Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Nâng cao kiến thức và thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách ở học sinh các khối 3, 4, 5 trường tiểu học Phú Thị xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.45 KB, 92 trang )

I.ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
1.Thông tin chung về huyện Gia Lâm và xã Phú Thị............................................................................1
2.Thông tin về tình hình y tế xã Phú Thị..............................................................................................1
2.1.Thông tin chung về Trạm y tế....................................................................................................1
2.2.Hoạt động của trạm năm 2014.................................................................................................1
2.3.Mô hình bệnh tật tính theo số lượt khám tại trạm y tế xã Phú Thị năm 2014..........................3

II.XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP.........4
1.Phương pháp thu thập và nguồn thông tin......................................................................................4
1.1.Phương pháp thu thập thông tin..............................................................................................4
1.2.Quy trình thu thập thông tin.....................................................................................................4
2.Các vấn đề sức khỏe tại xã...............................................................................................................5
3.Mô tả các vấn đề sức khỏe nổi cộm.................................................................................................6
4.Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên....................................................................................................9

III.PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP...................................................11
1.Tên vấn đề ưu tiên can thiệp..........................................................................................................11
2.Thông tin chung về bệnh sâu răng và vai trò việc chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách........11
3.Thông tin về thực trạng kiến thức và thực hành CSSKRM đúng cách của học sinh trường tiểu học
Phú Thị..............................................................................................................................................13
3..1Phương pháp phân tích vấn đề ưu tiên can thiệp...................................................................13
3..2Phân tích vấn đề ưu tiên can thiệp.........................................................................................13
4.Cây vấn đề thực tế.........................................................................................................................14

IV.MỤC TIÊU CAN THIỆP......................................................................................16
V.XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP CAN THIỆP...................................................................17
1.Bảng lựa chọn giải pháp.................................................................................................................17
2.Lí giải lựa chọn giải pháp...............................................................................................................20

VI.KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG..................................................................................21
1.Kế hoạch hoạt động.......................................................................................................................21


2.Kế hoạch hoạt động theo thời gian................................................................................................27
3.Dự trù kinh phí...............................................................................................................................28

VII.KẾ HOẠCH GIÁM SÁT......................................................................................29


1.Mục tiêu giám sát..........................................................................................................................29
2.Sơ đồ tổ chức giám sát..................................................................................................................29

VIII.KẾ HOẠCH THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ.........................................................29
2. Thời gian đánh giá........................................................................................................................29
3. Phương pháp đánh giá..................................................................................................................30
4.Các chỉ số theo dõi đánh giá (Chi tiết xem phụ lục 10)...................................................................30

IX.KẾT LUẬN CỦA NHÓM VỀ ĐỢT THỰC ĐỊA..................................................32
1.Kết quả thu được...........................................................................................................................32
2.Bài học kinh nghiệm......................................................................................................................32
3.Khuyến nghị...................................................................................................................................33

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................35
PHỤ LỤC...................................................................................................................36
Phụ lục 1: BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRẠM Y TẾ XÃ PHÚ THỊ....................................................36
Phụ lục 2: MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ QUỐC GIA ĐƯỢC TRIỂN KHAI TẠI XÃ PHÚ THỊ 38
Phụ lục 3: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ NGUỒN THÔNG TIN.........................................................44
Phụ lục 4: CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NHANH CỘNG ĐỒNG......................................................................46
Phụ lục 5: LÝ GIẢI LỰA CHỌN VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP...............................................................49
Tên vấn đề........................................................................................................................................55
Tác động lên khách hàng...................................................................................................................55
Nhu cầu can thiệp.............................................................................................................................55
Kết quả.............................................................................................................................................55

Điểm số.............................................................................................................................................55
Giải thích...........................................................................................................................................55
Điểm số.............................................................................................................................................55
Giải thích...........................................................................................................................................55
Vấn đề bạo lực học đường ở học sinh THCS tại trường THCS Phú Thị năm học 2013-2014 ở mức
đáng quan tâm.................................................................................................................................55
4........................................................................................................................................................55
Bạo lực học đường ở lứa tuổi THCS là một vấn đề hay gặp và diễn ra dưới nhiều hình thức. Qua
phỏng vấn nhanh cộng đồng được biết tình trạng bạo lực học đường ở học sinh THCS tại địa
phương này đang ở mức cần phải được quan tâm...........................................................................55
3........................................................................................................................................................55
Qua phỏng vấn cộng đồng, các đối tượng và những bên liên quan cho thấy việc nhận thức về vấn
đề này tại địa phương này vẫn chưa được quan tâm thích đáng vì vậy vấn đề này vẫn ở mức đáng
quan tâm..........................................................................................................................................55


12......................................................................................................................................................55
Phụ lục 6: PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU CHO NGHIÊN CỨU...........................................57
Phụ lục 7: CÔNG CỤ VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ TÌM HIỂU VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP..........................59
Phụ lục 8: GIẢI THÍCH CHẤM ĐIỂM LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CAN THIỆP..............................................71
Phụ lục 9: BẢNG DỰ KIẾN THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP,
HƯỚNG KHẮC PHỤC VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ CHO CAN THIỆP.............................................................75
Phụ lục 10: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỪNG CƠ QUAN THÀNH PHẦN TRONG SƠ ĐỒ GIÁM SÁT
VÀ CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP....................................................................80


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHĐ
BGH
CB

CBYT
CB YTHĐ
CSRM
CSSKRM
CTV
GV
GVCN
KCB
NKHHC
PHHS
SDD
SKBMTE
KHHGĐ
THCS
TTYT
TYT
UBND
VĐSK

Bạo lực học đường
Ban giám hiệu
Cán bộ
Cán bộ y tế
Cán bộ y tế học đường
Chăm sóc răng miệng
Chăm sóc sức khỏe răng miệng
Cộng tác viên
Giáo viên
Giáo viên chủ nhiệm
Khám chữa bệnh

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Phụ huynh học sinh
Suy dinh dưỡng
Sức khỏe bà mẹ trẻ em
Kế hoạch hóa gia đình
Trung học cơ sở
Trung tâm y tế
Trạm y tế
Ủy ban nhân dân
Vấn đề sức khỏe


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thông tin chung về huyện Gia Lâm và xã Phú Thị

Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông Bắc ngoại thành thủ đô Hà Nội, với diện tích
khoảng 114,79 km2, dân số khoảng 261.522 người (2014). Huyện Gia Lâm hiện có 22
đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn và 20 xã. Đây là nơi tập trung các công
trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật quan trọng. Nông nghiệp vẫn là ngành
kinh tế chủ yếu, tuy nhiên trong những năm gần đây, các cơ sở công nghiệp quy mô,
các trung tâm dịch vụ, thương mại lớn cũng tương đối phát triển.
Xã Phú Thị là 1 trong 22 đơn vị hành chính trực thuộc huyện Gia Lâm. Xã nằm ở
bờ Nam sông Đuống, có 2 tuyến giao thông huyết mạch là đường 179 và đường 181 đi
qua. Xã hiện nay có 5 thôn là Tô Khê, Hàn Lạc, Đại Bản, Trân Tảo và Phú Thị với
diện tích trên 476 ha. Tính đến cuối năm 2014, tổng số dân tại xã là 8.775 người với
tổng số hộ gia đình là 2.288 hộ. Trong đó, số phụ nữ trong độ tuổi từ 15-49 là 2.245
người, có chồng là 1.406 người. Số trẻ em dưới 5 tuổi là 941 trẻ, trong đó số trẻ em
dưới 1 tuổi là 195 trẻ. Cơ cấu kinh tế của xã năm 2014 phân bố tương đối đều ở cả 3

ngành: nông nghiệp (20,05%), công nghiệp – xây dựng (33,90%) và thương mại – dịch
vụ (46,05%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,6%, tổng thu nhập toàn xã đạt gần 225
tỷ đồng. Bình quân thu nhập đầu người là 27,32 triệu đồng/người/năm, tăng 11,1% so
với năm 2013. Về giáo dục – văn hóa – xã hội, xã hiện nay có 1 trường mẫu giáo, 1
trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở, trong đó có trường Tiểu học Phú Thị đã
đạt chuẩn Quốc gia. Về vấn đề vệ sinh môi trường, UBND xã và các thôn đã phối hợp
tốt với xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm thực hiện thu gom rác thải tại các thôn,
các cụm dân cư trên địa bàn xã. Xã đã thực hiện đặt các bồn chứa vỏ bao bì thuốc bảo
vệ thực vật trên các đồng ruộng. Công tác vệ sinh môi trường được duy trì thực hiện
tương đối tốt.
2. Thông tin về tình hình y tế xã Phú Thị
2.1. Thông tin chung về Trạm y tế
Trạm y tế (TYT) xã Phú Thị có 7 cán bộ bao gồm: 1 bác sỹ (trạm trưởng), 2 điều
dưỡng trung học, 2 nữ hộ sinh trung học, 1 dược sĩ trung học và 1 y sĩ y học cổ truyền
đang đi học bác sĩ dự phòng. Ngoài ra, TYT hiện đang có 2 nhân viên thử việc (Chi
tiết xem Phụ lục 1). Tại mỗi thôn trong xã đều có một cán bộ y tế thôn bản phụ trách
về chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ triển khai các chương trình y tế của xã. TYT gồm 9
phòng chức năng với đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ y tế, đảm bảo công tác KCB cho
người dân trong xã, có một vườn thuốc nam với trên 40 loại cây. Năm 2014 tại TYT
đã có máy xông họng và máy siêu âm, máy điện tim, máy xét nghiệm nước tiểu.
2.2. Hoạt động của trạm năm 2014
Các hoạt động chủ yếu của TYT bao gồm khám chữa bệnh thông thường, sơ cấp
cứu, phòng chống bệnh dịch, thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia.
Về công tác khám chữa bệnh, TYT đã thực hiện tốt các chương trình quốc gia,
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Trong năm 2014, TYT tổ chức khám cho
1


Nhóm 18 thực địa-Phú Thị


khoảng 4.400 lượt người, điều trị tại trạm cho 2.212 lượt người, xử trí 132 trường hợp
tai nạn thương tích, điều trị tại nhà cho 214 lượt người, có 1 trường hợp đẻ tại trạm và
không có tai biến tử vong trong quá trình điều trị; khám sức khỏe, lập hồ sơ quản lý
sức khỏe cho 112 cụ người cao tuổi thôn Tô Khê và 121 cụ từ 80 tuổi trở lên trong xã.
Phối hợp với bệnh viện Mắt Hà Nội khám mắt cho 372 người, thực hiện chuyển bệnh
nhân đến viện mổ thay thủy tinh thể cho 13 người và cắt mộng quặm cho 5 người.
Công tác dược đã cung ứng đầy đủ thuốc thiết yếu trong cấp cứu và điều trị, quản lý
tốt sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dụng cụ được cung cấp.
Về công tác dự phòng, năm 2014, TYT đã thực hiện 36 chương trình mục tiêu y tế
quốc gia (Chi tiết xem Phụ lục 2). Trong đó, một số chương trình đạt hiệu quả cao
chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống sốt xuất huyết dengue,
hay vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêm chủng đủ 8 loại vaccine cho 191 trẻ em dưới 1
tuổi đạt 98,3%, tiêm phòng uốn ván cho 167 phụ nữ có thai đạt 100%. Trong năm có 1
ca mắc bệnh chân tay miệng thể nhẹ được điều trị khỏi, 1 bệnh nhân sởi và 3 ca nghi
sởi nhưng không để xảy ra dịch bệnh. Chương trình phòng chống sốt xuất huyết
dengue đã sớm được triển khai kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết dengue đến cộng
đồng. Nhờ việc chủ động giám sát, diệt bọ gậy, vệ sinh môi trường xung quanh mà
2014 trên địa bàn không có bệnh nhân sốt xuất huyết dengue nào. Chương trình vệ
sinh an toàn thực phẩm cũng dần được người dân hưởng ứng và năm 2014, không có
ngộ độc hàng loạt hay ca tử vong nào xảy ra trên địa bàn xã. Về các chương trình y tế
học đường, địa phương đã triển khai khám sức khỏe cho học sinh trường mầm non 2
lần trong năm, phối hợp khám sức khỏe cho 2 trường học đạt >98% và đã phát hiện
một số bệnh như viêm họng, thấp tim, mắt hột, các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên,
các chương trình chỉ dừng lại ở việc khám sức khỏe mà chưa được chú trọng vào các
chương trình cung cấp kiến thức và khuyến khích thay đổi hành vi về chăm sóc và
phòng chống cho từng vấn đề như nha học đường, cận thị học đường… Mô hình các
vấn đề sức khỏe học đường năm học 2012 – 2013 của 3 trường mầm non, tiểu học và
trung học cơ sở Phú Thị theo số liệu báo cáo được trình bày trong Biểu đồ 1.

Biểu đồ 1: Mô hình các vấn đề sức khỏe học đường năm học 2012 – 2013

(Nguồn: Báo cáo các vấn đề sức khỏe học đường năm học 2012-2013)
2


Nhóm 18 thực địa-Phú Thị

Biểu đồ trên cho thấy các bệnh liên quan đến mắt chiếm tỷ lệ cao nhất (36,8%)
Đứng thứ hai là các bệnh về tai – mũi – họng bao gồm các bệnh như viêm mũi họng
và viêm amidal chiếm 35%. Tuy viêm lợi và các bệnh răng miệng khác không được
thống kê trong mô hình các vấn đề sức khỏe học đường tại xã, nhưng tỷ lệ sâu răng
trong mô hình khá cao, chiếm 24,7%. Còn lại các bệnh khác về nội khoa, ngoại khoa,
da liễu và tâm thần kinh chiếm 3,5% (có thể do các đợt khám sức khoẻ cho học sinh
chưa đủ thời gian và phương tiện để chú trọng khám và phát hiện các bệnh này).
2.3.

Mô hình bệnh tật tính theo số lượt khám tại trạm y tế xã Phú Thị năm

2014
Qua tổng hợp số liệu từ số khám chữa bệnh của TYT, mô hình bệnh tật của người
dân xã Phú Thị đến khám và điều trị tại trạm từ tháng 8/2014 đến hết tháng 3/2015
được trình bày ở Biểu đồ 2. Biểu đồ này cho thấy số lượt KCB các bệnh về đường hô
hấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 28,6% trong tổng số lượt KCB tại TYT, đứng thứ 2 là chấn
thương do tai nạn thương tích (chiếm 22,5% tổng số lượt KCB). Tiếp đến là các bệnh
liên quan đến cúm,sốt (13,7%), liên quan đến tiêu hóa (12,5%), các bệnh thần kinh
(4,3%) và cuối cùng là các bệnh tim mạch chiếm 1,8% tổng số lượt KCB. Ngoài ra có
các bệnh khác như: dị ứng, viêm da, viêm tai,... chiếm 16,7% tổng số lượt khám.
Không có trường hợp tử vong nào xảy ra đối với các ca đến khám và điều trị tại trạm
trong năm vừa qua.

Biểu đồ 2: Mô hình bệnh tật tại xã Phú Thị từ tháng 08/2014 đến tháng 03/2015

(Nguồn: Sổ KCB từ tháng 08/2014 – 03/2015 TYT xã Phú Thị)
Từ sổ khám bệnh của TYT, nhóm chỉ thu thập được số liệu trong vòng 8 tháng như
đã trình bày ở trên. Để hiểu rõ hơn về xu hướng bệnh tật thông qua số lượt khám tại
TYT, nhóm đã tham khảo báo cáo của các đợt thực địa trước nhằm tìm hiểu rõ hơn về
mô hình bệnh tật tại xã trong 2 năm vừa qua. Mô hình bệnh tật của xã năm 2012, 2013
được trình bày ở biểu đồ 3 và 4.

3


Nhóm 18 thực địa-Phú Thị

Biểu đồ 3: Mô hình bệnh tật tại xã
Biểu đồ 4: Mô hình bệnh tật tại xã
Phú Thị năm 2012
Phú Thị năm 2013
(Nguồn: Báo cáo thực địa cộng đồng 2 của 2 nhóm sinh viên K9 và K10
trường Đại học Y tế Công cộng)
Từ 2 biểu đồ trên, nhận thấy mô hình bệnh tật theo lượt khám tại TYT không có sự
thay đổi nhiều qua các năm. Số lượt khám liên quan đến bệnh về đường hô hấp vẫn
chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những lượt khám tại trạm. Tiếp sau đó lần lượt là tai nạn
thương tích, bệnh về tiêu hóa và cảm cúm, sốt thông thường. Tuy nhiên, sau khi tham
vấn các CB TYT xã, hầu hết các CB nhận định số liệu báo cáo trong sổ KCB của TYT
chỉ phản ánh một phần thực trạng mắc các bệnh thông thường, chưa phản ánh chính
xác và đầy đủ được tình hình bệnh tật của người dân tại địa phương. Nguyên nhân là
do chức năng của TYT xã chỉ khám và chữa các bệnh thông thường. Ngoài ra xã Phú
Thị cũng khá gần các bệnh viện lớn của thành phố, đường xá đi lại thuận tiện và tình
hình kinh tế của người dân khá tốt nên phần lớn người dân khi mắc bệnh đều trực tiếp
lên các bệnh viện tuyến trên hoặc các bệnh viện, phòng khám tư nhân trong khu vực
để khám và điều trị.

II. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP
1. Phương pháp thu thập và nguồn thông tin
1.1. Phương pháp thu thập thông tin
Trong quá trình thực địa, nhóm đã sử dụng nhiều phương pháp, nhiều nguồn để thu
thập, so sánh và đối chiếu những thông tin đã thu thập được. Các phương pháp thu
thập thông tin bao gồm tìm hiểu thông tin từ sổ sách, báo cáo của TYT và UBND xã,
đánh giá nhanh cộng đồng để tìm ra vấn đề sức khỏe (VĐSK) nổi cộm tại địa phương
qua bộ câu hỏi đánh giá nhanh. Đồng thời nhóm cũng thực hiện phỏng vấn CB TYT,
Phó chủ tịch UBND xã. Ngoài ra những nguồn thông tin tham khảo từ sách, báo điện
tử cũng góp phần giúp nhóm sinh viên hiểu thêm các thông tin về địa phương và hỗ trợ
nhóm trong việc xác định các VĐSK nổi cộm tại xã.
1.2. Quy trình thu thập thông tin
Nhóm sinh viên nghiên cứu sổ sách tại TYT (sổ khám chữa bệnh, sổ theo dõi bệnh
mãn tính, 1 số báo cáo của trạm…) kết hợp với phỏng vấn nhanh CB TYT, UBND,
Hội người cao tuổi, cán bộ y tế học đường (CB YTHĐ) của trường tiểu học Phú Thị,
4


Nhóm 18 thực địa-Phú Thị

học sinh của trường tiểu học, trung học cơ sở Phú Thị và người dân trong xã. Bên cạnh
đó, nhóm cũng thực hiện quan sát điều kiện vệ sinh môi trường và việc thực hành sử
dụng hoá chất bảo vệ thực vật tại một số thôn, qua đó xác định các vấn đề sức khỏe
tồn tại ở xã. Từ đó, đánh giá nhanh cộng đồng và tìm hiểu các mối quan tâm để xác
định ra VĐSK nổi cộm. Thông qua quá trình thảo luận nhóm, đánh giá nhanh, thu
nhập số liệu thứ cấp, kết hợp sử dụng bảng chấm điểm BPRS để xác định các VĐSK
ưu tiên. Sau đó, nhóm tiến hành phát vấn học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 của trường tiểu
học Phú Thị, phỏng vấn sâu một số phụ huynh và giáo viên để thu thập, phân tích,
đánh giá số liệu sơ cấp để xây dựng cây vấn đề thực tế tại địa phương, đề ra mục tiêu
và xây dựng kế hoạch can thiệp cho xã trong vòng 1 năm. Quy trình thu thập thông tin

của nhóm được trình bày cụ thể trong Sơ đồ 1.
PVN CBYT và
các đối tượng
liên quan; quan
sát trực tiếp tại
cộng đồng

Tham vấn các bên
liên quan tại cộng
đồng

Xác định vấn
đề sức khỏe

Xác định vấn đề
sức khỏe nổi cộm

Xác định vấn đề SK
ưu tiên

Đánh giá cộng
đồng qua PVN

Thảo luận nhóm, sử
dụng bảng chấm
điểm BPRS

Điều tra sổ sách:
- Sổ KCB
- Sổ theo dõi

bệnh mãn tính,
sổ tiêm chủng…
- Kết quả báo
cáo kế hoạch
(TYT....)
x...)UBND)

Thu thập số liệu
từ sổ sách

Đánh giá cộng đồng
qua PVN
Thu thập số liệu từ
sổ sách

Sơ đồ 1: Quy trình thu thập thông tin của nhóm tại thực địa nhằm xác định
vấn đề sức khỏe ưu tiên tại xã Phú Thị.
2. Các vấn đề sức khỏe tại xã
Thông qua các thông tin tổng hợp sổ sách, báo cáo tại TYT kết hợp phỏng vấn CB
TYT, đại diện UBND xã, hội người cao tuổi và người dân (Chi tiết xem phụ lục 3, 4)
kết hợp quan sát trực tiếp tại cộng đồng, nhóm đã xác định được 5 VĐSK nổi cộm tại
xã như sau:
• Tỷ lệ sâu răng ở học sinh trường tiểu học Phú Thị trong năm học 2013-2014
cao (30,4% - chỉ là tỷ lệ những trường hợp sâu răng được ghi nhận là sâu răng
ảnh hưởng tới sức nhai).
• Tỷ lệ cận thị học đường ở học sinh trường tiểu học Phú Thị năm học 20142015 cao (14,9% - chỉ là tỉ lệ ghi nhận các ca bị cận thị nặng đã được gia đình
tự đi khám và đeo kính cận).
5



Nhóm 18 thực địa-Phú Thị

• Vấn đề bạo lực học đường của học sinh THCS ở trường THCS Phú Thị năm
học 2014-2015 ở mức đáng quan tâm.
• Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Phú Thị trong những
năm gần đây khá phổ biến.
• Nguy cơ bị chấn thương do tai nạn giao thông tại xã Phú Thị năm 2015 cao.
Sau khi biểu quyết nhóm đã chọn ra 4 vấn đề (1, 2, 3, 4) nổi cộm để tiếp tục tìm
hiểu và đưa ra vấn đề ưu tiên can thiệp. (Chi tiết xem phụ lục 5)
3. Mô tả các vấn đề sức khỏe nổi cộm
3.1. Tỷ lệ sâu răng ở học sinh trường tiểu học Phú Thị trong năm học 20132014 cao
Theo báo cáo hằng năm của CB YTHĐ, tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ở trẻ tiểu học
năm học 2013 - 2014 chiếm 30,5%. So sánh với tỷ lệ sâu răng ở học sinh tiểu học trên
toàn thành phố Hà Nội, tỷ lệ này ở xã Phú Thị thấp hơn khoảng gần một nửa (30,5%
so với 59,78%). Tuy nhiên, qua đánh giá nhanh cộng đồng, 6-7 em học sinh cho biết
lớp có nhiều bạn bị sâu răng. Đối chiếu với kết quả phỏng vấn sâu CB TYT, do số liệu
mắc sâu răng ảnh hưởng đến xếp loại sức khỏe của học sinh ở trường nên con số thống
kê thấp hơn nhiều so với thực tế. “Nó ảnh hưởng đến cả xếp loại sức khỏe của học
sinh, nên là cháu nào sâu răng nhẹ thì chỉ báo về gia đình thôi, vẫn xếp loại sức khỏe
loại I, còn nặng hơn thì mới ghi chép lại và xếp loại sức khỏe loại II” (Nam, CB TYT
xã Phú Thị). Như vậy tỷ lệ này chỉ là số liệu ghi nhận các em học sinh bị sâu răng ở
mức nặng, ảnh hưởng đến chức năng nhai chứ không phải là tỷ lệ học sinh bị sâu răng,
viêm lợi ở các mức độ khác nhau. Qua phỏng vấn CB YTHĐ tại trường tiểu học Phú
Thị, khi so sánh tỷ lệ sâu răng của học sinh ở trường với con số 59,78% sâu răng của
học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội, cô nhận định:“Tỷ lệ cận thị thì ở đây
có thể thấp hơn chứ sâu răng chắc chắn cao hơn các quận nội thành” (Phỏng vấn sâu
CB YTHĐ trường tiểu học Phú Thị). Hiện tại chương trình nha học đường với hoạt
động khám răng đầu năm học cho các em học sinh tại trường vẫn diễn ra nhưng một số
hoạt động như súc miệng nước Fluor đã bị dừng lại cách đây 2 năm do thiếu kinh phí
nên các hoạt động dự phòng sâu răng vẫn chưa đạt hiệu quả. Sâu răng là bệnh gây ảnh

hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trẻ bị sâu răng sẽ gặp khó khăn
trong ăn uống và sinh hoạt, bị chê bai và gây ảnh hưởng về tâm lí. Vì vậy trẻ bị sâu
răng cần được phát hiện và điều trị kịp thời để hạn chế những hậu quả kể trên. Đồng
thời chi phí điều trị cho các bệnh răng miệng rất tốn kém cho cá nhân và xã hội kể cả
kinh phí và thời gian. Tuy nhiên, Phòng ngừa sâu răng lại tương đối đơn giản, chi phí
thấp, không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, không yêu cầu cán bộ chuyên môn cao, dễ
thực hiện tại trường học. Qua phỏng vấn được biết vấn đề này nhận được sự quan tâm
và ủng hộ từ phía các em học sinh, nhà trường và các bên liên quan khác.
3.2. Tỷ lệ cận thị học đường ở trường tiều học Phú Thị năm học 2014-2015 cao
Cận thị học đường đang ngày càng phổ biến ở học sinh trường tiều học Phú Thị.
Tỷ lệ cận thị tại trường theo thống kê trong đợt khám sức khỏe đầu năm 2015 là
6


Nhóm 18 thực địa-Phú Thị

14,8%. Tỷ lệ này chỉ mới ghi nhận các trường hợp học sinh bị cận thị ở mức nặng và
đang đeo kính cận. Phỏng vấn nhanh CB YTHĐ cho thấy:‘‘Hôm khám mắt thì thời
gian cũng ngắn, cũng không đủ phát hiện ra các trường hợp bị cận thị mà chủ yếu chỉ
ghi nhận vào hồ sơ các em đã bị cận thị và do gia đình tự đưa đi khám phát hiện và
đeo kính rồi” ( PVS CB YTHĐ trường tiểu học Phú Thị). Qua phỏng vấn nhanh 5-6
em nữ tại trường tiểu học Phú Thị cho biết:“Lớp em nhiều bạn bị cận thị lắm ạ, các
bạn ấy còn lười không đeo kính cơ ạ” (Nữ, lớp 5 trường tiểu học Phú Thị). Tuy nhiên,
1 số trường hợp do tâm lý phụ huynh nghĩ rằng các em tiểu học chưa biết cách bảo vệ
kính nên chưa cho các em đeo và phải đến lớp 6 thì các em mới được đeo. “Có bạn thì
bố mẹ bạn ấy bảo lớp 6 mới cho đeo cơ ạ, vì bây giờ đeo không có ý thức lại làm hỏng
kính, nên dần dần các bạn ấy lại bị nặng hơn” (Nữ, lớp 5 trường tiểu học Phú Thị).
(Chi tiết xem Phụ lục 4). Cận thị ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt và học tập của học
sinh. Với những trường hợp cận thị nặng gây ảnh hưởng nặng tới thị lực sau này nếu
không được chăm sóc đúng cách. Điều trị cận thị gây tốn kém về tiền bạc cho cá nhân

và cộng đồng. Ở trường Tiểu học Phú Thị, hàng năm hoạt động khám mắt cho các em
vẫn được diễn ra nhưng vì nhiều hạn chế như về thời gian… nên hoạt động này cũng
chưa mang lại hiệu quả. Dự phòng cận thị là vấn đề đòi hỏi cơ sở vật chất và trang
thiết bị đạt chuẩn, phù hợp với lứa tuổi và mang tính đồng bộ hóa vì vậy cần nguồn
kinh phí lớn khi tiến hành can thiệp.
3.3. Vấn đề bạo lực học đường ở lứa tuổi trung học cơ sở tại trường THCS Phú
Thị ở mức đáng quan tâm.
Bạo lực học đường của học sinh THCS ở trường THCS Phú Thị tuy không phải
là một vấn đề sức khỏe nhưng bạo lực học đường ở lứa tuổi THCS là một vấn đề cần
được quan tâm. Bạo lực học đường là một vấn đề thường gặp ở học sinh THCS Phú
Thị. Bạo lực học đường thường xuất hiện dưới nhiều hình thức, mỗi hình thức đều đưa
đến hậu quả nhất định với học sinh và thậm chí cả thầy cô giáo. Qua đánh giá nhanh
cộng đồng, các em học sinh tiểu học (học ở trường nằm sát trường THCS) nhận xét về
hiện tượng đánh nhau ở trường THCS:“Đánh nhau quá nhiều luôn ạ, bảo vệ còn
không can được nữa là” (Nữ, lớp 3 trường tiểu học Phú Thị) . Trong một buổi nhóm
sinh viên đi tìm hiểu thực tế, quan sát cộng đồng thì cũng bắt gặp một nhóm học sinh
tụ tập ở trước cổng trường và mang theo hung khí để gây rối (Hình ảnh 1). Kết quả
phỏng vấn người dân ở khu vực xung quanh trường cũng cho thấy bạo lực học đường
là một vấn đề rất cần nhận được sự quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết các em học sinh được
phỏng vấn không biết bạo lực học đường là gì mà chỉ cho rằng bạo lực học đường là
khi xảy ra đánh nhau, xô xát. Phần lớn các em được phỏng vấn cho biết đây là hiện
thường gặp ở các khối lớp 8, 9 và không nghĩ đây là vấn đề nghiêm trọng.

7


Nhóm 18 thực địa-Phú Thị

Hình ảnh 1. Học sinh tụ tập trước cổng trường với hung khí để gây rối


3.4. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Phú Thị trong
những năm gần đây khá phổ biến.
NKHHC là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đặc biệt có thể gây thành dịch
và phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi. NKHHC nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể
trở thành mạn tính, làm giảm sức đề kháng và có thể kéo theo một số biến chứng nguy
hiểm như viêm phổi, viêm phế quản cấp… ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ sau này.
Xã Phú Thị có 2 đường quốc lộ là đường 179 và đường 181 đi qua với mật độ phương
tiện giao thông đi lại cao nên khói bụi nhiều và tỷ lệ làm nông nghiệp tại xã cao,
những yếu tố đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp đặc biệt ở trẻ dưới 5
tuổi. Tuy nhiên, Bệnh NKHHC lại diễn biến theo mùa và phụ thuộc vào sức đề kháng
của trẻ nên việc can thiệp và điều trị cần một thời gian dài, tốn kém nhiều nguồn lực.
Theo số liệu sổ khám chữa bệnh của trạm trong từ tháng 8/2014 đến tháng 4/
2015, số lượt trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại trạm về bệnh NKHHC là 35 lượt chiếm tỷ lệ
10,63%. Bệnh này cũng diễn biến theo từng mùa mà con số thống kê ở trên chưa đủ 4
mùa nên chưa phản ánh chính xác con số thực tế. Qua phỏng vấn CB TYT được biết:
“Ở đây NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi cũng là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm, tuy nhiên
do xã gần các bệnh viện lớn nên các trường hợp trẻ bị nặng thường không đến khám
tại trạm” (Nam, CB TYT xã Phú Thị). Cũng theo ý kiến của 6/10 người dân thì vấn đề
NKHHC ở trẻ dưới 5 tuổi cũng là vấn đề cần phải quan tâm.

8


4. Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên
Để xác định VĐSK ưu tiên can thiệp từ 3 VĐSK nổi cộm tại xã và 1 vấn đề quy trình, nhóm tiếp tục sử dụng phương pháp đánh
giá nhanh cộng đồng nhằm thu thập các thông tin cơ sở nhiều hơn. Đồng thời, nhóm tiến hành tham vấn CB TYT, đại diện các trường
tiểu học, THCS trên địa bàn xã, đại diện UBND xã…để tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu can thiệp của từng vấn đề theo nhận định của các
bên liên quan và điều kiện về nguồn lực tại địa bàn xã. Sau đó nhóm dùng phương pháp xác định ưu tiên theo hệ thống thang điểm cơ
bản (BPRS) và phương pháp chấm điểm quy trình được sử dụng để xác định VĐSK ưu tiên trong số các VĐSK nói trên. Riêng vấn đề
“Vấn đề bạo lực học đường của học sinh THCS ở trường THCS Phú Thị ở mức đáng quan tâm ’’ không phải vấn đề sức khoẻ mà

là vấn đề có liên quan đến sức khoẻ nên dùng thang chấm điểm cho quy trình vì phù hợp. Bảng 1 trình bày kết quả chấm điểm các
VĐSK theo thang điểm cơ bản BPRS. Bảng 2 trình bày kết quả chấm điểm quy trình. (Chi tiết xem phụ lục 5)
Bảng 1: Bảng chấm điểm lựa chọn VĐSK ưu tiên
Các yếu tố
STT

VĐSK

A
(Phạm vi
vấn đề)

B
(Mức độ nghiêm
trọng của vấn đề)

C
(Tính hiệu quả
của can thiệp)

BPRS
(A+2B)*C

Tỷ lệ sâu răng ở học sinh trường tiểu
1
học Phú Thị trong năm học 2013-2014
8
5
8
144

cao (30,5%)*
Tỷ lệ cận thị ở học sinh trường tiểu
2
học Phú Thị năm học 2014-2015 cao
7
6
6
114
(14,9%)**
Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ
dưới 5 tuổi tại xã Phú Thị trong những
3
8
8
5
120
năm gần đây khá phổ biến
(10,63%)***
Ghi chú: *30,5% chỉ là tỷ lệ ghi nhận các ca bị sâu răng nặng ảnh hưởng đến sức nhai.
**14,9% chỉ là tỷ lệ ghi nhận các ca bị cận thị nặng đã được gia đình tự đưa đi khám và đeo kính cận.
9

Thứ tự
ưu tiên
1

3

2



*** 10,63% là tỉ lệ ghi nhận các ca trẻ dưới 5 tuổi bị NKHHC từ tháng 8/2014 đến tháng 4/2015.

Bảng 2: Bảng chấm điểm vấn đề quy trình
Tên vấn đề
Vấn đè bạo lực học đường của
học sinh THCS ở trường THCS
Phú Thị ở mức đáng quan tâm

Tác động lên khách hàng
4

Nhu cầu can thiệp
3

Kết quả
12

Từ bảng chấm điểm BPRS và bảng chấm điểm theo qu trình, nhóm đã thảo luận, tham vấn ý kiến từ các bên liên quan, xác định vấn
đề sức khỏe ưu tiên được lựa chọn “Tỷ lệ sâu răng ở học sinh tiểu học Phú Thị trong năm học 2013-2014 cao” (Chi tiết xem Phụ lục
5).

10


III. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP
Sau khi chọn vấn đề sâu răng do CSSKRM không đúng cách là vấn đề cần ưu tiên
can thiệp tại xã, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm đã tiến hành thu thập thông
tin bổ sung. Trước hết, nhóm tham khảo các tài liệu y văn và sử dụng kỹ thuật “Nhưng
– Tại sao” để xây dựng cây vấn đề lý thuyết. Từ đó, nhóm xác định các thông tin cần

thu thập và tổng hợp thành bộ câu hỏi phát vấn tự điền dành cho học sinh tiểu học từ
lớp 3 đến lớp 5 tại trường tiểu học Phú Thị (Chi tiết xem phụ lục 7). Dựa trên các
thông tin thu thập được và cây vấn đề lý thuyết, nhóm đã xây dựng cây vấn đề thực tế.
1. Tên vấn đề ưu tiên can thiệp
Tỷ lệ sâu răng ở học sinh Trường tiểu học Phú Thị năm học 2013- 2014 cao 30,5%
(chỉ tính những trường hợp sâu răng có ảnh hưởng đến sức nhai).
2. Thông tin chung về bệnh sâu răng và vai trò việc chăm sóc sức khỏe răng
miệng đúng cách
Sâu răng là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó nhiều nhất là trẻ em.
Bệnh thực chất là sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá chất vô cơ (tinh thể can-xi) của men
răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra. Sâu răng là
bệnh có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của con người. Do sâu răng là
bệnh có tỷ lệ cao, mắc sớm và khá tốn kém chi phí điều trị, Tổ chức Y tế Thế giới đã
xếp sâu răng là 1 trong 3 tai họa bệnh tật của loài người sau bệnh ung thư và tim mạch.
Tại Việt Nam, bệnh sâu răng có tỷ lệ hiện mắc cao và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Theo kết quả điều tra dịch tễ học trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam thì tỷ lệ
người mắc bệnh sâu răng chiếm tù 50-90% và trên 90% dân số mắc bệnh viêm quanh
răng.[1]
Bệnh sâu răng đặc biệt phổ biến trong lứa tuổi học sinh tiểu học. Theo nghiên cứu
“Thực trạng sâu răng và một số yếu tố liên quan tại trường tiểu học Nhật Tân quận
Tây Hồ năm 2010” thì trên toàn quốc học sinh từ 6 - 8 tuổi có tỷ lệ sâu răng sữa là
84,9%, sâu răng vĩnh viễn là 24,4%; lứa tuổi 9 – 11 tỷ lệ sâu răng sữa là 56,3% và sâu
răng vĩnh viễn là 54,6%. Còn đối với học sinh tiểu học tại khu vực Hà Nội thì có
80,95% trẻ sâu răng sữa, 30,95% trẻ sâu răng vĩnh viễn.[2]
Theo Bác sĩ Vũ Thị Thanh, khoa Dinh Dưỡng Bệnh viện Bạch Mai thì nguyên
nhân gây sâu răng là do vi khuẩn tồn tại và bám trên bề mặt răng nhờ lớp mảng bám
răng cùng với đường trong thức ăn và đồ uống tạo thành acid ăn mòn dần các chất vô
cơ ở men răng và ngà răng làm thành lỗ sâu. Các vi khuẩn gây sâu răng tồn tại từ 20
phút đến khoảng 1 giờ trong miệng sau khi ăn, tuỳ thuộc vào hình thức chế biến đặc,
lỏng hay loãng.[3]

Cách đơn giản nhất để phòng chống bệnh sâu răng cho trẻ đó là mỗi người cần phải
có kiến thức và thực hành CSSKRM đúng cách từ sớm vì trẻ em là một trong số những
đối tượng có nguy cơ cao bị sâu răng do thường xuyên sử dụng các đồ ăn, thức uống
có chứa đường như bánh kẹo, nước ngọt…. Việc chăm sóc răng miệng sớm cho trẻ
đóng vai trò rất quan trọng vì hệ răng sữa khỏe mạnh chính là tiền đề cho một hàm
11


răng vĩnh viễn khỏe mạnh sau này. Các hành vi chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ
làm sạch khoang miệng của trẻ, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, loại bỏ mảng
bám và đường trong thức ăn còn bám trên bề mặt răng, qua đó giữ cho trẻ bộ răng sạch
và giảm nguy cơ sâu răng.
Một trong số những hành vi thường xuyên nhất của việc CSSKRM đó là chải răng
đúng cách. Để chải răng đúng cách, cần chú ý tới các yếu tố: thời điểm chải răng, cách
chải răng và thời gian chải răng. Theo lời khuyên của nha sĩ, thời điểm đánh răng hợp
lý là khoảng 30 phút sau mỗi bữa ăn vì đây là lúc vi khuẩn sinh ra những acid có hại,
tránh chải răng ngay sau khi ăn những thức ăn có chứa acid như cam, chanh… vì có
thể làm mòn men răng, gây ê buốt. Nên chải răng ít nhất 2 lần một ngày và thay bàn
chải 3 tháng một lần để đạt hiệu quả chăm sóc răng miệng tốt nhất. Khi đánh răng, nên
tập trung vào những vị trí nhiều mảng bám như viền nướu (lợi), giữa các răng, chải kỹ
cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của các hàm. Khi chải răng cần đăt bàn chải ở vị
trí trên mặt răng theo đường chéo chếch một góc 45 độ, sau đó chải một hoặc hai răng
một lần theo chiều dọc, thay đổi vị trí của bàn chải một cách nhẹ nhàng để không làm
mòn men răng (Hình ảnh 2). Theo các chuyên gia về nha khoa, thời gian chải răng hợp
lý là khoảng 2 - 3 phút cho tất cả các bước. Như vậy với mỗi bước cần chải trong
khoảng 6- 10 lần. Không nên chải răng quá nhanh vì sẽ không làm sạch được răng
miệng, tuy nhiên cũng không nên chải răng quá lâu vì sẽ làm mòn men răng, gây nên
các triệu chứng ê buốt.[4]

Hình ảnh 2: Các bước chải răng đúng cách [5]

Ngoài chải răng, việc sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng thường xuyên cũng là các
hành vi có lợi trong CSSKRM. Sử dụng các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng
có chứa flour cũng góp phần làm cho men răng cứng hơn, do vậy chống đỡ với vi
khuẩn và acid tốt hơn.
12


3. Thông tin về thực trạng kiến thức và thực hành CSSKRM đúng cách của học
sinh trường tiểu học Phú Thị
3..1 Phương pháp phân tích vấn đề ưu tiên can thiệp
Nhóm đã tiến hành phát vấn 236 học sinh trường tiểu học Phú Thị để tìm hiểu thực
trạng kiến thức và thực hành của học sinh về CSSK răng miệng. Trong đó có 72 học
sinh lớp 3, 92 học sinh lớp 4 và 72 học sinh lớp 5. (Chi tiết xem tại Phụ lục 6). Ngoài
ra, nhóm cũng phỏng vấn 6 học sinh, 1 CB YTHĐ, 5 giáo viên và 5 phụ huynh học
sinh của trường tiểu học Phú Thị (Chi tiết xem Phụ lục 7)
3 ..3
Phân tích vấn đề ưu tiên can thiệp
Hiện nay, xã Phú Thị vẫn đang triển khai chương trình Y tế học đường tại các
trường học, tuy nhiên các hoạt động của chương trình còn khá ít ví dụ như hoạt động
súc miệng bằng nước flour (hoạt động này đã không được thực hiện từ năm ngoái),
hoạt động kiểm tra sức khỏe tổng thể hàng năm trong đó có kiểm tra sức khỏe răng
miệng. Hoạt động truyền thông trực tiếp về kiến thức CSSKRM đúng cách cũng được
tổ chức vào giờ sinh hoạt ngoài trời và cho học sinh thực hành chải răng trên mô hình.
Tuy nhiên, các hoạt động này thực hiện còn hạn chế do thời gian học của học sinh trên
lớp khá dày, các chủ điểm về CSSKRM chỉ được phát động trong thời gian ngắn và
không liên tục, vì vậy hiệu quả đem lại không cao. Theo kết quả phát vấn học sinh
trường tiểu học Phú Thị chỉ có 12,3% học sinh có kiến thức đúng về CSSKRM và
8,9% học sinh có thực hành đúng về CSSKRM. Trong đó học sinh có kiến thức đúng
là những học sinh trả lời đúng 60% số câu hỏi về kiến thức trong bộ câu hỏi phát vấn
và học sinh có thực hành đúng là những học sinh trả lời đúng 60% số câu hỏi về thực

hành. Học sinh có kiến thức đúng và thực hành đúng là học sinh trả lời đúng các câu
hỏi bao gồm đánh răng ít nhất 2 lần một ngày sau bữa ăn, thực hành chải răng đủ 8
bước, mỗi bước chải đủ từ 6 – 10 lần. Cách đánh giá này được nhóm thống nhất sau
khi tham khảo một số nghiên cứu về thực trạng sâu răng và các yếu tố liên quan đến
sâu răng. [2] [6] (Chi tiết xem phụ lục 7)
Phú Thị là một xã nông nghiệp, công việc của người lớn khá bận rộn nên ít có điều
kiện thời gian để tìm hiểu về các kiến thức và thực hành đúng về CSSKRM. Bên cạnh
đó, các hoạt động truyền thông chưa đạt được hiệu quả cao dẫn tới bản thân người dạy
trẻ cách CSRM cũng chưa có được các kiến thức đúng về vấn đề này. Theo cán bộ
UBND xã: “Bình thường người ta (người dân) đi làm suốt, chủ yếu để con cho ông bà
trông thôi”. Bên cạnh đó, qua phỏng vấn CB YTHĐ, cô cho rằng:“Nhiều khi người
lớn cũng không làm đúng đâu, theo thói quen rồi ấy mà”. Đây là một trong những
nguyên nhân khiến trẻ chưa nhận được các kiến thức đúng về CSRM. Ngoài ra, các
hoạt động cung cấp kiến thức về răng miệng trong nhà trường còn rời rạc, thiếu tính
liên lục do CB YTHĐ còn phải kiêm nhiệm nhiều việc khác (kế toán, hành chính...).
“Chủ yếu là những giờ sinh hoạt lớp đầu giờ, nhưng cũng chỉ được một hai lớp. Căn
bản là mình cũng phải kiêm nhiều việc, hành chính, kế toán xong lại trực y tế nên
cũng không có thời gian” (Nữ, CB YTHĐ trường tiểu học Phú Thị). Mặt khác, nhà
13


trường chưa nhận được sự chỉ đạo từ cấp trên về việc lồng ghép các hoạt động cung
cấp kiến thức CSRM trong chương trình học. Các bài học về CSRM chỉ có trong sách
Khoa học lớp 1, 2. Các chương trình phổ biến về CSRM chỉ được triển khai theo chủ
đề sinh hoạt ngoại khóa với quỹ thời gian khá hạn hẹp nên chưa đồng đều và đạt được
hiệu quả cao.
Trong số 29 học sinh có kiến thức đúng chỉ có 14 em có thực hành đúng về
CSSKRM. Như vậy, việc thực hành đúng ở học sinh không chỉ phụ thuộc vào hiểu
biết của các em mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Qua phỏng vấn sâu CB YTHĐ,
cô cho biết:“Thực ra người lớn người ta cũng không để ý đến cái đấy, nhiều khi cũng

không biết đúng thế nào mà dạy, cứ dạy như bình thường thôi”. Như vậy, bản thân
người dạy trẻ cũng không có thực hành đúng về chăm sóc răng miệng. Bên cạnh đó do
bận công việc, PHHS thường không có thời gian để hướng dẫn và thực hành cùng con,
vì vậy không tạo được cho trẻ môi trường để duy trì hành vi thực hành đúng. Mặc dù
có các chương trình hướng dẫn thực hành CSRM trên mô hình được triển khai tại
trường học, tuy nhiên qua kết quả phỏng vấn sâu học sinh, các em cho biết chỉ có một
số bạn được tham gia thực hành trên mô hình. Kết quả này trùng khớp với kết quả phát
vấn, sau khi thống kê chỉ có 63,7% học sinh cho biết các em có được dạy về cách đánh
răng tại trường. Nguyên nhân do thiếu các dụng cụ hỗ trợ thực hành đồng thời giáo
viên chưa có nhiều kỹ năng trong việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động thực hành
CSRM nên chương trình chưa có hiệu quả và không được duy trì.
4. Cây vấn đề thực tế
Thông qua việc thảo luận nhóm, kết quả điều tra phát vấn, các thông tin định tính,
định lượng có được từ các cuộc phỏng vấn sâu cùng các ý kiến đóng góp từ giáo viên
hướng dẫn, CBYT Trạm, CB YTHĐ trường tiểu học Phú Thị, nhóm đã tìm ra 2
nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng “Tỷ lệ sâu răng của học sinh tại trường tiểu học
Phú Thị năm học 2013-2014 cao (30,5% học sinh bị sâu răng có ảnh hưởng đến sức
nhai)” đó là tỷ lệ kiến thức và thực hành về CSSKRM ở học sinh còn thấp (12,3% và
8,9%). Trên thực tế, hai nguyên nhân này có mối liên quan trực tiếp đến nhau. Việc
thiếu kiến thức chính là một trong những yếu tố dẫn tới thực hành không đúng cách.
Gia đình và nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức và
hướng dẫn thực hành đúng cách CSSKRM cho trẻ. Từ những kiến thức đúng về
CSSKRM của bố mẹ, người thân của trẻ, cách hướng dẫn trẻ thực hành CSSKRM cho
đến các hoạt động về CSSKRM tại trường học đều có thể ảnh hưởng đến cách trẻ tiếp
cận, nhận biết, thực hiện đúng các bước CSRM. Chính vì vậy, các yếu tố liên quan đến
gia đình, nhà trường cũng như hiệu quả của các hoạt động hướng dẫn CSSKRM mà trẻ
được tham gia là các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các tỷ lệ về kiến thức và thực hành
đúng về CSRM ở trẻ còn thấp.

14



Tỷ lệ sâu răng của học sinh tại trường tiểu học Phú Thị năm học 2013-2014 cao (30,5%
học sinh bị sâu răng có ảnh hưởng đến sức nhai)

Tỷ lệ có kiến thức đúng về CSSKRM thấp (12,3%)

Tỷ lệ thực hành đúng về CSSKRM thấp (8,9%)

Trẻ không được cung cấp kiến thức đúng về CSSKRM

Bố mẹ/người
thân chưa cung
cấp kiến thức
đúng về
CSSKRM

Bố
mẹ/người
thân chưa có
kiến thức
đúng về
CSSKRM

Thiếu chủ
động tìm
kiếm
thông tin

Bố

mẹ/người
thân chưa
có thái độ
đúng về
CSSKRM

Hoạt động cung
cấp kiến thức
CSSKRM của
nhà trường chưa
hiệu quả

Thiếu thời gian
cho các hoạt
động cung cấp
kiến thức
CSSKRM tại
nhà trường

CBYT hoạt
động phải
kiêm nhiệm
nhiều việc tại
trường

Trẻ không được
hướng dẫn thực
hành CSSKRM
đúng thường xuyên


Bố mẹ
không
có thời
gian

Ở trường
thiếu các
hoạt
động
hướng
dẫn

Bố mẹ dạy trẻ
cách CSSKRM
chưa đúng

Bố mẹ
thực
hành
không
đúng

Thiếu thời
gian dành
cho
hướng
dẫn thực
hành
CSSKRM
tại trường


Các hoạt động
hướng dẫn thực
hành CSSKRM
chưa hiệu quả

Thiếu
các
dụng
cụ hỗ
trợ
thưc
hành

Thiếu các
chương
trình tập
huấn cho
GV về các
kỹ năng
thực hành
CSSKRM

Thiếu chỉ
đạo cụ thể từ
cấp trên
Truyền thông chưa hiệu quả

Phương
thức truyền

15
thông chưa
đa dạng

Thiếu các tài liệu
truyền thông

Sơ đồ 2: Cây vấn đề về tỷ lệ sâu răng
cao ở học sinh trường Tiểu học Phú Thị
dựa trên thực tế


Bên cạnh việc sử dụng kỹ thuật “Nhưng – Tại sao” để tìm ra các nguyên nhân gốc
rễ, nhóm tiến hành tham vấn các bên liên quan, thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu về các
chương trình CSSKRM đã được triển khai cũng như phân tích các điều kiện về nguồn
lực tại địa phương, nhóm đã quyết định chọn ra 4 nguyên nhân gốc rễ phù hợp với tình
hình thực tế tại xã để ưu tiên can thiệp đó là:
• Phương thức truyền thông chưa đa dạng;
• Thiếu các tài liệu truyền thông;
• Thiếu các chương trình tập huấn cho GV về các kỹ năng thực hành CSSKRM;
• Ở trường thiếu các hoạt động hướng dẫn.
Do các điều kiện về nguồn lực tại địa phương còn hạn chế về cả nhân lực và kinh phí
vì vậy qua tìm hiểu nhu cầu của các bên liên quan cũng như đối tượng nhận can thiệp,
nhóm ưu tiên tập trung vào cải thiện và bổ sung các phương thức truyền thông bởi đây
là phương pháp có tính khả thi, hiệu quả, độ bao phủ cao, có khả năng gây chú ý, hấp
dẫn cho các em học sinh. Tập huấn cho GV giúp can thiệp có thể tận dụng và đào tạo
nguồn nhân lực mới mà không tốn quá nhiều chi phí, bên cạnh đó có thể tận dụng
nguồn nhân lực sẵn có tại trường để duy trì các hoạt động cung cấp kiến thức và
hướng dẫn thực hành sau can thiệp, tạo hiệu ứng lâu dài ngay cả sau khi kết thúc
chương trình can thiệp. Ngoài ra, nhóm ưu tiên giải quyết nguyên nhân thiếu hướng

dẫn tại trường, vì lứa tuổi học sinh tiểu học thường có xu hướng nghe lời cô giáo, đồng
thời qua phát vấn 63% các em muốn tìm hiểu về CSSKRM thông qua các bài học tại
trường. Bên cạnh đó, tập trung giải quyết nguyên nhân này giúp tiết kiệm thời gian và
có thể tận dụng nguồn nhân lực tại trường như thầy cô giáo, cán bộ Đoàn/Đội,...
IV. MỤC TIÊU CAN THIỆP
Để xác định được mục tiêu cho can thiệp một cách thực tế, nhóm đã thực hiện
phỏng vấn, tham khảo ý kiến góp ý của CB TYT, giảng viên hướng dẫn, bên cạnh đó
tham khảo kết quả “Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu
răng, viêm lợi tại một số huyện ngoại thành Hà Nội” được thực hiện tại huyện Gia
Lâm và huyện Quốc Oai năm 2012. [7] Qua đó, nhóm xác định được 2 mục tiêu cụ
thể như sau:
1. Tăng tỷ lệ học sinh các khối 3, 4, 5 có kiến thức đúng về chăm sóc sức
khoẻ răng miệng tại Trường tiểu học Phú Thị từ 12,3% lên đến 60% trong
thời gian từ tháng 6/2015 đến tháng 5/2016.
2. Tăng tỷ lệ học sinh các khối 3, 4, 5 có thực hành đúng về chăm sóc sức
khoẻ răng miệng tại Trường tiểu học Phú Thị từ 8,9% lên đến 30% trong
thời gian từ tháng 6/2015 đến tháng 5/2016.

16


V. XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP CAN THIỆP
Sau khi xây dựng cây vấn đề thực tế và xác định được các nguyên nhân gốc rễ của
vấn đề, đồng thời cân nhắc các điều kiện về nguồn lực, nhóm đã tham vấn CB TYT
nhằm xác định các nguyên nhân có thể ưu tiên can thiệp và xây dựng các giải pháp can
thiệp phù hợp nhằm giải quyết các nguyên nhân này tại xã.
• Tên kế hoạch can thiệp
Nâng cao kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khoẻ răng miệng đúng cách của
học sinh các khối 3, 4, 5 trường tiểu học Phú Thị năm học 2015 – 2016.
• Địa điểm: Trường tiểu học Phú Thị, xã Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội.

• Thời gian: Từ tháng 06/2015 đến tháng 05/2016.
• Đối tượng: Học sinh các khối 3, 4, 5 của Trường tiểu học Phú Thị, phụ huynh
học sinh và giáo viên chủ nhiệm Trường tiểu học Phú Thị.
1. Bảng lựa chọn giải pháp
Sau khi xây dựng cây vấn đề, xác định được nguyên nhân gốc rễ cần can thiệp
và xây dựng mục tiêu can thiệp, nhóm đã tiến hành tham vấn CBYT TYT, CB YTHĐ
để đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp. Bên cạnh đó mỗi nhóm giải pháp sẽ
có các phương pháp thực hiện cụ thể. Từ đó, thực hiện chấm điểm để tìm ra những
phương pháp phù hợp nhất. Các phương pháp thực hiện dựa trên 2 tiêu chí là tính hiệu
quả và khả năng thực thi. Thang điểm tối đa cho mỗi tiêu chí là 5 điểm. Kết quả đánh
giá dựa trên tích số của tính hiệu quả và khả năng thực thi. Phương pháp thực hiện
được lựa chọn phải đảm bảo 2 tiêu chuẩn: Tiêu chí hiệu quả và mức độ thực thi phải
có điểm trên mức trung bình (≥ 3), đồng thời tích số này phải lớn hơn hoặc bằng 12.
Dưới đây là bảng lựa chọn các giải pháp can thiệp cho chương trình:

17


Bảng 2: Bảng lựa chọn giải pháp
Nguyên nhân
gốc rễ
Thiếu các tài
liệu truyền
thông.

Phương thức
truyền thông
chưa đa dạng.

Giải pháp


Bổ sung tài
liệu truyền
thông.

Đa dạng hóa
các phương
thức truyền
thông thông
qua các kênh
khác nhau sẵn
có tại địa
phương.

Phương pháp thực hiện

Xin tài liệu truyền thông từ tuyến trên, các cơ quan và tổ
chức khác.

Truyền thông qua loa đài vào giờ nghỉ giải lao 2 lần/tuần
(thứ 3, thứ 6) vào tuần thứ 2 và tuần thứ 4 của tháng 9/2015
và tháng 3/2016 tại trường.
Truyền thông qua loa đài hai tháng một lần (chủ nhật đầu
tiên của tháng) vào khung giờ 16h30-17h trên toàn xã.
Tổ chức các hoạt động lồng ghép chủ đề CSSKRM tại lớp,
hoạt động Đoàn/Đội tại trường.
Tổ chức các hoạt động chia sẻ kỹ năng thực hành CSSKRM
cho học sinh thông qua bảng tin.
Truyền thông trực tiếp kết hợp phát tờ rơi cho PHHS về
kiến thức và kỹ năng hướng dẫn thực hành cho con em

mình về CSSKRM đúng cách (buổi họp phụ huynh đầu
năm, cuối học kỳ I, cuối học kỳ II…).

18

Chấm điểm
Hiệu
Khả
Tích
quả
thi

Thực
hiện
(C/K)

4

5

20

C

3

4

12


C

3

3

9

K

4

4

16

C

4

3

12

C

4

3


12

C


Thiếu các
chương trình
tập huấn cho
CB YTHĐ và
các giáo viên
chủ nhiệm về
các kỹ năng
hướng dẫn
thực hành
CSRM cho trẻ.
Ở trường thiếu
các hoạt động
hướng dẫn
thực hành
CSSKRM
đúng cách cho
trẻ.

Tổ chức buổi
tập huấn cho
CB YTHĐ và
các giáo viên
chủ nhiệm vè
các kỹ năng
hướng dẫn

thực hành
CSSKRM cho
trẻ.
Bổ sung các
hoạt động
hướng dẫn
thực hành
CSSKRM
đúng cách cho
trẻ.

Mời chuyên gia về tập huấn cho CB YTHĐ và các giáo
viên chủ nhiệm.

4

3

12

C

Lồng ghép vào các buổi/giờ sinh hoạt lớp để tổ chức kiểm
tra kỹ năng thực hành CSSKRM của trẻ (thực hành trên mô
hình, cho học sinh tự thực hành).

4

3


12

C

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về CSSKRM đúng cách
(đóng kịch,…) nhân các dịp lễ của trường.

4

3

16

C

19


2. Lí giải lựa chọn giải pháp
Sau khi tiến hành chấm điểm tích số hiệu quả khả thi, nhóm lựa chọn và phân
nhóm các giải pháp như sau:
• Các hoạt động truyền thông
- Xin tài liệu truyền thông từ tuyến trên, các cơ quan và tổ chức khác.
- Truyền thông qua loa đài vào giờ nghỉ giải lao 2 lần/tuần (thứ 3, thứ 6) vào tuần
thứ 2 và tuần thứ 4 của tháng 9/2015 và nhắc lại vào tháng 3/2016 tại trường.
- Truyền thông trực tiếp kết hợp phát tờ rơi cho PHHS về kiến thức và kỹ năng
hướng dẫn thực hành cho con em mình về CSSKRM đúng cách (buổi họp phụ
huynh đầu năm, cuối học kỳ I, cuối học kỳ II…).
• Các hoạt động can thiệp khác
Tổ chức các hoạt động lồng ghép chủ đề CSSKRM tại lớp, hoạt động

Đoàn/Đội tại trường.
- Tổ chức các hoạt động chia sẻ kỹ năng thực hành CSSKRM cho học sinh
thông qua bảng tin.
- Mời chuyên gia về tập huấn cho CB YTHĐ và các giáo viên chủ nhiệm.
- Lồng ghép vào các buổi/giờ sinh hoạt lớp để tổ chức kiểm tra kỹ năng thực
hành CSSKRM của trẻ (thực hành trên mô hình, cho học sinh tự thực hành).
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về CSSKRM đúng cách (đóng kịch, kể chuyện,…).
(chi tiết xem phụ lục 8)

20


VI.

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
1. Kế hoạch hoạt động

Bảng 3: Kế hoạch hoạt động của can thiệp
Tên kế hoạch: Kế hoạch can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành về CSSKRM đúng cách của học sinh tiểu học
tại xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội (06/2015 – 05/2016).
Mục tiêu:
1. Tăng tỷ lệ học sinh tiểu học có kiến thức đúng tại trường tiểu học Phú Thị từ 12,3% lên 60% từ tháng 6/2015 đến tháng 5/2016
2. Tăng tỷ lệ học sinh tiểu học có thực hành đúng tại trường tiểu học Phú Thị từ 8,9% lên 30% từ tháng 6/2015 đến tháng 5/2016
Giải pháp 1: Bổ sung tài liệu truyền thông
Các hoạt
Người thực
Người phối
Người
Phương pháp
Thời gian

Địa điểm
Nguồn lực
Kết quả
động
hiện
hợp
giám sát
Đủ tài liệu
Liên hệ và
truyền thông
xin tài liệu
- TTYT
nhận từ các
Xin tài liệu
truyền thông
huyện
cơ quan/tổ
truyền thông
của TTYT
- TTYT dự
1/6/2015
chức/cá
từ tuyến trên, huyện, TTYT
CB YTHĐ và Trạm trưởng
phòng tỉnh
đến
CBCT
nhân liên
- Trường Đại
các cơ quan

dự phòng
CBCT
TYT
10/6/2015
quan (bao
học Y tế công
và tổ chức
tỉnh, chuyên
gồm tờ rơi,
cộng.
khác
gia trong
sách mỏng,
- Bộ y tế
ngành, Bộ y
video, clip,
tế
…..)
Giải pháp 2: Đào tạo kỹ năng chuyên môn cho giáo viên chủ nhiệm và CB YTHĐ

21


×