Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA do ABD tài trợ cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía bắc tại tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.63 KB, 63 trang )

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ ODA VÀ GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA ADB
1.1. Tổng quan về ODA
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của ODA
1.1.1.1. Khái niệm về ODA
ODA là chữ viết tắt của Official Development Asistance nghĩa là Hỗ
trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức.
Trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về ODA nhưng những
quan điểm ấy đều dẫn đến một bản chất chung: ODA được hiểu là các khoản
viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức tài
chính quốc tế (WB, ADB,…), các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ
chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức liên Chính phủ dành cho các nước đang
và chậm phát triển nhằm hỗ trợ và thúc đẩy quốc gia đó phát triển kinh tế - xã
hội.
1.1.1.2. Đặc điểm của ODA
Thứ nhất, ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi.
-

Lãi suất ưu đãi: Các khoản vay thường có lãi suất thấp, thậm chí

không có lãi suất. Mức lãi suất tùy thuộc vào từng nhà tài trợ, từng nước nhưng
thường các khoản vay có mức lãi suất dưới 3%/năm (trong khi lãi suất vay trên
thị trường tài chính quốc tế là trên 7% /năm và hàng năm phải thoả thuận lại lãi
suất giữa hai bên). Ví dụ lãi suất của ADB là 1%/năm; của WB là 0,75% /năm;
Nhật thì tuỳ theo từng dự án cụ thể trong năm tài khoá, ví dụ từ năm 1997-2000
thì lãi suất là 1,8%/năm.
-

Thời gian vay dài: Gắn với mức lãi suất tín dụng thấp, các khoản

vay ODA có thời hạn vay dài, như các khoản vay của Ngân hàng thế giới (WB)


là 40 năm, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 32 năm,…

1


-

Thời gian ân hạn dài: Đối với ODA, thời gian từ khi vay đến khi

phải trả vốn gốc đầu tiên tương đối dài, thông thường dao động từ 7 đến 10 năm
tùy từng khoản vay.
Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn có một số ưu đãi khác như: có thể giãn
nợ, giảm nợ và đặc biệt ODA khác với các khoản vay khác là không cần phải
thực hiện các khoản thế chấp. Đây là những ưu đãi dành cho nước vay. Tính ưu
đãi của ODA còn được thể hiện ở chỗ nó chỉ dành riêng cho các nước đang và
chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển.
Thứ hai, vốn ODA thường đi kèm với các điều kiện ràng buộc.
Tuỳ theo khối lượng vốn ODA và loại hình viện trợ mà vốn ODA có
thể kèm theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Những điều kiện ràng buộc
này có thể là ràng buộc một phần và cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về kinh tế,
xã hội và thậm chí cả ràng buộc về chính trị. Thông thường, các ràng buộc kèm
theo thường là các điều kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị, hàng hoá và dịch
vụ, thuê các chuyên gia tư vấn của nước tài trợ đối với nước nhận tài trợ.
Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng để lại gánh nặng nợ.
Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do tính chất ưu đãi nên gánh nặng
nợ nần chỉ xuất hiện sau một thời gian dài. Vấn đề khó khăn ở chỗ vốn ODA
không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi
việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định
chính sách sử dụng ODA, các nước tiếp nhận phải phối hợp sử dụng với các
nguồn vốn khác sao cho có hiệu quả nhằm tăng cường khả năng trả nợ, đồng

thời vẫn đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2. Phân loại ODA.
1.1.2.1. Căn cứ vào tính chất tài trợ.
-

ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp vốn ODA mà nước

tiếp nhận vốn không có nghĩa vụ phải hoàn trả lại cho các Nhà tài trợ.
2


-

ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với

các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm
“yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với
các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
-

ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các

khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại,
nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các
khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
1.1.2.2. Căn cứ theo nguồn cung cấp.
-

ODA song phương: là nguồn vốn ODA của Chính phủ một nước


cung cấp cho Chính phủ nước tiếp nhận. Thông thường vốn ODA song phương
được tiến hành khi một số điều kiện ràng buộc của nước cung cấp vốn ODA
được thoả mãn.
-

ODA đa phương: là nguồn vốn ODA của các tổ chức quốc tế cung

cấp cho Chính phủ nước tiếp nhận. So với vốn ODA song phương thì vốn ODA
đa phương ít chịu ảnh hưởng bởi các áp lực thương mại, nhưng đôi khi lại chịu
những áp lực mạnh hơn về chính trị.
1.1.2.3. Căn cứ theo phương thức cung cấp.
-

ODA hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các

dự án cụ thể. Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho
không hoặc cho vay ưu đãi.
-

ODA phi dự án: Bao gồm các loại hình sau:

+ Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp
(chuyển giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hóa, hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc
hàng hóa được chuyển qua hình thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ ngân
sách.
+ Hỗ trợ trả nợ (hỗ trợ ngân sách).
3


-


ODA hỗ trợ chương trình: là khoản vốn ODA dành cho một mục

đích tổng quát với thời gian nhất định mà không phải xác định một cách chính
xác nó sẽ được sử dụng như thế nào.
1.1.2.4. Căn cứ theo mục đích.
-

Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường. Đây thường là những khoản
cho vay ưu đãi.
-

Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri

thức, công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên
cứu tiền đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực… hình thức hỗ trợ này chủ
yếu là viện trợ không hoàn lại.
1.1.2.5. Căn cứ theo điều kiện.
-

ODA không ràng buộc nước nhận: việc sử dụng nguồn tài trợ

không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.
-

ODA có ràng buộc nước nhận:

+ Bởi nguồn sử dụng: Có nghĩa là việc mua sắm hàng hóa, trang thiết

bị hay dịch vụ bằng nguồn vốn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do nước
tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương) hoặc các công ty
của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương).
+ Bởi mục đích sử dụng: Chỉ được sử dụng cho một số lĩnh vực nhất
định hoặc một số dự án cụ thể.

1.1.3. Vai trò của ODA đối với Việt Nam.
Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 3 – 4% GDP của Việt Nam,
song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

4


kinh tế - xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác
như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân,…
Việc sử dụng ODA trong thời gian qua đã đạt hiệu quả, có tác động
tích cực đến phát triển năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ của các
ngành và địa phương. Các công trình giao thông như Quốc lộ 5, Quốc lộ 10,
Quốc lộ 18, Đường xuyên Á Tp. Hồ Chí Minh – Mộc Bài, Cầu Bính, Cầu Bãi
Cháy, Cầu Mỹ Thuận, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất,… được tài trợ từ nguồn
vốn ODA là những minh chứng rõ rệt về tác động lan tỏa của nguồn vốn ODA
đối với phát triển.
Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn hỗ trợ các địa phương, đặc biệt là các
tỉnh còn nghèo, những công trình phục vụ trực tiếp đời sống của nhân dân như
giao thông nông thôn, cấp điện và nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã và
các bệnh viện tỉnh và huyện, các công trình thủy lợi, các chợ nông thôn,…
ODA có vai trò quan trọng trong hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn
thiện khung thể chế, pháp lý (xây dựng và hoàn thiện các Luật, các văn bản
dưới Luật) thông qua việc cung cấp chuyên gia quốc tế, những kinh nghiệm và
tập quán tốt của quốc tế và khu vực trong lĩnh vực pháp luật đặc biệt trong bối

cảnh Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, nguồn vốn ODA còn có vai trò tích cực hỗ trợ phát triển
năng lực con người trong việc đào tạo và đào tạo lại hàng vạn cán bộ Việt Nam
trong thời gian qua trên rất nhiều lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản và ứng dụng
khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế và xã hội, thông qua việc cung cấp học
bổng nhà nước, cứ chuyên gia nước ngoài để đào tạo tại chỗ trong quá trình
thực hiện các chương trình, dự án ODA, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm
quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu và triển khai,…
Ngoài những mặt tích cực không thể phủ nhận ở trên thì qua quá trình
thực tế, ODA cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định như: ODA thường có các

5


điều kiện ràng buộc kèm theo (thường là về đấu thầu, tư vấn, vốn đối ứng,…) và
ODA làm tăng gánh nặng trả nợ cho tương lai. Do đó, việc thu hút, quản lý và
sử dụng nguồn vốn ODA cần phải được tìm hiểu tường tận để đưa ra quyết định
đúng đắn, đồng thời cần phải lên phương án sử dụng nguồn ODA sao cho hiệu
quả và phù hợp với khả năng trả nợ của đất nước.
1.2. Cơ sở lý luận về giải ngân vốn ODA.
1.2.1. Khái niệm giải ngân vốn ODA.
Giải ngân vốn ODA là quá trình thực hiện các bước công việc nhất
định thể hiện việc chi tiêu, thanh toán một cách hợp pháp cho các chương trình,
hoạt động, chi phí thực hiện dự án theo kế hoạch đã được cam kết, phê duyệt
giữa nhà tài trợ và bên tiếp nhận tài trợ được ghi rõ ràng trong hiệp định vay
vốn ODA.
Các bước giải ngân được xây dựng thông qua bán bạc với bên vay và
xét đến các đánh giá về quản lý tài chính và các bước chuẩn bị mua sắm đấu
thầu của bên vay, kế hoạch mua sắm đấu thầu, các nhu cầu về vòng quay tiền
mặt của dự án và kinh nghiệm trước đây của bên vay về giải ngân. Các bước

giải ngân bao gồm cả phương pháp giải ngân và dẫn chứng bằng chứng từ các
khoản chi tiêu hợp lệ.
1.2.2. Các thủ tục cần thiết trong giải ngân vốn ODA.
1.2.2.1. Thư giải ngân của nhà tài trợ.
Nhà tài trợ sẽ gửi cho phía nước nhận tài trợ một Thư giải ngân với
mục đích là chỉ dẫn thủ tục rút tiền từ khoản vay của nhà tài trợ một khi khoản
vay này được công bố có hiệu lực. Thư giải ngân chỉ áp dụng với các dự án vốn
vay. Thư giải ngân thường được gửi kèm theo Sổ tay giải ngân.
1.2.2.2. Đăng ký chữ ký của đại diện được ủy quyền ký đơn.

6


Các dự án đều phải đăng ký chữ ký đại diện được ủy quyền ký đơn rút
vốn ODA và đề nghị thanh toán bằng nguồn vốn ODA, vốn đối ứng gửi Bộ Tài
chính, Kho bạc nhà nước nơi giao dịch, Ngân hàng phục vụ (nếu có) và Nhà tài
trợ.
Hồ sơ đăng ký mẫu chữ ký bao gồm Công văn của cơ quan chủ quản
dự án giới thiệu tên và 3 mẫu chữ ký của người (hoặc những người) được ủy
quyền ký đơn rút vốn.
1.2.2.3. Thủ tục lựa chọn ngân hàng phục vụ.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tham
khảo ý kiến của cơ quan chủ quản dự án để lựa chọn một ngân hàng thương mại
để làm ngân hàng phục vụ (NHPV) cho dự án.
Ban quản lý dự án cần chủ động có công văn đề xuất việc lựa chọn
ngân hàng phục vụ nào và gửi cho ngân hàng nhà nước sau khi nhà tài trợ đã
thông báo phê duyệt dự án.
1.2.3. Căn cứ tính toán tỷ lệ giải ngân.



Tỷ lệ giải ngân: Là tỷ lệ số vốn, số tiền đã chi tiêu, thanh toán một

cách hợp pháp so với kế hoạch phân bổ nguồn vốn, nguồn tiền đó được phê
duyệt trong một đơn vị thời gian. Tỷ lệ giải ngân thường được tính theo Quý,
Năm.
Như vậy, tỷ lệ giải ngân vốn ODA được xác định là tỷ số giữa số vốn
đã thực hiện thực tế và số vốn đã kí kết:

Tỷ 𝐥ệ 𝐠𝐢ả𝐢 𝐧𝐠â𝐧 =

𝐒ố 𝐯ố𝐧 đã 𝐭𝐡ự𝐜 𝐡𝐢ệ𝐧 𝐭𝐡ự𝐜 𝐭ế
𝐱 𝟏𝟎𝟎
𝐒ố 𝐯ố𝐧 đã 𝐤í 𝐤ế𝐭

Trong đó:
- Số vốn đã thực hiện thực tế: là số tiền đã thanh toán cho các hoạt
động, chi phí thực hiện dự án.

7


- Số vốn đã kí kết: là số vốn tín dụng mà bên vay cam kết với nhà tài
trợ trong Hiệp định vay.


Tỷ lệ % giải ngân đạt được so với kế hoạch: được tính bằng tỷ lệ %

số vốn ODA thực tế giải ngân trong kỳ báo cáo so với số vốn ODA giải ngân
theo kế hoạch trong cùng kỳ.



Tỷ lệ lũy kế giải ngân thực tế từ đầu năm so với kế hoạch giải ngân

năm: được tính bằng tỷ lệ % số vốn ODA thực tế giải ngân lũy kế từ đầu năm
tới thời điểm báo cáo so với kế hoạch giải ngân năm.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án ODA.
Giải ngân vốn ODA là một trong những khâu quan trọng và phức tạp
nhất trong quy trình thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA. Đây cũng là bước
yêu cầu nhiều thủ tục phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện
chương trình, dự án. Tiến độ giải ngân vốn ODA của dự án thường phụ thuộc
vào các yếu tố cụ thể sau:
a.

Yếu tố khách quan:
-

Yếu tố thuộc về phía nhà tài trợ.

Có nhiều nguyên nhân xuất phát từ phía nhà tài trợ làm cho tiến độ giải
ngân vốn ODA của dự án bị chậm trễ. Đó là sự khác biệt về quy trình, thủ tục
dự án của nhà tài trợ so với quy định của Chính phủ nước đi vay, điều kiện cho
vay của nhà tài trợ khắt khe, thủ tục của nhà tài trợ rườm rà, phức tạp, đòi hỏi
nhiều loại giấy tờ khiến nước đi vay mất nhiều thời gian để đáp ứng các yêu
cầu. Ngoài ra, việc năm tài chính của nhà tài trợ không trùng với nước nhận tài
trợ, dự án do nhiều nhà tài trợ đồng cung cấp vốn nên thủ tục chồng chéo cũng
là một trong những nguyên nhân gây nên sự chậm chễ tiến độ giải ngân của dự
án.
-

Các yếu tố khách quan khác như: Một số khoản vay có ràng buộc


về phương thức mua sắm, đấu thầu, lựa chọn tư vấn; nhiều dự án thực hiện trên

8


địa bàn rộng; lạm phát tăng; biến động tỷ giá; các yếu tố về thời tiết, khí hậu và
địa hình… khiến việc thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn từ đó ảnh hưởng tới
tiến độ giải ngân của dự án.
b.

Yếu tố chủ quan.
Đây là các yếu tố ảnh hưởng mà nước nhận tài trợ có thể kiểm soát

được. Cụ thể:
-

Vấn đề lập dự toán, bố trí vốn đối ứng của Chính phủ.

Việc lập dự toán tính đến rủi ro, trượt giá thấp có thể dẫn tới thiếu vốn
thanh toán, việc giải ngân sẽ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các nhà tài trợ thường
quy định bên nhận viện trợ phải có một số vốn đối ứng nhất định để đảm bảo
cho việc thực hiện dự án được tốt hơn. Do vậy, nếu bên nhận viện trợ không bố
trí đủ số vốn đối ứng kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án, mất
lòng tin đối với nhà đầu tư, có thể khiến nhà đầu tư giảm mức vốn cam kết từ đó
ảnh hưởng đến vấn đề giải ngân sau này.
-

Vấn đề về thủ tục.


Vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải ngân vốn ODA trong
các dự án. Các thủ tục pháp lý cũng như thủ tục hành chính, phê duyệt, đấu
thầu, thanh toán… của nước nhận tài trợ nếu phức tạp, khó khăn, có nhiều
vướng mắc với các điều kiện, quy định của nhà tài trọ trong hiệp định vay thì
tiến trình giải ngân sẽ rất phức tạp và bị kéo dài.
-

Vấn đề năng lực, trình độ nhân sự và phát sinh tiêu cực.

Vấn đề năng lực quản lý, giám sát của các cơ quan chủ quản, các ban
quản lý dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến giải ngân vốn ODA. Ngoài ra những
tiêu cực như tham nhũng, rút ruột công trình… cũng làm mất lòng tin của các
nhà tài trợ, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ giải ngân của các dự án ODA.
-

Vấn đề trong thực hiện dự án.

9


Vấn đề này xuất phát từ các công đoạn thực tế trong quá trình thực
hiện dự án như: giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu, thi công… Nếu những
công đoạn này có tiến độ chậm thì sẽ làm chậm tiến độ giải ngân vốn ODA của
dự án.
-

Vấn đề phân cấp trong quản lý nguồn vốn ODA ở các địa phương.

Các địa phương mặc dù đã phân cấp mạnh mẽ cho các cơ quan chủ
quản nhưng vẫn chưa phát huy được tính chủ động trong việc đề xuất và lựa

chọn những dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA. Mặt khác, công tác quản lý vốn ở
các cơ quan chủ quản còn nhiều yếu kém gây nên tình trạng lãng phí, phân bổ
vốn chưa hợp lý. Chính sự phối hợp hoạt động của các đơn vị liên quan không
tốt nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thực hiện dự án nói chung và tiến
độ giải ngân nói riêng.
-

Công tác lập hồ sơ giải ngân.

Thực tế cho thấy nhiều trường hợp, phía Việt Nam còn lúng túng trong
thủ tục thanh toán, dẫn đến việc thiếu các chứng từ hoặc nội dung cần thiết. Bên
cạnh đó, thường nhà thầu lập hồ sơ thanh toán gửi cho tư vấn, sau 20 – 26 ngày,
tư vấn mới xác nhận gửi cho chủ đầu tư; chủ đầu tư xem xét và duyệt hồ sơ
khoảng 10 ngày, có trường hợp kéo dài hàng tháng; sau đó bộ chứng từ mới
được chuyển đến Bộ Tài chính để làm thủ tục rút vốn đối với phía nước ngoài.
Mặt khác, tiến độ giải ngân lại phụ thuộc phần lớn vào tiến độ thực hiện dự án
và công tác tập hợp đầy đủ bộ hồ sơ rút vốn hợp lệ của chủ dự án, phù hợp với
thỏa thuận cam kết đối với nhà tài trợ. Do vậy mà công tác lập hồ sơ giải ngân
cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án.
1.2.5. Sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án ODA.
Tiến độ giải ngân chậm sẽ gây nên hậu quả xấu trên nhiều mặt cho dự
án ODA. Cụ thể:

10


Thứ nhất, giải ngân chậm sẽ làm giảm thành tố hỗ trợ trong từng khoản
vay ODA. Bởi lẽ, nếu một khoản vay bị giải ngân chậm đồng nghĩa với việc
thời gian vay và thời gian ân hạn sẽ bị rút ngắn, từ đó làm giảm thành tố hỗ trợ
của dự án. Điều này cũng sẽ làm thay đổi kế hoạch trả nợ và có thể gây khó

khăn cho việc trả nợ của nước tiếp nhận vốn ODA.
Thứ hai, giải ngân chậm sẽ làm mất cơ hội sử dụng phần vốn ưu đãi
còn lại của dự án. Điều này xảy ra nếu trong thời gian giải ngân toàn bộ vốn cho
một dự án, chủ dự án không giải ngân hết nguồn vốn đã kí kết thì bên cho vay
có quyền khóa sổ khoản vay và chuyển phần vốn còn lại sang năm sau cho các
chương trình, dự án khác. Như vậy, dự án sẽ bị thiếu hụt một phần vồn và phải
tìm phương pháp khác để bù đắp như vốn đối ứng từ Nhà nước hay thậm chí
phải vay thương mại để hoàn thành dự án, từ đó gây nên những tốn thất không
nhỏ về mặt tài chính. Mặt khác, không phải lúc nào cũng dễ dàng có được
khoản vốn để bù đắp thiếu hụt, nên nếu tình trạng thiếu vốn diễn ra sẽ làm cho
dự án chậm tiến độ hay thậm chí phải ngừng thi công gây hậu quả xấu về mặt
xã hội.
Thứ ba, giải ngân chậm làm tăng các chi phí liên quan đến dự án. Một
điều dễ nhận thấy là một dự án giải ngân chậm sẽ kéo theo hàng loạt các chi phí
liên quan đến dự án như: chi phí quản lý, lương, thiết bị, các chi phí liên quan
đến đấu thầu các hạng mục công trình của dự án, chi phí cho dịch vụ chuyên
gia, tư vấn… cũng đội lên cao hơn. Điều này sẽ làm cho tổng phí đầu tư cho dự
án tăng lên đáng kể so với dự tính ban đầu gây khó khăn cho công tác bù đắp
vốn.
Thứ tư, giải ngân chậm làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ. Giải ngân
chậm phản ánh sự yếu kém trong quá trình huy động và sử dụng vốn ODA tại
quốc gia tiếp nhận vốn. Điều này sẽ làm mất lòng tin của các nhà tài trợ gây nên
hậu quả xấu là nhà tài trợ có thể đánh giá nguồn vốn hiện tại không được sử
dụng đúng cam kết, từ đó sẽ cam kết thấp hơn cho những kỳ tiếp theo. Mặt
11


khác, xét trên tổng thể, nếu công tác giải ngân của một quốc gia yếu kém thì sẽ
khó khăn trong việc thu hút vốn ODA từ các nhà tài trợ gây nên tình trạng thiếu
vốn cho đầu tư phát triển.

1.3. Một số vấn đề về giải ngân nguồn vốn ODA của ADB.
1.3.1. Giới thiệu chung về ADB.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) được thành lập từ năm 1966, có
trụ sở tại Manila, là một tổ chức tín dụng quốc tế liên Chính phủ của các nước
Châu Á – Thái Bình Dương gồm 67 nước thành viên, trong đó có 48 quốc gia
trong khu vực. Tầm nhìn của ADB là một khu vực Châu Á và Thái Bình Dương
không còn đói nghèo. Sứ mệnh của ADB là nhằm giúp các quốc gia thành viên
đang phát triển giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Dù khu vực này đã đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn còn hai phần ba số
người nghèo trên thế giới đang cư trú tại đây: 1,6 tỷ người đang sống dưới mức
2 đô la Mỹ một ngày, trong đó 733 triệu người đang chật vật với mức sống dưới
1,25 đô la Mỹ một ngày. ADB cam kết giảm nghèo thông qua tăng trưởng kinh
tế cân bằng, tăng trưởng bền vững về môi trường và hội nhập khu vực.
Đối tượng đầu tư chủ yếu của ADB là Chính phủ của các quốc gia
đang phát triển, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội
cộng đồng và các quỹ tài trợ. Công cụ chính để giúp đỡ các quốc gia thành viên
đang phát triển là đối thoại chính sách, các khoản vay, đầu tư cổ phần, bảo lãnh,
viện trợ không hoàn lại và các hỗ trợ kỹ thuật. Hiện nay, ADB là một trong
những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam, đứng thứ 3 sau Nhật Bản và World
Bank.
Mục tiêu chủ yếu của ADB cho các quốc gia đang phát triển trong khu
vực đó là:
 Xóa đói giảm nghèo.
 Phát triển cơ sở hạ tầng.
12


 Nâng cao trình độ dân trí.
 Cải thiện môi trường tự nhiên.
 Phát triển khu vực tư nhân.

 Giúp Chính phủ các quốc gia này phát triển thể chế và chính
sách phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, chính trị một cách bền
vững.
 Đặc điểm nguồn vốn ODA của ADB
Thứ nhất, cũng như các nhà tài trợ khác, ODA của ADB thực hiện mục
tiêu xoá đói giảm nghèo tại các quốc gia đang phát triển và giúp Chính phủ các
quốc gia này cải tổ chính sách chính trị, kinh tế – xã hội một cách hợp lý nhằm
tạo ra một thế giới ổn định về kinh tế và chính trị.
Thứ hai, cũng như các nhà tài trợ ODA khác, lãi suất cho vay tín dụng
ODA của ADB là khá thấp (từ 0% - 1%/năm), thời gian cho vay dài (khoảng 40
năm) và thời gian ân hạn cao (khoảng 10 năm). Đi kèm với khoản vay luôn tồn
tại khoản viện trợ không hoàn lại (tối thiểu là 25%).
Thứ ba, các điều kiện ràng buộc của ADB khi cung cấp ODA khá đơn
giản và không có những toan tính như một số nhà tài trợ khác.
Thứ tư, ADB đặc biệt quan tâm đến phát triển giới. Đây cũng là điểm
khác biệt so các nhà tài trợ ODA khác.
Thứ năm, ODA của ADB hỗ trợ khu vực tư nhân, khuyến khích cải
cách và hoàn thiện môi trường chính sách để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân,
giúp đỡ cá nhân, nhóm, cộng đồng giảm thiểu những rủi ro trong phát triển kinh
tế, hỗ trợ hợp tác giữa kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước, cho vay và hỗ trợ kỹ
thuật các xí nghiệp tư nhân và thể chế tài chính tư nhân.
Thứ sáu, khuyến khích hợp tác và liên kết khu vực: Khuyến khích các
Chính phủ hợp tác để bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư.

13


Thứ bảy, phạm vi hỗ trợ ODA của ADB chỉ dành cho các quốc gia
đang phát triển trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hẹp hơn rất nhiều so
với phạm vi hỗ trợ trên toàn thế giới của WB hay một số nhà tài trợ khác.

 Nguồn ngân sách hoạt động của ADB
Thứ nhất, nguồn vốn tín dụng thông thường (OCR): Nguồn tín dụng
thông thường được hình thành từ 3 nguồn: đóng góp từ cổ phần từ các thành
viên, nguồn huy động từ thị trường tài chính quốc tế, thu nhập từ các khoản vay
tích lũy. Khoảng 80% các khoản vay của ADB là từ nguồn vốn này với thời hạn
vay từ 15 – 25 năm và thời gian ân hạn là 4 – 6 năm.
Thứ hai, nguồn vốn đặc biệt, bao gồm 3 quỹ:
-

Quỹ Phát triển Châu Á.

-

Quỹ hỗ trợ kỹ thuật đặc biệt.

-

Quỹ đặc biệt của Nhật.

1.3.2. Các phương pháp giải ngân của ADB.
1.3.2.1. Thanh toán trực tiếp.
 Khái niệm: Là hình thức thanh toán mà theo đề nghị của Bên vay,
ADB sẽ thanh toán trực tiếp cho nhà thầu/nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
 Phạm vi áp dụng
-

Thanh toán cho các hợp đồng xây lắp lớn.

-


Thanh toán chi phí tư vấn (thường là các hợp đồng lớn, đặc biệt là

các hợp đồng kí với tư vấn quốc tế).
-

Thanh toán hàng nhập khẩu với giá trị nhỏ, chưa đến mức cần thiết

phải mở L/C.
 Các bước thực hiện thủ tục rút vốn và thanh toán
Bước 1: Khi có yêu cầu thanh toán của nhà thầu, căn cứ vào tiến độ
thực hiện hợp đồng ký với nhà thầu, Ban QLDA gửi hồ sơ xin xác nhận của cơ
quan kiểm soát chi. Cơ quan kiểm soát chi xác nhận khối lượng hoàn thành.
14


Bước 2: Ban QLDA gửi hồ sơ đề nghị thanh toán đến Bộ TC.
Hồ sơ cho mỗi lần thanh toán gồm các tài liệu chủ yếu như sau:
Đơn rút vốn và các sao kê đi kèm theo như mẫu do nhà tài trợ quy

i.

định và Công văn đề nghị rút vốn nêu rõ các căn cứ pháp lý để xin rút vốn.
ii.

Hợp đồng hoặc đơn hàng.

iii.

Hóa đơn hoặc yêu cầu thanh toán của nhà thầu.


iv.

Phiếu giá đã được cơ quan kiểm soát chi xác nhận.

v.

Các tài liệu giải trình bổ sung khác nếu Bộ TC yêu cầu.
Bộ TC xem xét và gửi công văn chấp thuận về việc rút vốn gửi NHPV

và Ban QLDA.
Bước 3: Bộ TC gửi công văn phê duyệt Đơn xin rút vốn cho NHPV và
Ban QLDA. Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày có công văn chấp thuận của
Bộ TC, NHPV và Ban QLDA cùng ký vào Đơn rút vốn gửi cho ADB.
Bước 4: ADB xem xét chấp thuận, chuyển tiền thanh toán trực tiếp vào
tài khoản của nhà thầu.
1.3.2.2. Thanh toán bằng thư cam kết.
 Khái niệm: Là hình thức thanh toán mà theo đề nghị của Bên vay,
ADB phát hành một thư cam kết không hủy ngang đảm bảo trả tiền cho ngân
hàng thương mại đối với khoản thanh toán đã được thực hiện cho một nhà cung
cấp theo Thư tín dụng (L/C).
 Phạm vi áp dụng: Thanh toán tiền để nhập khẩu hàng hóa, thiết bị
bằng thư tín dụng L/C.
 Các bước giải ngân và thanh toán:
Bước 1: Ban QLDA gửi hồ sơ đề nghị thanh toán đến Bộ TC.
-

Công văn đề nghị cho phép mở L/C và đề nghị phát hành Thư cam

-


Đơn xin rút vốn và các sao kê theo mẫu.

kết.

15


-

Hợp đồng hoặc đơn hàng đã được xác nhận.

Bước 2: Bộ TC có công văn chấp thuận gửi NHPV và Ban QLDA.
Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày có công văn chấp thuận của Bộ TC,
NHPV và Ban QLDA cũng ký vào đơn đề nghị phát hành thư cam kết gửi
ADB.
Bước 3: ADB xem xét chấp thuận, phát hành thư cam kết thanh toán
cho NHPV của nhà cung cấp và thực hiện thanh toán cho ngân hàng này khi
ngân hàng này đã thanh toán, hoặc cam kết sẽ thanh toán đối với L/C đó.
1.3.2.3. Hoàn vốn/ Thanh toán hồi tố
 Khái niệm:
Hoàn vốn là phương thức mà ADB có thể sử dụng thanh toán từ tài
khoản vốn vay vào tài khoản của Bên vay (hoặc có thể vào tài khoản của dự án)
đối với các khoản chi phí hợp lệ mà Bên vay hoặc CQTHDA đã thực hiện chi
trả bằng nguồn của mình. Các khoản chi phí này phải phát sinh sau ngày khoản
vay có hiệu lực.
Hồi tố là phương thức mà ADB tài trợ cho các khoản chi của dự án đã
phát sinh và đã được Bên vay thanh toán bằng nguồn vốn của chính mình sau
khi dự án được thẩm định và trước khi Hiệp định vay có hiệu lực. Phương thức
này thường được áp dụng trong các trường hợp thanh toán cho các hoạt động
mua sắm nhỏ, chi phí hoạt động của Ban QLDA hoặc thanh toán một số hạng

mục XDCB.
 Phạm vi áp dụng
Thông thường có thể chi cho các khoản chi chuẩn bị dự án, thiết kế kỹ
thuật chi tiết, mua sắm trang thiết bị… hoặc bất kỳ khoản chi nào mà có thể
thực sự làm cho quá trình thực thi dự án thuận lợi hơn, đảm bảo có chất lượng
cao hơn… Tuy nhiên, cần lưu ý là bất kỳ khoản chi nào, dù nhỏ đến đâu cũng
phải được ADB đồng ý trước, phải thực hiện theo thủ tục của ADB như đã đưa
vào nội dung HĐVV.
16


 Các bước thanh toán theo thủ tục hoàn vốn
Bước 1: Ban QLDA, sau khi đã dùng nguồn vốn của mình (nguồn
Ngân sách hoặc nguồn tự có) để thanh toán cho nhà thầu, xin xác nhận của cơ
quan kiểm soát chi.
Bước 2: Ban QLDA gửi hồ sơ đề nghị thanh toán hoàn vốn đến Bộ TC,
hồ sơ gồm có:
-

Công văn đề nghị rút vốn và Đơn xin rút vốn và các sao kê đi kèm

theo mẫu. Đơn rút vốn phải ghi rõ tên và số tài khoản của đơn vị thụ hưởng là
đơn vị đã chi ứng trước cho khoản xin hoàn vốn đó.
-

Phiếu giá có xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi theo quy định

hiện hành và các chứng từ khác chứng minh số tiền và nguồn vốn đã thanh toán
cho người thụ hưởng (ví dụ bản sao có công chứng của ủy nhiệm chi/séc bảo
chi/điện chuyển tiền. Nếu có hợp đồng thì phải kèm theo bản sao đã được công

chứng của hợp đồng, bản thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao, nghiệm thu sản
phẩm dịch vụ hoặc công trình, hàng hóa…).
Bộ TC xem xét và có công văn chấp thuận gửi NHPV và Ban QLDA.
Bước 3: Bộ TC sẽ gửi công văn chấp thuận cho NHPV và Ban QLDA.
Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày có công văn chấp thuận của Bộ TC,
NHPV và Ban QLDA cùng ký vào đơn rút vốn gửi ADB.
Bước 4: ADB xem xét chấp thuận, thanh toán hoàn vốn theo chỉ dẫn
trong đơn rút vốn của Ban QLDA, đúng đến số tài khoản và tên đơn vị hưởng
lợi đã ghi trong đơn rút vốn.
Lưu ý: Đối với thủ tục thanh toán hồi tố hoặc hoàn vốn, tuy rằng Bên
vay có thể chủ động dùng vốn của mình để tài trợ trước cho dự án nhưng cần
lưu ý 2 điểm là: (i) Thủ tục mua sắm đều phải tuân thủ theo đúng thủ tục của
ADB đã được quy định cụ thể trong Hiệp định vay và (ii) Bên vay chỉ được áp
dụng khi ADB đã có thỏa thuận chính thức.
17


1.3.2.4. Tài khoản tạm ứng.
 Khái niệm: Là hình thức mà ADB ứng trước cho phía Việt Nam
một khoản tiền vào Tài khoản tạm ứng mở tại một NHPV để phía Việt Nam chủ
động thanh toán từ tài khoản này phần tài trợ của ADB cho các chi tiêu hợp lệ,
bằng cả đồng tiền nội tệ và ngoại tệ.
Đồng tiền của tài khoản tạm ứng được thỏa thuận khi đàm phán khoản
vay và được quy định cụ thể trong HĐVV. Thông thường tài khoản được mở
bằng đồng tiền tự do chuyển đổi, ổn định và được sử dụng rộng rãi trong thương
mại quốc tế. Hiện nay, đồng USD đang được dùng cho các tài khoản tạm ứng
của dự án ADB tại Việt Nam.
 Các bước rút vốn và thanh toán
Nhìn chung, đối với thủ tục tài khoản tạm ứng của ADB, Ban QLDA
phải thực hiện 3 nội dung chính là:

- Rút tiền lần đầu về tài khoản.
- Chi tiêu từ tài khoản (trong đó có thể bao gồm cả việc chuyển vốn
cho các tài khoản cấp hai).
- Rút vốn bổ sung vào tài khoản tạm ứng.
1.3.3. Chiến lược đối tác Quốc gia của ADB với Việt Nam giai đoạn 2015 –
2017
Trọng tâm và ba trụ cột chính của Chiến lược Đối tác Quốc gia (CPS)
2012–2015 – tăng trưởng đồng đều, nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường
bền vững – vẫn không thay đổi đối với các chương trình hoạt động của Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam. Kế hoạch Hoạt động Quốc gia
(COBP) 2015–2017 tăng cường các hành động hướng đến tính toàn diện và
công bằng, một nội dung được xác định là ưu tiên theo kết quả đánh giá giữa kỳ
Chiến lược 2020 của ADB, thông qua việc hỗ trợ các dự án hạ tầng cơ sở mang

18


lại lợi ích cho các vùng, miền còn đang tụt hậu và đặt nền tảng để điều chỉnh lại
trọng tâm hoạt động của ADB ở Việt Nam cho hiệu quả hơn.
Nguồn vốn dự kiến phân bổ cho Việt Nam trong giai đoạn 2015–2017
là 3.503 triệu đô- la. Nguồn vốn này bao gồm 1.119 triệu đô-la từ Quỹ Phát
triển Châu Á (ADF) và 2.384 triệu đô- la từ Nguồn vốn vay thông thường
(OCR). Số vốn phân bổ cuối cùng cho các quốc gia từ Quỹ ADF phụ thuộc vào
khả năng cam kết của quỹ ADF với nguồn vốn sẵn có và kết quả đánh giá hiệu
quả thực hiện dự án của quốc gia. Dự kiến bắt đầu từ năm 2015 việc phân bổ
vốn OCR sẽ gắn với giải ngân đồng thời số vốn OCR phân bổ thực tế sẽ phụ
thuộc vào tiến độ đạt được mục tiêu giải ngân.
Danh sách dự án chính thức của Việt Nam (bao gồm cả các dự án
vùng) giai đoạn 2015–2017 có số vốn lên đến 3.690 triệu đô-la, trong đó 1.306
triệu đô-la từ quỹ ADF và 2.384 triệu là vốn OCR. Do vốn cho toàn bộ danh

mục này vượt quá tổng số vốn có sẵn mà ADB dành cho giai đoạn của COBP,
nên ADB sẽ cùng với chính phủ Việt Nam trao đổi, tích cực tìm kiếm các giải
pháp đồng tài trợ và tài trợ từ các nguồn khác, bao gồm quỹ tiểu vùng ADF.
Để đạt được hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cần có các giải pháp
nâng cao công tác lập kế hoạch và thực hiện dự án. Bên cạnh đó, các giải pháp
về đối tác và kiến thức cần được chú trọng để định hướng theo kết quả mạnh mẽ
hơn. Những mục tiêu chính mà ADB nhắm tới là: tăng trưởng toàn diện, nâng
cao hiệu suất kinh tế và môi trường phát triển bền vững.
Kết luận
Như vậy, chương 1 đã khái quát những vấn đề chung nhất về nguồn
vốn ODA, cơ sở lý luận về giải ngân vốn ODA cũng như giới thiệu và trình bày
các phương pháp giải ngân vốn ODA của ADB. Để tìm hiểu thực tế công tác
giải ngân nguồn vốn ODA tại BQLDA “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền

19


vững các tỉnh miền núi phía Bắc” em xin trình bày cụ thể tại chương 2 của khóa
luận.

20


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN VỐN ODA CỦA ADB CHO DỰ ÁN “PHÁT
TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN BỀN VỮNG CÁC TỈNH MIỀN
NÚI PHÍA BẮC” TẠI TỈNH HÒA BÌNH
2.1. Giới thiệu về dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các
tỉnh miền núi phía Bắc” tại tỉnh Hòa Bình
2.1.1. Giới thiệu chung về dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền

vững các tỉnh miền núi phía Bắc”
2.1.1.1. Mục tiêu của dự án
Mục tiêu của dự án là tăng khả năng tiếp cận và sử dụng cho người
nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tới các cơ sở hạ tầng thiết yếu, là những
công trình sẽ được cải tạo, nâng cấp với thiết kế bền vững và các nghiên cứu áp
dụng ứng phó biến đổi khí hậu. Trong đó:
- Mục tiêu dài hạn: Góp phần xóa đói giảm nghèo nhờ tăng cường phát
triển bền vững về xã hội, sinh thái và môi trường tại cấp cộng đồng thông qua
phát triển cở sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, cải thiện điều kiện kinh
tế xã hội và mức sống của người dân miền núi phía Bắc.
- Mục tiêu ngắn hạn: Xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình cơ sở
hạ tầng nông thôn cho các tỉnh miền núi phía bắc; xây dựng và nâng cao năng
lực quản lý cơ sở hạ tầng cấp cộng đồng; tăng cường năng lực cho chính quyền
các tỉnh, huyện, xã; từng bước cải thiện mức sống và điều kiện sống của người
dân nghèo miền núi.
2.1.1.2. Giới thiệu dự án chung.
1.

Tên dự án: Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các

tỉnh miền núi phía Bắc”.

21


Tên tiếng Anh: Sustainable Rural Infrastructure Development Project In
the Northern mountain Provinces.
2.

Tên chủ dự án: Ban Quản lý các dự án nông nghiệp.


3.

Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

4.

Thời gian thực hiện: 6 năm (từ năm 2011 đến năm 2016).

5.

Địa điểm thực hiện: Dự án được thực hiện tại 15 tỉnh miền núi phía

Bắc Việt Nam: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang,
Hoà Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Yên Bái.
6.

Nội dung thực hiện:


Tuyển tư vấn Chính sách an toàn của dự án.



Chuẩn bị đầu tư các tiểu dự án tại 15 tỉnh tham gia dự án.



Quản lý chuẩn bị đầu tư dự án tại Ban Quản lý dự án Trung


ương.

7.

Các hoạt động và chi phí khác.

Vốn thực hiện: 138 triệu USD, trong đó:


ADB tài trợ 108 triệu USD (82 triệu USD từ nguồn vay ưu

đãi ADF và 26 triệu USD từ nguồn ADF kém ưu đãi).


Chính phủ Việt Nam sẽ phân bổ 30 triệu USD (11,35 triệu

USD từ ngân sách trung ương và 18,65 triệu USD vốn đối ứng
đóng góp từ các tỉnh).
8. Các hợp phần của dự án:
Hợp phần 1: Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn.
Triển khai các tiểu dự án trên địa bàn các tỉnh tham gia dự án, gồm các
hoạt động:
a) Cải tạo nâng cấp đường giao thông nông thôn và chợ.
b) Cải tạo nâng cấp các hệ thống thuỷ lợi.

22


c) Xây dựng và cải tạo các hệ thống cấp nước sạch nông thôn.

d) Kè bờ sông, bờ suối.
e) Các hoạt động khác giúp người nghèo có thể hưởng một cách bình
đẳng các lợi ích dự án mang lại.
Hợp phần 2 : Xây dựng năng lực.
Xây dựng năng lực cán bộ và các bên có liên quan trong công tác triển
khai dự án, và các đối tượng được giao chịu trách nhiệm cho công tác vận hành
bảo dưỡng công trình thông qua:
1) Các chương trình tập huấn ở cấp tỉnh và cấp quốc gia.
2) Sự chuẩn bị và phân phát các kiến thức tương tự.
3) Các chương trình thăm quan học tập nước ngoài, chia sẻ học tập kinh
nghiệm với các nước trong khi vực.
4) Cung cấp các dịch vụ tư vấn chuẩn bị các chương trình tập huấn và
hỗ trợ thực hiện dự án.
5) Tiếp tục đào tạo theo dõi, điều tra kết quả tác động nhằm cải thiện
phương pháp đào tạo, huấn luyện.
6) Các hoạt động khác nhằm hỗ trợ việc triển khai dự án .
9. Kết quả của dự án: Dự án sẽ có 2 kết quả:
 Cơ sở hạ tầng nông thôn thiết yếu được cải tạo hoặc nâng cấp, bao
gồm: (i) đường giao thông nông thôn và chợ nông thôn; (ii) khôi
phục các công trình thủy lợi; (iii) hỗ trợ những biện pháp giúp
người nghèo được hưởng bình đẳng, tối ưu từ các tiểu dự án mang
lại.
 Nâng cao năng lực quản lý dự án để xây dựng, quản lý và khai thác
cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững.
2.1.1.3. Tính cấp thiết của dự án.
23


Khu vực miền núi phía Bắc có tỷ lệ đói nghèo cao nhất trong cả nước,
phần đông dân cư là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, trong khi nguồn

vốn đầu tư thuộc hàng thấp nhất trong các khu vực. Bên cạnh đó, khu vực miền
núi phía Bắc có tốc độ phát triển kinh tế xã hội chậm hơn so với các vùng miền
khác trong cả nước. Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đã xuống cấp
nghiêm trọng và không còn phát huy hiệu quả sử dụng. Trong giai đoạn vừa
qua, chiến lược quốc gia của ADB đang chuyển hướng ưu tiên đầu tư từ khu
vực miền Trung sang khu vực miền núi phía Bắc. Điều này đã được cụ thể hoá
bằng dự án "Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai" tạo điều kiện phát triển hành lang
kinh tế khu vực miền núi phía Bắc. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã đề xuất với các ban quản lý ODA và Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB) xây dựng dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh
miền núi phía Bắc. Việc đầu tư dự án sẽ tạo ra những lợi ích cộng hưởng, góp
phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo khu vực miền
núi phía Bắc.
2.1.2. Mô tả dự án tại tỉnh Hòa Bình
2.1.2.1. Thông tin dự án
- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình.
- Đơn vị báo cáo: Ban Quản lý dự án Cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững
các tỉnh miền núi phía Bắc – tỉnh Hòa Bình.
- Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty cổ phần tư vấn Tây Đô, Công ty cổ
phần tư vấn Phú Thái, Công ty cổ phần Xây dựng 142 Hòa Bình, Công ty trách
nhiệm hữu hạn Trường Thành, Công ty Xây dựng thủy lợi Hòa Bình.
- Tổng vốn đầu tư được duyệt: 166.665 triệu đồng.
2.1.2.2. Tóm tắt nội dung dự án
1. Địa điểm thực hiện dự án: các huyện Lạc Sơn, Lương Sơn, Yên Thủy,
Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình.
24


2. Tổng kinh phí thực hiện dự án:
Dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi

phía Bắc" với số vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án tại công văn số 1166/TTg - HTQT
ngày 08/7/2010 với tổng số vốn là 138 triệu đô la Mỹ, đã được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số
2177/2010/QĐ-BNN-KH ngày 13/8/2010 và đã được Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB) và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hiệp
định số 2682-VIE và 2683-VIE ngày 23/2/2011.
Các tiểu dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục
dự án và UBND tỉnh Hoà Bình có công văn thực hiện theo danh mục các tiểu
dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 1262/UBND-NLN
ngày 31/8/2009 và Công văn số 120/UBND-NLN ngày 29/01/2010 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Hoà Bình.
Theo phân bổ của Ban quản lý dự án Trung ương, giai đoạn 1 của dự án
mỗi tỉnh được tham gia 3 tiểu dự án theo thứ tự ưu tiên. Tỉnh Hoà Bình tham gia
03 tiểu dự án:
TDA1- Sửa chữa, nâng cấp các công trình thuỷ lợi và giao thông nông
thôn huyện Lạc Sơn.
TDA2- Nâng cấp đường giao thông nông thôn huyện Yên Thuỷ, Lạc
Thuỷ.
TDA3- Sửa chữa, nâng cấp cụm công trình thuỷ lợi xã Thanh Lương,
huyện Lương Sơn.
Theo kế hoạch phân bổ vốn tại quyết định 1029/QĐ-BNN-KH ngày
19/5/2011 tổng mức đầu tư cho cả 03 tiểu dự án là: 166.665 triệu đồng. Trong
đó :
+ Vốn vay của ADB là: 121.881 triệu đồng.
25


×