Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại VIỆT NAM giai đoạn 2006-2010
Năm 2009, tình hình xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do
khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sự đình trệ sản xuất và hạn chế tiêu dùng ở
những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản,
EU... Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt khoảng 56,5 tỷ USD, giảm
9,9% so với năm 2008. Tình hình xuất khẩu như vậy không đến nỗi quá xấu nếu
chúng ta nhìn vào nguyên nhân của nó. Kim ngạch xuất khẩu giảm là do giá cả thế
giới giảm (riêng yếu tố giảm giá trong 9 tháng đầu năm làm kim ngạch xuất khẩu
giảm trên 6 tỷ USD) - một yếu tố ngoài tầm kiểm soát của chúng ta; trong khi đó
khối lượng hàng hoá xuất khẩu có sự tăng đáng kể giúp chúng ta giảm thiểu được
đáng kể đến tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và xa hơn là giảm thiểu được tác
động tiêu cực đến việc làm và thu nhập của người lao động. Vấn đề tồn tại lớn nhất
của xuất khẩu bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt
hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản. Các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn
mang tính chất gia công. Như vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế
so sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt
chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu. Trong thời gian tới,
xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu thách thức lớn hơn, nhất là trong bối cảnh tác động
của khủng hoảng những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi
bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn sẽ dành cho các mặt hàng xuất
khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như khoáng sản, nông, lâm, hải
sản.
Bảng 1: Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2006-2009
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 ước đạt 67,5 tỷ USD, giảm 16,4% so với
năm 2008. Điều này phản ánh những khó khăn của sản xuất trong nước do suy
giảm kinh tế. Tuy nhiên, trong các tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu có thể tăng
lên khi các biện pháp hỗ trợ sản xuất phát huy tác dụng. Mặc dù cả kim ngạch xuất
khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều giảm sút, nhưng do tốc độ giảm kim ngạch xuất
khẩu chậm hơn tốc độ giảm kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2009 giảm
xuống chỉ còn khoảng 11 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như
vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể
hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng
không cần thiết. Song mức nhập siêu vẫn còn cao thể hiện việc phát triển các
ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm.
Những nguyên nhân của tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam
trong
năm
2009 có thể được xem xét từ nhiều góc độ. Những yếu tố tác động trực
tiếp đến cán cân thương mại Việt Nam
bao
gồm
các yếu tố tác động đến kim ngạch
xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kim ngạch nhập
khẩu..
Thứ nhất, Việt Nam là thành viên của WTO và đang trong giai đoạn thực hiện
các cam kết về giảm thuế quan và
các
hạn chế thương mại, mở cửa thị trường theo
các cam kết quốc tế. Trong khoảng thời gian kể từ ngày gia nhập, mức
thuế
nhập khẩu trung bình của Việt Nam phải được cắt giảm từ 17,4% xuống còn
13,4% trong vòng 5-7 năm cho nên kim
ngạch
nhập khẩu tăng nhanh và xu hướng
này còn có khả năng tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới khi Việt Nam thực
hiện
đầy
đủ các cam kết trong WTO. Nhu cầu về nhập khẩu cả tư liệu sản xuất thể
hiện ở máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật
liệu,
nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu
dùng kể cả hàng tiêu dùng xa xỉ tăng lên vì một bộ phận dân cư cải thiện được
thu
nhập...
Đ
iều
này cũng cho thấy hàng rào thương mại của Việt Nam trước khi
thực hiện các cam kết giảm thuế và các hàng
rào
thương mại khác đóng vai trò to
lớn trong việc giảm thiểu tình trạng thâm hụt thương
mại.
Thứ hai, những biến động trên thị trường thế giới theo hướng bất lợi đối với hoạt
động
xuất khẩu của Việt Nam. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế
toàn cầu đã làm giảm khá mạnh cầu vê
hàng
nhập khẩu của Việt Nam đặc biệt là sự
suy giảm mạnh của nền kinh tế Hoà Kỳ- bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam
làm
giảm kim ngạch xuất khẩu. Giá hàng xuất khẩu giảm mạnh
gây ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu mà cụ thể là sự
giảm
giá của mặt hàng
nông sản, thuỷ sản.
Đ
ây
là những mặt hàng có tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất
khẩu của Việt
Nam.
Nhóm mặt hàng chế biến, công nghiệp và thủ công nghiệp gặp
phải tình trạng thu hẹp thị trường, Nhóm hàng
nguyên
liệu, khoáng sản gặp phải
khó khăn do tình trạng giá giảm... Chẳng hạn, trong 7 tháng đầu năm 2009, kim
ngạch xuất
khẩu
đạt 7,13 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2008, tức là vào
khoảng 638 triệu
USD,
trong đó phần giảm xuống do giá giảm khoảng 1,88 tỷ
USD và phần tăng lên do lượng khoảng 1,24 tỷ
USD.
Thứ ba, nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu là nhóm hàng máy móc, thiết bị, nguyên
nhiên
vật
liệu chiếm tỷ trọng đáng kể (70-80%) tổng kim ngạch nhập khẩu và nhóm
này có xu hướng tăng lên do nhu cầu thúc
đẩy
xuất khẩu cũng như nhu cầu sản
xuất- kinh doanh trong nước tăng lên. Tình trạng nhập siêu còn cho thấy khả năng
cạnh
tranh không cao của các hàng hoá thay thế nhập khẩu. Nhưng tình trạng nhập
siêu này có thể coi là điều kiện quan trọng
để
cải
thiện nhập siêu trong chu kỳ kinh
doanh tiếp theo khi các loại máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu được sử dụng để
sản
xuất các loại hàng hoá xuất khẩu. Nhiều mặt hàng tiêu dùng cũng có xu hướng tăng
nhập khẩu nhưng có thể hạn chế
bằng
các công cụ và biện pháp quản lý mang tính
hành
chính...
Từ những phân tích và xem xét trên đây có thể thấy, tình trạng thâm hụt
cán cân thương mại Việt Nam năm
năm
2009 chủ yếu do sự thay đổi của cung cầu
về các nhóm hàng hoá có liên quan đến xuất- nhập khẩu, các nguyên nhiên
liệu,
máy móc, thiết bị..., những biến động bất lợi của thị trường thế giới và khả năng
cạnh tranh chưa thật cao của hàng hoá, dịch vụ Việt Nam trong điều kiện khủng
hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu gây ra chứ không phải do ảnh hưởng
của
tỷ
giá hối đoái. Trong năm 2009, tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng
đô la Mỹ có điều chỉnh theo hướng giảm
nhẹ
đồng Việt Nam đã góp phần hạn chế
tính cứng nhắc của tỷ giá so với những biến động trên thị trường tự do song vẫn
bảo
đảm sự ổn định của nó phục vụ có hiệu quả cho việc lập kế hoạch kinh
doanh của doanh nghiệp và ổn định kinh tế vĩ
mô
sau khủng hoảng. Hơn nữa, mức
độ thâm hụt cán cân thương mại chưa phải đến mức báo động (chỉ vào khoảng
10-
12%
GDP) vì việc nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu...là nhóm
hàng chủ yếu nhằm tạo khả năng thúc đẩy sản
xuất
trong nước và đẩy mạnh xuất
khẩu trong giai đoạn tiếp theo. Do đó, thâm hụt thương mại với xu hướng gia
tăng
còn
là sự phản ánh quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế để phù hợp với
xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể
nói
thâm hụt thương mại Việt Nam
năm 2009 là “thâm hụt để chữa trị thâm hụt” trong giai đoạn tiếp
theo.
Cán cân tài khoản dịch vụ:
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2010 ước tính đạt 7,46 tỷ USD, tăng 29,4% so
với năm 2009.Trong đó, dịch vụ du lịch đạt 4,45 tỷ USD, tăng 45,9%; dịch vụ vận
tải 2,3 tỷ USD, tăng 11,8%.
Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2010 ước tính đạt 8,32 tỷ USD, tăng 20,6% so
với năm 2009, trong đó dịch vụ vận tải đạt khoảng 5 tỷ USD, tăng 17,2%; dịch vụ
du lịch 1,47 tỷ USD, tăng 33,6%.
Cán cân thương mại:
Hết năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần 157
tỷ USD, tăng 23,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 72,19 tỷ
USD, tăng 26,4% và nhập khẩu là 84,8 tỷ USD, tăng 21,2%. Nhập siêu là 12,61 tỷ
USD, bằng 17,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tăng trưởng xuất nhập khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 71,6 tỉ USD, tăng 25,5% so với năm
2009, vượt xa kế hoạch Quốc hội đề ra là 60 tỉ USD (tăng trên 6%) cũng nhưmức
đỉnh 62,7 tỉ USD năm 2008. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ
USD, tăng 24,9% so với năm 2009. Xuất khẩu tăng là do sự đóng góp lớn của những mặt hàng
công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm,
thủy sản được lợi về giá. Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu đã bộc lộ trong nhiều năm qua là
việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, dệt may, da
giầy… Hơn nữa, các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công. Như vậy, xuất
khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công
nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.
Cơcấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi ở một số nhóm hàng
hóa so với năm trước, trong đó, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công
nghiệp tăng từ 42,8% lên 46%; nhóm hàng công nghiệp năng và khoáng sản giảm
từ 29,4% xuống 27,2%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 7,4% xuống 6,9%; vàng và
các sản phẩm vàng từ 4,6% xuống 4%. Đặc biệt, Việt Nam đã có 18 mặt hàng đạt
kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, tăng 6 mặt hàng so với năm 2009. Lần đầu
tiên, dệt may đạt trên 11 tỉ USD, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong 26 mặt
hàng chính. Thủy sản, da giày đã vượt dầu thô “soán ngôi” top 3 mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu cao nhất.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tùng 20,1% so với năm trước. Một
số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao, bao gồm xăng dầu, tăng 225,2%;
lúa mì tăng 70,4%; kim loại thường khác tăng 57,7%; nguyên phụ liệu dệt may,
giầy dép tăng 36%; chất dẻo tăng 33,9%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 30,7%;
vải tùng 27,2%...
Nhờ kiểm soát chặt nhập khẩu và thành tích của xuất khẩu nên nhập siêu hàng hóa
cả năm khoảng 12,4 tỉ USD, bằng 17,3% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn mức 20%
của kế hoạch và thấp hơn khá nhiều so với mức 22,5% của năm trước.