Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận môn đạo đức kinh doanh thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.79 KB, 10 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM – BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI
THAY ĐỔI VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Sinh viên thực hiện:
MSSV:
Lớp:
GVHD: Nguyễn Đình Chính


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 - 2015NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm….
(Ký và ghi rõ họ tên)

10



Mục lục

10


1.

Mở đầu

Khi mới thành lập, xây dựng và giữ gìn nền văn hóa của một tổ chức sao cho phù hợp
với định hướng phát triển của công ty là một điều khó. Nhưng trong thời kỳ hội nhập
mọi thứ chuyển biến không ngừng nên đôi khi giữ nguyên những cái cũ mà đi lên sẽ
tạo ra hòn đá cản đường cho chính chúng ta. Nền văn hóa của một doanh nghiệp cũng
vậy. Khi không còn phù hợp nữa thì cần có sự chuyển mình. Vấn đề đặt ra ở đây là:
Làm thế nào để thay đổi văn hóa thành công, tạo được sự hưởng ứng cho toàn thể nhân
viên làm theo là một điều vô cùng khó. Để giải quyết vấn đề này xin mời thầy và các
bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 10 với chủ đề “Thay đổi văn hóa doanh
nghiệp”.
2.

Hiểu thế nào về thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Bạn hiểu thế nào là thay đổi văn hóa doanh nghiệp?
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là thay đổi một số hoặc toàn bộ các yếu tố tạo nên văn
hóa doanh nghiệp như quan niệm về giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh,
phương thức quản lý, các nội quy, chính sách, v.v… đã được các thành viên trong
doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo trong một thời gian dài.
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp cũng chính là quá trình củng cố và phát triển văn hóa
doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu chung doanh nghiệp đề ra. Thay đổi văn hóa

để nền văn hóa phù hợp hơn với sự phát triển của doanh nghiệp. Quá trình thay đổi
thường diễn ra không đơn giản, đòi hỏi phải có sự cố gắng, đóng góp của tất cả mọi
thành viên trong doanh nghiệp, mà trước hết là lãnh đạo doanh nghiệp, thường là
những người khởi xướng thay đổi.
3.

Vì sao văn hóa doanh nghiệp khó thay đổi?

Tính ổn định
Một trong những nguyên nhân làm cho văn hóa doanh nghiệp khó thay đổi là do đặc
trưng ổn định của văn hóa.
Văn hóa doanh nghiệp có “tính ổn định”. Ông bà ta xưa có câu “giang sơn dễ đổi bản
tính khó dời”. Các bạn có thể hình dung văn hóa doanh nghiệp cũng giống như cá tính
của một con người. Con người trong quá trình lớn lên được thừa hưởng sự giáo dục
của gia đình, sự tác động của môi trường bên ngoài thì tính cách cũng dần hình thành.
Khi ở tuổi trưởng thành thì mỗi người sẽ có một tính cách riêng, có thể họ sẽ có những
điểm tốt cũng có thể họ sẽ có những điểm không tốt, để có thể hoàn thiện bản thân
mình họ sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp với những người xung quanh nhưng quá trình
này thường sẽ diễn ra rất chậm. Văn hóa doanh nghiệp cũng như thế. Qua thời gian,
các hoạt động khác nhau của các thành viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm tin, giá trị
10


được tích lũy và tạo thành văn hoá của doanh nghiệp đó. Sự tích lũy các giá trị tạo nên
tính ổn định của văn hóa.
Văn hóa của doanh nghiệp đã ăn sâu vào tiềm thức
Văn hóa doanh nghiệp hình thành trong nhiều năm, được củng cố, duy trì và phát triển
từ thế hệ này sang thế hệ khác của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp hoạt động lâu
năm thì các yếu tố này càng trở nên bền vững. Mọi thành viên đều ngầm định thừa
nhận các giá trị văn hóa này và thực hiện chúng như một phản xạ có điều kiện. Chính

vì thế thay đổi văn hóa doanh nghiệp rất khó khăn.
Văn hóa doanh nghiệp mang phong cách của nhà lãnh đạo
Văn hóa doanh nghiệp luôn luôn được củng cố: Văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng
rất lớn từ người sáng lập doanh nghiệp. Xu hướng chung là những người sáng lập này
thường trở thành lãnh đạo doanh nghiệp và tuyển chọn những người có quan điểm
chung với mình. Vì vậy văn hóa doanh nghiệp sẽ được các nhân viên mới góp phần
củng cố, duy trì và phát triển.
Ví dụ: Một người sáng lập công ty Tandem Computers, Jim Treybig đã tạo lập một bản
sắc văn hóa phù hợp với quan điểm của mình. Vào lúc chiều thứ sáu hàng tuần, các thùng
bia của các quầy bia đặt ở các văn phòng của công ty trên cả nước sẽ được rót đầy. Và có
đến 60% nhân viên công ty đến các quầy bia để chia sẻ hương vị của bia với khách hàng
và người cung ứng trong vòng 1 giờ. Chủ tịch Jim Treybig không hề ngăn cản niềm vui
này của họ. Hàng năm công ty còn tổ chức vũ hội hóa trang Halloween cho nhân viên.
Một sự kiện lớn khác nữa là buổi thi nấu ăn “miếng bánh kẹp khổng lồ” của nữ nhân viên.
Nhân viên không đeo bảng tên, không có đồng hồ để đo thời gian lao động, nhưng lại
được phép làm việc theo giờ giấc sinh hoạt, có bể bơi, sân bóng chuyền, phòng nghỉ,
phòng tắm riêng.

Bên cạnh sự thoải mái nói trên, Treybig rất nghiêm túc trong việc thực hành 5 nguyên
tắc cơ bản sau khi điều hành công ty:
1. Mọi nhân viên đều là người tốt.
2. Con người, nhân viên, ban quản lý công ty, công ty chỉ là một.
3. Mỗi nhân viên trong công ty phải hiểu được tư tưởng cơ bản của công việc kinh

doanh.
4. Mọi nhân viên đều được hưởng thành quả của sự thành công.
5. Ban phải có trách nhiệm tạo nên môi trường thuận lợi cho 4 điểm trên trở thành

hiện thực.
Treybig đã trở thành người hùng. Ông là biểu tượng cho sự lao động cần cù và sự quan

tâm đến mọi người. Không nghi ngờ gì nữa, bản sắc ông tạo dựng đã thành công.
Con người có tâm lý ngại thay đổi
10


Tâm lý ngại thay đổi của mọi người: Khi đã chấp nhận nền văn hóa đã được định hình
lâu năm thì bản thân mỗi thành viên rất ngại thay đổi nó. Họ thường không muốn có
sự xáo trộn và thường có tâm lý bất an khi thay đổi. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp lại
có tác động tới tất cả mọi thành viên. Vì vậy tâm lý ngại thay đổi sẽ cản trở lớn tới quá
trình thay đổi văn hóa trong doanh nghiệp.
4.

Khi nào nên thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Qua khảo sát thực tế, các nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa doanh nghiệp cần thật sự
thay đổi khi bản thân doanh nghiệp có biến động như: sự sát nhập hoặc phân chia,
chuyển sang một lĩnh vực hoạt động hoàn toàn mới mẻ, hoặc khi doanh nghiệp hoạt
động lâu năm và cách thức hoạt động trở nên trì trệ, không còn sức cạnh tranh lớn trên
thị trường.
Khi hai hay nhiều doanh nghiệp tiến hành sát nhập với nhau: Trước khi sáp nhập mỗi
doanh nghiệp có nền văn hóa riêng, có cơ cấu và cách thức hoạt động khác nhau, vì
vậy khi sát nhập với nhau ít nhiều cũng có độ chênh nhất định, tạo ra sự không đồng
bộ trong cách thực hiện của nhân viên cũng như dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa những
người trong ban lãnh đạo. Khi đó bắt buộc phải có một nền văn hóa chung cho doanh
nghiệp mới, để tạo nên sự hòa hợp và xây dựng cách thức hoạt động chung.
Phân chia doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp lớn phân chia thành các doanh nghiệp
nhỏ, mỗi doanh nghiệp nhỏ cũng cần có sự thay đổi về văn hóa cho phù hợp với hoạt
động kinh doanh của mình. Họ có thể kế thừa những yếu tố văn hóa của doanh nghiệp
lớn trước kia và bổ sung thêm những yếu tố văn hóa mới, hoặc có thể xây dựng một
nền văn hóa doanh nghiệp hoàn toàn mới.

Doanh nghiệp chuyển sang lĩnh vực hoạt động mới: Khi doanh nghiệp chuyển sang
một ngành nghề hoặc lĩnh vực hoàn toàn mới thì cách thức hoạt động của doanh
nghiệp sẽ thay đổi vì thế doanh nghiệp cần thay đổi nền văn hóa sao cho phù hợp với
môi trường kinh doanh mới.
Doanh nghiệp hoạt động lâu năm và cách thức hoạt động đã lỗi thời, trì trệ, sức cạnh
tranh suy giảm: Đội ngũ nhân viên chậm thích ứng với những thay đổi trên thị trường,
môi trường làm việc của doanh nghiệp không thúc đẩy được sự sáng tạo của các cá
nhân. Khi đó doanh nghiệp cần có sự chuyển mình, thay đổi nền văn hóa để tạo ra bộ
mặt mới cho doanh nghiệp.
5.

Điều kiện thuận lợi cho thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Khi văn hóa doanh nghiệp đó đang có sự khủng hoảng, có nghĩa là văn hóa của doanh
nghiệp đó không còn phù hợp với cách thức hoạt động và phát triển chung mà doanh
nghiệp đề ra dẫn đến yêu cầu cấp bách là phải thay đổi văn hóa mà xuất phát từ giới
lãnh đạo.

10


Trường hợp sự hồi sinh thần kỳ của công ty Ford trước cơn bão cạnh tranh với Toyota
và sự tin dùng của khách hàng càng ngày càng thấp khiến Ford đứng trước nguy cơ
phải dời toàn bộ sang Mexico để giảm chi phí. Điều này đối với linh hồn nước Mỹ là
một sự việc không thể chấp nhận được. Mà nguyên nhân chính là cơ cấu văn hóa nội
bộ, mỗi giám đốc ở địa phương như một “lãnh chúa”, họ phản đối các ý tưởng thay đổi
của Chủ tịch vì làm ảnh hưởng đến khu vực mà họ “kiểm soát”. Ngoài ra giám đốc
Nhân Sự, người giải quyết hầu hết các công việc trước khi đến tay Bill Ford (CEO của
Ford) đã gây ra tình thế: “Ông ấy hoàn như bị cô lập”. Trước tình thế đó, Bill Ford đã
mời Mulally – cựu Giám Đốc Boeing tìm ra hướng giải quyết. Mulally đã có hướng để

vực dậy Ford, nhưng nếu không có sự quyết tâm, một lòng tất cả vì doanh nghiệp như
Bill Ford đồng ý thực hiện thì những giải pháp của Mulally chỉ ở trên giấy.
Bill đã từng nói: “Việc thay đổi sẽ là cú sốc về văn hóa”, nhưng với niềm tin: “Chúng
tôi có những người giỏi. Cái họ cần là người lãnh đạo có khả năng dẫn dắt và cho họ
niềm đam mê”. Khi ông được hỏi: “Ông có thực sự quyết tâm làm điều này”, ông trả
lời: “Tôi chắc chắn. Và cả gia đình Ford nữa”. Sau cuộc nói chuyện lịch sử ấy.
Mulally đã thực hiện nhiều biện pháp bàn tay sắt, hay các cuộc họp toàn nhân sự cấp
cao đánh thức mọi người niềm đam mê, cho họ biết tình hình hiện tại của công ty. Kết
quả là Ford đã có những biến đổi thần kỳ, từng bước bước qua những hố sâu và thực
hiện các cú bật cao hơn trong nền công nghiệp xe hơi ở Mỹ.
Khi tổ chức quy mô nhỏ và mới thành lập, cơ cấu đơn giản gọn nhẹ, khiến việc thay
đổi văn hóa trở nên dễ dàng hơn, đầu tiên là thay đổi ở quy mô nhỏ, nếu thành công thì
nhân rộng ra.
Văn hóa như gốc rễ, tinh thần của toàn doanh nghiệp, doanh nghiệp phát triển càng
mạnh, tồn tại càng lâu thì văn hóa càng khó thay đổi, nên trước khi điều đó xảy ra thì
ta phải “uốn nắn” văn hóa trước như cây bonsai vậy để doanh nghiệp có nền văn hóa
tốt nhất, ổn nhất. Điều này phải được bắt đầu từng phần một, từ bộ phận nhỏ công ty
nhỏ tới bộ phận lớn hơn.
Như câu chuyện ở công ty xe hơi sau:
Vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Chrysler - một hãng sản xuất xe
hơi đã có dịch vụ khách hàng và mối quan hệ với báo chí rất tồi tệ, và dù đã cố gắng
cải thiện, nhưng đến thời điểm đó, sản phẩm của họ vẫn rất lỗi thời. Cổ phiếu trên thị
trường sụt giá, chi phí cố định và các tổn thất khá cao.
Bob Lutz, sau đó là chủ tịch công ty, muốn Chrysler trở thành hãng hàng đầu về công
nghệ và chất lượng trong các loại xe hơi và xe tải đã có một tầm nhìn rõ ràng và có thể
áp dụng toàn cầu. Một chương trình thay đổi văn hoá với tên gọi “Customer One”.
Một điều cũng đáng chú ý là thay đổi trong văn hoá công ty bắt nguồn từ AMC, một
công ty nhỏ hơn với châm ngôn “làm nhiều hơn với ít hơn”, họ thay đổi tư duy nhận

10



thức từ các kỹ sư trước để tạo ra các dòng xe hơi mới tiết kiệm hơn được ra đời mỗi
năm. Sau đó mới tới những bộ phận khác.

Khi văn hóa của tổ chức yếu có nghĩa là các nhân viên trong tổ chức tuân thủ các quy
tắc không đồng bộ, không tuân theo những nội quy mà doanh nghiệp đề ra. Ví dụ như:
đi làm muộn, không mặc đúng đồng phục, v.v… Ngay lúc này nhà lãnh đạo cần đứng
ra chấn chỉnh sữa đổi để văn hóa của tổ chức được thực hiện một cách thống nhất.
6.

Nguyên tắc khi thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi phải có thời gian, phải được sự thống nhất của
mọi thành viên trong doanh nghiệp, và bản thân nhà lãnh đạo là người khởi xưởng
phải là người thay đổi đầu tiên.
Phải có thời gian: Thay đổi văn hóa liên quan nhiều tới yếu tố tâm lý, nên diễn ra
không thể một sớm, một chiều mà cần phải có thời gian chuẩn bị và thực hiện, nhanh
nhất là một năm, lâu có thể là năm, mười năm. Vì vậy, doanh nghiệp không thể nóng
vội thay đổi ngay lập tức. Khi thực hiện thay đổi các yếu tố văn hóa, doanh nghiệp cần
có thời gian chuẩn bị kĩ càng.
Lãnh đạo phải là người thay đổi đầu tiên: Là người khởi xướng thay đổi, nên nhà lãnh
đạo là người có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình thực hiện thay đổi văn hóa
doanh nghiệp. Muốn người khác thay đổi, trước hết bản thân mình phải thay đổi. Nhà
lãnh đạo cần phải làm gương trong mọi hành vi, phải thực hiện thay đổi đầu tiên để
các thành viên khác noi theo.
Phải được sự thống nhất của mọi thành viên trong doanh nghiệp: Thay đổi văn hóa
tác động tới tâm lý của mọi người. Khi có ai đó không thỏa mãn với những thay đổi, sẽ
gây hoang mang, lo lắng cho người khác. Vì vậy, cách tốt nhất để thực hiện thay đổi
văn hóa doanh nghiệp hiệu quả là tìm được sự thống nhất của mọi thành viên. Để làm

được điều đó, nhà lãnh đạo phải giải thích để mọi người hiểu rõ những lợi của việc
thay đổi và lôi kéo mọi người vào thực hiện mục tiêu thay đổi chung.
7.

Phương pháp thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có thể thực hiện thay đổi văn hóa bằng nhiều cách khác nhau: thay
đổi dựa trên tinh thần tự nguyện của mọi thành viên, thay đổi bằng cách phổ biến
gương điển hình, phát triển doanh nghiệp, thay đổi vị trí quan trọng trong doanh
nghiệp, hay áp dụng công nghệ mới, v.v… Doanh nghiệp phải tìm ra cách thay đổi
phù hợp nhất với mình và có thể áp dụng nhiều cách thay đổi khác nhau để đạt được
hiệu quả cao nhất.

10


Thay đổi bằng tinh thần tự nguyện: Nhà lãnh đạo không áp đặt những giá trị văn hóa
mới cho doanh nghiệp, mà bằng các cách khác nhau khơi dậy tinh thần tự nguyện thay
đổi của mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Bản thân các thành viên phải thấy được,
muốn tốt hơn thì phải thay đổi và họ thực sự mong muốn thay đổi. Lãnh đạo có thể lấy
ý kiến từ nhân viên và từ đó đề xuất những thay đổi, hoặc đưa ra những thay đổi để
mọi thành viên đóng góp ý kiến.
Thay đổi bằng cách phổ biến gương điển hình: Nhà lãnh đạo phải xem xét văn hóa
doanh nghiệp mình có điểm gì yếu, điểm gì mạnh, cần bổ sung những yếu tố nào hoặc
cần thay đổi như thế nào. Từ đó nhà lãnh đạo lựa chọn những cá nhân điển hình, phù
hợp với sự thay đổi và đưa họ lên vị trí quản lý cao hơn, để tạo ảnh hưởng tới những
người khác trong doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo cũng có thể chọn ra bộ phận tiêu biểu
của doanh nghiệp và đưa các thành viên trong bộ phận đó vào các vị trí quan trọng
trong doanh nghiệp. Qua những cá nhân này, yếu tố văn hóa của bộ phận tiêu biểu đó
sẽ lan ra cả doanh nghiệp.

Thay đổi bằng cách phát triển doanh nghiệp: Trong quá trình phát triển doanh nghiệp,
nhà lãnh đạo luôn cố gắng thay đổi các yếu tố văn hóa cho ngày càng phù hợp với
doanh nghiệp. Đây là cách thay đổi diễn ra lâu dài, nhưng hiệu quả, không gây nên xáo
trộn lớn.
Thay đổi bằng cách thay đổi các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp: Những giá trị
văn hóa và quan niệm chung có thể thay đổi nếu như doanh nghiệp đổi mới cấu trúc
các nhóm hoặc nhà lãnh đạo. Phương pháp hữu hiệu nhất là thay đổi giám đốc điều
hành. Giám đốc mới sẽ thay thế các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp bằng những
người phù hợp với phong cách lãnh đạo và đường lối mới, xóa bỏ dần nền tiều văn hóa
vốn là gốc hình thành nên văn hóa doanh nghiệp cũ (chủ yếu là thay thế người đứng
đầu nền văn hóa đó).
Thay đổi bằng cách áp dụng công nghệ mới: Càng ngày khoa học công nghệ càng phát
triển và điều này cho phép các doanh nghiệp thay đổi nhiều yếu tố trong đó có yếu tố
văn hóa. Khi áp dụng công nghệ mới, bản thân mỗi nhà lãnh đạo, nhà quản lý phải tự
đổi mới cách quản lý của mình, và mỗi nhân viên phải tự đổi mới cách làm việc của
chính mình.
Ví dụ như việc tự động hóa, máy tính hóa trong các nhà máy, công sở sẽ khiến người
lao động thay đổi tác phong, lề lối làm việc, sẽ phải học hỏi để sử dụng tốt công nghệ
mới (thay đổi lớp văn hóa thứ nhất và thứ hai) từ đó sẽ dẫn đến sự thay đổi niềm tin và
giá trị thuộc lớp văn hóa thứ ba.

Thay đổi biểu tượng, huyền thoại do các scandal: Đến giai đoạn này, doanh nghiệp đã
có những triết lý và huyền thoại nhất định về quá trình hình thành và phát triển của
mình. Tuy nhiên, nhiều khi những triết lý và khẩu hiệu mà doanh nghiệp đưa ra lại
không ăn khớp với quan niệm chung tiềm ẩn trong bản thân nền văn hóa.
10


Lấy ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất tuyên bố về vấn đề an toàn sản xuất cho người
lao động lên hàng đầu, nhưng trên thực tế để tiết kiệm chi phí sản xuất họ lại bỏ qua

nhiều khâu đảm bảo an toàn cần thiết.

Trong những trường hợp trên, việc xảy ra scandal hay huyền thoại bị phá vỡ phần nào
cũng có thể dẫn đến sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Sẽ không có thay đổi nếu
những quan niệm chung của văn hóa (bản chất của những suy nghĩ và lối làm ăn trong
doanh nghiệp) không bị phơi bày ra trước công chúng và bị chỉ trích mạnh mẽ.
Trong trường hợp doanh nghiệp nói trên, điều kiện an toàn lao động không được đảm
bảo đã khiến công nhân bị tai nạn lao động, lúc này những lời than phiền trong nội bộ
bắt đầu xuất hiện, báo giới vào cuộc và công chúng mới thật sự biết đến doanh nghiệp
“quan tâm” đến người lao động như thế nào. Nếu những vụ scandal đủ mạnh, các vị trí
lãnh đạo trong doanh nghiệp sẽ bị thay thế và tất yếu sẽ có những giá trị văn hóa mới
ra đời.

10



×