Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ôn thi quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.16 KB, 20 trang )

1
I. Thương mại quốc tế

1. Khái niệm và đặc điểm của TMQT
- Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại
và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
- Hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài tham gia
- Đặc điểm:
+ Chủ thể của giao dịch (bên Mua và bên Bán, hay còn được gọi là các thương nhân) là những người có quốc tịch hoặc có nơi cư trú
(hay trụ sở thương mại) ở các nước khác nhau. Chủ thể có thể là cá nhân, tổ chức, pháp nhân hoặc thể nhân.
+ Đối tượng của giao dịch là hàng hóa, được di chuyển từ khu vực pháp lý này sang khu vực pháp lý khác.
+ Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc đối với cả hai bên.
+ Nguồn luật điều chỉnh bao gồm: Pháp luật quốc gia, Điều ước quốc tế, Pháp luật nước ngoài, Tập quán thương mại quốc tế…
2. Quản lý Nhà nước về TMQT
- Quản lý nhà nước về TMQT là sự quản lý (hay sự tác động và điều chỉnh) của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt
động TMQT, nhằm thúc đẩy các hoạt động TMQT phát triển đáp ứng những mục tiêu và yêu cầu nhất định.
- Nội dung quản lý nhà nước về thương mại nói chung và TMQT nói riêng được thể hiện ở các phương diện cơ bản sau:
+ Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển thương mại quốc tế.
+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về TMQT.
+ Tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý TMQT.
+ Chỉ đạo, điều hành các hoạt động TMQT.
+ Kiểm soát các quan hệ TMQT.
+ Thực hiện thống kê nhà nước về TMQT.
- Nhà nước thực hiện độc quyền nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa
bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia.
- Chính phủ quy định cụ thể Danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền nhà nước.
- Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại (Đ8 Luật thương mại sửa đổi 2005):
• Chính phủ
• Bộ Thương mại
• Bộ, cơ quan ngang bộ
• Uỷ ban nhân dân các cấp


- Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại VN (Đ22 Luật thương mại sửa đổi 2005):
• Chính phủ
• Bộ Kế hoạch và Đầu tư
• Bộ Thương mại
• Bộ, cơ quan ngang bộ
II. Các phương thức TMQT
1. Mua bán quốc tế
a. Mua bán thông thường (Giao dịch thông thường)
• Mua bán trực tiếp (Giao dịch trực tiếp)
- Giao dịch trực tiếp trong TMQT : là phương thức giao dịch trong đó người bán và người mua trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách
gặp mặt hoặc thông qua các phương tiện thông tin như thư từ, điện tín, thư điện tử… để bàn bạc và thỏa thuận về hàng hóa, giá cả,
phương thức thanh toán… và các điều kiện giao dịch khác.
- Các bước giao dịch chủ yếu:
+ Hỏi giá: là việc người mua yêu cầu người bán cung cấp cho mình các thông tin liên quan đến hàng hóa và các điều kiện giao dịch.
Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi giá.
+ Phát giá (chào hàng): là lời đề nghị ký kết hợp đồng được gửi cho một hay nhiều người xác định. Chào hàng gồm chào bán
hàng(Offer) và chào mua hàng(Order)
+ Hoàn giá: là sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi
khác. Nếu hoàn giá mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng.
+ Chấp nhận: là thông báo của bên được chào hàng chuyển cho bên chào hàng về việc chấp thuận toàn bộ nội dung đã nêu ra trong
đơn chào hàng. Việc chấp nhận phải trong thời hạn hiệu lực của đơn chào hàng và đơn chấp nhận phải được chuyển đến tay người
chào hàng.
+ Xác nhận: là việc các bên khẳng định lại các vấn đề đã thỏa thuận giao dịch trước đó (thông qua văn kiện xác nhận).
- Trình bày các điều kiện hiệu lực của một đơn chào hàng


2
Chủ thể của đơn chào hàng phải có tư cách pháp lý
Đối tượng của đon chào hàng phải được phép mua bán
Nội dung của đơn chào hàng phải hợp pháp (bằng văn bản)




Mua bán qua trung gian (Giao dịch qua trung gian)

Giao dịch qua trung gian là phương thức giao dịch được thực hiện thông qua một người thứ ba – người thứ ba này được gọi là
người trung gian buôn bán. Người trung gian buôn bán được hiểu có thể là một cá nhân, một tổ chức hay một doanh nghiệp.
Người trung gian buôn bán phổ biến trên thị trường thế giới là đại lý (Agent) và môi giới (Broker).

-

-

-

-

-

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình
mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khác hàng để hưởng thù lao.
+ Đặc điểm cơ bản: Được quyền đứng tên trong hợp đồng; Được quyền chiếm hữu hàng hóa; Chịu trách nhiệm về hành vi và kết
quả trong kinh doanh; Được người ủy thác trả thù lao; Hợp đồng đại lý là hợp đồng dài hạn.
+ Tùy theo sự phân chia trách nhiệm và nghĩa vụ giữa bên giao đại lý và bên đại lý, có nhiều hình thức đại lý khác nhau. Các hình
thức được PL VN thừa nhận:
• Đại lý bao tiêu: là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng
đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
• Đại lý độc quyền: là hình thức đại lý mà tại một khu vực đại lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán
một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số dịch vụ nhất định.
• Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ: là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thông đại lý trực thuộc

để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
Môi giới thương mại: là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được
hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
+ Đặc điểm cơ bản: Không đứng tên chính mình trong hợp đồng mua bán mà đứng tên của người ủy thác; Không chịu trách nhiệm
về kết quả của việc giao dịch; Được nhận thù lao từ người ủy thác; Hợp đồng môi giới dựa trên sự ủy thác từng lần.
Ưu điểm của người trung gian thương mại:
+ Những người trung gian thường hiểu biết rõ tình hình thị trường, pháp luật và tập quán địa phương, do đó họ có khả năng đẩy
mạnh việc buôn bán và tránh bớt rủi ro cho người ủy thác.
+ Khi sử dụng những người trung gian nhất là các đại lý có cơ sở vật chất nhất định, người ủy thác giảm bớt chi phí đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài
+ Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn, phân loại, đóng gói, người ủy thác có thể giảm bớt chi phí vận tải
+ Hình thành được mạng lưới buôn bán, tiêu thụ rộng khắp, tạo điều kiện cho việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường
+ Trong TMQT, nhiều người trung gian buôn bán có tiềm năng tài chính lớn, nhiều khi họ còn là những người cung cấp tín dụng
cho người ủy thác
Nhược điểm:
+ Nhà kinh doanh mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường
+ Việc kinh doanh buôn bán phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất của người trung gian nên nhiều khi phải gánh chịu hậu quả và rủi ro
+ Nhà kinh doanh cũng thường phải đáp ứng yêu sách nhiều khi không có lợi cho mình do đại lý, môi giới đưa ra
+ Lợi nhuận bị chia sẻ
So sánh đại lý và môi giới
Môi giới
Không đứng tên chính mình mà đứng tên
của người ủy thác
Hình thức hợp đồng
Là hợp đồng dài hạn
Là hợp đồng ủy thác từng lần
Quyền hạn và trách nhiệm chủ thể
Được quyền chiếm hữu hàng hóa và chịu Không chịu trách nhiệm về kết quả của
trách nhiệm về hành vi và kết quả trong kinh việc giao dịch ( giữa người ủy thác và

doanh
đối tác)
Đều là hoạt động trung gian thương mại, trong đó các thương nhân làm trung gian được hưởng thù lao từ người ủy thác theo hợp
đồng
Chủ thể (ký kết HĐ mua bán)

Đại lý
Được quyền đứng tên Đại lý trong hợp đồng

b. Mua bán đối lưu
- Mua bán đối lưu trong TMQT : là một phương thức giao dịch trong đó XK kết hợp chặt chẽ với NK, người bán đồng thời là người
mua, lượng hàng hóa trao đổi có giá trị tương đương


3
-

Mục đích của hoạt động trao đổi: không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một hàng hóa khác có giá trị tương
đương.
- Đặc điểm:
+ Quan hệ giữa hai bên là quan hệ hàng – hàng
+ Quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa trao đổi
+ Đồng tiền được sử dụng làm chức năng tính giá là chủ yếu
+ Phải có sự cân bằng về giá trị, giá cả hàng hóa trao đổi
- Các hình thức mua bán đối lưu trên thế giới:
+ Hàng đổi hàng (Barter)
+ Mua đối lưu hay còn gọi là mua của nhau (Counter purchase) hoặc mậu dịch song song (Parallet trade)
+ Mua lại sản phẩm (Buyback)
+ Hình thức bù trừ (Compensation)
+ Hình thức chuyển nợ hay còn gọi là hình thức buôn bán trao tay, buôn bán tam giác (Switch)

- Yêu cầu cân bằng của buôn bán đối lưu:
+ Cân bằng về giá trị mặt hàng: hàng cũ đổi lấy hàng cũ, hàng mới đổi lấy hàng mới, mặt hàng quý đổi lấy mặt hàng quý …
+ Cân bằng về giá cả: căn cứ vào giá trên thị trường quốc tế của hàng hóa chúng ta nhập, căn cứ vào giá các hợp đồng trước đây
chúng ta đã ký kết, căn cứ vào giá các mặt hàng tương đương, nếu không xác định được thì sẽ tính toán chi phí để định giá
+ Cân bằng về tổng giá trị hàng hóa: do không có sự di chuyển tiền tệ, hai bên thường quan tâm sao cho tổng giá trị hàng hóa và
dịch vụ giao cho nhau phải tương đối cân bằng nhau
+ Cân bằng về các điều kiện giao hàng: điệu kiện vận tải, điều kiện thanh toán
- Nội dung hợp đồng mua bán đối lưu:
+ Hàng hóa (Danh mục hàng hóa trao đổi)
+ Giá cả (Nguyên tắc định giá)
+ Thanh toán (Cơ chế thanh toán)
2. Đấu giá, đấu thầu quốc tế
a. Đấu giá quốc tế
- Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán
hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
- Đấu giá quốc tế là cuộc đấu giá có nhiều người tham gia với quốc tịch hay trụ sở thương mại ở các nước khác nhau
- Đặc điểm:
+ Hàng hóa phải có mặt trên thị trường để người mua lựa chọn
+ Là một phương thức giao dịch đặc biệt:
• Có một người bán, nhiều người mua
• Người tham gia đấu giá có thể tự do cạnh tranh theo các điều kiện mà người bán quy định trước
• Địa điểm, thời gian tổ chức cuộc đấu giá thường được quy định trước
• Hàng hóa, mẫu hàng hóa, tài liệu giới thiệu về hàng hóa và các thông tin cần thiết khác về hàng hóa đó phải được trưng bày
tại địa điểm được thông báo từ khi niêm yết
b. Đấu thầu quốc tế
- Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại theo đó bên mua thông qua mời thầu nhằm lựa chọn trong số thương nhân tham gia
đấu thầu thương nhân đáp ứng tốt nhất yêu cầu do bên mua đặt ra để ký kết và thực hiện hợp đồng
- Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và
nhà thầu trong nước
- Đặc điểm:

+ Hàng hóa, máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn
+ Là một phương thức giao dịch đặc biệt:
• Có một người mua, nhiều người bán
• Điều kiện do người mua quy định trước
• Được tiến hành tại một địa điểm, thời gian quy định trước
+ Bị ràng buộc bởi các điều kiện vay và sử dụng vốn
- Phân biệt đấu giá và đấu thầu quốc tế
Đấu giá
Đấu thầu
Một người bán, nhiều người mua
Một người mua, nhiều người bán
Tự do cạnh tranh theo các điều kiện mà người bán quy định trước Điều kiện do người mua quy định trước
Tiến hành tại một địa điểm, thời gian quy định trước


4
3. Giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa
- Sở giao dịch hàng hóa: là những thị trường giao dịch đặc biệt, diễn ra thường xuyên tại một địa điểm cố định, tại đó bằng hợp đồng mẫu
của Sở, thông qua người môi giới của Sở, các thương nhân sẽ mua bán những lượng hàng hóa có giá trị lớn và thường là mua khống bán
khống để thu chênh lệch giá
- Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng
nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được
thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai
- Đặc điểm:
+ thị trường, thời gian và thể lệ được quy định sẵn
+ thường mua khống, bán khống để hưởng chênh lệch giá
+ hàng hóa thường có khối lượng lớn, nhu cầu cao và dễ tiêu chuẩn hóa
4. Gia công quốc tế
- Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của
bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao

- Gia công quốc tế là một hoạt động gia công thương mại có yếu tố nước ngoài
- Đặc điểm:
+ Quyền sở hữu không thay đổi
+ Tiền công tương đương với lượng hao phí làm ra sản phẩm
+ Được hưởng các ưu đãi về thuế và thủ tục hải quan
- Ưu điểm:
+ Đối với bên đặt gia công: lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công
+ Đối với bên nhận gia công: giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ
mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc
- Ưu điểm của hình thức gia công xuất khẩu mặt hàng may mặc đối với VN
• Thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm may mặc xuất khẩu
• Vốn đầu tư cho sản xuất ít
• Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động VN
• Học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu bao bì, sản phẩm….
• Tận dụng được nguồn nhân công rẻ trong nước và các nguyên vật liệu phụ rẻ trong nước (vải vóc, kim chỉ …)
5. Giao dịch tái xuất/Kinh doanh tái xuất
- Kinh doanh tái xuất là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang nước khác những hàng hóa đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua chế
biến ở nước tái xuất
- Kinh doanh tái xuất bao gồm kinh doanh chuyển khẩu và kinh doanh tạm nhập – tái xuất
- Kinh doanh tạm nhập – tái xuất hay tái xuất theo đúng nghĩa của nó là hình thức trong đó hàng hóa đi từ nước XK đến nước tái xuất, rồi
lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước NK. Ngược chiều với sự vận động của hàng hóa là sự vận động của đồng tiền: nước tái
xuất trả tiền cho nước XK và thu tiền của nước NK
- Chuyển khẩu là hình thức kinh doanh trong đó hàng hóa của nước XK trực tiếp sang nước NK. Nước tái xuất trả tiền cho nước XK và
thu tiền của nước NK.
- Luật thương mại 2005 của VN quy định:
+ Tạm nhập – tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của PL vào VN, có làm thủ tục NK vào VN và làm thủ tục XK chính hàng hóa đó ra khỏi VN
+ Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN được
coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của PL, có làm thủ tục XK ra khỏi VN và làm thủ tục NK lại chính hàng hóa đó vào VN
+ Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ VN mà

không làm thủ tục NK vào VN và không làm thủ tục XK ra khỏi VN
- Note: phân biệt các hình thức tạm nhập – tái xuất với quá cảnh . Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của
tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ VN, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận
tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.
- So sánh gia công và tạm nhập tái xuất
Gia công quốc tế
Nhận nguyên liệu chế biến thành hàng hóa
XK lại nước mà mình nhập về

Tạm nhập tái xuất
Nhận hàng hóa về, xuất chính hàng hóa đó
Không nhất thiết là phải XK sang nước mình nhập về có thể là nư
thứ 3


5
6. Giao dịch tại hội chợ và triển lãm
- Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất
định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa, hợp đồng dịch vụ
- Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động thương mại theo đó thương nhân kinh doanh dịch vụ này cung ứng dịch
vụ tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân khác, để nhận thù lao dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm thương
mại.
- Quyền tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại:
• Thương nhân VN
• Chinh nhánh của thương nhân VN
• Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại VN
• Văn phòng đại diện của thương nhân
• Thương nhân nước ngoài
- Hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải được tái xuất trong thời hạn 30 ngày

- Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài là 1 năm
7. Thương mại điện tử
- Thương mại điện tử (E – commerce) là phương thức thương mại được thực hiện bằng phương tiện điện tử
- Ưu điểm:
• Giúp DN nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác
• Giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và tiếp thị
• Giảm thời gian và chi phí giao dịch
• Tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại
• Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa
- Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu và được nhà nước thừa nhận giá trị pháp lý của nó
- Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp
đồng
Chương 2: Hợp đồng thương mại quốc tế

1. Khái niệm, đặc điểm của HĐ TMQT
- Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp lý nào đó.
-

Hợp đồng thương mại là hợp đồng được giao kết giữa các thương nhân với nhau nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một hành vi
thương mại nào đó
Hợp đồng TMQT là hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài tham gia
Đặc điểm:
• Chủ thể của quan hệ hợp đồng TMQT có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau hoặc có nơi cư trú khác nhau
• Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được di chuyển từ khu vực pháp lý này đến khu vực pháp lý khác
• Đồng tiền để tính giá và thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên
• Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế là các điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và pháp luật của các
quốc gia
- Note: hợp đồng TMQT được coi là có hiệu lực trong những trường hợp nào?
• Chủ thể phải là các thương nhân
• Các bên tham gia giao kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện

• Nội dung hợp đồng phải hợp pháp và không trái với đạo đức kinh doanh
• Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật
3. Cấu trúc của HĐ TMQT
Một hợp đồng TMQT thường được cấu trúc thành 5 nhóm nội dung chính:

-

Tên và số hiệu hợp đồng
Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng
Phần mở đầu (tên, địa chỉ các chủ thể tham gia hợp đồng)
Phần nội dung chính bao gồm các điều khoản chính của hợp đồng


6
- Đại diện của các bên ký kết ký tên và đóng dấu
4. Nội dung cơ bản các điều khoản của hợp đồng TMQT
Nội dung cơ bản của HĐ TMQT chính là các điều khoản được thỏa thuận giữa các bên
• Điều khoản về tên hàng: giúp các bên xác định được loại hàng cần mua bán, do đó điều khoản này phải được diễn tả thật chính
xác
• Điều khoản về phẩm chất: là điều khoản phản ánh mặt chất lượng của hàng hóa. Xác định cụ thể phẩm chất của sản phẩm là cơ
sở để xác định giá cả hàng hóa và giúp mua được hàng hóa đúng yêu cầu
• Điều khoản về số lượng: xác định số lượng thực tế hàng hóa sẽ được mua bán
 Trọng lượng cả bì: áp dụng khi trọng lượng hoặc trị giá của bao bì quá nhỏ so với trọng lượng hoặc trị giá của lô hàng,
hoặc đối với những mặt hàng không thể tách rời khỏi bao bì – phương pháp phổ biến
 Trọng lượng tịnh: áp dụng trong trường hợp trọng lượng hoặc trị gí của bao bì khác xa so với trọng lượng hoặc trị giá
của lô hàng
 Trọng lượng thương mại: là trọng lượng của hàng hóa ở độ ẩm tiêu chuẩn. áp dụng cho những mặt hàng dễ hút ẩm, có
độ ẩm không ỏn định, giá trị kinh tế tương đối cao( bông, đay, len, tơ tằm…)
• Điều khoản giao hàng: xác định thời hạn, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng
• Điều khoản về giá cả: đơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương pháp quy định giá cả, giảm giá (nếu có), điều kiện cơ sở giao

hàng tương ứng.
• Điều khoản thanh toán: quy định về đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, hình thức trả tiền, các chứng từ làm căn cứ để trả
tiền
• Bao bì và ký mã hiệu: yêu cầu chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì và giá cả bao bì
• Điều khoản về bảo hành
• Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại: quy định những biện pháp chế tài khi hợp đồng không được thực hiện
 Phạt chậm giao hàng
 Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng
 Phạt do chậm thanh toán
 Phạt trong trường hợp hủy hợp đồng
• Điều khoản về bảo hiểm: ai phải chịu trách nhiệm và chi phí mua bảo hiểm, mức mua bảo hiểm là bao nhiêu
• Bất khả kháng (điều khoản miễn trách)
• Khiếu nại
• Trọng tài: trọng tài nào giải quyết, luật áp dụng giải quyết tranh chấp, địa điểm tiến hành …
Câu hỏi: việc lựa chọn đồng tiền tính toán phụ thuộc các yếu tố nào:

-

Tính chất các quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế giữa hai nước có chủ thể tham gia quan hệ XNK
Tương quan lực lượng giữa 2 bên trên thị trường quốc tế
Vị trí của đồng tiền trên thị trường quốc tế
Thông lệ và tập quán buôn bán quốc tế
Các đồng tiền thường được sử dụng: USD, EUR, SDR…
5. Phân loại các quy tắc (điều kiện) của Incoterms
- Theo phương thức vận tải
• Mọi phương thức vận tải: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP
• Vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa: FAS, FOB, CFR, CIF
- Theo quyền vận tải và nơi giao hàng
• Nhóm E – Xuất phát: người bán chỉ có nghĩa vụ chuẩn bị hàng sẵn sàng để giao cho người mua tại cơ sở của mình
• Nhóm F – Cước phí chặng chuyên chở chính chưa trả: người bán phải giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định

• Nhóm C – Cước phí chặng chuyên chở chính đã trả: người bán phải ký hợp đồng vận tải mà không chịu rủi ro về mất mát hay
hư hỏng đối với hàng hóa hay những chi phí phát sinh do các trường hợp xảy ra sau khi bốc hàng và gửi hàng
• Nhóm D – Đến nơi: người bán phải chịu mọi chi phí và rủi ro cần thiết để đưa hàng hóa đến nơi đến
Nhóm
E
F
C
D

Quyền vận tải
Người mua
Người mua
Người bán
Người bán

Nơi giao hàng
Cơ sở của người bán
Cơ sở của người bán/ Nơi xuất phát
Nơi xuất phát
Nơi đến


7
6. Quy tắc


8
-

-


-

-

-

Điều kiện EXW (Ex work): giao hàng tại xưởng
• Nghĩa vụ của người bán
 Chuẩn bị hàng, giao hàng
 Giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa
 Không chịu chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải
 Giúp người mua khi người mua yêu cầu để XK chứ không có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan XK
• Nghĩa vụ của người mua
 Trả tiền hàng, chịu mọi chi phí và rủi ro kể từ khi nhận hàng tại cơ sở của người bán hoặc tại một nơi quy định khác
 Làm thủ tục và chịu các chi phí để thực hiện thông quan XK, quá cảnh, NK hàng hóa
• Điểm phân chia rủi ro: rủi ro chuyển sang người mua tại nơi giao hàng quy định
Điều kiện FCA (Free carrier): giao hàng cho người vận tải
• Nghĩa vụ của người bán
 Giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định
 Bốc hàng lên phương tiện vận tải tại địa điểm giao hàng (nếu đó là tại cơ sở người bán)
 Làm thủ tục XK
 Giao cho người mua các bằng chứng đã giao hàng cho người chuyên chở
• Nghĩa vụ của người mua
 Trả tiền hàng
 Chỉ định phương tiện chuyên chở hàng hóa và chịu chi phí vận tải
 Bốc (dỡ) hàng tại địa điểm đi nếu địa điểm đó nằm ngoài cơ sở của người bán
 Làm thủ tục NK
• Điểm phân chia rủi ro: rủi ro chuyển sang người mua tại nơi giao hàng quy định
• Note: khi hàng đóng trong container có đặc thù là người bán phải giao hàng cho người chuyên chở tại điểm tập kết nên

dùng FCA
Điều kiện FAS (Free Alongside Ship): giao dọc mạn tàu
• Nghĩa vụ của người bán:
 Đưa hàng hóa ra cảng, đặt hàng dọc mạn con tàu do người mua thuê
 Làm thủ tục XK
 Giao cho người mua các chứng từ có liên quan
• Nghĩa vụ của người mua:
 Trả tiền hàng
 Thuê tàu, trả cước phí vận tải chính
 Làm thủ tục NK
• Điểm phân chia rủi ro: rủi ro về mất mát hay hưu hỏng hàng hóa chuyển sang người mua khi hàng hóa dọc mạn tàu
Điều kiện FOB (Free on Board): giao lên tàu
• Nghĩa vụ của người bán
 Giao hàng lên tàu do người mua chỉ định
 Làm thủ tục XK
 Giao cho người mua các bằng chứng đã giao hàng lên tàu
 Chịu chi phí bốc hàng lên tàu theo tập quán của cảng nếu chi phí này chưa nằm trong tiền cước
• Nghĩa vụ của người mua
 Trả tiền hàng
 Chỉ định tàu chuyên chở hàng và trả cước
 Chịu chi phí bốc hàng lên tàu nếu chi phí này được tính vào trong tiền cước
• Điểm phân chia rủi ro: rủi ro về mất mát hay hưu hỏng hàng hóa chuyển sang người mua khi hàng hóa ở trên tàu
Điều kiện CFR (Cost and freight): tiền hàng cộng cước
• Nghĩa vụ của người bán
 Thuê tàu và trả cước vận tải chính
 Làm thủ tục XK
 Giao hàng lên tàu
 Trả phí bốc hàng lên tàu và chi phí dỡ hàng nếu chi phí này nằm trong cước vận tải chính
 Giao cho người mua các chứng từ liên quan
• Nghĩa vụ của người mua



9
 Trả tiền hàng theo hợp đồng đã thỏa thuận
 Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong cước vận tải chính
 Làm thủ tục NK

-

-

-

-

-

• Điểm phân chia rủi ro: rủi ro về mất mát hay hưu hỏng hàng hóa chuyển sang người mua khi hàng hóa ở trên tàu
Điều kiện CIF (Cost, insurance and Freight): tiền hàng + bảo hiểm + cước
• Nghĩa vụ của người bán
 Thuê tàu và trả cước vận tải chính
 Làm thủ tục XK
 Giao hàng lên tàu
 Trả phí bốc hàng lên tàu và chi phí dỡ hàng nếu chi phí này nằm trong cước vận tải chính
 Mua bảo hiểm cho hàng hóa (ở mức tối thiểu)
 Giao cho người mua các chứng từ liên quan
• Nghĩa vụ của người mua
 Trả tiền hàng theo hợp đồng đã thỏa thuận
 Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong cước vận tải chính
 Làm thủ tục NK

• Điểm phân chia rủi ro: rủi ro về mất mát hay hưu hỏng hàng hóa chuyển sang người mua khi hàng hóa ở trên tàu
Điều kiện CPT (Carriage Paid To): cước trả tới đích
• Nghĩa vụ của người bán
 Giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định
 Bốc hàng lên phương tiện vận tải tại địa điểm giao hàng
 Thuê phương tiện vận tải và trả cước phí chuyên chở hàng tới địa điểm đích quy định
 Làm thủ tục XK
 Giao cho người mua các bằng chứng đã giao hàng cho người chuyên chở
• Nghĩa vụ của người mua
 Trả tiền hàng
 Làm thủ tục NK
• Điểm phân chia rủi ro: rủi ro chuyển sang người mua tại nơi giao hàng quy định
Điều kiện CIP (Carriage, insurance Paid To): cước, bảo hiểm trả tới đích
• Nghĩa vụ của người bán
 Giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định
 Bốc hàng lên phương tiện vận tải tại địa điểm giao hàng
 Thuê phương tiện vận tải và trả cước phí chuyên chở hàng tới địa điểm đích quy định
 Mua bảo hiểm cho hàng hóa
 Làm thủ tục XK
 Giao cho người mua các bằng chứng đã giao hàng cho người chuyên chở và chứng từ bảo hiểm
• Nghĩa vụ của người mua
 Trả tiền hàng
 Làm thủ tục NK
• Điểm phân chia rủi ro: rủi ro chuyển sang người mua tại nơi giao hàng quy định
• Note: nên dùng CIP khi hàng trong container
Điều kiện DDP (Delivered Duty Paid): giao tại đích đã nộp thuế
• Nghĩa vụ của người bán: thực hiện mọi nghĩa vụ, chịu mọi chi phí và rủi ro để đưa hàng đến địa điểm đích quy định
• Nghĩa vụ của người mua: trả tiền hàng
• Điểm phân chia rủi ro: địa điểm đích quy định
Note: chỉ nên sử dụng DDP khi người bán có khả năng trực tiếp hay gián tiếp thông quan NK

Điều kiện DAT: giao tại bến
• Người bán
 Làm thủ tục thông quan XK
 Đã được dỡ xuống từ phương tiện vận tải
 Giao các chứng từ liên quan
• Người mua:
 Thanh toán tiền hàng


10
 Làm thủ tục NK
Điểm phân chia rủi ro: hàng hóa được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải giao vào quyền định đoạt của người mua tại một ga cụ
thể ở cảng cụ thể hoặc điểm đích đến cụ thể
- Điều kiện DAP: giao tại nơi đến
• Người bán:
 Làm thủ tục thông quan XK
 Đưa hàng đến nơi chỉ định, trên phương tiện vận tải sẵn sàng dỡ hàng
 Chịu chi phí dỡ hàng tại nơi quy định nến chi phí này nằm trong hợp đồng vận tải
 Giao chứng từ liên quan
• Người mua
 Thanh toán tiền hàng
 Làm thủ tục thông quan NK
• Điểm phân chia rủi ro: hàng hóa trên phương tiện vận tải đến, giao vào quyền định đoạt của người mua, trong tình trạng sẵn
sàng dỡ xuống, tại điểm đích cụ thể
• Note: dùng DAP khi muốn người mua chịu mọi rủi ro và chi phí thông quan NK
7. Vì sao trong thực tế kinh doanh, các DN thường muốn bán FOB và mua CFR hoặc CIF
Đó là do thói quen (tập quán xấu). Trong thực tế kinh doanh, các DN hiểu nhầm phạm vi trách nhiệm giữa người bán và người mua,
giữa các điều kiện giao dịch cổ điển FOB, CFR và CIF. Các DN không thấy hết được ý nghĩa của việc “giành quyền vận tải”. Đồng thời
còn do các nguyên nhân chủ quan: do đội tàu buôn trong nước phát triển chưa đáp ứng kịp với sự phát triển buôn bán quốc tế, trình độ
nghiệp vụ vận tải, đặc biệt là nghiệp vụ thuê tàu còn hạn chế.

8. Lợi thế nếu tận dụng được cơ hội sử dụng đồng tiền trong nước để thanh toán hàng NK
- Không phải dùng ngoại tệ để chi trả
- Có thể tránh được những rủi ro phát sinh từ những biến động tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ
- Nâng cao uy tín của đồng tiền quốc gia trên trường quốc tế



11
Chương 3: vận tải và giao nhận trong TMQT

1. Vì sao nói vận tải là một ngành sản xuất đặc biệt
Vì sản xuất trong vận tải không có đối tượng lao động mà chỉ có đối tượng chuyên chở. Sản xuất trong VT không tạo ra sản phẩm mới,
chỉ tạo ra một loại sp đặc biệt – sp vận tải. Sản xuất trong VT không làm thay đổi hình dạng, kích thước và tính chất lí hóa của chúng.
Sản phẩm VT là sự di chuyển vị trí của đối tượng chuyên chở, nó cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng. sản phẩm VT không
có hình dạng, kích thước cụ thể, không tồn tại ngoài quá trình sản xuất ra nó. Sản phẩm VT không có khoảng cách về thời gian giữa sx
và tiêu dùng, nó được sx và tiêu dùng cùng 1 lúc, khi sx kết thúc thì sp VT cũng được tiêu dùng ngay
2. Vị trí, đặc điểm của phương thức vận tải đường biển
- Ưu điểm:
• Năng lực vận chuyển lớn
• Thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong TMQT. Đặc biệt thích hợp và hiệu quả trong việc chuyên chở
các loại hàng có khối lượng lớn và giá trị thấp như than đá, quặng, ngũ cốc, phốt phát và dầu mỏ
• Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp
• Giá thành vận tải đường biển thấp
- Nhược điểm:
• Phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, điều kiện hàng hải
• Tốc độ của các loại tàu biển tương đối thấp so với tốc độ của một số phương tiện vận tải khác
3. Các phương thức thuê tàu
- Phương thức thuê tàu chợ (Liner chartering)
• Khái niệm: tàu chợ là loại tàu chở hàng, chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định và theo
một lịch trình định trước

• Đặc điểm:
 Thường chở hàng bách hóa có khối lượng nhỏ
 Cấu trúc tàu phức tạp, tốc độ chạy tương đối nhanh, có trang thiết bị bốc dỡ riêng
 Điều kiện chuyên chở được quy định in sẵn trên vận đơn
 Cước phí do các hãng tàu đưa ra công bố trên đường cước
 Chỉ ghé vào làm việc ở cảng một số ngày nhất định rồi quay ra nên không quy định về ngày xếp dỡ, thưởng phạt xếp
dỡ
 Chứng từ điều chỉnh các mối quan hệ trong thuê tàu chợ là Vận đơn đường biển (B/L)
- Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage Chartering)
• Khái niệm: tàu chuyến là tàu không chạy thường xuyên trên một tuyến nhất định, không ghé qua những cảng nhất định và
không theo một lịch trình định trước
• Đặc điểm:
 Thường chở hàng có khối lượng lớn và tính chất hàng hóa tương đối thuần nhất
 Có cấu tạo đơn giản, tốc độ chạy chậm hơn tàu chợ, không có trang thiết bị xếp dỡ riêng
 Điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí xếp dỡ được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê tàu do 2 bên thỏa thuận ký
kết
 Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên là Hợp đồng thuê tàu chuyến (C/P) và Vận đơn đường biển (B/L)
- Phương thức thuê tàu định hạn (Time Chartering)
• Khái niệm: thuê tàu định hạn hay còn gọi là thuê tàu theo thời hạn là việc chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ con tàu, có
thể gồm cả một thuyền bộ (Thuyền trưởng và tập thể thủy thủ) hoặc không, để kinh doanh chuyên chở hàng hóa trong một thời
gian nhất định, còn người thuê tàu phải trả tiền thuê tàu và các chi phí hoạt động của con tàu.
• Đặc điểm:
 Người thuê tàu được quyền quản lý và sử dụng con tàu trong một thời gian nhất định
 Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu là hợp đồng thuê tàu định hạn (Time charter)
 Người thuê tàu phải trả cho chủ tàu tiền thuê (Hire) chứ không phải tiền cước (Freight)
 Chủ tàu không đóng vai trò là người chuyên chở
4. Phân biệt thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến
Thuê tàu chợ
Tàu chạy theo một lịch trình công bố trước
Chứng từ điều chỉnh các mqh trong thuê tàu là Vận đơn đường biển

Chủ hàng không được tự do thỏa thuận các điều kiện, điều khoản

Thuê tàu chuyến
Tàu không chạy theo lịch trình cố định
Chứng từ điều chỉnh các mqh trong thuê tàu là hợp đồng thuê tàu v
Vận đơn đường biển
Người thuê tàu có thể tự do thỏa thuận, mặc cả về các đk chuyên c


12
chuyên chở
Chủ tàu đóng vai trò là người chuyên chở
Cước phí thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ hàng và được tính toán
theo biểu cước của hãng tàu

Chủ tàu có thể đóng vai là người chuyên chở hoặc không
Cước phí có thể gồm cả chi phí xếp dỡ hay không là do thỏa thuận
hai bên

5. Hợp đồng thuê tàu chuyến
- Hợp đồng thuê tàu chuyến là một văn bản, trong đó chủ tàu hay người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ một cảng này để
-

giao cho người nhận hàng tại một cảng khác, còn người thuê tàu cam kết trả cước phí theo mức hai bên đã thỏa thuận
Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu chuyến
• Chủ thể
 Người cho thuê
 Người thuê
• Quy định về tàu
 Tên tàu

 Quốc tịch của tàu
 Chất lượng tàu
 Trọng tải toàn phần
 Dung tích đăng ký toàn phần và dung tích đăng ký tịnh
 Mớn nước
• Quy định về thời gian: thời gian tàu đến cảng xếp hàng (Laydays)
• Quy định về hàng hóa:
 Tên hàng
 Bao bì đóng gói
 Ký mã hiệu hàng hóa
 Số lượng hàng gửi
 Trách nhiệm cung cấp hàng đầy đủ
• Quy định cảng:
 Làm hàng tại 1 cảng hay nhiều cảng phải thể hiện rõ trong HĐ
 Cầu, cảng phải an toàn: cầu cảng có độ sâu thích hợp đề tàu có thể ra vào, neo đậu một cách an toàn. Cảng xếp dỡ còn
phải an toàn về mặt chính trị, tức là không có chiến tranh, chiến sự xảy ra và nếu có thì chủ tàu không chịu trách
nhiệm về những thiệt hại do chiến tranh, chiến sự đó
Note: nếu hợp đồng đã kí điều khoản Cảng phải an toàn mà xảy ra đột biến gây tổn thất thì ai chịu trách nhiệm:
 Nếu hàng đã mua bảo hiểm (điều khoản bảo hiểm đặc biệt, điều khoản bảo hiểm riêng) thì sẽ được công ty bảo hiểm
bồi thường tổn thất
 Nếu hàng không mua bảo hiểm theo điều khoản bảo hiểm đặc biệt thì chủ hàng phải chịu. người chuyên chở không
chịu trách nhiệm về những tổn thất này
 Quy định về cước phí và thanh toán cước phí
 Mức cước
 Đơn vị tính cước
 Số lượng hàng tính cước
- Tính cước theo lượng hàng thực xếp lên tàu tại cảng đi
- Tính cước theo lượng hàng thực giao tại cảng đến
 Thời gian thanh toán cước
• Quy định về chi phí xếp, dỡ

 Theo điều khoản tàu chợ: chủ tàu phải chịu trách nhiệm và chi phí về việc xếp hàng lên tàu, sắp xếp hàng hóa trong
hầm tàu, chèn lót và dỡ hàng
 Theo đièu khoản miễn xếp dỡ: chủ tàu được miễn trách nhiệm và chi phí về việc xếp hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu
 Theo điều khoản miễn xếp hàng: chủ tàu được miễn trách nhiệm và chi phí về việc xếp hàng lên tàu ở cảng đi
 Theo điều khoản miễn dỡ hàng: chủ tàu được miễn trách nhiệm và chi phí về việc dỡ hàng khỏi tàu ở cảng đến
• Quy định về thời gian làm hàng
• Quy định về thưởng/phạt xếp dỡ
 Nếu người thuê tàu xếp dỡ hàng hóa muộn hơn thời gian quy định của hợp đồng thì bị chủ tàu phạt một khoản tiền gọi
là tiền phạt xếp dỡ hàng chậm
 Nếu người thuê tàu hoàn thành việc xếp dỡ hàng hóa sớm hơn thời gian quy định trong hợp đồng thì được chủ tàu
thưởng một khoản tiền gọi là tiền thưởng xếp dỡ nhanh


13
• Các điều khoản khác
6. Vận đơn đường biển
- Kn: vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện người chuyên chở phát
-

-

-

hành cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp
3 chức năng cơ bản của vận đơn đường biển:
• Là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở: vận đơn là bằng chứng hiển nhiên của việc người chuyên chở đã nhận
hàng để chở. Vận đơn chứng minh cho số lượng, khối lượng, tình trạng bên của hàng hóa đã được giao. Khi đã phát hành,
người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hàng trong quá trình chuyên chở, đồng thời có trách nhiệm giao hàng
tại cảng đến và thu hồi vận đơn.
• Là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu (chứng từ sở hữu) những hàng hóa ghi trên vận đơn: ai có vận đơn trong tay, người đó

có quyền đòi sở hữu hàng hóa ghi trên đó. Do có tính chất sở hữu nên vận đơn là một chứng từ lưu thông được. người ta có thể
mua bán, chuyển nhượng hàng hóa ghi trên vận đơn bằng cách mua bán, chuyển nhượng vận đơn.
• Là bằng chứng của hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa các bên: mặc dù bản thân vận đơn đường biển không phải là một hợp
đồng vận tải, vì nó chỉ có chữ ký của một bên, nhưng vận đơn có giá trị như một hợp đồng vận tải đường biển. nó không những
điều chỉnh mqh giữa người gửi hàng với người chuyên chở, mà còn điều chỉnh mqh giữa người chuyên chở và người nhận hàng
hoặc người cầm vận đơn. Toàn bộ nội dung trên đó là bằng chứng giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa người phát hành
và người cầm giữ.
Phân loại:
• Căn cứ tình trạng xếp dỡ:
 Vận đơn đã xếp hàng: là vận đơn do người chuyên chở hoặc đại diện người chuyên chở cấp khi hàng hóa đã xếp lên
tàu. Là tiêu chí để ngân hàng chấp nhận thanh toán
 Vận đơn nhận để xếp: là vận đơn phát hành sau khi người chuyên chở nhận hàng và cam kết sẽ chuyên chở hàng hóa
bằng chính con tàu đã ghi trên vận đơn
• Căn cứ vào khả năng lưu thông
 Vận đơn theo lệnh: là vận đơn trên đó không ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng mà ghi theo lệnh của ai đó. Nếu k
ghi rõ thì hiểu đó là người gửi hàng. Có đặc điểm có thể chuyển nhượng bằng phương pháp ký hậu thông thường
 Vận đơn đích danh: là vận đơn mà trên đó có ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng. Không chuyển nhượng được
theo tập quán thông thường (bằng ký hậu hoặc mua bán trao tay)
 Vận đơn vô danh: là vận đơn trên đó không ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng cũng không ghi theo lệnh của ai.
Chuyển nhượng bằng cách trao tay, rủi ro rất cao.
• Căn cứ vào phê chú trên vận đơn
 Vận đơn hoàn hảo: là loại vận đơn không có phê chú xấu của thuyền trưởng về hàng hóa cũng như tình trạng của hàng
hóa lúc giao.
 Vận đơn không hoàn hảo: …. Có phê chú xấu …
• Căn cứ vào hành trình vận chuyển
 Vận đơn đi thẳng: vận đơn phát hành khi hành trình của hàng không có chuyển tải dọc đường
 Vận đơn chở suốt: … có chuyển tải ở cảng dọc đường
 Vận đơn đa phương thức: hàng hóa được chuyên chở từ nơi đi đến nơi đến bằng 2 hay nhiều phương thức vận tải khác
nhau
• Căn cứ phương thức thuê tàu:

 Vận đơn tàu chợ
 Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu
• Căn cứ vào giá trị sử dụng
 Vận đơn gốc: vận đơn trên đó có in hoặc đóng dấu chữ Original. Rất có giá trị, dùng để nhận hàng, thanh toán tiền
hàng, mua bán chuyển nhượng. số lượng hạn chế theo yêu cầu của người gửi hàng, thường là 3 bộ
 Vận đơn copy: trên vận đơn có in hoặc đóng dấu chữ Copy. Dùng làm các thủ tục hành chính, lưu giữ chứng từ hoặc
theo dõi hàng hóa
Nội dung của vận đơn:
• Nội dung ở mặt trước
 Thông tin liên quan đến các bên
 Thông tin về chính tờ vận đơn đường biển: tiêu đề, tính chất, số bản gốc
 Thoong tin về tàu vận chuyển và hành trình
 Thông tin về việc bốc xếp hàng hóa
 Thông tin về cước phí
 Các thông tin liên quan đến hàng hóa: tên hàng, quy cách phẩm chất, quy cách kĩ thuật, số lượng, trọng lượng …


14


 Dự kháng của thuyền trưởng ở cảng xếp hàng
Nội dung ở mặt sau
 Các khái niệm
 Trách nhiệm của người chuyên chở, miễn trách của người chuyên chở
 Xếp, dỡ và giao hàng
 Cước phí và phụ phí
 Điều khoản về cắm giữ hàng, chậm giao hàng, về tổn thất chung
 Điều khoản về chiến tranh, đình công
 Xếp hàng trên boong và súc vật sống
 Hàng đặc biệt, hàng nguy hiểm

 Điều khoản mô tả hàng hóa

Chương 4: Bảo hiểm trong thương mại quốc tế:

1. Bảo hiểm là gì: Bảo hiểm(bảo hiểm kinh doanh) là phương pháp chuyển gao rủi ro được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm,trong đó bên
mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm còn doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm.
2. Người bảo hiểm: là các doanh nghiệp bảo hiểm-người mở các dịch vụ bảo hiểm, đứng ra thu các khoản phí nhỏ của số đông tổ chức, cá
nhân tham gia bảo hiểm để chi trả cho số ít tổ chức, cá nhân đã tham gia bảo hiểm gặp rủi ro.
3. Người được bảo hiểm: là các cá nhân tổ chức có nhu cầu tham gia bảo hiểm.
4. Rủi ro trong thương mại quốc tế:
Rủi ro trong thương mại quốc tế là những sự kiện không chắc chắn, xảy ra với kết quả không mong đợi và có khả năng gây ra tổn
thất.Đứng trước việc đối mặt với các rủi ro có các phương pháp chủ yếu sau: né tránh rủi ro, tự bảo hiểm, phòng tránh rủi ro, chuyển
giao rủi ro.Trong đó,bảo hiểm là một biện pháp chuyển giao rủi ro.
Trong thương mại quốc tế thường gặp các rủi ro sau:
• Rủi ro trong lựa chọn đối tác: lựa chọn đối tác là khâu quan trọng, quyết định việc thành bại trong thương mại quốc tế.Đây là
công việc ẩn chứa nhiều rủi ro như: đôi tác không có năng lực kí kết và thực hiện hợp đồng,lừa đảo….
• Rủi ro trong đàm phán hợp đồng: đàm phán trong hợp đồng thương mại quốc tế gồm nhiều giai đoạn và rủi ro có thể xuất hiện
trong mọi giai đoạn của quá trình đàm phán.Muốn phòng tránh rủi ro thì phải làm tốt từ khâu chuẩn bị đàm phán như: chuẩn bị
kĩ về thông tin,năng lực, thời gian, địa điểm, phương án, chiến lược …trong đàm phán.
• Rủi ro trong soạn thảo, kí kết hợp đồng: biểu hiện như hợp đồng có nhiều sơ hở, gây bất lợi, thiệt hại cho bên kí hợp đồng,
thậm chí không thực hiện được hợp đồng.Những sơ hở này có thể có trong mọi phần,mọi điều khoản,điều kiện của hợp đồng.


15


Rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất, nhập khẩu:
 Rủi ro trong thanh toán.
 Rủi ro trong khâu làm thủ tục XNK như xin giấy phép,làm thủ tục hải quan.

 Rủi ro trong khâu chuẩn bị hàng xuất khẩu.
 Rủi ro trong khâu thuê phương tiện vận tải
 Rủi ro trong khâu vận chuyển, đóng gói, bốp xếp, chuyển tải..
 Rủi ro trong khâu mua bảo hiểm cho hàng hóa
 Rủi ro trong khâu giao nhận hàng hóa
 Rủi ro trong khâu lập bộ chứng từ, kiểm tra bộ chứng từ
 Rủi ro trong khâu kiểm tra số lượng, chất lượng, giám định hàng hóa...
Khâu thanh toán tập trung nhiều rủi ro nhất trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương

5. Vì sao nguyên tắc bảo hiểm là phải trung thực tuyệt đối?
 Nguyên tăc trung thực tuyệt đối:người bảo hiểm phải công khai cho biết các điều kiện, nguyên tắc, thể lệ, thời hạn, phí bảo
hiểm…cho người tham gia bảo hiểm biết.Người tham gia bảo hiểm phải thông báo đầy đủ chi tiêt về đối tượng bảo hiểm, ko
giấu diếm và phải khai báo bổ sung khi có thay đổi về đối tượng bảo hiểm, về rủi ro….
6. Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm nghĩa là gì?
 Nguyên tắc thế quyền:người bảo hiểm sau khi bồi thường, có quyền đại diện cho người mua bảo hiểm để khiếu nại người thứ
3( trong bảo hiểm hàng hải, đó là người vận chuyển hay chính quyền cảng) bồi thường lại cho mình tổn thất mà người đó gây
nên.
7. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển:
Rủi ro hàng hải là toàn bộ những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển.
Phân loại rủi ro được chia làm 4 nhóm:
• Rủi ro thông thường được bảo hiểm:
 Nhóm rủi ro chính:

Mắc cạn:hiện tượng đáy tàu chạm sát đáy biển hoặc chướng ngại vật do một sự cố bất thường gây ra làm tàu không chạy được nữa
khiến hải trình bị thay đổi hoặc chấm dứt.Để đưa tàu ra khỏi cạn người ta thường sử dụng các biện pháp như dỡ hàng bắt buộc sang
cano,xà lan; ném bớt hàng; thuê tàu kéo…;nguyên nhận mắc cạn :bão lốc;thời tiết xấu,sa bồi….Phần lớn nguyên nhân gây mắc cạn
đều được bảo hiểm loại trừ trường hợp tàu cố ý đi vào nơi trái phép hoặc ko tuân thủ những quy định bắt buộc về lai dắt,hoa tiêu ở
cảng.Người bảo hiểm chỉ bồi thường cho chủ hàng những tổn thất trực tiếp:hàng hỏng do ướt nước, va đập làm hàng nứt vỡ, cong
bẹp, hàng hỏng do phải dỡ bắt buộc..


Đắm tàu:hiện tượng toàn bộ phần nổi của con tàu bị chìm xuống nước do một sự cố bất ngờ xảy ra khi tàu đang hành thủy hoặc neo
đậu.Nguyên nhân gây đắm:bão,sóng thần,trúng tên lửa, bom mìn…Người bảo hiểm ko chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp
chủ tàu cố tình đánh đắm tàu vì dụng ý xấu.Đắm tàu vì chiến tranh, vũ khí chiến tranh chỉ bảo hiểm khi có thỏa thuận riêng.Thông
thường, người bảo hiểm hàng hóa sẽ bồi thường tổn thất toàn bộ cho những lô hàng được bảo hiểm chở trên tàu bị đắm.Sau khi bồi
thường,người bảo hiểm được quyền nhận hoặc từ chối nhận quyền sở hữu lô hàng bảo hiểm.Nếu chủ hàng quyết định trục vơt hàng
hóa để trở về, người BH sẽ bồi thường cho chủ hàng chi phí cứu vớt, chi phí vận chuyển tiếp trong phạm vi số tiền bảo hiểm.

Đâm va: là hiện tượng phương tiện vận chuyển bị va chạm với một vật thể cố định hoặc di động như: cầu cảng, kè cống dàn khoan,
xà lan, cano….; nguyên nhân thường do:tầm quan sát hạn chế, sương mù,thời tiết xấu, tàu , xà lan, cano….; nguyên nhân thường
do:tầm quan sát hạn chế, sương mù,thời tiết xấu, tàu chaỵ nhanh…Người bảo hiểm hàng hóa sẽ bồi thường thiệt hại cho chủ hàng do
sự cố đâm va mà ko phải chờ đến khi có phán quyết của tòa án.Sau khi bồi thường,ngưởi bảo hiểm được quyền thu khoản bồi hoàn
về trách nhiệm đâm va liên quan do bên có lỗi bồi thường.

Cháy,nổ: hiện tượng oxi hóa có tỏa nhiệt cao gây ra bởi 1 sự cố bất ngờ không kiểm soát được xảy ra trên tàu.Nguyên nhân:thiên tai,
sơ suất của con người,do tự phát hoặc do bắt buộc nhằm dập tắt 1 ổ dịch…Người bảo hiểm hàng hóa nhận bảo hiểm rủi ro cháy và
bồi thường cho chủ hàng những tổn thất của hàng hóa do lửa, sức nóng, ám khói và do sự dụng các biện pháp chữa cháy.Riêng
trường hợp hàng cháy tự phát do nội tì, bảo hiểm chỉ chấp nhận bồi thường nếu hàng hóa này được xếp lên tàu trong điều kiện và
trạng thái thích hợp.Người bảo hiểm bồi thường tổn thất của hàng hóa bị cháy lây lan ngay cả khi xuất phát từ đám cháy tự phát của
lô hàng ko được bảo hiểm.
 Nhóm các rủi ro thông thường được bảo hiểm khác:
 Tàu mất tích: hiện tượng tàu ko đến cảng quy định và chủ tàu hoàn toàn ko nhận được tin tức về tàu sau một thời gian hợp lí.Ở VN,
quy định khoảng thời gian hợp lí là 3 lần thời gian hành trình,ko ít hơn 3 tháng( là 6 tháng nếu tin tức bị ảnh hưởng bởi chiến tranh,
quân sự).Hàng hóa trở trên tàu bị mất tích được coi là bị tổn thất toàn bộ thực tế.Sau khi tàu được nhà chức trách tuyên bố mất tích,
người bảo hiểm hàng hóa phải bồi thường thiệt hại của lô hàng được bảo hiểm trở trên tàu.Trường hợp tàu hàng được tìm thấy sau
khi bị tuyên bố mất tích và người bảo hiểm đã bồi thường cho chủ hàng, người bảo hiểm sẽ được quyền sở hữu số hàng còn lại trên
tàu với mọi sự may rủi của nó.


16
 Ném hàng xuống biển: ám chỉ hành động ném hàng hóa hoặc một phần thiết bị, dự trữ của tàu xuống biển để làm nhẹ tàu hoặc để

tránh 1 nguy cơ nguy hiểm khác nhằm cứu tàu, hàng khi gặp nạn.Nguyên nhân: tàu mắc cạn, bị lệch trọng tâm,thủng , bị tàu địch
đuổi…Ném bỏ xuống biển được coi là hành động hi sinh tự nguyện để cứu toàn bộ hành trình và thường được coi là hành động hi
sinh tổn thất chung.Người bảo hiểm ko chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hóa ném xuống biển trái với tập quán thương
mại và mọi trường hợp ném xuống biển vì hậu quả của những rủi ro loại trừ như:tính chất riêng của hàng,nội tì,khuyết tật vốn có của
hàng, châm trễ hành trình làm hỏng hàng.
 Cướp biển:là các toán cướp có trang bị vũ trang, tàu chuyên đi cướp bóc tàu bè qua lại.(kể cả trường hợp người trên bờ tràn xuống
cướp tàu, hành khách trên tàu cướp hàng)Rủi ro cướp biển giống rủi ro chiến tranh phải mua bảo hiểm riêng.
 Hành vi phi pháp của thủy thủ đoàn: ám chỉ ý đồ xảo trá lừa gạt,những hành động phạm pháp hay cố ý của thuyền trưởng, thủy thủ,
hay những người phục vụ trên tàu gây ra làm phương hại tới quyền lợi của chủ tàu, chủ hàng như:buôn lậu,lái tàu đi trệch hướng, làm
đắm tàu, cố ý gây hỏng hàng….Nếu hành vi phi pháp trên làm theo lệnh của chủ tàu, người thuê tàu hoặc những người này biết việc
làm sai trái mà ko ngăn chặn thì rủi ro này ko được bảo hiểm.
 Mất cắp và giap thiếu hàng: Mất cắp ám chỉ việc mất nguyên kiện hàng hoặc hàng hóa bên trong bao bì bị mất có dấu hiệu cậy phá
hoặc làm rách vỡ.Giao thiếu hàng là một số bao, kiện, thùng..hoặc 1 lô ko được giao tại cảng đến mà ko có dẫn chứng về nguyên
nhân tổn thất.Người được BH chỉ được bồi thường tổn thất này nếu chứng minh được số hàng này đã được xếp xuống tàu.
• Rủi ro phụ:
 Gỉ, cong, bẹp, vỡ, hấp hơi, nóng:
 Va đập:
 Lây hại, dây bẩn:Lây hại là hiện tượng hàng hóa bị hư hỏng do xếp gần hàng hóa có hương vị trái ngược hoặc do kí
sinh trùng từ hàng này lây sang hàng khác; lây bẩn là hiện tượng hàng hóa bị bẩn do sơn, phẩm, dầu mỡ ngấm qua bao
bì.
 Chuột bọ cắn: hiện tượng hàng hóa bị hư hỏng kém phẩm chất do bị ăn hại, bị cắn nát, nảy mầm do sự sinh trưởng và
hoạt động của côn trùng có trong hàng hóa hoặc có sẵn trên tàu
Thông thường các rủi ro trên được BH theo điều kiện bảo hiểm A hoặc điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro.
• Rủi ro riêng: là những rủi ro chỉ được bảo hiểm trong những hợp đồng có điều kiện bảo hiểm riêng.
 Chiến tranh: (kể cả nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa…) có thể khiến tàu, hàng bị bắt giữ, tịch thu , phá hủy; pham vi
bảo hiểm chỉ ở trên mặt nước.
 Đình công:gồm đình công, phá rối lao động,bạo loạn hay hành động khủng bố của người đình công…..hậu quả có thể
gây ra mất mát hay hư hại cho đối tượng bảo hiểm.
• Rủi ro được loại trừ: là rủi ro ko được bảo hiểm trong bất kì hợp đồng bảo hiểm nào và điều kiện bảo hiểm nào xuất phát từ cá
nguyên nhân:

 Hành vi xấu cố ý của người được BH
 Rò chảy thông thường,hao hut, hao mòn tự nhiên.
 Bao bì sai quy cách, ko thích hợp
 Chuẩn bị hàng ko đầy đủ, xếp hỏng lên tàu
 Châm trễ hành trình và hậu quả trực tiếp của nó
 Phương tiện vận chuyển ko đủ tiêu chuẩn,ko đủ khả năng
 Sự bất lực hay thiếu thốn về tài chính của người chuyên chở
Tổn thất là sự mất mát, hư hại do rủi ro gây nên.Phân loại tổn thất khi căn cứ vào quy mô, mức độ của tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa:
• Tổn thất toàn bộ: là sự mất mát, hư hỏng hoàn toàn hàng hóa được bảo hiểm:
 Tổn thất toàn bộ thực tế: là tổn thất toàn bộ, thực tế xảy ra ở một trong các trường hợp sau:
 Hàng bị phá hủy hoàn toàn
 Không còn khả năng lấy lại được hàng hóa( bị tước đoạt, tịch thu,bị đắm ko có khả năng trục vớt..)
 Hàng mất hoàn toàn giá trị sử dụng.
 Hàng chở trên tàu bị mất tích.
 Tổn thất toàn bộ ước tính:là dạng tổn thất ko thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hoặc nếu bỏ chi phí để cứu hàng,
sửa chữa, tu bổ lại và chở về cảng đích thì những chi phí này vượt quá giá trị hàng hóa tại đó.Muốn được bồi thường
người được bảo hiểm phải làm thủ tục thông báo từ bỏ hàng gửi cho người bảo hiểm.Thông báo từ bỏ thường được
làm văn bản va chỉ được sử dụng khi hàng hóa bị đặt trong tình thế tổn thất toàn bọ ước tính khi còn ở dọc đường.
• Tổn thất bộ phận : là sự mất mát, hư hỏng, giảm giá trị một phâng hàng hóa được bảo hiểm.:
 Hư hỏng hoàn toàn một phần hàng hóa
 Hàng bị giảm về trọng lượng
 Hàng bị giảm về số lượng
 Hàng bị giảm về thể tích
 Hàng bị giảm về giá trị


17
Muốn xác định tiền bồi thường phải xác định trị giá tổn thất bộ phận
Xét về nguồn gốc:
• Tổn thất riêng: là tổn thất chỉ gây thiệt hại cho riêng quyền lợi của một hoặc một số chủ hàng trên tàu và chỉ liên quan đến

quyền lợi của những chủ hàng và những người bảo hiểm cho những chủ hàng đó mà thôi.Tổn thất riêng do tai nạn, thiên tai bất
ngờ gây ra.Người BH bồi thường cả giá trị thiệt hại vật chất của tổn thất riêng và cả những chi phí liên quan làm giảm giá trị
tổn thất.Chi phí tổn thất riêng được bồi thường độc lập với giá trị tổn thất riêng và ko chịu miễn thường.
• Tổn thất chung:gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động tổn thất chung, đó là sự hi sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng và
chủ tàu nhằm cứu vãn an toàn cho tất cả quyền lợi chung trên hành trình khi có nguy cơ đe dọa.
Hành động tổn thất chung là hành động hy sinh tự nguyện, có chủ ý của con người nhằm đem lại an toàn chung cho toàn bộ
hành trình:
 Tàu gặp bão phải ném bớt hàng và vào cảng tránh bão.
 Có nguy cơ đắm, tự nguyện mắc cạn hoặc bỏ bớt hàng.
 Bị mắc cạn phải thuê xà lan dỡ hàng,ném hàng, hoặc thuê tàu kéo ra khỏi cạn.
 Tàu bị cháy phải bơm nước dập,nem hàng tránh lây lan.
Nguyên tắc xác định tổn thất chung :
 Phải có nguy cơ đe dọa thực sự cho toàn bộ hành trình.Hi sinh tổn thất chung phải ở trong diều kiện bất thường.
 Phải là hành động hi sinh tự nguyện, cố ý, có dụng ý của người trên tàu
 Sự hi sinh tài sản và các chi phí bỏ ra phải hợp lí.
 Hành động tổn thất chung phải đem lại an toàn cho tàu và hàng.


18
8. Phân biệt giữa tổn thất riêng và tổn thất chung
Nguyên nhân của tổn thất
Quyền lợi xảy ra khi tổn thất
Trách nhiệm của bảo hiểm

Tổn thất chung
Do hành động cố ý của con người vì an
toàn chung
Các bên phải đóng góp
Được bồi thường theo bất kì điều kiện
nào( A,B,C…)


Tổn thất riêng
Do trường hợp ngẫu nhiên, bất ngờ ngoài
ý muốn của con người
Ai bị người ấy chịu
Có được bồi thường hay ko còn tùy thuộc
vào loại rủi ro được bảo hiểm hay ko được
bảo hiểm

9. Hơp đồng bảo hiểm hàng hóa XNK
Là một văn bản trong đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất theo điều kiện bảo hiểm đã kí kết nếu
người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm.
Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa XNK:
• Hợp đồng bảo hiểm chuyến: cho một chuyến hàng vận chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác.
• Hợp đồng bảo hiểm bao: là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng của cùng 1 chủ hàng trong 1 thời gian nhất định( thường
là 1 năm).
Nôi dung của hợp đồng BHHH XNK:
 Tên, địa chỉ của 2 bên.
 Loại hàng hóa được bảo hiểm.
 Điều kiện bảo hiểm.
 Giá trị bảo hiểm của lô hàng
 Số tiền bảo hiểm
 Phí BH
 Tỉ lệ phí BH
 Nơi giám định
 Người và nơi nhận hồ sơ khiếu nại
 Điều khoản về bồi thường tổn thất.
10. Nếu xảy ra trường hợp vào thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm,rủi ro được bảo hiểm đã xảy ra hoặc ko có khả năng xảy ra
trong thực tế. Quyền lợi và trach nhiệm của người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm trong trường hợp này như thế nào?
 Người bảo hiểm ko phải bồi thường nhưng vẫn có quyền thu phí bảo hiểm.

 Người tham gia bảo hiểm ko được trả tiền bảo hiểm và vẫn phải nộp phí bảo hiểm
11. Trường hợp người bảo hiểm đã trả tiền bồi thường mà sau đó tàu biển lại thoát khỏi rủi ro hàng hải sẽ được giải quyết như thế
nào?
 Trường hợp người bảo hiểm đã trả tiền bồi thường mà sau đó tàu biển lại thoát khỏi rủi ro hàng hải thì người bảo hiểm có quyền
yêu cầu người được bảo hiểm tiếp tục sở hữu tàu biển đó và hoàn lại số tiền đã được bồi thường sau khi khấu trừ tiền bồi thường
tổn thất bộ phận của tàu biển với điều kiện tổn thất bộ phận đó là hậu quả trực tiếp của rủi ro hàng hải được bảo hiểm.
12. Giả sử tàu biển mất tích là tàu biển được bảo hiểm có thời hạn. Vậy trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm trong trường
hợp này là ntn?
 Trong trường hợp tàu biển mất tích là tàu biển được bảo hiểm có thời hạn, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu
đã nhận được tin cuối cùng về tàu biển trước khi kết thúc thời hạn bảo hiểm.Người bảo hiểm ko chịu trách nhiệm bồi thường nếu
chứng minh được tàu biển mất tích sau khi thời hạn bảo hiểm kết thúc.
Chương 5: Thanh toán trong thương mại quốc tế.(L/C).

1. Khái niệm:Tín dụng chứng từ hay thư tín dụng(L/C) là cam kết của một ngân hàng (ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của khách
2.





hàng(người xin mở L/C) về việc sẽ trả 1 số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng L/C), hoặc sẽ chấp nhận hối phiếu do người
thụ hưởng kí phát trong phạm vi số tiền đó, với điều kiện người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C.
Nội dung chủ yếu:
số hiệu L/C: mỗi L/C đều được đánh số, số hiệu này phải được thể hiện trên tất cả chứng từ của bộ chứng từ thanh toán.
Địa điểm mở L/C: là nơi mà ngân hàng phát hành L/C viết cam kết trả tiền cho người thụ hưởng.
Ngày mở L/C: là ngày ngân hàng phát hành L/C viết cam kết trả tiền cho người thụ hưởng,đồng thời cũng chính là ngày bắt đầu tính thời
hạn hiệu lực của L/C.
Loại thư tín dụng: có nhiều loại L/C; theo UCP 600 nếu ko ghi gì thì là loại L/C ko hủy ngang.



19









3.






4.




Các bên liên quan: tên, địa chỉ người yêu cầu mở L/C; người thụ hưởng L/C; ngân hàng phát hành; ngân hàng thông báo và các ngân
hàng khác nếu có:ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán, ngân hàng chiết khấu…
Thời hạn hiệu lực: tính từ ngày mở L/C đến ngày ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người thụ hưởng nếu người này xuất trình được
bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C phải được xác định một cách hợp lí thỏa mãn nguyên tắc sau:
 Thời hạn giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực và không trùng với ngày hết hiệu lực của L/C.
 Ngày phát hành L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lí, không trùng ngày giao hàng.
 Ngày hết hiệu lực phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lí.
Thời hạn giao hàng:là thời hạn quy định nhà xuất khẩu phải giao hàng cho nhà nhập khẩu kể từ khi L/C có hiệu lực.

Trị giá của thư tín dụng: là số tiền ngân hàng phát hành L/C cam kết thanh toán cho người thụ hưởng.
Các quy định về bộ chứng từ thanh toán: đây là căn cứ cho ngân hàng trả tiền người XK:
 Các loại chứng từ phải xuất trình: hối phiếu, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ, số
lượng…
 Số lượng chứng từ mỗi loại: ít nhất phải có 1 bản gốc.
 Yêu cầu về việc kí phát từng loại chứng từ: ai kí phát, kí phát cho ai.
Cam kết trả tiền của ngân hàng: nội dung quan trọng nhất của L/C, là sự đảm bảo của ngân hàng phát hành L/C đối với nhà xuất khẩu về
việc trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu hoàn thành việc giao hàng và xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C.
Dẫn chiếu UCP áp dụng:
Phân loại thư tín dụng:
Phân theo loại hình:
 Thư tín dụng ko hủy ngang: chỉ được điều chỉnh hay hủy bỏ khi được sự đồng ý của tất cả các bên liên quan; là loại áp dụng
rộng rãi nhất và cơ bản nhất.
 Thư tín dụng có thể hủy ngang: hiệu lực của nó có thể bị hủy bỏ bất cứ lúc nào; việc hủy ngang này chỉ được thực hiện thông
qua ngân hàng mở L/C và do chính ngân hàng này thông báo việc hủy ngang cho các bên;việc hủy ngang chỉ có hiệu lực khi
người thụ hưởng chưa xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng chỉ định thanh toán;thực tế L/C này hầu như ko được sử dụng.
Phân loại theo phương thức thanh toán:
 Thư tín dụng trả ngay
 Thư tín dụng trả chậm
 Thư tín dụng chấp nhận.
Phân loại theo phương thức sử dụng:
 Thư tín dụng xác nhận
 Thư tín dụng trực tiếp
 Thư tín dụng cho phép chiết khấu
 Thư tín dụng miễn truy đòi
 Thư tín dụng chuyển nhượng
 Thư tín dụng giáp lưng
 Thư tín dụng tuần hoàn:
 Tuần hoàn tích lũy
 Tuần hoàn ko tích lũy

 Thư tín dụng đối ứng.
 Thư tín dụng điều khoản đỏ
 Thư tín dụng dự phòng
Các chủ thể tham gia thanh toán L/C:
Người yêu cầu mở thư tín dụng: là người mua, người nhập khẩu hàng hóa hoặc người mua ủy thác cho người khác.Ngân hàng mở L/C
thường là ngân hàng người mua có tài khoản hoặc quan hệ tín dụng.
Người hưởng lợi thư tín dụng: là người bán,người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người bán chỉ định.
Ngân hàng mở thư tín dụng: là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu;đứng ra mở L/C theo yêu cầu người nhập khẩu, thanh toán tiền
cho nhà xuất khẩu;thường do 2 bên thỏa thuận nếu ko thì người nhập khẩu có quyền lựa chọn.Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng:
 Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người NK để phát hành L/C;thông báo và gửi bản gốc L/C cho nhà XK.
 Sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người xin mở L/C của người XK đối với L/C đã được mở nếu có sự đồng ý của họ.
 Kiểm tra chứng từ người XK gửi đến;nếu chứng từ phù hợp thì trả tiền nhà XK, đòi tiền nhà NK, ngược lại thì từ chối thanh
toán;ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra bề ngoài chứng từ xem có phù hợp L/C hay ko chứ ko kiểm tra tính pháp lí, xác
thực của chứng từ.
 Ngân hàng được miễn trách khi ngân hàng rơi vào các trường hợp bất khả kháng: chiến tranh, đình công, nổi loạn,lụt lội….
 Mọi hậu quả sinh ra do lỗi của mình , ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm;ngân hàng được hưởng thủ tục phí nhất định.


20





5.


6.
7.


Ngân hàng thông báo thư tín dụng: thường là ngân hàng đại lí cho ngân hàng phát hành tại nước của người xuất khẩu; có trách nhiệm
thông báo L/C nhận được từ NH phát hành cho người XK;quyền và nghĩa vụ của NH thông báo:
 Nhận được điện thông báo L/C của NH mở L/C,NH này sẽ phải chuyển toàn bộ nội dung L/C đã nhận cho người XK dưới dạng
văn bản.
 Chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện đó,nếu sai phải chịu trách nhiệm.
 Khi nhận được bộ chứng từ của người XK chuyển tới, phải chuyển ngay và nguyên vẹn tới NH mở L/C.;ko chịu trách nhiệm về
hậu quả do sự chậm trễ, mất mát chứng từ trên đường đi tới NH mở L/C.
Ngân hàng thanh toán, chiết khấu, chấp nhận: là NH được NH mở L/C ủy quyền thanh toán, chiết khấu, chấp nhận hối phiếu do người
thụ hưởng xuất trình
Ngân hàng bồi hoàn: là NH đại lí được NH phát hành ủy nhiệm để chuyển tiền trả cho Nh thanh toán, chiết khấu, chấp nhận theo điều
kiện L/C khi NH này đã trả tiền cho người XK
Ngân hàng xác nhận: là NH đại lí được ngân hàng mở L/C yêu cầu xác nhận L/C xảy ra khi người bán ko tín nhiệm NH phát hành.
L/C yêu cầu xuất trình bản gốc Airway bill được kí bởi người giao hàng, bản sao của airway bill đó có cần phải kí bởi người giao
hàng hay ko?việc sửa chữa trên bản sao airway bill có cần xác thực ko?
Ko phải kí
Ko cần xác thực.
khi vận đơn đường bộ, đường sắt xuất trình theo L/C, từ “carrier” ko cần thể hiện ở ô chữ kí của người chuyên chở hoặc đại lí
với điều kiện nào?
 Với điều kiện trên bề mặt chứng từ vận tải đã thể hiện tên của “carrier” bằng cách khác.
L/C quy định cảng bốc hàng đích danh, vận đơn xuất trình ghi tên cảng bốc hàng vào ô có tiêu đề “place of receipt” thay vi ghi
vào ô “loading port”, vận đơn này chỉ được chấp nhận với điều kiện nào?
 Nếu vận đơn thể hiện rõ hàng hóa được vận chuyển từ nơi nhận hàng đó bằng tàu biển và vận đơn phải có mục ghi chú “hàng đã
bốc lên tàu” tại cảng ghi ở ô “place of receipt”


21
8. L/C yêu cầu xuất trình vận đơn đường biển và người mua thực sự ko muốn cho phép hàng được chuyển tải thì L/C cần phải quy
định thêm điều kiện nào?tại sao?
 L/C cần phải quy định: loại trừ điều 20( c) (ii)-UCP 600.Vì theo quy định của điều này: Ngay cả khi L/C cấm chuyển tải, ngân
hàng sẽ phải chấp nhận một vận đơn đường biển ghi rằng hàng hóa sẽ được chuyển tải, nếu vận đơn đó thể hiện hàng hóa được

vận chuyển bằng container, xà lan….
9. Hàng hóa được vận chuyển trong một container mà có liên quan đến nhiều vận đơn đường biển thì các vận đơn đường biển đó
chỉ được chấp nhận với điều kiện gì?
 Tất cả các vận đơn đường biển liên quan đến lô hàng đó phải được xuất trình theo cùng một L/C.
10. Trường hợp L/C ko cho phép giao hàng từng phần, 2 bộ chứng từ vận tải đa phương thức được xuất trình sẽ được chấp nhận với
điều kiện gì?
 Hai bộ chứng từ đóphải thể hiện là được sử dụng cho việc vận chuyển hàng hóa trên cùng 1 phương tiện vận chuyển,cùng 1
hành trình chuyên trở và cùng 1 nơi đến.



×