Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tình hình khai thác giống và đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi sò huyết anadara granosa (linnaeus, 1758) tại vùng biển an minh tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HỢP

TÌNH HÌNH KHAI THÁC GIỐNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO VỆ NGUỒN LỢI SÒ HUYẾT Anadara granosa (Linnaeus,
1758) TẠI VÙNG BIỂN AN MINH TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ BÍCH HỢP

TÌNH HÌNH KHAI THÁC GIỐNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO VỆ NGUỒN LỢI SÒ HUYẾT Anadara granosa (Linnaeus,
1758) TẠI VÙNG BIỂN AN MINH TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

60620301



Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN Đ ÌNH MÃO
Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS. L ẠI VĂN HÙNG
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Tình hình khai thác giống và đề
xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi sò huyết Anadara granosa (Linnaeus, 1758) tại
vùng biển An Minh, tỉnh Kiên Giang’’là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm
này.
Khánh Hòa, ngày 29 tháng 09 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Hợp

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý
phòng ban trường Đại học Nha Trang, các thầy cô Viện nuôi trồng Thủy sản Đại học

Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự
hướng dẫn tận tình của PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO đã giúp tôi hoàn thành tốt đề
tài. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Xin gửi lời cảm ơn đến Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và các hộ khai thác sò huyết giống huyện An Minh tỉnh
Kiên Giang đã cung cấp thông tin để tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn sâu sắc nhất đến Ba, Mẹ cùng những người thân
trong gia đình đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
để tôi có thể học tập cũng như hoàn thành luận văn này.
Khánh Hòa, ngày 29 tháng 09 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Hợp

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................3
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện An Minh ............................................3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 3

1.1.1.1. Vị trí địa lý ..........................................................................................................3
1.1.1.2. Địa hình ..............................................................................................................4
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu ................................................................................................ 4
1.1.1.4. Chế độ thủy văn .................................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện An Minh ...........................................................5
1.1.2.1. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP ...................................................................5
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ............................................................... 9
1.2. Tình hình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản của sò huyết .........................9
1.2.1. Vị trí phân loại .......................................................................................................9
1.2.2. Đặc điểm sinh học của sò huyết ..........................................................................11
1.2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng .......................................................................................13
1.2.2.3. Phương thức bắt mồi và dinh dưỡng ................................................................ 14
1.2.2.4. Đặc điểm sinh sản và nghiên cứu sản xuất giống .............................................15

v


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................22
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................22
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .............................................................................23
2.3. Phương pháp điều tra .............................................................................................. 23
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................24
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu: ...........................................................................25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 26
3.1. Hiện trạng nguồn lợi sò huyết giống ......................................................................26
3.1.1. Các yếu tố môi trường .........................................................................................26
3.1.2. Bãi sò huyết giống tự nhiên .................................................................................27
3.1.3. Mùa vụ xuất hiện các bãi sò huyết giống ............................................................ 27
3.1.4. Mật độ khai thác sò huyết giống..........................................................................27
3.1.5. Kích thước khai thác sò huyết giống ...................................................................27

3.2. Thông tin kinh tế - xã hội các hộ khai thác sò huyết giống ....................................28
3.2.1. Độ tuổi hộ khai thác sò huyết giống ....................................................................28
3.2.2. Trình độ học vấn hộ khai thác sò huyết giống ....................................................29
3.2.3. Nhân khẩu và số lao động chính trong hộ gia đình khai thác sò huyết giống ....30
3.2.4. Kinh nghiệm khai thác.........................................................................................31
3.2.5. Hình thức khai thác.............................................................................................. 32
3.2.6. Công tác khuyến ngư ........................................................................................... 33
3.3. Hiện trạng khai thác sò huyết giống .......................................................................34
3.3.1. Phương pháp khai thác ........................................................................................34
3.3.2. Sản lượng khai thác ............................................................................................. 35
3.3.3. Tiêu thụ sản phẩm ............................................................................................... 37

vi


3.3.4. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................37
3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn nguồn lợi sò huyết giống tại huyện An Minh ........38
3.4.1. Giải pháp khoa học công nghệ ............................................................................38
3.4.2. Giải pháp về kinh tế - xã hội ...............................................................................39
3.4.3. Giải pháp về nghề khai thác sò huyết giống ........................................................39
3.4.4. Giải pháp về bảo vệ nguồn lợi sò huyết giống ....................................................39
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................40
4.1. Kết luận...................................................................................................................40
4.1.1. Hiện trạng nguồn lợi sò huyết giống ...................................................................40
4.1.2. Thông tin kinh tế - xã hội các hộ khai thác sò huyết giống .................................40
4.1.3. Hiện trạng khai thác sò huyết giống ....................................................................41
4.2. Khuyến nghị ...........................................................................................................41
4.2.1. Để quản lý tốt nghề khai thác sò huyết giống tự nhiên .......................................41
4.2.2. Thành lập các khu bảo tồn ...................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 43

PHỤ LỤC ........................................................................................................................1

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

CV

Công suất máy

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

UBND

Ủy ban nhân dân

ĐVTM

Động vật thân mềm

RNM

Rừng ngập mặn


NTTS

Nuôi trồng thủy sản

TW

Trung ương

CN – BCN

Công nghiệp – Bán công nghiệp

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang ................................................................ 3
Hình 1.2. Sò huyết Anadara granosa (Linaeus, 1758) .................................................10
Hình 2.1. Bảng đồ địa điểm thu mẫu .............................................................................22
Hình 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ....................................................................23
Hình 3.1. Độ tuổi của các chủ hộ khai thác thủy sản ....................................................29
Hình 3.2. Trình độ học vấn của chủ hộ khai thác sò huyết giống .................................29
Hình 3.3. Số nhân khẩu trong hộ gia đình khai thác sò huyết giống............................. 30

Hình 3.5. Số năm kinh nghiệm của các hộ khai thác sò huyết giống ................. 32
Hình 3.6. Hình thức khai thác sò huyết giống .................................................... 33
Hình 3.7. Công tác khuyến ngư........................................................................... 34
Hình 3.8. Phương tiện khai thác sò huyết giống ................................................. 35
Hình 3.9. Sản lượng khai thác sò huyết giống Đối với hộ khai thác (n=36) ...... 36

Hình 3.10. Nơi tiêu thụ sò huyết giống...............................................................37

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng giá trị GRDP giai đoạn 2005 – 2013 [29]..............................................5
Bảng 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế [29] .....................................................................6
Bảng 1.3. Hiện trạng thủy sản huyện An Minh 2005 – 2013 [29] ..................................8
Bảng 1.4. Sự thích nghi của sò huyết đối với nền đáy [12] ..........................................13

Bảng 3.1. Các yếu tố môi trường huyện An Minh qua các tháng điều tra ......... 26
Bảng 3.2. Thời gian xuất hiện sò huyết giống .................................................... 28

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Sò huyết là một trong những loài động vật thân mềm có giá trị kinh tế, có hàm
lượng các chất dinh dưỡng cao.Chính vì vậy mà nghề nuôi sò huyết đang ngày càng
phát triển, tỉ lệ khai khác sò huyết giống ngày càng nhiều và mang tính hủy diệt.Từ
thực tiễn trên việc điều tra hiện trạng nguồn lợi sò huyết giống tự nhiên tại huyện An
Minh là rất cần thiết.Tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tình hình khai thác giống và đề
xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi sò huyết Anadara granosa (Linnaeus, 1758) tại vùng
biển An Minh, tỉnh Kiên Giang’’.
- Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng khai thác sò huyết tại huyện An
Minh. Trên cơ sở đó, xây dựng các biện pháp nhằm bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn
lợi sò huyết giống tự nhiên.
- Phương pháp nghiên cứu: Điều tra ngoài thực địa phỏng vấn trực tiếp ngư dân
khai thác sò huyết giống, các hộ nuôi thương phẩm và các thương nhân buôn bán sò

huyết giống thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn chuẩn về khai thác sò huyết giống tự
nhiên.

Sử dụng phần mềm Microsoft Excell để phân tích và xử lý số liệu.
- Kết quả nghiên cứu: Hiện trạng môi trường vùng khai thác sò huyết
giống huyện An Minh: Vùng khai thác sò huyết giống huyện An Minh có chất
đáy bùn, bùn cát; nhiệt độ dao động từ 26,5 - 31oC, nhiệt độ trung bình là 28oC;
độ mặn biến động trong khoảng 15 – 25 ‰; pH dao động từ 7,0 – 8,6. Điều kiện
tự nhiên nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng của sò huyết.
Mùa vụ khai thác từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau.Mật độ sò
huyết giống xuất hiện không nhiều, trung bình tại các điểm có sò giống từ 2 – 10 km2.
Số hộ khai thác ở độ tuổi trên 40 chiếm tỉ lệ cao nhất 50% trong tổng số hộ điều
tra; kế đến các hộ có độ tuổi từ 30 – 40 chiếm tỉ lệ 27,78%; số hộ có độ tuổi dưới 30
chiếm 22,22%. Đa số những hộ tham gia khai thác sò huyết giống trình độ học vấn rất
thấp, cấp I chiếm 63,89%; cấp II chiếm 36,11%. Các gia đình từ 3 – 4 nhân khẩu
chiếm tỉ lệ cao nhất 41,67%; gia đình dưới 3 nhân khẩu chiếm tỉ lệ đến 38,89%; gia

xi


đình từ 4 nhân khẩu trở lên chiếm 19,44%. Với lực lượng lao động như thế thì trong
một gia đình, với số lao động chính từ 3 – 4 chiếm tỉ lệ rất thấp 27,78%; trong khi đó
số lao động chính trong hộ từ 3 người trở xuống chiếm tỉ lệ rất cao 72,22%. Các hộ
ngư dân có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác sò huyết giống chiếm tỷ lệ
rất cao, trên 15 năm kinh nghiệm chiếm 63,89%; số hộ có kinh nghiệm từ 10 – 15 năm
chiếm tỉ lệ 25%; dưới 10 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất 11,11%.
Mặc dù đã khai thác nhiều năm nhưng số hộ tham gia các lớp tập huấn rất ít, số
hộ không tham gia chiếm 69,44%, trong khi đó số hộ tham gia chỉ chiếm 30,56%.
Các hộ khai thác sò huyết giống sử dụng xuồng máy để khai thác sò huyết
giống chiếm 63,89%, đi bộ để khai thác sò huyết giống chỉ chiếm 36,11 %. Sản lượng

khai thácđược từ 40 – 50 kg chiếm tỉ lệ cao nhất 52,78%, số hộ khai thác từ 50 kg trở
lên chiếm 36,11% và số hộ khai thác dưới 40kg chỉ chiếm 11,11%. Nghề cào sò huyết
giống mang lại thu nhập 200.000 - 300.000 đồng/ngày. Sau mỗi vụ có thể thu nhập
trên 20 triệu đồng từ cào sò huyết giống. Hộ khai thác sò huyết giống bán cho thương
lái chiếm tỉ lệ cao nhất 44,44%, kế đến là hộ khai thác tự nuôi chiếm tỉ lệ 36,11% và
hộ nuôi thương phẩm chiếm tỉ lệ 19,44%.

- Đề xuất giải pháp:
+ Cần ưu tiên thực hiện các đề tài liên quan đến sản xuất nhân tạo giống
sò huyết nhằm giảm áp lực khai thác sò huyết giống tự nhiên.
+ Hỗtrợ ngư dân được vay vốnvới chính sách ưu đãi và đào tạo chuyển đổi
nghề cho ngư dân.Chính quyền địa phương phải tổ chức khảo sát, xác định kích cỡ,
mùa vụ khai thác sò huyết giống để khuyến cáo các hộ khai thác.
+ Tăng cường hơn nữa công tác truyền thông về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đào
tạo, chuyển đổi nghề cho các hộ khai thác sò huyết giống. Tăng cường công tác tuần
tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi khai thác sò huyết giống không đúng kích cỡ
cho phép và khai thác quá mức. Cần thành lập các khu bảo tồn phù hợp với điều kiện
tự nhiên của huyện An Minh.
+ Cần nghiên cứu sản xuất sò huyết giống nhân tạo để cung cấp cho các hộ nuôi
thương phẩm và thả ra môi trường tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi giống sò huyết.
Từ khóa: khai thác, sò huyết, nguồn lợi, An Minh.

xii


MỞ ĐẦU
Sò huyết là một trong những loài động vật thân mềm rất có giá trị kinh tế, hàm
lượng các chất dinh dưỡng cao hơn so với các động vật thân mềm khác như vẹm vỏ
xanh, sò lông...Giá trị kinh tế của sò huyết có thể so sánh ngang hàng với một số đối
tượng hải sản xuất khẩu như tôm biển, cá thu…[25]. Vì thế, nhu cầu tiêu thụ sò huyết

trong nước ngày càng cao.Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, nghề nuôi thương phẩm sò
huyết phát triển và hiện nay diện tích nuôi sò đang ngày càng được mở rộng.Tuy
nhiên, chúng ta chưa thể sinh sản nhân tạo sò huyết giống, nguồn giống cung cấp cho
nghề nuôi sò huyết hiện nay chủ yếu do đánh bắt từ tự nhiên.Bên cạnh đó, người dân
đã khai thác sò huyết giống với cường độ cao và mang tính hủy diệt[4].Trong các báo
cáo về nguồn lợi sò huyết, sản lượng sò huyết ở nhiều địa phương có nguy cơ bị giảm
sút nghiêm trọng [16].Hiện nay, nếu chúng ta không có biện pháp chủ động bảo vệ và
sử dụng hợp lý nguồn sò huyết giống tự nhiên thì trong tương lai không xa, sò huyết sẽ
bị xóa sổ trong danh mục các loại động vật thân mềm.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở trên, việc điều tra hiện trạng nguồn lợi sò huyết
giống tự nhiên tại huyện An Minh là rất cần thiết.Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp
nhằm góp phần phát triển bền vững nghề này cho địa phương. Được sự phân công của
Viện Nuôi trồng Thủy sản, tôi đã được phép thực hiện đề tài “Tình hình khai thác
giống và đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi sò huyết Anadara granosa (Linnaeus,
1758) tại vùng biển An Minh, tỉnh Kiên Giang’’.
Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá tình hình khai thác sò huyết tại huyện An Minh.Trên cơ sở đó xây
dựng các biện pháp nhằm bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi sò huyết giống, góp
phần phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản vùng bãi bồi huyện An Minh.
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để định
hướng phát triển nghề khai thác sò huyết giống tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.

1


Ý nghĩa thực tiễn: Định hướng phát triển nghề khai thác sò huyết giốngtheo
hướng bền vững. Nâng cao trình độ cho ngư dân, góp phần nâng cao đời sống và hiệu
quả kinh tế cho ngư dân sống bằng nghề khai thác sò huyết giống.
Nội dung nghiên cứu:
Hiện trạng nguồn lợi sò huyết giống huyện An Minh.

Hiện trạng kinh tế-xã hội huyện An Minh.
Hiện trạng khai thác sò huyết giống tại huyện An Minh.
Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý nghềkhai thác sò huyết giống
tại huyện An Minh phát triển theo hướng bền vững.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện An Minh
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
An Minh nằm trong vùng U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang, cách trung
tâm thành phố Rạch Giá 55 km về phía Nam, địa giới hành chính của huyện An Minh
được xác định như sau:
Phía Đông giáp huyện U Minh Thượng.
Phía Tây giáp biển Tây.
Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau.
Phía Bắc giáp huyện An Biên.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 59.050 ha, dân số 117.883 người, mật độ
dân số đạt 200 người/km2, chiếm 9,3% về diện tích và khoảng 6,76% về dân số tỉnh
Kiên Giang. Toàn huyện được chia thành 10 xã và 01 thị trấn [31].

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang[31]

3


1.1.1.2. Địa hình
Địa hình của huyện An Minh tương đối bằng phẳng nhưng bị chia cắt bởi nhiều

kênh rạch. Hướng dốc chính từ phía Đông (giáp với U Minh Thượng) sang phía Tây
(giáp với biển Tây), độ cao trung bình từ 0,45 – 0,5m. Địa hình của huyện có thể chia
làm 4 khu vực sau [31]:
Khu vực ven biển Tây: độ cao trung bình từ 0,2 – 0,4m so với mực nước biển.
Khu vực kênh Cán Gáo và kênh chống Mỹ: độ cao trung bình 0,2 – 0,3m.
Khu vực phía Tây kênh Cán Gáo đến kênh KT1: độ cao trung bình 0,2 – 0,4m.
Khu vực từ kênh KT1 đến giáp U Minh Thượng: độ cao trung bình lớn nhất dao
động từ 0,6 – 0,8m so với mặt nước biển.
An Minh là huyện nằm giáp biển vì thế có sự bồi tụ đất hàng năm của vùng giáp
biển Tây, chất đất trong huyện hầu hết là đất thịt có cấu trúc địa tầng yếu. Dọc theo
ven biển là các bãi bùn.
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Huyện An Minh của tỉnh Kiên Giang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
mang đặc tính chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nóng ẩm quanh năm. Các
đặc trưng đó là [31]:
Năng lượng bức xạ dồi dào: trung bình khoảng 154 Kcal/cm2/năm, nắng nhiều
(trung bình 5,4 – 6,6 giờ/ngày). Nhiệt độ cao đều quanh năm (trung bình 27,2 –
27,6oC). Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn. Ít có thiên tai, rất thuận lợi
cho thâm canh năng suất và tăng vụ một cách ổn định.
Lượng mưa lớn (khoảng 2.068 mm/năm) gấp 1,3 – 1,5 lần các tỉnh phía Đông
đồng bằng sông Cửu Long.Mùa mưa đến sớm và kéo dài 6 – 7 tháng (từ tháng 4 đến
tháng 11) chiếm 92% tổng lượng mưa cả năm.Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau.Mùa khô kéo dài gây tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là
trong các tháng cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Những năm mưa ổn định có thể sản

4


xuất được 2 – 3 vụ, nhưng những năm mưa muộn, hạn Bà Chằng hoặc mùa mưa kết
thúc sớm sẽ gây bất ổn định cho sản xuất 2 vụ lúa.

1.1.1.4. Chế độ thủy văn
An Minh là huyện nằm giáp với biển Tây, nơi có nhiều kênh, rạch chảy qua.
Một số tuyến kênh lớn ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của huyện như kênh Chống
Mỹ, kênh thứ 9, kênh Hãng, kênh Ngã Bát… Hệ thống thủy văn của huyện chịu ảnh
hưởng trực tiếp vào chế độ bán nhật triều của biển Tây cùng hệ thống kênh trên địa
bàn huyện[31]:
Tài nguyên thủy sản
An Minh là huyện tiếp giáp với biển có điều kiện để nuôi trồng thủy sản ở các
bãi triều, rừng tràm và nuôi xen với lúa. Diện tích nuôi sò và các loại động vật thân
mềm lên tới 2.354ha, mô hình nuôi tôm chuyên, tôm lúa, tôm dưới tán rừng 41.645ha,
nuôi cua xen lúa 38.420ha, nuôi cá nước ngọt các loại 1.800ha.Ngoài ra, An Minh có
383 phương tiện khai thác thủy sản với công suất 10.000 CV [31].
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện An Minh
1.1.2.1. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP
Bảng 1.1. Tổng giá trị GRDP giai đoạn 2005 – 2013 [31]
Tốc độ tăng
trưởng (%)
Chỉ tiêu

Tổng
GRDP

Nông, lâm,
TS

Công nghiệp
(tỷ đồng) – xây dựng
Dịch vụ
GRDP bình quân đầu
người (tỷ/người)


2005

2010

2013
20062010

20102013

433,84

877,03

2.901

15,12

14,01

359,76

671,9

2.040,68

13,31

12,13


50,58

121,75

464,58

19,21

11,98

6.960.000 16.020.000 28.500.000 362.800 417.400

5


Tổng GRDP của huyện liên tục tăng từ 433,84 tỷ đồng năm 2005 lên 877,03 tỷ
đồng năm 2010 và 2,901 tỷ đồng năm 2013. Trong đó, giá trị tăng thêm ngành công
nghiệp – xây dựng 359,76 tỷ đồng năm 2005 lên 671,9 tỷ đồng năm 2010 và 2.040,68
tỷ đồng năm 2013; về dịch vụ từ 50,58 tỷ đồng năm 2005 lên 121,75 tỷ đồng năm
2010 và 464,58 tỷ đồng năm 2013. GRDP bình quân trên đầu người tăng từ 6.960.000
tỷ/người năm 2005 lên 16.020.000 tỷ/người năm 2010 và 28.5000.000 tỷ/người năm
2013.
Tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2006 – 2010 tăng 15,1%; trong đó
nông lâm thủy sản tăng 13,3%; công nghiệp xây dựng tăng 28,8% và dịch vụ tăng
19,2%. Thời gian này tăng trưởng kinh tế của huyện cao là do mở rộng sản xuất trong
nông nghiệp, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh. Công nghiệp xây dựng có các
sản phẩm mới như: chế biến thủy sản, nước khoáng và nguồn vốn đầu tư tăng nhanh.
Từ đó, kéo theo sự phát triển nhanh của khu vực dịch vụ. Giai đoạn 2011 – 2013 tăng
trưởng kinh tế đạt 14,01%; trong đó nông lâm thủy sản 12,1%; công nghiệp xây dựng
30,2% và dịch vụ 12% [31].

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế [31]
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng,
tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm từ 80% năm 2005 xuống 69,5% năm 2013; tỷ trọng
công nghiệp – xây dựng tăng từ 4,7% lên 13,3% và dịch vụ từ 14,7% lên 17,2%.
Bảng 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế [31]
Chỉ tiêu
Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế (%)

2005

2010

2013

Nông, lâm, thuỷ sản

80,58

73,95

69,53

Công nghiệp – xây dựng

4,72

9,15

13,26


Dịch vụ

14,7

16,9

17,21

100

100

100

80,58

73,95

69,53

19,42

26,05

30,47

100

100


100

Chuyển dịch cơ cấu
Nông nghiệp
kinh tế
theo nông nghiệp và phi Phi nông nghiệp
nông nghiệp (%)

6


Trong khu vực nông lâm thủy sản, cơ cấu sản xuất có sự chuyển dịch đáng kể
từ tình trạng độc canh cây lúa là chủ yếu sang các mô hình sản xuất lúa – nuôi trồng
thủy sản, nuôi các loại động vật thân mềm… Trong công nghiệp, tỷ trọng các sản
phẩm chế biến có giá trị ngày càng tăng cao như thủy sản đông lạnh, nước khoáng…
Tỷ trọng các ngành vận tải, bưu chính viễn thông… cũng có xu hướng tăng lên trong
cơ cấu dịch vụ.
1.1.2.2. Khái quát tình hình phát triển ngành thủy sản
Thực trạng phát triển các ngành lĩnh vực thủy sản
An Minh là huyện có tiềm năng phát triển thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy
sản. Trong những năm qua, mô hình NTTS phát triển từng bước có hiệu quả với việc
nuôi động vật thân mềm vùng bãi triều, nuôi tôm chuyên, tôm lúa, tôm cá, nuôi cua,
dưới tán rừng, trong ruộng lúa… Diện tích, sản lượng nuôi trồng từ 3,024ha – 5,920ha
năm 2005 tăng lên 29,641 – 80,407tấn năm 2013 [31].
Diện tích, năng suất tôm nuôi tăng nhanh từ27,994ha – 0,21tấn/ha năm 2005
lên 40,951 ha – 0,33 tấn/ha năm 2013. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm công nghiệp –
bán công nghiệp quy mô không ổn định, diện tích chuyên tôm đạt 1,676 ha năm 2013;
nuôi tôm dưới tán rừng 7,723ha; tôm lúa 37,549ha.Diện tích nuôi tôm tập trung tại 10
xã và 01 thị trấn [31].

Diện tích nuôi cua xen lúa từ 100ha năm 2010 tăng lên 35,976ha năm 2013.
Diện tích nuôi cá phát triển không ổn định từ 1000ha năm 2005 còn 732ha năm 2010
và tăng lên 1,676ha năm 2013. Phân bố chủ yếu ở các xã Thuận Hòa, Đông Hòa, Đông
Thạnh, Tân Thạnh, Đông Hưng, Đông Hưng B, Vân Khánh Tây [31].
Nuôi sò huyết vùng bãi triều diện tích tăng giảm không ổn định do dịch bệnh, từ
753ha năm 2005 còn 175ha năm 2010 và 1.504ha năm 2013. Ngoài ra, các loại thân
mềm khác cũng được nuôi từ 2011 là 300ha [31].
Về khai thác thủy sản: công suất bình quân/ phương tiện tăng từ 21,05CV năm
2005 lên 77,42CV năm 2013; số lượng tàu có công suất từ 400CV trở lên tuy tăng
nhanh từ 03 chiếc năm 2005 lên 22 chiếc năm 2013, nhưng đến năm 2013 chỉ chiếm

7


5,7% tổng số phương tiện khai thác của huyện. Sản lượng khai thác tăng từ 4.800 tấn
năm 2005 lên 0.375 tấn năm 2013 [31].
Bảng 1.3.Hiện trạng thủy sản huyện An Minh 2005 – 2013 [31]
Thực hiện qua các năm
STT

Chỉ tiêu

Tổng số
phương
tiện
(chiếc)

I

II


Khai
thác
thủy
sản

2005

2010

2013

20062010

20112013

225

426

383

13,62

(-)3,48

3

11


22

29,67

25.99

> 400
CV

Tổng công suất (CV)

4.737

23.366 29.652

37,6

8,27

Bình quân mã lực
(CV/chiếc)

21,05

54,85

77,42

21,11


12,17

Tổng số lao động
(người)

-

-

2.250

-

-

Tổng sản lượng (tấn)

4.800

9.000

9.375

13,4

1,37

Diện tích (ha)

30.247


65.556 80.407

16,73

7,04

Sản lượng (tấn)

5.920

10.648 29.641

12,46

40,67

Diện tích (ha)

27.994

37.373 40.951

5,95

3,09

Sản lượng (tấn)

5.920


10.647 13.454

12,46

8,11

CNBCN

Diện tích (ha)

10

9

3

(-)2,09

(-)30,6

Vùng
chuyên
NTTS

Diện tích (ha)

1.433

1.850


1.676

5,24

(-)3,24

RNM

Diện tích (ha)

-

2.018

1.723

-

(-)5,13

Tôm
lúa

Diện tích (ha)

28.176

3,52


3,88

Nuôi
trồng
thủy
sản
Tôm:

1

Tố độ tăng
trưởng (%)

8

33.496 37.549


2

3

4

5



Cua



huyết
ĐVTM
khác

Diện tích (ha)

1.500

732

1.676

(-)13,4

31,8

Sản lượng (tấn)

240

70

594

(-)21,8

103,97

Diện tích (ha)


-

100

35.976

611,22

Sản lượng (tấn)

-

4.855

8.274

19,45

Diện tích (ha)

753

175

1,504

(-)25,3

104,83


Sản lượng (tấn)

2.300

6.593

5.639

23,44

(-)5,08

Diện tích (ha)

-

-

300

-

-

Sản lượng (tấn)

-

-


1.500

-

-

1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
Huyện có hệ thống mạng lưới thủy lợi với hệ thống sông tự nhiên và kênh đào
dày đặc.Trong những năm vừa qua, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng đê biển, nạo
vét hệ thống kênh các cấp. Đặc biệt, mạng lưới sông kênh rạch của huyện theo dạng
xương cá với trục là kênh Tân Bằng – Cán Gáo.
Tuyến đường thủy do TW quản lý là kênh Tân Bằng - Cán Gáo dài 24,5km; 8
tuyến do tỉnh quản lý dài 114,1 km bao gồm: kênh Chống Mỹ, kênh Làng thứ 7, kênh
Kim Quy, kênh Xẻo Nhàu, KT1, kênh Hãng, kênh Ngã Bát. 15 tuyến do huyện quản lý
dài 119,6km. Hệ thống kênh cấp II gồm 167 kênh dài 696,284km. Hệ thống đê biển
An Minh - An Biên đang được đầu tư, cùng với cảng cá Xẻo Nhàu, hệ thống cống trên
đê biển [31].
1.2. Tình hình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản của sò huyết
1.2.1. Vị trí phân loại
Sò huyết Anadaragranosalà một loài sò trong họ Arcidae được phân loại từ rất
lâu đời nhờ các nhà phân loại học. Trong danh mục các loài động vật không xương
sống, động vật biển của các tác giả như Linne (1758), Larmak (1819), Reeve (1852)…
đều có mô tả và định loại về loại này. IICA(1987) đã liệt kê một số tên tiếng Anh của
sò huyết A.granosa như Bloody Clam, Cocker Granulated Shell, Chest Shell [29].

9


Sò huyết (Anadara granosa) là đối tượng nuôi quan trọng trong nuôi trồng thủy

sản. Vị trí phân loại của sò huyết như sau [38]:
Giới :Animalia
Ngành: Mollusca
Lớp: Bivalvia
Phân lớp :Pteriomorpha
Bộ : Arcoida
Họ : Arcidae
Giống : Anadara
Loài : Anadara granosa (Linnaeus, 1758)

Hình 1.2.Sò huyếtAnadara granosa (Linaeus, 1758)

10


1.2.2. Đặc điểm sinh học của sò huyết
Sò huyết có vỏ dày, hình trứng, hai vỏ đối xứng, hai đầu vỏ về phía lưng hơi tù,
viền bụng tròn. Đỉnh vỏ lồi lên và phần cuối đỉnh vỏ cuốn vào trong, vị trí thiên về
phía trước, khoảng cách giữa hai đỉnh vỏ hơi rộng. Đường gân phóng xạ trên mặt vỏ
có từ 18 - 22 đường. Trên đường gân có dạng kết cấu hình hạt, các hạt này ở viền
ngoài của sò huyết hơi mờ đi. Mặt vỏ có màu nâu, cơ khép vỏ trước nhỏ có hình tam
giác, cơ khép sau to hình bốn cạnh [8].
1.2.2.1. Đặc điểm về phân bố và sinh thái
Khi nghiên cứu sự phân bố tự nhiên của sò huyết A.granosa ở vùng ven biển
Selangor Malaysia, Broom (1985) cho biết chúng chiếm tới 55÷65% ở nơi có chất đáy
bùn mềm và gần rừng gập mặn [38]. Theo Foong (1984) [47] cũng thấy sò huyết
A.granosa xuất hiện trong tự nhiên ở gần các cửa sông rộng, bùn lầy mịn, mềm, đặc
biệt ở các rừng ngập mặn với độ mặn thay đổi từ 10 – 30‰. Khi khảo sát ven bờ biển
của đảo Sagihe ở Indonesia, Rondo (1993) [61] cũng có kết luận tương tự: sò huyết
phát triển tốt trong điều kiện tương đối lặng gió, đặc biệt trong các vịnh nông có chất

đáy mịn mềm, lớp bùn dày ít nhất 46÷76cm hoặc sâu hơn.
Ở Việt Nam, sò huyết phân bố rộng, có thể gặp nhiều ở Quảng Ninh, Thanh
Hóa, Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh… nhưng Kiên
Giang và Quảng Ninh là 2 nơi có sản lượng cao nhất [2], [17].
Các loài thuộc giống Anadara là các loài rộng muối. Những nghiên cứu của
Pathansali (1966) [57] và Broom (1980) [36] về A.granosa cho rằng chúng thường tập
trung ở những bãi bùn gần bờ nhưng không phân bố ở ngay cửa những con sông lớn.
Pathansali (1966) đã thu loài A.granosa có kích thước từ 20÷28mm ở độ mặn 29‰ và
làm thí nghiệm ở trong phòng với các thang độ mặn 23‰: 17‰; 12‰ và 8‰ trong
vòng 30 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy: ở độ mặn8‰, tất cả sò đều chết sau 8
ngày. Ở độ mặn12‰, sò hầu như không phản ứng, không hoạt động và chỉ tồn tại
thêm vài ngày nữa. Ở độ mặn17‰, chỉ 50%sò hoạt động và 23‰ sò hoạt động bình

11


thường. Đối với sò bột, độ mặn thích hợp từ 21-25‰. Ở độ mặn 38‰,sò bột dài 1mm
chết 100% sau 56 giờ và ở 39‰ sò bột dài 5mm chết 100% sau 47 giờ.Ở nước ta, sò
huyết phân bố ở vùng trung triều, hạ triều đến độ sâu 1÷2m nước, nơi bãi triều có chất
đáy bùn, ít nhiều có nước ngọt đổ vào [2], [5].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ lọc tảo, tốc độ sinh trưởng và
tỷ lệ sống của sò huyết giống từ 3÷7mm. Ngô Thị Thu Thảo và Trương Trọng Nghĩa
(2003) thấy: ở độ mặn 15‰ tố độ lọc tảo, tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò cao
nhất. Điều đó kết luận, ở độ mặn 15‰ thích hợp cho sò huyết giống hơn các độ mặn
5‰ và 19‰ [22].Nhiệt độ thích nghi của các loài trong giống Anadarabiến đổi tùy
theo vùng địa lý nơi mà chúng phân bố. Broom (1980) [36] cho biết, sò
huyếtA.granosaphân bố ở Malaysia thích hợp trong phạm vi nhiệt độ từ 29÷32oC. Một
nghiên cứu của Narasimham (1980) ở vịnh Kakinada thuộc vùng biển Ấn Độ cũng
thấy nhiệt độ nước thích hợp cho sò huyết A.granosatừ 28,9÷33,5oC [55].Khả năng
thích ứng với sự dao động hàm lượng oxy trong môi trường của các loài trong giống

Anadara là rất lớn. Tuy nhiên, According (1973) cho rằng A.granosalà loài có ngưỡng
oxy thấp [38].
Thí nghiệm của Davenport (1986) [44] về khả năng chịu đựng của sò huyết
A.granosakhi để ngoài không khí: sò có khả năng hố hấp khi đem lên khỏi mặt nước,
tuy nhiên tỷ lệ sống thấp và yếu sau 24 giờ, sau 48 giờ thì sò bắt đầu chết.Ngô Trọng
Lư (1996) [10]cho biết, do đặc điểm tiêu hao oxy rất nhỏ nên việc vận chuyển sò rất dễ
dàng. Sò có thể trộn với một ít bùn rồi được vận chuyển trong điều kiện bán khô trong
các loại bao túi thông thường.Theo Narasimham (1980) [55], lượng oxy hòa tan từ
4,9÷7,0 mg/l, sò huyếtA.granosacó thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Sò huyết (A. granosa)có thể sống tại cả 3 khu vực: nơi có thủy triều cao, thủy
triều vừa và thủy triều thấp nhưng các bãi sò thường tập trung gần các cửa sông có
dòng nước ngọt đổ vào, độ mặn tương đối thấp. Sò nhỏ sống trên mặt bùn, sò lớn vùi
sâu trong bùn khoảng 1-3cm. Chúng dùng mép vỏ và màng áo ngoài thải nước làm
thành lở ở mặt bùn để hô hấp và bắt mồi. Sò huyết ưa sống ở vùng bùn cát, bằng
phẳng, bề mặt mềm, mịn. Bảng điều tra dưới đây cho thấy sò thích sống nhất ở nơi có

12


chất đáy là bùn cát, kế đến là bùn nhão, sống ít hoặc không sống tại nơi có chất đáy
nhiều cát ít bùn.
Bảng 1.4. Sự thích nghi của sò huyết đối với nền đáy [13]
Tỉ lệ (%)

Chất đáy

Số lượng (con/m3)

Bùn


Cát

Bùn cát

70

30

831

Bùn nhão

90

10

61

Cát bùn

30

70

5

Cát bùn

20


80

0

Sò huyết có khả năng thích nghi với phạm vi biến đổi độ mặn từ 10 – 35‰ (tỉ
trọng 1.007 – 1.017), khoảng thích hợp là từ 15 – 30‰. Khi độ mặn giảm thấp dưới
10‰, nhất là trong mùa mưa lũ, sò sẽ vùi sâu xuống bùn. Nếu trong một thời gian
ngắn độ mặn trở lại thích hợp thì sò chui lên và tiếp tục sống bình thường, nếu tình
trạng nồng độ muối thấp kéo dài có thể làm sò chết [13]. Ngưỡng nhiệt độ của sò rất
rộng từ 20 – 30oC, nhiệt độ cao hơn 40oC hoặc dưới thấp – 2oC đều khiến sò bị chết
[13].
1.2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng
Theo các tác giả Pathansali (1966) [57], Soong và Broom (1985) [38] thì tốc độ
sinh trưởng của cácloài thuộc giống Anadaraphụ thuộc vào môi trường sống, mật độ
và kích cỡ của chúng.Tốc độ sinh trưởng của sò huyết phụ thuộc vào môi trường sống,
mật độ và điều kiện tự nhiên.Sò huyết sống trong môi trường tự nhiên, gần 6 tháng
tăng trưởng về chiều dài 4 – 5mm [37], trong điều kiện nuôi nhân tạo lấy giống tự
nhiên hơn 1 năm tăng trưởng về chiều dài là 30mm [36].Tuy nhiên, điều này còn phụ
thuộc nhiều vào các điều kiện từng nơi.Mật độ và thời gian phơi bãi là nhân tố ảnh
hưởng đến tốc độ sinh trưởng của sò. Broom (1980) đã thiết lập phương trình về mối
quan hệ giữa chiều dài L (mm) và khối lượng W (g) của sò cho từng vùng có thời gian
ngập nước khác nhau [36]:

13


×