Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật ương ấu trùng tôm bác sĩ lysmata amboinensis (de mann, 1888) tại khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VŨ ĐÌNH CHIẾN

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG
TÔM BÁC SỸ Lysmata amboinensis (De Mann, 1888)
TẠI KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VŨ ĐÌNH CHIẾN

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG
TÔM BÁC SỸ Lysmata amboinensis (De Mann, 1888)
TẠI KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng Thủy sản

Mã số:

60 62 03 01



Quyết định giao đề tài:

1010/QĐ-ĐHNT, ngày 7/10/2014

Quyết định thành lập hội đồng:

1044/QĐ-ĐHNT, ngày 10/11/1015

Ngày bảo vệ:

25/11/2015

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LỤC MINH DIỆP
Chủ tịch hội đồng:
TS. NGUYỄN TẤN SỸ
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Các số liệu trình bày trong luận văn là một phần kết quả của đề tài cấp bộ
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo
tôm bác sĩ Lysmata amboinensis (DeMann, 1888)”. Tôi được phép của chủ nhiệm đề
tài cho phép sử dụng số liệu làm luận văn cao học.
Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà
trường, Bộ Giáo dục & Đào tạo và pháp luật về lời cam đoan này.


Học viên

VŨ ĐÌNH CHIẾN

iii


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo
Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, là nơi tôi học tập, rèn luyện và
tu dưỡng trong suốt những năm tháng học cao học vừa qua.
Xin chân thành biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn, TS. Lục Minh Diệp về
sự dìu dắt, động viên và những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian tôi học tập
cũng như tiến hành thí nghiệm và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân
các Thầy Cô trong Viện Nuôi trồng Thủy sản đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ tôi trau
dồi kiến thức và tu dưỡng để tôi từng bước trưởng thành.
Xin được cám ơn Bộ môn Nuôi Thủy sản Nước lợ, Trung tâm Thực nghiệm Nuôi
Hải sản, đã tạo điều kiện về cơ sở, phương tiện, hệ thống thí nghiệm giúp cho đề tài
được thực hiện thuận lợi.
Tôi xin chân thân cảm ơn tới chủ nghiệm đề tài TS. Lục Minh Diệp và các thành
viên trong đề tàiđã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt là lời biết ơn đến gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều cả về
vật chất và tinh thần trong suốt những năm tháng học tập cũng như nghiên cứu thực
hiện đề tài.

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................viii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................xi
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN......................................................................................3
1.1. Hiện trạng và triển vọng nghề nuôi tôm cảnh biển ................................................3
1.2. Một số đặc điểm sinh học của tôm bác sĩ ..............................................................4
1.2.1. Hệ thống phân loại .............................................................................................4
1.2.2. Đặc điểm hình thái .............................................................................................5
1.2.3. Đặc điểm phân bố ..............................................................................................5
1.2.4. Tập tính sống .....................................................................................................6
1.2.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển.....................................................................6
1.2.6. Đặc điểm dinh dưỡng.......................................................................................12
1.2.7. Đặc điểm sinh sản ............................................................................................14
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ương nuôi ấu trùng tôm cảnh biển .................16
1.3.1. Môi trường.......................................................................................................16
1.3.2. Dinh dưỡng và thức ăn .....................................................................................17
1.3.3. Hệ thống ương nuôi ấu trùng............................................................................26
1.3.4. Chất lượng ấu trùng và mật độ ấu trùng ...........................................................28

v


1.4. Các nghiên cứu về dinh dưỡng, thức ăn và hệ thống bể trong sản xuất giống tôm
cảnh biển. ..................................................................................................................29
1.4.1. Nghiên cứu thử nghiệm các loại bể và hệ thống trong ương ấu trùng tôm cảnh biển ..... 29

1.4.2. Nghiên cứu thử nghiệm các loại thức ăn cho ấu trùng tôm cảnh biển ..............30
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................32
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ...........................................................................32
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................32
2.1.2. Thời gian thực hiện đề tài.................................................................................32
2.2. Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................................32
2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu (Hình 2.1).........................................................32
2.4. Phương pháp tiến hành các nghiên cứu ..............................................................32
2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm các giai đoạn phát triển ấu trùng của tôm bác sỹ............32
2.4.2. Nghiên cứu xác định hệ thống bể nuôi phù hợp cho ương ấu trùng tôm bác sỹ
(thí nghiệm 1) ............................................................................................................34
2.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến tỉ lệ sống và thời gian chuyển giai đoạn
của ấu trùng tôm bác sỹ (thí nghiệm 2) ......................................................................35
2.4.4. Thực nghiệm ương ấu trùng tôm bác sỹ ...........................................................37
2.5. Phương pháp xác định các thông số ....................................................................38
2.5.1. Phương pháp xác định các thông số môi trường ...............................................38
2.5.2. Xác định sinh trưởng và tỷ lệ sống ...................................................................38
2.6. Phương pháp thu thập số liệu và phân tích số liệu, xử lý số liệu .........................39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................40
3.1. Đặc điểm hình thái các giai đoạn phát triển của ấu trùng....................................40
3.1.1. Đặc điểm hình thái các giai đoạn phát triển .....................................................40
3.1.2. Kích thước ấu trùng.........................................................................................47

vi


3.2. Xác định hệ thống và bể nuôi phù hợp cho quá trình ương nuôi tôm bác sĩ .........48
3.2.1. Diễn biến các yếu tố môi trường ......................................................................48
3.2.2. Tỷ lệ sống của ấu trùng ....................................................................................48
3.2.3. Thời gian chuyển giai đoạn ..............................................................................53

3.3. Xác định ảnh hưởng của loại thức ăn đến tỉ lệ sống và thời gian chuyển giai đoạn
của ấu trùng tôm bác sỹ .............................................................................................55
3.3.1. Diễn biến môi trường .......................................................................................55
3.3.2. Tỷ lệ sống của ấu trùng ....................................................................................55
3.3.3. Thời gian chuyển giai đoạn ..............................................................................59
3.4. Thực nghiệm ương nuôi ấu trùng ........................................................................61
3.4.1. Diễn biến môi trường .......................................................................................61
3.4.2. Tỷ lệ sống ........................................................................................................62
3.4.3. Thời gian chuyển giai đoạn ..............................................................................65
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................67
4.1. Kết luận ..............................................................................................................67
4.2. Kiến nghị. ...........................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................68
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BL

(Body length)

Chiều dài thân

CL

(Carapace length)

Chiều dài giáp đầu ngực


DHA

(C22:6n-3)

Docosahexaenoic Acids

DO

(Dissolved oxygen content)

Hàm lượng oxy hòa tan

EnRot+N_Art

Luân trùng làm giàu+ Nauplii Artemia

EnRot

Luân trùng làm giàu.

EnRot+TH+N-Ar

Luân trùng làm giàu + Thức ăn
tổng hợp + Artemia.

EPA

(C20:5n-3)


Eicosapentaenoic Acids
Nauplii Artemia.

N-Ar
HUFA

(High Unsaturated Fatty

Axit béo có mức chưa no cao

Acids)
SD

(Standard deviation)

Độ lệch chuẩn

TAN

(Total ammonia nitrogen)

Hàm lượng amoni tổng số

TB

(Average)

Giá trị trung bình

TH


Thức ăn tổng hợp.

TH+N-Ar

Thức ăn tổng hợp + Artemia.

TL

(Total length)

Chiều dài toàn thân

VT

Vi tảo Nannochloropsis oculata

Z3

Giai đoạn Zoea 3.

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Đánh giá số lượng và giá trị của một số loài tôm cảnh biển hiện có trên thị
trường . .......................................................................................................................4
Bảng 1.2 Thời gian phát triển ấu trùng của một số loài tôm cảnh biển .......................12
Bảng 2.1 Thiết kế thí nghiệm xác định hệ thống bể nuôi phù hợp cho ương ấu trùng
tôm bác sỹ .................................................................................................................34

Bảng 2.2 Chế độ cho ăn của thí nghiệm thức ăn.........................................................36
Bảng 2.3 Chế độ cho ăn của thí nghiệm ương thực nghiệm. .......................................38
Bảng 2.4 Lượng nước thay trong quá trình ương thực nghiệm. ..................................38
Bảng 3.1 Đặc điểm phân biệt các giai đoạn ấu trùng tôm bác sỹ từ Z1 đến Z10 .........46
Bảng 3.2 Kích thước ấu trùng tôm bác sỹ từ Z1 tới Z5...............................................48
Bảng 3.3 Diến biến các yếu tố môi trường trong thí nghiệm hệ thống nuôi và loại bể
phù hợp......................................................................................................................48
Bảng 3.4 Tỷ lệ sống từng giai đoạn của ấu trùng tôm bác sĩ trong thí nghiện hệ thống
ương và loại bể ương phù hợp....................................................................................51
Bảng 3.5 Thời gian chuyển giai đoạn trong các hệ thống ương ..................................53
Bảng 3.6 Các thông số môi trường trong thí nghiệm thức ăn phù hợp ........................55
Bảng 3.7 Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm bác sĩ theo số lượng zoea 1 ban đầu trong thí
nghiệm loại thức ăn phù hợp......................................................................................57
Bảng 3.8 Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm bác sĩ theo từng giai đoạn trong thí nghiệm loại
thức ăn phù hợp .........................................................................................................58
Bảng 3.9 Thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng tôm bác sĩ trong thí nghiệm loại
thức ăn phù hợp .........................................................................................................59
Bảng 3.10 Các thông số môi trường trong ương nuôi thực nghiệm.............................62
Bảng 3.11 Tỷ lệ sống từng giai đoạn trong ương nuôi thực nghiệm ...........................62
Bảng 3.12 Tỷ lệ sống so với số lượng zoea 1 của ấu trùng tôm bác sĩ trong ương thực nghiệm ......63
Bảng 3.13 Thời gian chuyển giai đoạn trong ương nuôi thực nghiệm.........................65

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Tôm bác sĩ L. amboinensis ............................................................................5
Hình 1.2. Hình ảnh các giai đoạn phát triển của ấu trùng (Luis, 2003). .....................11
Hình 2.1 Thực nghiệm ương nuôi ấu trùng ................................................................32
Hình 2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ..................................................................33

Hình 2.3 Bố trí thí nghiệm bể và hệ thống ương thích hợp. ........................................35
Hình 2.4 Bố trí thí nghiệm thức ăn phù hợp ...............................................................37
Hình 3.1 Đặc điểm ấu trùng tôm bác sĩ giai đoạn Zoea 1 ...........................................40
Hình 3.2 Đặc điểm ấu trùng tôm bác sĩ giai đoạn Zoea 2 ...........................................41
Hình 3.3 Đặc điểm ấu trùng tôm bác sĩ giai đoạn Zoea 3 ...........................................42
Hình 3.4 Đặc điểm ấu trùng tôm bác sĩ giai đoạn Zoea 4 ...........................................42
Hình 3.5 Đặc điểm ấu trùng tôm bác sĩ giai đoạn Zoea 5 ...........................................43
Hình 3.6. Đặc điểm ấu trùng tôm bác sĩ giai đoạn Zoea 6 ..........................................43
Hình 3.7 Đặc điểm ấu trùng tôm bác sĩ giai đoạn Zoea 7 ...........................................44
Hình 3.8. Đặc điểm ấu trùng tôm bác sĩ giai đoạn Zoea 8 ..........................................44
Hình 3.9 Đặc điểm ấu trùng tôm bác sĩ giai đoạn Zoea 9 ...........................................45
Hình 3.10. Đặc điểm ấu trùng tôm bác sĩ giai đoạn Zoea 10 ......................................45
Hình 3.11 Tỷ lệ sống ấu trùng tôm bác sĩ so với số lượng zoea 1 trong hệ thống lọc
sinh học .....................................................................................................................49
Hình 3.12 Tỷ lệ sống ấu trùng tôm bác sĩ so với số lượng zoea 1 trong hệ thống nước
xanh...........................................................................................................................50
Hình 3.13 Tỷ lệ sống ấu trùng tôm bác sĩ so với số lượng zoea 1 trong hệ thống nước
trong ..........................................................................................................................50
Hình 3.14 Tỷ lệ sống so với lương zoea 1 ban đầu của ấu trùng tôm bác sĩ ................56

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Lysmata amboinensis là một trong bốn loài tôm cảnh có giá trị cao nhất, trị giá
khoảng 65-85 USD/cá thể. Hiện nay, nguồn tôm bác sỹ ngoài tự nhiên đang giảm
đáng kể vì bị khai thác quá mức, một đợt đánh bắt chỉ được 40-60 cá thể và có khoảng
5-10 cá thể đạt kích cỡ sinh sản. Mặc dù Lysmata amboinensis rất có giá trị kinh tế
nhưng có rất ít thông tin về nuôi vỗ tôm bố mẹ loài này và đa phần nỗ lực ương nuôi
ấu trùng L. amboinensis đều không thành công. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật

ương nuôi ấu trùng tôm bác sỹ Lysmata amboinensis (De Mann, 1888) tại Khánh
Hòa” được thực hiện.
Mục tiêu của đề tài
-

Xác định đặc điểm hình thái các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm bác sỹ.

-

Xác định dạng bể nuôi và hệ thống nuôi thích hợp cho ấu trùng.

-

Xác định thức ăn phù hợp cho ấu trùng

Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài. Trong đề tài này đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp
phân tích phương sai ANOVA.
Đề tài gồm 4 phần chính.
1. Nghiên cứu đặc điểm các giai đoạn phát triển ấu trùng của tôm bác sỹ.
2. Nghiên cứu xác định hệ thống nuôi và bể nuôi phù hợp cho ương ấu trùng tôm
bác sỹ
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến tỉ lệ sống và thời gian chuyển giai đoạn
của ấu trùng tôm bác sỹ
4. Thực nghiệm ương ấu trùng tôm bác sỹ.
Kết quả thu được của đề tài.
Đã quan sát mô tả hình thái được 10 giai đoạn biến thái ấu trùng từ zoea 1 tới zoea
10 và đã đo kích thước ấu trùng được tới giai đoạn zoea 5.
o Với thí nghiệm hệ thống nuôi (nước xanh, nước trong, lọc sinh học) và loại bể
(đáy chóp, bình Weis, Kreisel) phù hợp cho quá trình phát triển của ấu trùng tôm bác

sỹ kết quả cho thấy.
 Hệ thống nuôi (nước trong, nước xanh, lọc sinh học) không ảnh hưởng tới tỉ lệ
sống và thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng tôm bác sĩ (p > 0,05). Các dạng bể
xi


ảnh hưởng tới tỉ lệ sống (p < 0,05) nhưng không ảnh hưởng tới thời gian chuyển giai
đoạn của ấu trùng tôm bác sĩ các giai đoạn ban đầu (Z1 – Z3). Trong những giai đoạn
sau, ấu trùng tôm bác sĩ ương trong bể Kreisel có tỷ lệ sống cao hơn có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05) so với ấu trùng ương trong bể đáy chóp và trong bình Weis.
o

Với thí nghiệm loại thức ăn phù hợp (VT, EnRot, EnRot + Artemia, TH,

EnRot + Artemia + TH, TH + Artemia) cho quá trình phát triển của tôm bác sĩ kết quả
cho thấy.
 Tỷ lệ sống của ấu trùng cao nhất ở các nghiệm thức có thức ăn tổng hợp có sai
khác có ý nghĩa với các nghiệm thức cho ăn hoàn toàn bằng vi tảo, luân trùng làm giàu
và luân trùng làm giàu + Artemia. Tới Z8 nghiệm thức thức ăn tổng hợp có tỉ lệ sống
là 1,33%, các nghiệm thức có thức ăn tổng hợp khác ấu trùng sống tới Z6.
 Ấu trùng Z1 có thể ăn được vi tảo. Tuy nhiên tỉ lệ sống giảm thấp ở giai đoạn
Z2 và chết hoàn toàn sau giai đoạn Z3 nếu chỉ cho ấu trùng ăn hoàn toàn bằng vi tảo.
Thực nghiệm ương nuôi ấu trùng thì loại thức ăn được sử dụng là luân trùng làm
giàu + thức ăn tổng hợp + nauplius Artemia. Kết quả đạt được là đã ương được ấu
trùng tới giai đoạn zoea 10 với tỷ lệ sống là 0,1%.
Từ khóa: Tôm bác sỹ, Lysmata amboinensis, ấu trùng, hệ thống bể, loại thức ăn.

Khánh Hòa, ngày 05 tháng 12 năm 2015
Học viên
(Ký và ghi rõ họ tên)


Vũ Đình Chiến
Chủ tịch Hội đồng
(Ký và ghi rõ họ tên)

Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

xii


MỞ ĐẦU
Những năm qua, kinh tế trong nước có những bước nhảy vượt bậc. Năm 2010 chi
tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng ở khu vực nông thôn đạt 891.000đ, tăng
62,4% so với năm 2008; khu vực thành thị đạt 1.726.000đ, tăng 54,9% so với năm 2008
(theo Tổng Cục Thống kê Việt Nam), tỷ trọng chi cho dịch vụ ăn uống có xu hướng giảm.
Do đó, nhu cầu các loại hình giải trí tăng lên đáng kể, việc nuôi bể cá cảnh sinh thái đang
được người dân yêu thích và lựa chọn.
Tulusty (2002); Wabnitz và ctv (2003) đã thống kê hầu hết các sinh vật cảnh từ rạn
san hô được buôn bán rộng rãi trên thị trường thế giới (Calado và ctv., 2005). Wabnitz và
ctv (2003) cho biết ở các nước phát triển trên thế giới đã đầu tư hàng triệu đô la để hỗ trợ
ngành công nghiệp cá cảnh. Tổng giá trị hàng năm do ngành công nghiệp này tạo ra ước
tính khoảng 200-300 triệu USD (Tziouveli, 2006).
Để chọn lựa được loài nuôi phù hợp trong điều kiện nuôi nhốt là điều cần thiết.
Hiện nay, có rất nhiều loài cá dễ nuôi và sặc sỡ như: cá bò mặt khỉ (Naso lituratus), cá bò
rằn (Balistapus undulatus), cá hề (Amphiprion ) vv… Nhưng như thế vẫn chưa đủ cung
ứng cho nhu cầu khách hàng ngày một nhiều như hiện nay. Ngoài đối tượng cá, khách
hàng còn ưa chuộng nhiều loài giáp xác thuộc bộ Decapoda như: tôm hề (Hymenocera
picta), tôm sexy (Thor amboinensis), tôm cẩm thạch (Saron marmoratus), tôm bác sỹ
(Lysmata amboinensis) vv…Calado và ctv (2003) đã nhận định tôm bác sỹ có màu sắc

đẹp, dễ nuôi và còn là loài có thể ăn động vật kí sinh trên cá và các mô hoại tử trên cá bị
bệnh nên được nhiều người chơi cá cảnh ưa thích và chọn lựa (Calado và ctv., 2009).
Lysmata amboinensis là một trong bốn loài tôm cảnh có giá trị cao nhất, trị giá
khoảng 65-85 USD/cá thể (Tziouveli and Smith, 2009). Do đó, sức ép khai thác rõ rệt đến
các rạn san hô ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, nơi các quốc gia như Philippines và Indonesia
có tỷ lệ khai thác ở mức cao nhất (Calado và ctv. 2005, Tziouveli, 2006). Vấn đề đặt ra
hiện nay là nguồn cung cấp tôm bác sỹ cho thị trường nuôi cảnh hoàn toàn khai thác từ tự
nhiên và việc khai thác này còn tạo áp lực không nhỏ đến các hệ sinh thái rạn san hô. Hiện
nay, nguồn tôm bác sỹ ngoài tự nhiên đang giảm đáng kể vì bị khai thác quá mức, một đợt
ra ghe đánh bắt chỉ được 40-60 cá thể và có khoảng 5-10 cá thể đạt kích cỡ sinh sản. Mặc
dù Lysmata amboinensis rất có giá trị kinh tế nhưng có rất ít thông tin về nuôi tôm bố

mẹ loài này và đa phần nỗ lực ương nuôi ấu trùng L. amboinensis đều không thành
công (Tziouveli and Smith, 2009).
1


Để giảm thiểu những tác động tiêu cực trên, các nhóm nghiêm cứu sinh vật
cảnh trên thế giới đã chú trọng tìm hiểu và nghiên cứu, bước đầu đã có những kết quả
về đặc tính sinh học, sinh sản. Nhưng để thương mại hóa loài tôm cảnh tiềm năng này
thì việc sản xuất giống nhân tạo là vấn đề đặt ra hiện nay.
Khó khăn của sản xuất giống nhân tạo là chưa xác định được các giai đoạn biến
thái ấu trùng, đặc điểm hình thái ấu trùng từng giai đoạn, thức ăn phù hợp cho từng
giai đoạn và điều kiện ương nuôi. Do đó, tỷ lệ sống thấp và chất lượng ấu trùng không
ổn định.
Nghiên cứu sản xuất giống tôm bác sỹ thành công sẽ góp phần phát triển một
nghề mới cho ngành nuôi trồng thủy sản, nghề nuôi và xuất khẩu sinh vật cảnh biển,
một nghề hứa hẹn mang lại lợi ích kinh tế cao, góp phần bảo vệ nguồn lợi sinh vật
biển, bảo vệ được nguồn lợi vùng rạn san hô. Chính vì những lý do đó, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi ấu trùng tôm bác sỹ

Lysmata amboinensis (De Mann, 1888) tại Khánh Hòa”.
Mục tiêu của đề tài:
-

Xác định đặc điểm hình thái các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm bác sỹ.

-

Xác định dạng bể nuôi và hệ thống nuôi thích hợp cho ấu trùng.

-

Xác định thức ăn phù hợp cho ấu trùng

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
-

Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những thông tin về các giai đoạn phát triển của
ấu trùng tôm bác sỹ.

-

Các thông số về hệ thống bể nuôi, môi trường và thức ăn phù hợp của ấu trùng
tôm bác sĩ

-

Tạo tiền đề cho việc cho sinh sản nhân tạo thành công bác sỹ, cung cấp giống
cho nhu cầu nuôi loài tôm cảnh biển này.


Nội dung nghiên cứu:
1. Xác định đặc điểm hình thái các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm bác sỹ
2. Nghiên cứu xác định hệ thống bể nuôi phù hợp cho ương ấu trùng tôm bác sỹ
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống và thời gian chuyển giai đoạn
của ấu trùng tôm bác sỹ
4. Thực nghiệm ương ấu trùng tôm bác sỹ.
2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Hiện trạng và triển vọng nghề nuôi tôm cảnh biển
Trong những năm gần đây, nghề kinh doanh sinh vật cảnh đang được xem là

một ngành công nghiệp triệu đô với giá trị xuất khẩu cao ước tính khoảng 200 đến 300
triệu USD hàng năm. Nguồn cung cấp tôm cảnh chủ yếu đến từ các vùng biển Ấn Độ
Dương – Thái Bình Dương, vùng biển Caribbean, đặc biệt là các nước ở khu vực
Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, và Sri Lanka, là những nước xuất khẩu chính
(Wabnitz và ctv., 2003). Các loài tôm cảnh được khai thác để phục vụ cho ngành công
nghiệp này chủ yếu vào hai họ Hippolytidae và Stenopodidea. Trong đó Lysmata và
Stenopus là hai trong 10 nhóm sinh vật cảnh biển được khai thác nhiều nhất, với nhiều
loài trong nhóm có gía trị kinh tế cao. Theo Wanbnitz và cộng sự (2003), tổng cộng
khoảng 107.000 tôm từ một số loài thuộc giống Lysmata được xuất khẩu trên thế giới
trong thời gian từ 1998 – 2003. Trên thực tế số lượng tôm cảnh biển được khai thác từ
các rạn san hô mỗi năm trên toàn thế giới có thể lên đến 10 lần so với các báo cáo.
Tuy được xem là một ngành công nghiệp thu lợi nhuận cao nhưng vẫn chưa phát
triển rộng rãi trên thế giới do nguồn giống cung cấp chủ yếu dựa vào đánh bắt tự
nhiên, với các công cụ đánh bắt không phù hợp. Từ lâu đã có nhiều nghiên cứu về nuôi
và sản xuất giống tôm cảnh biển nhưng hiệu quả chưa cao do thiếu kiến thức về đặc

điểm sinh học sinh sản và ấu trùng của một số loài phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay với
trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng nâng cao, đặc điểm sinh học sinh sản của một số
loài có giá trị kinh tế cũng đã được tìm hiểu sẽ tạo điều kiện để các nhà nghiên cứu sản
xuất giống nhân tạo mở ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp này. Ngoài ra Hội
đồng tôm cảnh biển thế giới Marine Aquarium đã thành lập nhãn hiệu chất lượng
Marine Aquarium Council (MAC) để ngăn chặn việc đánh bắt, khai thác sinh vật cảnh
không đúng quy định và đảm bảo quyền lợi của những nhà sưu tập sinh vật cảnh.
Ngày nay, nhãn “chứng nhận MAC” đảm bảo với các nhà sưu tập rằng các loài sinh
vật cảnh họ mua được thu thập, vận chuyển theo thông lệ bền vững và không ngược
đãi động vật (Wabnitz và ctv., 2003).

3


Bảng 1.1 Đánh giá số lượng và giá trị của một số loài tôm cảnh biển hiện có trên
thị trường (Lin và ctv., 2002).
Họ

Tên loài

Stenopodidae

Alpheidae

Hippolytidae

Hymenoceridae

Số lượng cung cấp


Giá trị thị trường

Stenopus cyanoscell

Trung bình

Cao

Stenopus hispidus

Nhiều

Trung bình

Stenopus spinosus

Ít

Cao

Stenopus pyrsonotus

Ít

Cao

Stenopus scutellatus

Ít


Cao

Stenopus tenuirostris

Trung bình

Trung bình

Alpheus ochrostriatus

Trung bình

Cao

Alpheus randalli

Ít

Cao

Lysmata amboinensis

Nhiều

Trung bình

Lysmata seticaudata

Trung bình


Trung bình

Lysmata grabhami

Ít

Cao

Lysmata debelius

Cao

Cao

Lysmata boggessi

Cao

Trung bình

Lysmata wurdemanni

Trung bình

Trung bình

Hymenocera picta

Trung bình


Cao

Hymenocera elegans

Trung bình

Cao

1.2. Một số đặc điểm sinh học của tôm bác sĩ
1.2.1. Hệ thống phân loại
Nghành:

Arthopoda

Phân nghành:

Crustacea

Lớp:

Brunnich, 1772

Malacostraca

Latreille, 1802

Decapoda

Latreille, 1802


Bộ:
Phân bộ:

Caridea

Họ:

Dana, 1852

Hippolytidae Dana, 1852

Giống:

Lysmata

Risso, 1816

Lysmata amboinesis (De Mann, 1888)

Loài:
4


Tên thường gọi
-Tên tiếng Việt: Tôm bác sĩ.
-Tên tiếng Anh: The white-striped cleaner shrimp.

Hình 1.1 Tôm bác sĩ L. amboinensis
1.2.2. Đặc điểm hình thái
Tôm bác sĩ L. amboinesis cơ thể có màu đỏ ở trên bề mặt lưng có một sọc trắng

ở giữa cơ thể, kéo dài từ chủy đầu đến cuối telson, đứt quãng ở cuối đốt thứ 6, ở nhánh
đuôi bắt màu đỏ và có 4 chấm trắng, phân bố mỗi bên là những sọc đỏ chạy dọc cơ
thể, mặt dưới cơ thể có màu vàng nhạt. Chúng có 2 đôi râu, đôi thứ nhất (anten 1) chia
thành hai nhánh luôn hướng về phía trước, đôi thứ hai (anten 2) cũng chia làm hai
nhánh, nhánh trong tạo thành vẩy râu nhỏ ở phía dưới, nhánh ngoài kéo dài gấp 2 lần
cơ thể luôn và hướng về phía sau. Các anten đều có màu trắng, gốc anten A1 bắt màu
đỏ và có những gai nhỏ. Có ba đôi chân hàm, đôi chân hàm đầu tiên có màu trắng,
phần đầu dạng kìm kẹp dùng để gắp, giữ thức ăn. Chúng có năm đôi chân bò. Đôi
chân bò đầu tiên có kẹp dùng để tấn công đối tượng xâm phạm lãnh thổ, đôi chân bò
thứ hai dài dùng để vệ sinh các đôi chân bơi khi tôm đẻ trứng, hỗ trợ hoạt động lột xác.
Phần bụng có 5 đôi chân bơi giúp chúng dễ dàng di chuyển, trong mùa sinh sản các
đôi chân bơi này có nhiệm vụ ôm trứng, ấp tới khi trứng nở. Kích thước cơ thể 3,4 –
6,0 cm (Calado, 2008).
1.2.3. Đặc điểm phân bố
Lysmata amboinensis phân bố trong vùng nước nông khu vực Ấn Độ – Thái Bình
Dương, ngoại trừ phía đông Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ và các quần đảo Hawaii, được
khai thác nhiều ở các quốc gia như Philippines, Indonesia (Calado, 2008).
5


Chúng được tìm thấy trong các dải đá ngầm san hô, ở các gờ và khe đá, trong
các hang nhỏ hoặc trong các phế phẩm do con người tạo ra như lốp xe, thùng không
vv… Hệ sinh thái rạn san hô là ngôi nhà của tôm bác sĩ, ở đó chúng có quan hệ mật
thiết với các sinh vật xung quanh vì chúng kiếm ăn bằng cách ăn các ký sinh trùng bên
ngoài và ăn các tế bào chết của 1 số loài như các mú, lươn và các loài các khác. Điều
kiện môi trường thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng là (Calado,
2008): độ mặn 30 - 35‰, nhiệt độ 25 - 28°C và pH 8,1 – 8,4.
1.2.4. Tập tính sống
Tôm bác sĩ thường ẩn mình vào hốc đá, những giá thể, chúng phân chia lãnh
địa với nhau và những kẻ lạ xâm nhập sẽ bị tấn công. Trong điều kiện tự nhiên, chúng

tìm mồi xung quanh lãnh địa của mình hoặc làm vệ sinh cho các loài cá sống trong
lãnh địa đó. Ở điều kiện nhân tạo, chúng sẽ rời lãnh địa của mình để tới nơi có thức ăn
và sau khi ăn xong chúng lại về nơi mình đã chiếm lĩnh.
Chúng thường sống theo cặp, nhưng đôi khi chúng sống theo từng nhóm nhỏ
(Lin and Zhang, 2001). Tôm bác sỹ là loài sống hòa đồng, chúng thường xuyên dùng
màu sắc trên cơ thể phát tín hiệu tới các sinh vật có trong rạn để làm vệ sinh bằng việc
ăn các mô chết trên cơ thể cá. Tuy nhiên chúng cũng là loài ăn thịt, chúng sẽ ăn thịt
đồng loại khi bị bỏ đói, chúng thường tấn công những cá thể đang lột xác, những cá
thể nhỏ hơn hoặc những con yếu sức do bệnh (Preston và ctv., 1992;Scholtz, 2000).
1.2.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Tới nay chưa tìm thấy bất kỳ tài liệu được công bố nào nói về quá trình phát
triển phôi của tôm bác sỹ.
Theo nghiên cứu của Wunsch (1996) Fletcher và ctv (1995) thì Lysmata
amboinensis có một chu kì ấu trùng dài và phức tạp, với 14 giai đoạn khác biệt về hình
thái, chiếm đến 150 ngày để hoàn thành các giai đoạn biến thái ấu trùng (Tziouveli and
Smith, 2009, Tziouveli and Smith, 2011). Để phân biệt các giai đoạn ta dựa vào các
đặc điểm: sự xuất hiện cuống mắt, đặc điểm anten, số chân bò, sự xuất hiện mầm chân
bơi, sự thay đổi hình thái của đuôi vv… Các ấu trùng vừa nở ra là giai đoạn Zoea 1,
chúng bơi lội bằng các phần phụ ngực, dò tìm và bắt mồi liên tục. Chúng trải qua 14
giai đoạn Zoea và sau đó là đến giai đoạn hậu ấu trùng. Ấu trùng giai đoạn Zoea có
khả năng hướng quang, ánh sáng chiếu trực tiếp ở cường độ cao cũng sẽ làm ấu trùng
6


chết. Ở giai đoạn Zoea, ấu trùng rất yếu, nếu bị nhày đáy bám trên các bộ phận phụ thì
ấu trùng sẽ chết.
Lột xác là một quá trình phổ biến ở tất cả các loài giáp xác và là quá trình bắt
buộc để tôm sinh trưởng, biến thái ấu trùng, tái sinh và sinh sản (Bergstrøm, 2000,
Calado, 2008). Sự lột xác chỉ là kết quả cuối cùng của một quá trình phức tạp, trải qua
nhiều giai đoạn, được chuẩn bị từ nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước đó (Nho, Thường

và ctv., 2006). Quá trình phức tạp này đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan có liên quan, sự tham gia của các hormone và chịu tác động của các nhân tố môi
trường (Schwamborn và ctv., 2006).
Chu kỳ lột xác là khoảng thời gian giữa hai lần lột xác kế tiếp nhau và được
phân chia thành bốn giai đoạn chính bao gồm: trước lột xác, lột xác, giữa lột xác, và
sau lột xác (Nho, Thường và ctv., 2006). Quá trình này được điều khiển bởi các
hormone thần kinh (Fossa and Nielsen 2000) và sự tham gia của các cơ quan Y - tuyến
nội tiết sản sinh ra hormone lột xác, phức hệ cơ quan X - tuyến nút (thông qua
hormone MIH) và tuyến dưới hàm (thông qua nhân tố methyl farnesoate - MF)
(Sarver, 1979). Cả hormone MIH và nhân tố MF đều liên quan mật thiết đến các quá
trình sinh trưởng, phát triển, lột xác, biến thái, và sinh sản của giáp xác (Simões và
ctv., 2002).
Trong suốt quá trình lột xác, giáp xác không ăn mồi, mặc dù, trong điều kiện
bình thường, sự sẵn có của thức ăn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác
(Bergstrøm, 2000, Wittenrich, 2002). Trong và ngay sau quá trình lột xác, cơ thể giáp
xác mềm nhũn, không có khả năng di chuyển và tự vệ, do đó, đây là giai đoạn nguy
hiểm nhất khi chúng phải đối mặt với nguy cơ bị ăn thịt bởi vật giữ và đồng loại, đặc
biệt là giai đoạn ấu trùng (Preston và ctv., 1992, Scholtz, 2000).
Trong thời gian chuyển giai đoạn (khoảng thời gian từ bắt đầu lột xác đến sau
khi lột xác xong) nếu như các yếu tố môi trường không thuận lợi: nhiệt độ, độ mặn bị
biến động, môi trường ô nhiễm, ấu trùng bị đói thì tỉ lệ sống ấu trùng sau khi lột xác
rất thấp. Ấu trùng lột xác từ 54–72 giờ/lần, tốc độ tăng trưởng tùy thuộc vào từng giai
đoạn phát triển, dinh dưỡng và điều kiện môi trường.
Quá trình sinh trưởng và lột xác của giáp xác chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
bên trong và bên ngoài. Các yếu tố môi trường chính ảnh hưởng đến quá trình này bao
7


gồm nhiệt độ, thức ăn, chế độ chiếu sáng, độ kiềm, và độ mặn (Anger và ctv., 2004).
Trong khi đó, tuổi, giới tính, kích cỡ, sự thành thục sinh dục, sự cắt mắt, sự tổn thương

hoặc mất phần phụ, là những nhân tố bên trong ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh
trưởng và lột xác (Bergstrøm, 2000, Harvey and Morrier, 2003).
Jones, Yule và Holland (1997) cho biết trong tự nhiên, nhu cầu dinh dưỡng của
ấu trùng được đáp ứng thỏa mãn bởi thức ăn rất đa dạng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu
chế độ cho ăn của giai đoạn ấu trùng sống phù du là rất khó khăn do chất lượng thức
ăn, kích thước thức ăn không phù hợp cỡ miệng, sự phân tán của dòng chảy, chế độ
ương nuôi không giống tự nhiên. Vì vậy, để đạt kết quả cao phải thay đổi chế độ cho
ăn phù hợp trong ương nuôi (Tziouveli and Smith, 2011).
Đối với tôm trưởng thành thì chu kỳ lột xác 14 ngày/lần ở nhiệt độ 26 – 28 °C,
thường tôm mẹ lột xác khoảng 24 giờ sau khi nở ấu trùng (Zhang và ctv., 2007). Ta có
thể biết được tôm trưởng thành chuẩn bị lột xác thông qua biểu hiện của tôm, trước khi
lột xác, chúng dùng đôi chân bò thứ 3 rà soát khắp cơ thể, dùng chân lồng vào bên
trong lớp vỏ tách hẳn lớp vỏ cũ để chuẩn bị cho giai đoạn lột xác.
 Các giai đoạn phát triển của ấu trùng.
Ấu trùng mới nở là Zoea 1, chúng bơi lội bằng các phần phụ ngực, dò tìm và bắt
mồi liên tục.
Zoea 1: Chủy đầu ngắn, mắt không có cuống. Bụng có 5 đốt và một chạc đuôi.
Chạc đuôi hình tam giác.
Zoea 2: Chủy đầu ngắn, mắt có cuống, các đốt bụng giống giai đoạn zoea 1.
Chiều dài toàn thân (TL) trung bình 3,27 mm.
Zoea 3: Cuống mắt mảnh và dài hơn giai đoạn trước. Cuống đuôi chia làm 5
phần, telson hình đuôi cá, xuất hiện mầm chân đuôi với 2 nhánh ngoài của mầm chân
đuôi lớn có màu cam, 2 nhánh trong của mầm chân đuôi. Có 2 cặp chân ngực. Chiều
dài toàn thân (TL) trung bình 3,5mm.
Zoea 4: TL 4mm. Đôi anten A1 phân làm 2 nhánh, khi trưởng thành sẽ phát triển
thành 2 cặp râu A1. 2 nhánh trong của mầm chân đuôi kéo dài ra, phần telson vẫn có
hình đuôi cá. Xuất hiện cặp chân dài hướng về phía trước, điểm cuối của chân có màu
và có dạng hình mái chèo.
8



Zoea 5: TL 4,2mm. Có 3 cặp chân ngực, anten A1 bằng 1/3 TL, telson gần
vuông góc với nhánh đuôi ngoài.
Zoea 6: TL 4,4mm. Có 4 cặp chân ngực, telson hơi giống hình trứng và ngắn hơn
nhánh đuôi trong, anten A1 gần bằng ½ TL.
Zoea 7:Có 5 cặp chân ngực,xuất hiện mầm nhánh trong của râu A2 (nhánh trong
của anten A2 sau tạo thành 2 đôi râu kéo dài về phía sau).
Zoea 8: Nhánh trong của râu A2 kéo dài, có những lông cứng ở đỉnh, chiều dài
bằng khoảng ¼ chiều dài của vẩy râu.
Zoea 9: Nhánh trong của râu A2 dài bằng ½ chiều dài vẩy râu.
Zoea 10: Nhánh trong của râu A2 dài đến điểm phân nhánh của râu A1, đầu râu có những
điểm màu trắng, xuất hiện mầm chân bụng nhưng chỉ ở cặp chân bụng số ba và số bốn.
Zoea 11: Nhánh trong của râu A2 dài hơn vẩy râu và điểm phân nhánh của đôi
râu A1, xuất hiện mầm 5 đôi chân bụng. Mầm chân bụng ở cặp số ba và bốn phát triển
hơn các cặp khác.
Zoea 12: Mầm chân bụng có 1 đốt.
Zoea 13: Chân bụng phát triển, có 2 đốt, đốt thứ 2 chia làm hai nhánh, nhánh
ngoài có hình mái chèo, có khoảng 15 gai cứng, nhánh trong dài khoảng ½ nhánh ngoài.
Zoea 14: Các đôi chân bụng đầy đủ chức năng và được bao phủ bởi các lông
cứng xung quanh.

Hình 1.2.a Giai đoạn Zoea 1

Hình 1.2.b Giai đoạn Zoea 2

9


Hình 1.2.c Giai đoạn Zoea 3


Hình 1.2.d Giai đoạn Zoea 4

Hình 1.2.e Giai đoạn Zoea 5

Hình 1.2.f Giai đoạn Zoea 6

Hình 1.2.g Giai đoạn Zoea 7

Hình 1.2.h Xuất hiện mầm nhánh trong
râu A2 - Zoea 7

Hình 1.2.i Giai đoạn Zoea 8 –

Hình 1.2.k Giai đoạn Zoea 9
10


Nhánh trong râu A2 phát tiển

Hình 1.2.l Giai đoạn Zoea 10

Hình 1.2.m Xuất hiện mầm chân bụng –
Zoea 10

Hình 1.2.n Giai đoạn Zoea 11
- mầm chân bụng có 1 đốt

Hình 1.2.p Giai đoạn Zoea 13

Hình 1.2.o Giai đoạn Zoea 12

- mầm chân bụng có 2 đốt

Hình 1.2.q Chân bụng có hình dạng mái
chèo – Zoea 13

Hình 1.2.r - s Giai đoạn Z oea 14 - Chân bụng hoàn thiện
Hình 1.2. Hình ảnh các giai đoạn phát triển của ấu trùng (Luis, 2003).
11


Bảng 1.2 Thời gian phát triển ấu trùng của một số loài tôm cảnh biển
(Lin và ctv. 2002)
Họ

Giống

Loài

Thời gian phát triển của
ấu trùng (ngày)

Hymenoceridea Hymenocera

Hymenocerapicta

28-56

Hippolytidae

Lysmata amboinensis


58-140

Lysmatadebelius

63-158

Lysmata wurdemanni

22-110

Lysmata

Lysmata sedicudata
Stenopodidea

Stenopus

Stenopus hispidus
Stenopus scutellatus

27
120-210
43-77

1.2.6. Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm bác sĩ trưởng thành là loài ăn thịt, các loại ký sinh trùng, các mô bị hoại tử
trên vết thương ở các loài cá ở rạn san hô mà chúng hợp tác. Chính vì thế mà chúng
được gọi là “tôm làm sạch” hay “tôm bác sĩ”. Ở các hang và mỏm đá nơi mà chúng
sinh sống, chúng gợn sóng các anten của mình để thu hút các loài cá ở rạn đến để được

“vệ sinh”. Và nơi đó được gọi là trạm làm sạch. Tôm bác sĩ có thể chui vào miệng và
mang của cá và không bị ăn thịt khi chúng đang làm vệ sinh. Ngoài ra chúng còn được
biết đến như là loài ăn thịt, chúng có thể ăn các động vật chân đốt, động vật không
xương sống khác (Calado, 2008).
Tôm bố mẹ trong điều kiện nuôi thành thục thường được cho ăn: ấu trùng
Artemia, Artemia trưởng thành làm giàu hoặc không làm giàu, mực, hến, trai vv…
(Fiedle, 1889). Một số nghiên cứu ở một số loài tôm bố mẹ thuộc giống Stenopus đã
chứng minh rằng khi cho ăn hai hoặc nhiều thành phần thức ăn tươi tốt hơn chế độ cho
ăn một thành phần duy nhất. Tôm bố mẹ thuộc giống Stenopus cho ăn Artemia trưởng
thành làm giàu hoặc Artemia trưởng thành đông lạnh sản xuất được nhiều trứng hơn so
với những con được cho ăn nghêu đông lạnh. Chế độ ăn cung cấp cho tôm bố mẹ trong
nuôi thành thục có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của phôi và ấu trùng (Lin và
ctv., 2002). Khi kết hợp cho ăn nhiều loại thức ăn thì con mẹ sẽ cho chất lượng trứng
12


và ấu trùng tốt hơn cho ăn một loại đơn thuần, một bổ sung quan trọng đã được dùng
phổ biến là để kích thích những loài trong bộ Decapoda thành thục tốt trong điều kiện
nuôi nhốt là cho ăn mực (Coman và ctv., 2007; Calado 2008).
Khác với ấu trùng nauplius mới nở của nhiều loài giáp xác khác, ấu trùng mới
nở của tôm thuộc phân bộ Caridea được gọi là ấu trùng zoea. Khả năng dinh dưỡng
bằng noãn hoàng dự trữ một thời gian ngắn sau khi nở không phải là hiếm gặp ở ấu
trùng thuộc phân bộ Caridea (Anger, 2001;Gimenez and Anger, 2001; Calcagno và
ctv., 2003; Anger and Schubart, 2005; Calado và ctv., 2007b). Tuy nhiên, khả năng
này chủ yếu tập trung vào một số loài sống ở những môi trường có nguồn thức ăn kém
phong phú như vùng biển sâu, nước ngọt và vùng vĩ độ cao (Anger, 1995;Anger, 2001;
Angervà ctv., 2004; Thatje và ctv., 2005). Với những loài có khả năng dinh dưỡng
bằng noãn hoàng dự trữ, như trường hợp của L. boggessi và L. seticaudata, có thể lột
xác chuyển giai sang giai đoạn zoea II mà không cần sử dụng thức ăn ngoài (Fossa and
Nielsen, 2000; Calado và ctv., 2007b). Ấu trùng zoea mới nở của tôm thuộc phân bộ

Caridea có các đôi phần phụ của phần đầu ngực phát triển giúp chúng có khả năng di
chuyển tích cực và bắt mồi chủ động (Scholtz, 2000; Bauer, 2004; Calado và ctv.,
2007b) tạo nên sự khác biệt về tập tính dinh dưỡng của chúng so với các nhóm tôm
khác như tôm he.
Ấu trùng tôm thuộc phân bộ Caridea nói chung là những động vật ăn thịt (Vay
và ctv., 2001). Tuy nhiên, như đã được ghi nhận cho những ấu trùng giáp xác mười
chân khác, sinh trưởng và tỷ lệ sống của chúng có thể phụ thuộc vào các thành phần
thức ăn khác ngoài động vật mồi như thực vật phù du, nguyên sinh động vật và mùn
bã hữu cơ, ít nhất là giai đoạn đầu của ấu trùng zoea (Sulkin and McKeen, 1999;
Harvey and Morrier, 2003; Schwamborn và ctv., 2006). Ấu trùng zoea của tôm he có
tập tính ăn lọc và vi tảo là nguồn thức ăn quan trọng trong giai đoạn này (Prestonvà
ctv., 1992; Louis và ctv., 1997; Saishovà ctv., 1997;Piñavà ctv., 2006). Tuy nhiên, khả
năng này của ấu trùng tôm thuộc phân bộ Caridea là rất hạn chế, ngoại trừ một số ít
trường hợp như L. debelius, mặc dù vậy, khả năng này cũng chỉ giới hạn trong khoảng
vài giờ sau khi nở và cũng không thể giúp chúng chuyển sang giai đoạn sau được
(Zhang và ctv., 1998c; Simões và ctv., 2002; Wittenrich, 2002).
13


×