Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận môn hành vi tổ chức phương pháp làm việc nhóm hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.55 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

TIỂU LUẬN HÀNH VI TỔ CHỨC
ĐỀ TÀI

PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ
Giảng viên hướng dẫn:

ThS Nguyễn Văn Chương

SV thực hiện:

Đỗ Thị Thanh Thúy

MSSV:

33121025608

TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2015


1. Xác định vấn đề:
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu
cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người. Đặc biệt đối
với sinh viên, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập
hiệu quả để qua đó rèn cho sinh viên khả năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản
biện... Đó là những điều cần thiết đối với một công dân của thế kỉ 21. Do
đó, mỗi sinh viên cần được trang bị ngay từ trong nhà trường để khi ra
trường có thể sống và làm việc trong các tổ chức một cách tích cực.


Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phương pháp học tập này được thực
hiện rộng rãi, thực sự phát huy được hiệu quả trong sinh viên, giúp sinh
viên nhanh chóng lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, có được kết quả học tập tốt
nhất. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài “Phương pháp làm việc nhóm hiệu
quả”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập theo
nhóm, qua đó phát triển các kỹ năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện… góp
phần nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Sưu tầm, đọc, tra cứu, nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu.
3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát, theo dõi các buổi học tập và thảo luận nhóm của
sinh viên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
học tập theo nhóm trong sinh viên.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong sinh viên khoa Luật
Kinh Tế Trường đại học Kinh Tế TP.HCM
5. Nội dung nghiên cứu
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp học tập theo nhóm

-

Phân tích thực trạng của phương pháp học tập theo nhóm trong

sinh viên khoa Luật Kinh Tế Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM

-

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phương pháp
học tập theo nhóm trong sinh viên khoa Luật Kinh Tế.
1


6. Ý nghĩa của đề tài
Nâng cao nhận thức về học tập nhóm sẽ góp phần cung cấp cho sinh viên
cơ sở lí luận vững chắc mang tính nền tảng. Từ đó sinh viên có những hiểu
biết đúng đắn và toàn diện về học tập nhóm. Điều này sẽ định hướng tốt
cho những hoạt động học tập trong thực tế của sinh viên.

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
CỦA PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NHÓM
1. Đặc điểm của học tập theo nhóm
Học tập theo nhóm là một cách học đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm
cùng thực hiện một cam kết làm việc nhất định không có sự hướng dẫn trực
tiếp của giảng viên mà dựa trên sự hợp tác và phân công công việc hợp lý
trong nhóm.
Học tập theo nhóm được biểu hiện:
+ Mọi thành viên trong nhóm đều hướng đến mục tiêu chung nhất định
+ Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên
+ Có trách nhiệm, lợi ích liên đới trong sản phẩm nhóm.
2. Nguyên tắc học tập theo nhóm

Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Tạo sự đồng thuận: Các buổi họp là cách thức hiệu quả để bồi đắp
tinh thần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm ngay từ lúc đầu mới
thành lập nhóm. Các buổi họp giúp các thành viên làm quen với nhau, hiểu
biết về nhau, gắn bó với nhau, tạo sự nhất trí về các mục tiêu cũng như cơ
cấu tổ chức nhóm. Để tạo sự đồng thuận mọi vấn đề của nhóm đều cần đem
ra bàn bạc và đi đến thống nhất dựa trên sự nhất trí của các thành viên.
+ Chia sẻ và hợp tác với tinh thần đồng đội: Đây là một nguyên tắc
quan trọng trong học tập nhóm. Vì học tập theo nhóm là sự tham gia của
nhiều thành viên nhằm hướng đạt mục tiêu chung trong học tập nên sự hợp
tác và chia sẻ là không thể thiếu. Hơn nữa nếu làm việc đơn lẻ sẽ khó thực
hiện tốt nhiệm vụ chung vì mỗi người chỉ mạnh về một khía cạnh nào đó của
công việc chung. Vì thế sự hợp tác và chung sức sẽ tạo ra sức mạnh tập thể.
+ Tôn trọng: Tôn trọng là một nguyên tắc rất quan trọng trong học tập
nhóm. Bởi vì nhóm là một tập thể chỉ khi tập thể đó tồn tại sự tôn trọng lẫn
nhau giữa các thành viên, tôn trọng nội quy của nhóm mới có thể xây dựng
một bầu không khí cởi mở, thân thiện trong nhóm. Sự tôn trọng thể hiện ở
sự chấp hành nội quy nhóm, đúng giờ, chú ý lắng nghe khi người khác phát
biểu ý kiến, tạo cơ hội - khuyến khích mọi người chia sẻ, ghi nhận - đánh
giá đúng sự đóng góp của các thành viên.
+ Phát huy tốt vai trò của trưởng nhóm: Mỗi nhóm đều cần một nhóm
trưởng giữ vai trò là người tổ chức và điều hành hoạt động của nhóm, là
“cầu nối” giữa nhóm và phần còn lại của tổ chức, là người phát ngôn cho
nhóm. Trưởng nhóm là người duy trì sự thực hiện mục tiêu và giữ cho mọi
người đi đúng hướng, đem nguồn lực về cho nhóm khi cần thiết, khuyến
khích mọi người và gỡ rối cho nhóm khi gặp vấn đề nan giải.
3


+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý: Phân công nhiệm vụ là một việc

làm không thể thiếu khi học tập theo nhóm. Khi phân công phải chú trọng
phân công phù hợp với năng lực của từng thành viên vì mỗi cá nhân sẽ cống
hiến hết mình nếu họ được đánh giá đúng năng lực, sử dụng đúng và được
tin tưởng. Sự phân công rõ ràng trách nhiệm của từng thành viên sẽ là yếu
tố quan trọng tạo nên thành công cho nhóm.
3 Các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới học tập theo nhóm.
3.1 Quan niệm đúng đắn về học tập theo nhóm.
Để hoạt động học tập theo nhóm đạt kết quả, trước hết mọi thành
viên trong nhóm cần phải hiểu rõ thế nào là học tập theo nhóm, có những
nhận thức đúng đắn về những ưu thế của học tập theo nhóm, từ đó mới thấy
được trách nhiệm của bản thân và có định hướng hoạt động nhóm đạt hiệu
quả. Nếu các thành viên quan niệm lệch lạc về học tập theo nhóm thì chắc
chắn hoạt động học tập nhóm đó sẽ không thể có hiệu quả.
3.2 Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý.
Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt
chẽ. Cơ cấu của nhóm gồm:
- Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của
nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do
giảng viên chỉ định.
- Một nhóm phó (nếu quy mô nhóm lớn) để thay thế, hỗ trợ nhóm trưởng
khi nhóm trưởng vắng mặt;
- Một thư ký để ghi chép nội dung, diễn biến các cuộc họp, thảo luận của
nhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc cố định
từ đầu đến cuối.
Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong nhóm, xây
dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm.
3.3 Người trưởng nhóm có năng lực, nhiệt tình và có uy tín
Trong hoạt động của một nhóm, người trưởng nhóm đóng vai trò vô
cùng quan trọng, là người chịu trách nhiệm trước thầy cô, tập thể lớp về
hoạt động của nhóm, là người điều hành và tổ chức công việc của nhóm,

đảm bảo cho nhóm đi đúng hướng, là người động viên thôi thúc mọi người
và tháo gỡ khó khăn khi cần thiết ... Chính vì vậy, người trưởng nhóm sẽ
góp phần quyết định thành công của một nhóm học tập. Nếu một nhóm có
người trưởng nhóm có năng lực về học tập và quản lý (kỹ năng điều hành
nhóm), có lòng nhiệt tình và được các thành viên tin tưởng, yêu mến thì
chắc chắn nhóm đó sẽ hoạt động có chất lượng.
3.4 Có các kỹ năng học tập theo nhóm
4


Để học tập theo nhóm đạt chất lượng cần đảm bảo nhiều kỹ năng. Cụ thể:
- Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động nhóm
- Kỹ năng xây dựng nội quy nhóm
- Kỹ năng phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý
- Kỹ năng thảo luận, trao đổi
- Kỹ năng nghiên cứu tài liệu
- Kỹ năng chia sẻ trách nhiệm
- Kỹ năng lắng nghe một cách chủ động, tích cực
- Kỹ năng chia sẻ thông tin
- Kỹ năng giải quyết xung đột
- Kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm
3.5 Các thành viên có ý thức, tích cực trong hoạt động học tập nhóm.
Học tập theo nhóm nên sự hợp tác là rất quan trọng, đòi hỏi các
thành viên trong nhóm phải có tinh thần tự giác, tích cực vì công việc tập
thể cũng chính là việc của mình. Mỗi thành viên phải ý thức được trách
nhiệm của mình đối với nhóm, phải hiểu rằng mình là một mắt xích trong
“cỗ máy” nhóm, một mắt xích không đảm bảo thì ảnh hưởng đến sự vận
hành của cả cỗ máy. Vì vậy, mỗi thành viên phải có thái độ làm việc
nghiêm túc, tích cực cùng cả nhóm thực hiện mục tiêu chung một cách hiệu
quả nhất.


5


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌC TẬP THEO NHÓM KHOA
LUẬT KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
1 Thực trạng mức độ nhận thức, quan niệm của sinh viên Khoa Luật
Kinh Tế về hoạt động học tập theo nhóm.
Nhận thức đúng đắn về học tập theo nhóm có vai trò rất quan trọng, nó
là tiền đề để hoạt động nhóm đạt được hiệu quả. Bởi vì nếu nhận thức sai
thì chắc chắn sẽ không thể thực hiện hoạt động nhóm đúng được.
Trên thực tế học tập theo nhóm là chia bài tập giảng viên giao thành
những phần nhỏ rồi chia cho mỗi thành viên một phần về nhà làm, kết quả
là sự chắp nối các phần đó lại với nhau; hay học tập theo nhóm là giao bài
tập nhóm cho một vài thành viên xuất sắc trong nhóm thực hiện và coi là
sản phẩm của tập thể ... Đây là những quan niệm chưa đúng về học tập theo
nhóm đang tồn tại trong một bộ phận sinh viên Khoa Luật Kinh Tế.
2 Thực trạng đội ngũ nhóm trưởng
Nhóm trưởng là người có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong quá
trình hoạt động của nhóm. Thông qua quan sát nhận thấy các bạn nhóm
trưởng của các nhóm học tập trong Khoa Luật Kinh Tế đều là những người
có năng lực về học tập, linh hoạt và có trách nhiệm, hầu hết trưởng nhóm
được các bạn trong nhóm tín nhiệm bầu lên nên nhận được sự ủng hộ của
các thành viên. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để nhóm trưởng thực
hiện tốt các nhiệm vụ của mình.
Bên cạnh những mặt mạnh thì đội ngũ nhóm trưởng các nhóm học tập
trong Khoa Luật Kinh Tế còn có một số hạn chế nhất định như: tổ chức và
điều hành nhóm còn thiếu khoa học, thiếu kế hoạch; phân công nhiệm vụ
chưa phù hợp; ít lắng nghe và tạo cơ hội cho người khác phát biểu ý kiến;
ôm đồm công việc; chưa giải quyết được các tình huống xung đột xảy ra

trong nhóm... Đặc biệt nhóm trưởng hầu hết luôn được cố định một bạn nào
đó trong suốt thời gian tồn tại của nhóm mà không có sự thay đổi, gây ra sự
nhàm chán và không tạo cơ hội thử sức với vai trò nhóm trưởng cho các
thành viên khác.
Thực tế có nhiều nhóm trưởng chưa thực hiện hết trách nhiệm của
mình, các bạn không vạch ra kế hoạch hoạt động cụ thể cho nhóm và điều
hành nhóm thực hiện các mục tiêu mà chỉ làm cho có, được chăng hay chớ,
không lôi cuốn, thu hút được sự tham gia hiệu quả của các thành viên. Có
những nhóm trưởng không quyết đoán để cho ý kiến thành viên chi phối
nên hiệu quả hoạt động nhóm không cao. Đồng thời cũng có không ít nhóm
trưởng quá nhiệt tình, ôm đồm nhiều công việc, phân chia không hợp lý
khiến thành viên ít có cơ hội phát huy khả năng của mình.
3 Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm
6


- Về kỹ năng lập kế hoạch hoạt động nhóm:
Lập kế hoạch hoạt động nhóm là một kỹ năng vô cùng quan trọng, tác
động mạnh tới kết quả hoạt động nhóm nhưng các bạn sinh viên lại chưa
thành thạo kỹ năng này. Trong thực tế hầu hết các nhóm đều không vạch kế
hoạch cụ thể trước khi thực hiện một bài tập nào đó, hoặc có lập nhưng
không hợp lý, vì thế nhiều khi không chủ động được thời gian, không phân
công nhiệm vụ kịp thời nên sự đầu tư cho bài tập còn hạn chế dẫn đến kết
quả hoạt động nhóm không cao.
- Về kỹ năng phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý
Kỹ năng này được thực hiện thường xuyên trong hoạt động nhóm nhưng
thực tế lại chưa hiệu quả, sự phân công nhiệm vụ còn chưa phù hợp với
năng lực, điều kiện, khả năng của từng thành viên trong nhóm, bạn quá
nhiều việc bạn lại không có việc để làm nên hiệu quả thực hiện nhiệm vụ
chưa cao.

- Về kỹ năng thảo luận, trao đổi
Trên thực tế, kỹ năng này đã được các bạn sinh viên sử dụng khá thành
thạo trong hoạt động học tập nhóm. Đa số các nhóm chia đều bài tập cho
các thành viên rồi tổ chức thảo luận, trao đổi, bàn bạc với nhau để đi đến
thống nhất, hoàn thiện bài làm. Có rất nhiều nhóm thực hiện thảo luận giữa
các thành viên rất sôi nổi, có đặt ra các câu hỏi chất vấn, có sự phản biện,
khả năng thuyết trình vấn đề, cách nêu ý kiến cũng rất thuyết phục... làm
cho các thành viên nắm vững kiến thức hơn.
Tuy nhiên, còn rất nhiều nhóm không thực hiện thành thạo kỹ năng này,
các nhóm có khi không tiến hành thảo luận, trao đổi, sản phẩm của nhóm sẽ
được một thành viên tổng hợp lại từ phần bài của mỗi thành viên chứ
không có sự tranh luận với nhau. Hoặc có sự thảo luận nhưng lại không
mấy chất lượng, mà còn làm mất thời gian do có quá nhiều ý kiến trái chiều
nhóm không thể thống nhất được, hoặc thành viên không chịu phát biểu ý
kiến, phát biểu không đúng nội dung...
- Về kỹ năng nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tài liệu là kỹ năng được sử dụng rất nhiều trong học tập của
sinh viên nhất là trong học tập theo nhóm.
Thực tế đa số sinh viên Khoa Luật Kinh Tế đã biết cách nghiên cứu tài
liệu hiệu quả, tìm kiếm được nhiều thông tin cần thiết mà không mất nhiều
thời gian, góp phần làm cho bài tập nhóm trở nên phong phú và sâu sắc
hơn. Tuy nhiên cũng còn không ít sinh viên chưa biết nghiên cứu tài liệu
như thế nào, mất nhiều thời gian cho việc chọn sách, đọc sách, không biết
chọn lọc thông tin khi ghi chép, thiếu khả năng tổng hợp, khái quát các
thông tin nhằm phục vụ tốt cho bài tập của mình.
7


- Về kỹ năng chia sẻ trách nhiệm:
Kỹ năng chia sẻ trách nhiệm trong học tập theo nhóm hiện nay còn chưa

được chú ý đúng mức. Phần lớn các nhóm học tập chưa biết chia sẻ trách
nhiệm, chưa chia sẻ trách nhiệm với nhóm trưởng, với các thành viên khác.
Trách nhiệm nặng nề vẫn thuộc về người trưởng nhóm.
- Về kỹ năng lắng nghe một cách chủ động, tích cực
Trong hoạt động học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Luật Kinh Tế,
kỹ năng này đã được sử dụng nhưng khác nhau về mức độ và hiệu quả giữa
các nhóm. Có những nhóm luôn coi trọng lắng nghe ý kiến các thành viên,
khuyến khích thành viên bày tỏ quan điểm; nhưng cũng có không ít nhóm
không quan tâm đúng mức đến kỹ năng lắng nghe, ít tạo cơ hội cho thành
viên phát biểu ý kiến hoặc thái độ lắng nghe chưa tốt: thường ngộ nhận là
biết rồi nên không muốn nghe hoặc nghe một phần, có khi lắng nghe chỉ để
phát hiện cái sai của đối phương để phản ứng chứ không phải với tinh thần
cầu thị...
- Về kỹ năng chia sẻ thông tin
Học tập theo nhóm là học hợp tác để học hỏi được nhiều hơn, chia sẻ
thông tin sẽ giúp mọi thành viên hiểu biết nhiều hơn, học hỏi được nhiều
hơn. Trong thực tế kỹ năng này được sử dụng phổ biến khi học tập theo
nhóm và được đánh giá là kỹ năng được thực hiện khá thành thạo.
- Về kỹ năng giải quyết xung đột
Đây là một trong những kỹ năng còn hạn chế của sinh viên Khoa Luật
Kinh Tế. Thực tế khi học tập theo nhóm xảy ra rất nhiều mâu thuẫn giữa
các thành viên khi tranh luận các vấn đề nhưng hầu hết các mâu thuẫn này
chưa được giải quyết thích đáng, các thành viên rất lúng túng không biết
làm gì để hòa giải mâu thuẫn, lâu dần làm cho không khí làm việc nhóm rất
căng thẳng, làm giảm động lực xây dựng bài của các thành viên. Tất nhiên
cũng có những nhóm đã giải tỏa được các mâu thuẫn, tạo dựng bầu không
khí hòa đồng, vui vẻ trong nhóm nhưng khả năng xử lý này còn ở mức độ
thấp.
- Về kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm
Thực tế trong hoạt động học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Luật

Kinh Tế đã thực hiện tự kiểm tra - đánh giá nhưng chủ yếu là đánh giá cho
điểm mức độ tham gia của các thành viên chứ chưa chú trọng đánh giá mặt
tốt - xấu của nhóm để rút kinh nghiệm và tìm cách khắc phục.
Trong sự đánh giá cho điểm các thành viên, hầu hết việc đánh giá của
các nhóm còn mang tính hình thức, thiếu khách quan không dựa trên sự
đóng góp của các thành viên mà với hình thức “cào bằng” người tham gia

8


hiệu quả cũng bằng điểm người không tham gia. Thực trạng này làm giảm
động lực và sự cống hiến của các thành viên vì họ không được đánh giá
theo sự cống hiến một cách công bằng.
4. Thực trạng ý thức của thành viên nhóm
Trong thực tế, hầu hết các sinh viên đều có ý thức khi tham gia hoạt
động nhóm, phần lớn sinh viên nhiệt tình, năng nổ xây dựng ý kiến cho bài
tập nhóm. Tuy nhiên cũng có một bộ phận không nhỏ các thành viên chưa
có ý thức trong hoạt động nhóm. Các bạn coi bài tập nhóm là công việc của
tập thể, của mọi người, ai cũng “trừ mình ra” và kết quả là “cha chung
không ai khóc”. Nhiều bạn có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự làm việc của
người khác, một số bạn có tham gia làm bài tập nhóm nhưng tham gia một
cách hình thức...

9


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HỌC TẬP THEO NHÓM
1. Tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về học tập theo
nhóm cho sinh viên Khoa Luật Kinh Tế.

- Sinh viên phải tích cực, chủ động tìm hiểu, trang bị các kiến thức về
học tập theo nhóm thông qua sách, báo, internet, …
- Sinh viên phải thường xuyên chủ động trao đổi với các giảng viên về
các vấn đề liên quan tới học tập theo nhóm;
- Tổ chức các buổi semina, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về các chủ
đề liên quan đến học tập theo nhóm. Đây là cơ hội rất tốt để cho sinh viên
nói lên những suy nghĩ, những hiểu biết, những quan điểm, những cách tiếp
cận khác nhau của mình, và chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân giúp
cho mỗi sinh viên có thể làm sáng rõ nhiều vấn đề, mở rộng tầm hiểu biết
và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hay;
- Mời các chuyên gia về nói chuyện, trao đổi với sinh viên về chủ đề
học tập theo nhóm.
- Tích cực tham gia vào các câu lạc bộ học tập, giúp sinh viên vừa nâng
cao kiến thức chuyên môn vừa cải thiện kỹ năng làm việc;
- Phổ biến các công trình nghiên cứu khoa học về học tập theo nhóm,
làm việc nhóm tới sinh viên. Các công trình nghiên cứu khoa học là thành
quả lao động của rất nhiều cá nhân, cung cấp cả cơ sở lý luận lẫn các giải
pháp, các biện pháp mang tính ứng dụng cao. Nếu sinh viên được tiếp cận
với những sản phẩm nghiên cứu này thì có thể rút ngắn thời gian tìm kiếm,
mày mò và nhanh chóng tìm được những phương pháp hay cho mình.
2. Tăng cường rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm
+ Lập kế hoạch hoạt động nhóm
+ Xây dựng nội quy hoạt động nhóm
+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý
+ Thảo luận, trao đổi
+ Nghiên cứu tài liệu
+ Chia sẻ trách nhiệm
+ Lắng nghe chủ động, tích cực
+ Chia sẻ thông tin
+ Giải quyết xung đột


10


+ Tự kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm
3. Lắng nghe người khác nói
Đừng bao giờ cho rằng mọi ý kiến của mình là đúng và mình có thể
giải đáp được tất cả các vấn đề. Ai cũng có những hiểu biết giới hạn ở lĩnh
vực nào đó do vậy cần lắng nghe người khác nói. Khi lắng nghe bạn sẽ học
hỏi được nhiều kiến thức từ người khác để bổ sung cho phần kiến thức mà
bạn bị thiếu. Đó là cách hoàn thiện những thiếu xót của bản thân mà bạn
cần bổ sung cho mình.
Khi làm việc nhóm việc lắng nghe vô cùng quan trọng. Nó giúp mọi người
hiểu nhau hơn, tôn trọng nhau hơn.
4.Đừng ngại nêu lên suy nghĩ, ý kiến của mình
Đôi khi sẽ có lúc bạn cảm thấy khó khăn khi diễn đạt suy nghĩ, ý
tưởng của mình, hay bế tắc khi tìm hướng triển khai cho cuộc họp nhóm.
Đây không phải là kỹ năng dễ nhưng nếu bạn muốn khả năng của mình
được nhìn nhận và trân trọng, bạn nên tự tin vào bản thân, không ngần ngại
đề xuất những ý tưởng mới dù có thể ban đầu kết quả không như bạn mong
muốn. Nhưng ít nhất bạn cũng không trở thành “bóng ma vô hình” trong
chính nhóm của mình.
5.Tôn trọng ý kiến của các thành viên
Một ý kiến, một phương án dù có hay tới đâu đi chăng nữa thì cũng
không tránh khỏi những thiếu sót. Nếu bạn biết tôn trọng ý kiến của người
khác, đúc rút những điểm hay, sáng tạo thì sẽ giúp công việc của cá nhóm
đạt hiểu quả tốt hơn. Đây cũng chính là động lực lớn nhất để các thành viên
trong nhóm phát huy được thế mạnh của bản thân, đóng góp hiệu quả nhất
cho công việc chung. Bởi khi thành viên đó thấy được ý kiến của mình
được tôn trọng, họ sẽ cố gắng hơn trong công việc và thấy giá trị của bản

thân được nâng cao.
6.Có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao
Không chỉ có trách nhiệm với phần công việc được giao mà bản thân
mình cần có trách nhiệm với công việc của cả nhóm. Làm việc nhóm cần
phối hợp với các thành viên khác để hiệu quả công việc đạt cao nhất và
đúng tiến độ. Nhưng nếu thiếu đi sự trách nhiệm, nếu bạn ỷ lại hoặc không
hoàn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả
tập thể. Khi đó, chỉ 1 cá nhân có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ của tất cả
mọi người.
7.Bỏ qua sự ích kỷ cá nhân
Khi làm việc nhóm bạn hãy bỏ qua hết sự ích kỷ cá nhân, không chấp
nhất những chuyện nhỏ, tỵ nạnh với đồng đội của mình, trách va chạm,
11


mâu thuẫn… Hãy thẳng thắn nêu quan điểm cá nhân của bản thân mình,
góp ý cho bạn sửa đổi. Có như thế, người khác hay chính bản thân mình
mới nhận biết được những lỗi lầm cần sửa chữa. Tránh việc nói xấu, tỵ
nạnh sẽ làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết của cả nhóm.
8.Động viên khen ngợi người khác một cách thật lòng
Đừng tiết kiệm những lời khen với cố gắng và nỗ lực của các thành
viên trong nhóm. Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào cũng đều khiến cho
các thành viên cảm thấy công sức của mình được trân trọng, cởi mở hơn
trong việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như cuộc sống.
Giao tiếp trong làm việc nhóm không hề khó, nhưng làm thế nào giúp
mọi người phát huy thế mạnh của từng cá nhân để đóng góp hiệu quả nhất
cho công việc chung lại là điều không phải ai cũng làm được. Nếu bạn thực
sự nắm được những kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong làm việc nhóm, bạn
sẽ ngạc nhiên với những bước tiến mà bạn đạt được trong công tác xây
dựng phong cách làm việc nhóm chuyên nghiệp.


12



×