Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đề án phát triển tour du lịch bằng xe đạp ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.5 KB, 20 trang )

Họ và tên: Phạm Vân Anh
Lớp: POHE A K53
BÁO CÁO ĐỀ ÁN MODULE TỔNG QUAN DU LỊCH
Đề tài: Đề án phát triển tour du lịch bằng xe đạp ở Hà Nội (Hanoi Bicycle
Tour)

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, là nơi có nhiều điều kiện để phát triển du
lịch. Trên thực tế nơi đây đã là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả
nước với nhiều tiềm năng về tự nhiên, văn hóa, xã hội lẫn chính trị, kinh tế, ngoại
giao và là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Thủ đô Hà Nội đóng vai trò
rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của cả nước nói chung và của vùng Bắc
Bộ nói riêng. Với lợi thế là Thủ đô ngàn năm văn hiến, hàng năm Hà Nội đón rất
nhiều lượt khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa đến và thăm quan du lịch. Mặt
khác, Hà Nội còn là trung tâm tiếp nhận và phân phối khách du lịch đến các vùng
du lịch phía Bắc và các vùng, miền khác trên lãnh thổ Việt Nam cũng như các
nước khác trong khu vực.
Đã từ lâu, vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, thanh lịch của Hà Nội đã làm say lòng rất
nhiều du khách quốc tế. Hà Nội có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong
phú như Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, lễ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và
đền Sóc, Ca trù (UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới)… Ngoài ưu thế về
các di tích, danh thắng lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến, Hà Nội đang nổi
lên là địa điểm lý tưởng cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí. Hà Nội cũng
là nơi tập trung hệ thống cơ sở văn hoá, thông tin của cả nước như trung tâm phát

1


thanh, truyền hình, nhà hát lớn, các bảo tàng lớn; các nhà biểu diễn nghệ thuật dân
gian như nhà hát chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong


nước.
Du lịch bằng xe đạp là loại hình du lịch khá mới mẻ ở Viêt Nam nói chung và Hà
Nội nói riêng. Với mô hình du lịch này , khách hàng sẽ đc trải nghiệm một không
gian thiên nhiên tươi đẹp trong mối liên kết khăng khít với cuộc sống giản dị của
người dân địa phương, nơi mà gần như những khách hàng chọn các tour du lịch
khác không thể cảm nhận được. du lịch bằng xe đạp hứa hẹn mang lại cho khách
hàng những kinh nghiệm tuyệt vời nhất và sống động nhất trên mọi mặt của đất
nước Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng.
Dựa trên sự đa dạng của tài nguyên du lịch ở Hà Nội, những lợi thế về địa lý, văn
hóa, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng mang lại những ưu thế lớn để phát triển
loại hình du lịch bằng xe đạp rất hấp dẫn này. Đó cũng chính là li do khiến em
chọn đề tài: “Phát triển triển tour du lịch bằng xe đạp ở Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích của đề tài là xác định những tiềm năng, lợi thế của Hà Nội trong việc
phát triển các chương trình du lịch bằng xe đạp. Từ đó, xây dựng một số tour du
lịch cụ thể là khám phá vẻ đẹp của Hà Nội bằng hình thức trải nghiệm thực tế bằng
xe đạp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: tiềm năng, đinh hướng phát triển tour du lịch bằng xe đạp ở Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu: Từ 20/09/2013 đến 18/11/2013
Không gian nghiên cứu: Tại Việt Nam và thủ đô Hà Nội.
2


4. Phương pháp nghiên cứu:
Từ những khảo sát thực tế về tài nguyên du lịch của Hà Nội, cũng như những tour
du lich có ở Hà Nội hiện nay, sẽ là một trong những phương pháp nghiên cứu của
đề tài này. Ngoài ra, những phiếu điều tra xã hội học được phân phối tại các địa
điểm thực tế cũng như được đưa lên mạng Internet qua những trang mạng xã hội

có tiếng về du lịch như: www.tripavisor.com, các trang mạng trên Facebook như
Hanoi Massive, hay Couchsurfing. Dựa trên những tư liệu thực tế và những thông
tin thu được từ Internet, tư liệu sẽ được tổng hợp và phân tích để đưa ra những kết
quả phù hợp và có ích nhất đối với đề án này.
5. Bố cục đề tài:
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần 1: Tổng quan du lịch Hà Nội.
Phần 2: Phát triển tour du lịch bằng xe đạp ở Hà Nội.
Phần 3: Một số đề xuất để phát triển tour du lịch bằng xe đạp ở Hà
Nội.

3


B. PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HÀ NỘI
1.1.

Giới thiệu chung về Hà Nội:

Năm 1010, Hà Nội được vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô và đặt tên là Thăng
Long với lòng mong muốn kinh thành ngày càng phồn thịnh như Rồng bay lên.
Gần mười thế kỷ qua, đã minh chứng quyết định ấy là sáng suốt. Thăng Long
xưa và Hà Nội nay luôn luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn của
nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, có vị trí xứng đáng trong khu vực và trên
thế giới.
Năm 1831 vua Minh Mạng triều Nguyễn đặt lại tên cho Thăng Long là Hà Nội có
nghĩa là: thành phố nằm trong vòng bao quanh của một con sông giữa đồng bằng
Bắc Bộ trù phú. Nơi đây còn ghi biết bao dấu tích văn hiến của mảnh đất từng là
kinh đô trong suốt ba thời kỳ phong kiến thịnh trị Lý, Trần, Lê và ngày nay là thủ

đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Sau gần 1000 năm, Hà Nội ngày nay và Thăng Long xưa khác nhau nhiều về địa
lý, tự nhiên. Nhưng những điểm ưu việt của điều kiện địa lý và tự nhiên của Thăng
Long vẫn tạo ra những thế mạnh cho Hà Nội mà hiếm đâu sánh được.
Thứ nhất, thế đất bằng phẳng, cao ráo, nằm trên đồng bằng mầu mỡ, khí hậu lại ấm
áp. Hà Nội là vùng sinh thái tuyệt vời cho con người định cư, phát triển.
Thứ hai, vị thế trung tâm của Hà Nội, lại nằm bên con sông lớn khiến cho giao
thông với các địa phương khác dễ dàng, thuận tiện. Từ xưa, Hà Nội đã nổi tiếng là
một trung tâm thương mại lớn: "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến".
Thêm nữa, với cảnh sắc tươi đẹp và con người thanh lịch, Hà Nội là đề tài cho thơ
ca, nhạc, hoạ, tạo nên sức thu hút du khách bốn phương.
4


Và còn rất nhiều thế mạnh nữa do tự nhiên đem lại mà Hà Nội đã và sẽ khai thác
để xứng đáng là "Nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời" như Lý Công
Uẩn đã tiên đoán.
1.2.

Tài nguyên du lịch Hà Nội.

Hà Nội luôn được du khách quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn. Ðiều này càng
có ý nghĩa khi diện tích của Hà Nội được mở rộng gấp 3,6 lần diện tích cũ, với dân
số hơn 6.5 triệu người, mở ra nhiều tiềm năng cho ngành du lịch. Với gần 5.000 di
tích, trong đó 803 di tích đã được xếp hạng, đứng đầu cả nước về số lượng di tích
lịch sử, hội đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, di tích lịch sử, tâm
linh... Ngoài ưu thế về các di tích, danh thắng lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn
hiến, Hà Nội đang nổi lên là địa điểm lý tưởng cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và
giải trí.
Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có thêm nhiều khu điểm du

lịch đặc sắc phục vụ khách. Hà Nội hiện có một số khu du lịch sinh thái chất lượng
phục vụ tương đối tốt là Tản Đà, Ao Vua, Khoang Xanh-Suối Tiên, Asian. Ngoài
ra còn có thêm một số khu du lịch vui chơi giải trí như Thiên đường Bảo Sơn
(Hoài Đức), Việt Phủ Thành Chương, Công viên nước Hồ Tây… có quy mô khá
lớn đã đi vào hoạt động.
Hà Nội cũng là nơi tập trung hệ thống cơ sở văn hoá, thông tin của cả nước như
trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà hát lớn, các bảo tàng lớn; các nhà biểu diễn
nghệ thuật dân gian như nhà hát chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách
quốc tế và trong nước.
Từ mấy năm nay, Hà Nội luôn được một số tạp chí Du lịch uy tín hàng đầu Thế
giới như Travel and Leisure (Mỹ), Smart Travel Asia (HKG) tổ chức bình chọn và
đạt danh hiệu Top 10 điểm đến Du lịch hấp dẫn nhất Châu Á.

5


1.2.1. Về Giao Thông:
Di chuyển tới Hà Nội:
So với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội có ít chuyến quốc tế đáp xuống sân bay
Nôi Bài hốn với sân bày Tây Sơn Nhất. Nhưng cũng có những chuyến từ Đài
Loan, Singapore, Nhật đưa hành khách tới Việt Nam và trung chuyển qua các nước
khác trong khu vực…
- Viet Nam airline là một trong những hãng hàng không nổi tiếng nhất tại Việt
Nam.
- Ngoài ra còn có JetStar Airway, là hãng hàng không nội địa giá rẻ đang thu hút
nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.
- Xe bus và minibus: Hà Nội có nhiều bến xe đường dài. Các phòng vé, hệ thống
giá cả và lịch chạy xe đều được công bố khá rõ ràng. Du khách có thể dễ dàng lựa
chọn điểm đến, và chắc chắn rằng, dịch vụ của các công ty này sẽ làm hài lòng đến
cả những du khách khó tính nhất.

• Bến xe
- Bến xe Gia Lâm - đường Ngọc Lâm, ĐT: Bến xe nằm ở hướng Đông Bắc Hà
Nội. Đây là bến xe đầu mối cho các tỉnh phía đông bắc của Việt Nam. Từ đây,
hành khách có thể mua vé đến Hải Phòng, Quảng Ninh….
- Bến xe Lương Yên - Trần Quang Khải và Nguyễn Khoái. Bến xe cách phố Cổ chỉ
3km về phía Đông Bắc, thường khách du lịch nước ngoài hay mua vé đi về các tính
phía bắc như Lào Cai, Bắc Hà, Hà Khẩu…
- Bến xe Giáp Bát - đường Giải Phóng, ĐT: (04) 38641467: Bến xe nằm ở phía
Nam Hà Nội, là nơi chung chuyển lớn nhất Hà Nội, vận chuyển khách nối liền phía
bắc và phía nam Việt Nam.

6


- Bến xe Mỹ Đình - đường Phạm Hùng. Bến xe nằm phía Đông Hà Nội, với các
tuyến phủ rộng trên cả nước. Nhưng khách du lich thường ít chọn bền xe này vì nó
khá xa so với nội thành Hà Nội.
- Bến xe Kim Mã (Nguyễn Thái Học): Bến xe cách phố Cổ khoảng 2km, thuận tiện
cho hành khách trong việc đi lại và mua vé. Tuy nhiên, vì nằm trong nội thành Hà
Nội và điều kiện cơ sở hạ tầng không cho phép nên bến xe cũng ít xe và ít tuyến
hơn các bến xe khác.
• Tàu hỏa:
- Ga Hà Nội (còn gọi là ga Hàng Cỏ) - 120 Lê Duẩn.Đây là ga lớn nhất, ga trung
tâm của Hà Nội, trung chuyện hành khách dọc đất nước.
- Ga Gia Lâm: Ga Gia Lâm nằm ở phía đông Sông Hồng, bên kia cầu Chương
Dương so với thành phố, nếu đi đến các tỉnh phía Bắc thì tàu hỏa luôn luôn đi qua
ga Gia Lâm.
Đi lại trong Hà Nội:
Đi bằng xe đạp: Hà Nội rất đông phương tiện nên để đi dạo bằng xe đạp khá khó
khăn, với những du khách nước ngoài muốn thử tham gia giao thông thu đô thì xe

đạp là một lựa chọn rất hoàn hảo. Ở Hà Nội, du khách dễ dàng tìm đến những nơi
cho thuê xe đạp và các dụng cụ đi kèm theo ở các cửa hàng trên phố cổ hay ngay
cả các khách sạn cũng có dịch vụ này.
Đi bằng xe bus: Hà Nội có hệ thống xe bus rất lớn, với giá vé khá rẻ khoảng 5000
vnđ. Lịch trình và các tuyến đi sẽ là điều quan trọng để hành khách chú ý trong quá
trình đi xe nếu họ không muốn bị lạc đường.
Đi bằng xích lô: Hầu hết ở Hà Nội, xe xích lô thường có những hàng du lịch làm
chủ, rất khó và hiếm để có thể tìm những chiếc xích lô tự do. Du khách sẽ thường

7


chỉ thấy xích lô quanh khu phố Cổ. Muốn đi xích lô, khách du lịch có thể đặt qua
công ty du lịch. Các bác tài xích lô rất thông thạo đường phố Cổ, có thể nói được
tiếng anh nên sẽ rất thú vị khi khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài
được chở đi dạo một vòng bằng xích lô, tận hưởng cái man mát se lạnh của Hà Nội
chớm thu và tự mắt trại nghiệm và chiêm ngưỡng cuộc sống bình dị của con người
Hà Nội.
Đi bằng xe ôm: Xe ôm ở Hà Nội không khó tìm. Những bác tài xe ôm rất thân
thiện và thông thạo đường phố.
Đi bằng Taxi: Taxi có giá khoảng 8.000 - 11.000/km tùy hãng xe. Một số hãng có
uy tín như: Hanoi Taxi, MailinhTaxi, Vạn Xuân Taxi
1.2.2. Về khách Du lịch:
Khách du lịch quốc tế đến Thủ đô với nhiều mục đích, trong đó với mục đích du
lịch chiếm khoảng 70%, khách công vụ, thương mại, hội nghị hội thảo, thực hiện
các nhiệm vụ của Chính phủ chiếm tương ứng 15,9; 4,0 và 2,9%; thăm thân 5,1%.
Khách du lịch lựa chọn Hà Nội là điểm đến trong chuyến đi của mình chủ yếu là
do các giá trị văn hoá, lịch sử, yếu tố tài nguyên tự nhiên. Lời khuyên của bạn bè,
người thân trong việc lựa chọn Hà Nội là điểm đến cũng rất quan trọng, ngoài ra
còn các yếu tố Hà Nội là điểm đến an toàn, sự hiếu khách của người dân, giá cả

hợp lý và cơ hội mua sắm .
Khách quốc tế đến Hà Nội ngày càng tăng, lượng khách hàng năm tăng trung bình
từ 18-20%. Năm 2008, Hà Nội đón 1,3 triệu lượt; năm 2009 do khủng hoảng kinh
tế toàn cầu và các dịch bệnh lượng khách là 1,02 triệu lượt; năm 2010 với sự kiện
Đại lễ kỷ niệm 1000 ngìn năm Thăng Long – Hà Nội và Năm Du lịch Quốc gia,
lương khách đên Hà Nội tăng mạnh, tổng số trên 1,7 triệu lượt; Năm 2011 đón

8


1,84 triệu lượt khách quốc tế. Ước tính năm 2012, Hà Nội đón trên 2 triệu lượt
khách du lịch quốc tế.
Thị trường khách du lịch nội địa đến Hà Nội cũng chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu cả
nước, với lượng khách trung bình hàng năm chiếm trên 20 % tổng lượng khách du
lịch nội địa của Việt Nam. Năm 2002, Hà Nội đón 2,8 triệu lượt, đến năm 2009 đã
đón được 9,2 triệu lượt, năm 2010 đã đón được 10,6 triệu lượt, năm 2011 đạt 11,6
triệu lượt và 2012 ước đạt trên 12 triệu lượt khách.
Khách du lịch nội địa đến Hà Nội với nhiếu mục đích khác nhau và từ khắp các
Tỉnh thành của cả nước, trong đó khách đến Hà Nội với mục đích du lịch thuần
thuý, đi công tác, thăm thân và chữa bệnh. Khách đến Hà Nội,lưu trú tại Khách
sạn là 38,6%, Nhà khách 24,4%, Nhà nghỉ 21,8% và ở nhà bạn bè, người thân
khoảng 15,2% (do tỷ lệ khách thăm thân và đi chữa bệnh tại Hà Nội khá lớn). Mua
sắm là một thú vui của du khách, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Chi tiêu cho
mua sắm chiếm tỷ trọng cao nhất, đến 27,7% trong tổng số chi tiêu, tiếp theo là ăn
uống 22,5% ,lưu trú 22,1%, vận chuyển và vui chơi giải trí lần lượt là 10,2 và
9,4%.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
1.2.3. Về cơ sở lưu trú:
Hệ thống các cơ sở lưu trú trên địa bàn Thành phố Hà Nội tính đến tháng 6/2011
Khách sạn


Đơn vị

Số cơ sở

Số phòng

5 sao

Khách sạn

12

3984

4 sao

nt

10

1655

3 sao

nt

29

1935


2 sao

nt

117

3696

9


1 sao

nt

73

1079

Căn hộ cao cấp

Cơ sở

03

700

244


13049

Tổng

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội

1.2.4. Về doanh nghiệp kinh doanh Lữ hành, vận chuyển :
Trên địa bàn Hà Nội có gần 500 doanh nghiệp Lữ hành Quốc tế và gần 500 doanh
nghiệp lữ hành nội địa, có khoảng 50 doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh vận
chuyển khách du lịch.
1.2.5. Về Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí văn hoá :
Hà Nội tập trung các cơ sở văn hoá lớn của cả nước như nhà hát lớn, Trung tâm
chiếu phim quốc gia, các bảo tàng lớn, các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như
nhà hát chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước.
Hệ thống công viên cây xanh như công viên Lê Nin, công viên Thủ Lệ, công viên
Đống Đa, Công viên Tuổi Trẻ, công viên nước Hồ Tây, công viên Thiên Đường
Bảo Sơn, Việt Phủ Thành Chương …. đang ngày càng trở thành các điểm tham
quan được du khách quan tâm.
Về cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực:
Hoạt động du lịch ẩm thực của Hà Nội đã được phát triển khá mạnh, tính xã hội
hoá khá cao, đã đem lại cho Thủ đô vị thế cao trong hệ thống du lịch ẩm thực thế
giới và khu vực. Các cơ sở ăn uống ở Hà Nội thời gian qua phát triển nhanh chóng
phong phú và đa dạng từ các nhà hàng dân tộc như nhà hàng Thái Lan, nhà hàng
Nhật Bản, nhà hàng Hàn Quốc đến các quán Bar, caffe, các quán ăn nhanh của các
tập đoàn lớn trên thế giới như KFC, Lotteria... đã có mặt ở Hà Nội, đáp ứng nhu
cầu ẩm thực rất lớn của đông đảo du khách và người dân Hà Nội.

10



Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực như như các nhà hàng ăn Âu, Á, cà phê, bar phát
triển ngày càng tiện nghi. Trong thời gian qua thành phố đã thực hiện đầu tư xây
dựng thí điểm phố ẩm thực Tống Duy Tân nhằm giới thiệu nghệ thuật ẩm thực
Việt Nam và Hà Nội.
Tuy nhiên hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực của Hà Nội phát triển còn
thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần thiết như như bãi đỗ
xe, không giản cảnh quan; điều kiện vệ sinh môi trường, tính chuyên nghiệp trong
dịch vụ tại một số cơ sở dịch vụ chưa được kiểm soát, bảo đảm phục vụ nhu cầu
của du khách.
1.2.6. Về các cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan:
Mua sắm là thú vui của du khách là một yếu tố cấu thành trong sản phẩm du lịch,
đặc biệt là các đô thị du lịch như Hà Nội. Với lượng khách du lịch trong nước và
quốc tế đến Hà Nội ngày một tăng, cộng với sức tiêu thụ nội địa lớn, đã thúc đẩy
hoạt động thương mại phát triển và thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Hiện Hà Nội có 10 trung tâm thương mại lớn với 84 siêu thị, hàng trăm các cửa
hàng với đủ các chủng loại hàng hóa phong phú phục vụ nhu cầu đa dạng của các
tầng lớp nhân dân và du khách đến Hà Nội. Chi tiêu cho mua sắm của khách chiếm
tỷ trọng khá lớn từ 15% đến 26% (nhất là khách Pháp, khách ASEAN, Châu Á và
khách nội địa). Phát triển du lịch làng nghề và mua sắm là một trong định hướng
phát triển du lịch Hà Nội. Hà Nội có nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền
thông như đồ gốm sứ, thêu, thổ cẩm, sơn mài, khảm trai, tranh sơn dầu được khách
du lịch ưa chuộng, mua sắm làm quà tặng, đồ lưu niệm. Việc tổ chức nghiên cứu
mẫu mã sản phẩm, mạng lưới bán hàng gắn với việc bảo tồn nâng cấp phát triển
các làng nghề truyền thống thành những điểm du lịch thu hút khách thăm quan
mua sắm đang được Ngành Du lịch Hà Nội quan tâm khuyến khích đầu tư phát
triển.
11


Tuy nhiên hệ thống cơ sở dịch vụ mua sắm phát triển còn manh mún, nhiều tuyến

phố mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm hình thành tự phát, dịch vụ, hàng hoá thiếu
hấp dẫn, ảnh hưởng đến trật tự quản lý đô thị, làm giảm tính hiệu quả của dịch vụ
mua sắm.
1.3.

Các sản phẩm du lịch ở Hà Nội:

Du lịch Hà Nội đang dần trở nên thu hút khách du lịch trong và ngoài nước trong
những năm gần đây. “Khách quốc tế đến Hà Nội ngày càng tăng, lượng khách
hàng năm tăng trung bình từ 18-20%. Thị trường khách du lịch nội địa đến Hà
Nội cũng chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu cả nước, với lượng khách trung bình hàng
năm chiếm trên 20 % tổng lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam. Năm 2002,
Hà Nội đón 2,8 triệu lượt, đến năm 2009 đã đón được 9,2 triệu lượt, năm 2010 đã
đón được 10,6 triệu lượt, năm 2011 đạt 11,6 triệu lượt và 2012 ước đạt trên 12
triệu lượt khách”. 1
Để đáp ưng nhu cầu du lịch của khách nội địa cũng như khách du lịch quốc tế, du
lịch Hà Nội đang dần chú trong vào phát triển các sản phẩm du lịch mới mẻ, độc
đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Hà Nội, hiện nay trên địa bàn có 5 loại hình du lịch: du lịch văn hóa, du lịch
MICE, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề-phố nghề và du lịch thể thao.

1.3.1.Du lịch văn hóa, lịch sử:
Văn hóa là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch. Với gần 5.000 di tích, trong đó
803 di tích đã được xếp hạng, đứng đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử, Hà Nội
1

12


hội đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, di tích lịch sử, tâm linh... Vì vậy,

văn hóa là điều kiện, tiền đề để du lịch phát triển.
Mặt khác, du lịch trở thành một phương tiện để truyển tải các giá trị văn hóa, lịch
sử của một điểm đến, một vùng, một địa phương hay một dân tộc đến với khách du
lịch trong nước và nước ngoài để họ có cơ hội cảm nhận, nhìn nhận, trải nghiệm,
học hỏi những giá trị văn hóa, lịch sử.
Du lịch còn là một phương tiện để đánh thức, trỗi dạy các giá trị văn hóa dân tộc
đang bị mai một dần theo thời gian. Nhờ có du lịch, những di tích lịch sử được đầu
tư tu sửa, các sản phẩm văn hóa phi vật thể như Nhã nhạc Cung đình Huế, hát ca
trù- ả đào có cơ hội được bảo tồn, và có cơ hội được mở rộng, đưa ra với công
chúng cũng như khách du lịch. Ngoài ra chính du lịch cũng mang lại nguồn lợi
nhuận, thu nhập cho phép các chính quyền địa phương hay chính từ các khu di tích
lịch sử văn hóa có thể tiếp tục tu sửa, tôn tạo, bảo vệ các giá trị văn hóa và làm
phong phú thêm các giá trị văn hóa đương đại.
Hiện nay trên địa bàn Hà Nôi, City tour (tour du lịch nội đô) đang dần trở thành
tour chuyện biệt, mang giá trị riêng cho du lịch thủ đô. City tour có ý nghĩa đặc
biệt, khai thác và kết nối các điểm du lịch mang nhưng nét đặc trưng suốt chiều dài
hàng nghìn năm qua các giá trị văn hóa, nhân văn, kiến trúc, xã hội học của thủ đô
Hà Nội.
Khi đánh giá về các giá trị văn hóa, lịch sử của Thăng Long-Hà Nội, giáo sư sử
học Lê Văn Lan khẳng định: “Ở góc độ du lịch học và thực hành du lịch, Thăng
Long-Hà Nội là một vùng mỏ rất quý giá, lại vừa giàu sang, lớn lao và sâu sắc.
Vùng mỏ đó có nhiều điểm đến nhưng cần lựa chọn những điểm thích hợp cho một
tour du lịch nội đô".

13


Thực tế từ trước tới nay, tất cả các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội đều khai
thác và phát triển chương trình city tour, hầu như những khách du lịch trong và
ngoài nước thì không thể bỏ qua tour du lịch này khi đặt chân đến Hà Nội. Tuy

nhiên, việc khai thác, phát triển các tour du lịch nội đô của các công ty đều tự phát,
mỗi công ty đưa ra các trương trình du lịch khác nhau, do vậy sẽ không chuyển tải
hết chiều sâu, bề rộng của một Thăng Long-Hà Nội vốn rất giàu có về tài nguyên
văn hóa, lịch sử và nhân văn. Mặt khác, các tour du lịch nội đô chỉ tập trung phát
triển cũng như khai thác những giá trị văn hóa thủ đô từ thời xưa mà quên mất một
Hà Nôi hiện đại vẫn đang còn đó, tiềm ẩn nhiều giá trị đặc sặc, nổi trổi mà khách
du lịch cung như những cu dân địa phương không chú trọng tới. Tiềm năng du lich
Hà Nội hiện đại vẫn còn đang bị bỏ ngỏ, nếu không được sự quan tâm đúng mức
của chính quyền địa phương, các sở, ban ngành liên quan thì cũng sẽ bị phát triển
lệch lạc, không truyển tải được hết nội dung cho khách du lịch như các chương
trình du lịch nội đô như hiện tại.
1.3.2. Du lịch MICE:
Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là 1 trong 2 thành phố thu hút khách du
lịch MICE nhất hiện nay. Cùng với đó là bề dày truyền thống lịch sử hơn 1000
năm văn hiến, Hà Nội trăng mắt bạn bè quốc tế là một thành phố du lịch đầy lí thú.
Mặt khác, với vị thế là thủ đô của cả nước, Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các đại
sứ quan, các tổ chức, cơ quan chính phủ và phi chính phủ, rất nhiều hôi nghị, hôi
thảo sẽ được tổ chức ở đây.
Theo ước tính của Sở du lịch, doanh thu từ du lịch MICE chiếm khoảng 30% tổng
doanh thu của toàn ngành du lịch Hà Nội. Lợi nhuận thu được từ MICE cao gấp
khoảng 6 lần so với du lịch thông thường. Hà Nội đang có lợi thế rất lớn về điểm
đến mới, thân thiện, đồng thời chất lượng dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng được cải

14


thiện đáng kể khiến các công ty tổ chức MICE từ nước ngoài tìm đến với thu đô
ngày một nhiều hơn.
Bảng 1: Tỷ lệ đóng góp vào GDP quốc gia của du lịch MICE
(Nguồn: )

Năm
2006
2007
2008
2009
Chi tiêu của khách MICE
Số lượng khách MICE
(nghìn người)
Doanh thu MICE (nghìn
USD)

661

702

729

947

720

940

1076

1.140.000

475.920

659.880


784.404

1.019.725

38,65

18,87

37,64

Tốc độ tăng trưởng hàng
năm (%)
GDP (nghìn USD)

60.380.000

71.400.000

90.705.000

95.530.506

Tỷ lệ đóng góp vào GDP

0,79

0,92

0,86


1,13

Tuy nhiên, du lịch MICE ở Hà Nội vẫn còn tồn tại một số khó khăn trong vấn đề
phát triển. Yếu điểm thứ nhất là cơ sở hạ tầng trang thiết bị của các trung tâm hội
nghị, triển lãm. Hà Nội có rất ít các khách sạn “có tiếng” từ 4 đến 5 sao có thể cung
ứng đủ với nhu cầu của các nhà tổ chức MICE trong những dịp quan trọng, như hội
nghị APEC (2010). Đại diện công ty Redtour- công ty lữ hành rất chú trọng việc
phát triển loại hình du lịch MICE thì họ đã phải từ chối rất nhiều các tour vì không
theer đáp ứng được những phòng hội thảo, hội nghị, do các trung tâm này thường
quá tải nhất là vào dịp cuối năm, thời điểm mà du lịch MICE nở rộ nhât trong năm.
Mặt khác, giá cả thị trường của Hà Nội so với mặt bằng đều cao hơn những nơi
khác. Điều này làm đội giá của các tour du lịch MICE, gây khó khăn trong vấn đè
lựa chọn đối với những nhà tổ chức MICE quốc tế.

15


1.3.3. Du lịch làng nghề- phố nghề:
Nhắc đến Hà Nội, sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu không nói về nhưng làng nghề
truyền thống đã tồn tại từ rất lâu, song hành cũng lịch sử thủ đô. Thành phố có
1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm gần 59% tổng số làng, trong đó 244 làng có
nghề truyền thống. Nếu không có dịp đến thăm những làng nghề truyền thống,
khách du lịch vẫn có thể có những trải nghiệm tuyệt vời tại cái phường nghề ở Hà
Nội qua “36 phố phường”. Trên những con phố mà chính cái tên của nó đã đặc tả
một ngành nghề riêng biệt, du khách sẽ được khám phá, trải nghiệm thực tế những
sản phẩm đặc trưng của các phố nghề này, chiêm ngưỡng những nghệ nhân đang
ngày đêm hang say công hiến tài năng, kinh nghiệm của mình để cho ra những sản
phẩm độc đáo nhất. Đi ra xa hơn nữa là tới ngoại thành Hà Nội, đến với mỗi làng
nghề Hà Nội, du khách sẽ tìm thấy những giá trị văn hóa truyền thống ẩn chứa

trong cảnh quan quen thuộc của vùng đồng bằng Bắc Bộ: Cổng làng, đền thờ tổ
nghề, nhà cổ hàng trăm năm tuổi, mái đình cổ kính, giếng nước hay trong từng sản
phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo phát triển qua bao thế hệ. Nơi ấy còn có những
nghệ nhân giỏi, được coi là "bảo tàng sống" của mỗi làng, nghe họ kể về quá trình
hình thành, phát triển nghề, kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại và
được tận mắt chứng kiến những đôi bàn tay "vàng" điêu luyện tạo ra những sản
phẩm mang đặc trưng của mỗi làng nghề.
Điều thú vị nhất đối với du khách trong các tour du lịch tại các làng nghề Hà Nội là
được trải nghiệm cuộc sống nơi đây. Chẳng hạn đến với làng gốm sứ Bát Tràng, du
khách sẽ cảm nhận được sự hòa quyện tuyệt vời giữa nước, lửa và tâm hồn người
Việt. Với trên 2.000 lò gốm, Bát Tràng là niềm tự hào về một làng nghề gốm sứ
truyền thống. Du khách cũng có thể tự tay nhào đất, nặn, tạo cho mình một sản
phẩm nào đó tại khu xưởng của một gia đình làm nghề trong làng. Được chiêm

16


ngưỡng bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công tỷ mẩn vuốt từng chi tiết
trên bàn xoay gốm.
1.3.4. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần:
Đây là loại hình du lịch phát triển khá mạnh sau khi Hà Nội mở rộng. Những lợi
thế phát triển du lịch của hệ thống núi Ba Vì và nhiều hồ nước nhân tạo có diện
tích mặt nước lớn như hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ Quan Sơn… trong những năm
qua nhiều khu, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần được hình thành và
phát triển như: Khu du lịch Thác Đa; Đầm Long - Bằng Tạ; suối khoáng Tản Đà;
Asean; Ao Vua; Khoang Xanh - Suối Tiên; Thiên Sơn - Suối Ngà... góp phần đáp
ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao cho khách
du lịch.
1.3.5. Du lịch Nông nghiệp và trang trại (Ba Vì): Khai thác tiềm năng du lịch
đặc thù của khu vực Ba Vì để xây dựng một số sản phẩm du lịch cộng đồng độc

đáo hấp dẫn khách du lịch, góp phần làm thay đổi diện mạo của vùng, cải thiện
kinh tế địa phương và mang lại sự thịnh vượng cho người dân. Đưa Ba Vì trở
thành một trong những nơi phát tr iển du lịch cộng đồng hàng đầu của Việt Nam,
với các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nông nghiệp, du lịch
địa chất
1.3.6. Du lịch Võ thuật: Việc nghiên cứu, khảo sát và xây dựng sản phẩm
Chương trình du lịch võ thuật là một trong những hoạt động của Thành phố nhằm
khai thác các giá trị truyền thống đặc sắc phục vụ cho hoạt động du lịch nhằm đa
dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của Thủ đô. Hoạt động này
cũng mang đậm ý nghĩa lịch sử nhằm khơi gợi lại nét văn hoá truyền thống của
người Hà Nội xưa và nay. Chương trình du lịch này sẽ có sức thu hút lớn không
chỉ khách du lịch trong nước tìm lại những nét văn hoá xưa qua võ đường của các

17


môn phái cổ truyền mà còn có khả năng thu hút sự tò mò khám phá nét đẹp văn
hoá Hà Nội của du khách quốc tế đến với Việt Nam. Du khách sẽ được thưởng
thức những thế võ cổ truyền, những bài quyền mang tính đặc trưng của từng môn
phái, những công phu, nội công, khí công và những công năng đặc dị của những võ
sư các môn phái biểu diễn…
1.3.7. Du lịch chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ: Hiện nay, Du lịch chữa bệnh là
loại hình du lịch mới, đang có xu hướng phát triển trên thế giới. Trong bối cảnh
toàn cầu hoá, khu vực hoá, bên cạnh nhu cầu du lịch vui chơi, giải trí, con người
còn mong muốn đi du lịch để chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh tại những nước có nền
y tế phát triển trên thế giới, đặc biệt với những người có thu nhập cao. Hiện nay,
Hà Nội đang quan tâm đến loại hình du lịch này với các tiềm năng sẵn có như: nền
y học dân tộc, cổ truyền, các trung tâm chăm sóc sắc đẹp (spa), phục hồi sức khoẻ,
châm cứu, phục vụ du khách. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, một số khu du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng thu hút đông đảo du khách như: Tản Đà, nước khoáng nóng

Thuần Mỹ, Asean…

PHẦN 2. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN TOUR DU LỊCH BẰNG XE ĐẠP

18


2.1.

Hiện trạng các tour du lịch ở Hà Nội:

2.2.

Vấn đề phát triển tour du lịch bằng xe đạp ở Hà Nội:

PHẦN 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN TOUR DU LỊCH
BẰNG XE ĐẠP Ở HÀ NỘI:

19


3.1.

Ý nghĩa (giá trị) của phát triển tour du lịch bằng xe đạp đối với

du lịch Hà Nội:
3.2.

Nghiên cứu về thị trường:


3.3.

Một số tour đề xuất:

20



×