Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý trong xây dựng và khai thác hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đan Phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NGUYỄN QUỐC KHÁNH

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TRONG XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG
GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐAN PHƯỢNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ & ĐƯỜNG THÀNH PHỐ
Mã số : 60.58.02.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. PHẠM HUY KHANG

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn " Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý trong xây dựng và
khai thác hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Đan Phượng Thành Phố Hà Nội " được bản thân tác giả vận dụng các kiến thức đã được các
thầy giáo, cô giáo giảng dạy trong nhà trường, kiến thức thực tế trong quá trình
công tác. Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã cập nhật, lựa chọn các
thông tin tin cậy, số liệu được tổng hợp xử lý chính xác. Đặc biệt với sự hướng
dẫn của thầy giáo GS.TS Phạm Huy Khang và sự giúp đỡ của bạn bè, đồng
nghiệp để tiến hành nghiên cứu và trình bày.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu luận văn này là hoàn toàn
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin chịu trách
nhiệm về kết quả nghiên cứu luận văn của tôi.



Hà Nội, tháng 06 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Quốc Khánh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn Thạc sỹ “Nghiên cứu hoàn
thiện công tác quản lý trong xây dựng và khai thác hệ thống giao thông nông
thôn trên địa bàn huyện Đan Phượng - Thành Phố Hà Nội”, tôi luôn nhận
được sự động viên, giúp dỡ nhiệt tình của nhà trường, các cơ quan và bạn bè
đồng nghiệp.
Nhân dịp này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo
Trường Đại học Giao thông Vận tải, bộ môn Đường bộ, UBND huyện Đan
Phượng. Tôi xin chân thành cảm ơn những người dân địa phương tại khu vực
nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu và
thực hiện đề tài.
Đặc biệt, cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS, TS. Phạm Huy
Khang, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè, các bạn đồng
nghiệp và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Quốc Khánh


MỤC LỤC
2.3. Định hướng phát triển và quản lý hệ thống giao thông nông thôn...............40
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ QUẢN LÍ HỆ THỐNG
ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN CỦA HUYỆN ĐAN PHƯỢNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI...........................................74
4.1. Định hướng...................................................................................................74
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng thống kê các tuyến đường ở các xã trong huyện Đan Phượng. .17
Bảng 1.2. Tỷ lệ kết cấu mặt đường GTNT ở huyện Đan Phượng.......................27
Bảng 2.1. Tỷ lệ kết cấu mặt đường.....................................................................33
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn thiết kế đường bộ.............................................................47

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Biểu đồ tỉ lệ rải mặt đường GTNT (Đường huyện và đường xã)........27


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTNT
GTVT
ĐH
ĐX
ĐTX
ODA
NSNN
TCVN

TCN
KPĐT
ĐGND
BTN
BTXM
CP
LN
QLDA
QL
Bn
Bm
CPK
GTXL
GPMB
UBND

Giao thông nông thôn
Giao thông vận tải
Đường huyện
Đường xã
Đường thôn xóm
Vốn vay không hoàn lại
Ngân sách nhà nước
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn ngành
Kinh phí đầu tư
Đóng góp nhân dân
Bê tông nhựa
Bê tông xi măng
Cấp phối

Láng nhựa
Quản lý dự án
Quốc lộ
Bề mặt nền đường
Bề mặt đường
Chi phí khác
Giá trị xây lắp
Giải phóng mặt bằng
Uỷ ban nhân dân


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua nước ta đang trong giai đoạn phát triển cơ sở
hạ tầng và nhất là cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới đường, các hệ thống
đường cao tốc, mạng lưới đường giao thông đô thị, giao thông nông thôn.
Trong đó hệ thống giao thông nông thôn cũng là một hệ thống quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 76% dân số sống ở nông
thôn, 73% lực lượng lao động xã hội đang làm việc và sinh sống nhờ vào các
hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Trong nhiều năm qua, Đảng và
Chính phủ luôn quan tâm xây dựng phát triển nông thôn, cải thiện, nâng cao
mức sống của người nông dân, nhất là những vùng sâu vùng xa, miền núi hải
đảo. Phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới là một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện được điều này, nông thôn cần phải phát triển toàn diện theo
hướng xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế
thị trường, trong đó hệ thống giao thông nông thôn một bộ phận không thể
thiếu, vừa là điều kiện mang tính tiền đề, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Có

vậy mới lưu thông được hàng hóa, cải thiện cơ cấu sản xuất, thu hút đầu tư, kỹ
thuật, công nghệ để phát triển sản xuất, khai thác tốt tiềm năng và nguồn lực
địa phương...
Giao thông nông thôn là một trong những lĩnh vực được tập trung quan
tâm phát triển mạnh trong nhiều năm qua. Với phương châm "Nhà nước và
nhân dân cùng làm, dân làm là chính, có sự hướng dẫn, hỗ trợ của Nhà nước",
Chính phủ đã dành nguồn vốn đáng kể đầu tư phát triển hệ thống đường giao
thông nông thôn (GTNT). Giao thông nông thôn là một phần quan trọng trong
kết cấu hạ tầng kỹ thuật của cả nước, nâng đỡ cho sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm. Giao thông nông thôn không phát triển sẽ dẫn đến nhiều khó khăn
trong việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm và do đó không khuyến khích được


2
sản xuất phát triển. Giao thông nông thôn được mở mang sẽ thúc đẩy giao lưu
giữa các vùng sản xuất nông nghiệp với các thị trấn, các cộng đồng dân cư, các
trung tâm kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư xây dựng ở khu vực dân
cư, tạo điều kiện phát triển văn hóa xã hội và củng cố an ninh quốc phòng.
Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, muốn phát triển kinh tế - xã
hội ở khu vực nông thôn trước hết phải phát triển mạng lưới giao thông nông
thôn.
Trong những năm vừa qua Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các địa
phương đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông
nông thôn trên toàn quốc. Tuy nhiên, yêu cầu phát triển giao thông nông thôn ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai còn rất nặng nề và cấp thiết. Cho
đến nay, hệ thống giao thông nông thôn ở nước ta tuy chưa hoàn chỉnh nhưng
đã cùng với hệ thống giao thông quốc gia tạo nên hệ thống giao thông thống
nhất, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.
Do tính chất quan trọng của hệ thống đường giao thông nông thôn đối với
phát triển kinh tế và xã hội để đánh giá những thành tựu và hạn chế của công

tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn thời gian vừa qua và đưa ra
một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển hệ thống
đường giao thông nông thôn.
Việc phát triển tốt hệ thống giao thông nông thôn trong cả nước nói
chung và trong huyện Đan Phượng nói riêng nhằm mục đích tăng khả năng tiếp
cận của các vùng nông thôn với thị trường, các cơ hội kinh tế phi nông nghiệp
và các dịch vụ xã hội; nó còn giúp gắn kết với hệ thống giao thông của thành
phố cũng như quốc gia nhằm nâng cao và giữ vững mức độ dịch vụ của các
mạng lưới đường, phù hợp với qui hoạch chung. Mặt khác việc phát triển hệ
thống giao thông nông thôn còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các
nhà thầu tư nhân quy mô nhỏ.
Trong những năm gần đây, huyện Đan Phượng đã triển khai rất nhiều dự
án nằm trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, huyện đã phát triển hệ thống


3
giao thông nông thôn đến từng đường làng ngõ xóm nhưng bên cạnh đó cùng
với việc gia tăng xe cơ giới thì hiện nay lưu lượng người, xe đi lại trên các
tuyến đường nông thôn tăng lên không ngừng, kéo theo sự phức tạp và gia tăng
nguy cơ tai nạn.
Chính vì vậy việc quản lý xây dựng và khai thác vận hành hệ thống
giao thông nông thôn ở các xã tại huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội cũng là
một câu hỏi mang tính thời sự và cấp thiết. Bản thân học viên đang trực tiếp
làm việc và tham gia vào dự án nông thôn mới ở huyện Đan Phượng, vì vậy
cũng muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong việc quản lý xây dựng
cũng như khai thác vận hành hệ thống giao thông nông thôn trong huyện.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu về quản lý hệ
thống đường giao thông nông thôn huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội.
Nghiên cứu thực trạng quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên

địa bàn huyện và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường
giao thông nông thôn của huyện Đan Phượng;
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu về quản lý hệ thống đường giao thông
nông thôn huyện Đan Phượng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, các nguyên tắc, nội dung, phương thức
quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Đan Phượng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội.
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý hệ thống đường giao thông
nông thôn huyện Đan Phượng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với điều tra, thu thập
số liệu, hiện trạng sau đó phân tích tổng hợp và có kết luận là phù hợp


4
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Luận văn
có kết cấu gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan hệ thống gıao thông ở huyện đan phượng - thành phố
hà nộı
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý và khai thác hệ thống giao thông
nông thôn ở huyện đan phượng
Chương 3: Các căn cứ pháp lý về xây dựng, quản lý, khai thác đường giao
thông nông thôn
Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu về quản lí hệ thống đường giao thông
nông thôn của huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội trong thời
gian tới.



5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG GIAO THÔNG Ở HUYỆN
ĐAN PHƯỢNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1 Giới thiệu chung về huyện Đan Phượng
Đan Phượng là một trong 29 quận, huyện của thủ đô Hà Nội, phía Đông
giáp quận Bắc Từ Liêm, phía Bắc giáp huyện Mê Linh có dòng sông Hồng cắt
ngang làm ranh giới, phía Tây giáp huyện Phúc Thọ, phía Nam giáp huyện Hoài
Đức; tổng diện tích tự nhiên là 77,35km; cơ cấu hành chính gồm 15 xã và 01 thị
trấn, 120 thôn, cụm dân cư, 06 tổ dân phố, dân số năm 2012 trên 156.000 người.
Đan Phượng là một vùng đất cổ, căn cứ kết quả khảo cổ học các di chỉ ở
Bá Nội - xã Hồng Hà và Ngọc Kiệu - xã Tân Lập cho thấy mảnh đất Đan
Phượng đã có vào giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên (đầu thời đại đồ đồng) cách
ngày nay khoảng 3500 năm đến 4000 năm.
Đan Phượng nghĩa là Con chim phương đỏ. Theo sách Đại Nam nhất thống
trí, tên huyện có từ thể kỷ XIII (thời vua Trần Thái Tông - 1246); đến
thời thuộc Minh có tên là Đan Sơn, thuộc châu Từ Liêm, phủ Giao Châu. Sang
thời Hậu Lê, Đan Phượng thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Đến năm 1888,
huyện Đan Phựợng được thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Sau Cách mạng
tháng 8 đến 1954, Đan Phượng có lúc thuộc tỉnh Hà Nội, có thời gian lại thuộc
tỉnhHà Đông. Sau hoà bình lập lại, Đan Phượng trải qua rất nhiều lần thay đổi
địa giới hành chính, khi thuộc về Hà Sơn Bình, lúc thuộc về tỉnh Hà Tây…
đến ngày 1 tháng 8 năm 2008, theo Nghị quyết 15-NQ/QH của Quốc hội, huyện
Đan Phượng thuộc thành phố Hà Nội.
Là mảnh đất nằm ở cửa ngõ của kinh thành Thăng Long, Huyện Đan
Phượng được biết đến là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, một địa bàn chiến
lược quan trọng trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nhân dân
Đan Phượng có truyền thống đoàn kết, hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, giàu



6
tình yêu quê hương đất nước và ý chí kiên cường cách mạng. Mảnh đất này đã
sản sinh ra nhiều người con ưu tú làm rạng danh quê hương, đất nước.
Mùa xuân năm 40 thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh
giặc Đông Hán, nhân dân Đan Phượng đã đứng lên tụ nghĩa theo sự chỉ huy của
Bà Sa Lãng (Kẻ Dày), tướng quân Lôi Chấn, Hải Diệu (Kẻ Phùng, Kẻ Thón)
xuất quân chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công góp phần vào thắng lợi của
cuộc khởi nghĩa giành độc lập.
Từ thế kỷ thứ VI (557-570), vua Lý Nam Đế xây thành Ô Diên (vùng Hạ
Mỗ) đặt làm kinh đô của nước Vạn Xuân. Đây là một trong 3 toà thành (Ô Diên,
Cổ Loa, Long Biên) thuộc 3 khu vực phòng thủ chiến lược của nhà nước Vạn
Xuân ở đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Đan Phượng là nơi sinh ra danh nhân Tô Hiến Thành, làm quan dưới 3
triều vua, giữ trọng trách Thái uý dưới hai triều vua Lý Anh Tông và Lý Cao
Tông (TK XII). Ông là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn hoá kiệt xuất của
vương triều Lý, văn võ kiêm toàn, đạo cao đức trọng. Ông là tấm gương nổi
tiếng chính trực, liêm khiết và tài ba.
Nhân dân Đan Phượng có truyền thống hiếu học từ xa xưa, lịch sử khoa
cử chế độ phong kiến đã ghi danh 15 vị là người Đan Phượng đậu Tiến sỹ, được
ghi danh ở Bia Văn Miếu Quốc tử giám và Văn Miếu kinh thành Huế. Nhiều vị
có công đóng góp xây dựng nên nền văn hoá Thăng Long văn hiến. Ngày nay,
Đan Phượng có hàng nghìn người là Cử nhân, Tiến sỹ, Giáo sư đã và đang góp
phần tri thức khoa học của minh vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tếxã hội của đất nước. Thời kỳ tiền khởi nghĩa, Đan Phượng là nơi hoạt động bí
mật của cơ quan Báo Cứu quốc và nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, phát hành số
báo ra lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Mặt trận Việt Minh in ở Đan Phượng
được phát hành đi khắp nơi, kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam đứng lên phá tan
xích xiềng nô lệ, giành lại độc lập và chủ quyền về tay nhân dân. Đan Phượng


7

cũng là địa điểm dừng chân duyệt quân của Trung đoàn Thủ đô do Đại tướng
Võ Nguyên Giáp chỉ huy sau khi hoàn thành sứ mệnh 60 ngày đêm anh dũng
chiến đấu bảo vệ Hà Nội mùa đông năm 1946 trước khi lên chiến khu Việt Bắc,
tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ.
Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bảo vệ
biên giới, nhân dân Đan Phượng một lòng đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng,
đóng góp biết bao sức người, sức của cho kháng chiến. Lịch sử còn ghi chiến
thắng Chợ Gốc Ngô ở Trung Châu, sự kiện “Ba ngày năm trận” ở vùng Gối đã
góp phần vào chiến thắng chung của cuộc kháng chiến của dân tộc. Trong kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, hàng vạn người con Đan Phượng hăng hái tòng quân
tham gia chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Ở hậu phương cũng
ra sức thi đua, lao động sản xuất tất cả “vì miền Nam ruột thịt”, “Tất cả cho tiền
tuyến”, sẵn sàng “tay cày, tay súng” chiến đấu bảo vệ quê hương. Hình ảnh 9
dũng sỹ Đập Phùng không kể hiểm nguy duới làn mưa đạn của kẻ thù anh dũng
chiến đấu và hy sinh bên ngọn pháo quyết tâm bảo vệ công trình đập Đáy ngày
28/4/1967 đã để lại bao cảm xúc cho mỗi người dân Đan Phượng, càng làm tăng
thêm ý chí quyết tâm đánh giặc.
Mảnh đất Đan Phượng còn được nhân dân cả nước biết đến là nơi khởi
nguồn phong trào phụ nữ Ba Đảm đang ở giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc
kháng chiến chống Mỹ. Ngày 18-3-1965, phong trào phụ nữ "Ba đảm đang" do
Bác Hồ đặt tên được Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát
động đã huy động được sức mạnh tổng hợp của hàng chục triệu phụ nữ từ nông
thôn tới thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, trên mọi lĩnh vực hoạt động;
biến tiềm năng cách mạng của phụ nữ thành hiện thực sinh động, thành nguồn
sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược thống nhất nước nhà. Huyện Đan Phượng đã xây dựng tượng đài kỷ niệm
phong trào phụ nữ ba đảm đang để ghi dấu sự kiện lịch sử và tri ân những chị
em phụ nữ Việt Nam, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phụ nữ Đan



8
Phượng. Kết thúc các cuộc kháng chiến, Đan Phượng có 2586 Liệt sỹ, 281 Mẹ
được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt nam Anh hùng, 1051 thương binh, bệnh
binh, hàng nghìn thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến… đã hy sinh một
phần xương máu, 04 Liệt sỹ được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân và nhiều tấm gương tiêu biểu anh dũng chiến đấu vì
độc lập dân tộc.
Với vị trí chiến lược quan trọng, Đan Phượng vinh dự được Chủ tịch Hồ
Chí Minh về thăm 5 lần: ngày 23/7/1959 thăm xã Liên Trung, ngày 25/11/1961
thăm xã Song Phượng, ngày 22/5/1962 thăm xã Tân Lập, ngày 17/7/1962 thăm
công trình Đập Đáy và trạm bơm Đan Hoài, ngày 26/8/1965 thăm đơn vị tên lửa
bảo vệ đập Phùng; các đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu,
Chủ tịch nước Trường Trinh, Trương Tấn Sang, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và
nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước về thăm và chỉ đạo các
phong trào xây dựng mô hình điểm về thâm canh lúa cao sản, ngô cao sản, làm
bèo hoa dâu, làm thủy lợi. Đan Phượng là huyện đầu tiên xây dựng cánh đồng
đạt 5 tấn rồi 10 tấn/ héc ta, là địa điểm tham quan, học tập kinh nghiệm thâm
canh năng suất lúa cho nhiều địa phương trên cả nước. Năm 2000, Chủ tịch
nước phong tặng huyện Đan Phượng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân. Năm 2013 được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động và nhiều
danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước. Các xã Song Phượng, Tân Hội, Tân
Lập được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, xã Đan
Phượng được phong tặng Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Đan Phượng còn biết đến là nơi sản sinh ra nhiều loại hình văn hoá dân
gian độc đáo và địa chỉ của nhiều di tích lịch sử văn hoá quý giá của quốc gia
như ca trù ở xã Thượng Mỗ, vật truyền thống ở xã Hồng Hà, thổi cơm thi, bơi
chải ở Đồng Tháp, hát chèo tàu ở Tân Hội, hội thả diều ở Bá Giang…Đan
Phượng có 149 di tích được kiểm kê, trong đó có 67 di tích đã được xếp hạng,
nhiều di tích có giá trị văn hoá, nghệ thuật cao như đình Đại Phùng, đền Văn



9
Hiến, chùa Hải Giác… Hệ thống di sản này đã góp phần đáng kể trong việc bảo
tồn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, di dưỡng lòng nhân ái, tình
yêu thương đồng loại và giáo dục truyền thống, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Đan Phượng không ngừng
phát huy truyền thống quê hương anh hùng cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân; đẩy mạnh phát triển toàn diện, bền vững, từng bước hiện đại về kinh
tế-xã hội, giữ ổn định chính trị - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận
tổ quốc và đoàn thể trong sạch vững mạnh, giành được nhiều thành tích to lớn.
Về kinh tế, cơ cấu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Công
nghiệp - Xây dựng = 49,51%, Thương mại - Dịch vụ = 39,51 %, Nông nghiệp thuỷ sản = 10,98%, xu hướng trong những năm tới cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ
tiếp tục giảm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10 năm qua đạt 16,94%, thu
nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 23,5 triệu đồng. Công tác xây dựng
nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu năm 2015, 15/15
xã đạt chuẩn, là huyện đầu tiên hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn
mới.
Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ vượt bậc, bám sát nhiệm vụ
chính trị, nâng cao chất lượng, thực hiện có hiệu quả công tác thông tin tuyên
truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đạt nhiều kết quả, đến nay
có 49 làng, 03 tổ dân phố, 53 cơ quan, đơn vị được công nhận danh hiệu văn
hóa. 72 làng, khu phố, cụm dân cư có nhà văn hoá, là huyện có tỷ lệ nhà văn
hoá, thôn cụm dân cư đứng đầu các huyện ngoại thành. Công tác Giáo dục - Đào
tạo phát triển toàn diện, thực chất, cơ sở vật chất trường học được tăng cường
đầu tư, chất lượng giáo dục được nâng cao, đạt được nhiều thành tích quan
trọng. 100% trường lớp THPT, THCS, Tiểu học và Mầm non được xây dựng
hiện đại, có 35 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Công tác y tế,



10
dân số - KHHGĐ được các cấp thường xuyên quan tâm, chất lượng khám chữa
bệnh tiếp tục được nâng lên, mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố. Bệnh
viện đa khoa huyện được công nhận bệnh viện hạng 2, Trung tâm Y tế được đầu
tư khang trang từng bước hiện đại. Thực hiện tốt công tác Dân số - KHHGĐ,
giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,3%o, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 0,5%.
Công tác đảm bảo an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, lao động việc làm,
bảo trợ xã hội được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm chỉ đạo,
hàng năm đều thực hiện tốt các chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia
đình liệt sỹ và người có công với Cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội,
hộ nghèo… Đã hỗ trợ xây dựng, nâng cấp gần 400 nhà tình nghĩa, nhà ở xuống
cấp hư hỏng nặng cho gia đình chính sách người có công và hộ nghèo. 100% hộ
chính sách, người có công có mức sống cao hơn mức sống trung bình của địa
phương. Huyện tập trung đầu tư kinh phí và xã hội hoá với số tiền trên 200 tỷ
đồng để nâng cấp 7/7 nghĩa trang liệt sỹ và xây dựng Đài tưởng niệm liệt sỹ,
Nhà truyền thống, Thư viện, Công viên cây xanh của huyện.
Công tác vệ sinh môi trường, chỉnh trang bộ mặt nông thôn thực hiện tốt,
là điểm sáng trong các huyện ngoại thành về xây dựng hồ, ao môi trường, thu
gom xử lý, chế biến rác thải.Huyện uỷ đã ban hành Chỉ thị 06/CT-HU về việc
tăng cường lãnh đạo xây dựng chỉnh trang hạ tầng thôn, phố xanh- sạch- đẹp
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 2011-2015; Chỉ thị 22/CTHU về tăng cường lãnh đạo xây dựng nếp sống văn hóa trong thời kỳ công
nghiệp hóa – hiện đại hóa trên địa bàn huyện.
Tình hình nông thôn tiếp tục giữ được ổn định, trật tự an toàn xã hội được
đảm bảo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Phong
trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được đẩy mạnh. Hàng năm, công tác
quốc phòng, quân sự địa phương đều hoàn thành tốt kế hoạch. Công tác huấn
luyện, diễn tập chiến đấu, xây dựng lực lượng bộ đội địa phương sẵn sàng chiến


11

đấu, tham gia phòng chống thiên tai hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảm bảo chất
lượng chỉ tiêu đựợc giao.
Hơn nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Đảng bộ và nhân dân Đan
Phượng luôn luôn kiên định con đường cách mạng và độc lập dân tộc, phát huy
sức mạnh đoàn kết, khơi dậy truyền thống yêu nước, ý thức làm chủ, tinh thần
lao động cần cù, sáng tạo, khai thác mọi tiềm năng và thế mạnh, tự tin vững
bước tiến vào TK XIX với ý chí và quyết tâm xây dựng trở thành huyện: Giàu
mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội, phát triển văn hoá tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc./.
Các đơn vị hành chính cơ sở cấp xã, thôn, cụm dân cư
 Thị trấn Phùng 6 phố, thôn: Phan Đình Phùng, Phùng Hưng, Phượng Trì,
Nguyễn Thái Học, Tây Sơn, Thụy Ứng
 Đan Phượng (Phùng) 3 thôn: Đại Phùng, Đoài Khê, Đông Khê
 Đồng Tháp (Liên Hợp) 5 thôn: Bãi Tháp, Bãi Thuỵ, Đại Thần, Đồng Lạc,
Thọ Vực
 Hạ Mỗ (Hồng Thái) 3 thôn: Hạ Mỗ, Trại, Trúng Đích
 Hồng Hà 4 thôn: Bá Dương Nội, Bá Dương Thị (Bá), Bồng Lai, Tiên Tân
(Bến Tiên)
 Liên Hà 2 thôn: Đoài Quý, Thượng
 Liên Hồng 4 thôn: Đông Lai, Hữu Cước, Thượng Trì, Tổ
 Liên Trung 2 thôn: Hạ Trì, Trung
 Phương Đình (Liên Minh) 8 thôn: Cổ Ngoã, Địch Trong, Địch Trung,
Địch Đình, Địch Thượng, Ích Vịnh, La Thạch, Phương Mạc
 Song Phượng 4 thôn, xóm: Tháp Thượng, Thu Quế, Thuận Thượng,
Thống Nhất
 Tân Hội* 4 thôn: Phan Long (Sơn), Thượng Hội, Thuý Hội, Vĩnh Kỳ


12

 Tân Lập** 4 thôn: Đan Hội, Hạ Hội, Hạnh Đàn, Ngọc Kiệu (*, ** Tên
chung: Kẻ Gối)
 Thọ An 3 thôn: An Thanh (Tây Sơn), Thanh Điềm (Bắc Hà), Thọ Lão
(Đông Hải)
 Thọ Xuân 2 thôn: An Điềm, Thọ Xuân
 Thượng Mỗ (Hồng Phong) 8 thôn: An Sơn I, An Sơn II, Đại Phú, Hoa
Chử, Tân Thịnh, Tiến Bộ, Trung Thành, Trung Hiền.
 Trung Châu 8 thôn: Chu Phan, Hưu Trưng, Nại Yên (Nại Xá, Yên Châu),
Phương Lang (Phương Nội), Phương Ngoại, Trung Hà làng, Vạn Vĩ, Văn
Môn.
Lịch sử


Huyện được đặt từ thời Trần, đến thời Minh chiếm đóng thì huyện tên là
Đan Sơn thuộc Châu Từ Liêm, phủ Giao Châu. Sang thời Hậu Lê huyện
lệ về phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây. Năm 1831 vua Minh Mạng điều chỉnh
địa giới hành chính và thành lập các tỉnh mới. Huyện đựợc tách ra thành
huyện riêng vào năm 1832 vẫn thuộc phủ Quốc Oai. 1888 sau khi vua
Đồng Khánh cắt Hà Nội cho Pháp. Huyện Đan Phựợng được nhập về phủ
Hoài Đức tỉnh Hà Đông.



Sau cách mạng tháng Tám (1945), cấp phủ bị bãi bỏ, nên từ tháng 8.1945
đến tháng 3.1947, huyện Đan Phượng thuộc tỉnh Hà Đông.



Tháng 3.1947 đến tháng 3.1947: huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh
Trì, Thanh Oai và thị xã Hà Đông được cắt chuyển về Thành phố Hà Nội

theo quyết định của Khu II (Khi sự kiện 19 tháng 12 năm 1946 nổ ra, Mặt
trận Hà Nội được sát nhập vào Khu II. Từ 1 tháng 11 năm 1948, Khu 2
đặt quyền trực thuộc của Liên Khu 3, nhưng đến tháng 5 năm 1949 thì
khu Hà Nội lại được tách ra để thành lập Mặt trận Hà Nội độc lập, trực


13
thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Tình trạng này được duy trì cho đến sau năm
1954, khi đấy gọi là Khu Hà Nội).


Ngày 12.3.1947 đến tháng 5.1948: huyện Đan Phượng được gộp vào liên
quận huyện IV- Hoài Đức và Đan Phượng (theo công văn số: 038/KCT,
ngày 13.3.1947), UBK- Khu XI của Bộ chỉ huy Chiến khu XI). Tháng
5.1947, Trung ương quyết định tách ba tỉnh Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây ra
khỏi Khu II, thành lập Khu XI.



Tháng 5.1948 đến tháng 10.1948: Khu XI được Trung ương quyết định
giải thể Khu XI và thành lập tỉnh Lưỡng Hà (Hà Đông- Hà Nội) thuộc
Liên khu III. Lúc này, liên quận huyện IV- Hoài Đức và Đan Phượng
được tách ra thành huyện Liên Bắc. Đan Phượng thuộc huyện Liên Bắctỉnh Lưỡng Hà.



Tháng 10.1948- tháng 3.1954:
+ Khu uỷ III tách Lưỡng Hà thành 02 tỉnh Hà Đông, Hà Nội, và do vậy,
lúc này, Đan Phượng thuộc huyện Liên Bắc tỉnh Hà Đông.
+ Tháng 12.1952: phần lớn địa bàn Đan Phượng thuộc bắc Liên Bắc do

Ban cán sự bắc Liên Bắc nắm, ranh giới là đường quốc lộ 11A (32) để
việc chỉ đạo phong trào kháng chiến được sâu sát, kịp thời hơn.



Tháng 4.1954: huyện Đan Phượng được tái lập và thuộc tỉnh Sơn Tây
quản lý theo quyết định của Liên khu uỷ III.



Tháng 8.1954: huyện Đan Phượng được Liên khu uỷ III cắt chuyển trả lại
tỉnh Hà Đông.



Tháng 6.1961: năm xã thuộc Đan Phượng là Tân Dân (Thượng Cát), Tân
Tiến (Liên Mạc), Trần Phú (Phú Diễn), Trung Kiên (Tây Tựu) và Minh
Khai được cắt chuyển về huyện Từ Liêm (TP. Hà Nội) theo quyết định
của Quốc hội tại kì họp thứ 2 (Khoá II).



Tháng 4.1965: huyện Đan Phượng thuôc quyền quản lý của tỉnh mới Hà
Tây.


14


Tháng 1.1976: huyện Đan Phượng là một trong 24 thành viên của tỉnh Hà

Sơn Bình.



Tháng 4.1979- tháng 8.1991: huyện Đan Phượng được cắt chuyển về
thành phố Hà Nội theo quyết định của Quốc hội tại kì họp thứ 4 (khoá VI)
vào cuối T12.1978.



Tháng 9.1991- tháng 7.2008: huyện Đan Phượng là một trong 14 đơn vị
hành chính của tỉnh Hà Tây theo quyết định của Quốc hội tại kì họp thứ 9
(khoá VIII) họp vào T8.1991.



Từ 1.8.2008 đến nay: huyện Đan Phượng thuộc thành phố Hà Nội theo
Nghị quyết 15-NQ/QH.

Văn hóa


Huyện là cái nôi của các loại hình nghệ thuật dân gian trong đó có Hát ca
trù ở xã Thượng Mỗ, Vật truyền thống ở xã Hồng Hà,Thổi cơm thi ở hội
Dầy, hát Chèo tàu ở hội Gối (Tân Hội), hát chèo bè trên sông của dân chài
Vạn Vĩ, hội thả diều ở Bá Giang, bơi trải ở Đồng Tháp, rước cây bông ở
Trung Hà…




Nhà thơ Quang Dũng với bài thơ nổi tiếng "Tây Tiến" đã được sinh ra tại
thôn Phượng Trì, gần sát trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Đan Phượng hiện
nay.

1.2 Mục tiêu xây dựng và phát triển giao thông huyện Đan Phượng
Trong giai đoạn năm 2010-2012 được sự giúp đỡ của Sở Giao thông huyện
đã lập quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020 làm cơ sở thực hiện.
- Đường bộ:
+ Nâng cấp một số đường huyện lên cấp IV.
+ 100% đường liên xã, liên thôn được trải nhựa hoặc bê tông.
+ 100% đường nội đồng đạt loại B cấp phối.


15
- Đường sông: Tiến hành nạo vét tuyến sông đi qua trên địa bàn huyện
nâng cao năng suất vận tải đường thủy.
- Đội ngũ cán bộ giao thông cấp xã: Được đào tạo trình độ trung cấp hoặc
cao đẳng, xây dựng được đội ngũ chuyên trách bảo trì hệ thống giao thông nông
thôn trên địa bàn huyện.
1.3 Hệ thống đường giao thông ở huyện Đan Phượng
1.3.1 Tổng hợp chung
Trên địa bàn huyện có 4 km đường Quốc lộ, 38,5km đường tỉnh lộ,
18,67km đường huyện lộ có 666,64km đường liên xã, liên thôn, 18km đường
sắt, 24km đường song, có 3,5 km cầu lớn cầu Phùng vượt qua sông Đáy.
Thực hiện giá trị khối lượng
Sau 5 năm thực hiện NQ về xây dựng kết cấu hạ tầng, tổng giá trị khối
lượng phát triển về giao thông nông thôn đạt 123.761 triệu đồng đạt 121,1% so
với kế hoạch. Khối lượng đường GTNT bằng BTXM đạt 103,8km; đường nhựa
19,7km, làm mới 6,3km đường cấp phối duy tu sửa chữa 80km. Huy động công

xã hội cho làm đường GTNT là 75.700 công. 6 tuyến đường liên xã dài 12,8km
mặt cắt từ 13m đến 20m và 19,73km trục thôn; 136,7km đường ngõ xóm;
80,6km đường trục chính nội đồng. Tổng kinh phí thực hiện xây dựng đường
giao thông là 457,356 tỷ đồng. Trong đó ngân sách 328,19 tỷ đồng (ngân sách
thành phố 85,356 tỷ đồng, ngân sách huyện 206,502 tỷ ngân sách xã 36,332 tỷ
dồng); nhân dân đóng góp 129,166 tỷ đồng .Công tác bảo trì còn hạn chế do
nguồn ngân sách của huyện còn hạn hẹp, trong những năm gần đây mỗi năm chỉ
bố trí được 100 triệu đồng.
Đường huyện và đường đô thị 100% đã được nhựa hoá; đường xã, liên
thôn, xóm tỷ lệ cứng hoá bằng BTXM đạt khoảng 60%; trong đó có nhiều địa
phương đạt gần 100% như: Thị trấn Phùng, Tân Hội, Tân Lập.


16
+ Tỉnh lộ 417: Đoạn qua huyện có điểm đầu từ xã Đan Phượng , điểm cuối
tại xã Thọ An có chiều dài 14km được nâng cấp thành đường cấp IV, rải BTN
hạt trung 7cm.
+ Huyện lộ N2: TT Phùng – Hồng Hà dài 6,2km được đầu tư cấp IV, BTN.
+ Huyện lộ N14: TT Phùng – Tân Hội dài 4,2km được đầu tư cấp IV BTN.
+ Huyện lộ N3: Tân Hội – Thượng Mỗ dài 5,3 km được đầu tư cấp IV
BTN.
+ Đường GTNT xã Hạ Mỗ dài 4km được đầu tư đường cấp IV, láng nhựa.
+ Đường nối từ tỉnh lộ 417 đến khu công nghiệp TT Phùng dài 7km, được
đầu tư cấp IV BTN
+ Các tuyến đường nội thị ở Thị trấn Phùng, có tổng chiều dài 2,5km đang
được đầu tư nâng cấp theo tiêu chuẩn đường đô thị, BTN, có hệ thống chiếu
sáng, cây xanh, vỉa hè.
Giao thông đường bộ
Trên địa bàn huyện có tổng số 666,64 km đường giao thông.
+ Đường Quốc lộ 32

+ Đường Tỉnh lộ:

4 km.
18 km.

- Tỉnh lộ 417

12,0 km.

+ Đường Huyện lộ:

18,6 km.

HL N2: TT Phùng – Hồng Hà

6,2 km.

HL N 3: Tân Hội – Thượng Mỗ

5.3 km.

HL N14: TT Phùng – Tân Hội

4.2 km.

Đường trung tâm huyện.

1,68 km.

+ Đường xã quản lý: Về các tuyến đường xã, thị trấn liên thôn là

646,79km bao gồm đường liên xã 126,9km; đường trục xóm 104,83km; đường
ngõ xóm 171,04km; đường trục nội đồng 114,61km; đường ra đồng, lên đồi
129,35km.


17
1.3.2 Thng kờ cỏc tuyn ng cỏc xó trong huyn an Phng
Bng 1.1 Bng thng kờ cỏc tuyn ng cỏc xó trong huyn an Phng
TT
( SH)

Tên đờng

1

2

I

Quốc lộ
Quốc lộ 32 C

II

Điểm cuối
( lý trình
đờng giao
và địa
danh )
6


Thị trấn
Trôi - Hoài
Đức

Thị trấn
Phùng

Tnh l 417

Mặt
(m)

BTX
M

BT
N

Đá
nhựa

C.
Phối

Đất

7

8


9

10

11

12

13

14

Tam Hiệp Phúc Thọ

4

20

18

14

Thị xã
Vĩnh Yên Vĩnh Phúc

12

12


7

7
11.9
3

0.7
9

16.
92

Đờng huyện
HL N2: TT Phùng
Hng H

Thị trấn
Phùng

Hồng Hà

6,2

HL
N3

Tân Hội Thợng
Mỗ

Km12+20

0 QL 32C

Km8+450
TL 324

60

HL
N14

TTPhùng - Tân Hội

Km3+200
TL325

Hết địa
phận XL

02

ĐĐ
T1

ng ô th
Đờng nhánh 32 cũ

53
Tợng đài
huyện


Phùng

Cầu

53

IV.

Đờng xã

1.0

Xã Đan Phợng

17

1.1

Đờng trục xã

99
Trờng cấp
1

43

Ông Sáu

60


Ông Xuân
Thoa

Gò Mun

55

Trạm biên
thế 1
Chợ Tứ


Trờng
Mae lẻ
Cầu Bờ
Xen

56

ĐX 5

QL 32C Ao cá
Chợ Đông Khê Đoài

ĐX 6

Ông Kỳ - Phong
Thu

Ông Kỳ

Hoan

Ông
Phong Thu

40

ĐX 7

QL 32C - Kênh

Cầu
Lộc

Sa

Đờng
Thống nhất

60

ĐX 8

Ql 32C - Thụ Minh

Ông Hải
Duyên

Ông Thụ
Minh


60

ĐX 9

Trạm nớc sạch
Chợ

Trạm nớc
sạch
(TL324)

Ông Tớc
Duyên

35

Ông Cờng
Thủ

Cầu Máng
T3

47

ĐX 1

Tuyến 1

ĐX 2


Tuyến 2

UBND xã
Nghĩa
trang Liệt
sỹ

ĐX 3

Tuyến 3

ĐX 4

ĐX
10

Kết cấu mặt đờng (km)

Nền
(m)

HL
N2

III.

Bề rộng

Chiều

dài
(km)

Đờng tỉnh

417
I.

Điểm đầu
( ý trình đờng giao
và địa
danh)
5

1.2

Tuyến khu 20 - 21
Đờng trục thôn
xóm

1.3

Đờng ngõ xóm

43

89
09

0


0
5.
5.
1.
1.

0
0

6.5
4.5
6.5

0
0
0

26.0

0

3.5

14.0

0.
1.
2.
0.

2.
0.

0.
0.
4.
14.

0

0
8

9.

0.

0

0
0
0
0
0
0
0
0
0

0


5.0
5.0
4.5
4.5
6.0
4.0
5.0
5.0

4.5

4.5
0
3,04,0
1,53,0

0
0
0
0
0
0
0
0

0
0

2.1


0

3.5

69.

0.

-

3.5

0
0

4.2

3.
3.
3.
3.
3.
3.

3
0
5
8


0.3
0.3
19.9
4.5

3.
3.

2,53,0
1,52,5

0

0.4
0.4

3
3

-

3

-

3

3.5
4.2
0.8


9

-

5
7
9
9

-

0.8
2.4
2.4

2
6

33.6
2.6

4
0

13.1
0.4

0.5
1.4

2.4

8

0.0

0.4

0
2

0.7

0.6

3
0

4.2

0.4

3.
3.

0

3

-


0.2

8

2.2

0

0.4

0.3

0.3
0.4
4.8
10.5

0

2.9

0

0.6


18
1.4


Đờng trục nội đồng

82

1.5

Đờng ra đồng

38

2.0

Xã Song Phợng

24

2.1

Đờng trục xã

50

ĐX 1

Ngõ đồng

Ông
Nguyễn
Mạnh


ĐX 2

Đê Bối

Ông Trần
Cảng

ĐX 3

Tuyến khu 11 - 12

Ông Hán
Nhuận

ĐX 4

Tuyến Cơ đê

ĐX 5
2.2

Tuyến Cơ đê
Đờng trục thôn
xóm

2.3

Đờng ngõ xóm

06


2.4

Đờng trục nội đồng

69

2.5

Đờng ra đồng

99

3.3

Xã Tân Hội

80

3.1

Đờng trục xã

80

Vĩnh Lại
Trần
Nhiệm

Ông

Nguyễn
Hồng
Giáp Vĩnh
Lại

Nguyễn
Thị Hoa

80
80
90

Đặng Hạt

00

Chợ cống

00
00

ĐX 1

Tuyến 1

Cầukhu 5

Xã Bản
Nguyên


12

ĐX 2

Tuyến 2

Ba Đê

Ông Tự
khu 8

94

ĐX 3

Tuyến 3

ĐX 4

Tuyến 4

Quốc lộ
32C
Vĩnh
Lũng

Ba Đê
Khanh
Toan


ĐX 5

Tuyến 5

ĐX 6

27
92

Cầu Đồng
Đạc

62

Tuyến 6

Ông
Nghiêm
Sinh
Trọng

Sửu Hà

50

ĐX 7

Tuyến 7

Tuất Thịn


80

ĐX 8

Tuyến 8

ĐX 9

Tuyến 9

Ông Mậu
Cổng
Đồng

Sửu Hà
Ông Thởng
Cơ Chắt

55

ĐX
10
ĐX
11

Tuyến 10

Đê
Thao


Công ty
Đức Toàn

20

Khu 8

66

Tả

Khu 7

23

3.2

Tuyến 11
Đờng trục thôn
xóm

3.3

Đờng ngõ xóm

00

3.4


Đờng trục nội đồng

00

3.5

Đờng ra đồng, lên
đồi

00

4

Xã Tân Lập

65

4.1

Đờng trục xã

05

00

Ông

ĐX 1

Tuyến 1


Quang
Chiến

ĐX 2

Tuyến 2

Nhà Hùng
Chín

Hy Cơng
Lũng

Xuân

00
50

30.
9.
44.

4,05,0
3,05,0

0
0

3.

3.
0

12.

0.
3.
0.
4.
3.
7.
10.
11.
2.
40.

0

0
0
0
0
0

6.0
5.0
5.0
3.0
3.0


3.05,0
1,53,5
3,04,0
3,04,0

0
0
0
0
0

3.0
4.0

0.
1.
0.
0.
0.
0.
1.
0.
1.
0.
5.
11.
5.
9.
85.


2.5
2.5

2,53,5
1,03,0
2.02,5
2.02,5

1.

0

0
0
0
0

3
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0


4.0
4.0
4.0
4.5
4.0
4.0
4.0
4.0
4.0
5.0
3.5

3.05,0
1,53,5
3,04,0
3,04,0

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

3.0

3.0
3.0
3.0
3.0
3.0
3.0
3.0
3.5
3.0

2,53,5
1,03,0
2.02,5

0
7

0

5.0

0

6

-

-

0


15.0
3.3

0.5

0

8
0

2
0

3
5
0
6
0
0
0

0

9.7
0.9

0.9

3.0

4.0

0

7.1

6

0

22.3
6.5

-

-

2

-

-

2

2.5
1.2
7.0
1.0
9.9

1.7

0.5

0
0
9
9
5
6

4

0.5
1.7
4.6
1.9
8.5
2.5
2.1
0.4

1.2
0.9

0.6
0.5
0

1.2


0.8

0.5
1.2
0.6
4.0

0

9.8

0

2.0

20.2
15.2

0

8
8
8

0

7.0

3.3


4.0

4.0
4.0

4

5.1

0.8

2

2.02,5

0

-

0

2

5
5.0

8.3

-


2.3

3.0

5

0

19.4

0

3

22.
2.

0

4

25.7

3.0

10.
2.

2


1.5

1.5
1.5
1.5

0
-

0

-

0

1.0
1.2
3.0
3.0
50.4
4.8

0
0

6.0
13.0
-



19
ĐX 3

Tuyến 3

Trờng TH
khu C

Cống tám
TT P. Châu

20

ĐX 4

Tuyến 4

Đờng TL
325B

Trờng hoá

30

ĐX 5

Tuyến 5

Nhà Liên

Biên

Nhà
Quyết Liên

20

ĐX 6

Tuyến 6

Nhà Phấn


Nhà Phân
Lan

55

ĐX 7

Tuyến 7

Nhà Liên
Hợp

Nhà Ông
Trang

50


ĐX 8

Tuyến 8

Khu 4

ĐX 9

Tuyến 9

Khu 5: TL
325B

Khu 12
Chùa
Quang
Mạc

ĐX
10

Tuyến 10

Nhà Chị
Nụ

Nhà Anh
Biên


70

ĐX
11

Tuyến 11

Nhà Nữ
Hùng

Nhà Ông
Cam

10

ĐX
12

Tuyến 12

Nhà ông
Thiện

Tháp Nớc

80

ĐX
13


Tuyến 13

Nhà Ông
Ngoạn

Nhà Ông
Lu

70

ĐX
14

Tuyến 14

Nhà Ông
Nguyên

Đập Nhà
Nhen

70

TL 325B

Nhà Ông
Tám

80


ĐX
15

50
50

4.2

Tuyến 15
Đờng trục thôn
xóm

4.3

Đờng ngõ xóm

30

4.4

Đờng trục nội đồng

00

4.5

Đờng ra đồng, lên
đồi

30


5

Xã Liên Hà

85

5.1

Đờng trục xã

75

00

ĐX 1

Tuyến 1

Ông Đức
khu 1

ĐX 2

Tuyến 2

Ông Đề

ĐX 3


Tuyến 3

Ông Khiết

ĐX 4

Tuyến 4

Ông Hạnh

ĐX 5

Baà Kiệm

5.2

Tuyến 5
Đờng trục thôn
xóm

5.3

Đờng ngõ xóm

60

5.4

Đờng trục nội đồng


50

5.5

Đờng ra đồng, lên
đồi

00

Xã Liên Hồng

17

Đờng trục xã

27

6
6.1

Ông Thúc
khu 5
Quốc lộ
32C
Quốc lộ
32C
Quốc lộ
32C
Quốc lộ
32C


00
10
25
20
20
00

ĐX 1

Tuyến 1

Trụ sở
UBND xã

Lũng Bô

ĐX 2

Tuyến 2

Trụ sở
UBND xã

Lũng

ĐX 3

Tuyến 3


Trụ sở
UBND xã

Hà Thạch

Xuân

20
10
37

1.
2.
1.
2.
1.
2.
0.
1.
1.
0.
0.
1.
0.
10.
25.
12.
16.
35.


0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

6.0
4.7
6.0
5.5
4.5
6.0
4.0
4.0
4.0
4.0
4.0
4.0
4.0

3.05,0
1,53,5

3,04,0
3,04,0

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

5.0
3.5
5.0
4.5
3.5
5.0
3.0
3.0

0.
0.
0.
0.

6.
8.
7.
9.
43.

1.
2.

0
5
0
0
0
0

3.0

3.0

2,53,5
1,03,0
2.02,5

0
0
0
0

6.0

6.0
5.0
5.0

3.05,0
1,53,5
3,04,0
3,04,0

0
0
0
0

0
0
0

3.0
3.0
3.0
3.0
3.0

2,53,5
1,03,0
2.02,5

0
0

5
0
0
0
0

2.02,5

0
0

6.0
5.0

0
0
0

1.7

3.0
4.5
3.5

0
0
7

1.1
0.8


0.7
1.7

0.8
2.0

0

3.0

0

18.3
4.7

0
-

-

-

-

0

8.0
22.3
5.0

10.3
8.0

0
0
0

-

7.0
6.0
9.5
-

4.0
0.1
0.2
0.2
0.2
6.0
7.6

0
0

7
4.0

0.5


0

0

0

2.5

0

2.02,5

0

1.5

3.0

5
5.0

2.5

0

5

0

1.2


0

0

1.2

2.3

3.0

10.
1.

0

3.0

4.
4.

0

15.3
5.8
1.2
1.1
2.3

0

-

-

-

-

7

1.0
3.0
4.0
10.9
-

0
0
0
0

4.5
5.0
16.9
4.4


20
ĐX 4


Trung
Thịnh

6.2

Tuyến 4
Đờng trục thôn
xóm

6.3

Đờng ngõ xóm

80

6.4

Đờng trục nội đồng

00

6.5

Đờng ra đồng, lên
đồi

50

Xã Hạ Mỗ


70

Đờng trục Xã

70

7
7.1

Sơn Tờng

60
60

ĐX 1

Tuyến 1

Khu 2

Hy Cơng

00

ĐX 2

Tuyến 2

Khu 2


Chu Hoá

20

ĐX 3

QL 32C

Nhà văn
hoá khu 3

50

7.2

Tuyến 3
Đờng trục thôn
xóm

7.3

Đờng ngõ xóm

00

7.4

Đờng trục nội đồng

00


7.5

Đờng ra đồng, lên
đồi

00

8.0

Xã Hồng Hà

30

8.1

Đờng trục xã

70

00

ĐX 1

Tuyến 1

Huyện lộ
N2

Khu Kiến

Thiết

80

ĐX 2

Tuyến 2

Huyện lộ
N2

Cống
Vĩnh Mộ

10

ĐX 3

Tuyến 3

Huyện
N2

lộ

Ông Quý
khu 11B

00


ĐX 4

Tuyến 4

Ông Quý
khu 11B

Bà Điểm
khu 13

20

ĐX 5

Tuyến 5

Quán ông
Trung

ĐX 6

Tuyến 6

Bà Tón

Ông
Hoành
Nghĩa
trang Cao



ĐX 7

Tuyến 7

Huyện lộ
N2

Vĩnh Lại

00

ĐX 8

Huyện lộ
N2

Thuỵ Vân

70

8.2.

Tuyến 8
Đờng trục thôn
xóm

8.3.

Đờng ngõ xóm


10

8.4.

Đờng trục nội đồng

10

8.5.

Đờng ra đồng, lên
đồi

20

9.0

Xã Trung Châu

15

9.1

Đờng trục xã

90

50
40


20

ĐX 1

Tuyến 1

Trạm y tế

Khu 18

00

ĐX 2

Tuyến 2

Khu 13

Khu 18

60

ĐX 3

Tuyến 3

Cổng Ông
Vị khu 7


Dốc Trặng

50

ĐX 4

Tuyến 4

Lũng Sở

Tiên Kiên

00

5.
11.
6.
4.
10.
28.

0

4.0

3.05,0
1,53,5
3,04,0
3,04,0


0

3.0

2,53,5
1,03,0
2.02,5

0.
1.
7.
10.
4.
4.
73.

2.
1.
1.
1.
1.
2.
2.
10.
13.
15.
21.
44.

0

0
0

4.0
5.0
4.0

3.05,0
1,53,5
3,04,0
3,04,0

0
0
0

3.0
3.5

2.
2.
2.

0
0

2,53,5
1,03,0
2.02,5


0
0

0
0
0
0
0
0
0

5.0
6.0
5.0
6.0
4.5
3.0
3.0

3.05,0
1,53,5
3,04,0
3,04,0

0
0
0
0
0
0

0

0
0
0
0

6.0

3.5
4.0
3.0
3.5
3.5
2.0
2.7

2,53,5
1,03,0
2.02,5

5.0
4.0

0
0
0

12.0
2.0

2.0

-

0

-

0

8.0
1.0

0
0
0

0

7.0
3.0

0

1.0

0

25.8
10.8


2.3
2.5
1.5
3.7
0.7

4.0
4.5
3.5
3.0

0
0

0
0
0

0
0
0
0
0
0
0
0
0

0

0
0

2.0

1.5
9.0
5.0

0.2
0.5

7.0

0
-

-

0

-

-

0

2.0
1.0
36.2

1.1

0
0
0
0

2.0
3.0
11.3
1.8
1.8

2.1
1.0
1.2
0.4

0

1.1

1.4
2.0
2.7
7.0

0

8.0


0
0

0

4.4

-

0

2.02,5

0

7

4.6

2.5

0
6.0

4.4

0

2.02,5


0

0

0

0
5.0

5.0

0

0

0

1.2

3.5

15.
4.

3

0

13.

1.

0

2.02,5

3.
2.

0

13.5
7.0

2.6

-

0

-

0
0

5.5
5.5
4.0

0

0
0

3.2
5.1
10.1
16.7
16.9
3.4

2.5
0.1

0

1.9

0
0
5

5.0
4.5
8.2
-


×