Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Giải pháp cân bằng cán cân thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.6 KB, 85 trang )

Học viện Tài Chính

1

Luận văn tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hường

1
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

2

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC

2
SV: Nguyễn Thị Thu Hường


Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

3

Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC VIẾT TẮT
Tiếng Anh
ASEAN

Association of southeast Asian
nations

AUD
BOP

Tiếng Việt
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Đô la Úc

Balance of Payment

Cán cân thanh toán quốc tế

CCTM


Cán cân thương mại

CNY

Nhân dân tệ

EU

European Union

EUR
FDI

Liên minh Châu Âu
Đồng tiền chung Châu Âu

Foreign direct investment

GBP

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bảng Anh

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm nội địa

IMF


International monetary fund

Quỹ tiền tệ thế giới

JPY

Yên Nhật

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NK

Nhập khẩu

NKHH

Nhập khẩu hàng hóa

TCTK

Tổng cục thống kê

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

USD


Đô la Mỹ

WB

World bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World trade organization

Tổ chức thương mại thế giới

XK

Xuất khẩu

XKHH

Xuất khẩu hàng hóa

3
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính


4

Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG

4
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

5

Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH

5
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

6


Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập kinh tế thế giới
và toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế
đó, Việt Nam cũng mở cửa hội nhập và đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là
lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên một kết quả tất yếu của hội nhập là kinh tế các
nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, điều này thể hiện rất rõ qua cán cân
thương mại – một tiểu bộ phận trong cán cân vãng lai thuộc cán cân thanh
toán quốc tế. Là một tiểu bộ phận quan trọng, tình trạng cán cân thương mại
thể hiện tình trạng của cán cân vãng lai và tác động trực tiếp đến cán cân
thanh toán quốc tế và thể hiện tình hình tài chính quốc gia. Cán cân thương
mại thâm hụt kéo dài có thể gây khủng hoảng cán cân vãng lai và nguy hại
đến an ninh quốc gia. Bởi thế, việc xem xét và điều chỉnh cán cân thương mại
là rất cần thiết đối với việc hoạch định chính sách và điều hành kinh tế vĩ mô.
Đối với Việt Nam, kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO),
nền kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức mới và tác động
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với những khó khăn xuất phát
từ nội tại nền kinh tế dẫn đến việc cán cân thương mại thâm hụt trong một
khoảng thời gian tương đối dài và chỉ mới thặng dư trong vòng 3 năm trở lại
đây (2012-2014). Tuy nhiên, với con số thặng dư không hề lớn, nếu không có
những biện pháp hiệu quả thì tình trạng thâm hụt rất có thể sẽ quay trở lại với
cán cân thương mại Việt Nam đặc biệt là trong năm 2015 – năm mà Việt Nam
phải thực hiện rất nhiều cam kết với các tổ chức thế giới.
Như vậy, ngoài việc xem xét thực trạng cán cân thương mại, Việt Nam cần
phải tìm ra những biện pháp để giữ vững tình trạng thặng dư của cán cân hay

6

SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

7

Luận văn tốt nghiệp

nói cách khác là hạn chế thâm hụt trên cơ sở phân tích và tìm ra những
nguyên nhân của thâm hụt cán cân thương mại.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu với các mục tiêu sau:
 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại và cách thức
điều chỉnh cán cân thương mại của một số nước trên thế giới
 Đánh giá thực trạng cán cân thương mại Việt Nam qua các giai đoạn thâm
hụt (2006-2011) và thặng dư (2011-2014), từ đó tìm ra các nguyên nhân
gây nên thâm hụt và đánh giá những yếu tố đã tác động tích cực lên cán
cân thương mại Việt Nam.
 Dựa trên kinh nghiệm của một số nước và tình trạng thực tiễn tại Việt
Nam để đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế thâm hụt cán cân
thương mại tại Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý thuyết về cán cân
thương mại và thực tiễn tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

Phương pháp nghiên cứu.
Với những mục tiêu đã đặt ra, khóa luận này sử dụng phương pháp nghiên
cứu hệ thống các kết quả thống kê thực tiễn, kết hợp với việc sử dụng các
phương pháp liệt kê, mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp đồng thời vận dụng
lý thuyết để làm rõ vấn đề.

7
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

8

Luận văn tốt nghiệp

Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, các danh mục tài liệu và phần kết luận, nội dung của
khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề về cán cân thương mại và cán cân thanh toán
quốc tế.
Chương 2: Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 20062014.
Chương 3: Giải pháp cân bằng cán cân thương mại Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.

8
SV: Nguyễn Thị Thu Hường


Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

9

Luận văn tốt nghiệp

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN
QUỐC TẾ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI.
1.1. Cán cân thanh toán quốc tế
1.1.1.Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế (Balance of payment)
Cán cân thanh toán quốc tế (BOP) được các quốc gia sử dụng chủ yếu từ
sau chiến tranh thế giới thứ hai theo tinh thần của Hiệp ước Bretton Woods.
Tại thời điểm này, cán cân thanh toán quốc tế chủ yếu được sử dụng để phản
ánh các khoản giao dịch tiền tệ trong việc thanh toán các hàng hóa và dịch vụ
giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới.
Tuy nhiên, kinh tế thế giới đang có những biến chuyển mạnh mẽ; vì vậy,
việc xác định những giao dịch kinh tế được phản ảnh vào BOP ngày càng trở
nên phức tạp và việc đưa các quan hệ tiền tệ quốc tế khác ngoài thanh toán
hàng hóa, dịch vụ vào cán cân thanh toán là điều tất yếu bao gồm: tín dụng
quốc tế, đầu tư quốc tế và chuyển giao tiền tệ quốc tế một chiều. Đồng thời,
các giao dịch kinh tế được phản ảnh cũng bao gồm các hoạt động khác không
thuộc nền kinh tế như: các hoạt động về văn hóa-xã hội, chính trị, quân sự,
ngoại giao… Do đó, năm 1993, IMF đã đưa ra khái niệm về cán cân thanh
toán quốc tế và được nhiều quốc gia công nhận và sử dụng rộng rãi chỉ rõ các
giao dịch tiền tệ thuộc BOP là giữa người cư trú (Residents) với người không
cư trú (Nonresidents) của quốc gia đó.
Ngoài ra, các tài liệu về kinh tế vĩ mô, tài chính quốc tế, thanh toán quốc tế

cũng đưa ra các định nghĩa về cán cân thanh toán. Nhưng về cơ bản, các khái
niệm trong các tài liệu này là giống nhau: “Cán cân thanh toán quốc tế là
bảng ghi chép phản ánh tổng hợp tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư

9
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

10

Luận văn tốt nghiệp

trú và người không cư trú của quốc gia cho từng khoảng thời gian nhất
định.”1
Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp luật về cán cân
thanh toán quốc tế như sau:
 Khoản 17, điều 4, Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005: “Cán cân thanh toán
quốc tế là bản cân đối tổng hợp thống kê một cách có hệ thống toàn bộ các
giao dịch kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác trong một thời kỳ nhất
định.
 Khoản 2, điều 3, Nghị định số 16/2014 về quản lý cán cân thanh toán của
Việt Nam: “Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam (sau đây gọi tắt là
cán cân thanh toán) là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người
cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.”
Như vậy, định nghĩa về cán cân thanh toán được quy định trong các văn
bản đã được ban hành tại Việt Nam cũng đều tương đồng với khái niệm của

IMF. Và chúng ta có thể nhận thấy các thuật ngữ đều được xuất hiện trong
các định nghĩa: “giao dịch kinh tế (giao dịch)”, “người cư trú”, “người không
cư trú”.
 Giao dịch kinh tế có thể hiểu là sự vận động qua lại của hàng hóa, dịch vụ,
thu nhập và các tài sản tài chính khác giữa các tổ chức và cá nhân vì những
mục đích lợi ích vật chất trước mắt hoặc lâu dài.
 “Người cư trú” và “người không cư trú” được quy định theo luật của các
quốc gia và tương đối thống nhất. Việc xác định một chủ thể kinh tế thuộc
về “người cư trú” hay “người không cư trú” chủ yếu dựa trên hai yếu tố:
thời gian cư trú hay sinh sống, làm việc và nguồn thu nhập.
1 Phan Duy Minh (chủ biên) (2012), “Giáo trình Tài chính quốc tế”, NXB Tài Chính

10
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

11

Luận văn tốt nghiệp

Tại Việt Nam, hai khái niệm này được quy định cụ thể tại khoản 2 và
khoản 3, điều 4, Pháp lệnh ngoại hối 2005 và khoản 2 điều 1, Pháp lệnh sửa
chữa và bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối, năm 2013. Tuy nhiên,
về cơ bản, “người cư trú” theo luật định phải đáp ứng hai yêu cầu:
1) Thời gian làm việc, sinh sống tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên.
2) Có nguồn thu nhập tại Việt Nam.

Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý:
 Các tổ chức quốc tế như WTO, IMF, WB,… đều là “người không cư trú”
với mọi quốc gia.
 Các cá nhân là học sinh, sinh viên, bệnh nhân, quân nhân, nhân viên ngoại
giao, kể cả người nhà đi cùng sinh sống tại nước ngoài đều không được coi
là “người cư trú’ của quốc gia đó bất kể thời gian họ sống ở nước ngoài là
bao lâu.
 Các công ty đa quốc gia dược coi là “người cư trú” đồng thời tại nhiều
quốc gia, các chi nhanh đặt tại quốc gia nào thì được coi là “người cư trú”
ở quốc gia đó.
 Các tổ chức bao gồm: các lãnh sự quán, đại sứ quán và căn cứ quân sự
luôn là “người không cư trú” của nước mà tổ chức đó đóng trú.
1.1.2. Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế
CCTTQT bao gồm 5 nội dung chính được gọi là 5 hạng mục bao gồm:
Cán cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính, lỗi và sai sót, cán cân tổng thể, cán
cân bù đắp chính thức.

11
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

12

Luận văn tốt nghiệp

1.1.2.1. Cán cân vãng lai (Tài khoản vãng lai – Current Account –

CA).
“Cán cân vãng lai bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và
người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu
nhập từ đầu tư, chuyển giao vãng lai được quy định tại Điều 14, Điều 15,
Điều 16 và Điều 17 của nghị định này.”2 Trong đó, các điều 14, điều 15,
điều 16, điều 17 chỉ rõ các thuật ngữ hàng hóa, dịch vụ, thu nhập và
chuyển giao vãng lai được đưa vào BOP.
Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú cho người
không cư trú được ghi vào bên “Nợ” (theo truyền thống kế toán sẽ ghi
bằng mực đỏ), và ngược lại, những giao dịch dẫn đến sự thanh toán của
người không cư trú đối với người cư trú được ghi vào bên “Có” (theo
truyền thống kế toán sẽ ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng lai
xảy ra khi bên “Có” lớn hơn bên “Nợ”.
Cán cân vãng lai bao gồm bốn cán cân tiểu bộ phận sau: Cán cân
thương mại (Trade balance), cán cân dịch vụ (Services), cán cân thu nhập
(Incomes) và cán cân chuyển giao vãng lai (Current transfers).
a) Cán cân thương mại (Trade balance)
Cán cân thương mại phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất
khẩu và các khoản chi cho hoạt động nhập khẩu. Các khoản thu từ xuất
khẩu được ghi “Có” với dấu “+” và các khoản chi cho nhập khẩu được ghi
“Nợ” với dấu “–”. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương
mại: tỷ giá hối đoái, lạm phát, thu nhập quốc dân trong và ngoài nước, giá
cả hàng hóa, chính sách thương mại quốc gia,…
2 Mục a Khoản 1 Điều 13 Nghị định 16/2014/NĐ-CP về Quản lý cán cân thanh toán quốc tế của

Việt Nam.

12
SV: Nguyễn Thị Thu Hường


Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

13

Luận văn tốt nghiệp

b)Cán cân dịch vụ (Services)
Cán cân dịch vụ phản ánh các khoản thu chi liên quan đến dịch vụ vận
tải (cước phí vận chuyển, chi phí thuê tàu, lưu kho, bến bãi,…), du lịch,
bảo hiểm, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục và các dịch vụ khác.
Bản chất của cán cân dịch vụ giống với cán cân thương mại nhưng gắn
với việc xuất nhập khẩu dịch vụ. Việc ghi chép cán cân dịch vụ vào BOP
cũng tương tự như cán cân thương mại: Khi nhập khẩu dịch vụ sẽ làm phát
sinh cầu ngoại tệ và ghi vào “–” vào bên “Nợ”, các dịch vụ cung ứng cho
“người không cư trú” sẽ tăng thu ngoại tệ và sẽ ghi “+” vào bên “Có”.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân dịch vụ cũng tương đồng với các
nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại: tỷ giá, lạm phát, chính sách
thương mại quốc gia, thu nhập quốc dân,…
c) Cán cân thu nhập (Incomes)
Cán cân thu nhập phản ánh các dòng tiền về thu nhập bao gồm:
 Thu nhập của người lao động (tiền lương, tiền thưởng, thu nhập khác)
của “người cư trú” trả cho “người không cư trú” và ngược lại.
 Thu nhập từ các khoản đầu tư: tiền lãi cổ tức, lãi đến hạn trả giữa
“người cư trú” và “người không cư trú”.
Thu nhập được chuyển từ “người không cư trú” đến “người cư trú”
được ghi vào bên “Có” mang dấu “+” và ngược lại chuyển đến “người
không cư trú” ghi “–” vào bên “Nợ”.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thu nhập bao gồm: quy mô thu
nhập (mức lương, tỷ lệ sinh lời) và các yếu tố kinh tế-chính trị-xã hội.

13
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

14

Luận văn tốt nghiệp

d) Cán cân chuyển giao vãng lai (Current transfers)
Phản ánh các khoản chuyển giao một chiều không hoàn lại bao gồm:
viện trợ không hoàn lại, quà tặng, cho, biếu, các khoản trợ cấp và các
khoản chuyển giao bằng tiền và hiện vật khác cho mục đích tiêu dùng.
Các khoản làm phát sinh chi ngoại tệ thì ghi “–” vào bên “Nợ” và thu
được ngoại tệ thì ghi “+” vào bên “Có”.
Việc thực hiện các khoản chuyển giao một chiều chủ yếu phụ thuộc vào
môi trường kinh tế, mối quan hệ ngoại giao và tình cảm giữa hai bên.
1.1.2.2.Cán cân vốn và tài chính (Capital and financial account – KA)
Nói một cách đơn giản, cán cân vốn và tài chính được sử dụng để phản
ánh toàn bộ các luồng vốn đầu tư và tài trợ vào, ra của quốc gia.3
Cán cân vốn và tài chính gồm các cán cân tiểu bộ phận sau:
 Cán cân vốn ngắn hạn: gồm các luồng vốn ngắn hạn: hoạt động tiền
gửi, vay và cho vay thương mại ngắn hạn, mua bán các giấy tờ có giá
ngắn hạn,

 Cán cân vốn dài hạn: gồm các luồng vốn dài hạn chảy vào và chảy ra
khỏi một quốc gia: vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài, vay tín dụng dài hạn, các khoản viện trợ,…
 Cán cân chuyển giao một chiều: gồm các khoản viện trợ không hoàn lại
cho mục đích đầu tư và các khoản nợ được xóa.
 Các cân tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống NHTM: phản ánh tất cả các
khoản ngoại tệ nằm trên tài khoản tại các NHTM.
3 Mục b; Mục c Khoản 1 Điều 13 Nghị định 16/2014 /NĐ-CP vê Quản lý cán cân thanh toán quốc

tế ở Việt Nam

14
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

15

Luận văn tốt nghiệp

1.1.2.3.Lỗi và sai sót (Omission and Mistake – OM)
Trên thực tế, công việc thống kê luôn xảy ra những nhầm lẫn, sai sót,
làm ảnh hưởng dù rất nhỏ đến kết quả tổng hợp thống kê cuối kỳ, gây ra
các sai sót thống kê, và chỉ số OM được sinh ra để biểu diễn cho những
thiếu sót trong thống kê CCTTQT. Nguyên nhân của những sai sót thống
kê có thể bắt nguồn từ việc các hóa đơn thương mại được lập, ghi và xác
định theo các cách khác nhau, tại thời điểm khác nhau.

1.1.2.4.Cán cân tổng thể (Overall Balance – OB)
Cán cân thanh toán tổng thể được xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại
hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo. 4 Nói cách
khác, cán cân tổng thể phản ảnh tất cả các giao dịch kinh tế giữa “người cư
trú” và “người không cư trú” trong kỳ. Thông thường, cán cân tổng thể chỉ
được sử dụng vào thời điểm cuối kỳ để xác định số dư cuối kỳ của CA và
KA.
OB = CA + KA +/– OM
1.1.2.5. Cán cân bù đắp chính thức
Cán cân bù đắp chính thức bao gồm:
 Tài sản dự trữ (dự trữ ngoại hối quốc gia).
 Tín dụng và vay nợ từ IMF.
 Tài trợ đặc biệt.
Về nguyên tắc, CCTTQT luôn cân bằng, như vậy số dư của OFB luôn
bằng số dư của OB hay:
OFB = – OB +/– OM
4 Mục đ Khoản 1 Điều 13 Nghị định 16/2014 /NĐ-CP về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của

Việt Nam.

15
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

16


Luận văn tốt nghiệp

1.2. Cán cân thương mại (Trade balance)
1.2.1. Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh
toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và
nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là quý hoặc
năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Từ
đó, cán cân thương mại sẽ có ba trạng thái:
 Cán cân thương mại thâm hụt: Khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0.
 Cán cân thương mại cân bằng: Khi mức chênh lệch bằng 0.
 Cán cân thương mại thặng dư: Khi mức chênh lệch lớn hơn 0.
Tuy nhiên, để cán cân thương mại nằm ở trạng thái cân bằng là rất khó
khăn và gần như là không thể. Vì vậy, ta thường thấy cán cân thương mại của
các quốc gia được xác định ở hai trạng thái chính là thâm hụt hoặc thặng dư.
Có rất nhiều nhân tố tác động trực tiếp đến cán cân thương mại của một
quốc gia, bao gồm các nhân tố chính sau đây:
1.2.1.1. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước
Cán cân thương mại biểu diễn sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập
khẩu, do đó năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước có thể coi là
nhân tố quan trọng nhất tác động đến cán cân thương mại bởi nó ảnh
hưởng rất lớn và trực tiếp đến lượng xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa.
Nếu hàng hóa của một quốc gia có khả năng cạnh tranh cao có thể “đánh
bại” hàng hóa cùng loại của các quốc gia khác không chỉ trên thị trường
nội địa mà trên cả thị trường thế giới, thông qua đó tăng lượng xuất khẩu
và giảm lượng nhập khẩu của hàng hóa.

16
SV: Nguyễn Thị Thu Hường


Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

17

Luận văn tốt nghiệp

Khả năng cạnh tranh của hàng hóa phụ thuộc vào ba nhóm yếu tố chính
sau:
 Nhóm nhân tố liên quan đến chất lượng, thương hiệu,… của sản phẩm
xuất khẩu. Đây là nhóm nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của
hàng hó. Có thể thấy rõ, một hàng hóa có chất lượng cao hơn và uy tín
hơn trên cùng một thị trường sẽ dễ dàng được người tiêu dùng lựa chọn
hơn so với các hàng hóa cùng loại khác. Ngoài ra, các yêu cầu về chất
lượng hàng hóa ngày càng được kiểm soát nghiêm ngặt, các hàng hóa
có chất lượng cao sẽ dễ dàng thâm nhập được vào các thị trường khó
tính bên cạnh các thị trường truyền thống của doanh nghiệp.
 Nhóm nhân tố liên quan đến giá cả hàng xuất khẩu, bao gồm: chi phí
đầu vào, năng suất lao động, tỷ giá hối đoái,… Vấn đề giá cả bao giờ
cũng được đề cập đến trong năng lực cạnh tranh của hàng hóa khi xét
đến các điều kiện khác là tương đồng.
 Tính đa dạng của hàng hóa xuất khẩu tại thị trường nước ngoài: Nếu thị
trường nước ngoài có nhiều hàng hóa tương đương hoặc có khả năng
thay thế thì điều kiện cạnh tranh sẽ khắc nghiệt hơn.
1.2.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái (sau đây gọi tắt là tỷ giá
và chính sách tỷ giá) rất quan trọng đối với quốc gia vì nó tác động trựng
tiếp đến giá cả hàng hóa của quốc gia so với các quốc gia khác. Tỷ giá tác

động đến cán cân thương mại được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa
cung – cầu về hàng hóa xuất, nhập khẩu với tỷ giá hối đoái trên thị trường.
Khi tỷ giá đồng tiền của quốc gia tăng lên, đồng nghĩa với việc sức mua
của đồng nội tệ giảm đi, giá cả hàng hóa trong nước sẽ rẻ tương đối so với
giá cả hàng hóa thế giới trên cả thị trường trong nước và thị trường thế
17
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

18

Luận văn tốt nghiệp

giới. Do đó, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu tăng và nhu cầu
nhập khẩu hàng hóa của thị trường trong nước giảm, hai điều này đều
đồng thời tác động tích cực lên cán cân thương mại (đưa cán cân thương
mại tiến gần đến thặng dư). Và ngược lại, khi tỷ giá giảm, sức mua của nội
tệ tăng tương đối, sẽ tác động xấu đến cán cân thương mại, làm trầm trọng
hơn thâm hụt cán cân thương mại.
1.2.1.3. Chính sách thương mại quốc gia
Chính sách thương mại quốc tế bao gồm các quan điểm, nguyên tắc và
biện pháp thích hợp dùng để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế của
một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm đạt được các
mục tiêu kinh tế-chính trị-văn hóa của quốc gia đó.
Có hai xu hướng chủ yếu chi phối đến chính sách thương mại quốc tế
của một quốc gia: bảo hộ mậu dịch và tự do hóa thương mại. Hai xu hướng

này có tác động gần như là ngược chiều đến cán cân thương mại quốc tế
của một quốc gia:
 Xu hướng bảo hộ mậu dịch: là việc sử dụng một số tiêu chuẩn thuộc
các lĩnh vực như: chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường,
xuất khẩu,… hay áp dụng các mức thuế xuất nhập khẩu (chủ yếu là
thuế nhập khẩu) đối với một ngành hàng nào đó để bảo vệ sản xuất
trong nước.
Trong ngắn hạn: Bảo hộ thương mại thực hiện khá tốt mục tiêu cải
thiện cán cân thương mại của quốc gia nhờ việc hạn chế nhập khẩu một
số mặt hàng hoặc số lượng một số mặt hàng khác, từ đó giảm thâm hụt
thương mại.
Trong dài hạn: Với trường hợp quốc gia thực hiện tỷ giá cố định,
việc giảm nhập khẩu sẽ làm tăng tổng cầu trong nước và tăng thu nhập
18
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

19

Luận văn tốt nghiệp

quốc dân, và kéo theo đó là tăng nhập khẩu và làm giảm đi hiệu quả đã
đạt được trong ngắn hạn. Trường hợp tỷ giá thả nổi, khi quốc gia thực
hiện bảo hộ mậu dịch, nội tệ tăng giá dẫn đến giảm xuất khẩu và tác
động không tốt đến cán cân thương mại. Ngoài ra, việc áp dụng các
công cụ bảo hộ dễ gây nên phản ứng “trả đũa” từ các quốc gia đối tác.

Như vậy, trong dài hạn, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều bị thu hẹp,
không những không cải thiện được cán cân thương mại mà còn tác
động xấu đến sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế, đồng thời khiến
các doanh nghiệp trong nước mất đi tính cạnh tranh quốc tế.
 Xu hướng tự do hóa thương mại: Tự do hóa thương mại là việc nới
lỏng sự can thiệp của Chính phủ vào việc trao đổi, buôn bán quốc tế.
Tự do hóa thương mại tạo thuận lợi cho việc thỏa mãn hai nhu cầu tất
yếu của hầu hết các nền kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa: nhu cầu
bán hàng hóa, đầu tư vốn ra nước ngoài và nhu cầu mua hàng hóa, nhận
vốn đầu tư từ nước ngoài. Tự do hóa thương mại gắn liền với việc cắt
giảm các hàng rào hạn chế thương mại như thuế quan, hạn ngạch,… và
hàng rào phi thuế quan. Việc tự do hóa thương mại đang là xu hướng
của thời đại mới nhằm đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia, cho phép
mỗi quốc gia có thể tận dụng lợi thế của mình và chuyên môn hóa sản
xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất thông qua việc tạo môi trường cân bằng
cho tất cả các quốc gia trên cơ sở các thỏa thuận song phương, đa
phương và các quy định của các tổ chức quốc tế mà các quốc gia cùng
tham gia. Nếu một quốc gia biết tận dụng các lợi thế của mình và các
lợi ích từ tự do hóa thương mại đem lại thì có thể cải thiện được cán
cân thương mại.

19
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

20


Luận văn tốt nghiệp

1.2.1.4. Lạm phát
Lạm phát ảnh hưởng đến cán cân thương mại thông qua việc tác động
đến giá cả hàng hóa. Xét trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi
một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn so với các quốc gia khác thì:
 Giá đầu vào tăng cao, dẫn đến giá cả hàng hóa cao hơn các nước khác,
làm giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu.
 Giá hàng hóa trong nước cao hơn so với hàng hóa nhập khẩu từ nước
ngoài, làm tăng lượng nhập khẩu từ nước ngoài thay thế cho hàng hóa
trong nước đắt đỏ.
Như vậy, sự thay đổi của xuất khẩu và nhập khẩu dưới tác động của
lạm phát tăng đều làm xấu đi tình trạng của cán cân thương mại.
Ngoài ra, lạm phát còn tác động gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu, bởi
lẽ, khi lạm phát tăng sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia,
đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tổng cung của nền kinh tế trong đó
có cung xuất khẩu.
1.2.1.5. Thu nhập quốc dân trong và ngoài nước
Thu nhập quốc dân trong nước tăng, người tiêu dùng có xu hướng nhập
khẩu nhiều hơn và làm xấu đi tình trạng của cán cân thương mại. Và
ngược lại, khi thu nhập quốc dân trong nước giảm, việc nhập khẩu được
hạn chế lại.
Áp dụng ngược trở lại, hoán đổi vai trò xuất nhập khẩu ta có thể thấy,
khi thu nhập quốc dân ngoài nước tăng thì cầu hàng hóa của nước nhập
khẩu tăng, hoạt động xuất khẩu được khuyến khích từ đó cải thiện cán cân
thương mại.

20
SV: Nguyễn Thị Thu Hường


Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

21

Luận văn tốt nghiệp

Như vậy, cán cân thương mại quan hệ tỷ nghịch với thu nhập quốc dân
trong nước và tỷ lệ thuận với thu nhập quốc dân ngoài nước.
1.2.1.6. Giá hàng hóa thế giới
Giá cả luôn là yếu tố quan trọng trong việc xác định cung – cầu của
hàng hóa trên thị trường. Khi xét đến giá thế giới của một loại hàng hóa,
chúng ta xét đến nền kinh tế nhỏ đối với hàng hóa đó. Một quốc gia được
coi là nền kinh tế nhỏ đối với mặt hàng X nào đó, khi quốc gia đó xuất
nhập khẩu lượng hàng X rất nhỏ so với tổng lượng hàng hóa đó trên thế
giới. Việc tăng giảm giá thế giới sẽ tác động mạnh đến hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa của quốc gia đó từ đó ảnh hưởng đến cán cân thương
mại. Khi giá trong nước cao hơn giá thế giới, hàng hóa từ nước ngoài sẽ
tràn vào quốc gia đó, gây tăng lượng nhập khẩu và tăng tình trạng thâm
hụt cán cân thương mại. Và ngược lại, khi trong nước thấp hơn giá thế
giới, hàng hóa trong nước sẽ có khả năng cạnh tranh tương đối về giá so
với các hàng hóa từ các nước khác, từ đó khuyến khích xuất khẩu, và cải
thiện được cán cân thương mại.
Biến động giá thế giới còn tác động lớn hơn, làm thay đổi rõ rệt hơn
trong cán cân thương mại của quốc gia so với sự chênh lệch về giá tuyệt
đối đã nhắc đến ở trên. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, xuất
khẩu chủ yếu là các mặt hàng thô, sơ chế, hàm lượng kĩ thuật ít, co giãn

mạnh với giá; còn nhập khẩu chủ yếu các máy móc thiết bị có hàm lượng
kĩ thuật cao, các sản phẩm đã qua chế biến, tinh luyện, co giãn ít với giá
thì với sự biến động bắt thường của giá sẽ tác động lớn đến cán cân thương
mại.

21
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

22

Luận văn tốt nghiệp

1.2.1.7. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Nếu xét đến việc các công ty đa quốc gia đầu tư vào một quốc gia theo
hướng thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh trực tiếp tại các nước khác
nhau để giảm chi phí sản xuất thì việc đầu tư các doanh nghiệp này sẽ có
tác dụng thay thế cho hoạt động thương mại. Có thể hiểu đơn giản, khi các
doanh nghiệp trực tiếp sản xuất được thành lập trong nước, hàng hóa sẽ
được cung cấp trực tiếp, đáp ứng các nhu cầu trong nước thay vì sản xuất
từ nước ngoài và cung cấp cho thị trường trong nước thông qua hoạt động
thương mại quốc tế. Như vậy, việc điều chỉnh, định hướng sử dụng nguồn
vốn FDI sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại của quốc gia. Nếu một
Chính phủ định hướng được FDI vào các ngành xuất khẩu hay các mặt
hàng phụ trợ cho ngành sản xuất để xuất khẩu thì có thể cải thiện cán cân
thương mại của quốc gia đó.

1.2.1.8. Tình hình kinh tế chính trị trong nước và thế giới
Sự ổn định chính trị trong nước là cơ sở vững chắc cho sự phát triển
kinh tế của một quốc gia. Một đất nước có nền chính trị ổn định, các chính
sách nhất quán, môi trường kinh doanh thuận lợi là điều kiện thiết yếu cho
sự phát triển của các ngành sản xuất bao gồm cả các ngành xuất khẩu. Một
nền kinh tế phát triển từ bên trong sẽ có khả năng cạnh tranh cao với hàng
hóa trên thế giới ở cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Đây
cũng là tiền đề cho sự hợp tác với các nước, các tổ chức kinh tế, bởi lẽ một
quốc gia có điều kiện chính trị ổn định là môi trường đầu tư, kinh doanh lý
tưởng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và tạo lập uy tín, sự tin tưởng cần
thiết cho quan hệ thương mại, tạo ra các cơ hội trao đổi thương mại, thâm
nhập thị trường mới cho quốc gia.
Toàn cầu hóa kinh tế đã làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nền
kinh tế của các quốc gia. Việc một nền kinh tế lâm vào khủng hoảng sẽ tạo
22
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

23

Luận văn tốt nghiệp

ra phản ứng dây chuyền, kéo theo sự “sụp đổ” của rất nhiều nền kinh tế
khác. Khủng hoảng tài chính diễn ra trên diện rộng sẽ làm giảm lượng cầu
hàng hóa, gây khó khăn cho các nước xuất khẩu.
1.2.2. Ảnh hưởng của cán cân thương mại đến nền kinh tế

Cán cân thương mại là một bộ phận quan trọng cấu thành nên cán cân
vãng lai. Cán cân thương mại thường cho biết xu hướng vận động của cán cân
vãng lai, mức độ mở cửa, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế vì vậy, cán cân
thương mại thặng dư hay thâm hụt cũng tác động trực tiếp, nhanh chóng đến
các yếu tố trong nền kinh tế bao gồm: cung, cầu, giá cả hàng hóa và sự biến
động tỷ giá, tăng trưởng kinh tế, sau đó là cung, cầu nội tệ và tình hình lạm
phát trong nước.
1.2.2.1. Cán cân thương mại thặng dư (thặng dư thương mại)
Cán cân thương mại thặng dư hay thặng dư thương mại thương mại
dương xảy ra khi một quốc gia có chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu
lớn hơn 0 hay xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
Cán cân thương mại thặng dư thường đem lại những tác động tích cực
cho nền kinh tế của quốc gia. Một quốc gia có cán cân thương mại thặng
dư cho thấy quốc gia đó có nền sản xuất trong nước tương đối phát triển,
đáp ứng được yêu cầu trong nước và đem lại thêm nguồn ngoại tệ cho
quốc gia.
1.2.2.2. Cán cân thương mại thâm hụt (Thâm hụt thương mại).
Thâm hụt thương mại là tình trạng của cán cân thương mại khi xuất
khẩu của một quốc gia nhỏ hơn lượng nhập khẩu của quốc gia đó hay xuất
khẩu ròng/ thặng dư thương mại âm.
Thâm hụt cán cân thương mại thường gây ảnh hưởng xấu đến cán cân
thanh toán, và kinh tế quốc gia. Bởi lẽ, khi nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu
23
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính


24

Luận văn tốt nghiệp

hay tiêu dùng nhiều hơn sản xuất trong nước, các quốc gia phải tìm kiếm
các khoản ngoại tệ để chi trả cho các khoản nhập khẩu đó.
Khi đó, các quốc gia thường cần đến các dòng vốn khác như: FDI, FII,
vay ngắn hạn và dài hạn nước ngoài, kiều hối và ODA. Như vậy thường
làm tăng gánh nặng nợ cho quốc gia. Và trong nhiều trường hợp, khi Cán
cân thương mại thâm hụt nghiêm trọng, các quốc gia phải sử dụng nguồn
dự trữ ngoại hối để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, làm giảm dự trữ ngoại hối
quốc gia, nếu dự trữ ngoại hối không đủ còn gây ra hiện tượng mất giá của
đồng nội tệ, tỷ giá hối đoái tăng cao gây nguy cơ khủng hoảng tài chính.
Thâm hụt thương mại trong một số trường hợp cũng chưa hẳn là xấu.
Khi nền kinh tế có khả năng hấp thụ vốn tốt, kiểm soát, điều hành lượng
vốn từ nước ngoài vào nền kinh tế một cách có hiệu quả thì việc thâm hụt
cán cân thương mại ở hiện tại có thể là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế
và thặng dư thương mại trong tương lai.
Như vậy, sử dụng cán cân thương mại để đánh giá tình hình kinh tế của
một quốc gia, chúng ta cần xem xét nó trong mối tương quan với các cán cân
bộ phận khác của CCTM để đưa ra những nhận định chính xác nhất.
1.2.3. Kinh nghiệm cân bằng cán cân thương mại ở một số nước và
bài học cho Việt Nam
1.2.3.1. Kinh nghiệm cân bằng cán cân thương mại ở một số nước
a) Mỹ
Mỹ luôn là cường quốc đứng đầu thế giới về kinh tế. Tuy nhiên, Mỹ đã
liên tục công bố thâm hụt cán cân thương mại kể từ những năm 70, và tình
trạng này đã gia tăng một cách nhanh chóng kể từ năm 1987. Ta có thể
thấy rõ tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ qua biểu đồ sau:


24
SV: Nguyễn Thị Thu Hường

Lớp: CQ49/08.04


Học viện Tài Chính

25

Luận văn tốt nghiệp

Hình 1.1: Xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại Mỹ (1960-II/2012)

Nguồn: />
Ta có thể thấy, sau năm 2009, cán cân thương mại của Mỹ đã có những
dấu hiệu được cân bằng trở lại. Điều này là nhờ sự nỗ lực của cả nền kinh
tế Mỹ. Bên cạnh việc cơ cấu lại nền kinh tế, mở rộng mối quan hệ thương
mại với các nước trong khu vực, Mỹ luôn cố gắng giảm thâm hụt bằng các
biện pháp:
1) Hỗ trợ xuất khẩu: Đây là chính sách thương mại trọng tâm của Mỹ bao
gồm các biện pháp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu:
 Miễn thuế của bang và liên bang, chương trình hoàn thuế.
 Hỗ trợ bảo hiểm, hỗ trợ tài chính và các công cụ tín dụng qua Ngân
hàng Xuất nhập khẩu.
 Hỗ trợ các sản phẩm đầu ra trong việc tiếp cận thị trường.
Trong đó, ưu tiên cho một số ngành mục tiêu gồm nông nghiệp và
năng lượng, thêm nữa các hỗ trợ của Chính phủ tăng khi giá giảm.
25
SV: Nguyễn Thị Thu Hường


Lớp: CQ49/08.04


×