Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

báo cáo thực tế nhà máy đường kcp sơn hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.65 KB, 32 trang )

1

Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

MỤC LỤC
Phần 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ MÁY
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy
1.2.Cơ cấu tổ chức và quản lý của nhà máy
1.3. Tình hình sản xuất hiện nay và mục tiêu phát triển
1.4. Nguyên liệu sản xuất
1.5. Sản phẩm
1.6.Thị trường tiêu thụ
Phần 2:KHÁI QUÁT CÁC QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
2.1.Công đoạn ép mía
2.2.Hóa chế dung dịch sau khi ép
2.3.Công đoạn nấu đường thô
2.4.Tinh luyện đường thô
Phần 3: VỆ SINH, AN TOÀN LAO ĐỘNG, XỬ LÝ NƯỚC THẢI
3.1.Công nghệ xử lý các loại chất thải
3.2. Giải pháp sử dụng chất bã và nguồn nước
Phần 4: NGHIÊN CỨU CÔNG ĐOẠN NẤU ĐƯỜNG, LY TÂM VÀ
SẤY
4.1.Quy trình công nghệ


4.2.Nấu đường
4.3.Ly tâm
4.4.Sấy
2

Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

Lời Cảm Ơn
Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên ngành Công Nghệ Hữu Cơ Hóa
Dầu hiểu biết hơn về bộ môn Quá trình thiết bị cũng như về thực tế hoạt
động của các thiết bị ở nhà máy, qua đó sẽ có thêm những kiến thức thực
tế và định hướng tốt cho sinh viên sau này, vì vậy trường ĐH Quy Nhơn
đã phối hợp với nhà máy đường KCP Sơn Hòa để tạo điều kiện cho
chúng em được thực tế tại đây.
Để hoàn thành tốt đợt thực tế này chúng em đã nhận được sự hướng
dẫn nhiệt tình của các thầy cô cũng như sự giúp đỡ của Ban Giám Đốc
và các cô chú, anh chị trong nhà máy đường.
Em chân thành cảm ơn:
BGH trường ĐH Quy Nhơn.
Khoa Hóa Học
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Đặng Nguyên Thoại.
Cảm ơn Ban Giám Đốc nhà máy đường KCP Sơn Hòa.

Cùng toàn thể các cô chú, anh chị…trong nhà máy đã giúp đỡ em
trong thời gian thực tế.
Mặc dù thời gian thực tế còn hạn chế, nhưng những kiến thức mà em
đã học trong suốt quá trình thực tế sẽ là những nền tảng quý báu cho bộ
môn Quá trình thiết bị cũng như cho công việc của em trong tương lai.
Trong thời gian thực tế và hoàn thành bài báo cáo do còn thiếu kinh
nghiệm nên sẽ không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô thông cảm
và chỉ dạy thêm để em nắm được kiến thức vững hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn ngày 20 tháng 06 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Trà
3

Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

PHẦN 1:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ MÁY
1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ MÁY
Công ty TNHH Công Nghiệp KCP Việt Nam (KCP VIL), với 100% vốn
đầu tư nước ngoài, được thành lập ngày 19/5/2000, vốn đầu tư 42 triệu USD, đặt tại
huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên. Nhà máy chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6 năm

2001 với công suất hoạt động ban đầu là 2.500 tấn mía cây/ngày. Sau đó mở rộng
từng giai đoạn lên 3.000 tấn mía cây/ngày và 4.000 tấn mía cây/ngày và đã mở rộng
lên 5.000 tấn mía cây/ngày trong suốt vụ ép 2007-2008.
Công ty mẹ, Tập đoàn KCP ở Ấn Độ nổi tiếng là nhà sản xuất với kinh nghiệm hơn
60 năm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các loại máy móc chất lượng cao cho các
ngành công nghiệp xi măng, sắt, thép và sản xuất đường. Tại Việt Nam từ đầu những
năm 1990, Tập đoàn KCP đã đóng góp tích cực trong việc phát triển ngành công
nghiệp mía đường bằng việc cung cấp các dự án chìa khoá trao tay cũng như các
dự án mở rộng.
Với địa thế nằm ở ngoại vi thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, xung
quanh là nguồn nguyên liệu mía dồi dào ở trong huyện cũng như các huyện khác lân
cận chuyển tới và có cả từ Gia Lai, Đắk Lắk,…;gần quốc lộ 25 thông với các tỉnh Tây
Nguyên và quốc lộ 1A;
Sông Ba cách 1km về phía Nam cung cấp nước phục vụ cho hoạt động của nhà máy.
4

Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

1.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC
Nhà máy đường
Sơn Hòa
Nhà máy phân
vi sinh Sơn Hòa
Trại mía
giống Hòa
Quang
Nhà máy đường
Đồng Xuân
Nhà máy phân vi
sinh Đồng Xuân
Phụ trách tổ
chức hành chính
Trợ lý
Trợ lý phòng Tổ
Chức lao động
Tài Chính
Kế toán trưởng
Trợ lý
Phụ trách kinh
doanh Marketing
Công nghệ thông tin lập
trình
Giám Đốc Quản Lý
Chất Lượng
Giám Đốc Nông
vụ
Giám Sát/ Nhân
Viên Nông Vụ

Giám Đốc cơ khí
Phụ trách điện cơ
khí
Kỹ sư Thiết Bị
Kỹ sư Xây Dựng
Phụ trách Kho Tổng
Trưởng ca sản xuất
5

Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

1.3.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HIỆN NAY, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1.3.1. Tình hình sản xuất hiện nay:
Nhà máy chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2001 với công suất hoạt
động ban đầu là 2.500 tấn mía cây/ngày. Sau đó mở rộng từng giai đoạn lên 3.000 tấn
mía cây/ngày và 4.000 tấn mía cây/ngày và đã mở rộng lên 5.000 tấn mía cây/ngày
trong suốt vụ ép 2007-2008.
1.3.2. Mục tiêu phát triển:
Phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất vì lợi ích song phương của người trồng
mía và của nhà máy, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, mong muốn góp một phần nhỏ
bé của mình cho sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương và nâng cao đời sống của
người trồng mía, vun đắp cho tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ. Sản phẩm của công ty

luôn được thị trường đón nhận, riêng đường tinh luyện cao cấp của KCP được đánh
giá là một trong những sản phẩm có tiêu chuẩn cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Các chỉ
tiêu kỹ thuật trong sản phẩm được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận bởi phòng thí
nghiệm SGS Thái Lan, trung tâm Quatest III, bên cạnh hệ thống kiểm tra chất lượng
chặt chẽ của công ty.
1.4. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Công ty TNHH Công Nghiệp KCP Việt Nam có vùng nguyên liệu (cây mía) ổn
định, tập trung, hàng năm thu mua đưa vào chế biến từ 300.000 - 350.000 tấn mía cây.
Từ năm 2006, công ty đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong việc quản lý chất
lượng của các nhà máy sản xuất và khối phòng ban của công ty.
Nguyên liệu mía trong huyện đáp ứng lượng lớn nhu cầu của nhà máy, ngoài ra
nhà máy còn tập trung mua nguyên liệu ở các huyện khác trong tỉnh như Tuy An,
Đồng Xuân,… và các huyện của các tỉnh giáp ranh với Phú Yên như Đắc Lắc, Gia
Lai.
1.5. SẢN PHẨM
Với công nghệ sản xuất trên, hiện nay nhà máy sản xuất 3 loại đường :
-Đường tinh luyện cao cấp chiếm 40-50%
-Đường tinh luyện chiếm 35-45 %
-Đường kính trắng cao cấp chiếm 15-20 %
Ngoài ra, còn có các sản phẩm phụ:
-Mật rỉ, dùng để sử dụng nấu cồn, sản xuất mì chính, mục đích khác.
Phụ Trách Công
Nghệ
Phụ trách Nhà Máy
Đường Đồng Xuân
Phụ Trách Kho
Đường
Công nhân
6


Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

-Bã mía, cặn bùn dùng làm phân vi sinh.
1.6. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
Với chất lượng cao, ổn định và đa dạng sản phẩm, phần lớn khách hàng của Công
ty TNHH Công Nghiệp KCP Việt Nam là các khách hàng công nghiệp nổi tiếng trong
các lĩnh vực nước giải khát có gaz, sữa, nước giải khát không gaz, bánh kẹo, Bên
cạnh các khách hàng công nghiệp, Công ty TNHH Công Nghiệp KCP Việt Nam còn
là nhà cung cấp cho hàng loạt các siêu thị tại TP HCM và các tỉnh, các nhà phân phối
lớn trên toàn quốc.
PHẦN 2
KHÁI QUÁT CÁC QUY TRÌNH
CÔNG NGHỆ
MÔ HÌNH CHUNG
Ép mía
Hóa chế
dung dịch
sau khi ép
Nấu đường
thô
Tinh luyện
đường thô

Mía
nguyên
liệu
7

Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

2.1.CÔNG ĐOẠN ÉP MÍA
2.1.1.Mục đích :
Phá vỡ tổ chức tế bào của thân cây mía để lấy hết lượng nước có trong thân cây
mía rồi đem xử lý.
2.1.2.Quy trình:
Nước thẩm thấu
40
0
C
Bàn lùa
Băng tải mía
Dao băm mía
Dao chặt mía
Búa đập
Máy ép

1,2,3,4
Máy ép 5
Bã mía
thừa
Cân mía
Sân mía
8

Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

2.1.3.Thuyết minh quy trình:
Mía được chuyển đến nhà máy bằng xe chở mía, các cẩu mía sẽ cẩu mía xuống bàn
lùa. Mía từ bàn lùa qua máy khỏa bằng mía trước khi rơi xuống băng tải. Băng tải đưa
mía vào dao chặt xé nhỏ cây mía thành bã, sau đó được đưa lên búa đập để phá vỡ cấu
trúc cây mía để ép mía được dễ dàng.
Sau khi qua búa đập, bã mía được đưa vào hệ thống gồm 5 máy ép, ép lấy nước mía.
Trên mỗi máy ép đều lắp đặt hệ thống nước thẩm thấu để lấy hết nước mía trong các
tế bào. Nước mía sau khi ép được gọi là nước mía hỗn hợp, sau đó qua công đoạn hóa
chế và nấu đường. Bã mía sau khi ép kiệt đạt độ ẩm dưới 50%, Pol bã =1,8-2, được
băng tải bã đưa qua lò hơi đốt lấy hơi, hơi quá nhiệt đưa qua tuốcbin làm quay máy
phát điện, phục vụ cho các quá trình công nghệ tiếp theo.
2.1.4. Phương pháp ép ướt:

Phương pháp ép thẩm thấu kép
Đây là phương pháp có dùng nước mía pha loãng làm nước thẩm thấu. Đối
với phương pháp này, nước nóng được phun vào bã khi ra khỏi miệng ép của máy
ép thứ 3, nước mía loãng ép ra từ máy 4 được bơm trở lại làm nước thẩm thấu cho bã
ra khỏi máy ép thứ 2, nước mía loãng ép ra từ máy ép thứ 3 được bơm trở lại làm
nước thẩm thấu cho bã ra ở máy ép thứ nhất. Nước mía lấy ra từ máy 1 và máy 2 được
tập trung lại thành nước mía hỗn hợp.
Nhiệt độ nước tưới:
+ Nhiệt độ nước tưới thường 55-65
o
C
+ Nguồn nước tưới thường lấy nước ngưng tụ ở các nồi bốc hơi cuối
+ Nhiệt độ nước tưới thấp <50
o
C
Áp suất nước thẩm thấu:
Áp suất càng cao càng tốt, nước thẩm thấu sẽ ngấm xuống đến lớp bã dưới cùng.
Nhưng cũng tuỳ theo độ dày mỏng của lớp mía, nếu lớp mía dày dùng áp suất cao, lớp
mía mỏng dùng áp suất thấp; thường áp suất thẩm thấu 2-3kg/cm
2
.
Nước mía
hỗn hợp
Băng tải

Lò hơi
1,2
Máy phát
điện 16kw
Tuốcbin

hơi
Hóa chế
9

Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

2.2.HÓA CHẾ DUNG DỊCH SAU KHI ÉP
(Làm sạch và cô đặc nước mía)
2.2.1.Mục đích:
Dùng phản ứng hóa học để kết tủa các tạp chất hoặc lợi dụng tác dụng hấp phụ, kéo
theo các chất của các chất kết tủa hay có thể làm ngưng kết các thể keo trong nước
mía để các chất trạng thái rắn hay có tỉ trọng khác với nước mía rồi sau này loại đi
bằng cách lắng , lọc
2.2.2 Quy trình:
Định lượng
Nước mía thô
Gia nhiệt 1
Gia vôi
Gia nhiệt 2
Lắng trong
Gia nhiệt 3 Bốc hơi Mật chè
Lọc bùn

Nước mía hỗn
hợp
Bùn mía
10

Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

2.2.3 Thuyết minh quy trình:
Nước mía hỗn hợp được bơm vào thùng định lượng, bổ sung phốtphat vào
nước mía, gia nhiệt lần một lên nhiệt độ 70
0
C, nhằm tạo điều kiện cho các chất trong
nước mía phản ứng với vôi tạo ra các kết tủa cacbonat và photphat, đồng thời tiêu diệt
vi khuẩn tránh chuyển hóa đường sac, sau đó nước mía được gia vôi và đưa qua gia
nhiệt 2 đến nhiệt độ 105
0
C, trước khi vào thiết bị lắng. Tại thiết bị lắng có bổ sung
chất trợ lắng Magnafloc LT 27, nước mía được tách thành 2 phần: nước mía trong và
nước mía bùn.
Nước mía bùn cho vào thiết bị lọc bùn, nước mía được lọc trong cho trở lại
thùng nước mía trong và bùn thải ra ngoài. Nước mía trong được gia nhiệt lần 3 rồi
cho vào thiết bị bốc hơi, gồm nhiều nồi, được cô dặc đến nồng độ 60-65 Brix thành

mật chè để nấu đường.
2.3.CÔNG ĐOẠN NẤU ĐƯỜNG THÔ
2.3.1.Mục đích:
Mục đích của nấu đường là tách nước từ mật chè đưa dung dịch đến trạng
thái quá bão hòa từ đó làm xuất hiện những tinh thể đường. Sản phẩm của
quá trình nấu đường gọi là đường non gồm có tinh thể đường và mật cái.
2.3.2.Quy trình công nghệ :
Mật chè
Nấu A
Trợ tinh A
Ly tâm A
Mật
lỏng
A
Mật
đặt A
Đường A
(Thô)
Nấu B
Nấu C
Trợ tinh B
Trợ tinh C
Ly tâm B
Ly tâm C
Mật
lỏng C
Mật
rỉ
Mật
Đường C

11

Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

2.3.3.Thuyết minh quy trình :
Nấu đường thô chia làm 3 hệ: A, B, C theo quy trình Nấu - Trợ tinh - Ly tâm.
Mật chè, mật loãng A, đường B, đường C hồi dung đưa vào nấu A. Mật đặc A và
đường C hồi dung nấu B, Mật B nấu C. Sản phẩm đường A chính là đường thô.
Mật C là mật cuối được bơm qua Bồn chứa mật rỉ để bán cho các đơn vị khác sử
dụng nấu cồn, sản xuất mì chính hoặc sử dụng cho các mục đích khác…
2.4.TINH LUYỆN ĐƯỜNG THÔ
2.4.1.Mục đích :
Tách hết cặn bẩn, nấu lại thành đường trắng chất lượng cao, nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường và xuất khẩu.
2.4.2.Thuyết minh quy trình :
Đường thô là sản phẩm trung gian và là nguyên liệu của nhà máy đường tinh
luyện, được hồi dung thành dung dịch, sau đó bơm vào bồn phản ứng, tại đây các
chất được cho vào như sữa vôi, acid photphoric, Talofloc nhằm tách cặn và tẩy
trắng dung dịch đường. Cặn bùn được đưa qua thiết bị lọc bùn, còn nước đường
lọc được đưa qua hệ thống trao đổi ion nhằm thu giữ các ion không có lợi trong
thành phẩm đường cũng như giữ lại các chất màu làm cho đường trắng hơn. Dung
dịch đường nấu được đưa vào hệ thống nấu đường 3 hệ R1, R2, R3, qua các công

đoạn nấu - trợ tinh -ly tâm. Đường sau khi qua ly tâm qua thiết bị sấy, qua sàng
phân loại hạt và cho vào băng tải đường đến nơi cân và đóng bao.
Đường
B
Đường hồi dung
12

Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

2.4.3.Quy trình công nghệ :
Nước ngọt
Hồi dung
Bồn phản ứng
Lọc Talo
Dung dịch lọc
Nấu đường
Nấu đường
Trợ tinh
Ly tâm
Sấy đường
Sàng đường
Bin đường R2

Cân và Đóng bao Kho đường
Đường thô
Sữa vôi
H
3
PO
4
Trao đổi ion
Talofloc
Taloflote
Lọc bùn
Lọc bùn 03
cấp
Bin đường R3
Bin đường R1
Bã bùn
13

Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

PHẦN 3:
VỆ SINH, AN TOÀN LAO ĐỘNG

XỬ LÝ NƯỚC THẢI
3.1.CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CÁC LOẠI CHẤT THẢI:
3.1.1.Khí thải :
Tên công nghệ: Wet serruber (lọc bụi hóa ẩm )
Nội dung: Khí thải thoát ra từ cửa hơi đi vào hệ thống này và xuyên qua đệm nước,
tro bị hòa tan vào nước và di chuyển xuống dưới két thu bụi . Nước có chứa tro được
bơm lên bể lắng từ két thu bụi. Cát hạt không hòa tan nặng trong bể lắng chìm xuống
đáy và nước sạch chảy qua bồn nước sạch , nước sạch tái sử dụng cho quá trình thẩm
thấu . Cát hạt không hòa tan nặng trong bể lắng được dẫn ra ngoài , làm khô và được
trữ tại khu vực lưu trữ chất thải rắn.
Thông số kỹ thuật:
Khí thải Tải lượng
(kg/ngày)
Nồng độ
trước xử lý
(mg/m
3
)
Nồng độ sau
xử lý
(mg/m
3
)
Áp dụng TCVN
5439 -2005
Bụi 11457 13264 0,5 - 2,0
CO
2
69546 805138 1,5 - 2,0
14


Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

Thải ra môi
trường
NO
2
1391 16099 <2
SO
2
163 1894 <50
3.1.2. Nước thải:
Tên công nghệ: Hệ thống xử lý hiếu khí

Nội dung: Nước thải từ nhà ép vào lò hơi được dẫn qua hệ thống màng ngăn, thùng
hủy dầu, vôi được trộn vào bể trung hòa và khuấy đều bằng máy khuấy, nước tổng
hợp được lọc và lớp cặn được loại bỏ còn nước trong được thải ra sông.
Thông số kỹ thuật :
3.2. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CHẤT BÃ VÀ NGUỒN NƯỚC
Sơ đồ hệ thống
Nước nóng
hơi

thứ
Nước thải Tải lượng
(kg/ngày)
Nồng độ trước
xử lý (mg/m
3
)
Nồng độ sau
xử lý (mg/m
3
)
Áp dụng TCVN
5945-2005
COD 18750 - 43750 2,5 -7,5.10
4
(1,5 - 7 ).10
4
Thải ra sông Ba
BOD 3125.10
4
75200 (2 - 5).10
4
Rắn lơ lửng 625000 -937500 12500 - 14500 (5 -10).10
4
Hệ thống
phun làm
mát
Cung cấp
nước cho
nhà máy

Hồ chứa
Hệ
thống
làm
sạch lò
đốt
Lò đốt
Chạy
máy
phát
điện
cho
cả
nhà
máy
15

Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

ống
dẫn nước
PHẦN 4:

NGHIÊN CỨU CÔNG ĐOẠN NẤU
ĐƯỜNG, LY TÂM VÀ SẤY
4.1.QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Nước từ Sông Ba
Bã mía
16

Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

Hình 1.
Sơ đồ khu vực Nấu đường - Trợ tinh - Ly tâm
Sơ đồ công nghệ Nấu đường - Trợ tinh - Ly tâm :
Thùng chứa

ngưng
tụ
Dung dịch đường sau trao đổi ion
Nồi nấu đường
Thiết bị
trợ tinh
Thùng nhào trộn đường non
Máy ly

tâm
Sàng lắc Máy
sấy
17

Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

4.2.NẤU ĐƯỜNG
4.2.1.Vai trò công đoạn nấu đường:
Mục đích của nấu đường là tách nước từ mật chè đưa dung dịch đến trạng thái quá
bão hòa từ đó làm xuất hiện những tinh thể đường. Sản phẩm của quá trình nấu đường
gọi là đường non gồm có tinh thể đường và mật cái.
4.2.2.Ưu điểm của nấu đường chân không :
Nấu đường dùng cách hạ thấp áp lực không gian bốc hơi, tức là nấu đường dùng chân
không sẽ được nhiệt độ đường non tương đối thấp, điều này có nhiều ưu điểm:
- Nếu nhiệt độ hơi nước dùng để nấu đường không đổi, nếu nhiệt độ đường non thấp
thì chênh lệch nhiệt độ giữa hơi nước và đường non càng cao, hiệu suất truyền nhiệt
càng cao, nước bốc hơi càng nhanh. Như vậy có thể rút ngắn thời gian nấu đường, có
thể giảm tương đối diện tích truyền nhiệt nồi nấu đường, thiết bị có thể đơn giản hóa.
- Đồng thời do chênh lệch nhiệt độ giữa đường non và hơi nước lớn, đường non sôi
mạnh, đối lưu sẽ tốt, có lợi cho tinh thể hấp thu đường. Ngược lại, nếu độ chênh lệch
nhiệt độ giữa đường non và hơi nước không đổi, nhiệt độ đường non thấp th́ì nhiệt độ

hơi nước không cần quá cao. Như vậy có thể dùng hơi nước áp lực thấp để nấu đường.
- Nhiệt độ sôi của đường non thấp, tổng nhiệt lượng trong hơi ít, có nghĩa là nhiệt
lượng dùng để làm bốc hơi số hơi đó ít, tức là có thể tiết kiệm hơi nước nấu đường,
cũng như vậy có thể giảm lượng nước làm lạnh cho tháp ngưng tụ.
- Nguyên liệu nấu đường mang tính axít, mà trong điều kiện có tính axít thì tốc độ
chuyển hóa sẽ tăng lên khi nhiệt độ lên cao, do đó nhiệt độ nấu đường thấp có thể
giảm được tổn thất chuyển hóa đường.
- Tránh một số tạp chất trong nước đường do phân giải ở nhiệt độ cao sinh ra axít hữu
cơ và amoniac, làm màu sắc của đường tăng lên.
- Độ ḥòa tan của đường tăng khi nhiệt độ tăng, do đó nhiệt độ đường non thấp có thể
thu được mật chứa đường ít, việc này trong hệ thống nấu đường nhiều giai đoạn sẽ có
giá trị thực tế đối với việc giảm lượng mật phải nấu lại và giảm tổn thất đường trong
mật phế phẩm.
4.2.3.Các thông số
Thông số đầu vào : (dung dịch đường tinh khiết )
+Độ Brix : 60 -65
+Thuần độ : ≥ 98
+Nhiệt độ : 70 -75
0
C
+Độ pH : 7,0 -7,2
+Độ màu icumsa : ≤ 220 IU
Thông số đầu ra :
18

Báo cáo thực tế








Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

+Đường ẩm: Độ ẩm : 0,5 - 1 %
Nhiệt độ: 55
0
C
Năng suất:10 -20 tấn / h
+Saccarozơ và độ màu icumsa :
Đường tinh luyện cao cấp: ≥99,9 %;≤15 IU
Đường tinh luyện: ≥99,8 %; ≤30 IU
Đường kính trắng cac cấp: ≥99,7%;≤60 IU
+ Cỡ đường : 0,4 ; 0,6 ; 0,7
+Mật R3 về nhà đường thô : BX ≥70; IU ≤ 176
4.2.4.Cấu tạo và đặc tính thiết bị :
Sử dụng thiết bị loại tuần hoàn trung tâm , gồm 4 nồi đặt song song, chế độ nấu chân
không, dung dịch trong nồi được đối lưu để tăng cường quá trình bốc hơi.
Hình 2
Một số hình ảnh về nồi nấu đường

Thông số thiết bị :
• Bề mặt truyền nhiệt: 277m
2
;
• Số lượng ống: 1062 ống ;
• Đường kính trong/ ngoài: 98/ 102 mm;
Nồi nấu đường ống chùm
Hệ thống ống chùm trong nồi nấu đường

19

Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

• Chiều dài ống: 900mm;
• Công suất: 60 tấn/mẻ;
• Nhiệt độ làm việc: 60- 70
0
C
• Độ chân không: 700 kg/cm
2
;
• Tỉ lệ S/V=6.5
Có sử dụng thiết bị ngưng tụ chân không để hấp thụ tốt mật đường ở áp lực hơi 0,5
kg/cm
2
Hình 3
Cấu tạo nồi nấu đường ống chùm
20

Báo cáo thực tế








Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

Nguyên tắc hoạt động
Nước đường từ ống dẫn vào nồi sẽ phân phối vào các ống gia nhiệt và hấp thụ nhiệt
đạt tới nhiệt độ sôi khoảng 55-60
o
C ở áp suất chân không. Trong nồi nấu đường xảy
ra:
- Nước biến từ thể lỏng sang thể khí tạo thành bọt trong đường non
- Do nhiệt độ tăng lên nên thể tích đường non nở ra.
Cả 2 tình huống đều dẫn đến tỷ trọng của đường non thấp hơn so với đường non trên
buồng hơi chưa gia nhiệt, sinh ra sự chênh lệch tỷ trọng sẽ sinh ra động lực đẩy đường
non vượt khỏi mặt buồng hơi lên trên mặt nước đường. Khi đường non chảy lên trên
mặt nước đường thì áp lực tĩnh của nó hạ xuống, hơi nước sẽ thoát ra từ trong bọt khí
sinh ra tác dụng bốc hơi và được máy hút chân không hút đi. Tuỳ thuộc vào sự lên cao
của nước đường, một mặt giải phóng bọt khí, mặt khác gặp nước đường non ở nhiệt
độ thấp hơn nên nhiệt độ sẽ giảm xuống, lúc đó tỷ trọng của đường non tăng lên và
đường non theo ống hút trung tâm đi xuống đáy nồi sẽ đẩy đường non đã được gia
nhiệt ở dưới lên trên theo các ống đồng. Sự tuần hoàn như vậy hình thành sự trao đổi
đường non. Sau khi nấu tới mức độ nhất định, ngừng cấp hơi và lấy đường ra khỏi nồi
bằng van xả đáy. Hơi nước đường thoát ra nhờ bơm chân không đưa qua bộ phân ly
để thu hồi nước đường ngưng tụ, còn hơi nước tiếp tục đi đến cột Barômét ngưng tụ
hơi nước để sau cùng chỉ còn lại khí được rút đi.
4.2.5.Tác dụng của sự đối lưu của đường non:

Nấu đường chủ yếu dựa vào nước không ngừng bốc hơi, duy trì đường non ở độ bão
hòa cần thiết, tiến hành các thao tác để hoàn thành nhiệm vụ nấu đường. Đường non
đối lưu tốt, tốc độ bốc hơi của nước nhanh, có thể rút ngắn thời gian nấu đường, như
vậy có thể tăng số lượng sirô nấu đường, giảm tổn thất chuyển hóa đường và có tác
dụng giảm sự gia tăng của sắc tố.
- Nhờ có sự đối lưu của đường non, có sự khuấy trộn làm tinh thể di chuyển vị trí
trong mật cái làm tinh thể có cơ hội đi vào khu vực nồng độ cao có nhiều phân tử
đường để tăng thêm sự chênh lệch về nồng độ của khu vực nồng độ cao và nồng độ
thấp, có lợi cho đường khuyếch tán
và trầm tích. Do đó đối lưu tốt của đường non làm cho tốc độ kết tinh nhanh hơn.
- Đối lưu tốt có thể giảm đi sự khác biệt về phân bố nhiệt độ, chống ḥa tan tinh thể
cục bộ, sinh ra tinh thể giả và sinh ra hiện tượng cốc hóa trên ống gia nhiệt.
- Đường non đối lưu không tốt thường sinh ra hiện tượng dính tinh thể, tụ tinh thể,
một bộ phận đường non ở ống gia nhiệt có thể v́ quá nhiệt mà sinh ra ḥa tan tinh thể
cục bộ, bị cháy như vậy đối lưu đường non ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nấu
đường.
- Đối lưu đường non mạnh quá dễ dẫn đến thoát đường, ngoài ra đối lưu có quan hệ
đến tốc độ bốc hơi, đối lưu gấp quá làm cho bốc hơi nhanh quá làm cho sự bay hơi
nước nhanh hơn sự kết tinh, làm sinh ra tinh thể giả. Do đó tốc độ đối lưu của đường
non cần kết hợp với nhu cầu cụ thể khống chế thích đáng.
4.2.6.Thao tác nấu các loai đường:
Ngày nay các nhà máy đường ứng dụng phổ biến phương pháp nấu đường 3 giai
đoạn, căn bản đạt được các yêu cầu, sản xuất nhiều đường, sản xuất đường tốt; các
loại đường non được phân thành ba loại có thuần độ cao, trung bình và thấp, tức là
21

Báo cáo thực tế








Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

đường non A,B,C.
a. Đường A
Đường A là đường thành phẩm do đó phải đạt các yêu cầu: tinh thể phải sắc cạnh,
trắng, sạch có màu sáng óng ánh, hiệu xuất kết tinh lớn. Có thể dùng tất cả các
phương pháp khởi tinh để nấu đường A: phương pháp đường giống, đường hồ và cho
bột Cho đường giống có thể hút giống trước rồi tiếp tục nấu sau, cho đường hồ nấu
mật chè đến độ quá bão hòa 1,05-1,1 rồi cho đường hồ vào. Phương pháp bỏ bột thì
nấu đến độ quá bão hòa 1,1-1,15 cho bột đường vào và tiếp tục nấu. Nguyên liệu
chính nấu non A là mật chè. Đường non A nấu đến nồng độ 93-95
o
Bx thì xả xuống.
Thường nấu non A mất 2-3 giờ đồng hồ.
Sơ đồ công nghệ nấu đường non A:
Thùng chứa có chia ngăn
Syrô
Các
nồi
nấu
Ngưng
tụ
Trợ tinh ngang
Từ ly tâm, hồi dung
22


Báo cáo thực tế







Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

Đường cát giống Ly tâm, hồi dung
Thông số đầu vào:
• Áp lực hơi : 0,3 -0,5 kg/cm
2
• Chân không nền : 650 - 680 mmHg
• Thuần độ/BX của giống B : ≥80/≥85 ;
• Thuần độ/BX/pH của syrô : 75 -85 %/≥ 50/ 6,4 -6,7
• Thuần độ/BX của mật A loãng :≥80/≥70
• Thuần độ/BX của mật hồi dung :≥88/60 -65
Thông số đầu ra:
• Thuần độ /BX của đường non A : ≥80/≥90
• Cỡ hạt: 0,6 -0,7 mm
• Hiệu suất: 50 -60%
• Lưu lượng syrô vào bình nấu : 3 -4 m
3
/h
b. Đường B:
Đường B tinh thể đều và nhỏ hơn đường A; đường B là sản phẩm trung gian của chế
độ nấu đường 3 hệ. Độ nguyên chất AP của đường non B thường 68-72%; mật
nguyên B có độ tinh khiết Ap =45-50%. Nếu độ tinh khiết của mật nguyên B nhỏ hơn

45% thì khó khăn cho nấu C. Phương pháp nấu giống như đường A. Nguyên liệu
chính nấu non B là mật loãng và mật nguyên A. Đường non B nấu đến nồng độ
Bx=96-98 thì xả xuống; thời gian nấu non B khoảng từ 4-6 giờ đồng hồ.
Thông số vào:
• Brix ≥92Bx
• Thuần độ ≥65
• Nhiệt độ 60-65
o
C
Thông số ra:
• Brix 87-90Bx
• Thuần độ 82-84PV
Mật rỉ
• Thuần độ 58PV
c. Đường C:
Đường C là đường cuối cùng của quá trình sản xuất đường vì vậy cần phải chú ý, nấu
không tốt sẽ tăng thành phần đường trong mật rỉ.
Độ nguyên chất của đường non C thấp, độ nhớt cao nên kết tinh khó, thời gian nấu
kéo dài. AP non C thường 52-58%. Thường nấu mật nguyên B bằng cách pha loãng từ
Bx=80% xuống Bx=65-70%. Bx đường non C sau khi nấu 99%. Thời gian nấu non C
trong khoảng 8-10 giờ đồng hồ.
Thông số vào:
• Brix ≥97Bx
• Thuần độ ≥48
• Nhiệt độ 50-52
o
C
23

Báo cáo thực tế








Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

Thông số ra:
• Brix 85-90Bx
• Thuần độ 78-80PV
Mật rỉ
• Brix/Thuần độ 58PV
Sau khi nấu đến nồng độ chất khô 98-99%, cần cho đường non vào
thiết bị trợ tinh để kết tinh thêm, đồng thời làm cho đường non thích ứng với điều kiện
ly tâm.
4.3.LY TÂM
4.3.1.Mục đích:
- Mục đích chính của ly tâm là tách tinh thể đường ra khỏi mật cái bằng lực ly tâm
trong các thùng quay với tốc độ cao. Đối với đường non A sau khi ly tâm nhận được
đường A, mật nấu (mật nguyên A) và mật trắng (mật loãng A).
- Ly tâm c̣òn có nhiệm vụ phải đảm bảo chất lượng đường thành phẩm và độ tinh
khiết của mật theo yêu cầu sản xuất.
4.3.2.Mô tả quá trình :
Cho máy ly tâm quay từ từ, khi tốc độ máy đạt 200-300 vòng/phút, thì tiến hành nạp
liệu. Nâng dần cửa xả đường non, cho đường non vào phân phối đều trong thùng.
Tốc độ máy khi nạp liệu:
+ Đối với đường non C: do nồng độ cao, độ nhớt lớn, nạp liệu khi tốc độ máy 150-
200 vòng/phút. Nếu nạp ở tốc độ cao thì đường non khó ăn đều trên thành rổ.

+ Đối với đường non A: độ nhớt thấp hơn nên thường nạp liệu ở tốc độ khoảng 250-
300 vòng/phút.
Sau khi nạp liệu xong, tăng dần tốc độ lên cực đại, dưới tác dụng của lực ly tâm phần
lớn mật trong đường non được tách ra ngoài đi vào nhánh mật nguyên mật này gọi là
mật nâu hay mật nguyên.
. Sau khi phân mật vẫn còn một lớp màng mật mỏng bám trên bề mặt tinh thể. Vì vậy
phải rửa đường để tách lớp mật nâu đó.
+ Dùng nước nóng có nhiệt độ > 60
o
C hoặc nước nóng quá nhiệt >110
o
C
+ Sau khi rửa nước dùng hơi bão hòa có áp suất 3-4 at để rửa.
Sau khi rửa hơi xong đóng van hơi lại, hãm máy và xả đường.
4.3.3.Cấu tạo và đặc tính thiết bị :
Sử dụng các cyclon để tách tinh thể đường ra khỏi mật cái ta dùng phương pháp lọc ly
tâm và dựa trên nguyên lý lực ly tâm. Khi máy ly tâm quay làm cho đường cát (vật
rắn) trong đường non tách rời khỏi mật cái (vật lỏng) là lợi dụng lực ly tâm. Mâm
máy ly tâm quay sinh ra lực ly tâm làm cho mật văng ra qua lưới bên thành máy, còn
đường cát hạt to không lọt qua lưới thì nằm lại. Để tăng lực ly tâm ta có thể tăng
đường kính mâm quay hoặc số vòng quay. Tuy nhiên nếu tăng bán kính quay thì sẽ
gây trở ngại cho thao tác, lắp đặt nên để tăng lực ly tâm có thể tăng số vòng quay, tuy
nhiên không được quá tốc độ tối đa cho phép.
24

Báo cáo thực tế








Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

 Máy ly tâm
a) Máy ly tâm liên tục
Hình 4:Máy ly tâm liên tục
Ống thu
mật đường
Thùng quay
hình nón
Đường dẫn
mật
Trục quay
Ống nạp đường non
Ống dẫn hơi nước
Ống phun nước
rửa
Ống dẫn
nước rửa
rửa
Van nước
rửa
25

Báo cáo thực tế








Nhà máy đường KCP Sơn Hòa

Hình 5 Cấu tạo của máy li tâm liên tục

Máy gồm một thùng quay có hình nón, đáy nón có một chén hình trụ là nơi
iếp nhận nhận đường non nạp liệu.
Bề mặt thùng nón bao phủ một lớp lưới lọc kim loại có kích thước lỗ
tương ứng kích thước hạt đường.
Thùng quay xung quanh một trục thẳng đứng nhờ motor
Bao quanh thùng là lớp vỏ thứ nhất, bao ngoài lớp vỏ thứ nhất là lớp vỏ
máy
Có một số ống dẫn có gắn các béc phun đặt theo đường sinh của thùng
nón để phun nước rửa đường khi ly tâm.
Ở giữa phía trên thùng là ống nạp đường non có van điều tiết điều khiển
tự động hoặc bằng tay.
Nguyên lý hoạt động
Đường non được nạp vào máy thông qua cửa nạp liệu vào basket quay có
vách lưới có lỗ với kích thước lỗ phù hợp để phân mật. Dưới tác dụng của lực
ly tâm đường non và mật văng lên vách lưới, mật sẽ xuyên qua vách và đường
cát bị giữ lại. Nhờ một phần tác dụng của lực ly tâm lên hạt đường dọc theo
đường sinh của lưới (lưới được gắn với basket có hình nón có hình nón tròn
xoay với góc nón là 68
o
), có tác dụng kéo hạt đường lên dần lên trên đỉnh mâm
quay và văng ra ngoài theo đường dẫn đi xuống thùng hoà trộn.
Một số thông số của máy ly tâm liên tục

×