Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá hiệu quả khai thác nghề lưới kéo công suất từ 90CV trở lên, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN QUANG TUYỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỀ LƯỚI KÉO
CÔNG SUẤT TỪ 90CV TRỞ LÊN TẠI
TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ

KHÁNH HÒA - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN QUANG TUYỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỀ LƯỚI KÉO
CÔNG SUẤT TỪ 90CV TRỞ LÊN TẠI
TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Ngành:

Kỹ thuật khai thác Thủy sản

Mã số:


60620304

Quyết định giao đề tài:

793/QĐ-ĐHNT ngày 19/8/2014

Quyết định thành lập HĐ:

1035/QĐ-ĐHNT ngày 5/11/2015
07/12/2015

Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HOÀNG VĂN TÍNH
Chủ tịch hội đồng:
TS. NGUYỄN ĐỨC SĨ
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài ”Đánh giá hiệu quả khai thác nghề
lưới kéo công suất từ 90cv trở lên tại tỉnh Thái Bình” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới
thời điểm này.
Thái Bình, ngày

tháng


năm 2015

Tác giả luận văn

Trần Quang Tuyền

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban Giám
hiệu Trường Đại học Nha Trang, Khoa sau đại học, Viện khoa học và công nghệ khai
thác Thủy sản và các phòng, ban của Trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn
thành đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến: Tiến sĩ Hoàng Văn Tính - Viện khoa học và
công nghệ khai thác Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang, đã trực tiếp hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến
Tiến sĩ Hoàng Hoa Hồng, Tiến sĩ Trần Đức Phú, Tiến sĩ Nguyễn Đức Sĩ, Tiễn sĩ
Phan Trọng Huyến và các thầy giáo, cô giáo giảng dạy lớp cao học Khai thác Thủy
sản khóa 2013 đã tận tình giảng dạy tôi hoàn thành khóa học, nâng cao nhận thức
chuyên môn để hoàn thành luận văn này;
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thái Bình, Viện Nghiên
cứu Hải sản Hải Phòng, Cục thống kê Thái Bình, các phòng Nông nghiệp và PTNT các
huyện Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương, UBND 23 xã ven biển Thái Bình, gia đình
và các bạn đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan đã tạo điều kiện, bố trí thời gian cho tôi
đi học, đi thu thập số liệu và cung cấp số liệu cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Bình, ngày


tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Trần Quang Tuyền

iv


MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU ............................................................................................ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................... x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.......................................................................................... xi
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................... 3
1.1. Tổng quan nghề khai thác thủy sản tỉnh Thái Bình ............................................ 3
1.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, địa hình và khí hậu .............................................. 3
1.1.2. Lao động khai thác hải sản.......................................................................... 4
1.1.3. Ngư trường và nguồn lợi............................................................................. 5
1.1.4. Thực trạng nghề khai thác thủy sản tỉnh Thái Bình ..................................... 6
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 10
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.............................................................. 10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 12
1.2.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................. 14
1.3. Kết luận........................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................. 16

2.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 16
2.2.1. Phương pháp tiếp cận................................................................................ 16
2.2.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp .......................................................... 17
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 17
2.3. Tính hiệu quả khai thác ................................................................................... 17
2.3.1. Tính sản lượng khai thác (tính trong thời gian thực hiện đề tài):................ 17
2.3.2. Hiệu quả nghề: ......................................................................................... 18
2.3.3. Hiệu quả kinh tế:....................................................................................... 19
2.4. Tác động của nghề đối với nguồn lợi:.............................................................. 20
2.5. Một số giải pháp.............................................................................................. 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 21
3.1. Thực trạng đội tàu lưới kéo đôi công suất từ 90cv trở lên tỉnh Thái Bình......... 21
v


3.1.1. Vỏ tàu ....................................................................................................... 21
3.1.2. Máy tàu..................................................................................................... 23
3.1.3. Máy điện hàng hải và thông tin liên lạc.................................................... 25
3.1.4. Trang bị an toàn và phòng nạn .................................................................. 27
3.1.5. Trang thiết bị khai thác ............................................................................. 28
3.1.6. Ngư cụ ...................................................................................................... 29
3.1.7. Vùng khai thác của đội tàu........................................................................ 31
3.1.8. Hình thức tổ chức sản xuất........................................................................ 32
3.1.9. Lực lượng lao động................................................................................... 32
3.2. Hiệu quả khai thác nghề lưới kéo đôi công suất từ 90cv trở lên tỉnh Thái Bình 33
3.2.1. Sản lượng khai thác: ................................................................................. 33
3.2.2. Hiệu quả nghề. .......................................................................................... 34
3.2.3. Hiệu quả kinh tế........................................................................................ 35
3.3. Tác động của nghề đối với nguồn lợi hải sản ................................................... 42

3.3.1. Thành phần loài cá khai thác..................................................................... 42
3.3.2. Tỷ lệ cá non bị đánh bắt ............................................................................ 43
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề lưới kéo xa bờ tỉnh Thái Bình
theo hướng bền vững.............................................................................................. 44
3.4.1. Căn cứ pháp lý.......................................................................................... 44
3.4.2. Giải pháp .................................................................................................. 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 46
1. Kết luận.............................................................................................................. 46
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 47
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC KÝ HIỆU
CV:

Mã lực

Ne :

Công suất tàu

Km:

Kilomets

% :


Phần trăm

2a :

Kích thước mắt lưới

F4:

Khu vực khai thác tọa độ 190-200, 1060-1070

F3:

Khu vực khai thác tọa độ 200-210, 1060-1070

F2:

Khu vực khai thác tọa độ 210-220, 1070-1080

G3:

Khu vực khai thác tọa độ 200-210, 1070-1080

Fe:

Sắt

PE:

Polyethylene


PP:

Polypropylen

PVC: Polyvinylchloride
D:

Denier

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



: Nghị định

CP

: Chính phủ

UBND

: Ủy ban nhân dân

ĐVT

: Đơn vị tính


HC

: Hậu cần

FAO

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

LN

: Lợi nhuận

CP

: Chi phí

DT

: Doanh thu

TL

: Tỷ lệ

L

: Chiều dài tàu

H


: Chiều cao tàu

B

: Chiều rộng tàu

TN

: Thực nghiệm

KT

: Khai thác

CP bđTB

: Chi phí biến đổi trung bình

TB

: Trung Bình

CPcđ

: Chi phí cố định

SLKT

: Sản lượng khai thác


viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Lao động khai thác hải sản giai đoạn 2009-2013 ........................................ 4
Bảng 1.2: Bình quân biên chế lao động của các nghề ................................................. 4
Bảng: 1.3: Năng lực tàu thuyền khai thác hải sản giai đoạn (2009- 2013) ................... 6
Bảng 1.4: Cơ cấu đội tàu theo địa phương năm 2013.................................................. 6
Bảng 1.5: Cơ cấu đội tàu theo nghề giai đoạn 2009-2013 ........................................... 7
Bảng 1.6: Cơ cấu nghề khai thác theo nhóm công suất năm 2013 ............................. 7
Bảng 1.7: Cơ cấu đội tàu nghề lưới kéo đôi theo công suất và địa phương .................. 8
Bảng 2.1: Phân bố mẫu điều tra ................................................................................ 17
Bảng 3.1: Vật liệu chế tạo vỏ tàu theo địa phương .................................................... 21
Bảng 3.2: Kích thước vỏ tàu theo nhóm công suất .................................................... 21
Bảng 3.3. Trang bị máy chính trên tàu theo dải công suất ......................................... 23
Bảng 3.4: Trang bị máy điện hàng hải và thông tin liên lạc ...................................... 26
Bảng 3.5: Trang bị an toàn và phòng nạn.................................................................. 27
Bảng 3.6: Thống kê trang bị máy tời ........................................................................ 28
Bảng 3.7: Kích thước mắt lưới phần đụt lưới ............................................................ 29
Bảng 3.8: Thông số kỹ thuật của hệ thống dây .......................................................... 30
Bảng 3.9: Khu vực khai thác của các nhóm tàu ........................................................ 31
Bảng 3.10: Sản lượng khai thác trung bình 1 chuyến biển/2 ngày của cặp tàu .......... 33
Bảng 3.11: Sản lượng khai thác trung bình của 1 cặp tàu .......................................... 33
Bảng 3.12: Hiệu quả nghề theo nhóm công suất ....................................................... 34
Bảng 3.13: Vốn đầu tư ban đầu TB của 1 cặp tàu ..................................................... 35
Bảng 3.14: Doanh thu trung bình 1 chuyến biển/1cặp tàu ......................................... 36
Bảng 3.15: Doanh thu trung bình 1 cặp tàu ............................................................... 36
Bảng 3.16. Chi phí cố định trung bình của 1 cặp tàu ................................................. 37
Bảng 3.17: Chi phí biến đổi trung bình 1 chuyến biển 2 ngày .................................. 38
Bảng 3.18: Chi phí biến đổi trung bình của 1 cặp tàu ................................................ 38

Bảng 3.19: Lợi nhuận trung bình 1 chuyến biển của 1 cặp tàu .................................. 39
Bảng 3.20:Lợi nhuận trung bình của 1 cặp tàu .......................................................... 39
Bảng 3.21: Tỷ lệ lợi nhuận với vốn đầu tư ................................................................ 40
Bảng 3.22: Thu nhập của người lao động ................................................................. 41
Bảng 3.23: Tỷ lệ % bắt gặp các đối tượng trong mẻ lưới ......................................... 43
Bảng 3.24: Thống kê mực nang, cá mòi nhỏ bị khai thác .......................................... 44

ix


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Khu vực khai thác theo Nghị định 33 [2]. .................................................... 5
Hình 1.2: Tổng sản lượng và sản lượng khai thác bình quân của 1 tàu ........................ 9
Hình 1.3: Tổng sản lượng và sản lượng khai thác bình quân của 1 cv. ........................ 9
Hình 3.1: Cặp tàu lưới kéo đôi có công suất 400cv .................................................. 22
Hình 3.2: Cặp tàu lưới kéo đôi có công suất 250cv ................................................... 22
Hình 3.3: Tàu vỏ Xi măng cốt thép có công suất 105cv ............................................ 23
Hình 3.4: Máy tàu lưới kéo đôi hiệu Hino có công suất 360cv .................................. 24
Hình 3.5: Máy tàu lưới kéo đôi hiệu Cummins có công suất 400cv ........................... 24
Hình 3.6: Máy tàu lưới kéo đôi hiệu Yanmarcó công suất 250cv .............................. 25
Hình 3.7: Máy Định vị và dò cá đượclắp trên tàu lưới kéo đôi có công suất 360cv ... 25
Hình 3.8: Đàm thoại tầm gần Galaxy và đàm thoại tầm dài VX-1700 ....................... 27
Hình 3.9: Máy tời ..................................................................................................... 28
Hình 3.10: Cẩu chữ A trên tàu lưới kéo đôi .............................................................. 29
Hình 3.11: Lắp ráp áo lưới ........................................................................................ 30
Hình 3.12: Khu vực khai thác của tàu lưới kéo đôi tỉnh Thái Bình ............................ 31
Hình 3.13: Các đối tượng khai thác chính trong các mẻ lưới ..................................... 43

x



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Lưới kéo là nghề chủ lực của ngư dân Thái Bình. Trong những năm qua nghề
lưới kéo xa bờ đã góp phần thay đổi cơ bản phương thức khai thác của ngư dân, góp
phần thúc đẩy nghề cá phát triển, tăng tỷ trọng sản lượng, sản phẩm khai thác, tăng
năng suất, tạo thêm việc làm và tăng mức sống cho cộng đồng cư dân ven biển. Tuy
nhiên sự phát triển ồ ạt trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản.
Ngành Thủy sản tỉnh Thái Bình đang muốn đánh giá lại hiệu quả của nghề khai thác
trong đó có nghề lưới kéo nhằm sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác của tỉnh theo hướng
phát triển bền vững, bảo vệ nguồn lợi và các hệ sinh thái biển, nhất là nguồn lợi và hệ
sinh thái vùng biển ven bờ. Từ những phân tích trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh
giá hiệu quả khai thác nghề lưới kéo công suất từ 90cv trở lên tại tỉnh Thái Bình”
với mục tiêu đánh giá được hiệu quả khai thác của nghề lưới kéo công suất từ 90cv trở
lên làm cơ sở đưa ra giải pháp quản lý nghề lưới kéo xa bờ tỉnh Thái Bình.
Để có cơ sở và sát với thực tế, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra thực tế
từ các số liệu thứ cấp điều tra tại các sở, ban, ngành, địa phương quản lý nghề cá; các
công trình nghiên cứu có liên quan, số liệu sơ cấp được điều tra bằng cách phỏng vấn
trực tiếp ngư dân và khảo sát đo đạc trực tiếp tại các bến cá và trên tàu khai thác hải
sản. Từ những số liệu trên chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích, xử lý số liệu
để nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho các nhà quản lý nghề cá.
Kết quả phân tích số liệu của 156 tàu làm nghề lưới kéo đôi có công suất từ 90cv trở
lên khảo sát tại tỉnh Thái Bình cho thấy nghề khai thác bằng lưới kéo đôi có công suất từ
90cv trở lên cho doanh thu khá cao, trung bình 407,588 triệu đồng/cặp tàu/tháng, lợi nhuận
trung bình 28,95 triệu đồng/cặp tàu/tháng và có xu hướng tăng theo chiều tăng công suất
máy, mang lại thu nhập cao cho người lao động với mức lương trung bình hàng tháng từ 3,6
– 4,7 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh kết quả đạt được về kinh tế thì nghề lưới kéo ảnh
hưởng rất lớn đến nguồn lợi hải sản ven bờ, trong đó 87% số tàu hoạt động ở vùng nước ven
bờ; 92% đến 94% sản phẩm khai thác là các loài cá tạp, cá nhỏ và cá non; tỷ lệ cá non bị
đánh bắt vượt mức cho phép từ 46% đến 48%.

Do đó vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tăng cường công tác quản lý nghề lưới kéo
đôi xa bờ tỉnh Thái Bình nhằm phát triển nghề một cách bền vững, bảo vệ hệ sinh thái ven
biển, góp phần làm tăng sản phẩm thủy sản trong tổng sản phẩm xã hội.
Từ khóa: Nghề lưới kéo đôi Thái Bình
xi


MỞ ĐẦU
Thái Bình là tỉnh ven biển Vịnh Bắc bộ có bờ biển dài hơn 52km, có 5 cửa sông
lớn gồm: Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mai Diêm, sông Trà Lý, sông Lân, nhiều
bãi bồi, bãi ngang, rừng ngập mặn là nơi tập trung, sinh trưởng và phát triển của các
loài thủy sản nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển [15], trong đó có nghề
khai thác thủy sản.
Ngành thuỷ sản Thái Bình trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng
kể và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Sự phát triển của
ngành thủy sản Thái Bình dựa vào 2 lĩnh vực chính là khai thác hải sản và nuôi trồng
thuỷ sản. Giai đoạn từ năm 2008 đến 2013; Sản lượng, giá trị khai thác và nuôi trồng
thủy sản tăng trưởng hàng năm từ 8-10%/năm [15].
Khai thác hải sản là nghề truyền thống và lâu đời của ngư dân Thái Bình, có vai trò
quan trọng của nghề cá tỉnh Thái Bình. Ngành Khai thác hải sản đã tạo ra việc làm và
thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo
của tỉnh và bảo vệ an ninh chủ quyền trên vùng biển của Tổ quốc.
Thực hiện Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 của Thủ
tướng Chính phủ [3], UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều chính sách quan trọng
để phát triển nghề khai thác hải sản của tỉnh như: Đề án phát triển các phương tiện
đánh bắt xa bờ gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường biển giai
đoạn 2013-2015 [22], quy định chính sách hỗ trợ ngư dân đóng mới, cải hoán tàu khai
thác hải sản và tàu dịch vụ hậu cần nghề cá [23]. Đến nay, năng lực khai thác hải sản
xa bờ tỉnh Thái Bình được cải thiện đáng kể. Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản
chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng phương tiện khai thác xa bờ, giảm phương tiện

khai thác gần bờ.
Nghề khai thác hải sản của tỉnh có khoảng 1.171 tàu (năm 2014), tổng công suất
78.893cv (bình quân 67,4cv/tàu), sản lượng hải sản khai thác được là 54.156 tấn (năm
2014). Nghề lưới kéo chiếm 17,9% số tàu cá của tỉnh (210 tàu, trong đó đội tàu công
suất ≥ 90cv chiếm tỷ lệ 76,7%), nhưng chiếm 70% sản lượng hải sản khai thác được
của toàn tỉnh (năm 2014) [6].
Nghề lưới kéo xa bờ đã góp phần thay đổi cơ bản phương thức khai thác của ngư
dân Thái Bình, góp phần thúc đẩy nghề cá phát triển, tăng tỷ trọng sản lượng, sản

1


phẩm khai thác, tăng năng suất, tạo thêm việc làm và tăng mức sống cho cộng đồng cư
dân ven biển.
Ngành Thủy sản tỉnh Thái Bình đang muốn đánh giá lại hiệu quả của nghề khai
thác trong đó có nghề lưới kéo nhằm sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác của tỉnh theo
hướng phát triển bền vững, bảo vệ nguồn lợi và các hệ sinh thái biển, nhất là nguồn lợi
và hệ sinh thái vùng biển ven bờ [8].
Từ những phân tích trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả khai thác
nghề lưới kéo công suất từ 90cv trở lên tại tỉnh Thái Bình”
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá được hiệu quả khai thác của nghề lưới kéo công
suất từ 90cv trở lên làm cơ sở đưa ra giải pháp quản lý nghề lưới kéo xa bờ tỉnh Thái
Bình.
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả khai thác đội tàu nghề lưới kéo đôi công suất từ
90cv trở lên của tỉnh Thái Bình.
Phạm vi nghiên cứu: Các tàu khai thác hải sản bằng nghề lưới kéo có công suất từ
90cv trở lên của tỉnh Thái Bình tại vùng biển vịnh Bắc Bộ
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Đề tài thực hiện thành công là cơ sở khoa học và tài liệu tham
khảo cho các cơ quan, cá nhân nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nghề lưới kéo xa

bờ tỉnh Thái Bình
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Là cơ sở để đánh giá hiệu quả khai thác nghề lưới kéo
xa bờ tỉnh Thái Bình, nhằm phục vụ cho công tác quản lý nghề, xây dựng những chính
sách, quản lý cho phù hợp với sự phát triển của nghề cá tỉnh Thái Bình, nhằm phát
triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghề khai thác thủy sản tỉnh Thái Bình
1.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, địa hình và khí hậu
Tỉnh Thái Bình nằm ở phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, diện tích
tự nhiên 1.546 km². Thái Bình được bao bọc bởi ba dòng sông lớn: Phía Nam là sông
Hồng, giáp hai tỉnh Hà Nam và Nam Định; Phía Tây là sông Luộc, giáp hai tỉnh Hưng
Yên và Hải Dương; Phía Bắc là sông Hóa, giáp Thành phố Hải Phòng; Phía đông là
biển cả mênh mông với trên 52 km bờ biển trong vịnh Bắc Bộ. Cùng với ba con sông
lớn bao quanh, được thông nguồn với gần 70 km sông lớn nhỏ, tỉnh Thái Bình như một
hòn đảo nổi và là một vùng đất phì nhiêu được phù sa hệ thống sông Hồng và sông
Thái Bình bồi đắp, đến nay diện tích đất nông nghiệp chiếm 59,5% trong 157,079 ha
diện tích đất tự nhiên [24].
Thái Bình có cảng biển quốc gia Diêm Điền, tàu 400 – 1000 tấn ra vào được, cùng
hệ thống sông ngòi gắn với quốc lộ 10, 39A, 218 và các trục đường chính trong tỉnh
tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ tương đối thuận tiện cho giao lưu phát triển
kinh tế, văn hoá trong vùng đồng bằng sông Hồng, cả nước, các tỉnh phía Nam của
Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á [24].
Thái Bình cũng gần các trung tâm kinh tế lớn trong vùng tam giác tăng trưởng kinh
tế Hải Phòng - Quảng Ninh – Hà Nội, đó là thị trường lớn về lao động, sản phẩm,
lương thực, thực phẩm và hợp tác phát triển. Đồng thời, Thái Bình còn có nguồn khí

đốt, nước khoáng có trữ lượng lớn, khả năng khai hoang lấn biển mở rộng diện tích ở
hai huyện Tiền Hải và Thái Thuỵ là những tiềm năng lớn trong nuôi trồng và khai thác
thủy sản [24].
Địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%, cao trình biến thiên từ 12m so với mực nước biển, nhiều vùng có xu hướng lấn ra biển, đây là thế mạnh của
Thái Bình để phát triển kinh tế Thủy sản [24].
Khí hậu Thái Bình thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nắng nóng, mưa
nhiều và thường có bão kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, khô hanh từ tháng
11 năm trước đến tháng 4 năm sau [24].

3


Chế độ thủy triều: Chế độ nhật triều khá thuần nhất, biên độ dao động tối đa 3,03,5m, trung bình 1,7-1,9m và tối thiểu 0,3-0,5m. Mực nước triều lớn nhất nhiều năm
có thể đạt 4,0m và thấp nhất khoảng 0,08m [15].
1.1.2. Lao động khai thác hải sản
Lao động khai thác hải sản của tỉnh giai đoạn 2009 – 2013, được thể hiện ở
bảng (1.1) [7].
Bảng 1.1: Lao động khai thác hải sản giai đoạn 2009-2013
Năm

2009

2010

2011

2012

2013


Số lao động (người)

12.689

12.589

12.689

12.771

12.648

(Nguồn: Cục thống kê Thái Bình)

Từ bảng trên ta thấy: Giai đoạn từ 2009 – 2013, lao động khai thác hải sản
không có sự biến động nhiều. Lao động khai thác hải sản năm 2013 là 12.648 người,
trong đó số lao động trên tàu thuyền khai thác xa bờ là 1.179 người (chiếm tỷ lệ 9,3%)
[6]. Điều này thể hiện nghề khai thác tỉnh Thái Bình chủ yếu hoạt động ở vùng biển
ven bờ và vùng lộng.
Bình quân biên chế lao động trên một tàu khác nhau giữa các nghề và quy mô
nghề. Điều này thể hiện qua bảng (1.2) [5].
Bảng 1.2: Bình quân biên chế lao động của các nghề
TT

Nghề

ĐVT

Số lượng


Người/cặp tàu

10 - 12

1

Nghề lưới kéo đôi xa bờ

2

Nghề lưới rê xa bờ

Người /tàu

4-5

3

Nghề lưới kéo ven bờ

Người/tàu

3-4

4

Nghề lưới rê ven bờ

Người/tàu


2

5

Khai thác nhuyễn thể

Người/tàu

2

6

Dịch vụ hậu cần nghề cá

Người/tàu

6-8

Ghi chú

Khai thác tôm

(Nguồn: Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Thái Bình)

Từ bảng (1.2) cho thấy: Tùy theo nghề và quy mô nghề mà số lượng lao động
được bố trí trên tàu nhiều hay ít, số lượng lao động trên tàu xa bờ nhiều hơn 2 lần số
lao động trên tàu ven bờ và số lao động trên các tàu lưới kéo luôn nhiều hơn số lao
động trên các tàu lưới rê.
Trong những năm gần đây tình trạng thiếu hụt lao động của nghề khai thác thủy
sản tỉnh Thái Bình đang bị báo động, do nhiều lao động lành nghề chuyển sang ngành

4


vận tải biển và nghề nuôi ngao cho thu nhập cao. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân tác động đến vấn đề quy hoạch lại nghề khai thác của nghề cá tỉnh Thái Bình
trong thời gian tới [6].
1.1.3. Ngư trường và nguồn lợi
Ngư trường chính của nghề khai thác Thái Bình là vùng biển vịnh Bắc Bộ. Tùy
thuộc vào mùa vụ và thời gian khai thác trong năm mà ngư trường khai thác có thể
dịch chuyển lên phía Bắc hoặc xuống phía Nam, từ tháng 4 đến tháng 9 (vụ cá Nam)
thì ngư trường chính của đội tàu khai thác hải sản Thái Bình từ vùng biển Thái Bình
xuống phía Nam, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau (vụ cá Bắc) thì ngư trường hoạt
động chính từ vùng biển Thái Bình trở lên phía Bắc.

Hình 1.1: Khu vực khai thác theo Nghị định 33 [2].
Vùng biển ven bờ Thái Bình có chiều dài hơn 52 km với diện tích gần 1.500
km2, với nhiều bãi bồi, bãi ngang, rừng gập mặn, cửa sông là nơi sinh trưởng, phát
triển của các loài hải sản nên đây là khu vực rất thuận lợi cho nghề khai thác ven bờ
hoạt động[2].
Vùng biển hoạt động chính của tàu khai thác xa bờ tỉnh Thái Bình là khu vực
vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, diện tích trên
126.000 km2, là khu vực có nguồn lợi đa dạng và phong phú [14]. Kết quả ước tính trữ
lượng và khả năng khai thác nguồn lợi hải sản vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ
chuyến biển tháng 10/2007 trên tàu Beiyui 60010 của Trung Quốc với tổng trữ lượng
ước tính cho toàn vùng nghiên cứu khoảng 114.655,11 tấn và khả năng khai thác
khoảng 57.327,55 tấn. Trong đó, trữ lượng ước tính cho dải độ sâu 30 – 50m là
11.914,27 tấn, chiếm 10,39% tổng trữ lượng của toàn vùng, ở dải độ sâu 50 – 100m là
102.740,84 tấn chiếm 89,61% [14].

5



1.1.4. Thực trạng nghề khai thác thủy sản tỉnh Thái Bình
1.1.4.1. Thực trạng về đội tàu
- Năng lực tàu thuyền:
Biến động về đội tàu khai thác hải sản giai đoạn từ năm 2009 - 2013 được thể
hiện bảng (1.3) [5].
Bảng: 1.3: Năng lực tàu thuyền khai thác hải sản giai đoạn (2009- 2013)
TT

Nội dung

ĐVT

2009

2010

2011

2012

2013
1.202

1

Tổng số tàu

Tàu


1.443 1.448 1.471 1.479

2

Tổng công suất (Ne)

CV

53.555 56.811 60.482 64.109 75.619

3

Ne bình quân trên 1 tàu

4

CV/Tàu

37,1

39,2

41,1

43,3

62,9

Nhóm tàu Ne<20cv


Tàu

696

694

686

686

486

5

Nhóm tàu 20cv≤Ne <90cv

Tàu

609

601

614

619

535

6


Nhóm tàu Ne>90cv
Tàu
138
153
171
174
181
Bảng (1.3) cho thấy: Sự chuyển biến tích cực của nghề khai thác hải sản tỉnh

Thái Bình là tăng nhanh số lượng tàu công suất lớn khai thác xa bờ và giảm dần số
lượng tàu công suất nhỏ hoạt động ven bờ. Bình quân công suất của một tàu năm 2013
tăng 69,5% so với năm 2009.
- Cơ cấu đội tàu theo địa phương:
Cơ cấu đội tàu theo địa phương được thể hiện ở bảng (1.4) [5].
Bảng 1.4: Cơ cấu đội tàu theo địa phương năm 2013
Huyện

Huyện

Huyện Kiến

Toàn

Thái Thụy

Tiền Hải

Xương


tỉnh

Chiếc

54

334

98

486

20 – 30cv

Chiếc

186

162

32

380

3

30 – 90 cv

Chiếc


72

83

0

155

4

90 – 150 cv

Chiếc

33

11

0

44

5

150 – 250 cv

Chiếc

24


1

0

25

6

250 – 400 cv

Chiếc

70

4

0

74

7

>= 400 cv

Chiếc

34

4


0

38

Chiếc

473

559

130

1.202

TT

Dải công suất

ĐVT

1

<20 cv

2

Tổng

(Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Thái Bình)


6


Từ bảng (1.4) cho thấy: Cơ cấu tàu thuyền giữa các địa phương không đồng
đều, kể cả về số lượng và công suất máy. Huyện có số lượng tàu nhiều nhất là Tiền Hải
nhưng lại đa số là tàu thuyền có công suất nhỏ, số phương tiện có công suất trên 90cv
là 20 chiếc chỉ bằng 12% huyện Thái Thụy. Huyện Kiến Xương là huyện không có
biển nhưng có tới 130 tàu thuyền khai thác hải sản, đây chủ yếu là các phương tiện nhỏ
khai thác vùng ven bờ.
1.1.4.2. Cơ cấu đội tàu theo nghề
Nghề khai thác tỉnh Thái Bình có 4 họ nghề chính: lưới kéo, lưới rê, lưới vây,
nghề khác. Cơ cấu đội tàu theo nghề được thể hiện ở bảng (1.5) [5].
Bảng 1.5: Cơ cấu đội tàu theo nghề giai đoạn 2009-2013
Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tàu

%

Tàu

%


Tàu

%

Tàu

%

Tàu

%

1 Lưới kéo

327

22,7

330

22,8

348

23,7

350

23,7


206

17,2

2 Lưới rê

982

68

982

67,8

987

67,1

993

67,1

822

68,4

3 Lưới vây

26


1,8

26

1,8

24

1,6

24

1,6

16

1,3

4 Nghề khác

108

7,5

110

7,6

112


7,6

112

7,6

158

13,1

Tổng

1.443

100

1.448

100

1.471

100

1.479

100

1.202


100

TT

Nghề

(Nguồn: Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thái Bình)

Bảng 1.6: Cơ cấu nghề khai thác theo nhóm công suất năm 2013
TT

<20
1

2
3

4

5

Nghề lưới kéo
Lưới kéo đôi
Lưới kéo đơn
Nghề lưới rê
Lưới rê tầng mặt
Lưới rê tầng đáy
Nghề lưới vây
Vây ngày

Nghề khác
Khai thác nhuyễn
thể
Tàu Dịch vụ HC
nghề cá
Tổng

Tỷ
Tổng
trọng
số
250-400 >400
(%)
206
70
38
174 17,14
32
821
786 68,38
35
16
1,33
16
158

NHÓM CÔNG SUẤT

NHÓM NGHỀ


486

20-50

50-90

90-250

18
32

48

29

7

300

16
130

486

130

5

5


14

4

451

84

69

74

(Nguồn: Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Thái Bình)

7

13,14

28
38

1.202

100


Bảng (1.5) và (1.6) cho thấy: Giai đoạn 2009 – 2013, tàu thuyền nghề lưới rê
chiếm tỷ lệ nhiều nhất, nhưng chủ yếu tàu công suất nhỏ hoạt động ở vùng biển ven bờ
(chiếm 77% tàu lưới rê).
Tàu thuyền nghề lưới kéo tuy có tỷ lệ từ 17,2% - 23,7%, nhưng chủ yếu tàu

công suất lớn, được phép hoạt động ở vùng biển xa bờ (chiếm 86% tàu xa bờ). Đây
cũng là vấn đề cần được quan tâm cho định hướng phát triển nghề khai thác hải sản
của tỉnh. Việc phát triển đội tàu lưới kéo công suất lớn để hoạt động ở vùng biển khơi,
vùng đánh cá chung của Vịnh Bắc Bộ là vấn đề được quan tâm.
1.1.4.3. Thực trạng đội tàu lưới kéo đôi có công suất từ 90cv trở lên
Theo bảng (1.6), số lượng tàu lưới kéo có công suất từ 90cv trở lên có 156 chiếc
và nghề chính là lưới kéo đôi, những tàu này thuộc huyện Thái Thụy và Tiền Hải, tập
trung chủ yếu ở các xã Thụy Xuân, Thụy Hải, Thị trấn Diêm Điền, Thái Thượng, Thái
Đô huyện Thái Thụy và xã Nam Thịnh huyện Tiền Hải. Để thuận lợi cho đánh giá và
so sánh, ta phân chia số lượng tàu đã được khảo sát theo 3 nhóm công suất:
90cv ÷< 250cv, 250cv ÷< 400cv, >= 400cv
Số lượng tàu của mỗi địa phương được thể hiện trong bảng (1.7) [5].
Bảng 1.7: Cơ cấu đội tàu nghề lưới kéo đôi theo công suất và địa phương
STT

Số lượng tàu theo nhóm công suất (chiếc)

Địa phương

90cv ÷ < 250cv 250cv ÷ < 400cv

Tổng số

>= 400cv

(chiếc)

1

Xã Thụy Xuân


24

18

8

50

2

Xã Thụy Hải

0

0

3

3

3

TT Diêm Điền

24

43

16


83

4

Xã Thái Thượng

0

1

1

2

5

Xã Thái Đô

0

4

6

10

6

Xã Nam Thịnh


0

4

4

8

48

70

38

156

Tổng số (chiếc)

(Nguồn: Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Thái Bình)

1.1.4.4. Sản lượng, năng suất khai thác hải sản
- Sản lượng và năng suất khai thác hải sản từ năm 2009 đến năm 2013 được thể
hiện ở hình (1.2) và (1.3) [7].

8


Hình 1.2: Tổng sản lượng và sản lượng khai thác bình quân của 1 tàu


Hình 1.3: Tổng sản lượng và sản lượng khai thác bình quân của 1 cv.
Từ hình (1.2), (1.3) ta thấy:
- Sản lượng khai thác hải sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009 - 2013 tăng trưởng
liên tục, năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt
7,79%.
- Sản lượng khai thác trên 1 đơn vị công suất không biến động nhiều qua các
năm và có xu hướng giảm nhẹ. Trong khi đó sản lượng trên 1 đơn vị tàu thuyền thì lại
tăng rất mạnh đặc biệt là năm 2013, với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 20099


2013 đạt 17,28%. Điều này chứng tỏ ngành khai thác thủy sản tỉnh Thái Bình trong
những năm qua có bước phát triển đột phá, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh
tế của tỉnh.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
FAO và nhiều nước trên thế giới đánh giá hiệu quả khai thác của nghề cá thông
qua các chỉ số như tổng sản lượng cá khai thác hàng năm, sản lượng trên công suất
máy tàu, sản lượng trên trên một đơn vị tàu, sản lượng trên một lao động, sản lượng
trên một đơn vị ngư cụ.
FAO đã tiến hành cuộc khảo sát thông tin liên quan đến hoạt động khai thác
thủy sản nghề lưới vây của 15 quốc gia thuộc châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Phi
từ năm 1995-1997 [30]. Kết quả cho thấy ở một số nước như Pê Ru, Triều Tiên,
Malaixia ... có lãi ròng dương, ngược lại ở một số nước khác như Trung Quốc, Ấn
Độ... có lãi ròng âm. Lý do của hiệu quả kinh tế thấp là do sự khai thác quá mức về
nguồn lợi làm cho sản lượng ngày càng giảm, ngược lại chi phí đầu tư, chi phí bảo
dưỡng cao. Các công trình nghiên cứu tập trung vào việc tìm ra mối quan hệ giữa hiệu
quả kinh tế và các yếu tố kỹ thuật [32].
Ở Hawai, nhóm nghiên cứu Marcia Hamilton và Steve Huffiman [33] đã có
nghiên cứu sâu về doanh thu và chi phí hoạt động khai thác của nghề cá nổi quy mô
nhỏ của 4 nhóm ngư dân khác nhau (nhóm đánh cá toàn thời gian, bán thời gian, làm

tiêu khiển và nhóm đánh cá chỉ vì mục đích bù đắp chi phí chuyến biển). Kết quả chỉ
ra rằng nhóm đánh cá toàn thời gian có doanh thu và chi phí cố định cao nhất; ngược
lại nhóm đánh cá chỉ vì mục đích bù đắp chi phí chuyến biển có doanh thu và chi phí
cố định thấp nhất. Chi phí biến đổi của các nhóm là khá giống nhau, chi dao động nhẹ
do yếu tố di chuyển ngư trường khai thác. Sự khác nhau về chi phí biến đổi là chi phí
nhiên liệu, nước đá, mồi câu.
Kết quả nghiên cứu về hoạt động kinh tế và tài chính nghề cá biển tại 15 quốc
gia trên thế giới của các tác giả U. Tietze và J.Prado. J.M.Le Ry. R.Lasch [34] cho
thấy, trong tổng số 108 tàu khai thác có đến 105 tàu (chiếm 97%) tàu có dòng tiền luân
chuyển dương và bù đắp được chi phí bỏ ra. Nếu trừ chi phí khấu hao và lãi suất, thì có
92 tàu (trong số 108 tàu) có lợi nhuận ròng. Chỉ có các tàu lưới kéo tôm, cá tầng đáy là
có dòng tiền luân chuyển âm. Những tàu này trước đây có dòng tiền luân chuyển
10


dương, nhưng một thời gian sau đó có lợi nhuận âm thường rơi vào những tàu có tuổi
thọ cao.
Từ năm 1998 đến 2010, để tăng giá trị và hiệu quả khai thác EU đã có các biện
pháp kiên quyết hiện đại hoá hạm đội tàu cá của cả khối đồng thời kiên quyết loại bỏ
tàu cũ, tàu nhỏ, quản lý chặt chẽ việc đóng tàu mới, việc đăng kiểm tàu và cấp giấy
phép hành nghề. Vì thế mà các nước thành viên EU đã hạ thuỷ nhiều tàu cá khổng lồ
mà trước đó chưa từng có. Nhiều tàu lưới kéo tôm, lưới kéo cá tuyết công suất tới
6.000-7.000 KW, mỗi tàu kéo 2, 3 chiếc lưới khổng lồ. Sản lượng mẻ lưới đạt tới 300 tấn.
Vấn đề này đang làm đau đầu các giới chức quản lý nghề cá của EU, Mỹ, Trung Quốc,
Nhật Bản và nhiều nước khác đang tích cực hiện đại hoá hạm tàu cá của mình [11].
Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Mỹ thực hiện kế hoạch giảm từ từ sản
lượng khai thác bằng việc cắt bỏ các loại tàu cũ, không đủ tiêu chuẩn của đăng kiểm,
giúp đỡ vốn cho ngư dân đóng các loại tàu hiện đại theo các tiêu chuẩn quy định và
chú trọng tới việc đóng các tàu phục vụ cho các nghề khai thác ít mang tính huỷ diệt
nguồn lợi. Hệ thống thanh tra, kiểm tra tàu cá nói riêng và khai thác nói chung của Mỹ

hoạt động có hiệu quả cao, không còn tàu cá nước ngoài vào khai thác trộm, loại bỏ
được các vi phạm của các chủ tàu về các quy định trong đăng kiểm, trong hành nghề.
Kết quả là gần một thập kỷ qua, sản lượng khai thác hải sản của Mỹ luôn ổn định và có
xu hướng đi xuống từ từ, mặc dù tiềm năng nguồn lợi hải sản của Mỹ được đánh giá là
khá lớn (khả năng khai thác tối đa tới 6-7 triệu tấn/năm, nhưng sản lượng thực tế chỉ từ
4,5 đến 5 triệu tấn/năm) [11].
Năm 1988, Trung Quốc nhận ra nguồn lợi của họ có vấn đề lớn, sản lượng đánh
bắt tuy rất lớn, nhưng chất lượng sản lượng thấp, hiệu quả khai thác thấp, sản lượng cá
kinh tế chiếm tỷ lệ thấp trong tổng sản lượng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khai thác
không cao. Như vây, Trung Quốc đã đánh giá hiệu quả khai thác không những dựa vào
sản lượng cá khai thác được mà còn dựa vào giá trị kinh tế và giá trị tiêu thụ của sản
phẩm đó. Từ nhìn nhận đó, TQ đã có chính hiện đại hoá hạm tàu cá, loại bỏ hoàn toàn
các tàu nhỏ, cũ, nát, hành nghề ven bờ và mang tính tàn phá nguồn lợi. Đồng thời
khuyến khích đóng tàu cá mới hoạt động xa bờ, xây dựng hạm tàu viễn dương, mở
rộng liên doanh khai thác với nước ngoài để đưa hạm tàu đi khai thác ở biển nước
ngoài; phạt rất nặng đối với các chủ tàu cá vi phạm các quy định chặt chẽ về đăng
kiểm, về hành vi vi phạm khác [11].
11


1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam có lãnh thổ kéo dài trên 10 vĩ độ, ở vùng nhiệt đới gió mùa, bên bờ
biển Đông. Diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta khoảng 1.000.000 km2
với trên 3.000 đảo lớn nhỏ phân bố tập trung ở ven bờ tây bắc vịnh Bắc Bộ (Quảng
Ninh-Hải Phòng) và ở hai quần đảo ngoài khơi là Trường Sa và Hoàng Sa. Nhiều đảo
có thể xây dựng thành các trung tâm kinh tế biển - đảo và dịch vụ hậu cần cho các hoạt
động đánh cá biển xa. Cùng với dải bờ biển kéo dài trên 3.260 km (không kể bờ các
đảo) đã tạo ra cho đất nước ta tính đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, về các hệ sinh
thái và nguồn lợi thuỷ sinh vật biển [11].
Đến nay, vùng biển Việt Nam đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư

trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học (ĐDSH)
biển khác nhau, trong đó ba vùng biển: Móng Cái-Đồ Sơn, Hải Vân-Đại Lãnh và Đại
Lãnh-Vũng Tàu có mức ĐDSH cao hơn các vùng còn lại. Theo kết quả nghiên cứu,
điều tra đánh giá nguồn lợi biển Việt Nam có hơn 2.030 loài cá, trong đó 130 loài có
giá trị kinh tế, 1.600 loài giáp xác; 2.500 loài sò, trai,...và rất nhiều rong, chim biển.
Tiềm năng nguồn lợi cá biển được ước tính (năm 2002) hơn 3 triệu tấn và sản lượng
khai thác bền vững ở vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 50m được ước tính khoảng 600.000
tấn/năm, nhưng sản lượng khai thác thực tế ở vùng này ước khoảng 1,1 triệu tấn/năm. Sản
lượng khai thác cho phép ở vùng khơi (có độ sâu lớn hơn 50m) theo ước tính khoảng
1.100.000 tấn, nhưng thực tế sản lượng khai thác ở vùng này mới đạt 600.000 tấn/năm.
Như vậy nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đã bị khai thác quá mức và nguồn lợi vùng biển xa bờ
một số loài còn chưa được khai thác đến mức cho phép [11].
Nhiều chương trình, đề tài khoa học đã được thực hiện nhằm đánh giá trữ lượng,
công nghệ khai thác, hiệu quả sản xuất và nghiên cứu thiết kế cải tiến kỹ thuật nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên các vùng biển như:
- Đề tài: "Đánh giá hiện trạng công nghệ khai thác xa bờ ở những vùng trọng
điểm” đã được Viện Nghiên cứu Hải sản tiến hành vào năm 1997. Đề tài đã điều tra
khảo sát để đánh giá hiện trạng công nghệ khai thác của các nghề khai thác xa bờ về
tàu thuyền, máy tàu, cấu tạo ngư cụ, kỹ thuật khai thác và phân tích hiệu quả kinh tế
của 4 loại nghề khai thác xa bờ chính là: nghề lưới kéo, nghề lưới rê, nghề lưới vây,
nghề câu [25].

12


- Năm 1998, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện đề tài: “Xác định các nghề có
năng suất cao, thích hợp với cỡ loại tàu khai thác hải sản xa bờ”. Đề tài đã điều tra tại các
tỉnh, tại các bến cá trọng điểm cũng như trên các tàu đang sản xuất để thu thập các số liệu
về tàu thuyền, ngư cụ và hiệu quả kinh tế của nhiều con tàu tham gia khai thác hải sản với
4 loại nghề chủ yếu là: lưới kéo, lưới vây, lưới rê và nghề câu. Bằng phương pháp tính

toán so sánh, đề tài đã xác định được các mẫu lưới phù hợp với điều kiện tự nhiên của
từng vùng biển, tương ứng với từng nghề: lưới kéo, lưới vây, lưới rê và nghề câu [26].
- Năm 2001, tác giả Nguyễn Văn Kháng đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thiết kế
mẫu lưới kéo đôi đạt hiệu quả kinh tế và có tính chọn lọc cho cỡ tàu 300 cv ở vùng
biển Vịnh Bắc Bộ”. Đề tài đã đưa ra 3 mẫu lưới có Lgiềng phao = 57,60 m; Lgiềng chì = 61,00
m; 2acánh = 1700 mm; 2ađụt = 40 mm; Chiều dài toàn bộ lưới: 100,24 m và đến nay ngư
dân vẫn đang sử dụng [10].
- TS. Hoàng Hoa Hồng và NNC (2001) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu cải tiến, thiết kế mẫu lưới kéo đôi cho tàu từ 90 cv trở lên của tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu”. Sau khi thử nghiệm trên biển, điều chỉnh, cải tiến kết cấu lưới và trang bị phụ ...
đã xác định được mẫu lưới có kết quả tốt hơn các mẫu lưới khác và hiện đang được
ngư dân đưa vào sản xuất. Các thông số kỹ thuật cơ bản của lưới: Lgiềng phao = 42,00 m;
Lgiềng chì = 50,00 m; 2acánh = 400 mm; 2ađụt = 40 mm; Chiều dài toàn bộ lưới: 85,36 m [17].
- Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện đề tài cấp Nhà nước (2002) “Nghiên cứu
thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển
nghề cá xa bờ Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã sơ bộ đánh giá được tình
hình về nguồn lợi của các vùng biển và lựa chọn được công nghệ khai thác phù hợp
với nghề cá xa bờ. Đề tài còn đánh giá hiệu quả đầu tư của các tàu đánh cá xa bờ, tình
hình sử dụng máy móc thiết bị của các tàu cá và tình hình cơ giới hóa của các nghề
khai thác hải sản [27].
- 2001-2003, tác giả Phan Trọng Huyến đã đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực
trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn lợi nghề lưới kéo
xa bờ khai thác tại biển Tây Nam Bộ”. Nội dung nghiên cứu bao gồm: Đánh giá thực
trạng nghề lưới kéo xa bờ khai thác tại biển Tây Nam Bộ. Đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Trong nội dung nghiên cứu, đề tài đã đi
sâu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới kéo xa bờ của tỉnh Kiên Giang và
Cà Mau [12].
13



- Năm 2004, tác giả Vũ Duyên Hải đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây
dựng các chỉ tiêu nghề lưới kéo đôi ở Vịnh Bắc Bộ”. Trong quá trình nghiên cứu tác giả
đã sử dụng các phương pháp, điều tra thứ cấp, điều tra sơ cấp, phương pháp thu thập số
liệu (theo mẫu, khảo sát đo đạc trực tiếp). Quá trình nghiên cứu đã thu thập các số liệu có
liên quan đến các hoạt động của nghề lưới kéo, phương pháp và kỹ thuật khai thác hải sản
bằng lưới kéo đôi để có cơ sở xác định các chỉ tiêu nghề lưới kéo đôi ở Vịnh Bắc Bộ [28].
- Năm 2006, tác giả Hoàng Văn Tính đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng
và một số giải pháp phát triển hợp lý nghề lưới kéo cá đáy xa bờ khai thác tại vùng
biển Đông Nam Bộ”. Trong nội dung nghiên cứu, đề tài đã đi sâu phân tích, đánh giá
hiệu quả kinh tế, hiệu quả nghề của nghề lưới kéo xa bờ tại các địa phương nghiên cứu,
sự xâm hại của nghề đối với nguồn lợi thông qua số liệu cá non bị khai thác và đưa ra
các giải pháp phát triển hợp lý đội tàu này [20].
1.2.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Kết quả nghiên cứu phần tổng quan cho thấy, đánh giá hiệu quả của nghề khai
thác thủy sản các tác giả đã đề cập đến các tiêu chí về sản lượng khai thác chung, sản
lượng khai thác theo đơn vị tàu, theo công suất máy chính, theo khối nước ngư cụ tác
dụng v.v., chất lượng sản phẩm khai thác, giá trị của sản phẩm, tác động của nghề khai
thác đối với nguồn lợi và môi trường, hiệu quả kinh tế qua các chỉ số doanh thu, lợi
nhuận.
Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp phục vụ quản lý và phát triển
nghề khai thác theo hướng bền vững, cải tiến công nghệ để nâng cao hiệu quả khai
thác phù hợp với đặc điểm của mỗi nghề, mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chúng tôi sẽ thừa kế một số kết quả để vận dụng vào luận văn của mình như sau:
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là dựa trên số liệu thực trạng của nghề lưới
kéo xa bờ tỉnh Thái Bình. Thông qua số liệu thực trạng để đánh giá hiệu quả kinh tế,
hiệu quả nghề và các tác động của nghề lưới kéo xa bờ đến nguồn lợi hải sản.
- Phương pháp thu thập số liệu của các tác giả đều dựa vào kết quả trực tiếp
khảo sát, điều tra trên tàu hoạt động sản xuất; phỏng vấn ngư dân, chủ tàu, thuyền
trưởng dựa vào phiếu câu hỏi.
- Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế đều dựa vào các chỉ số: Vốn đầu tư;

chi phí/đơn vị tàu; doanh thu/đơn vị tàu/năm; tỷ lệ lãi thuần/doanh thu; doanh thu/vốn
đầu tư; Lãi bình quân/tàu/năm; thời gian quay vòng vốn; Thu nhập bình quân của lao
14


×