Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90CV trở lên tại huyện kiến thụy, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.71 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM SỸ TẤN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGHỀ LƯỚI RÊ
TẦNG ĐÁY CỦA KHỐI TÀU CÓ CÔNG SUẤT
TỪ 90CV TRỞ LÊN TẠI HUYỆN KIẾN THỤY,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM SỸ TẤN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGHỀ LƯỚI RÊ
TẦNG ĐÁY CỦA KHỐI TÀU CÓ CÔNG SUẤT
TỪ 90CV TRỞ LÊN TẠI HUYỆN KIẾN THỤY,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:

Kỹ thuật Khai thác thủy sản

Mã số:



60620304

Quyết định giao đề tài:

794/QĐ-ĐHNT ngày 19/08/2014

Quyết định thành lập HĐ:

1035/QĐ-ĐHNT ngày 05/11/2015

Ngày bảo vệ:

Ngày 07/12/2015

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN ĐỨC PHÚ
ThS. NGUYỄN TRỌNG THẢO
Chủ tịch Hội đồng:
TS. HOÀNG VĂN TÍNH
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề
lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên tại huyện Kiến Thụy,
thành phố Hải Phòng” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được

công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.

Khánh Hòa, Ngày 10 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Sỹ Tấn

iii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Viện Khoa
học và Công nghệ khai thác Thủy sản, Khoa Sau đại học và các phòng ban của trường
Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là
sự hướng dẫn tận tình của TS. Trần Đức Phú và ThS. Nguyễn Trọng Thảo đã giúp tôi
hoàn thành tốt đề tài; tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc về sự giúp đỡ này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ giảng dạy lớp Cao học Công
nghệ Khai thác Thủy sản khóa 2013÷2015, đã tận tình giảng dạy tôi hoàn thành khóa
học, nâng cao về chuyên môn để hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cám ơn sự giúp đỡ quý báu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Hải Phòng, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành phố Hải Phòng,
UBND huyện Kiến Thụy, UBND các xã và cộng đồng dân cư làm nghề khai thác thủy
sản tại huyện Kiến Thụy đã cung cấp thông tin, tư liệu và giúp cho tôi tìm hiểu thực tế,
nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy, góp phần định hướng
hoạch định chính sách phát triển nghề lưới rê tầng đáy tại huyện Kiến Thụy, thành phố
Hải Phòng.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Khánh Hòa, ngày 10 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Sỹ Tấn

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC KÝ HIỆU............................................................................................viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................xii
DANH MỤC ĐỒ THỊ ..............................................................................................xiii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN........................................................................................xiv
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................3
1.1. Tổng quan nghề khai thác thủy sản thành phố Hải Phòng..................................3
1.1.1. Tàu thuyền nghề khai thác thủy sản thành phố Hải Phòng ..........................3
1.1.2. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản ..................................................................4
1.1.3. Sản lượng và năng suất khai thác................................................................5
1.1.4. Lao động khai thác thủy sản .......................................................................6
1.1.5. Công nghệ Khai thác thủy sản ....................................................................7
1.2. Tổng quan nghề khai thác thủy sản huyện Kiến Thụy .......................................8
1.2.1. Một số đặc điểm chính của huyện Kiến Thụy .............................................8

1.2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, địa hình và khí hậu.......................................8
1.2.1.2. Dân số và lao động ..............................................................................9
1.2.2. Vai trò và vị trí của ngành thủy sản huyện Kiến Thụy ..............................10
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................................11
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .............................................................11
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..............................................................13
1.3.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước..................................17
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................18
2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................18
2.1.1. Thực trạng ngư trường đánh bắt, đối tượng khai thác của nghề LRTĐ khối
tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng ........18

v


2.1.2. Thực trạng khai thác nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ
90cv trở lên tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng ....................................18
2.1.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất
từ 90cv trở lên tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng ................................18
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................19
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................19
2.2.1.1. Điều tra số liệu thứ cấp......................................................................19
2.2.1.2. Điều tra số liệu sơ cấp .......................................................................19
2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ....................................................19
2.2.2.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả khai thác ..........................................19
2.2.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế .............................................20
2.2.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội...............................................22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................23
3.1. Thực trạng ngư trường đánh bắt và đối tượng khai thác của nghề LRTĐ khối
tàu có công suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy...............................................23

3.1.1. Đặc điểm ngư trường đánh bắt của nghề LRTĐ khối tàu có công suất từ
90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy.........................................................................23
3.1.2. Đối tượng khai thác của nghề LRTĐ khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở
huyện Kiến Thụy ...............................................................................................24
3.2. Kết quả điều tra thực trạng nghề LRTĐ của khối tàu có công suất từ 90cv trở
lên tại huyện Kiến Thụy.........................................................................................26
3.2.1. Cơ cấu tàu thuyền theo địa phương...........................................................26
3.2.1.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản của huyện Kiến Thụy ..............26
3.2.1.2. Cơ cấu tàu thuyền nghề lưới rê của huyện Kiến Thụy........................27
3.2.1.3. Cơ cấu tàu thuyền nghề LRTĐ của khối tàu có công suất từ 90cv trở
lên của huyện Kiến Thụy................................................................................28
3.2.2. Năng lực của đội tàu lưới rê tầng đáy công suất từ 90 cv trở lên ...............29
3.2.3. Cơ cấu tàu thuyền theo chiều dài ..............................................................29
3.2.4. Thực trạng tàu thuyền và thiết bị ..............................................................30
3.2.4.1. Trang bị vỏ tàu ..................................................................................30
3.2.4.2. Máy chính .........................................................................................32
3.2.4.3. Máy phụ ............................................................................................33

vi


3.2.4.4. Thực trạng trang thiết bị phục vụ khai thác ........................................33
3.2.4.5. Trang thiết bị máy điện hàng hải........................................................34
3.2.4.6. Trang thiết bị an toàn và phòng nạn ...................................................36
3.2.5. Thực trạng cấu trúc ngư cụ – Kỹ thuật khai thác.......................................37
3.2.5.1. Thực trạng cấu trúc ngư cụ ................................................................37
3.2.5.2. Tổ chức kỹ thuật khai thác.................................................................39
3.2.6. Sự cố trong nghề lưới rê tầng đáy .............................................................41
3.2.7. Thực trạng tổ chức sản xuất......................................................................43
3.2.7.1. Hình thức tổ chức sản xuất ................................................................43

3.2.7.2. Lực lượng lao động ...........................................................................44
3.2.8. Hình thức bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch ...........................46
3.2.8.1. Hình thức bảo quản sản phẩm............................................................46
3.2.8.2. Tiêu thụ sản phẩm .............................................................................50
3.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề LRTĐ khối tàu có công suất từ 90cv trở lên.51
3.3.1. Đánh giá về hiệu quả khai thác .................................................................51
3.3.1.1. Thành phần sản phẩm khai thác .........................................................51
3.3.1.2. Kích cỡ một số đối tượng khai thác chính..........................................52
3.3.1.3. Năng suất khai thác ...........................................................................54
3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế .........................................................................55
3.3.2.1. Lợi nhuận trung bình của đội tàu lưới rê tầng đáy..............................55
3.3.2.2. Năng suất lao động của đội tàu lưới rê tầng đáy.................................56
3.3.2.3. Doanh lợi của đội tàu lưới rê tầng đáy ...............................................58
3.3.3. Đánh giá hiệu quả xã hội ..........................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................62
1. Kết luận .............................................................................................................62
2. Khuyến nghị ......................................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................65
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC KÝ HIỆU

a

: Kích thước cạnh mắt lưới (mm)

2a


: Kích thước mắt lưới (mm)

210D

: Chỉ số Dơnie của sợi

d

: Đường kính chỉ lưới (mm)

U

: Hệ số rút gọn

Ø

: Đường kính dây giềng (mm)

PA

: Polyamide

Pb

: Chì

PP

: Polypropylen


PA MONO

: Sợi cước đơn

S

: Dây có chiều xoắn phải

Z

: Dây có chiều xoắn trái

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CPUE

: Catch Per Unit of Effort (Năng suất khai thác trung bình)

CPcđ

: Chi phí cố định

CPbđ

: Chi phí biến đổi


CS

: Công suất

DT

: Doanh thu

DL1

: Doanh lợi 1

DL2

: Doanh lợi 2

DL3

: Doanh lợi 3

ĐTV

: Đơn vị tính

TN

: Thu nhập

KTTS


: Khai thác thủy sản

LN

: Lợi nhuận

LRTĐ

: Lưới rê tầng đáy

NLTS

: Nguồn lợi thủy sản

SL

: Sản lượng

SLKT

: Sản lượng khai thác

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông


TĐTBQ : Tốc độ tăng bình quân
FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)

ix


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thống kê số lượng tàu thuyền nghề cá Hải Phòng theo nhóm công suất.......3
Bảng 1.2. Diễn biến công suất tàu thuyền thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010÷2014...... 4
Bảng 1.3. Cơ cấu nghề KTTS thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010÷2014...................5
Bảng 1.4. Sản lượng khai thác thủy sản Hải Phòng giai đoạn 2010÷2014 ....................5
Bảng 1.5. Năng suất khai thác thủy sản Hải Phòng giai đoạn 2010÷2014.....................6
Bảng 1.6. Hiện trạng lao động KTTS thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010÷2014 .......7
Bảng 3.1. Ngư trường đánh bắt của nghề LRTĐ khối tàu có công suất từ 90 cv trở lên ..... 23
Bảng 3.2. Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản theo địa phương và nhóm công suất
huyện Kiến Thụy năm 2014 ...................................................................27
Bảng 3.3. Cơ cấu tàu thuyền nghề lưới rê theo địa phương và nhóm công suất huyện
Kiến Thụy năm 2014 ..............................................................................27
Bảng 3.4. Cơ cấu tàu thuyền nghề LRTĐ của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên
theo địa phương và nhóm công suất huyện Kiến Thụy năm 2014 ...........28
Bảng 3.5. Thống kê năng lực tàu LRTĐ của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên ở
huyện Kiến Thụy....................................................................................29
Bảng 3.6. Kích thước tàu LRTĐ của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên huyện Kiến
Thụy.......................................................................................................30
Bảng 3.7. Máy chính nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên
huyện Kiến Thụy (ĐVT: cái)..................................................................32

Bảng 3.8. Tình hình trang bị máy phụ trên tàu ...........................................................33
Bảng 3.9. Tình hình trang bị máy định vị trên tàu ......................................................34
Bảng 3.10. Tình hình trang bị máy đàm thoại tầm gần trên tàu ..................................35
Bảng 3.11. Tình hình trang bị máy đàm thoại tầm xa trên tàu ....................................35
Bảng 3.12. Tình hình trang bị máy radar hàng hải trên tàu .........................................35
Bảng 3.13. Tình hình trang bị an toàn và phòng nạn trên tàu......................................36
Bảng 3.14. Số lượng tấm lưới của đội tàu lưới rê tầng đáy ở huyện Kiến Thụy..........37
Bảng 3.15. Biên chế lao động nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv
trở lên ở huyện Kiến Thụy......................................................................44
Bảng 3.16. Trình độ học vấn và tuổi đời của thuyền viên trên tàu ..............................45
Bảng 3.17. Lao động trên tàu có chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ ...........................46

x


Bảng 3.18. Thành phần sản phẩm khai thác nghề LRTĐ huyện Kiến Thụy................51
Bảng 3.19. Năng suất khai thác phân theo nhóm công suất ........................................54
Bảng 3.20. Doanh thu, chi phí, thu nhập và lợi nhuận của đội tàu ..............................55
Bảng 3.21. Năng suất khai thác của đội tàu nghề lưới rê tầng đáy Kiến Thụy ............57
Bảng 3.22. Doanh lợi của đội tàu lưới rê tầng đáy......................................................58
Bảng 3.23. Hiệu quả xã hội nghề lưới rê tầng đáy huyện Kiến Thụy..........................60

xi


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Mực nang vân hổ .......................................................................................24
Hình 3.2. Mực nang vân trắng ...................................................................................25
Hình 3.3. Cá hồng đỏ.................................................................................................25

Hình 3.4. Cá lượng Nhật............................................................................................26
Hình 3.5. Cá mối vạch ...............................................................................................26
Hình 3.6. Đội tàu lưới rê tầng đáy huyện Kiến Thụy..................................................30
Hình 3.7. Bố trí nhân lực thả lưới ..............................................................................40
Hình 3.8. Bố trí nhân lực thu lưới ..............................................................................41
Hình 3.9. Sơ đồ quy trình bảo quản thủy sản trên tàu lưới rê tầng đáy .......................47

xii


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 3.1. Quan hệ kích thước vỏ tàu với công suất nghề LRTĐ của khối tàu có công
suất từ 90cv trở lên huyện Kiến Thụy.......................................................31
Đồ thị 3.2. Kích cỡ cá khai thác lưới rê 3 lớp tầng đáy...............................................52
Đồ thị 3.3. Kích cỡ cá khai thác lưới rê đơntầng đáy..................................................53
Đồ thị 3.4. Năng suất khai thác trung bình .................................................................54
Đồ thị 3.5. Doanh thu, chi phí, thu nhập và lợi nhuận của đội tàu ..............................55
Đồ thị 3.6. Năng suất lao động của đội tàu lưới rê tầng đáy .......................................57
Đồ thị 3.7. Doanh lợi của đội tàu lưới rê tầng đáy......................................................58

xiii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên luận văn: “Đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có
công suất từ 90cv trở lên tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng”.
1. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất
từ 90cv trở lên góp phần định hướng hoạch định chính sách phát triển nghề lưới rê

tầng đáy xa bờ tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu là qua điều tra thứ cấp và điều tra sơ cấp. Điều tra,
thu thập số liệu thứ cấp tại các cơ quan quản lý nghề cá của huyện Kiến Thụy và thành
phố Hải Phòng. Điều tra sơ cấp qua phỏng vấn trực tiếp các chủ tàu hoặc thuyền
trưởng tại bến cá hoặc tại gia đình và trên tàu sản xuất. Các phương pháp trên dùng để
đánh giá thực trạng ngư trường đánh bắt, đối tượng khai thác; thực trạng khai thác;
hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên tại
huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
3. Kết quả nghiên cứu chính, kết luận và khuyến nghị
Ngư trường khai thác của đội tàu nghề lưới rê tầng đáy công suất từ 90 cv trở lên
ở huyện Kiến Thụy khá rộng, với 6 ngư trường khai thác chính trên vùng biển Vịnh
Bắc Bộ. Vào mùa chính, sử dụng lưới rê 3 lớp đánh bắt từ tháng 8 đến tháng 2 năm
sau, đối tượng đánh bắt chính là mực nang và các loại cá đáy. Vào mùa phụ, sử dụng
lưới rê đơn đánh bắt từ tháng 3 đến tháng 7, đối tượng khai thác chính là cá hồng và
các loại cá đáy khác.
Chiều dài của vàng lưới rê đơn và vàng lưới rê 3 lớp có xu hướng tăng dần theo
nhóm công suất tàu. Vàng lưới rê đơn được ghép lại từ 150 ÷ 400 tấm lưới, đạt chiều
dài từ 7500 m ÷ 20000 m. Còn vàng lưới rê 3 lớp được ghép lại từ 150÷350 tấm lưới,
đạt chiều dài từ 7200m ÷ 16800m. Áo lưới lớp giữa của lưới rê 3 lớp tầng đáy có kích
thước mắt lưới 2a = 70 mm ÷ 75 mm; áo lưới lớp ngoài có kích thước mắt lưới 2a =
380 mm ÷ 420 mm. Áo lưới của lưới rê đơn tầng đáy có kích thước mắt lưới từ 52 ÷
56 mm. Lưới rê tầng đáy huyện Kiến Thụy đánh bắt một số loài có kích thước nhỏ hơn
so với quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
xiv


Năng suất khai thác trung bình của lưới rê 3 lớp tầng đáy ở huyện Kiến Thụy là
640,56 kg/ngày và có xu hướng giảm theo sự tăng công suất máy tàu. Năng suất khai
thác trung bình của lưới rê đơn tầng đáy ở huyện Kiến Thụy là 818,48 kg/ngày và có

xu hướng tăng theo sự tăng công suất máy tàu. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của từng
nhóm công suất tàu lưới rê tầng đáy có sự chênh lệch nhau không lớn. Khối tàu ≥
400cv có doanh thu, chi phí, lợi nhuận lớn hơn, tiếp đó là khối tàu từ 250÷<400cv và
sau cùng là khối tàu từ 90÷<250cv.
Năng suất lao động trung bình theo sản lượng khai thác của đội tàu lưới rê tầng
đáy ở huyện Kiến Thụy là 5,07 tấn/người/năm và có xu hướng tăng dần theo sự tăng
công suất máy tàu. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Vũ Duyên Hải năm
2008 về nghề lưới rê của khối tàu có công suất ≥90cv ở Hải Phòng (4,69
tấn/người/năm). Năng suất lao động trung bình theo giá trị sản phẩm của đội tàu lưới
rê tầng đáy ở huyện Kiến Thụy là 64,32 triệu đồng/người/năm. Năng suất này có xu
hướng tăng dần theo sự tăng công suất máy tàu. Giá trị này cao hơn so với nghiên cứu
của Vũ Duyên Hải năm 2008 về nghề lưới rê của khối tàu có công suất ≥90cv ở Hải
Phòng (60,52 triệu đồng/người/năm). Tuy nhiên, thấp hơn so với nghề lưới chụp và
nghề lưới kéo đôi của khối tàu có công suất ≥90cv ở Hải Phòng.
Nghề lưới rê tầng đáy đã tăng thêm việc làm ổn định cuộc sống người lao động.
Với 37 tàu thường xuyên bám biển đã thu hút được khoảng 388 thuyền viên đồng thời
giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động ăn theo. Đồng thời góp phần xóa
đói giảm nghèo cho người dân ở đây nhờ có thu nhập của thuyền viên cao.
Cần tổ chức tuyên truyền các quy định của Pháp luật về lĩnh vực thủy sản; kiểm
tra, kiểm soát ngăn chặn khai thác đối tượng có kích cỡ nhỏ hơn kích thước cho phép
khai thác.
Cần nghiên cứu xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất cho nghề lưới rê tầng đáy
nhằm tăng hiệu quả sản xuất và an toàn hơn khi hoạt động trên biển.
Tiếp tục nghiên cứu cải tiến ngư cụ, cải tiến kỹ thuật khai thác, công nghệ xử lý
và bảo quản nghề lưới rê tầng đáy. Nghiên cứu trang bị máy thu lưới, hệ thống tự động
hóa trong khai thác.
Từ khóa: Nghề lưới rê tầng đáy, Kiến Thụy, Thực trạng, Đánh giá.

xv



MỞ ĐẦU
Thành phố Hải Phòng có chiều dài bờ biển 125 km, có 15 quận, huyện (7 quận
và 8 huyện), trong đó có hai huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vỹ). Vùng biển thành
phố Hải Phòng có một vị trí quan trọng đối với miền Bắc Việt Nam nói riêng và cả
nước nói chung về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập Quốc tế cũng như quốc phòng
an ninh. Bình quân giai đoạn 2005-2012 ngành thủy sản thành phố Hải Phòng đóng
góp vào GDP chung toàn thành phố khoảng trên 2,3%/năm. Tuy chiếm tỷ trọng rất
nhỏ trong cơ cấu kinh tế của thành phố, nhưng hàng năm ngành thủy sản đã giải quyết
việc làm thêm cho khoảng gần 2.000 lao động/năm, góp phần không nhỏ vào quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo của thành phố
trong thời gian vừa qua.
Trong những năm qua, sản xuất thủy sản đạt được những thành tựu đáng ghi
nhận cả về sản lượng và giá trị. Năm 2012, tổng sản lượng thủy sản đạt trên 97,64
nghìn tấn tăng gấp 1,39 lần so với năm 2005, bình quân tăng 4,2%/năm. Về giá trị sản
xuất thủy sản năm 2012 đạt 1.180,5 tỷ đồng tăng gấp 1,7 lần so với năm 2005, bình
quân tăng 6,84%/năm. Sản phẩm thủy sản thành phố Hải Phòng đã có mặt ở một số
quốc gia và vùng lănh thổ trên thế giới, năm 2012 đạt trên 36,5 triệu USD, góp phần
quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh quốc phòng biển
đảo thành phố Hải Phòng trong thời gian qua.
Tổng số phương tiện tàu thuyền khai thác thủy sản toàn thành phố Hải Phòng tính
đến tháng 5 năm 2014 là 3380 chiếc, trong đó: loại < 20 CV là 2005 chiếc; loại từ 20 -<
50 CV là 607 chiếc; loại từ 50 -< 90 CV là 266 chiếc; loại 90 CV trở lên là 502 chiếc.
Số lượng tàu theo nghề: Nghề lưới kéo có 562 tàu, nghề lưới rê có 787 tàu, nghề lồng
bẫy có 640 tàu, nghề câu + chụp mực có 483 tàu, nghề khác có 777 tàu và nghề dịch
vụ có 131 tàu.
Đối với huyện Kiến Thụy có 252 tàu, trong đó loại < 20 CV là 60 chiếc; loại từ 20
-< 50 CV là 114 chiếc; loại từ 50 -< 90 CV là 22 chiếc; loại 90 CV trở lên là 56 chiếc.
Số lượng tàu nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên là 37 tàu,
nghề khác là 215 tàu.

Lưới rê ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng khá đa dạng về chủng loại.
Trong đó để khai thác xa bờ thì phải kể đến lưới rê tầng đáy. Lưới rê tầng đáy khai
1


thác xa bờ ở huyện Kiến Thụy là một trong những ngư cụ khai thác chủ lực, góp phần
không nhỏ trong cơ cấu sản lượng và giá trị sản phẩm khai thác của ngành thủy sản.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây hiệu quả khai thác của các tàu nghề lưới rê tầng
đáy ngày càng giảm sút do nhiều nguyên nhân như: nguồn lợi suy giảm; giá nguyên
nhiên liệu tăng cao; cạnh tranh ngư trường giữa các tàu, các nghề,...Trong khi đó các
tàu khai thác xa bờ đang gặp những khó khăn về trình độ khoa học công nghệ và hiểu
biết về ngư trường khai thác còn hạn chế, nên hiệu quả mang lại chưa cao. Vì vậy, cần
có nghiên cứu đánh giá về hiệu quả sản xuất của đội tàu lưới rê tầng đáy nhằm giúp
cho ngư dân, các nhà quản lý địa phương có được định hướng phát triển nghề trong
tương lai.
Xuất phát từ các vấn đề trên cần thiết phải thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả
sản xuất nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên tại huyện
Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng”. Kết quả của đề tài sẽ đưa ra được hiệu quả sản
xuất và xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề lưới rê tầng đáy có
công suất từ 90cv trở lên tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Đánh giá được hiệu quả sản xuất nghề lưới rê tầng
đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên góp phần định hướng hoạch định chính
sách phát triển nghề lưới rê tầng đáy xa bờ tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Hoạt động sản xuất của đội tàu nghề lưới rê tầng
đáy khối tàu có công suất từ 90cv trở lên tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đội tàu nghề lưới rê tầng đáy của khối tàu có công
suất từ 90cv trở lên ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Ý NGHĨA KHOA HỌC: Là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất nghề lưới rê
tầng đáy của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải
Phòng, tạo cơ sở khoa học cho công tác quản lý và hoạch định chính sách phát triển

nghề cá.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghề khai thác thủy sản thành phố Hải Phòng
1.1.1. Tàu thuyền nghề khai thác thủy sản thành phố Hải Phòng
Bảng 1.1. Thống kê số lượng tàu thuyền nghề cá Hải Phòng theo nhóm công suất

Tổng số tàu

Đơn Năm
vị
2010
Chiếc 3.973

Năm
2011
3.994

Năm
2012
4.006

Năm

2013
3.833

Năm TĐTBQ
2014 (%/năm)
3.375
-4,00

1

Loại < 20 CV

Chiếc 2.656

2.652

2.652

2.453

1.967

-7,23

2

Loại 20 - <50 CV

Chiếc


670

623

630

625

597

-2,84

3

Loại 50 - <90 CV

Chiếc

249

273

266

266

271

2,14


4

Loại 90 - <150 CV

Chiếc

277

280

271

269

265

-1,10

5

Loại 150 - <250 CV

Chiếc

84

121

134


140

156

16,74

6

Loại 250 - <400 CV

Chiếc

32

40

48

63

80

25,74

7

Loại ≥ 400 CV

Chiếc


5

5

5

17

39

67,12

Số tàu ≥ 90 CV

Chiếc

398

446

458

489

540

7,93

TT Nhóm công suất


(Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ NLTS thành phố Hải Phòng)

Từ bảng (1.1), nhận thấy:
Từ năm 2010 đến năm 2014, số lượng tàu thuyền khai thác có xu hướng tăng
giảm rõ ràng, từ 3.973 chiếc năm 2010 tăng lên đến 4.006 chiếc năm 2012 và sau đó
giảm xuống 3.375 chiếc năm 2014; bình quân giảm 4,00%/năm. Cơ cấu tàu thuyền
theo nhóm công suất có sự thay đổi, nhóm tàu công suất từ 90-<150cv giảm nhẹ, từ
277 chiếc năm 2010 giảm xuống 265 chiếc năm 2014; nhóm tàu công suất ≥150CV
tăng nhanh, đặc biệt là nhóm tàu ≥ 400 CV tăng rất nhanh với tốc độ 67,12%/năm.
Điều này thể hiện xu hướng phát triển lĩnh vực khai thác theo hướng xa bờ của thành
phố, phù hợp với chủ trương phát triển khai thác của Trung ương. Nhóm tàu <20 CV
có xu hướng giảm dần do nguồn lợi ven bờ đang bị suy giảm. Nhóm tàu 20-<50 CV
cũng có xu hướng giảm dần, từ 670 chiếc năm 2010 giảm xuống 597 chiếc năm 2014.

3


Bảng 1.2. Diễn biến công suất tàu thuyền thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2010÷2014
TT

1
2

Danh mục

Năm

Năm


Năm

Năm

Năm

TĐTBQ

2010

2011

2012

2013

2014

(%/năm)

Tổng công suất (cv)

107.190 102.750 120.041 122.430 130.306

5,00

Công suất xa bờ (cv)

45.600


48.837

56.000

71.890

82.740

16,06

61.590

53.913

64.041

50.540

47.566

-6,26

Công suất <90 cv và
tàu dịch vụ (cv)

3

CS bình quân/tàu (cv)

27,0


25,7

30,0

31,9

38,6

9,35

4

CS bình quân/tàu xa bờ (cv)

115

110

122

147

153

7,40

(Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ NLTS thành phố Hải Phòng)

Từ bảng (1.2), nhận thấy:

Tuy số lượng tàu thuyền giảm nhưng tổng công suất cũng tăng nhanh trong giai
đoạn 2010÷2014, tăng từ 107.190 CV năm 2010 lên đến 130.306 CV năm 2014. Công
suất bình quân trên một đơn vị tàu cá có xu hướng tăng từ 27,0 CV/chiếc năm 2010 lên
đến 38,6 CV/chiếc năm 2014; tổng công suất của đội tàu khai thác xa bờ tăng
16,06%/năm (tăng từ 45.600 CV năm 2010 lên đến 82.740 CV năm 2014), đồng thời
công suất bình quân trên một đơn vị tàu xa bờ tăng từ 115 CV/chiếc lên 153 CV/chiếc.
Công suất bình quân theo tàu thuyền và theo nhóm tàu xa bờ đều có xu hướng tăng
trong thời gian qua, trong khi số lượng tàu thuyền lại giảm. Điều đó cho thấy có sự
chưa hợp lý trong cơ cấu tàu thuyền của thành phố thời gian qua.
1.1.2. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản
Cơ cấu nghề khai thác của thành phố Hải Phòng phát triển đa dạng, với nhiều
loại nghề như lưới kéo, rê, nghề câu, chụp mực, lồng bẫy và các nghề khác. Cơ cấu
nghề khai thác thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014
được thể hiện ở bảng (1.3).

4


Bảng 1.3. Cơ cấu nghề KTTS thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010÷2014
TT

Họ nghề

Đơn

Năm

Năm

Năm


Năm

Năm

TĐTBQ

vị

2010

2011

2012

2013

2014

(%/năm)

1

Lưới kéo đơn

Chiếc

548

560


563

577

586

1,69

2

Lưới rê

Chiếc

876

884

883

874

789

-2,58

3

Nghề câu


Chiếc

181

181

181

181

182

0,14

4

Chụp mực

Chiếc

311

319

306

302

307


-0,32

5

Họ nghề khác

Chiếc

2.057

2.050

2.073

1.899

1511

-7,42

Tổng

Chiếc

3.973

3.994

4.006


3.833

3.375

-4,00

(Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ NLTS thành phố Hải Phòng)

Từ bảng (1.3), nhận thấy rằng:
- Từ năm 2010 đến năm 2014, họ nghề lưới kéo đơn có tốc độ tăng nhanh nhất
đạt 1,69%/năm. Tiếp theo là họ nghề câu tăng 0,14%/năm, đây là nghề khai thác có
tính chọn lọc, bảo vệ nguồn lợi, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên nhóm nghề
này chỉ chiếm 5,4% trong cơ cấu nghề khai thác thủy sản năm 2014.
- Họ nghề khác bao gồm các nghề như lồng bẫy, đáy xăm, dịch vụ...có số lượng
tàu giảm nhiều nhất, bình quân giảm 7,42%/năm. Các nghề có xu hướng giảm nhưng
đang dần ổn định về số lượng thời gian qua là nghề lưới rê và chụp mực.
- Về tỷ trọng trong cơ cấu nghề nghiệp năm 2014, họ nghề khác chiếm tỷ trọng
lớn nhất chiếm là 44,8% tổng số tàu thuyền toàn thành phố, tiếp đến là lưới rê chiếm
23,4%, lưới kéo đơn chiếm 17,4%, chụp mực chiếm 9,1% và nghề câu chiếm 5,4%.
1.1.3. Sản lượng và năng suất khai thác
Bảng 1.4. Sản lượng khai thác thủy sản Hải Phòng giai đoạn 2010÷2014
(ĐVT: Tấn)
Năm

Năm

Năm

Năm


Năm

TĐTBQ

2010

2011

2012

2013

2014

(%/năm)

Tổng sản lượng

45.044

46.323

47.853 48.812

52.389

3,85

1


SLKT nội địa

5.670

6.060

6.300

6.180

6.395

3,05

2

SLKT hải sản

39.374

40.263

41.553 42.632

45.994

3,96

2.1 SLKT xa bờ


20.130

23.000

26.000 28.860

31.240

11,61

2.2 SLKT theo đối tượng

39.374

40.263

41.553 42.632

45.994

3,96

TT

Danh mục

a

SLKT Cá


25.735

25.817

26.000 26.146

27.178

1,37

b

SLKT Tôm

2.023

2.200

2.500

2.749

3.128

11,51

c

SLKT hải sản khác


11.616

12.246

13.053 13.737

15.688

7,80

(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng)

5


Từ bảng (1.4), nhận thấy:
- Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, sản lượng khai thác thủy sản của thành
phố Hải Phòng liên tục tăng; năm 2010 đạt 45.044 tấn đến năm 2014 tăng lên đạt
52.389 tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 3.85%/năm.
- Sản lượng khai thác hải sản xa bờ năm 2010 khoảng 20.130 tấn, chiếm 51,13%
tổng sản lượng khai thác hải sản, đến năm 2014 đã tăng lên khoảng 31.240 tấn và
chiếm 67,92% tổng sản lượng khai thác hải sản.
- Trong cơ cấu sản lượng khai thác, sản phẩm cá các loại luôn chiếm tỷ trọng lớn,
chiếm 59,09% sản lượng khai thác hải sản; tôm chiếm 6,80%; hải sản khác chiếm
34,11% tổng sản lượng khai thác hải sản năm 2014. Sản lượng tôm có tốc độ tăng
nhanh nhất, tiếp đó các hải sản khác; trong đó mực và tôm là những đối tượng có giá
trị kinh tế cao. Sản lượng cá có tốc độ tăng bình quân chậm nhất và giá trị các đối
tượng khai thác không cao.
Bảng 1.5. Năng suất khai thác thủy sản Hải Phòng giai đoạn 2010÷2014

TT

Danh mục

Năm Năm Năm Năm Năm
2010 2011 2012 2013 2014
Tấn/chiếc 11,34 11,60 11,95 12,73 15,52
Đơn vị

TĐTBQ
(%/năm)
8,17

1

SL/tàu/năm

2

SL/công suất/năm

Tấn/cv

0,42

0,45

0,40

0,40


0,40

-1,10

3

SL/lao động/năm

Tấn/người

3,23

3,39

3,55

3,75

4,30

7,44

(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng)

Từ bảng (1.5), nhận thấy:
Giai đoạn 2010-2014, năng suất khai thác theo tàu thuyền và lao động có sự biến
động theo chiều hướng tăng lên. Ngược lại, năng suất theo công suất lại có sự biến
động theo xu hướng giảm dần, giảm từ 0,42 tấn/cv năm 2010 xuống 0,40 tấn/cv năm
2014. Điều này chứng tỏ, sự gia tăng tổng công suất chưa tương xứng với sự gia tăng

tổng sản lượng khai thác.
1.1.4. Lao động khai thác thủy sản
Theo thống kê của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, năm 2014 toàn ngành thủy
sản có khoảng 83,93 nghìn lao động. Trong đó, lao động lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
chiếm 78,56%, lao động khai thác thủy sản chiếm 15,25%, và lao động chế biến & dịch

6


vụ thủy sản chiếm có 6,19%. Hiện trạng lao động khai thác thủy sản thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2010÷2014 được thể hiện ở bảng (1.6).
Bảng 1.6. Hiện trạng lao động KTTS thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010÷2014
TT

Hạng mục

TĐTBQ
(%/năm)
Người 13.959 13.669 13.478 13.032 12.182
-3,35
ĐVT

2010

2011

2012

2013


2014

1

Số lao động KTTS

2

Lao động KTTS xa bờ Người

3.194

3.227

3.361

3.652

4.024

5,95

3

Lao động/tàu

Người

3,51


3,42

3,36

3,40

3,61

0,68

4

Lao động/tàu xa bờ

Người

8,03

7,24

7,34

7,47

7,45

-1,84

(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng)


Từ bảng (1.6), nhận thấy:
Lao động khai thác thủy sản thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2010÷2014 có
xu hướng giảm, từ 13.959 người năm 2010 giảm xuống còn 12.182 người năm 2014,
bình quân giảm 3,35%/năm, chủ yếu giảm lao động đánh cá gần bờ. Riêng lao động
đánh cá xa bờ có xu hướng tăng lên, bình quân tăng 5,95%/năm. Điều đó cho thấy
hướng vươn khơi đã được chú trọng phát triển trong thời gian qua, thu hút số lượng ngư
dân ngày càng tăng.
1.1.5. Công nghệ Khai thác thủy sản
Công nghệ khai thác thủy sản của ngư dân ngày càng được nâng cao trong thời
gian qua. Nhiều công nghệ mới đã được du nhập; nhiều tàu khai thác xa bờ, lắp máy
công suất lớn, trang bị các máy móc phục vụ khai thác hiện đại đã được đóng mới đưa
trình độ công nghệ khai thác thủy sản của thành phố có bước phát triển. Ngư dân ham
học hỏi, được sự quan tâm của thành phố, các cơ quan quản lý và địa phương; số tàu
xa bờ ngày càng tăng theo hướng vươn khơi.
Đặc biệt từ năm 1997 đến nay, cùng với sự phát triển khai thác xa bờ của cả
nước, năng lực và trình độ công nghệ khai thác thủy sản của thành phố Hải Phòng
cũng được nâng cao. Các tàu đủ khả năng hoạt động đánh bắt dài ngày ở những vùng
biển xa, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, tay nghề ngư dân được nâng cao. Tuy vậy,
công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch vẫn còn hạn chế, tổn thất sau thu hoạch
trong khai thác vẫn chiếm tỷ lệ cao, khoảng 20 ÷ 25% [4].

7


Phương thức bảo quản sản phẩm sau khai thác phổ biến là dùng đá xay, ướp
muối truyền thống, sự hiểu biết của ngư dân về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
trong sơ chế và bảo quản sản phẩm khai thác còn hạn chế. Chưa có tàu sử dụng công
nghệ cấp đông ngay trên tàu, thời gian lên cá và vận chuyển chậm dẫn đến hao hụt lớn
sau khai thác, gây lãng phí và hiệu quả kinh tế thấp. Các trang thiết bị khai thác trên
tàu chủ yếu là máy cũ, sản xuất thủ công nên tuổi thọ thấp và hiệu quả không cao dẫn

đến nguy cơ mất an toàn; việc trang bị các thiết bị máy móc và thiết bị hàng hải hiện
đại còn thấp và chậm.
1.2. Tổng quan nghề khai thác thủy sản huyện Kiến Thụy
1.2.1. Một số đặc điểm chính của huyện Kiến Thụy
1.2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, địa hình và khí hậu
- Kiến Thụy là một huyện đồng bằng ven biển của thành phố Hải Phòng thuộc
vùng châu thổ sông Hồng, sau khi được điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị định
số 145/2007/NĐ-CP, huyện Kiến Thụy hiện nay còn lại bao gồm 17 xã và 1 thị trấn
với tổng diện tích đất tự nhiên là 10.753 ha. Phía Bắc và Tây bắc giáp quận Dương
Kinh, và quận Kiến An, phía Tây giáp huyện An Lão, phía Nam và Tây nam giáp
huyện Tiên Lãng, phía Đông và Đông nam giáp quận Đồ Sơn và Vịnh Bắc Bộ.
Huyện Kiến Thụy là địa bàn chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng kinh tế trọng
điểm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Mặt khác, Kiến Thụy là huyện ven đô có lợi
thế lớn về phát triển một số ngành công nghiệp, dịch vụ, đô thị và là thị trường trao
đổi, tiêu thụ hàng hoá nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, lao động... Đây là những
lợi thế về mặt vị trí địa kinh tế của Kiến Thụy.
Tuy nhiên vị trí của Kiến Thụy cũng có những bất lợi trong phát triển kinh tế xã
hội: luôn hứng chịu sự tàn phá của bão lũ, một phần đất đai của Huyện thường xuyên
chịu sự nhiễm mặn trực tiếp của nước biển.
- Kiến Thụy là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng
của biển, có hai mùa rõ rệt:
Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều, thời gian từ tháng 4 đến tháng 10. Thời gian này
nhiệt độ thường xuyên cao, thích hợp với việc nuôi trồng thủy sản, nhưng thường có
mưa to, gió lớn làm thiệt hại cho nuôi trồng và khai thác thủy sản.
8


Mùa đông: Khô hanh, có nhiều gió mùa Đông Bắc, thời gian từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng từ 23 - 240C. Lượng mưa trung bình

hàng năm đạt khoảng 1476 mm. Lượng mưa tập trung vào thời gian từ tháng 5 đến
tháng 8. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm khoảng 88÷ 92%. Chế độ gió thay đổi
theo mùa, mùa hè thường có gió Nam và Đông Nam. Mùa Đông thường có gió Bắc và
Đông Bắc. Bão và giông thường tập trung trong các tháng 7 đến tháng 9.
Vịnh Bắc Bộ có đáy biển tương đối bằng phẳng độ sâu trung bình 50 m, nơi sâu
nhất không quá 120 m, dòng chảy ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu do thuỷ triều và gió tạo ra.
Trong đó dòng chảy do thuỷ triều có tốc độ lớn với những thời gian có triều cường lớn
ở mức trên 4 m thì dòng chảy có thể đạt đến 1,5- 2m/s. Đây là vấn đề rất quan trọng
trong khai thác lưới rê lợi dụng dòng chảy thuỷ triều để đánh bắt cá.
1.2.1.2. Dân số và lao động
Dân số trung bình của toàn huyện năm 2008 là 127.021 người, mật độ dân số đạt
1.177 người/km2, dân số nông nghiệp là 67.164 người chiếm 52,8% so với tổng dân số
của huyện. Dân cư ở Kiến Thụy được phân bố khá đồng đều, thị trấn Núi Đối là nơi
tập trung dân cư cao nhất trong huyện với mật độ 2.359 người/km2, so với dân số toàn
thành phố, dân số huyện Kiến Thụy chiếm 6,9%.
Cùng với sự biến động về dân số, nguồn lao động huyện Kiến Thụy cũng biến
động mạnh. Năm 2008, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 76.425
người, số lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp có 36.055 người, ngành
công nghiệp - xây dựng có 21.472 người, ngành dịch vụ có 15.248 người và ngành
thủy sản có 3.650 người.
Huyện Kiến Thụy có 18 xã, thị trấn; trong đó có 8 xã, thị trấn có lao động tham
gia hoạt động khai thác thủy sản, bao gồm: Xã Đại Hợp, xã Đoàn Xá, xã Kiến Quốc,
xã Tân Trào, xã Ngũ Đoan, xã Ngũ Phúc, xã Đại Đồng, xã Đông Phương.
Hiện nay tỷ lệ lao động nữ luôn chiếm khoảng 1/3 tổng số lao động thuỷ sản của
huyện. Việc chênh lệch giữa lao động nam và lao động nữ thể hiện tính đặc thù của
ngành nghề, trong đó lao động nữ chủ yếu tham gia các hoạt động nuôi trồng, chế
biến, dịch vụ và thương mại thuỷ sản, trong những năm gần đây phụ nữ cũng bắt đầu

9



tham gia trong hoạt động khai thác hải sản đặc biệt là nghề lồng bẫy. Các hoạt động
thuỷ sản đã tạo ra việc làm đáng kể cho lao động nữ, tăng thu nhập, cải thiện và ổn
định đời sống kinh tế gia đình, đồng thời khẳng định vị thế kinh tế của người phụ nữ
trong gia đình, giảm sự lệ thuộc của người phụ nữ trong đời sống gia đình, nhờ đó góp
phần phát triển kinh tế xã hội.
1.2.2. Vai trò và vị trí của ngành thủy sản huyện Kiến Thụy
- Theo thống kê của thành phố Hải Phòng bình quân giai đoạn 2005-2012: Thủy
sản đóng góp vào nguồn thực phẩm chung khoảng 40% tổng sản lượng thực phẩm
toàn thành phố Hải Phòng. Năm 2012, bình quân mỗi người tiêu thụ thủy sản khoảng
34,52 kg/người/năm chiếm 38,96% tổng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu
người toàn thành phố. Khác với một số thực phẩm cung cấp chất đạm khác, lượng
Calo cung cấp từ thực phẩm thủy sản cho năng lượng cần thiết của con người còn ở
mức trung bình chiếm khoảng 12,74%. Trong khi đó đối với thực phẩm khác tỷ lệ này
rất ít chiếm khoảng dưới 10%. Tuy nhiên do tác động của biến đổi khí hậu toàn
cầu, nguy cơ mất an toàn tiêu dùng thực phẩm từ động vật ngày một tăng lên, nên
người tiêu dùng huyện Kiến Thụy nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung có
xu hướng chuyển sang tiêu dùng hàng thủy sản. Bởi vậy nghề cá có vai trò quan
trọng trong đời sống kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia.
- Huyện Kiến Thụy là một trong những địa phương có nghề cá phát triển của
thành phố Hải Phòng. Toàn huyện có 252 tàu thuyền, chiếm 7,5% tàu thuyền của toàn
thành phố. Năm 2014, ngành khai thác thủy sản góp phần giải quyết việc làm cho
khoảng trên 1 nghìn lao động ở huyện Kiến Thụy. Nghề khai thác thủy sản chủ lực của
huyện Kiến Thụy là nghề lưới rê tầng đáy. Nghề này đã góp phần rất lớn vào công tác
xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng của nhiều ngư dân ở các địa
phương ven biển.
- Năm 2014, giá trị sản xuất ngành khai thác thủy sản của huyện Kiến Thụy đạt
187,35 tỷ đồng; giảm 2,3% so với năm 2013. Giá trị sản xuất nuôi trồng và dịch vụ
thủy sản đạt 227,93 tỷ đồng; tăng 15,9% so với năm 2013. Sản lượng khai thác thủy
sản của huyện Kiến Thụy từ 6.795 tấn năm 2013, giảm xuống 6.350 tấn năm 2014.

Sản lượng nuôi trồng và dịch vụ thủy sản từ 7.642 tấn năm 2013, tăng lên 9.087 tấn
năm 2014 [16].

10


×