Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

báo cáo thực tế nhà máy cấp nước đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 50 trang )

CHƯƠNG 1: NHÀ MÁY NƯỚC CẤP Ở ĐÀ LẠT

Hình 1.1. Nhà máy nước cấp Đà Lạt
1.1.Tổng quan về nhà máy nước cấp Đà Lạt
-

1.1.1. Giới thiệu chung về Nhà máy nước cấp ở Đà Lạt
Nhà máy xử lý nước cấp Đà Lạt còn có tên gọi là nhà máy nước Đan Kia.
Công trình cấp nước sạch của nhà máy cấp nước ở Đà Lạt bao gồm:
Nhà máy xử lý nước sạch hoạt động với công suất 25.000m 3/ngày đêm có khi lên đến 30.000
m3/ngày đêm .

Hình 1.2: Nhà máy nước cấp Đà Lạt( nhà máy nước Đan Kia)
Đặt tại vị trí gần bờ hồ gồm 2 khu vực :
Khu vực xử lý gồm :bể trộn và phân phối, 3 bể lắng gia tốc, 6 bể lọc nhanh phổ thông (lọc hở) có
mái che, 1 bể chứa nước sạch 3.000m3.
+ Bể trộn: khuấy trộn đều hóa chất và nước để điều chỉnh chất lượng nước trước khi qua bể chứa
nước sạch.
+ Bể phân phối: dùng để sục khí , thổi khí và đề tránh đống cặn.


1


Bể lắng gia tốc: tách các bông cặn lơ lửng, làm trong nước, diệt vi sinh vật, vi khuẩn, tảo ... có trong
nước.
+ Bể lọc nhanh: tách các hạt cặn hạt bẩn khác còn lại trong nước sau khi lắng, làm trong nước một lần
nữa.
• Khu vực trạm bơm gồm: 1 trạm bơm cấp 1( trạm bơm nước thô ) và 1 Trạm bơm cấp 2 ( trạm bơm
nước sạch).
+ Trạm bơm cấp 1( trạm bơm nước thô ) với 5 tổ máy tại hồ Đan Kia, 1 trạm biến áp và 1 đường ống


chuyển tải nước thô giữa trạm bơm nước thô đến nhà máy xử lý; 30 máy bơm và 2 máy dự phòng
( máy bơm nước thô lên khu xử lý). Thông số : pH : 6,0-7,0 và độ đục : 20-100 NTU.
+ Trạm bơm cấp 2 ( trạm bơm nước sạch) với 6 tổ máy và một trạm biến áp; 4 máy bơm nước sạch,
đường ống chuyển tải nước sạch Ø600 dài 7.200m từ trạm bơm nước sạch đến bể chứa Tùng Lâm.
- Bể chứa nước sạch dung tích 5.000m 3 đặt tại đồi Tùng Lâm với cao trình đáy bể là 1560m; pH của
bể 6,5-8,5.
- Đường ống chuyển tải từ bể chứa Tùng Lâm về thành phố Đà Lạt gồm 2,8km ống thép Ø600, tiếp
theo phân thành 2 nhánh: nhánh 1 gồm 5,4km ống thép Ø500 phân tiếp thành 2 nhánh Ø300 dài
6,5km (cấp nước cho các bể Hùng Vương, Gougal và Dinh 1) và nhánh 2 gồm 1km ống thép Ø500
và 2km ống Ø300 (cấp nước cho các bể Resimaire và Calypso).
- Hóa chất được sử dụng: phèn Al, khử trùng bằng Cl và vôi.
- Phương pháp xử lý bùn: lắng.
- Nhà máy thường lọc theo phương pháp lọc nhanh có thể hiệu chỉnh từ xa.
- Khi xử lý nếu nước không đạt tiêu chuẩn thì đóng van lọc và xả bỏ ra hồ.
- Nhà máy nước cấp Đà Lạt rất ít khi gặp sự cố, thường là bị mất điện, bể đường ống, cao lắm là
ngừng cấp nước một ngày.
- Nguồn điện sử dụng để vận hành nhà máy được lấy từ điện lực Lạc Dương, trung bình 0.98KW
điện/ 1 khối nước sản xuất. Tổn hao điện năng nhiều.
+

1.1.2. Vị trí địa lý
-

Nhà máy xử lý nước cấp ở Đà Lạt nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 17 km về hướng tây-bắc.
Sông Đạ Đờng (Đa Dâng, Da Deung; ở hạ lưu gọi là sông Đồng Nai) bắt nguồn gần đỉnh núi Chư
Yan Kao (2006m) thuộc xã Đạ Long, huyện Lạc Dương. Sau khi hợp lưu với suối Da Lien Deur về
phía tả ngạn, sông Đạ Đờng đổ vào hồ Đan Kia (Đăng Kia, Dangkia, Dankir, Dankia) rộng 2,2km2
và hồ Suối Vàng (hồ Ankroet) rộng 0,28km2, rồi xuôi vào Nam. Tổng diện tích: 7,4 ha.

Hình 1.3. Hồ Đan Kia

+
+
+
+

Giới cận :
Phía đông giáp xã Lát - huyện Lạc Dương .
Phía tây giáp đất rừng Ban Quản lý rừng đầu nguồn Đa Nhim và đường tỉnh lộ ĐT722
Phía nam giáp phường 7, TP Đà lạt
Phía Bắc giáp đất rừng quốc gia Bi Đúp -Núi Bà.
1.1.3. Thành phần chất lượng nguồn nước thô

2


-

-

-

-

-

Nước nguồn lấy từ hồ Đan Kia. Hồ Đan Kia có diện tích khoảng 245 ha với dung tích 20 triệu m 3,
mực nước max: 1421,8m, mực nước min: 1413m. Diện tích lưu vực khoảng 123 km 2. Theo số liệu
thống kê, tổng công suất khai thác hiện nay là 30 000 m 3/ngày đêm. Chất lượng nước nhà máy chưa
đạt tiêu chuẩn quy định, tình trạng nguồn nước trong hồ bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến môi
trường và sức khoẻ của người dân. Một nhân viên của nhà máy xử lý nước cấp Đà Lạt ( Nhà máy

nước Đan kia) cho biết nguồn nước thô đưa vào nhà máy là từ Hồ Đan Kia cũng chỉ tương đối.
Nhưng hiện nay, nhà máy nước Đan Kia đang khai thác nguồn nước của hồ Đan Kia. Thế nhưng,
hàng chục năm qua, việc quản lý lòng hồ Đan Kia - Suối Vàng bị “bỏ quên”, dẫn đến tình trạng
lòng hồ bị người dân xâm lấn, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Sau những đợt mưa lũ, bùn đất cũng như rác thải nông nghiệp từ các ngọn đồi, nhánh suối từ thị
trấn Lạc Dương, Phước Thành (TP.Đà Lạt) cuồn cuộn tuôn vào hồ . Cách trạm bơm của Nhà máy
Đan Kia khoảng 100 mét, người ta có thể thấy chai lọ, bao bì thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực
vật trôi dạt. Bên cạnh đó, xung quanh hồ cũng đầy rác thải.
Một cán bộ tại công ty cấp thoát nước Lâm Đồng cho biết, do người dân khai hoang đất quanh lưu
vực hồ Đan Kia để canh tác nông nghiệp nên đã dẫn đến tình trạng bồi lắng và ô nhiễm nguồn nước
ngày càng nặng.

Cuối thôn Đan Kia, bên cạnh sự bồi lắng “tự nhiên”, người dân còn đổ đất đỏ để san lấp mặt hồ.
“Hơn 20 năm trước, mỗi lần đi công tác qua khu vực này phải
chèo xuồng qua hồ Đan Kia, nay người dân chia lô canh tác cả rồi”, một cán bộ công tác lâu năm ở
Lạc Dương nói.
Cuối tháng 4/2012, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng đồng ý để công ty cấp thoát nước Lâm Đồng
thành lập đội quản lý lòng hồ Đan Kia. Một trong những nhiệm vụ mà đội được giao là lập lại hồ
sơ, đập nước đã bị thất lạc; lập kế hoạch hành động khẩn cấp theo quy định của nhà nước.
1.1.4. Mục đích xử lý nước
Loại bỏ các tạp chất, độ đục, độ màu, chất hữu cơ, các chất độc hại... Tiêu diệt các vi sinh vật,
vi khuẩn, mầm bệnh, gây hại đến sức khỏe con người,... có trong nguồn theo đúng tiêu chuẩn của
Bộ Y tế nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dân ở Đà Lạt. Đồng thời cũng cung cấp đủ số lượng
và đảm bảo chất lượng nguồn nước cho mọi hoạt đông công nghiệp các ngành nghề khác trong
thành phố.
3


1.1.5. Đối tượng phục vụ
-


-

Hồ Đan Kia phục vụ cho nhà máy thủy điện Ankroet và nhà máy nước Đan Kia (nhà mày xử lý
nước thải Đà Lạt) .
Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt cung cấp cho thành phố du lịch Đà Lạt khoảng 18.000 m3/ngày,
sau đó công suất được nâng lên 27.000 m3/ngày.
1.2. Quy trình công nghệ xử lý của nhà máy cấp nước Đà Lạt
1.2.1. Hóa chất sử dụng:
Hóa chất được pha chế tại kho chứa hóa chất gồm có:
• Vôi:

Hình 1.5. Máy bơm vôi tại nhà máy
Vôi được dung để kiểm tra hóa chất.
Vôi dùng dưới dạng vôi sữa.
Vôi phải được tồn trữ ở nơi khô ráo không bị ẩm mốc.
• Clo:
Hình 1.6. Clo trong kho hóa chất ở nhà máy cấp nước Đà Lạt

-

Clo được dùng để khử trùng.
Clo được đưa vào nước 2 lần trong các công đoạn: sao lọc ( tại bể trộn thứ cấp) và trước khi ra
mạng lưới châm lần cuối với hàm lượng Clo dư (0.9- 1.1mg/l) để đảm bảo chất lượng nước trên
mạng phân phối và nước đến nhà dân có Clo dư đạt tiêu chuẩn cấp nước 1329/2002/BYT/QT của
bộ y tế ban hành và tiêu chuẩn.
Vôi Al2(SO4)3
• Phèn nhôm
NHÀ CẤP NƯỚC Clo
phèn

vôi
Clo

Phèn nhôm được được xử dụng để xử lý nước, tạo ra các hạt keo có
khả năng kết dính lại với nhau và kết dính với các hạt cặn lơ lửng
BỂ LẮNG
5000m3
trong nước, hình thành bông cặn lớn để có thể lắng xuống
dễ dàng.
MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI NƯỚC THÀNH PHỐ

Hình 1.7. Ống dẫn phèn
1.2.2. Quy trình xử lý nước của nhà máy nước cấp Đà Lạt

ĐỒNG HỒ NƯỚCBỂ
THÔ
BỂ LẮNG GIA TỐCBỂ HÒA TRỘN SAU NHÀ LỌC
HÒA TRỘN TRƯỚC

BỂ LẮNG 3000m3

VAN GIẢM ÁP
ĐỒNG HỒ NƯỚC SẠCH

TRẠM BƠM CẤP II

4
TRẠM BƠM CẤP I

BỂ LẮNG BÙN


HỒ ĐAN KIA


Hình 1.8. Sơ đồ dây truyền công nghệ xử lý nước nhà máy Đan Kia

-

-

-

-

-

Thuyết minh quy trình:
 Trạm bơm nước cấp 1
Trạm bơm nước cấp 1 có nhiệm vụ lấy nước và bơm đến bể hòa trộn phân phối trước.
Nước được sử dụng cho nhà máy được lấy từ hồ Dankia ở gần bờ. Sau khi đã qua 2 lưới chắn rác,
nước hồ sẽ được lấy vào các họng nước. Trạm bơm nước có 4 họng nước gồm: 2 họng lấy nước
492, họng lấy nước 495 và 498 tương ứng với đó là các van nước 492, 495 và 498. Số hiệu của các
họng chứa nước biểu thị cho độ cao đo đạc được của họng nước tại địa phương. Khi độ cao của
mực nước hồ dâng lên tới độ cao của họng lấy nước thì các họng nước này sẽ được mở để lấy nước,
nếu mực nước hồ thấp hơn thì các họng nước này sẽ đóng lại.
Hình 1.9. Bốn van khóa họng nước trạm bom cấp 1
Trạm bơm có 5 tổ máy bơm, trong đó, theo như thiết kế sẽ có 3 tổ máy hoạt động và 2 tổ máy dự
phòng nhưng do nhà máy chưa hoạt động hết công suất nên chỉ có 2 tổ máy là hoạt động và luân
phiên thay đổi với các tổ máy dự phòng. Các tổ máy bơm này sẽ có nhiệm vụ bơm nước từ họng lấy
nước qua hệ thống đồng hồ đo (đo lưu lượng nước) đến bể hòa trộn phân phối trước.

Hình 1.10. Tổ máy bom trạm bom cấp 1
Bể hòa trôn phân phối trước có độ cao so với trạm bơm khoảng 16m; nên khi có sự cố cúp điện xảy
ra sẽ làm cho nước dộn về máy bơm, gia tăng áp lực lên hệ thống; do đó, tổ máy bơm có hệ thống
van giảm áp để giảm áp lục nước gây ra.
Chất lượng nước đầu vào (chủ yếu là độ đục) sẽ được phòng thí nghiệm của nhà máy kiểm tra 1
tháng 1 lần. Ngoài ra, còn có các cở sở khác đến kiểm tra như: bộ y tế dự phòng…Độ đục của nước
dao động theo mùa, nhỏ nhất vào mừ năng (10-30 NTU). Mực nước hồ thay đổi phục thuộc lượng
mưa, lượng nước suối đổ vào hồ và việc xả nước của hồ thủy điện.
 Bể hòa trộn phân phối trước.
Nước được bơm từ hệ thông bơm cấp 1 sẽ đưa đến bể hoàn trộn phân phối trước. Tại đây, nước sẽ
được châm phèn nhôm, vôi và clo cho quá trình keo tụ và khử trùng. Phèn nhôm có tác dụng keo tụ
chác hạt lơ lửng, các bông bùn phục vụ cho quá trình lắng; vôi có tác dụng tạo pH cho quá trình keo
thụ và clo các tác dụng khử trùng.

5


-

-

-

-

Bể gồm có 5 ngăn: 3 ngăn hoạt động cùng và 2 ngăn dự phòng, mỗi ngăn trong bể sẽ được dẫn đến
một bể lắng gia tốc. Phèn nhôm sẽ được hòa vào nước rồi cho vao bể. Riêng clo và vôi sẽ được cho
vào bể bằng đường ống nằm phía dưới bể. Nước từ bể sẽ được dẫn đến bể lắng gia tốc để lắng bùn
cặn.
 Phương pháp keo tụ.

Nước tự nhiên tồn tại các cặn bẩn như: hạt cát, sét, bùn, sản phẩm phân huỷ chất hữu cơ, sinh vật
phù du,…Các hạt cặn lớn có khả năng tự lắng trong nước, cặn bé tồn tại ở trạng thái lơ lững. Trong
kỹ thuật xử lý nước bằng phương pháp lắng tĩnh và lọc chỉ có thể loại bỏ những hạt có kích thước
lớn hơn 10-4 mm, những hạt có kích thước nhỏ hơn 10-4 mm phải xử lý bằng phương pháp lý hoá.
Bằng cách phá vỡ trạng thái cân bằng đồng tự nhiên của môi trường nước, sẽ tạo điều kiện thuận lợi
để các cặn lơ lững kết dính lại với nhau tạo thành hạt cặn lớn hơn, dễ xử lý hơn. Trong công nghệ
xử lý nước có thể cho thêm vào nước các hoá chất làm nhân tố keo tụ các hạt cặn lơ lững.
Quá trình keo tụ hoá bằng hệ keo ngược dấu được thực hiện bằng cách tạo ra trong nước một hệ keo
mới tích điện ngược dấu với hệ keo cặn bẩn trong nước tự nhiên. Các hạt keo trái dâu sẽ trung hoà
lẫn nhau. Chất keo tụ nhà máy thường dung là phèn nhôm Al 2(SO4)3.18H2O, đưa vào nước dưới
dạng hoà tan tại bể hòa trộn trước, sau phản ứng thuỷ phân chúng tạo ra hệ keo mới mang điện tích
dương có khả năng trung hoà với các loại keo mang điện tích âm.
Al2(SO4)3
Al3+ + 3H2O

-

2Al3+ + 3SO42Al(OH)3 + 3H+

Các hạt ion kim loại mang điện tích dương một mặt tham gia vào quá trình trao đổi với các cation
nằm trong lớp điện tích kép của các hạt mang điện tích âm, giúp các hạt keo dễ dàng kết dính lại với
nhau bằng lực hút phân tử tạo bong cặn. Mặt khác, các ion kim loại tự do lại kết hợp với nước bằng
phản ứng thuỷ phân, các phân tử nhôm hydroxit là các hạt keo mang điện tích dương, có thể kết hợp
với các hạt keo tự nhiên mang điện tích âm tạo thành các bông cặn. Bông cặn này có hoạt tính bề
mặt cao khi lắng xuống sẽ hấp dẫn và cuốn theo các hạt keo, cặn bẩn, các hợp chất hữu cơ, các chất
mùi vị,…tồn tại ở trạng thái hoà tan hoặc lơ lững trong nước. Quá trình lắng này xảy ra ở bể lắng
gia tốc (accelator). Nhà máy hiện có tổng cộng 3 bể lắng cùng hoạt động song song.

6



Hình 1.11. Sơ đồ nguyên lý hoạt động :Bể phân phôi và Bể Lọc
Chú thích:
1.
2.
3.
4.
5.

Nước thô vào
Nước qua bể lắng
Nước từ bể lắng qua
Nước vào bể lọc
Máng rửa ngược

6.
7.
8.
9.
10.
11.

Ống nước vào
Ống thổi gió
Ống nước rửa ngược
Ống nước ra
Ống vào bể chứa
Thoát nước tràn

7



Hình 1.12. Sơ đồ nguyên lý hoạt động bể lắng Accelator

1.
2.
3.
4.
5.




Chú thích:
Nước từ bể phân phối qua
Vùng sơ cấp
Khe băng
Vùng thứ cấp
Vùng lắng
Mỗi bể lắng accelator gồm 3 vùng:
Vùng sơ cấp:

6.
7.
8.
9.
10.

Máng thu nước
Van xả bùn lưng

Van xả bùn đáy
Bánh xe công tác
Môto

Nước từ bể hòa trộn phân phối trước sau khi hòa trộn với phèn nhôm và các chất sẽ được
đưa đến vùng sơ cấp của bể lắng. Tại đây, nước sẽ được khuấy đều với tác dụng của các tay khuấy,
khi đó, các chất lơ lửng mang điện tích âm sẽ được keo tụ lại và lắng xuống đáy. Các chất không
lắng được sẽ theo nước đi qua khe băng và đến vùng tiếp theo là vùng thứ cấp.
Phía dưới đáy của vùng sơ cấp có hệ thống ống thu gom bùn lắng.


Vùng thứ cấp:
Nước từ vùng sơ cấp theo khe băng sẽ đến vùng thứ cấp, đây là nơi nước được tiếp tục
khuấy trộn để keo tụ các bông cặn. Với các bông cặn có kích thước lớn sẽ lắng xuống đáy, các bộng
cặn nhẹ hơn sẽ lơ lửng và một phần kết thàng lớp màng bông cặn trên bề mặt có tác dụng như một
màng cơ học. Nước từ vùng thứ cấp sẽ tiếp tục qua vùng lắng.

8




Vùng lắng:
Nước ở vùng lắng sẽ được giữ ở chế độ tĩnh để giúp quá trình lắng các chất lơ lửng. Ở đây
có 2 ống xả thải lửng để xả một phần bùn ở gần đáy và 1 ống xả đáy. Nước từ vùng lắng tiếp tục
chảy tràn qua hệ thống ống dẫn đến bể hòa trộn sau.
Bùn sau khi lắng được thu vào bể lắng bùn, ở đây chịu trách nhiệm xử lý bùn thu tư bể lắng
và nước của quá trình rửa lọc. Nước sau khi đã lắng bùn sẽ thải ra hô Dankia và bùn sẽ được nạo
vét (6 tháng/lần).
Ngoài ra, trong phương pháp keo tụ, H + được sinh ra trong quá trình thuỷ phân làm giảm pH

trong nước. Ion H+ được khử bằng độ kiềm tự nhiên của nước và trung hoà bằng cách pha thêm vôi
vào nước để kiềm hoá.
 Khử trùng nước: Tại bể hòa trộn trước và bể hòa trộn sau, Clo được thêm vào có tác dụng

khử trùng, tiêu diệt vi sinh vật trong nước.
 Bể hòa trộn phân phối sau:
Bể hòa trộn phân phối sau nhận nước từ bể lắng gia tốc, sau đó nước sẽ được châm thêm vôi
và clo để ổn pH, khử trùng hoàn toàn và ổn định pH. Nước từ bể hòa trộn phân phối sau sẽ theo
máng phân phối dẫn đến bể lọc. Nước tràn của bể sẽ được dẫn bằng ống thoát nước tràn chảy ra hồ.
-

-

 Quá trình lọc nước bằng bể lọc nhanh.
Nước từ bể hòa trộn phân phối sau sẽ đi vào bể lọc. Khi lọc, nước chuyển động từ trên xuống, qua
các lớp vật liệu lọc ở núm lọc bao gồm sỏi, đá dăm, cát. Sau đó, nước được thu vào hệ thống thu
nước trong và đưa về bể chứa 3000m3 , kết thúc toàn bộ các quá trình xử lý.

Hình 1.13. Hệ thống bể lọc (Nguồn: Nhóm sinh viên thực hiện)
Nhà lọc gồm có 3 bể lọc nhanh, mỗi bể có thể tích 3000 m 3. Vật liệu lọc: sỏi đá, cát thạch anh bao
gồm 4 lớp:
+ Lớp mặt: 70cm (cỡ 0.8 – 1.4mm)
+ Lớp giữa (trên): 10cm (cỡ 1.4 – 2.0cm)
+ Lớp giữa (dưới): 10cm (cỡ 3.0 – 5.0cm)
+ Lớp đáy: 20 cm (5.0 – 8.0cm)



Quá trình rửa lọc: Trong quá trình lọc các chất cặn lơ lửng được giữ lại ở các lớp vật liệu lọc nên
bể lọ cần được rửa lọc thường xuyên. Nếu không bể lọc sẽ hoạt động chậm lại do các chất lo lủng bị

giữ lại ngăn cản quá trình lọc. Việc bể lọc hoạt động chậm sẽ làm cho mực nước trong bể lọc dâng
cao và được các con mắt lọc cảm nhận, xác định thời điểm cần rửa lọc. Để rửa lọc nước được bơm
lên ngược chiều với khi lọc với cường độ lớn, kết hợp với thổi khí để đưa cặn bẩn tràn lên trên,
chảy qua máng dẫn đến hệ thống thoát nước và thu vào bể lắng bùn.

9


Quá trình rửa lọc cụ thể bao gồm 3 bước:






Thổi khí: xảy ra trong vòng 5 phút; van nước vào sẽ bị đóng lại, ống thổi khí sẽ thổi khí vào làm
xáo trộn các lớp vật liệu lọc. Sau đó, quá trình sẽ dừng lại khoảng 1 phút để các lớp vật liệu lọc lắng
lại.
Rửa nước và khí: diễn ra trong vòng 1 phút, cung cấp hỗn hợp bao gồm khí và nước (tỉ lệ 1:1), xới
tung vật liệu lọc, làm các chất bẩn bị tách ra khỏi vật liệu lọc đồng thời lượng nước trong hỗn hợp
cũng có vai trò rửa trôi một phần các chất bẩn đó.
Rửa nước: diễn ra trong 10 phút, cung cấp nước để rửa các chất bẩn. Nước được lấy từ đường ống
riêng và thổi ngược từ dưới lên trên nhằm làm rửa sạch hết các chất bẩn có trong vật liệu lọc, các
chất bẩn sẽ theo máng rửa ngược đặt phía trên và thải bỏ.
Quá trình rửa lọc tiêu tốn khoảng 200m3 nước. Trung bình khoảng 1 ngày sẽ rửa lọc 1 lần.
Sau một thời gian sẽ thay lớp cát lọc trong bể.
Sau xử lý, nước đầu ra của nhà máy đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt loại A, và được nhà
máy cùng bộ y tế kiểm tra chất lượng định kỳ (1 lần/tháng).
 Trạm bơm nước cấp 2


Bao gồm các hệ thống đường ống, hệ thống bơm để cung cấp nguồn nguyên liệu và bơm tạo
lực đẩy nước di chuyển:

Hình 1.14. Máy bơm trạm bom cấp 2
+

Bơm cung cấp nước và khí cho quá trình rửa lọc. Công suất 450 m3/ giờ.

+

Bơm nước đã qua quá trình lọc đến bể chứa nước. Có 4 máy bơm : 2 hoạt động và 2 dự phòng.

+

Bơm tăng áp clo.

+

Máy bơm nước sạch đến hệ thống bể chứa 5000 m3 ở đồi Tùng Lâm.
1.3. Thuận lợi và khó khăn của nhà máy cấp nước Đà Lạt
1.3.1. Ưu điểm và thuận lợi của nhà máy của nhà máy
- Công nhân viên trong nhà máy làm việc nhiều năm tích lũy được nhiều kinh nghiệm
trong quản lý và xử lý nguồn nước.
- Kỹ thuật công nghệ được cải tiến qua các thời kỳ, năng cấp phù hợp theo thời đại, đảm
bảo chất lượng, hiệu quả trong từng khâu.
- Công suất nhà máy lớn, cung cấp nước sạch trong phạm vi rộng.
- Hàng tháng, hằng ngày đều co lịch bảo trì cụ thể.

10



- Được nhân dân, địa phương, các cấp chính quyền ủng hộ. Đội ngũ cán bộ có kinh
nghiệm, trình độ kỹ thuật cao, tâm huyết.
1.3.2 Nhược điểm và khó khăn của nhà máy
- Chất lượng nước thô còn kém.
- Thời gian rửa lọc lâu, tốn nhiều nước để rửa lọc..
- Nhân sự còn thiếu ,nhân viên , nhân viên có trình độ chuyên môn không nhiều.
1.3.3. Hiện trạng môi trường xung quanh nhà máy
-

Nhìn chung nước trong hồ còn khá sạch, nước đục, không thấy rác hay màu nước đặc biệt.
Nhìn chung môi trường xung quanh nhà máy khá sạch sẽ trồng để tạo cảnh ,lá cây được công nhân
trong công ty quét dọn thường xuyên.
Các động cơ bơm nước sử dụng điện nên không gây ô nhiễm đến môi trường không khí xung
quanh.
Xung quanh nhà máy được trồng nhiều cây cối và hoa và được chăm sóc thường xuyên để tạo cảnh
quan và môi trường.
1.4. Kết luận và kiến nghị

-

-

-

Cần có những thiết bị định lượng hóa chất một cách chính xác hơn như ở khâu định lượng phèn keo
tụ và chất trợ keo tụ.
Cần tìm ra nguồn cung cấp chất keo tụ, trợ keo tụ tiên tiến sẽ giúp ta không cần phải tốn thêm hóa
chất để xử lý sau lắng.
Thường xuyên kiểm, tra bảo trì các thiết bị, máy móc đặc biệt là ở những công trình đã được xây

dựng lâu năm. Kiểm tra độ chính xác của những dụng cụ, thiết bị phân tích mẫu để cho ra những
thông số chính xác hơn.
Có phương án, kế hoạch nâng cấp công nghệ ngày càng hiện đại hơn để hạ thấp chi phí sau xử lý,
cải tiến, nâng cao công suất cấp nước của nhà máy để có thể bắt nhịp cùng với sự phát triển cùng
với mức sống và nhu cầu của người dân thành phố.
Nghiên cứu, ứng dụng những vật liệu lọc mới cho chất lượng lọc cao hơn nữa.

11


CHƯƠNG 2: NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÀ LẠT
2.1. Tổng quan về xí nghiệp quản lý nước thải Đà Lạt
2.1.1. Lịch sử thành lập và phát triển nhà máy
Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt là nhà máy xử lý nước thải tập trung đầu tiên tại thành phố
Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng.Đây là hạng mục chính của dự án vệ sinh thành phố Đà Lạt, được
thực hiện theo hiệp định kí kết năm 2000 giữa hai chính phủ Việt Nam và Đan Mạch với tổng vốn
đầu tư 321 tỉ đồng. Được khởi công xây dựng từ 26/03/2003 hoàn thành và đưa vào hoạt động
10/12/2005. Từ 04/2007 Hệ thống xử lý nước thải tập trung tách ra và là thành viên trực thuộc Công
ty TNHH Cấp thoát nước Lâm Đồng đồng thời đổi tên thành Xí nghiệp quản lý nước thải Đà Lạt.
2.1.2. Vị trí địa lý
Nhà máy xử lý nằm cách thành phố Đà Lạt khoảng 3km. NMXL được bố trí cách thành phố
Đà Lạt 3 km. Khu đất xây dựng nhà máy, trước đây sử dụng cho hoạt động canh tác nông nghiệp,
có nơi có độ dốc thoải nhưng có nơi có độ dốc cao. Độ dốc của mặt bằng xây dựng thuận lợi cho
dòng chảy thủy lực trong nhà máy. Địa chỉ đường Kim Đồng, Phường 6, Đà Lạt.
2.1.3. Chức năng
Nhà máy xử lý nước thải (NMXL) là mắt xích cuối cùng của chuỗi các công trình nước thải
của thành phố Đàlạt với công suất 7.400m3/ngày đêm. Chức năng của NMXL là bảo đảm toàn bộ
nước thải thô đã được thu được xử lý đạt yêu cầu trước khi đổ vào suối Cam Ly. Nước đã được xử
lý từ nhà máy thoát ra hạ lưu suối Camly đạt tiêu chuẩn loại B theo QC 14:2008 BTNMT..


12


2.1.4. Sơ đồ tổ chức và quản lý Xí nghiệp QLN
Ban Gíam Đốc
Phòng Tài Vụ

Đội Kiểm tra quy chế

Phòng Kế Hoạch-KT Tổng Hợp (Bảo vệ, văn thư, Phòng thí nghiệm, tạ

Đội quản lý mạng lưới

PX Nhà máy

Tổ vận hànhTổ công nghệ

Tổ vệ sinh công nghiệp

PX Trạm bơm

Tổ vận hành
Tổ bảo trì, thi công

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức Xí nghiệp quản lý nước
(nguồn: Tổng quan về NMXL nước thải Đà Lạt)

Hình 2.2: Hình ảnh nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt.
2.1.5. Nguồn phát sinh và lưu lượng nước thải
a. Nguồn phát sinh nước thải:


13


Nước thải được đưa về xí nghiệp xử lý là nước thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân, nhà vệ sinh… Nước được thải ra
của khoảng 7.400 căn hộ trong khu vực trung tâm thành phố.
b. Lưu lượng nước thải:

Bảng 2.1. Lưu lượng nước vào nhà máy
Tải lượng nước thải tại NMXL
Tổng cộng
Từ các bể
Từ Trạm
từ sân phơi tải lượng
tự hoại
bơm chính bên ngoài
bùn tại
sẽ phải xử
(TBC)
NMXL
lý tại
NMXL

Thông số

Đơn vị

Người được đấu nối


người

53,000

Bình quân ngày

m3/ngày

7,369

15

28

7,412

Bình quân giờ /ngày

m3/giờ

307

2

4

312

Cao điểm giờ/ngày


m3/giơ

504

2

47

553

Cao điểm giờ/ngày

l/giây

140

0.6

13

154

53,000

Lưu lượng

(Nguồn: Tổng quan về NMXL nước thải Đà Lạt)
Bảng 2.2. Tải lượng thiết kế
Thông số


Đơn vị

Thông số thiêt kế

BOD

mg/l

273

SS

mg/l

400

NH3-N

mg/l

34

Trực khuẩn ruột (E-colio)

FC/100 ml

105

(Nguồn: Tổng quan về NMXL nước thải Đà Lạt)
2.1.6. Hệ thống thu gom nước thải

˗

˗

Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình ở khu vực trung tâm thành phố gồm các phường 1,2, một
phần phường 5,6 và 8 sẽ được kết nối vào hệ thống đường ống thu gom nước thải đưa về nhà máy
xử lý nước thải.
Mạng lưới tuyến cống chính gồm khoảng 45Km đường ống PVC và ống HDPE (đường kính 150 –
600 mm), 01 trạm bơm chính, 07 trạm bơm nâng và hệ thống đường ống áp lực. Hệ thống cống
được xây dựng tách riêng biệt với hệ thống ống thoát nước có sẵn.
a. Sơ đồ đấu nối hộ gia đình:
14


Hình 2.3.
b. Trạm bơm chính:
Trạm bơm chính được xây dựng trên đường Nguyễn Thị Định với công suất 500m 3/h bao gồm bể
chứa ngầm lắp đặt 3 máy bơm công suất 250 m 3/h (2 máy bơm hoạt động đồng thời, 1 máy bơm dự
phòng); 1 máy phát điện dự phòng; 1 trạm biến áp 250 KVA và 1 phòng trực.
- Nước thải sinh hoạt của các hộ trong khu vực được thu vào hệ thống cống và sau đó chảy tập trung
về trạm bơm chính. Từ trạm bơm chính nước được bơm về xí nghiệp xử lý trong đường ống áp lực.
c. Trạm bơm nâng:
-

07 trạm bơm nâng được lắp đặt tại các khu vực có địa hình thấp để bơm nước thải về trạm
bơm chính. Trạm bơm nâng được lắp đặt tại các đường: Đinh Tiên Hoàng (trạm số 1); Phan Đình
Phùng (trạm số 2); dọc suối Cam Ly (trạm số 3 và 4 ); Nguyễn Thái Học (trạm số 5); Nguyễn Văn
Cừ (trạm số 6); Nguyễn Công Trứ (trạm số 7).

15



2.1.7. Công nghệ xử lý

Nước vào

SCR
Bể lắng cát

Hố bơm tuần hoàn
Bể ImhofBể lọc sinh học caoBể
tảilắng thứ cấp

Hố bơm bùn

Sân phơi bùn

Hồ sinh học

Nước ra
Hạ nguồn suối Cam Ly

Hình 2.4. sơ đồ xử lý nước thải NMXL nước thải Đà Lạt

16


Bể Imhof

Hình 2.5: Sơ đồ dòng chảy của nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt


2.2. Một số hệ thống xử lý nước thải ở nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt
2.2.1. Hệ thống lưới chắn rác

Hình 2.6. Lưới chắn rác
Chức năng: Nước thải dẫn vào hệ thống xử lý trước hết phải qua song chắn rác. Tại đây
các thành phần có kích thước lớn (rác) như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, rác cây, bao nilon… được giữ lại.
Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo an
toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ thống xử lý nước thải. Có tác dụng bảo vệ hệ thống
bơm, van, đường ống vá các công trình phía sau.

17


So
ng
ch

n
rác

Nơi nhận

Hình 2.7. Cấu tạo song chắn rác
Hệ thống sông chắn rác gồm có:
Ngăn lưới chắn
Ngăn phân phối là một ngăn hở xây dựng bằng bê tông có kích thước 1x1m và sâu 3m.
Đỉnh ngăn phân phối nằm cao hơn mặt đất 1,7m. Trong ngăn có bố trí một tấm tràn đặt cao hơn ống
trong hố van 1,7m.
b. Lưới chắn rác thô

Chức năng: Lưới chắn rác thô cho phép cào dọn bằng tay, được dùng để loại bỏ các phần tử lớn
không phân hủy được khỏi nước thải.
Vận hành: Nhân viên trực vận hành có nhiệm vụ kiểm tra hằng giờ và cào sạch rác trên lưới; luôn
đảm bảo dòng chảy qua lưới luôn sạch trong suốt ca trực.
Do công tác hút hầm tự hoại của xe bồn có thể mang nhiều tạp chất có kích thước lớn nên nhân viên
vận hành có trách nhiệm kiểm tra công tác vệ sinh lưới chắn rác khi xe bồn xả nước vào hệ thống.
Sau đó, công nhân đi cung xe bồn có nhiệm vụ làm sạch lưới chắn rác.
a.

˗
˗
˗

Bảng 2.3: Các thông số tính toán của sông chắn rác
Các hạng mục xử lý

Đơn vị

18

Thông số thiết kế


Vận tốc giữa các thanh

m/s

0.8

Lưu lượng


m3/s

0.14

Độ sâu của nứơc

m

0.50

Khoảng cách các thanh

m

0.04

Chiều dày các thanh

m

0.006

Chiều rộng mương

m

0.75

Chiều rộng song chắn


m

0.7

(Nguồn: Tổng quan về NMXL nước thải Đà Lạt)

Hình 2.8: Song chắn rác tự động Cheng Delta YCL-120
˗
˗

c. Máy cuốn rác bậc thang
Chức năng: Máy cuốn rác bậc thang vận hành bằng cách loại bỏ các phần tử nhỏ hơn không phân
hủy được ra khỏi nước thải, bảo vệ vật liệu lọc sinh học không bị dơ bẩn.
Vận hành: Khi rác động nhiều trên lưới bậc thang, mực nước dâng cao, cảm biến sẽ báo động và
truyền tín hiệu đến lưới bậc thang. Lưới bậc thang sẽ tự khởi động thu rác và sau đó sẽ chuyển đến
băng chuyền hình xoắn ốc. Rác ở đây được tách nước và đưa đến thùng chứa.
d. Lưới chắn rác mịn

Chức năng: Song chắn rác mịn được cào dọn bằng tay, được thiết kế để sử dụng khi máy
cuốn rác bậc thang không vận hành được hay đang bảo trì.
2.2.2. Bể lắng cát
˗
˗

˗

Chức năng: loại bỏ cát, sỏi, đá dăm, các loại xỉ khỏi nước thải.
Bể lắng cát ngang được thiết kế để loại bỏ các hạt không phân huỷ này, bảo vệ các thiết bị máy móc
khỏi bị mài mòn, giảm sự lắng đọng các vật liệu nặng trong ống, kênh mương dẫn… giảm số lần

súc rửa các bể phân hủy cặn do tích tụ quá nhiều cát.
Trong nước thải, bản thân cát không độc hại nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các
công trình và thiết bị trong hệ thống như ma sát làm mòn các thiết bị cơ khí, lắng cặn trong các
19


kênh hoặc ống dẫn, làm giảm thể tích hữu dụng của các bể xử lý và tăng tần số làm sạch các bể này.
Vì vậy trong các trạm xử lý nhất thiết phải có bể lắng cát.

Hình 2.9. Cấu tạo bể lắng cát
Bảng 2.4: Thông số thiết kế bể lắng cát
Bể lắng cát

Đơn vị

Thông số thiết kế

Lưu lượng qua mương

m3 /h

252 – 504

m

1.5

Thông số thiết kế

m


1

0.8

m/s

0.09

m

17.8

m

1

0.006

3

0.75

Các hạngChiều
mục sâu
xử lý

Đơn vị

Vận tốc Mực

giữa các
nướcthanh
trong mươngm/s
Lưu lượng
Vận tốc nước
Độ sâu của nước
Chiều dài mương
Khoảng cách các thanh

m3/s

Chiều
rộng 1 mương
Chiều dài
các thanh

m

Chiêù ộng
Sốmương
mương

m

m
m

Chiêù rộng sông chắn
m
Thời gian lưu nước lại


˗

˗

phút

3.3

0.14
0.50
0.04

0.7

Vị trí: Bể lắng cát thường được đặt phía sau song chắn rác và trước bể lắng sơ cấp. Đôi khi người ta
đặt bể lắng cát trước song chắn rác, tuy nhiên việc đặt sau song chắn có lợi cho việc quản lý bể lắng
cát hơn. Trong bể lắng cát các thành phần cần loại bỏ lắng xuống nhờ trọng lượng bản thân của
chúng. Ở đây phải tính toán thế nào để cho các hạt cát và các hạt vô cơ cần giữ lại sẽ lắng xuống
còn các chất lơ lửng hữu cơ khác trôi đi.
Có ba loại bể lắng cát chính: bể lắng cát theo chiều chuyển động ngang của dòng chảy (dạng chữ
nhật hoặc vuông), bể lắng cát có sục khí hoặc bể lắng cát có dòng chảy xoáy.

20


Hình 2.10. Sơ đồ bể lắng ngang
˗

Vận hành: Ngăn lắng sạn cát được chia thành 3 mương riêng biệt. Vận hành luân phiên 2 ngăn

trong khi ngăn thứ ba để dự phòng và tiến hành xả cạn vệ sinh hằng tuần 2 ngăn lắng cát vào thứ 2
và thứ 6 hoặc khi có lượng cát lớn hơn 0.65m (tính từ dưới đáy lên), hoặc khi có hiện tượng nổi bọt
nhiều trong ngăn lắng cát.

˗

Nhân viên vận hành ca 3 ngày thứ chủ nhật và thứ 5 có nhiệm vụ xả cạn 1 ngăn lắng cát cần làm vệ
sinh trước khi giao ca, nhân viên vận hành ca 1 ngày thứ 2 và thứ 6 xả cạn ngăn còn lại. Trong quá
trình xả bể lắng cát nhân viên vận hành phải kiểm tra nước xả tránh cát theo nước xả xuống bơm
bùn. Trong giai đoạn xả và dừng vệ sinh ngăn lắng cát nhân viên vận hành báo cho trạm bơm để
không vận hành cùng lúc 2 bơm.

˗

Trình tự xả ngăn lắng cát:

+

Kiểm tra đóng van xả của ngăn lắng cát dự phòng.

+

Mở van nước vào đưa ngăn lắng cát dự phòng vào chế độ vận hành.

+

Đóng các van mước vào 2 ngăn lắng cát cần làm vệ sinh

+


Mở từ từ từng nấc van xả nước của ngăn lắng cát cần làm vệ sinh, kiểm tra không cho
cát theo nước xả ra ngoài.

+

Đóng van xả nước và tiến hành công tác vệ sinh.

+

Mở van cho nước vào thêm một ngăn, ngăn còn lại dự phòng.
Công tác vệ sinh ngăn lưới chắn đầu vào: tiến hành 1 lần/tháng. Nhân viên vận hành báo trạm
bơm ngưng hoạt động các bơm trong khoảng 2h, mở van xả bypass đầu vào. Công nhân tiến hành
vệ sinh làm sạch cát đọng lại ở ngăn lưới chắn, có sự hỗ trợ của xe Bobcat.



An toàn: công nhân vệ sinh, công nhân vận hành phải mang dụng cụ bảo hộ lao động cá
nhân khi làm việc: găng tay, ủng và khẩu trang phòng độc; sau đó vệ sinh sạch sẽ bản thân khi hòan
tất công việc.


Sự cố:

21


Bảng 2.5. Sự cố và cách xử lý
Quan sát sự cố

Xử lý


Lắng cát kém

Kiểm tra lưu lượng trong bể lắng. Lưu
lượng phải là khoảng 0,3m/giây.
Lượng cát sạn lớn hơn sẽ được quan sát ở
các bộ phận xử lý sau này.

Khối lượng chất hữu cơ lắng nhiều

Kiểm tra lưu lượng trong bể lắng. Lưu
lượng phải là khoảng 0,3m/s.
Tăng lưu lượng chảy qua bể.

Có mùi

Kiểm tra thời gian cát sạn lưu lại trong bể.
Kiểm tra hàm lượng chất hữu cơ trong cát
sạn.
Tăng cường tần suất xả dọn bể.
(Nguồn: Tổng quan về NMXL nước thải Đà Lạt)

2.2.3. Bể Imhoff
2.2.3.1. Ngăn phân phối
Từ ngăn sạn cát, nước thải được chuyển đến ngăn phân phối bố trí trước bể Imhoff. Ngăn phân
phối được chia thành ba phần. Phần hở ở giữa gồm có các tấm tràn chia dòng chảy cho hai hố van bên
cạnh. Hai hố van mỗi hố chưa bốn van để có thể chuyển tùy ý dòng chảy đến các bộ phận khác nhau
của bể Imhoff.
Vận hành: thường xuyên làm sạch thành bêtông. Đảm bảo sạch sẽ khô ráo ở 2 hố van.
2.2.3.2. Chức năngbể Imhoff

Chức năng của bể này là loại bỏ các tạp chất lơ lưng còn lại trong nước thải sau khi đã qua
các công trình xử lý trước đó. Việc xây dựng các bể Imhoff đặc biệt này có 2 mục đích:
 Lắng sơ cấp bằng cách để chất thải lắng xuống trong ngăn bên trên.
 Ổn định chất lắng (bùn) từ bên trên qua quy trình phân hủy kỵ khí trong ngăn bên dưới.

Dự kiến lượng BOD sẽ giảm khoảng 35% và lượng chất rắn lơ lửng (SS) sẽ giảm 65% qua
quy trình diễn ra trong bể.
2.2.3.3. Cấu tạo và thông số thiết kế

22


Hình 2.12. Bể Imhoff

Hình 2.11. Mặt cắt ngang một bể Imhoff

Bể Imhoff đựơc chia thành hai bể chính riêng biệt giống nhau. Phần sâu nhất của bể là
10.9m. Đỉnh bể nằm cao hơn mặt đất 1m. Hai bể lớn lại được chia thành hai bể nhỏ. Bốn bể nhỏ
mỗi bể đều bao gồm:


Hai ngăn lắng bên trên được thiết kế với tải lượng bề mặt là 1m/giờ và thời gian lưu
lại là 2 tiếng đồng hồ.



Một ngăn phân hủy bên dưới với ba phễu thu bùn và tách bùn. Ngăn phân hủy được
thiết kế với thời gian lưu lại để phân hủy là 45 ngày.




Đường ống và mương phân phối cho nước thải vào.



Đường ống và mương xả nứơc thải đã qua lắng



Đường ống và van xả bùn

Thông số thiết kế:
Bảng 2.6. Thông số thiết kế bể Imhoff
Bể Imhoff

Đơn vị

Thông số thiết kế

Số lượng ngăn

cái

8

Chiều rộng mỗi ngăn

m

2.8


Chiều sâu mỗi ngăn

m

1.5

Chiều dài mỗi ngăn

m

25

Tổng diện tích bề mặt

m2

504

Ngăn lắng

23


Thời gian lưu nước

giờ

3


Tải trọng thủy lực bề mặt

m/h

1.1

Chiều rộng mỗi ngăn

m

8.1

Chiều sâu mỗi ngăn

m

3.4

Chiều dài mỗi ngăn

m

25

Chiều sâu máng thu

m

2.4


Chiều dài máng thu

m

8.3

Chiều rộng máng thu

m

8.1

Ngăn phân huỷ bùn

(Nguồn: Tổng quan về NMXL nước thải Đà Lạt)
2.2.3.4. Vận hành
˗

Khe thông khí: loại bỏ hàng tháng chất dầu nhờn, váng và các chất rắn nổi mang chúng tới
sân phơi bùn, có sự hỗ trợ của xe Bobcat.

˗

Ngăn lắng bùn: loại bỏ hàng ngày mỡ nhờn, váng và chất rắn nổi. Cạo vệ sinh hằng tuần
thành và đáy nghiêng của ngăn lắng bùn bằng cây sào có gắn ống nước để xịt rửa, loại bỏ các chất
bám dính.

˗

Ngăn lên men phân huỷ: xịt nước qua ống bùn cặn để trộn bùn cặn đã phân huỷ.


˗

Loại bỏ bùn cặn: phải đựơc tiến hành trước khi bùn cặn lên tới mức 0,45m bên dưới khe hở
trong ngăn phân huỷ, nên loại bỏ thường xuyên từng ít một tốt hơn là khối lựơng lớn trong thời gian
dài, rút bỏ bùn cặn với tốc độ chậm đều đặn để tránh mức bùn xuống không đều khiến bùn cặn chưa
hoàn toàn phân huỷ và chất lỏng giữ lại bên trên bùn cặn cũng bị rút ra khỏi bể, sau mỗi lần hút bỏ
bùn cặn ống hút bùn cặn phải đựơc xịt nước và thoát xả để ngừa bùn cặn đóng cứng làm nghẹt ống.

˗

Nhân viên vận hành tiến hành xả bùn và xáo bùn ngăn phân hủy bể Imhoff không quá 10
ngày cụ thể như sau: xả bùn phân hủy 2 bể Imhoff vào cá thứ 2 hằng tuần.



An toàn: nhân viên làm việc tại bể Imhoff phải mặc áo phao và các dụng cụ bảo hộ lao động cá
nhân.
Bảng 2.7. Sự cố bể Imhoff và cách xử lý
Khe thông hơi
“Nổi bọt”

Phải cố gắng mọi cách để ngăn ngừa tình
trạng nổi bọt bởi vì đôi khi sau khi sự cố đã
xảy ra sẽ khó khắc phục.
Đôi khi khuấy trộn khe thông hơi bằng một
vòi nước hay cây sào cũng có tác dụng.
Cho bể nghĩ ít ngày đôi khi cũng cải thiện

24



đựơc tình hình.
Mùi hôi

Mùi hôi nhiều chứng tỏ mức phân huỷ
đang xảy ra cao. Mùi hôi có thể là giai
đoạn đầu trước khi nổi bọt.

Ngăn lắng
Lắng SS kém

Lưu lựơng – Tải lựơng nứơc bề mặt
Nếu tải lựơng nước bề mặt quá cao, mức
độ lắng chìm SS có thể bị giảm.
Lưu lựơng nứơc cao trong ngăn lắng trong
trường hợp xấu nhất có thể tạo khuấy động
bùn cặn đã lắng và cuốn chúng vào dòng
chảy lại.
Bọt khí hơi trong nứơc trong ngăn lắng có
thể làm chất lơ lửng không lắng chìm được
trong vùng lắng bùn.

Ngăn phân huỷ
“Nổi bọt”

Điều kiện acid có thể do tải lựơng hữu cơ
mang đến ngăn phân huỷ cao, tải lựơng đột
biến.


Nhiệt độ

Nhiệt độ tăng cao nhất thời có thể tạo sự
chuyển hoá vi khuẩn cao( giai đoạn log)
tạo nổi bọt.

Bùn cặn loãng trong đường ống ra và trong
đường ống dẫn bùn tới sân phơi bùn

Lượng bùn cặn ít ở đường ống nước ra có
thể do nhiều hiện tượng: bùn rút xuống
không đều quanh đường ống ra hoặc do
bùn cặn bị nén quá cao hay do tốc độ hút
bùn ra quá cao

Bùn cặn đặc

Nếu hàm lựơng SS trong bùn cặn quá cao,
nó có thể gây tắc đừơng ống
Xịt vòi nứơc mạnh quanh đường ống ra để
pha loãng bùn cặn

Khí hơi sinh ra từ bùn cặn

Lượng khí sinh ra trong bùn cặn nhiều và
có thể làm giảm bớt sức chảy theo trọng
lực trong đường ống

Tắc đừơng ống


Nếu sau mỗi lần hút bùn ống hút không
đượ c xịt rửa bùn cặn, bùn cặn sẽ đóng
cứng trong thành ống và thỉnh thoảng tắc
đường ống

2.2.4. Ngăn phân phối nước cho bể lọc sinh học:
˗

Ngăn phân phối để đưa nứơc từ bể Imhoff vào bể lọc, đựơc xây dựng hở bằng bêtông với kích
thước 4,3x3,5m. Ngăn gồm có:
25


×