Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận môn văn hóa kinh doanh xây dựng văn hóa kinh doanh của viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.09 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
Môn: Văn hóa kinh doanh

Bài Tập Nhóm
Đề tài: Xây dựng văn hóa kinh của của Viettel

GVHD: TS. Vũ Quang
SVTH: Nhóm 2

MSSV

Đặng Thị Liễu
20114106
Ngô Thị Thanh Huyền
20114093
Nguyễn Thị Hà
20114228
Vũ Thị Thu
20114366
Nguyễn Thị Kiều Oanh
20114141
Phan Quang Hưng
20114255
Nguyễn Đức Duy
20114215
Lường Văn Hơn
20114423
Đinh Thị Trang
20124585



Mục Lục
Chương 1 : Cơ sở lý luận
1.1

Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

1.2

Các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh

1.3

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

1.4

Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp

Chương 2: Văn hóa kinh doanh của Viettel
2.1Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Viettel
2.2 Văn hóa kinh doanh của viettel
2.3 Phân tích văn hóa kinh doanh của Viettel

Chương 3: Nhận xét và đánh giá văn hóa kinh doanh của
Viettel

Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Theo Edgar H.Schein - Nhà xã hội học người Mỹ đưa ra định nghĩa: "Văn

hóa doanh nghiệp là tổng thể những thủ pháp và quy tắc giải quyết vấn đề
thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong các nhân viên, những quy tắc đã
tỏ ra hữu hiệu trong quá khứ và vấn đề cấp thiết trong hiện tại. Những quy
tắc và những thủ pháp này là yếu tố khởi nguồn trong việc các nhân viên lựa


chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định thích hợp. Văn hóa
doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận
thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức đồng
thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các
thành viên, đó là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong
công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các
vấn đề với môi trường xung quanh. Điều đó có nghĩa là trong doanh nghiệp
tất cả các thành viên đều gắn bó với nhau bởi những tiêu chí chung trong
hoạt động kinh doanh.
Chức năng chủ yếu của Văn Hóa doanh nghiệp là tạo nên sự thống nhất
của mọi thành viên, trong doanh nghiệp. Ngoài ra, Văn hóa doanh nghiệp
còn đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân và giúp cho
mỗi cá nhân thực hiện vai trò của mình theo đúng định hướng chung của
doanh nghiệp. Nhìn chung, Văn hóa doanh nghiệp động viên nghị lực và ý
chí của các thành viên trong doanh nghiệp và hướng tinh thần đó vào việc
phấn đấu cho mục đích của doanh nghiệp.
1.1 Các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh
Văn hóa kinh doanh được cấu thành bởi các yếu tố chính là triết lý kinh
doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp
và văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh.
Văn hoá doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó luôn tạo ra niềm
tin cho mỗi người làm việc trong môi trường đó. Nó là sợi dây gắn kết giữa
những con người trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các
thành viên, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong

điều kiện Việt Nam gia nhập WTO.
1.3Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
-Vai trò chỉ đạo : DN được hình thành trong một quá trình, do chủ doanh
nghiệp chủ trì, do đó nó phát huy tác dụng đối với hoạt động của toàn bộ
doanh nghiệp tự trở thành hệ thống quy phạm và giá trị tiêu chuẩn mà không
cá nhân nào trong doanh nghiệp dám đi ngược lại. Khi đã hình thành Văn
hóa doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp có hướng phát triển phù hợp với
mục tiêu đã định...Vai trò chỉ đạo của VHDN có tác dụng chỉ đạo đối với
hành động và tư tưởng của từng cá nhân trong doanh nghiệp Đồng thời có
tác dụng chỉ đạo đối với giá trị và hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp.
- Vai trò ràng buộc : VHDN tạo ra những ràng buộc mang tính tự giác trong
tư tưởng, tâm lý và hành động của từng thành viên trong doanh nghiệp và


không mang tính pháp lệnh như các quy định hành chính.
- Vai trò liên kết : Sau khi được cộng đồng trong doanhn nghiệp tự giác
chấp nhận, văn hóa doanh nghiệp trở thành chất kết dính, tạo ra khối đoàn
kết nhất trí trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp trở thành động lực
giúp từng cá nhân tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp . . .
- Vai trò khuyến khích : Trọng tâm của Văn Hóa doanh nghiệp là coi trọng
người tài, coi công việc quản lý là trọng điểm. Điều đó, giúp cho nhân viên
có tinh thần tự giác, chí tiến thủ; đáp ứng được nhiều nhu cầu và có khả năng
điều chỉnh những nhu câu không hợp lý của nhân viên.
-Vai trò lan truyền : Khi một doanh nghiệp đã hình thành một nền văn hoá
của mình, nó sẽ có ảnh hưởng lớn tới mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài
doanh nghiệp. Hơn nữa, thông qua phương tiện thông tin đại chúng và các
quan hệ cá nhân, văn hóa doanh nghiệp được truyền bá rộng rãi, là nhân tố
quan trọng để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

1.4 .Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp

-Văn hóa doanh nhân: doanh nhân được hiểu là những chủ sở hữu chính
của doanh nghiệp. Doanh nhân là người đưa ra những quyết định trong việc
hướng doanh nghiệp theo một đường lối, phương hướng nhất định. Chính vì
vậy, không phủ nhận văn hoá doanh nhân có ý nghĩa quyết định đối với sự
tồn tại và phát triển của văn hoá doanh nghiệp.
-Nhà quản trị: đây chính là bộ khung vững chắc của doanh nghiệp. Bão có
to, gió có lớn nhưng nếu bộ khung ấy vẫn vững vàng thì doanh nghiệp ấy
còn tồn tại. Môt trong những yêu cầu của nhà lãnh đạo là tìm được các nhà
quản trị phù hợp với phong cách quản lý, quan điểm kinh doanh.
-Nhân viên và người lao động: khi bắt đầu làm việc, các nhân viên
trẻ có ba cách ứng xử khác nhau với những chuẩn mực văn hóa (thành văn
và bất thành văn) của công ty. Thứ nhất, họ đánh giá cao những chuẩn


mực đó và hòa nhập vào công ty rất dễ dàng. Thứ hai là không thể nào chịu
nổi và bỏ ra đi. Và thứ ba là những bạn trẻ dù không thích những chuẩn mực
đó nhưng vì đồng lương, vì không muốn bị mất việc nên phải chấp nhận và
cam chịu. Vậy tại sao họ chọn đơn vị khác hay tại sao họ chọn chúng ta mà
không chọn đơn vị khác? Là vì môi trường văn hóa doanh nghiệp, hầu hết
các doanh nghiệp chưa đưa ra một môi trường văn hóa, môi trường làm việc
để gắn bó và thu hút nhân viên, giữ chân nhân tài. Có những doanh nghiệp
đưa ra lại chỉ mang tính hình thức, nói một đường làm một nẻo.
-Khách hàng: dưới con mắt khách hàng, văn hoá Doanh nghiệp đóng vai
trò hết sức quan trọng, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.Văn
hoá doanh nghiệp đóng hai vai trò: là nguồn lực, lợi thế cạnh tranh, lợi thế so
sánh khi khách hàng quyết định lựa chọn các nhà cung cấp khác nhau,là cơ
sở duy trì và phát triển mối quan hệ khách hàng.
-Nhà cung cấp: tương tự như đối với khách hàng, nhà cung cấp sẽ tin
tưởng hơn khi bán hàng cho doanh nghiệp. Sau khi bán hàng, mức độ tín
nhiệm càng nâng lên, nhà cung cấp sẽ coi doanh nghiệp là những khách

hàng trung thành đặc biệt và có những chế độ quan tâm đặc biệt những ngày
giao hàng, chiết khấu tài chính.
-Với Cộng đồng xã hội, cơ quan nhà nước, cơ quan truyền thông, tổ chức
tài chính, ngân hàng: cũng như đối với khách hàng và nhà cung cấp, doanh
nghiệp sẽ được những lợi thế đặc biệt khi xây dựng được văn hóa doanh
nghiệp vì tạo ra sự chuyên nghiệp, tạo ra tâm lý xem doanh nghiệp làm ăn
đàng hoàng lâu dài, được củng cố tiếp sau một thời gian họat động.Kết quả
là công đồng sẽ hạn chế “công kích” khi doanh nghiệp gặp rủi ro, khó khăn.
Các tổ chức tài chính sẽ cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp hơn vì muốn
thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài với doanh nghiệp.

Chương 2: Văn hóa kinh doanh của Viettel
2.1Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Viettel
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc
phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ
pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội . Tập
đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ
sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu
chính - viễn thông và công nghệ thông tin.
Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam,


đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ
phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông
toàn cầu về số lượng thuê bao. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở
3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, với tổng dân số hơn 190 triệu.
Năm 2012, Viettel đạt doanh thu 7 tỷ USD với hơn 60 triệu thuê bao trên
toàn cầu.
a.Các hoạt động kinh doanh bao gồm


Cung cấp dịch vụ Viễn thông

Truyền dẫn

Bưu chính

Phân phối thiết bị đầu cuối

Đầu tư tài chính

Truyền thông

Đầu tư Bất động sản

Xuất nhập khẩu

Đầu tư nước ngoài

In ấn
b. Chặng đường phát triển
-Ngày 1 tháng 6 năm 1989, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin
(SIGELCO) được thành lập, là tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân
đội (Viettel).
-Giai đoạn từ năm 1989 đến 1994: Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn
nhất (140 Mbps); xây dựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ
(85m)
-Năm 1995, Viettel là Doanh nghiệp duy nhất được cấp giấy phép kinh
doanh dịch đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam
-Năm 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng
2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng

kiến thu – phát trên một sợi quang
-Năm 2000: Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử
dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc
-Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.
-Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
-Năm 2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN). Cổng vệ tinh
quốc tế.
-Năm 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Cổng cáp quang quốc
tế.


-Năm 2005: Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo.
-Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia.
-Năm 2007:
+ Doanh thu đạt 1 tỷ USD
+ Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet.
-Năm 2008:
+ Doanh thu đạt 2 tỷ USD
+ Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới
+ Số 1 tại Campuchia về hạ tầng viễn thông
+ Viettel lọt vào top 100 thương hiệu uy tín nhất thế giới (Intangible
Business and Informa Telecoms 2008)
-Năm 2009
+ Viettel trở thành Tập đoàn kinh tế, có mạng 3G lớn nhất Việt Nam
và là mạng duy nhất trên thế giới ngay khi khai trương đã phủ được
86% dân số
+ Viettel nhận giải thưởng: Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của năm
(Frost & Sullivan Asia Pacific ICT Award 2009)
+ Viettel nhận giải thưởng: Nhà cung cấp tốt nhất tại thị trường đang
phát triển (The World Communications Awards 2009)

-Năm 2010
+ Đầu tư vào Haiti và Mozambique
+ Số 1 tại Campuchia về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng
+ Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng:
nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường mới nổi (Frost & Sullivan
Asia Pacific ICT Award 2010)
-Năm 2011
+ Số 1 tại Lào về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng
+ Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng:
nhà cung cấp tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World
Communications Awards 2011)
- Năm 2012
+ Doanh thu đạt 7 tỷ USD.
+ Thương hiệuUnitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởngnhà cung
cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World
Communications Awards 2012)
+ Thương hiệu Movitel của Viettel tại Mozambique nhận giải thưởng:
doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông ở vùng
nông thôn Châu Phi


c.Thành tựu
-Tại Việt Nam
+Số 1 về dịch vụ di động tại Việt Nam (hết năm 2009 có hơn 47,6 triệu
thuê bao hoạt động hai chiều và hơn 24,7 triệu thuê bao Registered)
+Số 1 về tốc độ phát triển dịch vụ di động tại Việt Nam (năm 2005, 2006,
2007).
+Số 1 về tốc độ truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam.
+Số 1 về mạng lưới phân phối ở Việt Nam.
+Số 1 về đột phá kỹ thuật: Thu – phát trên một sợi quang. VoIP.

+Số 3 về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng ở Việt Nam.
Trong khu vực
+Là một trong những doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài.
+Là mạng di động được ưa chuộng tại Campuchia.
Trên thế giới
+Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới
+Lọt vào top 20 nhà mạng lớn nhất thế giới
+Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thống Giải
thưởng Frost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009
2.2 Văn hóa kinh doanh của viettel
-Bản sắc:mang phong cách riêng của một doanh nghiệp quân đội,của
những người lính làm kinh doanh.Đó tính kỉ luật và tinh thần đồng đội,là sự
thống nhất cao về ý chí và hành động,là khả năng vượt qua mọi khó khăn và
thách thức để hoàn thành nhiệm vụ.
-Thương hiệu:để xây dựng thương hiệu riêng mình,Viettel đã chi rất đậm
để thuê hẳn một công ty nước ngoài để tư vấn đó là công ty quảng cáo lớn
nhất thế giới JW Thomson(JWT)có mặt tại việt nam,mà điều này được xem
là vô cùng xa xỉ với các công ty Việt Nam lúc bấy giờ.Và việc thiết kế
thương hiệu cho viettel mất khá nhiều thời gian ,khoảng 8 tháng, bởi những
yêu cầu gắt gao của viettel.
-Slogan: “Hãy nói theo cách của bạn”- đó là tuyên ngôn của viettel với
khách hàng:tôn trọng và đề cao khách hàng, hay đúng hơn là tôn trọng cá
tính và sở thích của khách hàng.Đồng thời đó cũng là lời viettel tự nói với
chính bản thân mình, từ lãnh đạo đến từng cán bộ nhân viên bình thường
:hãy sáng tạo.
-Logo: Với ý tưởng của dấu ngoặc kép, logo của viettel được thiết kế với
hình elipse biểu tưởng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng



và cũng là biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau.
Ba màu trên logo cũng có ý nghĩa đặc biệt: màu xanh-thiên, màu vàngđịa, màu trắng-nhân, theo đúng bát quái thì thiên ứng với màu đỏ nhưng
được đổi thành màu xanh để tong màu phù hợp vs bố cục và biểu trưng của
quân đội.
Đây quả thực là 1 logo mang phong cách rất riêng của viettel, đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu của ban lãnh đạo viettel đó là xây dựng một viettel hoàn
toàn khác vs các công ty viễn thông khác , vừa mang tính sang tạo, tư duy, tự
chủ và rất đậm chất lính.
-Triết lý kinh doanh:
“Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt,cần được tôn
trọng ,quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt.Liên
tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày
càng hoàn hảo.
Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội.Viettel cam kết tái đầu
tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh
với các hoạt động xaz hội, hoạt động nhân tạo.”
2.3 Phân tích văn hóa kinh doanh của Viettel
a.Văn hóa kinh doanh của Viettel thể hiện ở vai trò của người lãnh đạo
-Phong cách lãnh đạo của Viettel (3 trong 1: lãnh đạo, điều hành, chuyên
gia). Tất nhiên tỉ trọng 3 lĩnh vực trên thay đổi theo từng giai đoạn phát
triển, quy mô của từng đơn vị. Lãnh đạo Viettel có ý thức, biết định hướng,
biết gợi mở để mọi người tham gia, biết giao việc cho mọi người làm nhưng
biết tiến độ công việc, biết đánh giá, nhận xét, biết đào tạo nhân viên, biết
nhúng tay vào tháo gỡ khó khăn khi cần. Người lãnh đạo phải vạch ra chiến
lược và trực tiếp tổ chức thực hiện chiến lược đó, đồng thời phải phát hiện,
đào tạo và sắp xếp nhân lực cho việc thực thi có hiệu quả. Chiếc lược và
thực thi là một quá trình liên kết giữa SINH và THÀNH. Người sinh ra ý
tưởng chính là người tốt nhất, phù hợp nhất để đưa ý tưởng đó vào cuộc
sống. Môi trường kinh doanh và cạnh tranh ngày này thay đổi rất nhanh nên
chỉ có người điều hành trực tiếp mới có thể nhận dạng nhanh chóng sự thay

đổi, có đủ thông tin để kịp thời điều chỉnh chiến lược. Các Giám đốc của
Viettel phải thực sự là hạt nhân lãnh đạo, sâu sát thực tế để dẫn dắt tổ chức
của mình.
- Điều hành hàng ngày: Đây chính là cốt lõi của công tác điều hành để
tăng trưởng nhanh. Có 1 số người nhận thức chưa đúng về vai trò của người
lành đạo, cho rằng lãnh đạo chỉ vạch ra chiến lược, còn việc thực hiện chỉ
mang tính chất chiến thuật nên có thể giao cho người khác. Nhưng, gần đây,
Viettel đã nhận thức sâu hơn tầm quan trọng của thực thi.


b. Văn hóa doanh nghiệp của Viettel trong môi trường làm việc của nhân
viên
-Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn, luôn nhấn
mạnh “ SỨC SÁNG TẠO là nhân tố quyết định sự sống còn của doanh
nghiệp. Viettel là doanh nghiệp ra đời sau, nếu “ chậm chân” đồng thời với
hết cơ hội”. Công tác giáo dục động cơ thi đua, như cách nói ở Viettel là
công tác dạy người, được đặc biệt chú trọng.
-Ở Viettel đã có những phần thưởng đột xuất lên đến 210 triệu đồng cho 1
sáng kiến kĩ thuật. Hay như việc gắn khen thưởng với công tác cán bộ. Cán
bộ, nhân viên nào được khen thưởng nhiều, đồng nghĩa với người đó sẽ được
bổ nhiệm để có thể “ thi thố” tài năng ở mức cao.
-Viettel có cách dùng người như sau:
+ Tuyển người là đãi cát tìm vàng: Thay vì tuyển được ai thì dùng người
đó lâu dài, chúng ta tuyển 10 người sau 6 tháng chọn lấy 5 người. Tìm ra
những người phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc, loại bỏ những người
không phù hợp thì sự thành công sẽ tự đến.
+ Luân chuyển cán bộ: Khi chiến lược kinh doanh thay đổi thì phải có
sự thay đổi, sự luân chuyển cán bộ. Luân chuyển cán bộ là để phát hiện và
đào tạo cán bộ, luân chuyển cũng là để tìm người phù hợp vào vị trí thích
hợp. Luân chuyển là tạo không gian mới cho cá nhân sáng tạo.

+ Không ai là số 0: Người làm ở Viettel dù ít hay nhiều, dù ở vị trí nào,
công việc nào cũng đều là viên gạch quan trọng để xây dựng Ngôi nhà
chung Viettel.
+ Tâm và tố chất quan trọng hơn bằng cấp: Sẽ không có việc gì khó nếu
người làm có tâm với công việc ấy. Trong cuộc sống và cả trong công việc
nữa, sẽ có vô vàn những việc khó, những việc chưa từng làm. Với những
người có tâm, họ sẽ có cach để vượt qua, để tìm ra hướng đi cho mình.
Ngoài ra, bằng cấp chưa phản ánh hết năng lực hoặc đam mê của một cá
nhân đối với lĩnh vực nào đó.
c.Văn hóa kinh doanh của viettel trong mối quan hệ với khách hàng
Viettel là doanh nghiệp viễn thông có hơn 50 triệu khách hang đang dẫn


đầu xu hướng quan tâm và chiều lòng các thuê bao trả trước bằng chất lượng
chăm sóc khách hang ngày càng cao và có nhiều đột phá về chất lượng chăm
sóc khách hàng.
_Xóa nhòa khoảng cách thuê bao trả trước, trả sau.
_Trước hết hãy xem bảng giá cước của các gói cước thông thường 3 nhà
mạng lớn.

Như vậy, cước của Mobifone và Vinaphone là hoàn toàn như nhau, chỉ có
Viettel nhỉnh hơn 10đ
- Ưu điểm và nhược điểm
Trả trước:
- Dễ quản lý được cước sử dụng, không bị xài quá mức cho phép
- Không biết được một tháng sử dụng bao nhiêu tiền, để cân đối chi tiêu
- Cước gọi đắt hơn
Trả sau:
- Tính toán được lượng tiền cước trong 1 tháng



- Cước gọi rẻ hơn
- Không sử dụng cũng mất thuê bao 50k/tháng
Xét về ưu và nhược điểm của hai loại thuê bao này cũng chưa rõ ràng và
chưa thuyết phục được chúng ta nên sử dụng loại nào.
+) Giờ ta thử một tính toán nhỏ cuối cùng để biết bạn nên chọn loại nào:
Cước gọi trung bình của thuê bao trả trước là 1280đ / phút
(gói thông thường)
Cước gọi trung bình của thuê bao trả sau là 930đ / phút
Như vậy, nếu 1 tháng ta gọi 143’ (mỗi ngày khoảng 4,75 phút/ngày),
thì ta phải nạp card số tiền 1280đ x 143’ = 183.000đ
hoặc ta phải nộp tiền cước 930đ x 143’ + 50.000đ (thuê bao) =
182.990đ
Nhìn theo phương diện tiền cước, nếu một tháng ta gọi trên 143’ hay
dùng trên 180k, thì chắc chắn ta phải chọn dùng trả sau rồi, vì từ phút
144’ trở đi, cước của thuê bao trả sau là rẻ hơn nhiều.
Ngược lại, nếu dùng ít hơn số này, dùng trả trước là không có gì phải
bàn cãi.

Kết luận:
- Nếu bỏ qua các tiêu chí ưu nhược điểm của các gói cước (vì đây là
quan điểm chủ quan của mỗi người).
- Nếu bạn là người có nhu cầu sử dụng điện thoại ít (dưới
183k/tháng hay chỉ gọi khoảng4’/ngày) thì mình khuyên bạn dùng gói
cước => trả trước.
- Còn nếu bạn là người đã đi làm, hay công việc cần gọi điện thoại
nhiều (trên 200k/tháng hay gọi trên 5’/ngày) thì không còn chần chừ
gì nữa, hãy chuyển sang dùng => trả sau.
Mọi khách hàng đều được quan tâm như người thân.
Viettel đã công bố chương trình chăm sóc khách hàng mới có tên gọi

"Viettel Privilege - Dành tặng khách hàng thân thiết". Đúng như tên


gọi của chương trình, buổi lễ đã diễn ra trong không khí trang trọng
mà cũng đầy tình cảm giữa Viettel và đại diện các cơ quan báo chí
cùng những khách hàng thân thiết, lâu năm của mình.Chương trình
Viettel Privilege được dành tặng cho tất cả các khách hàng đang sử
dụng dịch vụ di động của Viettel, với chính sách tích luỹ điểm để xếp
hạng Hội viên và được hưởng những ưu đãi đặc biệt. Là công ty đầu
tiên tại Việt Nam coi khách hàng như những cá thể, những con người
với đặc tính riêng biệt, mục đích của Privilge cũng như các chương
trình chăm sóc khách hàng khác của Viettel không chỉ là duy trì sự
gắn bó của khách hàng với Viettel, thiết lập quan hệ hai chiều giữa
nhà cung cấp và khách hàng mà đồng thời còn nâng cao sự thoả mãn
của riêng mỗi khách hàng khi sử dụng dịch vụ.</P>Chương trình
Viettel Privilege có hai tiêu chí để tính điểm, bao gồm điểm thưởng
dựa vào số tiền cước sử dụng dịch vụ (cứ 1000 đồng thì khách hàng
được quy đổi thành 1 điểm), hoặc cộng điểm cho khách hàng cho số
năm sử dụng dịch vụ (tương đương với 50 điểm/tháng). Hội viên sẽ bị
trừ điểm nếu khoá một chiều hay hai chiều.
Các Hội viên được xếp hạng Vàng và Bạc theo chu kì 12 tháng (căn
cứ vào số điểm tích lũy). Riêng hạng Đồng được áp dụng ngay cho tất
cả cá khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Viettel. Căn cứ vào xếp
hạng, các hội viên sẽ được hưởng nhiều ưu đãi, cụ thể:
Ưu đãi về dịch vụ: được phục vụ riêng tại khu vực dành cho khách
hàng VIP tại các siêu thị Viettel trên toàn quốc, ưu tiên trả lời trước
khi gọi điện tổng đài 19008198, hoãn chặn cước, được cài đặt và thử
nghiệm các dịch vụ mới, miễn phí đặt cọc Roaming...
Ưu đãi về chi phí: Khách hàng có thể đổi điểm thành tiền trừ vào
cước/tài khoản (đổi 1 điểm bằng 20 đồng), miễn giảm cước phí khi sử

dụng dịch vụ các dịch vụ giá trị gia tăng, nhận quà sinh nhật hàng
năm.... Đặc biệt, với thẻ Hội viên Viettel Privilege, khách hàng còn
được giảm giá khi sử dụng dịch vụ của các đối tác liên kết của Viettel
trên toàn quốc.
Ông Tống Viết Trung, Giám đốc Viettel Telecom cho biết: "Những giá
trị mà khách hàng có được từ chương trình này chính là những món
quà cảm ơn khách hàng đã tin tưởng và ủng hộ Viettel trong suốt thời
gian qua cũng như trong sự phát triển tiếp theo. Chúng tôi sẽ tiếp tục
nỗ lực hơn nữa đem lại cho khách hàng ngày càng nhiều giá trị và tiện
ích thiết thực, hấp dẫn".
Trước mắt, Chương trình Viettel Privilege áp dụng cho các thuê bao


Di động trả sau với gần 200.000 Hội viên. Các Hội viên ban đầu chủ
yếu là khách hàng sử dụng dịch vụ di động trả sau, sau đó sẽ dần được
mở rộng cho các khách hàng khác của Viettel (dịch vụ di động trả
trước, điện thoại cố định, ADSL ...). Khách hàng có thể đăng kí tham
gia chương trình tại các cửa hàng, siêu thị Viettel trên toàn quốc.
-Nâng cao chất lượng đội ngũ chăm sóc khách hàng.
-Viettel đầu tư 1 triệu USD nâng cấp hệ thống CSKH
-Với mục tiêu đưa dịch vụ chăm sóc khách hàng trở nên thuận tiện và
nhanh chóng hơn, Viettel đầu tư xấp xỉ 1 triệu USD để triển khai hệ
thống IPCC trên toàn bộ trung tâm chăm sóc khách hàng.
-Hệ thống IPCC (IP Contact Center) sẽ được áp dụng cho tất cả các
Trung tâm Chăm sóc khách hàng của Viettel tại 4 thành phố Hà Nội, Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Tổng số sẽ có gần 3600 vị trí điện thoại
viên được triển khai IPCC trong đợt này. Dự kiến, toàn bộ hệ thống sẽ
hoàn thiện trước 31/12.
-Song song với lắp đặt thiết bị phần cứng, cài đặt phần mềm, Viettel sẽ
đào tạo cho các điện thoại viên về quy trình sử dụng IPCC. Cách thực

hiện "cuốn chiếu"đảm bảo hệ thống hoạt động sẽ hoạt động trơn tru và
đúng chuẩn ngay sau khi triển khai.
-Sau khi đưa vào sử dụng, IPCC tăng năng suất trả lời khách hàng thêm
20%. Bên cạnh đó, áp dụng công nghệ số thay cho analog - tín hiệu
tương tự (hiện đang sử dụng) giúp hạn chế nghẽn đường dây giải đáp
trong giờ cao điểm. Khách hàng cũng sẽ được kết nối với điện thoại viên
nhanh chóng hơn, giảm thời gian chờ giải đáp.
-Toàn bộ hệ thống IPCC do Trung tâm Phần mềm Viettel tự xây dựng.
Điều này đã giúp tiết kiệm 75% chi phí so với mua của nước ngoài và
40% nếu mua ở trong nước. Trong quá trình thực hiện, các kỹ sư Viettel
tiếp tục ứng dụng thành công công nghệ SIP - T (Session Initiation
Protocol – giao thức khởi tạo phiên) thay cho chuyển mạch bằng trung kế
số E1. Thử nghiệm 240 vị trí điện thoại viên tại Đà Nẵng cho thấy việc
ứng dụng SIP – T giúp giảm một nửa chi phí lắp đặt hệ thống.
100% cửa hàng Viettel phục vụ bình thường trong dịp Tết
Song song với việc nâng cao mạng lưới phục vụ thông tin liên lạc trong dịp
Tết, Viettel Telecom yêu cầu 100% cửa hàng từ chi nhánh tỉnh/thành phố
đến tuyến huyện phải có đủ nhân sự phục vụ bán hàng và chăm sóc khách


hàng. Các đội bán hàng lưu động và bán hàng Tết cũng được triển khai, đưa
sản phẩm, dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng.
-Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng.
Viettel xây dựng thành công hệ thống chăm sóc khách hàng IPCC
Hệ thống hỗ trợ khách hàng dựa trên IP (IP Contact Center - IPCC) là sản
phẩm do Trung tâm Phần mềm Viettel phát triển. Lợi thế nổi bật của IPCC
so với công nghệ cũ là khả năng giao tiếp đa kênh với khách hàng, quản lý
chặt chẽ chất lượng cuộc gọi và giảm đáng kể chi phí điện thoại đối với
những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh tại nhiều quốc gia.
Khác với những hệ thống hỗ trợ analog dựa trên tổng đài chuyển mạch, hệ

thống IPCC là mô hình call center hiện đại nhất hiện nay, sử dụng nhiều
công nghệ và các chuẩn giao thức khác nhau trên nền tảng Internet. Vì vậy,
hệ thống này có thể hỗ trợ đa kênh giao tiếp với khách hàng như điện thoại,
fax, VoIP, SMS, email, chat,… thay vì chỉ 1 đường kết nối thoại như trước
đây. Sử dụng kết nối Internet thay cho kết nối voice, IPCC giảm đáng kể chi
phí điện thoại, thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, tập
đoàn đa quốc gia.
Khả năng kết nối linh hoạt của IPCC cải thiện đáng kể chất lượng công tác
chăm sóc khách hang (CSKH). Dựa trên địa chỉ của khách hàng, điện thoại
viên có thể nhanh chóng điều chuyển cuộc gọi cho nhau hoặc Giám sát viên
trong trường hợp gặp khó khăn. Giám sát viên cũng có thể biết được điện
thoại viên hay khách hàng dập máy trước, lập tức can thiệp trong trường hợp
cuộc gọi có dấu hiệu khủng hoảng, hỗ trợ nghiệp vụ cho điện thoại viên hoặc
cướp cuộc gọi nếu cần thiết.
Hệ thống IPCC được TT Phần mềm Viettel nghiên cứu phát triển từ năm
2008. Chi phí để Viettel tự phát triển hệ thống và ứng dụng hệ thống này ở
mức 500-600 USD/điện thoại viên. Trong khi đó, mức chi phí để triển khai
các giải pháp “nội” tương tự khoảng 800 USD/điện thoại viên, các giải pháp
nước ngoài giao động ở mức 2.000 – 5.000 USD/điện thoại viên. Với mạng
lưới CSKH lên tới hơn 3.000 điện thoại viên hiện nay, việc tự xây dựng hệ
thống theo chuẩn IPCC quốc tế không chỉ giúp Viettel tiết kiệm được hàng
chục tỉ đồng mà còn giúp Viettel chủ động về mặt công nghệ và phát triển
tiếp tính năng về sau.
Tính đến thời điểm này, 31 tính năng cơ bản của hệ thống IPCC Viettel đã
được hoàn thành. Điện thoại viên khi sử dụng hệ thống mới chỉ cần qua 1
khóa đào tạo ngắn. Trung tâm CSKH Viettel đã triển khai thử nghiệm ở 20


vị trí hỗ trợ tại Hà Nội. Dự kiến, hệ thống này sẽ được mở rộng áp dụng tại
360 vị trí tại TT CSKH tại Đà Nẵng trong tháng 6/2011, 200 vị trí tại Hải

Phòng vào cuối năm 2011. Việc xây dựng thêm 32 tính năng mở rộng của hệ
thống cũng được triển khai song song với việc áp dụng tại các Trung tâm.
Dự kiến đến cuối năm 2011, hệ thống IPCC sẽ được hoàn thiện và áp dụng
trên toàn bộ mạng lưới hỗ trợ khách hàng rộng lớn của Viettel.
Song song với việc mở rộng quy mô mạng lưới, giải pháp IPCC cùng khả
năng kiểm soát chất lượng chặt chẽ của mình sẽ nâng chất lượng CSKH của
Viettel lên một bậc mới về chất.
d.Văn hóa kinh doanh của Viettel trong cạnh tranh vi mô ngành.
-Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Mobifone, Vinaphone, Vietnam mobie, EVVN
Telecom, S-fone…
- Bên cạnh phải giải quyết những vấn đề nội bộ còn tồn tại của VNPT, điều
khiến giới viễn thông chú ý quan sát là tân CEO VNPT Trần Mạnh Hùng sẽ
tìm lời giải nào cho bài toán cạnh tranh với đối thủ trực tiếp Viettel, nhất là
khi quá khứ ông Hùng đã có những cuộc tranh luận nảy lửa với đối thủ này.
-Doanh thu Viettel vượt VNPT 18.000 tỷ: Khoảng cách ngày càng lớn,
vào khoảng tháng 6/2005, khi đó vị thế của hai “ông lớn” viễn thông Việt
Nam là Viettel và VNPT vẫn ở hai thái cực hoàn toàn khác nhau. Viettel
đang chen chân vào thị trường viễn thông còn VNPT đã là một "ông lớn"
trong ngành.
-Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel lúc đó là Tổng Công ty Viễn thông
Quân đội, đã từng gửi công văn “kêu cứu” đến Bộ Quốc phòng, Bộ Bưu
chính&Viễn thông (nay là Bộ Thông tin&Truyền thông). Theo đó, Viettel có
nguy cơ phá sản nếu tình trạng kết nối khó khăn với VNPT kéo dài.
-Tuy nhiên, VNPT mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu của Viettel. Chính
vì vậy, lưu lượng kết nối luôn ở mức cao và nghẽn mạng. Viettel đã nhận
được rất nhiều ý kiến phàn nàn của khách hàng do rất khó thực hiện cuộc gọi
từ mạng 098 đến Vinaphone cũng như mạng cố định của VNPT do nghẽn
mạng trung kết nối.
Trước đó, theo thỏa thuận giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Bưu chính Viễn
thông vào tháng 10/2004, “định kỳ 2 tuần 1 lần, Viettel rà soát dung lượng

kết nối, nếu có khả năng nghẽn mạng trong 2 tuần tới thì Viettel có văn bản
đề nghị VNPT tăng dung lượng kết nối”.
Ông Lê Đăng Dũng, Phó TGĐ Viettel cho biết theo quy định, Viettel đều
báo cáo trước dung lượng cần đấu nối với VNPT trước cả năm trời. Tuy
nhiên, trong suốt 5 năm qua, VNPT chỉ đáp ứng được trung bình 30 - 35%
nhu cầu dung lượng của Viettel.Cụ thể, năm 2002 VNPT chỉ đáp ứng 38%
nhu cầu dung lượng của Viettel, năm 2003 là 25%, năm 2004 là 25% và năm


nay VNPT mới chỉ đáp ứng được 17% nhu cầu dung lượng của Viettel.
Điều này, theo Phó TGĐ Viettel Dương Văn Tính, đã dẫn đến sự sụt giảm
khách hàng nghiêm trọng của Viettel. Vào tháng trước, số thuê bao đăng ký
mới mạng Viettel là 160.000 thì tháng này chỉ còn 90.000 thuê bao. Hiện
tượng nghẽn chỉ xảy ra khi thuê bao của Viettel gọi sang mạng của VNPT do
khó khăn trong việc kết nối giữa 2 mạng. Theo tính toán, khoảng 80% số
cuộc gọi từ mạng Viettel sang mạng VNPT, chiếm khoảng 80% tổng số cuộc
gọi của Viettel.
Thậm chí, công văn của Bộ Quốc phòng gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị
biện pháp can thiệp còn nhấn mạnh nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài,
Viettel sẽ đứng trước nguy cơ phá sản vì đơn vị này đã đầu tư hàng ngàn tỷ
đồng xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông.
Theo báo cáo của Viettel, việc VNPT không đáp ứng đủ nhu cầu kết nối đã
diễn ra trong suốt 5 năm qua đối với tất cả các dịch vụ và ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn.
Việc Viettel cho rằng, trong suốt 5 năm qua, VNPT chỉ đáp ứng được trung
bình 30 - 35% nhu cầu dung lượng của Viettel, theo ông Trần Mạnh Hùng:
“Nói như thế không nắm được vấn đề. Họ (Viettel) đã đấu nối mấy tỉnh rồi
đấy chứ đâu có riêng gì Hà Nội và TP.HCM. Viettel và VNPT đã có thỏa
thuận kết nối rồi, nên đương nhiên là Viettel được đấu nối vào tất cả tổng đài
nội hạt ở các địa phương. Có như vậy mới là đường trục chứ.

Hiện giờ họ cũng đã có tổng đài TOLL rồi thì còn đòi đầu tư sang tổng đài
TOLL của VNPT làm gì. Vấn đề là không phải là mang tiền đi dọa mà là
quy trình đầu tư. Đầu tư như vậy thì VNPT không thiếu tiền. Tài sản của ai
là của người đó chứ, chẳng lẽ anh có đất anh lại để người khác chở gạch
ngói đến xây nhà trên mảnh đất của anh?”.
Không những thế, trong gian đoạn 2004 - 2006, những cuộc họp liên quan
đến cạnh tranh giữa hai đơn vị VNPT và Viettel thường diễn ra quanh những
thảo luận "nảy lửa" giữa ông Trần Mạnh Hùng và ông Nguyễn Mạnh Hùng Phó tổng giám đốc Viettel.
Tiếp theo đó, phát biểu về một diễn biễn được coi là sự "giảng hòa" giữa
VNPT và Viettel vào đầu năm 2006, Phó tổng giám đốc VNPT Trần Mạnh
Hùng khẳng định: "Không phải công ty cố tình không muốn mở cổng kết nối
cho doanh nghiệp khác, mà chúng tôi muốn biết doanh nghiệp khác có thực
sự sử dụng đúng mục đích hay họ xin chỉ để dự phòng".
Trở lại câu chuyện những khó khăn phải đối mặt là giải bài toán tuột dốc
lợi nhuận của VNPT và "vượt mặt" đối thủ cạnh tranh Viettel, nhiều người
trong ngành viễn thông đánh giá, với vai trò "cầm lái chính" của ông Trần


Mạnh Hùng, chắc chắn việc cạnh tranh giữa VNPT và Viettel sẽ trở nên
khốc liệt hơn bao giờ hết.
Người ta hy vọng luồng gió mới quyết liệt từ ông Trần Mạnh Hùng thay thế
cho tư tưởng “già nua an phận” của lãnh đạo VNPT trước đây, VNPT đã sẵn
sàng cho một cuộc chơi sòng phẳng nhằm khẳng định lại vị thế của mình tại
thị trường viễn thông Việt Nam.
-Khách hàng tiêu thụ:
+Doanh nghiệp có số lượng thuê bao di động lớn nhất:
Mỗi ngày Viettel có khoảng 70.000 thuê bao mới.Hiện nay, VIETTEL là
mạng di động đầu tiên được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt
phương án cung cấp thêm đầu số mới thứ 4, do tốc độ tăng trưởng vượt trội,
với tổng số thuê bao đăng ký sử dụng trên 30 triệu. VIETTEL cũng là mạng

di động lớn nhất tại Việt Nam, chiếm hơn 30% thị phần chung. Vào thời
điểm hiện tại, VIETTEL có tốc độ phát triển thuê bao mới trung bình từ
60.000 – 70.000 thuê bao / ngày.
+Doanh nghiệp có vùng phủ sóng rộng nhất:
Hiện Viettel đã phủ sóng di động ở cách bờ biển và các đảo của Việt Nam
tới hơn 100km giúp ngư dân bám biển khai thác nguồn lợi hải sản và bảo vệ
chủ quyền quốc gia.
Sóng viễn thông đã vượt hàng ngàn km để đồng hành cùng những chuyến
hải trình dằng dặc, an ủi ngư dân những lúc nhớ nhà và làm nụ cười tỏa rạng
trên môi người lính đảo phương xa, phủ sóng di động hơn 3000km vùn biển
gần bờ.
Hiện tại, Viettel đang sở hữu mạng lưới phục vụ biển đảo với hơn 1.400
trạm BTS dọc bờ biển và ngoài khơi, có khả năng phục vụ gần 7 triệu thuê
bao. Đây cũng là nhà mạng duy nhất tại Việt Nam có hệ thống phát sóng tầm
xa trên biển. Hệ thống này đem lại cơ hội liên lạc đối với 2 triệu người hàng
ngày làm việc khai thác, đánh bắt và cung cấp các dịch vụ trên biển của Việt
Nam, trong số đó là khoảng 70.000 ngư dân đánh bắt xa bờ.
Biến ý tưởng “điên rồ” thành hiện thực: Nhắc tới ý tưởng phủ sóng viễn
thông vùng biển đảo, ngay cả các chuyên gia nước ngoài cũng phải lắc đầu
vì sự phi thực tế, đầu tư lớn mà hiệu quả thu lại thì khó đong đếm được
ngay. Tuy nhiên, với tầm nhìn từ chiến lược kinh tế biển, Tập đoàn Viễn
thông Quân đội Viettel vẫn quyết tâm phải làm được việc này. Viettel đã giao
bài toán khó nâng tầm phát sóng cho Công ty Mạng lưới Viettel
+Doanh nghiệp có phương thức tính cước theo block 6s+1, tính cước ngay
từ giây đầu tiên, cuộc gọi dưới 6 giây được tính là 6 giây, tính cước block 01
giây kể từ giây thứ 7.


Bảng giá cước
Loại cước

Giá cước
* Cước gọi trong nước:
+ Gọi di động trong mạng Viettel
1.190 đ/phút
+ Gọi di động ngoài mạng Viettel
1.390 đ/phút
+ Gọi đến số Homephone và ĐT cố định của
Viettel
1.190 đ/phút
* Gọi quốc tế (gọi IDD/178, thuê bao vệ tinh):
xem tại đây
* Cước nhắn tin MMS:
500 đ/bản tin
* Cước nhắn tin SMS:
+ Nhắn tin nội mạng:
300 đ/bản tin
+ Nhắn tin ngoại mạng:
350 đ/bản tin
+ Nhắn tin quốc tế:
2.500 đ/bản tin
* Cước gọi đến các dịch vụ có tính cước riêng =
cước gọi trong mạng Viettel + cước dịch vụ tính
cước riêng, trong đó:
- Cước gọi trong mạng Viettel
1.190 đ/phút
- Cước dịch vụ tính cước riêng
* Cước gọi tới các số máy của dịch vụ VSAT:
4.000 đ/phút
* Mức giá trên đã bao gồm VAT 10%; áp dụng từ ngày 26/07/2010
Chính sách giá cước giờ thấp điểm:

Cước gọi nội mạng trong nước giờ thấp điểm chỉ còn 650đ/phút (Tùy theo
biến động của thị trường và tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp,
mức cước này có thể được thay đổi mà không cần báo trước);
Khung giờ thấp điểm từ 24h:00:00 giờ đến 5h:59’:59’’ tất cả các ngày trong
năm (bao gồm cả 9 ngày lễ).
Phần cước di động trong các cuộc gọi tính cước riêng vẫn được áp dụng
chính sách giảm cước giờ thấp điểm nêu trên.
Cuộc gọi tới mạng Quân sự 069 không được giảm cước giờ thấp điểm
(ngoài chính sách giảm cước 30% đối với tất cả các cuộc gọi tới mạng Quân
sự 069)
Giá cước của Mobie phone(cụ thể là 83.400 đồng/phút )cước Data cũng
cao gấp gần 8 lần so với mạng Viettel.


+Doanh nghiệp có những gói cước hấp dẫn:Gói cước Buôn làng của Viettel
là 6 tháng liên tiếp tăng trưởng 206%. Chính thức cung cấp từ tháng 2/2013,
gói cước Buôn làng đã có mặt tại 40 tỉnh, thành phố trên cả nước, đạt
170.000 thuê bao thực chỉ sau 6 tháng. Riêng gói cước “dành cho thị trường
ngách” này chiếm tới 18% tổng số thuê bao phát triển mới của 12 gói cước
trong giai đoạn này, khẳng định chiến lược hướng tới nhu cầu của từng
nhóm khách hàng riêng biệt mà Viettel đề ra là đúng đắn. Dự kiến, đầu
tháng 9/2013, gói cước Tomato Buôn Làng tiếp tục mở rộng thêm 3 ngôn
ngữ mới (Mường, Ba Na, Ê Đê), nâng tổng số lượng dân tộc được cung cấp
dịch vụ lên 20 dân tộc, 9 ngôn ngữ.
+Viettel là doanh nghiệp viễn thông duy nhất hiện nay tung ra bộ hoà mạng
được cung cấp tới 17 dân tộc lớn với 6 ngôn ngữ chính: Thái, Dao, Mông,
Tày Nùng, Gia Rai, Khơ Me.
Tính năng làm nên sự khác biệt cho bộ hoà mạng được khách hàng đánh
giá cao là tổng đài phổ biến kiến thức nông nghiệp, tin ngắn, chuyện kể,
nhạc online tiếng dân tộc (3334). Hiện tại, 65 ngàn thuê bao có kết nói

thường xuyên tới tổng đài này (chiếm 54% tổng số thuê bao Buôn Làng),
kho nội dung cung cấp cho dịch vụ này vì thế đã được Viettel mở rộng gấp
đôi đủ để đáp ứng yêu cầu của bà con. Ngoài ra, tổng đài giải đáp khách
hàng miễn phí tiếng dân tộc (33xx) cũng đã phải mở rộng hoạt động 2
ca/ngày (7h – 22h); số lượng điện thoại viên cũng được bổ sung tăng gấp đôi
(từ 25 người lên 61 người).
+Gói cước trả sau:
Gói cước VIP của Viettel là gói cước trả sau dành cho nhóm khách hàng
có thu nhập cao với những ưu đãi đặc biệt.
Lợi ích khi sử dụng gói cước: Khách hàng được miễn phí đặt cọc
Roaming khi đăng ký hạn mức Roaming dưới 5 triệu đồng; được hoãn thời
gian chặn cước; được cài đặt ngay các dịch vụ gia tăng khi đăng ký gói
cước; miễn phí 200 phút gọi đầu tiên trong nước/tháng;
-Miễn phí 100 tin nhắn SMS trong nước đầu tiên/tháng;
-Miễn phí cước thuê bao tháng dịch vụ MCA;
-Miễn phí cước thuê bao tháng dịch vụ V – mail;
Được đăng ký sử dụng gói dịch vụ data Dvip với những ưu đãi sau:
+ Miễn phí cước thuê bao tháng;


+ Lưu lượng miễn phí: 300MB;
+ Giá cước vượt định mức: 0.25đ/10KB (tính cho phần dung lượng lớn
hơn 300MB).

-Basic+
Gói cước Basic+ là gói cước trả sau thông dụng của Viettel dành cho cá
nhân có mức sử dụng > 150.000 đồng/tháng.
Family
Gói cước Family của Viettel là gói cước trả sau dành riêng cho nhóm
khách hàng gia đình, bạn bè có từ 2 - 4 thuê bao trả sau của Viettel.

-Gói cước Family của Viettel là gói cước trả sau dành riêng cho nhóm
khách hàng gia đình, bạn bè có từ 2 - 4 thuê bao trả sau của Viettel.
Lợi ích khi sử dụng gói cước Family
+Cước gọi giữa các thuê bao thành viên trong nhóm chỉ còn 495đ/phút;
+Giá cước cuộc gọi tới 02 số máy điện thoại cố định (bao gồm số cố định
có dây và không dây của tất cả các mạng) đã đăng ký trước chỉ còn
495đ/phút;
+Được sử dụng tất cả các dịch vụ giá trị gia tăng và chăm sóc khách hàng
tốt nhất.

-Corporate
Gói cước Coporate (đổi tên từ gói VPN) của Viettel là gói cước trả sau
dành cho doanh nghiệp, tổ chức có từ 5 thuê bao trả sau của Viettel trở
lên.
Gói cước trả trước
-Tomato Buôn làng
Tên bộ tính năng: “TOMATO BUÔN LÀNG” – biểu tượng của sự sum
vầy và yên bình. Buôn làng hướng đến hình ảnh của sự đoàn kết, của tính


cộng đồng; nơi đó sự sẻ chia xuất phát từ những thấu hiểu sâu sắc lẫn
nhau.
-7Colors
Với thông điệp “Let’s fly”, bộ hòa mạng 7Colors của Viettel được thiết kế
dựa trên những thấu hiểu sâu sắc về tính cách, sở thích của những bạn học
sinh dưới 14 tuổi.
-Gói cước Sea+: Cùng ra khơi
Với thông điệp "Cùng ra khơi", gói cước trả trước Sea+ của Viettel được
thiết kế với những ưu đãi và tính năng đặc biệt nhằm giúp cho cuộc sống
của người dân vùng biển và ven biển an toàn và tiện ích hơn.

-Tomato
Gói cước Tomato là gói cước đại chúng nhất của Viettel, đặc biệt dành cho
nhóm khách hàng mong muốn sử dụng điện thoại di động nhưng ít có nhu
cầu gọi, mà nghe là chủ yếu.
-Economy
Economy là gói cước trả trước đơn giản, thuận tiện và dễ sử dụng nhất của
Viettel Mobile.
Economy là gói cước trả trước đơn giản, thuận tiện và dễ sử dụng nhất của
Viettel Telecom. Gói cước Economy có cước thoại thấp, dành cho khách
hàng cá nhân gọi nhiều với mức sử dụng dưới 150.000 đồng/tháng.
Đặc điểm
+Có thời hạn sử dụng, thời hạn sử dụng phụ thuộc vào giá trị thẻ nạp.
+Khi hết hạn sử dụng, tài khoản cũ sẽ được bảo lưu và được cộng dồn khi
khách hàng nạp thẻ mới.
+Hết thời hạn sử dụng, thuê bao không nạp thêm tiền => TK sẽ bị khóa 1
+Sau 10 ngày chờ nạp thẻ, thuê bao không nạp thêm tiền => TK sẽ bị
khóa 2 chiều; sau 30 ngày chặn 2 chiều, thuê bao bị thu hồi về kho để tái
sử dụng.
(Với thuê bao đầu 10 số kích hoạt từ ngày 01/06/2012: sau 7 ngày chờ nạp
thẻ, thuê bao không nạp thêm tiền sẽ bị khóa 2 chiều; sau 3 ngày chặn 2
chiều, thuê bao bị thu hồi về kho để tái sử dụng)
Lợi ích khi sử dụng gói cước
+Không phải ký hợp đồng thuê bao;
+Không phải trả cước thuê bao tháng, thuê bao ngày;
+Không phải thanh toán hoá đơn cước hàng tháng;


+Chỉ trả cước cho từng cuộc gọi;
+Giá cước thoại cực thấp;
+Sử dụng dịch vụ bất cứ lúc nào.

-Sinh viên
Gói cước trả trước dành riêng cho đối tượng khách hàng đang là sinh viên;
như một món quà Viettel tặng riêng cho sinh viên- những người chăm chỉ
học hành và là niềm tự hào của gia đình, bè bạn.
Gói cước trả trước dành riêng cho đối tượng khách hàng đang là sinh viên;
như một món quà Viettel tặng riêng cho sinh viên- những người chăm chỉ
học hành và là niềm tự hào của gia đình, bè bạn.
Lợi ích khi sử dụng gói cước
Gói cước sinh viên hội tụ tất cả những tính năng ưu việt nhất từ các gói cước
hiện có của Viettel:
+Mức cước thoại và nhắn tin rẻ nhất trong số các gói cước trả trước.
+Không giới hạn thời gian sử dụng.
+Được cộng 25.000 đồng vào tài khoản sử dụng mỗi tháng
+Được đăng ký tự động và miễn phí cước thuê bao gói data tốc độ cao với
30MB lưu lượng sử dụng miễn phí hàng tháng.
+Sử dụng tính năng gọi nhóm tiết kiệm 50% chi phí.
-Điều kiện đăng ký
+Chủ thuê bao phải là sinh viên.
+Có thẻ sinh viên còn hiệu lực.
-Điều kiện sử dụng
+Trong vòng 60 ngày, thuê bao phải phát sinh ít nhất 1 trong các giao dịch:
nạp thẻ, phát sinh cuộc gọi đi có cước, tin nhắn đi có cước hoặc phát sinh
lưu lượng Mobile internet.
+Nếu trong vòng 60 ngày, thuê bao không phát sinh một trong các giao
dịch trên thì thuê bao sẽ bị chặn chiều gọi đi. Để khôi phục lại chiều gọi


đi, khách hàng phải nạp thêm tiền vào tài khoản.
+Thời hạn chờ nạp tiền: 10 ngày.
+Sau thời hạn chờ nạp tiền, nếu khách hàng không nạp thẻ khôi phục lại

hoạt động, Viettel Telecom sẽ thu hồi lại số.

-Hi School
Hi School là gói cước trả trước dành cho đối tượng khách hàng là học
sinh, trong độ tuổi từ 14 – 18. Với thông điệp “Đồng hành cùng tuổi
xanh”, Hi School sẽ thay Viettel luôn đồng hành cùng các bạn học sinh.
Doanh nghiệp có chính sách chăm sóc khách hàng tốt nhất.

Chương 3: Nhận xét và đánh giá văn hóa kinh doanh
của Viettel
Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp
từ rất sớm do vây công tác tổ chức- Tuyển dụng cũng như hình thành
phương châm hành động của tổ chức, từng con người rất thống nhất. Từ tập
đoàn tới các đơn vị đến các cá nhân là một thể thống nhất ý chí đên hành
động. Văn hóa viettel đã giúp viettel vượt qua rất nhiều khó khăn để vươn
lên đỉnh cao.
Viettel là tập đoàn viễn thông quân đội nên “viettel vẫn quyết tâm áp
dụng truyền thống và cách làm người lính vào hoạt động của mình” đây là
nét đặc trưng nhất trong văn hóa kinh doanh của Viettel. Nó được thể hiện:
- Tính kỉ luật: Ơ viettel, tính kỷ luật đã giúp công ty nhanh chóng xây dựng
được một tổ chức có quy mô lớn nhưng vẫn là một thể thống nhất, giúp điều
hành công việc một cách trôi chảy, đạt hiệu quả cao.
- Tính đoàn kết: ở Viettel phần lớn mỗi thành viên trong công ty đều coi
Viettel như ngôi nhà thứ 2 của mình để hy sinh vì nó, yêu thương nó và cùng
xây dựng nó.
- Dám chấp nhận gian khổ và quyết tâm vượt khó khăn: Viettel nghỉ rằng
gian khổ, khó khăn là môi trường để rèn luyện và có nghị lực hơn nữa.
Viettel cũng thường chọn cách khó khăn, hướng có nhiều thử thách hơn để
rèn luyện đội ngũ, bởi thương trường sẽ ngày càng cạnh tranh khốc liệt và
nếu không có những cán bộ tinh nhuệ, thiện chiến thì khó có thể trụ vững

được. Thị trường viễn thông Việt Nam rồi cũng sẽ bão hòa. Dừng lại nghĩa
là chết, bởi vậy Viettel đã tìm sang thị trường quốc tế. Nghĩa là Viettel không


chấp nhận suy thoái.
- Cách làm quyết đoán: Viettel thành công như ngày hôm nay cũng là nhờ
có những quyết định dứt khoát vào những thời điểm quan trọng như việc
quyết định đầu tư vào mạng GSM thay vì CDMA quyết định đầu tư mạng
lưới rộng khắp rồi mới kinh doanh thay vì chỉ đầu tư ở các thành phố lớn…
- Cách làm nhanh: Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, tính bí mật
lại càng trở nên mong manh. Việc kiểm tra nhanh đã giúp Viettel chớp được
nhiều cơ hội. Như việc đẩy mạnh kinh doanh về nông thôn đã giúp Viettel có
được một phân khúc thị trường khác mà nhiều doanh nghiệp bỏ qua. Và chỉ
trong một thời gian ngắn, nhiều doanh nghiệp khác cũng có động thái “bắt
trước” Viettel.
-Triệt để: Viettel không làm nửa vời. Đã quyết là sẽ làm đến cùng. Nếu
không làm đến cùng sẽ phí phạm tài nguyên và công sức.
Những gì Viettel đã làm được:
Bản thân nhà lãnh đạo Viettel luôn là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp,
xác lập và tuyên truyền sâu rộng tới cái bộ phận và cá nhân trong tập đoàn.
Xây dưng một môi trường làm việc lý tưởng, tích cực – là điều nhân viên
mong đợi:
+ Môi trường làn việc phù hợp giúp cho nhân viên là việc có động lực, phát
huy tối đa tính sáng tạo, từ đó nâng cao hiệu suất lao động.
+ Truyền động lực cho nhân viên: Tạo không khí tích cực mang lại cho
nhân viên nhuệ khí là việc tin vào năng lực của cấp quản lý và thấy một tầm
nhìn hấp dẫn về tương lai tốt đẹp của công ty.
+ Chia sẻ thông tin minh bạch với nhân viên.
+ Đánh giá khach quan.
+ Ghi nhận thành công của nhân viên: tạo sự hưng phấn cho mỗi nhân viên

khi được tôn vinh, nuôi dưỡng thái độ là việc nhiết huyết hơn sẵn sàng
đương đầu và vượt qua thử thách của nhân viên.
Từ thực tế khẳng định Viettel muốn phát triển bền vững, muốn tồn tại lâu
dài, muốn có sự khác biệt với doanh nghiệp khác thì văn hóa phải là cốt lõi.
Văn hóa viettel luôn được lan tỏa và thấu hiểu đến mọi cán bộ, công nhân
viên. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu, đây là nền
tảng tư tường xây dựng nhân cách con người viettel; tạo nên một thương
hiêu viettel khác biệt và bền vững không chỉ trong nước mà còn ở tầm quốc
tế.
Văn hóa giúp người viettel lao động cống hiến và tìm được niềm vui trong
công việc, xem viettel là ngôi nhà thứ 2 của mình để xây dựng.
Ta có thể khẳng định, vai trò của văn hóa là hết sức quan trọng không chỉ
văn hóa viettel nói riêng mà còn các doanh nghiệp khác đã và đang xây dựng
thương hiệu doanh nghiệp thì văn hóa là thứ không thể thiếu trong quá trình


×