Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xã Dương quang và biện pháp can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.16 KB, 60 trang )

Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

LỜI CẢM ƠN
Với mục đích nâng cao kiến thức cũng như khả năng áp dụng trên thực tế của
sinh viên, trường Đại học Y tế Công cộng đã tổ chức chương trình thực địa năm thứ 3
cho sinh viên. Nhóm 14 Khóa 11 trường Đại học Y tế Công cộng chúng em gồm 8
thành viên được phân công thực tập tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội trong thời gian từ ngày 6/04/2015 đến 17/04/2015.
Trong thời gian học tập tại địa phương, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ tích
cực từ nhà trường, thầy cô giáo hướng dẫn, Trạm y tế và Ủy ban nhân dân xã Dương
Quang.
Chúng em trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Ủy ban nhân dân và các cán bộ của
Trạm y tế xã Dương Quang.
Chúng em cũng trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Đại
học, phòng Quản lý sinh viên và các phòng ban khác của trường Đại học Y tế Công
cộng đã quan tâm động viên và đốc thúc chúng em trong quá trình thực địa xa trường..
Và đặc biệt, chúng em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Kim Ngân đã tận tình
hướng dẫn về chuyên môn, động viên tinh thần nhóm trong suốt trước, trong và sau
quá trình thực địa để nhóm hoàn thành tốt nhất bản báo cáo của mình.
Mặc dù vậy, do chúng em còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trong
việc xây dựng một bản kế hoạch nên báo cáo này sẽ không thể tránh khỏi những sai
sót cần chỉnh sửa. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để
báo cáo được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2015
Thay mặt nhóm sinh viên
Nhóm trưởng
Trần Hồng Thủy



Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN
THIỆP........................................................................................................................... 2
1. Phương pháp thu thập thông tin.........................................................................2
1.1. Các vấn đề nổi cộm tại xã Dương Quang.........................................................3
1.1.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang năm
2014 cao (11,6%)...................................................................................................3
1.1.2. Tỷ lệ tai nạn giao thông trong độ tuổi 20 – 60 trong năm 2014 cao
(14,08%).................................................................................................................4
1.1.3. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh tiểu học tại xã Dương Quang tăng
nhanh trong 3 năm trở lại đây (3,3% đến 9,5%)................................................4
1.1.4. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt thực hiện chưa hợp lý......................4
1.2. Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên can thiệp....................................................5
III. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN
THIỆP........................................................................................................................... 5
1. Phân tích vấn đề can thiệp...................................................................................5
1.1.1. Tên vấn đề....................................................................................................5
1.1.2. Phương pháp thu thập thông tin................................................................5
1.2. Phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên....................................................................6
1.2.1. Khái niệm, phân loại:..................................................................................6
1.2.2. Tình hình ở Việt Nam.................................................................................6
1.2.3. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang...........6
1.3. Cây vấn đề..........................................................................................................8
1.4. Phân tích nguyên nhân gốc rễ...........................................................................8

IV. MỤC TIÊU CAN THIỆP......................................................................................9
1. Mục tiêu chung:....................................................................................................9
1.1. Mục tiêu cụ thể:.................................................................................................9
1.2. Thời gian............................................................................................................9
1.3. Địa điểm..............................................................................................................9
1.4. Đối tượng can thiệp...........................................................................................9
V. XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP CAN THIỆP..................................................................9
1. Lựa chọn giải pháp can thiệp...............................................................................9
1.1. Giải thích chấm điểm giải pháp can thiệp......................................................11
VI. KẾ HOẠCH CAN THIỆP..................................................................................12
VII. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT...................................................................................17
1. Mục đích của giám sát hỗ trợ.............................................................................17


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

1.1. Sơ đồ giám sát hỗ trợ.......................................................................................18
1.2. Vai trò của các bên liên quan trong sơ đồ giám sát.......................................18
VIII. KẾ HOẠCH THEO DÕI ĐÁNH GIÁ............................................................19
1. Tên kế hoạch.......................................................................................................19
1.1. Mục tiêu theo dõi, đánh giá.............................................................................19
1.2. Các chỉ số theo dõi đánh giá............................................................................19
IX. KẾT LUẬN..........................................................................................................19
1. Kết quả thu được từ đợt thực địa......................................................................19
1.1. Bài học kinh nghiệm........................................................................................20
1.2. Khuyến nghị.....................................................................................................20
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................21
XI. PHỤ LỤC.............................................................................................................22



Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

CBPTDD
CBTV
CBTYT
CBYT
CBYTTB
CSSKBĐ
NCS
NSV
PVS
PNMT
SDD
TNGT
TNTT
TTYT
TYT
UBND
VDD
WHO

Nhóm 14 – Dương Quang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cán bộ phụ trách dinh dưỡng
Cán bộ tư vấn
Cán bộ trạm y tế
Cán bộ y tế

Cán bộ y tế thôn bản
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Người chăm sóc
Nhóm sinh viên
Phỏng vấn sâu
Phụ nữ mang thai
Suy dinh dưỡng
Tai nạn giao thông
Tai nạn thương tích
Trung tâm y tế
Trạm y tế
Ủy ban nhân dân
Viện dinh dưỡng
World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Biểu đồ 1: Mô hình bệnh tật tại xã Dương Quang năm 2014 (%)............................2
Hình 1: Quy trình thu thập thông tin.........................................................................3
Bảng 1: Chấm điểm BPRS..........................................................................................5
Bảng 2: Lựa chọn giải pháp can thiệp......................................................................10
Bảng 3: Kế hoạch hành động chi tiết........................................................................12
Bảng 4: Kế hoạch hoạt động theo thời gian.............................................................16
Bảng 5: Dự trù kinh phí............................................................................................17
Hình 2: Sơ đồ giám sát hỗ trợ...................................................................................18
Bảng 6: Vai trò của các bên liên quan trong sơ đồ giám sát...................................18

Biểu đồ 3: Phân bố mối quan hệ giữa trẻ và người chăm sóc chính (đơn vị: %). .40
Biểu đồ 4: Tình hình cân nặng sơ sinh của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang
năm 2015.....................................................................................................................40
Bảng 6: Kết quả phát vấn 1 số kiến thức, thực hành của NCS trẻ.........................40
Bảng 7: Kết quả phát vấn kiến thức đúng...............................................................41
Bảng 8: Điểm kiến thức của đối tượng được phát vấn............................................41
Bảng 9: Kết quả phát vấn thực hành đúng..............................................................42
Bảng 10: Điểm thực hành của đối tượng được phát vấn.........................................42
Biểu đồ 5: Đánh giá của người dân về chương trình truyền thông về SDD lại trạm
y tế xã Dương Quang (đơn vị: %).............................................................................43
Bảng 11: Tỷ lệ người chăm sóc mong muốn các hoạt động truyền thông tại xã...43
Bảng 12: Tỷ lệ người chăm sóc mong muốn thông tin truyền thông.....................43


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Để xây dựng kế hoạch can thiệp khả thi, phù hợp với địa phương, nhóm đã tiến
hành thu thập thông tin thứ cấp từ sổ sách, báo cáo của trạm y tế (TYT), ủy ban nhân
dân (UBND), thông tin sơ cấp từ cán bộ UBND xã, cán bộ y tế (CBYT) tại trạm,…và
có được các thông tin về bối cảnh, địa bàn xã Dương Quang được thu thập đầy đủ, cụ
thể như sau:
Xã Dương Quang là một xã có địa hình bằng phẳng, cách trung tâm huyện Gia
Lâm khoảng 5 km về phía Đông Bắc. Phía Đông xã giáp với huyện Thuận Thành, Bắc
Ninh, phía Nam giáp huyện Văn Lâm, Hưng Yên và giáp các xã của huyện Gia Lâm.
Xã có diện tích khoảng 528,67 ha với tổng số dân năm 2014 là 12.028 người thuộc

3.773 hộ. Người dân trên địa bàn xã chủ yếu là người Kinh. Xã bao gồm 9 thôn là Yên
Mỹ, Bình Trù, Đề Trụ 7, Đề Trụ 8, Bài Tâm, Lam Cầu, Quán Khê, Quang Trung, Tự
Môn.
Dương Quang là một xã phát triển chậm và nghèo của huyện Gia Lâm, nguồn
thu nhập chính của các hộ gia đình chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 2014, thu
nhập bình quân đầu người trên toàn xã là 22,8 triệu/người/năm.
Công tác giáo dục, văn hóa tại xã được chú trọng, quan tâm. Hiện trên địa bàn
xã có ba trường công lập bao gồm một trường mầm non, một trường tiểu học và một
trường trung học cơ sở. Công tác truyền thông của xã được đầu tư với hệ thống loa
phát thanh hiện đại được bố trí rộng khắp ở 9 thôn.
Trạm y tế xã (TYT) Dương Quang nằm ở vị trí trung tâm của xã, giáp đường
liên xã. Diện tích xây dựng khối nhà chính là 327 m 2/ 1.300 m2 tổng diện tích khuôn
viên TYT. Nhân lực trạm y tế có 8/8 đồng chí công chức, trong đó có 2 y sỹ đa khoa, 3
điều dưỡng trung học, 2 hộ sinh trung học, 1 dược sỹ trung học. Và 1 bác sỹ tăng
cường 3 ngày/ tuần (Chi tiết xem phụ lục 1 trang 22). Ngoài ra, hỗ trợ cho trạm là 9
cán bộ y tế thôn bản (CBYTTB) có trình độ sơ cấp trở lên với nhiệm vụ chính là nắm
bắt tình hình sức khỏe tại địa bàn của mình, vận động và thông báo các chương trình
sức khỏe đến người dân, quản lý dân số của thôn và hỗ trợ các hoạt động khác tại xã.
TYT trang bị cho CBYTTB đủ 9/9 túi y tế thôn, mỗi túi được trang bị đủ cơ số thuốc,
vật tư y tế, dụng cụ, tài liệu truyền thông, giáo dục sức khỏe. TYT cùng với các
CBYTTB về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban
đầu (CSSKBĐ) và phòng chống dịch bệnh cho toàn bộ người dân trên địa bàn xã.
Về công tác phòng chống dịch bệnh, khi nhận báo ca dịch mới, TYT tiến hành
cập nhật thông tin, điều tra và phối hợp với các khoa xử lý kịp thời. Tuy nhiên, TYT
gặp nhiều khó khăn do nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ xử lí phân gia súc, gia cầm chưa
đúng quy định. Môi trường tại một số thôn chưa đảm bảo vệ sinh.
Về công tác khám chữa bệnh tại TYT, trạm chủ yếu tiếp nhận và xứ trí các ca
bệnh thông thường như viêm họng, viêm phế quản, tiêu chảy, các trường hợp tai nạn
thương tích (TNTT). Các trường hợp cấp cứu đều được xử trí hoặc sơ cứu và chuyển
tuyến kịp thời, không xảy ra tai biến tại trạm.


1


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

Biểu đồ 1: Mô hình bệnh tật tại xã Dương Quang năm 2014 (%)
Nguồn: Sổ khám chữa bệnh tại TYT xã Dương Quang năm 2014 (tỷ lệ % tổng số bệnh)

TYT vẫn duy trì triển khai các chương trình quốcgia như: Chăm sóc sức khỏe
sinh sản, y tế học đường, phòng chống đái tháo đường, tăng huyết áp đồng thời tiến
hành cấp phát thuốc và quản lý hồ sơ bệnh nhân lao và bệnh nhân tâm thần.,….TYT
đã thực hiện đầy đủ các tiêu chí được đưa ra nhưng vẫn còn một số vấn đề sức khỏe:
tật khúc xạ ở trẻ em tiểu học (9,5% - 4/2015), suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em dưới 5
tuổi (11,6% - 2014), tai nạn giao thông (14,08% - 2014) và công tác quản lý rác thải
chưa được chú trọng.
II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN
THIỆP
1. Phương pháp thu thập thông tin
Trong quá trình thực địa tại xã, nhóm đã tiến hành thu thập thông tin thứ cấp và
sơ cấp để xác định các vấn đề sức khỏe nổi cộm và vấn đề sức khỏe ưu tiên.
• Thông tin thứ cấp: sổ sách, báo cáo, tài liệu của trạm y tế, ủy ban nhân dân,…
• Thông tin sơ cấp: phỏng vấn cán bộ y tế, người dân, quan sát, đánh giá nhanh
cộng đồng.

2



Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Sổ sách, báo
cáo

PV CBYT

Nhóm 14 – Dương Quang

Thông tin xã,
TYT

4 VĐ nổi cộm

Thảo luận
PVN cộng
đồng,
CBYT

Giải pháp, kế hoạch can
thiệp

VĐ ưu tiên can
thiệp
Thảo
luận

PVS
cộng
đồng,

CBYT

Cây vấn đề

Thảo luận, tham
khảo ý kiến các bên
liên quan
Hình 1: Quy trình thu thập thông tin
1.1. Các vấn đề nổi cộm tại xã Dương Quang
Qua quá trình thu thập thông tin, nhóm đã xác định được 3 vấn đề sức khỏe nổi
cộm tại xã bao gồm: tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi cao (11,6%), tỷ lệ tai nạn
giao thông ở người có độ tuổi từ 20 đến 60 cao (14,08%) và tỷ lệ hiện mắc tật khúc xạ
ở học sinh tiểu học cao (9,5%); bên cạnh đó là 1 vấn đề quy trình: công tác quản lý rác
thải sinh hoạt thực hiện chưa hợp lý.
1.1.1.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang năm
2014 cao (11,6%)
Năm 2014, xã có 1287 trẻ em từ 0-5 tuổi. Trong đó có 150 trẻ SDD thể nhẹ cân
(chiếm 11,6%) và có 219 trẻ SDD thể thấp còi (chiếm 17%). Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân đã
giảm nhiều qua các năm (năm 2007 là 21%, 2012 là 13,9%, 2013 là 12,8%) nhưng vẫn
cao so với các xã khác ở huyện Gia Lâm. (Chi tiết xem trong phụ lục 2 trang 24)
Qua phỏng vấn nhanh cộng đồng và phỏng vấn CBTYT nhóm nhận thấy vấn đề
dinh dưỡng là vấn đề được nhiều người quan tâm, có 6/11 người dân tham gia phỏng
vấn chọn vấn đề dinh dưỡng là vấn đề ưu tiên. Cán bộ y tế phụ trách dinh dưỡng cho
biết mẹ hay người chăm sóc trẻ chưa nắm rõ về việc ăn uống hợp lý của trẻ. Người dân
cũng chia sẻ họ chưa biết cho trẻ ăn thế nào là đủ và giàu chất dinh dưỡng.
TYT đã triển khai các chương trình phòng chống SDD như cho ăn bổ sung, tập
huấn về chăm sóc trẻ cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ. Nhưng 2 năm trở lại đây
chương trình đã giảm hoạt động do thiếu kinh phí. TYT chủ yếu tổ chức cân đo cho trẻ
hàng tháng. Tuy nhiên, kết quả về tình trạng dinh dưỡng của trẻ không được cung cấp

do đó gia đình chưa biết rõ về tình trạng của trẻ, cũng như không biết để bổ sung dinh
dưỡng cho trẻ.Các chương trình dinh dưỡng khác tại TYT không được nhiều người
biết và tham gia. Khi được hỏi thì người dân chia sẻ:
“Không biết chương trình suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã bây giờ” (Nữ,
25 tuổi, thôn Lam Cầu).

3


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

“Không biết đến chương trình cải thiện tình trạng SDD ở trẻ, đi cân thì người
ta cũng chỉ nói là thiếu cân hay đủ cân” (Nữ, 55 tuổi, thôn Bình Trù).
1.1.2.
Tỷ lệ tai nạn giao thông trong độ tuổi 20 – 60 trong năm 2014 cao
(14,08%)
Theo thống kê từ sổ khám chữa bệnh của TYT xã năm 2014, tỷ lệ TNTT là
21,08%, đứng thứ hai trong mô hình bệnh tật. Trong đó, tỷ lệ người bị TNGT trên
tổng số các ca TNTT năm 2014 là khoảng 34,5%. Cũng trong năm đó, TYT ghi nhận
có 3 trường hợp tử vong do TNGT trên địa bàn. Theo sổ thống kê TNTT xã, 84,5%
tổng số các ca TNGT là trong độ tuổi 20 – 60, đây là độ tuổi lao động chính, tham gia
tất cả các hoạt động của xã hội. Tỷ lệ TNGT trong độ tuổi 20-60 chiếm 6,14% tổng số
lượt khám chữa bệnh tại TYT
Trên địa bàn xã Dương Quang có nhiều đoạn đường có mật độ phương tiện tham
gia giao thông cao, tuy nhiên nhóm quan sát thấy có nhiều đoạn đường khuất chưa có
hệ thống biển báo nguy hiểm, hệ thống hỗ trợ an toàn giao thông (đèn chiếu sáng, rào
chắn…). Một bộ phận người dân còn chưa chấp hành nghiêm túc luật an toàn giao
thông như không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định,… khi tham gia giao

thông. Mặc dù vậy, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm và hiện chưa có chương trình
can thiệp giảm tỷ lệ TNGT và tập trung giải quyết giảm tối thiểu thiệt hại do TNGT.
Tiến hành phỏng vấn nhanh cộng đồng, nhóm sinh viên nhận thấy người dân đã
có ý thức hơn khi tham gia giao thông, các vụ TNGT cũng đang có xu hướng giảm dần
về số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng.
1.1.3.
Tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh tiểu học tại xã Dương Quang tăng
nhanh trong 3 năm trở lại đây (3,3% đến 9,5%)
Trong vòng 3 năm trở lại đây, tỷ lệ học sinh trường tiểu học tại xã mắc tật khúc
xạ đã gia tăng theo cấp số nhân. Năm 2013, tỷ lệ này là 3,3%, tới năm 2014 đã vượt
lên mức 6,5%, cao hơn 2 lần so với năm 2013. Theo kết quả kiểm tra sức khỏe vào
ngày 8/4/2015, toàn trường có 9,5% học sinh mắc tật khúc xạ, tăng gấp 3 lần so với 2
năm trước.
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng tỷ lệ mắc tật khúc xạ là do bản thân các em học
sinh không ngồi đúng tư thế khi học bài. Hơn nữa do trẻ mới ở độ tuổi tiểu học nên
thường không để ý đến việc tự bảo vệ mắt. Theo lời của CBYT tại trường:
“Cô cũng thường đi quan sát từng lớp, xem cháu nào nó ngồi không đúng tư thế
là cô vào chỉnh sửa lại ngay. Nhưng cũng vì các cháu nó cũng còn bé, nên lắm lúc
mới nhắc được 1 đến 2 phút là các em ấy lại ngồi sai trở lại” (Cô N, CBYT học
đường).
Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác như trẻ hay xem tivi ở khoảng cách
gần, học bài trong điều kiện không đủ ánh sáng, bàn ghế ngồi học có kích thước không
phù hợp,…
Để khắc phục tình trạng này, hàng tuần, trong các buổi sinh hoạt trong giờ chào
cờ, giáo viên phối hợp với CBYT tại trường tổ chức tuyên truyền về chương trình
phòng chống tật khúc xạ bằng hình thức trả lời câu hỏi. Nhà trường cũng phối hợp với
các bậc phụ huynh nhắc nhở con em thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp tại nhà để bảo
vệ đôi mắt.
1.1.4.
Công tác quản lý rác thải sinh hoạt thực hiện chưa hợp lý

Tại xã Dương Quang, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên trầm
trọng và đáng quan tâm. Trong đó, việc xử lý rác thải không hợp lý được xem là vấn
đề quan trọng nhất. Mặc dù chỉ là một xã nhưng việc quản lý rác thải lại được thực
4


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

hiện không đồng đều giữa các thôn. Chỉ có 4/9 thôn có bãi rác tập trung, một số thôn
có người đi thu dọn rác đều đặn 2 ngày 1 lần tại các hộ gia đình, nhưng cũng có thôn
rác để ứ đọng ven đường, tại các bãi rác tự phát hàng tháng không có ai thu dọn. Một
người dân ở xã cho hay:
“Rác đưa ra người ta chở đi nhưng từ tháng 12 đến giờ ở thôn không có người
đi thu rác nữa.” (Chị N, 30 tuổi, thôn Lam Cầu).
Xã đã có quy định về việc thu dọn rác, nhưng do thù lao cho công việc chưa cao
nên không có đủ nhân lực. Một người dân cho hay:
“Tăng thu phí vệ sinh lên để hỗ trợ cho người đi thu rác chứ tiền công của người
đi thu rác có 750 đến 800 nghìn thì quá thấp nên họ nghỉ, không làm nữa.” (Chị N, 30
tuổi thôn Lam Cầu).
Việc quản lý rác thải không hợp lý gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường nơi
người dân sinh sống. Khi được phỏng vấn, người dân cho biết:
“Những hôm trời nóng mùi hôi thối bốc lên, nhất là sau đám cưới rác nhiều,
thức ăn thừa để có mùi ghê, khó chịu lắm.” (Cô Y, 45 tuổi, thôn Yên Mỹ).
Khi phỏng vấn người dân về vấn đề quản lý rác thải, có 3/11 người cho rằng đây
là vấn đề cần quan tâm và giải quyết. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này cần phân bổ
nhân lực, trả lương cho công nhân vệ sinh hợp lý. Việc này liên quan đến nhiều ban
ngành đoàn thể tại địa phương, vượt quá phạm vi kiểm soát của trạm y tế nên can thiệp
không khả thi.

1.2. Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên can thiệp
Nhóm sinh viên đã sử dụng thang chấm điểm BPRS với thang điểm cao nhất là
10 điểm cho 3 vấn đề sức khỏe nổi cộm để chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên can thiệp.
Bảng 1: Chấm điểm BPRS
Các yếu tố
Điểm
Thứ tự
STT Vấn đề sức khỏe
A
B
C
BPRS
ưu tiên
[1-10]
[1-10]
[1-10] [A+2B]xC
Suy dinh dưỡng ở
1
10
7
9
216
1
trẻ em dưới 5 tuổi
2
Tai nạn giao thông
3
9
5
105

2
Tật khúc xạ ở học
3
6,5
4,5
6
93
3
sinh tiểu học
Từ 3 vấn đề sức khỏe nổi cộm tại xã, nhóm tiến hành chấm điểm và lựa chọn vấn
đề suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi có số điểm cao nhất (Bảng lý giải chấm điêm
BPRS xem chi tiết phụ lục 4 trang 29).Sau đó, nhóm tiến hành phỏng vấn CBYT và
thảo luận phân tích để so sánh giữa vấn đề sức khỏe: suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5
tuổi và vấn đề quy trình: ô nhiễm không khí do quản lý rác thải. Nhóm đã lựa chọn vấn
đề suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là vấn đề cần được ưu tiên can thiệp.
III. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN
THIỆP
1. Phân tích vấn đề can thiệp
1.1.1.
Tên vấn đề
Tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang cao (11,6% -2014)
1.1.2.
Phương pháp thu thập thông tin
Sau khi xác định được vấn đề sức khỏe ưu tiên, nhóm sinh viên (NSV) đã xây
dựng cây vấn đề lý thuyết, kết hợp với PVS CBYT, PVS người chăm sóc trẻ và bộ câu

5


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi


Nhóm 14 – Dương Quang

hỏi phát vấn người chăm sóc trẻ để hoàn thiện cây vấn đề và xác định rõ nguyên nhân
gốc rễ.
1.2. Phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên
1.2.1.
Khái niệm, phân loại:
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh
huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể.
Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nhận định tình trạng dinh
dưỡng cho trẻ em chủ yếu dựa vào 3 chỉ số cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi và cân
nặng/chiều cao. WHO đã giới thiệu một quần thể tham chiếu cho trẻ dưới 5 tuổi. WHO
chính thức khuyến nghị sử dụng giới hạn từ -2SD đến +2SD để phân loại tình trạng
dinh dưỡng trẻ em với cách tính:
Kích thước đo được – Số trung bình của quần thể tham khảo
SD score =
Độ lệch chuẩn của quần thể tham khảo
Z-score cân nặng/tuổi < -2SD: trẻ bị SDD thể nhẹ cân
Z-score chiều cao/tuổi < -2SD: trẻ bị SDD thể thấp còi
Z-score cân nặng/chiều cao < -2SD: trẻ bị SDD thể còm còi
1.2.2.
Tình hình ở Việt Nam
Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế, chất lượng đời sống của người dân
Việt Nam đã được tăng cao. Từ đó tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam đã có
xu hướng giảm dần qua các năm.cả về thể nhẹ cân (từ 22 % năm 2007 xuống còn
14,6% năm 2014) và thấp còi (từ 34 % năm 2007 xuống còn 25% năm 2014).

Biểu đồ 2: Diễn biến suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi toàn quốc (2007 – 2014)
Nguồn: Viện Dinh Dưỡng


1.2.3.
Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang
Hiện nay, tại xã Dương Quang, tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi thể cân nặng/tuổi là
11,6% và chiều cao/tuổi là 17%. Theo báo cáo tổng kết y tế năm 2007, tỷ lệ SDD ở trẻ
em dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang cao nhất huyện Gia Lâm ( 21%). Tỷ lệ này đã
giảm còn 12,8% vào năm 2013 và còn 11,6% vào năm 2014. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn
còn cao so với tỷ lệ chung của huyện (9,2%).Theo CBYT phụ trách dinh dưỡng tại
TYT

6


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

“ Người dân bây giờ có điều kiện hơn trước nên khi con bị suy dinh dưỡng họ
cho con ăn thêm nhiều bữa, cho uống sữa nhưng không biết thế nào là đúng và đủ
chất dinh dưỡng” (Nữ - CBYT xã Dương Quang).
Kết quả phát vấn cho thấy, chỉ có 26,5% NCS trẻ có kiến thức đúng về chăm sóc
dinh dưỡng cho trẻ. Chỉ có 49% NCS trẻ biết về lợi ích của sữa mẹ, 25% biết về hậu
quả khi thiếu vi chất dinh dưỡng như vitamin A.
Bên cạnh đó, tỷ lệ NCS trẻ có thực hành chăm sóc dinh dưỡng đúng cho trẻ cũng
thấp (36,7%). Cụ thể, vẫn còn 22,4% NCS trẻ ăn kiêng khi cho con bú, 46,5% NCS trẻ
thực hành chưa đúng khi trẻ bị tiêu chảy và đáng lưu ý nhất là tỷ lệ NCS trẻ cai sữa
cho trẻ trước 2 tuổi lên tới 65,3%. Có tới 32,7% NCS trẻ không biết đến dịch vụ tư vấn
tại trạm, 14,28% NCS trẻ nhận được thông tin về dịch vụ dinh dưỡng qua loa đài.
Ngoài ra số buổi truyền thông về kiến thức và thực hành về chăm sóc trẻ chưa được
được nhiều và thông tin chưa được hấp dẫn, tài liệu truyền thông không đủ về số

lượng. Do trạm chỉ có 1 cán bộ y tế chuyên trách về dinh dưỡng nên không có thời
gian và cơ hội tiếp xúc với người NCS trẻ. Đặc biệt vấn đề quan trọng là chưa có kinh
phí để thực hiện các chương trình dinh dưỡng.

7


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

1.3. Cây vấn đề

1.4. Phân tích nguyên nhân gốc rễ
Xem chi tiết phụ lục 10 trang 44

8


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

IV. MỤC TIÊU CAN THIỆP
1. Mục tiêu chung:
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang, huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội Nội từ 11,6% vào năm 2014 xuống còn 9,6% vào tháng 7 năm
2016.
1.1. Mục tiêu cụ thể:
• Tăng tỷ lệ người dân biết tới chương trình tư vấn về suy dinh dưỡng trẻ em

dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từ 67,3%
lên 90% vào tháng 7 năm 2016.
• Tăng tỷ lệ người có kiến thức đúng về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi từ 26,5% lên
85% vào tháng 7 năm 2016 tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.
• Tăng tỷ lệ người có thực hành đúng về chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi từ 36,7% lên
85% vào tháng 7 năm 2016 tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.
1.2. Thời gian
Từ tháng 7/2015 đến 7/2016.
1.3. Địa điểm
Xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.4. Đối tượng can thiệp
• Người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi đang sinh sống tại xã Dương Quang, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
• CBYT phụ trách chương trình dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi.
V. XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP CAN THIỆP
1. Lựa chọn giải pháp can thiệp
Dựa vào ý kiến cộng đồng, sự góp ý của CBYT và kiến thức cũng như phân tích
các nguyên nhân thực tế tại xã nhóm đã đề ra các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ SDD ở trẻ
dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội như sau:

9


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

Bảng 2: Lựa chọn giải pháp can thiệp

Mục tiêu

Nguyên nhân
gốc rễ

Giải pháp

Nâng cao kiến
thức về dinh
Quan niệm chưa
dưỡng cho
đúng về nuôi
người chăm
dưỡng trẻ nhỏ
sóc trẻ

Giảm tỷ lệ
SDD ở trẻ
dưới 5 tuổi
tại xã
Dương
Quang

Kinh phí cho
chương trình
DD hạn chế

Truyền thông về
dịch vụ chưa
đến với người

dân

Số buổi truyền
thông ít

Huy động
kinh phí từ
các nguồn lực
tài chính

Tăng cường
truyền thông
về dịch vụ tư
vấn

Tăng số buổi
tư vấn, hướng
dẫn thực hành
Tăng số cán
bộ tư vấn,

Phương pháp thực hiện

Chấm điểm

Thực hiện

Hiệu quả

Thực thi


Tích

4

4

16

C

4

5

20

C

Tư vấn dinh dưỡng cho NCS trẻ

4

3

15

C

Xin kinh phí từ Viện dinh dưỡng

(VDD)

4

4

16

C

4,5

4

18

C

4

3

12

K

4

4


16

C

5

5

25

C

4

4

16

C

5

3

15

C

5


4

20

C

Truyền thông đại chúng qua loa
phát thanh xã
Phát tờ rơi, poster, sách mỏng về
dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Xin kinh phí từ UBND xã
Xin kinh phí từ các tổ chức khác
(Công ty sữa)
Triển khai truyền thông trên loa
đài vào khung giờ cố định
Kết hợp truyền thông với các
chương trình y tế đang triển khai
tại trạm (tiêm chủng mở rộng,
cân đo định kỳ,…)
Dán poster, banner về dịch vụ tư
vấn tại trường mầm non, TYT,
bảng tin của các thôn xóm…
Tăng kinh phí để thực hiện thêm
các buổi truyền thông
Đào tạo thêm CBYTTB về kiến
thức, thực hành, kỹ năng tư vấn
10



Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

hướng dẫn
thực hành
Các buổi truyền
thông chưa hấp
dẫn với người
dân

CBTV không
trực tiếp tiếp
xúc với người
dân

Thay đổi cách
thức, hình
thức thu hút
người dân

Tăng sự tiếp
cận của cán
bộ y tế tới
người dân

dinh dưỡng
Tặng quà người dân sau mỗi
buổi truyền thông
Chiếu VCD, đặt áp phích truyền

thông về DD trong các buổi tiêm
chủng, uống thuốc cho trẻ
CBTV trực tiếp xuống tư vấn tại
các buổi cân đo cho trẻ tại thôn
Lập bàn tư vấn dinh dưỡng cho
NCS trẻ ngay tại các buổi cho trẻ
tiêm chủng, uống thuốc tại xã và
bổ sung thêm CBTV
Thiết lập đường dây hỗ trợ tư
vấn online
Đào tạo thêm CBYTTB về kiến
thức, thực hành, kỹ năng tư vấn
dinh dưỡng

Tăng số cán
bộ tư vấn,
hướng dẫn
thực hành
Không đủ tài
Bổ sung thêm Xin tài liệu ở VDD, TTYTDP,…
liệu truyền
tài liệu truyền
thông
thông cho
TYT
1.1. Giải thích chấm điểm giải pháp can thiệp
Xem chi tiết phụ lục 11 trang 46.

11


4

2

8

K

5

4

20

C

5

4,5

22,5

C

5

3,5

17,5


C

3

3

9

K

5

4

20

C

5

4

20

C


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang


VI. KẾ HOẠCH CAN THIỆP
Dựa vào các giải pháp được lựa chọn, NSV tiến hành xây dựng bảng kế hoạch hoạt động chi tiết như sau:
Bảng 3: Kế hoạch hành động chi tiết
Người thực Người phối
Người
STT
Tên hoạt động
Thời gian Địa điểm
Nguồn lực
hiện
hợp
giám sát
Nội dung 1: Xin kinh phí từ UBND, VDD
1 Xây dựng bản kế hoạch 15/5/2015- TYT
NSV thực Cán bộ TYT Trưởng
Các tài liệu tại
chương trình, dự trù kinh 15/6/2015 Dương
hiện
can
NSV can TYT
phí thưc hiện chương
Quang
thiệp
thiệp
trình
Nội dung 2: Đào tạo thêm cán bộ hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng
1 Xin ý kiến từ TYT xã, 19/6/2015 TYT
NSV
Trưởng

TTYTDP huyện trong
Dương
NSV
việc tăng cán bộ hỗ trợ tư
Quang
vấn dinh dưỡng cho bà
mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi
2 Đào tạo CBYT về dinh 22/6/2015- TYT
Cán
bộ
Trạm
Kinh phí đào
dưỡng cho các phụ nữ 26/6/2015
tuyến trên,
trưởng
tạo
mang thai (PNMT), có
CBYT xã
TYT
Kinh phí hỗ trợ
con dưới 5 tuổi
CBYTT được
đi đào tạo
Phòng truyền
thông TYT
Nước,
các
phương tiện hỗ
trợ đào tạo
(bảng, bút, tài

liệu,…)
Nội Dung 3: Xây dựng các sản phẩm truyền thông trong chương trình can thiệp
12

Dự kiến kết quả
Xin được kinh phí
tài trợ của UBND

Được sự đồng ý
của
TYT

TTYTDP
huyện
Gia Lâm
100% cán bộ được
đào tạo đầy đủ về
kiến thức, thực
hành kỹ năng tư
vấn dinh dưỡng.


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

1

Xin tờ rơi, poster, sách
mỏng, đĩa VCD, áp

phích tại VDD

2

In bổ sung số lượng sản 21/6/2015phẩm truyền thông phục 22/7/2015
vụ chương trình

1

20/6/2015

VDD

Cán bộ phụ Các CBYT Trạm
trách
khác
của trưởng
chương trình trạm
TYT

Các tài liệu
truyền thông
có sẵn tại
VDD

TYT

TYT

Các tài liệu

đã xin được ở
VDD
Giấy,
máy
photo
(của
cửa
hàng
photo)

Trạm
trưởng
TYT

Nội dung 4: Dán Poster, treo áp phích trên địa bàn xã
Treo áp phích tại TYT, 22/6/2015- TYT,
Cán bộ phụ CBYT, giáo Trạm
4 trường mầm non, nhà 29/6/2015 trường
trách
viên tại các trưởng
văn hóa của 9 thôn
mầm non, chương
trường mầm TYT
nhà văn hóa trình
non,
trưởng
9 thôn
thôn

13


Poster,
áp
phích, thông
đã in ấn
Các dụng cụ
hỗ trợ việc

Xin đầy đủ 100%
mẫu các sản phẩm
truyền thông cần
thiết như: poster, áp
phích, đĩa VCD, tờ
rơi,…
Đầy đủ tài liệu để sử
dụng cho các hoạt
động của chương
trình bao gồm:
15 áp phích về chăm
sóc DD cho PNMT
và TE
40 poster về chăm
sóc DD cho PNMT
và TE
400 quyển sách mỏng
về chăm sóc DD cho
PNMT và TE
1 đĩa VCD về giới
thiệu chương trình
chăm sóc DD cho

PNMT và TE
Treo đủ 14 áp
phích tại TYT, 4
trường mầm non, 9
nhà văn hóa


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

2

Nhóm 14 – Dương Quang

Dán poster tại TYT, các
trường mầm non, các
địa điểm công cộng

TYT, nhà
văn
hóa,
trường
mầm non

CBYTTB,
Trạm
CBTYT, giáo trưởng
viên tại các TYT
trường học

treo, dán


Dán hết 40 poster
tại các địa điểm dự
định

Nội Dung 5: Triển khai truyền thông trên loa đài vào khung giờ cố định
1

Thu thập và xây dựng
tài liệu truyền thông
trên loa đài (bài phát
thanh, file ghi âm, đĩa,
…)
2 Gửi kế hoạch chương
trình và nội dung truyền
thông tới UBND
3 Lập kế hoạch truyền
thông qua loa đài vào
khung giờ cố định về:
chương trình can thiệp,
kiến thức về dinh dưỡng
bà mẹ và trẻ
4 Phát thanh trên hệ thống
loa phát thanh của xã
Dương Quang

30/6/2015

TYT


NSV,
CBYT

CBYT

1/7/2015

UBND

2/7/20159/7/2015

UBND

Cán bộ phụ CBTYT
trách chương
trình
Phòng truyền
thông UBND

Trưởng
NSV, trạm
trưởng
TYT

Các tài liệu
truyền thông đã

Máy tính
Đĩa trắng
Bản kế hoạch


Trạm
trưởng
TYT
Chủ tịch Bản kế hoạch
UBND
chương trình

2
Toàn địa Phòng
Chủ tịch
ngày/tuần,
bàn xã
truyền
UBND,
phụ thuộc
thông
trạm
vào
kế
UBND
trưởng
hoạch của
TYT
UBND
Nội dung 6: Kết hợp truyền thông, tư vấn dinh dưỡng với các hoạt động y tế tại TYT

1

Thống kê các hoạt động 13/7/2015sắp triển khai tại TYT 15/7/2015

và các thôn liên quan

TYT

Cán bộ phụ CBTYT
trách
chương trình
14

Trạm
trưởng
TYT

Hoàn chỉnh nội
dung, hình thức
của các sản phầm
truyền thông
Bản kế hoạch được
gửi tới UBND
1 bản kế hoạch
truyền thông loa
đài

Các bài truyền
thông trên loa được
phát đều đặn 2
ngày/tuần

Kế hoạch hoạt Bản thống kê các
động của TYT hoạt động về dinh

dưỡng cho trẻ dưới


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

2

3

đến trẻ dưới 5 tuổi
Lập lịch tư vấn dinh 16/7/2015
dưỡng lồng ghép với
các hoạt động liên quan
quan tới trẻ dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

TYT

Triển khai dịch vụ tư Phụ thuộc TYT
vấn lồng ghép dinh vào
lịch
dưỡng cho NCS dưới 5 của TYT
tuổi miễn phí trên địa
bàn xã

CB
phụ CBTYT
trách
chương trình


Trạm
trưởng
TYT

Bản thống kê
các hoạt động
về dinh dưỡng
cho trẻ dưới 5
tuổi

CBTV

Trạm
trưởng
TYT

Tờ rơi, sách
mỏng

CBTYT

15

5 tuổi
Hoàn thành lịch tư
vấn dinh dưỡng
lồng ghép với các
hoạt động
liên

quan quan tới trẻ
dưới 5 tuổi tại trạm
80% người đến
tham gia được
nhận tư vấn


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

STT

1
2
3
4
5

6

Tháng
Hoạt động
Xin kinh phí từ
UBND, VDD
Đào tạo thêm cán bộ
hỗ trợ tư vấn dinh
dưỡng
Xây dựng các sản
phẩm truyền thông
can thiệp
Dán poster, treo

áp phích trên địa
bàn xã
Triển khai truyền
thông trên loa đài
vào khung giờ cố
đinh
Kết hợp truyền
thông, tư vấn dinh
dưỡng với các
hoạt động y tế tại
TYT

Nhóm 14 – Dương Quang

Bảng 4: Kế hoạch hoạt động theo thời gian
Triển khai chương trình

Chuẩn bị
5

6

7

8

9

10


11

16

12

1/2016

2

3

4

5

6

7

Ghi chú


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

Bảng 5: Dự trù kinh phí
Đơn vị
Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi

tính
(VNĐ)
(VNĐ)
chú
Nội dung 1: Xin kinh phí từ UBND, VDD
1
In, photo bản kế
Bộ
10
5.000
50.000
hoạch
Nội dung 2: Đào tạo thêm cán bộ hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng
1
Mời giảng viên về
Tiền/buổi
10
100.000
1.000.000
giảng cho CBYT
2
Chuẩn bị nước uống
Bình
3
15.000
45.000
3
Bút viết bảng
Chiếc
5

8.000
40.000
Nội Dung 3: Xây dựng các sản phẩm truyền thông trong chương trình can thiệp
1
In bổ sung các tài
liệu truyền thông
- Áp phích (2m
Tấm
15
100.000
1.500.000
x 1.5m)
- Poster
Tờ
40
30.000
450.000
- Sách mỏng
Quyển
400
5
2.000.000
Nội dung 4: Dán Poster, treo áp phích trên địa bàn xã
1
Búa, đinh, dây thép
Bộ
1
50.000
50.000
2

Băng keo(hồ dán)
Lọ
10
5.000
50.000
Nội Dung 5: Triển khai truyền thông trên loa đài vào khung giờ cố định
1
Bản kế hoạch
Bộ
3
5.000
15.000
2
Đĩa trắng
Chiếc
10
5.000
50.000
Nội dung 6: Kết hợp truyền thông, tư vấn dinh dưỡng với các hoạt động y tế tại
TYT
1
Mua đầu đĩa phát đĩa
Cái
1
600.000
600.000
VCD
Tổng kinh phí dự
9.835.000
tính

Phát sinh (10%)
983.500
Tổng kinh phí
10.818.000
VII. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT
1. Mục đích của giám sát hỗ trợ
Giúp CBTYT, NSV thực hiện can thiệp về vấn đề sức khỏe SDD ở trẻ em trên
địa bàn xã Dương Quang hoàn thành tốt hơn công việc

STT

Tên hoạt động

17


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

1.1. Sơ đồ giám sát hỗ trợ

TTYT huyện Gia Lâm

UBND Xã Dương
Quang

Viện Dinh Dưỡng
Trạm y tế xã Dương
Quang


CBYT phụ trách
Dinh dưỡng
Chú thích
Giám sát trực tiếp
Báo cáo giám sát
Phối hợp thực hiện

Nhóm SV thực hiện
can thiệp
Hình 2: Sơ đồ giám sát hỗ trợ

1.2. Vai trò của các bên liên quan trong sơ đồ giám sát
Bảng 6: Vai trò của các bên liên quan trong sơ đồ giám sát
STT

Các bên liên quan
huyện

Vai trò của các bên liên quan

Gia • Giám sát tổng thể tất cả các hoạt động trong chương trình
• Hỗ trợ nhân lực, liên hệ với nhóm chuyên gia hỗ trợ 1 số
hoạt động của chương trình

1

TTYT
Lâm


2

TYT

Quang

Dương • Giám sát một số hoạt động phù hợp với chuyên môn trên
địa bàn xã
• Hỗ trợ nhân lực trong các hoạt động, chương trình
• Báo cáo các số liệu lên UBND, TTYT huyện Gia Lâm
• Thực hiện, phối hợp thực hiện 1 số hoạt động can thiệp

3

UBND
Quang

Dương •






Hỗ trợ kinh phí trong quá trình hoạt động
Giám sát trực tiếp các hoạt động truyền thông
Giám sát và hỗ trợ về mặt tổ chức
Giám sát gián tiếp các hoạt động khác của chương trình

18



Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

• Hỗ trợ kinh phí trong quá trình hoạt động
• Hỗ trợ nguồn tài liệu cho chương trình
• Giám sát tổng thể các hoạt động diễn ra

4

VDD

5

CBTYT phụ
dinh dưỡng

6

NSV thực hiện can • Lập kế hoạch can thiệp trên địa bàn xã
thiệp
• Thực hiện, phối hợp thực hiện các hoạt động trong
chương trình
• Báo cáo quá trình, kết quả các hoạt động thực hiện

trách • Thực hiên, phối hợp thực hiện các hoạt động mang tính
chuyền môn trong chương trình
• Báo cáo các số liệu về các chương trình, hoạt động thực

hiện về dinh dưỡng được triển khai trong chương trình

Bảng phân tích các bên liên quan xem chi tiết phụ lục 12 trang 50.
VIII. KẾ HOẠCH THEO DÕI ĐÁNH GIÁ
1. Tên kế hoạch
Theo dõi và đánh giá chương trình can thiệp giảm tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi
trên địa bàn xã Dương Quang
1.1. Mục tiêu theo dõi, đánh giá
 Mục tiêu đánh giá ban đầu vào
Đánh giá nguồn lực thực hiện chương trình can thiệp tại xã Dương Quang, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội từ ngày 15/6/2015- 30/6/2015
Xác định những tỉ lệ liên quan đến dinh dương tại xã Dương Quang, huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội từ ngày 15/6/2015- 30/6/2015
 Mục tiêu đánh giá quá trình
Đánh giá tiến độ thực hiện các các họa động trong chương trình can thiệp tại xã
Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từ ngày 1/8/2015- 20/8/2015
Đánh giá độ bao phủ các hoạt động của chương trình can thiệp tới NCS trẻ em
dưới 5 tuổi tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từ ngày 1/8/201520/8/2015
 Mục tiêu đánh giá kết quả ngắn hạn
Đánh giá sự thay đổi kiến thức của NCS về dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi sau
chương trình can thiệp tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từ
ngày 1/7/2016- 20/7/2016
Đánh giá sự thay đổi kỹ năng thực hành về dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi
sau chương trình can thiệp tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từ
ngày 1/7/2016- 20/7/2016
 Mục tiêu đánh giá kết quả dài hạn
Đánh giá sự thay đổi tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi sa chương trình can thiệp tại
xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội từ ngày 1/10/2016- 20/10/2016
1.2. Các chỉ số theo dõi đánh giá
Xem chi tiết phụ lục 13 trang 51.

IX. KẾT LUẬN
1. Kết quả thu được từ đợt thực địa
Qua 10 ngày học tập và làm việc và sinh hoạt tại trạm Y tế xã Dương Quang,
nhóm không những có được cơ hội áp dụng và hệ thống lại những kiến thức của một
số môn học như: Truyền thông giáo dục sức khỏe, Lập kế hoạch Y tế… mà còn có cơ
hội trau dồi kỹ năng tiếp cận cộng đồng, cán bộ y tế và xử lý các tình huống khó khăn.
19


Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm 14 – Dương Quang

Nhờ có sự giúp đỡ và chi bảo nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn – Thạc sĩ Nguyễn
Thị Kim Ngân cùng các cán bộ, y bác sĩ trong TYT xã và người dân xã Dương Quang,
nhóm đã khái quát được tình hình sức khỏe của xã Dương Quang và xây dựng khá
thành công kế hoạch chương trình can thiệp vấn đề tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng ở mức cao, phù hợp với nguồn lực do nhà trường đề ra. Ngoài ra, việc tham gia
vào các hoạt động của TYT cũng giúp ích cho nhóm để hiểu thêm về cách thức triển
khai, tổ chức các chương trình cấp xã cũng như công việc của các cán bộ y tế. Đợt
thực địa cũng là cơ hội giúp các thành viên thắt chặt tinh thần đoàn kết, trách nhiệm,
giúp đỡ lẫn nhau, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
1.1. Bài học kinh nghiệm
Để có thể nắm rõ và hoàn thành tốt các công việc, nhóm nhận thấy cần hệ thống
kĩ các kiến thức đã được học, việc nắm vững lý thuyết giúp ích rất nhiều trong thực
hiện công việc ngoài thực tế. Bên cạnh đó, việc nâng cao và rèn luyện các kĩ năng
mềm cũng vô cùng cần thiết, những kĩ năng đó giúp cho việc tiếp cận, tìm hiểu và đào
sâu thông tin dễ dàng hơn rất nhiều do người dân cảm thấy gần gũi, cởi mở và thân
thiện hơn. Về vấn đề liên hệ các ban ngành để thu thập thông tin, nhóm nhận thấy cần
chuẩn bị kĩ những vấn đề cần làm rõ, xây dựng bộ câu hỏi hoàn chỉnh và cẩn thận,

tránh tình trạng là mất thời gian của cán bộ y tế mà vẫn chưa đạt được mục đích đặt ra.
1.2. Khuyến nghị
Vì nhóm có một giảng viên hướng dẫn thực địa, thời gian giảng dạy nhiều nên
giảng viên không có nhiều thời gian xuống hỗ trợ nhóm. Nhóm mong muốn nhà
trường sắp xếp mỗi nhóm có 2 giảng viên hướng dẫn để nhóm có thể nhận được nhiều
sự trợ giúp hơn.

20


×