Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 21 trang )

MÔI TRƯỜNG
VÀ CON NGƯỜI

GVHD: Th.S TRƯƠNG THỊ DIỆU HIỀN


Đề tài :
Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước,nguyên nhân ,hậu
quả và giải pháp
Nước là gì?
Nước là một loại tài nguyên quí giá và giữ vai trò
quan trọng. Hàng loạt tài liệu khoa học công bố trong
nhiều thế kỷ vừa qua trên thế giới đã nói lên điều đó.



I.KHÁI NIỆM:
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các
tính chất vật lý,hóa học,sinh học của nước,với
sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng,rắn làm
cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và
sinh vật,làm giảm độ đa dạng của sinh vật trong
nước.


II. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN
NƯỚC Ở VIỆT NAM:
Hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà
Nội và tp.Hồ Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc
và nhiều các khu công nghiệp lớn này đều bị ô
nhiễm.




1.Kênh rạch ô nhiễm tăng 95.000 lần.
Các chuyên gia về môi trường cảnh báo,nước
thải sinh hoạt trong hệ thống kênh tiêu thoát
nước thành phố hiện là vấn đề rất nghiêm
trọng, có thể tạo ra nguy cơ ô nhiễm cao đến
nguồn nước mặt trên sông Sài Gòn.


2.Kinh hãi nước thải Bệnh viện:
Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ môi trường,
trên địa bàn tp.HCM hiện có 109 bệnh viện và
trung tâm y tế.Từ nước giặt, vệ sinh của nhân
viên y tế đến nước xét nghiệm, giải phẫu…
đều bị ô nhiễm nặng về vi sinh và hữu cơ với
hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 100
đến 1000 lần.


3.Nước ngầm, nước mặt đều SOS!
Theo các tài liệu từ năm 2000 đến nay, mực nước
trong các tầng chứa nước ngày càng hạ thấp, khai
thác quá mức sẽ dẫn đến sự suy kiệt cả về chất
lượng và trữ lượng của nguồn nước.


4.Cảnh báo về thảm họa môi trường vùng Kinh tế
trọng điểm phía Nam
Theo đà phát triển như quy hoạch, thì đến năm

2010, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ có 74
KCN-KCX đi vào hoạt động. Không có biện pháp bảo
vệ hữu hiệu, trong tương lai không xa, quanh lưu
vực sông Đồng Nai sẽ có nguy cơ bị ô nhiễm.


III.PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô
NHIỄM NGUỒN NƯỚC:
1. Ô nhiễm sinh học của nước
Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô
thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt,
nước rữa của các nhà máy đường, giấy...Sự ô
nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm
bẩn do vi khuẩn rất nặng,
đặt thành vấn đề lớn cho
vệ sinh công cộng
chủ yếucác nước
đang phát triển.


Nước thải trực tiếp ra
sông

phế thải của nhà
máy giấy


2. Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ

Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat

dùng trong nông nghiệp và các chất thải do
luyện kim và các công nghệ khác là những
chất độc cho thủy sinh vật.
Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với
sinh vật.


3. Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp
Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông
dược, chất tẩy rửa...
a.Hydrocarbons (CxHy) Chúng là một trong
những nguồn ô nhiễm của nền văn minh
hiện đại.Đó là sự rửa các tàu dầu bằng nước
biển.
Các tai nạn đắm tàu chở
dầu là thường xuyên
b. Chất tẩy rữa: bột giặt
tổng hợp và xà bông là
chất gây ô nhiễm nặng.


c. Nông dược (Pesticides)
Chúng tạo thành một nguồn ô nhiễm quan
trọng cho các vực nước. Nguyên nhân gây ô
nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã
ra sông hoặc sử dụng các nông dược trong
nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước
ngầm và các vùng cửa sông.



4. Ô nhiễm vật lý
Các chất rắn không tan khi được thải vào
nước làm tăng lượng chất lơ lững, tức làm
tăng độ đục của nước.Các chất thải công
nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như
muối sắt, mangan, clo tự do, hydro sulfur,
phènol... làm cho nước có vị không bình
thường.


IV. HẬU QUẢ:
Hậu qủa chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ
người chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm
nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư …
ngày càng tăng lên.Ngoài ra, tỉ lệ trẻ em tử vong
tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước là rất cao.


Chất gây ô nhiễm thường gặp trong nước và
tác hại của chúng đến sức khỏe con người.
.Chì : Bệnh thận, thần kinh.
.Amoni, Nitrat, Nitrit : Bệnh xanh da, gây ung
thư.
.Asen : Bệnh dạ dày, hàm lượng nhiều gây tử
vong.
.Trihalogenmethane khả năng gây ung thư cao.
.Metyl tert-butyl ete (MTBE): gây ung thư rất
cao.
.Natri (Na):Bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch
.Lưu huỳnh (S) :Bệnh về đường tiêu hoá.

.Kali (K): Bệnh thoái hóa cột sống, đau lưng.


Chất tẩy trắng:
.Xenon peroxide, sodium percarbonate :Gây viêm
đường hô hấp nôn mửa, hại gan
.Oxalate kết hợp với calcium tạo ra alcium
oxalate :Gây đau thận, sỏi mật
. Kim loại nặng các loại:
.Titan :Đau thần kinh, thận,
hệ bài tiết
. Kẽm :Bệnh viêm xương,
thiếu máu


V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP:
Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nước
nghiêm trọng tại Việt Nam?
Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những
nguồn nước uống an toàn đã qua xử lý và cải thiện
hệ thống vệ sinh.
Chiến lược ngắn hạn là sử
dụng những phương pháp
xử lý nước đơn giản tại hộ
gia đình. Ngay cả việc xây
dựng thói quen rửa tay .


Bên cạnh đó, ngoài chiến dịch truyền thông nâng
cao nhận thức, áp dụng những quy định nghiêm

ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm. Điều
quan trọng nhất là chính phủ cần đầu tư và xây
dựng những dự án nước sạch , các công trình xử lý
nước thải và thu hút người dân tham gia.


CẢM ƠN
CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE



×