................ 15
1.2.2.2.
Cán cân vốn và tài chính ....................................................... 18
1.2.2.3.
Lỗi và sai sót .......................................................................... 20
1.2.2.4.
Cán cân tổng thể .................................................................... 20
1.2.2.5.
Cán cân bù đắp chính thức .................................................... 21
Nguyễn Thị Thúy Nga
1
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.3.
Ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế. .......................... 22
1.4.
Các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế. ................ 23
Các nhân tố tác động đến cán cân vãng lai ................................................. 23
Lạm phát 23
Tỷ giá hối đoái ........................................................................................ 24
1.4.1.3.Thu nhập quốc dân ...................................................................... 26
Các nhân tố tác động đến cán cân vốn và tài chính .................................... 27
Các biện pháp kiểm soát vốn .................................................................. 27
1.4.1.1.
Tỷ giá hối đoái ....................................................................... 28
1.4.1.2.
Tự do hóa tài chính ................................................................ 29
CHƢƠNG 2: ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN
THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. ............................... 31
2.1.Tình hình của cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay .............. 31
2.1.1 Cán cân tổng thể của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015.............. 31
2.1.2 Cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015. ............. 34
2.1.1.1.
Cán cân thương mại (Trade Balance - TB) ........................... 37
2.1.1.2.
Cán cân dịch vụ (Service – Se) .............................................. 40
2.1.1.3.
Cán cân thu nhập (Incomes – Ic) ........................................... 42
2.1.1.4.
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Curent Transfers –
Tr)
................................................................................................ 44
2.1.2.
Cán cân vốn và tài chính .............................................................. 45
2.1.2.1.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ........................................ 46
Nguyễn Thị Thúy Nga
2
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
2.1.2.2.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FII ............................................ 48
2.2.
Ảnh hƣởng của một số nhân tố đến cán cân thanh toán quốc tế ở Việt
Nam. ............................................................................................................ 49
2.2.1.
Ảnh hƣởng của các nhân tố đến cán cân vãng lai ........................ 50
2.2.1.1.
Ảnh hƣởng của nhân tố lạm phát ........................................... 50
2.2.1.2.
Ảnh hƣởng của nhân tố tỷ giá hối đoáiError! Bookmark not
defined.
2.2.1.3.
2.2.2.
Ảnh hƣởng của nhân tố thu nhập quốc dân ........................... 57
Ảnh hƣởng của các nhân tố đến cán cân vốn và tài chính. .......... 59
2.2.2.1.
Ảnh hƣởng của hoạt động kiểm soát vốn của nhà nƣớc ........ 59
2.2.2.2.
Ảnh hƣởng của nhân tố tỷ giá hối đoái .................................. 64
2.2.2.3.
Ảnh hƣởng của nhân tố tự do hóa tài chính ........................... 66
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THANH TOÁN
QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM ............................................................................... 72
3.1. Định lý kiểm soát cán cân thanh toán quốc tế. ........................................ 72
3.2. Kiến nghị giải pháp .................................................................................. 76
3.2.1 Đối với lạm phát: ............................................................................... 76
3.2.2 Đối với ảnh hƣởng của nhân tố tỷ giá hối đoái:................................. 77
3.2.3 Đối với ảnh hƣởng của nhân tố thu nhập quốc dân. .......................... 81
3.2.4 Đối với ảnh hƣởng của hoạt động kiểm soát vốn của nhà nƣớc. ....... 83
3.2.5 Các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ ......................... 87
3.3. Kiến nghị điều kiện thực hiện giải pháp .................................................. 89
3.3.1. Đối với Chính phủ ............................................................................. 89
Nguyễn Thị Thúy Nga
3
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ........................................................... 89
Kết luận ........................................................................................................... 91
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOP
Cán cân thanh toán quốc tế - Payment of Balance.
BP
Cán cân thanh toán quốc tế - Payment of Balance.
CA
Cán cân vãng lai – Current Account Balance.
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
FDI
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài - Foreign Direct Investment.
FII
Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài – Foreign Indirect Investment.
KA
Cán cân vốn và tài chính – Capital Account Balance.
OB
Cán cân tổng thể - Overall Balance.
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức - Official Development Assistance.
OFB
Cán cân bù đắp chính thức - Official Financing Balance.
OM
Cán cân bù đắp chính thức - Errors and Omissions.
Nguyễn Thị Thúy Nga
4
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diễn biến cán cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính, cán cân tổng
thể của Việt Nam giai đoạn 2006-2015. ......................................................... 31
Bảng 2.2: Tình hình Cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 –
2015. ................................................................................................................ 34
Bảng 2.3: Cán cân thƣơng mại của Việt Nam từ năm 2006-2015 .................. 37
Bảng 2.4: Cán cân dịch vụ của Việt Nam từ năm 2006-2015 ........................ 40
Bảng 2.5: Tình hình Cán cân thu nhập của Việt Nam từ năm 2006-2015...... 42
Bảng 2.6: Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam từ năm
2006-2015........................................................................................................ 44
Bảng 2.7: Tình hình Cán cân vốn của Việt Nam từ năm 2006-2015 ............. 45
Bảng 2.8: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam từ 2006-2015 .............. 46
Bảng 2.9: Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam từ 2006 – 2015........... 48
Bảng 2.10: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng, cán cân vãng lai giai đoạn 20062015. ................................................................................................................ 50
Bảng 2.11: Xuất-nhập khẩu Việt Nam trong tƣơng quan với tỷ giá ........ Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.12: Tổng thu nhập quốc dân (GNI), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP),
Cán cân vãng lai giai đoạn 2006-2015. ........................................................... 57
Nguyễn Thị Thúy Nga
5
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Diễn biến cán cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính, cán cân tổng
thể của Việt Nam giai đoạn 2006-2015. ......................................................... 32
Hình 2.2: Diễn biến cán cân vãng lai Việt Nam giai đoạn 2006-2015 . ......... 35
Hình 2.3: Diễn biến xuất, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thƣơng mại của Việt
Nam giai đoạn 2006-2015. .............................................................................. 38
Hình 2.4: Diễn biến cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2006-2015 ..... 41
Hình 2.9: Diễn biến vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngƣời vào Việt Nam giai đoạn
2006-2015........................................................................................................ 48
Sơ đồ 1.1: Tuyến J........................................................................................... 56
Hình 2.10: Dòng vốn đầu tƣ trực tiếp vào Việt Nam giai đoạn 2006-2015 ... 60
Hình 2.12: Biểu đồ cho thấy mối quan hệ giữa REER và FDI ....................... 64
Nguyễn Thị Thúy Nga
6
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thƣơng mại đã và
đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đƣơng đại. Phù hợp với xu thế đó,
từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành đấy mạnh hội nhập kinh tế quốc
tế, thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, đẩy mạnh
quan hệ thƣơng mại, xuất khẩu hàng hóa tới trên 230 thị trƣờng của các nƣớc
và vùng lãnh thổ. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã
trở thành điểm mốc quan trọng trong việc hội nhập sâu rộng hơn vào nên kinh
tế thế giới. Mối quan hệ giữa của Việt Nam với các quốc gia và vũng lãnh thổ
rất phong phú và đa dạng bao gồm các hoạt động đầu tƣ, thƣơng mại, du
lịch... Mối quan hệ này tạo nên dòng ngoại tệ đi vào và ra rất thƣờng xuyên,
đƣợc phản ánh chặt chẽ trên cán cân thanh toán quốc tế; việc theo dõi các
luồng tiền ngoại tệ vào ra là hết sức quan trọng. Cán cân thanh toán quốc tế là
công cụ quan trọng trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ và cơ chế
tỷ giá, đặc biết trong bối cảnh thâm hụt cán cân vãng lai cao và dòng vốn
quốc tế suy giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm
2008. Việc nghiên cứu và dự báo cán cân thanh toán, cũng nhƣ nghiên cứu
các nhân tố ngoại lai tác động đến cán cân thanh toán sẽ giúp cho các nhà
hoạch định chính sách đƣa ra những chính sách kịp thời và hợp lý để ổn định
nền kinh tế.
Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ mô
quan trọng phản ánh hoạt động kinh tế đối ngoại của một nƣớc với phần còn
lại của thế giới. Nó có quan hệ chặt chẽ với các tài khoản vĩ mô khác nhƣ bản
cân đối ngân sách, cân đối tiền tệ, hệ thống tài khoản quốc gia. Chính vì vậy,
cán cân thanh toán đã trở thành công cụ quan trọng để đề ra các chính sách
Nguyễn Thị Thúy Nga
7
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
phát triển kinh tế và những diễn biến trong cán cân thanh toán, cũng nhƣ
những nhân tố ngoại lai tác động nhƣ thế nào đến các bộ phận của cán cân
hay tác động đến toàn bộ các cân thanh toán quốc tế của một nƣớc là mối
quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách.
Tuy nhiên, để lập đƣợc một bản cán cân thanh toán quốc tế đầy đủ, chính
xác và kịp thời là một việc rất khó khăn do phạm vi thu thập số liệu cán cân
thanh toán quốc tế khá rộng, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ liên
quan, nhƣ: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thƣơng... Việc
phân tích các tình trạng, các nhân tố ngoại lai tác động và đƣa ra các giải pháp
điều chính cán cân thanh toán trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của một
quốc gia cũng là việc khó khăn do các khu vực trong nền kinh tế có quan hệ
tác động lẫn nhau. Có thể nói rằng việc thành lập, phân tích điều chỉnh cán
cân thanh toán quốc tế đối với Việt Nam là rất mới mẻ và thiếu kinh nghiệm,
để cán cân thanh toán quốc tế trở thành một công cụ phân tích, quản lý tốt các
hoạt động kinh tế đối ngoại thì vấn đề cấp thiết là phải có sự nghiên cứu cả về
lý luận lẫn thực tiễn trong việc thành lập, phân tích các nhân tố tác động, phân
tích các bộ phận và điều chính cán cân thanh toán quốc tế.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc xem xét các nhân tố ngoại lai
ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cán cân thanh toán quốc tế, và tầm quan trọng của
cán cân thanh toán quốc tế đến nền kinh tế Việt Nam, em đã lựa chọn và
nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế
và giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện
nay.”
2. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Nguyễn Thị Thúy Nga
8
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc
tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát đƣợc thực trạng tài khoản vãng lai, tài khoản vốn, cán cân
thanh toán trong khoản thời gian từ 2008 – 2014, xem xét các nhân tố ngoại
lai nhƣ lạm phát, tỷ giá hối đoái, thu nhập quốc gian, các biện pháp kiểm soát
vốn, tự do hóa tài chính...tác động nhƣ thế nào đến các tiểu bộ phận cán cân
và đến cán cân thanh toán tổng thể. Từ đó đề tài đƣa ra các kiến nghị giải
pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về các nhân tố ngoại lai ảnh hƣởng đến
cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu bao gồm các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu cần thiết cho
việc nghiên cứu. Những tài liệu này cung cấp những gợi ý giúp xác định
chính xác vấn đề và hình thành cơ sở lý luận cho bài luận. Là các thông tin về
cán cân thanh toán quốc tế, các tiểu bộ phận của các cân và các nhân tố ngoại
lai có ảnh hƣởng đến cán cân thanh toán.
Bƣớc 2: Nghiên cứu định tính, mô tả số liệu và xu hƣớng dựa trên các
số liệu tìm đƣợc về cán cân thanh toán, tiểu bộ phận của cán cân và các nhân
tố ảnh hƣởng đến cán cân.
5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp:
Nội dung của luận văn tốt nghiệp bao gồm 3 chƣơng:
Nguyễn Thị Thúy Nga
9
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chƣơng 1: Một số vấn đề về cán cân thanh toán quốc tế và các nhân tố ảnh
hƣởng đến cán cân thanh toán quốc tế.
Chƣơng 2: Ảnh hƣởng của một số nhân tố đến cán cân thanh toán quốc tế ở
Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 3: Kiến nghị giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở
Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Thị Thúy Nga
10
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN
QUỐC TẾ.
1.1.Khái niệm, phân loại và nguyên tắc hạch toán cán cân thanh toán
quốc tế.
1.1.1.Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế đƣợc các quốc gia sử dụng chủ yếu từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai theo tinh thần của Hiệp ƣớc Bretton Woods. Ngày
nay, Cán cân thanh toán quốc tế đƣợc hiểu là một bảng ghi chép phản ánh
tổng hợp tất cả các giao dịch kinh tế giữa ngƣời cƣ trú với ngƣời không cƣ trú
của quốc gia cho từng khoảng thời gian nhất định.
Theo Nghị định số 16/2014/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý Cán cân
thanh toán quốc tế ở Việt Nam: “Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
(sau đây gọi tắt là cán cân thanh toán) là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ
các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Ngƣời cƣ trú và Ngƣời không cƣ trú
trong một thời kỳ nhất định.”
Ngƣời cƣ trú của một quốc gia cần hội đủ cả hai điều kiện:
Thời hạn cƣ trú từ 12 tháng trở lên.
Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cƣ trú.
Ngƣời không đủ đồng thời hai điều kiện trên đều trở thành ngƣời không
cƣ trú.
Ở Việt Nam, các trƣờng hợp về ngƣời cƣ trú và ngƣời không cƣ trú đƣợc
quy định tại Chƣơng I, Điều 4, mục 2 và mục 3 của Pháp lệnh ngoại hối số
Nguyễn Thị Thúy Nga
11
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
28/2005/PL-UBTV ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
một số điều Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3
năm 2013.
Một số điểm chú ý về khái niệm “ngƣời cƣ trú” và “ngƣời không cƣ trú”:
Khi lập cán cân thanh toán chỉ quan tâm tới nơi cƣ trú mà không để ý
tới quyền công dân thuộc nƣớc nào.
Đối với các công ty đa quóc gia là cƣ dân của nhiều nƣớc, chi nhanh
của công ty đặt tại nƣớc nào thì đƣợc coi là cƣ dân của nƣớc đó.
Các tổ chức Quốc tế nhƣ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân hàng Thế Giới,
Liên Hiệp Quốc,...là ngƣời không cƣ trú đối với mọi quốc gia, ngay cả quốc
gia mà tổ chức đó đóng trụ sở.
Các đại sứ quán, căn cứ quân sự nƣớc ngoài, các lƣu học sinh, khách du
lịch,...không kể thời hạn cƣ trú là bao nhiêu điều là ngƣời không cƣ trú đối
với nƣớc đến, và là ngƣời cƣ trú đối với nƣớc đi.
1.1.2. Phân loại cán cân thanh toán quốc tế.
1.1.2.1. Cán cân thanh toán thời kỳ và cán cân thanh toán thời điểm.
Cán cân thanh toán thời kỳ là bản đối chiếu giữa những khoản tiền thực
tế thu đƣợc từ nƣớc ngoài với những khoản tiền mà thực tế nƣớc đó chi ra cho
nƣớc ngoài trong một thời kỳ nhất định. Vậy, loại cán cân này chỉ phản ánh số
liệu thực thu và thực chi của một nƣớc đối với nƣớc ngoài trong thời kỳ đã
qua.
Cán cân thanh toán thời điểm nhất định là bản đối chiếu giữa các khoản
tiền đã và sẽ thu về và chi ra ở một thời điểm cụ thể nào đó. Vậy, trong loại
cán cân thanh toán này chứa đựng cả những số liệu phản ánh các khoản tiền
Nguyễn Thị Thúy Nga
12
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
nợ nƣớc ngoài và nƣớc ngoài nợ nƣớc đó mà thời hạn thanh toán rơi đúng vào
ngày của cán cân.
1.1.2.2. Cán cân song phương và cán cân đa phương
Cán cân song phƣơng đƣợc lập cho những giao dịch kinh tế phát sinh
giữa hai quốc gia.
Cán cân đa phƣơng đƣợc lập cho một nƣớc với phần còn lại của thế
giới, cho biết cơ cấu tỷ lệ mối quan hệ giữa một quốc gia với quốc gia khác từ
đó hoạch định chính sách để điều chỉnh cơ cấu hợp lý.
1.1.3 Nguyên tắc hạch toán
1.1.3.1. Nguyên tắc hạch toán cán cân thanh toán quốc tế
- Ghi chép:
Các giao dịch chuyển tiền quốc tế đƣợc phản ánh vào bên Có và bên Nợ
của cán cân thanh toán quốc tế.
Bên Có: phản ánh các khoảng thu tiền của ngƣời nƣớc ngoài tức là
những khoản giao dịch mang về cho quốc gia một số lƣợng ngoại tệ nhất
định. Bên Có đƣợc ký hiệu dƣơng (+).
Bên Nợ: phản ánh các khoảng chi tiền ra thanh toán cho ngƣời nƣớc
ngoài tức là những khoản giao dịch làm cho quỹ ngoại tệ ở trong nƣớc giảm
đi. Bên Nợ đƣợc ký hiệu âm (-) của cán cân thanh toán.
- Hạch toán (Bút toán kép)
Tất cả các giao dịch phát sinh ghi Có đều phải đƣợc cân bằng lại bằng
cách ghi Nợ vào khoản mục tƣơng ứng và ngƣợc lại.
Tổng số các khoản ghi Nợ = Tổng số các khoản ghi Có
Do đó, tổng đại số các các giao dịch trong CCTT bằng 0.
Nguyễn Thị Thúy Nga
13
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Việc thực hiện nguyên tắc trên thông qua tài khoản ghi chép các khoản
Nợ và Có của giao dịch.
1.1.3.2. Trạng thái thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế
Trƣớc hết, cán cân thanh toán đƣợc lập theo nguyên tắc hạch toán kép,
trong đó tổng các bút toán ghi Có đúng bằng tổng các bút toán ghi Nợ, nhƣng
có dấu ngƣợc nhau. Do đó, chênh lệch giữa tổng các bút toán ghi có và tổng
các bút toán ghi nợ luôn bằng không. Điều này có nghĩa là về tổng thể thì cán
cân thanh toán luôn trong trạng thái cân bằng.
Do đó, khi nói đến cán cân thanh toán là thăng dƣ hay thâm hụt, ngƣời
ta muốn nói đến trạng thái thặng dƣ hay thâm hụt của một hay một nhóm các
bộ phận nhất định trong cán cân thanh toán. Về mặt nguyên tắc, thặng dƣ hay
thâm hụt của cán cân bộ phận là chênh lệch giữa tổng các bút toán ghi có và
tổng các bút toán ghi nợ trên từng cán cân bộ phận.
1.2. Kết cấu các cán cân bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế
1.2.1. Kết cấu của cán cân thanh toán
1.2.1.1. Kết cấu theo hàng dọc
Theo chiều dọc, BP bao gồm 4 cột chính là:
-
Cột „nội dung giao dịch‟.
-
Cột „ doanh số thu‟
-
Cột „ doanh số chi‟
-
Cột „ cán cân ròng‟
Bất kì một khoản chi thu nào đều đƣợc ghi vào cột „thu‟ và có dấu (+).
Bất kỳ một khoản chi nào đều đƣợc ghi vào cột „chi‟ và có dấu (-).
Cán cân thanh toán quốc tế luôn tự động cân bằng.
Nguyễn Thị Thúy Nga
14
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chênh lệch „doanh số thu‟ và „doanh số chi‟ của từng cán cân bộ
phận tạo ra cán cân ròng của cán cân này.
1.2.1.2.
Kết cấu theo hàng ngang
Do có nhiều các giao dịch thu chi quốc tế, nên BP phải đƣợc kết cấu
theo một số tiêu chí nhất định để theo dõi và phân tích.
Xem phụ lục 1. Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam theo quy
định của Nghị định 16/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2014 của Chính
Phủ.
1.2.2 Các bộ phận của cán cân thanh toán
Về cơ bản thì cán cân thanh toán quốc tế bao gồm các cán cân tiểu bộ
phận sau:
1.2.2.1. Cán cân vãng lai
Cán cân vãng lai đƣợc tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế
giữa Ngƣời cƣ trú và Ngƣời không cƣ trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của
ngƣời lao động, thu nhập từ đầu tƣ trực tiếp, thu nhập tƣ đầu tƣ vào giấy tờ có
giá, lãi vay và lãi tiền gửi nƣớc ngoài, chuyển giao vãng lai một chiều và các
giao dịch khác theo quy định của Pháp luật.
Cán cân vãng lai bao gồm:
- Cán cân thƣơng mại.
- Cán cân dịch vụ.
- Cán cân thu nhập.
- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều.
Cán cân thƣơng mại
Nguyễn Thị Thúy Nga
15
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Cán cân thƣơng mại còn đƣợc gọi là cán cân hữu hình, bởi nó phản ánh
chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi cho thu nhập
khẩu hàng hóa, trong đó những hàng hóa này có thể quan sát thấy bằng mắt
thƣờng khi di chuyển. Cán cân thƣơng mại phản ánh chênh lệch thu chi về
xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình trong một thời gian nhất định.
Thông thƣờng đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài khoản
vãng lai.
Xuất khẩu làm phát sinh các khoản thu nên đƣợc ghi có trong cán cân
thƣơng mại, còn nhập khẩu làm phát sinh các khoản chi nên đƣợc ghi nợ
trong cán cân thƣơng mại. Khi thu nhập tƣ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập
khẩu hàng hóa, tức là khi này nền kinh tế có xuất khẩu ròng dƣơng, thì cán
cân thƣơng mại thặng dƣ. Ngƣợc lại, khi thu nhập từ xuất khẩu thấp hơn thu
nhập nhập dùng cho nhập khẩu hàng hóa, tức là nên kinh tế xuất khẩu ròng
âm thì cán cân thƣơng mại ở trạng thái thâm hụt.
Với nội dung của cán cân thƣơng mại, có thể thấy cán cân thƣơng mại
chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ từ các yếu tố tác động lên xuất nhập khẩu hàng hóa
của một quốc gia. Những yếu tố chính ảnh hƣởng đến thƣơng mại và trạng
thái thu nhập của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và nƣớc ngoài, giá cả tƣơng đối
giữa hàng trong nƣớc và hàng nƣớc ngoài, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng và các
chính sách của chính phủ đối với thƣơng mại.
Cán cân dịch vụ
Hạch toán các khoản thu từ xuất khẩu và chi để nhập khẩu các loại hình
dịch vụ. Bảng cân đối thu chi của phần này gọi là cán cân dịch vụ. Theo nghị
định số 16/2014/NĐ-CP, hạng mục này có thể phân chia thành:
- Dịch vụ vận chuyển: cƣớc phí, hành khách, các tài khoản khác.
Nguyễn Thị Thúy Nga
16
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Dịch vụ du lịch: bao gồm các chi phí khách sạn, nhà trọ, các chi
phí du lịch khác nhƣ nhà hàng, phí tham quan...
- Các dịch vụ khác bao gồm:
o Dịch vụ chính phủ nhƣ là các giao dịch của Đại sứ quán, các
nhà tƣ vấn, các cơ quan quân sự - quốc phòng. Các giao dịch với các cơ quan
khác nhƣ: Phái đoàn viện trợ, các phái đoàn du lịch Chính Phủ, thông tin và
các văn phòng thúc đẩy thƣơng mại.
o Dịch vụ tƣ nhân: các dịch vụ thông tin liên lạc, các dịch vụ xây
dựng, các dịch vụ bảo hiểm, các chi phí bản quyền và giấy phép, các dịch vụ
tài chính, các dịch vụ kinh doanh khác, các dịch vụ phục vụ cá nhân.
Cán cân thu nhập
Cán cân thu nhập hạch toán tất cả các khoản thu nhập từ hai yếu tố sản
xuất: lao động và vốn. Thu nhập từ lao động gọi là thu nhập của ngƣời lao
động; thu nhập từ vốn gọi là thu nhập từ đầu tƣ.
Do vậy, Cán cân thu nhập bao gồm thu nhập của ngƣời lao động và thu
nhập từ đầu tƣ.
Thu nhập của ngƣời là động là các khoản thu nhập từ tiền lƣơng, tiền
thƣởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do ngƣời không cƣ trú
trả cho ngƣời cƣ trú và ngƣợc lại.
Thu nhập đầu tƣ là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tƣ trực tiếp, lãi từ đầu
tƣ vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả cho các khoảng vay
giữa ngƣời cƣ trú và ngƣời không cƣ trú.
Các khoản thu nhập của ngƣời cƣ trú từ ngƣời không cƣ trú làm tăng
ngoại tệ đƣợc ghi vào bên có và có dấu dƣơng (+), còn các khoản thu nhập trả
Nguyễn Thị Thúy Nga
17
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
cho ngƣời không cƣ trú làm phát sinh cầu về ngoại tệ nên đƣợc ghi vào bên
nợ, với dấu âm (-).
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều
Cán cân chuyển giao vốn một chiều bao gồm cá khoản viện trợ không
hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao bằng tiền mặt, hiện vật
cho mục đích tiêu dùng của ngƣời không cƣ trú chuyển cho ngƣời cƣ trú và
ngƣợc lại. Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sƣ phân phối
lại thu nhập giữa ngƣời cƣ trú và ngƣời không cƣ trú. Các khoảng phát sinh
làm tăng cung ngoại tệ đƣợc ghi vào bên có, mang dấu dƣơng (+) và các
khoảng chuyển giao làm phát sinh cầu ngoại tệ đƣợc ghi vào bên nợ, mang
dấu âm (-).
Nhìn chung, chúng ta thấy rằng cán cân dịch vụ, thu nhập và chuyển
giao vãng lai một chiều không thể quan sát bằng mắt thƣờng, nên đƣợc gọi là
cán cân vô hình. Với cán cân thƣơng mại, nhƣ đã nói ở trên là cán cân hữu
hình, cán cân vãng lai có thể biểu diễn:
Cán cân vãng lai = cán cân hữu hình + cán cân vô hình.
1.2.2.2. Cán cân vốn và tài chính
Cán cân vốn và tài chính phản ánh di chuyển vốn vào ra ra đối với một
quốc gia. Trong đó, nguồn vốn chảy vào phản ánh làm giảm tài sản có hoặc
tăng tài sản nợ của ngƣời cƣ trú với ngƣời không cƣ trú. Những luồng vốn
chảy vào làm phát sinh cung ngoại tệ trên thị trƣờng, dó đó đƣợc phản ánh ghi
có và mang dấu dƣơng (+). Bên cạnh đó, luồng vốn chảy ra phản ánh làm
tăng tài sản có hoặc làm giảm tài sản nợ của ngƣời cƣ trú đối với ngƣời không
cƣ trú. Các luồng vốn chảy ra làm tăng nhu cầu về ngoại tệ, dó đó đƣợc phản
Nguyễn Thị Thúy Nga
18
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ánh ghi nợ và mang dấu âm (-). Có thể coi việc luân chuyển vốn nhƣ là việc
ngƣời cƣ trú nhập khẩu hoặc xuất khẩu các khoản đầu tƣ này.
Cán cân vốn bao gồm cán cân vốn dài hạn, cán cân vốn ngắn hạn và
hạng mục chuyển giao vốn một chiều.
Đối với vốn dài hạn, có thể chia thành vốn đầu tƣ của khu vực tƣ nhân
và khu vực nhà nƣớc, hay chia thành vốn đầu tƣ trực tiếp, gián tiếp và các
luồng vốn dài hạn khác. Tiêu chí để phân chia luồng vốn dài hạn vào danh
mục đầu tƣ trực tiếp hay gián tiếp là mức độ kiểm soát của công ty nƣớc
ngoài. Về mặt lý thuyết, hiện nay nếu mức độ kiểm soát của công ty nƣớc
ngoài đối với nguồn vốn là 51% trở lên thì đƣợc coi là đầu tƣ trực tiếp. Tuy
nhiên, trong thực tế hầu hết các quốc gia coi các khoản đầu tƣ nƣớc ngoài
chiếm 30% vốn cổ phần trở lên là đầu tƣ trực tiếp. Đầu tƣ gián tiếp bao gồm
các khoản đầu tƣ mua trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và đầu tƣ cổ
phiếu nhƣng chƣa đạt đến mức độ để kiểm soát công ty.
Cán cân vốn ngắn hạn có thể đƣợc chi theo nhiều hạng mục phong phú
và chủ yếu là: tín dụng thƣơng mại ngắn hạn, hoạt động tiền gửi, mua bán các
giấy tờ có giá ngắn hạn, các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn, kinh doanh
ngoại hối... Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, các nguồn vốn có thể tự
do tru chuyển trong thời gian ngắn và chi phí thấp. Điều này khiến cho cán
cân vốn ngắn hạn trở nên có ảnh hƣởng đáng kể đến cán cân thanh toán nói
chung của một quốc gia. Một nguyên nhân chính khiến cho các luồng vốn
ngắn hạn tăng lên nhanh chóng là xu hƣớng thả nổi tỷ giá sau năm 1973, cũng
nhƣ chính sách kinh tế tài chính thị trƣờng tự do cùng xu thế toàn cầu hóa
hiện nay.
Chuyển giao vốn một chiều là hạng mục bao gồm các khoản viện trợ
không hoàn lại cho các mục đích đầu tƣ và các khoản nợ đƣợc xóa.
Nguyễn Thị Thúy Nga
19
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.2.2.3. Lỗi và sai sót
Nhƣ đã trình bày, do áp dụng nguyên tắc hạch toán kép nên cán cân
thanh toán luôn đƣợc cân bằng. Số dƣ của hạng mục nhầm lẫn và sai sót chính
là độ lệch giữa cán cân bù đắp chính thức và tổng của cán cân vãng lai và cán
cân vốn và tài chính.
Bên cạnh đó, việc ghi chép đầy đủ, chính xác và thu thập số liệu toàn bộ
các giao dịch trong nên kinh tế rất khó thực hiện nên giữa phần ghi chép
đƣợc và thực tế có những khoảng cách. Ngoài ra, những ghi chép của những
khoản thanh toán hoặc hóa đơn quốc tế đƣợc thực hiện vào những thời gian
khác nhau, địa điểm khác nhau và có thể bằng những phƣơng pháp khác nhau.
Từ đó, cơ sở xây dựng những thống kê của cán cân thanh toán quốc tế chắc
chắn không hoàn hảo, dẫn đến những sai số thống kê.
Vì vậy, khoản mục này phản ánh phần chênh lệch do sai sót thống kê của
tất cả các hạng mục trong cán cân thanh toán. Nói cách khác, hạng mục lỗi và
sai sót thống kế bao gồm các giao dịch kinh tế thực tế đã xảy ra nhƣng không
đƣợc ghi chép có nhầm lẫn không đƣợc chính xác.
OB + OFB = 0 OB = -OFB CA + KA + OM = -OFB
OM = - (CA + KA + OFM)
Vì cán cân bù đắp chính thức, cán cân vãng lai và cán cân vốn luôn đƣợc
xác định thể hiện là một số cụ thể nên trong thực tế lập cán cân thanh toán
quốc tế, đẳng thức trên đƣợc áp dụng để tính số dƣ lỗi và sai sót.
1.2.2.4. Cán cân tổng thể
Nếu công tác thông kê đạt mức chính xác tuyệt đối, thì cán cân tổng thể
bằng cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính. Tuy nhiên, trong thực tế có
Nguyễn Thị Thúy Nga
20
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
rất nhiều vấn đề phức tạp và thống kê trong quá trình thu thập số liệu và lập
cán cân thanh toán, do đó thƣờng phát sinh nhầm lẫn và sai sót.
Do đó, cán cân tổng thể đƣợc điều chính lại bằng tổng cán cân thanh
toán vãng lai, cán cân vốn và tài chính và hạng mục lỗi và sai sót.
Cán cân tổng thề = cán cân vãng lai + cán cân vốn và tài chính + lỗi và sai sót.
1.2.2.5. Cán cân bù đắp chính thức
Cán cân bù đắp chính thức bao gồm các hạng mục:
Thay đổi dƣ trữ ngoại hối quốc gia
Tín dụng với IMF và các ngân hàng trung ƣơng khác.
Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ƣơng khác bằng đồng
tiền của quốc gia lập cán cân.
Theo quy tắc, cán cân thanh toán đƣợc lập trên cơ sợ vị thế của nền kinh
tế, tức là không tính đến những hoạt động của ngân hàng trung ƣơng. Tuy
nhiên, với vai trò điều tiết nền kinh tế của mình, ngân hàng trung ƣơng cần ra
tay tác động và cán cân nhằm đạt đƣợc một số mục tiêu nhất định nhƣ kiềm
chế lạm phát, ổn định tỷ giá... Những can thiệp này sẽ đƣợc ghi lại trong mục
bù đắp chính thức, với vai trò của ngân hàng trung ƣơng giống nhƣ ngƣời
không cƣ trú do ngân hàng trung ƣơng không đƣợc tính là một phần của nền
kinh tế. Khi NHTW can thiệp bán ra ngoại tệ, làm cho dƣ trữ ngoại hối giảm,
đồng thời làm tăng cung ngoại hối cho nền kinh tế nên đƣợc ghi Có (+).
Ngƣợc lại, khi NHTW can thiệp mua ngoại tệ vào, làm cho dự trữ ngoại hối
tăng, đồng thời làm tăng cầu ngoại tệ đối với nên kinh tế ta ghi Nợ (-).
Khi cán cân tổng thể thặng dƣ, cán cân bù đắp chính thực là âm. Điều
này là vị NHTW đã tiến hành mua ngoại tệ vào nghĩa là tăng cầu ngoại tệ đối
với nền kinh tế, đồng thời làm dự trữ ngoại hối tăng. Còn khi cán cân tổng thể
Nguyễn Thị Thúy Nga
21
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
thâm hụt, cán cân bù đắp chính thức là dƣơng là do khi này NHTW sẽ bán ra
ngoại tệ, tăng cung ngoại tệ cho nền kinh tế đồng thời giảm dự trữ ngoại hối.
1.3. Ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế.
Cán cân thanh toán quốc tế là một công cụ quan tọng của chính sách vĩ
mô.
Trƣớc hết, cán cân thanh toán phản ánh kết quả hoạt động trao đổi đối
ngoại giữa một quốc gia với một quốc gia khác. Với các cán cân bộ phận, cán
cân thanh toán cho thấy những số liệu cụ thể về tình hình thƣơng mại quốc tế,
chuyển giao vốn trong một thời kỳ hoặc thời điểm nhất định. Những số liệu
này rất quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế
của một quốc gia cùng với các chỉ tiêu khác nhƣ GDP, lạm phát, tỷ lệ thất
nghiệp,...
Cán cân thanh toán giúp đánh giá, nhìn nhận hoạt động kinh tế nào mang
tính chủ đạo, có lợi cho nền kinh tế, giúp định hƣớng sản xuất kinh doanh và
điều hành chính sách. Nhìn vào cán cân thanh toán, các nhà hoạch định chính
sách, các nhà kinh tế có thể thấy đƣợc bộ phận nào thƣờng có xuất khẩu ròng,
bộ phận nào đem lại thu nhập cao cho nền kinh tế...
Cán cân thanh toán là một cơ sở quan trọng để đánh giá phân tích những
nguy cơ tiềm ẩn của khủng hoảng kinh tế và những xu hƣớng tới của tỷ giá.
Cán cân thanh toán và các cán cân bộ phận của nó phản ánh đầy đủ toàn bộ
các luồng ngoại tệ ra vào nền kinh tế trong một thời gian nhất định, cũng nhƣ
những tác động của NHTW vào thị trƣờng ngoại hối.
Cán cân thanh toán, do đó, là công cụ dự báo kinh tế, giúp các nhà kinh
tế điều hành đƣa ra những chính sách phù hợp trong thời gian tiếp theo.
Nguyễn Thị Thúy Nga
22
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.4 . Các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế.
1.4.1. Các nhân tố tác động đến cán cân vãng lai
1.4.1.1 Lạm phát
Lạm phát là một trong những vấn đề kinh tế luôn đƣợc quan tâm hàng
đầu ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới vì nó ảnh hƣởng trực tiếp và rất lơn
đến sản xuất và tiêu dùng của ngƣời dân, và trong đề tài nghiên cứu của mình
thì yếu tố lạm phát có ảnh hƣởng đến cán cân tiểu bộ phận của cán cân thanh
toán quốc tế đó là cán cân vãng lai.
Lạm phát là hiện tƣợng kinh tế - xã hội, theo đó mức giá chung của hàng
hóa và dịch vụ không ngừng tăng lên.
Cơ chế tác động của lạm phát: nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so
với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, làm giảm sức cạnh tranh của hàng
hóa của nƣớc này trên thị trƣờng quốc tế do đó làm cho khối lƣợng xuất khẩu
giảm hay tài khoản vãng lai của nƣớc này giảm nếu các yếu tố khác bằng
nhau. Tuy nhiên, thực chất khi lạm phát tăng, khối lƣợng xuất khẩu giảm
nhƣng giá tăng, do đó giá trị xuất khẩu không thể hiện rõ ràng là tăng hay
giảm. Do vậy, thực chất tác động của lạm phát là không rõ ràng và khó mà
tính toán đƣợc.
Lạm phát đƣợc thể hiện thông qua chỉ số giá tiêu dùng – CPI.
CPI là chỉ số giá tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tƣơng
đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian.
Chỉ số giá tiêu dùng ảnh hƣởng đến cán cân thanh toán thông qua qua
cán cân vãng lai vì do nƣớc ta vẫn là nƣớc nhập siêu, nên chỉ số giá tiêu dùng
cao thì điều đó cho thấy nƣớc ta nhập khẩu càng nhiều.
Nguyễn Thị Thúy Nga
23
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng cho thấy lạm phát tăng cao so với nƣớc đối
tác, trƣớc tiên, do hàng hóa trong nƣớc tăng nên ngƣời tiêu dùng trong nƣớc
sẽ chuyển sang sử dụng hàng hóa của nƣớc ngoài làm nhập khẩu tăng, kéo
theo nhu cầu đối với ngoại tệ tăng làm đồng ngoại tệ tăng giá. Tứ hai, giá cao
cũng làm giảm sút nhu cầu hàng hóa của nƣớc ngoài đối với hàng trong nƣớc
làm giảm xuất khẩu, từ đó làm ngoại tệ tăng giá do nguồn cung giảm. Hai lực
thị trƣờng này sẽ làm tăng giá trị đồng ngoại tệ, hay nói cách khác, là đồng
tiền của nƣớc có lạm phát cao đã bị giảm giá để bù lại mức chênh lệch lạm
phát, từ đó không là tăng nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu và làm cho lạm
phát của một nƣớc sẽ ít có tác động lên nƣớc khác.
Tuy nhiên, nếu các lực lƣợng thị trƣờng này đủ lớn và nếu có sự can
thiệp của Chính Phủ làm cho tỷ giá nội tệ/ ngoại tệ tăng cao hơn tốc độ tăng
giá hàng hóa trong nƣớc so với nƣớc ngoài thì hàng hóa trong nƣớc sẽ có giá
rẻ hơn giá nƣớc ngoài và khi đó ta gọi đồng nội tệ đƣợc định giá thấp, cán cân
thƣơng mại đƣợc cải thiện. Ngƣợc lại, nếu tỷ giá tăng không đủ bù đắp lạm
phát thì đồng nội tệ sẽ bị định giá cao và cán cân thƣơng mại bị xấu đi.
1.4.1.2. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua giữa các đồng tiền với
nhau. Đó là giá cả chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nƣớc này thành những
đơn vị tiền tệ của nƣớc khác.
Trong quá trình theo dõi sự vận động của tỷ giá hối đoái, các nhà kinh tế đã
đƣa ra hai khái niệm về tỷ giá đó là tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối
đoái thực.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá đƣợc sử dụng hàng ngày trong giao
dịch trên thị trƣờng ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền đƣợc biểu thị
Nguyễn Thị Thúy Nga
24
Lớp:CQ49/08.04
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
thông qua đồng tiền khác mà chƣa đề cấp đến tƣơng quan sức mua hàng hóa
và dịch vụ giữa chúng.
Tỷ giá hối đoái thực: là tỷ giá danh nghĩa đƣợc điều chỉnh bởi tƣơng
quan giá cả trong nƣớc và ngoài nƣớc. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm
không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh
thƣơng mại quốc tế.
Tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER): bằng tỷ giá danh nghĩa đa biên
đã đƣợc điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nƣớc với tất cả các nƣớc còn lại,
REER phản ảnh tƣơng quan sức mua giữa nội tệ và tất cả các đồng tiền còn
lại, REER là thƣớc đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thƣơng mại của một số nƣớc
so với tất cả các nƣớc bạn hàng còn lại.
Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại là mối quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế học từ trƣớc đến nay. Nhiều nghiên cứu về
vấn đề này đã chỉ ra rằng: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng
mại thay đổi qua thời gian, và có thể chia thành hai loại đó là quan hệ trong
ngắn hạn và quan hệ trong dài hạn. Trƣớc tiên, một sự giảm giá của nội tệ so
với ngoại tệ, tức là tỷ giá tăng, sẽ có ảnh hƣởng trực tiếp lên giá cả nhập khẩu.
Trong khi đó, giá cả xuất khẩu chƣa chịu sự tác động này. Kết quả là cán cân
thƣơng mại, đƣợc đo bằng hiệu số giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu sẽ
giảm. Tuy nhiên, qua thời gian, lƣợng nhập khẩu sẽ giảm do giá cả nhập khẩu
tăng. Đồng thời, giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ sẽ giảm, làm
tăng tính cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, dẫn đến lƣợng xuất khẩu tăng.
Nhƣ vậy, theo thời gian trong dài hạn, cán cân thƣơng mại sẽ chuyển biến
theo hƣớng tích cực, đó là thặng dƣ.
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tiền của một nƣớc bắt đầu
tăng giá so với đồng tiền nƣớc khác, tài khoản vãng lai của nƣớc đó sẽ giảm.
Nguyễn Thị Thúy Nga
25
Lớp:CQ49/08.04