1
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC
VÀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG DU LỊCH DU LỊCH
Chi phí thấp nhất, doanh thu và lợi nhận cao nhất, luôn chiếm ưu thế về cạnh tranh trên thị
trường mà một trong những mục tiêu mà các doanh nghiệp nói chung trong đó có doanh nghiệp du
lịch phấn đấu đạt tới. Để đạt được mục tiêu ở trên đề ra, các doanh nghiệp du lịch bên cạnh việc
nghiên cứu, áp dụng chiến lược kinh doanh phù hợp; sử dụng các biện pháp như nhân sự, tổ chức
quản lý, điều hành... cần đặc biệt chú trọng khai thác và sử dụng hiệu quả công nghệ. Đó được xem
là chìa khóa quyết định sự thành công và là một trong những biện pháp hàng đầu đối với kinh
doanh sản phẩm dịch vụ du lịch trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa ngày nay.
VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ DU LỊCH
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ nên công nghệ của nó cũng mang tính đặc thù riêng. Việc áp
dụng công nghệ trong du lịch thường phải tuân theo một quy trình, vận dụng và lĩnh hội các “kỹ năng,
kiến thức, thiết bị và phương pháp” trong quảng bá, “sản xuất”, kinh doanh sản phẩm dịch vụ du lịch
(khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, vui chơi giải trí ….). Lâu nay, nhiều người còn ngộ nhận về công nghệ
du lịch, đôi lúc còn đồng nhất trang thiết bị trong kinh doanh phục vụ khách du lịch với công nghệ. Thậm
chí có ý kiến cho rằng, muốn phát triển, thu hút khách và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch
chỉ cần đi mua sắm và đổi mới trang thiết bị. Đây là quan điểm sai lầm vì trang thiết bị (website doanh
nghiệp du lịch, trang thiết bị trong khách sạn, nhà hàng … ) chỉ là một bộ phận của công nghệ du lịch bên
cạnh các thành phần khác như yếu tố con người làm du lịch (H: human), thông tin trong du lịch và liên
quan tới du lịch (I: imformation), kỹ năng tổ chức quản lý trong du lịch (O: orgnization). Như vậy
muốn đổi mới, sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thì những người làm du lịch phải chú
trọng và đầu tư vào tất cả các yếu tố nói trên. Ví dụ như việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn
hóa Việt Nam đến với bè bạn thế giới để lôi cuốn sự chú ý và hành động (tới tham quan) thì phải cần đến
phương tiện truyền tải là công nghệ thông tin. Nhưng công nghệ thông du lịch (trang thiết bị) chỉ đóng vai
trò là công cụ, còn để các truyền tải đó hiệu quả chúng ta cần phải chú ý tới các yếu tố khác như con
người (có kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, học vấn); thông tin (lịch sử, văn hóa, đối tượng được truyền tải);
cách tổ chức, quản lý điều hành.
Phát huy và nâng cao vai trò khai thác và sử dụng công nghệ du lịch không chỉ giúp cho bản thân
ngành và nền kinh tế xã hội có những biến chuyển sâu sắc. Sau khi nước ta trở thành thành viên chính
thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp Du lịch cũng chịu nhiều sức ép về cạnh
tranh cũng như tìm “đối tác” xứng tầm với các doanh nghiệp ngoài nước. Để có chỗ đứng, các doanh
nghiệp Việt Nam luôn phải phải chú trọng và nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ và đó được xem là
một trong những giải pháp tối ưu trong tình hình hiện này. Công nghệ du lịch còn giúp Việt Nam biết về
thế giới và ngược lại thế giới biết về Việt Nam; giúp nước ta hòa nhập, đổi mới; chuyển dịch cơ cấu ngành
nghề từ nông nghiệp chuyển sang dịch vụ; là công cụ phát triển hài hòa cân đối kinh tế, thu hẹp khoảng
các giàu nghèo giữa các vùng, các địa phương trong nước được xem như là một “công cụ xóa đói giảm
nghèo” … Nhiều vùng sâu vùng xa với tiềm năng du lịch phong phú, đặc trưng, độc đáo nếu trước đây
chưa được mọi người biết và để ý tới nhờ thông qua công nghệ nói chung, công nghệ du lịch nói riêng có
thể “đổi đời” một cách nhanh chóng. Và một bộ phận lao động được giải quyết việc làm đồng thời giúp
người dân với công việc thuần nông có thêm việc làm thông qua xuất hiện hoạt động tham quan du lịch tại
địa phương mình.
Tìm hiểu được bản chất, vai trò của công nghệ du lịch nhằm tìm giải pháp, thực hiện chiến lược
phát triển, khai thác, sử dụng nó phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Có như vậy
tiềm năng du lịch của Việt Nam sẽ được khai thác hợp lý, đạt hiệu quả, góp phần thực hiện mục mục tiêu
“phát triển du lịch bền vững” mà chúng ta đang thực hiện.
1
2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ DU LỊCH
Thứ nhất, đối với các nhà làm quản lý trong lĩnh vực du lịch, các doanh nghiệp du lịch xác định
đổi mới và nâng cao hiểu quả sử dụng cộng nghệ là mục tiêu chiến lược. Trước tiên cần phải nhận thức rõ
vai trò, chức năng cũng như tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp của mình, cần
phải trả lời được các câu hỏi như: Chú trọng mục tiêu nào? Khâu kinh doanh nào cần giải pháp công
nghệ? Điểm nào hiện này đang thua các “đối thủ”? Vì sao lại thua? Khi đã xác định được mục tiêu và tầm
quan trọng, trả lời được các câu hỏi nêu trên thì doanh nghiệp có lựa chọn và điều chỉnh công nghệ du lịch
sao cho phù hợp. Giải pháp chiến lược đầu tư công nghệ du lịch chỉ thật sự hợp lý và hiệu quả khi đầu tư
đúng trọng tâm, đúng mục tiêu đề ra và trúng đối tượng.
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng hay các điểm du lịch “thuận buồm xuôi gió” không có nghĩa là
không cần quan tâm và kiểm tra các yếu tố của công nghệ (trang thiết bị, con người, thông tin, tổ chức
quản lí điều hành), ngược lại phải luôn kiểm tra để phát hiện những yếu tố chưa phù hợp nhằm duy trì sự
ổn định, “bền vững” và tiếp tục phát triển. Nếu tình hình kinh doanh gặp những trở ngại như nguồn khách
thấp, sản phẩm dịch vụ tiêu thụ chậm, doanh thu thấp thì không phải “vơ đũa cả nắm” điều chỉnh tất cả
các yếu tố của công nghệ du lịch một lúc mà phải cần xem xét yếu tố nào là nguyên nhân gây trở ngại
chính, phụ để khắc phục kịp thời. Có thể do trang thiết bị cũ kỹ không phù hợp, có thể do trình độ, kỹ
năng của nhân viên, cũng có thể do cách tổ chức quản lí kém …
Thứ hai, tìm hiểu bạn hàng, nơi cung cấp; tránh tình mua bán, trạng chuyển giao công nghệ du
lịch theo kiểu “mới mình, rác thải của bạn”. Một trong những đặc điểm cơ bản của sản phẩm dịch vụ du
lịch là tính sản xuất gắn liền với lưu thông. Thực tế đã được kiểm nghiệm qua các sản phẩm dịch vụ trong
nhà hàng, khách sạn. Khách du lịch, đối tượng tiêu dùng sản phẩm dịch vụ với mọi thành phần, lứa tuổi,
nghề nghiệp, quốc tịch nên trong quá trình phục vụ các khách sạn, nhà hàng lớn, nhân viên thường thực
hiện với công nghệ chuẩn quốc tế. Chính vì lẽ đó, việc xác định “đối tác” để chuyển giao công nghệ du
lịch là việc rất quan trọng. Chúng ta xem xét, tìm hiểu “đối tác” dựa trên nhiều yếu tố từ môi trường công
nghệ, năng lực sử dụng công nghệ, khả năng ứng dụng trong trong đơn vị mình, có phù hợp với bản sắc và
“tính cách” của nước mình hay không? Một trong những tiêu chí đáng lưu ý là công nghệ du lịch đó có
ảnh hưởng xấu tới môi trường hay không? Như vậy, khi xem xét và có quyết định chuyển giao đổi mới
công nghệ cần phải huy động tất cả các yếu tố trong thành phần của nó từ hiệu quả, vai trò của trang thiết
bị (T); kỹ năng , kỹ xảo, kiến thức vận dụng của con người (H); tư liệu, bảng mô tả kỹ thuật (I) và
phương pháp tổ chức quản lý, điều hành (O). Nếu thiếu một trong những yếu tố trên thì việc chọn lựa
công nghệ du lịch gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại và có khi bị “hớ”.
Lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng nhiều nên việc đổi mới công nghệ trong du
lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách và sự phát của ngành là một đòi hỏi khách quan. Nên chăng chúng
ta nên có sự tham khảo, tìm hiểu về công nghệ du lịch tại những nước có nền du lịch phát triển cao, là một
trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước đó. Và chúng ta cũng có thể tìm hiểu thêm về kinh nghiệm
công nghệ phát triển du lịch tại những quốc gia có lượng khách tới Việt Nam đông trong những năm gần
đây như Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản … để học học tập. Thiết nghĩ đó là cách tạo nên
môi trường công nghệ du lịch rộng để chúng ta có nhiều sự chọn lựa và đưa ra được những giải pháp công
nghệ du lịch tối ưu nhất.
Thứ ba, chú trọng bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý, lao động du lịch trong việc” thích ứng” và
ứng dụng công nghệ du lịch. Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam thật sự khởi sắc, thu được
nhiều thành tựu đáng tự hào. Để có những thành công đó chúng ta phải kể tới sự đóng góp không nhỏ của
hai dự án VIE (chính phủ Lucxembourg), dự án EU (Cộng đồng châu Âu – 2005) về đào tạo nguồn nhân
lực du lịch. Những người đã và đang làm du lịch, đội ngũ giáo viên, giáo viên, giảng viên và học sinh,
sinh viên các Trường trung học, cao đẳng nghề du lịch có cơ hội được học hỏi và tiếp xúc với nhiều cái
mới từ môi trường công nghệ dạy học tới công nghệ phục vụ trong khách sạn và kinh doanh lữ hành. Điều
2
3
này giúp cho đội ngũ lao động du lịch Việt Nam “thích ứng linh hoạt” với công việc tại các khách sạn lớn,
không còn bỡ ngỡ khi phục vụ khách. Tuy nhiên, đại bộ phận sinh viện các trường đại học với chuyên
ngành như Quản trị Du lịch, Quản trị khách sạn – nhà hàng, Quản trị lữ hành, những nhà quản lý du lịch
tương lai chưa có cơ hội tiếp thu các công nghệ trong du lịch. Có thể những sinh viên này rất giỏi về lí
thuyết tổ chức quản lý, điều hành kinh doanh trong du lịch nhưng đề cập tới những vấn đề liên quan tới
trang thiết bị của ngành lại bế tắc vì nguyên tắc muốn quản lý tốt trước tiên phải hiều và biết về đối tượng
mình quản lí.
Xác định rõ nhu cầu, mục tiêu, hiểu rõ bản chất cũng như cách thức vận dụng công nghệ du lịch
chính là một trong những chiến lược quan trọng nhằm phát triển ngành du lịch, giúp ngành du lịch Việt
Nam hòa nhập nhanh chóng vào xu hướng phát triển nền kinh tế thế giới, nhất là thời điểm hậu gia nhập
WTO. Nâng cao hiểu quả khai thác và sử dụng công nghệ trong du lịch, hơn lúc nào hết, là một nhu cầu
và đòi hỏi chính đáng và cần thiết.
Phạm Trọng Lê Nghĩa
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu
Địa chỉ liên hệ: Trường THNV Du lịch Vũng Tàu
459 Trương Công Định, TP. Vũng Tàu, tỉnh BRVT
ĐTLH: 064.3859964/0907.162421
3