Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu, đề xuất một số loài cây để xây dựng đường băng xanh cản lửa tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.02 KB, 117 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VIẾT NHÂN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ LOÀI CÂY
ĐỂ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BĂNG XANH
CẢN LỬA TẠI HUYỆN MÙ CANG CHẢI,
TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2015


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VIẾT NHÂN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ LOÀI CÂY
ĐỂ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BĂNG XANH
CẢN LỬA TẠI HUYỆN MÙ CANG CHẢI,
TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60620201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học
TS. VŨ THỊ QUẾ ANH

Thái nguyên - 2015


iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo
sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. VŨ THỊ QUẾ
ANH. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học
vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc.

Yên Bái, ngày 20 tháng 08 năm 2015
Người viết cam đoan

Trần Viết Nhân


iv
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ, chuyên
ngành Khoa Lâm học Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên, tôi đã
nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình!
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Quế Anh đơn vị
Bộ Khoa học và Công nghệ - người đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo Trong
Khoa Sau Đại học, trường Đại học Nông lâm Thái nguyên đã truyền đạt, trang bị
cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như tạo môi trường học tập
thuận lợi nhất trong suốt quá trình học vừa qua.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Mù Cang Chải, Chi cục Kiểm
lâm, phòng Kinh tế huyện Mù Cang Chải, các cán bộ Kiểm lâm Huyện Mù Cang Chải.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn
động viên, giúp đỡ về tinh thần trong suốt quá trình học tập để tôi có thể hoàn thành
đề tài này.

Đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất một số loài cây để xây dựng đường băng
xanh cản lửa tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” được hoàn thành với sự nỗ
lực cố gắng của bản thân song do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên chắc chắc
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong đón nhận được những ý
kiến đóng góp từ phía các nhà khoa học, thầy cô và bạn đọc.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2015.
Tác giả

Trần Viết Nhân


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................................iv
MỤC LỤC ..............................................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................................x

DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................................x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề............................................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................................3
1.1. Trên thế giới.....................................................................................................................................3
1.1.1. Nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng ............................................................................3
1.1.2. Những nghiên cứu về công trình phòng cháy rừng bằng băng xanh cản lửa .............9
1.2. Trong nước.....................................................................................................................................10
1.2.1. Nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng ..........................................................................10
1.2.2. Những nghiên cứu về công trình phòng cháy rừng bằng băng xanh cản lửa ...........15
1.3. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mù Cang Chải..................................17
1.3.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................................................17
1.3.2. Địa hình địa mạo........................................................................................................................18
1.3.3. Khí hậu ........................................................................................................................................18
1.3.4. Thủy văn .....................................................................................................................................18


vi
1.3.5. Địa chất thổ nhưỡng ..................................................................................................................18
1.3.6. Hệ động, thực vật.......................................................................................................................19
1.3.7. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................................................20
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................26
2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................26
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................................27
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu phân bố, hiện trạng và loài cây đang trồng làm băng

xanh cản lửa tại huyện Mù Cang Chải ..............................................................................27
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu xác định tiêu chí và sơ bộ lựa chọn loài cây trồng làm
băng xanh cản lửa tại huyện Mù Cang Chải.....................................................................30
2.3.3. Phương pháp đánh giá khả năng thích ứng và chống chịu lửa của một số loài cây
bản địa đã lựa chọn tại huyện Mù Cang Chải ..................................................................30
2.3.4. Đề xuất danh sách các loài có khả năng chống chịu lửa tại huyện Mù Cang Chải,
tỉnh Yên Bái...........................................................................................................................32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................33
3.1. Đặc điểm các trạng thái rừng và khu vực trọng điểm cháy rừng tại huyện
Mù Cang Chải ....................................................................................................................33
3.2. Phân bố, hiện trạng và loài cây đang trồng làm băng xanh cản lửa tại huyện Mù
Cang Chải ..............................................................................................................................36
3.2.1. Dùng băng xanh làm băng cản lửa ở Mù Cang Chải ..........................................................38
3.2.2. Hiện trạng băng xanh cản lửa tại huyện Mù Cang Chải ......................................................38
3.3. Tiêu chí và sơ bộ lựa chọn loài cây trồng làm băng xanh cản lửa tại huyện
Mù Cang Chải ....................................................................................................................43
3.3.1. Tiêu chí lựa chọn loài cây trồng làm băng xanh cản lửa tại huyện Mù Cang Chải .........43
3.3.2. Kết quả sơ bộ lựa chọn loài cây trồng làm băng xanh cản lửa tại huyện
Mù Cang Chải ....................................................................................................................45


iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo
sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. VŨ THỊ QUẾ
ANH. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học
vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc.


Yên Bái, ngày 20 tháng 08 năm 2015
Người viết cam đoan

Trần Viết Nhân


viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

N
(Số cây)

Tổng số cây trong ô tiêu chuẩn

2

N
(Mật độ)

Mật độ cây trong 1 hecta trồng


3

D1.3

Đường kính đo tại vị trí 1,3 mét cách mặt đất

4

Dt

Đường kính tán

5

H

Chiều cao

6

Hvn

Chiều cao vút ngọn

7

Hdc

Chiều cao dưới cành


8

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

9

TB

Trung bình

10

TT

Thứ tự

11

STT

Số thứ tự

12

UBND

Ủy ban nhân dân


13

VLC

Vật liệu cháy

14

%

Phần trăm


ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế huyện Mù Cang Chải ..............................................................................21
Bảng 1.2: Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện Mù Cang Chải qua các năm ..........................23
Bảng 3.1. Bảng thống kê số vụ cháy rừng tại huyện Mù Cang Chải............................................33
Bảng 3.2. Diện tích các loại rừng tại huyện Mù Cang Chải...........................................................34
Bảng 3.3: Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao khu vực nghiên cứu....................................................40
Bảng 3.4: Đặc điểm cây bụi, thảm tươi.............................................................................................41
Bảng 3.5. Danh sách các loài cây có khả năng chịu lửa theo phiếu phỏng vấn người dân tại
huyện Mù Cang Chải.........................................................................................................46
Bảng 3.6. Bảng phân loại khả năng cung cấp giống của các loài lựa chọn trồng trên băng cản
lửa .........................................................................................................................................47
Bảng 3.7. Danh sách các loài cây dự tuyển trồng làm băng xanh cản lửa tại huyện Mù Cang
Chải ......................................................................................................................................48
Bảng 3.8. Kích thước và trọng lượng lá 3 loài cây dự tuyển trồng làm băng xanh cản lửa.......52
Bảng 3.9. Diện tích trên một đơn vị trọng lượng lá 3 loài cây dự tuyển trồng làm băng xanh
cản lửa ..................................................................................................................................53

Bảng 3.10. Hàm lượng tro thô trong lá 3 loài cây trồng làm băng xanh cản lửa ........................53
Bảng 3.11. Độ ẩm của vật liệu cháy dưới tán 3 loài cây dự tuyển trồng làm băng xanh cản lửa54
Bảng 3.12: Khối lượng vật liệu cháy dưới tán rừng ........................................................................55
Bảng 3.13. Phân bố thảm khô theo chiều cao. .................................................................................57
Bảng 3.14: Phân bố thảm khô theo kích thước ................................................................................58
Bảng 3.15. Khối lượng vật rơi rụng của tầng cây cao trong từng ngày........................................59
Bảng 3.16. Phân bố vật rơi rụng theo thời gian................................................................................59
Bảng 3.17. Xếp hạng các loài dự tuyển trồng trên băng xanh cản lửa theo khả năng chống
cháy ......................................................................................................................................60
Bảng 3.18. Điểm xếp hạng các loài dự tuyển trồng trên băng xanh cản lửa theo khả năng
chống cháy...........................................................................................................................61


x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Khu vực dễ xẩy ra cháy rừng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải...............................36
Hình 3.2. Quả và thân loài Me rừng tại xã Nậm Khắt huyện Mù Cang Chải ........................50
Hình 3.3. Hình ảnh về loài Vối thuốc tại xã Cao Phạ – Mù Cang Chải .......................................51
Hình 3.4. Quả và thân Nhội tại xã Nậm Có - Mù Cang Chải ........................................................52


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cháy rừng là thảm họa thường xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, gây ra những
tổn thất to lớn về tài nguyên, môi trường sinh thái và cả tính mạng con người. Ở
Việt Nam, hàng năm cháy rừng diễn ra hết sức phức tạp. Theo số liệu thống kê của
Cục Kiểm lâm, trong năm 2013 toàn quốc có 971,27 ha rừng bị cháy, gây ảnh
hưởng nhiều mặt tới đời sống của nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước. Vì vậy, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) là một trong những công tác

hết sức quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng.
Yên Bái là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc và cũng là một tỉnh trọng
điểm thường bị cháy rừng ở nước ta. Mặc dù đã được các cấp các ngành quan tâm
và thực hiện nhiều biện pháp PCCCR nhưng cháy rừng vẫn xảy ra khá phổ biến.
Đặc biệt là trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, năm 2007 toàn tỉnh có 20 vụ cháy
rừng thì có tới 10 vụ xảy ra tại Mù Cang Chải, năm 2011 tỉnh Yên Bái có tổng cộng
5 vụ cháy rừng đều diễn ra tại Mù Cang Chải.
Trong các biện pháp phòng cháy rừng hiện đang được áp dụng ở huyện Mù
Cang Chải, việc xây dựng đường băng xanh cản lửa hoặc xây dựng các lâm phần
với những loài cây có khả năng chống chịu lửa tốt có thể đáp ứng được tác dụng
nhiều mặt về phòng cháy cũng như hiệu quả sinh thái và kinh tế. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy, các loài cây có khả năng phòng cháy hiệu quả hiện được biết và sử dụng ở
huyện Mù Cang Chải còn rất hạn chế và chưa phát huy được hiệu quả một cách
tổng hợp.
Xuất phát từ thực tiễn của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của tỉnh Yên
Bái nói chung và huyện Mù Cang Chải nói riêng, được sự nhất trí của Khoa Lâm
nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tôi thực hiện luận văn: “Nghiên
cứu, đề xuất một số loài cây để xây dựng đường băng xanh cản lửa tại huyện Mù
Cang Chải, tỉnh Yên Bái ”.
Đề tài được thực hiện về mặt khoa học sẽ làm rõ cơ sở khoa học cũng như các
tiêu chí để lựa chọn loài cây trồng làm băng xanh cản lửa tại khu vực nghiên cứu, về


2
mặt thực tiễn sẽ cung cấp cho huyện Mù Cang Chải danh sách các loài cây có khả năng
chịu lửa, cản lửa để trồng làm băng xanh cản lửa phù hợp với điều kiện của huyện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Xác định được một số loài cây có khả năng chống chịu lửa cao, phù hợp với
điều kiện lập địa huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái để trồng làm băng xanh cản

lửa phòng, chống cháy rừng.
* Mục tiêu cụ thể:
- Xác định được tiêu chí lựa chọn loài cây trồng làm băng xanh cản lửa tại
huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
- Xác định được đặc điểm sinh thái học của các loài cây có khả năng chống
chịu lửa cao tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung cơ sở khoa học về việc xác định được một số loài cây có
khả năng chống chịu lửa cao, khả năng cản lửa tốt để trồng trên băng xanh cản lửa
nhằm mục đích hạn chế thiệt hại thấp nhất khi cháy rừng xảy ra.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được danh sách đề xuất lựa chọn một số loài cây có khả năng
chống chịu, cản lửa tốt để trồng làm băng xanh cản lửa phù hợp với điều kiện lập
địa của huyện Mù Cang Chải.
- Là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo và phục vụ công
tác giảng dạy


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra gây nên những
tổn thất to lớn về nhiều mặt. Vì vậy, nghiên cứu các biện pháp phòng cháy, chữa
cháy rừng và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng đã được đặt ra như
một yêu cầu cấp bách của thực tiễn. Những nghiên cứu đều hướng vào tìm hiểu bản
chất của hiện tượng cháy rừng và mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới cháy
rừng, từ đó đề xuất các giải pháp PCCCR phù hợp. Tuy nhiên, do có sự khác nhau
về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội mà quy luật ảnh hưởng của các nhân tố đến
cháy rừng và những giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng cũng không hoàn toàn

giống nhau ở các địa phương. Vì vậy, tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia,
từng địa phương mà tiến hành nghiên cứu nhằm xây dựng được những giải pháp
phòng cháy, chữa cháy rừng có hiệu quả nhất.
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng
Phòng cháy chữa cháy rừng trên thế giới bắt đầu được nghiên cứu vào thế kỷ
20. Thời kỳ đầu chủ yếu tập trung ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ,
Nga, Đức, Thuỵ điển, Canada, Pháp, Úc.... Sau đó là ở hầu hết các nước có hoạt
động lâm nghiệp. Người ta phân chia 5 lĩnh vực chính của nghiên cứu phòng cháy
chữa cháy rừng gồm: 1) bản chất của cháy rừng; 2) phương pháp dự báo nguy cơ
cháy rừng; 3) các công trình phòng cháy chữa cháy rừng; 4) phương pháp chữa
cháy rừng và 5) phương tiện chữa cháy rừng.
- Nghiên cứu bản chất của cháy rừng
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng cháy rừng là hiện tượng ôxy hoá các vật
liệu hữu cơ do rừng tạo ra ở nhiệt độ cao. Nó xảy ra khi có mặt đồng thời của 3 thành
tố còn gọi là tam giác lửa: nguồn nhiệt, ôxy và vật liệu cháy. Tuỳ thuộc vào đặc điểm
của 3 yếu tố trên mà cháy rừng có thể được hình thành, phát triển hay bị ngăn chặn
hoặc suy yếu đi (Brown, 1979 [19]; Chandler, 1983 [20]; Johann G. Goldammer, 2009
[23]). Vì vậy, về bản chất, những biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng đều nhằm tác
động vào 3 yếu tố trên theo chiều hướng ngăn chặn và giảm thiểu quá trình cháy.


4
Các nhà khoa học phân biệt 3 loại cháy rừng: (1)- Cháy dưới tán cây hay
cháy mặt đất rừng, là trường hợp chỉ cháy một phần hay toàn bộ lớp cây bụi, cỏ khô
và cành rơi lá rụng trên mặt đất. (2)- Cháy tán rừng (ngọn cây) là trường hợp lửa lan
tràn nhanh từ tán cây này sang tán cây khác; (3)- Cháy ngầm là trường hợp xảy ra
khi lửa lan tràn chậm, âm ỉ dưới mặt đất, trong lớp thảm mục dày hoặc than bùn.
Trong một đám cháy rừng có thể xảy ra một hoặc đồng thời 2, 3 loại cháy trên. Tuỳ
theo loại cháy rừng mà người ta đưa ra những biện pháp phòng và chữa cháy khác

nhau (Brown,1979; Mc Arthur, 1984; Gromovist, 1993; Johnson Edward A, 1996;
Graham, Russell, 2009) [19] [26] [22] [24] [21].
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra 3 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự
hình thành và phát triển cháy rừng là thời tiết, loại rừng và hoạt động kinh tế xã hội
của con người (Brown,1979 [19]); Thời tiết, đặc biệt là lượng mưa, nhiệt độ và độ
ẩm không khí ảnh hưởng quyết định đến tốc độ bốc hơi và độ ẩm vật liệu cháy dưới
rừng, qua đó ảnh hưởng đến khả năng bén lửa và lan tràn đám cháy. Loại rừng ảnh
hưởng đến tính chất vật lý, hoá học, khối lượng và phân bố của vật liệu cháy, qua
đó ảnh hưởng đến loại cháy, khả năng hình thành và tốc độ lan tràn của đám cháy.
Hoạt động kinh tế xã hội của con người như nương rẫy, săn bắn, du lịch... ảnh
hưởng đến mật độ và phân bố nguồn lửa khởi đầu của các đám cháy. Các biện pháp
phòng cháy chữa cháy rừng đều được xây dựng trên cơ sở phân tích đặc điểm của
của 3 yếu tố trên trong hoàn cảnh cụ thể của địa phương (Laslo Pancel, 1993
Richmond,1974) [25] [28] .
- Nghiên cứu phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định mối liên hệ chặt giữa điều kiện thời
tiết, mà quan trọng nhất là lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí với độ ẩm vật
liệu và khả năng xuất hiện cháy rừng. Vì vậy, hầu hết các phương pháp dự báo nguy
cơ cháy rừng đều tính đến đặc điểm diễn biến hàng ngày của lượng mưa, nhiệt độ
và độ ẩm không khí (MiBbach,1972; Chandler,1983) [27] [20]. Ở một số nước, khi
dự báo nguy cơ cháy rừng ngoài căn cứ vào yếu tố khí tượng người ta còn căn cứ
vào một số yếu tố khác, chẳng hạn ở Đức và Mỹ người ta sử dụng thêm độ ẩm của
vật liệu cháy (Brown,1979) [19], ở Pháp người ta tính thêm lượng nước hữu hiệu


5
trong đất và độ ẩm vật liệu cháy, ở Trung Quốc có bổ sung thêm cả tốc độ gió, số
ngày không mưa và lượng bốc hơi… Cũng có sự khác biệt nhất định khi sử dụng
các yếu tố khí tượng để dự báo nguy cơ cháy rừng, chẳng hạn ở Thuỵ Điển và một
số nước ở bán đảo Scandinavia người ta sử dụng độ ẩm không khí thấp nhất và

nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày, trong khi đó ở Nga và một số nước khác lại
dùng nhiệt độ và độ ẩm không khí lúc 13 giờ. Những năm gần đây, ở Trung Quốc
đã nghiên cứu phương pháp cho điểm các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng,
trong đó có cả những yếu tố kinh tế xã hội, và nguy cơ cháy rừng được tính theo
tổng số điểm của các yếu tố. Mặc dù có những nét giống nhau nhưng cho đến nay
vẫn không có phương pháp dự báo cháy rừng chung cho cả thế giới, mà ở mỗi quốc
gia, thậm chí mỗi địa phương người ta vẫn nghiên cứu xây dựng phương pháp
riêng. Ngoài ra, vẫn còn rất ít phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng có tính đến
yếu tố kinh tế xã hội và loại rừng. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm
giảm hiệu quả của phòng cháy chữa cháy rừng ngay cả ở những nước phát triển.
- Nghiên cứu về công trình phòng cháy chữa cháy rừng
Kết quả nghiên cứu của thế giới đã khẳng định hiệu quả của các loại băng
cản lửa, các vành đai cây xanh và hệ thống kênh mương ngăn cản cháy rừng
(Gromovist,1993) [22]. Người ta đã nghiên cứu tập đoàn cây trồng trên băng xanh
cản lửa, trồng rừng hỗn giao và giữ nước ở hồ đập để làm giảm nguy cơ cháy rừng.
Người ta cũng đã nghiên cứu hiệu lực của các hệ thống cảnh báo cháy rừng như
chòi canh, tuyến tuần tra, điểm đặt biển báo nguy cơ cháy rừng. Nhìn chung thế giới
đã nghiên cứu hiệu quả của nhiều loại công trình phòng cháy chữa cháy rừng. Tuy
nhiên, hiện vẫn chưa đưa ra được phương pháp xác định tiêu chuẩn kỹ thuật cho các
công trình đó. Những thông số kỹ thuật đưa ra đều mang tính gợi ý, và luôn được
điều chỉnh theo ý kiến các chuyên gia cho phù hợp với đặc điểm của mỗi loại rừng
và điều kiện địa lý, vật lý địa phương.
- Nghiên cứu về biện pháp phòng và chữa cháy rừng
Khi nghiên cứu các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng người ta chủ yếu
hướng vào làm suy giảm 3 thành phần của tam giác lửa: (1)- Giảm nguồn lửa bằng
cách tuyên truyền không mang lửa vào rừng, dập tắt tàn than sau khi dùng lửa, thực


iv
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ, chuyên
ngành Khoa Lâm học Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên, tôi đã
nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình!
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Quế Anh đơn vị
Bộ Khoa học và Công nghệ - người đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo Trong
Khoa Sau Đại học, trường Đại học Nông lâm Thái nguyên đã truyền đạt, trang bị
cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như tạo môi trường học tập
thuận lợi nhất trong suốt quá trình học vừa qua.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Mù Cang Chải, Chi cục Kiểm
lâm, phòng Kinh tế huyện Mù Cang Chải, các cán bộ Kiểm lâm Huyện Mù Cang Chải.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn
động viên, giúp đỡ về tinh thần trong suốt quá trình học tập để tôi có thể hoàn thành
đề tài này.

Đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất một số loài cây để xây dựng đường băng
xanh cản lửa tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” được hoàn thành với sự nỗ
lực cố gắng của bản thân song do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên chắc chắc
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong đón nhận được những ý
kiến đóng góp từ phía các nhà khoa học, thầy cô và bạn đọc.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2015.
Tác giả

Trần Viết Nhân


7
Mặc dù các phương pháp và phương tiện phòng cháy chữa cháy rừng đã được
phát triển ở mức cao, song những thiệt hại do cháy rừng vẫn rất lớn ngay cả ở những

nước phát triển có hệ thống phòng cháy chữa cháy rừng hiện đại như Mỹ, Úc, Nga…
Trong nhiều trường hợp việc khống chế các đám cháy vẫn không hiệu quả. Người ta
cho rằng, ngăn chặn nguồn lửa để không xảy ra cháy vẫn là quan trọng nhất. Vì vậy, đã
có những nghiên cứu về đặc điểm xã hội của cháy rừng và những giải pháp xã hội cho
phòng cháy chữa cháy rừng. Hiện nay, các giải pháp xã hội phòng cháy chữa cháy rừng
chủ yếu được tập trung vào tuyên truyền, giáo dục tác hại của cháy rừng, nghĩa vụ của
công dân trong việc phòng cháy chữa cháy rừng, những hình phạt đối với người gây
cháy rừng. Trong thực tế còn ít những nghiên cứu về ảnh hưởng của thể chế và chính
sách quản lý sử dụng tài nguyên, chính sách chia sẻ lợi ích, những quy định của cộng
đồng, những phong tục, tập quán, những nhận thức và kiến thức của người dân đến
cháy rừng. Cũng còn rất ít những nghiên cứu về nguyên nhân cháy rừng do hậu quả
sinh thái của sự phát triển kinh tế xã hội gây nên, về những giải pháp lồng ghép hoạt
động phòng cháy chữa cháy rừng với hoạt động phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
khác. Đây là những căn cứ quan trọng để xây dựng giải pháp kinh tế - xã hội cho
phòng cháy chữa cháy rừng.
- Nghiên cứu về giải pháp cộng đồng cho phòng cháy chữa cháy rừng
Những vụ cháy rừng với quy mô lớn ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Inđônêsia
đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới (Rowell and Moore, 2000) [30]. Các tác
động tiêu cực của nó đã được nhận biết ở mọi cấp từ địa phương, quốc gia đến toàn
cầu. Để có thể hiểu rõ hơn những vụ cháy rừng ở Đông Nam Á, trong khuôn khổ
của Dự án phòng cháy chữa cháy rừng Đông Nam Á, Sameer Karki (2002) [29] đã
nghiên cứu vai trò của cộng đồng đối với các vụ cháy rừng và sự tham gia của họ
trong việc ngăn chặn các vụ cháy rừng. Báo cáo, được thực hiện nhằm phục vụ mục
tiêu của Dự án Phòng cháy Chữa cháy rừng Đông Nam Á, trình bày những kinh
nghiệm thành công về sự tham gia của cộng đồng trong công tác phòng cháy chữa
cháy rừng và phân tích những yếu tố chính trị, thể chế, kinh tế văn hoá tạo điều kiện
cho các cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào việc ngăn chặn các vụ cháy
ngoài ý muốn.



8
Tác giả cho thấy sự đoàn kết cộng động và gắn bó với tài nguyên của địa
phương là rất quan trọng trong việc sử dụng lửa có kiểm soát. Ở nhiều nước, có khi
người dân dùng lửa phá huỷ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng để trả thù hay vì các lý
do chính trị. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả quản lý lửa có thể phải bắt đầu từ việc giải
quyết tốt hơn các xung đột và loại bỏ những nguyên nhân sâu xa của cháy rừng như
phân chia đất đai không công bằng.
Để hệ thống quản lý cháy rừng dựa vào cộng đồng được bền vững, các biện
pháp khuyến khích quản lý cháy rừng phải phù hợp với nhu cầu của cộng đồng. Cần
hiểu rõ mục đích của người dân khi họ tham gia vào công tác quản lý cháy rừng.
Việc phối hợp các cộng đồng trong chương trình phòng cháy chữa cháy rừng cũng
quan trọng, nhất là trong trường hợp có nhiều bên liên quan muốn hưởng lợi từ tài
nguyên rừng. Đảm bảo sở hữu đất đai là một nhân tố quan trọng trong quản lý cháy
rừng ở cộng đồng.
Bên cạnh các biện pháp khuyến khích, hình phạt đối với việc quản lý không
hiệu quả cũng quan trọng. Nói chung, hình phạt do cộng đồng thực thi thường có
hiệu quả hơn là luật pháp của chính phủ.
Việc cộng đồng tham gia thành công vào hoạt động phòng cháy chữa cháy
rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có sự gắn kết hay sở hữu của cộng đồng
và sự phụ thuộc của họ đối với tài nguyên rừng; kiến thức truyền thống về môi
trường vật lý – sinh học của địa phương và phương thức sử dụng lửa; và không có
các xung đột về quyền sở hữu. Việc cộng đồng quản lý tài nguyên của mình cũng
đảm bảo rằng quyền lợi và các mối quan tâm của họ sẽ được giải quyết và bảo vệ.
Sự thành công thường phụ thuộc vào việc tuân thủ các luật lệ của cộng đồng về sử
dụng lửa.
Trong Dự án phòng cháy chữa cháy rừng Đông Nam Á còn nhiều tác giả
tham gia nghiên cứu về giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng dựa vào cộng đồng.
Trong đó họ nhấn mạnh tầm quan trọng những giải pháp kỹ thuật và tổ chức thích
hợp cho khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào phòng cháy chữa cháy rừng
(Peter Moore, 2003) [32].



9
Biến đổi khí hậu trong những thập kỷ gần đây đã làm tăng nguy cơ cháy rừng
của hầu hết các khu vực trên thế giới. Theo số liệu của Trung tâm giám sách cháy toàn
cầu, số vụ cháy rừng từ những năm 1990 trở lại đây đã tăng lên xấp xỉ gấp 3 lần so với
các thời kỳ trước đó. (Johann G. Goldammer and Nikola Nikolov, 2009) [23].
1.1.2. Những nghiên cứu về công trình phòng cháy rừng bằng băng xanh cản lửa
Băng cản lửa là một trong những biện pháp phòng chống cháy rừng có hiệu
quả được áp dụng nhiều trên thế giới. Có nhiều cách sử dụng băng cản lửa khác
nhau như băng trắng, băng xanh, hệ thống kênh nước… Tuy nhiên ở mỗi khu vực
hoặc tùy thuộc điều kiện sinh thái của mỗi loại rừng để lựa chọn loại băng cản lửa
nào cho đạt hiệu quả nhất.
Băng cản lửa là những dải đất trống không có vật liệu cháy, những băng cây
xanh trong thân lá chứa nhiều nước, hoặc kênh mương… có khả năng ngăn cản sự
lan tràn của các đám cháy rừng. Băng cản lửa được thiết kế nhằm ngăn cản sự lan
tràn của lửa giữa các khu rừng dễ cháy hoặc giữa khu rừng dễ cháy với các tuyến
đường, hay khu sản xuất có nguy cơ xuất hiện nguồn lửa cháy lan vào rừng. Để tăng
cường khả năng phòng chống cháy rừng cần xây dựng những băng cản lửa nhằm có
hiệu lực ngăn cản sự lan tràn của lửa từ khu rừng này sang khu rừng khác hoặc từ
hệ thống đường đi vào các khu rừng giáp ranh.
Nguyên lý chung của băng xanh là sử dụng các loài cây có khả năng chống
chịu lửa nhờ vỏ dày, thân và lá chứa nhiều nước, xanh quanh năm, không bị cháy
khi lửa tràn đến… để trồng thành băng phân chia rừng thành những diện tích nhỏ,
ngăn cản được sự lan tràn của các đám cháy rừng.
Từ những năm 1922 ở một số nước như: Đức, Nga, Úc đã quan tâm đến vấn
đề xây dựng các băng xanh phòng cháy, tuỳ theo điều kiện lập địa mà trồng các loài
cây có lá rộng như Sồi, Giẻ, Hoa mộc (Betula), Keo gai, Dương Balsam. Những
năm 1930, Nga và một số nước khác ở châu Âu đã bước đầu nghiên cứu các đai
rừng trồng hỗn giao giữa cây lá rộng và cây lá kim. Đến những năm 60 mới có

nhiều nghiên cứu sâu hơn cả về loài cây có khả năng chống chịu lửa tốt lẫn phương
thức trồng chúng trên băng phòng cháy.


10
1.2. Trong nước
1.2.1. Nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng
- Nghiên cứu về dự báo nguy cơ cháy rừng:
Dự báo nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam được bắt đằu từ năm 1981. Tuy nhiên
trong thời gian đầu người ta chủ yếu áp dụng phương pháp dự báo của Nesterop
(Phạm Ngọc Hưng, 1988) [7]. Đây là phương pháp đơn giản, cấp nguy hiểm của
cháy rừng được xác định theo giá trị P bằng tổng các tích số giữa nhiệt độ và độ
thiếu hụt bão hoà của không khí lúc 13 giờ hàng ngày kể từ ngày cuối cùng có
lượng mưa lớn hơn 3mm. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hưng đã cho thấy phương
pháp của Nesterop có độ chính xác cao hơn nếu tính giá trị P kể từ ngày cuối cùng
có lượng mưa lớn hơn 5mm. Ngoài ra, trên cơ sở phát hiện liên hệ chặt chẽ giữa số
ngày liên tục có lượng mưa dưới 5 mm hay còn gọi là số ngày khô hạn liên tục (H)
với chỉ số P, Phạm Ngọc Hưng đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng
theo số ngày khô hạn liên tục. Ông xây dựng một bảng tra cấp nguy hiểm của cháy
rừng căn cứ vào số ngày khô hạn liên tục cho các mùa khí hậu trong năm. Khi
nghiên cứu về tính thích hợp của một số phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng ở
Miền Bắc Việt Nam, Bế Minh Châu (2001) [2] đã khẳng định phương pháp dự báo
nguy cơ cháy rừng theo chỉ tiêu P và H có độ chính xác không cao ở những vùng có
sự luân phiên thường xuyên của các khối không khí biển và lục địa hoặc vào các
thời gian chuyển mùa. Trong những trường hợp như vậy, thì mức độ liên hệ của chỉ
số P hoặc H với độ ẩm vật liệu dưới rừng và tần suất xuất hiện của cháy rừng thấp.
Từ 1989- 1991 Dự án tăng cường khả năng phòng cháy chữa cháy rừng cho
Việt Nam của UNDP đã nghiên cứu, soạn thảo phương pháp dự báo nguy cơ cháy
rừng theo chỉ tiêu khí tượng tổng hợp P của Nesterop nhưng thêm yếu tố gió. Chỉ
tiêu P của Nesterop được nhân với hệ số là 1.0, 1.5, 2.0, và 3.0 nếu có tốc độ gió

tương ứng là 0- 4, 5- 15, 16- 25, và lớn hơn 25 km/giờ. Tuy nhiên, đến nay chỉ tiêu
này vẫn chưa được tính đến trong dự báo nguy cơ cháy rừng của Việt Nam. Năm
1995, Võ Đình Tiến [17] đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng của
từng tháng ở Bình Thuận theo 6 yếu tố: nhiệt độ không khí trung bình, lượng mưa
trung bình, độ ẩm không khí trung bình, vận tốc gió trung bình, số vụ cháy rừng


11
trung bình, lượng người vào rừng trung bình. Tác giả đã xác định được cấp nguy
hiểm với cháy rừng của từng tháng trong cả mùa cháy. Đây là chỉ tiêu có tính đến cả
yếu tố thời tiết và yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến nguy cơ cháy rừng. Tuy nhiên,
vì căn cứ vào số liệu khí tượng trung bình nhiều năm nên cấp dự báo của Võ Đình
Tiến chỉ thay đổi theo thời gian của lịch mà không thay đổi theo thời tiết hàng ngày.
Vì vậy, nó mang ý nghĩa của phương pháp xác định mùa cháy nhiều hơn là dự báo
nguy cơ cháy rừng.
Nhìn chung đến nay nghiên cứu về phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng ở
Việt Nam còn rất mới mẻ, trong đó vẫn chưa tính đến đặc điểm của kiểu rừng, đặc
điểm tiểu khí hậu và những yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến cháy rừng ở địa
phương. Ngoài ra, hiện vẫn chưa áp dụng được một cách hiệu quả kỹ thuật của tin
học, viễn thám và các phương tiện truyền thông hiện đại vào dự báo, phát hiện sớm
và thông tin về cháy rừng.
- Nghiên cứu về các công trình phòng cháy chữa cháy rừng:
Hiện còn rất ít những nghiên cứu về hiệu lực của các công trình phòng cháy
chữa cháy rừng cũng như những phương pháp và phương tiện phòng cháy chữa
cháy rừng. Mặc dù trong các quy phạm phòng cháy chữa cháy rừng có đề cập đến
những tiêu chuẩn của các công trình phòng cháy chữa cháy rừng, những phương
pháp và phương tiện phòng cháy chữa cháy rừng, song phần lớn đều được xây dựng
trên cơ sở tham khảo tư liệu của nước ngoài, chưa có khảo nghiệm đầy đủ trong
điều kiện Việt Nam.
- Nghiên cứu biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng:

Các nghiên cứu về biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam chủ yếu
hướng vào thử nghiệm và phân tích hiệu quả của giải pháp đốt trước nhằm giảm khối
lượng vật liệu cháy. Phó Đức Đỉnh (1993) đã thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới
rừng thông non 2 tuổi tại Đà Lạt. Theo tác giả ở rừng thông non nhất thiết phải gom vật
liệu cháy vào giữa các hàng cây hoặc nơi trống để đốt, chọn thời tiết đốt để ngọn lửa
âm ỉ, không cao quá 0.5 m có thể gây cháy tán cây. Phan Thanh Ngọ thử nghiệm đốt
trước vật liệu cháy dưới rừng thông 8 tuổi ở Đà lạt (Phan Thanh Ngọ, 1996) [9]. Tác
giả cho rằng với rừng thông lớn tuổi không cần phải gom vật liệu trước khi đốt mà chỉ


12
cần tuân thủ những nguyên tắc về chọn thời điểm và thời tiết thích hợp để đốt. Tác giả
cho rằng có thể áp dụng đốt trước vật liệu cháy cho một số loại rừng ở địa phương
khác, trong đó có rừng khộp ở Đắc Lắc và Gia Lai.
Ngoài ra, đã có một số tác giả đề cập đến giải pháp xã hội cho phòng cháy
chữa cháy rừng (Ngô Quang Đê và cộng sự, 1983) [6]. Các tác giả đã khẳng định
rằng việc tuyên truyền về tác hại của cháy rừng, quy hoạch vùng sản xuất nương
rẫy, hướng dẫn về phương pháp dự báo, cảnh báo, xây dựng các công trình phòng
cháy chữa cháy rừng, tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng, quy định về
dùng lửa trong dọn đất canh tác, săn bắn, du lịch, quy định về nghĩa vụ và quyền lợi
của công dân v.v... là những giải pháp xã hội quan trọng trong phòng cháy chữa
cháy rừng. Tuy nhiên, phần lớn những kết luận đều dựa vào nhận thức của các tác
giả là chính. Còn rất ít những nghiên cứu mang tính hệ thống về ảnh hưởng của các
yếu tố kinh tế xã hội đến cháy rừng.
Từ năm 2003 đến 2005 Vương Văn Quỳnh [11] thực hiện đề tài nghiên cứu
giải pháp phòng chống và khắc phục hậu quả cháy rừng cho vùng U Minh và Tây
Nguyên. Nội dung chủ yếu của đề tài là: nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến cháy
rừng, xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng, phân loại kiểu rừng theo
nguy cơ cháy, nghiên cứu phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng, phương pháp
phát hiện sớm cháy rừng, các giải pháp khoa học công nghệ phòng cháy chữa cháy

rừng, các giải pháp kinh tế – xã hội phòng cháy chữa cháy rừng, tập đoàn cây trồng
có khả năng chống chịu lửa, những thiết bị chữa cháy rừng, các phần mềm dự báo
nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng, và các quy trình phòng chống và
khắc phục hậu quả của cháy rừng áp dụng cho vùng U Minh và Tây Nguyên.
Nhóm nghiên cứu đã căn cứ vào quy luật liên hệ giữa điều kiện thời tiết,
trạng thái rừng và độ ẩm vật liệu cháy để xây dựng phương pháp dự báo lửa rừng. Ở
khu vực U Minh dự báo lửa rừng được thực hiện với 3 nhóm yếu tố là điều kiện
thời tiết, kiểu trạng thái rừng và mực nước ngầm. Phương pháp dự báo này đã được
vận dụng trong Quy trình phòng cháy chữa cháy rừng tràm hiện nay. Ở Tây Nguyên
dự báo lửa rừng được thực hiện với 2 nhóm yếu tố là thời tiết và kiểu trạng thái
rừng. Khi tính chỉ số khí tượng tổng hợp Pi, hệ số Ki nhận các giá trị thay đổi như


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................................iv
MỤC LỤC ..............................................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................................x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề............................................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................................3

1.1. Trên thế giới.....................................................................................................................................3
1.1.1. Nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng ............................................................................3
1.1.2. Những nghiên cứu về công trình phòng cháy rừng bằng băng xanh cản lửa .............9
1.2. Trong nước.....................................................................................................................................10
1.2.1. Nghiên cứu về phòng cháy chữa cháy rừng ..........................................................................10
1.2.2. Những nghiên cứu về công trình phòng cháy rừng bằng băng xanh cản lửa ...........15
1.3. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mù Cang Chải..................................17
1.3.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................................................17
1.3.2. Địa hình địa mạo........................................................................................................................18
1.3.3. Khí hậu ........................................................................................................................................18
1.3.4. Thủy văn .....................................................................................................................................18


14
tải được thông tin dự báo lửa rừng hàng ngày lên phương tiện thông tin đại chúng.
Đây là một trong những nhân tố góp phần tích cực vào nâng cao nhận thức về
phòng cháy chữa cháy rừng của cán bộ và nhân dân. Nó thúc đẩy chính quyền các
cấp ủng hộ tích cực cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng và góp phần điều
chỉnh hành vi của cộng đồng theo hướng giảm thiểu nguy cơ cháy rừng. Cuộc “Hội
thảo nâng cao chất lượng bản tin cảnh báo cháy rừng” được tổ chức vào cuối năm
2003 tại Cục kiểm lâm đã nhận định việc đưa thông tin về nguy cơ cháy rừng trên
phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần làm giảm rõ rệt số vụ cháy rừng trong
năm 2003 ở Việt Nam.
Từ năm 2006 đến 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê
duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp và phần mềm cảnh báo
nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam”. Đề tài này đã căn cứ vào kết quả của đề tài
KC.08.24, nghiên cứu bổ sung và phát triển thành phần mềm cảnh báo nguy cơ
cháy rừng cho cả nước. Lần đầu tiên đề tài đã phân loại các trạng thái rừng theo
nguy cơ cháy và xây dựng phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng trên cơ sở tính
đến cả điều kiện thời tiết và kiểu trạng thái rừng.

Mặc dù có những nghiên cứu trên quy mô vùng hoặc quốc gia nhưng mỗi
tỉnh thường có những đặc điểm rừng, đặc điểm tiểu khí hậu khác nhau. Do đó để
nâng cao hiệu quả của công tác phòng cháy chữa cháy rừng nhiều tỉnh đã tổ chức
nghiên cứu về đặc điểm khí hậu và rừng có liên quan đến nguy cơ cháy và xây dựng
những phương pháp phòng cháy chữa cháy rừng riêng. Người ta đã xây dựng được
phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng cho các tỉnh như Quảng Ninh, Phú Thọ,
Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Định, Ninh Thuận, Bình thuận, Kiên Giang, Cà Mau,
Lâm Đồng... Một số tỉnh đã xây dựng phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng như
Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá, Ninh Thuận...
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả cũng cho thấy biến đổi khí hậu ở Việt
Nam trong thời gian tới cũng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam. Ở khu
vực Hà Nội số ngày có nguy cơ cháy rừng cao sẽ tăng lên 10-15 ngày mỗi năm
(Vương Văn Quỳnh, 2012) [12].


15
1.2.2. Những nghiên cứu về công trình phòng cháy rừng bằng băng xanh cản lửa
Băng cản lửa thường có 2 loại chính là: Băng trắng và bang xanh, tuy nhiên
băng xanh thường được ưu tiên sử dụng nhiều hơn. Nguyên nhân mà các chuyên gia
đưa ra chủ yếu liên quan đến tình trạng lãng phí đất khi xây dựng băng trắng, việc
tốn kém công sức lớn để duy trì tình trạng “trắng” của băng và tình trạng cũng như
hiệu quả cản lửa thấp của chúng. Tuy nhiên, khi kết hợp đường đi để làm băng trắng
ngăn cản cháy rừng trồng thì sẽ hiệu quả hơn. Ở những khu vực có xu hướng phát
triển đường bộ mạnh mẽ thì có thể sử dụng hệ thống đường bộ làm các băng trắng
cản lửa. Đây sẽ là giải pháp “một công đôi việc”.
Theo Ngô Quang Đê và cộng sự (1983) [6], ở nước ta những nghiên cứu bước đầu
về vấn đề phòng cháy, chữa cháy rừng bằng biện pháp lâm sinh đã được tiến hành từ
những năm 1980 trong đó tập trung vào việc chọn loài cây trồng trên băng cản lửa. Hoàng
Kim Ngũ (1992), Bế Minh Châu (1999)… Đã đưa ra một số nguyên tắc chung trong việc
lựa chọn loài cây có khả năng chống chịu lửa và đã giới thiệu một số loài cây cụ thể như:

Keo lá chàm (A auriculiformis), Keo tai tượng (A mangium Willd), Keo dậu (Leacaena
leucocephala de wit), Vối thuốc răng cưa (Schima superba Gardn. Et Champ), Tống quá
sủ (Alnus nepalensis), Dứa bà (Agave americana), Thẩu tấu (Phyllanthus emblica L)…..
Tuy nhiên các tác giả mới chỉ xem xét, đánh giá khả năng chống cháy của các loài cây này
trên cơ sở một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của loài mà chưa đề ra được
phương pháp nghiên cứu thích hợp, số lượng loài cây còn ít và kết quả phần nhiều mang
tính định tính. Đề tài cấp nhà nước 04010107 đã nghiên cứu trồng cây Dứa làm đường
băng cản lửa cây xanh PCCCR Thông ở Quảng Ninh….
Theo Phạm Ngọc Hưng (2001), đường băng xanh được trồng cùng với việc
trồng rừng trong năm trên những diện tích rừng có độ dốc 25 độ. Đối với đai cây
xanh xung quanh các điểm dân cư, xung quanh những vùng đất sản xuất nông
nghiệp,… nằm ở trong rừng và ven rừng. Đai rừng phòng cháy có chiều rộng từ 20
– 30m, nếu xây dựng theo đường phân khoảnh thì chiều rộng đai rừng chỉ cần từ 15
– 20m. Thường những đường băng cản lửa lợi dụng những chướng ngại vật tự nhiên
như: sông, suối, hồ nước, đường mòn, đường dông, những công trình nhân tạo
(đường sắt, đường giao thông, đường điện cao thế, đường vận xuất, đường vận


×