Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Vận dụng và luyện tập các kĩ năng cơ bản để làm tốt một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 45 trang )

Trường THCS Hoàn Kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HOÀN KIẾM
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HOÀN KIẾM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Vận dụng và luyện tập các kĩ năng cơ bản để
làm tốt một bài văn
miêu tả cho học sinh lớp 6.

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM VÂN ANH
MÔN
: NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2013-2014

Phạm Vân Anh

1

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm

PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:


Tập làm văn là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đánh
giá kết quả học tập bộ môn Ngữ văn trong nhà trƣờng ở các bậc học thông qua
hệ thống các bài tập tạo lập văn bản cũng nhƣ thực hành sử dụng tiếng Việt.
“Chính tập làm văn, nhƣ chúng ta đã biết lại là nơi thể hiện cuối cùng, quan
trọng nhất và đáng tin cậy nhất, trình độ viết văn của học sinh. Không phải ở
phân môn Tiếng Việt, cũng không phải ở phân môn Văn, mà chính là Tập làm
văn và chỉ ở Tập làm văn, điểm số và kết quả thi cử mới thực sự có khả năng
quyết định số phận, quyết định đƣờng đời của một sinh viên, hoặc một thiếu
niên đang còn lứa tuổi học trò”.
Mục tiêu cụ thể của Tập làm văn, ở phần kiến thức là : “ Nắm đƣợc những tri
thức và các kiểu văn bản thƣờng dùng: văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản
biểu cảm, văn bản thuyết minh và văn bản điều hành ; nắm đƣợc những tri thức
thuộc cách lĩnh hội và tạo lập các kiểu văn bản đó.” Phần kĩ năng trong mục tiêu
môn học cũng đƣợc qui định rất rõ: “ Có kĩ năng nói và viết Tiếng Việt đúng
chính tả, đúng từ ngữ, đúng có pháp…biết cách sử dụng các thao tác cần thiết để
tạo lập các kiểu văn bản đƣợc học. Biết vận dụng các kiểu văn bản đƣợc học
phục vụ cho việc học tập ở nhà trƣờng và phục vụ đời sống gia đình, xã hội.”
Với mục tiêu cụ thể về kiến thức và kĩ năng nhƣ thế, cấu tạo chƣơng trình phân
môn Tập làm văn đƣợc học ở lớp 6 gồm những nội dung sau:
1. Văn bản tự sự:
Phần lý thuyết:
- Tìm hiểu chung về văn tự sự
- Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
- Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
- Tìm hiểu chủ đề và cách làm bài văn tự sự.
- Lời văn , đoạn văn tự sự.
- Ngôi kể trong văn tự sự.
- Thứ tự kể trong văn tự sự.

Phạm Vân Anh


2

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm
- Kể chuyện tƣởng tƣợng.

Sáng kiến kinh nghiệm

Phần thực hành:
- Kể lại một truyện đã học.
- Kể lại truyện đời thƣờng.
- Kể chuyện tƣởng tƣợng.
2. Văn miêu tả:
Phần lý thuyết:
- Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
- Quan sát, tƣởng tƣợng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Phƣơng pháp tả cảnh.
- Phƣơng pháp tả ngƣời.
Phần thực hành:
- Luyện nói về quan sát, tƣởng tƣợng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Luyện nói về văn miêu tả.
- Viết bài miêu tả: tả ngƣời , tả cảnh, miêu tả sáng tạo.
Quả thực môn Tập làm văn là kết quả của hai phân môn Văn – Tiếng Việt, nó
có vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá quá trình học tập của một học
sinh. Thế nhƣng, phân môn này lại bị rất nhiều học sinh không yêu thích, thậm
chí sợ và ngại thực hành. Ở lớp 6A (2013-2014) của tôi, trong các giờ học các
văn bản, các em học sinh rất hào hứng, sôi nổi, rất thích thú khi tự mình khám

phá ra những chi tiết hay, đặc sắc của tác phẩm, thích đƣợc trình bày ý kiến của
mình trƣớc lớp về một nhân vật, một tình huống truyện nào đó. Trong các giờ
Tiếng Việt, các em tiếp thu bài nhanh, biết vận dụng các từ loại, biện pháp tu từ
nghệ thuật một cách tƣơng đối linh hoạt, chính xác. Ở giờ Tập làm văn, các em
hiểu đƣợc bài, nắm đƣợc phần lý thuyết và làm tốt các bài tập theo yêu cầu của
sách Giáo Khoa. Nhƣng cả một học kỳ nhìn lại, điểm số chung của các em
tƣơng đối cao, riêng phần Tập làm văn, điểm số rất khiêm tốn. Đa số, học sinh
mắc phải những lỗi diễn đạt, và hơn nữa là cách bố cục và viết văn theo đoạn
còn nhiều hạn chế. Trong bài Tập làm văn thƣờng có nhiều đoạn văn liên kết với
nhau, các bài tập trong Sách Giáo Khoa cũng đƣợc giáo viên hƣớng dẫn một

Phạm Vân Anh

3

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm
Sáng kiến kinh nghiệm
cách cụ thể. Thế nhƣng khi tự các em xây dựng một đoạn văn trong bài Tập làm
văn thì các em tỏ ra lúng túng, khó thực hiện một đoạn văn đúng với yêu cầu của
đề bài.
Trong quá trình dạy Tập làm văn, tôi luôn trăn trở với suy nghĩ “ làm thế
nào để các em có đƣợc một kỹ năng nhất định, khi viết bài Tập làm văn, cụ thể
là cách xây dựng, viết đoạn văn và hoàn chỉnh bài văn. Dạy Tập làm văn là phải
dạy cách làm cụ thể, phải để học sinh viết đƣợc văn, không ngại viết văn và
hứng thú viết văn.
Vậy để giúp học sinh nắm vững hơn những lí thuyết cơ bản, tăng cƣờng kĩ
năng thực hành và hứng thú hơn với phân môn Tập làm văn, tôi xin trình bày

một vài tìm tòi, thử nghiệm của mình trong đề tài : “ Vận dụng và luyện tập
các kỹ năng cơ bản để làm tốt một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6” . Tôi
cũng mong muốn chia sẻ với đồng nghiệp những cách làm hay, đồng thời cũng
muốn đƣợc các đồng nghiệp góp ý kiến, trao đổi thêm để chúng ta có thể giúp
học sinh làm đƣợc những bài văn miêu tả có chất lƣợng tốt nhất.

Phạm Vân Anh

4

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm

NỘI DUNG
PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
A. CƠ SỞ ĐỂ VẬN DỤNG VÀ LUYỆN TẬP CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN ĐỂ
LÀM TỐT MỘT BÀI VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 6
Văn miêu tả là loại văn giúp ngƣời đọc hình dung ra những đặc điểm, tính
chất nổi bật của sự vật, sự việc, con ngƣời, phong cảnh “làm cho những vật,
việc, ngƣời, cảnh đó nhƣ hiện lên trƣớc mắt ngƣời đọc”. Văn miêu tả rất cần với
tuổi thơ. Miêu tả giúp các em diễn tả lại đƣợc cảnh, vật, ngƣời trong cuộc sống.
Miêu tả còn giúp các em làm văn kể chuyện hay hơn và sinh động hơn. Trong
chƣơng trình lớp 6, văn miêu tả không phải là một thể loại mới, các em đã đƣợc
làm quen với thể loại này ở bậc tiểu học. Nhƣng ở cấp II, yêu cầu làm văn miêu
tả của học sinh cao hơn rất nhiều. Với quan điểm chú trọng tới việc rèn luyện,
nâng cao kĩ năng thực hành tạo lập văn bản nói và viết tiếng Việt, phân môn Tập

làm văn đó xây dựng theo cấu trúc đồng tâm, có lặp lại ( nâng cao) ở các lớp
khác nhau. Cụ thể bài văn miêu tả ở Ngữ văn 6 yêu cầu dung lƣợng chỉ từ 300400 từ nhƣng ở lớp 9 có thể từ 500-700 từ và mức độ miêu tả cũng sâu hơn và
phức tạp hơn. Trong miêu tả, học sinh phải vận dụng lại từ ngữ để tái hiện lại sự
vật, con ngƣời với các trạng thái, tính chất và đặc điểm của chúng. Đồng thời
qua thể loại văn miêu tả, giáo viên có thể kiểm tra đƣợc năng lực quan sát, trí
tƣởng tƣợng, kỹ năng so sánh, nhận xét và tạo lập một văn bản miêu tả của từng
học sinh.
Một bài Tập làm văn có thể coi là một mốc quan trọng, một kết quả tổng
hợp để đánh giá khả năng học tập của học sinh về phân môn Văn và Tiếng Việt.
Bởi thông qua bài Tập làm văn, giáo viên có thể đánh giá đƣợc quá trình, khả
năng vận dụng kiến thức Tiếng Việt để diễn đạt thành câu và đoạn, vận dụng
những kiến thức Văn học để có những đoạn văn hay, rõ ràng. Bài Tập làm văn
tốt phải là bài văn viết đúng thể loại, có bố cục rõ ràng, mạch lạc; các đoạn, các
ý phải có sự liên kết chặt chẽ. Nhƣng trong thực tế, rất ít học sinh đạt đƣợc yêu
cầu trên, đặc biệt là yêu cầu về bố cục và cách diễn đạt trong bài làm văn.

Phạm Vân Anh

5

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm
Sáng kiến kinh nghiệm
Trong thực tế, Sách Giáo Khoa vẫn là tài liêu chính, ở đây học sinh đã
đƣợc làm quen với những nguyên tắc, những yêu cầu phải đạt tới của bất kỳ thể
loại văn nào. Vì vậy, trƣớc hết giáo viên phải tận dụng tốt và triệt để các kiến
thức, các hệ thống bài tập có trong Sách Giáo Khoa. Nhƣng để làm bài đƣợc tốt,
học sinh phải có một kỹ năng viết bài, viết đoạn nhất định. Vậy giáo viên phải

làm gì đề các em thấy đƣợc văn miêu tả không khó, không quá sức, cách diễn tả
trong từng bài văn cũng trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn và hơn nữa là tạo cho
các em hứng thú khi học Tập làm văn?
Theo tôi, trƣớc khi viết bài văn hoàn chỉnh, học sinh sẽ làm các dạng bài
tập khác nhau để hiểu những kỹ năng cơ bản trong văn miêu tả, mặt khác rèn các
thao tác nhỏ để hoàn thành một bài hoàn chỉnh. Bởi khi có những bƣớc đi cụ thể,
những phƣơng pháp rõ ràng, học sinh thực hành và hoạt động theo hƣớng dẫn
của thầy cô giáo thì sẽ tạo ra một văn bản hoàn chỉnh và có chất lƣợng.
Từ đó, tôi đã xác định các bƣớc khi vận dụng và luyện tập các kỹ năng cơ
bản để làm tốt một bài văn miêu tả cho học sinh lớp 6 nhƣ sau:
1- Hƣớng dẫn học sinh nhận diện thể loại, bài, đoạn văn miêu tả.
2- Tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn miêu tả.
3- Lập dàn ý
4- Viết bài
5- Liên kết đoạn
6- Sửa lỗi sai
B. CÁC BƢỚC THỰC HÀNH ĐỂ VẬN DỤNG VÀ LUYỆN TẬP CÁC KĨ
NĂNG:,
I. HƢỚNG DẪN HỌC SINH NHẬN DIỆN THỂ LOẠI, BÀI VÀ ĐOẠN VĂN MIÊU
TẢ:

1. Sự khác nhau giữa văn miêu tả với văn tự sự và thuyết minh:
a) Văn miêu tả và văn tự sự: thƣờng đƣợc kết hợp chặt chẽ trong quá trình nói
hoặc viết. Điểm khác nhau giữa chúng là:
Văn tự sự ( kể chuyện)

Phạm Vân Anh

Văn miêu tả
6


Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm
Sáng kiến kinh nghiệm
-chú ý vào diễn tiến của sự vật, sự việc, - chú ý vào đặc điểm, tính chất của các
hoạt động của các nhân vật.

sự vật, sự việc, hoạt động của các nhân
vật.

- khi kể: sắp xếp các sự vật, sự việc - khi tả: sắp xếp các sự vật, sự việc
theo trình tự của thời gian.

theo bố cục của không gian.

Các nhà văn thƣờng kết hợp cả kể và tả trong qua trình sáng tác: khi nào kể, khi
nào tả tùy theo đối tƣợng và mục đích của mình.
Ví dụ một đoạn văn miêu tả:
Sớm, tiết trời còn se lạnh. Gió thoảng, khẽ lay động cành lá để lộ nhũng giọt
sương mại trắng muốt của một buổi sớm tinh khôi. Cả xóm làng bồng bềnh
trong biển sương sớm. Về phía đông, mặt trời e thẹn, ửng hồng sau hàng bạch
đàn và thả muôn ngàn tia nắng lấp lánh xuống mặt đất. Trên trời, những đám
mây đang nhè nhẹ trôi với các sắc màu kì ảo.
( Bài làm của học sinh)
Ví dụ về đoạn văn tự sự:
Bà ngoại tôi rất thích chăm sóc cây xanh. Sáng sáng, bà thường tự tay tưới
tắm và bắt sâu cho cây. Một lần, em tôi hỏi bà: “Bà ơi, tại sao bà quí những cái
cây này thế? Có khi nào bà yêu chúng hơn bọn cháu không?”. Bà nhìn chúng tôi

âu yếm và bảo: “ Sao thế được, tất nhiên là bà phải yêu các cháu bà hơn rồi.
Những cái cây này chỉ là thú vui của bà thôi. Đây là những cái cây mà ông để
lại khi mất nên bà thay ông chăm sóc chúng.”
( Bài làm của học sinh)
b) Văn miêu tả và văn thuyết minh: tuy đều chú ý tới những đặc điểm, tính
chất của các sự vật, sự việc những giữa chúng cũng có sự khác nhau:
Văn miêu tả

Văn thuyết minh

- nhằm làm nổi bật những đặc điểm - nhằm cung cấp những tri thức về đặc
tính chất của các sự vật, sự việc, tạo ấn điểm tính chất của các sự vật, sự việc
tƣợng cho ngƣời đọc.

để ngƣời đọc, ngƣời nghe nắm chắc
đƣợc về sự vật, sự việc.

- đòi hỏi ngƣời viết phải quan sát, - đòi hỏi ngƣời viết phải khách quan,

Phạm Vân Anh

7

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm
tƣởng tƣợng, liên tƣởng khi trình bày.

Sáng kiến kinh nghiệm

chính xác, khoa học khi trình bày.

Ví dụ cách viết của văn miêu tả về cái chổi rơm nhƣ sau:
“ Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất. Cô
có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp
vàng tươi, được tết săn lại, cuốn từng vũng quanh người, trông cứ như cái áo
len vậy.”
Còn đây là cách viết của văn thuyết minh về cái chổi rơm nhƣ sau:
“ Trong các loại chổi, chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng rơm
nếp vàng. Tay chổi được tết săn lại thành sợi và quấn quanh thành cuộn.”
2. Các dạng bài văn miêu tả thƣờng gặp:
A. Tả cảnh: bao gồm tả cảnh thiên nhiên ( núi rừng, sông biển, ruộng đồng...),
tả cỏ cây, hoa lá, sự vật, tả cảnh sinh hoạt ( đƣờng phố, trƣờng học, chợ Tết..).
B. Tả ngƣời: bao gồm tả ngoại hình, hoạt động, tính cách, tâm trạng nhằm giúp
cho ngƣời đọc hình dung đƣợc rõ ràng chân dung của đối tƣợng đƣợc tả và thấy
đƣợc tình cảm của ngƣời viết với đối tƣợng đƣợc tả .
Để học sinh nắm chắc hơn về kiến thức văn miêu tả, tôi đã đƣa ra bài tập sau:
Bài tập: Cho các đoạn văn sau:
Đoạn 1: Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay
đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đó được tha hồ rong ruổi bay chơi trong
khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên
những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong
bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp
sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại,
thu đầu vào lòng cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng
đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang
lừng chào mừng nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa


Phạm Vân Anh

8

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm
Sáng kiến kinh nghiệm
gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh
nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay
vút đi.
(Con chim họa mi hút – Ngọc Giao)
Đoạn 2: “Mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên
cùng với tiếng sấm động tháng tư, để biểu hiện bộ mặt thiên nhiên như mới tinh
khôi: sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối,
chim mở dàn hợp xướng khắp cánh rừng và hoa tưng bừng nở. Những ngày hè
đổ lửa ở đồng bằng thì ở Sa Pa không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa
rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho núi rừng cỏ cây tắm gội, cho các
suối dào dạt nước, cho các búp hoa xoè nở, cho cảnh vật biếc xanh”.
( Lãng văn - Đọc văn và luyện văn)
Đoạn 3: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn
cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn
sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
(Vượt thác-Đỗ Quảng)
a. Các đoạn văn trên tái hiện điều gì?
b. Tìm các đặc điểm tiêu biểu để làm nổi rõ những đối tƣợng đƣợc nhắc tới?
c. Mỗi đoạn văn dùng phƣơng thức biểu đạt nào?
Với kiến thức đã học ở trên lớp, học sinh dễ dàng nhận thấy rằng:

-Đoạn 1: Tác giả miêu tả thật sinh động hình ảnh chú chim họa mi: khi hót thì
kéo dài cổ ra, hót xong thì từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lòng cổ, im lặng
ngủ ; tiếng hút khi êm đềm, khi rộn rã, vang lừng nhƣ một điệu đàn của ngƣời
nhạc sĩ giang hồ.
- Đoạn 2: Tác giả miêu tả Sa Pa vào mùa hè với đầy sức quyến rũ của nó: sóng
núi nhấp nhô, suối rì rào, không khí trong lành, những cơn mưa rào...
- Đoạn 3: Nhà văn miêu tả hình ảnh dƣợng Hƣơng Thƣ với vẻ đẹp thể chất và sự
dũng mãnh nhƣ những nhân vật trong sử thi Tây Nguyên: bắp thịt cuồn cuộn,
hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa....

Phạm Vân Anh

9

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm
- Cả ba đoạn đều dùng phƣơng thức miêu tả.

Sáng kiến kinh nghiệm

II.TÌM HIỂU ĐỀ VÀ TÌM Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ:

1. Tìm hiểu đề:
a. Nhận diện đề văn miêu tả:
Học sinh phải có kỹ năng tìm hiểu đề một cách nhanh và chính xác để xác
định đúng thể loại, đúng với yêu cầu của đề bài. Với bƣớc này, học sinh không
nắm chắc kiến thức sẽ mất nhiều thời gian vô ích, đồng thời sẽ rất lúng tùng khi
làm bài, thậm chí sẽ sai lệch hoàn toàn với yêu cầu của đề, sai phƣơng thức biểu

đạt chủ yếu. Chính vì thế, tôi đã đƣa ra một số đề bài sau để học sinh vận dụng
và luyện tập kỹ năng tìm hiểu đề một cách nhanh và chính xác nhất.
Bài tập:
Trong những đề bài sau, đề nào là đề văn miêu tả:
Đề 1: Mùa đông, cảnh vật như cũng cố gắng tránh những đợt gió mùa lạnh lẽo.

Hãy tả lại cảnh nơi em ở vào một sớm mùa đông.
Đề 2: Một lần, em đó mắc lỗi làm bố mẹ phiền lòng. Hãy kể lại chuyện đó.
Đề 3:Hãy viết thư cho một người bạn ở xa để giới thiệu về ngày Tết Nguyên đán

ở Hà Nội.
Với 3 đề trên, học sinh sẽ dễ dàng nhận biết đề 1 là đề văn miêu tả vì đề có yêu
cầu trực tiếp “Hãy tả lại”. Với đề văn số 2, học sinh cũng dễ dàng nhận thấy
rằng đây là một đề văn tự sự ( kể chuyện đời thƣờng). Riêng đề số 3, học sinh
rất lúng túng và có nhiều ý kiến khác nhau. Nhƣng đa số học sinh đều biết đây là
đề văn miêu tả, yêu cầu tả lại không khí ngày Tết Nguyên đán, tuy nhiên đề văn
chƣa có từ ngữ yêu cầu miêu tả trực tiếp nhƣ những đề trên, mà yêu cầu gián
tiếp qua từ “giới thiệu”. Và để thực hiện đƣợc yêu cầu của đề bài, học sinh phải
làm rõ không khí ngày Tết để bạn có thể hình dung ra một cách cụ thể, sinh
động nhƣ mình đã đƣợc chứng kiến. Vậy có thể khẳng định đề số 3 là đề văn
miêu tả nhƣng đƣợc viết dƣới dạng một bức thƣ.
b.Tìm hiểu đề:

Phạm Vân Anh

10

Năm học 2013- 2014



Trường THCS Hoàn Kiếm
Sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh nhận biết đề bài văn miêu tả thôi thì chƣa đủ, tiếp theo phải hiểu rõ
các yêu cầu cụ thể từng đề bài để từ đó định hƣớng chính xác cho bài làm của
mình. Vì vậy, tôi đã yêu cầu học sinh tìm hiểu một số đề bài sau:
Đề 1: Em hãy tả lại một buổi tối sum họp của gia đình em.
-Thể loại: tả cảnh sinh hoạt
-Nội dung tả: một buổi sum họp gia đình. (một khoảng thời gian nào đó trong
ngày hoặc một ngày nghỉ.)
Đề 2: Hãy tả lại hình ảnh cây bàng trong sân trường em.

-Thể loại: tả cảnh
-Nội dung tả: cây bàng ( có thể tả cây bàng trong bốn mùa hoặc một mùa nào đó
mà em ấn tƣợng nhất).
Đề 3: Em hãy tả lại hình ảnh một chú công an đang điểu khiển các phương
tiện giao thông ở ngã tư thành phố.
-Thể loại: tả ngƣời
-Nội dung tả: chú công an đang điều khiển phƣơng tiện giao thông (có thể tƣởng
tƣợng theo thực tế mà mình biết, nhƣng sự tƣởng tƣợng phải có cơ sở thực tế)
Từ bài tập trên, học sinh nhận biết và tìm hiểu đề văn miêu tả, học sinh sẽ
không cảm thấy khó, lúng túng trƣớc những đề văn với những yêu cầu gián tiếp.
Mặt khác học sinh sẽ không mất nhiều thời gian vào việc tìm hiểu yêu cầu của
đề, thậm chí học sinh khi đọc đầu bài đã có thể xác định đƣợc thể loại, hình
dung đƣợc đối tƣợng cần miêu tả mà đề yêu cầu.

2. Tìm ý cho bài văn miêu tả:
Tìm ý chính là chuẩn bị các vật liệu cho việc xây dựng công trình kiền
trúc, tức là bài tập làm văn. Vật liệu tốt, phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thi công, sẽ đảm bảo độ bền vững của công trình. Đối với việc làm tập
làm văn cũng vậy, tìm đƣợc nhiều ý, ý chính xác, độc đáo sẽ tạo điều kiện để

làm một bài tập làm văn đúng và hay. Để tìm ý đƣợc đầy đủ, có hệ thống khoa
học, học sinh phải trải qua những kĩ năng rất quan trọng trong văn miêu tả, đó
là: quan sát, tƣởng tƣợng, so sánh và nhận xét. Nhƣng trong thực tế, với học sinh

Phạm Vân Anh

11

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm
Sáng kiến kinh nghiệm
lớp 6, những kĩ năng này còn rất chung chung, khó hiểu. Hệ thống bài tập trong
sách Giáo khoa chƣa phong phú để các em có thể nhận biết và tìm ý một cách
đơn giản và dễ dàng. Vịêc miêu tả ngƣời có thể còn khả thi hơn nhƣ : tả hình
ảnh mẹ ( hoặc cha), hình ảnh cô giáo đang giảng bài, ngƣời bạn thân mà em yêu
quí...Điều đó cũng rất dễ hiểu bởi các em thƣờng xuyờn đƣợc tiếp xúc với
những đối tƣợng miêu tả trên. nhƣng phải tả cảnh thiên nhiên nhƣ cánh đồng
lúa quê hƣơng, khu vƣờn hoặc một phiên chợ quê ... thì quả là không có hoặc ít
có sự quan sát trực tiếp. Vì lẽ đó bài làm của các em thƣờng sơ sài, thiếu kiến
thức từ thực tế.
Vì vậy, tôi đã xây dựng một hệ thống bài tập để học sinh có thể vận dụng
và luyện tập kỹ năng tìm ý qua các bƣớc: quan sát, tƣởng tƣợng, so sánh và nhận
xét.
a. Vận dụng và luyện tập kỹ năng quan sát, ghi chép:
Quan sát để ghi nhận, để khám phá và để hiểu về thế giới quanh mình. Quan
sát kĩ đối tƣợng miêu tả để tìm ra những đặc điểm, tính chất, tiêu biểu, đặc sắc
nhất của đối tƣợng. Điều này cũng giống nhƣ việc lựa chọn các sự việc, chi tiết
khi làm văn tự sự. Đối với các nhà văn, kĩ năng quan sát đóng một vị trí hết sức

quan trọng, thậm chí đƣợc coi là yếu tố khơi nguồn cho cảm hứng sáng tác cũng
nhƣ quyết định cho sự thành công của quá trình miêu tả hiện thực cuộc sống.
Sau những buổi họp nhóm chuyên môn, chúng tôi có sự thống nhất trong nhóm
về một số đề Tập làm văn miêu tả. Tôi đã yêu cầu HS quan sát những đối tƣợng
miêu tả rất gần gũi với các em nhƣ : bố / mẹ em, thầy / cô giáo, ngôi trƣờng của
em, ngƣời bạn thân của em, không khí giờ ra chơi...HS không những quan sát
mà phải tự đặt ra những câu hỏi để tự giải đáp nhằm tìm hiểu và khắc sâu vào trí
nhớ những hình ảnh xung quanh.
Ví dụ 1:
- Hình ảnh bố / mẹ em khi đang làm việc nhƣ thế nào?- Hình ảnh cô giáo đang giảng bài trên lớp nhƣ thế nào?
- Hãy xem quang cảnh trong trƣờng em nhƣ thế nào? Cây cối cảnh vật ra sao?
- Cảnh khu vƣờn về mùa đông khác với về mùa hè nhƣ thế nào?

Phạm Vân Anh

12

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm
- Hãy quan sát lớp học của em.

Sáng kiến kinh nghiệm

- Hình ảnh mẹ em khi chăm sóc em lúc ốm nhƣ thế nào?
Tƣơng tự những câu hỏi nhƣ thế, học sinh có thể tự đặt câu hỏi cho từng đối
tƣợng miêu tả. Tôi đƣa ra lời khuyên và khuyến khích mỗi học sinh nên có một
cuốn sổ tay hay những tập giấy nhớ nhỏ xinh thƣờng dán ở mỗi góc học tập... Ở
đó, các em sẽ ghi chép đƣợc đầy đủ những gì các em quan sát đƣợc, cảm nhận

đƣợc để làm tƣ liệu làm bài. Ở các tiết học văn miêu tả, tôi thƣờng dành khoảng
5-10 phút để kiểm tra sự ghi chép của 3-5 em . Từ đó nhận xét những chi tiết mà
các em đã quan sát và cảm nhận cuộc sống, cho điểm khuyến khích đối với các
em có ghi chép tốt, đầy đủ, khoa học. Các học sinh lớp 6A tôi dạy rất hào hứng
trong việc quan sát và ghi chép vào sổ tay của mình để có tƣ liệu làm bài và tôi
thƣờng cho điểm để động viên, khuyến khích các em. Tuy nhiên, tôi không yêu
cầu quá cao ở HS trong bƣớc quan sát đối tƣợng, chủ yếu là HS ghi chép đƣợc
những gì cơ bản nhất, đặc trƣng nhất của đối tƣợng miêu tả.
Ví dụ: tƣ liệu ghi chép của em Phạm Minh Phƣơng nhƣ sau:
*Đặc điểm ngôi nhà của em:
-Ngôi nhà nhỏ ba tầng xinh xắn.
-Tƣờng đƣợc sơn màu hồng tím nhạt .
-Cánh cửa màu trắng sữa với những ô kính màu trẻ trung.
-Phòng khách yên tĩnh, cổ điển với các vật dụng cần thiết để tiếp khách, giải trí,
thƣ giãn.
-Phòng ăn sạch sẽ với những bữa ăn ngon, vui vẻ của gia đình.
-Phòng ngủ của em nhƣ một “vƣơng quốc nhỏ bé” đƣợc sơn màu kem với bàn
học kê ngay ngắn cạnh cửa sổ, giá sách, giừơng ngủ
-Đi ra ban công là đƣợc chạm tới cây hoa sữa với hƣơng thơm ngọt ngào của
mùa thu Hà Nội.
Ví dụ 2: tƣ liệu ghi chép của em Hà My nhƣ sau:
*Hình ảnh mẹ em:
-Dáng ngƣời thon thả, cân đối
-Mái tóc dài, suôn mềm, đƣợc uốn nhẹ nhƣ những làn sóng nhỏ, êm dịu

Phạm Vân Anh

13

Năm học 2013- 2014



Trường THCS Hoàn Kiếm
Sáng kiến kinh nghiệm
-Đôi mắt long lanh, tràn đầy tình yêu thƣơng, trìu mến dành cho con cái.
-Mẹ là cô giáo dạy Tiểu học, công việc vất vả nhƣng đầy thú vị, vì mẹ yêu nghề,
yêu những học trò thân yêu nhƣ những đứa con bé bỏng của mình.
Với những bài có sự ghi chép đầy đủ, khoa học, tôi thƣờng đọc cho cả lớp
nghe để tham khảo, tôi khuyến khích các em trong việc quan sát những đối
tƣợng gần gũi với mình, để từ đó tìm ra những nét đặc trƣng, nét riêng biệt của
đối tƣợng. Ngoài ra, tôi còn hƣớng dẫn các em tập thói quen quan sát khi có cơ
hội đi du lịch, đi tham quan dã ngoại, qua những hình ảnh trên truyền hình,
quan sát những bức tranh phong cảnh, đọc những tác phẩm văn học có nghệ
thuật miêu tả đặc sắc ( “Dế Mèn phiêu lƣu kí – Tô Hoài, “Đất rừng phƣơng
Nam- Đoàn Giỏi ….). Bản thân tôi, trong các giờ Tập làm văn miêu tả cũng có
cố gắng sƣu tầm những hình ảnh về sự vật, con ngƣời, phong cảnh ... để làm tƣ
liệu giúp các em học sinh có thể quan sát, nhận xét (khi việc đi quan sát của học
sinh từ thực tế còn hạn chế). Từ nhiều nguồn khác nhau đó, chúng ta sẽ có một
vốn kiến thức thực tế phong phú qua việc quan sát.

Phạm Vân Anh

14

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm


Hình ảnh về khu vƣờn

Phạm Vân Anh

15

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm

Hình ảnh về khu vƣờn

Phạm Vân Anh

16

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm

Hình ảnh cây bàng và quả bàng

Phạm Vân Anh


17

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm

Hình ảnh chợ hoa ngày Tết
Phạm Vân Anh

18

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm

Hình ảnh phiên chợ quê

Phạm Vân Anh

19

Năm học 2013- 2014



Trường THCS Hoàn Kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm

Hình ảnh con đường làng

Hình ảnh ông chăm sóc cho cây bưởi

Phạm Vân Anh

20

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm

Hình ảnh về cây quất

Phạm Vân Anh

21

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm


Sáng kiến kinh nghiệm

b. Vận dụng và luyện tập kỹ năng tưởng tượng:
Học sinh quan sát đối tƣợng từ thực tế, ghi chép đầy đủ những gì quan sát
và cảm nhận đƣợc để khi làm bài tránh đƣợc sự suy diễn đáng cƣời, thiếu vốn
sống từ thực tế. Tức là học sinh phải ghi chép những điều có thực trong thực tế.
Nhƣng với nghệ thuật nói chung và văn miêu tả nói riêng không thể chấp nhận
kiểu sao chép hiện thực cuộc sống một cách máy móc, khô cứng. Vì vậy cần
tƣởng tƣợng sáng tạo thêm để bổ sung những hình ảnh phù hợp, làm cho bức
tranh miêu tả trở nên phong phú và sinh động hơn.
Để học sinh thấy đƣợc vai trò của trí tƣởng tƣợng trong văn miêu tả, tôi
đã cho học sinh so sánh các đoạn văn sau:
-Tường sơn màu kem: Chiếc áo màu kem đƣợc khoác lên ngôi nhà trông thật
ngọt ngào
- Trời xanh, mây trắng: Bầu trời kiêu hãnh khoác chiếc áo xanh thẳm, điểm
những bông hoa tuyết khổng lồ trắng muốt.
- Gió thổi nhẹ: Chị gió dịu dàng vuốt ve từng lá cây, ngọn cỏ.
-Mẹ chăm sóc em khi ốm: Từ viên thuốc, cốc nƣớc cam tôi uống, bát cháo tôi
ăn, không thể thiếu bàn tay của “ vị bác sĩ gia đình’’ ấy.
Đối với học sinh khá, việc vận dụng trí tƣởng tƣợng phong phú vào bài văn
miêu tả thì không phải là một việc làm khó khăn. Nhƣng đối với những học sinh
Trung bình, việc tƣởng tƣợng để đƣa ra một hình ảnh mới cho bài văn sinh động
lại mất rất nhiều thời gian. Đối với những học sinh này, tôi thƣờng gợi ý, giao
bài về nhà làm và kiểm tra, đánh giá, nhận xét bài làm của các em. Từ đó tạo
đƣợc ý thức học tập nghiêm túc và làm giàu thêm trí tƣởng tƣợng của từng học
sinh .

c. Luyện tập và vận dụng kỹ năng so sánh
“So sánh là đối chiếu sự vật, hiện tƣợng này với sự vật, hiện tƣợng khác có nét

tuơng đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt”. So sánh là một
biện pháp tu từ phổ biến mà các em đã đƣợc làm quen nhiều từ bậc Tiểu học. Và
ở chƣơng trình lớp 6, các em đã đƣợc học kỹ hơn về biện pháp tu từ này. Vì vậy,
việc rèn kỹ năng so sánh trong văn miêu tả không mấy phức tạp. Bởi các em đã

Phạm Vân Anh

22

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm
Sáng kiến kinh nghiệm
hiểu rõ thế nào là so sánh, tác dụng của so sánh trong từng văn bản cụ thể, các
hình ảnh và sự vật so sánh đều phải có nét tƣơng đồng nào đó.
Trong văn miêu tả, so sánh chính là hệ quả của quá trình liên tƣởng, tƣởng
tƣợng. Khi quan sát một đối tƣợng nào đó, hình ảnh của đối tƣợng ấy ( từ màu
sắc tới hình dáng, kích thƣớc) thƣờng gợi cho ngƣời quan sát nghĩ tới hình ảnh
khác có nét tƣơng đồng nào đấy. Chính sự liên tƣởng, so sánh này làm cho văn
miêu tả hay hơn, đối tƣợng miêu tả hiện lên sinh động, hấp dẫn hơn.
Tôi đã yêu cầu từng nhóm học sinh tìm và ghi lại những đoạn văn, câu văn có
sử dụng nghệ thuật so sánh mà nhóm cho là hay và đặc sắc nhất. Qua đó, các em
học cách vận dụng nghệ thuật so sánh để tạo lập văn bản. Ngay trong các văn
bản của sách giáo khoa, các em đã tìm đƣợc các câu văn, đoạn văn có sử dụng
hình ảnh so sánh sau:
- “ Dòng sông Năm căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như
thác .Cá nước bởi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa
những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng, con sông rộng hơn ngàn thước,
trông hai bên bờ rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô

tận“
( Sông nước Cà mau - Đoàn Giỏi)
-Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai
hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống
như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
(Vượt thác -Đỗ Quảng)
- Bàn tay tài hoa của tạo hóa khéo tạo cho các khối thạch nhũ không những chỉ
đẹp về đường nét mà còn rất huyền ảo về màu sắc, một màu sắc lóng lánh như
kim cương không bút nào lột tả hết.
( Động Phong Nha – Trần Hoàng)
Sau khi các em đã ôn lại biện pháp so sánh, thấy đƣợc tác dụng, cách vận dụng
so sánh trong văn miêu tả qua các văn bản đã học, tôi yêu cầu các em làm bài
tập sau:
Bài tập 1: Hãy viết tiếp những câu sau bằng cách dùng hình ảnh so sánh:

Phạm Vân Anh

23

Năm học 2013- 2014


Trường THCS Hoàn Kiếm
Sáng kiến kinh nghiệm
a. Mùa đông cây hồng trụi hết lá, chỉ còn quả trĩu trịt trên cành…
b. Bầu trời đầy sao…
c. Những quả dừa lủng lỉu trên cao…
d. Trong buổi bình minh, chim chóc đua nhau cất tiếng hót ríu ran…
Bài tập 2: Cho đề văn: Hãy tả một ngày mưa rất lớn ở phố em.
Để làm đề văn này, sẽ dùng hình ảnh, sự vật sau đây. Em hãy liên tƣởng, so sánh

các hình ảnh, sự vật ấy với những gì? Hãy điền vào dấu ba chấm“
- Mặt trời…
- Bầu trời…
- Những hàng cây…
- Những dãy nhà...
- Đƣờng phố...
- Xe máy, xe đạp…
- Nƣớc chảy vào cống…
- Không gian mƣa rơi...
- Ngƣời đi đƣờng…
Đối với học sinh, để làm đúng 2 bài tập này thì không khó khăn phức tạp
lắm, nhƣng tƣởng tƣợng và so sánh để câu văn gợi hình, gợi cảm thì học sinh
khá giỏi thì mới đạt yêu cầu đó. Đối với những học sinh trung bình, yếu, tôi chỉ
yêu cầu làm bài đúng, đối với học sinh khá giỏi, các em phải có những câu văn
đúng và hay. Với hai bài tập này có những câu viết nhƣ sau:
Bài tập 1
a. Mùa đông cây hồng trụi hết lá, chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cành như
hàng trăm chiếc đèn lồng màu hồng ấm áp.
b. Bầu trời đầy sao như ai đó làm vơi vãi hàng trăm hạt kim cương óng ánh.
c. Những quả dừa lủng lỉu trên cao như những chùm bóng bay xanh ôm chặt lấy
thân cây.
d. Trong buổi bình minh, chim chóc đua nhau cất tiếng hót ríu ran như một dàn
đồng ca.
Bài tập 2

Phạm Vân Anh

24

Năm học 2013- 2014



Trường THCS Hoàn Kiếm
- Mặt trời đã trốn đi đâu từ bao giờ.

Sáng kiến kinh nghiệm

- Bầu trời đầy mây đen vần vũ
- Những hàng cây như được tắm rửa trong trận mưa, nghiêng ngả đùa trong
nước.
- Những dãy nhà như khuôn mặt sáng sủa sau lần rửa mặt.
- Đường ngập nước vì chảy không kịp. Lúc mưa to nhất, đường phố như một
dòng sông nhỏ, nhiều em bé nghịch ngợm đã gấp những chiếc thuyền giấy bé
xíu thả xuống

d. Vận dụng và luyện tập kỹ năng nhận xét
Văn miêu tả luôn để lại dấu ấn riêng của ngƣời viết. Dấu ấn riêng ấy chính là
sự cảm nhận riêng của mỗi ngƣời, là cách biểu lộ, thái độ tình cảm riêng của
mỗi ngƣời đối với đối tƣợng đƣợc miêu tả. Có thể nói rằng, đối tƣợng miêu tả sẽ
xuất hiện và đi vào bài văn tuỳ thuộc vào điểm nhìn thái độ, tình cảm, tâm trạng
cũng nhƣ tình huống tiếp xúc của ngƣời viết. Ngƣời viết phải bộc lộ trong bài
viết của mình lời nhận xét, những suy nghĩ, những cảm nhận riêng về đối tƣợng
. Vậy dùng cách nhận xét nhƣ thế nào để tạo ra sự hấp dẫn trong văn miêu tả?
Với yêu cầu này, tôi đã hƣớng dẫn HS của tôi theo 2 cách nhận xét riêng nhƣ
sau:
-Nhận xét trực tiếp bằng những lời bình, những câu cảm thán hoặc hình ảnh
so sánh.
Ví dụ: +Khu vườn thật đẹp! Nó rộng khoảng trăm mét vuông và ngập tràn trong
sắc màu rực rỡ của hoa lá. Bây giờ đang là mùa cây bưởi trĩu quả. Nhìn từ xa,
cây như một chiếc ô xanh khổng lồ. Thân cây to bằng cánh tay người lớn, vươn

ra những cành dẻo dai, khỏe khoắn. Chiếc áo xanh sẫm của cây được kết từ
muôn vàn chiếc lá. Lá bưởi dày, trông chẳng khác gì bàn tay trẻ nhỏ. Những
chùm hoa trắng ngần, hương thơm dìu dịu. Hoa héo dần để nhường chỗ cho
những trái bưởi chín vàng tươi. Những quả bưởi trĩu trên cành như những trái
bóng tròn to.
+Những bông hoa gạo rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống những
cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, nom thật đẹp.

Phạm Vân Anh

25

Năm học 2013- 2014


×